Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy tinh bột sắn fococev ninh thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.9 KB, 73 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ NGA
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1: 6
GIỚI THIỆU NHÀ MÁY CHẾ BIẾN NÔNG SẢN FOCOCEV TẠI NINH THUẬN 6
1.1 Quá trình hình thành và phát triển 6
1.1.1 Quá trình hình thành 6
1.1.2 Quá trình phát triển 6
1.2 Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động 7
1.3 Quy trình sản xuất sản phẩm 8
1.3.1 Đặc điểm của sản phẩm 8
1.3.2 Tổ chức sản xuất 8
1.3.3 Quy trình công nghệ 8
1.4 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 11
1.4.1 Cơ cấu bộ máy quản lý 11
1.4.2 Chức năng của các phòng ban 12
1.5 Tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp 13
1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán 13
1.5.2 Chế độ sổ kế toán 15
1.5.2.1 Hình thức kế toán áp dụng 15
1.5.2.2 Hệ thống sổ kế toán sử dụng 16
1.5.3 Một số chính sách kế toán 17
1.5.4 Hệ thống báo cáo kế toán 17
CHƯƠNG 2: 18
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN NINH THUẬN 18
2.1 Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 18
2.1.1 Đánh giá khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy trong thời
gian qua 18
2.1.2 Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 18
2.2 Phân tích sự biến động tài sản 20
2.3 Phân tích tình hình biến động nguồn vốn 22


2.4 Phân tích các tỷ số phản ánh khả năng thanh toán 22
2.4.1 Khả năng thanh tóan hiện hành 22
2.4.2 Khả năng thanh tóan nợ ngắn hạn 23
2.4.3 Khả năng thanh toán nhanh 23
2.5 Phân tích các tỷ số phản ánh khả năng hoạt động 24
2. 5.1 Số vòng quay của tổng tài sản (TAU) 24
2.5.2 Số vòng quay hàng tồn kho và kỳ luân chuyển hàng tồn kho 25
2.5.3 Số vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bq 25
2.5.4 Hiệu quả sử dụng tài sản cố định 26
2.6 Phân tích các tỷ số phản ánh cấu trúc tài chính 27
2.6.1 Tỷ số nợ 27
2.6.2 Tỷ số tài trợ 27
2.6.3 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu 28
2.7 Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh 29
2.7.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời 29
CHƯƠNG 3: 32
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. 32
3.1 Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 32
SVTT: VÕ ĐĂNG TÂM Trang 1 LỚP: CĐ-KTDNK2B
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ NGA
3.1.1 Khái niệm 32
3.1.1.1 Chi phí sản xuất 32
3.1.1.2 Giá thành sản phẩm 32
3.1.2 Phân loại 33
3.1.2.1 Chi phí sản xuất 33
3.1.2.2 Giá thành sản phẩm 34
3.2 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất 35
3.2.1 Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp 35
3.2.1.1 Nội dung 35
3.2.1.2 Tài khoản sử dụng 35

3.2.1.3 Chứng từ sử dụng 35
3.2.1.4 Sơ đồ kế toán nghiệp vụ tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 35
3.2.2 Chi phí nhân công trực tiếp 36
3.2.2.1 Nội dung 36
3.2.2.2 Tài khoản sử dụng 37
3.2.2.3 Chứng từ sử dụng 37
3.2.2.4 Sơ đồ kế toán nghiệp vụ tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 37
3.2.3 Chi phí sản xuất chung 38
3.2.3.1 Nội dung 38
3.2.3.2 Tài khoản sử dụng 38
3.2.3.3 Chứng từ sử dụng 39
3.2.3.4 Sơ đồ kế toán nghiệp vụ tập hợp chi phí sản xuất chung 39
3.3 Sản phẩm dở dang và phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang 40
3.3.1 Khái niệm SPDD 40
3.3.2 Phương pháp đánh giá SPDD 40
3.3.2.1 Theo chi phí NVLTT ( hoặc theo chi phí NVL chính) 40
3.3.2.2 Theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương 40
3.3.2.3 Theo chi phí định mức 41
3.4 Phương pháp tính giá thành sản phẩm 41
3.4.1 Tính giá thành theo phương pháp trực tiếp 41
3.4.2 Tính giá thành theo phương pháp phân bước 42
3.4.3 Tính giá thành theo phương pháp đơn đặt hàng 43
3.5 Sản phẩm hỏng và thiệt hại ngừng sản xuất 43
3.5.1 Khái niệm về sản phẩm hỏng và thiệt hại ngừng sản xuất 43
1.5.1.1Thiệt hại sản phẩm hỏng 43
3.5.1.2 Thiệt hại ngừng sản xuất 44
3.5.2 Phương pháp kế toán sản phẩm hỏng và thiệt hại ngừng sản xuất 44
3.5.2.1 Thiệt hại sản phẩm hỏng 44
3.5.2.2 Thiệt hại ngừng sản xuất 45
3.6 Sơ đồ kế toán tổng hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm 45

CHƯƠNG 4: 47
TÌNH HÌNH THỰC TẾ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN NÔNG SẢN FOCOCEV NINH THUẬN 47
4.1 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất 47
4.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 47
4.1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 50
4.1.3 Kế toán chi phí sản xuất chung 55
4.2 Tổng hợp chi phí sản xuất 62
4.3 Sản phẩm dở dang và phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang 63
SVTT: VÕ ĐĂNG TÂM Trang 2 LỚP: CĐ-KTDNK2B
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ NGA
4.3.1 Sản phẩm dở dang tại nhà máy 63
4.3.2 Phương pháp đánh giá SPDD 63
4.4 Tính giá thành sản phẩm 64
CHƯƠNG 5 66
NHẬN XÉT – KIẾN NGHỊ 66
5.1 Nhận xét 66
5.1.1 Ưu điểm 66
5.1.2 Hạn chế 67
5.1.2.1 Về tổ chức sản xuất 67
5.1.2.2 Về công tác hạch toán kế toán 67
5.2 Kiến nghị 67
5.2.1 Về công tác tổ chức sản xuất 67
5.2.2. Về công tác hạch toán kế toán 68
KẾT LUẬN 69
SVTT: VÕ ĐĂNG TÂM Trang 3 LỚP: CĐ-KTDNK2B
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ NGA
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn

của quá trình đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị
trường nhằm mục đích sinh lợi.
Doanh nghiệp sản xuất là một đơn vị kinh tế thực hiện quá trình đầu tư, sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm do mình sản xuất ra nhằm mục đích thu được lợi nhuận.
Trong doanh nghiệp sản xuất, hoạt động sản xuất thường chiếm một tỷ trọng lớn về
lực lượng lao động, máy móc thiết bị, vật tư, tiền vốn và đóng vai trò quyết định về
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Quá trình hoạt động của một doanh nghiệp sản xuất chế biến đòi hỏi các hoạt động sản
xuất thực tế của doanh nghiệp phải được nhân viên kế toán chi phí báo cáo một cách
trung thực. Nhân viên này phải có khả năng ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời chi
phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở đó tính
toán đúng đủ giá thành sản phẩm, đồng thời vạch ra được mức độ và nguyên nhân của
những lãng phí và thiệt hại xảy ra ở từng khâu trong sản xuất.
Trong thời gian thực tập tại nhà máy, em đã cố gắng tìm hiểu về quy trình công nghệ
sản xuất tinh bột sắn, thực tế kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
nhà máy. Qua đó, em viết chuyên đề báo cáo thực tập “Kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm tại nhà máy tinh bột sắn Fococev Ninh Thuận”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy tinh bột
sắn Fococev Ninh Thuận.
- Cách thức chuyển hóa chi phí theo những yêu cầu quản lý trong nhà máy tinh bột sắn
Fococev Ninh Thuận, đồng thời phân tích tình hình thực hiện chi phí một cách xác
thực.
3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu
3.1 Phương pháp nghiên cứu
3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu: Phương pháp này nhằm thu thập số liệu thực tế về
các vấn đề cần nghiên cứu, cũng như các tư liệu ghi lại những cách thức, quá trình liên
quan tới việc thực hiện vấn đề đó nhằm đánh giá tổng quát đặc trưng về các vấn đề
tổng thể cần nghiên cứu.
SVTT: VÕ ĐĂNG TÂM Trang 4 LỚP: CĐ-KTDNK2B

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ NGA
3.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu: Phương pháp này là việc phân tích các dữ liệu
thứ cấp đã thu thập được, từ đó tìm ra các ý nghĩa của dữ liệu trên nhằm phục vụ cho
việc phân tích một cách hiệu quả, chính xác nhất và mang tính thực tiễn nhất.
3.1.3 Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Sau khi thu thập số liệu, dữ liệu thứ cấp cần
thiết sẽ nghiên cứu, sắp xếp dữ liệu theo một trình tự nhất định để đưa ra các nhận
định đầy tính thuyết phục.
3.1.4 Phương pháp mô tả: Trình bày lại các phương pháp, cách thức, quy trình kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Đồng thời phân tích hay tổng hợp dữ liệu
phục vụ nghiên cứu.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là kế toán tập hợp, phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành tại
nhà máy tinh bột sắn Fococev Ninh Thuận.
4. Giới thiệu kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Báo cáo thực tập gồm có 3 chương, cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Chương 2: Giới thiệu nhà máy chế biến nông sản Fococev tại Ninh Thuận.
Chương 3: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
nhà máy Tinh bột sắn Fococev Ninh Thuận.
Chương 4: Nhận xét – Kiến nghị.
SVTT: VÕ ĐĂNG TÂM Trang 5 LỚP: CĐ-KTDNK2B
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ NGA
CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU NHÀ MÁY CHẾ BIẾN NÔNG SẢN FOCOCEV
TẠI NINH THUẬN
1.1 Quá trình hình thành và phát triển
1.1.1 Quá trình hình thành
Ninh Sơn là huyện miền núi thuộc tỉnh Ninh Thuận, khí hậu thời tiết, đất đai rất thích
hợp cho việc phát triển cây sắn, hàng năm giá trị sản phẩm thu hoạch của người nông
dân ngày càng cao, diện tích canh tác ngày càng mở rộng vì thế huyện Ninh Sơn rất

cần thiết dự án đầu tư nhà máy sản xuất chế biến nông sản (Cụ thể là nhà máy chế biến
tinh bột sắn) nhằm phát huy tiềm năng vùng nguyên liệu sẵn có, khai thác thế mạnh về
đất, thu hút lao động nông nghiệp, tạo công ăn việc làm cho công nhân quanh vùng và
tạo sản phẩm cho xã hội, tăng thu nhập cho người nông dân.
Từ những nhu cầu này, nhà máy chế biến nông sản ninh thuận được đầu tư xây dựng
theo giấy phép kinh doanh số 4302000025 do Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Ninh Thuận cấp
ngày 22/5/2002. Sau một thời gian xây dựng nhà máy chính thức đi vào hoạt động với
số vốn điều lệ là 6 tỷ đồng Việt Nam.
Trụ sở đặt tại km 28, quốc lộ 27, thôn Lương Giang, xã Quảng Sơn, huyện Ninh Sơn,
tỉnh Ninh Thuận, với tổng diện tích là 60.000 m2.
Ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất tinh bột sắn từ sắn củ tươi để xuất khẩu.
- Mua bán nông sản
Mã số thuế 4400734813 – 001
Số tài khoản 4905201002445 tịa Ngân Hàng NN&PTNT huyện Ninh Sơn
Điện thoại 068.851618
Fax: 068.851618
Tổng số cán bộ công nhân viên hiện có tính đến ngày 31/12/2011 là 103 người. Trong
đó: Nam 85 người; Nữ 18 người.
1.1.2 Quá trình phát triển
Ninh Thuận là một tỉnh ven biển, diện tích đất tự nhiên là 3.430 km2, khí hậu nắng
nóng quanh năm phù hợp cho giống cây sắn, nhất là vùng đất huyện Ninh Sơn. Những
năm đầu mới thành lập và đi vào hoạt động ban giám đốc nhà máy đã có kế hoạch thu
SVTT: VÕ ĐĂNG TÂM Trang 6 LỚP: CĐ-KTDNK2B
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ NGA
mua nguyên liệu sản xuất từ các xã trong huyện và các huyện lân cận như: Ninh
Phước, Ninh hải, Bác Ái và Thuận Bắc. Ngoài ra nhà máy còn ký hợp đồng bao tiêu
sản phẩm với người nông dân.
Do mới bước vào hoạt động công ty gặp không ít khó khăn trong việc tiêu thụ sản
phẩm tinh bột sắn, cũng như tay nghề công nhân còn hạn chế, máy móc thiết bị hoạt

động chưa ổn định. Vì vậy công ty đã hết sức nỗ lực phấn đấu và mạnh dạn đưa ra
những giải pháp cụ thể về chính sách giá cả trong mua bán nguyên liệu và sản phẩm,
phục vụ tốt khách hàng, tiết kiệm chi phí. Nhờ đó công ty đã thu lợi nhuận hàng tỷ
đồng, đóng góp cho Ngân sách hàng trăm triệu đồng, đời sống công nhân được cải
thiện.
Qua nhiều năm hoạt động công ty đã có nhiều kinh nghiệm hơn trong cách tổ chức sản
xuất, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao, khách hàng ngày càng tín nhiệm.
Từ đó ngày càng có nhiều khách hàng tìm đến công ty ký kết hợp đồng thu mua sản
phẩm của công ty.
Bảng biểu 1.1: Khái quát tốc độ phát triển của công ty qua 3 năm:
Chỉ tiêu ĐVT
Năm hoạt động
2009 2010 2011
Doanh thu Đồng 43.948.059.788 55.351.180.159 62.368.347.185
Lợi nhuận Đồng 8.071.907.368 11.120.644.475 12.446.397.023
Thu nhập b/q Đồng/ngườ
i
1.220.000 1.750.000 2.050.000
1.2 Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động
- Sản xuất tinh bột sắn chủ yếu cung cấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị
trường Trung Quốc.
- Tạo thêm việc làm cho lao động ở địa phương.
- Bao tiêu toàn bộ sản phẩm nông nghiệp (củ sắn tươi) cho các huyện miền núi thuộc
tỉnh Ninh Thuận: Huyện Bác ái, Huyện Ninh Sơn, huyện Thuận Bắc, huyện Ninh Hải,
huyện Ninh Phước.
SVTT: VÕ ĐĂNG TÂM Trang 7 LỚP: CĐ-KTDNK2B
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ NGA
1.3 Quy trình sản xuất sản phẩm
1.3.1 Đặc điểm của sản phẩm
Dạng tinh bột, màu trắng, mịn, tinh bột sắn dùng để chế biến các loại thực phẩm có

hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn, chất phụ gia trong thuốc tây, xuất khẩu sang thị
trường các nước,…
1.3.2 Tổ chức sản xuất
Chia làm ba ca sản xuất:
- Ca 1: 7h00 đến 15h00
- Ca 2: 15h00 đến 23h00
- Ca 3: 23h00 đến 7h00
Công nhân phải thường xuyên túc trực, kiểm tra hoạt động của máy móc, nếu có phát
sinh hư hỏng phải kịp thời báo cáo và sửa chữa. Các khâu làm việc phải liên tục, tiếp
nối nhau từ lúc đưa nguyên liệu sắn tươi vào chế biến đến khi ra thành phẩm là tinh
bột sắn.
1.3.3 Quy trình công nghệ
Hiện nay nhà máy đang tổ chức sản xuất trên 01 dây chuyền công nghệ nhập khẩu từ
Thái Lan. Quy trình công nghệ này là quy trình đồng bộ khép kín, kỹ thuật tiên tiến
mang tính chất tự động hóa cao. Thời gian từ khi nguyên liệu vào máy đến khi ra được
thành phẩm với thời gian khoảng 01 giờ. Công suất hoạt động của nhà máy hiện tại là
đạt 120 tấn thành phẩm / 24h.
SVTT: VÕ ĐĂNG TÂM Trang 8 LỚP: CĐ-KTDNK2B
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ NGA
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất tinh bột sắn

SVTT: VÕ ĐĂNG TÂM Trang 9 LỚP: CĐ-KTDNK2B
Nạp liệu
Bóc vỏ, rửa
Chặt, định lượng, mài
Trích ly thô
Sàng cong 1
Sàng cong 2
Tách cát
Phân ly 1

Phân ly 2
Ly tâm tách nước
Sấy, làm nguội, rây
Đóng bao
Kho
Bã Trích ly thu hồi 1
Trích ly thu hồi 2
Bãi chứa
Lưu huỳnh
Nước thải
Tách rác
Rác
Hồ xử lý
H
2
SO
3
Nước
Nước
Nước
Nước
Nước thải
Nước

NướcBã
Sữa thu hồi
Nước
Lò đốt
Tháp hấp thụ
Bể chứa

Dung dịch H
2
SO
3
Không khí
Nước
BIOGAS
Lò đốt
Không khí
Lọc Trao đổi nhiệt
Dầu
dẫn
nhiệt
Khí nóng
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ NGA
Thuyết minh công nghệ sản xuất tinh bột sắn
Công đoạn 1: Nạp liệu – Bóc vỏ - Rửa sạch
Nguyên liệu sắn củ tươi được vận chuyển từ ruộng đến nhà máy để cân và kiểm tra
hàm lượng tinh bột, sắn củ tươi thu hoạch không quá 3 ngày được nạp vào phễu
nguyên liệu bằng xe xúc lật, nguyên liệu được cấp đều đặn vào dây chuyền qua băng
tải nghiêng – đi vào lồng bốc vỏ để bốc vỏ và loại bỏ một phần đất và cát. Củ sau khi
được bốc một phần vỏ lụa đi vào máy rửa củ, ở đây củ được chà sát và làm sạch vỏ lụa
bằng nước tưới và nước trong máng rửa.
Công đoạn 2: Chặt, mài
Củ sạch được chặt và mài để giải phóng toàn bộ bột ra khỏi mô củ, quá trình này được
thực hiện bằng dao chặt và máy mài với sự tham gia của H
2
SO
3
trong môi trường

nước. Qua công đoạn này được hỗn hợp sữa bột nhuyễn gồm: bột tự do,bã,dịch bào.
H
2
SO
3
có tác dụng giữ cho dịch bào không bị oxy hóa biến màu nhằm ổn định chất
lượng bột.
Công đoạn 3: Lọc sữa bột
Hỗn hợp sau khi mài được bơm vào hệ thống máy trích ly thô, quá trình này bã được
lọc qua 3 cấp để thu hồi toàn bộ bột, bã ra ngoài các máy trích ly thô được chuyển qua
hệ trích ly thu hồi. Dưới tác dụng của lực ly tâm và nước rửa bột liên kết còn nằm
trong bã sắn được tận thu và trở về máy mài. Bã sau trích ly thu hồi được xả qua băng
tải ra ngoài, bã này là một loại phụ phẩm của nhà máy, có thể dùng chế biến thức ăn
gia súc…
Dịch sữa từ các máy trích ly thô được bơm qua hệ trích ly tinh 1 và trích ly tinh với cỡ
lỗ lưới lần lượt là 75μm và 53 μm để loại bỏ tất cả xơ mịn nhất. Dịch sữa thu được sau
trích ly chỉ gồm bột, nước với các chất tan của dịch bào. Dịch bào và một phần nước
sẽ được tách ở công đoạn tiếp theo. Xơ và các tạp chất rắn đều đã được lọc sạch trước
khi qua hệ thống phân ly.
Công đoạn 4: Phân ly tách dịch bào củ và cô đặc
Dịch sữa sạch sau khi trích ly tinh 2 được bơm vào hệ thống phân ly gồm 2 cấp phân
ly. Trước khi đi vào máy phân ly dịch sữa được đưa qua cyclon tách cát và lọc chổi
quay để bỏ tạp chất rắn ( cát sạn, bã lớn). Sau đó sữa được cấp vào cụm máy phân ly
cấp 1 để tách một phần dịch bào và bã nhỏ đồng thời cô đặc dịch sữa tới 8÷12
0
Be.
Dịch sữa sau phân ly cấp 1 được đưa qua cụm máy phân ly cấp 2 nhằm loại bỏ hoàn
SVTT: VÕ ĐĂNG TÂM Trang 10 LỚP: CĐ-KTDNK2B
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ NGA
toàn dịch bào và cô đặc dịch sữa tới 19÷20

0
Be để sẵn sàng cho công đoạn tách nước
sau đó.
Quá trình phân ly được thực hiện bởi các máy phân ly có tốc độ quay đến 4460 vòng/
phút và được hỗ trợ bởi các thiết bị lọc chổi quay và cyclon tách cát để đảm bảo đạt
hiệu quả cao nhằm tạo dịch sữa bột có độ đặc và độ sạch đạt yêu cầu.
Công đoạn 5: Ly tâm tách nước
Dịch sữa từ thùng chứa phân ly cuối được bơm cao áp chuyển vào hệ thống máy ly
tâm tách nước cho ra bột ở độ ẩm tối đa 35%. Bột ở độ ẩm này dễ dàng đánh tơi và
phân tán trong không khí, sẵn sàng cho giai đoạn sấy sau đó. Sữa loãng từ các máy ly
tâm được thu hồi về các công đoạn trước để tái thu hồi.
Công đoạn 6: Sấy tinh bột và đóng gói
Tinh bột ẩm được băng tải thực phẩm chuyển vào bộ phận đánh tơi và phân tán vào
ống sấy nhờ dòng khí nóng (185
0
C) mà khối bột được phân tán triệt để và thoát âm
nhanh chóng. Dòng khí nóng được tạo ra nhờ quạt nóng công suất lớn, được lọc kỹ và
gia nhiệt ở bộ trao đổi nhiệt. Nguồn nhiệt được cấp từ lò đốt phối hợp khí Biogas (thu
khí từ hồ Biogas) và dầu F.O, môi chất dầu dẫn nhiệt mang nhiệt từ lò đốt qua bộ trao
đổi nhiệt để truyền cho không khí. Việc điều chỉnh công suất đốt lò và nạp liệu vào
ống sấy được tự động hoàn toàn đảm bảo cho quá trình sấy ổn định, hiệu quả cao nhất
và chất lượng tinh bột thành phẩm luôn đạt yêu cầu.
Bột sau khi sấy khô được tách khỏi không khí nóng nhờ hệ cyclon rồi đi qua van quay
vào đường ống làm nguội nhờ quạt hút. Dòng khí tự nhiên sẽ làm nguội bột đến nhiệt
độ gần với nhiệt độ môi trường để có thể cất giữ trong kho lâu dài.
Trước khi đóng bao, bột khô dược rây lần cuối để loại bỏ tất cả các hạt thô. Bao tiêu
chuẩn có lượng tịnh 50kg được kiểm tra bằng cân điện tử có độ chính xác cao. Tuy
nhiên, tùy theo yêu cầu của khách hàng, nhà máy có thể đóng gói các loại bao có khối
lượng lớn hoặc nhỏ hơn.
1.4 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

1.4.1 Cơ cấu bộ máy quản lý
Sơ đồ 1.2: Cơ cấu bộ máy quản lý của doanh nghiệp
SVTT: VÕ ĐĂNG TÂM Trang 11 LỚP: CĐ-KTDNK2B
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ NGA
Quan hệ trực tiếp
Quan hệ chức năng
1.4.2 Chức năng của các phòng ban
- Ban giám đốc:
 Giám đốc: Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc Công ty về kết quả điều hành sản
xuất kinh doanh, phụ trách chung, phụ trách công tác kế toán, kế hoạch tổ chức và
lao động tiền lương. Quyết định giá thu mua sắn, giá bán tinh bột sắn.
 Phó giám đốc: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty, phụ trách công tác
sản xuất, kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, an toàn lao động ….
SVTT: VÕ ĐĂNG TÂM Trang 12 LỚP: CĐ-KTDNK2B
Điện năng
nguyên
liệu
Đại diện quản lý chất lượng
Phòng kỹ thuật sản xuất
và kiểm tra chất lượng
Bộ phận
KCS
Giám đốc
Các phó giám đốc
Bộ phận
hành
chính –
nhân sự
Trạm thu
mua sắn

Thí
nghiệm
kiểm tra
Cơ khí
sửa chữa
Các ca
sản
xuất
Phòng kế toánPhòng tổng hợp
Bộ phận
sản xuất
Bộ
phận
nông
vụ
Trạm
cân
sắn
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ NGA
- Phòng tổng hợp: Có trách nhiệm tuyển dụng lao động, theo dõi ngày công, chế độ
bảo hiểm, nghỉ phép, tai nạn lao động, theo dõi hồ sơ cán bộ công nhân viên, công tác
phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động trong doanh nghiệp. Tham mưu cùng Ban
giám đốc xem xét, điều chuyển đề bạt cán bộ. Ngoài ra còn chịu trách nhiệm bảo vệ
toàn bộ tài sản của doanh nghiệp 24/24 giờ thông qua đội bảo vệ.
- Phòng kế toán: Chịu trách nhiệm chi trả lương cho cán bộ công nhân viên trong
công ty, chi trả tiền thu mua nguyên liệu sắn khi vào mùa vụ sản xuất.
Kế toán trưởng, kế toán tổng hợp phải hoàn chỉnh các báo cáo kịp thời và chính xác.
Kế toán thanh toán, thống kê tiền lương, tài sản cố định và giao dịch Ngân hàng.
Kế toán vật tư: Quản lý và theo dõi vật tư và hợp đồng kinh tế.
- Phòng kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng – cung ứng vật tư:

Thường xuyên bám sát hiện trường, kiểm tra giám sát việc chấp hành nội qui an toàn
trong vận hành máy, thiết bị, sữa chữa. Kiểm tra chất lượng tinh bột sắn thường xuyên
trong quá trình sản xuất. Lập kế hoạch bảo dưỡng định kỳ trùng tu, đại tu máy mọc
thiết bị, bảo đảm hoạt động đạt năng suất, xây dựng và thực hiện phương án cải tiến kỹ
thuật.
1.5 Tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp
1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Phòng kế toán tài vụ doanh nghiệp gồm năm người:
- Một kế toán trưởng.
- Một kế toán tổng hợp.
- Hai nhân viên kế toán.
- Một thủ quỹ.
Bộ máy kế toán doanh nghiệp được tổ chức theo tổ chức tập trung. Mọi nghiệp vụ
kinh tế phát sinh đều được thực hiện tại Phòng hế toán.
SVTT: VÕ ĐĂNG TÂM Trang 13 LỚP: CĐ-KTDNK2B
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ NGA
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ bộ máy kế toán biên chế của doanh nghiệp
Quan hệ trực tiếp
Quan hệ đối chiếu
* Chức năng, nhiệm vụ của các thành viên:
- Kế toán trưởng: Là người lãnh đạo Phòng kế toán, chịu trách nhiệm chung trước
Ban giám đốc về tình hình hạch toán kế toán của doanh nghiệp, tham mưu cho Ban
giám đốc về chiến lược kinh tế Tài chính của doanh nghiệp, phân tích đánh giá các
tình hình Tài chính, tập hợp thống kê báo cáo, sử dụng vật liệu và các chi phí sản xuất
khác, tham gia kiểm kê đánh giá TSCĐ, tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản
phẩm, xác định doanh thu tiêu thụ, xác định kết quả, phân phối thu nhập, lập đầy đủ
kịp thời các báo cáo kế toán Tài chính, kiểm tra đôn đốc việc của cấp dưới.
- Kế toán tổng hợp: Có trách nhiệm theo dõi ghi chép sổ sách của nhân viên kế toán,
lập bảng tổng hợp số liệu cuối kỳ, kiểm tra tính chính xác của số liệu kế toán.
- Kế toán thanh toán kiêm tiền gửi ngân hàng: Có nhiệm vụ theo dõi thu chi tiền

mặt, tiền gửi ngân hàng, tình hình công nợ với khách hàng, các khoản tạm ứng, có
trách nhiệm mở đầy đủ các sổ chi tiết, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuộc
SVTT: VÕ ĐĂNG TÂM Trang 14 LỚP: CĐ-KTDNK2B
KẾ TOÁN
TỔNG HỢP
KẾ TOÁN
TRƯỞNG
KẾ TOÁN THANH TOÁN
KIÊM KẾ TOÁN TGNH
THỦ QUỸ
KẾ TOÁN NVL,VẬT
TƯ, TSCĐ VÀ CÁC
KHOẢN KHÁC
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ NGA
phần hành mình theo dõi, định kỳ đối chiếu và tham gia kiểm kê các qũi tiền mặt, tiền
gửi ngân hàng.
- Kế toán vật liệu, vật tư, TSCĐ và các khoản khác: Có nhiệm vụ theo dõi và định kỳ
báo cáo tình hình TSCĐ, xác định số trích lập khấu hao, đồng thời theo dõi quá trình
nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu của nhà máy. Ngoài ra có nhiệm vụ theo dõi việc thanh
toán tiền lương và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ).
- Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu, chi tiền mặt, séc, ngân phiếu nộp vào ngân hàng và nhận
tiền từ ngân hàng về nhập quỹ, rút số dư tồn quỹ hàng tháng và kịp thời đối chiếu với
kế toán thanh toán. Thủ quỹ là người chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt của doanh
nghiệp. Do vậy phải mở, vào sổ và rút số dư tiền mặt kịp thời.
1.5.2 Chế độ sổ kế toán
1.5.2.1 Hình thức kế toán áp dụng
Doanh nghiệp sử dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. Đặc trưng cơ bản của hình
thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng
từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
- Ghi theo trình tự thời gian trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ.

- Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.
Chứng từ ghi sồ do kế toán lập trên cơ sở chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp
chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung.kinh tế.
Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo thứ tự
trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế
toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
SVTT: VÕ ĐĂNG TÂM Trang 15 LỚP: CĐ-KTDNK2B
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ NGA
Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
1.5.2.2 Hệ thống sổ kế toán sử dụng
- Chứng từ ghi sổ;
- Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ;
- Sổ Cái;
- Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết.
SVTT: VÕ ĐĂNG TÂM Trang 16 LỚP: CĐ-KTDNK2B
Bảng tổng hợp
chứng từ
Báo cáo tài chính
Bảng cân đối
phát sinh
Bảng tổng hợp
chi tiết
Sổ cái
Sổ đăng ký
chứng từ
Chứng từ ghi sổ
Sổ thẻ chi tiết kế

toán
Sổ quỹ
Chứng từ ghi sổ
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ NGA
1.5.3 Một số chính sách kế toán
- Niên độ: là 1 năm từ ngày 1/1 đến 31/12
- Đơn vị tiền tệ: VND
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên
- Phương pháp tính giá hàng tồn kho: nhập trước xuất trước ( FIFO )
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định: theo phương pháp tuyến tính cố định (phương
pháp khấu hao đường thẳng) và được phân bổ theo tháng
Khấu hao = Nguyên giá / số tháng sử dụng
- Phương pháp đánh giá SPDD: Do doanh nghiệp sản xuất với quy trình công nghệ
khép kín từ lúc đưa NVL chính là củ sắn tươi vào chế biến đến khi ra tinh bột sắn và
đóng bao thành phẩm chờ bán nên doanh nghiệp không có SPDD cuối kỳ. Chỉ có cuối
mỗi tháng, nhà máy vẫn tồn một lượng nguyên liệu chính tại phân xưởng và lượng
nguyên liệu chính này được xem như là chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.
- Phương pháp tính giá thành phẩm: Doanh nghiệp sử dụng phương pháp giản đơn,
cuối tháng doanh nghiệp tập hợp tất cả các chi phí 621, 622, 627 phát sinh trong tháng
để tính giá thành sản phẩm.
1.5.4 Hệ thống báo cáo kế toán
Doanh nghiệp chỉ sử dụng hệ thống Báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính dùng
để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của
doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và
nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.
Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:
- Tài sản;
- Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
- Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác;
- Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh;

- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước;
- Tài sản có khác có liên quan đến đơn vị kế toán;
- Các luồng tiền.
Ngoài ra, còn phải cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết minh báo cáo tài
chính”.
SVTT: VÕ ĐĂNG TÂM Trang 17 LỚP: CĐ-KTDNK2B
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ NGA
CHƯƠNG 2:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI NHÀ MÁY TINH
BỘT SẮN NINH THUẬN
2.1 Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
2.1.1 Đánh giá khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy trong thời
gian qua
BẢNG 2.1.1: BẢNG TỔNG HỢP MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KẾT QUẢ
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY
ST
T
CHỈ TIÊU ĐVT 2009 2010
Tốc độ
tăng bq
1 Doanh thu Đồng 43.948.059.788 55.351.180.159 122 %
2 LNST Đồng 8.071.907.368 11.120.644.475 108.5 %
3
Tổng vốn
kinh doanh
Đồng 101.285.164.423 103.209.344.196 102 %
4
Tổng vốn
chủ sở hữu
bq

Đồng 94.727.457.542 96.634.636.940 102 %
5
Tổng số lao
động
Người 83 94 16 %
6 Thu nhập bq Đồng/Người 1.220.000 1.750.000 29 %
Nhận xét:
Qua bảng phân tích trên ta thấy: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của
nhà máy tương đối tốt, doanh thu tăng với tốc độ tăng bình quân đạt 12%, chỉ tiêu
LNST giảm 9.5 % là do LNST năm 2009 đã bao gồm chi phí đền bù giải tỏa đất của
tỉnh Khánh Hòa 2.000.000.000.Tổng số lao động của công ty tăng dần qua các năm.Do
sự gia tăng về quy mô sản xuất cho nên hàng năm công ty luôn tuyển thêm lao động
phục vụ công tác kinh doanh xếp dỡ hàng hóa.
Ngoài ra thu nhập bình quân của công nhân tăng dần các năm . Năm 2008 thu
nhập bình quân là 1.200.000 đồng/người/tháng, nhưng đến năm 2009 tăng lên
1.400.000 đồng/người/tháng.Tốc độ tăng bình quân đạt 17 %. Điều này chứng tỏ công
ty hoạt động rất có hiệu quả. Bên cạnh đó công ty còn thường xuyên chú trọng đến
đời sống của người công nhân.
2.1.2 Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới
Trong năm tới đây công ty phải phấn đấu không ngừng nâng cao hiệu quả kinh
doanh, tạo cơ sở cho việc mua sắm đổi mới máy móc thiết bị, phương tiện và quy trình
SVTT: VÕ ĐĂNG TÂM Trang 18 LỚP: CĐ-KTDNK2B
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ NGA
công nghệ mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật để thực hiện chiến lược mở rộng quy mô sản
xuất, từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống, điều kiện làm việc cho
người lao động, đồng thời thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước.Từ đó góp phần vào
sự nghiệp phát triển chung của ngành chế biến nông sản cũng như toàn bộ nền kinh tế
quốc dân.
Tất cả những cải tiến, những đổi mới áp dụng trong công tác quản lý chỉ thực
sự mang lại ý nghĩa khi và chỉ khi tăng được kết quả hoạt động kinh doanh .Đối với

nhà máy, hiệu quả kinh doanh không chỉ là thước đo chất lượng phản ánh trình độ
quản lý sản xuất kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của nhà máy trong điều kiện
nền kinh tế thị trường hiện nay .Nhà máy muốn tồn tại và vươn lên thì đòi hỏi kinh
doanh phải có hiệu quả thu được lợi nhuận ngày càng cao.
Để đạt được mục tiêu trên trong những năm tiếp theo nhà máy cần lỗ lực phấn
đấu thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mà nhà máy đã đề ra.
Mặt khác nhà máy đặc biêt chú trọng đến công tác đầu tư xây dựng cơ bản để
tiếp tục nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh phục vụ sự phát triển lâu dài của nhà
máy trong thời gian tới .
Để hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy đạt hiệu quả ngày càng cao thu
được lợi nhuận ngày càng nhiều nhà máy cần phải áp dụng tổng hợp các biện pháp
khác nhau trong quá trình quản lý sản xuất kinh doanh, bao gồm các biện pháp về kinh
tế kỹ thuật và hành chính.
BẢNG 2.1.2: BẢNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH
DOANH QUA HAI NĂM CỦA NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN
FOCOCEV NINH THUẬN
ĐVT: Đồng VN
1.DT BH và CCDV 01 3.616.801.420.380 4.732.648.392.681
2. Khoản giảm trừ DT 02 -
3.DTT về bán hàng và CCDC (10=01-02) 10 3.616.801.420.380 4.372.648.392.681
4.Giá vốn hàng bán 11 3.469.540.156.193 4.600.725.559.266
5.LN gộp về bán hàng và CCDV (20=10-
11) 20 147.261.264.187 131.922.833.415
6.Doanh thu hoạt động tài chính 21 7.570.787.859 4.887.779.752
7.Chi phí tài chính 22 3.212.424.030 13.328.637.724
- Trong đó: chi phí lãi vay 23 1.456.802.537 6.658.946.569
8.Chi phí bán hàng 24 90.682.717.327 73.229.151.815
9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 12.316.929.991 9.136.319.650
10.LNT từ hoạt động kinh doanh
{30=20+(21(24+25)}

11.Thu nhập khác 31 -
2.278.989.720
SVTT: VÕ ĐĂNG TÂM Trang 19 LỚP: CĐ-KTDNK2B
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ NGA
12.Chi phí khác 32 - 521.835.974
13.Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 - 1.757.153.746
14.LNTT (50=30+40) 50 48.619.980.698 42.873.567.724
15.Thuế TNDN phải nộp 51 11.701.305.425 9.602.035.471
16.LNST(60=50-51) 60 36.918.675.273 33.271.622.253


Nhận xét: Qua bảng phân tích báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh cho thấy :
Doanh thu tăng ,lợi nhuận giảm vì trong năm 2009 lợi nhuận đã bao gồm tiền đền bù
giải tỏa đất nên lợi nhuận 2010 thấp hơn. Điều này chứng tỏ nhà máy hoạt động kinh
doanh có hiệu quả và ký kết được nhiều hợp đồng kinh tế lớn hơn.
Cùng với sự gia tăng của doanh thu thì giá vốn hàng bán cũng tăng. Năm 2010
giá vốn hàng bán của công ty là 4.600.725.559.266 đồng, tăng 1.131.185.403.073
đồng so với năm 2009 tương đương tăng 15%.
Doanh thu hoạt động tài chính năm 2010 giảm 2.683.008.107 tương đương
giảm 11 % so với năm 2009. Bên cạnh đó còn phải kể đến sự gia tăng của chi phí tài
chính năm 2010 tăng 10.114.213.694 đồng so với năm 2009.
Ngoài ra còn có sự giảm xuống của chi phí quản lý doanh nghiệp (giảm
3.180.610.340 đồng) .Chính những yếu tố trên tác động gây ra sự thay đổi về lợi
nhuận của nhà máy qua các năm 2009 và 2010.
Điều này chứng tỏ tình hình kinh doanh của nhà máy ngày càng tốt hơn. Qua việc
phân tích báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh cho thấy tình tình kinh doanh của nhà
máy có hiệu quả hơn.
2.2 Phân tích sự biến động tài sản
Bảng 2.2.1: Phân tích tình hình biến động tài sản qua các năm tại Nhà Máy Tinh
Bột Sắn FoCoCev Ninh Thuận


ĐVT : VNĐ
SVTT: VÕ ĐĂNG TÂM Trang 20 LỚP: CĐ-KTDNK2B
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ NGA
SVTT: VÕ ĐĂNG TÂM Trang 21 LỚP: CĐ-KTDNK2B
TÀI SẢN 2010
2009
A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 230.217.066.677 265.481.180.791
I.Tiền Và Các Khoản Tương Đương Tiền 22.936.221.124 38.142.270.504
1.Tiền 12.844.554.457 38.142.270.504
2.Các khoản tương đương tiền 10.091.666.667 -
II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 48.579.707.000 46.863.202.000
1.Đầu tư ngắn hạn 57.374.636.000 62.315.031.000
2.Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn
hạn (8.794.929.000) (15.451.829.000)
III.Các khoản phải thu ngắn hạn 101.900.717.421 95.207.785.259
1.Phải thu khách hàng 50.248.810.615 44.232.408.071
2.Trả trước cho người bán 49.268.145.138 48.675.606.070
3.Phải thu nội bộ ngắn hạn 2.383.761.668 2.299.771.118
IV.Hàng tồn kho 83.324.158.476 42.122.346.995
1.Hàng tồn kho 84.017.990.010 42.535.326.869
2.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (693.831.534) (412.979.874)
V.Tài sản ngắn hạn khác 8.740.376.770 7.881.461.919
1.Chi phí trả trước ngắn hạn 402.553.894 1.082.443.430
2.Thuế GTGT được khấu trừ 1.620.345.356 1.132.340.719
3.Tài sản ngắn hạn khác 6.717.477.520 5.666.677.770
B.TÀI SẢN DÀI HẠN
(200=210+220+240+250+260) 198.845.719.870 218.338.162.087
I.Tài sản cố định 194.687.719.870 214.936.162.087
1.Tài sản cố định hữu hình 109.143.006.987 110.869.827.088

- Nguyên giá 145.615.592.349 151.826.187.542
- Giá trị hao mòn (*) (36.472.585.362) (40.956.351.454)
2.Tài sản cố định vô hình 20.367.220.797 19.834.700.541
- Nguyên giá 22.500.584.020 22.500.584.020
-Giá trị hao mòn (*) (2.665.883.479) (2.133.363.233)
4.Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 84.231.634.458 65.177.492.086
II.Tài sản dài hạn khác 3.402.000.000 4.158.000.000
1.Chi phí trả trước dài hạn 3.402.000.000 4.158.000.000
TỔNG TÀI SẢN 448.555.228.764 464.326.900.661
NGUỒN VỐN
A.Nợ Phải Trả 90.719.710.045 107.101.332.751
I.Nợ Ngắn Hạn 85.709.554.775 101.427.192.400
1.Vay ngắn hạn 34.000.000.000 24.700.000.000
2. Phải trả cho người bán 8.118.940.993 48.673.532.920
3. Người mua trả tiền trước 15.439.539.145 1.334.018.464
4. Thuế và các khoản phải trả cho Nhà nước 3.397.520.548 4.413.086.967
5. Phải trả người lao động 7.876.649.652 13.735.319.998
6. Phải trả nội bộ 55.401.755 55.401.755
7. Các khoản phải trả, phải pộp khác 11.528.187.073 4.455.810.949
8. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 5.293.315.609 4.060.021.347
II. Nợ Dài hạn 5.010.155.270 5.674.140.351
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ NGA
Nhận xét: Qua bảng phân tích trên ta có một vài nhận xét sau :
(*) Đánh giá sự biến động tài sản năm 2010 so với năm 2009 :
Tổng tài sản năm 2010 là 464.326.900.661 đồng so với năm 2009 tăng là
15.771.671.897 đồng tương đương tăng 3.5 % .Sự gia tăng này chủ yếu là gia tăng về
các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và các khoản phải thu ngắn hạn. Năm 2010 các
khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 1.716.505.000 đồng và các khoản phải thu ngắn
hạn của công ty 2010 tăng 16.692.932.162 đồng, tương đương tăng 26.5% và 4.5%
điều này chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả .

(*) Đánh giá sự biến động tài sản năm 2010 so với năm 2009 là:
Tổng tài sản năm 2010 đạt 464.326.900.661 đồng ,tăng 15.771.671.897 đồng so
với năm 2009 tương đương tăng 3.5%. Nguyên nhân chủ yếu là do sự gia tăng của các
khoản đầu tư tài chính và các khoản phải thu ngắn hạn .Các khoản phải thu ngắn hạn
tăng và sự gia tăng này chủ yếu là do các khoản phải thu khách hàng tăng .Năm 2010
khoản phải thu khách hàng đạt 50.248.810.615 đồng, giảm 6.016.402.544 đồng so với
năm 2009 tương đương tăng 4.2% điều này chứng tỏ doanh nghiệp tốt trong khâu
thanh toán. Ngoài ra khoản trả trước cho người bán cũng gia tăng mạnh, tăng
40.554.591.927 tương đương tăng 198% so với năm 2009.
2.3 Phân tích tình hình biến động nguồn vốn
Nhận xét : Qua bảng phân tích trên ta có một vài nhận xét sau:
(*) Đánh giá sự biến động nguồn vốn năm 2010 so với năm 2009 :
Tổng nguồn vốn năm 2010 là 464.326.900.661 tăng 15.771.671.897 so với năm
2009 tương đương tăng 3.5%.
Nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng này là do sự tăng lên của khoản mục nợ
phải trả và khoản mục vốn chủ sở hữu .
Nợ phải trả năm 2010 là 107.101.332.751đồng, tăng 16.481.622.706 đồng so
với năm 2009 tương đương tăng 0.48% chủ yếu do sự tăng lên của khoản mục các
khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác tăng 7.072.366.124 đồng .Nguồn vốn chủ sở
hữu trong năm 2010 tăng 609.950.809 đồng so với năm 2009 tương đương tăng
0.81%,chủ yếu do vốn khác của chủ sỡ hữu tăng 1.047.092.856 đồng và sự gia tăng
của các quỹ qua đó chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh rất có hiệu quả .
(*) Đánh giá sự biến động nguồn vốn năm 2010 so với năm 2009 :
Tổng nguồn vốn năm 2010 là 464.326.900.661đồng, tăng 15.771.671.897 đồng
so với năm 2009 tương đương tăng 3.5% .Nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng này là
do sự tăng lên của khoản mục phải trả, phải nộp ngắn hạn khác và sự gia tăng của các
quỹ đặc biệt là quỹ dự phòng khen thưởng phúc lợi và quỹ dự phòng tài chính .
Tóm lại qua sự phân tích tình hình biến động của nguồn vốn ta nhận thấy năm
2009 nợ dài hạn còn cao chứng tỏ nguồn vốn đi chiếm dụng tương đối nhiều nói lên sự
hạn chế về khả năng thanh toán của nhà máy.

2.4 Phân tích các tỷ số phản ánh khả năng thanh toán
2.4.1 Khả năng thanh tóan hiện hành
Tổng tài sản
Hệ số khả năng thanh =
toán hiện hành Nợ phải trả
SVTT: VÕ ĐĂNG TÂM Trang 22 LỚP: CĐ-KTDNK2B
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ NGA

Năm 2009 : 448.555.228.764
= 4,94
90.719.710.045
Năm 2010 : 464.326.900.661
= 4,34
107.101.332.751
2.4.2 Khả năng thanh tóan nợ ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh =
toán nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn

Năm 2009: 230.217.066.677
= 2,69
85.709.554.775
Năm 2010: 265.481.180.791
= 2,62
101.427.192.400
2.4.3 Khả năng thanh toán nhanh

Tiền và các khoản tương đương tiền
Hệ số khả năng thanh =
toán nhanh Nợ ngắn hạn

Năm 2009:
0,27
.77585.709.554
.12422.936.221
=
Năm 2010:
38,0
504.270.142.101
.50438.142.270
=
Bảng 2.4.3.1: Bảng phân tích tình hình và khả năng thanh toán
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
So sánh 10/09
± %
Hệ số khả năng tt hiện hành
4,94
4,34 -0,6 -6.5
SVTT: VÕ ĐĂNG TÂM Trang 23 LỚP: CĐ-KTDNK2B
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ NGA
Hệ số khả năng tt nợ ngắn hạn 2,69 2,62 -0,07 -1,3
Hệ số khả năng tt nhanh 0,27 0,38 0,11 16,9
Nhận xét: Nhìn vào bảng phân tích trên cho thấy :
Khả năng thanh toán hiện hành của nhà máy có sự tăng giảm qua các năm. Năm
2009 cứ 1 đồng vốn nợ phải trả được đảm bảo bởi 4,94 đồng tài sản nhưng đến năm
2010 cứ 1 đồng phải trả được đảm bảo bởi 4,34 đồng tài sản, giảm 0,6 đồng tương
đương giảm 6,5%.Tuy có sự tăng lên đôi chút nhưng nhìn chung khả năng thanh toán

hiện hành của nhà máy tương đối tốt.
Khả năng thanh tóan nợ ngắn hạn của nhà máy có sự tăng ,giảm qua các năm
.Năm 2009 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 2,69 đồng tài sản ngắn hạn. Năm
2010 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 2,62 đồng tài sản ngắn hạn tuy giảm
0,07 đồng tương đương giảm 1,3% .Điều này chứng tỏ nhà máy có tính thanh khoản
tương đối đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, góp phần tạo uy
tín trước đơn vị cho vay
Khả năng thanh toán nhanh của nhà máy năm 2009 là 0,27 nhưng năm 2010 là
0,38 tăng 0,11 đồng tương đương tăng 16,9%. Qua đó cho chúng ta thấy khả năng
thanh toán tức thời đối với các khoản nợ đến hạn trả của công ty là rất cao.
Do đó nhà máy cần có xu hướng làm tăng thêm lượng tiền và các khoản tương
đương tiền để đảm bảo khả năng thanh tóan tức thời đối với các khỏan nợ đến hạn trả
của nhà máy.
2.5 Phân tích các tỷ số phản ánh khả năng hoạt động
2. 5.1 Số vòng quay của tổng tài sản (TAU)
Tổng doanh thu
TAU =
(lần) Tổng tài sản bq

Năm 2009: 3.616.801.420.380
= 1,7
425.506.044.940
2
Năm 2010 : 4.372.648.392.681
= 2,1
416.442.270.400
2
Nhận xét :
Năm 2009, cứ một đồng tài sản mà công ty sử dụng trong kỳ có khả năng tạo ra
1,7 đồng doanh thu. Năm 2010 tỷ số này tăng cứ một đồng tài sản mà công ty sử dụng

trong kỳ có khả năng tạo ra 2,1 đồng doanh thu. Điều này chứng tỏ công ty sử dụng tài
sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả .
SVTT: VÕ ĐĂNG TÂM Trang 24 LỚP: CĐ-KTDNK2B
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ NGA
2.5.2 Số vòng quay hàng tồn kho và kỳ luân chuyển hàng tồn kho
Doanh thu thuần
Số vòng quay HTK =
Hàng tồn kho bq

Năm 2009 : 3.616.801.420.380
= 13(vòng)
167.342.148.486
2
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho : 360/13 = 28 (ngày)
Năm 2010 : 4.372.648.392.681
= 15(vòng)
5.830.197.856
2
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho : 360/15= 24 (ngày)
Nhận xét : Nhìn chung doanh thu thuần thu được từ hoạt động kinh doanh tăng trong
năm 2010 doanh thu thuần đạt 4.372.648.392.681 đồng.
Năm 2009, giá trị tài sản lưu kho bảo quản của công ty trong năm có khả năng
quay được 15 vòng tương ứng với 1 vòng quay là 28 ngày. Nhưng đến năm 2010 số
vòng quay hàng tồn kho tăng lên 2 vòng tương ứng giảm 4 ngày so với năm 2009, như
vậy giá trị tài sản lưu kho của công ty có xu hướng biến động ngày càng tốt hơn, rút
ngắn số ngày luân chuyển.
2.5.3 Số vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bq
Tổng doanh thu
Số vòng các khoản =
phải thu Các khoản phải thu bq

Năm 2009 : 3.616.801.420.380
= 12,3 (vòng)
(101.900.717.421+ 80.264.567.206)
2
Kỳ thu tiền bình quân : 360/12,3= 29 (ngày)
Năm 2010 : 4.732.648.392.681
= 12(vòng)
(101.900.717.421+95.207.785.259)
2
Kỳ thu tiền bình quân : 360/ 12= 30 (ngày)
Nhận xét : Số vòng quay các khoản phải thu của công ty giảm không đáng kể, tương
đối ổn định, kỳ thu tiền bình quân có xu hướng nam sau bằng năm trước.Năm 2009 số
vòng quay các khoản phải thu đạt 12,3 vòng và kỳ thu tiền bình quân 36 ngày , đến
năm 2010 kỳ thu tiền bình quân tăng 1 ngày. Đây là dấu hiệu bình thường và không
SVTT: VÕ ĐĂNG TÂM Trang 25 LỚP: CĐ-KTDNK2B

×