Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

Nghiên cứu công nghệ và xây dựng mô hình ương cá chình (Anguilla spp) lên giống theo phương thức công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.37 MB, 120 trang )

MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 10
II.MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 12
III. CÁCH TIẾP CẬN 12
14
IV. TỔNG QUAN VỀ CÁ CHÌNH VÀ NGHỀ NUÔI CÁ CHÌNH 15
4.1 Sơ lược về nguồn lợi cá chình thế giới 15
4.2 Lịch sử nghề nuôi cá chình 16
4.3 Tình hình nghiên cứu cá chình ở nước ta 24
4.4 Tổng quan về cá chình hoa (Anguilla marmorata Quoy & Gaimard, 1824) 29
4.4.1 Đặc điểm hình thái 29
4.4.2 Phân bố 29
4.4.3 Tập tính sống 32
4.4.4 Tính ăn 32
4.4.5 Sinh sản 33
V. VẬT LIỆU NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
5.1 Vật liệu nghiên cứu: 36
5.1.1 Đối tượng nghiên cứu 36
5.1.2 Địa điểm nghiên cứu 36
5.1.3 Thời gian nghiên cứu; 36
5.2 Nội dung nghiên cứu 37
5.2.1 Phương pháp khai thác cá Chình trắng và cá chình hương: 37
5.2.2 Nghiên cứu phương pháp ương cá Chình trắng và cá chình hương lên cá giống thương phẩm 37
5.2.3 Nghiên cứu cách ương cá chình theo qui mô công nghiệp 37
5.2.4 Xây dựng mô hình ương cá chình hương theo phương thức công nghiệp 38
5.3 Phương pháp nghiên cứu: 38
5.3.1 Phương pháp khai thác cá Chình trắng và cá chình hương 38
5.3.2 Phương pháp lọc tạp lưu giữ cá chinh mới khai thác 40
5.3.3 Thí nghiệm về phương pháp vận chuyển 41
5.3.4 Phương pháp ương cá chình theo phương thức công nghiệp 41
5.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: 43


5.4.1 Phân loại cá chình: 43
5.4.2 Phân tích các chỉ tiêu dinh dưỡng: 43
5.4.4 Đo các chỉ tiêu môi trường: 43
5.4.5 Kiểm tra định kỳ sinh trưởng của cá: 44
5.4.6 Về phương pháp nghiên cứu bệnh cá: 45
5.4.7 Xử lý số liệu thí nghiệm: 46
VI.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 47
6.1 Kết quả khai thác cá chình giống một số tỉnh miền Trung 47
6.1.1 Kết quả vớt thí nghiệm ở Quảng Trị 47
6.1.2 Kết quả vơt thí nghiệm ở Quảng Nam 50
1
6.1.3 Kết quả vơt thí nghiệm ở Quảng Ngãi 52
6.1.4 Kết quả vơt thí nghiệm ở Bình Định 54
6.1.5 Kết quả vơt thí nghiệm ở Phú Yên 56
6.1.6 Kết quả vơt thí nghiệm ở Ninh Thuận 58
6.1.7 Nhận xét kết quả vớt cá thí nghiệm 59
6.2Kết quả lưu giữ và vận chuyển chình trắng và chình hương 62
6.2.1 Đặc điểm hình thái sinh lý cá chình hoa lúc mới khai thác 62
6.2.2 Tương quan chiều dài và trọng lượng chình hoa giống 63
6.2.3 Lưu giữ cá chình hoa 65
6.2.4 Vận chuyển cá chình hoa 66
6.3 Kết quả ương cá chình giống 69
6.3.1 Kết quả ương cá chình trong bể composit năm (năm 2007) 69
6.3.1.1 Điều kiện môi trường bể ương 69
6.3.1.2 Thức ăn sử dụng để ương cá 70
6.3.1.3 Kết quả thí nghiệm ương cá 70
6.3.14 Đánh giá kết quả ương cá năm 2007 74
6.3.2 Kết quả ương cá trong bể xi măng (Năm 2008) 75
6.3.2.1 Điều kiện môi trường bể nuôi 75
6.3.2.2 Sinh trưởng của cá chình ở mật độ nuôi khác nhau 76

6.3.2.3 Quan hệ giữa mật độ nuôi và tỷ lệ sống 77
6.3.2.3 Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ sinh trưởng của cá 78
6.3.2.4 Đánh giá về sinh trưởng của cá chình năm 2008 80
6.3.3 Kết quả ương cá theo phương thức công nghiệp (Năm 2009) 80
6.3.3.1 Mô hình khu ương cá chình giống sử dụng nước tuần hoàn 80
6.3.3.2 Môi trường bể nuôi trong hệ thống nuôi nước tuần hoàn 83
6.3.3.3 Kết quả thí nghiệm ương cá chình ở Quảng Hiệp 85
6.4 Mô hình ương cá chình giống theo phương thức công nghiệp 90
6.4.1 Tiêu chuẩn lựa chọn địa điểm ương giống cá chình theo phương thức công nghiệp 90
6.4.1.1. Nguồn cung cấp nước ngọt 90
6.4.1.2 Giao thông, thông tin liên lạc 91
6.4.1.3 Nguồn năng lượng 91
6.4.1.4 Địa hình 91
6.4.2 Quy mô của mô hình 91
6.4.2.2 Quy mô xây dựng mô hình 2 93
6.4.3 Xử lý bể trước khi ương 95
6.4.3.1 Chuẩn bị bể lọc 95
6.4.3.2 Xử lý bể xây xi măng 95
6.4.3.3 Cấp nước vào bể ương 95
6.4.3.4 Thả cá giống 96
6.4.4 Quản lý và chăm sóc bể ương 96
6.4.4.1 Ương cá chình bột lên giống 96
6.4.4.2 Quản lý hàng ngày 96
6.4.4.5 Phòng bệnh cho cá trong quá trình ương 97
6.4.4.6 Trị bệnh trị bệnh do KST ngoại ký sinh gây ra trên cá chình 98
6.4.4.7 Trị bệnh lở loét, xuất huyết do vi khuẩn gay ra 98
6.4.5 Thu hoạch 98
6.4.6. Hạch toán hiệu quả mô hình 98
6.4.6.1 Hạch toán mô hình 1 98
6.4.6.2Hạch toán kinh tế mô hình 2 101

6.4.6.3 So sánh hiệu quả 2 mô hình 103
6.5Bệnh thường gặp trong quá trình ương giống và cách phòng trị 106
6.5.1 Kết quả nghiên cứu ký sinh trùng ký sinh trên cá chình nuôi ở Khánh Hòa 106
6.5.2 Kết quả nuôi cấy phân lập và định danh vi khuẩn 108
2
6.5.3 Kết quả trị một số bệnh thường gặp 110
6.5.3.1 Kết quả trị bệnh do ký sinh trùng gây ra (bảng36) 110
6.5.3.2 Kết quả trị bệnh do vi khuẩn gây ra (Bảng 37) 111
VII. KẾT LUẬN VÀ ĐỂ NGHỊ 113
115
TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
3
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1 Phân biệt cá Chình trắng của 3 loài cá chình chủ yếu (theo Atsushi Usui,
1991) 15
Bảng 2 Kết quả thí nghiệm vớt cá chình ở Quảng Trị 40
Bảng 3 Kết quả thí nghiệm vớt cá chình ở Quảng Nam46
Bảng 4 Kết quả thí nghiệm vớt cá chình ở Quảng Ngãi 48
Bảng 5 Kết quả thí nghiệm vớt cá chình ở Bình Định 50
Bảng 6 Kết quả thí nghiệm vớt cá chình ở Phú Yên 52
Bảng 7 Kết quả thí nghiệm vớt cá chình ở Ninh Thuận 54
Bảng 8 Tổng hợp kết quả vớt cá thí nghiệm từ 2007 – 2009 55
4
Bảng 9 Tổng kết kết quả vận chuyển cá chình bằng túi nilon kết hợp với hạ nhiệt độ
62
Bảng 10 Chỉ tiêu môi trường nước trong bể nuôi cá chình năm 2007 64
Bảng 11 Thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn nuôi cá chình 65
Bảng 12 Tăng trưởng cá chình hương trong 6 tháng nuôi ở mật độ 1500 con/m
2


(2007) 66
Bảng 13 Tăng trưởng ca chình hương trong 6 tháng nuôi ở mật độ 2000 con/m
2

(2007) 66
Bảng 14 Tăng trưởng ca chình hương trong 6 tháng nuôi ở mật độ 2500 con/m
2

(2007) 67
Bảng 15 So sánh tốc độ tăng trưởng cá chình nuôi ở 3 mật độ khác nhau 68
Bảng 19 So sánh sinh trưởng của cá chình hương sau 6 tháng nuôi với mật độ và loại
thức ăn khác nhau (năm 2007) 69
Bảng 20 Chỉ tiêu môi trường nước trong bể xi măng nuôi cá chình 71
Bảng 21 Tổng hợp kết quả thí nghiêm ương trong bể xi măng tại Diên Khánh (2008)
71
Bảng 22 Chỉ tiêu thủy lý hóa nước bể ương cá chình ở Quảng Hiệp (2009) 79
Hình 26 biến động nhiệt độ nước trung bình tháng thời gian nuôi cá 80
Bảng 23 Tổng hợp tình hình sinh trưởng của cá chình ương tại trại Quảng Hiệp 81
Bảng 24 Tính toán sản lượng cá chình giống ở mỗi bể khi thu hoach 85
Bảng 25 Các hạng mục xây dựng mô hình 1 trang 87
Bảng 26 Các hạng mục xây dựng mô hình 2 trng 89
Bảng 27 Chi phí đầu tư cho mô hình 1 trang 94
5
Bảng 28 Kinh phí đầu tư và chi phí giông thức ăn, nhân công 96
Bảng 29 Tổng thu tiền cá giống 97
Bảng 30 Chi phí đầu tư mô hình 2 (97)
Bảng 31 Tổng hợp các khoản chi mô hình 2 (99)
Bảng 32 Tổng thu Cá giống 99
Bảng 33 So sánh hiệu quả kinh tế 2 mô hình (99)

Bảng 34: Khối lượng và chiều dài mẫu cá theo tháng nuôi 102
Bảng 35 Mức độ cảm nhiễm các loài KST trên cá chình giống 102
Bảng 36 Kết quả trị bệnh do KST ngoại ký sinh gây ra trên cá chình 106
Bảng 37 Kết quả trị bệnh lở loét, xuất huyết do vi khuẩn gây ra 108
DANH MỤC HÌNH
Hình 1 Sơ đồ qui trình sản xuất cá chình thương phẩm từ cá giống vớt ngoài tự nhiên
12
Hình 2 Phân bố của cá chình hoa (A. marmorata) trên thế giới
(Nguồn GBIF OBIS) 25
Hình 3 Cá chình hoa (A. marmorata) bắt được ở đảo Fiji (2007), dài 1,8m nặng 27.7
kg 26
Hình 4 Cá chình hoa (A. marmorata) bắt được ở hồ Polo, Indonesia tháng 5/2010 26
Hình 5 Cá chình lá (Leptocephali) loài A. australis và loài A. marmorata
(Ảnh Michael Miller) 29
Hình 6 Thu hoạch cá chình hoa nuôi ở huyện Cái Nước, Cà Mau 30
Hình 7 Trình bày cách khai thác cá chình bằng đăng đáy.
A: Hình dạng đăng lúc lắp đặt; B: Thể hiện đăng đáy lúc hoạt động 34
Hình 8 Trình bày lưới trũ 34
Hình 9 Thao tác đánh te vào ban đêm 34
Hình 10 Sơ đồ tổng quát thí nghiệm ương giống theo phương thức công nghiệp 37
6
Hình 11 Bản đồ tỉnh Quảng Trị thể hiện khu vực vớt cá thí nghiệm và tọa độ nơi vớt
44
Hình 12 Bản đồ tỉnh Quảng Nam thể hiện khu vực vớt cá thí nghiệm và tọa độ nơi
vớt 45
Hình 13 Bản đồ tỉnh Quảng Ngãi thể hiện khu vực vớt cá thí nghiệm và tọa độ nơi
vớt 47
Hình 14 Bản đồ tỉnh Bình Định thể hiện khu vực vớt cá thí nghiệm và tọa độ nơi vớt
49
Hình 15 Bản đồ tỉnh Phú Yên thể hiện khu vực vớt cá thí nghiệm và tọa độ nơi vớt

51
Hình 16 Bản đồ tỉnh Ninh Thuận thể hiện khu vực vớt cá thí nghiệm và tọa độ nơi
vớt 53
Hình 17 Cá chình hoa bột bò lên thành bể thẳng đứng tìm lối thoát khỏi bể chứa
58
Hình 18 Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng cá chình hoa giống
59
Hình 19 Rổ để lọc cá được thả nổi vào trong bể 63
Hình 20 Đưa túi cá đã bơm ô xy vào thùng xốp 63
Hình 21 Biến động trọng lượng trung bình cá nuôi bằng thức ăn khác
ở mật độ 1500 con/m
2
69
Hình 22 So sánh liên quan giữa mật độ nuôi và tốc độ tăng trưởng cá chình trong
quá trình ương giống (lấy thí dụ nuôi bằng thức ăn Đài Loan) 74
Hình 23 So sánh tăng trọng cá chình ương bằng các loại thức ăn khác nhau (lấy thí
dụ mật độ nuôi 2000 con/m
2
) 75
Hình 24 Sơ đồ cấu trúc hệ thống ương cá chình giống cá chình theo phương pháp sử
dụng nước tuần hoàn 77
Hình 25 Hệ thống bể nuôi cá nước tuần hoàn ở trại Quảng Hiệp 78
7
Bảng 23 Tổng hợp tình hình sinh trưởng của cá chình ương tại trại Quảng Hiệp
83
Hình 27 Tăng trọng của cá chình nuôi ở các mật độ khác nhau 84
Hình 28 Vi khuẩn cấy thuần trên TSA 104
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đề tài “Nghiên cứu công nghệ và xây dựng mô hình ương cá chình (Anguilla
spp) lên giống theo phương thức công nghiệp” do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy

sản III chủ trì được thực hiện theo quyết định số 818/QĐ-BTS ngày 13 tháng 7 năm
2007 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản.
Mục tiêu của đề tài là sử dụng có hiệu quả nguồn giống cá chình tự nhiên ở
nước ta phục vụ cho việc phát triển nghề nuôi cá chình thương phẩm. Xây dựng quy
trình kỹ thuật ương cá chình từ bột lên giống theo phương thức công nghiệp. Thời
gian thực hiện đề tài là 3 năm từ tháng 1/2007 đến tháng 12 năm 2009.
Đề tài đã tiến hành điều tra và khai thác thử một số địa điểm cửa sông và đầm
phá thuộc các tỉnh miền Trung Việt Nam từ Quảng Trị đến Ninh thuận về nguồn lợi
cá chình trắng ở đây. Kết quả điều tra cho thấy cá chình trắng của loài chình hoa
(Anguilla marmorata) chiếm 99% số lượng cá chình bột xuất hiện ở những khu vực
này. Nơi xuất hiện nhiều nhất là 2 tỉnh Bình Định và Phú Yên.
Kết quả khai thác thử cho thấy số lượng cá chình đủ để đáp ứng nhu cầu nuôi
cá thương phẩm trong nước. Tuy nhiên người dân hiện mới sử dụng cá chình cá giống
8
cỡ 15 - 20 cm trở lên do vớt ở ngoài tự nhiên để nuôi. Kỹ thuật ương từ cá chình
trắng lên giống hiện chưa được phổ biến.
Kết quả nghiên cứu kỹ thuật ương nuôi theo phương pháp thông thường cho
thấy cá chình bột sau 6 tháng nuôi ở nhiệt độ 26 – 28
o
C có thể đạt kích thước cá
thương phẩm (dài 15 – 16 cm, nặng 5 – 6 g) tỷ lệ sống đạt 40 – 50%. Mật độ nuôi
trong các công thức 1500, 2000 và 2500 con/m
2
không gây ra sai khác rõ rệt về tốc độ
lớn và tỷ lệ sống. Do đó trước mắt có thể cho phép sử dụng mật độ cao nhất là 2500
con/m
2
để ương cá chình giống.
Cá chình bột ưa loại thức ăn tươi như trùn chỉ (Tubifex tubifex) và trùn quế
(Perionyx excavatus) nhưng không phù hợp với hình thức nuôi công nghiệp. Thức ăn

công nghiệp nhập của Đài Loan rất phù hợp để ương cá chình từ bột lên giống. Trong
điều kiện môi trường thuận lợi nuôi cá bằng thức ăn Đài Loan cho tốc độ tăng trưởng
cao nhất là 0,071 cm/ngày và 0,034 g/ngày, tỷ lệ sống 54%. Thức ăn tự chế cho kết
quả tương ứng là 0,067 cm/ngày, 0,029 g/ngày, tỷ lệ sống 28 – 35%.
Thí nghiệm về ương giống theo phương thức công nghiệp đã đem lại kết quả
bước đầu. Tỷ lệ sống của cá được nâng lên 60 – 70%. Do khu vực thí nghiêm đặt ở
Đà Lạt nhiệt độ nước thấp (<25
o
C) nên thời gian nuôi phải kéo dài 7 tháng mới đạt
kích thước cá giống. Tuy nhiên việc nuôi trong chu trình kín cho phép ương cùng một
lúc với số lượng nhiều và giá thành hạ.
Đề tài đã soạn thảo qui trình công nghệ ương cá chình từ cá bột lên cá giống,
xây dựng mô hình ương cá giống cá chình theo phương thức công nghiệp đạt tỷ lệ
sống trên 50%. Quá trình thí nghiệm đã sản xuất được 50.000 con cá giống cỡ (15 –
18 cm) cung cấp cho thị trường.
9
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nuôi trồng thủy sản nước ngọt với các loài cá nuôi truyền thống trong những
năm qua đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao mức sống và chất lượng
bữa ăn hàng ngày của mọi người, góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo, giải quyết
thêm công ăn việc làm của người dân.
Với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nước ta đã đưa năng suất nuôi cá
lên cao hơn so với một số nước trong khu vực. Chúng ta đã dần hoàn thiện quy trình
nuôi công nghiệp một số loài cá nuôi như cá tra, ba sa, rô phi đơn tính. Xuất khẩu
những loài cá này ngành Thủy sản đã đem lại hàng trăm triệu đô la cho đất nước.
Hiện nay trong số các loài cá đặc sản có chất lượng thịt thơm ngon, giá trị dinh
dưỡng cao dùng để xuất khẩu thì ngoài những đối tượng nêu trên cá chình đang được
các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Từ giữa thế kỷ trước nhiều nước đã đầu tư
nghiên cứu và phát triển nuôi cá chình rất mạnh như Nhật Bản, Đài Loan và Trung
Quốc. Đặc biệt, nghề nuôi cá chình ở Đài Loan nhờ du nhập công nghệ từ Nhật Bản

đã có lúc sản lượng cá chình nuôi lớn nhất trên thế giới (42.489 tấn/năm 1987). Hiện
10
nay, Trung Hoa lục địa đã vượt lên trên Đài loan chiếm địa vị hàng đầu trong việc
nuôi cá chình hàng năm sản xuất 120.000 – 130.000 tấn chiếm 2/3 tổng sản lượng cá
chình của thế giới (Fan Haiping 2007).
Theo nghiên cứu gần đây tại các tỉnh miền Trung và Nam Trung bộ Việt nam
có nguồn lợi lớn về cá chình giống, có thể cung cấp con giống để phát triển nuôi cá
chình thương phẩm ở quy mô công nghiệp.
Vài năm gần đây nghề nuôi cá chình ở một số tỉnh miền Trung và miền Nam
phát triển rất mạnh. Nguồn giống cá chình do ngư dân đánh bắt ngoài tự nhiên được
các đại lý thu mua về bán cho người nuôi Tuy nhiên, do thiếu thông tin và hiểu biết
cần thiết nên họ gặp khó khăn trong việc tuyển lựa con giống, kỹ thuật ương nuôi,
phòng ngừa dịch bệnh, vì vậy năng suất, sản lượng cá nuôi chưa cao.
Năm 2000 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I được sự đồng ý của Bộ
Thủy sản đã tiến hành nghiên cứu đề tài nuôi thử nghiệm cá chình Nhật (A. japonica)
ở khu vực miền Bắc Việt Nam (Nguyễn thị An &Ctv 2001) nhưng không đưa vào sản
xuất được vì cá giống phải nhập từ nước ngoài. Năm 2004 – 2005 Viện Nghiên cứu
Nuôi Trồng Thủy sản III đã nghiên cứu thử nghiệm nuôi thương phẩm cá chình hoa
(A. marmorata) là loài bản địa phân bố khá phổ biến ở khu vực miền Trung. Thí
nghiệm nuôi trong ao đất và bể xi măng đã thu được kết quả khả quan. Kết quả này
còn cho thấy nguồn cá giống của ta khá phong phú đủ để phát triển nghề nuôi cá
chình ở nước ta.
Trước nhu cầu thực tiễn sản xuất, để làm cơ sở cho việc phát triển nghề nuôi
cá chình, với mong muốn giải quyết tốt nguồn cá chình giống đóng góp cho sự phát triển
nghề nuôi cá chình nước ta, Viện Nghiên cứu Nuôi Trồng Thủy sản III được Bộ Thủy sản
trước đây nay là Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn đã duyệt cho tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu công nghệ và xây dựng mô hình ương cá chình Anguilla spp lên giống theo
phương thức công nghiệp”.
11
II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Mục đích chung của đề tài là xác định nguồn lợi cá chình giống ở vùng bờ biển
miền Trung nước ta bằng cách điều tra khai thác và cải tiến kỹ thuật nương nuôi lên
thành cá giống cung cấp cho người nuôi. Từ đó góp phần thúc đẩy nghề nuôi cá chình
phat triển, đưa cá chình trở thành đối tượng nuôi quan trọng tăng thêm nguồn thu
nhập nhằm xóa đói, giảm nghèo cho người dân trong vùng.
Mục tiêu cụ thể trong đề cương nghiên cứu đặt ra là: Sử dụng có hiệu quả
nguồn giống cá chình tự nhiên phục vụ cho việc phát triển nghề nuôi cá chình thương
phẩm. Xây dựng quy trình kỹ thuật ương cá chình từ bột lên giống theo phương thức
công nghiệp.
III. CÁCH TIẾP CẬN
Trước đây ta chưa rõ nguồn cá chình bột dạt vào bờ biển nước ta là loài nào.
Vì vậy đầu tiên cần xác định tên loài theo phương pháp phân loại hiện đại. Nhờ
nghiên cứu đặc điểm sinh học của chúng mà định ra kế hoạch và phương pháp khai
thác vận chuyển và ương nuôi lên thành cá giống.
Việc tìm hiểu phương pháp khai thác trong dân gian tổng kết rút kinh nghiêm
đề ra phương pháp khai thác có hiệu quả (tức là số lượng nhiều và tỷ lệ sống cao).
Công việc này được tiến hành theo kinh nghiệm dân gian có kết hợp với phân tích
khoa học. Từ đó xây dựng qui trình đánh bắt và vận chuyển cá chình bột có thể áp
dụng cho mọi người dân.
Trong quá trình điều tra nguồn lợi sẽ xác đinh được thời gian, địa điểm xuất
hiện cá giống. Tiến hành ghi chép và xác định vị trí trên bản độ giúp cho việc khai
thác các năm sau được thuận lợi.
12
Việc ương cá chình bột (cá Chình trắng) lên giống cần trải qua nhiều công
đoạn như nuôi tạm, hình thức ương (ương trong ao đất, bể xi măng, bể composit),
thức ăn và hình thức cho ăn, điều kiện môi trường v.v…Tìm ra phương án tối ưu để
ương cá chình là nội dung nghiên cứu quan trọng của đề tài. Hy vọng qua quá trình
nghiên cứu có thể đề ra phương thức ương nuôi hợp lý phù hợp với điều kiện từng
nơi.
Để có thể chủ động trong công tác sản xuất giống cá chình thỏa mãn cho nhu

cầu người nuôi ngày càng đông đảo cần nghiên cứu cách ương giống theo phương
thức công nghiệp. Đặc điểm của phương thức này là nuôi với mật độ cao trong điều
kiện môi trường nuôi có thể điều khiển được từ đó rút ra quy trình ương giống theo
phương thức công nghiệp. Đây cũng là nhiệm vụ sau cùng của đề tài cần giải quyết.
Qui trình này dù chỉ là bước đầu cần hoàn thiện tiếp tục, nhưng ít nhất nó cũng sẽ là
bước tiến bộ lớn trong khâu ương giống – một khâu quan trọng hàng đầu trong nghề
nuôi cá chình.
Muốn ương cá theo phương thức công nghiệp được kết quả trước tiên phải tiến
hành thí nghiệm ương phương thức ương truyền thống. Do đó 2 năm đầu sẽ tiến hành
ương theo phương thức truyền thống. Từ kết quả đó sẽ thiết kế qui mô thí nghiệm và
phương thức ương công nghiệp ở năm cuối của đề tài và hoàn tất nhiệm vụ nghiên
cứu. Tóm lại chương trình nghiên cứu sẽ được tiến hành theo sơ đồ sau:
13
+ Điều tra vùng phân bố cá Chình trắng và cá chình hương,
phương pháp khai thác.
+ Tiến hành khai thác và lưu giữ thí nghiệm.
+ Lập bản đồ phân bố.
+ Xây dựng qui trình công nghệ khai thác và lưu giữ cá Chình
+ Vận chuyển cá chình hương về cơ sở ương giống.
+ Tiến hành ương theo phương pháp truyền thống.
+ Thí nghiệm cho ăn bằng các loại thức ăn khác nhau.
+ Phân tích các chỉ tiêu môi trường, chất lượng cá.
+ Xây dựng qui trình ương
14
+ Xây dựng cơ sở thí nghiệm và tiến hành ương giống theo
phương thức công nghiệp.
+ Phân tích kết quả xây dựng mô hình ương theo phương thức
công nghiệp
+ Vận hành mô hình, đánh giá kết quả
Tổng kết kết quả nghiên cứu

Viết báo cáo tổng kết đề tài
IV. TỔNG QUAN VỀ CÁ CHÌNH VÀ NGHỀ NUÔI CÁ CHÌNH
4.1 Sơ lược về nguồn lợi cá chình thế giới
Trên thế giới có rất nhiều loài cá chình sống trong nước biển và nhiều loài cá
chình sống trong nước ngọt. Tuy nhiên, chỉ có một số ít loài trong giống Anguilla có
đời sống một phần ở nước ngọt và một phần ở biển (Vương Dĩ Khang 1963). Giống
cá chình Anguilla thuộc họ Anguillidae là họ duy nhất trong 22 họ của bộ cá chình
Anguilliformes sống trong nước ngọt. Chúng đều là những đối tượng có giá trị kinh tế
quan trọng. Các nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng, đến tuổi thành thục cá chình tiến
hành di cư từ sông ra biển để sinh sản, bãi đẻ của mỗi loài có thể gần hoặc rất xa nơi
sinh sống.
Từ bãi đẻ ngoài biển khơi trứng cá chình nở ra ấu trùng (larvae) có dạng hình
lá liễu gọi là chình lá (Leptocephalus) trôi bị động theo dòng nước. Trải qua quá trình
biến thái diễn ra trên đường di cư từ biển vào bờ, khi đến ven bờ biển cá có dạng hình
tròn nhưng trong suốt gọi là cá Chình trắng (glaas eel). Sau một thời gian sống trong
nước lợ ở cửa sông cá Chình trắng xuất hiện sắc tố đen và hình dáng gần giống với cá
bố mẹ mới gọi là cá chình giống (elver). Cá chình giống tìm về sinh sống trong các
sông suối, đầm hồ nước ngọt nơi bố mẹ chúng từng sinh sống. Bởi vậy, tạo giống
nhân tạo là công việc cực kỳ khó khăn nên nguồn giống nuôi cho đến nay, ngay cả ở
các nước có nghề cá tiên tiến trên thế giới cũng phải dựa vào nguồn cá giống khai
thác ngoài tự nhiên.
Giống Anguilla được các nhà nghiên cứu dự đoán có từ 10 – 25 loài
(Mednikov, 1974), trong đó Isao Matsui (1979) và Atsuishi Usui (1991) đã ghi nhận
được 19 loài. Song ở các khu vực khác nhau thường phân bố những loài khác nhau,
liên quan đến những đặc tính thích nghi sinh lý – sinh thái của mỗi loài. Loài cá chình
châu Âu (A. anguilla) gặp phổ biến ở các sông, hồ châu Âu, từ Iceland và Na-uy đến
tận bờ biển châu Phi (25º độ vĩ Bắc); chúng đi sâu vào Địa Trung Hải, Biển Đen và
biển Azov.
15
Cá bột trôi nổi ở bắc Đại Tây Dương ròi dạt vào bờ biển phía đông Đại Tây

Dương (Bauchot, 1986; Smith, 1990).Những năm cuối thế kỷ 19, các nhà khoa học
Nhật Bản cũng đã thành công trong việc di giống và nuôi thả cá chình châu Âu tại
nước mình và cho rằng, loài này thích ứng rất nhanh với điều kiện mới và sản lượng
khai thác đạt 5 – 7 lần so với sản lượng của loài chình Nhật khai thác tự nhiên.
Cá chình châu Mỹ rất gần với cá chình châu Âu, chỉ khác biệt bởi số lượng
đốt sống ít hơn, phân bố ở các sông suối ven bờ phía đông châu Mỹ, từ Guiana và
Panama lên đến phần nước phía nam của Greenland. Ở các nước Đông, Đông bắc Á
có loài cá chình Nhật (A. japonica) khá giống cá chình châu Âu. Bởi vậy, các tác giả
cho rằng, cá chình châu Âu, châu Mỹ và Nhật Bản thuộc 3 phân loài khác nhau của
giống cá chình. Cá chình Nhật gặp phổ biến trong các vực nước từ Nhật, Triều Tiên,
Trung Quốc, Đài Loan đến Việt Nam.
Ngoài những loài trên, trong các lưu vực sông suối nước ngọt khác còn gặp
các loài A. australia (ở đông châu Úc và New Zealand), loài A. nebulosa nebulosa, A.
dieffenbachi (New Zealand), A. australis schmidti (New Caledonia), loài A. obscura
(new Guinea và các quần đảo ở Thái Bình Dương từ đông Solomons đến Tahiti), loài
A. reinhardtii (đông Úc, New Caledonia), loài A. interioria (New Guinea), loài A.
borneensis (Beorno, Celebes), loài A. celebesensis (Indonesia, Philippines), loài A.
ancestralis (Bắc Sulawesi) v.v
4.2 Lịch sử nghề nuôi cá chình
Nghề nuôi chình (A. japonica) đã bắt đầu ở Nhật từ những năm cuối thế kỷ
19, sau đó phát triển thành một ngành công nghiệp lớn vào thời kỳ 1980-1994, mỗi
năm cung cấp khoảng trên 35.000 tấn cá chình thương phẩm. Một số nước châu Âu
như Đức, Đan Mạch, Hà Lan đã có nghề nuôi chình phát triển vào những năm 70 của
thế kỷ 20 với việc sử dụng dòng chảy ấm hoặc nước ngầm nuôi trong ao đất hoặc ao
bê-tông (theo kinh nghiệm người Nhật) để ương nuôi cá chình từ giai đoạn cá Chình
trắng đến cá trưởng thành. Năng suất nuôi đạt 37 tấn/ha. Ngay đầu những năm 90, hệ
16
thống nuôi cá chình dùng nước tuần hoàn đã được thiết lập ở Đan Mạch và Hà Lan,
đưa nghề nuôi cá chình châu Âu đạt được năng suất cao và hạn chế tác động lên môi
trường (Eleonora, Guy, 2000). Một số nước khác như Đài Loan, Trung Quốc đã nhập

công nghệ nuôi cá chình từ Nhật Bản và đạt được những thành công nhất định, nhưng
so với Trung Quốc và Đài Loan, chi phí nuôi cá chình ở Nhật Bản khá cao. Vì thế,
Nhật Bản đang chuyển dần từ một nước nuôi cá chình thành nơi nhập khẩu cá chình
là chính (Hideo et al. 2000).
Từ kết quả nghiên cứu, các tác giả đã rút ra chu kỳ sản xuất cá chình thương
phẩm từ con giống tự nhiên trải qua các giai đoạn sau (Hình 1):
Hình 1 Sơ đồ qui trình sản xuất cá chình thương phẩm từ cá giống vớt ngoài tự
nhiên 12
17
Giai đoạn ở nước ngọt là thời gian sống cơ bản và dài nhất của cá chình. Ở
đây, cá kiếm ăn, tăng trưởng kích thước và trọng lượng, tích luỹ chất dự trữ chuẩn bị
cho sự di cư sinh sản. Cá chình châu Âu khi bắt đầu thành thục trong nước ngọt nó có
mầu vàng, các loài khác có mầu bạc và di chuyển ra cửa sông.
Các loài cá chình khác cũng đều di cư ra sông rồi đến bãi đẻ ở biển sâu. Trong
quá trình di cư cá hoàn toàn biến đổi về mặt hình thái. Thời kỳ này tuyến sinh dục đã
phát triển đầy đủ. Trứng cá chình sau khi thụ tinh trôi nổi theo hải lưu có dạng như lá
liễu. Trải qua 100 – 200 ngày phiêu lưu trên biển khi đến gần bờ cá biến thái thành
dạng tròn trong suốt gọi là cá Chình trắng (glass eel). Khi vào nước ngọt một thời
gian nó chuyển sang mầu đen gọi là cá chình giống (elver).
Sau khi nghỉ một thời gian chúng tích cực bơi ngược dòng lên thượng nguồn
các sông, hồ đầm. Ở đây chúng đào hang, chiếm giữ một khu vực lãnh địa và sống
(10 – 14 năm đối với cá chình châu Âu hoặc 5 – 20 năm đối với cá chình Nhật) cho
đến khi tuyến sinh dục bắt đầu được kích hoạt lại di cư ra biển sinh sản rồi kết thúc
chu kỳ sống của nó. Người ta tin rằng cá chình đẻ xong đều chết không có tài liệu nào
nói cá chình bố mẹ quay trở lại nơi sinh sống, nhưng cũng không có tài liệu nào ghi
chép cá chình đẻ xong chết như thế nào.
Ngoài tự nhiên, cá chình sinh trưởng tương đối chậm, chúng đạt đến 6 cm
chiều dài và nặng 0,1 – 0,15g vào năm thứ nhất và đến năm thứ hai chỉ đạt 15cm và
nặng 5g, năm thứ ba dài 25cm và nặng 15g, năm thứ tư mới đạt cá thương phẩm. Cá
khoảng 300g trở lên, tốc độ chỉ bằng 1/10 so với tốc độ sinh trưởng ở giai đoạn cá có

trọng lượng 70 – 100g. Khi còn nhỏ tốc độ sinh trưởng của cá trong đàn tương đối
đồng đều, nhưng khi chiều dài đạt 40 cm, sự tăng trưởng của cá đực chậm hơn so với
cá cái do hiện tượng “dị hình giới tính” của cá (Mednikov, 1974).
Trong khi đó, cá chình nuôi trong ao năm thứ nhất đạt khoảng 10 – 20g. Nuôi
trong ao nước ấm có dòng chảy cá lớn nhanh, với trọng lượng cá thả 10 g/con, sau
18
10-12 tháng đạt 150 g/con. Trong điều kiện ao nước tĩnh, nuôi với mật độ 40 –
50con/m
2
với trọng lượng cá thả khoảng 20g/con, sau 1 năm đạt trọng lượng 150-200
g/con (4 – 6 con/kg) (Atsushi Usui, 1991).
Trên thế giới có các biện pháp khác nhau để khai thác cá Chình trắng ngoài tự
nhiên đáp ứng cho nhu cầu nuôi, nhưng Nhật Bản là nước khá thành công trong các
nghiên cứu này. Mùa vụ vớt căn cứ vào thời tiết, chế độ thuỷ văn v.v Thường vớt
vào tháng 10 và kéo dài đến tháng 3 năm sau. Atsuishi Usui (1991) đã đưa ra phương
pháp khai thác như sau:
Đặt lưới đăng cố định tại cửa sông ven biển nơi có cá chình con phân bố để
đánh bắt. Dùng đèn tập trung cá vào ban đêm bằng te, dùng vợt để vớt cá. Dùng tàu,
thuyền vây lưới ở cửa sông ven bờ, bãi triều. Đặt vó ở gần cửa cống: vó có hình
vuông, mắt lưới nhỏ dần từ ngoài vào giữa, thời gian nhấc vó lên xuống không xác
định.
Loại lưới đăng cố định dùng để khai thác được làm bằng sợi nilon mịn, mềm
chịu lực tốt, kích thước mắt lưới cỡ 1 – 2mm, mắt lưới hình thoi, các bộ phận của lưới
có thể tháo ra lắp vào thuận lợi. Loại lưới này có thẻ vớt cả ngày lẫn đêm, lưới được
đặt tại bãi triều cửa biển. Năng suất vớt 1 – 2 kg cá chình trắng mỗi lần thu (Anon,
2000).
Lọc cá chình, lưu giữ và vận chuyển: Khi khai thác cá bột chình với các ngư
cụ trên ngoài cá chình trong lưới thường có một số loại cá khác nên phải lọc để lấy cá
chình. Phương pháp lọc dùng sàng, mắt sàng có đường kính 1 – 2 mm để lọc cá.
Phương pháp này lọc được 90% cá chình bảo đảm chất lượng cá hoàn toàn khỏe

mạnh.
Lưu giữ cá chình sau khi lọc: cá được nhốt tạm trong giai hoặc bể có sục khí.
Tạo dòng chảy để cá khoẻ mới vận chuyển đến trại nuôi. Mật độ lưu giữ có thể đạt 1
kg/l nước.
19
Vận chuyển cá Chình trắng: dùng loại túi nhựa poly-ethylen (2 lớp túi) dung
tích 20 lit với 1/3 chứa nước 2/3 chứa oxy, mật độ 2 – 4 kg/túi có thể vận chuyển
trong thời gian 6 – 12 giờ (Anon, 2000).
Phân biệt cá Chình trắng (Nhật, châu Âu, châu Mỹ): Trên thế giới có trên
dưới 20 loài cá chình nhưng các loài cá chình đang nuôi chủ yếu là chình Nhật Bản,
châu Âu và cá chình châu Mỹ. Giai đoạn cá Chình trắng sự khác nhau của 3 loài này
cơ bản như sau (bảng 1):
Bảng 1 Phân biệt cá Chình trắng của 3 loài cá chình chủ yếu (theo Atsushi Usui, 1991)
Chỉ tiêu Loài cá chình
A. Japonica A. anguilla A. rostrata
Trọng lượng trung bình (g) 0,14 0,4 0,13
Chiều dài trung bình (mm) 54 - 56 76 49 – 59
Kích cỡ Nhỏ Cỡ lớn Cỡ nhỏ
Mắt Bé Lớn Bé, hơi lồi
Mõm Nhọn, dài Ngắn –
Ương cá chình từ nguồn cá Chình trắng tự nhiên thành con giống cung cấp cho
nuôi thương phẩm là cách duy nhất cung cấp cá chình giống cho các cơ sở nuôi.
Nghiên cứu ương nuôi cá chình được tập trung vào cá chình Nhật Bản (A. japonica),
cá chình châu Âu (A. anguilla), cá chình Mỹ (A. rostrata) và cá chình New Zealand
và Australian (A. australis). Trong các công trình của Atsushi Usui (1991), Matsui
(1979) các tác giả đã khẳng định rằng, cá Chình trắng vớt tại các cửa sông đưa vào
ương thì các loại thức ăn thích hợp là động vật nổi, trứng cá chép hoặc trứng cá cỡ
nhỏ (De Silva và ctv, 2001).
Cá ương trong ao: có 2 giai đoạn: Giai đoạn I: ương cá Chình trắng cỡ 5000 –
9000 con/kg (0,1 – 0,2 g/con), thành cá giống nhỏ khoảng 800 con/kg. Giai đoạn II: là

giai đoạn ương giống lớn từ cỡ 20 g lên cỡ 30 – 40 g, thời gian ương 2 tháng để thả
bù vào ao đã nuôi thương phẩm trước đó.
20
Ương trong nhà có mái che: Cá được ương trong bể xi măng hoặc composite,
diện tích 10 – 30m
2
, độ sâu mực nước 60 – 80cm, sục khí và giữ nhiệt độ ổn định
25
0
C. Mật độ ương 0,3 – 0,5 kg/m
2
, sau một tháng ương phải san thưa. Sau 120 – 150
ngày ương cá đạt tăng trọng 15 – 20g/con, tỷ lệ sống có thể đạt 70 – 80%.
Ương nước chảy: ương trong môi trường nước chảy và giữ nhiệt độ môi
trường luôn ở 25
0
C, hàm lượng ôxy cao, thả mật độ dày, nguồn nước giếng khoan,
suối nước nóng có nhiệt độ 25
0
C. Diện tích bể ương 10 – 30 m
2
. Nước chảy tuần
hoàn, nước được lọc và khử trùng. Mật độ ương 0,45 – 0,6kg/m
2
. Ương theo phương
pháp này tỷ lệ sống đạt được 70 – 90% (Atsushi Usui 1991).
Chế độ ăn của cá Chình trắng thay đổi theo giai đoạn đời sống của chúng. Ấu
trùng Leptocephalus (chình lá) lúc đầu ăn động vật nổi trên biển, thức ăn ở giai đoạn
sau gồm Copepod, Polychaetes (giun nhiều tơ), Oligochaetes (giun ít tơ), giáp xác cỡ
nhỏ và ấu trùng động vật sống dưới nước. Tại Úc đã nghiên cứu thấy trứng cá chép

thích hợp cho cá chình trắng (Anon, 2000). ở New Zealannd, trứng Hoki
(Macruronus novaezelandiae) và thịt cá tươi của các loài khác thích hợp cho cá
Chình trắng giai đoạn đầu (Atsushi, 1991; Jellyman 1989). Thức ăn chế biến cho cá
chình có thành phần dinh dưỡng Protein 52%, carbohydrat 24%, nước10%, chất béo
4%, tro 10% (Atsushi Usui, 2000).
Nghiên cứu điều kiện môi trường ương nuôi cá chình, các nhà nghiên cứu Nhật
Bản đã chứng minh rằng nhiệt độ là yếu tố rất quan trọng. Cá chình nói chung đều là
những loài rộng nhiệt. Chúng có thể sống được ở nhiệt độ 1 – 38
0
C. Nhiệt độ thích
hợp cho cá đẻ trứng là 16 – 17
0
C. Ở các vực nước thuộc vĩ độ cao, nhiệt độ bắt đầu
ngược dòng sông của cá Chình trắng là 8 – 10
0
C, thích hợp nhất là trên dưới 12
0
C.
Khi nhiệt độ nước sông và biển gần như nhau, số lượng cá ngược dòng là nhiều nhất.
Nhiệt độ 25 – 28
0
C là nhiệt độ thích hợp cho tăng trưởng của cá chình. Nếu vượt quá
30
0
C thì sự tăng trưởng giảm. Đương nhiên, giới hạn nhiệt độ và ngưỡng nhiệt tối ưu
cho sự phát triển của các loài khác nhau thì không giống nhau (Chen T. P., 1976).
21
Nhu cầu ôxy của các loài cá chình cũng rất khác nhau, nhưng hàm lượng
oxy hoà tan thích hợp cho sinh trưởng cá chình là 5 – 10mg/l. Hàm lượng ô xy trong
ao nuôi <3mg/l hoặc >12mg/l) đều không thuận lợi cho đời sống của cá chình. Trong

các loài cá chình thì nhu cầu ôxy của chình mun thấp gần giống như cá chình châu
Âu. Bởi vậy cá thích hợp với điều kiện sống ở đáy bùn sâu có khi đến 50 – 80cm hoặc
nuôi nhốt trong bể ít ôxy. Nhờ đó vận chuyển cá đi xa khá dễ vì ít phải thay nước.Tuy
nhiên, cá chình lại rất nhạy cảm với CO
2
. Khi hàm lượng CO
2
tăng cao quá trình trao
đổi chất giảm, cá dễ bị ngạt buộc phải trồi lên mặt nước, nếu kéo dài có thể chết hàng
loạt(Isao Matsui, 1979).
Độ pH thích hợp cho sinh trưởng của cá chình trong khoảng 7 – 9, tối ưu từ 7,5
– 8,5. Yêu cầu kỹ thuật trong quản lí chất lượng môi trường ao nuôi cá chình ở Trung
Quốc, người ta thường duy trì giá trị pH trong phạm vi từ 7,2 – 8,5 (Liu Jiazhao
1979), còn ở Nhật từ 7 – 9 (Atsushi Usui, 1991).
Đối với độ muối, ở mỗi giai đoạn khác nhau cá chình có mức chịu đựng khác
nhau nhưng sự thay đổi độ muối như một nhân tố đặc trưng kích thích sự di cư của
chúng. Cá Chình trắng rất mẫn cảm với sự thay đổi của độ muối. Chúng có
tính“hướng ngọt” rõ ràng. Ở cửa sông, cá Chình trắng theo nước ngọt đi ngược dòng
để xâm nhập sâu vào các thủy vực nội đia. Lưu lượng nước càng lớn thì số lượng cá
Chình trắng ngược dòng càng nhiều.
Sau khi vào sống trong các sông suối khoảng vài ba năm, tuyến sinh dục bắt
đầu phát triển, giới tính phân hoá rõ ràng, nhưng chúng không có khả năng sinh sản.
Sau 5 – 7 năm, tuyến sinh dục đạt đến trạng thái thành thục, cá chình bắt đầu cho các
chuyến di cư sinh sản. Lúc này, cá chuyển xuống vùng cửa sông, độ muối ở đó tăng
lên, tuyến sinh dục tiếp tục phát triển. Sự phát triển của tuyến sinh dục diễn ra cả trên
đường di cư đến bãi đẻ, ở nơi nước sâu có độ muối cao trên 35
0
/
00
và nhiệt độ khoảng

16 – 17
0
C (Zhong Lin, 1991 và Atsushi Usui, 1991).
22
Nghiên cứu hệ thống nuôi cá chình thương phẩm, các nhà nghiên cứu cho
thấy, có hai hình thức nuôi cá chình là nuôi trong ao nước tĩnh và nuôi trong bể nước
chảy tuần hoàn đều cho kết quả tốt. Nuôi cá chình trong nhà với bể xây có hệ thống
nước chảy tuần hoàn và ổn nhiệt chủ động được áp dụng ở các nước châu Âu và Nhật
Bản. Nuôi cá thịt trong ao đất ngoài trời để tận dụng điều kiện tự nhiên.
Căn cứ vào điều kiện kinh tế và sự thích nghi với từng vùng nên ao có thể có
diện tích 4000 – 8000m
2
, sâu 1,2 – 2m, bờ cao hơn mặt nước 40 cm. Ao xây xi măng
có kết cấu đá hoặc gạch, diện tích ao 800 – 1000m
2
, sâu 1,2 – 1,4m, có hệ thống cấp
thoát nước hoàn chỉnh. Trong ao xây thường nuôi với mật độ dày, sản lượng cao,
nhưng đòi hỏi phải thay một lượng nước lớn. Theo cách nuôi này, với mật độ thả 20 –
25 con/m
2
năng suất đạt 30 – 40 tấn/ha. Nếu mật độ cao 300 – 350 con/m
2
năng suất
có thể đạt 105 – 120 tấn/ha/năm.
Theo thống kê của FAO, 2001. Sản lượng cá chình nuôi của thế giới đạt
222.547 tấn trong đó Trung Quốc là 155.800 tấn, Đài Loan – 34.000 tấn, Nhật Bản –
23.100 tấn, Malaysia – 2400 tấn, Hàn Quốc – 2600 tấn và châu Âu là 102.000 tấn).
Thức ăn chế biến lấy nguyên liệu từ phụ phẩm các lò mổ, nhà máy thực phẩm,
chế biến thủy sản. Hiện nay các nước như Đan mạch, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản,
Đài Loan v.v đều đã sản xuất thức ăn công nghiệp để ương nuôi cá chình. Thức ăn

công nghiệp này có hàm lượng protein từ 45 – 70%. Hệ số thức ăn loại tốt nhất thu
được là 1,3 – 2.
Một số trở ngại chính trong ương nuôi cá chình:
Những trở ngại chính ảnh hưởng đến phát triển nghề nuôi cá chình của thế giới
thể hiện trên 3 vấn đề: lượng cá giống chưa đáp ứng, thức ăn nuôi còn đắt và dịch
bệnh phát sinh.
23
Nguồn cá giống hiện nay hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn lợi tự nhiên. Nó
không những không đủ mà còn biến động lớn theo hàng năm. Thí dụ năm 1960 giá cá
chình giống ở Đài Loan là 60 Đài tệ/kg, nhưng đến năm 1990 giá đã tăng hơn 20 lần
(Lo Chaichen, 1990).
Mặc dù đã có những thành công trong việc sản xuất thức ăn để nuôi cá chình
bằng thức ăn công nghiệp nhưng giá còn quá cao. Chi phí cho thức ăn hiện tại thường
chiếm tỷ lệ 30 – 40% giá thành sản phẩm (Atsushi Usui, 1991).
Cũng như các đối tượng thủy sản khác, do nuôi với mật độ lớn, thành phần
thức ăn không đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, môi trường nuôi không quản lí tốt đã
làm cho cá dễ bị dịch bệnh tấn công. Quản lí dịch bệnh đã được các nhà khoa học và
người sản xuất quan tâm nhưng đến nay vẫn chưa đề ra được giải pháp xử lí triệt để
(Chen T.P.1976, Atsushi Usui 1991).
4.3 Tình hình nghiên cứu cá chình ở nước ta
Nguyễn Hữu Phụng, Nguyễn Nhật Thi (1994) trong Danh Mục Cá Biển Việt
Nam xác định có 3 loài là: A. japonica, A. marmorata, A. celebesensis. Vũ Trung Tạng
(1999) công bố ở đầm Trà Ổ có 3 loài cá chình: A. marmorata, A. bicolor pacifca, A.
bornessnsis.
Võ Văn Phú (1995) trong công trình nghiên cứu thành phần loài cá trong đầm
phá khu vực Thừa Thiên Huế xác định có 2 loài cá chình là A. bicolor pacifca và A.
Marmorata.
Một số tác giả cho rằng nước ta hiện có 4 loài cá chình đó là: A. bicolor pacifca, A.
marmorata, A. bornessnsis, A. japonica (Nguyễn Hữu Dực & Mai Đình Yên 1994).
Từ dữ liệu trên ta thấy đến nay ở Việt Nam đã thống kê được tất cả 5 loài cá

chình đó là chình Nhật (A. japonica), chình Ấn (A. bengalensis), chình hoa (A.
marmorata), chình nhọn (A. borneensis) và chình mun (A. bicolor pacifica) (Nguyễn
24
Hữu Dực & Mai Đình Yên 1994, Mai Dinh Yen et al.2003; Vũ Trung Tạng, 1998;
2000).
Chevey và Lemasson (1937) trong sách về những loài cá nước ngọt ở Bắc Bộ
đã ghi chép cá chình Nhật (Anguilla japonica) bắt gặp tại huyện Thanh Trì trên sông
Hồng (Hà Nội). Nhưng từ đó đến nay không ai còn bắt gặp nữa. Rõ ràng là cá chình
Nhật (Anguilla japonica) chỉ có tên trong danh sách nhưng thực tế có thể không tồn
tại.
Vì vậy có thể cho rằng nước ta hiện nay chỉ có 4 loài cá chình phân bố đó là: A.
Marmorata, A. bicolor pacifca, A. bengalensis, A. borneensis. Những loài này hiện
phân bố từ Nghệ An đến các tỉnh Nam Trung bộ. Vùng tập trung nhiều nhất là từ
Quảng Nam đến Khánh Hoà.
Đầm Trà Ổ và các suối lân cận tại huyện Phù Mỹ (Bình Định) là nơi khai thác
cá chình giống nhiều hơn cả, chủ yếu là chình mun và chình hoa. Chình mun trước
những năm 1965 – 1970 sản lượng lên 100 cá thể/trộ sáo/đêm, có cá thể nặng đến 3 –
5 kg. Đầu những năm 1990, sản lượng cá chình còn khoảng 30 – 40 cá thể/trộ
sáo/đêm với kích thước trung bình 0,3 – 0,5 kg/con.
Sản lượng khai thác cá chình bằng nghề sáo nói chung hay chình mun nói
riêng trong đầm đã suy giảm nghiêm trọng do khai thác quá mức và do đập chắn trên
sông Châu Trúc (xây năm 1978), ngăn chặn một phần đường di cư của cá trong mùa
sinh sản (Vũ Trung Tạng 1998; 2000).
Các loài cá chình nước ta có lẽ đều có bãi đẻ ở ngoài khơi Biển Đông hoặc
vùng biển ven bờ Sumatra, Tây Thái Bình Dương. Theo Vũ Trung Tạng (2000), cá
chình thường di cư từ các sông suối, đầm, hồ như Trà Ổ, Bầu Sen để ra biển sinh sản.
Hiện tượng di cư diễn ra vào các tháng 9, 10 hàng năm, trùng với thời kỳ mưa của
vùng. Đồng thời trước hoặc sau tết âm lịch, trong Đầm đã có thể gặp cá chình con
trong các trộ sáo.
25

×