Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

luan van tot nghiep dạy- học tác phẩm văn học theo công nghệ dạy học hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.59 KB, 35 trang )

Lời cảm ơn
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo khoa Ngữ văn
trường ĐHSP Hà Nội đã cung cấp kiến thức, kỹ năng, phương pháp dạy học môn Ngữ
văn THCS trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu . Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn
thầy Đỗ Hải Phong PGS – Tiến sĩ khoa Ngữ văn trường ĐHSP Hà Nội đã trực tiếp
hướng dẫn và giúp tôi hoàn thành đề tài này.
Với thời gian và khả năng có hạn, những gì làm được ở đề tài này chỉ là bước
đầu, chúng tôi chân thành mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của quý thầy cô và các
bạn để có thể bổ sung cho đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn và tiếp thu mọi ý kiến đóng góp cho đề tài của
mình với mong muốn tìm ra một phương pháp hay nhất , tốt nhất nhằm nâng cao chất
lượng dạy- học làm văn nói riêng, dạy- học Ngữ văn nói chung trong nhà trường trung
học cơ sở hiện nay mà tôi đảm nhiệm.
Hưng Yên, tháng 06 năm 2009.
Tác giả

Lê Văn Bảy
1
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
I. Lý do chọn đề tài 1
II. Lịch sử vấn đề 2
III. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
IV. Phương pháp nghiên cứu 7
V. Cấu trúc bài tập 7
Chương I: Cơ sơ lý thuyết 8
I. Cơ sở lý thuyết thể loại 8
1.Khái niệm về truyện cổ tích 8
2.Loại thể của tác phẩm………………………………… 10
II. Nghĩa của tác phẩm 14


III. Cơ sở lý thuyết phương pháp 20
1. Phương pháp chung 20
1.1. Theo yêu cầu đổi mới của phương pháp dạy học văn 21
1.2. Dạy- học tác phẩm Văn học theo công nghệ dạy học
hiện đại 26
1.3 Dạy – học theo đặc trưng loại thể tác phẩm văn học 26
1.4.Dạy – học theo đặc trưng VHDG 26
2. Phương pháp cụ thể 49
Chương II: Định hướng đọc hiểu 53
I. Thời đại văn hoá 56
II. Tóm tắt tác phẩm 58
III. Khai thác truyện cổ tích “ Cây bút thần” 60
Chương III: Định hướng dạy học 62
I. Thiết kế bài giảng 62
II. Kiểm tra kiến thức 72
III. Một số kiến nghị 98
KẾT LUẬN 107
Tài liệu tham khảo 1
2
MỞ ĐẦU
I.Lý do chọn đề tài.
1. Văn học dân gian chiếm một vị trí đầu nguồn, đồng thời là cột mốc đầu tiên của lịch
sử văn học của mỗi dân tộc. Vị trí đặc biệt của nó đã quyết định sự có mặt của Văn học
dân gian với một quy mô lớn trong chương trình Ngữ văn ở tất cả các cấp học. Riêng ở
bậc THCS , trọng tâm chương trình Ngữ văn 6 và một phần của chương trình Ngữ văn 7
là các tác phẩm Văn học dân gian kể cả trong nước và nước ngoài.
2. Cổ tích là một thể tài VHDG phổ biến trên thế giới. Mỗi dân tộc có một kho tàng cổ
tích riêng của mình. Tuy nhiên, các chức năng xã hội và thẩm mĩ của cổ tích các dân tộc,
về cơ bản là giống nhau. Có lẽ đây là một thể tài văn học biểu hiện tính quốc tế rõ rệt
nhất . Điều này tạo thuận lợi cho người “nghe” cổ tích, cũng như lí giải sự hiện diện của

không ít các cổ tích nước ngoài trong chương trình văn THCS, trong đó truyện cổ tích
Trung Hoa “ Cây bút thần” là một ví dụ.
III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
1. Đối tượng nghiên cứu của bài tập tốt nghiệp: “ Vấn đề đọc hiểu và dạy học truyện cổ
tích Trung Quốc theo chương trình THCS mới qua truyện cổ tích “ Cây bút thần” sách
giáo khoa Ngữ văn 6 – Tập I”.
2. Để nghiên cứu và giải quyết vấn đề trên chúng tôi sử dụng văn bản “ Cây bút thần”
( Truyện cổ tích Trung Quốc………….
iV. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là làm sáng tỏ vấn đề phương pháp đọc
hiểu và dạy học Ngữ văn nói chung, phương pháp đọc hiểu và dạy học văn bản
văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ văn THCS nói riêng. Đặc biệt là
phương pháp đọc hiểu và dạy học văn bản truyện cổ tích Trung Quốc “ Cây bút
thần”. Để thực hiện mục đích trên, chúng tôi đề ra nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Xác lập cơ sở lý thuyết cho vấn đề.
- Định hướng đọc hiểu văn bản truyện cổ tích “Cây bút thần”.
- Định hướng dạy học văn bản truyện cổ tích Trung Quốc “ Cây bút thần”.
V. Phương pháp nghiên cứu.
3
Phương hướng tiếp cận chủ yếu của tôi là thi pháp học văn bản và vận dụng
tri thức liên ngành Ngữ văn. Ngoài ra trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng
tôi còn sử dụng những phương pháp cụ thể như:
- Phương pháp thống kê phân loại.
- Phương pháp khảo sát.
- Phương pháp so sánh đối chiếu.
- Phương pháp bình giảng
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
VI. Cấu trúc của bài tập nghiên cứu.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, bài tập này gồm 3 chương.
Chương I: Cơ sở lý thuyết.

Chương II: Định hướng đọc hiểu.
Chương III. Định hướng dạy học.
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.
I. Cở sở lý thuyết thể loại.
1. Khái niệm và đặc điểm truyện cổ tích.
Truyện cổ tích là một loại truyện kể dân gian ra đời từ thời cổ xưa, sau thần thoại. Chức
năng chủ yếu của truyện cổ tích là phán ánh, cắt nghĩa cuốc sống cá nhân và xã hội
trong các mối quan hệ phức tạp của nó. Dẫu gần gũi với thần thoại qua việc sự dụng các
yếu tố thần linh, hoang đường: Nhân cách hoá loaị vật, hiện tượng tự nhiên nhưng
truyện cổ tích không thực sự hoành tráng, bay bổng hướng tới nhiệm vụ giải thích, cắt
nghĩa các hiện tượng tự nhiên xã hội ấy mà tập trung phán ánh các mâu thuẫn xã hội và
giải quyết các mâu thuẫn theo tinh thần lạc quan: Thiện thắng ác, kẻ xấu phải đền tội…
Có ba loại truyện cổ tích tiêu biểu: Truyện cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích loài vật và
truyện cổ tích thế sự ( Truyênh cổ tích sinh hoạt ).
Giống mọi hình thức kể chuyện dân gian khác, truyện cổ bao giờ cũng hướng tới một
mục tiêu giáo dục nào đó. Mọi truyện cổ tích của nhân lạo đều có cùng một triết lí ở hiền
gặp lành, ác gải ác báo. Do vậy, truyện cổ tích thường kết thúc có hậu, chiến thắng và
hạnh phúc bao giờ cũng thuộc về người tốt. Còn kẻ xấu thì phải trả giá cho hành vi bất
lương của mình…
Khi mơí ra đời, truyện cổ tích được lưu truyền trong dân gian dưới hình thức truyền
miệng. Về sau loại truyện này được nhiều người sưu tập, ghi chép thành sách. Một số
4
nhà văn dựa vào những câu chuyện được lưu truyền trong dân gian hoặc là dựa vào
những truyện đã được sưu tập trong sách để viết lại .
2. Loại thể của tác phẩm.
Các đặc điểm về nội dung hình tượng và hình thức hình tượng hay nói khác đi là vấn đề
loài thể của văn học cũng đem lại cho qúa trình tiếp nhận và hiểu đúng đắn về tác phẩm.
Với người giáo viên văn việc xác định chính xác loài thể của tác phẩm là một điều cần
thiết.
Trên cấp độ loài hình “ Cây bút thần” là tác phẩm tự sự dân gian. Kể chuyện đời, chuyện

người là phương thức tái hiện cuộc sống của các tác phẩm tự sự dân gian. Phương thức
này giúp cho người đọc ( người nghe) hình dung đời sống trong các sự việc với những
con người và mối quan hệ qua lại giữa chúng tôi một cách cụ thể. Trong các cổ tích thì
cuộc sống được tái hiện theo cách vừa là hiện thực ( Trong các yếu tố của bản thân cuộc
sống ) vừa là siêu thực ( trong các yếu tố hoang đường kì ảo ). Tuy nhiên, suy tới cùng
nó vẫn đem đến cho người đọc ( nghe ) những cảm giác, phán đoán đúng về cuộc sống.
Tác phẩm tự sự ( dù là tự sự dân gian ) đưa người đọc, người nghe vào một thế giới nghệ
thuật gần gũi hơn so với cuộc đời của họ, để họ chứng kiến suy ngẫm và phán xét đời
sống. Chính từ đặc điểm này, người tiếp nhận ( ở đây là thầy và trò ) cần phải tiếp cận
hàm ý xã hội – ý nghĩa xã hội – của các cổ tích. Về phía thầy, sự tìm kiếm nghĩa của cổ
tích sẽ không thể thoát li các hàm ý xã hội mà chất tự sự của cổ tích tạo nên.
Mặt khác, trên cấp độ thể tài thì “ Cây bút thần” thuộc thể tài cổ tích dân gian. Đi sâu
hơn nữa vào thể tài này thì “ Cây bút thần” theo sự xác nhận của các tác giả sách giáo
viên Ngữ văn 6 – Tập I- NXB Giáo dục, Hà Nội năm 2002 trang 132 và sách bồi dưỡng
Ngữ văn 6 – NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh năm 2005, trang 62: có thể xếp vào nhóm
truyện cổ tích về người tài giỏi. “Truyện cổ tích về người tài giỏi thường kể về những
cuộc phiêu lưu li kì của những nhân vật tài giỏi, trong đó những nhân vật này tỏ rõ tài
năng kì lạ, phi thường của mình ra sao và nhằm mục đích gì ?”- Sách giáo viên Văn 7-
Tập II – NXB Giáo dục, Hà Nội 1996.
Truyện cổ tích “ Cây bút thần” thì nhân vật Mã Lương có tài vẽ ra vật thật. Mã lương đã
dùng tài vẽ của mình phục vụ người nghèo, chống lại tên địa chủ tham lam và cuối cùng
tiêu diệt lũ vua quan độc ác. Nhân vật này có tài năng phi thường và đã dùng tài năng đó
vào mục đích cụ thể.
ở đây, tính chất loại biệt của thể tài cổ tích về người tài giỏi sẽ là căn cứ định hướng cho
cách suy đoán khám phá của người đọc ( người nghe) về ý nghĩa xã hội của tác phẩm.
Từ đó tìm ra ý nghĩa xã hội ẩn chứa trong cổ tích này có liên quan mật thiết đến sự tài
5
giỏi của con người và sức mạnh của tài năng đó trong một xã hội hiện hành những bất
công.
Cũng trên cấp độ thể tài, một điểm nữa cần được nói đến đó là đặc sắc nghệ thuật cổ tích

phản chiếu trong “ Cây bút thần”. Nhân vật chính của cổ tích này là một em bé không
được đi học, nhưng do ham vẽ cùng với lòng say mê kiên trì học tập mà thành tài. Đặc
điểm này của nhân vật phù hợp với chủ đề diễn tả ước mơ vươn tới tài năng nghệ thuật
của trẻ thơ và tuổi thơ của con người.
Trong những cổ tích về người tài giỏi, tài năng của nhân vật quả là phi thường, nhưng sự
sáng tạo ra nhân vật có tài vẽ ra vật thật thì đó lại là đỉnh cao của trí tưởng tượng.
Về kết cấu “ Cây bút thần” mang hình thức kết cấu phổ biến của cổ tích về nhân vật tài
giỏi : Có tài, đem tài ra giúp người nghèo, trừng trị kẻ ác, kết thúc truyện rất có hậu.
3. Nghĩa của tác phẩm.
Nêu mục đích của một bài học tác phẩm văn học là khơi gợi cho học sinh cách hiểu
đúng về tác phẩm, thì giáo viên – người tổ chức cho học sinh cảm và hiểu tác phẩm.
Nắm được nghĩa của tác phẩm tức là hiểu tác phẩm, bởi lẽ nghĩa ( chủ đề hoặc tư
tưởng ) là linh hồn của tác phẩm nghệ thuật. Người dạy chưa nắm đúng, hiểu đúng nghĩa
của tác phẩm sẽ kéo theo người học hiểu sai tác phẩm.
Thực ra, phương pháp dạy học – học dù quan trọng đến đâu cũng chỉ là con đường khoa
học để người dạy tổ chức cho người học tiến tới nắm chắc nghĩa của tác phẩm.
Nghĩa của tác phẩm nghệ thuật không hiện rõ trên bề mặt tác phẩm mà chìm sâu trong
tác phẩm. Một tác phẩm nghệ thuật có thể đơn nghĩa cũng có thể đa nghĩa. Chính vì vậy,
Việc xác định nghĩa của tác phẩm có thể đúng, sai và theo nhiều hướng. Trong thực tế
dạy – học tác phẩm văn học, người dạy xác định nghĩa tác phẩm như thế nào thì tìm
cách tổ chức cho người học đi tìm nghĩa theo hướng ấy. Như vậy, sẽ dẫn đến tình trạng
dạy đúng hoặc sai , nông hoặc sâu về tác phẩm.
Vấn đề đặt ra ở đây là cần xác định nghĩa của cổ tích “ Cây bút thần” như thế nào để làm
căn cứ kiến thức đúng đắn cho bài học này. Theo cuốn sách giáo viên văn 7 của Bộ giáo
dục và đào tạo – 1995 các tác giả đưa ra cách hiểu với ba nét ngghĩa sau:
1. Con người có thể vươn tới khả năng thần kì.
2. Tài năng phải phục vụ nhân dân phục vụ chính nghĩa.
3. Nghệ thuật chân chính thuộc về nhân dân và có sức mạnh kì diệu.
Nhưng theo cuốn bài soạn Văn 7 của vụ phổ thông trung học xuất bản năm 1996,
thì bài học “ Cây bút thần” cần giúp học sinh hiểu được hai nét nghĩa:

1. Muốn thành tài, Mã Lương say mê cần cù, chịu khó học vẽ.
6
2. Những kẻ tham lam độc ác, định chiếm cây bút thần đều bị trừng trị đích đáng.
Nếu hiểu ý nghĩa của truyện theo một trong hai cuốn sách trên, chúng tôi thấy
chưa thật đầy đủ. Chúng tôi nhận thấy cách xác định nghĩa của “ Cây bút thần” trong
Sách Giáo viên Ngữ văn 6 – Tập I của Bộ Giáo Dục và Đào tạo – NXB Giáo dục, Hà
Nội, năm 2002 chính xác và đầy đủ hơn khi các tác giả đưa ra cách hiểu với bốn nét
nghĩa sau:
1. Thể hiện quan niệm của nhân dân về công lý xã hội: Những người chăm chỉ, tốt
bụng, thông minh được nhận phần thưởng xứng đáng; Kẻ độc ác tham lam bị
trừng trị.
2. Khẳng định tài năng phải phục vụ nhân dân phục vụ chính nghĩa, chống lại cái
ác.
3. Khẳng định nghệ thuật chân chính thuộc về nhân dân, về những người tốt bụng,
có tài và khổ công luyện tập. Nghệ thuật ấy có khả năng kỳ diệu.
4. Thể hiện ước mơ và niềm tin về những khả năng kì diệu của con người.
Chúng tôi tiếp thu kiến thức theo hướng này bằng cách đưa ra nét nghĩa 1 và 2 vào nội
dung chính của bài học, còn nét nghĩa 3,4 có thể là cao so với năng lực tiếp nhận của học
sinh lớp 6 nên cần được dạy học theo mức độ bổ sung qua các biện pháp bình giảng, mở
rộng của giáo viên.
II. Cơ sở lý thuyết phương pháp.
Nhìn ở góc độ phương pháp chung thì “ Vấn đề đọc hiểu và dạy học truyện cổ tích
Trung Quốc theo chương trình THCS mới qua truyện cổ tích “ Cây bút thần” SGK Ngữ
văn 6 – Tập I” cần tuân theo những phương pháp sau:
1. Theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học – Văn học.
Truyện cổ tích “ Cây bút thần” là một tác phẩm văn học nằm trong chương trình Ngữ
văn 6 – Tập I cải cách giáo dục. Nó đòi hỏi phương pháp tiếp nhận mới song phương
pháp đọc hiểu và dạy – học tác phẩm này không thể nằm ngoài các yêu cầu cơ bản cuae
phương pháp dạy – học văn hiện đại. Sự đổi mới của phương pháp dạy – học văn được
khẳng định trên 4 vấn đề :

a, Dạy – học văn theo lý luận dạy – học hiện đại.
Trước những năm 70 – 80 của thể kỷ XX, trong các nhà trường tồn tại một hệ thống lý
luận dạy – học cũ, hay còn gọi lý luận dạy – học cổ tích. Hệ thống lý luận dạy – học này
đã tồn tại trong một thời gian dài và nó càng bộc lộ nhiều hạn chế. Cụ thể là phương
pháp dạy – học này lấy thầy giáo là trung tâm. Như vậy, nhiệm vụ truyền đạt kiến thức
của thầy hoàn thành nhiệm vụ dạy – học chưa đạt, bởi học sinh tiếp nhận tri thức một
7
cách thụ động từ giáo viên, thầy nói – trò nghe, thầy đọc – trò chép. Điều này vô hình
chung đẫ biến các em thành những cái máy làm việc theo sự vânh hành của thầy giáo.
Trong giờ học, các em không có sự suy nghĩ, thiếu năng động sáng tạo và như thế, trí tuệ
học sinh không có điều kiện để phát triển.
Công cuộc cải cách giáo dục đòi hỏi viêch giảng dạy văn học trong nhà trường phải có
sự đổi mới. Vì thế, một hệ thống lý luận dạy – học mới ra đời. Với hệ thống lý luận này,
giáo viên sẽ phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh. Học sinh có thể tự
mình chiếm lĩnh tri thức dưới sự tổ chức, hướng dẫn của thầy.
Chỉ thị về phương pháp giảng dạy của Bộ Giáo dục năm 1996 đã chỉ ra rằng: “ Việc
phân tích một cách máy móc hình thức các tác phẩm văn học nghệ thuật vào việc trích
dẫn một cách tự nhiên cần phải được thay thế bằng các cuộc trao đổi sinh động chân
thực giữa thầy và trò. Trong các cuộc trao đổi đó, thầy giáo cần phải nêu ra cho học sinh
những vấn đề lý thú buộc học sinh phải suy nghĩ, phải trình bày một cách cởi mở và suy
nghĩ riêng của cá nhân mình đối với tác phẩm.
b, Dạy học văn tuân theo sự liên kết, các phương pháp dạy – học văn cải cách giáo
dục.
Mỗi người giáo viên muốn hoàn thành tổ chứcm hướng dẫn học sinh lĩnh hội tri thức
một cách có hệ thống một cách vững chắc và có được những thói quen trực cảm tác
phẩm văn chương, đáp ứng đòi hỏi phát triển thẩm mĩ, đạo đức và trí tuệ học sinh thì
phải có phương pháp dạy – học phù hợp. Đó là một yêu cầu tất yếu.
Ngành Giáo học Pháp đã tổng kết được 4 phương pháp khoa học trong hoạt động dạy và
học văn đó là:
+ Phương pháp đọc sáng tạo.

+ Phương pháp gợi tìm.
+ Phương pháp tái tạo.
+ Phương pháp nghiên cứu.
b1. Phương pháp đọc sáng tạo.
Trong quá trình giảng dạy tác phẩm văn học, đọc văn là việc rất quan trọng. Đọc
không những có ý nghĩa về mặt ngôn ngữ, tức là có tác dụng trao dồi cách phát âm, từ
ngữ, ngữ pháp cho học sinh. Đọc còn có ý nghĩa văn học, ý nghĩa thẩm mĩ. Đọc văn có
thể đọc thầm, đọc to, đọc bằng mắt và đọc diễn cảm ( Hay nói cách khác là đọc sáng tạo)
Đọc sáng tạo đòi hỏi phải tuy theo nội dung phản ánh và biểu hiện của hình
tượng tác phẩm. Tuy theo loại thể, biểu hiện cụ thể, sinh động, độc đáo của từng tác
8
phẩm mà có lối đọc, giọng đọc thích hợp. Đồng thời đọc văn phải có kỹ thuật, phải biết
phát âm giữ giọng , ngừng hơi, ngắt nhịp…
Nguồn gốc của sự phát âm trong đọc diễn cảm là tuỳ thuộc vào đọ cảm, độ hiểu tác
phẩm văn học của mỗi cá nhân. Cho nên việc đọc sáng tạo khơi dậy tính cá thể của học
sinh qua giọng đọc.
Qúa trình đọc văn ( Đặc biệt là đọc sáng tạo ) là quá trình hoạt động nhận thức và
tư duy, nhất là tư duy hình tượng. Vì vậy, giáo viên khi đọc văn cho học sinh nghe cũng
phải làm cho hình tượng được tái sinh trong tâm trí mình lại tái sinh một lần nữa vào
tâm trí các em, giúp cho các em cảm thụ được cái được phản ánh vvà cái được biểu hiện
– tức là giúp các em “chứng kiến” và “thể nghiệm” cùng với giáo viên tiếp thu cá thể
xác lẫn linh hồn tác phẩm. Muốn vậy thì người giáo viên phải có giọng đọc diễn cảm.
Qua giọng đọc diễn cảm của giáo viên , học sinh có thể thấy tất cả những điều được mô
tả, được nói đến trong các tác phẩm được nói đến như đang diễn ra trước mắt mình. Việc
đọc diễn cảm của thầy sẽ luôn luôn gây được ấn tượng sâu sắc về tác phẩm văn học cho
học sinh, giúp học sinh hiểu được nội dung biểu cảm của tác phẩm. Và như thế giúp các
em chuẩn bị phân tích các tác phẩm sau đó được tốt hơn.
Trước CCGD, việc đọc văn nói chung, đọc diễn cảm nói riêng ở trường phổ thông bị coi
nhẹ một cách có hệ thống. Nó chỉ được coi là yếu tố ở đầu ở đầu giờ hoặc cuối giờ. Đây
là một nhược điểm cơ bản cần phải khắc phục.

Chương trình CCGD với việc xác định rõ vai trò, vị trí của đọc diễn cảm nên đã
coi đây là phương pháp chủ đạo trong dạy – học tác phẩm văn học.
Để giúp học sinh tiếp nhận tác phẩm văn học được tốt thì giáo viên phải kết hợp
nhiều biện pháp. Đọc diễn cảm là biện pháp có hiệu quả nhất. Ngoài ra, còn phải kết hợp
các biện pháp như: Đọc có hướng dẫn, đọc có phân tích… Tất cả đều nhằm mục đích
rèn luyện kỹ năng, động cơ và ý thức đọc để làm tiền đề cho việc tìm hiểu tác phẩm.
b2. Phương pháp gợi tìm.
Phương pháp gợi tìm là phương pháp gợi trí tưởng tượng của học sinh dưới sự hướng
dẫn của giáo viên, giúp các em đi vào tìm hiểu từng bộ phận trong cấu trúc ntác phẩm và
tiến tới đánh giá chung.
Nếu như phương pháp đọc sáng tạo được coi như một bước nhận thức cảm tính thì
phương pháp gợi tìm chính là bước tổ chức hướng dẫn học sinh đi vào tư duy hình
tượng. Cho nên, phương pháp gợi tìm tiến hành trên cơ sở của phương pháp đọc sáng
tạo.
9
Nhiệm vụ của người giáo viên là phải biết tổ chức cho học sinh đi tìm hiểu tác phẩm
trên cơ sở cảm, tưởng tượng và tái hiện cuộc sống một cách sinh động để từ đó tiến hành
phân tích, so sánh để tìm ra nét bản chất của chi tiết và cuối cùng tổng hợp chúng lại để
làm rõ giá trị cả về nội và hình thức của hình tượng.
Phương pháp gợi tìm đòi hỏi người thầy giáo phải có năng lực tổ chức, hướng dẫn học
sinh qua hình thức đàm thoại, gợi mở và những hoạt động có tính lên môn khác như
nhạc, hoạ…
Bằng con đường đàm thoại tâm tình về những vấn đề mà không khí lớp sinh động hẳn
lên, mối liên hệ giữa thầy – trò và nhà văn được hình thành và dần hoà nhập, giúp thầy
giáo nắm được trình độ hiểu biết và năng lực học tập của học sinh.
Bên cạnh đó phương pháp này còn có tác dụng:
+ Nâng cao cảm thụ của học sinh về tác phẩm từ cảm tính đến lý tính.
+ Kích thích nỗ lực trí tuệ của học sinh trong quá trình thưởng thức, tiếp nhận tác phẩm.
+ Rèn luyện kỹ năng phân tích, khám phá và nhận xét từng mặt, từng bộ phận tác phẩm.
+ Bước đầu giúp học sinh nắm được phương pháp cách thức để tìm tòi, thưởng thức,

tiếp nhận kiến thức về tác phẩm tức là bước đầu tiếp nhận khoa học nghiên cứu văn.
Đặc biệt, qua đầm thoại, gợi mở ( gợi tìm ) làm cho sự thụ động tiếp thu kiến t5hức của
học sinh bị giảm bớt, năng lực độc lập suy nghĩ tìm tòi và thói quen giao tiếp xã hội của
các em được phát huy.
Phương pháp gợi tìm có mặt mạnh của nó, song nếu người thầy không có đủ trình độ tổ
chức hợp lý thì dễ dẫn đến giờ văn khô khan, rời rạc, ít hứng thú. Bởi thực chất của
phương pháp nay là một cuộc đàm thoại giữa thầy và trò.
Vì thế, để thực hgiện phương pháp này đạt hiệu quả cao, người giáo viên phải có nghệ
thuật mà nghệ thuật ở đây là nghệ thuật hỏi để học sinh tự giác, hứng thú trả lời. Tức là
câu hỏi phải mang tính nghệ thuật, dễ đi vào lòng người. Câu hỏi tung ra như một cuộc
tâm tình.
b3. Phương pháp tái tạo.
Phương pháp tái tạo trong dạy – học văn là một hệ thống các biện pháp và hình thức
giảng dạy của giáo viên nhằm giúp các em sự nỗ lực trí tuệ, tập trung chú ý,, năng lực tư
duy để chủ động lĩnh hội trí thức dường như có sẵn một cách có chọn lọc, có phê phán
và có hệ thống.
Lĩnh hội tri thức như có sẵn tức là lời là qua lời giảng và đề cương trên bảng của giáo
viên, sách giáo khoa và các tài liệu khác…
10
Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây có trái với nguyên tắc phát huy chủ thể học sinh, với đặc
trưng bộ môn và tư tưởng chống áp đặt không ? Có phải quay lại với lối “ Giảng văn”
truyền thống không ?
Trước hết cần phải khẳng định rằng các biện pháp hình thức đã sử dụng trong phương
pháp giảng dạy văn truyền thống mà vẫn có tác dụng tích cực thì vẫn phù hợp với tinh
thần mới, chúng ta càng phải tiếp thu và phát triển.
Vận dụng phương pháp tái hiện không những không trái với nguyên tắc chung trong
dạy – học văn mà ngược lại để khám phá và thưởng thức các tác phẩm, học sinh cần
phải có những kiến thức ngoài tác phẩm như : kiến trhức và tác giả, xuất xứ, hoàn cảnh
ra đời của tác phẩm ,
Bên cạnh đó học sinh cần phải tóm tắt tác phẩm, tóm tất kể chuyện sáng tạo hình dung

tưởng tượng bằng lời.
Những kiến thức ấy, học sinh có thể tìm kiếm trong sách vở, trong tài liệu. Nhưng ngoài
sách giáo khoa và các tài liệu khác, học sinh còn phải được giáo viên cung cấp. Bởi vì,
ngoài yêu cầu thưởng thức và tìm tòi khám phá riêng mang tính chủ quan cá nhân, mỗi
tác phẩm, mỗi tiết học, học sinh cần phải đạt tới những kiến thức cơ bản có hệ thống về
tác phẩm văn chương.
Việc vận dụng phương pháp tái hiện trong dạy – học văn là rất cần thiết. Vì vậy, giáo
viên phải có biện pháp thích hợp để phát huy trí tuệ của học sinh và cung cấp kiến thức
cho các em đạt hiệu quả cao.
Trước hết là biện pháp giảng thuật trong phương pháp tái tạo, giảng thuật là biện pháp
giúp các em nắm được kiến thức ngoài tác phẩm nhưng rất cần thiết để có cơ sở tìm
hiểu, cảm thụ tác phẩm.
Theo tinh thần đổi mới việc dạy – học văn hiện nay yêu cầu giáo viên chỉ là người
hướng dẫn, tổ chức để học sinh chủ động tiếp thu trí thức, hạn chế việc giáo viên thuyết
trình, bình giảng. Nhưng qua thực tế giảng dạy theo phương pháp mới chúng tôi thấy
nêu bỏ qua việc bình giảng và mở rộng của giáo viên hoàn toàn của học sinh sẽ chỉ hiẻu
được tác phẩm văn học một cách hời hợt. Chúng tôi thiết nghĩ, giảng bình cũng là biện
pháp quan trọng trong việc tái tạo tác phẩm văn chương mà người giáo viên sử dụng để
giúp học sinh cảm thụ, khám phá những đặc sắc nghệ thuật và nội dung tác phẩm văn
chương.
Tuy nhiên, để chủ thể học sinh được phát huy, tránh sự áp đặt thì biện pháp này phải
được sử dụng có chừng mực và kết hợp các biện pháp khác. Những lời giảng dạy, bình
11
phẩm, nhận xét của giáo viên phải ngắn gọn có cảm xúc phải có tác dụng như một định
hướng cho các em.
b4. Phương pháp nghiên cứu.
Thực chất của phương pháp này là sự đòi hỏi nhưng nỗ lực trí tuệ của học sinh. Phương
pháp nghiên cứu là sự tiếp tục ở trình độ cao của phương pháp gợi tìm. Nêu như ở
phương pháp gợi tìm, giáo viên đề ra những phương hướng cụ thể, nhiệm vụ cụ thể, giúp
các em nắm được các biện pháp để tự phân tích đánh giá từng mặt, từng bộ phận của tác

phẩm văn chương, thì ở phương pháp nghiên cứu, giáo viên giúp các em nắm được các
biện pháp để tự khám phá các vấn đề có tính tổng hợp về nội dung và nghệ thuật của tác
phẩm, các mối tương quan phức tạp đa chiều giữa các vấn đề, các bộ phận bên trong
của tác phẩm, phát biểu những ý kiến nhận xét riêng về tác phẩm văn chương một cách
có lý, có căn cứ.
ở mức lý tưởng, phương pháp này giúp học sinh bước đầu xác lập được những tiêu
chuẩn bình giá tác phẩm, khả năng tự phát huy những điều mới mẻ chưa nói đến về tác
phẩm. Trên cơ sở đó, các em tự hoàn thiện cho mình thị hiếu thẩm mĩ.
Trên đây là bốn phương pháp chủ yếu hết sức quan trọng nằm trong hệ thống lý luận
dạy – học hiện đại mà người giáo viên cần hiểu và nắm vững để áp dụng cụ thể trong bài
giảng của mình. Bốn phương pháp này tuy có chức năng và nhiệm vụ riêng chúng có
mối quan hệ mật thiết với nhau, qua lại với nhau, hộ trợ cho nhau. Vì vậy, khi áp dụng
chúng, giáo viên phải biết kết hợp các biện pháp này sao cho có hiệu quả nhất.
c, Dạy – học văn tuân theo hệ thống câu hỏi cảm thụ tác phẩm.
Việc tạo nên tác phẩm văn chương và tiếp nhận tác phẩm văn chương là hai lĩnh vực
hoàn toàn khác nhau. Có thể nói, sáng tạo nên tác phẩm là lĩnh vực sản xuất, còn tiếp
nhận tác phẩm là lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm. Người tiêu thụ bao giờ cũng có nhu cầu
riêng của mình. Nhu cầu đó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, sở thích, thói quen, tâm lý,
sự hướng dẫn giưói thiệu… Bởi thế, việc tổ chức cho học sinh tiếp nhận tác phẩm văn
chương làm sao cho có hiệu quả là một khâu hết sức quan trọng.
Trong chương trình CCGD, dạy – học tác phẩm văn chương bằng hệ thống câu hỏi là
cách tốt nhất để đạt hiệu quả dạy – học theo hướng cải cách, thể tinh thần dạy – học
hiện đại là tôn trọng chủ thể học sinh. Nhưng điều mà chúng ta cần quan tâm ở đây là
sắp đặt câu hỏi sao cho hợp lý.
Câu hỏi đặt ra phải qua hai giai đoạn:
+ Hỏi để học sinh phát hiện ra các chi tiết ( hình thức).
+ Hỏi để gợi ý sự hiểu biết của học sinh ( nội dung ).
12
Thực hiện điều này không phải theo cách giảng giải như trước mà theo cách giáo viên
đặt ra một hệ thống câu hỏi để giúp học sinh tự mình chiếm lĩnh tác phẩm. Các câu hỏi

cần được vận dụng theo nguyên tắc liên kết, xen kẽ trên nền câu hỏi hiểu. Có các hệ
thống câu hỏi sau:
* Hệ thống câu hỏi cảm xúc:
Hệ thống câu hỏi cảm xúc là hệ thống câu hỏi nhằm tác động gợi nên những rung động
ban đầu của học sinh đối với nội dung và hình thức tác phẩm.
Hệ thống câu hỏi này có 2 loại:
+ Loại câu hỏi cảm xúc vật chất đối với nhưng vấn đề thuộc nội dung tác phẩm đặt ra.
+ Loại câu hỏi cảm xúc hình thức liên quan tới các vấn đề thuộc hình thức nghệ thuật
của tác phẩm.
* Hệ thống câu hỏi hình dung tưởng tưởng:
Hệ thống câu hỏi hình dung tưởng tưởng là loại câu hỏi khơi gợi trí tưởng tưởng trươìng
liên tưởng của học sinh dưới sự tác động của hình tượng văn học, giúp học sinh tái hiện
cuộc sống.
Loại câu hỏi này gồm:
+ Câu hỏi tái hiện.
+ Câu hỏi sáng tạo.
* Hệ thống câu hỏi hiểu:
Hệ thống câu hỏi hiểu là hệ thống câu hỏi để học sinh tự đưa ra những nhận xét, bình
phẩm, đánh giá của mình về vấn đề nào đó của tác phẩm.
d, Dạy học tác phẩm văn học theo hướng tích hợp.
Theo quan diểm CCGD hiện nay, thì dạy học phải theo hướng tích hợp: Tích hợp trong
từng thời điểm là tích hợp ngang ( tích hợp kiến thức có liên quan giữa ba phân môn văn
– Tiếng Viêt – Tập làm văn ). Tích hợp theo từng vẫn đề – tích hợp dọc.
Bên cạnh đó, như chúng ta đã biết các môn học trong nhà trường phổ thông đều có một
hệ thống kiến thức tổng hợp, cân đối. các môn học đó cùng thực hiện một nhiệm vụ
chung là truyền đạt kiến thức và hoàn thiện nhân cách cho thế hệ trẻ.
Vì thế, ngoài việc tích hợp kiến thức giữa các phân môn trong cùng bộ môn học, sự kết
hợp giữa các kiến thức khác nhau trong nhà trường ( liên môn ) là một điều cần thiết tất
yếu đối với học sinh và nhất là đối với giáo viên.
Do bản chất đặc trưng của môn văn có quan hệ mật thiết với môn học khác thuộc khoa

xã hội và nhân văn như sử, chính trị, đạo đức, đặc biệt là đối với các môn nghệ thuật.
Trong qúa trình phát triển, hoạt động tư duy nghệ thuật, dù là hình tượng ngôn ngữ hay
13
hình tượng âm thanh, màu sắc, đường nét…đều có tác động lẫn nhau, giúp cho nhau
phát huy cao nhất sức mạnh của mình. Ta thường nói “ Trong thơ có nhạc, trong thơ có
hoạ”. Vì thế người giáo viên văn muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy – học văn
không thể không chú ý đến qua hệ này.
Hiện nay, việc sử dụng các môn thuộc ngành nghệ thuật ( âm nhạc, hội hoạ ) có liên
quan nghệ thuật văn chương để phụ hoạ cho tác phẩm là điều cần thiết vì văn chương là
nghệ thuật tổng hợp.
Giờ văn cải cách thường nhạy cảm với nghệ thuật hội hoạ. Có thể thấy bốn hình thức
liên môn văn – hội hoạ như sau :
+ Sử dụng tranh minh hoạ trong sách giáo khoa.
+ Sử dụng tranh vẽ, đồ dùng dạy học.
+ Bài tập vẽ tranh minh hoạ của học sinh.
+ Vẽ bằng tưởng tượng, bằng lời.
Liên môn văn với những môn thuộc ngành nghệ thuật có tác dụng phát triển năng khiếu
nghệ thuật của các em và tăng cường một cách gián tiếp sự cảm thụ văn học nghệ thuật.
Tuy nhiên liên môn văn – nghệ thuật cần theo nguyên tắc là phù hợp với bản chất loại
hình của tác phẩm, vì nó chỉ có ý nghĩa khi quá trình dạy – học biết sử dụng đúng chỗ
các hình thức nghệ thuật gần với văn chương để hỗ trợ, phụ hoạ cho việc tiếp nhận chính
tác phẩm văn học đó.
2. Dạy – học tác phẩm theo công nghệ dạy – học hiện đại.
Lý luận dạy hiện đại quan niệm : Dạy – học là một khoa học. Là khoa học hiện đại thì
cần phải thực hiện một cách có kế hoạch, có tính toán theo kiểu sản xuất công nghệ hiện
đại chứ không phải ngẫu hứng tuỳ tiện.
Quá trình dạy – học văn cũng vậy. Đây là một quá trình có chương trình, kế hoạc cụ thể
hướng vào những mục tiêu yêu cầu thống nhất, đồng thời là một quá trình gắn liền với
hoạt động trí tuệ, cảm xúc của giáo viên và học sinh. Quá trình này còn có quan hệ chặt
chẽ có những quan điểm về chính trị và triết học, về đạo đức và thẩm mĩ, về khoa học kĩ

thuật, về lịch sử xã hội, văn hoá ở từng giai đoạn. Đó còn là một quá trình lao động sáng
tạo mạng tính đặc thù của người giáo viên. Người giáo viên phải nghiên cứu tính toán,
nghiền ngẫm một cách công phu qua từng giai đoạn trong mỗi khâu, mỗi biện pháp,
cách thức, thủ thuật…để tổ chức học sinh, khơi dậy niềm say mê trí tuệ, tam hồn, dẫn
dắt tư duy học sinh giúp các em chủ động trực tiếp đối diện với tác phẩm, thưởng thức
và khám phá ra cái hay, cái đẹp những giá trị về nhiều mặt của tác phẩm văn chương. Có
14
thể nói đây là một quá trình hoạt động hết sức đa dạng, phức tạp mang tính khoa học và
nghệ thuật sâu sắc.
Như vậy, công nghệ dạy – học văn hiện đại quan niệm người thầy đóng vai trò là người
thiết kế bài học – là trung tâm thiết kế bài học là tạo việc làm cho học sinh tương ứng
với bài văn. Tức là, thầy giáo đóng vai trò chỉ đạo – người dẫn đường, tổ chức, hướng
dẫn học sinh lĩnh hội tri thức, cảm thụ tác phẩm văn chương. Đồng thời phát huy được
tính tích cực chủ động sáng tạo của học. Nói cách khác là sự khởi động dsao cho năng
lực tư duy của học sinh hoạt động một cách tích và có hiệu quả, cao hơn nữa là các em
biết lánh mình nghe cho được , bắt cho được nhịp đập của sự sống đang nằm im cho chữ
nghĩa.
3. Dạy – học văn theo đặc trưng loại thể tác phẩm văn học.
Kho tàng văn học dân tộc cũng như nhân loại thật là phong phú và đa dạng và gồm
nhiều tác phẩm đặc sắc, nhiều kiến thức khác nhau mà mỗi tác phẩm là một công trình
sáng tạo độc đáo về nội dung và nghệ thuật.
Thực tiễn sáng tácm nghiên cứu, phân tích và giảng dạy văn học đã đặt ra cho chúng ta
những vấn đề cần phải suy nghĩ, trong đó có vấn đề loại thể văn học.
Người giáo viên muốn đạt hiệu quả cao nhất trong dạy- học thì việc giảng dạy văn học
phải tiến hành sao cho phù hợp với đặc trưng của bộ môn văn. Nếu không chú ý một
cách toàn diện, đúng mức vấn đề này, việc giảng dạy văn rất dễ hoặc thiên về nội dung
tư tưởng một cách gò bó cứng nhắc, hoặc thiên về hình thức nghệ thuật, ngôn ngữ một
cách phiến diện trống rỗng. Giữ vững thế thăng bằng khi phân tích nội dung và nghệ
thuật một tác phẩm văn học là bản lĩnh sư phạm của người giáo viên.
Để làm được việc này, trong quá trình giảng dạy, chúng ta phải chú ý đến vấn đề loại thể

văn học.
Mỗi tác phẩm văn học tồn tại dưới mọi hình thức loại thể nhất định, đòi hỏi một phương
pháp một cách thức phân tích giảng dạy phù hợp với nóậíTc phẩm văn chương được
chia làm 3 loại: Tự sự, trữ tình và kịch. Sự cảm thụ, phân tích và giảng dạy một tác
phẩm tự sự không giống với sự cảm thụ, phân tích và giảng dạy một tác phẩm trữ tình
hay kịch.
Trên cấp độ loại hình, truyện dân gian ( Thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn,
truyện cười ) là các tác phẩm tự sự.
Tác phẩm thuộc loaị tự sự bao giờ cũng là một tác phẩm có tình tiết – tức là có một câu
chuyện làm nòng cốt – trong đó có những sự việc đang xảy ra, đang diễn ra, có sự tham
gia của con người với hành động, ngôn ngữ, tâm trạng, tính cách của họ trong mối quan
15
hệ lẫn nhau. Nhờ đặc điểm đó mà xưa nay loại hình tự sự có khả năng nhiều nhất trong
việc dựng lên những bức tranh rộng lớn sâu sắc nhiều mặt về đời sống xã hội và con
người, về những biến động lịch sử quan trọng.
Đặc trưng này qui định cách dạy học tương ứng với tác phẩm thuộc loại hình tự sự sẽ là
hoạt động chứng kiến và đánh giá các tính cách con người, các bức tranh đời sống được
miêu tả trong tác phẩm thông qua 3 dấu hiệu hình thức cơ bản của tác phẩm tự sự là :
Cốt truyện, nhân vật, lời kể.
a, Cốt truyện:
Cốt truyện chính là hiện thực đời sống được tổ chức trong văn bản. Vì vậy, muốn nắm
được hiện thực phản ánh trong tác phẩm thì phải nắm được cốt truyện. Mặt khác, cốt
truyện còn là sự việc, là biến cố đang vận động, đang phát triển. Nhưng trung tâm của sự
việc, của biến cố lại là con người với cuộc sống bên trong và cuộc đời bên ngoài của họ.
Nhà văn Nguyễn Đình Thi trong cuốn “ Công việc của người viết tiểu thuyết” đã từng
nói: “ Chỉ khi nào nhà văn tìm được ý nghĩa của sự việc đối vận mệnh những con người,
nhìn rõ được sự diễn biến của những con người tham gia vào sự việc ấy thì bấy giờ mới
có cốt truyện”.
Bởi thế, chúng ta có thể nói chuyện nào cũng đều liên quan tới con người, truyện chủ
yếu là truyện về con người. Cho nên nắm được cốt truyện là ta đã bước đầu hình dung

được về nhân vật trong tác phẩm.
Về phương diện này cách dạy – học tương ứng sẽ là biện pháp đọc diễn cảm để tóm tắt
truyện, sẽ là phwowng pháp độc diễn cảm để tóm tắt truyện, là hệ thống tổ chức trong
năm thành phần, trong đó thành phần quan trọng nhất là của tác phẩm là cốt truyện, thắt
nút, phát triển, đỉnh điểm và mở nút. Điều này đòi hỏi phương pháp dạy - học sẽ là dùng
gợi tìm, kích thích học sinh chiếm lĩnh các sự việc, nhất là các sự việc quan trọng trong
thành phần thắt nút, cao trào và mở nút của cốt truyện.
b, Nhân vật.
Nhân vật là hình thức cơ bản nhất của truyện. Câu chuyện mà nhà văn kể trong tác phẩm
tự sự chính là câu chuyện của nhân vật. Trong các truyện dân gian, nhân vật là nơi cuộc
sống biểu hiện tập trung nhất, là nơi chứa đựng các chủ đề xã hội, thể hiện tư tưởng cuả
nhà văn. Khi đọc truyện, người đọc ngẫm nghĩ sự đời thông qua các nhân vật mà mình
quan tâm, phê bình một cuốn truyện chủ yếu cũng nhằm vào nhân vật.
Điều này chứng tỏ sự cần thiết phải bám vào nhân vật trong khi chiếm lĩnh tác phẩm
truyện ở các giờ văn.
16
Yêu cầu đổi mới phương pháp phân tích nhân vật là khi phân tích phải từ cụ thể đến
trừu tượng, từ riêng biệt đến khái quát. Nhân vật là hình tượng, phân tích nhân vật là
phân tích hình tượng. Phân tích, tìm hiểu nhân vật trong sự thống nhất giữa ngoại hình
và nội tâm là hướng cần được khẳng định trong quá trình hướng dẫn học sinh tìm hiểu,
nhằm giúp học sinh cảm thụ được sâu và đánh giá đúng các nhân vật trong truyện.
Vì thế, khi phân tích nhân vật chúng ta có thể đi theo qui trình sau:
+ Hướng dẫn học sinh xác định nhân vật ( những nhân vật quan trọng )
+ Tái hiện nhân vật.
+ Tìm các chi tiết, sự việc qua trọng, liên quan đến nhân vật rồi phân tích, dần dần rút ra
đặc điểm của nhân vật ( lại lịch, diện mạo, ý nhĩ, cảm xúc, cử chỉ, hành động, thái độ
của nhân vật).
+ Đánh giá nhân vật trên hai ý nghĩa: nghệ thuật và xã hội.
+ Tỏ thái độ với nhân vật.
c, Lời kể.

Tác phẩm tự sự có hình thức ngôn ngữ( lời kể) rất phong phú và đa dạng. Hay nói cách
khác , sự tồn tại lời kể của tác giả là một đặc điểm của loại tự sự. Hình tượng của tác
phẩm tự sự được dệt lên từ qua lời kể đó, đồng thời qua lời kể của mình, tác giả trực tiếp
bộc lộ cảm xúc, suy tư về những gì tác giả đang phản ánh.
Trong tác phẩm tự sự ta thường gặp 2 kiểu ngôn ngữ cơ bản:
+ Ngôn ngữ gián tiếp ( lời kể của tác giả)
+ Ngôn ngữ trực tiếp - có thể là độc thoại, đối thoại ( lời nói của nhân vật).
Để lĩnh hội tác phẩm tự sự, bên cạnh việc phân tích cốt truyện và nhân vật, còn phải cảm
và hiểu được ý vị trong lời kể của tác giả. Cái hay của lời kể chính là sự tự nhiên sinh
ddoongj và truyền cảm. Phân tích lời kể là phân tích nghệ thuật kể chuyện, là phân tích
sự miêu tả cuộc sống một cách tỉ mỉ, tường tận, cách kết cấu chặt chẽ và sáng sủa, cách
sắp xếp khéo léo những chi tiết quan trọng để đẩy dần tới đỉnh điểm những mâu thuẫn.
Phân tích lời kể còn là phân tích cách dùng từ chọn lọc, cách dùng câu trong sáng, giàu
sự biểu cảm.
4. Dạy theo đặc trưng văn học dân gian.
Phương pháp tiếp nhận tác phẩm VHDG trong nhà trường trước CCGD hầu như không
có gì khác so với tác phẩm văn học hiện đại. Các truyện dân gian được giảng dạy như
truyện hiện đại, thỏa mãn các cấp độ:
+ Dạy - học truyện thỏa mãn các yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy - học văn.
+ Dạy - học truyện tuân theo đặc trưng của loại văn học tự sự.
17
+ Dạy - học truyện phù hợp với đặc điểm thể tài của truyện.
Trên các cấp độ khái quát về phương pháp dạy - học truyện dân gian cũng cần thỏa mãn
3 yêu cầu trên. Bởi vì, truyên dân gian - một hình thức của thể loại truyện nằm trong loại
văn học tự sự và được dạy - học theo yêu cầu của CCGD.
Trước cải cách, ta chưa chú ý đến vấn đề nghiêm ngặt của phương pháp dạy - học truyện
dân gian và truyện nói chung. Đại thể giáo viên cùng học sinh đọc đầu giờ một lượt, sau
đó giáo viên cho học sinh phân tích nhân vật, cuối cùng giáo viên tổng kết nội dung và
nghệ thuật của truyện rồi kết thúc bài giờ học.
Như chúng ta đã biết, tác phẩm dân gian được tạo ra và tồn tại bằng phương thức khác

hẳn văn học viết. Nếu tác phẩm văn học viết tạo ra bằng bút ngữ của một tác giả thì tác
phẩm văn học dân gian được tạo ra bằng khẩu ngữ của một tập thể sáng tạo qua không
gian và thời gian. Nêu tác phẩm văn học viết tồn tại trong văn bản cố định ở một dân
gian nhất định thì tác phẩm văn học dân gian có thể tồn tại ở nhiều dân tộc với nhiều văn
bản đồng dạng, như không cố định. Nếu tác phẩm văn học viết “ Phát hành” theo văn
bản in, thì tác phẩm văn học dân gian “ Phát hành” theo lới truyền khẩu của nhiều thế
hệ.
Nếu tác phẩm văn học viết lưu giữ trong ấn tượng người đọc chủ yếu bằng các nhân vật,
các số phận, tính cách thì tác phẩm văn học dân gian để lại một ấn tượng nhất định trong
trí nhớ của người đọc bằng cả câu chuyện có thể kể lại được
Về mặt loại hình, truyện dân gian nằm trong loại hình văn học dân gian nói chung được
lưu truyền và sáng tạo theo một phương thức đặc biệt khác với truyện hiện đại. Tính
chất, đặc điểm của loại hình văn học dân gian biểu hiện ở 3 đặc trưng cơ bản.
+ Tính truyền miệng.
+ Tính tập thể.
+ Tính nguyên hợp ( có thể tính dị bản )
các đặc trưng này, đồi hỏi những yêu cầu riêng về phương pháp tiếp nhận văn học dân
gian trong đó có truyện dân gian. Xác lập phương pháp dạy và học truyện dân gian là
xác lập tính chất dị biệt của phương pháp. Tính dị biệt của phương pháp dạy - học truyện
dân gian biểu hiện ở sự thỏa mãn tính tập thể, tính truyền miệng, tính nguyên hợp và cả
tính dị biệt của tác phẩm văn chương.
Chúng ta chỉ tiếp nhận được một cách chính xác tác phẩm văn chương khi hoạt động
tiếp nhận phù hợp với các đặc trưng riêng biệt của tác phẩm dân gian và cảm nhận nó
như một thành tố phoonclo.
18
Trên đây là những phương hướng đổi mới của phương pháp dạy - học tác văn học dân
gian trong trường phổ thông hiện nay. Và như vậy phương pháp dạy - học truyện dân
gian nói chung, truyện cổ tích và cụ thể là truyện cổ tích Trung Quốc “ Cây bút thần”
nói riêng sẽ nằm trong quan niệm của phương pháp này.
* Nhìn ở góc độ phương pháp dạy học cụ thể ( Phương pháp dạy học truyện cổ tích)

Truyện cổ tích là một truyện tác phẩm tự sự dân gian nên có cốt truyện đơn gian, nhưng
lại nhiều chi tiết li kỳ, hấp dẫn. Trong truyện dân gian, nhân vật ít và chủ yêu sống bằng
hành động. Sức hấp dẫn của truyện dân gian thường đột ngột, li kì, còn sức hấp dẫn của
các nhân vật lại thường dựa vào sự phóng đại theo tính thần lãng mạn
Phân tích truyện cổ dân gian không nên máy móc đi tìm đại ý, bố cục, phân tích chi tiết
như phân tích một truyện hiện đại mà phân tích cốt truyện, phân tích nhân vật. Với
truyện cổ tích “ Lối tư duy hình tượng đầy tính chất giả thiết” đã giúp trí tưởng tượng
của chúng ta them bay bổng nên phải làm sao kích thích được trí tưởng tượng của em,
giúp các em được sống những phút thần tiên mà cỏ tích quyến rũ bởi những ảo giác êm
đẹp.
Dạy - học truyện cổ tích là phải đưa người học “ đến với thế giới cổ tích” của truyện,
rung cảm thích thú với cái thế giới cổ tích ấy, trên cơ sở cảm nhận vẻ đẹp phonclo và
hiểu sâu sắc ý nghĩa của tác phẩm. Tất cả đều do người giáo viên tổ chức, hướng dẫn để
học sinh tiếp cận và chiếm lĩnh tốt tác phẩm. Vì thế người giáo viên cần thực hiện được
các bước sau đây.
a, Tổ chức cho học sinh thâm nhập vào “ Thế giới cổ tích” của câu chuyện bằng
cách thức giao tiếp đặc thù phonclo để các em thực sự sống với cái thế giới ấy.
- Trước hết cần tạo ra môi trường, không khí cổ tích phù hợp để dẫn dắt học sinh vào “
Thế giới cổ tích” của câu chuyện bằng lời miêu tả sinh động bằng cách vào bài gợi
không khí huyền thoại xa xưa.
- Sau đó, đưa học sinh thâm nhập vào “ Thế giới cổ tích” bằng nhiều “ kênh” theo cách
thức giao tiếp đặc thù phonclo.
+ Đọc truyện và kể chuyện diễn cảm theo phương thức diễn xướng dân gian ( Học sinh
chuẩn bị trước ở nhà ).
+ Liên tưởng và tưởng tượng ra cái “ Thế giới cổ tích” trong óc mình để được thực sống
vào cái thế giới ấy trong truyện.
+ Nêu lên những chi tiết, sự việc, hình ảnh, trong “ Thế giới cổ tích” của truyện đã
làm cho mình dung động, thích thú.
+ Nói lên cảm nghĩ của mình trước cái “ Thế giới cổ tích” ấy
19

- Để giúp học sinh thâm nhập vào thế giới cổ tích một cách thuận lợi, giáo viên cần đưa
các em vào trường liên tưởng ngữ nghĩa của một cộng động để cảm nhận cái “ Thế giới
cổ tích” ấy.
+ Đưa câu chuyện vào hệ thống kiểu chuyện, kiểu xung đột
+ Những cách cảm, cách nghĩ, cách nói của dân gian đã thành mô típ trong truyện cổ
tích nhưn kiểu kết cấu như một sơ đồ chung, thời gian, không gian nghệ thuật mạng tính
ước lệ, phiếm chỉ, tượng trưng, cách nói văn vẻ, cách kể “ Ngày xửa ngày xưa ”
+ Những mô típ nghệ thuật đã thành ký ức - tư tưởng - thẩm mĩ trong tâm hồn dân tộc
như mô típ “ Rơi giày và ướm giày” trong truyện “ Tấm Cám”
b, Trên cơ sở học sinh đã thâm nhập vào “ Thế giới cổ tích” của truyện, tổ chức các
em cảm nhận vẻ đẹp phonclo của tác phẩm, từ đó mà hiểu sâu sắc ý nghĩa của
truyện cổ tích.
Thâm nhập vào “ Thế giới cổ tích” mới chỉ là bước đầu nhưng là bước quan trọng
không thể thiếu để cảm nhận và hiểu truyện cổ tích. Có thể xem đây là bước cảm tính để
học sinh tiếp xúc với “ Thế giới cổ tích” và dung cảm hồn nhiên trước thế giới đó. Phải
thích thú thì mới khám phá được vẻ đẹp của “ Thế giới cổ tích” để hiểu ý nghĩa của
truyện. Người giáo viên phải dựa vào những thích thú đó mà hướng dẫn cho học sinh
tiếp cận và chiếm lĩnh tác phẩm. Đây là bước thứ hai trong dạy học cổ tích: Bước cảm
tính - lý tính để học tiếp cận tác phẩm. ở đây, vai trò tổ chức, hướng dẫn của người giáo
viên lại càng hết sức quan trọng, nghệ thuật sư phạm lại càng tinh tế, khéo léo để có thể
khơi dậy những hoạt động bên trong của học sinh trong quá trình tiếp cận và chiếm lĩnh
tác phẩm. Người giáo viên có kinh nghiệm thường biết dự kiến trong những thích thú
của học sinh ( kết hợp với những thích thú độc đáo nảy sinh trong giờ học ) để chuẩn bị
một hệ thống câu hỏi gợi mở cho học sinh tìm hiểu truyện. Nếu biết thứ nhất chỉ để học
sinh thâm nhập vào truyện, đến với “ Thế giới cổ tích” của truyện thì ở bước này học
sinh phải tiếp cận chiếm lĩnh tác phẩm. Con đường tiếp cận có hiệu quả là con đường
của thi pháp, mà ở là thi pháp của truyện cổ tích. Vì vậy, không thể tiếp cận theo hướng
xã hội học, cũng như không thể phân tích một truyện cổ tích như phân tích một truyện
hiện đại, mà phải tiếp cận truyện cổ tích theo 6 mặt sau đây- cũng là 6 yếu tố nghệ thuật
đặc thù của truyện cổ tích

1. Cách cấu tạo cột truyện.
2. Các mô típ nghệ thuật.
3. Những câu văn vần xen kẽ ( nêu có ).
4. Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật.
20
5. Không khí truyện.
6. Sự vận động của truyện trong đời sống dân gian, diễn xướng dân gian.
Tuy nhiên, không phải truyện cổ tích nào cũng có đủ 6 yếu tố nghệ thuật đó. Nhưng nhìn
chung, thường là như vậy, và ở những truyện tiêu biểu lại càng rõ.
CHƯƠNG II. ĐỊNH HƯỚNG ĐỌC HIỂU.
I. Thời đại văn hóa.
Trung Quốc là một trong những cái nôi văn hóa lớn của nhân loại. Ngay từ xa xưa,
quốc gia này đã sở hữu một kho tàng văn học phong phú về thơ ca và truyện kể. Là một
quốc gia rộng lớn nhưng lại trải qua chiến tranh liên miên, nên kho tàng văn học dân
gian của Trung Quốc không có được kho thần thoại ngụ ngôn phong phú như người Hy
Lạp, nhưng bù lại, mảng truyện cổ tích của họ thật đặc sắc và ảnh hưởng không ít đến
các quốc gia châu á.
Cho dù ở quốc gia dân tộc nào, dù có lãnh thổ và nền văn hóa riêng song cũng có nhiều
nét tương đồng. Trung Quuocs là một nước có rất nhiều điểm chung với dân tộc ta về
văn hóa, phong tục tập quán do lịch sử chi phối. Về thể truyện cổ tích Trung Quốc so
với truyện cổ tích Việt Nam có nhiều điểm chung. Truyện cổ tích là loại chuyện được ra
đời khi xã hội có sự phân chia giai cấp một cách rõ rệt. Trong xã hội đã xuất hiện hai
tầng lớp: Thống trị và bị trị. Tuy nhiên, tầng lớp thống trị là tầng lớp có quyền lực và
sức mạnh hơn nhiều khiến cho tầng lớp bị trị- nhân dân lao động có cuộc sống vô cùng
khổ cực. Họ không đủ sức chống lại giai cấp thống trị nên đành gửi gắm ước mơ của
mình vào những câu chuyện do họ tưởng tượng ra. Vì vậy, có thể nói, đây là một loại
truyện cổ kể về những câu chuyện xung quanh số phận cuộc đời của một số kiểu nhân
vật nhất định : kiểu nhân vật bất hạnh, kiểu nhân vật kỳ tài, kiểu nhân vật trí sảo, khờ
khạo, xấu sa, bất hạnh
Chức năng của truyện cổ tích đã nảy sinh và tồn tại như một sự thích hợp của nghi lễ và

giáo huấn trong xã hội có giai cấp. Cái thiện tất sẽ thắng cái ác, con người có thể lạc
quan vươn tới tương lai tươi sáng. Cổ tích thể hiện ước mơ đẹp của người nông dân và
trong mọi hoàn cảnh những người cô đơn, bé nhỏ ấy vẫn đạt dược ước mở của mình.
Truyện đọc cổ tích Trung Quốc “ Cây bút thần” ta thấy nó rất gần gũi với truyện cổ tích
Việt Nam, với người Việt Nam. Vì thế, nhiều độc giả cho rằng đó là truyện của người
Việt Nam nêu không chú ý kỹ về xuất xứ của truyện. “ Cây bút thần” là một truyện cổ
tích thần kỳ của Trung Quốc. Truyện được lưu truyền nhiều nơi trên đất nước Trung
Hoa, nhưng sâu rộng nhất là vùng Việt Nam - Tứ Xuyên.
II.Tóm tắt truyện cổ tích “ Cây bút thần”.
21
Ngày xưa có một em bé tên là Mã Lương mồ côi cả cha lẫn mẹ, nên cuộc sống của em
vô cùng nghèo khó. Em rất thông min h và yêu thích hội họa. Em vẽ đẹp, nhưng vì nhà
nghèo không có tiền mua bút, chỉ lấy que và tay làm bút vẽ. Em chỉ mong sao có một
cây bút để vẽ.
Thế rồi, một đêm em nằm mơ thấy một cụ gia râu tóc bạc phơ, đưa cho em một cây bút
vẽ và bảo : “ Đây là cây bút thần, nó sẽ giúp con nhiều”. Em sung sướng nhìn cây bút
khẽ nói: “ Cháu cảm ơn ông, cảm ơn ông”.
Từ đấy trở đi, nhờ có cây bút thần, tài nghệ của Mã Lương phát triển một cách kỳ lạ. Em
vẽ chim thì chim biết hót, biết bay; vẽ cá thì cá tung tăng bơi lội. Rồi em vẽ các dụng cụ
lao động cho bà con nông dân. Dân làng hết lời ca ngợi em.
Tài vẽ của Mã Lương lọt đến tai tên địa chủ tham lam độc ác ở gần đó. Hắn đã sai đầy tớ
đến bắt Mã Lương về nhà, ép em phải vẽ theo ý của hắn, nhưng Mã Lương không vẽ.
Dọa nạt em không được, hắn liền nhốt em vào chuồng ngựa với ác ý cho em chết đói. Ba
hôm sau, tuyết phủ đầy trời, tên địa chủ tin rằng em sắp chết rét. Nửa đêm hắn lò mò đến
chuồng ngựa, hắn vô cùng sửng sốt thấy Mã Lương đang ngồi sưởi trước bếp lửa hồng
và đang ăn bánh nướng ! Vô cùng tức tối hắn trở về nhà kéo bọn gia nhân đến để giết
Mã Lương và cướp cây bút thần. Mã Lương đã trốn mất, chỉ còn lại một chiếc thang.
Tên địa chủ vừa leo lên ba bậc thì ngã xuống đất như trời giáng. Mã Lương vẽ ngựa,
phóng như bay chạy trốn. Tên địa chủ cùng một đoàn tôi tớ gươm giáo sáng loáng
phóng ngựa đuổi theo. Mã Lương vẽ cung tên bắn trúng họng tên địa chủ độc ác.

Chạy trốn đến một thị trấn nhỏ, Mã Lương vẽ tranh để bán lấy tiền sinh sống. Cũng vẽ
chim, vẽ cá, nhưng con thì thiếu mắt, con thì thiếu chân Một hôm, em vẽ cò trắng, vô ý
làm rơi một giọt mực xuống bức tranh đúng vào vị trí mắt cò. Con cò đủ mắt bỗng cất
cánh bay lên Chuyện lạ đến tai nhà vua. Mã Lương bị triệu đến hoàng cung. Vốn căm
ghét tên bạo chúa, mã Lương phản kháng lại. Vua bảo vẽ rồng thì em vẽ cóc ghẻ, vua
bắt vẽ phượng thì em vẽ gà trụi lông . Cóc gà vừa xấu xí, vừa bẩn thỉu. Nà vua tước mất
cây bút thần của em. Hắn tham lam vẽ núi vàng thì núi vàng hóa thành núi đá, vẽ thỏi
vàng dài thì thỏi vàng hóa con mãng xà, miệng há hốc, đỏ lòm. Nhà vua suýt nữa bỏ
mạng. Nhà vua tìm cách mua chuộc, hứa gã công chúa và trả lại bút thần cho Mã Lương.
Vua sai Mã Lương vẽ biển, rồi vẽ thuyền rồng có cánh buồm để du ngoạn. Vua, hoàng
hậu, các công chúa, hoàng tử và bọn đại thần kéo nhau xuống thuyền. Biển gợn sóng,
gió thổi nhẹ, thuyền từ từ ra khơi. Nhà vua đòi Mã Lương vẽ cho gió to thêm. Mã Lương
vẽ gió mỗi lúc một mạnh, biển nổi sóng dữ dội, nhấn chìm thuyền nhà vua xuống đáy
bể.
22
III. Khai thác truyện cổ tích: “ Cây bút thần”.
Cũng như phần lớn các câu chuyện cổ tích khác, nhân vật chính trong “ Cây bút thần” là
một người nghèo, thậm chí là quá nghèo. Vì đó là một em bé mồ côi cả cha lẫn mẹ. Như
vậy, em thuộc là lớp người không chỉ nghèo mà còn hết sức thiệt thòi. Hầu hết những
nhân vật đó đều có những phẩm chất nổi bật như thông minh, tài trí hơn người. Bởi vậy,
nghèo chỉ là thành phần xuất thân, cái chính là họ tạo nên một kiểu người tài điển hình
trong các câu chuyện cổ tích. Qua tính cách, số phận của các nhân vật này, nhân dân lao
động thể hiện những ước mơ, khát vọng đời sống, nhất là khát vọng thực hiện lẽ công
bằng xã hội.
Dường như để bù đắp cho những thua thiệt mà em phải chịu, Mã Lương trời phú cho tài
vẽ và một lòng ham thích vẽ một cách kỳ lạ. Em rất thích ham mê vẽ, như bức vẽ của
em ngày càng đẹp và sự sống “ Em vẽ chim, cá giống như hệt, người ta tưởng như sắp
được nghe chim hót, được trong thấy cá bơi lội”. Ngay từ những chi tiết mở đầu, tác giả
dân gian đã thể hiện một quan niệm tích cực về nghệ thuật. Tài năng không phải tự
nhiên mà có, mnos là sự kết hợp giữa những phẩm chất, năng lực thiên phú và sự khổ

công rèn luyện. Điểm nút của câu chuyện chính là bởi quá nghèo, Mã Lương không làm
sao có nổi một cây bút vẽ như em hằng mơ ước. Khao khát sự công bằng đối với những
nhân vật nghèo khổ, vừa có tài, vừa có đức, nhân dân luôn đứng về phía họ, bệnh vực
cho họ.
Tình cảm yêu chuộng lẽ phải, sự công bằng ấy mãnh liệt đến nỗi, trong các câu chuyện
nó đã hóa thân thành các phép mầu kỳ diệu trợ giúp cho can người. Trong câu chuyện
này, Mã Lương được ông tiên cho cây bút thần có thể biến tất cả những vật em vẽ thành
những vật thật. Điều này có ý nghĩa sâu xa. Cây bút thần là vật quí, nó có khả năng đem
lại niềm vui hạnh phúc cho con người. Vậy nó chỉ có thể trao cho một người tài giỏi,
giàu lòng thương yêu người tốt, ghét kẻ xấu xa như Mã Lương. Hơn thế nữa, nó còn là
phương tiện để em thực hiện khát vọng công bằng của nhân dân.
Cây bút thần trong tay, Mã lương đã giúp tất cả những người nghèo trong làng. Đáng
chú ý là em không vẽ vàng bạc, châu báu, những thứ đó có thể mạng đến sự giàu có một
cách dễ dàng. Đây là chi tiết thể hiện rõ quan niệm của nhân và cuộc sống. Vàng bạc,
châu báu bản thân nó không đem lại hạnh phúc, thậm chí nó còn đem lại tai họa đến cho
con người. Mã Lương vẽ cái cày, cái cuốc, cái đèn, cái thùng Những công cụ sản xuất,
những vật dụng thiết yếu trong đời sống con người. Đó là những phương tiện để người
dân sản xuất ra thóc gạo và các của cải khác.
23
Những của cải mà con người hưởng thụ phải do chính con người làm ra. Điều đó thể
hiện một triết lý sống giản dị mà sâu sắc.
Tuy còn nhỏ những Mã Lương có sự phân biệt rõ ràng với những người nghèo, em dùng
cây thần để mạng đến niềm vui cho họ, giúp cho công việc lao động và sinh hoạt của họ
bớt phần vất vả cực nhọc. Trái lại, với những kẻ giàu có, tham lam độc ác, em nhất
quyết không vẽ gì cho chúng, bất chấp cả những lời dọa nạt, bất chấp sự nguy hiểm đến
tính mạng. Không những thế, em còn dùng cây bút như là một phương tiện để trừng trị
những kẻ gian ác.
Cuộc đối đầu giữa mã Lương, con người tài năng, giàu lòng nhân ái với những kẻ tham
lam độc ác ngày càng quyết liệt. Đỉnh cao của trận chiến ấy là cuộc đối đấu giữa mã
Lương với nhà vua, cũng là một kẻ tham lam nhưng lại có quyền thế ngất trời. Nhưng

mã Lương không hề nao núng, em còn thậm chí còn chế giễu nhà vua: “ Vua bắt em vẽ
rồng, em liền vẽ một con cóc ghẻ. Vua bắt vẽ một con phượng, em lại vẽ một con gà trụi
lông”. Mã Lương cùng cây bút thần là hiện thân trong tình yêu cái đẹp của quàn chúng
nhân dân, hiện thân của nghệ thuật. Nghệ thuật chân chính không chịu khuất phục trước
cường quyền, bạo lực, không phục vụ cho cái ác, cái xấu.
Tên vua tham tàn cướp được bút thần hạ ngục Mã Lương, hắn hí hửng tưởng vẽ gì cũng
được. Hắn vẽ vàng nhưng chỉ thành núi đá. Bất ngờ núi sập, đá lăn tí nữa hắn tan xương.
Mã Lương đâu thèm vàng bạc, đâu mê công chúa lá ngọc cành vàng, em giả vờ nhận
mọi yêu cầu của bạo chúa để tìm cách chống lại hắn. Em đã vẽ biển, vẽ thuyền, vẽ gió,
vẽ bão tố Tên vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa, lũ đại thần đã bị chôn vùi dưới đáy
đại dương. Cây bút thần trong tay Mã Lương đã có một sức mạnh thần kỳ, thể hiện ước
mơ về công lý, về lẽ đời : ác giả ác báo, bọn phi nghĩa tàn ác nhất định sẽ bị trừng trị.
Sau khi đã dùng tài năng và lòng dũng cảm thực hiện giấc mơ công lý của nhân
dân, tên tuổi Mã Lương đã đi vào huyền thoại: “ Nhưng không ai biết sau đó mã Lương
đi đâu. Có người nói, Mã Lương đã trở về quê cũ, sống với những người bạn ruộng
đồng. Có người nói, mã Lương đi khắp đó đây đem hết thời giờ về sức lực để vẽ cho
những người nghèo khổ”. Đó là một cái kết thật đẹp và thấm đậm tình cảm nhân ái. Tên
vua tham lam độc ác đã chết nhưng chưa chắc rằng nhân dân đã hết khổ Mã Lương là
hiện thân cho tâm hồn và tình cảm, cho khát vọng công bằng của nhân dân. Cây bút thần
trong tay mã Lương là hiện thân cho cái đẹp cho nghệ thuật chân chính. Nghệ thuật ấy
phải thuộc về nhân dân, phục vụ đời sống nhân dân, nhất là những người nghèo khổ. Bởi
thế nên khi hoàn thành sứ mệnh trừng trị kẻ ác, Mã Lương lại tiếp tục thực hiện sứ mệnh
cao cả ấy, đem hết tái năng và sức lực của mình để cống hiến cho nhân dân.
24
Ở một khía cạnh khác, truyện cổ tích “ Cây bút thần” có thể hiện ước mơ và niềm
tin về những khả năng kỳ diệu của con người. Sống trong xã hội phong kiến đầy dẫy
những bất công ngang trái, hết sức vất vả, khổ cực thì giấc mơ về những khả năng kỳ
diệu đã trở nên nóng bỏng và bức xúc. Bị cường quyền, thần quyền chi phối, nhất là bị
ảnh hưởng của tư tưởng định mệnh, những phép mầu kỳ diệu đường như là phương thức
duy nhất giúp cho những con người nghèo khổ ước mơ khả năng vượt lên số phận của

mình để thực hiện công bằng xã hội.
CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC.
I. Thiết kế bài giảng.
Tiết 30 +31
Văn bản : CÂY BÚT THẦN
( Truyện cổ tích Trung Quốc)
A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp Học sinh:
- Hiểu nội dung ý nghĩa của truyện cổ tích “ Cây bút thần” và một số các chi tiết nghệ
thuật đặc sắc của truyện.
- Rèn kỹ năng đọc, kể, tóm tắt truyện.
- Hình thành, phát triển kĩ năng phát hiện chi tiết nghệ thuật và nêu được cáo hay của chi
tiết đó.
B. Chuẩn bị.
- GV : Đọc truyện, tham khảo tài liệu, sách Thiết kế , SGV, soạn giáo án.
- Đọc truyện, tóm tắt, chuẩn bị trả lời các câu hổi đọc hiểu văn bản.
C. Tiến trình bài dạy.
I. Tổ chức lớp.
II. Kiểm tra bài cũ .
? Tóm tắt lại truyện “ Em bé thông minh” ? Hãy nêu cảm nhận của em về nhân vật
em bé?
III.Bài mới.
* Giới thiệu bài:
Là một trong những truyện cổ tích thần kỳ, thuộc tiểu laọi truyện kể về những con
người thông minh, tài giỏi, “ Cây bút thần” đã trở thành truyện bình dân quen thuộc đối
với trăm nghìn triệu nhân dân Trung Quốc và Việt Nam từ bao đời nay. Câu chuyện khá
25

×