Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

áp dụng phương pháp học tập theo nhóm nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.65 KB, 12 trang )

KINH NGHIỆM ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP
HỌC TẬP HỢP TÁC THEO NHÓM NHỎ
TRONG HOÁ HỌC TRUNG HỌC CƠ SỞ
A . ĐẶT VẤN ĐỀ .
I . LỜI NÓI ĐẦU .
Việc đổi mới phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối
tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương
pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tạp
cho học sinh.
Phương pháp học tập hợp tác theo nhóm nhỏ có vai trò quan trọng trong
việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực nói riêng và việc nưng cao dạy học
nói chung
II . THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .
1 . Thực trạng .
Hiện nay nhiều giáo viên chưa hiểu sâu sắc bản chât của đổi mới phương
pháp là: “Giáo viên phát huy tính tích cực chủ động của học sinh ”, thậm chí
hiểu chỉ cần dạy khác trước là được .
Chưa quan tâm đến mọi đối tượng, đặc biệt là đối tượng học yếu và không
mạnh dạn, chỉ chú trọng đối tượng học sinh khá, năng động .
phương pháp dạy chưa đổi mới, khó đổi mới đặc biệt là giáo viên đã nhiều
tuổi, rẫt ngại đổi mới. Thay đổi puan niệm và thói quendạy - học là việc không
đơn giản, khắcphục tâm lí ngại vận dụng phương pháp mới .
2 . Kết quả, hiệu quả của thục trạng trên .
Từ những thực trạng trên, để công việc đạt hiệu quả tốt hơn tôi đã mạnh dạn
cải tiến nội dung phương pháp dạy học hợp tác giúp các thành viên trong nhóm
chía sẽ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận
thức mới .
1
Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thểnhận rõ trình độ


hiểu biết của mìnhvề chủ đề nêu ra, thấy mình cần hoc hỏi những gì. Bài học
trở thành quà trình học hỏi lãn nhau chứ không phải chỉ là sự tiếp nhạn thụ
dộng từ giáo viên .
Thành công của bài học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi thành
viên, vì vậy phương pháp này còn được gọi là phương pháp cùng thlam gia, nó
như một phương pháp trung gian giữa sự làm việc độc lập, của từng học sinh
vơi sự việc chung của cả lớp. Trong hoạt động nhóm, tư duy tích cực của học
sinh phải được phát huy và ý quan trọng của phương pháp này là rèn luyện
năng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức lao động .
Cần tránh khuynh hướng hình thức và đề phòng lạm dụng, cho rằng tổ chức
hoạt động nhóm là dấu hiệu tiêu biểu nhất của đổi mới phương pháp dạy học,
hoạt động nhóm càng nhiều thì chứng tỏ phương pháp dạy học càng đổi mới .
B . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .
1 . Các giải pháp thực hiện .
1.1. Cơ sở của việc dạy học tích cưc bộ môn hoá học.
* Dạy và học tích cực bộ môn Hoá học dựa trên quan điểm lấy học sinh
làm trung tâm của quá trình dạy học .
* Để dạy học tích cực cần : Đổi mới mục tiêu dạy học ở ngay từng bài
học, giáo viên là người tích cực thiết kế, tổ chức, khuyến khích tạo điều
kiện để đa số học sinh tích cực hoạt động tìm tòi, khám phá, xây dựng và
vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng .
Do đó cần đổi mới các hình thức tổ chức dạy học đa dạng, phù hợp, sử dụng
các phương tiện dạy học hiện đại như là nguồn kiến thức, sử dụng tổng hợp và
linh hoạt các phương pháp dạy học chung và đạc thù bộ môn theo hướng phts
huy tính độc lập tích cực của đa số học sinh .
2.1 . Đổi mới dạy học bộ môn hoá học cần chú ý:
* Đổi mới hoạt động dạy của giáo viên:
Dạy Hoá học không phải là quá trình truyền thụ kiến thức, “ rót ” kiến thức
vào học sinh mà chủ yếu là quá trình giáo viên thiết kế, tổ chức, điều khiển các
hoạt động của học sinh theo các mục tiêu cụ thể. Chẳng hạn như:

2
- Thiết kế hoạt động của học sinh theo những mục tiêu cụ thể của mỗi bài
học Hoá học mà hoc sinh cần đạt được .
- Tổ chức các hoạt động trên lớp để học sinh hoạt đọng theo các hoạt
động theo cá nhân hoặc theo nhóm như : Nêu vấn đề cần tìm hiểu, tổ chức các
hoạt động tìm tòi phát hiện kiến thức và hình thành kĩ năng về Hoá học v.v
- Định hướng điều chỉnh các hoạt động của học sinh : chính xác hoá
các khái niệm Hoá học, các khái niệm về các hiện tượng bản chất hoá học mà
học sinh tự tìm tòi được hoặc thông báo thêm một số thông tin mà học sinh
không thể tự tìm tòi được thông qua các hoạt động ở trên lớp .
- Thiết kế việc sử dụng các phương tiện trực quan, hiện tượng thực tế, thí
nghiệm hoá học, mô hình mẫu vật như là nguồn để học sinh khai thác, tìm
kiếm, phát hiện những kiến thức, kĩ năng về hoá học.
- Tạo điều kiện cho học sinh được vận dụng hơn những tri thức của mình
để giải quyết một số vấn đề có liên quan tơi hoá học trong đời sống, sản xuất .
Một giáo viên muốn thực hiện được đổi mới phương pháp dạy học tốt cần phải :
- Nắm được tinh thần cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học Hoá
học .
- Thiết kế được giáo án theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học.
- Tổ chức tốt hoạt động dạy và học trên lớp để dạy và học tích cực .
* Đổi mới hoạt động học tập của học sinh .
Dạy học Hoá học không phải là quá trình tiếp nhận một cách thụ động
những tri thức Hoá học mà chủ yếu là quá trình học sinh tự nhận thức,
tự khám phá, tìm tòi các tri trức Hoá học một cách chủ động, tich cực,
là quá trình tự phát hiện và giải quyết các vấn đề. Học sinh tiến hành
các hoạt động sau :
- Tự phát hiện hoặc nắm bắt vấn đề do giáo viên nêu ra .
- Hoạt động để tìm tòi, giải quyết các vấn đề đặt ra :
+ Quan sát .
+ Làm thí nghiệm .

+ Phán đoán, suy luận .
+ Đề ra giả thuyết .
+ Giải bài tập hoá học .
3
+ Tham gia thảo luận theo nhóm .
+ Rút ra kết luận .
* Đổi mới các hình thức tổ chức dạy học .
Khi đổi mới phương pháp dạy học, hình thức tổ chức lớp học cũng cần
phải đa dạng, phong phú hơn cho phù hợp với việc tìm tòi cá nhân, hoạt động
theo nhóm .
Sử dụng một cách tổng hợp và linh hoạt các phương pháp dạy học đặc thù
của bộ môn Hoá học với các kĩ thuật thiết kế tổ chức hoạt động dạy học .
- Sử dụng một cách hợp lí tổng hợp các phương pháp dạy học đã có
theo hướng tích cực .
- Sử dụng các phương pháp hoặc quan điểm tiếp cận mới phù hợp
thực tiễn Việt Nam .
- Kết hợp với một số kĩ thuật thiết kế, tổ chức hoạt động học tập của
học sinh nhằm muục đích phát huy cao độ tính tích cực, tự giác của
học sinh trong học tập bộ môn Hoá học .
* Đổi mới đánh giá
- Bám sát mục tiêu đánh giá .
- Chú ý nội dung : Kiểm tra kiến thức thực hành, kỹ năng nghiên cứu
khoa học Hoá học, kỹ năng tư duy
- Dùng các phương pháp khác nhau : Giáo viên đánh giá, học sinh tự
đánh giá lẫn nhau .
- Dùng nhiều loại hình : bài tập tự luận và trắc quan, bài tật lí thuyết
định tính và định lượng, bài tập thực nghiệm Bài tập có sử dụng kênh chữ,
kênh hình và kết hợp kênh chữ và kênh hình
2 . Các biện pháp để tổ chức thực hiện .
2.1 Sử dụng thí nghiệm hoá học để dạy học tích cực là phương pháp đặc thù của

các bộ môn khoa học thực nghiệm trong đó có hoá học .
Sử dụng thí nghiệm để dạy học tích cực ơ Trung học cơ sở được thực hiện
theo những cách sau đây :
- Thí nghiệm để nêu vấn đề hoặc làm xuất hiện vấn đề.
- Thí nghiệm để giải quyết vấn đề đặt ra : Thí nghiệm nghiên cứu, thí
nghiệm đối chứng, thí nghiệm kiểm tra giả thuyết hay dự đoán .
4
- Thí nghiệm chứng minh cho một vấn đề đã được khẳng định .
- Thí nghiệm thực hành : củng cố lí thuyết và rèn kĩ năng thực hành .
- Thí nghiệm trong bài tập thực nghiệm : giải bài tập bằng các thực
nghiệm hoá học .
2.2 Sử dụng thí nghiệm để dạy học tích cực trong những mức độ khác nhau,
nhưng càn chú ý vận dụng cho phù hợp .
* Mức 1 . Rất tích cực : Nhóm học sinh thực hiện thí nghiệm, quan sát hiện
tượng, giải thích, nhận biết sản phẩm và viết các phương trình hoá học. Từ
đó,học sinh rút ra nhận xét về tính chất hoá học, quy tắc, điịnh luật
* Mức 2. Tích cực: Nhóm học sinh quan sát thí nghiệm biểu diễn của giáo
viên hoặc học sinh, mô tả hiện tượng giải thích,nhận biết sản phẩm và viết
các phương trình hoá học. Từ đó rút ra nhận xét về tính chất hóa học, quy tắc
định luật
* Mức 3 . Tương đối tích cực : nhóm học sinh làm thí nghiệm để chứng
minh cho một tính chất, quy tắc, định luật hoặc điều đã biết .
* Mức 4 . Its tích cực : Học sinh quan sát thí nghiệm do giáo viên biểu diễn
để chứng minh cho một tính chất, quy tắc định luật hoặc điều đã biết
* Thiết kế một trường hợp sử dụng thí nghiệm hoá học để dạy học tích cực
theo mô hình của thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2.
Thí dụ : Sử dụng thí nghiệm khi dạy “ Tính chất hoá học của hiđro ’’ ở SGK
Hoá học 8
Tên thí nghiệm : Hiđro tác dụng với đồng (II) oxit.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Mục đích thí
nghiệm
Nghiên cứu thí nghiệm rút ra hiđro khử đồng (II) oxit tạo
thành đồng kim loại và nước. Từ đó và một số thí dụ khác,
khái quát hoá được hiđro khử một số oxit kim loại tạo
thành kim loại và nước.
Dụng cụ thí
nghiệm
Hãy quan sát cho biết
dụng cụ chính và tác
dụng của chúng.
Quan sát hình vẽ trong bài học
hoặc dụng cụ đã được lắp đặt
trước mặt, mô tả dụng cụ và
5
cách làm.
Dự đoán Phản ứng có xảy ra
Thực hiện thí
nghiệm
HS thực hiện thí nghiệm
theo nhóm :
- Điều chế hiđro từ Zn và
dung dịch HCl đặc.
- Dẫn khí hiđro đi qua
ống đựng CuO có màu
đen nung nóng.
Hiện tượng thí
nghiệm
Hãy quan sát thành ống
nghiệm, sự thay đổi màu

sắc của chất rắn.
Xuất hiện chất rắn màu đỏ,
thành ống nghiệm bị mờ đi.
Giải thích hiện
tượng, viết
PTHH
Chất rắn màu đỏ có thể là
chất nào ?
Kim loại đồng có màu đỏ, hơi
nước tạo thành làm thành ống
nghiệm bị mờ đi
CuO + H
2
→
Cu + H
2
O
Rút ra nhận xét Hãy rút ra nhận xét qua
thí nghiệm này
Hiđro đã chiếm oxi của CuO,
Tạo thành kim loại Cu và
nước H
2
O. H
2
là chất khử.
Trong thí dụ này, thí nghiệm được sử dụng theo hướng tích cực và ở mức độ
cao
nhất.
2.3 Tổ chức hoạt động nhóm trong học tập hoá học .

Học sinh làm việc theo nhóm từ 2 -6 Học sinh để giải quyết một nhiệm vụ
học tập do giáo viên nêu ra. Trong nhóm có nhóm trưởng, thư ký và các thành
viên.
Để giải quyết một nhiệm vụ học tập hoá học, dưới sự chỉ đạo của nhóm
trưởng, các thành viên trong lớp lắng nghe để nhận nhiệm vụ, làm việc cá nhân
6
hoặc theo cặp, chia sẻ ý tưởng của mìnhtrong nhóm về một hiện tượng hoá học,
một nhận xét về tính chất của chất, một cách giải quyết vấn đề thực tiễn hoá học

Nhóm trưởng là người lắng nghe, tóm tắt các kết quả của nhóm về tính chất
của chất, về một phản ứng hoá học có xảy ra hay không, về tóm tắt một số
thông tin trong bài học vềứng dụng điều chế các chất
Thư kí là người ngoài nhiệm vụ như thành viên khác còn ghi chép ý kiến
của các thành viên, ý kiến tổng kết của nhóm trưởng. Đại diện nhóm sẽ là người
báo cáo kết qủa của nhóm trước lớp hoặc có ý kiến phản hồi về kết quả của
nhóm khác.
* Ví dụ : Nghiên cứu tính chất hiđro khử đồng II oxit ở nhiệt độ cao.
Giáo viên nêu vấn đề : Liệu hiđro có phản ứng với Cu không ? Chúng ta hãy
tìm hiểu.
Nhóm trưởng giao cho các thành viên
Thành viên 1 - Lắp dụng cụ.
Thành viên 2 - Chuẩn bị hoá chất : HCl, Zn (Al) để điều chế hiđro, CuO
khô sạch vào ống nghiệm.
Thành viên 3 - Chuẩn bị đèn cồn.
Nhóm trưởng : Tiến hành thí nghiệm : Cho kẽm vào bình đựng dung dịch
HCl, đốt nóng CuO.
Cả nhóm :
- Quan sát hiện tượng trước phản ứng, hiện tượng ở ống nghiệm có CuO
Mô tả hiện tượng, giải thích ( Xác định chất tạo thành ) Và viết phương
trình hoá học

- Rút ra nhận xét.
Thư kí ghi chép ý kíên của cả nhóm. Nhóm trưởng tóm tắt ý kiến chung và
báo cáo kết quả trước lớp.
2.4 Học tập hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học hoá học được thực hiện
khi cần giải quyết một nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm của một bài, một chương,
phần, học kì hoặc trong thực hành hoá học.
- Nhóm học sinh nghiên cứu thí nghiệm để rút ra kết luận về tính chất của
chất, giải quyết một vấn đề của bài hoá học
7
- Thảo luận để tìm ra lời giải, một nhận xét, một kết luận về khái niệm
hoá học, tính chất hoá học. định luật hoá học.
- Cùng thực hiện một nhiêm vụ thu thập và sử lí thông tin về nội dung hoá
học do giáo viên giao cho.
Để phát huy tính tích cực của hợp tác nhóm trong học tập hoá học, cần đảm
bảo một số yêu cầu sau đây :
- Phân công nhóm thường xuyên và nhóm cơ động trong những giờ hoá
học : Để duy trì hoạt động nhóm, có thể phân nhóm thường xuyên theo ừng bàn
hoặc hai bàn ghép lại và đặt tên cụ thể.Ví dụ như nhóm 1, nhóm 2 Có thể
thay đổi nhóm khi có những công việc cần thiết gọi là nhóm cơ động, không cố
định.
- Phân công trách nhiệm trong nhóm học tập hoá học để thực hiện một
nhiệm vụ nhất định. Ví dụ : Phân công trưởng nhóm, thư kí của nhóm và các
thành viên với những nhiệm vụ cụ thể trong một hoạt động nhất định.
Sự phân công này cũng có sự thay đổi để mỗi học sinh có thể phát huy vai
trò và phát triển năng lực cá nhân.
- Giáo viên giao nhiệm vụ hoạt động cho từng nhóm học tập hoá học và
theo dõi để có thể giúp
2
đỡ, định hướng, điều chỉnh kịp thời hoạt động của mỗi
nhóm đi đúng hướng giúp xây dựng, vận dụng thực hành nội dung hoá học có

hiệu quả
2.5 Một số ví dụ
* Lớp 8 : Có thể tổ chức cho nhóm học sinh ( nhóm 1 bàn học sinh ) cùng
quan
sát một số thí nghiệm biểu diễn của giáo viên, nhận xét rút ra kết luận.
Ví dụ : Bài 24 “ Tính chất của oxi ’’
Hoạt động của các thành viên ở mỗi nhóm có thể như sau :
Các thành viên Nhiệm vụ
Nhóm trưởng Phân công, điều khiển, chịu trách nhiệm chính.
Thư kí Ghi chép kết quả báo cáo của các thành viên
8
Các thành viên Quan sát thí nghiệm lưu huỳnh, photpho ( phi kim ), sắt (
kim loại ) cháy trong oxi.
Các thành viên
nêu nhận xét
- Trạng thái, màu sắc của lưu huỳnh, khí oxi, photpho,
sắt trước phản ứng.
- Hiện tượng xảy ra : Màu ngọn lửa, khói như thế nào
- Sau phản ứng : Sản phẩm là gì .
- Lập công thức oxít tạo thành và viết phương trình hoá
học.
- Rút ra nhận xét về tác dụng của phi kim với oxi, về kim
loại với oxi.
Các thành viên Trao đổi thảo luận và bổ sung cho nhau về hiện tượng
quan sát được trong mỗi thí nghiệm, nhận xét về sản
phẩm tạo thành.
Trao đổi về nhận xét rút ra qua 3 thí nghiệm : Tác dụng
với kim loại và tác dụng với phi kim.
Đại diện nhóm Báo cáo kết quả hoặc bổ sung kết quả của nhóm khác.


Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm học sinh hoàn thành nhiệm vụ theo phiếu học tập
sau:
Phiếu học tập 1
Tác dụng của oxi với phi kim Hiện tượng. Gải
thích và viết
PTHH
Rút ra nhận xét
1. TN oxi tác dụng với lưu
huỳnh
2. TN oxi tác dụng với photpho
3. Oxi tác dụng với cacbon
Nhận xét chung
9
Phiếu học tập 2

Chú ý :
- Giáo viên cho biết hoá trị của nguyên tố trong oxit tạo thành và yêu cầu
học sinh lập công thức oxit.
- Đối với trường hợp không làm thí nghiệm thì chỉ yêu cầu học sinh viết
phương trình hoá học và rút ra nhận xét.
- Hiện tượng : Mô tả ngắn gọn trạng thái màu sắc của chất phản ứng và sản
phẩm ( ghi dưới công thức hoá học của chất ), ngọn lửa
* Lớp 9 :
Ví dụ : Nhóm HS nghiên cứu tính chất chung của axit thông qua thi
nghiệm nghiên cứu dung dịch H
2
SO
4
tác dụng với Cu(OH)
2

và dung
dịch NaOH.
Hoạt động của học sinh :
Các thành viên Nhiệm vụ
Nhóm trưởng Phân công, điều khiển.
Thư kí Ghi chép kết quả báo cáo của các thành viên.
Tác dụng của oxi với
kim loại
Hiện tượng. Giải thích
và viết PTHH
Rút ra nhận xét
1. TN oxi tác dụng với sắt
2. Oxi tác dụng với đồng
3. Oxi tác dụng với natri
Nhận xét chung
10
Các thành viên Quan sát trạng thái, màu sắc của dung dịch H
2
SO
4
,
Cu(OH)
2
, dung dịch NaOH có vài giọt
phenolphtalein.
Thành viên 1 TN1 : Nhỏ từ từ dung dịch H
2
SO
4
vào ống nghiệm

đựng Cu(OH)
2
Thành viên 2 TN2 : Nhỏ từ từ dung dịch H
2
SO
4
Vào ống nghiệm
đựng dung dịch NaOH có vài giọt phenolphtalein.
Các thành viên Quan sát, mô tả hiện tượng xảy ra ở TN1 và TN2. Gải
thích và rút ra kết luận.
Nhóm trưởng Chỉ đạo thảo luận. Rút ra kết luận chung. Báo cáo kết
quả của nhóm.

Gíao viên yêu cầu học sinh điền kết quả vào phiếu học tập sau :

Thí nghiệm Hiện tượng. Giải
thích và viết PTHH
Rút ra nhận xét
1. H
2
SO
4
loãng tác dụng với
Cu(OH)
2
2. H
2
SO
4
loãng tác dụng với

dung dịch NaOH Có vài giọt
phenolphtalein
Nhận xét chung
11
C. KẾT LUẬN
1 . Kết quả nghiên cứu.
Trong qáu trình nghiên cứu tôi nhận thấy học tập hoá học hợp tác giúp cho
trong giờ hoá học, học sinh biết làm việc với tinh thần trách nhiệm, lắng
nghe ý
kiến của nghười khác, giúp đỡ nhau trong học tập hoá học tạo được không
khí
hợp tác đoàn kết thi đua trong học tậơp hoá học. Đặc biệt có thể rèn luyện
khả
năng tổ chức chỉ đạo cho các nhóm trưởng, khả năng nắm bắt và ghi chép
các
thông tin cho các thư kí nhóm.
Học tập hợp tác giúp khắc khục nhược điểm của học tập cá nhân : các học
sinh
giỏi ghỉ biết mình, còn các em học sinh yếu thì tư ti không dám phát biểu và
tham gia xây dựng bài.
Học tập hợp tác trong hoá học góp phần phát triển năng lực hợp tác, một
năng
lực rất cần trong cuộc sống học tập và lao động.
2 . Kiến nghị đề xuất
Để áp dụng được phương pháp này có hiệu quả cao thì cần phải có :
- Phòng chức năng riêng
- Đồ dùng, dụng cụ thí nghiệm.
- Phương tiện hỗ trợ khác.
- Hoá chất
12

×