Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

hoạt động của sở giao dịch chứng khoán tại hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.85 KB, 18 trang )

Môn: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Chủ đề: Hoạt Động Của Sở Giao
Dịch Chứng Khoán Tại Hà Nội
MỤC LỤC
A.Giới thiệu về sở giao dịch chứng khoán tại Hà Nội (HNX)
I/ Sự ra đời của sở giao dịch chứng khoán tại Hà Nội………………
II/Dấu ấn lịch sử và quá trình hoạt động của sở giao dịch chứng khoán Hà
Nội………………………………………………………………………
III/ Cơ cấu tổ chức:
IV/ Chức năng và nhiệm vụ
B. Các hoạt động nổi bật và tổ chức giao dịch chứng khoán lên thi
trường
I/ Các hoạt động nổi bật…………………………………………………
II/ Tổ chức giao dịch chứng khoán trên trị trường

III.Thị trường UpCom……………………………………………………
IV/Sự giống nhau và khác nhau giữa chỉ số VN-INDEX tại SGDCK Tp Hồ Chí Minh
và chỉ số HaSTC - Index tại Trung tâm GDCK Hà Nội
C. Tổng kết…………………………………………………
1
.Giới thiệu về sở giao dịch chứng khoán tại Hà Nội (HNX):
I/ Sự ra đời của sở giao dịc h chứng khoán tại Hà Nội:
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (SGDCK Hà Nội) được thành lập theo Quyết
định số 01/2009/QĐ-Ttg ngày 2/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở chuyển đổi,
tổ chức lại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
TTGDCK Hà Nội, được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày
11/7/1998, chính thức đi vào hoạt động từ năm 2005 với các hoạt động chính là tổ chức thị
trường giao dịch chứng khoán niêm yết, đấu giá cổ phần và đấu thầu trái phiếu. Theo đó,
Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp
nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách Nhà nước
cấp. Biên chế của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thuộc biên chế của Uỷ ban


Chứng khoán Nhà nước. Sau 4 năm hoạt động, TTGDCK Hà Nội đã có những bước
trưởng thành nhanh và mạnh, thu hút được sự quan tâm của doanh nghiệp và công chúng
đầu tư. TTGDCK Hà Nội đã được Chủ tịch Nước CHXHCN Việt Nam trao tặng Huân
chương Lao động Hạng ba vì đã có thành tích xuất sắc trong việc thúc đẩy sự phát triển có
hiệu quả của thị trường chứng khoán, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội
và bảo vệ Tổ quốc.
SGDCK Hà Nội kế thừa mọi quyền và nghĩa vụ của TTGDCK Hà Nội và thực
hiện các quyền, nghĩa vụ quy định tại Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ tổ
chức và hoạt động của SGDCK Hà Nội và các quy định pháp luật khác có liên quan.
II/Dấu ấn lịch sử và quá trình hoạt động của sở giao dịch chứng khoán Hà Nội:
1/ Dấu ấn lịch sử quan trọng:
*Năm 2010:
-18/07: SGDCKHN được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng nhì vì
những thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2005-2009.
- 21/06: Cổ phiếu CTCP Kinh doanh dịch vụ cao cấp dầu khí Việt Nam chính thức được
đưa vào giao dịch và trở thành cổ phiếu niêm yết thứ 300 trên SGDCKHN. Có thể nói,
con số 300 doanh nghiệp niêm yết thực sự có ý nghĩa đối với sự phát triển của thị trường
chứng khoán nói chung, thị trường giao dịch chứng khoán niêm yết của SGDCKHN nói
riêng, đặc biệt vào thời điểm SGDCKHN kỷ niệm 01 năm chuyển đổi mô hình hoạt động,
khẳng định một thị trường giao dịch có tổ chức, phát triển nhanh, không ngừng được mở
rộng,đồng thời góp phần thu hẹp thị trường tự do.
- 08/03: Tổ chức Lễ Kỷ niệm 05 năm khai trương hoạt động Sở GDCK Hà Nội; Trải qua
5 năm vừa xây dựng và phát triển, Sở GDCK Hà Nội từ những bước đi chập chững ban
đầu đã có những bước trưởng thành nhanh và mạnh, trở thành một thị trường chứng
khoán có quy mô liên tục được mở rộng, hoạt động hiệu quả, thực sự đã trở thành một
kênh huy động vốn quan trọng cho Nhà nước và doanh nghiệp.
- 08/02: Chính thức triển khai giao dịch trực tuyến trên thị trường cổ phiếu niêm yết,
đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc phát triển công nghệ giao dịch, đáp ứng yêu cầu
của nhà đầu tư và thị trường. Hệ thống giao dịch trực tuyến của SGDCKHN được xây
dựng theo chuẩn dữ liệu FIX 4.4 theo tiêu chuẩn quốc tế về giao dịch, truyền nhận dữ

liệu tài chính, cho phép các hệ thống của CTCK dễ dàng tích hợp và phát triển dữ liệu.
FIX 4.4 được thừa nhận là chuẩn kết nối chính thức cho giao dịch chứng khoán giữa
SGCK và các CTCK trên thế giới hiện nay.
*Năm 2009 :
-18/11: SGDCKHN và các thành viên thị trường, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong
cả nước đã thực hiện thành công 1000 phiên giao dịch qua hơn 03 năm vận hành và phát
2
triển sàn giao dịch chứng khoán niêm yết, góp phần xây dựng một hình ảnh SGDCKHN
hoạt động hiệu quả, an toàn và là nơi đầu tư hấp dẫn của công chúng đầu tư.
- 24/09: Chính thức khai trương Hệ thống giao dịch TPCP. Đây là kết quả của hơn 4 năm
phấn đấu thực hiện chủ trương của Bộ Tài chính về việc xây dựng thị trường giao dịch
TPCP chuyên biệt và hiện thực hóa đề án ban hành theo Quyết định số 86/QĐ-BTC của
Bộ Tài chính. Sau khi thực hiện thành công việc tập trung đấu thầu và tập trung niêm yết
TPCP, tất cả TPCP được phát hành qua đấu thầu và bảo lãnh phát hành được giao dịch
trên một hệ thống giao dịch TPCP mới, hiện đại hơn, theo mô hình tổ chức mới, đáp ứng
các yêu cầu đặc thù của giao dịch TPCP, phù hợp với định hướng phát triển thị trường
chứng khoán Việt Nam và các thông lệ quốc tế.
- 24/06: Ra mắt SGDCKHN và khai trương thị trường giao dịch chứng khoán công ty đại
chúng chưa niêm yết (UPCoM). Thực hiện Luật Chứng khoán, Đề án phát triển thị
trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 và Quyết định số
01/2009/QĐ-TTg ngày 2/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập SGDCKHN,
ngày 24/6/2009, tại Hà Nội Bộ Tài chính đã tổ chức Lễ ra mắt SGDCKHN. Theo đó,
SGDCKHN hoạt động theo mô hình Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên với mức vốn
điều lệ 1.000 tỉ đồng. SGDCKHN kế thừa mọi quyền và nghĩa vụ của TTGDCKHN và
thực hiện các quyền, nghĩa vụ quy định tại Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Điều
lệ tổ chức và hoạt động của SGDCKHN và các quy định pháp luật khác có liên quan.
- 24/06: SGDCKHN chính thức khai trương thị trường đăng ký giao dịch dành cho chứng
khoán công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM). Đây là nỗ lực của các cơ quan quản lý
nhằm mở rộng thị trường giao dịch có tổ chức, góp phần thu hẹp thị trường giao dịch tự
do, tạo ra cơ hội giao dịch chứng khoán minh bạch, công khai cho công chúng đầu tư và

cơ hội huy động vốn hiệu quả cho công ty đại chúng.
- 20/03: Tổ chức thành công phiên đấu thầu TPCP bằng ngoại tệ do Kho bạc Nhà nước
phát hành lần đầu tiên. Đây là đợt phát hành được thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ tại Quyết định số 211/QĐ-TTg về việc phát hành trái phiếu Chính phủ bằng
ngoại tệ trên thị trường vốn trong nước. Đây là lần đầu tiên Chính phủ Việt Nam phát
hành trái phiếu trong nước bằng ngoại tệ nhằm huy động nguồn vốn dự trữ ngoại tệ trong
công chúng và các tổ chức trong và ngoài nước, tạo thêm một công cụ đầu tư tài chính
mới cho các tổ chức, cá nhân và tăng thêm tính hấp dẫn cho thị trường trái phiếu Chính
Phủ.
- 02/01: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định số 01/2009/QĐ-TTg về
việc thành lập SGDCKHN trên cơ sở tổ chức lại TTGDCKHN.
*Năm 2008:
- 30/10: Chính thức vận hành hệ thống giao dịch từ xa.
- 02/06: Ngày giao dịch đầu tiên của các TPCP được chuyển niêm yết từ SGDCK Tp.Hồ
Chí Minh.
- 16/05: UBCKNN ban hành Quyết định số 325/QĐ-UBCK về việc chuyển toàn bộ
TPCP từ SGDCK Tp.Hồ Chí Minh ra TTGDCKHN.
- 19/03: Đón nhận phần thưởng cao quý là Huân chương Lao động Hạng ba do Nhà nước
trao tặng vì những thành tích xuất sắc trong việc thúc đẩy sự nghiệp phát triển có hiệu
quả của TTCK.
- 19/11: Mở rộng thời gian giao dịch từ 09h đến 11h lên 8h30 đến 11h, thay vì từ 9h đến
11h như trước đó, giao dịch từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy
định của Bộ Luật Lao động. Việc mở rộng thời gian giao dịch tại TTGDCKHN nhằm đáp
ứng nhu cầu giao dịch của công chúng đồng thời tăng tính thanh khoản cho các chứng
khoán niêm yết.
3
- 13/02: UBCKNN ban hành Quyết định số 115/QĐ-UBCK về việc chuyển đổi mô hình
đấu giá từ một cấp sang hai cấp.
*Năm 2006:
- 31/12: Quy mô thị trường giao dịch cổ phiếu niêm yết tăng trưởng mạnh từ 9 công ty

vào cuối năm 2005 lên 87 công ty với tổng giá trị niêm yết đạt 11.201 tỷ đồng.
- 01/07: Bộ Tài Chính ban hành Quyết định 2276/QĐ-BTC về việc tập trung đấu thầu trái
phiếu Chính phủ tại TTGDCKHN, theo đó, TTGDCKHN là đơn vị duy nhất thực hiện
chức năng đấu thầu trái phiếu Chính Phủ.
- 01/06: Nâng số phiên giao dịch lên 5 phiên/tuần, thay vì 3 phiên/tuần kể từ khi khai
trương.
*Năm 2005:
- 02/11: Áp dụng bổ sung phương thức khớp lệnh liên tục song song với giao dịch thỏa
thuận. Trước đó, phương thức giao dịch duy nhất là phương thức thỏa thuận.
- 14/07: Khai trương hệ thống giao dịch chứng khoán thứ cấp với 6 cổ phiếu giao dịch
đầu tiên. Phương thức giao dịch thỏa thuận, 3 phiên giao dịch/tuần.
- 09/04: Tổ chức phiên đấu thầu trái phiếu đầu tiên tại TTGDCKHN, trái phiếu do Quỹ
Hỗ trợ phát triển (nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam) phát hành.
- 08/03: TTGDCKHN khai trương hoạt động với hoạt động đầu tiên là đấu giá cổ phần.
2/ Quá trình hoạt động:
Việc xây dựng mô hình hoạt động cụ thể cho Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà
Nội có ý nghĩa rất quan trọng, vừa phải đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của nền kinh kế,
vừa phải phù hợp với quy mô và lộ trình phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ngày 05/8/2003 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển TTCK
Việt Nam đến 2010. Theo đó, xây dựng thị trường giao dịch cổ phiếu của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội, chuẩn bị điều kiện để sau 2010 chuyển thành Thị trường
giao dịch chứng khoán phi tập trung (OTC).
Tháng 6/2004, Bộ tài chính ra Thông báo số 136/TB/BTC nêu kết luận của Lãnh
đạo Bộ về mô hình tổ chức và xây dựng thị trường giao dịch chứng khoán Việt Nam.
Trong đó, định hướng xây dựng Trung tâm GDCK Hà Nội thành một thị trường giao dịch
phi tập trung (OTC) đơn giản, gọn nhẹ. Theo đó, trung tâm GDCK Hà Nội sẽ phát triển
theo hai giai đoạn:
Giai đoạn đầu, từ 2005 đến 2007 - thực hiện đấu giá cổ phiếu doanh nghiệp nhà
nước cổ phần hoá và đấu thầu trái phiếu chính phủ đồng thời tổ chức giao dịch chứng
khoán chưa niêm yết theo cơ chế đăng ký giao dịch.

Giai đoạn sau 2007 - Phát triển TTGDCKHN thành thị trường phi tập trung phù
hợp với quy mô phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Mô hình hoạt động của TTGDCK Hà Nội đã từng bước được cụ thể hoá. Gần đây,
Bộ Tài chính đã ra Quyết định số 244/2004/QÐ-BTC ban hành Quy chế tạm thời tổ chức
giao dịch chứng khoán tại TTGDCK Hà Nội. Như vậy, có thể nói cơ sở pháp lý ban đầu
cho hoạt động của TTGDCK Hà Nội đã được thiết lập.
4
III/ Cơ cấu tổ chức:
1. Tổ chức đấu giá cổ phần cho các doanh nghiệp : TTGDCKHN cung cấp các
phương tiện để thực hiện đấu giá cổ phần, đặc biệt là cổ phần của các doanh nghiệp nhà
nước cổ phần hoá, theo tinh thần Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty
nhà nước thành công ty cổ phần vừa được Chính phủ ban hành và thông tư số
126/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 187/2004/NÐ-CP.
Trong đó quy định các doanh nghiệp khi cổ phần hoá phải bán đấu giá công khai ra bên
ngoài tối thiểu 20% vốn điều lệ. Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa có khối lượng cổ
phần bán ra trên 10 tỷ đồng phải tổ chức đấu giá cổ phần tại TTGDCK để thu hút người
đầu tư, các trường hợp khác cũng được khuyến khích đấu giá qua TTGDCK.
2. Tổ chức đấu thầu trái phiếu :
TTGDCKHN tổ chức đấu thầu trái phiếu, bao gồm các loại trái phiếu chính phủ,
trái phiếu được chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu công
trình.
3. Tổ chức giao dịch chứng khoán theo cơ chế đăng ký giao dịch:
* Hàng hoá giao dịch trên TTGDCK Hà Nội:
thực hiện niêm yết tại TTGDCKTP. HCM, hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm
đăng ký giao dịch phải có lãi, số cổ đông tối thiểu là 50 người (kể cả trong và ngoài
doanh nghiệp).
- Các loại trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương.
• Phương thức giao dịch áp dụng tại TTGDCKHN:
+ Phương thức giao dịch thoả thuận.
+ Phương thức giao dịch báo giá trung tâm.

5
Ngày 8.3.2005 TTGDCK Hà Nội chính thức khai trương hoạt động, đánh dấu
một bước phát triển mới của thị trường chứng khoán Việt Nam.
IV/ Chức năng và nhiệm vụ:
Sở GDCK Hà Nội tiền thân là Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
(TTGDCKHN) được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998
của Thủ tướng Chính phủ là đơn vị sự nghiệp có thu, được chuyển đổi theo Quyết định số
01/2009/QĐ-TTg, ngày 02/01/2009 của Thủ tướng chính phủ.
Theo các Quyết định trên Sở GDCK Hà Nội là pháp nhân thuộc sở hữu Nhà nước, được
tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, có tư cách pháp nhân,
có con dấu riêng; được mở tài khoản bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ tại Kho bạc Nhà
nước và các NHTM trong và ngoài nước; là đơn vị hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính,
thực hiện chế độ tài chính, chế độ báo cáo thống kê, kế toán, kiểm toán và có nghĩa vụ tài
chính theo quy định pháp luật; hoạt động theo Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp,
Điều lệ của Sở Giao dịch chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Tên gọi đầy đủ: Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội
Tên giao dịch quốc tế: Hanoi Stock Exchange
Tên viết tắt: HNX
Vốn điều lệ: 1.000 tỷ đồng
Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở GDCK Hà Nội như sau:
Nhiệm vụ:
1. Bảo đảm hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường được tiến hành công
khai, công bằng, minh bạch và hiệu quả.
2. Thực hiện chế độ tài chính, báo cáo thông kê, kế toán và kiểm toán theo quy
định của pháp luật và của Bộ Tài chính.
3. Thực hiện công bố thông tin theo quy định tại Luật Chứng khoán và các văn
bản hướng dẫn;
4. Cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác
thanh tra, kiểm tra và phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị
trường chứng khoán.

5. Bảo toàn và phát triển vốn nhà nước giao; quản lý và sử dụng có hiệu quả các
nguồn vốn và tài sản, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tổn thất các nguồn vốn và tài
sản của Sở Giao dịch;
6. Phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chứng khoán
và thị trường chứng khoán cho nhà đầu tư.
7. Bồi thường thiệt hại cho thành viên giao dịch trong trường hợp Sở Giao dịch
gây thiệt hại cho thành viên giao dịch, trừ trường hợp bất khả kháng.
8. Xử lý và trả lời những thắc mắc, khiếu nại, khiếu kiện của các nhà đầu tư, các
tổ chức niêm yết
9. Sở Giao dịch được Nhà nước giao vốn điều lệ và chịu trách nhiệm về các khoản
nợ và nghĩa vụ tài sản khác của Sở Giao dịch trong phạm vi vốn Điều lệ của mình.
6
10. Sở Giao dịch chịu trách nhiệm kế thừa quyền và nghĩa vụ pháp lý của Trung
tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội theo quy định của pháp luật;
11. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quyền hạn:
1. Ban hành các Quy chế về niêm yết chứng khoán, giao dịch chứng khoán, giám
sát giao dịch, công bố thông tin, thành viên giao dịch và các quy chế khác sau khi được
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
2. Tổ chức và điều hành hoạt động giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch.
3. Tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ giao dịch chứng khoán theo Quy chế giao
dịch chứng khoán của Sở Giao dịch trong trường hợp cần thiết để bảo vệ nhà đầu tư.
4. Chấp thuận, huỷ bỏ niêm yết chứng khoán và giám sát việc duy trì điều kiện
niêm yết chứng khoán của các tổ chức niêm yết tại Sở Giao dịch.
5. Chấp thuận, huỷ bỏ tư cách thành viên giao dịch; giám sát hoạt động giao dịch
chứng khoán của các thành viên giao dịch tại Sở giao dịch.
6. Giám sát hoạt động công bố thông tin của các tổ chức niêm yết, thành viên giao
dịch tại Sở giao dịch.
7. Cung cấp thông tin thị trường và các thông tin liên quan đến chứng khoán niêm
yết.

8. Làm trung gian hoà giải theo yêu cầu của thành viên giao dịch khi phát sinh
tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán.
9. Thu phí theo quy định của Bộ Tài chính.
10. Đầu tư, góp vốn với các tổ chức kinh tế khác để cung cấp các dịch vụ phát
triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ cung cấp thông tin trong phạm vi chức năng,
nhiệm vụ của Sở giao dịch nhằm mục tiêu phát triển thị trường chứng khoán.
11. Lập quỹ bồi thường thiệt hại cho các thành viên giao dịch;
12. Yêu cầu các tổ chức tư vấn, tổ chức niêm yết làm rõ các vấn đề được nhà đầu
tư khiếu nại
13. Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật để thực hiện mục tiêu
hoạt động của Sở giao dịch.
B. Các hoạt động nổi bật và tổ chức giao dịch chứng khoán lên thi
trường
I/ Các hoạt động nổi bật
Ngay sau thời điểm khai trương, TTGDCK HÀ Nội triển khai hoạt động đấu giá cổ phần
cho các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá.
- Ngày 08.03.2005 tổ chức đấu giá cổ phần Nhà máy Thiết bị Bưu điện
- Ngày 10.03.2005 tổ chức đấu giá cổ phần Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh.
- Ngày 17.03.2005 tổ chức đấu giá cổ phần Ðiện lực Khánh Hoà.
Ngày 14.7.2005 TTGDCK Hà Nội khai trương Sàn Giao dịch chứng khoán thứ cấp.
Sau khi khai trương sàn giao dịch chứng khoán thứ cấp, đã có 6 doanh nghiệp được đưa
vào giao dịch đợt đầu, bao gồm:
1. Công ty cổ phần Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng
7
2. Công ty cổ phần Giấy Hải Âu
3. Công ty cổ phần Hacinco
4. Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa
5. Công ty cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh
6. Công ty cổ phần Thăng Long
Cho tới nay, Sở GDCK Hà Nội tổ chức được 198 phiên đấu giá, bán được 943

triệu cổ phần, thu về cho Nhà nước gần 28.600 tỷ đồng. Hoạt động đấu giá liên tục được
cải tiến về phương thức và công nghệ, hình thành các cuộc đấu giá có tính chất kết nối,
thống nhất giữa hai đầu Bắc- Nam, mở rộng được địa bàn phục vụ nhà đầu tư ra phạm vi
toàn quốc.
Bên cạnh đó, SGDCK Hà Nội đã hoàn thành tốt công tác đấu thầu TPCP để huy
động vốn cho ngân sách nhà nước. Với 206 phiên đấu thầu TPCP đã được tổ chức, tổng
số vốn huy động cho ngân sách nhà nước là 69.388 tỷ đồng. Hoạt động đấu thầu được tổ
chức thường xuyên và tập trung tại Sở GDCK Hà Nội không những đã huy động được một
lượng vốn đáng kể phục vụ kịp thời cho các công trình trọng điểm của quốc gia mà còn
giúp giảm được lãi suất huy động, giảm gánh nặng trả lãi cho NSNN, góp phần bình định
hướng và ổn lãi suất cho vay của hệ thống ngân hàng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Đặc biệt, trong năm 2009, Sở GDCK Hà Nội đã tổ chức thành công việc đấu thầu TPCP
bằng ngoại tệ lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam, huy động được hơn 460 triệu đôla
với lãi suất trúng thầu bình quân 3.4%, mở ra một hướng đi mới đầy tiềm năng trong việc
huy động ngoại tệ của Chính phủ qua kênh đấu thầu trái phiếu.
Với 6 năm hoạt động chưa phải là một khoảng thời gian dài, nhưng SGDCK Hà
Nội đã tổ chức được 3 loại thị trường chứng khoán hoạt động thống nhất trên một nền
công nghệ giao dịch trực tuyến hiện đại. Thị trường cổ phiếu niêm yết có sự phát triển
nhanh và mạnh khởi đầu bằng 6 doanh nghiệp vào tháng 7/2005. Đến năm 2011 đã có
378 DNNY với tổng giá trị là 39.865 tỷ đồng theo mệnh giá, tăng gần 42 lần về số lượng,
77 lần về giá trị; quy mô giao dịch bình quân phiên đạt gần 1.000 tỷ đồng/phiên so với
mức 3,7 tỷ đồng/phiên năm 2005. SGDCK Hà Nội hiện có 101 công ty chứng khoán thành
viên, trong đó có 54 công ty đặt trụ sở chính tại Hà Nội, hầu hết đã tổ chức giao dịch từ
xa và giao dịch trực tuyến với mạng lưới nhà đầu tư trải rộng khắp cả nước và vươn ra
nhiều nước trong khu vực và quốc tế
Bên cạnh thị trường niêm yết cổ phiếu truyền thống, SGDCK Hà Nội đã tổ chức
và đưa vào hoạt động hệ thống giao dịch TPCP từ tháng 9/2009 với hệ thống giao dịch
hiện đại, đáp ứng các yêu cầu đặc thù của giao dịch TPCP, phù hợp với định hướng phát
triển TTCK Việt Nam và các thông lệ quốc tế. Qua 6 năm hoạt động, số lượng TPCP niêm
yết trên SGDCK Hà Nội đã đạt số lượng 1.803 trái phiếu với quy mô thị trường trái phiếu

đạt 225.188 tỷ đồng. Thị trường TPCP đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo công ty
chứng khoán, các Ngân hàng Thương mại lớn và các nhà đầu tư có tổ chức trong và
ngoài nước tham gia giao dịch.
Ngoài ra, SGDCK Hà Nội tổ chức thị trường dành cho cổ phiếu chưa niêm yết (thị
trường UPCoM) nhằm thu hẹp thị trường tự do, mở rộng thị trường có quản lý của Nhà
nước. Sau khi đưa thị trường UPCoM chính thức vận hành từ tháng 6/2009 đến nay đã
có 109 doanh nghiệp đăng ký giao dịch với giá trị giao dịch đạt 14.933 tỷ đồng. Sau một
thời gian hoạt động, thị trường UPCoM đã có những cải tiến mới bằng việc thay đổi
phương thức giao dịch đồng thời áp dụng công nghệ giao dịch trực tuyến góp phần làm
cho quy mô giao dịch tăng lên. Với số lượng khoảng 3000 công ty đại chúng chưa niêm
yết hiện nay, thị trường UPCoM là tiền đề để đưa các doanh nghiệp này vào giao dịch
8
thống nhất trên thị trường có tổ chức, tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước, giảm
thiểu rủi ro từ các giao dịch trên thị trường tự do.
II/ Tổ chức giao dịch chứng khoán trên trị trường:
Gồm 3 loại thị trường:
1/ Cổ phiếu:
Số chứng khoán niêm yết : 379
Khối lượng niêm yết : 6 810 927 988
Tổng giá trị niêm yết : 68 109 279 880 000
Thời gian giao dịch : Từ 8h30 đến 11h
*Điều kiện niêm yết :
─ Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 10 tỷ đồng
Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán
─ Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi, không có
các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà
nước
─ Cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ
─ Cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết

nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và
50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở
hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ
─Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định
này
─Việc niêm yết cổ phiếu của các doanh nghiệp thành lập mới thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng
hoặc công nghệ cao, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần
không phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
*.Giá tham chiếu:
Giá tham chiếu ngày đầu tiên do tổ chức niêm yết và tổ chức tư vấn (nếu có) đề xuất và
được Sở GDCK Hà Nội chấp thuận. Nếu trong 3 ngày giao dịch liên tục kể từ ngày giao
dịch đầu tiên chưa xác định được mức giá bình quân gia quyền được sử dụng là giá tham
chiếu trong ngày giao dịch kế tiếp, tổ chức niêm yết và tổ chức tư vấn niêm yết (nếu có) sẽ
phải xác định lại giá tham chiếu. Biên độ dao động giá ngày đầu tiên của cổ phiếu mới
niêm yết là ± 30% so với giá tham chiếu. Trường hợp cổ phiếu niêm yết bị tạm ngừng giao
dịch trên 25 phiên thì khi giao dịch trở lại, giá tham chiếu do Sở GDCK Hà Nội quyết định
sau khi có sự chấp thuận của UBCKNN và cũng áp dụng biên độ giá ± 30% như trên
*Phương thức giao dịch:
a.Phương thức giao dịch khớp lệnh liên tục
Đơn vị yết giá.
+ Đối với cổ phiếu:100 đồng.
+ Đối với trái phiếu: không quy định
Đơn vị giao dịch.
100 cổ phiếu hoặc 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) tính theo mệnh giá trái phiếu.
Khối lượng giao dịch tối thiểu: không quy định.
Loại lệnh giao dịch: lệnh giới hạn
_ Nguyên tắc thực hiện lệnh giao dịch khớp lệnh liên tục.
- Các lệnh có mức giá tốt nhất được ưu tiên thực hiện trước
- Nếu có nhiều lệnh cùng mức giá thì lệnh nào được nhập vào hệ thống trước sẽ được
thực hiện trước.

9
-Nếu lệnh mua và lệnh bán cùng thoả mãn nhau về giá thì mức giá thực hiện sẽ là mức
giá của lệnh được nhập vào hệ thống trước.
- Lệnh giao dịch có thể được thực hiện toàn bộ hoặc một phần theo bội số của đơn vị giao
dịch.
Trình tự giao dịch khớp lệnh liên tục :
- Sau khi nhà đầu tư đặt lệnh (mua/bán) tại các công ty chứng khoán, đại diện giao dịch
của công ty chứng khoán sẽ nhập các lệnh của khách hàng vào hệ thống giao dịch tại Sở
GDCK Hà Nội.
- Các lệnh đặt này được hiển thị trên màn hình của đại diện giao dịch và màn hình
thông tin của công ty chứng khoán.
- Các lệnh nhập vào hệ thống sẽ được tự động khớp ngay với các lệnh đối ứng có mức
giá thoả mãn tốt nhất đã chờ sẵn trong hệ thống. Tức là, nếu thoả mãn về giá thì các lệnh
mua có mức giá cao nhất sẽ được khớp với các lệnh bán có mức giá thấp nhất. Mức giá
thực hiện được xác định là mức giá của lệnh được nhập vào hệ thống trước.
- Nếu ở cùng một mức giá mà có nhiều lệnh mua/lệnh bán thì lệnh nào nhập vào hệ
thống trước sẽ được thực hiện trước.
- Các lệnh có thể được thực hiện một phần hoặc toàn bộ (nếu các lệnh đối ứng đáp
ứng được toàn bộ khối lượng). Các lệnh chưa được thực hiện hoặc mới thực hiện một phần
sẽ được lưu lại trên hệ thống để chờ thực hiện với các lệnh mới.
- Kết quả giao dịch sẽ được hiển thị trực tuyến trên màn hình thông tin của các công
ty chứng khoán.
Kết thúc phiên giao dịch, Sở GDCK Hà Nội sẽ xác nhận kết quả giao dịch với công ty
chứng khoán thành viên và công ty chứng khoán thành viên thông báo cho khách hàng.
Sửa lệnh giao dịch khớp lệnh liên tục
- Trong phiên giao dịch, các lệnh đã nhập vào hệ thống không được phép sửa, trừ
trường hợp sửa giá và trường hợp đại diện giao dịch (sau đây viết tắt là ĐDGD) nhập
sai so với lệnh gốc của khách hàng.
- Trường hợp sửa giá theo yêu cầu của khách hàng, ĐDGD được tiến hành sửa lệnh
ngay trên hệ thống.

- Trường hợp nhập sai lệnh của khách hàng so với lệnh gốc, ĐDGD được phép sửa lệnh theo
trình tự trong quy trình Sửa lệnh giao dịch khớp lệnh liên tục. Trường hợp này sẽ tính vào
lỗi của ĐDGD.
- Việc sửa lệnh giao dịch khớp lệnh liên tục chỉ được thực hiện đối với các lệnh chưa được
khớp hoặc phần chưa được khớp của lệnh.
 Hủy lệnh giao dịch khớp lệnh liên tục
Trong phiên giao dịch, ĐDGD được thực hiện huỷ lệnh theo yêu cầu của khách hàng
đối với các lệnh chưa được khớp hoặc phần chưa được khớp của lệnh.
Hình thức thanh toán
Tất cả các giao dịch khớp lệnh liên tục (gồm cả giao dịch cổ phiếu và giao dịch trái
phiếu) được thanh toán theo hình thức thanh toán đa phương (T+3).
b.Phương thức giao dịch thỏa thuận
Đơn vị yết giá: không quy định.
Đơn vị giao dịch: không quy định.
 Khối lượng giao dịch tối thiểu.
- Đối với cổ phiếu: 5.000 cổ phần.
- Đối với trái phiếu: 100.000.000 đồng (100 triệu đồng) tính theo mệnh giá
Trình tự giao dịch thoả thuận
+ Trường hợp đã xác định được đối tác giao dịch:
10
Nếu nhà đầu tư đã tìm được đối tác giao dịch và đã hoàn tất thoả thuận giao dịch thì
thông báo cho công ty chứng khoán về thoả thuận này, công ty chứng khoán sẽ thực hiện
nhập lệnh giao dịch vào hệ thống của Trung tâm GDCK Hà Nội.
+ Trường hợp chưa xác định được đối tác giao dịch:
* Khi có nhu cầu giao dịch, nhà đầu tư sẽ đặt lệnh mua/lệnh bán tại CTCK.
* Căn cứ vào lệnh của nhà đầu tư, công ty chứng khoán sẽ nhập lệnh vào hệ thống
giao dịch tại TTGDCK Hà Nội, ngay lập tức các lệnh đó sẽ được hiển thị trên sổ lệnh của
thị trường.
* Căn cứ vào thông tin trên sổ lệnh, các CTCK sẽ liên lạc với nhau để giúp nhà đầu
tư tìm kiếm và thoả thuận với các đối tác giao dịch về mức giá và khối lượng giao dịch.

Khi đạt được thoả thuận, CTCK sẽ thực hiện lệnh giao dịch cho nhà đầu tư.
* Hệ thống giao dịch của TTGDCK Hà Nội sẽ nhận và xác nhận các lệnh giao dịch do
công ty chứng khoán nhập vào và sẽ đưa ra kết quả giao dịch tổng hợp của toàn thị
trường.

* Kết quả giao dịch thỏa thuận sẽ được hiển thị ngay trên màn hình của đại diện giao
dịch và màn hình thông tin của CTCK.
Sửa lệnh giao dịch thỏa thuận
Trong giờ giao dịch, trường hợp phát hiện sai lệch so với lệnh gốc sau khi lệnh giao
dịch thỏa thuận đã được xác nhận, ĐDGD được phép sửa lệnh giao dịch thỏa thuận theo
Quy trình sửa lệnh giao dịch thỏa thuận.
Thời gian sửa lệnh giao dịch thỏa thuận phải được hoàn tất chậm nhất là 15 phút trước
khi phiên giao dịch kết thúc.
 Hình thức thanh toán
+ Các giao dịch có khối lượng nhỏ hơn 100.000 cổ phiếu hoặc nhỏ hơn 10 tỷ đồng mệnh
giá trái phiếu: áp dụng hình thức thanh toán đa phương với chu kỳ T+3
+ Các giao dịch có khối lượng lớn hơn hoặc bằng 100.000 cổ phiếu hoặc 10 tỷ đồng
mệnh giá trái phiếu thì được lựa chọn 1 trong 3 hình thức thanh toán:
- Đa phương với chu kỳ thanh toán T+3
- Song phương với chu kỳ thanh toán T+2
- Trực tiếp với chu kỳ thanh toán từ T+1 đến T+3
2/ Trái phiếu:
Cùng với sự hình thành và phát triển của thị trường cổ phiếu niêm yết, thị trường
trái phiếu cũng đang có những tiến triển. Từ tháng 9/2009, hệ thống giao dịch chuyên biệt
trái phiếu chính phủ đi vào hoạt động đánh dấu bước phát triển mới của thị trường trái
phiếu. Sau khi thực hiện thành công việc tập trung đấu thầu (2006) và tập trung niêm yết
về SGDCK (2008), hiện nay tất cả các trái phiếu chính phủ được phát hành qua đấu thầu
và bảo lãnh đều được giao dịch trên hệ thống giao dịch mới này.
Tuy nhiên huy động vốn sơ cấp trên thị trường trái phiếu chưa đạt được kết quả mong đợi
thời gian qua khi tỷ lệ thành công của các đợt phát hành trong năm 2009 chỉ đạt 3.6% so

với mức 22.2% năm 20081. Một nguyên nhân có thể kể đến là do trên thị trường sơ cấp
vẫn áp dụng cơ chế lãi suất trần chưa thực sự linh hoạt và chưa đáp ứng được kỳ vọng lãi
suất của NĐT.
Số chứng khoán niêm yết : 510
Khối lượng niêm yết : 1 691 736 620
Tổng giá trị niêm yết : 169 173 662 000 000
Thời gian giao dịch : Từ 8h đến 11h
*Thị trường giao dịch trái phiếu Chính phủ:
11
a.Điều kiện niêm yết :
Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền
địa phương được niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán theo đề nghị của tổ chức phát
hành trái phiếu.
b.Thi trường thứ cấp :
HNX là cơ quan đầu mối duy nhất được chính phủ chỉ định tổ chức, quản lý và
vận hành thị trường giao dịch thứ cấp trái phiếu chính phủ (TPCP) Việt Nam.
Hệ thống giao dịch trái phiếu điện tử (EBT): Mọi hoạt động giao dịch TPCP,
không phân biệt hình thức, đều được ghi nhận thông tin trên hệ thống giao dịch trái phiếu
điện tử (EBT) của HNX. Với cơ chế liên kết trực tiếp với hệ thống bừ trừ và thanh toán
của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, các giao dịch TPCP trên EBT được hỗ trợ hoàn tất
việc thanh toán tiền và chứng khoán một cách nhanh chóng, thuận tiện và an toàn
Nguyên tắc giao dịch :
─ Giao dịch TPCP tại HNX thực hiện theo cơ chế thành viên. Chỉ thành viên của HNX
được phép giao dịch trực tiếp trên hệ thống EBT; các cá nhân, tổ chức phi thành viên, khi
giao dịch TPCP, phải thực hiện thông qua một thành viên của HNX có chức năng cung
cấp dịch vụ môi giới TPCP.
─ Giao dịch của khách hàng thành viên được ưu tiên thực hiện trước giao dịch của thành
viên với mức giá giao dịch tốt nhất trên thị trường tại thời điểm thực hiện giao dịch
Công cụ giao dịch trên EBT : EBT cho phép hai loại giao dịch được tiến hành qua
hệ thống: Giao dịch thông thường; Giao dịch mua bán lại

─ Giao dịch thông thường
Nội dung
ㆍ Loại trái phiếu
Các loại trái phiếu chính phủ
ㆍ Giá yết
Giá không gộp lãi
ㆍ Thanh toán
DVP
ㆍ Quy định về ngày
Ngày thực/ngày thực
─ Giao dịch mua bán lại
Khái niệm Nội dung
ㆍ Loại trái phiếu
Các loại TP chính phủ hoặc tương đương
ㆍ Kỳ hạn mua bán lại
<= 2 ngày và <= 180 ngày
ㆍ Tỷ lệ phòng vệ rủi ro
Áp dụng theo thỏa thuận
ㆍ Quyền sở hữu với TPGD
Chuyền quyền sở hữu
ㆍ Quyền hưởng lãi coupon
Bên bán TP trong giao dịch lần 1
Cách thức giao dịch trên EBT : Các giao dịch TPCP qua EBT được thực hiện theo
phương thức thỏa thuận với hai hình thức cơ bản là thỏa thuận điện tử và thỏa thuận thông
thường.
Thỏa thuận điện tử Thỏa thuận thông thường
ㆍ Phạm vi áp dụng
Các loại TP chính phủ hoặc tương đương
12
ㆍ Cách thức thực hiện

Cạnh tranh Theo hình thức OTC
ㆍ Nơi giao dịch
HNX HNX và tại thành viên
ㆍ Thanh toán
T+1 T+1
ㆍ Giờ giao dịch
8h30 sáng tới 11h sáng hàng ngày từ thứ 2 tới thứ 6
ㆍ Đơn vị giao dịch
1 Trái phiếu
ㆍ Khối lượng giao dịch
tối thiểu
- Giao dịch thông
thường: 100 TP
- Giao dịch mua bán
lại: 1000 TP
- Giao dịch thông thường:
10000 TP
- Giao dịch mua bán lại:
1000 Tp
c.Thị trường sơ cấp :
Hoạt động đấu thầu trái phiếu tại HNX :
─ HNX tổ chức đấu thầu trái phiếu thông qua hệ thống thành viên đấu thầu, các tổ chức,
cá nhân không phải là thành viên đấu thầu có thể đặt thầu thông qua các thành viên đấu
thầu
─ Hoạt động đấu thầu trái phiếu được thực hiện qua hệ thống đấu thầu trái phiếu điện tử,
toàn bộ phiếu tham dự thầu được nhập vào hệ thống, trên cơ sở đó hệ thống tự động tính
toán lãi suất trúng thầu, khối lượng trúng thầu, kết quả thầu của từng thành viên dự thầu.
─ Hình thức đấu thầu:
 Đấu thầu cạnh tranh lãi suất
 Kết hợp giữa đấu thầu cạnh tranh lãi suất với đầu thầu không cạnh tranh lãi suất

Hình thức bán trái phiếu
Hình thức bán chiết khấu
Hình thức bán ngang mệnh giá
Hình thức bán cao hơn mệnh giá hoặc thấp hơn mệnh giá
─ Nguyên tắc đấu thầu:
Khối lượng và lãi suất trúng thầu được xác định căn cứ vào hình thức đấu thầu,
khối lượng, lãi suất đặt thầu của các tổ chức tham gia đấu thầu, khối lượng trái phiếu dự
kiến phát hành và lãi suất trần (nếu có). Lãi suất trúng thầu cao nhất là lãi suất phát hành
áp dụng chung cho mọi đối tượng trúng thầu
─ Giá bán trái phiếu, số tiền được thanh toán khi đến hạn được xác định theo từng hình
thức bán trái phiếu
─ Trình tự phiên đấu thầu
Trình tự Thời gian
ㆍ Bước 1: Thông báo thầu
04 ngày làm việc trước ngày mở thầu
ㆍ Bước 2: Lập phiếu dự thầu
Trước khi gửi phiếu dự thầu
ㆍ Bước 3: Gửi và tiếp nhận phiếu dự
thầu
- Gửi và nhận trực tiếp tại HNX: 60 phút
trước khi mở thầu
- Gửi qua đường bưu điện: HNX nhận được
15 phút trước khi mở thầu
ㆍ Bước 4: Tổ chức xét thầu
Ghi trong Thông báo mời thầu
13
ㆍ Bước 5: Thông báo kết quả đấu thầu
Ngay sau khi kết thúc phiên đấu thầu
ㆍ Bước 6: Thanh toán tiền mua và
chuyển giao trái phiếu

Ngày làm việc thứ hai kể từ ngày đấu thầu
*Thị trường giao dịch trái phiếu doanh nghiệp :
Thông qua chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản ánh một cách
tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của doanh nghiệp
được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản
phẩm.
a. Điều kiện niêm yết trái phiếu doanh nghiệp:
_Là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhà nước có vốn điều lệ
đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi
trên sổ kế toán;
_ Các trái phiếu của một đợt phát hành có cùng ngày đáo hạn;
_ Có hồ sơ đăng ký niêm yết trái phiếu hợp lệ theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị
định này
b. Điều kiện đăng ký giao dịch
- Là chứng khoán của công ty đại chúng theo qui định tại Điều 25 Luật Chứng khoán
không niêm yết tại SGDCK.
- Là chứng khoán đã được đăng ký lưu ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt
Nam
c. Quy trình đăng ký giao dịch: Công ty đại chúng nộp hồ sơ đăng ký giao dịch chứng
khoán cho SGDCKHN
d. Hồ sơ đăng ký giao dịch:
- Giấy đề nghị Đăng ký giao dịch chứng khoán tại SGDCK Hà Nội;
- Bản công bố thông tin;
- Giấy chứng nhận ĐKLKCK do TTLKCK cấp
*Quy mô thị trường trái phiếu

Biểu đồ thể hiện số lượng trái phiếu niêm yết từ năm 2005 đến 2010.
III.Thị trường UpCom
14

Năm 2009 cũng là năm đánh dấu khá nhiều sự kiện quan trọng trên TTCK Việt
Nam. Từ việc hình thành hệ thống giao dịch trái phiếu chuyên biệt, đến việc thành lập Sở
GDCK Hà Nội và sự ra đời của thị trường UPCoM ngày 24/6. UPCoM được xem là trung
gian giữa thị trường tự do (OTC) và thị trường niêm yết, nó có phần giống thị trường OTC
nhưng được quản lý tập trung, chính thức.
UPCoM thành lập với mục đích thu hẹp hoạt động của thị trường tự do, tạo cho thị
trường chứng khoán Việt Nam một diện mạo mới, mở ra nhiều cơ hội cho các công ty đại
chúng chưa niêm yết đồng thời thể hiện vai trò tạo lập thị trường của các công ty chứng
khoán. Tuy nhiên UPCoM vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của nhà đầu tư cũng như các
cơ quan quản lý với số lượng công ty giao dịch chưa cao và thanh khoản hạn chế. Với hơn
1,000 công ty đại chúng chưa niêm yết, đến nay chỉ có 40% đăng ký niêm yết trên
UPCoM và mới có 75 doanh nghiệp chính thức giao dịch2. Khối lượng giao dịch trên thị
trường từ cuối tháng 10/2009 đến nay chỉ đạt mức vài trăm nghìn cổ phiếu mỗi phiên với
giá trị trung bình dao động quanh mốc 1 tỷ đồng/phiên. Song tính từ đầu năm 2010 đến
nay, thanh khoản trên thị trường UPCoM được cải thiện, trung bình mỗi phiên có hơn 520
nghìn cổ phiếu được giao dịch, giá trị giao dịch trung bình mỗi phiên đạt trên 7.59 tỷ đồng.
Số chứng khoán niêm yết : 120
Khối lượng niêm yết : 1 415 944 202
Tổng giá trị niêm yết : 14 159 442 020 000
Thời gian giao dịch : ngày từ 8h30 đến 15h00, thời gian nghỉ từ 11h30 đến 13h30
1.Về phương thức giao dịch: Thay phương thức giao dịch thỏa thuận điện tử
bằng phương thức giao dịch khớp lệnh liên tục. Theo đó, SGDCK Hà Nội tổ chức giao
dịch đối với chứng khoán Đăng ký giao dịch (ĐKGD) thông qua hệ thống ĐKGD theo 2
phương thức:
_ Phương thức khớp lệnh liên tục là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so
khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống
ĐKGD.
_ Phương thức thỏa thuận là phương thức giao dịch trong đó bên mua, bên bán tự thoả
thuận với nhau về các điều kiện giao dịch và thông tin giao dịch được nhập vào hệ thống
ĐKGD để xác nhận.

Đối với hình thức giao dịch khớp lệnh liên tục, thành viên phải nhập lệnh ngay vào
hệ thống ĐKGD theo thứ tự ưu tiên về thời gian. Đối với hình thức giao dịch thoả thuận,
thành viên có trách nhiệm chuyển ngay kết quả giao dịch đã được thoả thuận vào hệ
thống ĐKGD trong thời gian giao dịch của SGDCK Hà Nội theo thứ tự ưu tiên về thời
gian.
Lệnh giao dịch theo phương thức khớp lệnh liên tục là lệnh giới hạn, có hiệu lực
kể từ khi nhập vào hệ thống ĐKGD cho đến khi bị huỷ bỏ hoặc kết thúc thời gian giao
dịch.
2. Giá tham chiếu:
- Giá tham chiếu của cổ phiếu đang giao dịch là bình quân gia quyền của các giá giao dịch
thực hiện theo phương thức khớp lệnh liên tục của ngày giao dịch gần nhất trước đó.
- Trường hợp cổ phiếu mới đăng ký giao dịch, trong ngày giao dịch đầu tiên, SGDCKHN
chỉ nhận lệnh giao dịch khớp lệnh liên tục và không áp dụng biên độ dao động giá. Nếu
trong ngày giao dịch đầu tiên không có giá thực hiện thì giá tham chiếu sẽ được xác định
trong ngày
3.Về đơn vị giao dịch: Đơn vị giao dịch khớp lệnh liên tục là 100 cổ phiếu hoặc
100 trái phiếu. Không quy định đơn vị giao dịch đối với giao dịch thỏa thuận thông
15
thường. Áp dụng khối lượng giao dịch tối thiểu đối với giao dịch thỏa thuận là 10 cổ
phiếu/trái phiếu.
4. Nguyên tắc giao dịch:
- NĐT mở tài khoản giao dịch chứng khoán và đặt lệnh mua/bán chứng khoán tại công ty
chứng khoán thành viên thị trường UPCoM. Trong trường hợp NĐT đã có tài khoản giao
dịch chứng khoán niêm yết thì không cần mở thêm tài khoản giao dịch trên thị trường
UPCoM.
- Ký quỹ giao dịch: Khi đặt lệnh bán chứng khoán, nhà đầu tư phải có đủ số lượng chứng
khoán đặt bán trong tài khoản giao dịch chứng khoán. Khi đặt lệnh mua chứng khoán, nhà
đầu tư thực hiện ký quỹ tiền giao dịch theo mức thoả thuận với CTCK thành viên.
- NĐT đặt lệnh giao dịch chứng khoán, giá đặt mua/đặt bán của NĐT phải nằm trong
phạm vi biên độ dao động giá của ngày giao dịch.

- Trường hợp đã tìm được đối tác giao dịch, NĐT thực hiện phương thức thoả thuận và
CTCK nhập kết quả giao dịch vào hệ thống.
- Trường hợp chưa tìm được đối tác giao dịch, NĐT tham khảo thông tin chào mua/chào
bán tốt nhất trên thị trường qua hệ thống thông tin giao dịch trực tuyến tại các CTCK, và
đặt lệnh mua/bán cho mình theo giá tốt nhất có thể thông qua hệ thống giao dịch của các
CTCK theo phương thức khớp lệnh liên tục.
5.Về việc xử lý lỗi sau giao dịch:
Việc xử lý lỗi sau giao dịch được thực hiện theo nguyên tắc lệnh giao dịch của khách
hàng được chuyển thành lệnh giao dịch tự doanh của thành viên gây ra lỗi. Trong một số
trường hợp đặc biệt, SGDCK Hà Nội và TTLKCK xem xét và thực hiện loại bỏ kết quả
giao dịch của giao dịch lỗi.
IV/ Sự giống nhau và khác nhau giữa chỉ số VN-INDEX tại SGDCK Tp Hồ Chí Minh
và chỉ số HaSTC - Index tại Trung tâm GDCK Hà Nội :
Chỉ số Vn Index thể hiện mức giá bình quân của các cổ phiếu giao dịch tại SGDCK
Tp.HCM. Cũng giống như chỉ số HASTC-Index, chỉ số Vn - Index thể hiện giá bình quân
của cổ phiếu hàng ngày so với phiên giao dịch gần nhất hoặc so với ngày gốc và cũng
được tính theo điểm.
Nguyên tắc tính toán cụ thể của cả hai chỉ số này như sau:

Tổng giá trị thị trường hiện tại
Index = x 100
Tổng giá trị thị trường gốc
hoặc:

∑ P
it
x Q
it
Index = x 100
∑ P

io
x Q
it
Trong đó:

P
it
: Giá thực hiện của cổ phiếu i vào thời điểm tính toán

Q
it
: Khối lượng niêm yết của cổ phiếu i vào thời điểm tính toán

P
io
: Giá thị trường của cổ phiếu i vào ngày gốc
i : 1,……, n
16
Về phương pháp tính toán, chỉ số VN-Index sử dụng phương pháp bình quân gia
quyền tương tự như chỉ số HASTC-Index với quyền số là khối lượng chứng khoán thời
kỳ tính toán hiện tại (Qit). Cụ thể, Vn-Index so sánh giá trị thị trường hiện hành với giá
trị thị trường thời kỳ gốc là phiên giao dịch đầu tiên 28/07/2000.
Tuy nhiên, chỉ số này có một điểm khác biệt so với chỉ số HASTC-Index về việc sử
dụng giá giao dịch của cổ phiếu trong tính toán (Pi). Pi trong trường hợp này là giá khớp
lệnh của chứng khoán i tương ứng, tức là mức giá đạt được khối lượng giao dịch lớn nhất
trên thị trường và làm cơ sở cho thanh toán mua/bán thành công trong phiên giao dịch.
Với ý nghĩa là giá khớp lệnh, Pi vì vậy sẽ là mức giá duy nhất của cổ phiếu i trong phiên
giao dịch được sử dụng để tính toán chỉ số Vn-Index (khác với chỉ số HASTC-Index
trong đó Pi là các mức giá thực hiện khác nhau tại nhiều thời điểm). Tuy nhiên, kể từ khi
SGD chứng khoán Tp HCM áp dụng các hình thức khớp lệnh mới, chỉ số Vn-Index sẽ

được hiển thị theo 3 đợt, với Pi là giá khớp lệnh dùng để tính chỉ số Vn-Index cho phiên
1 và phiên 3 (khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa và đóng cửa), và Pi là giá thực hiện
tại nhiều thời điểm trong suốt phiên 2 là khớp lệnh liên tục từ 9h-10h.
*HASTC (HANOI STOCK TRADING CENTER): Sở giao dịch chứng khoán
Hà Nội (trước đây gọi là Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội) được thành lập ngày
11 tháng 07 năm 1998 theo quyết định số 127/1998/QĐ-TTg. Chỉ số giá cổ phiếu trong
một thời gian nhất định (phiên giao dịch, ngày giao dịch) của các công ty niêm yết tại
trung tâm này được gọi là Hastc-Index.
*Sàn HOSE (HO CHI MINH CITY STOCK EXCHANGE): Sở Giao dịch
Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập tháng 7 năm 2000, là một đơn vị
trực thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và quản lý hệ thống giao dịch chứng khoán
niêm yết của Việt Nam. Chỉ số giá cổ phiếu trong một thời gian nhất định (phiên giao
dịch, ngày giao dịch) của các công ty niêm yết tại trung tâm này được gọi là VN-Index.
*Phương thức giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ
Sàn HOSE:
*Đợt 1: Từ 8h30-9h00 là giao dịch khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa.
* Đợt 2: Từ 9h00-10h15 là giao dịch khớp lệnh liên tục.
* Đợt 3: Từ 10h15-10h30 là giao dịch khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa.
* Đợt 4: Từ 10h30-11h00 là giao dịch thoả thuận
Sàn HASTC:
Chỉ có 1 phương thức giao dịch cổ phiếu duy nhất là khớp lệnh liên tục (từ 8h30-11h00).
Trong suốt phiên giao dịch các nhà đầu tư cũng có thể giao dịch thoả thuận
*Điều kiện niêm yết của các công ty:
Sàn HOSE: Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ
80 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán
Sàn HASTC: Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết
từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán.
*Lô giao dịch cổ phiếu:
Sàn HOSE: Đơn vị giao dịch nhỏ nhất là 1 lô = 10 cổ phiếu
Sàn HASTC: Đơn vị giao dịch nhỏ nhất là 1 lô = 100 cổ phiếu

*Biên độ giá:
Sàn HASTC: ± 7%
Sàn HOSE : ± 5%
*Giá tham chiếu:
Sàn HOSE: Là giá đóng cửa của ngày có giao dịch gần nhất.
17
Sàn HASTC: Là bình quân gia quyền của các giá giao dịch của ngày có giao dịch gần
nhất (trung bình có trọng số =(giá*khối lương)/tổng KL giao dịch).
=> Từ những sự so sánh trên cũng như qua thực tế, có thể nhận xét sàn Hose có tính đơn
giản hơn, dễ chơi hơn cũng như an toàn hơn với biên độ ± 5% phù hợp với những bạn
sinh viên, những nhà đầu tư mới tham gia thị trường.
=> Đối với sàn Hastc, nơi niêm yết cổ phiếu của nhiều công ty nhỏ và vừa nên giá cổ
phiếu thấp, phù hợp với những nhà đầu tư nhỏ lẻ và với đặc trưng về cách tính giá tham
chiếu và biên độ ± 7% đặc biệt thích hợp khi đầu tư khi thị trường có xu hướng đi lên.
C. Tổng kết:
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay,khi chúng ta đã là thành viên củ các tổ chức lớn
trên thế giới như: WTO, AFTA,ASEAN…. Có thể thấy Việt Nam chúng ta đang từng
bước đi lên đẩy nền kinh tế văn hóa khoa học kĩ thuật xứng tầm châu lục. Trên cơ sở đó,
thị trường chứng khoán Việt nam có rất nhiều cơ hội để trở thành một thị trường hấp
dẫn chung của thế giới (trong vòng 15 năm tới) . Trước cơ hội đó chúng ta phải biết sử
dụng nguồn lực môt cách hiệu quả hơn, nâng cao trình độ dân trí, áp dụng khoa hoc kỹ
thuật hiện đại, thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài. Tham gia điều tiết nền kinh tế vĩ mô,
chú trọng đến các chính sách cho các chủ đầu tư, doanh nghiệp để họ thấy được sự đầu
tư đúng đắn vào một thị trường có những bước phát triển kinh điển của chúng ta.
18

×