Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của cây ô đầu (a. carmichaeli debx) trồng ở tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 127 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, Việt Nam có nguồn thực vật rất phong phú
và đa dạng. Trong đó, nhiều cây được dùng làm thuốc và cũng có những cây có độc
tính như cà độc dược, mã tiền, ô đầu khi dùng, phải sử dụng đúng liều lượng, nếu
không dùng đúng, chúng có thể gây ngộ độc cho người bệnh [2], [3], [6], [9], [11],
[27].
Phụ tử, Ô đầu chứa những thành phần có độc tính cao nhưng vẫn được cho là
những vị thuốc quý, đã được dùng khá phổ biến trong Y Dược học cổ truyền phương
Đông nhất là ở Trung Quốc. Vị thuốc Ô đầu là củ mẹ và Phụ tử là củ con của một số
loài thuộc chi Aconitum [2], [6], [11], [29]. Hiện nay trên thế giới, đang có những
nghiên cứu về chi Aconitum nhằm phát triển các sản phẩm theo hướng hiện đại, nâng
cao hiệu quả sử dụng các loài thuộc chi này trong phòng và điều trị bệnh.
Ở Việt Nam, cây Ô đầu đã được đưa vào trồng ở Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu
từ những năm 70 thế kỷ trước [3], [11]. Theo một số tài liệu [6], [9], [11], [22], [27]
cây Ô đầu ở Việt Nam được ghi nhận bởi 2 tên là: A. fortunei Hemsl và A. carmichaeli
Debx. Theo đề tài nghiên cứu của tác giả Bùi Hồng Cường (năm 2007) với mục tiêu
xây dựng phương pháp chế biến Phụ tử, bào chế cao Phụ tử cho sản phẩm có tác dụng
cường tim, độc tính thấp và xác định một số thành phần hóa học của Phụ tử sống và
các sản phẩm, đã xác định được cây Ô đầu trồng ở Sa Pa – Lào Cai thuộc loài A.
carmichaeli Debx. và tập trung nghiên cứu theo hướng chế biến cổ truyền [11]. Hiện
nay, cây Ô đầu được trồng nhiều ở huyện Quản Bạ, Đồng Văn, tỉnh Hà Giang và được
người dân địa phương sử dụng theo kinh nghiệm làm thuốc chữa bệnh đau nhức xương
khớp hoặc nấu cháo ăn để tăng cường sức khoẻ. Tuy nhiên, hàng năm nước ta có nhiều
vụ ngộ độc do chất lượng dược liệu không bảo đảm, sử dụng nhầm lẫn, đầu độc bằng
dược liệu, chế phẩm có nguồn gốc từ cây Ô đầu. Do đó cần có nghiên cứu về thành
phần hóa học, xác định các chất chính trong dược liệu để kiểm soát tốt chất lượng và
sử dụng an toàn hiệu quả. Năm 2013, Thủ Tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch
tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, theo đó cây
Ô đầu được quy hoạch trồng tại tỉnh Hà Giang [35]. Để phát triển vùng trồng cây Ô


đầu một cách bền vững, cần có nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng sinh học
2

của cây Ô đầu Hà Giang theo hướng ứng dụng trong Y Dược học hiện đại, góp phần
phát triển sản phẩm từ cây Ô đầu nhằm tạo đầu ra cho cây Ô đầu Hà Giang. Qua tham
khảo, đến nay chưa thấy có nghiên cứu nào về thành phần hóa học và tác dụng sinh
học của cây Ô đầu trồng ở tỉnh Hà Giang. Để đóng góp về mặt khoa học, thực tiễn và
góp phần giải quyết những vấn đề nêu trên, luận án với tên đề tài “Nghiên cứu thành
phần hoá học và một số tác dụng sinh học của cây Ô đầu (Aconitum carmichaeli
Debx.) trồng ở tỉnh Hà Giang” được thực hiện nhằm 3 mục tiêu sau:
1. Xác định được tên khoa học của cây Ô đầu trồng ở tỉnh Hà Giang.
2. Nghiên cứu được thành phần hóa học: định tính, định lượng nhóm chất, chiết xuất,
phân lập và xác định cấu trúc hoá học các chất phân lập được.
3. Đánh giá được độc tính cấp và thử một số tác dụng sinh học của một số phân đoạn
dịch chiết từ cây Ô đầu trồng ở tỉnh Hà Giang để gợi mở hướng sử dụng dược liệu này.
Để đạt được 3 mục tiêu trên, luận án tập trung vào các nội dung nghiên cứu sau:
+ Xác định tên khoa học của cây Ô đầu trồng ở tỉnh Hà Giang bằng phương pháp so
sánh đặc điểm hình thái và phương pháp so sánh trình tự ADN.
+ Định tính, định lượng, chiết xuất, phân lập nhóm chất alcaloid, polysacharid từ Ô
đầu, Phụ tử sống và nhóm chất flavonoid từ lá cây Ô đầu.
+ Thử độc tính cấp của các phân đoạn dịch chiết alcaloid, flavonoid, polysaccharid.
+ Thử tác dụng tăng cường miễn dịch của phân đoạn dịch chiết chứa polysaccharid,
tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ gan của phân đoạn dịch chiết chứa flavonoid, tác dụng
giảm đau của phân đoạn chứa alcaloid và có độc tính thấp.







3

Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1. Về thực vật
1.1.1.Vị trí phân loại chi Aconitum L.
Theo các tài liệu [2], [3], [6], [22], [27], [89] cây Ô đầu thuộc chi Aconitum L., vị trí
của chi Aconitum L. trong hệ thống phân loại thực vật được tóm tắt như sau:
Ngành Mộc lan (Magnoliophyta)
Lớp Mộc lan (Magnoliopsida)
Phân lớp Hoàng liên (Ranunculidae)
Bộ Hoàng liên (Ranunculales)
Họ Hoàng liên (Ranunculaceae)
Chi Aconitum L.
1.1.2. Đặc điểm thực vật của chi Aconitum L.
Theo tài liệu [40], [89], [105], [115], [135], các loài thuộc chi Aconitum có
những đặc điểm chính như sau: Thân thảo, sống một năm hoặc nhiều năm. Lá của các
loài thuộc chi Aconitum có màu xanh đậm và không có lá kèm. Lá hình bàn tay chia
thùy hoặc thùy sâu với 5-7 phần. Mỗi phần lại chia thành 3 thùy với hình răng cưa. Lá
sắp xếp xoắn ốc, lá ở dưới có cuống dài. Hoa mọc thẳng đứng, có thể có các màu:
xanh đậm, tím, trắng, vàng, hồng với nhiều nhị hoa. Hoa được phân biệt bởi có một
trong năm đài hoa, hoa có hình mũ. Hoa có 2-10 cánh hoa. Hai cánh hoa trên to và đặt
dưới các đài thân dài. Hoa có túi rỗng ở đỉnh chứa mật hoa. Những cánh hoa khác nhỏ
hoặc không hình thành, có 3-5 lá noãn được hợp nhất một phần. Quả là một tổ hợp các
nang, mỗi nang chứa nhiều hạt.
Hiện nay, chi Aconitum L. được thành 3 phân chi (subgenera) [89] với các đặc điểm
chính như sau:
- Phân chi Aconitum L: Cây thảo, sống 2 năm, giả 1 năm, có rễ củ. Đài hoa
không hoặc gần như không có móc, lá đài trên hình mũ, hình thuyền hoặc cong
hình lưỡi liềm, hiếm khi hình trụ. Phiến cánh hoa có mô tiết ở đỉnh hoặc rìa,
môi rõ hoặc không, cựa ngắn hoặc dài, hiếm khi vắng mặt, lá noãn 3-5.

- Phân chi Lycotonum petermann: Cây thảo, sống lâu năm, có thân rễ. đài hoa
không có móc, lá đài trên hình trụ hoặc hình mũ cao hiếm khi hình thuyền.
4

Phiến cánh hoa có mô tiết ở đỉnh có cựa hình túi hoặc uốn cong, môi thường
thẳng hoặc rất ngắn. Lá noãn 3- (8).
- Phân chi Gymnaconitum Rapaics: Cây thảo, sống một năm. Lá chia 3 phần hình
chân vịt. Đài hoa có móc, lá đài trên hình thuyền. Cánh hoa không có cựa, môi
rộng, hình quạt, rìa có răng. Lá noãn 6-13.
1.1.3. Số lƣợng và sự phân bố các loài thuộc chi Aconitum L.
Trên thế giới:
Theo Neelofar Jabeen, Mohammad I Kozgar, trên thế giới có khoảng trên 300
loài thuộc chi Aconitum, phân bố ở khu vực phía bắc ôn đới, khu vực lạnh ở bán cầu
bắc [104], [105]. Phân bố chủ yếu ở vùng núi Đông Á, Đông Nam Á, Trung Âu, một
số cũng thấy ở phía tây bắc Mỹ và phía tây nước Mỹ. Khu vực dãy núi Himalaya có
các loài thuộc chi Aconitum như ở: Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Bhutan, bắc Tây Tạng.
Đến nay 33 loài đã được tìm thấy ở khu vực Himalaya. Theo Eti Sharma và A. K.
Gaur [55]: Ở Ấn Độ có khoảng 24 loài được phân bố chủ yếu trên núi cao thuộc dãy
Himalaya ở độ cao khoảng 3000-4200 m. Các loài ở Ấn Độ được phân thành hai loại
chính là loài có độc và loài không độc. Loài không độc như: A. heterophyllum Wall.,
A. laeve Royle và A. routndifolium Kar. et Kir. Loài có độc như: A.
chasmanthum Stapf ex Holmes, A. ferox Hardy Perennial , A. deinorrhizum, A.
falconeri Stapf., A. balfourii (Bruhl) Muk., A. moschatum (Bruhl) Stapf , A.
violaceum Jacquem. ex Stapf, A. spicatum Stapf., A. bisma (Buch. Ham.) Rapaics và
A. laciniatum (Bruhl) Stapf. Ở Nepal có 38 loài, trong đó 16 loài được sử dụng làm
thuốc, phân bố chủ yếu ở phía đông Nepal, khu vực ẩm, có độ cao 1800-4200 m [116].
Ở Buthan có 19 loài thuộc chi Aconitum [105]. Ở Rumani có 10 loài. Ở Uckraina phát
hiện có 12 loài thuộc chi Aconitum, phân thành 3 phân chi là: Aconitum, Lycoctonum
và Anthora đã được mô tả về củ và hoa. Trong đó phân chi Aconitum nhiều nhất với 2
phân nhánh là: Aconitum, Cammarum DC. với 10 loài. Hai phân chi còn lại chỉ mới

tìm thấy 1 loài [40].
Theo Wei Wang, Yang Liu, Sheng-Xiang Yu, Tian-Gang Gao & Zhi-Duan
Chen, họ Ranunculaceae với 59 chi và khoảng 2500 loài, chi Aconitum với hơn 300
loài được phân thành 3 phân chi là: A. subg. Lycoctonum (DC.) Peterm., A. subg.
5

Aconitum (Stapf.) Rapaics, và A.subg. Gymnaconitum (Stapf.) Rapaics. Phân chi
A.subg. Gymnaconitum (Stapf.) Rapaics chỉ có 1 loài là: A. gymnarum Maxim. Phân
chi A. subg. Gymnaconitum đã được phát hiện vào năm 2013 tại cao nguyên Thanh
Hải - Tây Tạng, Trung Quốc [135].
Số loài thuộc chi Aconitum đã được ghi nhận đến nay trên thế giới là 948 loài
tuy nhiên do có sự trùng lặp về cách đặt tên các loài tại các quốc gia, các vùng khác
nhau nên thực chất chỉ có 331 loài được chấp nhận [105], [153].
Tại Việt Nam:
Cây Ô đầu trồng ở Việt Nam hiện nay có nguồn gốc nhập nội từ 2 nguồn:
Nguồn thứ nhất do ngành Y tế chính thức nhập giống từ Trung Quốc, được trồng đầu
tiên ở Sa Pa- Lào Cai từ đầu những năm 70 của thế kỷ trước, sau đó được trồng ở Bắc
Hà - Lào Cai và Sìn Hồ - Lai Châu. Nguồn thứ 2 do cộng đồng người Hoa ở huyện
Quản Bạ và Đồng Văn - Hà Giang tự động nhập giống cây Ô đầu từ bên kia biên giới
về trồng ở vườn nhà và nương rẫy. Có tài liệu cho rằng, cây Ô đầu Việt Nam mọc
hoang ở các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng [3], [6], [11], [22], [27],
[29]. Cây Ô đầu trồng ở Việt Nam, được ghi nhận bởi 2 tên là: A. fortunei Hemsl và A.
carmichaeli Debx. [3], [6], [27], [29]. Theo đề tài nghiên cứu của tác giả Bùi Hồng
Cường thì tên khoa học cây Ô đầu trồng ở Sa Pa - Lào Cai là A. carmichaeli Debx.
[11]. Đến nay chưa có công bố nào về tên khoa học của cây Ô đầu trồng ở tỉnh Hà
Giang. Do đó, cần có nghiên cứu xác định tên khoa học của cây Ô đầu trồng ở tỉnh Hà
Giang.
1.1.4. Xác định tên khoa học của loài thuộc chi Aconitum L. bằng giải trình tự
ADN
Thông tin di truyền của mọi cơ thể sinh vật được chứa đựng trong phân tử có

tên là ADN, đó là chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch đơn được tạo thành từ 4 loại nucleotid
gồm A (adenin), C (cytosin), G (guanin), T (thymin). Các nucleotid này nối tiếp nhau
theo một trình tự xác định và khác nhau ở từng loài, thậm chí từng cá thể. Giải trình tự
ADN là kỹ thuật giúp xác định sự sắp xếp của 4 loại nucleotid A, C, G, T trên phân tử
ADN, nhờ đó nghiên cứu được đặc điểm di truyền ở mức độ sinh học phân tử.
Phương pháp giải trình tự ADN:
6

+ Phương pháp Sanger:
Phương pháp enzym được Sanger và cộng sự phát minh vào năm 1977 và ngày nay
ngày càng được hoàn thiện, dễ dàng thực hiện tại các phòng thí nghiệm. Các đoạn
ADN cần xác định trình tự phải được tạo dòng vào vector để nhân thành nhiều bản sao
trong tế bào vi khuẩn, sau đó tách chiết và tinh khiết các vector từ vi khuẩn để thành
các vector tự do. Lượng ADN sau khi được tách chiết sẽ được phân vào 4 ống nghiệm
khác nhau để thực hiện phản ứng giải trình tự. Mỗi phản ứng bao gồm: vector có gắn
chèn đoạn ADN cần xác định trình tự, đoạn mồi bổ sung một cách đặc hiệu với trình
tự của vector tại vị trí đoạn chèn ADN, enzym ADN polymerase, bốn loại dNTP và
1% mỗi loại ddNTP. (ddNTP là dideoxynucleotid triphosphat có cấu trúc hóa học mất
gốc OH tại vị trí carbon thứ 3 của đường deoxyribose làm cho dNTP kế tiếp không thể
gắn vào. Do đó sẽ kết thúc phản ứng kéo dài chuỗi. Kết quả sẽ tạo những mạch ADN
có chiều dài khác nhau tương ứng với các vị trí trình tự các nucleotid trên đoạn ADN
gốc. Các ddNTP sẽ được đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ
32
P hay
35
S. Sau khi điện di
trên gel polyacrylamid, các vạch điện di này được hiển thị bằng kỹ thuật phóng xạ tự
ghi. Từ các vạch này có thể xác định được trình tự ADN.

Hình 1.1. Trình tự ADN xác định bằng phương pháp Sanger

+ Phương pháp giải trình tự bằng máy tự động:
Ngày nay, việc giải trình tự được thực hiện dễ dàng nhờ có sự hỗ trợ của máy
giải trình tự tự động. Máy giải trình tự hoạt động dựa theo nguyên lý của phương pháp
Sanger có cải biến. Trong đó các ddNTP không được đánh dấu phóng xạ mà được
đánh dấu bằng chất huỳnh quang khác nhau cho mỗi loại ddNTP. Máy giải trình tự tự
động bao gồm các thành phần chính như: hệ mao quản, hệ chiếu sáng laser, hệ nhận và
7

xử lý tín hiệu. Các vạch điện di trong mao quản sẽ được phát sáng khi đi qua một
chùm tia sáng laser. Hệ thống nhận diện tín hiệu màu sẽ ghi lại và mã hóa thành các
nucleotid A, T, C, G.


Hình 1.2. Hệ thống giải trình tự ADN bằng máy tự động
- Ứng dụng của phương pháp giải trình tự gen ADN là: định danh, xác định kiểu
gen, nghiên cứu đột biến.
+ Ứng dụng định danh các loài thuộc chi Aconitum:
Theo nghiên cứu của tác giả Jun He và cộng sự năm 2010, cho thấy bằng
phương pháp giải trình tự gen ADN và so sánh với bộ gen chuẩn trong ngân hàng gen,
tác giả đã xác định được trình tự gen cũng như tên khoa học của các loài thuộc chi
Aconitum tại Trung Quốc là: A. carmichaeli, A. alboviolaceum, A. brachypodum, A.
contortum, A. coreanum, A. gymnandrum, A. hemsleyanum, A. kusnezoffii, A.
nagarum, A. scaposum, A. tanguticum, A. vilmorinianum, A. racemulosum, A.
chrysotrichum, A. crassiflorum, A. finetianum, A. gigas, A. scaposum [83].
1.2. Thành phần hóa học một số loài thuộc chi Aconitum L.
Thành phần hóa học các loài thuộc chi Aconitum thường có 3 nhóm chất đó là
alcaloid, polysaccharid, flavonoid, trong đó alcaloid là thành phần chính. Ngoài ra còn
có acid hữu cơ, đường tự do, acid amin, sterol, carotenoid. Sự phân bố các nhóm chất
này, khác nhau trong các bộ phận: củ, lá, hoa, quả, hạt, thân cây [6], [11], [27].
8


1.2.1. Thành phần hóa học của một số loài thuộc chi Aconitum trên thế giới
1.2.1.1. Alcaloid
Căn cứ vào cấu trúc của khung diterpenoid, số lượng nguyên tử C chia các alcaloid
này thành các nhóm chính [64], [72], [81], [82], [84], [94], [109]:
- Khung C
18
- diterpenoid alcaloid
- Khung C
19
- diterpenoid alcaloid
- Khung C
20
- diterpenoid alcaloid
- Nhóm Bisditerpenoid
- Nhóm alcaloid khác
Dựa vào số liên kết ester với khung diterpenoid, các nhóm chính này được chia
thành 3 nhóm: alcaloid diester (aconitin, mesaconitin ), alcaloid monoester
(benzoylaconin, benzoylmesaconin), alcaloid alkamin [11], [117].
* Alcaloid C
18
-diterpenoid
Các C
18
-diterpen alcaloid có nguồn gốc từ các C
19
- diterpen alcaloid, khung carbon
có chứa 18C do mất đi C
18
. Trong các hợp chất này, C

4
được thay thế bởi 1 nguyên tử
hydrogen, hoặc một nhóm ester hoặc nhóm 3,4-epoxid. Đến nay có hàng trăm alcaloid
đã được phân lập từ các loài thuộc chi Aconitum như: lappaconitin, ranaconitin,
sepaconitin, aconosin, acoseptrin, dolaconin, finaconitin, puberanin, kirimin…[50],
[52], [68], [80], [81], [116], [118], [142]. Các alcaloid này được chia thành 2 nhóm là:
lappaconitin và ranaconitin [125], [139]. Nhóm lappaconitin có cấu trúc đặc trưng bởi
sự hiện diện của 1 nguyên tử carbon ở vị trí C-4. Nhóm ranaconitin cấu trúc đặc trưng
bởi một nguyên tử oxy ở vị trí C-7.
Khung cấu trúc của nhóm alcaloid C
18
-diterpenoid và của lappaconitin, ranaconitin
được trình bày ở hình 1.3.

9

N
R
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

13
14
15
16
17
18



Khung C
18
- diterpenoid
Lappaconitin
Ranaconitin
Hình 1.3. Cấu trúc alcaloid C
18
-diterpenoid
* Alcaloid C
19
-diterpenoid
Khung cấu trúc của nhóm alcaloid C
19
-diterpenoid được trình bày ở hình 1.4.
N
R
1
2
3
4
5

6
7
8
9
10
12
13
14
15
16
11
17
18
19

Hình 1.4. Cấu trúc khung C
19
-diterpenoid alcaloid
C
19
-diterpenoid alcaloid hình thành dựa trên khung hexacyclic carbon. Những
hợp chất này thường chứa nhiều nguyên tử oxy, có ít nhất 5 nguyên tử oxy hoạt động,
1 hoặc 2 trong số đó có thể bị ester hóa bởi acid thơm hoặc acid acetic. Những
alcaloid này được coi như dẫn xuất của aconitin. Các alcaloid C
19
-diterpenoid được
tìm thấy trong nhiều loài Aconitum spp., đã có trên 250 hợp chất được công bố như:
aconitin, mesaconitin, hypaconitin, delcosin, karacolin, hokbusin A, fuzilin,
neolin…[81], [116], [124], [141]. Những hợp chất này chia làm 6 nhóm chính [52] là:
+ Nhóm aconitin: Hợp chất aconitin lần đầu tiên phân lập được từ loài A. napellus vào

năm 1821 bởi Peschier, tuy nhiên đến 1959 mới xác định được cấu trúc của nó. Cấu
trúc của nhóm này không có nguyên tử oxy ở vị trí C-7, có 1 nhóm α-OH ở vị trí C-6.
Dựa vào nguyên tử nitơ có thể phân thành 4 nhóm nhỏ là: amin, imin, hỗn hợp acetal
10

N-O, amid. Chất đại diện cho nhóm như: aconitin, mesaconitin, hypaconitin… phân
lập từ một số loài như: A. carmichaeli, A. napellus, A. jaluense, A. kusnezoffii…
+ Nhóm lycoctonin: Cấu trúc đặc trưng bởi sự có mặt nguyên tử oxy ở vị trí C-7. Chất
đại diện như lycaconitin, lycoctonin phân lập từ A. lycoctonum.
+ Nhóm pyrodelphinin: cấu trúc so sánh với nhóm aconitin thì không có nhóm thế ợ vị
trí C-8 chất đại diện như: pyrodelphynin, flaconitin phân lập từ A. tuberosum,
Aconitum falconeri Stapf
+ Nhóm lacton: trong cấu trúc có 1 vòng δ-lacton, chất đại diện như heterophyllidin,
heterophyllisin, heterophyllin phân lập từ A. heterophyllum.
+ Nhóm có nguồn gốc sinh tổng hợp từ nhóm aconitin và thường có nguyên tử nitơ nối
với C-17. Chất đại diện secokaraconitin phân lập từ A. karacolincum.
+ Nhóm cấu trúc đặc trưng bởi cầu nối bất thường giữa C-8 với C-17, C-8 với C-10,
C-7 với C-17. Chất đại diện vilmoraconitin phân lập từ A. vilmorinianum.
Cấu trúc một số alcaloid thuộc nhóm C
19
-diterpenoid được trình bày ở hình 1.5.



Aconitin
Lycoctonin
Pyrodelphynin




Heterophyllin
Secokaraconitin
Vilmoraconitin
Hình 1.5. Một số alcaloid thuộc nhóm C
19
-diterpenoid alcaloid

11

* Alcaloid C
20
-diterpenoid
Khung cấu trúc của nhóm alcaloid C
20
-diterpenoid được trình bày ở hình 1.6.
N
R
1
2
3
4
5 6
7
8
9
10
11
12
13
14

15
16
17
18
19
20

Hình 1.6. Khung C
20
-diterpenoid alcaloid
C
20
-diterpen alcaloid không chứa nhiều nguyên tử oxy, thường có 2–5 nguyên
tử oxy hoạt động như monoester của acid benzoic hoặc acid acetic. Trong hầu hết các
trường hợp không chứa nhóm methoxy, có 1 nhóm methylen ngoài vòng, nhiều trường
hợp chứa nhóm chức hydroxy vị trí allylic. Hàng trăm chất thuộc nhóm này đã phân
lập từ ác loài thuộc chi Aconitum với các chất điển hình như: napellin, acetylnapellin,
atisin, kobusin, aconicarmin, acorin [50], [51], [60], [71], [74], [78], [81], [82]. Khi
so sánh với C
19
-diterpen alcaloid, C
20
- diterpen alcaloid đa dạng về cấu trúc hơn. Hiện
nay các C
20
-diterpen alcaloid được chia thành 9 nhóm [52], [81], [116], [140], [146],
[147] là:
+ Nhóm atisin: cấu trúc nhóm hình thành dựa trên khung pentacyclic, trong cấu trúc
có vòng γ-lacton.
+ Nhóm denudatin: cấu trúc hình thành dựa trên khung hexacyclic và khác với nhóm

atisin là có thêm liên kết giữa C-7 với C-20.
+ Nhóm hetidin: cấu trúc hình thành dựa trên khung hexacyclic, khác với nhóm
denudatin là có thêm liên kết giữa C-14 với C-17.
+ Nhóm hetisin: cấu trúc hình thành dựa trên khung hexacyclic và có nguyên tử nitơ
liên kết với C-6.
+ Nhóm vakognavin: Khung cấu trúc có 1 nhóm aldehyd ở C-4 và có 1 nguyên tử nitơ.
+ Nhóm napellin: so sánh với nhóm veatchin, có khung hexacyclic và cầu nối C-7 với
C-20.
12

+ Nhóm kuneszolin: khung cấu trúc lúc đầu được chuyển hóa từ nhóm hetisin, sau
được tìm thấy trong tự nhiên, chất đại diện là guan-fu-base K.
+ Nhóm racemulosin: cấu trúc đặc trưng của alcaloid C-20 và có nguồn gốc từ nhóm
denudatin, chất đại diện là racemulosin phân lập từ A. racemulosum.
+ Nhóm arcutin: cấu trúc có cầu nối bất thường ở C-5 với C-20 và C-10 với C-20.
Cấu trúc một số chất thuộc nhóm C
20
- diterpen alcaloid được trình bày ở hình 1.7.




Delphatisine
Denudatin
Hetidin



Guan-fu-base S
vakognavin

Napellin



Guan-fu-base K
Racemulosin
Arcutin
Hình 1.7. Cấu trúc một số alcaloid thuộc nhóm C
20
-diterpen alcaloid
* Alcaloid bisditerpenoid
Khung cấu trúc của nhóm alcaloid bisditerpenoid được trình bày ở hình 1.8.
13

O
N
N
R
R

Hình 1.8. Khung cấu trúc của nhóm Alcaloid bisditerpenoid
Một số alcaloid thuộc nhóm bisditerpenoid được phân lập như: trichocarpin A,
trichocarpin B (A. tanguticum), piepunin (phân lập từ A. piepunense), pukeensin (phân
lập từ A. pukeense) [80], [81].
* Alcaloid thuộc nhóm khác
Nhiều nghiên cứu còn tìm thấy các chất không có cấu trúc diterpenoid đặc trưng của
các loài Ô đầu, như các isoquinolin và các amin được trình bày ở bảng 1.1.
Bảng 1.1. Một số alcaloid thuộc nhóm khác phân lập từ chi Aconitum
TT
TÊN CHẤT

TÊN LOÀI
Công thức
TLTK
1
Aconicaramid
A. carmichaeli Debeaux.
C
11
H
14
N
2
O
3

[52]
2
Acosmin
A. panamense Benth
C
21
H
33
N
3
O
2

[116]
3

Acozerin
A. zeravshanicum
C
31
H
42
N
2
O
3

[50]
4
Corydin
A. barbatum Patrin ex Pers.
C
20
H
23
NO
4
[80]
5
Dopamin
A. napellus L.
C
8
H
11
NO2

[81]
6
Higenamin
A. japonicum Kom.
C
16
H
17
NO
3

[116]
7
Isoatisin
A. coreanum Blocki.
C
22
H
33
NO
2

[80]
8
Magnoflorin
A. vulparia L.
C
20
H
24

NO
4

[52]
9
Tyramin
A. paniculatum Lam.
C
8
H
11
NO
[116]

14

1.2.1.2. Flavonoid
Những năm gần đây các nhà khoa học trên thế giới còn quan tâm tới nhóm chất
flavonoid trong chi Aconitum. Nhiều flavonoid đã được phân lập và thử tác dụng sinh
học [76], [91], [100], [122]. Các flavonoid này được chia thành 2 nhóm chính là: dẫn
chất quercetin và dẫn chất kaempferol. Trong các flavonoid đã phân lập được từ chi
Aconitum, có đặc điểm chung là phần nhóm thế, thường thế vào vị trí số 3 hoặc số 7
hoặc thế vào cả vị trí số 3 và số 7 trong nhân quercetin hoặc kaempferol. Trong các
phân tử đường thế vào nhân quercetin hoặc kaempferol thường gặp đó là: rhamnose,
glucose, galactose. Cấu trúc chung của 2 nhóm dẫn chất quercetin và kaempferol được
trình bày ở hình 1.9.


Khung nhóm dẫn chất quercetin
Khung nhóm dẫn chất kaempferol

Hình 1.9.Khung cấu trúc chung của 2 nhóm dẫn chất quercetin và kaempferol
Ghi chú: R
1
, R
2
là nhóm thế hoặc phân tử đường thế vào khung quercetin, kaempferol
Một số flavonoid phân lập từ chi Aconitum được trình bày ở bảng 1.2 và bảng 1.3.
* Nhóm dẫn chất quercetin
Bảng 1.2. Flavonoid thuộc nhóm dẫn chất quercetin phân lập từ chi Aconitum
TT
TÊN CHẤT
TÊN LOÀI
TLTK
1
3-O-[β-D-glucopyranosyl-(1→3)-(4-O-trans-p-
coumaroyl)-α-L-rhamnopyranosyl-(1→6)-β-D-
glucopyranosyl]-7-O-[β-D-glucopyranosyl-(1→3)-α-
L-rhamnopyranosyl]- quercetin
A. naviculare
(Brühl) Stapf
[43]
2
Quercetin -7-O-(6-E-caffeoyl)-β-D-glucopyranosyl-
(1→3)-α-L-rhamnopyranosid-3-O-β-D-
A.angustifolium
Bernh. ex Rchb.
[122]
15

glucopyranosid

3
Quercetin - 7-O-α-L-arabinopyranosid-3-O-(2’’-
acetyl)-β-D-galactopyranosid
A.angustifolium
Bernh. ex Rchb.
[122]
4
Quercetin - 7-O-β-D-glucopyranosyl-(1→3)-α-L-
rhamnopyranosid-3-O-β-D-glucopyranosid
A.angustifolium
Bernh. ex Rchb.
[122]
5
Quercetin - 3,7-di-O-α-rhamnopyranosid
A. vulparia L.
[61]
6
Quercetin - 3-O-((β-D-glucopyranosyl-(1→3)-(4-O-
(E-p-coumaroyl))-α-L-rhamnopyranosyl-(1→6)-β-D-
galac-topyranosid))-7-O-α-L-rhamnopyranosid
A. anthora L.
[49],
[100]
7
Quercetin - 3-O-(6-trans-caffeoyl)-β-glucopyranosyl-
(1→2)-β-glucopyranosid-7-O-α-rhamnopyranosid
A. napellus L.
[77],
[98]
8

Quercetin -3-O-(6-trans-caffeoyl)-β-glucopyranosyl-
(1→2)-β-glucopyranosyl-7-O-α-rhamnopyranosid
A. napellus L.
[98]
9
Quercetin - 3-O-(6-trans-caffeoyl)-β-glucopyranosyl-
(1→2)-β-glucopyr-anosyl-7-O-α-rhamnopyranosid
A. napellus L.
[76],
[77]
10
Quercetin - 3-O-(6-trans-p-coumaroyl)-β-
glucopyranosyl-(1→2)-β-glucopyranoside-7-O-α-
rhamnopyranosid
A. napellus L.
[98]
11
Quercetin - 3-O-(6-trans-p-coumaroyl)-β-
glucopyranosyl-(1→2)-β-glucopyranosyl-7-O-α-
rhamnopyranosid
A. napellus L.
[76]
12
Quercetin - 3-O-α-L-rhamnopyranosyl -(1→6)-β-D-
galactopyranosid-7-O- α-L-rhamnopyranosid
A. anthora L.
[100]
13
Quercetin - 3-O-α-L-rhamno pyranosyl -(1→6)-β-D-
galactopyranosid-7-O- α-L-rhamnopyranosid

A. anthora L.
[49]
14
Quercetin -3-O-ß-(2”-trans–caffeoyl)-ß-
glucopyranosyl (1→2)-ß-glucopyranosid-7-O-ß-D-
glucopyranosid
A. hetrophyllum
Wall
[110]
16

15
Quercetin -3-O-α-l-rhamnopyranosyl-(1 → 2)-[β-D-
glucopyranosyl-(1 → 3)-α-l-(4-O-trans-p-
coumaroylrhamnopyranosyl)-(1 → 6)]-β-D-
galactopyranoside-7-O-α-L-rhamnopyranosid
A. tanguticum
(Maxim.) Stapf
[95]
16
Quercetin -3-O-β-(2"-acetyl) galactopyranosid-7-O-α-
arabinopyranosid
A. paniculatum
Lam.
[64]
17
Quercetin- 3-O-β-D-glucopyranosid
A. variegatum
L.
[76]

18
Quercetin - 3-O-β-D-glucopyranosid-7-O-(6-E-
caffeoyl)-β-D-glucopyranosyl-(1→3)-α-L-
rhamnopyranosid
A. burnatii
Gáyer
[121]
19
Quercetin -3-O-β-D-glucopyranosid-7-O-(6-E-p-
coumaroyl)-β-D-glucopyranosyl-(1→3)-α-L-
rhamnopyranosid
A. burnatii
Gáyer
[121]
20
Quercetin -3-O-β-D-glucopyranosid-7-O-β-D-
glucopyranosyl-(1→3)-α-L-rhamnopyranosid
A. burnatii
Gáyer
[121]
21
Quercetin- 3-O-β-glucopyranosid-7-O-α-
rhamnopyranosid
A. vulparia L.
[61]
22
Quercetin -3-O-β-glucopyranoside-7-O-α-
rhamnopyranosid
A. napellus L.
[77],

[98]
23
Quercetin -7-O-(6-trans-caffeoyl)-β-glucopyranosyl-
(1→3)-α-rhamnopyranoside-3-O-β-glucopyranosid
A. napellus L.
[76]
24
Quercetin -3 -O-ß-glucosyl (1→2)-ß-glucopyranoside
-7-O-α-L-rhamnopyranosid
A. hetrophyllum
Wall
[110]
25
Quercetin – 3 -O-β-D-glucosyl(1→2)(6″-O-
transcaffeoyl)-β–D-glucopyranoside-7-O-α-L-
rhamnopyranosid
A.violaceum
Stapf
[76]

* Nhóm dẫn chất kaempferol


17

Bảng 1.3. Flavonoid thuộc nhóm dẫn chất kaempferol phân lập từ chi Aconitum
TT
TÊN CHẤT
TÊN LOÀI
TLTK

1
Kaempferol -3- O-[3- O-(3,4- di- O-acetyl-ß-
xylopyranosyl)- ß -rhamno-pyranosyl]-7-O-(α-
rhamnopyranosyl)
A.barbatum
Patrin ex Pers.
[70],
[92]
2
Kaempferol -3-O-[β-D-glucopyranosyl-(1→3)-(4-O-
trans-p-coumaroyl)-α-L-rhamnopyranosyl-(1→6)-β-
D-glucopyranosyl]-7-O-[β-D-glucopyranosyl-(1→3)-
α-L-rhamnopyranosyl]
A. naviculare
(Brühl) Stapf
[43]
3
Kaempferol- 3-O- α-L-rhamnopyranosyl-(1→6)- β-D-
galactopyranosyl-7-O- α-L- rhamnopyranosid
A. anthora L.

[49]
4
Kaempferol -7-O-(6-E-caffeoyl)-β-D-glucopyranosyl-
(1→3)-α-L-rhamnopyranosyl-3-O-β-D-
glucopyranosid
A. angustifolium
Bernh. ex Rchb.
[122]
5

Kaempferol -7-O-(6-E-p-coumaroyl)-β-D-
glucopyranosyl-(1→3)-α-L-rhamnopyranosid 3-O-β-
D-galactopyranosid
A. angustifolium
Bernh. ex Rchb.
[122]
6
Kaempferol -3,7-di-O-α-rhamnopyranosid
A. vulparia L.
[61]
7
Kaempferol -3-O-((β-D-glucopyranosyl(1→3) -(4-O-
(E-p-coumaroyl))- α -L-rhamnopyranosyl-(1→6)- β-
D-galactopyranosyl))-7-O- α -L-rhamnopyranosid
A.barbatum
Patrin ex Pers.
[70]
8
Kaempferol -3-O-((β-D-glucopyranosyl-(1→3)-(4-O-
(E-p-coumaroyl))-α-L-rhamnopyranosyl-(1→6)-β-D-
galactopyranosyl))-7-O-α-L-rhamnopyranosid
A. anthora L.
[76],
[100]
9
Kaempferol - 3-O-(6-trans-caffeoyl)-β-
glucopyranosyl-(1→2)-β-glucopyranosyl-7-O-α-
rhamnopyranosid
A. napellus L.
[98]

10
Kaempferol - 3-O-α-l-rhamnopyranosyl-(1 → 2)-[β-
D-glucopyranosyl-(1 → 3)-α-l-(4-O-trans-p-
coumaroyl rhamnopyranosyl)-(1 → 6)]-β-D-
galactopyranosyl-7-O-α-l-rhamnopyranosid
A. tanguticum
(Maxim.) Stapf
[95]
18

11
Kaempferol - 3-O-β-(2"-acetyl) galactopyranosid
A. paniculatum
Lam.
[64]
12
Kaempferol -3-O-β-D-galactopyranosyl-7-O-α-L-
arabinopyranosid
A. variegatum L.
[70],
[76]
13
Kaempferol -3-O-β-D-glucopyranosid
A. variegatum L.
[70]
14
Kaempferol -7-O-(6-trans-caffeoyl)-β-
glucopyranosyl-(1→3)-α-rhamnopyranosyl-3-O-β-
glucopyranosid
A. napellus L.

[98]
15
Kaempferol- 7-O-(6-trans-p-coumaroyl)-β-
glucopyranosyl-(1→3)-α-rhamnopyranosyl-3-O-β-
glucopyranosid
A. napellus L.
[77]

1.2.1.3. Polysaccharid
Năm 1986, Tomoda và cộng sự đã phân lập được polysaccharid là aconitan A
từ Phụ tử sống thuộc loài A. carmichaeli, thử thấy có tác dụng hạ đường huyết [101].
Tuy nhiên từ năm 2006 khi Zhao và cộng sự phân lập được một polysaccharid đặt tên
là FPS-1 có tác dụng tăng cường miễn dịch [46], nhiều nhà khoa học bắt đầu quan tâm
đến nhóm chất này trong các loài thuộc chi Aconitum. Đến nay có ít nhất 8 công bố về
thành phần polysaccharid từ chi Aconitum được trình bày ở bảng 1.4.
Bảng 1.4. Một số chất và phân đoạn polysaccharid chiết xuất từ chi Aconitum
TT
TÊN CHẤT, PHÂN ĐOẠN
TÊN LOÀI
TLTK
1
FPS-1: α-(1→6)-D-glucan, (14000 DA)
A. carmichaeli Debx
[46]
2
Aconitan A, α-(1→6)-D-glucopyranosid, (8700
DA)
A. carmichaeli Debx
[101]
3

AKP: α-(1→3),(1→4)-D-glucan, (14000 DA)
A. kusnezoffii Rchb.
[130]
4
WSPSs: α-(1→6) glucan
A.zaravschanicum
Steinb
[114]
5
Phân đoạn polysaccharid (dịch chiết nước)
A. kusnezoffii Rchb.
[38]
6
Phân đoạn polysaccharid (dịch chiết nước)
A. coreanum
(H.Lév.) Rapaics
[143]
19

7
Dịch chiết polysaccharid toàn phần (dịch chiết
nước)
A. coreanum
(H.Lév.) Rapaics
[44]
8
Phân đoạn polysaccharid (dịch chiết nước)
A. coreanum
(H.Lév.) Rapaics
[74]


1.2.1.4. Các nhóm chất khác
Ngoài 3 nhóm chất chính nêu trên, trong chi Aconitum các nhà khoa học còn
phân lập được một số chất thuộc các nhóm: acid béo, sterol, đường… được trình bảy ở
bảng 1.5.
Bảng 1.5. Một số chất thuộc nhóm chất khác phân lập từ chi Aconitum
TT
TÊN CHẤT
TÊN LOÀI
TLTK
1
11-anisoat
A. coreanum (H.Lév.)
Rapaics
[102]
2
11-p-nitrobenzoat
A. szechenyianum
[111]
3
acid caffeic
A. coreanum (H.Lév.)
Rapaics
[88]
4
acid 3,5-dicaffeoylquinic
A. coreanum (H.Lév.)
Rapaics
[74]
5

3,5-dicaffeoylquinic methyl ester
A. coreanum (H.Lév.)
Rapaics
[143]
6
acid palmitic
A. szechenyianum Gay
[76]
7
acid oleic
A. szechenyianum Gay
[81]
8
acid stearic
A. szechenyianum Gay
[76]
9
24S-ergost-4-en-3,6-dion
A. septentrionale Koelee
[68]
10
Daucosterol
A. coreanum (H.Lév.)
Rapaics
[44]
11
ß-sitost-4-en-3-on
A. pseudolaeve Nakai
[76]
12

22-dihydro-stigmast-4-en-3,6-dion
A. pseudolaeve Nakai
[76]
13
Coumarin
A. septentrionale Koelle
[84]
14
Tinh dầu
A. septentrionale Koelle
[68]
15
D-mannitol
A. coreanum (H.Lév.)
Rapaics
[58]


20


1.2.2. Thành phần hóa học của cây Ô đầu trồng ở Việt Nam
Theo một số tài liệu [11], [22], [23], [27] về cây Ô đầu trồng ở Việt Nam: cây
trồng ở Sa Pa có hàm lượng alcaloid toàn phần ở củ mẹ 0.36-0.8 %, củ con 0.78-1.17
%. Trong thành phần alcaloid có aconitin và hypaconitin, ngoài ra còn 8 vết hiện màu
với thuốc thử Dragendorff trên sắc ký lớp mỏng. Aconitin dễ bị thủy phân thành acid
acetic và benzoylaconin. Độ độc benzoylaconin chỉ bằng 1/400-1/500 aconitin. Thủy
phân tiếp benzoylaconin cho một phân tử acid acetic và aconin, độ độc của aconin
bằng 1/10 benzoylaconin.
Với cây Ô đầu trồng ở Sa pa - Lào Cai [11]: Trong các bộ phận của cây như:

thân cây, củ, lá, hoa, quả và hạt đều có các hợp chất alcaloid, acid hữu cơ, đường tự
do, acid amin. Từ Phụ tử phân lập các chất là: karacolin, neolin, benzoylmesaconitin
(nhóm alcaloid), acid benzoic, ß-sitosterol. Hàm lượng alcaloid toàn phần trong Phụ tử
là: 0.91-1.1 % .
Nhận xét: Thành phần hóa học của chi Aconitum phong phú, đa dạng với nhiều nhóm
chất khác nhau. Giữa các loài khác nhau cũng có những chất giống nhau. Tuy nhiên
trong cùng một loài nhưng tại các nước, các vùng khác nhau lại có những hợp chất
khác nhau. Đặc biệt tại Ấn Độ theo Eti Sharma và A. K. Gaur cho thấy có loài không
có độc như: A. heterophyllum, A. laeve và A. routndifolium. Những nghiên cứu này rất
quan trọng trong việc sử dụng các loài thuộc chi Aconitum để phòng chữa bệnh sao
cho an toàn hiệu quả. Vì vậy đến nay có nhiều công trình công bố về nghiên cứu thành
phần hóa học chi Aconitum, nhưng những năm gần đây, các nhà khoa học vẫn tiếp tục
nghiên cứu hóa thực vật đối với chi này và cũng đã tìm thêm được nhiều hợp chất mới.
Với loài Ô đầu trồng ở Việt Nam cho đến nay mới phân lập được 5 alcaloid là:
aconitin, hypaconitin, karacolin, neolin, benzoylmesaconin và hai thành phần khác là:
acid benzoic, ß-sitosterol. Như vậy vẫn còn rất nhiều hợp chất chưa được biết đến
trong cây Ô đầu Việt Nam, cần được nghiên cứu tiếp. Nghiên cứu thành phần hóa học
sẽ giúp tìm ra chất đối chiếu, dấu vân tay trong việc tiêu chuẩn hóa dược liệu, minh
chứng cho cách sử dụng Ô đầu, Phụ tử, đồng thời góp phần phát triển các dạng thuốc
hiện đại, sử dụng trong chăm sóc sức khỏe. Tại Trung Quốc, khi các nhà khoa học tìm
21

ra hợp chất lappaconitin - một alcaloid có tác dụng giảm đau mạnh và không gây
nghiện nên đã bào chế thành các dạng thuốc tiêm, viên, bột dùng trong điều trị chấn
thương, các bệnh viêm xương khớp, giảm đau đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn
cuối.
1.3. Tác dụng sinh học, độc tính và công dụng một số loài thuộc chi Aconitum L
1.3.1. Tác dụng sinh học và độc tính một số loài thuộc chi Aconitum L
1.3.1.1. Tác dụng giảm đau
Tác dụng giảm đau của chi Aconitum đã được biết đến từ lâu và có nhiều

nghiên cứu về tác dụng này. Theo Dacheng Hao [50], tác dụng giảm đau chủ yếu do
tác động của nhóm alcaloid, có sự liên quan giữa cấu trúc và tác dụng giảm đau. Yếu
tố quyết định đến tác dụng giảm đau trong cấu trúc của alcaloid diterpenoid là: nhóm
aroyl/nhóm aroyloxy ở vị trí C-4 hoặc C-14, nhóm amin trong vòng A, một acetoxyl
hoặc một nhóm ethoxyl tại C-8, một ester thơm tại C-14 hoặc trạng thái bão hòa của
vòng D. Alcaloid diterpen có tác dụng giảm đau theo cơ chế trung ương bởi kích thích
các thụ thể μ-opioid và ức chế hấp thu noradrenalin [51]. Một số dịch chiết hoặc
alcaloid tinh khiết phân lập từ một số loài thuộc chi Aconitum thấy có tác dụng giảm
đau theo cơ chế trung ương được nghiên cứu trên mô hình mâm nóng và máy tail-flick
[51], [52], một số có tác dụng giảm đau theo cơ chế ngoại vi [136], [142] được nghiên
cứu trên mô hình gây quặn đau bằng acid acetic.
1.3.1.2. Tác dụng tăng cường miễn dịch
Qua các thử nghiệm cho thấy, chi Aconitum có tác dụng tăng cường miễn dịch
thông qua tăng đáp ứng miễn dịch dịch thể (tăng nồng độ IgG…), tăng đáp ứng miễn
dịch qua trung gian tế bào (tăng nồng độ IL-2…) và tác dụng này chủ yếu được thử
nghiệm đối với thành phần polysaccharid. Cụ thể thông qua các nghiên cứu sau: Theo
Tiantian Liu và cs, các sản phẩm chế biến từ Phụ tử (A. carmichaeli Debeaux) là:
Yanfuzi, Danfupian, Baifupian. đã làm tăng số lượng tế bào lympho lách với IC
50
của
Phụ tử là 18 mg/ml, Yanfuzi là 32 mg/ml, giá trị EC
50
của Baifupian là 25mg/ml và
Danfupian là 28mg/ml [129]. Theo Li H và cs, phân đoạn chứa polysaccharid ACP-I
chiết từ củ (A.coreanum Rapaics), được đánh giá tác dụng tăng cường miễn dịch thông
qua thúc đẩy sự tiết cytokin ở chuột thí nghiệm, làm tăng số lượng IL-2, TNF-α và
22

IFN- γ [88]. Phân đoạn dịch chiết polysaccharid từ Phụ tử (A.kusnezoffii Reichb.) thử
nghiệm với các liều 50, 100, 200 mg/kg trên chuột cho thấy tăng số lượng tế bào

lympho, đại thực bào so với nhóm chứng [130]. Polysaccharid FPS- 1 phân lập từ củ
(A.carmichaeli Debx.), có tác dụng kích thích miễn dịch trên chuột nhắt trắng, làm
tăng cả tế bào lympho B và T in vivo và in vitro [46].
1.3.1.3. Tác dụng chống oxy hóa
Đến nay, các nghiên cứu về tác dụng chống oxy hóa của chi Aconitum mới chỉ
thấy có nghiên cứu trên in vitro, với các thử nghiệm quét gốc tự do như: DPPH,
hydroxy, anion peroxyd, H
2
O
2
, ion sắt, sản phẩm của quá trình tự oxy hóa 1,2,3-
phentriol. Tác dụng chống oxy hóa này chủ yếu được thử nghiệm đối với thành phần
flavonoid và polysaccharid chiết xuất từ chi Aconitum. Kết quả nghiên cứu của đối với
cao chiết ethanol của lá A.carmichaeli Debx. [137], thành phần flavonoid chiết xuất từ
lá A.napellus Lusitanicum [98], dẫn chất của quercetin chiết từ lá A.anthora L. [49],
phân đoạn chứa flavonoid chiết từ lá một số loài Aconitum [110], dịch chiết
polysaccharid từ củ (A. kusnezoffii Reichb.) [130], phân đoạn chứa polysaccharid
ACPS-2 và ACPS-3 chiết từ củ (A. coreanum Rapaics) [44], polysaccharid có cấu trúc
là: α -(1→3),(1→4)-D-glucan (AKP) phân lập từ củ (A. kusnezoffii Reichb.) [131] đều
thấy có tác dụng chống oxy hóa trên in vivo.
1.3.1.4. Tác dụng gây hạ đường huyết
Các nghiên cứu về tác dụng gây hạ đường huyết của chi Aconitum, được thực
hiện trên mô hình gây hạ dường huyết bằng alloxan hoặc streptozotocin với các mức
liều khác nhau của cao chiết, phân đoạn dịch chiết, chất tinh khiết. Cụ thể như sau :
cao chiết ethanol từ củ (A. napellus L.) có tác dụng hạ đường huyết trên mô hình gây
đái tháo đường bởi alloxan với các liều 100, 200, 400 mg/kg bằng đường uống,
glibenclamid (2.5 mg/kg) được dùng làm chất đối chiếu [53]. Chế phẩm Hei-Shug-
Pian bào chế từ củ (A.carmichaeli Debx.), trên mô hình gây đái tháo đường bởi
streptozotocin, mức liều chế phẩm 12.5 đến 50 mg/kg thấy có tác dụng hạ đường huyết
[93]. Hikino H đã thử chất aconitan A phân lập từ A.carmichaeli Debx. thấy có tác

dụng hạ đường huyết trên mô hình gây đái tháo đường gây bởi streptozotocin [101].

23

1.3.1.5. Tác dụng chống tăng sinh tế bào, chống ung thư
Một số nghiên cứu về tác dụng chống tăng sinh tế bào, chống ung thư của chi
Aconitum được thực hiện đối với thành phần alcaloid, trên một số dòng tế bào ung thư
cho thấy tác dụng gây ức chế sự tăng sinh, xâm lấn, di căn của tế bào ung thư. Theo
Dacheng Hao và cs cao chiết ethanol từ củ A. vaginatum E. Pritz, có tác dụng ức chế
sự tăng sinh, xâm lấn và di căn của dòng tế bào ung thư phổi A549. Alcaloid amid từ
A. taipeicum cho thấy hoạt động kháng u do ức chế các tế bào K562 [50]. Cao chiết
ethanol từ củ một số loài Aconitum có tác dụng gây độc tế bào phụ thuộc vào liều, trên
ba dòng tế bào ung thư: HepG2, Hela, sP2/0 [137]. Hợp chất bis [O-(14-
benzoylaconine -8-yl)] suberat được tổng hợp từ aconitin, thử nghiệm thấy có tác dụng
trên các dòng tế bào ung thư: SK - MEL -5 và SK - MEL -28, COLO -205 và HT - 29
(ung thư trực tràng) và MDA – MB - 468 (ung thư vú) [47]. Alcaloid 8-O-azeloyl-14-
benzoylaconin phân lập từ A.karacolicum Rapaics, có tác dụng chống tăng sinh tế bào
ung thư trên 3 dòng tế bào ở người [107]. Theo Hazawa HeLa, Raji và cs, dẫn xuất của
alcaloid norditerpenoid có khung C-20 và C-19 từ chi Aconitum có tác dụng chống ung
thư trên hai dòng tế bào A172, A549 [86].
1.3.1.6. Tác dụng trên tim mạch
Một số nghiên cứu về tác dụng trên tim mạch của chi Aconitum được thử
nghiệm đối với thành các alcaloid, cho thấy các alcaloid này có tác động trên cơ tim,
trên động mạch chủ làm ảnh hưởng tới nhịp tim, lực co bóp cơ tim và cung lượng tim.
Higenamin là một benzylisoquinolin alcaloid làm tăng sức co bóp cơ tim, làm giãn
động mạch chủ, ức chế epinephrine, ADP hoặc chống kết tập tiểu cầu, làm hạ huyết áp
[50]. Mesaconin, hypaconin và beiwutinin cho thấy tác động trên tim mạnh, làm tăng
khả năng tưới máu, cải thiện hiệu lực co bóp và chức năng thất trái nhưng không ảnh
hưởng nhịp tim [94]. Alcaloid phân lập từ A. coreanum L. có tác dụng chống loạn nhịp
tim [139]. Theo Dezso Csupor và cộng sự, 111 alcaloid diterpen chia thành 2 nhóm:

gây loạn nhịp tim (Các alcaloid này có khung cấu trúc chung của nhóm aconitan. Khả
năng gây loạn nhịp tim phụ thuộc vào nhóm thế như: β-OH trên C-13, α-aroyl trên C-
14, β-acetat trên C-8 và một nguyên tử nitơ trong phân tử) và chống loạn nhịp tim
24

(nhóm alcaloid diterpen – C
18
có gốc acid acetylanthranilic hoặc anthranilic trên C-4,
nhóm methoxy trên C-1, C-14, C-16 và một OH trên C-8) [52].
1.3.1.7. Tác dụng trên huyết áp
Kết quả nghiên cứu tác dụng trên huyết của chi Aconitum cho thấy nước sắc Ô
đầu, Phụ tử hoặc alcaloid phân lập từ một số loài thuộc chi Aconitum có tác dụng làm
hạ huyết do làm giãn mạch và giảm tần số tim. Theo Xian-Ju Huang và cs, ở liều nhỏ,
nước sắc Phụ tử gây tăng huyết áp động vật đã được gây mê. Liều cao lúc đầu gây hạ,
sau tăng huyết áp [137]. Nước sắc Ô đầu, Phụ tử có tác dụng hạ huyết áp khi tiêm tĩnh
mạch chó và mèo đã gây mê. Tác dụng này nhanh và ngắn, thông qua cơ chế giãn
mạch [48]. Aconitin và những chất tương tự tiêm tĩnh mạch mèo ở liều 0.01 mg/kg và
chuột cống trắng ở liều 0.05 mg/kg, ban đầu có tác dụng hạ huyết áp [107].
Lappaconitin và N- desacetylappaconitin tiêm tĩnh mạch chó ở liều 0.15 mg/kg gây hạ
huyết áp động mạch và giảm tần số tim [86].
1.3.1.8. Tác dụng chống viêm
Kết quả nghiên cứu về tác dụng chống viêm của cao chiết từ chi Aconitum cho
thấy cao chiết này có tác dụng chống viêm cấp và chống viêm mạn trên mô hình in
vivo và in vitro. Theo Nesterova. V và cs cao chiết cồn nước của củ (A.baicalense, A.
septentrionale Koelle) làm giảm triệu chứng viêm như: giảm tiết dịch, đau và sốt với
mức độ như thuốc kháng viêm không steroid. Cao chiết ethanol của các bộ phận trên
mặt đất, ức chế các giai đoạn quá trình viêm trên mô hình viêm mạn tính [106]. Cao
chiết ethanol từ củ một số loài thuộc chi Aconitum có tác dụng chống viêm in vitro ở
mức liều từ 4 - 200 µg/ml [137]. Cao chiết ethanol từ củ loài A.coreanum được thử với
liều 10, 100 mg/kg/ngày, cho chuột uống trong 14 ngày, thông qua đánh giá tính thấm

thành mạch, tỷ lệ sưng khớp gối thấy có tác dụng chống viêm khớp [102]. Cao chiết
ethanol từ củ loài A. heterophyllum làm giảm viêm, làm giảm trọng lượng u hạt trong
chuột ở liều thử 225, 450 và 900 mg/kg đường uống [120].
1.3.1.9. Một số tác dụng khác
- Tác dụng chống tiêu chảy: Dịch chiết A.
heterophyllum
Wall. đã được nghiên cứu
tác dụng chống tiêu chảy, làm se niêm mạc và làm thuốc bổ. Nó là thành phần chính
25

trong thuốc chống tiêu chảy
Diarex
Vet, có tác dụng mạnh khi thử trên chuột ở liều
750mg/kg [107].
- Tác dụng kháng khuẩn: Theo Nidhi Srivastava và cộng sự (2011) nghiên cứu dịch
chiết methanol của Aconitum heterophyllum Wall. thấy có sự ức chế đáng kể sự phát
triển của vi khuẩn Gram dương, Staphylococcus aureus và Bacillus subtilis [108].
Demethylenedelcorin, lepenin phân lập từ A. sinomontanum có tác dụng ức chế hoạt
động của nấm và vi khuẩn. Cao chiết methanol 90% của A. chasmanthum Stapf. có tác
dụng ức chế một số vi khuẩn gram âm. Dịch chiết A. tanguticum ức chế mạnh các loại
vi khuẩn Fusarium semitectum và Staphylococcus aureus nhưng có tác dụng yếu với
Escherichia coli. Condelphin hydroclorid có tác dụng ức chế E. coli, Strept.
haemolyticus, Staph. albus, Staph. aureus ở nồng độ 0.125 – 0.33 mg/ml [11].
- Tác dụng kháng nấm: Các phân đoạn dịch chiết có tác dụng mạnh trên nấm
Trichophyton mentagrophyte,
đặc biệt phân đoạn etheyl acetat có tác dụng với hầu
hết các loại nấm [11].
- Tác dụng kháng vi rút: Cao chiết Phụ tử, benzoylmesaconin, benzoylaconin,
benzoylhypaconin, 14- anisoyaconin, neolin, ignavin, mesaconin, benzoylaconin, 16-
pyromesaconin, pyraconin, 15 – α – hydroxyneolin, ajaconin hoặc benzoylmesaconin

kết hợp với interleukin 12 (IL - 12) [107] đều có tác dụng chống nhiễm vi rút herpes
simplex typ 1 và tăng tỉ lệ sống ở chuột nhắt trắng bị tổn thưởng bởi nhiệt.
Benzoylmesaconin còn làm tăng tỉ lệ sống ở chuột nhắt trắng nhiễm vi rút gây suy
giảm miễn dịch đồng thời nhiễm vi rút herpes simplex typ 1 hoặc ở chuột bị tổn
thương bởi nhiệt và nhiễm Cytomegalo vi rút [108].
- Tác dụng với ký sinh trùng: Atisinium clorid, alcaloid chính phân lập từ A.
orochryseum, có tác dụng ức chế hoạt động của TM4 và K1 của ký sinh trùng sốt rét
Plasmodium falciparum [107]
- Tác dụng ức chế emzym [108]: Thuốc ức chế enzym trên lâm sàng rất hữu ích. Chất
ức chế tyrosinase, điều trị rối loạn sắc tố melanin, rất quan trọng trong mỹ phẩm làm
trắng sau khi da bị cháy nắng. Một nghiên cứu tác dụng ức chế tyrosinase của 5
alcaloid cho thấy chỉ có lappaconitin và puberanin ức chế yếu enzyme tyrosinase với
IC
50
= 93.33 và 205.21 mg/kg. Hai alcaloid heterophyllin A và heterophyllin B phân

×