Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tiểu luận kinh tế du lịch về Phú Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.6 KB, 10 trang )

Lâm Bảo Hiếu – K18LH2 – D125729 Tiểu luận: Kinh Tế Du Lịch
LỜI NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN














Sơ lược về Phú Quốc
Phú Quốc được mệnh danh là Đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, đảo Phú
Quốc là đảo lớn nhất có diện tích tự nhiên 567 km2, cũng là đảo lớn nhất trong quần thể
27 đảo tại đây, nằm trong vịnh Thái Lan. Đảo Phú Quốc cùng với các đảo lớn nhỏ khác
tạo thành huyện đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Toàn bộ huyện đảo có tổng
diện tích gần 593,25 km2 ( theo thống kê số liệu đất năm 2007), xấp diện tích đảo quốc
[1]
Lâm Bảo Hiếu – K18LH2 – D125729 Tiểu luận: Kinh Tế Du Lịch
Singapore. Thị trấn Dương Đông, tọa lạc ở phía tây bắc, là thủ phủ của huyện đảo. Phú
Quốc nằm cách thành phố Rạch Gía 120km và cách thị xã Hà Tiên 45km và cách các
nước trong khu vực: Campuchia 3km, Thái Lan (500km), Malaysia (700km),
Singapore(1000km).
Đứng trên phương diện của một nhà doanh nghiệp đầu tư vào Phú Quốc.
Để phát triển Phú Quốc trở thành 1 trung tâm dịch vụ du lịch lớn của các nước và khu vực
Đông Nam Á, cần thiết phải có những chính sách ưu đãi vượt trội. Theo chiến lược này,


Phú Quốc sẽ là trung tâm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp quốc gia và quốc
tế, là trung tâm thương mại, dịch vụ cao cấp trung tâm tài chính của khu vực, và là trung
tâm nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ chuyên ngành.
Trên hòn đảo này, CEO Group bắt đầu triển khai khu du lịch nghĩ dưỡng Sonasea Villas
và Resort rộng gần 80 ha, tổng mức đầu tư gần 4.500 tỷ đồng gồm khu nghỉ dưỡng, vui
chơi giải trí, khách sạn…Trong khi đó, Vingroup đã khởi công dự án Vinperl Phú Quốc
với quy mô 304 ha, bao gồm khu khách sạn và biệt thự cao cấp, khu sân golf với tổng
mức đầu tư 17.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tập đoàn Nam Cường cũng đang xúc tiến đầu tư
dự án khu phức hợp du lịch nghỉ dưỡng gồm khách sạn, biệt thự nghĩ dưỡng tiêu chuẩn
quốc tế với tổng vốn là 3.200 tỷ đồng. Hầu hết các đầu tư lớn vào Phú Quốc chủ yếu tập
trung vào lĩnh vực khách sạn – resort bởi các cơ sở lưu trú hiện hữu tại đây thường là nhà
nghỉ và khách sạn nhỏ lẻ.
Việc tập trung phát triển hạ tầng có thể làm mất đi lợi thế về thiên nhiên ở Phú
Quốc
Xây dựng và phát triển đảo Phú Quốc phải đảm bảo mục tiêu bền vững, hài hòa giữa phát
triển kinh tế với bảo tồn di tích lịch sử văn hóa và bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên
nhiên, bảo vệ rừng Phú Quốc
Đây là quan điểm xuyên suốt từ lập quy hoạch chung xây dựng và quản lý triển khai quy
hoạch trên đảo Phú Quốc. Các dự án đầu tư phải luôn đảm bảo sự hài hòa, phù hợp thân
[2]
Lâm Bảo Hiếu – K18LH2 – D125729 Tiểu luận: Kinh Tế Du Lịch
thiện với môi trường tự nhiên và phù hợp với cảnh quan khu vực. Các dự án gần biển phải
có chỉ giới cách bờ biển theo quy định.
Trong quá trình phát triển các dự án, chính quyền sẽ đảm bảo lợi ích của người dân,
doanh nghiệp và cộng đồng. Với quan điểm phát triển để phục vụ người dân tốt hơn, các
khu vực bãi biển sẽ được quản lý hài hòa để người dân có thể tiếp cận sử dụng.
Ưu đãi đặc biệt
Theo đề án đơn vị hành chính khinh tế đăc biệt đơn vị Phú Quốc được thực hiện thể chế
quản lý đặc thù, khác với thể chế quản lý truyền thống đối với tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương ở một số lĩnh vực: quy hoạch, kế toán, tài chính ngân sách, đầu tư xây

dựng và phát triển đô thị. Phú quốc được hưởng một số cơ chế chính sách phát triển kinh
tế đặc thù phù hợp thông lệ quốc tế và có sự cạnh tranh với khu động lực, các nước nhằm
tạo cơ hội thu hút nguồn vốn, công nghệ, và phương pháp quản lí tiên tiến của nước
ngoài.
Lợi thế lớn ở Phú Quốc là có bờ biển dài với nhiều bãi biển đẹp, có núi rừng nguyên
sinh với hệ sinh thái phong phú, thời tiết thuận lợi cho du lịch quanh năm. Vì vậy, trong
chiến lược phát triển PQ sẽ là 1 trung tâm du lịch nghỉ dưỡng sinh thái tầm cỡ thế giới,
trung tâm thương mại, dịch vụ cao cấp của cá nước. Hiện tại KG đang thực hiện 4 vấn đề
chính: Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng trọng điểm trên đảo; thực hiện các dự án đầu
tư đã đăng ký; quản lý tốt các quy hoạc; tăng cường khoảng 25% mỗi năm, nhất là khu
vực dịch vụ chiếm 66% cơ cấu GDP. Trong năm 2013, khách du lịch đến PQ trên 430.000
lượt, tăng 32% so với năm 2012; tổng thu ngân sách trên địa bàn gần 1000 tỉ đồng.
Định hướng phát triển đặc khu kinh tế Phú Quốc
Mặc dù được các cấp ủy Đảng và chính quyền từ Trung ương đến địa phương luôn quan
tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện để Phú Quốc có được nhiều chính sách ưu đãi đặc
thù, song phát triển của Phú Quốc vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, chưa tương xứng với tiềm
năng, thế mạnh. Quá trình triển khai các cơ chế chính sách ưu đãi phát triển Phú Quốc
[3]
Lâm Bảo Hiếu – K18LH2 – D125729 Tiểu luận: Kinh Tế Du Lịch
bộc lộ nhiều bất cập, chưa tạo niềm tin vững chắc cho các nhà đầu tư nhất là các nhà đầu
tư nước ngoài.
Do đó, thực hiện chỉ đạo của Trung ương, UBND tỉnh Kiên Giang đã xây dựng và vừa
trình Chính phủ đề án “xây dựng đặc khu kinh tế Phú Quốc”. Với đề án này, để phát triển
Phú Quốc trở thành một trung tâm dịch vụ du lịch lớn của cả nước và khu vực Đông Nam
Á, cần thiết phải có những chính sách ưu đãi vượt trội về thuế, tài chính, ngân hàng, đất
đai, nhà ở, đầu tư, thương mại, thu hút nguồn nhân lực đủ sức cạnh tranh trong khu vực
và quốc tế để thu hút mạnh đầu tư, nhất là các nhà đầu tư chiến lược có tiềm lực, thương
hiệu và uy tín vào đầu tư phát triển Phú Quốc.
Nếu được Trung ương chấp thuận đề án, đây sẽ là một bước ngoặt lớn đánh dấu bước phát
triển mới mạnh hơn, nhanh hơn của Phú Quốc trong tương lai.

Có thể xác định rằng việc định hướng xây dựng Phú Quốc trở thành đặc khu kinh tế là
một chính sách hoàn toàn đúng đắn. Vì vậy nếu đứng trên phương diện là một nhà đầu tư
muốn triển khai dự án xây dựng khu nghỉ dưỡng khách sạn cao cấp vào đảo Phú Quốc thì
ta cần phải xem xét nhiều mặt về rào cản thị trường, pháp lý, sức mạnh của nhà cung ứng,
khách du lịch, nguy cơ thay thế của doanh nghiệp khác và mức độ cạnh tranh ngành.
Nhưng một khi đã triển khai dự án thành lập đặc khu kinh tế tại Phú Quốc thì ít nhiều sẽ
ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh của các dư án đầu tư tại đảo. Theo mô hình 5 áp lực
cạnh tranh của Porter thì việc định hướng này gây ảnh
hưởng đến môi trường cạnh tranh theo các khía cạnh như
sau:
[4]
Lâm Bảo Hiếu – K18LH2 – D125729 Tiểu luận: Kinh Tế Du Lịch
Rào cản của nhà đầu tư
Tuy nhiên, theo như nhiều doanh nghiệp phản ảnh lại thì đầu tư vào Phú Quốc đã và đang
gặp không ít khó khăn. Cụ thể, chi phí xây dựng một khách sạn 5 sao thấp tầng trong đất
liền chỉ dao động từ 1000 – 1500 USD/m2 , phụ thuộc vào chất lượng nguyên vật liệu xây
dựng, tên tuổi của nhà thầu và nhà tư vấn. Nhưng đối với các dự án tại Phú Quốc, do phải
tính thêm chi phí vận chuyển một vài loại nguyên vật liệu xây dựng từ trong đất liền ra
ngoài đảo, chi phí xây dựng có thể tăng thêm 20 – 30%. Bên cạnh đó, việc vận hành một
dự án trên đảo Phú Quốc cũng tốn nhiều chi phí hơn trên đất liền do chi phí điện nước cao
hơn.
Trước năm 2014, một khu nghỉ dưỡng 4 sao ở Phú Quốc được phép mua điện từ nhà máy
điện Phú Quốc với giá 9.300đ/kWh trong 10 giờ đầu tiên của ngày, 14 giờ còn lại phải
dùng máy phát điện chạy bằng disel với chi phí 12.500đ/kWh.
Chi phí điện do đó chiếm tới 12 – 15% doanh thu của một khu nghỉ dưỡng, trong khi
thông thường chỉ chiếm khoảng 6 – 8% cho một khách sạn tương đương ở đất liền
Cho dù phải trả một chi phí cao như thế, nguồn cung cấp điện tại Phú Quốc cũng không
đủ dùng và đó là một trong những nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển của Phú
Quốc.
[5]

Lâm Bảo Hiếu – K18LH2 – D125729 Tiểu luận: Kinh Tế Du Lịch
Hiện tại, khi Phú Quốc đã được kết nối với lưới điện quốc gia thông qua đường cáp ngầm
dưới đáy biển nối với thị xã Hà Tiên, doanh nghiệp chỉ phải trả khoảng 1,509đ/kWh, bằng
1/5 chi phi trước đây, dự kiến sắp tới chi phí năng lượng sẽ giảm đáng kể.
Hơn nữa, sự thiếu hụt nguồn lao động có chất lượng, đặc biệt là nguồn lao động có thể
giao tiếp tốt bằng tiếng Anh, là một vấn đề lớn đối với ngành du lịch ở Phú Quốc. Hiện
nay có một sự cạnh tranh giữa các khách sạn cao cấp đối với nguồn lao động ở đây, làm
cho chi phí lao động trên hòn đảo này ở mức cao hơn so với bất kỳ thành phố nào ở Việt
Nam. Ngoài ra, việc giá đất ở Phú Quốc dao động tùy thuộc vào diện tích khu đất, chiều
dài bờ biển và yếu tố pháp lý cũng làm khó các nhà đầu tư.
Đến nay Phú Quốc đã thu hút 200 dự án đầu tư với tổng diện tích đầu tư 8768 ha. Trong
đó, 112 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với diện tích 4850 ha với tổn vốn đầu tư
hơn 135000 tỷ đồng; có 18 dự án hoàn thành và đi vào hoạt động, tổng vốn đầu tư 6849 tỷ
đồng; 16 dự án đang triển khai xây dựng; còn lại các dự án đang dần hoàn thiện thủ tục
đầu tư.
Nhiều dự án chính, công trình trọng điểm được triển khai đầu tư ở Phú Quốc. Đáng chú ý
là một số dự án, công trình đã và đang đầu tư xây dựng như: cảng hàng không quốc tế
Phú Quốc đã được đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác, có thể tiếp nhận các loại máy
bay dân dụng hiện đại nhất hiện nay; cảng biển quốc tế Thới An, cảng du lịch, đã đầu tư
hoàn thành đường cấp ngầm 110KV xuyên biển từ đất liền ra đảo; hệ thống đường giao
thông trục Bắc – Nam và đường quanh đảo đang được gấp rút hình thành. Tuy số lượng
đầu tư vào Phú Quốc khá lớn, nhưng số dự án triển khai còn hạn chế. Nguyên nhân:
Việc lập và phê duyệt các quy hoạch còn chậm; giải quyết thủ tục đầu tư, các thủ tục liên
quan đến đất đai, cấp chứng nhận đầu tư…còn vướng mắc, chưa đảm bảo yêu cầu.
Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng còn kéo dài, ảnh hướng đến tiến độ triển khai
các dự án đầu tư
Nguồn lực tài chính của các nhà đầu tư còn hạn chế, không đảm bảo cho công tác bồi
thường, giải phóng mặt bằng, và triển khai đầu tư xây dựng các dự án.
[6]
Lâm Bảo Hiếu – K18LH2 – D125729 Tiểu luận: Kinh Tế Du Lịch

Việc triển khai đầu tư xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông còn
chậm cũng ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai các dự án đầu tư.
Do sự phức tạp về nguồn gốc đất đai và sự biến động của thị trường trong thời gian qua,
cũng như việc quản lý đất đai còn hạn chế, nên quá trình bồi thường, giải phóng mặt bằng
một số dự án trên địa bàn Phú Quốc còn gặp khó khăn.
Nhiều dự án được cấp phép cùng với việc chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng liệu có làm mất
lợi thế về cảnh quan thiên nhiên của Phú Quốc, tạo nên xung đột giữa nhà đầu tư với
người dân địa phương.
TS. Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI nhấn mạnh: thủ tục đầu tư và các thủ tục đầu tư có
liên quan đang là rào cản trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Do đó, việc sửa đổi
Luật đầu tư và các văn bản khác liên quan đến Luật đầu tư là rất cần thiết .
Đúng thế ! Nếu như trước đây chúng ta từng là nơi thu hút hàng đầu của nhà đầu tư nước
ngoài và ở ASEAN thì hiện nay chúng ta đang ở một vị trí khá khiêm tốn. Do đó, để tiếp
tục tăng cường năng lực cạnh tranh trên lĩnh vực thu hút đầu tư trong và ngoài nước thì
Luật đầu tư cần sửa đổi và các văn bản liên quan phải đảm bảo được tính hấp dẫn, công
bằng, minh bạch và thống nhất cho các nhà đầu tư.
Thách thức cho đảo ngọc Phú Quốc
Trong tình hình hiện nay, du lịch Việt Nam nói chung du lịch Phú Quốc nói riêng cần phải
vượt qua được 4 thách thức chính để tăng cường sức cạnh tranh với các nước trong khu
vực:
Thứ nhất: công tác tiếp nhận đơn xin giải quyết và chấp thuận thị thực nhập cảnh(visa).
Thứ hai: du khách quốc tế bay vào Việt Nam trên những chuyến bay nước ngoài phải đặt
vé trên những chuyến bay nội địa trước hơn 30 ngày.
Thứ ba: việc ban hành và thực thi thông tư của Nghị định 29 về đặt văn phòng đại diện
của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch nước ngoài ở Việt Nam 2 năm trôi qua vẫn chưa có
tiến triển.
[7]
Lâm Bảo Hiếu – K18LH2 – D125729 Tiểu luận: Kinh Tế Du Lịch
Thứ tư: Việt Nam phải đẩy mạnh kinh doanh và tiếp thị. Thời gian gần đây, tính hấp dẫn
của Việt Nam với danh tiếng là một địa điểm nghỉ ngơi lí tưởng đã bị các phương tiện

truyền thông làm lu mờ với những thông tin lạm phát cao, cơ sở hạ tầng kém, giá phòng
tăng cao. Vì vậy, Việt Nam cần khởi động một chiến dịch quảng bá những thế mạnh, tốc
độ tăng trưởng nhanh, sự phong phú về tài nguyên thiên nhiên và đặc biệt là con người và
nền văn hóa Việt Nam.
Từ những phân tích trên, ta có thể kết luận rằng nếu đứng trên phương diện nhà đầu tư thì
việc “định hướng xây dựng Phú Quốc trởthành đặc khu kinh tế” có tác động to lớn đến
môi trường cạnh tranh (theo mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter).
Áp lực cạnh tranh từ khách hàng
Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động sản
xuất kinh doanh của Phú Quốc. Khách hàng ở Phú Quốc được chia thành 2 nhóm: một là
khách địa phương, hai là khách du lịch. Cả 2 nhóm này đều gây áp lực tới thị trường ở
Phú Quốc về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đi kèm và cũng chính họ là người điều
khiển cạnh tranh trong ngành thông qua việc mua hàng. Dễ dàng thấy được tầm quan
trọng của khách hàng đến vị thế của nhà đầu tư, doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Doanh
nghiệp phải quan tâm đến nhu cầu, mong muốn của khách hàng vì vị thế của họ còn thể
hiện ở số lượng, thông tin người mua, tính đặc trưng, sự khác biệt sản phẩm, mức độ tập
trung sẵn có của sản phẩm thay thế và động cơ của họ.
Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp
Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ
đối với thị trường ở Phú Quốc. Ngoài ra, trên thị trường có một vài nhà cung cấp có quy
mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của
Phú Quốc. Bên cạnh đó, cần chú trọng vào khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp
và nắm bắt được thông tin về nhà cung cấp.
Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn
[8]
Lâm Bảo Hiếu – K18LH2 – D125729 Tiểu luận: Kinh Tế Du Lịch
Mặc dù các doanh nghiệp chưa xuất hiện ở thị trường Phú Quốc nhưng ảnh rất có thể ảnh
hưởng tới thị trường Phú Quốc trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn ít hay nhiều, áp lực của họ
tới Phú Quốc mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Sự hấp dẫn của thị trường Phú Quốc

Những rào cản gia nhập ngành
Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế
Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương
đương với các sản phẩm dịch vụ trong thị trường ở Phú Quốc.
Ví dụ: khi đến Phú Quốc chúng ta hay đi bằng tàu cao tốc nhiều hơn là đi máy bay, nhiều
người cho rằng đi tàu cao tốc cho tiện, giá cả phải chăng ( tầm 250.000đ/1 người). Nhưng
thực ra đó chỉ là 1 cái cớ để nói, để bao biện cho sự tiết kiệm tiền của chúng ta, thật ra
chúng ta đi Phú Quốc bằng máy bay được nhưng giá hơi mắc so với đi tàu cao tốc ( tầm
1.000.000đ/người).
Qua ví dụ trên chúng ta có thể thấy áp lực cạnh tranh chủ yếu của sán phẩm thay thế là
khả năng đáp ứng nhu cầu so với các sản phẩm trong ngành, thêm nữa các yếu tố về giá,
chất lượng, các yếu tố khác của môi trường như: văn hóa, chính trị, công nghệ cũng ảnh
hưởng tới sự đe dọa của sản phẩm thay thế.
Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành
Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong thị trường Phú Quốc trực tiếp hay gián tiếp canh
tranh với nhau một sức ép tác động trở lại lên thị trường tạo nên một cường độ cạnh tranh.
Tình trạng ở thị trường Phú Quốc: nhu cầu, tốc độ tăng trưởng, số lượng đối thủ cạnh
tranh.
Cấu trúc: tập trung hay phát tán.
[9]
Lâm Bảo Hiếu – K18LH2 – D125729 Tiểu luận: Kinh Tế Du Lịch
Các rào cản rút lui: giống như các rào cản gia nhập ngành, rào cản rút lui là các yếu tố
khiến cho việc rút lui khỏi thị trường Phú Quốc trở nên khó khăn. Ví dụ: rào cản về đầu
tư, rào cản về nhà lao động, rào cảo về chi phí…
[10]

×