Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

ĐỀ CƯƠNG môn tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.13 KB, 56 trang )

ĐỀ CƯƠNG MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Câu 1: Những tiền đề tư tưởng hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
Giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam
-Yêu nước và đoàn kết dân tộc là một trong những giá trị hàng đầu : xuất phát từ
những đặc thù về chính trị
-Truyền thống tương thân tương ái , đoàn kết
-Nền văn hiến lâu đời và truyền thống hiếu học của người Việt
-Trong tất cả các truyền thống tốt đẹp của dân tộc thì truyền thống yêu nước là
quan trọng nhất và sẽ biến thành lực lượng vật chất khi nó ăn sâu vào tiềm thức của
người Việt
-Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết tinh truyền thống dân tộc , đặc biệt là yêu nước .
Đây là nguồn gốc sâu xa nhất hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh . Nên không thể lí
giải được những hành động của Hồ Chí Minh nếu tách rời Hồ Chí Minh với truyền
thống yêu nước và các giá trị truyền thống dân tộc
Tinh hoa văn hóa nhân loại
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tinh hoa văn hóa
phương Đông và phương Tây – đó là nét đặc sắc cho quá trình hình thành nên nhân
cách , văn hóa Hồ Chí Minh
*Phương Đông
+Nho giáo: là học thuyết của Trung Quốc do Khổng Tử xây dựng , được du nhập
vào Việt Nam từ rất sớm và nhanh chóng thành học thuyết có ảnh hưởng sâu sắc
văn hóa và con người Việt Nam
-Hồ Chí Minh tiếp thu những mặt tích cực : tư tưởng lấy dân làm gốc , Hồ Chí
Minh coi trọng vai trò của nhân dân . Người chủ trương xây dựng “nhà nước của
dân, do dân , vì dân, mọi quyền lực thuộc về nhân dân ”
-Người coi trọng đạo đức và giáo dục : coi đạo đức và giáo dục ,đặc biệt là đạo đức
của người cách mạng , người nhấn mạnh giáo dục là quốc sách hàng đầu
-Người tiếp thu những phạm trù của nho giáo như : cần, kiệm, liêm, chính
-Bên cạnh việc tiếp thu những mặt tích cực của Nho giáo Người cũng loại bỏ nững
mặt hạn chế như: trọng nam khinh nữ, phân biệt đẳng cấp , khinh lao động chân
tay


+Phật giáo: bắt nguồn từ Ấn Độ , du nhập sau Nho giáo , trở thành quốc giáo tuy
nhiên nó vẫn có ảnh hưởng sâu rộng , chi phối suy nghĩ của người dân Viêt
-Mặt tích cực : tư tưởng từ bi hỷ xả (cứu khổ , cứu nạn ), Hồ Chí Minh với long
yêu nước vô hạn
-Người tiếp thu nếp sống giản dị , thanh bạch trong sạch cương trực- là những tư
tưởng cốt lõi của Phật giáo
-Tư tưởng dân chủ, chất phác , coi trọng lao động
-Mặt tiêu cực : tư tưởng rằng con người được quyết định bởi số mệnh nên không
có tư tưởng , ý chí đấu tranh
+Lão giáo: lão tử theo học thuyết này : sống hòa đồng với thiên nhiên , yêu thương
con người , sống vui vẻ , không tranh đua
-Tuy nhiên trong lão giáo, Người loại bỏ tư tưởng không đấu tranh
+Tư tưởng “tam dân” của Tôn Trung Sơn: dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân
sinh hạnh phúc
-Hồ Chí Minh kế thừa tư tưởng này , Người đặc biệt nhấn mạnh vai trò của nhân
dân , Người tiếp thu những yếu tố thích hợp, đồng thời mở rộng , nâng tầm tư
tưởng “tam dân” lên tầm cao mới
-Tuy nhiên Người cũng loại bỏ những điểm không hợp lí của tư tưởng này
*Phương Tây
-Tự do , bình đẳng , bác ái , dân chủ là những thành tựu của cách mạng tư sản . Từ
rất sớm , Người đã được tiếp thu những tư tưởng đó khi Người ra đi tìm đường cứu
nước , Người cũng mong muốn tìm hiểu thực chất đằng sau những tư tưởng này là
gì , đặc biệt khi người sống tại Pháp. Người nhận thấy vai tò sức mạnh của những
tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái , dân chủ. Người mở rộng thêm vấn đề dân vận và
dân quyền
-Người tiếp thu những giá trị của bản tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền của
Đại cách mạng Pháp và các giá trị về quyền sống , quyền tự do , quyền mưu cấu
hạnh phúc của tuyên ngôn độc lập ở Mỹ năm 1776
Chủ nghĩa Mác- Lênin
Câu hỏi: chủ nghĩa Mác- Lê nin ra đời vào thời điểm nào, chủ nghĩa Mác –Lê nin

là gì, vai trò của chủ nghĩa Mác- Lê nin với sự hình thành và phát triển tư tưởng
Hồ Chí Minh
*Chủ nghĩa Mác- Lê nin
- Chủ nghĩa Mác- Lê nin ra đời năm 1948 thông qua tác phẩm “tuyên ngôn của
Đảng Cộng sản”, là học thuyết chính trị do Mác- angen sáng lập và được Lê-nin
phát triển
-Hồ Chí Minh tiếp xúc với chủ nghĩa Mác- Lê nin lần đầu tiên khi đọc “Sơ thỏa lần
thứ nhất những vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lê-nin
-Chủ nghĩa Mác –Lê nin là thế giới quan , là phương pháp luận của tư tưởng Hồ
Chí Minh . Hồ Chí Miinh tiếp thu chủ nghĩa Mác –Lê nin trên nền tảng tri thức văn
hóa tinh túy được chắt lọc và hấp thụ và một vốn chính trị và một vốn hiểu biết
phong phú được tích lũy qua thực tiễn hoạt động đấu tranh và giải phóng dân tộc .
quá trình đó diễn ra một cách chân thành và giản dị nhưng cũng là chặng đường
chiến thắng bao khó khăn với sự lựa chọn vững chắc , tránh được những sai lầm
dẫn đến ngõ cụt .
-Luận cương của Lê-nin đã giải đáp cho Nguyễn Ái Quốc con đường giành độc lập
cho dân tộc và giành tự do cho đồng bào là con đường giải phóng duy nhất của
cách mạng Việt Nam
-Người nghiên cứu chủ nghĩa Mác- Lê nin một cách có chọn lọc ,không rập khuôn,
nghiên cứu theo phương pháp nắm lấy cái tinh thần , cái bản chất và vận dụng một
cách phù hợp với tình hình thực tế ở Việt Nam
-Chủ nghĩa Mác –Lê nin là phương pháp luận giúp con người nhận thức và cải tạo
thế giới , là thế giới quan , phương pháp luận của Hồ Chí Minh , là hệ tư tưởng của
giai cấp công nhân và nhân dân lao động , của Đảng trong cuộc đấu tranh xóa bỏ
giai áp bức , bất công trong xã hội , xây dựng xã hội chủ nghĩa
*Vai trò của chủ nghĩa Mác- Lê nin
-Chủ nghĩa Mác- Lê nin là thế giới quan , là phương pháp luận của tư tưởng Hồ
Chí Minh . Thế giới quan là hệ thống các quan điểm của con người về thế giới ,
giúp con người đánh giá những hoạt động của mình
-Hồ Chí Minh đã dùng chủ nghĩa Mác –Lê nin tìm ra con đường cứu nước cho Việt

Nam
-Chủ nghĩa Mác –Lê nin là nguồn gốc lí luận quyết định bước phát triển mới về
chất trong tư tưởng Hồ Chí Minh
-Nhờ có thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin, Hồ Chí
Minh mới có cơ sở để đánh giá đúng đắn những yếu tố tích cực , tiến bộ , loại bỏ
những hạn chế trong giá trị truyền thống của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại
-Hồ Chí Minh đã tìm thấy quy luật phát triển tất yếu của nhân loại : sớm hay muộn
thì các dân tộc cũng đi tới xã hội chủ nghĩa
-Hồ Chí Minh đã tổng hợp kinh nghiệm của cách mạng thế giới và kinh nghiệm
cách mạng trong nước để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn vượt hẳn các thế hệ
trước , chấm dứt khủng hoảng về đường lối cứu nước đầu thế kỉ 20
-Nhờ có chủ nghĩa Mác – Lê nin , Hồ Chí Minh đã có bước phát triển nhảy vọt về
chất : từ lập trường yêu nước sang lập trường của giai cấp công nhân , từ người yêu
nước thành người cộng sản
Câu 2 :Quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh
Thời kì trước năm 1911: hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước
-Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890, trong một gia đình nhà nho yêu nước .Cha là
Nguyễn Sinh Sắc –một nhà nho yêu nước , thương dân sâu sắc . Hồ Chí Minh đã
được tiếp thu những tư tưởng đó của cha , cha Hồ Chí Minh là người đã góp phần
định hướng cho những bước tiếp theo của Hồ Chí Minh sau này. Cuộc sống của
người mẹ là bà Hoàng Thị Lan cũng ảnh hưởng đến tư tưởng tình cảm của Nguyễn
Sinh Cung về đức tính nhân hậu, đảm đang , sống chan hòa với mọi người . Ngoài
ra còn nhiều mối quan hệ giữa anh chị em trong gia đình cũng tác động tới Hồ Chí
Minh
-Đây là giai đoạn Hồ Chí Minh tiếp nhận những giá trị truyền thống của dân tộc
qua gia đình , quê hương
-Hồ Chí Minh tiếp nhận với quốc học, hán học và bước đầu tiếp xúc với văn hóa
phương tây
-Thêm vào đó là ngay từ nhỏ , Hồ Chí Minh đã tận mắt chứng kiến cuộc sống
nghèo khổ và bị bóc lột đến cùng cực của nhân dân lao đồng bào mình , khi vào

Huế , Người lại chứng kiến tội ác cả triều đình Huế và thực dân Pháp
-Thêm vào đó là những bài học thất bại của các tiền bối đi trước . Người đã nhanh
chóng nhận thấy những hạn chế của các bậc tiền bối đi trước , qua đó Người xác
định con đường cứu nước cho riêng : phải đi ra ngoài xem xét nước ngoài như thế
nào sau đó về giúp đồng bào mình
Thời kì 1911-1920: Tìm thấy con đường cứu nước , giải phóng dân tộc
-Năm 1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước
-Người nhận thấy trên thế giới có hai loại người : một loại là ngươì bị áp bức , bóc
lột, chịu khổ cực, đây là loại người chiếm số nhiều; một loại là người đi áp bức,
bóc lột , đây là loại người chiếm ít
-Với bọn thực dân , đế quốc, Người đã chứng kiến bộ mặt thật dơ bẩn , xảo trá ,
Người đã ra sức tố cáo tội ác của chúng
-Năm 1918, Người gia nhập Đảng xã hội Pháp , Hồ Chí Minh đã tham gia hoạt
động với giai cấp công nhân và nhân dân lao động để tranh thủ sự đồng tình , ủng
hộ của nhân dân Pháp với cuộc Cách mạng Việt Nam
-Năm 1919, Hội nghị hòa bình họp tại Vecxay –Pháp nhằm phân chia lại thị trường
và thông qua chương trình Hòa bình . Nguyễn Ái Quốc đã gửi bản yêu sách 8 điểm
của nhân dân An Nam và được đăng trên báo nhân đạo ngày 18/6/1919
-Tháng 12/1920, Đại hội lần thứ 18 của Đảng xã hội Pháp họp ở Tua , Hồ Chí
Minh đã đứng về phía đa số của đại hội bỏ phiếu tán thành việc gia nhập quốc tế
Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Công sản Pháp . Sự kiện này đánh dấu bước
ngoặt quyết định trong cuộc đới hoạt động của Hồ Chí Minh , từ người yêu nước
thành người Cộng sản , từ một chiến sĩ giải phóng dân tộc có khuynh hướng chưa
rõ ràng thành người chiến sĩ giải phóng dân tộc theo chủ nghĩa Cộng sản
Thời kì 1921-1930: Hình thành cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về Cách mạng
Việt Nam
*Đây là thời kì hoạt động sôi nổi của Hồ Chí Minh
-Người hoạt động ở nhiều nước : Pháp(1921-1923), Liên Xô(1923-1924), Trung
Quốc(1924-1927), Thái Lan(1928-1929)
-Hồ Chí Minh tham gia nhiều hoạt động chính trị

+Người tham dự các đại hội quốc tế : quốc tế nông dân , quốc tế thanh niên , đại
hội 5 của quốc tế Cộng sản
+Người tham gia viết nhiều sách báo , tác phẩm lí luận chính trị
+Người tham gia sáng lập một số tổ chức chính trị : hội liên hiệp thuộc địa , hội
liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông , hội Việt Nam Cách mạng thanh niên
*Đây là thời kì hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường Cách
mạng Việt Nam
-Đây là thơì kì Người có những tác phẩm như: Bản án chế độ thực dân Pháp(1925),
Đường cách mệnh( 1927), Cương lĩnh đầu tiên cuả Đảng (1930) và một số tác
phẩm khác. Những tác phẩm của Người có tính chất lí luận và chứa những nội
dung sau đây:
+Người đã vạch trần bản chất của chủ nghĩa thực dân thực chất là “ăn cướp” và
“giết người”. Vì vậy chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung , là kẻ thù nguy hiểm nhất
của các dân tộc thuộc địa ,của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn
thế giới
+Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải đi theo con đường cách
mạng vô sản và là một bộ phận của cách mạng thế giới . Giải phóng dân tộc gắn
liền với giải phóng nhân dân lao động và giải phóng giai cấp công nhân
+Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có
mối quan hệ khăng khít với nhau nhưng không phụ thuộc nhau . Cách mạng giải
phóng dân tộc có thể bùng nổ và giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính
quốc
+Cách mạng thuộc địa trước hết là một cuộc “dân tộc cách mệnh” , đánh đuổi bọn
ngoại xâm , giành độc lập tự do
+Ở một số nước nông nghiệp lạc hậu , nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong
xã hội , bị đế quốc , phong kiến bóc lột nặng nề . Vì vậy , cách mạng muốn thành
công cần phải thu phục , lôi cuốn được nông dân đi theo , cần xây dựng khối công
nông liên minh làm động lực cho cách mạng , đồng thời cần thu hút , tập hợp rộng
rãi các giai cấp , tầng lớp khác trong xã hội và trận tuyến đấu tranh chung của dân
tộc

+Cách mạng muốn thành công trước hết phải có Đảng lãnh đạo. Đảng theo chủ
nghĩa Mác- Lê nin và phải có đội ngũ cán bộ sẵn sàng hy sinh , chiến đấu vì lí
tưởng Đảng , vì lợi ich và sự tồn vong của dân tộc , vì lí tưởng giải phóng giai cấp
công nhân và nhân loại
+Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân chứ không phải việc của vài
người. Vì vật cần phải tập hợp , giác ngộ và từng bước tổ chức quần chúng đấu
tranh tư thấp đến cao. Đây là quan điểm cơ bản đầu tiên cuả Nguyễn Ái Quốc về
nghệ thuật vận động quần chúng nhân dân và tiến hành đấu tranh cách mạng
Thời kì 1930-1945: Vượt qua thử thách , kiên trì giữ vững lập trường cách
mạng
-Vào cuối những năm 20 đầu những năm 30 của thế kỉ 20 , Quốc tế Cộng sản chịu
ảnh hưởng của khuynh hướng tả , khuynh hướng này tác động trực tiếp vào cách
mạng Việt Nam . Biểu hiện rõ nhất là những quyết định được đưa ra tại Hội nghị
lần thứ nhất Ban Chấp hành trưng ương lâm thời của Đảng họp từ ngày 14 đến
ngày 31 tháng 10 năm 1930, tại Hương Cảng , Trung Quốc
QUỐC TẾ CỘNG SẢN
*Nhiệm vụ cách mạng
-Chống đế quốc , giành độc lập
-Chống phong kiến , giành ruộng đất
cho dân cày
*Với Đông Dương , quốc tế Công sản
nhận định phải làm cách mạng ruộng đất
trước
*Động lực cách mạng
-Công nhân , nông dân nhưng chưa thấy
vai trò của các tầng lớp khác , với đại
chủ , tư sản không bao giờ hợp tác
*Tên Đảng : hợp nhất ba tổ chức Cộng
sản trong nước thành Đảng Cộng sản
Đông Dương

NGUYỄN ÁI QUỐC
*Nhiệm vụ cách mạng
-Chống đế quốc ,giành độc lập
-Chống phong kiến, giành ruộng đất cho
dân cày
*Với Đông Dương,theo Hồ Chí Minh
hai nhiệm vụ có mối quan hệ khăng khít
và phải đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc
lên đầu
*Động lực cách mạng
-Tập hợp nhiều giai cấp , tầng lớp công
nhân , nông dân là gốc và phải đoàn kết
với tiểu tư sản , tri thức , tư sản dân tộc
*Tên Đảng là “Đảng Cộng sản Việt
Nam”
-Quan điểm của Quốc tế Cộng sản cho rằng đường lối chính trị của Nguyễn Ái
Quốc là hữu khuynh , dân tộc chủ nghĩa
-Nguyễn Ái Quốc kiên trì lập trường quan điểm và tham gia học tập tại trường
quốc tế mang tên Lê-nin
-Tháng 7-1935, Quốc tế Cộng sản họp đại hội 7 đã phê phán khuynh hướng tả
trong phong trào cộng sản quốc tế , chủ trương mở rộng mặt trận dân tộc thống
nhất vì hòa bình , chống chủ nghĩa Phatxit , thừa nhận dâng cao ngọn cờ dân tộc ,
dân chủ
-Đảng ta : Sau thất bại của cao trào 1930-1931, Đảng ta đã nhận thức được những
sao lầm của luận cương chính trị 1930
-Tháng 7-1936, Hội nghị ban chấp hành trung ương và hội nghị Đông Dương đã
họp nhằm
+Đưa ra đường lối thích hợp
+Phê phán khuynh hướng tả
+Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền là chống đế quốc , chống phong kiến ,

chống phản động thuộc địa , chống phát xít
+Thành lập mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương
-Hội nghị trung ương Đảng 11/1939, Đảng ta tiếp tục khẳng định tư tưởng : đứng
trên lập trường giải phóng dân tộc , lấy quyền lợi của dân tộc làm tối cao, tất cả các
vấn đề cách mạng phải nhằm vào mục đích ấy
-Tháng 5/1941, Người đã chủ trì hội nghị trung ương Đảng 8 cụ thể hơn tình hình
cách mạng thế giới , cách mạng trong nước và dẫ hoàn chỉnh việc chuyển hướng
chiến lược của cách mạng Việt Nam . Những quan điểm và đường lối đúng đắn
sáng tạo theo tư tưởng Hồ Chí Minh được đưa ra và thông qua trong đại hội này có
ý nghĩa quyết định chiều hướng phát triển của cách mạng giải phóng dân tộc ở
nước ta , dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945
-Cách mạng tháng Tám thành công khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa
là thắng lợi của chủ nghĩa Mác Lê nin được vân dụng , phát triển sát đứng với hoàn
cảnh Việt Nam , là thắng lợi của tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội của Hồ Chí Minh
Thời kì 1945-1969:Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển , hoàn thiện
-Vừa mới giành được chính quyền thì nước ta đã phải đứng trước muôn vàn khó
khăn , thách thức . Đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, của dân tộc , Hồ
Chí Minh đã chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua thác ghềnh , hiểm
trở , tới bến bờ thắng lợi
-Hồ Chí Minh đã có những chỉ đạo đường lối đúng đắn, sáng tạo về đối nội và đối
ngoại . Ngày 19-12-1946, Hồ Chí Minh đã phát động cuộc kháng chiến toàn quốc
chống thực dân Pháp . Từ đây, Người trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến .
Người đặc biệt chú trọng công tác xây dựng Đảng , xây dựng đội ngũ cán bộ , đấu
tranh chống tệ nạn quan liêu , mệnh lệnh , xây dựng đạo đức cách mạng , cần ,
kiệm , liêm , chính , chí công vô tư , phát động phong trào thi đua ái quốc
-Năm 1954, dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh , chuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nước ta đã kết thúc thắng lợi
-Xuất phát từ thực tiễn , trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta , tư tưởng
Hồ Chí Minh về nhiều vấn đề đã tiếp tục đổi mới , bổ sung và phát triển , hợp

thành một hệ thống những quan điểm lí luận về cách mạng Việt Nam . Đó là : tư
tưởng về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội , tư tưởng
về nhà nước của dân , do dân, vì dân ; tư tưởng về Đảng Cộng sản và xây dựng
Đảng với tư cách là Đảng cầm quyền
Câu 3: Quan điểm Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc. Ý nghĩa trong đổi mới
hiện nay
Nội dung
Lịch sử Việt Nam là lịch sử không ngừng đấu tranh trong suốt quá trình dựng nước
và giữ nước . Tinh thần yêu nước đứng ở hàng đầu trong bảng giá trị tinh thần
truyền thống Việt Nam . Độc lập dân tộc là nội dung quan trọng trong tư tưởng Hồ
Chí Minh, là vấn đề được Người đặc biệt quan tâm , là sự kế thừa những quan
điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê-nin
*Độc lập dân tộc là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa . Hồ Chí Minh
nói “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi , đấy là tất cả những điều tôi
muốn; đấy là tất cả những gì tôi hiểu”
-Độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc
trên thế giới nhất là các dân tộc thuộc địa
-Tháng 8-1945, Hồ Chí Minh đúc kết ý chí đấu tranh cho độc lập , tự do của nhân
dân trong câu nói bất hủ “dù phải hy sinh đến đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường
Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”
-Độc lập dân tộc thể hiện các dân tộc có quyền cơ bản : quyền sống , quyền tự do,
quyền mưu cầu hạnh phúc :một dân tộc độc lập phải có quyền tự quyết định trên
tất cả các lĩnh vực :kinh tế chính trị , ngoại giao, toàn vẹn lãnh thổ , trước hết quan
trọng nhất là quyền quyết định chính trị
*Độc lập dân tộc phải là một nền độc lập thực sự , hoàn toàn, gắn với hòa bình ,
thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của đất nước
-Sau Cách mạng tháng 8 , Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố “Nhân dân chúng
tôi thành thực mong muốn hòa binh. Nhưng nhân dân chúng tôi cũng kiên quyết
chiến đẩu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất:toàn vẹn lãnh thổ cho
Tổ quốc và độc lập cho đất nước”

-Dân tộc độc lập thì dân tộc đó phải có đầy đủ chủ quyền quốc gia trên tất cả các
mặt , các lĩnh vực: chính trị ,kinh tế, ngoại giao , lãnh thổ và quan trọng nhất là
chính trị
-Độc lập triệt để : thể hiện ở quyền tự quyết của dân tộc
*Độc lập dân tộc cuối cùng phải đem lại cơm no, áo ấm hạnh phúc cho mọi người
dân
*Khi nền độc lập bị đe dọa , theo Hồ Chí Minh phải
-Kiên quyết đấu tranh , giữ vững độc lập bằng các phương pháp hòa bình , tránh
xung đột chiến tranh
-Sử dụng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng
Ý nghĩa
*Lí luận
-Quan điểm của Hồ Chí Minh là sự kế thừa, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác
Lê-nin
-Là cơ sở , nền tảng để Đảng xây dựng những đường lối chủ trương cho Cách
mạng Việt Nam. Nó không chỉ mạng ý nghĩa chính trị mà còn gắn với sự phát triển
toàn diện của đất nước
*Thực tiễn
-Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, kháng chiến chống Mĩ , chống Pháp đã
chứng minh sự đúng đắn trong tư tưởng của Người. Tư tưởng còn có ý nghĩa thời
sự với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong
giai đoạn hiện nay
Liên hệ
*Thực trạng
-Ưu điểm
+Thể hiện ở các mặt kinh tế chính trị, ngoại giao : kinh tế: kiềm chế lạm phát, ổn
định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội , phúc lợi xã hội , khắc phục tình trạng
thiên tai ổn định đời sống nhân dân
+Văn hóa , thể dục , thể thao tiếp tục được quan tâm
+Tăng cường công tác đối ngoại , bảo đảm quốc phòng an ninh ổn định chính trị

+Chính phủ đã đưa ra các biện pháp đối phó , đẩy mạnh tuyên truyền về vấn đề
toàn vẹn lãnh thổ (vấn đề nổi cộm tranh chấp biển Đông quần đảo Trường Sa,
Hoàng Sa)
+Ưu tiên phát triển nguồn lực kinh tế biển , nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống
chính trị ở các huyện đảo
+Giải quyết tình trạng bùng phát đòi thành lập nhà nước riêng
+Chủ động hội nhập , xây dựng tình đoàn kết quốc tế
+Công tác xóa đói giảm nghèo được đặc biệt quan tâm , phổ cập giáo dục , phòng
chống dịch bệnh , bảo vệ môi trường
-Hạn chế
+Kinh tế vĩ mô chưa được vững chắc , lạm phát có nguy cơ tăng trở lại
+Hiệu qủa và sức mạnh cạnh tranh của nền kinh tế chưa được cao, chưa được cải
thiện
+Đời sống nhân dân vùng sâu , vùng xa , vùng đặc biệt khó khăn còn khó khăn ,
chưa được cải thiện
+Công tác quản lí tài nguyên và bảo vệ môi trường chưa tốt, còn nhiều hạn chế, bất
cập
-Nguyên nhân
+Do sự quản lí không chặt chẽ và thiếu tính quyết đoán của bộ máy chính quyền từ
trung ương đến địa phương
+Do còn một số cán bộ Đảng chưa thực sự nghiêm túc trong quá trình hoạt động ,
công tác
+Do công tác tự quản của nhân dân chưa được thực hiện tốt
-Giải pháp
+Tăng cường ổn định linh tế vĩ mô , kiềm chế lạm phát
+Bảo đảm an sinh xã hội , phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao
dân trí cho các dân tộc thiểu số , phát triển kinh tế vùng sâu , vùng xa
+Hoàn thành công tác xử lí môi trường trong sạch
Câu 4: Luận điểm cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải theo con
đường cách mạng vô sản

Để giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị cảu thực dân Pháp, ông cha ta đã sử dụng
nhiều con đường gắn với những khuynh hướng chính trị khác nhau , sử dụng
những vũ khí tư tưởng khác nhau. Qua thực tiễn cách mạng đã chứng minh “Cách
mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải theo con đường cách mạng vô sản”
Cơ sở hình thành
*Hồ Chí Minh phát triển , tổng kết phong trào Cách mạng Việt Nam cuối thế kỉ 19,
đầu thế kỉ 20
-Cứu nước theo tư tưởng phong kiến :giành độc lập dân tộc và xây dựng chế độ
phong kiến như cũ
+Phong trào Cần vương (1885-1896) do Tôn Thất Thuyết lãnh đạo như cuộc khởi
nghĩa Hương Khê, Bãi Sậy ,… tố cáo thực dân Pháp và kêu gọi nhân dân cả nước
đứng lên chống thực dân Pháp
+Khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) của Hoàng Hoa Thám : cuộc khởi nghĩa tự phát
của nhân dân Yên Thế tỉnh Bắc Giang
-Cứu nước theo tư tưởng tư sản đầu thế kỉ 20: sau khi chiến tranh kết thúc , đưa đất
nước theo chế độ tư bản chủ nghĩa
+Xu hướng bạo động của Phan Bội Châu : Duy tân hôi, Đông du . Dựa vào Nhật
để đánh Pháp như vậy không khác gì “đuổi hổ cửa trước , rước beo của sau”
+Cuộc vận động cải cách và Duy tân của Phan Chu Trinh nhằm cho nhân dân Việt
Nam giác ngộ được những cái mới , mở trường học ,xóa bỏ hủ tục . Như vậy chưa
chú ý đến độc lập dân tộc mà chỉ mở mang cho nhân dân trước và theo Hồ Chí Min
không khác gì “xin giặc rủ lòng thương”
-Những phong trào đấu tranh trên đều thất bại do nguyên nhân
+Những phong trào này chưa có đường lối , chưa có phương pháp lãnh đạo , chưa
đáp ứng được những yêu cầu khách quan của thực tế(chưa giải quyết được mâu
thuẫn cơ bản …)
*Hồ Chí Minh tổng kết phong trào cách mạng trên thế giới
-Cách mạng Pháp và cách mạng Mỹ là những cuộc cách mạng tư sản chưa đến nơi,
chưa triệt để.Sau khi cách mạng thành công , giai cấp tư sản chưa mạng đến cho
nhân dân một cuộc sống ấm no , hạnh phúc . Nền độc lập trong cách mạng tư sản

giành được chỉ là để xác định quyền thống trị vững chắc hơn của chúng chứ chưa
giải phong con người. Chỉ là thay thế hình thức áp bức nay bằng hình thức áp bức
khác đã đẩy đa số nhân dân lao động vào chịu cực khổ. Chính vì vậy. cách mạng
Việt Nam không đi theo cách mạng tư sản của Pháp và của Mỹ
-Cách mạng tháng 10-Nga(1917)
+Đây là cuộc cách mạng vô sản , cách mạng đến nơi , cuộc cách mạng triệt để là
cuộc cách mạng không chỉ giải phóng giai cấp vô sản mà giải phóng dân tộc
+Dân chúng được hưởng tự do , bình đẳng thật sự. Cách mạng Nga đã đánh đổ vua
, tư bản và địa chủ
+Cách mạng Việt Nam nên đi theo con đường của cách mạng Nga
*Chủ nghĩa Mác Lê nin là tiền đề , là cơ sở lí luận. Hồ Chí Minh đã tìm thấy
những lí luận đấy thuyết phục cho con đường cách mạng của Việt Nam, không có
con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản
Nội dung của con đường cách mạng vô sản
-Tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc và dần dần từng bước đi tới xã hội chủ
nghĩa
-Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân mà đội ngũ tiên phong là Đảng Cộng
sản
-Lực lượng cách mạng là khối đại đoàn kết toàn dân , nòng cốt là liên minh công
nông
-Phương pháp cách mạng: dùng bạo lực cách mạng
-Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của Cách mạng thế giới , phải thực hiện
đoàn kết quốc tế
Ý nghĩa
-Con đường cách mạng vô sản theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một tất yếu đáp ứng
được những yêu cầu của cách mạng Việt Nam
-Con đường cách mạng vô sản là lựa chọn duy nhất đúng đắn
-Con đường cách mạng vô sản thể hiện sự sáng tạo của Hồ Chí Minh so với các
nhà yêu nước tiền bối và so với quan điểm yêu nước của quốc tế Cộng sản
Câu 5: Quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng. Sự vận dụng trong thực tế

xã hội hiện nay
Xây dựng Đảng về tư tưởng , lí luận
-Hồ Chí Minh khẳng định “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm nòng cốt ,
trong Đảng ai cũng phải hiểu , ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng không có chủ
nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”. Tư tưởng , lí
luận có vai trò
+Chỉ đường , định hướng cho cách mạng
+Tạo cơ sở định hướng đường lối , chiến lược , sách lược
+Tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động
+Là công cụ cho Đảng Cộng sản Việt Nam tranh thủ sự đồng tình của quần chúng
nhân dân
+Là biện pháp để Đảng ta xây dựng con người mới
-Theo Người, chủ nghĩa Mác Lê-nin trở thành nòng cốt, trở thành nền tảng tư
tưởng và kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam vì
+Chủ nghĩa Mác Lê-nin giải quyết được những vấn đề: độc lập- tự do –hạnh phúc
+Có khả năng định ra đường lối , chiến lược , sách lược phù hợp với tình hình thực
tiễn
-Đảng Cộng sản Việt Nam có khả năng tập hợp quần chúng nhân dân thực thi các
đường lối
+Có sự thống nhất về tư tưởng, tổ chức hành động
+Rèn luyện đội ngũ cán bộ Đảng viên đáp ứng được nhu cầu thực tiễn về đạo đức ,
trí tuệ, tác phong …
+Tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế nhằm khăc phục những vấn đề cô lập của Việt
Nam
-Trong việc tiếp nhận và vận dụng chủ nghĩa Mác Lê-nin, Hồ Chí Minh lưu ý
những điểm sau đây
+Một là, việc học tập, tuyên truyền chủ nghĩa Mác Lê-nin phải luôn phù hợp với
đối tượng
+Hai là, việc vận dụng chủ nghĩa Mác Lê-nin phải luôn phù hợp với từng hoàn
cảnh

+Ba là, trong quá trình hoạt động, Đảng ta phải chú ý học tập, kế thừa những kinh
nghiệm tốt đẹp của các Đảng cộng sản khác, đồng thời Đảng ta phải tổng kết kinh
nghiệm để bổ sung vào chủ nghĩa Mác Lê-nin
+Bốn là, Đảng ta phải tăng cường đấu tranh để bảo vệ sự trong sạch của chủ nghĩa
Mác Lê-nin
-Hiện nay
+Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm
nền tảng tư tưởng và làm kim chỉ nam cho mọi hành động
+Trong điều kiện hiện nay cần phải vận dụng sáng tạo cho phù hợp với điều kiện,
hoàn cảnh thực tế
Xây dựng Đảng về chính trị
-Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đường lối chính trị có nhiều nôi dung bao
gồm: xây dựng đường lối chính trị, bảo vệ chính trị , xây dựng và thực hiện nghị
quyết, xây dựng và phát triển hệ tư tưởng chính trị, củng cố lập trường chính trị,
nâng cao bản lĩnh chính trị. Trong đó đường lối chính trị là vấn đề cốt tử trong sự
tồn tạo và phát triển của Đảng
-Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo chính trị của mình chủ yếu bằng việc đưa ra
cương lĩnh, đường lối chiến lược, phương hướng phát triển kinh tế-xã hội cũng như
sách lược và quy định những mục tiêu phát triển kinh tế cảu xã hội theo hướng lâu
dài cũng như từng giai đoạn
-Muốn xây dựng đường lối đúng đắn Đảng phải dựa vào chủ nghĩa Mác Lê-nin
làm nòng cốt kết hợp với tình hình thực tế
-Hồ Chí Minh lưu ý cần phải giáo dục đường lối , chính sách của Đảng, thông tin
thời sự cho cán bộ, đảng viên để họ luôn kiên định lập trường, giữ vững bản lĩnh
chính trị trong mọi hoàn cảnh

×