Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

báo cáo thực tập nhận thức ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư việt nam chi nhánh phú tài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (909.41 KB, 50 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BÁO CÁO
THỰC TẬP NHẬN THỨC

Tên cơ quan thực tập:
NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH
PHÚ TÀI
Thời gian thực tập: 07/01/2013 đến 05/03/2013
Người hướng dẫn: CHỊ NGUYỄN THỊ NHÀN
Giảng viên hướng dẫn: THẦY NGUYỄN TẤN DŨNG
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ THÙY LINH
Mã số sinh viên: 100711
Lớp: TV1011
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
Tháng 03/2013
BÁO CÁO
THỰC TẬP NHẬN THỨC
Tên cơ quan thực tập:
NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH
PHÚ TÀI
Thời gian thực tập: 07/01/2013 đến 05/03/2013
Người hướng dẫn: CHỊ NGUYỄN THỊ NHÀN
Giảng viên hướng dẫn: THẦY NGUYỄN TẤN DŨNG
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ THÙY LINH
Mã số sinh viên: 100711
Lớp: TV1011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN


KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
Tháng 03/20113
NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY THỰC TẬP
















Trân trọng Phù Cát, ngày…….tháng…….năm 2013
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức
TRÍCH YẾU
Trường Đại học Hoa Sen từ lâu đã có uy tính đào tạo sinh viên với phương
châm “Học đi đôi với hành”. Chính vì lý do đó mà nhà trường đã luôn tạo điều kiện
tốt nhất để sinh viên có thể vận dụng một cách nhuần nhuyễn những kiến thức được
học trên ghế nhà trường, cũng như trong sách vở giúp sinh viên được cọ xát với môi
trường làm việc thực tế tại các doanh nghiệp, cơ quan. Để sinh viên tự trang bị thêm
những kỹ năng, kiến thức từ thực tiễn tại doanh nghiệp, tích lũy thêm nhiều kinh
nghiệm và vốn sống thực tế. Ban đầu còn nhiều bỡ ngỡ nhưng tôi đã cố gắng để hoàn
thành thật tốt những công việc được giao.

Qua báo cáo thực tập nhận thức tôi muốn tìm hiểu rõ hơn về mô hình tổ chức
và hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói
chung, Chi nhánh Phú Tài nói riêng.
Báo cáo thực tập nhận thức này là kết quả của bảy tuần không ngừng học hỏi
kinh nghiệm, trau dồi kiến thức chuyên môn hữu ích về lĩnh vực Tài chính – Ngân
hàng trực tiếp từ các anh, chị trong Phòng giao dịch Phù Cát mà tôi đã đúc kết được.
Nguyễn Thị Thùy Linh I
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức
MỤC LỤC
Nguyễn Thị Thùy Linh II
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức
LỜI CẢM ƠN
Báo cáo thực tập này được thực hiện bởi tôi - Nguyễn Thị Thùy Linh sinh viên
năm 3 thuộc nghành Quản trị kinh doanh của trường Đại Học Hoa Sen tháng 3 năm
2013
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi người đã giúp tôi hoàn thành
tốt bản báo cáo cũng như việc thực tập nhận thức tại Phòng giao dịch Phù Cát.
Lời cảm ơn đầu tiên, tôi xin gửi đến trường đại học Hoa Sen đã tạo điều kiện
giúp tôi hiểu được mô hình tổ chức vào hoạt động của phòng giao dịch trong hệ thống
ngân hàng, để sau này vào đợt thực tập tốt nghiệp tôi sẽ không còn thấy bỡ ngỡ và
quan trong hơn là sẽ giúp ích cho công việc của tôi trong tương lai.
Tiếp theo, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến lãnh đạo Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Tài, cũng như Phòng giao dịch Phù Cát
đã đồng ý tiếp nhận tôi đến thực tập trong 7 tuần tại quý Ngân hàng.
Về mặt cá nhân, đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Tấn Dũng -
thầy phụ trách hướng dẫn thực tập nhân thức của tôi, anh Nguyễn Quốc Thịnh - giám
đốc Phòng giao dịch Phù Cát, chị Nguyễn Thị Nhàn - Cán bộ Quan hệ khách hàng –
Người trực tiếp hướng dẫn tôi xuyên suốt quá trình thực tập và các anh Phương, Nam,
Tài, chị Hằng trong Phòng giao dịch Phù Cát đã tận tình hướng dẫn, góp ý và giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình thực tập và thực hiện để báo cáo của tôi được hoàn thiện hơn.

Xin gửi lời cảm ơn đến các tác giả bài viết, các trang web, sách tham khảo, các
tài liệu của công ty đã cung cấp cho tôi các tiện ích và thông tin cần thiết cho báo cáo.
Cuối cùng, mặc dù tôi đã rất cố gắng nhưng chắc chắn sẽ còn nhiều sai sót mà
chưa thể khắc phục hết được vì vậy rất mong thầy và các bạn tham gia đóng góp ý
kiến, phê bình để chúng tôi rút thêm kinh nghiệm cho những lần sau.
Xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Thị Thùy Linh III
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam
PGD Phòng Giao Dịch
TT Trung tâm
CB QHKH Cán bộ Quan Hệ Khách Hàng
ĐVT Đơn vị tính
VPĐD Văn Phòng Đại Diện
CMTND Chứng minh thư nhân dân
QLRR Quản Lý Rủi Ro
NHNN Ngân hàng Nhà nước
HĐV Huy động vốn
ATM Automatic Teller Machine
POS Point of Sale
Nguyễn Thị Thùy Linh IV
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
 Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 1: Tổng tài sản…………………………………………………………….7
Biểu đồ 2: Vốn chủ sở hữu……………………………………………………… 7
Biểu đồ 3: Tiền gửi của khách hàng và phát hành các giấy tờ có giá…………… 8
Biểu đồ 4: Dư nợ cho khách hàng vay trước PDRR……………………………….8
Biểu đồ 5: Lợi nhuận trước thuế………………………………………………… 9

Biểu đồ 6: Tổng thu nhập từ các hoạt động 2011…………………………………11
Biểu đô 7: Tổng thu nhập từ các hoạt động 2010…………………………………11
Biểu đồ 8: Cơ cấu huy động vốn 12/2011…………………………………………12
Biểu đồ 9: Cơ cấu huy động vốn 12/2010…………………………………………12
Biểu đồ 10: Mang lưới truyền thống của BIDV 3 năm 2009 – 2011…………… 17
Biểu đồ 11: Mạng lưới ATM, POS trong 3 năm 2009 – 2011…………………….18
Biều đồ 12: Số lượng lao động của BIDV giao đoạn 2009 – 2010 ……………….19
 Danh mục sơ đồ
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức hệ thống Ngân hàng BIDV…………………………… 21
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức tại Ngân hàng BIDV Phú Tài……………………………23
Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức Phòng tín dụng………………………………………… 24
 Danh mục bảng
Bảng 1: Kết qủa kinh doanh 2010………………………………………………….20
Bảng 2: Bảng xếp hạng tại Hệ thông tin dụng nội bộ………………………………25
Bảng 3: Kết quả hoạt động tài chính……………………………………………… 27
Bảng 4: Tình hình dư nợ tại Chi nhánh BIDV PhúTài theo thời hạn………………30
Bảng 5: Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh BIDV Phú Tài…………………….31
Nguyễn Thị Thùy Linh V
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức
DẪN NHẬP
Sản xuất phát triển mạnh sẽ thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển ở mỗi
quốc gia trên thế giới. Song để cho quá trình sản xuất được mở rộng và ngày càng
phát triển thì phải nói đến vai trò to lớn của tín dụng Ngân hàng. Mặc dù chuyên
ngành chính của tôi là Quản Trị Kinh Doanh, nhưng vì với mong muốn được học hỏi,
tìm hiểu kiến thức sâu hơn về lĩnh vực tín dụng của Ngân hàng. Tôi đã xin với Giám
đốc được thực tập tại bộ phận tín dụng của Phòng Giao Dịch Phù Cát. Khi bước vào
đợt thực tập nhận thức này, tôi đã đề ra cho mình 4 mục tiêu quan trọng sau:
 Mục tiêu 1 Hiểu được cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP nói chung và
PGD Phù Cát nói riêng, nắm rõ trách nhiêm và quyền hạn của từng người trong
PGD Phù Cát

 Mục tiêu 2 Hiểu được cơ cấu tổ chức phòng tín dụng, Chính sách tín dụng của
Ngân hàng, và đặc biệt là nắm rõ Quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng là
doanh nghiệp, cá nhân.
 Mục tiêu 3 Biết cách làm 1 bộ hộ sơ thấu chi, Bộ hồ sơ thấu chi bao gồm
những giấy tờ nào?
 Mục tiêu 4 Sau khi đi thực tập sẽ tích lũy được kinh nghiệm làm việc và áp
dụng kiến thức học hỏi được ở công ty vào việc học tập, nghiên cứu tại trường
đại học
Nguyễn Thị Thùy Linh VI
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức
NỘI DUNG
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ & PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM
1. Giới thiệu tổng quan về hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát
triển Việt Nam.
1.1. Giới thiệu chung.
Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and
Development of Vietnam
Tên gọi tắt: BIDV
Mã giao dịch SWIFT: BIDVVNVX
Vốn điều lệ: 23.011.795.420.000
Địa chỉ trụ sở chính: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Chủ tịch HĐQT: Trần Bắc Hà
Tổng giám đốc: Trần Anh Tuấn
Điện thoại: 04.2220.5544
Fax: 04.2220.0399
Mail:
Wesite:
Nguyễn Thị Thùy Linh 1

Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Số 0100150619, đăng ký thay đổi lần
thứ 13 do Sở Kế Hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp vào ngày 27 tháng 4 năm
2012
Giấy phép Thành lập và Hoạt động: Số 84/GP-NHNN ngày 23 tháng 4
năm 2012 do Ngân hàng Nhà nước cấp
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển.
 Thời kỳ Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (1957 – 1981)
Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (trực
thuộc bộ Tài chính) – tiền thân của Ngân hàng ĐT & PTVN. Quy mô ban đầu gồm 8
chi nhánh và 200 cán bộ
Nhiệm vụ chủ yếu:
o Đóng góp quan trọng trong việc quản lý vốn cấp phát kiến thiết cơ bản,
hạ thấp giá thành công trình, thực hiện tiết kiệm, tích luỹ vốn cho nhà
nước…
o Cung ứng vốn cho hàng trăm công trình, đồng thời tránh cho tài chính
khỏi ứ đọng và lãng phí vốn,
o Góp phần vào việc thăng bằng thu chi, tạo thuận lợi cho việc quản lý thị
trường, giữ vững giá cả
o Cung ứng vốn cấp phát để kiến thiết những cơ sở công nghiệp, những
công trình xây dựng cơ bản phục vụ quốc kế, dân sinh và góp phần làm
thay đổi diện mạo nền kinh tế miền Bắc
o Cung ứng vốn kịp thời cho các công trình phòng không, sơ tán, di
chuyển các xí nghiệp công nghiệp quan trọng, cấp vốn kịp thời cho công
tác cứu chữa, phục hồi và đảm bảo giao thông thời chiến, xây dựng công
nghiệp địa phương
o Ngân hàng Kiến thiết đã cùng nhân dân cả nước khôi phục và hàn gắn
vết thương chiến tranh, tiếp quản, cải tạo và xây dựng các cơ sở kinh tế
ở miền Nam, xây dựng các công trình quốc kế dân sinh mới trên nền đổ
nát của chiến tranh

 Thời kỳ Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (1981 – 1990)
Nguyễn Thị Thùy Linh 2
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức
Ngày 24/06/1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân
hàng đầu từ và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Nhiệm vụ chủ yếu:
o Cải tiến các phương pháp cung ứng và quản lý vốn đầu tư cơ bản, nâng
cao vai trò tín dụng phù hợp với khối lượng vốn đầu tư cơ bản tăng lên
và nhu cầu xây dựng phát triển rộng rãi.
o Các quan hệ tín dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản được mở rộng, vai
trò tín dụng được nâng cao
o Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng đảm bảo cung ứng vốn lưu động cho
các tổ chức xây lắp, khuyến khích các đơn vị xây lắp đẩy nhanh tiến độ
xây dựng, cải tiến kỹ thuật, mở rộng năng lực sản xuất, tăng cường chế
độ hạch toán kinh tế.
o Thời kỳ này đã hình thành và đưa vào hoạt động hàng loạt những công
trình to lớn có “ý nghĩa thế kỷ” của đất nước, cả trong lĩnh vực sản xuất
lẫn trong lĩnh vực sự nghiệp và phúc lợi như: công trình thủy điện Sông
Đà, cầu Thăng Long, cầu Chương Dương, cảng Chùa Vẽ, nhà máy xi
măng Hoàng Thạch, nhà máy xi măng Bỉm Sơn, nhà máy đóng tàu Hạ
Long,
 Thời kỳ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (1990 –
27/04/2012)
Từ năm 1990 đến 27/04/2012: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam (BIDV)
Nhiệm vụ chủ yếu:
o Ngoài các hình thức huy động vốn trong nước, BIDV còn huy động vốn
ngoài nước, tranh thủ tối đa nguồn vốn nước ngoài thông qua nhiều hình
thức vay vốn khác nhau như: Vay thương mại, vay hợp vốn, vay qua các
hạn mức thanh toán, vay theo các hiệp định thương mại, vay hợp vốn

dài hạn, vay tài trợ xuất nhập khẩu, đồng tài trợ và bảo lãnh
o BIDV đã tập trung đầu tư cho những chương trình lớn, những dự án
trọng điểm, các ngành then chốt của nền kinh tế như: Ngành điện lực,
Nguyễn Thị Thùy Linh 3
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức
Bưu chính viễn thông, Các khu công nghiệp với doanh số cho vay đạt
35.000 tỷ.
o Đẩy mạnh và phát triển mạnh mẽ hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện về
kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Lào
o Từ năm 1996 phát triển mạnh mẽ các dịch vụ như thanh toán quốc tế,
thanh toán trong nước, bảo lãnh, chuyển tiền kiều hối… từng bước điều
chỉnh cơ cấu nguồn thu theo hướng tăng dần tỷ trọng thu từ dịch vụ và
kinh doanh tiền tệ liên ngân hàng.
 Thời kỳ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
(27/04/2012 – đến nay)
Từ 27/04/2012 đến nay: Chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam (BIDV)
Nhiệm vụ chủ yếu:
o Huy động vốn được xác định là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, đảm bảo đáp
ứng cho nhu cầu tăng trưởng tín dụng, đồng thời cơ cấu vốn hợp lý để
đảm bảo an toàn thanh khoản, các tỷ lệ an toàn hệ thống
o Kiểm soát tăng trưởng tín dụng chặt chẽ
o Tập trung tái cơ cấu có trọng tâm,
o Hoàn thiện chuyển đổi chính thức thành NHTM cố phần và niêm yết cổ
phiếu trên thị trường, bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước
ngoài; Xúc tiến các congo việc chuẩn bị thành lập mô hình Công ty mẹ -
con.
o Tập trung phát triển mạng lưới tại các địa bàn trọng điểm gắn với phát
triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, nhận diện thương hiệu BIDV
thống nhất

(nguồn: />1.3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh.
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại
tiền gửi khác.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy
động vốn trong nước và nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam và quy định của phát luật.
Nguyễn Thị Thùy Linh 4
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức
- Cấp tín dụng dưới các hình hướng sau đây:
o Cho vay;
o Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá
khác;
o Bảo lãnh ngân hàng;
o Phát hành thẻ tín dụng;
o Bao thanh toán trong nước, bao thanh toán quốc tế;
o Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam chấp thuận;
- Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.
- Cung ứng các phương tiện thanh toán.
- Cung ứng các dịch vụ thanh toán sau đây:
o Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy
nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ
thu hộ và chi hộ;
o Thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế;
o Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo văn bản chấp thuận của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và quy định của pháp luật;
- Vay vốn của Ngân hàng nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của
Luật Ngân hàng Nhà nước Việt nam.
- Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và ngoài nước theo
quy định của pháp luật.

- Mở tài khoản:
o Mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
o Mở tài khoản thanh toán tại tổ chức tín dụng khác;
o Mở tài khoản tiền gửi, tài khoản thanh toán ở nước ngoài theo quy định
của pháp luật về ngoại hối;
- Tổ chức và tham gia các hệ thống thanh toán:
o Tổ chức thanh toán nội bộ, tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng
quốc gia;
o Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế;
- Góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng khác theo quy
định của pháp luật.
- Tham gia đấu thầu tín phiếu Kho bạc, mua, bán công cụ chuyển nhượng, trái
phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
và các giấy tờ có giá khác trên thị trường tiền tệ.
Nguyễn Thị Thùy Linh 5
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức
- Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh về tỷ giá, lãi
suất, ngoại hối, tiền tệ và tài sản chính khác theo văn bản chấp thuận của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam và quy định của pháp luật.
- Được quyền —y thác, nhận ủy thác, đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt
động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản theo quy định của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam.
- Các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại:
o Dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn ngân hàng, tài chính; các dịch vụ quản
lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn;
o Tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua, bán, hợp nhất, sáp nhập
doanh nghiệp và tư vấn đầu tư;
o Mua, bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp theo quy định
của pháp luật;
o Cung cấp dịch vụ môi giới tiền tệ;

o Lưu ký chứng khoán, kinh doanh vàng và các hoạt động kinh doanh
khác liên quan đến hoạt động ngân hàng theo văn bản chấp thuật của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các quy định của pháp luật.
(nguồn: Giấy phép thành lập và hoạt động. Số 84/GP-NHNN. Ngày 23/04/2012 )
1.4. Tình hình kinh doanh.
 Các chỉ tiêu tài chính 5 năm (2007 – 2011) (Theo Báo cáo kiểm toán VAS hợp
nhất các năm)
Nguyễn Thị Thùy Linh 6
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức
Nguyễn Thị Thùy Linh 7
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức
Nguyễn Thị Thùy Linh 8
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức
 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011:
- Đánh giá các chỉ tiêu quy mô
Năm 2011 trước những tác động bất lợi từ tình hình kinh tế thế giới và khu
vực, thị trường tài chính tiền tệ trong nước gặp không ít khó khăn, thách thức như lạm
phát hai con số, thị trường chứng khoán bất động sản sụt giảm, thị trường tiền tệ căng
thẳng…mặc dù chịu những tác động bất lợi do biến động của môi trường kinh doanh,
nhưng với nổ lực và cố gắng vượt bật của tập thể cán bộ công nhận viên toàn hệ
thống, BIDV đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trên tất cả các mặt hoạt động,
đặc biệt đây cũng là năm bản lệ BIDV chuyển đổi sang môi hình cổ phần hóa.
Chỉ tiêu 2011 2010 Tăng/Giảm
Chỉ tiêu quy mô
Tổng tài sản 405.755 366.268 11%
Tổng vốn chủ sở hữu 24.390 24.220 1%
Tổng dư nợ trước DPRR 293.937 254.192 16%
Tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá 244.838 251.924 -3%
Chỉ tiêu chất lượng
Tỷ lệ nợ xấu 2,96% 2,71% 0,25%

Tỷ lệ nợ nhóm II 11,82% 11,85% -0,03%
Chỉ tiêu hiệu quả
Tổng thu nhập từ các hoạt động 15.414 11.488 34%
Chi phí hoạt động -6.652 -5.546 20%
Chi phí dự phòng rủi ro -4.542 -1.317 245%
Lợi nhuận trước thuế 4.220 4.626 -9%
Lợi nhuận thuần của chủ sở hữu 3.209 3.758 -15%
Nguyễn Thị Thùy Linh 9
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức
Bảng 1: Kết quả kinh doanh 2011 (Theo báo cáo tài chính hợp nhất theo chuẩn mực
kế toán Việt Nam)
o Về quy mô tổng tài sản: Vượt qua mốc 400.000 tỷ đồng. Tổng tài sản cuối kỳ
đạt 405.755 tỷ đồng tăng trưởng 11% và đứng thứ 3 trên thị trường. Tổng dư
nợ tín dụng trước dự phòng rủi ro là 293.937 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng 16%
so với năm 2010 và tuân thủ đúng chỉ đạo của NHNN
o Chất lượng tín dụng: Được kiểm soát tốt đảm bảo theo mục tiêu của hội đồng
quản trị. Mặc dù chịu ảnh hưởng bất lợi từ nên kinh tế, hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến khả năng trả
nợ cũng như chất lượng tín dụng của ngân hàng, song với việc triển khai đồng
bộ các giải pháp quyết liệt nhằm kiểm soát rủi ro như thành lập các tổ kiểm tra,
đẩy mạnh thu hồi nợ xấu, xử lý nợ xấu linh hoạt, hiệu quả… nên chất lượng tín
dụng của BIDV trong năm qua đã được kiểm soát tốt, đảm bảo theo mục tiêu
của HĐQT (<3%). Tỷ lệ nợ xấu của BIDV trong các năm gần đây luôn được
kiểm soát ở mức dưới 3%. Tại ngày 31/12/2011 tỷ lệ nợ xấu là 2,96% - thấp
hơn mức thực hiện chung của toàn ngành gân hàng là 3,39%; Tỷ lệ nợ nhóm 2
là 11,82% nằm trong mức kiểm soát theo kế hoạch đề ra (<13,5%)
o Hiệu quả và an toàn trong hoạt động: Tổng thu từ các hoạt động gia tăng, cơ
cấu thu nhập được cải thiện: Năm 2011, tổng thu nhập từ các hoạt đông đạt
15.414 tỷ đồng tăng 3.926 tỷ tương đương tăng trưởng 24% so với năm 2010,
trong đó thu nhập từ các hoạt động đạt tốc độ tăng trưởng cao là: hoạt động tín

dụng (tăng 37,5%), dịch vụ (tăng 21,4%), kinh doanh ngoại hối (tăng 8,7%),
hoạt động khác (tăng 56,8%). Với việc đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, thu dịch
vụ ( không gồm thu từ kinh doanh ngoại tệ) của BIDV đạt 2.157 tỷ, đứng đầu
thị trường góp phần nâng tỷ trọng thu dịch vụ ( không gồm kinh doanh ngoại
hối) tăng từ 17% năm 2010 lên 20% năm 2011.
Nguyễn Thị Thùy Linh 10
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức
Ghi chú: Tính theo thu nhập thuần từ hoạt động (sau DPRR & trước chi QLKD)
 Đánh giá các hoạt động cụ thể ( Theo khối NHTM)
- Hoạt động huy động vốn:
o Kết quả hoạt động huy động vốn:
 Với những bất ổn kinh tế đặc biệt diễn ra suốt năm 2011, hoạt động huy
động vốn (HĐV) của BIDV cũng nằm trong tình trạng phải đối mặt với
nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, bằng việc áp dụng đồng bộ
chính sách hợp lý trên cơ cở vẫn đảm bảo đúng quy định của NHNN,
xây dựng, triển khai các cơ chế động lực trong huy động vốn…, đến
cuối năm 2011, tổng HĐV của BIDV (tiền gửi của khách hàng, tiền gửi
Nguyễn Thị Thùy Linh 11
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức
Bộ tài chính, kho bạc Nhà nước, tiền vay từ bảo hiểm xã hộ…) đạt
285.581 tỷ đồng, tăng trưởng 6,8% so với năm 2010.
 Trong đó, HĐV từ khách hàng dân cư đạt 129.204 tỷ đồng, tăng 29%
(bình quân tăng 2.4000 tỷ/tháng); HĐV từ định chế tài chính cũng có kết
quả tốt, đạt 67.958 tỷ đồng, tăng trưởng 18%.
o Cơ cấu huy động vốn:
Năm 2011, cơ cấu HĐV theo đối tượng khách hàng chuyển dịch theo hướng
tích cực, tỷ trọng tiền gửi của nhóm khách hàng dân cư tăng nhanh và vươn lên dẫn
đầu, thay thế vị trí trước đây của nhóm khách hàng là các tổ chức kinh tế. Cuối 2011,
tỷ trọng tiền gửi dân cư đạt 45% tiền gửi định chế tài chính là 24% và tổ chức kinh tế
là 31%

Nguyễn Thị Thùy Linh 12
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức
- Hoạt động tín dụng:
o Dư nợ tín dụng đạt 274.304 tỷ đồng tăng trưởng 15,7% so với năm 2010
o Về tăng trưởng tín dụng:
 Hoạt động tín dụng của BIDV trong năm 2011 được điều hành chủ
động, linh hoạt, kịp thời vừa thể hiện vai trò tiên phong trong việc
thực hiện chính sách tiền tệ, ổ định kinh tế vĩ mô đồng thời phù hợp
với diễn biến thị trường và tình hình nguồn vốn của hệ thống
 Dư nợ tín dụng đến ngày 31/12/2011 là 274.304 tỷ đồng (tổng dư nợ
được phân loại tại ngày 31/12/2012 không bao cho vay ODA, cho
vay ủy thác đầu tư), tăng trưởng 15,7% so với năm 2010
o Cơ cấu tín dụng:
 Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn giảm mạnh so với năm 2010, cuối 2011
chỉ chiếm 39% tổng dư nợ và được kiểm soát ở mức thấp hơn nhiều
so với giới hạn giao năm 2011 (<43%). Đây là tỷ lệ cơ cấu tín dụng
trug dài hạn thấp nhất từ năm 2006 tới nay. Dư nợ tín dụng bán lẻ đã
có mức tăng trưởng tốt trong năm 2011 (tăng trưởng 30%), cao hơn
nhiều mức tăng trưởng chung của khối NHTM, qua đó góp phần cải
thiện tỷ trọng dư nợ bán lẻ đạt 14,1%
o Về chất lượng tín dụng:
Nguyễn Thị Thùy Linh 13
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức
 Năm 2011, BIDV tiếp tục kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng
theo thông lệ quốc lệ quốc tế với các biện pháp nợ xấu được tăng
cường một cách hiệu quả.
 Tỷ lệ nợ xấu tiếp tục được khống chế ở mức thấp (dưới 3%): năm
2011 tổng dư nợ tăng thêm hơn 37.000 tỷ đồng, song tỷ nợ xấu theo
kiểm toán quốc tế ở mức 2,96%, tăng nhẹ so với năm 2010 song là
mức thấp so với mặt bằng chung ngành ngân hàng trong bối cảnh

kinh tế không có nhiều thuận lời. Đặc biết tỷ lệ nợ nhóm 2 giảm chỉ
còn ở mức 11,82%. Danh mục tín dụng cũng được rà soát thường
xuyên để phát hiện kịp thời các khách hàng có biểu hiện yếu kém về
tài chính hoặc có nguy cơ không trả được nợ để chuyển xuống nhóm
nợ xấu và đồng thời lên ngay kế hoạch, biện pháp xử lý.
- Hoạt động dịch vụ:
o Bảo lãnh: Dịch vụ bảo lãnh có mức thu cao nhất, đạt 814 tỷ đồng, tăng 29%
so với năm trước. Kết quả đạt được chủ yếu là do BIDV đã tận dụng tốt lợi
thế trong mảng dịch vụ truyền thống. Tính đến 31/12/2011, tổng doanh số
cam kết bảo lãnh đạt 71.359 tỷ đồng, tăng 19% so với 2010, trong đó doanh
số bảo lãnh thanh toán tăng mạnh nhất tăng 43% và chiếm tỷ trọng lớn nhất
29%.
o Thanh toán:
Dịch vụ thanh toán đạt 859 tỷ đồng, tăng 19% so với năm trước. Với thế mạnh
về mạng lưới rộng, chất lượng dịch vụ tốt – dịch vụ thanh toán đã đem lại nguồn thu
ổn định, bền vững cho BIDV.
 BIDV đã tham gia tất cả các kênh thanh toán: homebanking,
thanh toán điện tử liên ngân hàng; kênh thanh toán bù trừ;
thanh toán song phương và đang triển khai thanh toán đa
phương.
 Bidv cũng đã cung cấp dịch vụ nhờ thu tiền mặt cho các
doanh nghiệp lớn như VNA, VNPT, Viettel, Phú Thái, G7
Mart và EVN…cùng với đấy mạnh hoạt động thanh toán
biên mậu
o Thẻ:
 Dịch vụ thẻ đạt 71 tỷ đồng, tăng 61% so với năm trước, trong đó thu
phí thẻ ghi nợ chiếm 52%, thu phí thẻ tín dụng chiếm 21%, thu phí
Nguyễn Thị Thùy Linh 14
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức
thanh toán qua POS đạt 440 tỷ, tăng 275% và doanh số thanh toán

qua thẻ tín dụng đạt 946 tỷ đồng, tăng 111% so với năm 2010.
 Hiện số thẻ ghi nợ nội địa của BIDV đạt gần 2,9 triệu thẻ, chiếm 9%
thị phần (đúng thứ 5); số thẻ tín dụng quốc tế đạt 30.547 thẻ, 3% thị
phần (đứng thứ 6); 3.516 POS chiếm 1% thị phần. Hệ thống
ATM/POS đã kết nối với 3 liên minh ATM lớn nhất là Banknet,
SmartLink và VNBC. IDV hiện đã cung cấp các dich vụ gia tăng
gồm thanh toán tiền điện, điện thoại, thanh toán tài khoản trả trước,
phí bảo hiểm và dịch thanh toán máy bay…
- Kinh doanh ngoại hối:
o Thu từ kinh doanh ngoại tệ: Thu từ kinh doanh ngoại tệ đạt 251 tỷ đồng.
Năm 2011, BIDV đã triển khai cơ chế thực hiện linh hoạt, bám sát thị
trường cùng với sự hỗ trợ của chương trình giao dịch nội bộ trực tuyến giúp
cập nhận kịp thời tỷ giá giao dịch liên ngân hàng, tăng sức cạnh tranh và
doanh số giao dịch, khai thác tối đa hiệu quả hoạt động của khách hàng tại
các nhánh.
o Hoạt động phát sinh: Thu từ các công cụ tài chính phát sinh tiền tệ đạt 56 tỷ
đồng, là kết quả tương đối khả quan so với năm 2010 (kết quả âm). Bên
cạnh những thuận lợi từ thị trường ( tỷ giá, lãi suất) thì cơ chế giá và chính
sách sản phẩm linh hoạt của BIDV trong năm qua đã góp phần tối đa hóa
doanh số và lợi nhuận giao dịch
1.5. Nguồn lực kinh doanh.
1.5.1. Cơ sở vật chất
 Phát triển mạng lưới trong nước:
Là ngân hàng có mạng lưới mở lớn nhất trong năm 2011 với 05 chi nhánh ( Chi
nhánh Bến Thành, Chợ Lớn, Phú huận, TP Hưng Yên, Đông Hải Phòng), trong đó có
03 chi nhánh tại địa bàn Tp. Hồ Chí Minh; đồng thời BIDV đã mở thêm 27 PGD trên
toàn quốc.
Đến 31/12/2011, tổng số mạng lưới hoạt động của BIDV là 644 điểm, trong đó
gồm 118 chi nhánh ( bao gồn cả 2 chi nhánh Bến Thành và Đông Hải Phòng đi vào
hoạt động từ 01/01/2012), 376 Phòng Giao Dịch và 150 Qũy Tiết Kiệm.

 Phát triển mạng lưới tại nước ngoài:
Nguyễn Thị Thùy Linh 15
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức
Cùng với việc phát triển mạng lưới ngân hàng trong nước, năm 2011, BIDV đã
tổ chức khai trương đưa vào hoạt động:
o Văn phòng đại diên tại Lào
o Chi nhánh Ngân hàng Liên doanh Lào Việt Atapu;
o Công ty Chứng khoán Campuchia – Việt Nam (CVS);
o Chi nhánh Hà Nội và Kambong Chào của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Campuchia (BIDC)
o Khai trương hoạt động Công ty tài chính tại Công hòa Séc
Việc vận hành hoạt động của các đơn vị này là những điểm nối quan trọng, tạo
nên một hệ thống liên thông trong hoạt động ngân hàng của BIDV, hỗ trợ tích cực cho
hoạt đông giao thương đầu tư thương mại, du lịch của 3 nước Đông Dương ( Việt
Nam, Lào, Campuchia), các nước trong khu vực và thế giới.
 Mạng lưới ATM, POS
Trong 3 năm 2009 – 2011, BIDV đã triển khai trang bị thêm 300 ATM, riêng
năm 2011 là gần 200 máy. Số lượng POS cũng tăng lên đáng kể từ 4.263 POS năm
2010 lên 6.203 POS năm 2011.
Nguyễn Thị Thùy Linh 16

×