Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Giá trị liên kết của từ nối theo phạm trù tương phản nhượng bộ (qua truyện ngắn của Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Ngọc Tư)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (885.88 KB, 141 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ THU

GIÁ TRỊ LIÊN KẾT CỦA TỪ NỐI
THEO PHẠM TRÙ TƢƠNG PHẢN - NHƢỢNG BỘ
(QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO,
NGUYỄN MINH CHÂU, NGUYỄN NGỌC TƢ)

LUẬN VĂ

THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ THU

GIÁ TRỊ LIÊN KẾT CỦA TỪ NỐI
THEO PHẠM TRÙ TƢƠNG PHẢN - NHƢỢNG BỘ
(QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO,
NGUYỄN MINH CHÂU, NGUYỄN NGỌC TƢ)

Mã số: 60.22.01.02

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Văn Tình


THÁI NGUN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng
bố trong bất cứ một cơng trình khoa học nào ./.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 8 năm 2014
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

i

/>

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập khóa học đào tạo Thạc sĩ tại trường Đại học Sư
phạm – Đại học Thái Nguyên, tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ và tạo
điều kiện thuận lợi của các thày, cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp. Tôi xin gửi lời
cảm ơn chân thành tới các thày, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi
trong thời gian qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS. TS Phạm Văn Tình – người
đã tận tình hướng dẫn tơi hoàn thành luận văn này ./.

Thái Nguyên, ngày 20 tháng 8 năm 2014

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ii

/>

MỤC LỤC
Trang

Trang phụ bìa
Lời cam đoan .......................................................................................................... i
Lời cảm ơn .............................................................................................................ii
Mục lục .................................................................................................................iii
Danh mục các bảng............................................................................................... iv
PHẦN MỞ ĐẦU ...........................................................................................
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................
3. Lịch sử vấn đề ...................................................................................
3.1. Ngoài nước ...................................................................................
3.2. Trong nước...................................................................................
4. Mục đích, và nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................
4.1. Mục đích nghiên cứu...................................................................
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................
5. Phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................................
6. Đóng góp của luận văn ...................................................................
7. Cấu trúc luận văn ...........................................................................

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT .................................................................
1.1. Khái quát về ngữ pháp văn bản .................................................
1.1.1. Văn bản ...............................................................................
1.1.2. Diễn ngôn ...........................................................................
1.2. Liên kết văn bản .........................................................................
1.2.1. Liên kết................................................................................
1.2.2. Lịch sử nghiên cứu ngoài nước ........................................
1.2.3. Lịch sử nghiên cứu trong nước .........................................
1.2.4. Phương tiện liên kết và phương thức liên kết...................
1.2.5. Liên kết logic và liên kết ngữ nghĩa ..................................
1.2.5.1. Liên kết logic ...........................................................
1.2.5.2. Liên kết ngữ nghĩa...................................................
1.3. Phép nối trong hệ thống các phép liên kết văn bản .................
1.3.1. Khái quát về một số phép liên kết văn bản ......................
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iii

/>
1
1
3
3
3
4
5
5
5
6
7

7
8
8
8
9
9
9
10
13
14
15
15
19
19
20


1.3.1.1. Phép quy chiếu ........................................................
1.3.1.2. Phép thế...................................................................
1.3.1.3. Phép tỉnh lược .........................................................
1.3.1.4. Phép liên kết từ vựng ..............................................
1.3.2. Phép nối .............................................................................
1.4. Các từ nối thuộc phạm trù Tƣơng phản - Nhƣợng bộ ............
1.5. Vài nét về tác giả Nam Cao, Nguyễn Minh Châu và Nguyễn
Ngọc Tƣ ........................................................................................
1.5.1. Nam Cao ..........................................................................
1.5.2. Nguyễn Minh Châu .........................................................
1.5.3. Nguyễn Ngọc Tư.............................................................
1.6. Tiểu kết .........................................................................................
Chƣơng 2: KHẢO SÁT VỀ TÍNH LIÊN KẾT CỦA NHĨM TỪ NỐI

THEO PHẠM TRÙ TƢƠNG PHẢN - NHƢỢNG BỘ .............................
2.1. Mở đầu..........................................................................................
2.2. Tổng quát về số lƣợt các từ nối theo phạm trù Tƣơng phản Nhƣợng bộ đƣợc các tác giả sử dụng ........................................
2.3. Các từ nối và hình thức liên kết .................................................
2.3.1. Vị trí của từ nối trong các phát ngơn ................................
2.3.2. Số lượng phát ngơn có từ nối chi phối ..............................
2.4. Liên kết ngữ nghĩa của từ nối theo phạm trù Tƣơng phản Nhƣợng bộ ...................................................................................
2.4.1. Từ nối “Nhưng” .................................................................
2.4.2. Từ nối “Thế nhưng” ..........................................................
2.4.3. Từ nối “Tuy” ......................................................................
2.4.4. Từ nối “Tuy vậy” ................................................................
2.4.5. Từ nối “Mặc dầu vậy”........................................................
2.4.6. Từ nối “Thế mà” ................................................................
2.4.7. Từ nối “Vậy mà” ...............................................................
2.5. Tiểu kết .........................................................................................
Chƣơng 3: GIÁ TRỊ LIÊN KẾT CỦA TỪ NỐI THEO PHẠM TRÙ
TƢƠNG PHẢN - NHƢỢNG BỘ (QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NAM
CAO, NGUYỄN MINH CHÂU VÀ NGUYỄN NGỌC TƢ) ....................
3.1. Mở đầu..........................................................................................
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iv

/>
20
22
23
23
25
28

28
28
29
31
32
33
33
34
35
35
35
53
55
56
57
59
61
62
63
64

66
66


3.2. Giá trị liên kết của từ nối theo phạm trù Tƣơng phản - Nhƣợng bộ
qua các truyện ngắn của Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn
Ngọc Tƣ.........................................................................................
3.2.1. Giá trị liên kết cấu trúc ......................................................
3.2.1.1. Tạo giá trị lập luận cho văn bản .............................

3.2.1.2. Mở rộng phạm vi liên kết ........................................
3.2.2. Giá trị liên kết ngữ nghĩa ...................................................
3.2.2.1. Tạo một hướng triển khai diễn đạt ngữ nghĩa .......
3.2.2.2. Tạo sự suy luận và hàm ý ........................................
3.3. Cách thức sử dụng và phong cách của tác giả ..........................
3.3.1. Cách thức sử dụng .............................................................
3.3.2. Phong cách tác giả .............................................................
3.4. Tiểu kết .........................................................................................
KẾT LUẬN....................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................
NGUỒN XUẤT XỨ TƢ LIỆU ....................................................................
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

v

/>
66
66
66
71
77
77
81
85
85
88
93
94

97
100


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng thống kê các từ nối theo phạm trù Tương phản Nhượng bộ của 3 tác giả: Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn
Ngọc Tư

Trang 34

Bảng 2.2. Bảng thống kê số lượng phát ngơn có từ nối chi phối
trong sáng tác của Nam Cao

Trang 36

Bảng 2.3. Bảng thống kê số lượng phát ngơn có từ nối chi phối
trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu

Trang 42

Bảng 2.4. Bảng thống kê số lượng phát ngơn có từ nối chi phối
trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư

Trang 47

Bảng 2.5. Bảng thống kê các từ nối theo phạm trù Tương phản Nhượng bộ trong các sáng tác của 3 tác giả: Nam Cao, Nguyễn

Trang 54

Minh Châu, Nguyễn Ngọc Tư


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iv

/>

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thơng thường chúng ta giao tiếp với nhau không phải bằng một câu hoặc
những câu rời rạc mà bằng những câu có liên quan với nhau. Từ những năm 50
của thế kỉ trước, chun ngành Ngơn ngữ học đã bằng lịng coi câu là đơn vị
cao nhất, hồn chỉnh nhất, khơng có đơn vị nào có cấp bậc cao hơn câu kể cả
các nhóm câu kết hợp lại với nhau. Nhà ngơn ngữ học Pháp E.Benveniste đã
khẳng định: “Nhóm các câu khơng tạo nên một đơn vị bậc cao hơn so với câu.
Cấp độ ngôn ngữ nằm trên cấp độ vị từ (tức cấp độ câu- TNT) là khơng có”.
Và cứ theo quan niệm như trên, một thời gian dài các nhà nghiên cứu ngữ pháp
chỉ dừng lại ở giới hạn câu. Thế nhưng khi đi vào sử dụng, quan niệm cho rằng,
câu là đơn vị cao nhất đã bộc lộ nhiều hạn chế, khơng đáp ứng được nhu cầu
của lí luận, thực tiễn và gây ra nhiều tranh cãi. Để khắc phục được nhược điểm
này, một bộ môn mới nghiên cứu các đơn vị trên câu đã ra đời đó là: Ngơn ngữ
học văn bản.
Văn bản hồn tồn khơng phải là một phép cộng đơn thuần của các câu
có nghĩa mà giữa chúng phải có sợi dây liên hệ chặt chẽ tạo thành một chỉnh
thể thống nhất, trọn vẹn, rõ ràng, mạch lạc. Vì vậy, đối với mỗi một văn bản
phương tiện liên kết là nhân tố quan trọng, đồng thời là yêu cầu bắt buộc.
Để tạo thành văn bản liên kết, các câu trong đó phải gắn bó với nhau
theo một nguyên tắc nhất định và theo những phương thức nhất định. Có rất
nhiều phép liên kết được thể hiện trong văn bản (phép lặp, phép thế, phép đối,
phép nối, phép tỉnh lược, phép liên tưởng…). Trong đó, các từ (và cụm từ) nối

là những phương tiện quan trọng chỉ ra một cách tường minh mối liên hệ giữa
các phát ngôn trên văn bản. Qua thống kê, trong tiếng Việt có gần 100 đơn vị từ
nối theo các phạm trù: Hợp - Tuyển, Không gian – Thời gian, Tương phản Nhượng bộ, Giả thiết - Nguyên nhân, Khái quát - Cụ thể… Trong luận văn này,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

1

/>

chúng tôi muốn đi sâu khảo sát giá trị liên kết và qua đó tìm ra giá trị ngữ nghĩa
của từ nối theo phạm trù Tương phản - Nhượng bộ.
Phép nối là phép liên kết dùng các phương tiện nối để tạo nên mối liên
hệ trên văn bản. Phương tiện đó có thể là từ, cụm từ, đoạn văn. Ở đây chúng tôi
chỉ xem xét dạng thể hiện của phép nối bằng các phương tiện được biểu thị
bằng từ và cụm từ.
Qua hệ Tương phản - Nhượng bộ được hiểu là quan hệ theo một cặp
phạm trù đối lập nhau. Đây là phép liên kết phổ biến trong logic, biểu hiện một
mặt của tư duy. Quan hệ Tương phản - Nhượng bộ trong ngôn ngữ thường
được biểu thị bằng các từ nối như: Nhưng, Song, Trái lại, Ngược lại, Tuy vậy,
Tuy nhiên, Mặc dù, Mặt khác, Dẫu, Dẫu sao…
Giữa các vế trong một câu và giữa các câu trong một văn bản không chỉ
tồn tại mối quan hệ đơn thuần về logic, về cấu trúc, mà chúng còn được gắn kết
với nhau bằng các quan hệ ngữ nghĩa. Đó mới chính là nhân tố căn bản quyết
định mối liên hệ giữa các phát ngơn.
Hiện nay, liên kết logic nói chung mới chỉ được đề cập đến trong một vài
cơng trình nghiên cứu, như “Hệ thống liên kết văn bản trong tiếng Việt” của
Trần Ngọc Thêm; “Văn bản và liên kết trong tiếng Việt”; “Văn bản, mạch lạc,
liên kết đoạn văn” của Diệp Quang Ban… Tuy vậy, những cơng trình này mới
chỉ dừng lại ở chỗ giới thiệu nét khái quát nhất chứ chưa đi vào nghiên cứu cụ
thể, toàn diện tất cả vai trò, hoạt động của những từ nối làm phương tiện liên kết.

Trong tiếng Việt, từ trước đến nay, từ (hay cụm từ) được dùng làm từ nối
đã được nghiên cứu khá sâu trên phương diện ngữ pháp. Nhưng trên phương
diện ngữ dụng lại chưa được quan tâm nhiều. Chỉ mới mười lăm năm trở lại
đây, khi mà dụng học được khẳng định và tỏ ra là một địa hạt hiệu quả trong
việc giải thích những hiện tượng ngơn ngữ trong hoạt động tương tác ngơn từ
thì người ta mới chú ý nhiều tới nhân tố dụng ngôn của nhóm từ này. Có thể kể
đến những tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Đức Dân, Cao Xuân Hạo, Đỗ Hữu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

2

/>

Châu, Bùi Minh Tốn, Nguyễn Văn Hiệp… đã có những đóng góp nhất định
trong việc nghiên cứu vấn đề này.
Từ những lí do trên chúng tơi chọn đề tài: Giá trị liên kết của từ nối theo
phạm trù Tương phản - Nhượng bộ (qua truyện ngắn của Nam Cao, Nguyễn
Minh Châu, Nguyễn Ngọc Tư) để đi sâu, tìm hiểu giá trị liên kết logic và liên
kết ngữ nghĩa của các từ nối thuộc phạm trù Tương phản - Nhượng bộ trên cơ
sở nguồn tư liệu là tác phẩm của các nhà văn: Nam Cao, Nguyễn Minh Châu,
Nguyễn Ngọc Tư.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi là một đề tài luận văn cao học, chúng tôi lựa chọn từ nối
thuộc phạm trù Tương phản - Nhượng bộ để nghiên cứu. "Tương phản" là chỉ
sự vật có tính chất khác biệt, trái ngược nhau. Cịn "Nhượng bộ" là có sự nhún
nhường, điều chỉnh thực tế sao cho thích hợp với hoàn cảnh. "Tương phản Nhượng bộ" ở đây chỉ một phạm trù ngữ nghĩa chung của nhóm từ nối: Nhưng,
Song, Trái lại, Ngược lại, Tuy vậy, Tuy nhiên, Mặc dù, Mặt khác, Dẫu, Dẫu
sao… nhằm hướng tới một cách diễn đạt ngữ nghĩa theo ý đồ giao tiếp của
người nói. Vấn đề này nằm trong phạm vi giao tiếp liên phát ngôn. Những tác
phẩm mà chúng tôi chọn lựa để làm cứ liệu khảo sát là các truyện ngắn của ba

nhà văn tiêu biểu cho ba giai đoạn văn học khác nhau, đó là: Nam Cao, Nguyễn
Minh Châu, Nguyễn Ngọc Tư.
3. Lịch sử vấn đề
3.1. Ngoài nước
Năm 1976, nhà xuất bản Lodon và New York đã cho ra đời quyển
“Cohesion in English”- “Phép liên kết trong tiếng Anh” của M.A.K Halliday
và Ruquaiya Hassan. Đây có thể xem là cơng trình đầu tiên đánh dấu lịch sử
nghiên cứu về phép nối.
Đến năm 1998, ấn bản lần 2 của của M.A.K Halliday về “An
introduction to Funtional Grammer” - Dẫn luận ngữ pháp chức năng (Hồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

3

/>

Văn Vân dịch) [13]. Trên cơ sở cơng trình thứ nhất năm 1976, Halliday tiến
hành bổ sung và sửa chữa những vấn đề có liên quan, đặc biệt là về liên kết.
Cơng trình này trình bày và phân tích khá kĩ về khái niệm Cú (Clause) và xem
Cú là khái niệm cơ sở để soi sáng các góc độ khác của văn bản. Đây là cơng
trình được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao và được xem là nền tảng khi
nghiên cứu văn bản nói chung và phép nối nói riêng.
Năm 2008, cơng trình bằng tiếng Anh của David Nunan “Introduction
Discourse Analysis” - “Dẫn nhập phân tích diễn ngơn” được hai dịch giả Hồ
Mỹ Huyền và Trúc Thanh dịch [23]. Trong cơng trình này, tác giả đã đề cập
đến vấn đề liên kết, trong đó có phép nối. Đặc biệt, tác giả đã chỉ ra bốn loại
quan hệ ngữ nghĩa chủ yếu trong phép nối, đó là: nghịch đối, bổ sung, thời gian
và ngun nhân. Những lí thuyết của cơng trình này có thể được xem là cơ sở lí
thuyết nghiên cứu ngữ nghĩa, ngữ dụng của phép nối trong tiếng Việt.
3.2. Trong nước

Năm 1980, Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội
đã ra mắt cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” của Hoàng Trọng Phiến [26]. Đây được
xem là cơ sở để xem xét các quan hệ ngữ nghĩa cơ bản của phép nối sau này.
Năm 1985, cơng trình của Trần Ngọc Thêm “Hệ thống liên kết văn bản
tiếng Việt” [36] đã được công bố đánh dấu bước phát triển mới của việc nghiên
cứu văn bản nói chung và phép nối nói riêng. Cơng trình đã đề cập đến khái
niệm “liên kết văn bản” và bước đầu phân tích “các phương thức liên kết giữa
các phát ngơn”. Trong đó, dựa trên các loại phát ngơn, tác giả đã chia phép liên
kết thành hai loại cơ bản: phép nối lỏng và phép nối chặt.
Năm 2001, Nhà xuất bản Giáo dục ra mắt cơng trình “Hệ thống liên kết
lời nói tiếng Việt” của Nguyễn Thị Việt Thanh [33].Trong đó, tác giả đã chia
liên kết lời nói thành hai phương thức: ngữ kết học và ngữ dụng học. Phương
thức ngữ kết học lại được chia thành ba tiểu loại: liên kết duy trì chủ đề, liên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

4

/>

kết phát triển chủ đề và liên kết logic. Trong đó, phép nối thuộc phương thức
liên kết logic.
Năm 2006, quyển “Văn bản và liên kết trong tiếng Việt: Văn bản, mạch
lạc, liên kết, đoạn văn” của Diệp Quang Ban được tái bản lần thứ 3 [3]. Trong
cơng trình này, tác giả đã đề cập đến phép liên kết, trong đó có phép nối. Tác
giả Diệp Quang Ban đã chia phép nối thành hai loại cơ bản: phép nối lỏng và
phép nối chặt.
Năm 2007, Nguyễn Thiện Giáp trong cơng trình “Dụng học Việt Ngữ”
[15, tr. 35] đã chia phép nối thành bốn loại theo quan hệ ngữ nghĩa của chúng:
đồng hướng, ngược hướng, nhân quả và thời gian - trình tự. Ngồi ra, tác giả

cịn đề cập đến liên kết hồi chỉ và liên kết khứ chỉ.
Một số luận văn thạc sĩ cũng đã nghiên cứu về vấn đề liên kết trong luận
văn của mình: Phan Thu Trang (2001), Dương Thị Bích Hạnh (2003), Phan Thị
Thu Hà (2004), Vũ Thị Thu Hương ( 2012)… Các luận văn này đề cập tới phép
nối hoặc phép liên kết từ vựng trên những nguồn tư liệu khác nhau.
4. Mục đích, và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua việc tìm hiểu giá trị liên kết của từ nối theo phạm trù Tương
phản - Nhượng bộ qua truyện ngắn của Nam Cao, Nguyễn Minh Châu,
Nguyễn Ngọc Tư, sẽ thấy được vai trò, giá trị của việc sử dụng từ nối theo
phạm trù này dưới góc nhìn của ngơn ngữ học văn bản. Đồng thời, thấy được
những nét đặc sắc trong cách sử dụng từ ngữ và phong cách của mỗi nhà văn.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra, luận văn xác định một số nhiệm vụ chính
phải thực hiện sau đây:
- Nghiên cứu, trình bày một số vấn đề lí thuyết về Ngơn ngữ học văn bản
được chọn làm căn cứ lí luận cho luận văn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

5

/>

- Thống kê, phân loại các từ nối theo phạm trù Tương phản - Nhượng bộ
và vị trí từ nối xuất hiện chi phối các phát ngôn trong truyện ngắn của các tác
giả Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Ngọc Tư.
- Miêu tả những đặc điểm cơ bản của các từ nối theo phạm trù Tương
phản - Nhượng bộ trong các truyện ngắn của ba tác giả (về mặt cấu trúc và ngữ
nghĩa). Giá trị liên kết của các từ nối theo phạm trù Tương phản - Nhượng bộ

trong việc thể hiện nội dung tác phẩm và thể hiện phong cách nhà văn.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện được các nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên
cứu chúng tơi đã sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê phân loại: Luận văn sử dụng phương pháp này
để thu thập các đoạn văn, các câu có chứa các từ nối theo phạm trù Tương phản
- Nhượng bộ.
- Phương pháp so sánh đối chiếu: chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau
trong cách sử dụng, mục đích sử dụng từ nối theo phạm trù Tương phản Nhượng bộ của tác giả.
- Phương pháp phân tích logic ngữ nghĩa: Chúng tôi nghiên cứu các từ
nối thuộc phạm trù Tương phản - Nhượng bộ thông qua những biểu thức logic
của chúng. Từ những biểu thức logic này, chúng tơi sẽ phân tích phạm vi hoạt
động và chức năng của các từ nối này trong vai trò là tác tử logic.
- Phương pháp phân tích diễn ngơn: Khi dùng ngơn ngữ để giao tiếp,
người ta thường nói ra những câu, những phát ngơn, chứ khơng phải nói ra
những từ rời rạc. Tại đó, các từ kết hợp với nhau theo những quy tắc và chuẩn
mực của ngôn ngữ. Cũng trong câu hoặc phát ngôn cụ thể, người ta mới biết
được rằng: tại trường hợp, hoàn cảnh cụ thể này, từ có nghĩa gì (tức là nó bộc
lộ nghĩa nào trong số các nghĩa của nó). Do vậy, chúng tôi sử dụng phương
pháp diễn ngôn để đặt cách phát ngơn vào những ngữ cảnh cụ thể của nó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

6

/>

Đề tài của chúng tôi sử dụng các phương pháp này nhằm tạo lập nên
những lập luận vững chắc, chặt chẽ.
6. Đóng góp của luận văn

Về mặt lí luận, đề tài này sẽ mô tả và rút ra được những đặc điểm về liên
kết logic và liên kết ngữ nghĩa mà các từ nối thuộc phạm trù Tương phản Nhượng bộ thể hiện trong văn bản, đóng góp một phần nhỏ vào hoàn thiện việc
nghiên cứu hệ thống các phương thức liên kết trong văn bản.
Về mặt thực tiễn, việc nghiên cứu giá trị liên kết của các từ nối thuộc
phạm trù Tương phản - Nhượng bộ sẽ giúp cho công tác giảng dạy văn bản và
liên kết văn bản trong nhà trường hiệu quả hơn. Nhờ đó mà học sinh, sinh viên,
người giảng dạy, thậm chí cả các nhà nghiên cứu có thể sử dụng từ, ngữ câu
một cách chính xác về nghĩa trong q trình tạo lập văn bản (cả nói và viết).
Luận văn cũng góp thêm một tiếng nói trong xu hướng nghiên cứu phong cách
văn bản.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Thƣ mục tham khảo và Phụ lục, luận
văn gồm ba chương như sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lí thuyết
Chƣơng 2: Khảo sát về tính liên kết của nhóm từ nối theo phạm trù
Tương phản - Nhượng bộ (qua truyện ngắn của Nam Cao, Nguyễn Minh Châu,
Nguyễn Ngọc Tư).
Chƣơng 3: Giá trị liên kết của nhóm từ nối theo phạm trù Tương phản
- Nhượng bộ (qua truyện ngắn của Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn
Ngọc Tư).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

7

/>

PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT

1.1. Khái quát về ngữ pháp văn bản
1.1.1. Văn bản
Có nhiều khái niệm khác nhau về văn bản. Một số tác giả cho rằng, văn
bản là sản phẩm của cả hoạt động viết và nói, tức là giao tiếp nói chung.
D.Crystal quan niệm rằng “Văn bản là một sản phẩm diễn ngôn xuất
hiện một cách tự nhiên dưới dạng nói, viết hoặc biểu hiện bằng cử chỉ, được
nhận dạng vì những mục đích phân tích. Nó thường là một chỉnh thể ngơn ngữ
với một chức năng giao tiếp có thể xác định được, ví dụ như một cuộc thoại,
một tờ áp phích”. [D.Crystal, 1992]
Nhưng một số tác giả khác lại cho rằng, văn bản chỉ thuộc dạng viết.
Theo David Nunan “…tôi sẽ sử dụng thuật ngữ văn bản để chỉ bất kì cái
nào ghi bằng chữ viết của một sự kiện giao tiếp” [5,tr. 34] bởi tác giả phân biệt
khái niệm văn bản là khái niệm diễn ngôn - văn bản trong ngữ cảnh, tức văn
bản nói.
Diệp Quang Ban trong cơng trình “Văn bản và liên kết trong tiếng Viêt”
đã đề cập đến định nghĩa của Barthles như sau: “Chúng ta sẽ gọi cái khách thể
của xuyên ngôn ngữ học (tranlinguistic) là diễn ngôn (discourse) tương tự như
văn bản - text do ngôn ngữ học nghiên cứu, và chúng ta sẽ định nghĩa nó (hãy
cịn sơ bộ) như là một đoạn lời nói hữu tận bất kì, tạo thành một thể thống nhất
xét từ quan điểm nội dung, được truyền đạt cùng những mục đích giao tiếp thứ
cấp và có một tổ chức nội tại phù hợp với những mục đích này, vả lại (đoạn lời
này) gắn với những yếu tố văn hóa khác nữa, ngồi những nhân tố có quan hệ
đến bản thân ngơn ngữ” (Barthles) (dẫn theo [3], tr.15.16).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

8

/>


Theo Halliday [13], văn bản - một đơn vị của ngôn ngữ - được xác định
không phải dựa vào độ dài ngắn, dạng nói hay viết, bao gồm một động từ hay
nhiều…mà dựa vào tính chỉnh thể, thống nhất về nội dung ngữ nghĩa của nó.
Cũng theo Halliday [13], khái niệm văn bản không phải lúc nào cũng
được xác định một cách rõ ràng. Theo tác giả, mọi người hay hiểu lầm rằng
chúng ta có thể dễ dàng xác định những bộ phận (câu, cụm câu) nào sẽ cấu
thành nên một văn bản. Nhưng sự thật thì văn bản được xác định tùy theo văn
cảnh và nội dung của những câu, cụm câu đi trước và sau nó. Như vậy theo
Halliday, nếu cụm câu (bao gồm nhiều câu - phát ngơn) có mối quan hệ về ý
nghĩa sẽ tạo thành một văn bản. Theo cách hiểu này, Halliday chỉ quan tâm đến
nội dung ý nghĩa mà không quan trọng về mặt hình thức của văn bản. Trong
luận văn này, chúng tôi thống nhất theo quan niệm của Halliday về khái niệm
văn bản.
1.1.2. Diễn ngơn
Diễn ngơn (cịn được gọi là diễn từ, ngôn bản, ngôn phẩm…) thường
được hiểu là một chuỗi phát ngơn được thực hiện trong giao tiếp bằng lời.
Nói như vậy không hàm ý diễn ngôn chỉ dùng cho các phát ngơn mang
tính hội thoại, mà cịn chỉ cả các trường hợp đơn thoại, như các bài diễn văn,
phát biểu, thuyết trình. Tuy nhiên, do đặc thù thể hiện mà mọi diễn ngơn loại
này nói chung thường được coi là đối tượng nghiên cứu của lí thuyết hội thoại.
Có thể thấy, ranh giới để nhận biết và phân biệt giữa văn bản và diễn
ngôn là rất mơ hồ. Nhưng trong quá trình nghiên cứu, việc phân biệt hai khái
niệm này là rất cần thiết.
1.3. Liên kết văn bản
1.2.1. Liên kết
Liên kết là thứ quan hệ nghĩa giữa hai yếu tố ngơn ngữ nằm trong hai câu
theo kiểu giải thích nghĩa cho nhau. Nói chi tiết hơn, liên kết là thứ quan hệ
giữa hai yếu tố ngôn ngữ mà muốn hiểu nghĩa cụ thể của yếu tố này thì phải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


9

/>

tham khảo nghĩa của yếu tố kia, và trên cơ sở đó hai câu chứa chúng liên kết
được với nhau. Hiện tượng này cũng gặp trong những khúc đoạn lời nói lớn
hơn câu.
Liên kết được đặt trên cơ sở nghĩa, do quan hệ ý nghĩa, và quan hệ đó
phải được diễn đạt bằng các phương tiện hình thức của ngơn ngữ. Những hiện
tượng nối kết không được đánh dấu bằng hệ thống các phương tiện hình thức
được xếp vào mạch lạc.
Có thể thấy, liên kết được hiểu là mạng lưới quan hệ của các từ, các câu
trong đoạn văn. Tính liên kết là điều kiện cơ bản để một chuỗi câu trở thành
văn bản.
1.2.2. Lịch sử nghiên cứu ngoài nước
Câu trong văn bản gắn bó với nhau theo một nguyên tắc nhất định. Hiện
tượng này được các nhà nghiên cứu ngơn ngữ học gọi là tính liên kết. Từ đó
đến nay, tính liên kết được xem là một phát hiện mới một thuộc tính đặc thù chỉ
có ở cấp độ trên câu.
Hiện tượng liên kết được khảo sát sớm hơn cả là hiện tượng lặp hoặc
điệp. Khái niệm này thường được hiểu khá rộng, nó có thể bao gồm việc lặp
các từ cùng gốc, lặp cấu tạo từ, lặp có từ dẫn, thay thế bằng đại từ, bằng từ
đồng nghĩa. B.Palek (1968) gọi hiện tượng này là “sự tham chiếu”. Ngồi hiện
tượng điệp, người ta cịn chú ý tới những hiện tượng khác mang chức năng liên
kết như việc sử dụng quán từ, từ nối, sử dụng sự tương ứng thời - thể của các
động từ, sử dụng câu hỏi, các hiện tượng tỉnh lược song hành cú pháp, sự
tương tác nêu - báo… Cả đến trật tự từ trong câu và ngữ điệu cũng được xem
là có chức năng liên kết văn bản. Tất cả những hiện tượng đó được gọi chung là
các phương tiện liên kết câu.
Liên kết là một hiện tượng dễ nhận biết nhưng hiện nay cịn nhiều quan

điểm khác nhau khơng thống nhất giữa các nhà nghiên cứu. Một cách khách
quan nhất đến nay cần phải nhắc đến hai hệ thống quan điểm lớn sau đây:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

10

/>

a. Liên kết hạn chế ở những biểu hiện hình thức
Quan điểm này thịnh hành trong giai đoạn các ngữ pháp văn bản, coi liên
kết văn bản phụ thuộc mặt cấu trúc của hệ thống ngôn ngữ. Liên kết được khai
thác cả ở mặt phương tiện hình thức lẫn ở mặt ý nghĩa nên liên kết được hiểu
như là một yếu tố quyết định làm cho một sản phẩm ngôn ngữ có được cái
phẩm chất là một “văn bản”
Giai đoạn này vì tính liên kết chủ yếu chỉ hạn chế ở những biểu hiện hình
thức cho nên nó có ngoại diên khá rộng và khơng có khả năng đóng vai trò
nhân tố quyết định trong việc phân biệt văn bản và phi văn bản. Bởi nó dễ dàng
có thể tạo ra những chuỗi câu khơng có mối dây liên kết, không diễn đạt một
nội dung ý nghĩa nào nhưng vẫn được coi là “văn bản”.
Theo M.A.K. Halliday [13], việc liên kết câu này với câu kia được thực
hiện bằng các phương thức liên kết sau đây:
- Phép quy chiếu
- Phép thế
- Phép tỉnh lược
- Phép nối
- Phép liên kết từ vựng (bao gồm ba phép nhỏ là: lặp từ ngữ, phép dùng
từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa và phép phối hợp từ ngữ)
+ Lặp từ
+ Dùng từ đồng nghĩa, kể cả những trường hợp gần nghĩa (như từ thượng
danh, theo kiểu quan hệ cấp loại, hay quan hệ chỉnh thể - bộ phận) và trái

nghĩa.
+ Phối hợp từ ngữ
I.A. Figurovskij (1961) dựa trên chức năng ngữ pháp của các phương
tiện liên kết chia liên kết thành những loại sau:
- Các phương tiện liên kết có tính chủ ngữ
- Các phương tiện liên kết có tính bổ ngữ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

11

/>

- Các phương tiện liên kết có tính trạng ngữ
- Các phương tiện liên kết có tính định ngữ
b. Liên kết thể hiện ở các quan hệ nghĩa
Quan niệm này thịnh hành vào những năm 70 của thế kỉ XX và ngày
càng được phổ biến rộng rãi bởi khi đã đi sâu và tìm hiểu những đặc trưng của
văn bản, các nhà nghiên cứu ngày càng chú ý đến vai trò của liên kết ngữ
nghĩa.
S.I. Gindin (1977) rút ra kết luận rằng, ở cấp độ trên câu, cú pháp được
xây dựng trước hết trên cơ sở sự phù hợp những đặc trưng ngữ nghĩa của các
đơn vị thuộc cấp dưới.
V.V. Bogdanov (1977) cũng nhấn mạnh rằng “điều quan trọng là sự
tương tác ấy hoàn toàn dựa trên cơ sở nghĩa”. Tác giả phân biệt tổ chức hình
thức của văn bản với tổ chức ngữ nghĩa của văn bản - tổ chức này được thể
hiện qua một loạt những sự tương hợp về nghĩa.
Yêu cầu về liên kết ngữ nghĩa còn được thể hiện bằng những thuật ngữ
khác như “tính tồn vẹn” của A.A.Leont’ev (1976) - đó là một “phạm trù ngơn
ngữ học tâm lí biểu thị sự thống nhất về nghĩa của văn bản” hoặc “tính định
hình hồn chỉnh” của V.A. Zvegincev (1980).

Với sự bổ sung của liên kết ngữ nghĩa, các nhà ngôn ngữ học văn bản
tiến hành xử lí theo hai hướng:
+ Liên kết ngữ nghĩa được xem xét tách biệt khỏi liên kết hình thức
Điều đó dẫn đến sự tách rời hồn tồn hình thức khỏi nội dung và khiến
cho ngoại diên của khái niệm tính liên kết càng trở nên rộng hơn trước và càng
có nhiều phần phi văn bản được xem là văn bản. Chẳng hạn nhà nghiên cứu
Tiệp Khắc K. Kozhevnikova (1979) thừa nhận sự tồn tại của “những văn bản
có đủ dấu hiệu liên kết hình thức nhưng khơng có sự liên kết tư tưởng tương
ứng” và những văn bản “liên kết (về tư tưởng) trần trụi” khơng có những dấu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

12

/>

hiệu liên kết hình thức; bà cịn coi các từ điển, các danh bạ điện thoại …cũng
đều là văn bản.
+ Liên kết ngữ nghĩa có sự gắn bó với liên kết hình thức
Theo hướng này tính liên kết được định nghĩa là “sự gắn bó về nghĩa và
về hình thức của các yếu tố không nhỏ hơn câu trong văn bản” (Nikolaeva,
1978). Có nghĩa là người ta địi hỏi văn bản nhất thiết phải có đầy đủ cả liên kết
hình thức lẫn liên kết ngữ nghĩa. Cách hiểu này tuy được chấp nhận khá rộng
rãi nhưng lại rơi vào một thái cực mới. Từ chỗ quá rộng nó lại trở thành quá
hẹp, không bao quát được hết các loại văn bản.
A.A.Leont’ev (1979) không thừa nhận những đối thoại không nhằm vào
một chủ đề, một mục đích nhất định là văn bản (mà phần lớn các đối thoại đều
như thế).
Có thể nói các nhà ngơn ngữ học thế giới đã đặt ra vấn đề tính liên kết
trong văn bản từ rất sớm nhưng cho đến nay vẫn chưa giải quyết được triệt để

những vấn đề có liên quan đến nó.
1.2.3. Lịch sử nghiên cứu trong nước
Nhiều nhà ngôn ngữ học Việt Nam cũng đã quan tâm đến hiện tượng liên
kết trong văn bản từ rất sớm.
Theo Trần Ngọc Thêm: Văn bản là một hệ thống mà trong đó các câu
mới chỉ là các phần tử. Ngoài các câu - phần tử, trong hệ thống văn bản cịn có
cấu trúc. Cấu trúc của văn bản chỉ ra vị trí của mỗi câu và những mối quan hệ,
liên hệ của nó với những câu xung quanh nói riêng và với tồn văn bản nói
chung. Sự liên kết là mạng lưới những quan hệ và liên hệ ấy. Tính liên kết
chính là nhân tố quan trọng nhất có tác dụng biến một chuối câu thành một văn
bản. Không phải vô cớ mà thuật ngữ “văn bản” trong các ngôn ngữ Ấn - Âu
lại đều bắt nguồn từ chữ Latin textum có nghĩa là “sự liên kết”.
Diệp Quang Ban cho rằng liên kết là thứ quan hệ nghĩa giữa hai yếu tố
ngôn ngữ nằm trong hai câu hoặc nằm trong hai vế của một câu ghép theo kiểu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

13

/>

giải thích nghĩa cho nhau. Nói chi tiết hơn, liên kết là thứ quan hệ nghĩa giữa
hai yếu tố ngôn ngữ mà muốn hiểu nghĩa cụ thể của yếu tố này thì phải tham
khảo nghĩa của yếu tố kia, và trên cơ sở đó, hai câu chứa chúng liên kết được
với nhau [3, tr. 48]. (Hiện tượng này cũng gặp trong những khúc đoạn lời nói
lớn hơn câu, tuy nhiên về cơ bản vẫn là hiện tượng liên kết giữa những câu có
quan hệ nghĩa với nhau thơng qua các phương tiện liên kết, chỉ có điều là
những câu này khơng nằm trong cùng một đoạn lời nói).
Liên kết đặt trên cơ sở nghĩa, do quan hệ ý nghĩa, và quan hệ đó phải
được diễn đạt bằng các phương tiện hình thức của ngơn ngữ. Những hiện tượng
nối kết khơng được đánh dấu bằng hệ thống các phương tiện hình thức được

xếp vào mạch lạc.
Nguyễn Thị Việt Thanh còn mở rộng khảo sát hiện tượng liên kết ra
ngoài phạm vi văn bản viết. Khơng chỉ có văn bản viết mà cả lời nói tự nhiên
cũng có liên kết. Lời nói không phải được tạo nên bởi phép cộng đơn thuần
giữa các phát ngôn. Giữa các phát ngôn phải tồn tại những sợi dây liên kết
chúng lại với nhau thành một đơn vị để thực hiện chức năng giao tiếp. Những
sợi dây đó là biểu hiện của các phương thức liên kết lời nói .
Nhìn chung, dù đơn vị cơ sở của phép liên kết có khác nhau nhưng có
một điều được đa số các tác giả thống nhất, đó là: phép liên kết chính là sợi dây
ràng buộc (tùy theo mức độ) về ý nghĩa giữa các đơn vị được liên kết.
1.2.4. Phương tiện liên kết và phương thức liên kết
Phương tiện liên kết là các yếu tố hình thức cụ thể của ngôn ngữ tham
gia vào việc tạo sự nối kết hai câu với nhau.
Ví dụ: “Dân ta có một lịng nồng nàn u nước. Đó là một truyền thống q
báu của ta”
(Hồ Chí Minh)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

14

/>

Trong ví dụ trên, phương tiện liên kết là đại từ “đó”, yếu tố ngơn ngữ
này được dùng thay thế cho yếu tố ngơn ngữ có nghĩa cụ thể thường được nêu
trong câu đứng trước câu chứa chúng.
Như vậy, phương tiện liên kết là những yếu tố ngôn ngữ cụ thể được
dùng trong việc nối kết câu với câu. Liên kết trong văn bản là hiện tượng chung
cho nhiều ngôn ngữ, nhưng các phương tiện ngôn ngữ cụ thể dùng vào liên kết
có thể khác nhau trong những ngơn ngữ khác nhau. Sự liên kết có thể diễn ra

giữa câu với câu hoặc giữa phần văn bản này với phần văn bản khác ở trong
cùng một văn bản.
Phương thức liên kết là cách thức sử dụng các phương tiện liên kết có
cùng một thực chất vào việc liên kết câu với câu.
Các phương tiện dùng trong một phương thức liên kết đều có một điểm
chung để tập hợp chúng lại với nhau trong một hệ thống con, nhưng giữa chúng có
thể có những nét riêng phân biệt được với nhau để sử dụng trong những ngữ cảnh
cụ thể khác nhau. Phương thức liên kết còn được gọi gọn hơn là phép liên kết.
1.2.5. Liên kết logic và liên kết ngữ nghĩa
1.2.5.1. Liên kết logic
a. Lịch sử nghiên cứu
Liên kết logic và các kiểu quan hệ logic đến nay mới chỉ được đề cập đến
trong một vài cơng trình nghiên cứu của một số nhà ngôn ngữ học Việt Nam
nhưng ở dạng khái quát chứ chưa đi vào chi tiết cụ thể.
Theo Trần Ngọc Thêm [36]. Liên kết logic thuộc về liên kết nội dung và
là sự tổ chức của phần báo.
Khác với trong liên kết chủ đề, trong liên kết logic, đơn vị liên kết chủ
yếu là các hành động, sự việc. Các sự vật, khái niệm cũng có thể là đơn vị liên
kết logic, song chỉ ở cấp độ thấp. Về mặt ngôn ngữ, các đơn vị liên kết logic
được thể hiện bằng các từ, cụm từ, phát ngôn, chuỗi phát ngơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

15

/>

Có thể nói rằng, có sự kết hợp của hai đơn vị sẽ được coi là có liên kết
logic khi chúng phù hợp với nhau theo những quan hệ ngữ nghĩa nhất định.
Định nghĩa này cho thấy rằng, muốn nghiên cứu liên kết logic, cần phải tìm

hiểu các khái niệm “quan hệ ngữ nghĩa” và “sự phù hợp ngữ nghĩa” (của các
đơn vị).
Quan hệ ngữ nghĩa có nhiều loại: Trước hết đó là những quan hệ ngữ
nghĩa bậc một, mang tính khái qt, được nhiều nhà khoa học (ngơn ngữ học,
triết học, toán học, logic học) quan tâm như: quan hệ thứ tự, quan hệ bao hàm,
quan hệ tương tự, quan hệ đồng nhất, quan hệ mâu thuẫn…
Lại có những quan hệ ngữ nghĩa bậc hai, làm nhiệm vụ cụ thể hóa các
quan hệ bậc một. Chẳng hạn như quan hệ thứ tự được cụ thể hóa thành các quan
hệ định vị thời gian, trình tự diễn đạt, nhân quả… Quan hệ bao hàm được cụ thể
hóa thành các quan hệ: giống loài, chung riêng, sở hữu, đặc trưng… Quan hệ
tương tự được cụ thể hóa thành các quan hệ: đồng loại, đẳng lập, tuyển chọn…
Quan hệ mâu thuẫn cụ thể hóa thành các quan hệ tương phản, đối lập.
Những quan hệ bậc hai này còn được tiếp tục cụ thể hóa nhiều nữa trong
q trình này mỗi lúc một phụ thuộc nhiều hơn và gắn bó chặt hơn với những
nhân tố ngồi ngơn ngữ.
Trước khi nói đến sự phù hợp ngữ nghĩa của các đơn vị, cần phải tìm
hiểu qua về đặc trưng của chính các đơn vị.
Liên kết logic đều có những đặc trưng bản thể (cũng có thể gọi là “đặc
trưng khẳng định”) của mình.
Bên cạnh các đặc trưng bản thể, mỗi đơn vị có thể được đặc trưng bởi
các quan hệ ngữ nghĩa nhất định trong mối quan hệ với các đơn vị khác những đặc trưng loại này có thể được gọi là các đặc trưng tiền giả định. Các
đơn vị như từ tự nghĩa, câu tự nghĩa… bao giờ cũng mang đặc trưng tiền giả
định là nói về một vật thể hữu hình có khả năng chuyển động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

16

/>


Khi hai đơn vị cùng cấp độ kết hợp lại với nhau, nếu các đặc trưng bản
thể và tiền giả định của chúng khơng đối lập nhau mà có điểm chung thì địi
hỏi sự phù hợp ngữ nghĩa trong phạm vi càng rộng. Ở văn bản, mỗi phát ngôn
thứ n trong đó phải phù hợp với tồn bộ những phát ngơn đứng trước đó. Cho
đến phát ngơn cuối cùng thì phải có sự phù hợp trong tồn văn bản.
Trong số 10 phương thức liên kết đã trình bày, có ba phương thức được
dành riêng để thể hiện các quan hệ ngữ nghĩa vừa nêu. Đó là phép tuyến tính,
phép nối lỏng, phép nối chặt.
Theo Diệp Quang Ban [3], quan hệ logic bao gồm 6 kiểu sau:
- Quan hệ thời gian (thời điểm, thời hạn, đồng thời, trước sau, sau trước,
liên tục, gián đoạn)
- Quan hệ bổ sung
- Quan hệ nguyên nhân (bao gồm cả hệ quả)
- Quan hệ mục đích
- Quan hệ điều kiện
- Quan hệ tương phản (bao gồm cả quan hệ nhượng bộ)
Theo Nguyễn Việt Thanh [33], liên kết logic khơng chỉ có trong văn bản
mà cịn có cả trong lời nói. Nếu như liên kết chủ đề là sự tổ những phần nêu
(bằng chủ đề) của các phát ngơn, các đoạn văn thì liên kết logic chủ yếu là sự
tổ chức các phần báo (bằng thuật đề) của các phát ngôn, các đoạn văn. Liên kết
logic được thực hiện bằng hai phương thức chủ yếu là phép nối và phép tuyến
tính. Ở phương thức nối, quan hệ này được diễn đạt nhờ các từ nối và được thể
hiện rất rõ ở phương thức này. Còn phương thức tuyến tính thì nhờ vào chính
trật tự tuyến tính của các phát ngôn.
b. Các quan hệ logic trong văn bản.
Quan hệ logic được đánh dấu:
Quan hệ logic được đánh dấu (market) là quan hệ logic được thể hiện
bằng các phương tiện nối (có thể là từ, có thể là cụm từ, cũng có thể là một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


17

/>

×