Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

phân tích tình hình xuất khẩu gạo ở việt nam từ năm 2009 đến 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.14 KB, 38 trang )

Chuyên Đề Kinh Tế Phân tích tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam

GVHD: Lê Trần Thiên Ý Trang 1 SVTH: Nguyễn Hồng Vinh
LỜI CẢM TẠ

Em xin chân thành cám ơn cô Lê Trần Thiên Ý đã tận tình
hướng dẫn em trong suốt thời gian em thực hiện chuyên đề
này.
Bạc Liêu, Ngày 15 tháng 11 năm 2011
Sinh viên thực hiện

NGUYỄN HỒNG VINH
LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các
số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung
thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa
học nào.
Bạc Liêu, Ngày 15 tháng 11 năm 2011
Sinh viên thực hiện

NGUYỄN HỒNG VINH
Chuyên Đề Kinh Tế Phân tích tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam
GVHD: Lê Trần Thiên Ý Trang 2 SVTH: Nguyễn Hồng Vinh
LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các
số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung
thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa
học nào.
Bạc Liêu, Ngày 15 tháng 11 năm 2011


Sinh viên thực hiện

NGUYỄN HỒNG VINH
Chuyên Đề Kinh Tế Phân tích tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN



















GVHD: Lê Trần Thiên Ý Trang 3 SVTH: Nguyễn Hồng Vinh
Chuyên Đề Kinh Tế Phân tích tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam
MỤC LỤC
  
PHẦN MỞ ĐẦU 6
1. Lý do chọn đề tài: 6

2. Mục tiêu nghiên cứu: 7
3. Phương pháp nghiên cứu: 7
4. Phạm vi nghiên cứu: 10
PHẦN NỘI DUNG 11
CHƯƠNG 1 11
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA GẠO CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY 11
1.1 Những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc sản xuất lúa gạo của Việt
Nam: 11
1.2 Diện tích và sản lượng lúa gạo của nước ta trong những năm gần đây: . 13
1.3 Chủ trương, chính sách của Nhà nước về hoạt động sản xuất và xuất khẩu
gạo Việt Nam trong những năm vừa qua: 19
1.4 Một số loại gạo xuất khẩu của Việt Nam: 22
CHƯƠNG 2 23
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM TRONG
GIAI ĐOẠN 2009 - THÁNG 6/2011 23
2.1 Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn 2009 - 6/2011: 23
2.2 Đánh giá tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam: 27
CHƯƠNG 3 32
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM 32
3.1 Tăng cường hỗ trợ từ phía nhà nước: 32
3.2 Tăng cường sự hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến, xuất
khẩu gạo trong nước với nhau và với các doanh nghiệp nước ngoài: 33
3.3 Đa dạng hóa thị trường và mở rông thị trường xuất khẩu ra thế giới: 34
3.4 Nâng cao chất lượng hạt gạo xuất khẩu và tạo nên thương hiệu gạo Việt
Nam trên thị trường quốc tế: 35
PHẦN KẾT LUÂN 37
GVHD: Lê Trần Thiên Ý Trang 4 SVTH: Nguyễn Hồng Vinh
Chuyên Đề Kinh Tế Phân tích tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam
DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ ĐỒ THỊ
  

Trang
Bảng 1.1 : Tỷ lệ lao động trong các ngành 13
Bảng 1.2 : Diện tích lúa cả năm phân theo vùng 14
Bảng 1.3 : Năng suất lúa cả năm phân theo vùng từ năm 2008 - 2010 17
Bảng 1.4 : Sản lượng lúa cả năm phân theo vùng từ năm 2008 - 2010 19
Bảng 1.5 : Nguồn vốn ODA do Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn phê
duyệt 20
Biểu đồ 2.1 : Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 2004-2010 24
Biểu đồ 2.2 : Biến động giá gạo xuất khẩu thế giới 25
Biểu đồ 2.3 : Các thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2010 27
GVHD: Lê Trần Thiên Ý Trang 5 SVTH: Nguyễn Hồng Vinh
Chuyên Đề Kinh Tế Phân tích tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Từ trước đến nay Việt Nam là một nước Nông nghiệp có nền sản xuất lúa
nước rất phát triển. Gạo không những đáp ứng đủ nhu cầu lương thực thực phẩm
trong nước, mà còn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực đem lại nguồn GDP lớn hàng
năm cho nước ta. Hiện nay, Việt Nam là nước xuất gạo lớn thứ 2 thế giới. Theo
đánh giá của Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO), ở châu Á, ngoài Thái
Lan còn 3 nước khác có khả năng cạnh tranh với Việt Nam về xuất khẩu gạo là
Ấn Độ, Pa-ki-xtan và Trung Quốc.
Ngoài ra lúa cũng là nguồn thu nhập chính của hơn 10 triệu hộ nông dân
cả nước. Trong những năm gần đây sản lượng lúa tăng trưởng liên tục về diện
tích, năng suất và sản lượng. Năm 1986 diện tích gieo trồng lúa chỉ đạt 5,7triệu
héc-ta, năng suất bình quân đạt 28,1tạ/ héc-ta/ vụ, sản lượng đạt 16,8 triệu tấn.
Đến năm 2005 các con số tương ứng đã lên tới 7,3triệu héc-ta ; 48,9tạ/ héc-ta/ vụ
và 35,8 triệu tấn. Trong vòng 20 năm nhìn chung sản lượng lúa tăng 19triệu tấn,
gấp 2 lần, ước tính bình quân mỗi năm tăng 1 triệu tấn ,hơn 5%.
Tính đến nay hằng năm sản lượng ước tính của cả nước đạt từ 33 - 34
triệu tấn lúa, trong đó chỉ có khoảng 8 - 9 triệu tấn lúa (tương đương 4-5 triệu tấn

gạo sau khi xay xát) dùng để xuất khẩu, còn lại tiêu thụ trong nước và bổ sung dự
trữ quốc gia.
Việt Nam đã lựa chọn chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở chủ
động tham gia vào quá trình tự do hóa thương mại, tích cực đẩy mạnh quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế và và xây dựng nền kinh tế hướng về
xuất khẩu. Từ nhiều năm qua, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam rất
lớn với các mặt hàng xuất khẩu như : lúa gạo, dầu thô, dệt may, thủy sản,… và
không ngừng gia tăng về khối lượng cũng như giá trị xuất khẩu. Hiện nay lúa gạo
là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chiếm vị trí quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân.
Để tìm hiểu rỏ hơn về tình hình xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam, em đã
chọn đề tài cho chuyên đề Kinh Tế của mình là : “Phân Tích Tình Hình Xuất
Khẩu Gạo Ở Việt Nam”.
GVHD: Lê Trần Thiên Ý Trang 6 SVTH: Nguyễn Hồng Vinh
Chuyên Đề Kinh Tế Phân tích tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam
2 Mục tiêu nghiên cứu:
2.1 Mục tiêu chung:
Đánh giá tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam từ năm 2009 đến 6/2011. Từ đó,
phân tích những lợi thế, nhận diện được những thách thức và trở ngại của ngành
xuất khẩu lúa gạo Việt Nam. Nhằm đưa ra các giải pháp chiến lược thúc đẩy
ngành xuất khẩu lúa gạo Việt Nam phát triển.
2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Tình hình sản xuất lúa gạo của Việt Nam.
- Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn 2009-
6/2011.
- Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam trong những năm
tới.
3 Phương pháp nghiên cứu:
3.1 Phương pháp thu thập số liệu:
* Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu thứ cấp.

* Thu thập số liệu từ các nguồn: sách, báo, tạp chí, internet, niên giám thống
kê, cục thống kê.
* Báo cáo tổng kết của Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn.
3.2 Phương pháp phân tích số liệu:
Số liệu được phân tích trên cơ sở chọn lọc, tổng hợp kết hợp với phương pháp
so sánh số tương đối, số tuyệt đối.
Khái niệm và ý nghĩa của số tương đối và số tuyệt đối :
 Số tuyệt đối:
Số tuyệt đối là chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng kinh tế
xã hội trong điều kiện thời gian và điạ điểm cụ thể. Số tuyệt đối là kết quả của
điều tra và tổng hợp thống kê. Nó có thể biểu hiện số đơn vị của tổng thể hay
từng bộ phận của tổng thể, hoặc là trị số của lượng biến theo một số lượng nào
đó. Số tuyệt đối luôn phản ánh một nội dung kinh tế, chính trị trong điều kiện
lịch sử nhất định. Nó phản ánh rất cụ thể, chính xác sự thật khách quan không thể
phủ nhận được. Bằng các số tuyệt đối này có thể xác định một cách cụ thể được
nguồn tài nguyên, tài sản, khả năng tiềm tàng, kết quả sản xuất và các thành tựu
khác của một doanh nghiệp, một địa phương hay toàn quốc.
GVHD: Lê Trần Thiên Ý Trang 7 SVTH: Nguyễn Hồng Vinh
Chuyên Đề Kinh Tế Phân tích tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam
* Các loại số tuyệt đối:
a) Số tuyệt đối thời kỳ: Số tuyệt đối thời kỳ phản ánh quy mô, khối lượng
của hiện tượng trong một khoảng thời gian nhất định. Nó hình thành được là nhờ
sự tích luỹ về lượng của hiện tượng suốt thời gian nghiên cứu.
b) Số tuyềt đối thời điểm: Số tuyệt đối thời điểm phản ánh quy mô, khối
lượng của hiện tượng nghiên cứu tại một thời điểm nhất định.
 Số tương đối:
Số tương đối là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai lượng tuyệt đối
của hiện tượng nghiên cứu. Thường có 2 trường hợp so sánh sau:
- So sánh 2 lượng tuyệt đối của hiện tượng cùng loại nhưng khác nhau về thời
gian hoặc không gian.

- So sánh 2 lượng tuyệt đối của hai hiện tượng khác loại nhưng có liên quan
với nhau.
* Ý nghĩa số tương đối:
- Số tương đối là 1 trong những chỉ tiêu phân tích thống kê. Tuỳ theo mục
đích nghiên cứu mà nó cho ta biết rõ hơn đặc điểm của hiện tượng, hay bản chất
hiện tượng một cách sâu sắc hơn.
- Dùng để giữ bí mật số tuyệt đối.
* Các loại số tương đối:
Các số tương đối trong thống kê không phải là do kết quả của điều tra và tổng
hợp thống kê mà là do kết quả so sánh 2 số tuyệt đối đã có. Vì vậy mỗi số tương
đối đều có gốc so sánh. Tuỳ theo mục đích so sánh mà gốc so sánh được chọn
khác nhau. Do đó, khi sử dụng gốc so sánh khác nhau mà có các loại số tương
đối sau:
a) Số tương đối kế hoạch:
- Dùng để lập và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch về một chỉ tiêu nào
đó. Có 2 loại số tương đối kế hoạch:
* Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch: Là tỷ lệ so sánh mức độ kế hoạch với
mức độ thực tế của chỉ tiêu ấy ở kì gốc.
- Công thức tính:

GVHD: Lê Trần Thiên Ý Trang 8 SVTH: Nguyễn Hồng Vinh
Chuyên Đề Kinh Tế Phân tích tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam
Số tuyệt đối kì kế hoạch
Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch = x 100
Số tuyệt đối kì gốc
* Số tương đối thực hiện kế hoạch: Là tỉ lệ so sánh giữa mức độ thực tế
đạt được trong kì nghiên cứu với mức độ kế hoạch đề ra cùng kì của một chỉ tiêu
nào đó.
- Mục đích sử dụng: Xác định mức độ thực hiện nhiệm vụ kế hoạch trong
một thời gian nhất định (tháng, quý, năm).

- Công thức tính:
Số tuyệt đối thực tế đạt được
Số tương đối thực hiện kế hoạch = x 100
Số tuyệt đối kế hoạch đề ra
b) Số tương đối động thái:
Số tương đối động thái biểu hiện sự so sánh mức độ của hiện tượng ở 2
thời kì hay 2 thời điểm khác nhau nhằm phản ánh rõ hơn tình hình của hiện
tượng ở thời kỳ hay thời điểm nghiên cứu.
- Công thức tính:
Số tuyệt đối kì báo cáo (kì nghiên cứu)
Số tương đối động thái (%) = x 100
Số tuyệt đối kì gốc
+ Kì báo cáo là kì đang nghiên cứu.
+ Kì gốc là kì trước dùng làm gốc so sánh.
Mối quan hệ giữa số tương đối động thái với số tương đối hoàn thành kế
hoạch và số tương đối nhiệm vụ kế hoạch là:
Số tương đối động thái = Số tương đối hoàn thành kế hoạch x Số tương
đối nhiệm vụ kế hoạch
c) Số tương đối kết cấu:
Số tương đối kết cấu là tỷ lệ so sánh giữa số tuyệt đối của từng bộ phận
cấu thành nên tổng thể với số tuyệt đối của tổng thể hiện tượng nghiên cứu nhằm
nghiên cứu cấu thành của hiện tượng. Nếu kết cấu thay đổi sẽ thấy được nguyên
nhân thay đổi bản chất của hiện tượng trong các điều kiện khác nhau.
- Công thức:
GVHD: Lê Trần Thiên Ý Trang 9 SVTH: Nguyễn Hồng Vinh
Chuyên Đề Kinh Tế Phân tích tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam
Số tuyệt đối từng tổ
Số tương đối kết cấu (%) = x 100
Số tuyệt đối của tổng thể
d) Số tương đối so sánh (số tương đối không gian):

Số tương đối so sánh hay còn gọi là số tương đối không gian là kết quả so
sánh giữa hai số tuyệt đối của cùng hiện tượng nhưng khác nhau về không gian,
hoặc so sánh giữa 2 bộ phận trong cùng một tổng thể nhằm so sánh điều kiện của
hiện tượng ở 2 nơi ta nghiên cứu.
- Công thức tính:
Số tuyệt đối bộ phận A
Số tương đối so sánh (%) = x 100
Số tuyệt đối bộ phận B
e) Số tương đối cường độ:
Số tương đối cường độ là kết quả so sánh 2 số tuyệt đối của 2 hiện tượng
khác loại nhưng có liên quan với nhau nhằm nói lên trình độ phổ biến của hiện
tượng. Nó được sử dụng rộng rãi trong thực tế để biểu hiện trình độ phát triển sản
xuất, trình độ bảo đảm mức sống vật chất, văn hoá của dân cư trong một nước
hay địa phương. Nó còn dùng để so sánh trình độ phát triển sản xuất và đời sống
giữa các quốc gia với nhau.
- Công thức tính:
Số tuyệt đối của hiện tượng A
Số tương đối cường độ =
Số tuyệt đối của hiện tượng B
Trên cơ sở chọn lọc, tổng hợp kết hợp với phương pháp so sánh số tương
đối và số tuyệt đối từ đó đưa ra nhận xét về tình hình xuất khẩu gạo của Việt
Nam trong những năm gần đây. Đưa ra phương hướng, giải pháp thúc đẩy hoạt
động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm tới.
4 Phạm vi nghiên cứu:
4.1 Địa điểm: Nước Việt Nam.
4.2 Thời gian: Số liệu sử dụng trong đề tài nghiên cứu lấy từ năm 2009 –
6/2011.
4.3 Đối tượng nghiên cứu: Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam.
GVHD: Lê Trần Thiên Ý Trang 10 SVTH: Nguyễn Hồng Vinh
Chuyên Đề Kinh Tế Phân tích tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA GẠO CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1 Những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc sản xuất lúa gạo của Việt
Nam:
1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ở Việt Nam:
1.1.1.1 Vị trí địa lí:
Việt Nam là dải đất cong hình chữ S, chạy dọc phía Đông bán đảo Đông
Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Phía Đông, Nam và Tây Nam giáp biển
Thái Bình Dương; phía Tây và phía Bắc gắn liền với lục địa châu Á. Phần đất
liền của Việt Nam trải dài từ 23
o
23' đến 08
o
02' vĩ độ Bắc và chiều ngang từ
102
o
08' đến 109
o
28' kinh độ Đông. Chiều dài tính theo đường thẳng trong đất liền
từ Bắc xuống Nam khoảng 1.650 km. Chiều ngang từ Đông sang Tây nơi rộng
nhất trên đất liền là 600 km, nơi hẹp nhất 50 km.
Việt Nam có biên giới đất liền dài 3.730 km. Phía Bắc giáp nước Cộng
hòa Nhân dân Trung Hoa với chiều dài biên giới 1.150 km. Phía Tây giáp Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân Lào trên chiều dài biên giới 1.650 km và giáp Vương
quốc Cămpuchia - 930 km. Việt Nam có diện tích 331.212 km², bao gồm khoảng
327.480 km² đất liền và hơn 4.200 km² biển nội thủy, với hơn 2.800 hòn đảo, bãi
đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, bao gồm cả Trường Sa và Hoàng Sa mà Việt
Nam tuyên bố chủ quyền.
1.1.1.2 Điều kiện tự nhiên:

a) Khí hậu:
Do tính chất dài và hẹp của lãnh thổ, Việt Nam mang đặc tính của một
bán đảo, ảnh hưởng của biển len lỏi đến khắp nơi. Việt Nam nằm trong vùng
nhiệt đới nên khí hậu chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của chế độ gió mùa châu Á
(chủ yếu là gió mùa Đông Bắc và Đông Nam). Lượng mưa trung bình hằng năm
khoảng 1.500 - 2.000 mm. Độ ẩm trên dưới 85%. Chế độ gió mùa cũng làm cho
tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên Việt Nam thay đổi.
b) Địa hình:
Địa hình Việt Nam rất đa dạng, bao gồm các vùng trung du và đồi núi
phía Đông Bắc, Tây Bắc và phía Tây Việt Nam…, các vùng đồng bằng như
GVHD: Lê Trần Thiên Ý Trang 11 SVTH: Nguyễn Hồng Vinh
Chuyên Đề Kinh Tế Phân tích tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam
đồng bằng sông Hồng , đồng bằng sông Cửu Long và các vùng duyên hải ven
biển như Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.
Nhìn tổng thể Việt Nam gồm ba miền với miền Bắc có cao nguyên và
vùng châu thổ sông Hồng, miền Trung là phần đất thấp ven biển, những cao
nguyên theo dãy Trường Sơn, và miền Nam là vùng châu thổ Cửu Long. Với
diện tích đất canh tác chiếm 20% trong đó phần lớn được dùng để canh tác, sản
xuất lúa gạo. Hằng năm sản lượng lúa sản xuất của nước ta ước tính trên 35 triệu
tấn.
1.1.2 Lợi thế về lao động:
Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động trên 50%.
Số người biết chữ (10 tuổi trở lên) chiếm tỷ lệ rất cao - 91%. Nhận thức của
người Việt Nam tương đối nhanh nhạy và linh hoạt, vì vậy, với thời gian đào tạo
ngắn nhưng người Việt Nam có khả năng tiếp thu được kiến thức khoa học kỹ
thuật và công nghệ tiên tiến, nhanh chóng đảm nhận nhiệm vụ mới.
Dân số trung bình cả nước năm 2010 ước tính 86,93 triệu người, tăng 1,05% so
với năm 2009, bao gồm dân số nam 42,97 triệu người, chiếm 49,4% tổng dân số cả
nước, tăng 1,09%; dân số nữ 43,96 triệu người, chiếm 50,6%, tăng 1%. Trong tổng
dân số cả nước năm 2010, dân số khu vực thành thị là 26,01 triệu người, chiếm

29,9% tổng dân số, tăng 2,04% so với năm trước; dân số khu vực nông thôn là 60,92
triệu người, chiếm 70,1%, tăng 0,63%. Tỷ lệ giới tính của dân số năm 2010 ở mức
97,7 nam trên 100 nữ (Năm 2009 tỷ lệ này là 97,6/100) (theo thông cáo báo chí về
số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm 2010).
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2010 là 50,51 triệu người, tăng 2,68%
so với năm 2009, trong đó lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 46,21 triệu
người, tăng 12,2%. Tỷ lệ dân số cả nước 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao động
tăng từ 76,5% năm 2009 lên 77,3% năm 2010.
Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm tỷ lệ lao động trong sản xuất
thuần nông, tăng tỷ lệ lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. Cụ thể
như sau:
GVHD: Lê Trần Thiên Ý Trang 12 SVTH: Nguyễn Hồng Vinh
Chuyên Đề Kinh Tế Phân tích tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam
Bảng 1.1 : TỶ LỆ LAO ĐỘNG TRONG CÁC NGÀNH
Tổng số lao động xã hội 2008 2009 2010
Trong ngành nông, lâm và ngư nghiệp 52,6% 51,9% 48,20%
Trong ngành công nghiệp 20,8% 21,6% 22,40%
Trong các ngành dịch vụ 26,6% 26,5% 29,40%
Nguồn: theo số liệu Tổng cục thống kê
Trong số nông dân cả nước có đến 80% là người trồng lúa ước tính
khoảng 15 triệu người, phần lớn canh tác theo hộ gia đình và hợp tác xã. Tuy
nhiên hiện nay thanh niên lao động nông thôn đang có xu hướng không muốn đi
theo nghề trồng lúa. Vì nghề trồng lúa phải lao động với cường độ cao, sản lượng
sản xuất tăng hằng năm nhưng thu nhập của họ không tăng nhiều, ước tính hiện
nay nông dân Việt Nam đại đa số là những hộ nghèo. Vì thu nhập thấp nên đa số
họ tìm hướng chuyển đổi sang những ngành nghề khác với mong muốn có thu
nhập cao hơn.
1.2 Diện tích và sản lượng lúa gạo của nước ta trong những năm gần đây:
1.2.1 Diện tích lúa và các vùng lúa chủ yếu của Việt Nam:
Diện tích lúa của nước ta trải dài từ miền bắc đến miền nam bao gồm các

vùng: đồng bằng sông Hồng, trung du và miền núi phía Bắc, Bắc trung bộ và
duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Nam trung bộ và đồng bằng sông Cửu
Long.
Tính đến thời điểm hiện nay tổng diện tích lúa canh tác cả nước khoảng
7,5 triệu héc-ta , trong đó vùng đồng bằng sông Cửu Long là nơi có diện tích lúa
canh tác nhiều nhất cả nước chiếm gần 4 triệu héc-ta, kế đến là vùng đồng bằng
sông Hồng chiếm khoảng trên 1 triệu héc-ta diện tích lúa canh tác, ngoài ra vùng
trung du và miền núi phía Bắc với vùng Bắc trung bộ và duyên hải miền trung
mỗi vùng có diện tích đạt gần 0,7 triệu héc-ta/ vùng. Còn lại vùng Tây nguyên và
Nam Trung bộ có diện tích lúa canh tác thấp nhất cả nước.
Bảng 1.2 : DIỆN TÍCH LÚA CẢ NĂM PHÂN THEO VÙNG
GVHD: Lê Trần Thiên Ý Trang 13 SVTH: Nguyễn Hồng Vinh
Chuyên Đề Kinh Tế Phân tích tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam
ĐVT : 1000héc-ta
Diện Tích Lúa Cả Năm Phân Theo Vùng
Năm
Vùng
2008 2009 2010
Đồng bằng sông Hồng 1.153,2 1155,4 1.150,1
Trung du và miền núi phía Bắc 658,8 669,9 664,2
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 1.210,3 1.221,6 691,4
Tây Nguyên 211,3 213,6 217,1
Đông Nam Bộ 307,7 306,7 297,2
Đồng Bằng sông Cửu Long 3.858,9 3.872,9 3.970,5
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
 Đồng bằng sông Hồng:
Do hệ thống sông Hồng (sông Lô và sông Đà) và hệ thống sông Thái Bình
(sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam) tạo thành. Châu thổ sông Hồng có
hình dạng giống như hình tam giác cân, có đỉnh là Việt trì, cạnh đáy là bờ biển
dài 150km, từ Quảng Ninh đến Ninh Bình. Diện tích toàn Châu thổ khoảng

15 000 km
2
.
Thời tiết khí hậu chia làm 4 mùa (xuân, hạ, thu, đông), mùa đông lạnh,
mùa xuân ấm, mùa thu mát mẻ, mùa hạ nóng, địa hình ít bằng phẳng, nông dân
sở hữu ruộng đất manh mún, khó khăn quản lí nước nên tập quán canh tác chủ
yếu là lúa nước và gieo trồng theo phương pháp gieo mạ rồi cấy là chính.
 Các vụ lúa chính vùng Đồng bằng sông Hồng:
Có 2 vụ lúa cổ truyền là lúa mùa và lúa chiêm, từ năm 1963 đã đưa vào cơ
cấu các giống lúa xuân nên hình thành 2 vụ chính là vụ lúa chiêm xuân và vụ lúa
mùa.
- Vụ lúa chiêm xuân: Làm trong mùa khô, vì vậy phải có nước tưới chủ
động. Đầu và giữa vụ thường gặp rét, cuối vụ nóng và bắt đầu có mưa, nên phải
dùng giống có khả năng chịu rét.Lúa chiêm xuân ít phản ứng hoặc không có phản
ứng quang chu kỳ. Lúa chiêm được gieo cấy vào cuối tháng 10 hoặc đầu tháng
11 và thu hoạch vào cuối tháng 5.
- Lúa xuân (xuân sớm, chính vụ và xuân muộn) với bộ giống đa dạng,
được gieo cấy vào cuối tháng 11 và thu hoạch vào đầu tháng 6 năm sau. Những
năm gần đây, trà xuân muộn với các giống Q5,KD18, CR203, lúa lai 2 và 3
GVHD: Lê Trần Thiên Ý Trang 14 SVTH: Nguyễn Hồng Vinh
Chuyên Đề Kinh Tế Phân tích tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam
dòng. . . được mở rộng và phát triển mạnh, chiếm 80 -90% diện tích lúa chiêm
xuân ở phía Bắc.
- Vụ lúa mùa: mùa sớm, mùa trung và mùa muộn, bắt đầu vào cuối tháng
5 và kết thúc vào trung tuần tháng 11 hàng năm.
Đối với trà mùa sớm, sử dụng các giống lúa ngắn ngày, thời gian sinh
trưởng từ 105 đến 120 ngày như CR203, Q5, KD18. . .
Đối với trà trung hoặc muộn, sử dụng các giống lúa có thời gian sinh
trưởng từ 125 trở lên như Nếp, Dự, Mộc Ttuyền, Bao Thai, Tám thơm các loại.
 Vùng đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ:

Từ Thanh Hóa tới Nghệ An, Hà Tĩnh (Đồng bằng Thanh- Nghệ- Tĩnh) do
lưu vực của sông Mã, sông Chu, sông Lam tạo thành, có diện tích 6310 km
2
,
tương đối bằng phẳng. Lượng phù sa bồi đắp ít hơn đồng bằng sông Hồng, đất
đai kém màu mỡ hơn. Điều kiện thời tiết khí hậu và canh tác cơ bản giống vùng
đồng bằng sông Hồng.
 Vùng đồng bằng ven biển Trung bộ và nam Trung Bộ:
Kéo dài từ Quảng Bình tới Bình Thuận, có diện tích là 8250 km
2
. Đồng
bằng nhỏ hẹp do bị kẹp bởi dãy núi Trường sơn phía tây và biển phía Đông. Vì
vậy, các sông thường ngắn, độ dốc lớn, chế độ thuỷ văn phức tạp. Mùa khô dễ bị
hạn, mùa mưa dễ bị lũ lớn. Đất có thành phần cơ giới cát nhẹ, hàm lượng dinh
dưỡng thấp, vùng đất cát ven biển chịu ảnh hưởng của mặn. Điều kiện thời tiết
khí hậu càng vào phía trong càng ấm dần. Từ đèo Hải Vân (Huế) trở ra còn có
gió mùa Đông Bắc, từ Đà Nẵng trở vào chỉ có mùa khô và mùa mưa.
 Các vụ lúa chính và tập quán canh tác ở vùng đồng bằng ven biển miền
Trung :
Các vụ lúa chính:
- Vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ có 3 vụ lúa trong năm: vụ đông
xuân, hè thu và vụ mùa (còn gọi là vụ ba, vụ tám và vụ mười).
- Vụ đông xuân (vụ ba): bắt đầu từ cuối tháng 10 và thu hoạch vào tháng 4
(tháng 3 âm lịch).
- Vụ hè thu (vụ tám): bắt đầu từ cuối tháng 4 và thu hoạch vào cuối tháng
9 (tháng 8 âm lịch)
GVHD: Lê Trần Thiên Ý Trang 15 SVTH: Nguyễn Hồng Vinh
Chuyên Đề Kinh Tế Phân tích tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam
- Vụ mùa (vụ mười): bắt đầu từ cuối tháng 5 và thu hoạch vào tháng 11
(tháng 10 âm lịch).

Canh tác lúa ở vùng Đồng bằng vùng đồng bằng ven biển miền Trung .
Những vùng không chủ động nước thường gieo mạ, cấy giống các tỉnh phía Bắc.
Những vùng chủ động nước gieo vãi (gieo sạ), giống các tỉnh phía nam.
Tóm lại, ở đồng bằng ven biển Trung Bộ do địa hình dốc và hẹp, nên yếu tố
chính để quyết định thời vụ, phương thức gieo cấy là nước và đất.
 Đồng bằng sông Cửu Long:
Diện tích toàn châu thổ là 36.000 km
2
, trong đó diện tích có thể trồng trọt
được khỏang 2,1 triệu ha và đã trồng lúa 1,5 - 1,6 triệu ha. Với diện tích tương
đối bằng phẳng, độ dốc không đáng kể (1cm/km). Sông Cửu Long với 2 nhánh là
sông Tiền và sông Hậu, dài trên 120 km. Lượng phù sa của sông Cửu Long lớn
đạt 1000 triệu tấn /năm, 1 km
3
nước có 0,1 kg phù sa ở mùa khô (tháng 3-4), 0.3
kg phù sa ở mùa lũ cao (tháng 9, 10).
Đất đai chủ yếu là phù sa sông Tiền, sông Hậu khoảng 1.800.000 ha, đất
phèn 1.100.000 ha, đất mặn 320.000 ha, đất than bùn và đất thấp Glây- mùn.
Thành phần cơ giới của đất phù sa là sét, chất dinh dưỡng phong phú song thiếu
lân. Đất phèn ảnh hưởng chủ yếu của sun phát sắt, sun phát nhôm, độ pH thấp
(4,5 - 5). Vùng đất mặn (rừng U Minh) có nhiều chất hữu cơ, dày 30 cm, có nơi
trên 3m và thiếu các nguyên tố phụ.
 Các vụ lúa chính ở đồng bằng sông Cửu Long:
- Vụ mùa: Bắt đầu vào mùa mưa (tháng 5-6) và kết thúc vào cuối mùa
mưa (tháng 11), gồm các giống lúa địa phương dài ngày và thích nghi với nước
sâu. Vụ lúa mùa có diện tích khoảng 1,5 triệu ha.
- Vụ đông xuân: Là vụ lúa mới, ngắn ngày, diện tích khoảng 70-80 vạn ha,
bắt đầu vào cuối mùa mưa tháng 11 - 12 và thu hoạch đầu tháng 4.
- Vụ hè thu: Vụ hè thu là một vụ lúa mới, ngắn ngày, bắt đầu từ tháng 4 và
thu hoạch vào trung tuần tháng 8 và có diện tích khoảng 1,1 triệu ha.

Trồng lúa ở Đồng bằng vùng đồng bằng sông Cửu Long theo 2 phương
thức lúa cấy và lúa sạ. Tùy theo địa hình có mức độ ngập nước khác nhau mà áp
dụng cho phù hợp. Hiện nay do tiến bộ kĩ thuật của sản xuất lúa, công tác thủy
lợi cũng đã được giải quyết khá mạnh mẽ nên nhiều vùng trước đây ngập nước
GVHD: Lê Trần Thiên Ý Trang 16 SVTH: Nguyễn Hồng Vinh
Chuyên Đề Kinh Tế Phân tích tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam
đã được cải tạo. Do vậy, phần lớn diện tích ở đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu
là gieo sạ, cuối vụ vẫn còn một số diện tích lúa nổi.
1.2.2 Sản lượng lúa gạo của nước ta từ cuối năm 2009 đến 6/2011:
Trong những năm gần đây diện tích trồng lúa cả nước từ 7,3 dến 7,5 triệu ha,
năng suất trung bình 50 tạ/ha, sản lượng lương thực 35 triệu tấn và xuất khẩu ở
mức 3,5- 4 triệu tấn gạo chất lượng cao.
Bảng 1.3 : NĂNG SUẤT LÚA PHÂN THEO VÙNG TỪ NĂM 2008 –
2010
ĐVT : Tạ/ha
NĂNG SUẤT LÚA CẢ NĂM PHÂN THEO VÙNG
2008 2009 2010
Cả Nước 52,3 52,3 57,2
Đồng bằng sông Hồng 58,9 58,8 59,2
Trung du và miền núi phía Bắc 44,1 45,5 46,4
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 50,5 51,2 50,7
Tây Nguyên 44,3 46,5 48,2
Đông Nam Bộ 42,8 43,1 44,9
Đồng Bằng sông Cửu Long 53,6 52,9 54,3
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
Năng suất lúa cả năm 2009 cả nước ước đạt 52,9 tạ/ha tăng 2,3 tạ/ha so với
năm trước; trong đó, năng suất lúa đông xuân đạt 60,8 tạ/ha tăng 3,8 tạ/ha; lúa hè
thu đạt 48 tạ/ha, tăng 2 tạ/ha; lúa mùa ước đạt 44,3 tạ/ha, tăng 0,6 tạ/ha.
Sản lượng lúa cả năm ước đạt 38,63 triệu tấn, tăng 2,69 triệu tấn và bằng
107,5% ; trong đó sản lượng lúa đông xuân đạt 18,3 triệu tấn, tăng 7,6%; sản

lượng lúa hè thu đạt 11,36 triệu tấn tăng 126% và sản lượng lúa mùa đạt 8,94
triệu tấn, tăng 2%.
Thời điểm cuối năm 2010 sản lượng lúa tăng khá so với các năm do năng suất
và diện tích gieo trồng đều tăng. Diện tích gieo cấy lúa cả năm ước đạt 7.513,7
nghìn ha, tăng 76,5 nghìn ha (+1,0%), năng suất lúa cả năm ước đạt 53,2 tạ/ha,
tăng 0,8 tạ/ha (+1,6%) so với năm 2009.
GVHD: Lê Trần Thiên Ý Trang 17 SVTH: Nguyễn Hồng Vinh
Chuyên Đề Kinh Tế Phân tích tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam
 Lúa đông xuân: Sản lượng lúa đông xuân năm 2010 đạt 19,2 triệu tấn, tăng
522,3 nghìn tấn (+2,8%) so với vụ đông xuân năm 2009 và tăng đều ở các địa
phương, trong đó diện tích tăng 25,2 nghìn ha (+0,8%) và năng suất tăng 1,2tạ/ha
(+2,0%).
 Lúa hè thu và thu đông: Sản lượng đạt 11,59 triệu tấn, tăng 383,5 nghìn tấn
(+3,4%) so với vụ hè thu và thu đông năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu do tăng
mạnh diện tích lúa thu đông của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (năm 2010
diện tích lúa thu đông đạt 318,4 nghìn ha, tăng 27,7%) dẫn đến tổng diện tích lúa
hè thu và thu đông năm 2010 tăng 77,6 nghìn ha (+ 3,3%) so cùng kỳ, bên cạnh
đó năng suất lúa hè thu và thu đông tăng nhẹ (+0,1 tạ/ha) cũng là yếu tố dẫn đến
tăng sản lượng. Năm nay các tỉnh miền Trung gặp nhiều khó khăn do thiếu nước
không cấy hết được diện tích, giữa vụ bị khô hạn, đến gần thời điểm thu hoạch
hai cơn bão liên tiếp xẩy ra dẫn đến năng suất lúa hè thu toàn vùng chỉ đạt 38,5
tạ/ha, giảm 6,1 tạ/ha (-13,7%) so với vụ trước.
 Lúa mùa: Diện tích gieo trồng lúa mùa ước đạt 1991,6 nghìn ha, giảm 26,3
nghìn ha (-1,3%), chủ yếu do thiếu nước canh tác nên các địa phương miền Bắc
đã phải chuyển đổi những chân ruộng cao sang trồng các loại cây rau, màu; năng
suất lúa mùa ước đạt 46,1 tạ/ha, tăng 1,3 tạ/ha (+ 2,8%), trong đó năng suất lúa
mùa các tỉnh Bắc Trung Bộ chỉ bằng 95,3% so với năm trước (- 2,1 tạ/ha) do bão
lũ đã làm mất trắng gần như toàn bộ lúa mùa của hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng
Bình. Tuy nhiên năng suất chung cả nước vẫn tăng mạnh do lúa mùa của các tỉnh
miền Nam được mùa lớn, năng suất ước đạt 42,2 tạ/ha, tăng 2,5 tạ/ha (+6,2%).

Sản lượng lúa mùa ước đạt 9,17 triệu tấn, tăng 132,9 nghìn tấn (+1,5%), tăng
đáng kể tại các tỉnh miền Nam với sản lượng ước đạt 3,4 triệu tấn, tăng 112,4
nghìn tấn (+3,4%).
Theo ước tính sơ bộ 6 tháng đầu năm 2011 diện tích gieo cấy lúa đông xuân
cả nước đạt 3.096,2 nghìn ha, tăng 9,8 nghìn ha so cùng kỳ năm trước; năng suất
lúa ước đạt 62,9 tạ/ha, tăng 0,6 tạ/ha; sản lượng lúa đạt 19,47 triệu tấn, tăng 26
vạn tấn. Diện tích lúa đông xuân năm 2011 đạt 1,99 triệu ha, năng suất bình quân
đạt 63,4 tạ/ha, sản lượng đạt gần 12,6 triệu tấn, cao hơn sản lượng vụ trước
khoảng 220 ngàn tấn. Riêng vùng ĐBSCL, diện tích đạt hơn 1,6 triệu ngàn ha,
năng suất bình quân đạt 65,6 tạ/ha, sản lượng đạt gần 10,6 triệu tấn, tăng hơn vụ
GVHD: Lê Trần Thiên Ý Trang 18 SVTH: Nguyễn Hồng Vinh
Chuyên Đề Kinh Tế Phân tích tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam
trước khoảng 330 ngàn tấn. Một số địa phương thuộc vùng ĐBSCL năng suất lúa
đông xuân đạt cao như : An Giang bình quân 74 tạ/ha, Cần Thơ 71,5 tạ/ha, Đồng
Tháp 70,6 tạ/ha, Kiên Giang 68,4 tạ/ha,…Địa phương có sản lượng lúa đông
xuân đạt cao nhất là Kiên Giang với xấp xỉ 2 triệu tấn, tiếp đến là An Giang 1,75
triệu tấn, Long An gần 1,5 triệu tấn,…
Bảng 1.4 : SẢN LƯỢNG LÚA PHÂN THEO VÙNG TỪ NĂM 2008
-2010
ĐVT: 1000 tấn
SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM PHÂN THEO VÙNG
2008 2009 2010
Cả Nước 38.729,8 38.895,5 39.988,9
Đồng bằng sông Hồng 6.790,2 6.796,3 6.803,4
Trung du và miền núi phía Bắc 2.903,9 3.047,1 3.081,0
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 6.114,9 6.252,0 6.154,1
Tây Nguyên 935,2 994,3 1.047,3
Đông Nam Bộ 1.316,1 1.322,4 1.333,3
Đồng Bằng sông Cửu Long 20.669,5 20.483,4 21.569,8
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

1.3 Chủ trương, chính sách của Nhà nước về hoạt động sản xuất và xuất
khẩu gạo Việt Nam trong những năm vừa qua:
a) ODA Cho Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Giai Đoạn 2006-2010
Và Xu Thế Phát Triển Giai Đoạn 2011-2015:
Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance - ODA)
là các khoản tài trợ chính thức, bao gồm viện trợ không hoàn lại và cho vay ưu
đãi, do Chính phủ các nước, các định chế tài chính và các tổ chức quốc tế dành
cho Chính phủ Việt Nam để hỗ trợ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và
xóa đói giảm nghèo của Việt Nam. Nguồn vốn ODA có vị trí hết sức quan
trọng đối với sự phát triển của ngành Nông nghiệp, nơi nguồn vốn ODA
chiếm 61% tổng vốn đầu tư toàn ngành.
Trong giai đoạn 5 năm vừa qua, đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế
những năm 2008-2009, khi điều kiện nguồn vốn của các nước phát triển dành
GVHD: Lê Trần Thiên Ý Trang 19 SVTH: Nguyễn Hồng Vinh
Chuyên Đề Kinh Tế Phân tích tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam
cho các nước đang phát triển ngày càng giảm sút thì nguồn vốn cam kết ODA
dành cho Việt Nam nói chung, cho ngành Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn vẫn duy trì ổn định. Trong thời kỳ này, vốn ODA ngành Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông Thôn là 5,5 tỷ USD. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
đã tiếp nhận 1,95 tỷ USD trong đó ODA vay, hỗn hợp là 1,25 tỷ USD
chiếm 6%, ODA không hoàn lại là 708 triệu USD chiếm 36% đóng góp không
nhỏ vào công cuộc phát triển kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng
và xóa đói giảm nghèo của Việt Nam.
Bảng 1.5 : NGUỒN VỐN ODA DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN PHÊ DUYỆT TỪ NĂM 2006 - 2010
Năm
Hỗn hợp
(tr USD)
KHL
(tr USD)

Tổng
(tr USD )
2006 187,9 223,5 387,7
2007 118,9 258,0 367,9
2008 148,3 168,2 316,5
2009 333,5 15,3 348,8
2010 456,6 33,4 489,9
Tổng 1.245,2 708,4 1.953,6
Nguồn : Bản Tin IGS
b) Chủ trương của nhà nước ta năm 2010 “Ðể người trồng lúa có lãi”:
Thực hiện chủ trương của Nhà nước bảo đảm cho người trồng lúa có lãi ít
nhất 30% một cách ổn định, lâu dài, mới đây Chính phủ đã giao Bộ Tài chính
chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương
và Ủy ban nhân dân các tỉnh có sản lượng lúa hàng hóa lớn xây dựng Ðề án
Chính sách hỗ trợ của Nhà nước để bình ổn giá thị trường lúa, gạo trình Chính
phủ thông qua thực hiện từ năm 2010.
 Các chính sách hỗ trợ:
Ðể thực hiện các chương trình kinh tế định hướng, góp phần thiết lập sự
an toàn trong cung ứng thóc gạo, bảo đảm an ninh lương thực, đồng thời tạo điều
kiện cho người sản xuất có lãi tối thiểu 30% và góp phần tiêu thụ hết lúa hàng
hóa cũng như bảo đảm phân phối thu nhập hợp lý giữa các tầng lớp dân cư , Bộ
Tài chính đã cùng các bộ, ngành, địa phương đưa ra những kiến nghị trong việc
lựa chọn chính sách hỗ trợ bình ổn giá thị trường thóc, gạo của Việt Nam. Theo
GVHD: Lê Trần Thiên Ý Trang 20 SVTH: Nguyễn Hồng Vinh
Chuyên Đề Kinh Tế Phân tích tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam
đó, thực hiện hỗ trợ cả "đầu vào" và "đầu ra" cho sản xuất bằng cách Nhà nước
hỗ trợ lãi suất vay vốn cho người sản xuất lúa để mua vật tư đầu vào phục vụ sản
xuất như: giống lúa, phân bón, thuốc trừ sâu ; hình thành Quỹ bình ổn giá để
các doanh nghiệp mua lúa theo giá sàn và sử dụng Quỹ bình ổn bù đắp phần
chênh lệch giữa giá thị trường và giá sàn.

Theo Bộ Tài chính, chính sách hỗ trợ đầu vào sản xuất gồm có hai phương
án: Hỗ trợ lãi suất cho người sản xuất lúa vay vốn ngân hàng mua vật tư nông
nghiệp và hỗ trợ qua giá bán vật tư nông nghiệp (quy định giá bán vật tư nông
nghiệp không tính lãi). Phương án 1 là phương án có tính khả thi cao hơn, bởi khi
thực hiện phương thức mua bán vật tư nông nghiệp theo giá thị trường, Nhà nước
sẽ hỗ trợ lãi suất cho người sản xuất lúa vay vốn để mua vật tư đầu vào phục vụ
sản xuất (như giống lúa, phân bón, thuốc trừ sâu ) nhằm giảm giá thành cho
người sản xuất. Ðối tượng phạm vi hỗ trợ gồm tất cả các hộ trồng lúa vụ hè thu
trên phạm vi cả nước.
c) Hình thành Quỹ bình ổn giá lúa gạo:
Trong số các chính sách hỗ trợ đầu ra tiêu thụ lúa hàng hóa (hỗ trợ theo hạng
điền, áp dụng "Chính sách tín dụng tồn trữ và giá cầm cố", đầu tư ứng trước theo
hợp đồng kinh tế hai chiều, thực hiện nguyên tắc giá thị trường và thực hiện mua
lúa theo giá sàn gắn với việc hình thành Quỹ bình ổn giá), Bộ Tài chính kiến nghị
thực hiện mua lúa theo giá sàn gắn với việc hình thành Quỹ bình ổn giá theo
nguyên tắc đã đề ra. Theo đó, Nhà nước thành lập Quỹ bình ổn giá thóc, gạo và
cho phép doanh nghiệp mua khối lượng thóc tạm trữ này được sử dụng Quỹ bình
ổn giá để có thể trực tiếp bù đắp phần chênh lệch giữa giá thị trường và giá sàn
định hướng (thông qua việc mua lúa cho người sản xuất theo giá sàn định hướng
chứ không phải mua theo giá thị trường).
1.4. Một số loại gạo xuất khẩu của Việt Nam:
* Gạo Hương Lài:
Hương Lài cũng là giống lúa mùa được trồng nhiều ở vùng Cần Đước, Long
An. Hạt gạo Hương Lài có màu trắng trong, dài hạt, cơm dẻo, mềm, ngọt cơm.
GVHD: Lê Trần Thiên Ý Trang 21 SVTH: Nguyễn Hồng Vinh
Chuyên Đề Kinh Tế Phân tích tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam
Hạt gạo có mùi hương hoa lài. Đặc biệt tỏa mùi rất thơm khi nấu. Cơm vẫn thơm
và dẻo khi nguội.
* Gạo Tám thơm Hải Hậu:
Gạo Tám Thơm Hải Hậu được sản xuất từ lúa T10, trồng nhiều ở các tỉnh

đồng bằng Bắc Bộ nhưng ngon nhất là ở vùng Hải Hậu, Nam Định, hạt gạo thon
nhỏ, trong xanh rất đặc trưng Gạo Tám Thơm Bắc Bộ cho cơm thơm, dẻo, săn
hạt, hạt cơm bóng đẹp, vị cơm ngọt đậm. Đặc biệt, Loại gạo này lớp cám dinh
dưỡng rất cao, có nhiều vitamin B1, B12 nên hạt gạo không có được màu trắng
mà hơi ngã màu sẫm. Cơm vẫn mềm khi đã nguội.
* Gạo nếp cái hoa vàng:
Nếp cái hoa vàng, có khi còn gọi là nếp ả hay nếp hoa vàng, là giống lúa nếp
truyền thống nổi tiếng tại các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ, Việt Nam, có
hạt gạo tròn, dẻo, thơm đặc biệt nên thường dùng đồ xôi, làm cốm, làm các loại
bánh có sử dụng gạo nếp, làm tương hoặc ủ rượu.
Nếp cái hoa vàng chỉ được trồng vào vụ mùa, khoảng từ tháng 5 đến tháng 10
âm lịch. Nếp được gọi là "nếp cái hoa vàng" do khi lúa trổ đòng, phấn hoa có
màu vàng chứ không trắng như các loại lúa khác
* Gạo Jasmine:
Lúa Thơm Jasmine là giống lúa ngắn ngày được trồng chủ yếu ở vùng Đồng
bằng Sông Cửu Long. Hạt Gạo Thơm Jasmine có kích thước lớn, dài, màu trắng
trong, cho cơm dẻo, thơm nhẹ, cơm vẫn dẻo khi để nguội.
* Gạo Nàng thơm Chợ Đào:
Mỗi năm chỉ sản xuất được một vụ, Lúa nàng thơm trổ bông vào dịp Đông
chí (Khoảng 22/12 dương lịch, có ngày ngắn, đêm dài, sương lạnh ). Chỉ có Gạo
nàng thơm trồng ở vùng đất Chợ Đào, thuộc xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh
Long An mới cho sản phẩm gạo ngon đặc trưng. Lúa nàng thơm chợ đào hạt dài,
hình dấu ngã, hạt gạo màu dầu (hơi ngà ngà), có mùi thơm thoang thoảng, giữa
hạt gạo có đốm ẩn đục nhẹ. Gạo Nàng Thơm cho cơm có mùi thơm đặc trưng,
hạt cơm dẻo khô, mềm, rất ngon miệng.
* Gạo tài nguyên Long An:
Gạo Tài nguyên được sản xuất từ lúa cao sản Tài nguyên Long An, trồng 6
tháng mới cho thu hoạch, một năm chỉ trồng 01 vụ. Gạo Tài Nguyên cho cơm
GVHD: Lê Trần Thiên Ý Trang 22 SVTH: Nguyễn Hồng Vinh
Chuyên Đề Kinh Tế Phân tích tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam

xốp, mềm và ngọt nếu trồng ở vùng Long An, còn ở các nơi khác như Trà Vinh,
Bạc Liêu cơm sẽ cứng. Hạt gạo nhỏ, hơi tròn, trắng đục.
Ngoài ra còn có các loại gạo khác như:
* Gạo 5% tấm
* Gạo 25% tấm
* Gạo nếp nhung
* Gạo tấm thơm
* Gạo nếp thơm…
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN 2009-THÁNG 6/2011
2.1 Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn 2009-6/2011:
2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn 2009- 6/2011:
GVHD: Lê Trần Thiên Ý Trang 23 SVTH: Nguyễn Hồng Vinh
Chuyên Đề Kinh Tế Phân tích tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam
Việt Nam là nước đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo, trong những năm
gần đây tổng sản lượng gạo xuất khẩu đạt từ 4,5-7triệu tấn/ năm , tổng kim ngạch
xuất khẩu đạt từ 2,5-3 tỷ USD/ năm.
Năm 2009 lượng gạo xuất khẩu cả đạt 6,052 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu
gần 2,7 tỉ USD.
Năm 2010 lượng gạo xuất khẩu đạt 6,754 triệu tấn, nâng kim ngạch xuất khẩu
gạo lên đến 2,912 tỷ USD.
Theo số liệu thống kê, 6 tháng đầu năm 2011, cả nước xuất khẩu 4,03 triệu
tấn gạo, thu về 1,98 tỷ USD, chiếm 4,59% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng
hoá của cả nước (tăng 16,69% về lượng và tăng 14,36% về kim ngạch so với
cùng kỳ năm trước); trong đó riêng tháng 6 xuất khẩu 667.953 tấn, thu về 321,45
triệu USD (tăng 3,67% về lượng và tăng 2,21% về kim ngạch so với tháng
5/2011).

Biểu đồ 2.1 : KIM NGẠCH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM TỪ

NĂM 2004 - 2010
Nguồn: Hiệp hội lương thực Việt Nam
2.1.2 Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam từ 2009- 6/2011:
Năm 2009 giá gạo xuất khẩu của Việt Nam có chiều hướng gia tăng, đối với
gạo 5% tấm đạt mức 500USD/ tấn và gạo 25% tấm đạt mức 400USD/ tấn.
Năm 2010 giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn giữ mức 490-505USD/ tấn
đối với gạo 5% tấm và 380-400USD/ tấn với gạo 25% tấm
GVHD: Lê Trần Thiên Ý Trang 24 SVTH: Nguyễn Hồng Vinh
Chuyên Đề Kinh Tế Phân tích tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam

Biểu đồ 2.2 : BIẾN ĐỘNG GIÁ GẠO XUẤT KHẨU THẾ GIỚI
Nguồn : Bộ Nông Nghiệp Mỹ
Do ảnh hưởng từ thị trường thế giới tính đến quí I năm 2011 giá gạo xuất
khẩu của nước ta có chiều hướng giảm nhẹ, đối với gạo 5% tấm chỉ ở mức
480USD/ tấn và gạo 25% tấm ở mức 460USD/ tấn.
Tính đến thời điểm cuối năm 2011 gạo loại 5% tấm của VN có giá bán
khoảng 570-575 USD/tấn, thấp hơn Thái Lan khoảng 20-25 USD/tấn nhưng cao
hơn gạo Ấn Độ và Pakistan từ 100-120 USD/tấn.
Trong khi đó giá gạo xuất khẩu của Thái lan sẽ vững ở mức khoảng 530 –
540 USD/tấn trong năm 2011. Gạo trắng 100% B của Thái Lan hiện có giá 621
USD/tấn, thấp hơn nhiều so với mức 1.080 USD/tấn hồi tháng 4 năm 2010.
Giá gạo mà Ấn Độ chào bán chỉ từ 460-470 đô la Mỹ/tấn, thấp hơn gạo Việt
Nam khoảng 100 đô la Mỹ. Từ tháng 9-2011, Ấn Độ đã xuất khẩu gạo trở lại, sau
khi tạm ngưng hồi tháng 4-2008.
Giá gạo đồ của Pakistan được chào bán ở mức 470 – 475 USD/tấn, thấp hơn
so với giá gạo cùng loại của Thái Lan vào khoảng 650 USD/tấn.
Nguồn :
( />Itemid=135&id=459&option=com_content&task=view)
( />name=News&file=article&sid=308860#ixzz1Y7wr3FdO)
GVHD: Lê Trần Thiên Ý Trang 25 SVTH: Nguyễn Hồng Vinh

×