Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

các giải pháp nâng cao chất lượng soạn giáo án cho giáo viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.52 KB, 21 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HUYỆN EAHLEO
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÝ TỰ TRỌNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG SOẠN GIÁO ÁN CHO GIÁO VIÊN
NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ MINH KHAI
CHỨC VỤ: PHÓ HIỆU TRƯỞNG



THÁNG 01 NĂM 2011

1
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
a/ Cơ sở lý luận:
Học sinh tiểu học là mầm xanh mới nhú. Nơi đây, từ vòng tay ấm áp của thầy
cô, các em được bước vào một môi trường mới, bắt đầu thực hiện quá trình xã
hội hóa cá nhân. Mầm non mới nhú này đòi hỏi sự chăm chút chu đáo với tình
thương, trách nhiệm, tay nghề tinh xảo của các thầy giáo, cô giáo tiểu học. Bằng
trải nghiệm bản thân, mỗi chúng ta đều biết nhiều kĩ năng và thói quen tốt đẹp
đã được hình thành từ bậc học này và đã theo ta đi suốt cuộc đời. Các thầy, cô
giáo mẫu mực và tâm huyết đã để lại dấu ấn trong học sinh của mình từ bài học,
cách dạy, các hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ
động sáng tạo của học sinh. Trong bài viết “Đối với chất lượng giáo dục cấp tiểu
học” cuốn Giáo dục & Đào tạo Đăk Lăk số 27 tháng 11/2010. Thầy Phạm Văn
Nhăm, trưởng phòng giáo dục TH– MN đã nói “… Nâng cao chất lượng dạy và
học là một quá trình không thể đốt cháy giai đoạn, nóng vội mà phải từng bước
có kế hoạch kết hợp tình hình thực tê. Đòi hỏi mỗi giáo viên và cán bộ quản lý
phải kiên trì sáng tạo linh hoạt trong thực hiện. Từng cá nhân phải tự đổi mới,


vận động mọi người cùng đổi mới vươn lên đáp ứng với nhu cầu thực tế…” Vì
vậy muốn nâng cao chất lượng học tập của học sinh, muốn phát huy hết tiềm
năng tri thức của các em thì người giáo viên luôn phải biết trăn trở, tìm tòi,
khám phá, biết định hướng và biết vạch ra kế hoạch, phương án khi tổ chức các
hoạt động dạy học. Đối với người giáo viên, một giờ lên lớp bao gồm rất nhiều
hoạt động, thao tác đòi hỏi phải xây dựng một kế hoạch, phương án cụ thể tối ưu
nhằm giúp cho giờ giảng đạt chất lượng, đó chính là thiết kế giáo án.
Trong giờ dạy, kể từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc, người giáo viên cần
phải biết sắp xếp các hoạt động sao cho phù hợp với trình độ, khả năng của học
sinh giúp các em tự giác tích cực lĩnh hội các kiến thức. Việc thiết kế giáo án
chính là sự sắp xếp các hoạt động đó.
Giáo án có một vai trò đặc biệt quan trọng bởi nó giúp cho giáo viên vạch ra
rõ ràng phần trọng tâm mà học sinh bắt buộc phải biêt, từ đó giáo viên dễ dàng
hơn trong việc điều chỉnh khung thời gian, tăng giảm nội dung giảng dạy, đề
phòng các trường hợp cháy giáo án, thừa thời gian khi dạy. Việc soạn giáo án
trước khi lên lớp giúp giáo viên vững vàng tự tin hơn khi tổ chức, hướng dẫn,
hình thành khái niệm cho học sinh.
b/ Cơ sở thực tiễn:
Trong nhiều năm qua, trường chúng tôi có rất nhiều thuận lợi về cơ sở vật
chất, trang thiết bị dạy học, đặc biệt là đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình và luôn
năng động, họ say mê đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, song thực tế
vẫn còn nhiều giáo viên chưa thực sự coi trọng đổi mới việc soạn bài, (bài soạn
viết chiếu lệ, rập khuôn, sao chép từ sách giáo viên, từ giáo án cũ), chưa tập
trung xác định mục tiêu, cách tổ chức các hoạt động dạy học, chưa làm rõ các
đơn vị kiến thức, các kĩ năng cần hình thành cho học sinh trong bài học đó. Mặt
khác, việc soạn giáo án theo hướng tinh giản, điều chỉnh theo CV 896 rất thuận

2
lợi cho giáo viên khi lập kế hoạch bài học nhưng khả năng thích ứng với sự đổi
mới này giáo viên còn nhiều hạn chế nhất định. Vì vậy việc thiết kế giáo án cần

có những đổi mới tích cực phù hợp với yêu cầu thực tế.
Nhận thấy việc tìm ra các giải pháp để nâng cao chất lượng bài soạn cho
giáo viên là rất cần thiết và phù hợp với yêu cầu đổi mới. Vì thế tôi mạnh dạn
chọn đề tài “Các giải pháp nâng cao chất lượng soạn giáo án cho giáo viên ”
2) Mục đích nghiên cứu:
Trong quá trình dự giờ thăm lớp, qua kiểm tra giáo án của giáo viên tôi thấy
rõ việc xác định mục tiêu cho các hoạt động chưa hợp lý, chưa làm rõ các hình
thức tổ chức học tập, bố trí thời gian, chưa phân chia nhóm đối tượng học sinh
theo nhóm kiến thức, chưa xác định được phương án tổ chức cho từng nội dung
bài học kiến thức, sự lúng túng của giáo viên khi gặp các tình huống: câu hỏi
khó, câu trả lời ngoài luồng kiến thức từ phía học sinh đã ảnh hưởng không nhỏ
đến tâm sinh lý và kết quả học tập của các em.
Hơn thế, việc tìm ra các giải pháp đã giúp đội ngũ giáo viên có kĩ năng tốt
hơn trong thiết kế bài soạn theo hướng tinh giản và bổ sung tạo điều kiện cho
giáo viên có thời gian nghiên cứu nội dung giáo dục, góp phần nâng cao chất
lượng toàn diện, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.
Vì vậy việc đúc rút kinh nghiệm và tìm ra phương pháp soạn giảng phù
hợp, phương pháp dạy học hợp lý theo chuẩn kiến thức kĩ năng sẽ giúp học sinh
tự tin hơn trong quá trình học tập và đạt kết quả tốt hơn.
3) Đối tượng nghiên cứu:
- Đội ngũ giáo viên trong toàn trường, 24 giáo viên Trường TH Lý Tự
Trọng, huyện EaHLeo, tỉnh Đăk Lăk.
- Học sinh toàn trường: 650 em
4) Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Kĩ năng soạn bài của từng giáo viên theo từng khối lớp.
- Kế hoach giảng dạy của giáo viên.
- Những thuận lợi, khó khăn của giáo viên.
- Trình độ học tập của học sinh ở các khối lớp.
- Đặc điểm đối tượng học sinh theo từng lớp.
5) Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
- Phương pháp khảo sát (khảo sát chất lượng HS ).
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Phương pháp thực nghiệm (Tổ chức chuyên đề soạn giáo án)
- Phương pháp xây dựng giáo án mẫu.
6) Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 9/2005 đến tháng 1/2011, tại Trường TH Lý Tự Trọng.

3
B. PHẦN NỘI DUNG
1) Đặc điểm tình hình:
Trường chúng tôi thành lập đã được gần 7 năm. Qua nhiều năm theo dõi các
hoạt động chuyên môn, sự hiểu biết về lĩnh vực giảng dạy, trình độ sư phạm của
giáo viên trong các tiết dự giờ thăm lớp đã giúp tôi hiểu được rất nhiều về phong
cách giảng bài, kĩ năng sư phạm và năng khiếu đặc biệt của giáo viên. Các hoạt
động chuyên môn, đặc biệt là công tác soạn giảng ở trường được xây dựng và
lập kế hoạch từ khối tổ và triển khai cho từng giáo viên theo một trình tự hợp lý:
Lập kế hoạch - xây dựng nội dung – triển khai thực hành – góp ý bổ sung – rút
kinh nghiệm – điều chỉnh và đánh giá kết quả. Công việc chuyên môn đã cuốn
hút tôi, say sưa tìm kiếm và khám phá thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác
quản lý và chỉ đạo trực tiếp việc dạy và học của đội ngũ giáo viên, học sinh. Từ
đó, tôi đã khuyến khích giáo viên mạnh dạn hơn trong đổi mới nội dung và
phương pháp dạy học, thi đua soạn nhiều giáo án tốt, giờ dạy hay, thi làm đồ
dùng dạy học, thi soạn giáo án tinh giản trên một mặt giấy A4, thi thiết kế giáo
án điện tử, và tổ chức chuyên đề soạn giáo án bổ sung, chuyên đề soạn giáo án
tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh và tôi xem đây là một hoạt động bổ
ích, đem lại kết quả thiết thực trong công tác dạy và học. Thực hiện tốt nhiệm vụ
trọng tâm của ngành “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và
sáng tạo”. Góp phần vào việc xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực
đạt kết quả cao hơn.

Phân tích tình hình soạn giáo án của giáo viên trong những năm qua:
Nhà trường đã thường xuyên đánh giá bằng những phương pháp như:
Tổ chức thi giáo án tốt, thi giáo viên dạy giỏi, thi làm đồ dùng dạy học đơn
giản như: ( thẻ từ, bảng phụ, phiếu học tập,…), khảo sát kết quả học tập của học
sinh, kết quả sinh hoạt tổ chuyên môn, từ phiếu đánh giá giờ dạy, phiếu thăm
dò… Tôi nhận xét, thống kê chất lượng soạn giáo án trong năm học 2004 – 2005
(năm đầu tiên mới tách trường) từ đó tìm hiểu thêm quá trình lập kế hoạch của
giáo viên còn những khó khăn, thuận lợi như thế nào để nhà trường có hướng
điều chỉnh. Kết quả khảo sát như sau:
Kết quả khảo sát năm học 2004 – 2005:
* Số giáo viên có giáo án tốt:
Tổng số
Tốt Khá
Số lượng % Số lượng %
14 7 50,0 7 50,0
* Số giáo viên có giờ dạy tốt
Tổng số
Tốt Khá
Số lượng % Số lượng %
14 8 57,14 6 42,86
* Số giáo viên có kĩ năng soạn bài:
Tổng số
Tốt Khá
Số lượng % Số lượng %
14 6 42,86 8 57,14

4
* Số giáo viên xác định mục tiêu bài dạy:
Tổng số
Tốt Khá

Số lượng % Số lượng %
14 8 57,14 6 42,86
* Số giáo viên xác định cấu trúc bài dạy:
Tổng số
Tốt Khá
Số lượng % Số lượng %
14 7 50 7 50
* Số giáo viên xác định nội dung bài học:
Tổng số
Tốt Khá
Số lượng % Số lượng %
14 8 57,14 6 42,86
* Một số biện pháp giáo viên còn tồn tại trong công tác soạn bài:
- Còn sử dụng giáo án cũ chép lại không thực hiện theo chuẩn kiến thức kĩ
năng, không điều chỉnh đúng theo quy định của CV 896.
- Còn có hiện tượng down load giáo án trên mạng (giáo án vi tính).
- Một số giáo viên còn thiếu các bước (cấu trúc) cơ bản của một tiết dạy.
- Thiếu phần hỗ trợ cho học sinh khó khăn, học sinh yếu.
- Ngại soạn giáo án bổ sung
- Chép lại y nguyên sách giáo viên, sách thiết kế.
2) Nguyên nhân thực tế:
Việc đổi mới phương pháp soạn giáo án đã được quy định một cách chi tiết,
đầy đủ tại công văn 896, nhưng hiện nay phần lớn giáo viên đang bị bó buộc bởi
cách làm cũ: soạn giáo án thay vì lập kế hoạch bài học. Mặt khác, do sức ỳ tâm
lý, thói quen làm việc nên giáo viên còn phụ thuộc giáo án cũ, sách giáo viên và
sách thiết kế trong soạn bài. Qua khảo sát thực tế tình hình soạn bài của giáo
viên cho thấy đa số giáo viên không lập kế hoạch bài học mà chép lại bài soạn
cũ hoặc chép bài soạn từ sách giáo viên, sách thiết kế; một số khác chỉ thực sự
quan tâm đến việc soạn bài khi mới ra trường hoặc khi được bố trí giảng dạy lớp
mới (trước đó chưa giảng dạy), còn sau đó chép lại giáo án cũ. Chỉ có rất ít giáo

viên nghiên cứu kỹ sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế và các tài liệu
liên quan, đọc lại bài soạn (kế hoạch bài học) đã lập từ năm trước, sau đó đối
chiếu với tình hình học sinh lớp mình đang giảng dạy để lập kế hoạch bài học
hợp lý.
Từ những thực trang trên cho thấy, mặc dù CV 896 đã ban hành nhưng vẫn
tồn tại những cách làm khác nhau từ phía người thực hiện.
3) Kết quả nghiên cứu:
Sau một thời gian thử nghiệm, chuyên đề, kiểm tra đánh giá, thực hành qua
các tiết dự giờ đối với tất cả giáo viên từ khối 1 đến khối 5, bản thân tôi đã có

5
nhiều kết quả khả quan. Từ năm học 2004 – 2005 đến năm học 2009 – 2010.
Các số liệu về xếp loại hồ sơ, giờ dạy được xếp loại như sau:
* Kết quả xếp loại giáo viên về hồ sơ, giờ dạy như sau:
N. học KẾT QUẢ XẾP LOẠI
TÔT KHÁ ĐYC
TS.
giáo
viên
Hồ sơ Giờ dạy T. số
Hồ sơ
Giờ dạy T. số
Hồ sơ
Giờ dạy
04 - 05
17 GV
17
6 7 8 8 3 2
05 - 06
17 GV

17
7 8 8 9 2 0
06 - 07
23 GV
23
10 10 11 12 2 1
07 - 08
23 GV
23
12 13 9 9 2 1
08 - 09
24 GV
24
14 15 8 8 2 1
09– 10
24 GV
24
16 17 8 7 0 0
* Kết quả thi giáo án tôt hàng năm của giáo viên:
Năm học Tổng số
Tốt Khá
Số lượng % Số lượng %
2004 - 2005 17 8 47,06 9 52,94
2005 - 2006 17 9 52,94 8 47,06
2006 - 2007 23 11 47,83 12 52,17
2007 - 2008 23 13 56,52 10 43,48
2008 - 2009 24 16 66,67 8 33,33
2009 - 2010 24 17 70,83 7 29,17
- Năm học 2009 – 2010 : Trường tổ chức thi “Giáo án điện tử ”, có 5 giáo
án dự thi cấp huyện, cấp tỉnh.

- Năm học 2010 – 2011( Học kì I) : Tổ chức thi “Giáo án điện tử ”, có 4
giáo án dự thi cấp tỉnh.
4) Các nhóm giải pháp:
* Nhóm biện pháp kĩ năng soạn bài:
Bài soạn là kế hoạch của giáo viên để dạy học từng tiết, nó thể hiện một
cách sinh động mối liên hệ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp và điều kiện
dạy học. Vì vậy để nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh cần phải hình
thành kỹ năng soạn bài cho giáo viên. Kỹ năng soạn bày gồm các kỹ năng sau:
- Kỹ năng xác định mục tiêu bài dạy.(lưu ý kĩ năng hỗ trợ)

6
- Kỹ năng xác định nội dung và cấu trúc bài dạy.
- Kỹ năng xác định các thông tin (tranh ảnh, tài liệu …) phục vụ cho hoạt
động dạy học.
- Kỹ năng xác định các hoạt động dạy học (hình thức tổ chức, phương pháp
dạy học)
* Nhóm biện pháp xác định mục tiêu:
Về mục tiêu bài học bao gồm: Kiến thức, kỹ năng và thái độ. cần căn cứ
mục tiêu môn học và mức độ cần đạt của bài học cụ thể của đối tượng học sinh
để điều chỉnh (thêm, bớt) ở từng mục cho phù hợp.
- Khi điều chỉnh ở mục tiêu, giáo viên cần thể hiện ở các hoạt động học, tránh
mâu thuẩn (mục tiêu điều chỉnh, nội dung chép lại SGV)
- Phần bổ sung hỗ trợ chỉ khi cần thiết, tránh lạm dụng làm ảnh hưởng đến nôi
dung của bài học.
Vậy giáo viên cần lưu ý: khi soạn bài, xem nội dung bài học để diễn đạt lại mục
tiêu (cắt ở phần nào? Nói lại ở phần nào? VD Tập đọc: SGV yêu cầu đọc
thuộc cả bài, giáo viên tùy theo đối tượng học sinh theo chuẩn mà sửa lại
mục tiêu).
- Mục tiêu của việc lập kế hoạch bài học là làm rõ việc dạy cái gì, dạy vào lúc
nào, dạy như thế nào và học sinh cần học ra sao?

(VD: Bài :” Mẫu giấy vụn” môn kể chuyện lớp 2, GV chỉ yêu cầu học sinh biết
thể hiện lời kể tự nhiên, không yêu cầu phải phối hợp lời kể với điệu bộ, nét
mặt, việc thay đổi giọng kể theo từng vai.)
(VD: Tiếng “nghiêm” trong bài Chính tả : “Ngôi trường mới”, học sinh hay viết
“ng” đơn, giáo viên phải phân tích “ngh” kép… Nếu lớp viết yếu phải chấm
bài 100% để sửa lỗi cho các em.)
- Mục tiêu được xây dựng theo một trình tự hợp lý trong một tiết dạy, có nội
dung ứng phó kịp thời và đón đầu những tình huống có thể xảy ra khi tổ chức
giờ học với những đối tượng học sinh cụ thể.
- Mục tiêu dạy học phải do học sinh thực hiện.
- Xác định mục tiêu đúng, cụ thể thì mới có căn cứ để đánh giá chất lượng, hiệu
quả học tập của học sinh.
- Khi xác định mục tiêu cần phải tính đến việc đánh giá theo chuẩn.
- Mục tiêu dạy học phải cụ thể, có khả năng đo được, đánh giá được.
- Mục tiêu mỗi hoạt động học phải xác định được mức độ thành công của học
sinh sau mỗi bài học đó.
* Nhóm biện pháp xác định cấu trúc bài dạy:

7
Xác định cấu trúc của bài dạy cần phụ thuộc vào sách giáo khoa và đặc
điểm của học sinh, điều kiện giảng dạy của nhà trường. Ví dụ: giáo viên có sách
giáo khoa, các tài liệu tham khảo với mức độ khác nhau, khi đó giáo viên sẽ
chọn nội dung dạy học theo cấu trúc sau:
- Mục tiêu bài giảng và những kĩ năng mà học sinh phải có được sau buổi
học.
- Tài liệu (sách giáo khoa, các tài liệu bổ sung và tham khảo khác)
- Phương pháp và kĩ năng giảng dạy.
- Các bước và các bài tập dành cho học sinh/ tiến trình dạy. (VD: Hoạt
động 1 sẽ tiến hành bài tập nào…HĐ2….)
- Sắp xếp công việc, các hoạt động tương tác trong lớp học (làm theo cặp

hay theo nhóm, cá nhân, cả lớp…)
- Thời gian dành cho từng bài tập ở mỗi hoạt động. ( VD: Câu 1a thảo
luận nhóm trong thời gian ? phút)
- Các vấn đề dễ nảy sinh.( VD: Ở bài tập câu b, có 1 HS đã đưa ra nhiều
cách giải khác nhau nhưng rất hợp lý và gây hứng thú học tập ,và thời gian
của hoạt động này được tăng lên. Vậy người giáo viên phải biết điều chỉnh
hoạt động kế tiếp sau cho đúng thời gian quy định.)
- Một số bài tập và hoạt động dự trữ nếu tiết học còn thừa nhiều thời gian.
- Bài tập về nhà.
Đi vào cụ thể và chi tiết, trong quá trình và sau khi soạn xong một giáo án,
giáo viên cần trả lời được những câu hỏi sau đây:
- Đi đến những đâu? (mục tiêu của bài học)
- Làm thế nào để đi đến đó? (phương pháp dạy, kĩ năng, sắp xếp công việc)
- Sử dụng những phương tiện gì? (tài liệu, các phương tiện hỗ trợ giảng
dạy, nguồn tài liệu…)
- Hướng đi có đúng không? (thời gian giảng dạy, bài tập ứng dụng…)
- Tự đánh giá kết quả dạy và học sau khi áp dụng giáo án giảng dạy đó?
* Nhóm giải pháp xác định nội dung bài học:
Để xác định tốt nội dung bài học theo Công văn 896/GD&ĐT-GDTH ngày
13/02/2006 của Bộ Giáo dục & Đào tạo, giáo viên phải biết nghiên cứu nội dung
bài học trong sách giáo khoa và xác định được:
- Nội dung chính, phụ trong bài dạy.
- Những sách, tài liệu có liên quan đến nội dung bài dạy: (VD: Khi dạy các
bài tập nâng cao cho học sinh, GV cần biết rõ bài tập đó ở cuốn sách nào,
nhà xuất bản năm nào, có phù hợp với chương trình phổ thông không?)

8
- Đồ dùng trực quan phục vụ cho bài dạy.( VD: Đưa tranh để giải nghĩa từ
hay giới thiệu bài. . .trò chơi học tập…)
- Các ví dụ cụ thể được sử dụng trong bài soạn. (VD: khi sửa lổi cho học

sinh, giáo viên cần soạn các ví dụ cụ thể như: - Em, (cháu) cảm ơn…ạ! Dùng
để đáp lời người trên, - Tôi ( tớ) cảm ơn… nhé! Dùng để đáp lời người dưới.)
- Độ khó của nội dung trong bài soạn. ( VD: Bài “ Tìm Ngọc” các cụm từ “
Chó tranh ngậm ngọc….Mèo nhảy tới ngoạm ngọc đội ngọc trên đầu Quạ
đớp ngọc…” đều chỉ một động tác dấu ngọc của các con vật thông minh, giáo
viên cần hướng dẫn cho học sinh các tiếng trên đều là động từ chỉ hoạt động của
các con vật…. Hoặc câu: “Những cánh hoa lấp ló trong cây” khác “Những
cánh hoa lấp ló trên cây)
- Nội dung tích hợp kĩ năng sống trong các bài học cho HS. (VD: trong các
tiết chào cờ, tiết học ngoài trời, các tiết sinh hoạt tập thể, giáo dục các em
lồng yêu nước, yêu văn hóa dân tộc, lòng biết ơn Hay khi kiểm tra bài cũ
công việc thường xuyên trước mỗi tiết dạy giáo viên cũng có thể giáo dục
KNS cho HS như chỉnh đốn tác phong áo quần cho gọn gàng, ngay ngắn,
nhắc nhở các em cách đưa vỡ cho thầy cô bằng hai tay… ) Ví dụ:
Bài:Tiết kiệm nước (KH lớp 4, tuần 15): Bài soạn tích hợp KNS
I Mục tiêu:
- Kiến thức: Học sinh hiểu vì sao phải tiết kiệm nước
- Kĩ năng : HS biết cách thực hành tiết kiệm nước ở gia đình và nơi công cộng.
+KNS: Xác định giá trị bản thân trong việc tiết kiệm, tránh lãng phí
nước.
+KNS: Đảm nhận trách nhiệm trong việc tiết kiệm, tránh lãng phí nước.
+ KNS: Bình luận về việc sử dụng nước, về tiết kiệm nước.
- Thái độ : Học sinh luôn có ý thức tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước.
II/ Đồ dùng dạy-học: - Giấy khổ to, bút màu cho các nhóm
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV tg Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi hs lên bảng trả lời
1.Chúng ta cần làm gì để BV nguồn nước?
- Nhận xét, cho điểm

3.Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu những biện pháp
bảo vệ nguồn nước.
- Hãy quan sát các hình trong SGK/60,61,
thảo luận nhóm đôi.
- Gọi một số hs trình bày kết quả.
Kết luận: Phê phán những việc làm sai để
tránh gây lãng phí nước.
1’
3’
8’
-1 HS lên bảng trả lời
- Lớp theo dõi nhận xét

- HS chỉ ra những việc nên làm( khóa
vòi nước,bịt ống thủng…), không
nên làm (bẻ vòi,đổ nuớc )
- HS kể được một số hành vi sai…

9
Hoạt động 2: Tại sao phải thực hiện tiết
kiệm nước
- Y/c hs quan sát hình 7,8 SGK/61 ( thảo
luận nhóm)
- Em nhìn thấy những gì trong hình 7,8?
- Theo em, bạn nam ở hình 7a nên làm gì?
Vì sao?
- Vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm nước?
- Gọi HS nêu trách nhiệm của bản thân
khi Quan sát các hình 7,8

Kết luận: Nước trong thiên nhiên là có hạn.
Tiết kiệm nước là tiết kiệm tiền cho bản
thân, vừa góp phần bảo vệ nguồn tài
nguyên nước.
Hoạt động 3: Vẽ tranh cổ động tuyên
truyền tiết kiệm nước
- Thảo luận nhóm 6 xây dựng bản cam kết
tiết kiệm nước,
+ Tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền.
+ Từng thành viên vẽ, từng phần của tranh.
- Trình bày sản phẩm, các nhóm khác nhận
xét, bổ sung.
4.Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc ghi nhớ
- Vận động mọi người cùng tiết kiệm nước
Nhận xét tiết học
9’
10’
4’
- QS hình vẽ, thảo luận nhóm đôi
- Đại diện nhóm trình bày
*Những việc không nên làm: xả nước
tắm lãng phí…
* Việc nên làm: xả nước tắm vừa
phải.
- Bạn nam nên vặn vòi nước vừa phải
để tiết kiệm nước,phải mất nhiều tiền
và công sức của nhiều người mới có.
- Tiết kiệm nước để góp phần bảo vệ
tài nguyên nước

- HS nêu: dặn mọi người không
được xả nước ở nơi công cộng ,
phải biết nhường chỗ cho người
khác dùng…
- Học sinh lắng nghe.
- Thảo luận nhóm 6:
HS biết bình luận về việc sử dụng
nước ( hành động đúng, chưa đúng
về tiết kiệm nước).
- HS Trình bày sản phẩm
- 2-3 HS đọc ghi nhớ SGK
- HS liên hệ thực tế
* Lưu ý: Những dòng in đậm là nội dung tích hợp kĩ năng sống .
- Nội dung được bổ sung hoặc được điều chỉnh trong bài soạn bổ sung.
- Trình tự các hoạt động của giáo viên, của học sinh.
- Hình thức dạy học (cá nhân, hợp tác theo nhóm nhỏ, …)
*Thiết kế giáo án bổ sung:
Theo công văn 896 đã chỉ đạo đổi mới cách soạn giáo án để giáo viên có
thời gian tập trung vào công tác giáo dục. Giáo án cần ngắn gọn nhưng có nhiều
thông tin (có thể chỉ khoảng một trang giấy A4) theo CV 790 SGD & ĐT/2009
vì vậy giáo viên cần tập trung vào nghiên cứu và soạn ở các phần cơ bản sau:

10
- Nội dung cần đầy đủ thông tin, nêu rõ mục tiêu ( nội dung hỗ trợ cho học
sinh cá biệt hay trẻ em có hoàn cảnh khó khăn : VD ; Khi dạy phân môn tập
đọc, lớp 2, ở HĐ luyện đọc cho HS đọc từ khó trước, đọc nối tiếp sau, hỗ trợ
phương ngữ, l/n cho HS (MB) dấu hỏi, dấu ngã cho HS M Trung, M Nam
hoặc em miền Bắc sửa cho em miền Nam)
- Nêu rõ yêu cầu thiết bị đồ dùng dạy học ( thiết bị, đồ dùng dạy học của
thầy và trò: VD; Đồ dùng của GV tranh ảnh…, bảng phụ…; HS phiếu cá

nhân, SGK))
- Dự kiến hình thức tổ chức hoạt động học tập, xác định nội dung, phương
pháp giảng dạy.( Hoạt động nhóm hay phiếu, bảng con )
- Yêu cầu cần đạt đối với từng nhóm đối tượng học sinh (kể cả học sinh cá
biệt).
- Chi tiết từng nội dung ngắn gọn, từng lời nói súc tích , giới thiệu bài trực
tiếp hay gián tiếp, tiểu kết, chuyển ý sát nội dung.
- Nắm được khả năng học tập của từng học sinh để xác định nội dung cụ
thể của bài học.
- Dạy nội dung bài học mới dựa trên kiến thức, kĩ năng của học sinh đạt được ở
bài học trước và đảm bảo vừa đủ để tiếp thu bài học tiết sau.
* Giới thiệu 01 nội dung trong kế hoạch tổ chức chuyên đề soạn giáo án bổ
sung tại trường ( ngày 3/ 1/2011)
PHIẾU BÀI TẬP THẢO LUẬN SOẠN GIÁO ÁN BỔ SUNG
HOẠT ĐỘNG NHÓM, KHỐI …
Câu hỏi 1: Vì sao phải đổi mới cách soạn giáo án của giáo viên tiểu học bằng
cách điều chỉnh và bổ sung?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Câu hỏi 2: Như thế nào là soạn giáo án có điều chỉnh?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Câu hỏi 3 :Việc soạn giáo án bổ sung có những tác dụng gì ?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Câu hỏi 4: Hãy soạn giáo án bổ sung tiết Tiếng Việt và tiết Toán sau: (Có bài
kèm theo ). Điều chỉnh tối thiểu từ 3 đến 5 dòng

XÂY DỰNG ĐÁP ÁN
HOẠT ĐỘNG NHÓM, KHỐI …

Câu hỏi 1: Vì sao phải đổi mới cách soạn giáo án của giáo viên
tiểu học bằng cách điều chỉnh và bổ sung?
- Giúp cho giáo viên giảm được thời gian soạn bài, tăng thời gian nghiên cứu
sách giáo viên, sách thiết kế và tài liệu tham khảo có liên quan đến bài dạy.

11
- Tránh được hiện tượng chép giáo án cũ, soạn dài dòng
- Không theo kịp đổi mới
- Điều chỉnh được nội dung dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh trên cơ
sờ đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng theo quy định.
Câu hỏi 2: Như thế nào là soạn giáo án có điều chỉnh, bổ sung?
- Giáo án có điều chỉnh là giáo án có nội dung tinh giản, ngắn gọn, phù hợp với
các hoạt động của giáo viên và học sinh.
- Chỉ ghi lại ngắn gọn những gì cần điều chỉnh hoặc bổ sung, không có thì thôi.
- Khi người kiểm tra, thanh tra nhìn vào giáo án điều chỉnh thì biết rõ giáo viên
điều chỉnh bổ sung gì so với giáo án cũ.
Câu hỏi 3 :Việc soạn giáo án bổ sung có những tác dụng gì ?
- Điều chỉnh được mục tiêu bài giảng và những kĩ năng mà học sinh phải có
được sau buổi học.
- Thay đổi được các hoạt động học cũng như hình thức tổ chức nảy sinh so với
trình độ của học sinh năm trước.
- Xác định được một số bài tập và hoạt động nếu tiết học còn thừa hoặc thiếu
thời gian so với trình độ học tập của năm trước đó.
- Chủ động sử dụng những phương tiện, tài liệu hỗ trợ giảng dạy cho giáo viên
- Điều chỉnh được khung thời gian, tăng giảm được nội dung bài học theo hướng
chủ động tích cực của học sinh. Ví dụ:
Bài: Quà của bố (TĐLớp 2, tuần 13) Bài soạn bổ sung.
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Đọc đúng các từ khó: ngó ngoáy, quẫy tóe, con muỗm, niềng
niễng, cá sộp, xập xành. Hiểu được nghĩa của từ mới và cảm nhận được tình

thương bao la của bố dành cho con.
2. Kỹ năng: Biết ngắt nhịp đúng câu dài. Biết đọc các từ ngữ gợi tả .
KNS: Có KN giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng quan hệ trong gia
đình, kĩ năng diễn đạt cảm xúc.
3. Thái độ: Có thái độ, cách ứng xử tốt với bố me., người đã sinh ra mình.
Hỗ trợ: Giúp các em học sinh miền Băc đọc từ “niềng niễng”.
II- Đồ dùng dạy học: GV: Tranh minh họa phóng to ,bảng phụ; HS : SGK
Bổ sung: Hình ảnh con muỗm, con niềng niễng, con xập xành.
III- Các Họat động dạy học:
III-Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV tg Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lần lượt
đọc bài, mỗi em đọc 1 đoạn và TLCH
3. Bài mới: Giới thiệu bài: Gián tiếp
*Hoạt động 1: Luyện đọc
- GV đọc mẫu sau đó gọi 1 HS khá đọc
- Gọi học sinh đọc nối tiếp câu lần 1kết
hợp LĐ từ, câu khó
1’
3’
1’
10’
- Hát vui
2HS đọc nối tiếp đoạn và trả lời câu
hỏi, lớp theo dõi, nhận xét.
- Cả lớp theo dõi sau đó 1 HS khá đọc
- 8 HS đọc nối tiếp câu lần 1

12

- Hướng dẫn HS đọc câu khó :
- Gọi HS đọc nối tiếp câu lần 2
- HS đọc chú giải
- Gọi HS đoc CN nối tiếp đoạn
- Tổ chức cho các nhóm HS thi đọc.
- Cho cả lớp đọc đồng thanh
*Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Y/c HS đọc thầm bài và gạch chân
dưới các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- GV nêu câu hỏi :+ Bố đi đâu về và đã
có quà cho các con?
+ Quà của bố đi câu về có những gì?
+ Các món quà ở dưới nước của bố có
đặc điểm gì?
+ Bố đi cắt tóc về có quà gì?
+ Những món quà đó có gì hấp dẫn?
- Cho HS thảo luận cặp: Từ ngữ nào
cho thấy các con rất thích những món
quà của bố?
- HĐ nhóm: Vì sao các con lại cảm
thấy giàu quá trước những món quà đơn
sơ?
- GV chốt ý và hỏi HS nội dung chính
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- Tổ chức cho học sinh thi đọc đoạn, cả
bài
HS khá thi đọc cả bài, HS TB và yếu
chỉ khuyến khích đọc 1đoạn.
- GV nhận xét cho điểm đọc.
4-Củng cố- Dặn dò:

- Bài học muốn nói với chúng ta điều
gì?
- Liên hệ: hỏi 1 số HS khi nhận quà
của bố, mẹ và ngươi thân, em thể
hiện tình cảm như thế nào?
- Dặn HS về LĐ bài, chuẩn bị bài mới.
- Nhận xét tiết học
9’
9’
3’
- HS đọc câu khó
- 8 HS đọc nối tiếp câu lần 2
- 2 HS đọc chú giải.
- 2 HS đọc nối tiếp đoạn.
- HS thi đọc quan sát ảnh trên bảng.
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài 1 lần.
- HS đọc thầm theo nhóm đôi
- HS nêu các từ vừa tìm được.
- đi câu, đi cắt tóc
- cà cuống, niềng niễng, hoa sen đỏ…
- tất cả đều sống động
con xập xành, con muỗm, con dế.
… ngó ngoáy. Con dế đực cánh xoăn,
chọi nhau.
- HS trao đổi cặp:… hấp dẫn , giàu
quá.
- HS TL và trả lời: Vì món quà tuy đơn
sơ nhưng là cả tấm lòng yêu con của bố.
- 2 HS nêu đại ý của bài
- 1 số HS thi đọc đoạn, cả bài, lớp theo

dõi và nhận xét, bình chọn.
- HS lần lượt nêu …
- HS biết nói lời cảm ơn, biết giữ gìn
nâng niu món quà…
Lưu ý: Những dòng in đậm là nội dung bổ sung so với giáo án năm trước.
* Thiết kế giáo án điện tử:
Giáo án điện tử là giáo án có sự trợ giúp của các phương tiện dạy học hiện
đại, nội dung cần thể hiện được tính tích cực trong học tập của học sinh trong
mỗi hoạt động. Vậy để đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu
quả trong dạy học, giáo viên cần tiếp cận và soạn được giáo án điện tử.

13
Vậy muốn soạn được giáo án điện tử, giáo viên phải có kĩ năng chọn bài để
soạn giảng, vì không phải bài nào cũng soạn được GAĐT.
- Phải đặt căn cứ vào mục tiêu của bài dạy để từ đó có hướng thiết kế bằng giáo
án điện tử hay giáo án truyền thống.(VD những bài học cần kĩ năng thực hành
như kĩ năng thực hiện phép tính, đặt tính, kĩ năng luyện viết … thì không
nên soạn giáo án điện tử).
- Nắm được bố cục bài soạn của một giáo án soạn điện tử.( các slide, texbox,
giao diện, kết nối hình ảnh, âm thanh, video giữa các pause…)
- Nếu bài nào dạy bắt buộc phải dùng đến bảng nhiều thì không nên thiết kế giáo
án điện tử bởi như thế sẽ mất nhiều thời gian, tốn kém mà hiệu quả lại không
cao.
- Thiết kế phải đảm bảo tính khoa học, nội dung vừa ngắn gọn vừa dễ hiểu,
( hình ảnh gần gũi, dễ nhớ, các phiếu bài tập, bảng phụ được thiết kế bởi các
hiệu ứng trực tiếp), làm giảm thời gian trình chiếu, tăng hiệu quả học tập cho
học sinh.
- Khi trình chiếu cũng cần có nghệ thuật, tùy nội dung mà đưa ra trước hay sau
hoặc cùng lúc với lời nói của giáo viên.
- Giáo viên cần thuộc kịch bản và vẫn có thể đi lại trong lớp, không nhất thiết

phải đứng cạnh máy tính.
- Khi trình chiếu, giáo viên cũng cần theo dõi lên màn hình, không nên theo dõi
ở máy chủ.
Bài: Quà của bố (TĐLớp 2, tuần 13) – Giáo án điện tử dự thi
(Tháng1/2011)
I/Mục tiêu:
1. Kiến thức: Đọc đúng các từ khó: ngó ngoáy, quẫy tóe, con muỗm, niềng
niễng, cá sộp, xập xành, muỗm,… Hiểu được nghĩa của từ mới và cảm nhận
được tình thương bao la của bố dành cho con.
2. Kỹ năng: Biết ngắt nhịp đúng câu dài. Biết đọc các từ ngữ gợi tả .
3. Thái độ: Có thái độ, cách ứng xử tốt với bố me., người đã sinh ra mình.
Hỗ trợ: Giúp các em học sinh miền Băc đọc từ “niềng niễng”.
II- Đồ dùng dạy học: Của thầy: bài giảng điện tử.
Của trò: Sách giáo khoa
III- Các Họat động dạy học:
Hoạt động của GV tg Hoạt động của HS
1. Khởi động: Cho HS nghe bài hát
“Cho con” kết nối âm thanh (thao tác
trên màn hình).
2. KT bài cũ:- Gọi 1 HS đọc bài và trả
lời câu hỏi trên màn hình. GV kết nối
đáp án.
- GV nhận xét, cho điểm.
1’
3’
1’
- Học sinh lắng nghe
- 1 HS đọc bài và trả lời; lớp theo dõi,
nhận xét.
- HS quan sát trên màn hình.


14
3. Bài mới: GTB: GV đưa lên màn hình
hình ảnh “con xập xành”, “con niềng
niễng”và giới thiệu
*HĐ1: Luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài, giọng chậm rãi.
- GV gọi HS đọc bài.
- Cho HS đọc nối tiếp từng câu, theo
dõi phát hiện HS đọc sai. Lưu ý phát âm
từ “con muỗm” cho HS. GV đưa từ
khó lên màn hình (các slide, texbox,
trực tiếp)
+ Đọc đoạn trước lớp: GVđưa lên màn
hình đoạn đọc ngắt nhịp.(texbox,trực
tiếp)
- Cho HS đọc từng đoạn nối tiếp, kết
hợp giải nghĩa từ khó: chú giải SGK
- Hướng dẫn HS miền Bắc đọc đúng từ
“niềng niễng”.
Chia bài làm 3 đoạn:
+ Đọc đoạn theo nhóm: Chia lớp thành
3 nhóm, hướng dẫn cách đọc (3 phút).
GV theo dõi, nhắc nhở.
- Cho các nhóm thi đọc.
- GV quan sát nhận xét
* HĐ2: Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm lần lượt đoạn 1,
2, 3 và tìm ý trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK
- GV giúp HS giải nghĩa từ “cà

cuống”… và kết nối hình ảnh minh
họa.
- GV nhận xét, kết luận chốt ý.
- Cho HS đọc lại toàn bài, nêu ND bài.
- GV bổ sung, kết luận, đưa lên màn
hình ND bài học.
* HĐ3: Luyện đọc diễn cảm
- GV đưa lên màn hình đoạn 2 và HD
HS đọc.(các slide ,texbox, trực tiếp)
- Cho HS thi đọc. Theo dõi, nhận xét,
tuyên dương.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nêu câu hỏi HS trả lời.
- Cho HS đọc lại toàn bài.
- Nêu ý nghĩa giáo dục qua ND bài học.
* Liên hệ thực tế: GV đưa lên màn
8’
10’
9’
2’
1’
- HS lắng nghe.
- 1 HS khá đọc toàn bài.
- HS đọc nối tiếp câu
- 2 HS đọc từ khó, “con muỗm”
- HS đọc ngắt nhịp.
- Đọc nối tiếp đoạn., HS đọc chú giải
- 3 em đọc“ niềng niễng”
- HS chia 3 đoạn
- 3 nhóm nhìn trên màn hình đọc

- HS cử nhóm trưởng điều khiển nhóm
đọc, HS đọc nối tiếp, giúp nhau đọc
đúng.
- HS theo dõi trên màn hình.
- HS trả lời… các nhóm nhận xét.
- HS xem hình ảnh ( Cà cuống, xập
xành)
- 2 HS đọc lại cả bài. HS đọc ghi nhớ.
- HS theo dõi bài học trên màn hình
- HS theo dõi trên màn hình và đọc
đoạn2.
- 3 nhóm thi đọc
- HS trả lời câu hỏi.
- 1HS đọc lại toàn bài.
- 1 HS đọc to lại ND bài.

15
hình câu hỏi: “Muốn làm một người con
hiếu thảo với bố, mẹ em cần làm gì?”
- GV kết nối đáp án trên màn hình.
Nhận xét tiết học:
- HS theo dõi màn hình và trả lời. (Mỗi
HS trả lời một ý)
- HS theo dõi.
- HS lắng nghe.
* Các giải pháp của Chuyên môn:
- Dựa vào năng lực của giáo viên để bố trí vào giảng dạy ở khối lớp 1, lớp 2
và 3; lớp 4 và lớp 5.
- Tổ chức các chuyên đề về soạn giáo án.
- Xây dựng kế hoạch ở các khối về lập kế hoạch bài dạy.

- Tổ chức các cuộc thi như: Thi giáo án tốt, thi soạn giáo án điều chỉnh, bổ
sung, thi soạn giáo án diện tử.
- Tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực của giáo viên:
+ Kiểm tra việc soạn giảng.
+ Đánh giá giờ dạy.
+ Kiểm tra thực tế dạy trên lớp của giáo viên.
- Sau khi kiểm tra, nhà trường luôn thực hiện công tác tư vấn, thúc đẩy cho
giáo viên thông qua các việc làm cụ thể của họ. Thông qua hội thảo trong sinh
hoạt tổ, sinh hoạt chuyên môn.
* Một số tình huống thường xẩy ra ngoài ý muốn của giáo viên
trong thiết kế giáo án ở các tiết dự giờ:
@ Tình huống giới thiệu bài ở lớp 1A, khi dạy bài “Cây rau” môn Tự
nhiên xã hội:
Giáo viên A giới thiệu “ Cây rau được trồng ở trong vườn, rau có rất nhiều
loại, dùng để nấu trong các bữa ăn của gia đình Vậy để biết được tác dụng
của cây rau như thế nào? Hôm nay cô cùng các em tìm hiểu bài “ Cây rau”
trang…”. Sau khi viết đề bài xong, giáo viên chợt nhớ ra là mình có đem theo 3
loại rau để giới thiệu bài, lúc đó giáo viên A lấy ngay 3 cây rau để lên bàn giáo
viên và giới thiệu lại…Bất hợp lý ở đây là giáo viên A làm mất thời gian và
không làm rõ được mục tiêu của bài học.
@ Tình huống sử dụng bảng phụ ở lớp 2C, khi dạy môn Toán:
Trong giờ học toán, khi giáo viên A yêu cầu học sinh làm bài tập vào phiếu:
BT2: Đặt tính rồi tính: a) 427 + 142 b) 853 – 630
Hết thời gian, giáo viên thu bài và gắn bảng phụ có kết quả đúng như trên.
Lỗi ở đây là phần chuẩn bị ở giáo án sai mục tiêu, Học sinh biết kết quả, thiếu kĩ
năng đặt tính và kĩ năng tính kết quả ở phép cộng, phép trừ.

16
853
630

223
-
427
142
569
+
@ Tình huống về chuẩn bị nội dung BH ở lớp 4C, khi dạy môn Toán:
Giáo viên A khi dạy bài: Bảng đơn vị đo khối lượng, Đến phần củng cố,
muốn mở rộng thêm cho phong phú từ một phép tính đưa về dạng toán có lời
văn, giáo viên đã nêu “ Có một ô tô chở 87 kg gạo…” Không có ô tô nào chở số
gạo như trên, giáo viên đã thiếu thực tế. Lỗi về chuẩn bị nội dung bài học.
@ Tình huống trò chơi sắm vai ở lớp 1C, khi dạy môn TNXH:
Khi dạy bài: An toàn khi ở nhà, đến phần hoạt động trò chơi sắm vai :
Muốn cho học sinh tránh bị bỏng khi ở nhà, giáo viên đã xây dựng tình huống
như sau: 1 bếp lò đang nấu nước ( bếp lò là một cái ghế nhựa của học sinh, ấm
nước là một ấm nước có thật ) được giáo viên kê sẳn ở bục giảng, 3 học sinh
đóng vai ngồi chơi đồ hàng, đang chơi có 1 em chạy lại và sờ tay vào ấm nước
rồi kêu lên “ Ôi ! nóng quá! Cứu em với!”, 2 em còn lại chạy tới và nói, “ Sao
em lại đến đó làm gi? ”
Giáo viên A đã xây dựng tình huống không đúng nội dung, thiếu thực tế,
gượng gạo áp đặt.
@ Tình huống trò chơi học tập ở lớp 3C, khi dạy phân môn LTVC:
Khi tổ chức trò chơi học tập, giáo viên đã dùng cây hái quả ( ĐDDH
tự làm của trường ) số quả trên cây dùng để đựng các thăm câu hỏi, học
sinh lên hái được câu hỏi nào thì trả lời theo câu hỏi đó. Cô giáo A đã hiểu
sai tác dụng của ĐD nên đã cho vào quả rất nhiều đáp án đúng, sai và cho
các đội lên thi trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng” kết quả là các đội đã lấy hết
các thăm đúng, sai lẫn lộn, thời gian chơi đã hết.( kết quả là HS chưa tìm
ra số thăm có kết quả đúng, sai là bao nhiêu ?)
C. PHẦN KẾT LUẬN

Đề tài kinh nghiệm “Các giải pháp nâng cao chất lượng soạn giáo án cho
giáo viên ”đã áp dụng trong nhiều năm qua và luôn được sự ủng hộ của BGH,
các thầy cô giáo trong toàn trường. Suốt gần 7 năm quản lý chuyên môn, được
thầy Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo công tác dạy và học, được cùng làm việc với
một đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tâm huyết, tôi đã có được những thành công
nhất định, sự cố gắng không biết mệt mỏi đã mang lại cho tôi nhiều kết quả đáng
khích lệ: 6 năm thành lập trường đã có 6 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 12 GV dạy
giỏi cấp huyện, kết quả thi học sinh giỏi các cấp tương đối cao, chất lượng học
sinh giỏi, khá trên 60%. Học sinh yếu giảm tỉ lệ còn 1,1%. Đội ngũ giáo viên tự
tin hơn, vững vàng hơn trong công tác giảng dạy, từ đó tôi nhân rộng điển hình,
nhân rộng phong trào thi đua dạy tốt học tốt trong toàn trường.
Đề tài là những nội dung được đúc rút bằng kinh nghiệm của bản thân trong
quá trình dự giờ thăm lớp, trong kiểm tra giáo án, trong các buổi chuyên đề hay
trong các đợt thao giảng đã giúp tôi tìm hiểu, vận dụng linh hoạt vào công tác
chỉ đạo chuyên môn. Trong quá trình triển khai thực hiện tôi luôn được sự ủng
hộ nhiệt tình của đội ngũ giáo viên, họ chính là người đem lại niềm say mê,

17
hứng thú cho những thành công nối tiếp nhiều chiến công của tập thể hội đồng
sư phạm này. Việc áp dụng các kinh nghiệm trong soạn giảng chính là đã lựa
chọn phương pháp, phương tiện và cách tổ chức lớp học hợp lý, giúp học sinh tự
chiếm lĩnh kiến thức, giáo viên tự tin và chủ động khi xử lý các tình huống
thường xẩy ra ngoài ý muốn. Đổi mới công tác soạn giảng cũng chính là yếu tố
quyết định thành công trong việc nâng cao chất lượng học tập, chất lượng toàn
diện của học sinh. Việc xây dựng và đúc rút những kinh nghiệm trong việc soạn
giáo án tinh giản đã giúp tôi có rất nhiều thuận lợi trong kiểm tra đánh giá (dễ
thấy, dễ nhìn, dễ góp ý sửa đổi …). Tôi mạnh dạn đưa ra để các bạn đồng nghiệp
tham khảo, góp ý.
Đề tài được công nhận tại Hội đồng đánh giá sáng kiến kinh nghiệm cấp
trường tháng 1 năm 2011 và được công bố triển khai trong toàn trường. Các giáo

viên đón nhận tích cực và áp dụng thực tiễn rộng rãi. Tuy nhiên vẫn còn nhiều
hạn chế, mong các bạn đồng nghiệp nhận xét, bổ sung, và góp ý chân thành để
đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
D. ĐỀ XUẤT – KIẾN NGHỊ
- Đề nghị với các giáo viên tích cực áp dụng đề tài vào công tác soạn giảng.
Trong quá trình thực hiện cần có nhật kí ghi chép các nội dung về ưu điểm, tồn
tại để tiếp tục bổ sung cho đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.
- Đối với nhà trường: Cần tổ chức nhiều giờ dạy tốt, dạy mẫu, dạy bằng bài
giảng điện tử cho học sinh, sau mỗi tiết dạy có bổ sung đánh giá ưu, khuyết
điểm để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Nếu được công nhận, nhà trường cần có
biện pháp cụ thể trong việc triển khai thực hiện để hiệu quả đề tài đi vào thực
tiễn một cách tốt nhất.
EaH’Leo, ngày 5 tháng 01 năm 2011
NGƯỜI VIẾT

Nguyễn Thị Minh Khai
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG










18

















MỤC LỤC

Trang
A. Phần mở đầu 1
1. Lí do chọn đề tài 1
a. Cơ sở lý luận 1
b. Cơ sở thực tiễn 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Đối tượng nghiên cứu 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
5. Phương pháp nghiên cứu 2
6. Thời gian nghiên cứu 2
B. Phần nội dung 3
1. Đặc điểm tình hình 3
* Số giáo viên có giáo án tốt 3

* Số giáo viên có giờ dạy tốt 3
* Số giáo viên có kĩ năng soạn bài 3
* Số giáo viên xác định mục tiêu bài dạy 4
* Số giáo viên xác định cấu trúc 4
* Số giáo viên xác định nội dung bài học 4
* Một số biện pháp GV còn tồn tại trong công tác soạn giảng 4
2. Nguyên nhân thực tế 4
3. Kết quả nghiên cứu 4
* Kết quả xếp loại GV về hồ sơ, giờ dạy 5
* Kết quả thi giáo án tốt hàng năm của giáo viên 5
4. Các nhóm giải pháp 5
* Nhóm biện pháp kĩ năng soạn bài 5
* Nhóm biện pháp xác định mục tiêu 6
* Nhóm biện pháp xác định cấu trúc bài dạy 7

19
* Nhóm biện pháp xác định nội dung bài học 7
- Giáo án lớp 4: Tích hợp KNS: Bài: Tiết kiệm nước (KH4) 8
- Giáo án lớp 4: Tích hợp KNS: Bài: Tiết kiệm nước (KH4) 9
* Thiết kế giáo án bổ sung 10
* Giới thiệu 1 nội dung kế hoạch chuyên đề … 10
- Giáo án lớp 2 (bổ sung): Bài: Quà của bố (TV2) 11
- Giáo án lớp 2 (bổ sung): Bài: Quà của bố (TV2) 12
*Thiết kế giáo án điện tử 13
- Giáo án lớp 2 (Điện tử): Bài: Quà của bố (TV2) 13
- Giáo án lớp 2 (Điện tử): Bài: Quà của bố (TV2) 14
*Các giải pháp của chuyên môn 15
* Một số tình huống thường xẩy ra ngoài ý muốn 15
@ Tình huống giới thiệu bài 15
@ Tình huống sử dụng bảng phụ… 15

@ Tình huống về chuẩn bị nội dung 16
@ Tình huống về trò chơi sắm vai 16
@ Tình huống về trò chơi học tập 16
C. Phần kết luận 16
D. Đề xuất – Kiến nghị 17

20

21

×