BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC THỦY SẢN
Phương pháp Nghiên cứu Khoa học
trong Nuôi trồng Thủy sản
TS. HOÀNG TÙNG
BỘ MÔN KỸ THUẬT NUÔI HẢI SẢN
KHOA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Nha Trang 06/2006
Tài liệu ñược biên soạn và in ấn với sự tài trợ của NORAD
qua Dự án SRV2701 – Nâng cao năng lực nghiên cứu và ñào tạo của Trường ðại học Thủy sản
LỜI TỰA
Nuôi trồng thủy sản ñã ñược xác ñịnh là một trong những mũi nhọn kinh tế nhằm xoá ñói
giảm nghèo và xuất khẩu sản phẩm thu ngoại tệ phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển quốc gia.
Với lợi thế mà thiên nhiên ưu ñãi, tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản của Việt nam là rất lớn
trong cả các thuỷ vực nội ñịa và vùng ven biển. Sự phát triển của nghề nuôi cá nước ngọt ở miền
Bắc từ thập kỷ 1960, nghề nuôi tôm Sú và cá Basa từ những năm ñầu của thập kỷ 1990, sự trưởng
thành mạnh mẽ của hệ thống trại sản xuất giống hải sản ở khu vực Nam Trung Bộ là những minh
chứng cho nhận ñịnh này. Trong khi các sản phẩm của nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở miền Bắc ñã
cung cấp thêm nguồn ñạm ñáng kể cho người dân thì ở giá trị xuất khẩu thu ñược từ các ñối tượng
nuôi ở miền Trung và ñồng bằng sông Cửu Long ngày càng gia tăng. Các sản phẩm chủ lực của như
tôm Sú, cá da trơn (Basa, cá Tra), tôm Hùm bông, cá Mú … ñã ñưa Việt Nam trở thành một trong
10 quốc gia hàng ñầu trên thế giới về nuôi trồng thủy sản. Hiện nay, công tác ña dạng hoá ñối tượng
nuôi, qui hoạch và mở rộng vùng sản xuất ñang ñược tiến hành ở nhiều ñịa phương. Khả năng phát
triển nghề nuôi ñang ñược xem xét, thăm dò cho khá nhiều ñối tượng, có thể kể ra ñây như cua Bùn,
tôm Mũ Ni, ốc Hương, Tu hài, Sò Huyết, cá Giò, Hồng bạc, cá Dìa nâu, cá Hồng Mỹ, cá Thát lát, cá
Rô ñồng, cá Rô phi, cá Lăng, cá Niên …
Sự ña dạng của ñối tượng nuôi cộng với sự khác biệt về ñiều kiện tự nhiên giữa các vùng vì
thế ñòi hỏi người làm nuôi trồng thủy sản phải hiểu biết tường tận về ñặc ñiểm sinh học của ñối
tượng nuôi, các ñặc ñiểm của môi trường ñể có thể lựa chọn ñối tượng, xác ñịnh mùa vụ và xây
dựng qui trình kỹ thuật nuôi phù hợp. Những thông tin này chỉ có ñược thông qua hoạt ñộng tìm
hiểu tự nhiên, nghiên cứu khoa học và kế thừa các thành tựu khoa học chung của thế giới. Trong
những năm vừa qua, có thể thấy sự gia tăng sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam là kết quả
chủ yếu của việc mở rộng diện tích nuôi. Việc nghiên cứu ứng dụng hoặc xây dựng công nghệ nuôi
trồng thủy sản, tuy ñã có nhiều kết quả ñáng khích lệ, còn rất hạn chế ở qui mô. Tính cạnh tranh
trong sử dụng tài nguyên ñất, nước và các loại sản phẩm khác ngày càng cao với các ngành sản xuất
khác là áp lực mạnh mẽ ñòi hỏi nghề nuôi trồng thủy sản Việt Nam cần có những cải thiện về khoa
học công nghệ ñể gia tăng sản lượng trên một ñơn vị diện tích và hạn chế ñến mức tối ña các ảnh
hưởng xấu có thể lên môi trường. Yêu cầu nghiên cứu phát triển công nghệ nuôi trồng thủy sản vì
thế là rất cần thiết.
Tài liệu này ñược biên soạn nhằm phục vụ công tác ñào tạo Cao học chuyên ngành Nuôi trồng
thủy sản tại Trường ðại học Thủy sản. Qua 6 chương, các nội dung chính ñược giới thiệu bao gồm:
•
Nghiên cứu khoa học trong NTTS: giới thiệu các khái niệm cơ bản về khoa học, nghiên
cứu khoa học và phương pháp nghiên cứu khoa học; các yêu cầu và ñặc thù của nghiên
cứu khoa học trong lĩnh vực NTTS.
•
Phương pháp luận và tiến trình nghiên cứu: phân tích tiến trình thực hiện một nghiên
cứu khoa học nhấn mạnh ñến tầm quan trọng của việc xây dựng các giả thuyết nghiên
cứu và mô hình lý thuyết.
•
Sử dụng thống kê sinh học trong nghiên cứu: phân tích yêu cầu sử dụng thống kê sinh
học, các ñiều kiện ñể kiểm ñịnh thống kê có ý nghĩa, lựa chọn và thực hiện một số kiểm
ñịnh thống kê thông dụng.
•
Phương pháp thu mẫu và thiết kế thí nghiệm: các nguyên tắc và kiểu thiết kế thu mẫu,
nguyên tắc thiết kế thí nghiệm, một số kiểu thiết kế thí nghiệm thông dụng.
•
Công bố kết quả nghiên cứu: cách viết một báo cáo khoa học và luận văn tốt nghiệp,
phản biện báo cáo khoa học.
ði kèm với mỗi chương là bài giảng bằng Powerpoint, một số tài liệu tham khảo và bài tập ñể
học viên tự tìm hiểu và mở rộng, ñào sâu thêm phần kiến thức ñã học. Các thông tin trình bày trong
tài liệu này dựa trên kinh nghiệm của người viết trong nghiên cứu khoa học; các tài liệu tham khảo
có liên quan ở trong và ngoài nước; sự giúp ñỡ của GS. Bard Pedersen (NTNU) và TS. David
Mayer (QDPI&F, Australia) cho phần kiểm ñịnh thống kê.
Người viết xin chân thành cảm ơn sự giúp ñỡ tạo ñiều kiện của Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Dự
án Nâng cao Năng lực ðào tạo và Nghiên cứu của Trường ðại học Thủy sản (SRV2701 do
NORAD – Na Uy tài trợ), ðại học Khoa học và Công nghệ Na Uy và GS. Helge Reinertsen và các
bạn bè ñồng nghiệp ñể tài liệu này ñược hoàn tất. Rất mong sẽ ñược các học viên ñón nhận và góp ý
ñể chúng tôi tiếp tục hoàn thiện tài liệu này.
Nha Trang, ngày 15 tháng 6 năm 2006
TS. Hoàng Tùng
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
1.1 Yêu cầu phát triển NTTS và vai trò của nghiên cứu khoa học
1.2 Khái niệm về nghiên cứu khoa học
1.2.1 Khoa học
1.2.2 Nghiên cứu khoa học
1.2.3 Các yêu cầu của nghiên cứu khoa học
1.2.4 Phương pháp nghiên cứu khoa học
1.3 Nghiên cứu khoa học trong nuôi trồng thủy sản
1.3.1 Lĩnh vực nghiên cứu
1.3.2 ðặc thù của nghiên cứu khoa học trong NTTS
1
1
4
4
5
6
7
9
9
12
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp luận – khung logic
2.2 Các công ñoạn của tiến trình nghiên cứu
2.2.1 Quan sát
2.2.2 Xây dựng mô hình lý thuyết
2.2.3 Phán ñoán, giả thuyết
2.2.4 Thí nghiệm, phân tích kết quả
2.2.5 ðịnh hướng tiếp theo
2.2.6 Một số vấn ñề cần lưu ý
15
15
18
18
20
23
24
25
27
Chương 3: SỬ DỤNG THỐNG KÊ SINH HỌC TRONG NGHIÊN CỨU NTTS
3.1 Tại sao phải sử dụng thống kê sinh học?
3.2 Học cách sử dụng thống kê qua nghiên cứu cụ thể
3.3 ðiều kiện ñể thống kê sinh học có ý nghĩa
3.3.1 Kích thước mẫu ñủ lớn
3.3.2 Phép ño phải ngẫu nhiên
3.3.3 Quan sát phải ñộc lập
3.3.4 ðảm bảo các giả ñịnh của kiểm ñịnh thống kê
3.3.5 Chọn kiểm ñịnh và các thông số liên quan trước khi nghiên cứu
3.3.6 Kiểm ñịnh tham số hay phi tham số
29
29
31
33
33
34
34
35
35
36
3.3.7 Hiệu lực thống kê
3.4 Phân tích thống kê thường dùng trong nghiên cứu NTTS
3.4.1 Các bài toán nghiên cứu trong NTTS
3.4.2 Các thông số thống kê mô tả và ý nghĩa của chúng
3.4.3 Phân tích tần suất
3.4.4 So sánh trung bình mẫu bằng kiểm ñịnh tham số
3.4.5 Phân tích phương sai
3.4.6 Phân tích tương quan
3.4.7 Phân tích hồi qui
3.5 Một số lưu ý khi xử lý số liệu
3.5.1 Kiểm tra số liệu
3.5.2 Chuyển dạng số liệu
3.5.3 Giả thuyết ñằng sau phép ño ñạc hoặc so sánh
3.5.4 Tính hợp lệ của kết luận
36
37
37
37
42
46
47
50
51
53
53
53
55
55
Chương 4: PHƯƠNG PHÁP THU MẪU VÀ THIẾT KẾ THÍ NGHIỆM
4.1 Phương pháp thu mẫu
4.1.1 Các thuật ngữ và khái niệm
4.1.2 Các loại thiết kế thu mẫu
4.1.3 Qui trình thiết kế thu mẫu
4.1.4 Các kiểu thu mẫu
4.1.5 ðảm bảo nguyên tắc ngẫu nhiên khi thu mẫu
4.1.6 Kích thước mẫu
4.2 Thiết kế thí nghiệm
4.2.1 Tầm quan trọng của thiết kế thí nghiệm
4.2.2 Các bước cần thiết ñể thiết kế thí nghiệm
4.2.3 Các loại thí nghiệm
4.2.4 Một số lưu ý
4.2.5 Các nguyên tắc thiết kế thí nghiệm
4.2.6 Các khái niệm sử dụng trong thiết kế thí nghiệm
4.2.7 Một số kiểu thiết kế thí nghiệm
56
56
56
58
59
61
64
65
66
66
68
68
69
70
72
73
Chương 5: LẬP ðỀ CƯƠNG VÀ CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.1 Các loại ñề cương và yêu cầu về nội dung
5.2 Nội dung của một báo cáo khoa học
77
77
78
5.2.1 Mở ñầu
5.2.2 Tổng luận
5.2.3 Phương pháp nghiên cứu
5.2.4 Kết quả nghiên cứu và Thảo luận
5.2.5 Kết luận và ñề xuất ý kiến
5.2.6 Tài liệu tham khảo
5.2.7 Phụ lục
5.2.8 Tóm tắt
5.3 Các nguyên tắc cần tuân thủ khi viết báo cáo
5.4 Phản biện một báo cáo khoa học
79
79
80
80
81
81
82
82
83
84
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
1
Sản lượng (triệu tấn)
0
20
40
60
80
100
120
140
1998 1999 2000 2001 2002 2003
Năm
Khai thác trong nội ñịa Khai thác từ biển Nuôi nước ngọt Nuôi biển
Chương 1
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
1.1 YÊU CẦU PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÀ VAI TRÒ CỦA NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC – PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
Nhân loại ñã có những bước tiến lớn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mình. Cuộc
cách mạng xanh trong nông nghiệp là một bước ñột phá quan trọng, chứng minh sức mạnh của khoa
học, công nghệ trong việc thoả mãn nhu cầu ngày càng gia tăng của con người về lương thực, thực
phẩm. Việc kết hợp cơ khí hoá với sử dụng các dòng vật nuôi hoặc cây trồng ñược chọn giống di
truyền, phân hoá học và thuốc trừ sâu, phát triển hệ thống kênh mương thủy lợi và sản xuất thức ăn
công nghiệp cho gia cầm, gia súc qua cuộc cách mạng xanh trong những năm của thập kỷ 1970 ñã
giúp cho sản lượng lương thực, thực phẩm từ nông nghiệp tăng ñáng kể. Tuy nhiên, việc sản xuất
thêm lương thực thực phẩm không dừng lại ở ñây. Dân số thế giới phải mất rất nhiều nghìn năm
mới ñạt ñến con số 300 triệu sau công nguyên. Vậy mà chỉ trong có 2000 năm, ñã tăng lên ñến 20
lần - khoảng hơn 6 tỉ người. Theo dự ñoán của Liên Hiệp Quốc, dân số thế giới sẽ là 9 tỉ vào năm
2050 và sản lượng lương thực, thực phẩm phải tăng gấp 3 lần mới ñủ ñảm bảo nhu cầu – vì hiện nay
niều nơi trên thế giới vẫn còn ñang thiếu lương thực, thực phẩm trầm trọng.
Hình 1.1. Tổng sản lượng thủy sản thế giới từ năm 1998 ñến 2003 (FAO 2004)
Sản phẩm thủy sản là nguồn protein quan trọng cho con người. Lượng thủy sản khai thác từ tự
nhiên trong vài thập kỷ gần ñây ñã có dấu hiệu ñạt ñến mức giới hạn (Hình 1.1). Năm 2003, tổng
sản lượng thủy sản của thế giới là 132,8 triệu tấn, trong ñó NTTS ñóng góp 41,9 triệu tấn. FAO
(2004) dự ñoán sản lượng khai thác thủy sản chỉ tăng tối ña là 0,7%/năm cho ñến 2030. Vì thế
NTTS là giải pháp tích cực nhằm bù ñắp lượng thực phẩm thủy sản mà khai thác tự nhiên không
ñáp ứng ñược. Theo tính toán của các chuyên gia, sản lượng NTTS phải ñạt vào năm 2010, 2020 và
2030 lần lượt là 51,1 ÷ 59,7; 69,5 ÷ 83,6 và 102,0 ÷ 121,6 triệu tấn mới có thể ñáp ứng ñược nhu
cầu của nhân loại.
2
Trong thực tế, sự phát triển của NTTS thường vượt quá mức dự ñoán (Lucas & Southgate
2003). Tốc ñộ phát triển của NTTS là khoảng 9,1%/năm trong thời gian gần ñây. ðiều này khiến
cho nhiều người lạc quan, tin tưởng vào khả năng gia tăng sản lượng của nghề nuôi. Trong số này
có Peter Drucker, một học giả nổi tiếng. Drucker (1999) khi ñược The New York Times phỏng vấn
ñã ñặt niềm tin vào NTTS còn cao hơn cả giao dịch thương mại qua internet (Lucas & Southgate
2003). Ông dự báo NTTS là “ngành công nghiệp của 30 năm tới. Tuy nhiên có một số ñiều cần
phải lưu ý như sau.
Bảng 3.1. Sản lượng nuôi trồng thủy sản của 10 quốc gia hàng ñầu (FAO 2004)
Sản lượng (1.000 tấn)
TT
Quốc gia
2000
2002
Tốc ñộ tăng
trưởng năm (%)*
1
Trung Quốc 24.580,0
27.767,3
6,3
2
Ấn ðộ 1.942,0
2.191,7
6,2
3
In-ñô-nê-xia 788,5
914,1
7,7
4
Nhật Bản 762,8
828,4
4,2
5
Băng la ñét 657,1
786,6
9,4
6
Thái Lan 738,2
644,9
- 6,5
7
Na Uy 491,2
553,9
6,2
8
Chi Lê 391,6
545,7
18,0
9
Việt Nam 510,6
518,5
0,8
10
Mỹ 456,0
497,3
4,4
Các nước khác 4.177,5
4.550,2
4,4
Tổng sản lượng 35.496,3
39.798,6
5,9
* Tính riêng cho giai ñoạn 2000-2002
Xét về sản lượng NTTS, châu Á dẫn ñầu thế giới. Theo dự báo, giá của các sản phẩm thủy sản
sẽ tăng do cung thấp hơn cầu. Năm 2002, châu Á sản xuất ñến 91,2% tổng sản lượng và 82% giá trị
của toàn ngành NTTS thế giới (FAO 2004). Tốc ñộ tăng trưởng của NTTS tại các nước ở châu Á là
rất lớn nhưng sự tăng trưởng này chủ yếu là nhờ vào gia tăng diện tích mặt nước sử dụng cho NTTS
và phát triển các doanh nghiệp nhỏ, ña phần ở qui mô gia ñình. Sản lượng NTTS vì thế sẽ bị hạn
chế vì chưa ñưa ñược khoa học và công nghệ hiện ñại vào sản xuất ñể tăng năng suất. Tốc ñộ tăng
trưởng của NTTS ở Việt nam chỉ ñạt có 0,8% từ năm 2000-2002 là dấu hiệu của hạn chế này. Trong
khi ñó, cách ñây chỉ 5 năm, Mỹ ít khi ñược nhắc ñến về NTTS thì năm 2002 họ ñã ñứng thứ 10 trên
thế giới. Về sản lượng chỉ kém Việt nam có 21.200 tấn nhưng tốc ñộ tăng trưởng thì lớn hơn nhiều
(4,6%). ðó chính là nhờ vào ñầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ NTTS, ñiển hình
là thành công trong việc cải thiện năng suất nuôi tôm He Chân trắng thông qua di truyền chọn giống
và trình ñộ xây dựng, vận hành các hệ thống tái sử dụng nước. Na Uy là một trong số ít nước ứng
dụng công nghệ hiện ñại vào NTTS và có những thành tựu rất lớn về công tác gia hóa, chọn giống
cá biển, nghiên cứu và sản xuất vaccine phòng bệnh. Tốc ñộ tăng trưởng của NTTS ở Na Uy ñạt
ñến 6,6% từ 2000-2002. Dự báo sản lượng NTTS của Na Uy sẽ vượt các nước như Thái Lan,
Bangladesh trong thời gian ngắn nhờ vào các chương trình phát triển ñầy tham vọng trên ñối tượng
truyền thống là cá Hồi (salmon) và các ñối tượng mới như cá Tuyết (cod), thờn bơn khổng lồ
(turbot) và cá Sói (wolf fish). Từ ñó có thể thấy công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ hiện ñại ñể nâng cao sản lượng NTTS rất quan trọng. Nếu các quốc gia ở châu Á, trong ñó có
Việt nam, chỉ ñơn thuần tăng sản lượng bằng cách mở rộng diện tích nuôi thì sản lượng chỉ tăng ñến
một mức nhất ñịnh chưa nói ñến những vấn nạn môi trường mà NTTS, nếu không ñược quản lý -
lập kế hoạch phát triển một cách chiến lược, có thể tạo ra. Các ảnh hưởng tiêu cực của cuộc cách
3
mạng xanh trong nông nghiệp lên môi trường và cân bằng sinh thái là bài học và kinh nghiệm cho
NTTS.
Trong thời gian tới, các hướng cần tập trung nghiên cứu phát triển trong NTTS bao gồm:
• Chủ ñộng trong sản xuất giống: sản lượng khai thác thủy sản có xu hướng chựng lại hoặc
giảm ở một số nơi trong thời gian gần ñây (Hình 1.1). Vì thế, nếu NTTS không chủ ñộng sản
xuất ñược con giống nhân tạo mà thu gom con giống từ tự nhiên (nhiều loài cá biển, tôm
Hùm, nhuyễn thể, …) có thể sẽ làm tình hình trở nên xấu hơn. Chủ ñộng sản xuất giống
ñồng nghĩa với ñẩy mạnh công tác gia hoá các ñối tượng nuôi. ðiều này cho phép kiểm soát
tốt hơn bệnh dịch và tạo ñiều kiện cho công tác di truyền chọn giống.
• Tìm kiếm các ñối tượng nuôi mới: NTTS so với nông nghiệp vẫn còn ñang trong thời kỳ
sơ khai. Vì thế cần phải tiếp tục tìm kiếm các ñối tượng nuôi có thể thoả mãn ñược yêu cầu
của nhân loại không chỉ ñơn thuần về thực phẩm mà còn ñể cung cấp dược liệu (ví dụ như
Sam và Bọt biển) hoặc nguyên liệu sản xuất (alginate, carageenan tách chiết từ rong biển).
Việc lựa chọn ñối tượng nuôi không nên chỉ ñơn thuần dựa vào giá trị kinh tế vì mục tiêu
của NTTS là cung cấp thêm thực phẩm cho con người. Các ñối tượng ñược tuyển chọn ñể
phát triển nuôi trồng trên diện rộng phải dễ sản xuất giống nhân tạo, ở bậc dinh dưỡng thấp
(ăn thực vật, ăn tạp) hoặc có nhu cầu ñạm ñộng vật thấp, tốc ñộ tăng trưởng nhanh, nuôi
ñược với mật ñộ cao. Các hạn chế về thị trường có thể ñược giải quyết với các chương trình
tiếp thị lớn.
• Ứng dụng di truyền chọn giống vào NTTS: ñể tạo ra giống mới có tốc ñộ tăng trưởng tốt,
khả năng thích ứng với ñiều kiện môi trường và kháng bệnh cao. Hiện tại mới chỉ có cá
Chép, cá Hồi và gần ñây là tôm He Chân trắng, cá Rô phi ñược chọn giống. Một ví dụ ñiển
hình cho hiệu quả của chọn giống là gà công nghiệp. Năm 1957, một con gà nuôi 45 ngày
chỉ cân nặng có 0,5 kg và tiêu thụ hết 3,0 kg thức ăn. Năm 1991, gà ñược chọn giống ñạt
1,78 kg sau 45 ngày nuôi và chỉ tiêu thụ có 2,3 kg thức ăn (Havenstein et al. 1994).
• Sản xuất thức ăn công nghiệp: hiểu biết về nhu cầu dinh dưỡng của các ñối tượng nuôi còn
rất hạn chế. Các công thức phối chế thức ăn chủ yếu ñược xây dựng dựa trên hiểu biết về
một vài ñối tượng nhưng lại ñược sử dụng cho rất nhiều ñối tượng khác nhau trong cùng
nhóm (Lucas & Southgate 2004). Các tiến bộ vượt bậc gần ñây trong lĩnh vực nghiên cứu và
sản xuất thức ăn ñể ương nuôi ấu trùng của các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao ñã cho
thấy tầm quan trọng và mức ñộ ảnh hưởng của hoạt ñộng này (Hendry et al. 2005). ðể gia
tăng sản lượng và hạ giá thành sản xuất, NTTS cần ñầu tư nhiều hơn vào tìm hiểu nhu cầu
dinh dưỡng của ñối tượng nuôi, tận dụng các phụ liệu trong nông nghiệp và chế biến thức
phẩm ñể sản xuất thức ăn, giảm thiểu lượng bột cá sử dụng và hạn chế các tác ñộng xấu lên
môi trường.
• Nghiên cứu thiết kế và chế tạo công trình nuôi: việc này cho phép mở rộng vùng nuôi ra
những nơi không có nhiều hoạt ñộng kinh tế (vùng biển xa bờ, hoang mạc) ñể tránh cạnh
tranh và ô nhiễm hoặc tại những nơi có qui ñịnh ngặt nghèo về tiêu chuẩn môi trường (sử
dụng hệ thống nuôi tái sử dụng nước hoặc áp dụng công nghệ xử lý chất thải tiên tiến). Hệ
thống nuôi phải ñược thiết kế và chế tạo ñể phù hợp với ñặc ñiểm sinh học, tập tính sống của
ñối tượng và cho phép tăng mật ñộ nuôi ñể tăng năng suất, sản lượng.
• Xây dựng các mô hình NTTS bền vững: nuôi kết hợp nhiều ñối tượng trong cùng một hệ
thống hoặc liên kết các hệ thống nuôi với nhau nhằm tận dụng tối ña tài nguyên, năng lượng
và giảm thiểu các tác ñộng môi trường. Trong các mô hình này việc sử dụng hoá chất, thuốc
kháng sinh ñược giảm thiểu hoặc loại trừ.
4
Nếu ñược ñầu tư thoả ñáng về công nghệ và vốn, sản lượng NTTS có thể ñạt 69,3 triệu tấn vào
năm 2020 (FAO 2004). ðể có thể thực hiện ñược việc này, mỗi quốc gia hoặc ñịa phương phải xác
ñịnh ñược cho mình chiến lược phát triển về ñối tượng, sản lượng, công nghệ sử dụng, phát triển cơ
sở hạ tầng, phát triển thị trường và có chính sách ñầu tư, khuyến khích phát triển NTTS với một hệ
thống quản lý ñủ năng lực và năng ñộng.
1.2 KHÁI NIỆM VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1.2.1 Khoa học
Khoa học là hệ thống tri thức chung của nhân loại về thế giới tự nhiên (Phạm Viết Vượng
2001). Các hiểu biết chung này ñược tích luỹ dần theo thời gian và là kết quả của hoạt ñộng tìm
hiểu thiên nhiên không mệt mỏi của con người. Thiếu những hiểu biết này khả năng khai thác và cải
tạo thiên nhiên ñể phục vụ cuộc sống của con người sẽ vô cùng hạn chế. Chẳng hạn cho ñến khi các
tiến bộ khoa học cho phép phát hiện các túi dầu mỏ nằm sâu trong lòng ñất thì loại vật chất này
chưa thể ñược coi là tài nguyên. Thế nhưng việc phát hiện các túi dầu không thôi cũng chưa ñủ ñể
con người có thể sử dụng nó. Người ta phải nghiên cứu, tìm hiểu và thử nghiệm các cách thức khai
thác (khoan, hút dầu thô ñưa lên mặt ñất) và chế biến dầu thô thành các sản phẩm hữu dụng như
xăng, dầu, các chất tổng hợp … (Miller 2004).
Như thế, khoa học về NTTS chính là những hiểu biết của con người về ñối tượng nuôi, môi
trường nuôi và các thành phần liên quan. Hiểu biết của con người về thủy sinh vật và môi trường
sống của chúng càng cao, khả năng khai thác các sinh vật làm thực phẩm, dược liệu, nguyên vật liệu
phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của nhân loại sẽ càng lớn. Lấy nghề nuôi tôm biển làm ví dụ. Ban
ñầu tôm ñược nuôi giữ trong các ñầm ven biển, ở vùng cửa sông với năng suất thấp, chỉ ñạt vài trăm
kg/ha/năm (Jory & Cabrera 2003). Tôm giống là tôm tự nhiên ñược thu theo con nước thủy triều và
người nuôi hầu như không cho tôm ăn. Qua nghiên cứu, người ta ngày càng hiểu thêm về ñặc ñiểm
sinh học sinh sản, nhu cầu dinh dưỡng và yêu cầu về môi trường sống của tôm. Các hiểu biết này
dẫn ñến sự hình thành công nghệ sản xuất con giống nhân tạo, sự ra ñời của thức ăn công nghiệp và
các công trình nuôi hiện ñại với các thiết bị có khả năng duy trì ñiều kiện môi trường ở mức thích
hợp cho tôm nuôi. Năng suất tôm nuôi thâm canh ñã ñạt hơn 10 tấn/ha/vụ (Lucas & Southgate
2003).
ðược coi là hệ thống tri thức chung của nhân loại, thông tin khoa học tồn tại dưới nhiều dạng
khác nhau: từ các ghi chép ñơn giản, mô tả sự vật hiện tượng ñến các nguyên lý rút ra trên cơ sở các
sự kiện ñã ñược thực nghiệm, ñến các qui luật, học thuyết ñược khái quát hoá bằng tư duy lý luận.
Các phương pháp nhận thức khoa học và qui trình sản xuất cũng là các thông tin khoa học. Phân
loại khoa học mang tính linh ñộng cao. Khoa học càng phát triển, nghiên cứu càng sâu thì nhất thiết
phải chia thành nhiều ngành nhỏ, gọi là qui luật phân hoá. Ngược lại, ñể giải quyết những vấn ñề
lớn, các chuyên ngành nhỏ ñược tập hợp lại ñể hình thành cách khoa học liên ngành, gọi là qui luật
tích hợp. Lịch sử khoa học cho thấy trước ñây, chỉ có một ngành khoa học duy nhất là triết học. Do
có khả năng giải thích các hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên và xã hội, Triết học ñã ñược coi là
khoa học của mọi khoa học. Nhưng ñến nay, khoa học ñã phân hoá thành rất nhiều ngành, lĩnh vực
khác nhau phục vụ yêu cầu tìm hiểu và phát triển của con người. Chỉ riêng về sinh học thôi ta cũng
có thể kể ra nhiều ngành khoa học như ñộng vật học, thực vật học, vi sinh vật học, sinh lý, sinh hoá,
di truyền, thần kinh học, nội tiết tố học Sự kết hợp giữa khoa học môi trường và kinh tế học ñể
hình thành lên một ngành khoa học mới là kinh tế môi trường thể hiện qui luật tích hợp. Ngành
khoa học mới này có nhiệm vụ cân ñối yêu cầu phát triển kinh tế với khả năng có hạn của môi
trường và tài nguyên thiên nhiên nhằm hạn chế tối ña những ảnh hưởng xấu có thể của hoạt ñộng
kinh tế ñến môi trường và tài nguyên thiên nhiên. UNESCO chia khoa học thành 5 lĩnh vực chính
là: khoa học tự nhiên và khoa học chính xác, khoa học kỹ thuật, khoa học nông nghiệp, khoa học về
5
sức khoẻ và khoa học xã hội và nhân văn. Theo cách phân loại này, khoa học NTTS ñược xếp vào
lĩnh vực thứ 3 – khoa học nông nghiệp.
1.2.2 Nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học (NCKH – scientific research) là một hoạt ñộng sáng tạo, nhằm tìm hiểu và
cải tạo thế giới. Ngoài việc tìm hiểu thế giới xung quanh, nghiên cứu khoa học sẽ giúp con người sử
dụng các hiểu biết này ñể khai thác và ci tạo các ñiều kiện tự nhiên theo chiều hướng có lợi cho con
người. Nói cách khác, thông tin khoa học phải hữu ích ñối với ñời sống của con người. Sáng tạo là
ñộng lực quan trọng của nghiên cứu khoa học. Nó ñược thể hiện qua việc ñổi mới cách thức tiếp cận
vấn ñề cần nghiên cứu, thiết kế thí nghiệm, cách thức thu mẫu và xử lý số liệu, phương pháp phân
tích mẫu … Sự sáng tạo trong nghiên cứu khoa học cho phép người làm nghiên cứu có thể giải
quyết vấn ñề một cách triệt ñể trong thời gian ngắn nhất với chi phí tối thiểu. Khi ñiều kiện nghiên
cứu chỉ có hạn, người làm nghiên cứu lại càng phải sáng tạo hơn.
NCKH gồm có 4 loại hình chính. ðó là: nghiên cứu khoa học cơ bản, ứng dụng, triển khai và dự
báo. Mỗi một loại hình nghiên cứu khoa học có những ñặc ñiểm và giá trị riêng. Giữa 4 loại hình
này có sự liên kết chặt chẽ.
• NCKH cơ bản: nhằm khám phá các qui luật, bản chất của hiện tượng nghiên cứu. Sản
phẩm của NCKH cơ bản là tri thức, là các qui luật, nguyên lý Chính vì thế một khi ñược
ứng dụng vào sản xuất, nó có thể ñem lại hiệu quả rất cao. Tuy vậy, hiệu quả của NCKH cơ
bản thường không ñược ñánh giá hết do trình ñộ hữu hạn của khoa học ứng dụng ñương
thời. Các nghiên cứu cơ bản thường tốn kém, ñòi hỏi thời gian dài, thiết bị hiện ñại và ñội
ngũ cán bộ nghiên cứu có trình ñộ cao. Vì thế thường chỉ phát triển ở các nước giàu. NCKH
cơ bản, nếu chỉ ñể hiểu biết về thiên nhiên, ñược gọi là NCKH cơ bản thuần tuý. Ngược lại,
nếu người nghiên cứu ñã có dự kiến về khả năng ứng dụng của thông tin tìm ñược thì nghiên
cứu của họ ñược gọi là NCKH cơ bản có ñịnh hướng. Chẳng hạn trong hiện nay người ta
ñang tập trung nghiên cứu rất nhiều về hiện tượng dị hình ở cá con trong sản xuất giống
thông qua các nghiên cứu mô tả, phân loại các dạng dị hình và xác ñịnh nguyên nhân, cơ
chế gây dị hình (Hendry et al. 2005). Nếu người làm nghiên cứu không hề biết ñây là một
trong những khó khăn của công ñoạn sản xuất giống trong NTTS hoặc ñối tượng nghiên cứu
là một loài không có giá trị kinh tế, nghiên cứu này có thể coi là NCKH cơ bản thuần tuý.
Nếu ñối tượng nghiên cứu là thuộc trên các ñối tượng có giá trị kinh tế thì ñây là nghiên
cứu cơ bản có ñịnh hướng. Các hiểu biết thu ñược sẽ ñược sử dụng ñể tạo ra các biện pháp
kỹ thuật nhằm giảm thiểu hoặc loại trừ hiện tượng này. Một trong những dạng dị hình là cá
bị vặn lưng với nguyên nhân có thể là do thiếu hụt dinh dưỡng (Kowalska et al. 2005) hoặc
ñiều kiện môi trường ương nuôi không thích hợp, e.g. nhiệt ñộ cao hoặc dòng chảy trong bể
ương lớn (Stickland et al. 2005; Nagano et al. 2005).
• NCKH ứng dụng: ứng dụng kết quả của NCKH cơ bản vào thực tiễn sản xuất hoặc ñời
sống xã hội. Sản phẩm của NCKH ứng dụng là các giải pháp kỹ thuật, công nghệ hoặc quản
lý. NCKH ứng dụng ít tốn kém và mang lại hiệu quả nhanh nếu thực hiện tốt. Chính vì thế
thích hợp với các nước ñang phát triển. Kết quả của các nghiên cứu về khu hệ vi sinh vật
trong bể ương nuôi ấu trùng tôm có thể ñược ứng dụng ñể chế tạo probiotics nhằm ổn ñịnh
môi trường ương, ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh. Nghiên cứu về nguyên
nhân của hiện tượng ăn thịt lẫn nhau ở các loài cá dữ ñược ứng dụng vào sản xuất bằng biện
pháp kỹ thuật ñịnh kỳ phân cỡ cá, hoặc nuôi với mật ñộ rất dày.
• NCKH triển khai: NCKH ứng dụng thường bị hạn chế về qui mô. Thử nghiệm dù rất thành
công có thể chỉ ñược triển khai ở qui mô thí nghiệm hay mới chỉ ở một ñịa ñiểm. Khi muốn
áp dụng vào sản xuất ñại trà hoặc tiến hành ở một ñịa phương khác, trong ñiều kiện khác
6
phải thông qua NCKH triển khai. Loại hình nghiên cứu này thường gắn liền với hoạt ñộng
chuyển giao, ñiều chỉnh công nghệ.
• NCKH dự báo: thường gặp trong các nghiên cứu về kinh tế, phát triển. Căn cứ trên những
hiểu biết và các thông số sản xuất hiện tại, người ta dự báo về xu hướng phát triển của
ngành. ðộ chính xác của dự báo phụ thuộc vào hiện trạng phát triển của khoa học và ñộ
chính xác của những thông tin mà người nghiên cứu sử dụng. Trong NTTS, người làm
nghiên cứu có thể dự ñoán mức ñộ phát triển của một nghề nuôi (diện tích mặt nước, sản
lượng, giá trị hàng hoá …) dựa trên việc thu thập và phân tích thông tin về tiềm năng diện
tích mặt nước, trình ñộ khoa học công nghệ trong các lĩnh vực liên quan, trình ñộ chuyên
môn của người nuôi, nhu cầu và xu thế phát triển của thị trường nội ñịa và xuất khẩu, khả
năng cung cấp con giống, thức ăn, các thể chế, chính sách của ñịa phương, nhà nước kết hợp
với hiểu biết về các trường hợp tương tự, nếu có, ở các ñịa phương hoặc quốc gia khác.
1.2.3 Các ñặc thù của nghiên cứu khoa học
NCKH có 8 ñặc thù và cũng là yêu cầu, bao gồm: tính mới, tính thông tin, tính kế thừa, tính tin
cậy, tính khách quan, tính rủi ro, tính cá nhân và tính phi kinh tế. Người làm nghiên cứu cần phải
hiểu rõ các ñặc thù/yêu cầu này ñể ñảm bảo chất lượng của nghiên cứu do mình thực hiện và ñánh
giá khách quan các nghiên cứu khác.
• Tính mới: là ñộng lực phát triển của khoa học. NCKH sau phải mới so với NCKH ñã ñược
thực hiện trước ñó. Tính mới có thể ñược thể hiện qua một trong những khía cạnh sau: nội
dung nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, cách lập luận, phân tích kết quả. Nội dung
nghiên cứu mới sẽ ñem lại những hiểu biết mới. Phương pháp mới hoặc phương pháp ñược
cải tiến phải khắc phục ñược nhược ñiểm, hạn chế của các phương pháp ñã sử dụng trong
các nghiên cứu tương tự.
• Tính kế thừa: nghiên cứu sau phải kế thừa và phát triển kết quả của những nghiên cứu
trước (nếu không có nghi vấn gì). Người làm nghiên cứu trước khi xây dựng ñề cương
nghiên cứu cần tham khảo ñầy ñủ các thông tin ñã có, tránh trường hợp vội vàng bỏ qua
những thông tin quan trọng hoặc phủ nhận các thông tin ñã có ñơn giản vì chúng không ủng
hộ ý tưởng hoặc giả thuyết nghiên cứu của mình. Một khi ñã tiếp cận một cách tương ñối
ñầy ñủ thông tin tham khảo, các phán ñoán nhận ñịnh của người làm nghiên cứu sẽ khả dĩ
hơn.
• Tính tin cậy: kết quả của của nghiên cứu phải có ñộ tin cậy cao. Tính tin cậy của NCKH
ñược thể hiện qua việc xác ñịnh chính xác vấn ñề cần nghiên cứu, có phương pháp nghiên
cứu phù hợp, thu thập số liệu và phân tích kết quả một cách khác quan. Tính tin cậy thể hiện
qua khả năng lặp lại của nghiên cứu. Có nghĩa là, người khác phải có khả năng thực hiện lại
ñược nghiên cứu và thu ñược kết quả tương tự nếu ñảm bảo ñúng các ñiều kiện nghiên cứu
ñã mô tả trong báo cáo ñề tài của bạn.
• Tính khách quan: mọi nhận xét, kết luận phải tuân thủ kết quả nghiên cứu và dựa trên các
lập luận khoa học. Kết quả nghiên cứu của mình nếu mẫu thuẫn với các tác giả khác cần
phải ñược giải thích, làm rõ nguyên nhân. Tuyệt ñối tránh những nhận ñịnh cảm tính hoặc
mâu thuẫn với kết quả của kiểm ñịnh thống kê ñã lựa chọn (trước khi thu số liệu) và thực
hiện. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, người nghiên cứu không nên ñể những nhận
ñịnh chủ quan của mình ảnh hưởng ñến việc thu thập và xử lý số liệu. Chẳng hạn như trước
khi tiến hành so sánh 3 loại thức ăn ñể nuôi cá ñã ñịnh trước loại thức ăn do cơ quan mình
phối chế phải là loại ñạt ñược hiệu quả cao nhất.
7
• Tính thông tin: thông tin thu ñược từ NCKH có thể chỉ có giá trị nhất thời. Người làm
nghiên cứu vì thế phải thường xuyên cập nhật thông tin trong lĩnh vực của mình ñể tránh lặp
lại một cách không cần thiết các nghiên cứu ñã ñược thực hiện và có ñầy ñủ thông tin hơn
về ñối tượng nghiên cứu, giúp cho việc xây dựng kế hoạch nghiên cứu và thảo luận kết quả
chính xác hơn. Mặt khác, thông tin thu ñược từ nghiên cứu phải ñược công bố càng sớm
càng tốt. Dung lượng thông tin trong các báo cáo khoa học phải cao và ñầy ñủ về ñề tài ñã
thực hiện ñể người ñọc có thể hiểu và ñánh giá chất lượng của nghiên cứu một cách dễ
dàng.
• Tính rủi ro: NCKH có thể thất bại. Trong thực tế NCKH số lượng các ñề tài nghiên cứu
thất bại lớn hơn rất nhiều so với số lượng các ñề tài nghiên cứu thành công. Mọi thất bại
trong NCKH ñều có giá trị nếu người làm nghiên cứu giải thích hoặc chí ít cũng phán ñoán
ñược nguyên nhân dẫn ñến thất bại hay lý do dẫn ñến phán ñoán sai của mình.
• Tính cá nhân: tư duy sáng tạo và vai trò dẫn dắt của một hoặc vài cá nhân trong các ñề tài,
chương trình nghiên cứu khoa học lớn rất quan trọng. Trong NCKH mọi ý kiến, phương án
hay của một cá nhân, bất luận vị trí công tác hay trình ñộ ñều ñược trân trọng. ðóng góp của
từng cá nhân cho ñề tài nghiên cứu sẽ ñược ghi nhận và phân biệt theo thứ tự tên các tác giả
trong báo cáo khoa học hoặc báo cáo tổng kết ñề tài.
• Tính phi kinh tế: NCKH thường rất tốn kém nhưng không phải lúc nào hiệu quả kinh tế
của nó cũng ñược thể hiện ngay. Thêm vào ñó, việc ñịnh mức lao ñộng trong NCKH cũng
rất khó khăn bởi những phát minh, các ý tưởng nghiên cứu ñộc ñáo có thể chỉ ñến trong ñầu
nhà khoa học qua vài giây suy nghĩ những ñòi hỏi một quá trình tích luỹ kinh nghiệm và
kiến thức lâu dài. Thời gian và công sức dành cho NCKH không phải bao giờ cũng tỉ lệ
thuận với mức ñộ thành công.
Hiểu ñược những yêu cầu/ñặc thù này, người làm nghiên cứu khoa học phải ñảm bảo nghiên
cứu do mình thực hiện ñem lại những thông tin khoa học mới, góp phần phát triển các học
thuyết/mô hình lý thuyết trong lĩnh vực nghiên cứu, sử dụng phương pháp hợp lý ñể số liệu thu
ñược có ñộ tin cậy cao, ñưa ra các kết luận khách quan và nhanh chóng công bố kết quả. Các ñặc
thù xã hội của nghiên cứu khoa học (tính cá nhân, tính phi kinh tế) giúp xác lập mối quan hệ giữa
những người nghiên cứu và ñánh giá ñúng hơn giá trị của lao ñộng khoa học.
1.2.4 Phương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu khoa học là cách thức, công cụ hay phương tiện ñể nghiên cứu khoa
học. Cụ thể hơn, phương pháp NCKH chính là cách thức mà người nghiên cứu sử dụng ñể thu thập
và xử lý số liệu/thông tin về vấn ñề mình quan tâm. Xét về cách thức, người làm nghiên cứu có thể
quan sát hoặc tiến hành thực nghiệm ñể thu thập số liệu/thông tin về ñối tượng hoặc hiện tượng cần
nghiên cứu. Thực nghiệm ñược xem là linh hồn của nghiên cứu khoa học hiện ñại nhờ khả năng
phát hiện các mối quan hệ nhân quả và khả năng lặp lại nhiều lần của nó. Quan sát ñược coi là bước
khởi ñầu quan trọng (xem Chương 2).
Quan sát là phương pháp rất thông dụng khi con người bắt ñầu tìm hiểu về thiên nhiên. Cho ñến
nay giá trị và tầm quan trọng của nó vẫn còn nguyên vẹn. Người có tư chất nghiên cứu khoa học
trước hết phải là người có óc quan sát. Kết quả của quan sát là các mô tả về ñối tượng, ví dụ thời
ñiểm cá Trắm cỏ ñẻ trứng, hoặc hiện tượng, ví dụ cá nuôi trong ao nổi ñầu vào buổi sáng sớm.
Phương pháp này ñòi hỏi trực quan nhạy bén của người quan sát, phương pháp ghi chép và các thiết
bị ño ñạc phụ trợ. Kiến thức chuyên môn của người quan sát rất quan trọng, ñặc biệt khi muốn phát
hiện mối quan hệ có thể giữa vô vàn sự kiện, hiện tượng với nhau. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy mà
quan sát dễ mang tính chủ quan của người thực hiện. Quan sát thường ñược thực hiện trong ñiều
8
kiện tự nhiên. Vì thế lựa chọn thời ñiểm và ñịa ñiểm quan sát mang tính quyết ñịnh. Người nghiên
cứu cũng có thể thiết lập sự kiện ñể tiến hành quan sát. Vấn ñề là ở chỗ, ñiều kiện do người nghiên
cứu tự thiết lập có gần với ñiều kiện tự nhiên hay không? Quan sát là tiền ñề rất quan trọng cho các
nghiên cứu thực nghiệm tiếp theo. Thực nghiệm hay thí nghiệm nhằm kiểm chứng các giả thuyết,
nghi vấn hình thành từ những quan sát ban ñầu. Nó ñi sâu tìm hiểu về nguyên nhân, cơ chế và mức
ñộ ảnh hưởng của của các hiện tượng tự nhiên. Thực nghiệm cho phép tách vấn ñề/hiện tượng
nghiên cứu thành các vấn ñề nhỏ, thay ñổi ñiều kiện nghiên cứu theo chủ ý của người làm nghiên
cứu và lặp lại ñược nhiều lần. Tuỳ thuộc vào vấn ñề nghiên cứu ñặt ra mà người nghiên cứu thiết
lập ñiều kiện phục vụ cho nghiên cứu của mình với sự hỗ trợ của thiết bị. Giá trị của thực nghiệm,
tuy nhiên, phụ thuộc rất nhiều vào mức ñộ tương ñồng giữa ñiều kiện thực nghiệm và ñiều kiện tự
nhiên. ða số các thí nghiệm ñều ñược thực hiện ở qui mô nhỏ và có ít yếu tố ñộng hơn là trong tự
nhiên.
Khi tiến hành tìm hiểu bản chất của sự vật, hiện tượng công việc của một người làm nghiên cứu
khoa học là “phát hiện sự khác biệt giữa nhiều hiện tượng tương tự nhau và tìm ra những ñiểm
chung của nhiều sự kiện, hiện tượng khác nhau”. ðể làm ñược công việc này, người làm nghiên cứu
khoa học phải có khả năng phân tích, lập luận tốt. Diễn dịch và qui nạp là hai phép suy luận khoa
học ñược sử dụng. Suy luận diễn dịch là suy luận từ cái chung, cái ñã biết – ñã khẳng ñịnh ñến cái
riêng, phân tích cho những trường hợp cụ thể. Qui nạp lại ñi từ nhiều cái riêng khác nhau ñể lập
luận, ñi ñến những kết luận, nguyên lý chung. Trong nghiên cứu khoa học, hai phép suy luận này
ñược sử dụng nhuần nhuyễn và hỗ trợ cho nhau.
Bacon & Mill là những người ñi ñầu trong việc phát triển phương pháp nghiên cứu khoa học và
dựa hoàn toàn vào phép qui nạp - induction (Gower 2005). Theo phép này, người làm nghiên cứu
có thể kết luận giả thuyết hoặc học thuyết của mình ñưa ra là ñúng khi thu thập ñủ các bằng chứng
và không bị bất cứ quan sát nào phản bác giả thuyết của mình. Hạn chế rõ ràng nhất của cách tiếp
cận này là ở chỗ người ta không thể nào thu thập ñủ các quan sát, bằng chứng ủng hộ cho giả
thuyết/học thuyết của mình cả. Nghiên cứu khoa học hiện ñại sử dụng một phương pháp khác:
phương pháp diễn dịch (deduction). Tức là xây dựng các dự ñoán hoặc giải thích dựa trên cơ sở
của các học thuyết, các qui luật ñã ñược xác ñịnh. Karl Poper (1968, 1969 dẫn từ Quin & Keough
2004) chuẩn hoá cách tiếp cận này và gọi là hypothetico-deduction approach dựa trên nguyên tắc
chứng minh sai (falsificationism). Theo ñó, các mô hình lý thuyết và giả thuyết ñi kèm với chúng
sẽ ñược chứng minh là không có căn cứ. Muốn chứng mình một giả thuyết là ñúng, người ta xây
dựng ñối thuyết (ngược lại với giả thuyết) và chứng minh ñối thuyết này là sai và suy ra giả thuyết
ñúng. ðể chứng minh ñối thuyết sai, người nghiên cứu chỉ cần tìm một bằng chứng phản bác lại nó.
Người làm nghiên cứu khoa học vì thế dùng phép qui nạp ñể xây dựng mô hình/giả thuyết. Sau ñó
thông qua cả một quá trình diễn dịch logic ñể kiểm ñịnh mô hình/giả thuyết ñã ñưa ra.
Cách thức thu thập số liệu sẽ quyết ñịnh ñến giá trị, ñộ tin cậy của những số liệu này. Cách xử lý
và phân tích số liệu cũng quan trọng không kém. Khi thực hiện nghiên cứu, người làm nghiên cứu
tuỳ theo cách thức thu thập số liệu của mình cần thiết phải có ñược các công cụ và vật liệu thích
hợp. Ví dụ muốn nuôi giữ cá tối thiểu phải có bể, có thiết bị sục khí, nước và thức ăn cho cá. Muốn
xác ñịnh hàm lượng oxy hoà tan trong nước bằng phương pháp Winkler, ngoài khả năng thao tác về
kỹ thuật, người nghiên cứu phải có thiết bị thu mẫu nước, hoá chất cố ñịnh mẫu, buret chuẩn ñộ với
các hóa chất, chỉ thị màu cần thiết.
Phương pháp xử lý số liệu và ñưa ra kết luận quan trọng không kém. Kết quả nghiên cứu khoa
học phải ñược trình bày dưới dạng xác xuất (bắt gặp sự kiện mà người nghiên cứu ñã quan sát
ñược). Vì thế cần thiết phải có sự hỗ trợ của lý thuyết xác xuất và các phương pháp thống kê sinh
học (xem chương 4). Lý do là nghiên cứu khoa học do con người thực hiện và có thể bị ảnh hưởng
bởi cảm tính của người làm nghiên cứu. Một số người có xu hướng khăng khăng bảo vệ ý tưởng của
9
mình ngay cả khi có bằng chứng phản bác giả thuyết hoặc mô hình mà họ xây dựng. Một số khác ra
sức bám chặt lấy các nhận ñịnh cảm tính của mình, không dựa vào số liệu mà nghiên cứu thu ñược.
Sử dụng thống kê sinh học trong thiết kế thí nghiệm, thiết kế thu mẫu và xử lý số liệu sẽ giúp ñảm
bảo tính khách quan của nghiên cứu (Quin & Keough 2004). Ngày nay, các NCKH mang tính thực
nghiệm mà kết quả nghiên cứu không ñược xử lý bằng phương pháp thống kê coi như không có giá
trị công bố. Việc tính toán, tiến hành kiểm ñịnh thống kê trở nên nhẹ nhàng với sự xuất hiện của
máy tính ñiện tử. Các phần mềm thống kê có cả chức năng ñồ họa như Genstat, Stat Graphic hay
SPSS chính là công cụ ñắc lực giúp cho người làm nghiên cứu khoa học thực hiện phương pháp do
mình lựa chọn.
Với từng ñề tài cụ thể, phương pháp nghiên cứu ñược qui ñịnh bởi mục tiêu và nội dung nghiên
cứu. Các phương pháp ñược lựa chọn phải chuẩn, khách quan, có ñộ chính xác cao và lặp lại ñược
và sẽ ñược bàn luận thêm trong Chương 3.
1.3 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
1.3.1 Lĩnh vực nghiên cứu
Nghiên cứu khoa học trong nuôi trồng thuỷ sản có thể ñược chia làm 4 mảng chính, bao gồm
các nghiên cứu về: ñối tượng nuôi, môi trường nuôi và khả năng ñiều khiển tương tác giữa môi
trường và ñối tượng nuôi (hay là các biện pháp kỹ thuật).
a. Nghiên cứu về ñối tượng nuôi
Là nghiên cứu cơ bản có ñịnh hướng, có thể ñược thực hiện trên các ñối tượng ñang ñược nuôi
phổ biến (ví dụ như cá Rô phi, cá Chép, tôm Sú, cá Ba sa) hoặc các ñối tượng tiềm năng (cá Bớp,
tôm Hùm, cá Nhiên). Các nghiên cứu thuộc dạng này tập trung tìm hiểu các ñặc ñiểm sinh học và
sinh thái học của ñối tượng, với ñịa chỉ ứng dụng ñã ñược xác ñịnh sẵn bởi người làm nghiên cứu.
Nghiên cứu về ñặc ñiểm sinh học có thể tập trung vào ñặc ñiểm dinh dưỡng (ñể ñảm bảo dinh
dưỡng ñầy ñủ cho ñối tượng nuôi ở các giai ñoạn khác nhau), ñặc ñiểm sinh trưởng (ñể biết giai
ñoạn nào thích hợp nhất cho NTTS) hay sinh sản (làm cơ sở cho các biện pháp kỹ thuật ñể sinh sản
nhân tạo con giống) hoặc tập tính sống (nhằm thiết kế công trình nuôi, xây dựng các biện pháp kỹ
thuật phù hợp với ñối tượng). Nghiên cứu về sinh thái học quan tâm ñến tương tác giữa sinh vật và
môi trường, thường tập trung vào việc xác ñịnh các giới hạn sinh thái và tương tác giữa sinh vật với
sinh vật (quan hệ vật dữ con mồi, vật chủ và tác nhân gây bệnh). Dựa trên các hiểu biết này, người
nghiên cứu khuyến nghị người nuôi và những người nghiên cứu khác tìm cách duy trì các yếu tố
môi trường trong khoảng thích hợp và có biện pháp can thiệp khi ñiều kiện môi trường diễn biến
theo chiều bất lợi cho ñối tượng nuôi.
Ta có thể thấy với bất kỳ một ñối tượng nuôi nào, khối lượng công việc phải thực hiện là rất
lớn. Các nghiên cứu về một ñối tượng vì thế phải ñược hoạch ñịnh và phân bổ trước (cho từng thời
kỳ, từng nhóm nghiên cứu, từng cá nhân) ñể ñảm bảo nghiên cứu này hỗ trợ, bổ sung cho nghiên
cứu kia mới có thể ñem lại hiệu quả cao. Nghiên cứu thiếu ñịnh hướng thường dẫn ñến hiện tượng
tập trung quá nhiều vào một mảng và khó có thể tạo ñột phá về công nghệ nuôi, cũng như sản
lượng. Ở các nước phát triển, nghiên cứu về ñối tượng nuôi thường ñược triển khai tương ñối ñồng
bộ nhờ vào nguồn lực tài chính mạnh và cơ sở vật chất, trang thiết bị ñầy ñủ. Với các nước ñang
phát triển, việc này khó thực hiện hơn rất nhiều. Tuy nhiên, người làm nghiên cứu khoa học phải
xác ñịnh ñược cho mình hướng, phạm vi nghiên cứu. Làm sao ñể các ñề tài do mình hoặc nhóm
nghiên cứu của mình thực hiện sẽ bổ sung cho các nghiên cứu trước. Số liệu, thông tin thu ñược kết
hợp với các số liệu, thông tin ñã có sẽ giúp làm sáng tỏ nhiều vấn ñề quan trọng. Ở mức ñộ quản lý
nghiên cứu khoa học, người làm công tác này phải thể hiện ñược vai trò ñiều phối của mình qua
việc ñịnh hướng các ñề tài nghiên cứu hoặc ưu tiên phân bổ kinh phí cho các ñề tài phù hợp với
10
chiến lược và kế hoạch phát triển của ngành. Thiếu một kế hoạch dài hạn với lộ trình chi tiết, công
tác quản lý khoa học của bất cứ ñơn vị hay cấp ñộ nào cũng sẽ gặp khó khăn và mất nhiều thời gian
hơn ñể ñạt ñược những mục tiêu ñặt ra.
Người làm nghiên cứu về NTTS có thể sử dụng các thông tin có sẵn về ñối tượng mình quan
tâm do những người làm nghiên cứu sinh học cơ bản thu thập ñược. Tuy nhiên, do mục ñích nghiên
cứu khác nhau (xem mục 1.2) nên trong nhiều trường hợp, người làm nghiên cứu về NTTS thường
không có ñủ những thông tin cần thiết từ nghiên cứu sinh học cơ bản. Vì thế mà các nghiên cứu cơ
bản có ñịnh hướng ngày càng phổ biến hơn trong nghiên cứu nuôi trồng trồng thủy sản và ñã góp
phần quan trọng tạo ra các ñột phá về công nghệ nuôi và sản lượng.
b. Nghiên cứu về môi trường
Cũng là các nghiên cứu cơ bản có ñịnh hướng và rất quan trọng trong NTTS. Sinh vật cần có
môi trường sống thích hợp. Mục tiêu của người NTTS là tạo môi trường thích hợp cho ñối tượng
mình sẽ nuôi. Khả năng can thiệp của con người vào tự nhiên chỉ có hạn nên trước hết nghiên cứu
về môi trường nhằm xác ñịnh vùng nuôi (vì ñiều kiện môi trường thay ñổi theo vùng ñịa lý) và mùa
vụ nuôi (vì ñiều kiện môi trường biến ñổi theo thời gian) cho các ñối tượng quan tâm. Nghiên cứu
về ñiều kiện môi trường của một khu vực nào ñó, thường ñược gọi là “ñiều tra cơ bản”, nên tập
trung vào việc khái quát các ñặc ñiểm của môi trường về khí tượng thủy văn, các ñặc ñiểm thủy lý
thủy hoá, tính chất thổ nhưỡng, khu hệ sinh vật và biến ñộng của các yếu tố này theo thời gian, ước
tính và dự báo tác ñộng môi trường của các hoạt ñộng kinh tế trong khu vực nghiên cứu.
Môi trường tự nhiên luôn luôn biến ñộng. Vì thế mà các nghiên cứu về môi trường phải ñược
tiến hành liên tục. Khi tiến hành các nghiên cứu về môi trường, người làm nghiên cứu trước khi
triển khai hoạt ñộng phải dành nhiều thời gian ñể quan sát, tìm hiểu về vùng nghiên cứu và thiết kế
thu mẫu thật cẩn thận (ñiểm thu, kích thước mẫu, tần suất thu – xem chương 4). Vội vàng triển khai
nghiên cứu, thiếu ñầu tư về thiết kế thu mẫu có thể làm giảm ñáng kể giá trị thông tin của cả một
chương trình nghiên cứu lớn, chưa nói ñến khả năng lãng phí công sức, tiền của trong một số trường
hợp. ðịa chỉ ứng dụng của các thông tin dự kiến sẽ thu thập, ñiều tra hay quan trắc phải ñược xác
ñịnh trước khi tiến hành nghiên cứu chứ không phải sau khi ñã thực hiện xong nghiên cứu.
Người làm nghiên cứu về NTTS phải tìm cách thu thập và sử dụng các nguồn thông tin có sẵn
từ quan trắc thường xuyên về khí tượng thủy văn, kết hợp với thông tin có ñược từ các nghiên cứu
về ñịa chất và ña dạng sinh học ñể giảm bớt khối lượng công việc ñiều tra của mình và có thể thảo
luận, kết luận về ñề tài của mình dựa trên hiểu biết tổng thể về khu vực nghiên cứu.
c. Nghiên cứu xây dựng các biện pháp kỹ thuật nuôi
Thuộc loại hình nghiên cứu ứng dụng. Nó sử dụng các thông tin, hiểu biết thu ñược từ hai mảng
nghiên cứu trên nhằm thiết lập ñiều kiện phù hợp nhất (trong giới hạn hiểu biết và trình ñộ công
nghệ ñương thời). Việc lựa chọn các ñối tượng nuôi cho từng khu vực hoặc mùa vụ dựa trên các
hiểu biết về môi trường và ñặc ñiểm sinh học của ñối tượng chỉ mang tính tương ñối và ñược qui
ñịnh bởi các yếu tố mà khả năng can thiệp của con người lên chúng là rất hạn chế ở qui mô nuôi
thương phẩm (ví dụ như chế ñộ nhiệt, ñộ mặn, chế ñộ chiếu sáng). Ngay cả với những ñối tượng
phân bố tự nhiên trong vùng, khi ñưa chúng vào nuôi trong ao, bể, ñăng hay lồng ñều tạo ra những
thay ñổi về ñiều kiện sống mà không phải ñiều kiện nào, ở mức ñộ nào sinh vật cũng thích ứng
ñược. Vì thế người làm nghiên cứu phải tìm cách xây dựng các biện pháp kỹ thuật phù hợp, có thể
là về công trình nuôi, chế ñộ cho ăn, chăm sóc, quản lý, v.v. Chẳng hạn như cá Bớp có tập tính bơi
lội khỏe và liên tục vì thế lồng hay bể nuôi phải lớn và có dạng tròn. Bể ương nuôi ấu trùng tôm,
cua phải sơn màu tối ở mặt trong vì chúng hướng quang mạnh, có thể bị tổn thương khi va ñập vào
thành bể hoặc dồn tụ gần thành bể. Bào ngư, tôm Hùm, tôm Mũ ni ñều hoạt ñộng về ñêm vì thế
lượng cho ăn phải nhiều vào ban ñêm hoặc công trình nuôi phải ñược che chắn ñể giảm ñộ dài ngày,
11
giúp vật nuôi hoạt ñộng bắt mồi nhiều hơn. Tốc ñộ tăng trưởng của cá Mú không ñều giữa các cá
thể. Trong ñiều kiện nuôi, khi không gian dành cho từng cá thể nhỏ hơn rất nhiều so với trong ñiều
kiện tự nhiên khiến cho hao hụt do cá ăn thịt lẫn nhau lớn, biện pháp kỹ thuật ñể giải quyết vấn ñề
này là thường xuyên phân cỡ cá khi nuôi lồng hoặc tạo nơi trú ẩn cho cá nuôi trong ao. Bơm nước
làm mưa nhân tạo và tạo dòng chảy nhẹ kích thích cá Chép ñẻ cũng là một biện pháp kỹ thuật ñược
xây dựng dựa trên các hiểu biết về tập tính sinh sản của cá chép và ñiều kiện môi trường vào mùa
sinh sản. Tất cả các biện pháp kỹ thuật này ñều cần phải ñược nghiên cứu thử nghiệm, ñiều chỉnh và
hoàn thiện.
Hiện nay, do tính chuyên môn hoá trong NTTS người ta thường phân chia mảng nghiên cứu này
thành nhiều lĩnh vực dựa trên các công ñoạn của qui trình nuôi và các nghiên cứu mang tính hỗ trợ.
Các lĩnh vực này ñan xen, quan hệ mật thiết với nhau.
(i) Thiết lập và quản lý ñàn bố mẹ: nghiên cứu tạo và nuôi vỗ các cá thể bố mẹ, xây dựng
tiêu chuẩn lựa chọn các cá thể bố mẹ, nghiên cứu các biện pháp kích thích – nâng cao
hiệu quả sinh sản, xây dựng các tiêu chuẩn ñánh giá chất lượng của sản phẩm sinh dục
(trứng, tinh trùng) trong mối liên quan với chất lượng con giống và khả năng phát triển
của chúng khi ñưa vào nuôi thương phẩm.
(ii) Ương nuôi ấu trùng và con giống: nghiên cứu các ñặc ñiểm sinh học và sinh thái học của
ấu trùng và con giống, thiết kế công trình nuôi thích hợp, xây dựng các biện pháp kỹ
thuật về ñể xem xét khả năng ương nuôi hoặc nâng cao hiệu quả ương nuôi ấu trùng và
con giống.
(iii) Nuôi thương phẩm: xây dựng công trình, mô hình nuôi phù hợp cho từng ñiều kiện cụ
thể, nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật ñể nâng cao hiệu quả nuôi, giảm chi phí sản xuất,
nâng cao chất lượng của sản phẩm nuôi, hạn chế tác ñộng môi trường của nghề NTTS.
(iv) Dinh dưỡng và sản xuất thức ăn: thường gắn liền với một ñối tượng nào ñó (ví dụ như
tôm Càng xanh, cá Chẽm hoặc cá Hồi) cho tất cả các giai ñoạn hoặc một giai ñoạn nhất
ñịnh của một nhóm ñối tượng (ví dụ như cá biển, giáp xác, cá da trơn). Các nghiên cứu
thuộc lĩnh vực này ngày càng trở nên quan trọng hơn và ñang trong giai ñoạn phát triển
với rất nhiều thành tựu, ñặc biệt ở công ñoạn ương nuôi ấu trùng - sản xuất con giống
(cho rất nhiều ñối tượng) và với các ñối tượng truyền thống có giá trị cao như tôm Sú, cá
Hồi, cá Thờn bơn. Các nghiên cứu thuộc lĩnh vực này tập trung vào việc xác ñịnh nhu
cầu dinh dưỡng của ñối tượng ở các giai ñoạn phát triển khác nhau; tìm hiểu khả năng
tiêu hoá, hấp thụ và phân bổ năng lượng cho các hoạt ñộng sống của ñối tượng nuôi;
phối chế thức ăn; giàu hoá thức ăn; thiết lập khẩu phần ăn và chế ñộ cho ăn phù hợp cho
từng giai ñoạn một, nghiên cứu ñiều chỉnh chất lượng dinh dưỡng của sản phẩm thông
qua loại thức ăn sử dụng và chế ñộ cho ăn.
(v) Bệnh thủy sản và quản lý sức khoẻ vật nuôi thủy sản: bệnh dịch xuất hiện trong tất cả
các hình thức NTTS và thường gây thiệt hại lớn về sản lượng (ví dụ như các bệnh do
virus gây ra trên tôm hoặc cá) hoặc giảm giá trị của sản phẩm nuôi (ví dụ như ký sinh
trùng hoặc vi khuẩn làm tổn thương da). Nghiên cứu phòng và trị bệnh là một phần
không thể thiếu ñược với bất cứ ñối tượng nuôi nào. Trọng tâm nghiên cứu có thể là ñặc
ñiểm dịch tễ của bệnh (mùa vụ xuất hiện, con ñường lây truyền, các yếu tố liên quan ñến
sự bùng phát của dịch bệnh, v.v.), xác ñịnh tác nhân gây bệnh, triệu chứng bệnh lý,
nghiên cứu chế tạo vaccine và hoá dược ñể phòng trị bệnh, nghiên cứu chế tạo probiotics
(hệ vi sinh vật có lợi) có khả năng ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh, nghiên
cứu các biện pháp tổng hợp nhằm nâng cao sức khoẻ của vật nuôi thủy sản, kết hợp với
chọn giống nghiên cứu tạo dòng sạch bệnh – kháng bệnh.
12
(vi) Quản lý môi trường trong NTTS: bao gồm cả môi trường trong hệ thống nuôi và môi
trường chung. Nghiên cứu thuộc lĩnh vực này tập trung vào việc cải thiện chất lượng
nước của môi trường nuôi thông qua việc thiết kế và cải tiến hệ thống; nghiên cứu các
biện pháp xử lý nước, tái sử dụng nước, xử lý chất thải của NTTS; nghiên cứu nuôi
trồng kết hợp các ñối tượng ñể tận dụng tài nguyên và tăng sức tải sinh thái của môi
trường; nghiên cứu kết hợp NTTS với các hệ thống canh tác hoặc hoạt ñộng kinh tế
khác; ñánh giá tác ñộng môi trường; tính toán sức tải sinh thái của môi trường; mô hình
hoá và dự báo các biến ñộng môi trường, v.v.
(vii) ðiều tra hiện trạng kỹ thuật: nhằm tổng kết một mô hình nuôi hoặc hiện trạng kỹ thuật
của một nghề nuôi tại một ñịa ñiểm xác ñịnh. ðiều tra hiện trạng kỹ thuật có thể tập
trung vào một công ñoạn nào ñó của qui trình nuôi cũng có thể khái quát hết toàn bộ qui
trình. Các nghiên cứu thuộc dạng này, nếu thực hiện tốt, sẽ rất có giá trị. Chúng giúp cho
người làm nghiên cứu nắm bắt ñược tình hình thực tiễn, phát hiện các khó khăn trong
sản xuất, các hạn chế về kỹ thuật ñể tìm hướng giải quyết.
d. ðánh giá tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản, ñiều tra tình hình kinh tế xã hội
Các nghiên cứu thuộc lĩnh vực này chủ yếu nhằm cung cấp các thông tin giúp cho người làm
công tác quản lý (i) xem xét khả năng phát triển NTTS, lựa chọn công nghệ (ii) xây dựng các chính
sách, qui ñịnh ñể khuyến khích hoặc kiểm soát sự phát triển của NTTS (iii) ñánh giá hiệu quả của
các chính sách hỗ trợ, phát triển NTTS. ðối với người làm nghiên cứu, các thông tin và quan sát thu
thập ñược từ các ñợt ñiều tra, tìm hiểu thực tế sẽ giúp ñịnh hướng nghiên cứu, ñiều chỉnh công
nghệ.
1.3.2 ðặc thù của nghiên cứu khoa học trong NTTS
NTTS là một ngành sản xuất. Nghiên cứu khoa học trong NTTS vì thế thường ñược cho là
thuộc loại hình nghiên cứu ứng dụng. Các nghiên cứu này ứng dụng một cách tổng hợp những
thông tin thu ñược từ nghiên cứu cơ bản trong các lĩnh vực sinh học, sinh thái học, hồ ao học, ñịa
chất, hoá học, vật lý, khoa học môi trường v.v. ñể thiết kế và xây dựng hệ thống nuôi, xây dựng các
biện pháp kỹ thuật và qui trình sản xuất. Tuy nhiên, không phải lúc nào và với ñối tượng nuôi nào
người làm nghiên cứu NTTS cũng có thể tìm ñược những thông tin mình cần từ nghiên cứu cơ bản,
ñặc biệt là với các ñối tượng nuôi mới hoặc ở các nước kém phát triển chưa có ñiều kiện ñể thực
hiện nhiều nghiên cứu cơ bản. Vì vậy, việc nghiên cứu khoa học cơ bản có ñịnh hướng nhằm phát
triển NTTS ngày càng trở nên quan trọng hơn. Người làm nghiên cứu khoa học trong NTTS có thể
tự mình thực hiện các nghiên cứu này. Tuy nhiên, do tính chuyên sâu của khoa học cơ bản, việc kết
hợp với các nhà nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa học cơ bản khác hoặc ñề xuất hướng nghiên
cứu ñể họ thực hiện sẽ ñảm bảo khả năng thành công cao hơn. Trong thực tế, ngày càng có nhiều
người từ các lĩnh vực khoa học cơ bản tham gia hoặc thực hiện các nghiên cứu NTTS.
Do tác ñộng của thị trường, nghiên cứu khoa học trong NTTS thường bị ñộng và dễ dàng bị qui
ñịnh bởi nhu cầu của thị trường. ðiều này ñặt ra hai vấn ñề. Thứ nhất, tính ứng dụng của nghiên cứu
phải cao. Kết quả nghiên cứu phải có khả năng ứng dụng ngay vào thực tiễn và ñem lại hiệu quả
kinh tế cho người sản xuất. ðiều này là cần thiết ñể hạn chế các nghiên cứu tốn kém tiền của, công
sức mà phạm vi ứng dụng lại rất hẹp. Tuy nhiên, nó cũng tạo sức ép rất lớn cho các nghiên cứu cơ
bản dù là có ñịnh hướng. Ở những nơi mà công tác quản lý khoa học ñể phát triển NTTS không dựa
trên một chiến lược lâu dài với lộ trình chi tiết, các nghiên cứu dạng này thường không ñược ủng
hộ. Vì thế, nghiên cứu khoa học sẽ ñược thực hiện nhiều theo kiểu “thử và sai” (trial and error) mà
thiếu hụt các nghiên cứu mang tính nền tảng, khó có thể tạo ñược ñột phá về công nghệ và thường
xuyên bị ñộng khi ñiều kiện sản xuất thay ñổi. Thứ hai, sự biến ñộng liên tục của thị trường có thể
dễ dàng làm mất ñịnh hướng của người làm nghiên cứu. Việc chuyển ñổi nhanh chóng ñối tượng
13
nuôi của người sản xuất có thể khiến cho các chương trình nghiên cứu, các ñề tài mới hôm qua ñang
ñược nhiều người quan tâm thực hiện, bỗng trở nên thừa thãi – không cần thiết (vì ứng dụng vào
ñâu nếu người sản xuất không còn nuôi ñối tượng này nữa). ðể có thể khắc phục ñược ñặc thù này,
hoạt ñộng nghiên cứu khoa học phải ñược cân nhắc cho phù hợp với chiến lược phát triển của quốc
gia và phải dựa trên một chương trình dài hạn với lộ trình thích hợp. Các nhà quản lý và người làm
nghiên cứu NTTS phải ñịnh hướng ñược cho thị trường và người nuôi chứ không phải chạy theo nó.
Các ñối tượng nghiên cứu của NTTS thường là các ñối tượng có giá trị kinh tế cao hoặc quí
hiếm. ðiều này ñảm bảo thông tin nghiên cứu có giá trị ñối với thực tiễn sản xuất và ñem lại hiệu
quả kinh tế cao. Tuy nhiên, phần lớn các ñối tượng này lại thuộc nhóm ăn thịt (carnivorous). Chúng
ñòi hỏi thức ăn với hàm lượng protein cao và có nguồn gốc từ ñộng vật (thường là bột cá với giá trị
dinh dưỡng cao). ðiều này làm ảnh hưởng ñến tiêu chí của NTTS là tạo thêm nguồn thực phẩm cho
nhân loại vì sự phát triển của nghề nuôi các ñối tượng này ñồng nghĩa với việc tăng cường hoạt
ñộng khai thác ñàn cá tự nhiên và làm mất ñi nguồn cung cấp protein cần thiết cho người nghèo.
Người làm nghiên cứu NTTS vì thế phải quan tâm nhiều hơn ñến các ñối tượng ở bậc dinh dưỡng
thấp, ăn thực vật (herbivorous), ăn tạp (omnivorous) hoặc ăn mùn xác hữu cơ (detritovorous) ñể có
thể chuyển protein thực vật thành protein ñộng vật hoặc tạo protein từ những nguồn con người
không sử dụng ñược (như mùn bã hữu cơ, sinh vật bậc thấp). Hơn nữa, các ñối tượng quí hiếm
thường khó nuôi, khó sản xuất con giống và ñòi hỏi chi phí sản xuất cao hơn trên một ñơn vị lợi
nhuận. Hiện nay có quan ñiểm cho rằng không nên ñầu tư nghiên cứu vào những ñối tượng như vậy
bởi ta có thể thay ñổi thị hiếu của thị trường nhưng khó có thể thay ñổi ñược ñặc ñiểm sinh học của
ñối tượng. Sự phát triển với qui mô toàn cầu của nghề nuôi cá Rô phi (Oreochromis spp.) và, ở mức
ñộ thấp hơn, tôm He Chân trắng (Litopenaeus vannamei) hay các ñối tượng thuộc nhóm cá Chép
Trung Quốc ở châu Á là những ñiển hình cho quan ñiểm này.
ðối tượng nghiên cứu của NTTS là sinh vật và môi trường. Cả hai ñối tượng này ñều biến ñộng
theo thời gian và không gian. Nhiều nghiên cứu vì thế sẽ mang tính mùa vụ, tức là chỉ có thể thực
hiện ñược vào một thời gian nhất ñịnh trong năm. Chẳng hạn như nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học
sinh sản của ñối tượng chỉ có thể thực hiện ñược trong mùa sinh sản của ñối tượng. Khi nhiệt ñộ là
yếu tố hạn chế, nghiên cứu có thể chỉ thực hiện ñược vào mùa hè hoặc mùa ñông. Nếu ñộ mặn là
yếu tố hạn chế, nghiên cứu chỉ có thể thực hiện hoặc vào mùa mưa hoặc trong mùa khô v.v. ðiều
này hạn chế khả năng triển khai các nghiên cứu trong NTTS. Ở các nước phát triển có tiềm lực
mạnh về kinh tế và công nghệ, khả năng thực hiện các nghiên cứu phụ thuộc vào ñiều kiện môi
trường tự nhiên ñược cải thiện ñáng kể nhờ những phòng thí nghiệm mà ở ñó người làm nghiên cứu
có thể ñiều khiển ñược các yếu tố sinh thái chính như nhiệt ñộ, ñộ mặn và chế ñộ chiếu sáng. Tuy
nhiên, các nghiên cứu này bị giới hạn bởi qui mô và tính ứng dụng vào thực tiễn vì thế ít nhiều bị
hạn chế. Biến ñộng theo không gian của môi trường tự nhiên và ñặc ñiểm sinh học của ñối tượng là
những hiện tượng phổ biến. Nghiên cứu trong NTTS vì thế phải ñược thực hiện nhiều lần, ở nhiều
ñịa ñiểm mới có thể ñi ñến các kết luận chắc chắn. Công nghệ sản xuất xây dựng cho một ñịa
phương phải ñược nghiên cứu ñiều chỉnh khi áp dụng ở một ñịa phương khác. ðiều này khiến cho
nghiên cứu trong NTTS tốn kém hơn. Người làm nghiên cứu vì thế phải lường trước yếu tố này khi
xây dựng kế hoạch nghiên cứu của mình. Với những người quản lý công tác nghiên cứu khoa học
trong NTTS, tiết kiệm hay hạn chế kinh phí nghiên cứu không phải bao giờ cũng là giải pháp tốt
nhất. Tiết kiệm phải ñược thể hiện thông qua việc xác ñịnh các nghiên cứu trọng ñiểm và ñầu tư
thích ñáng. Hiệu quả kinh tế và xã hội của NTTS ñã ñược minh chứng rất rõ ràng trong lịch sử phát
triển của nghề này. ðầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ một cách thích ñáng, có
trọng tâm chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả lâu dài.
Thủy sinh vật thường có vòng ñời tương ñối phức tạp với ñiều kiện sống, phổ dinh dưỡng và tập
tính sống khác nhau cho mỗi giai ñoạn phát triển. Kiến thức của người làm nghiên cứu NTTS vì thế
14
phải rộng, ñặc biệt khi muốn xây dựng các chương trình nghiên cứu lớn. Trang thiết bị và cơ sở vật
chất phục nghiên cứu cũng phải ña dạng nếu muốn nghiên cứu toàn diện về một ñối tượng. Nếu
người nghiên cứu chỉ quan tâm ñến một giai ñoạn nhất ñịnh cần xem xét kỹ khả năng thu thập vật
thí nghiệm và kinh phí tương ứng. Trong khá nhiều trường hợp, ñể có ñược ấu trùng cho thí
nghiệm, người nghiên cứu phải thu thập các cá thể bố mẹ, nuôi vỗ và dục ñẻ. Hoặc ñể có ñược các
cá thể ấu niên cho nghiên cứu của mình phải tiến hành ương nuôi ấu trùng, nuôi thức ăn tươi sống,
quản lý dịch bệnh … Chi phí và thời gian cho công tác chuẩn bị còn lớn hơn cả chi phí và thời gian
dành cho nghiên cứu. ðối với cán bộ nghiên cứu trẻ, ñây thực sự là cơ hội ñể trau dồi chuyên môn
và mở rộng hiểu biết của mình. Tuy nhiên, cũng cần thiết phải lường trước các khó khăn do ñặc thù
này gây ra ñể kế hoạch nghiên cứu có tính khả thi cao về thời gian và ñảm bảo có ñủ kinh phí ñể
thực hiện các hoạt ñộng cần thiết trong khâu chuẩn bị.
Sự khác biệt giữa qui mô sản xuất và qui mô thí nghiệm cũng là một trong những ñặc thù quan
trọng khi bàn ñến nghiên cứu trong NTTS. Các nghiên cứu mang tính chất thử nghiệm khó có thể
thực hiện với qui mô sản xuất do hạn chế về kinh phí (rất tốn kém) và khả năng kiểm soát của người
nghiên cứu. Yêu cầu của thiết kế thí nghiệm ñòi hỏi số lần lặp lại nhất ñịnh cho từng nghiệm thức
(xem chương 4). ðiều này thường chỉ có thể thực hiện ñược với số lượng sinh vật làm thí nghiệm ít
và hệ thống nuôi thí nghiệm ở qui mô nhỏ (thể tích từ vài lít ñến vài chục m
3
). Khi mục tiêu của
nghiên cứu là tìm hiểu mối quan hệ giữa các biến hoặc yếu tố, thiết kế thí nghiệm ñòi hỏi ñiều kiện
của các nghiệm thức phải giống nhau ngoại trừ yếu tố nghiên cứu. Thí nghiệm trong ñiều kiện sản
xuất thực tế khó ñáp ứng ñược yêu cầu này hơn là thí nghiệm ở qui mô nhỏ. Người làm nghiên cứu
vì thế không nên vội vàng kết luận các phát hiện của mình có thể ứng dụng ngay vào thực tiễn nếu
thực hiện nghiên cứu ở qui mô nhỏ, trong phòng thí nghiệm mà cần thiết phải qua một nghiên cứu
triển khai (từ qui mô nhỏ sang qui mô sản xuất). Tương tự như thế, nếu triển khai nghiên cứu ở qui
mô sản xuất không nên ñi quá xa trong việc ñưa ra các kết luận về mối quan hệ giữa các yếu tố,
hoặc xác ñịnh yếu tố nào ảnh hưởng ñến biến nghiên cứu (ví dụ như tốc ñộ tăng trưởng, tỉ lệ dị
hình, nguyên nhân bùng phát dịch bệnh) một cách vội vàng khi chưa lặp lại nghiên cứu của mình
nhiều lần hoặc kiểm chứng các giả thuyết của mình (từ số liệu thu ñược) qua các thí nghiệm nhỏ có
thể kiểm soát ñược. Từ các phân tích trên có thể thấy rằng người làm nghiên cứu không nên ngần
ngại bởi những hạn chế của thí nghiệm qui mô nhỏ hay của thí nghiệm ở qui mô sản xuất. Các
thông tin thu thập ñược qua nghiên cứu, dù ở qui mô nào, nếu có mục ñích rõ ràng và ñảm bảo tính
logic (xem chương 2) ñều có giá trị. Vấn ñề là ở chỗ nhận thức ñược một cách chính xác các hạn
chế của nghiên cứu mình thực hiện ñể thận trọng hơn trong việc ñưa ra các kết luận, tránh hiểu lầm
tai hại cho người sử dụng thông tin nghiên cứu ñược.
ðối với sinh viên ñại học hoặc học viên Cao học, thời gian dành cho nghiên cứu thường không
nhiều (3-4 tháng cho sinh viên ñại học và 6-12 tháng cho học viên Cao học) vì thế khi xác ñịnh ñề
tài nghiên cứu không nên ôm ñồm quá nhiều nội dung hoặc lựa chọn các ñề tài có ñộ khó quá cao,
cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu không ñầy ñủ hoặc thiếu thông tin. Người làm nghiên cứu ai
cũng thích nổi tiếng, giải quyết ñược các vấn ñề mà nhiều ñồng nghiệp không giải quyết ñược. Tuy
nhiên, nên nhớ mình ñang ở trong giai ñoạn ñược ñào tạo (về kiến thức, kỹ năng, tư duy và phương
pháp). Mục tiêu của ñào tạo cán bộ nghiên cứu là giúp người ñược ñào tạo có khả năng phân tích
tình hình, xác ñịnh vấn ñề cần nghiên cứu, biết cách lập kế hoạch nghiên cứu có tính khả thi cao,
triển khai nghiên cứu và trình bày kết quả nghiên cứu của mình một cách khoa học. Nói cách khác,
người ñược ñào tạo sẽ ñược trang bị những kiến thức cần thiết ñể có thể thực hiện các công ñoạn
của một tiến trình nghiên cứu.
15
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN - KHUNG LOGIC
Bằng cách phân tích lịch sử phát triển của khoa học, người ta ñã ñúc kết ñược ba loại cơ chế
sáng tạo khoa học khác nhau (Phạm Viết Vượng 2001). ðó là cơ chế trực giác, cơ chế Algorithm và
cơ chế Heuristic. Cơ chế trực giác xuất hiện ở những nhà khoa học nổi tiếng. Các ý tưởng nghiên
cứu hoặc giải pháp xuất hiện một cách ñột ngột trong suy nghĩ của họ, khiến cho các vấn ñề nan giải
trở nên ñơn giản. Người làm nghiên cứu ñột nhiên tìm ñược câu trả lời mà khó lý giải ñược vì sao.
Ví dụ như Archimet phát hiện ra qui tắc tính lực ñẩy của nước trong khi tắm. Newton phát hiện ra
ñịnh luật vạn vật hấp dẫn khi quan sát trái táo rơi. Cơ chế thứ hai - Agorithm hay còn gọi là thuật
toán ñòi hỏi người nghiên cứu tuân thủ các bước ñi theo trình tự logic hợp lý và rất cần thiết khi
phát triển, xây dựng các kỹ thuật. Trong khi ñó cơ chế thứ ba - Heuristics lại tập trung chủ yếu vào
việc xây dựng và kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu. Nói cách khác, quá trình nghiên cứu khoa học
ñược thực hiện bằng cách ñề xuất và kiểm chứng giả thuyết về một sự kiện, hiện tượng quan sát
ñược gọi là sáng tạo theo cơ chế Heuristics. Thực chất thì cơ chế sáng tạo trực giác có ñược chính là
nhờ quá trình tích luỹ kinh nghiệm, kiến thức và trăn trở không ngừng với nhiều giả thuyết khác
nhau. ðể rồi ñến một thời ñiểm nhất ñịnh, sự tích luỹ ñầy ñủ về lượng sẽ làm nảy sinh biến ñổi về
chất. Người làm nghiên cứu khoa học tìm ra ñược câu trả lời cho những câu hỏi thường trực ở trong
ñầu.
Hình 2.1: Tiến trình nghiên cứu khoa học (phỏng theo Underwood 2005)
Nghiên cứu khoa học nhất thiết phải tiến hành theo một trình tự (Hình 2.1). Quan sát các hoạt
ñộng của người làm nghiên cứu khoa học, cụ thể là trong lĩnh vực sinh học – NTTS, ta có thể thấy
người làm nghiên cứu tất bật thu thập thông tin, viết ñề cương nghiên cứu, làm thí nghiệm hoặc tiến
hành ñiều tra, ño ñạc, thu thập, ghi chép số liệu, xử lý số liệu và viết báo cáo. Tất cả những hoạt
ñúng
Sai
Quan sát
Xây dựng mô
hình, giả thuyết
ñiều chỉnh mô
hình, thay ñổi giả
thuyết
quan sát thêm kết hợp với số
liệu mới thu ñược
phát triển mô hình,
nêu giả thuyết mới
Phân tích và
kết luận
Kiểm
chứng
giả thuyết
16
ñộng này ñều có liên hệ logic với nhau và nhằm phục vụ một mục ñích duy nhất ñó là kiểm chứng
giả thuyết nghiên cứu (một phán ñoán cụ thể dựa trên các lập luận khoa học), làm sáng tỏ các vấn
ñề - hiện tượng có liên quan ñến ñối tượng nuôi, môi trường nuôi và tương tác giữa hai thành phần
này. Ẩn sau những hoạt ñộng cụ thể vừa liệt kê trên, một nghiên cứu viên giỏi phải phải xây dựng
cho mình một mô hình lý thuyết (tức là những lập luận, suy ñoán khoa học ñể giải thích một hiện
tượng quan sát ñược) và tiến hành kiểm chứng tính hợp lệ của mô hình ñó. Các thông tin thu thập
ñược trong quá trình quan sát hiện tượng, kết hợp với những hiểu biết ñã ñược xác lập sẽ giúp cho
người làm nghiên cứu ñặt ra các giả thuyết ñể giải thích mô hình lý thuyết ñã xây dựng và tiến hành
kiểm chứng những giả thuyết này. Những hoạt ñộng tiếp theo như viết ñề cương nghiên cứu (e.g. bố
trí thí nghiệm), ño ñạc thu thập các thông số cần thiết, xử lý số liệu và diễn giải kết quả ñể ñi ñến
kết luận chỉ tập trung vào một mục ñích duy nhất là kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu. Tuỳ theo kết
quả (giả thuyết ñưa ra sai hay không sai) mà mô hình lý thuyết sẽ ñược ñiều chỉnh, phát triển hoặc
loại bỏ. Các giả thuyết mới sẽ hình thành và tiếp tục ñược kiểm chứng. Tiến trình nghiên cứu này là
một vòng xoay không có ñiểm dừng. Các giả thuyết và mô hình lý thuyết ñặt ra ngày càng phức tạp
hơn và giải thích rõ ràng hơn hiện tượng quan sát ñược. Hiểu biết về một hiện tượng nhất ñịnh trong
NTTS sẽ giúp cho người nghiên cứu có thể can thiệp, kiểm soát hiện tượng ñể cải thiện năng suất
nuôi hoặc ña dạng hoá ñối tượng hoặc gia tăng sản lượng, giảm thiểu tác ñộng môi trường của
NTTS.
Phương pháp luận vì thế chính là tính logic trong việc lựa chọn cách tiếp cận vấn ñề và tổ chức
các công ñoạn của ñề tài nghiên cứu theo hướng tiếp cận ñã lựa chọn. Người làm nghiên cứu nếu
không xây dựng ñược cho mình một khung logic chặt chẽ khi thực hiện nghiên cứu khoa học sẽ khó
nêu các lý lẽ xác ñáng bảo vệ cho cách thức triển khai nghiên cứu của mình và làm cho các hiện
tượng sinh học, vốn ñã phức tạp, trở nên rắc rối hơn (Peters 1991). Từ một hiện tượng quan sát
ñược, ví dụ tôm Sú nuôi trong ao thường hao hụt nhiều ở tháng nuôi thứ 2, người làm nghiên cứu có
thể ñưa ra nhiều phán ñoán (gọi là mô hình lý thuyết) về nguyên nhân dẫn ñến hiện tượng này: thời
ñiểm tác nhân gây bệnh xuất hiện trùng với tháng nuôi thứ 2, chất lượng môi trường nuôi giảm từ
tháng thứ 2 hoặc chế ñộ dinh dưỡng không phù hợp, v.v Vấn ñề quan trọng ñầu tiên là ñánh giá
tính hợp lệ của các phán ñoán ñể loại bỏ dần các phán ñoán sai, chừa lại một phán ñoán hợp lý nhất
(chưa chắc ñã ñúng hoàn toàn) ñể tiến hành kiểm chứng. Thêm vào ñó, các nghiên cứu trong NTTS
hay sinh học thường có phạm vi nghiên cứu không lớn. Người làm nghiên cứu vì thế phải tìm cách
thể hiện cho người xét duyệt ñề cương nghiên cứu và người ñọc thấy ñề tài mình ñang thực hiện là
một bước ñi logic trong cả một chuỗi logic các ñề tài sẽ thực hiện ñể giải quyết một vấn ñề lớn do
thực tiễn hoặc khoa học ñặt ra (Underwood 2005).
Chẳng hạn, ñể có thể ñưa cá Hồng (Lutjanus argentimacus) - một ñối tượng mới vào nuôi ở Việt
nam, người ta sẽ phải nghiên cứu các công ñoạn sau: tìm hiểu thị trường và nhu cầu tiêu thụ, lựa
chọn ñàn cá bố mẹ, nuôi vỗ và dục ñẻ cá bố mẹ, ương nuôi cá bột và cá giống, xây dựng qui trình
kỹ thuật nuôi thương phẩm, cách thức vận chuyển – thu hoạch và bảo quản sản phẩm. Giả sử người
làm nghiên cứu quan tâm ñến việc nuôi vỗ và dục ñẻ cá bố mẹ, họ sẽ phải lý giải vì sao nghiên cứu
công ñoạn này chứ không phải các công ñoạn khác. Cụ thể hơn nếu người nghiên cứu muốn phối
chế thức ăn phù hợp ñể nuôi phát dục ñàn cá bố mẹ, họ sẽ phải khẳng ñịnh thật chính xác ñã có
công thức phối chế nào ñược nghiên cứu và thiết lập chưa? Nếu câu trả lời là chưa thì ñể có thể phối
chế thức ăn phù hợp cần phải thực hiện các công việc gì, thu thập những thông tin nào? Ví dụ như:
nhu cầu dinh dưỡng ở giai ñoạn trưởng thành và tham gia sinh sản, tập tính bắt mồi, phổ thức ăn tự
nhiên, thức ăn ưa thích, thành phần dinh dưỡng của sản phẩm sinh dục hoặc mô cơ, v.v. Thông tin
mà nghiên cứu viên này dự kiến thu thập là gì, nhằm giải thích cho hiện tượng gì, tại sao không phải
là một thông tin khác? Nếu chế ñộ dinh dưỡng cá Hồng Bạc ñã ñược một số tác giả khác nghiên cứu
thì chế ñộ dinh dưỡng mà người nghiên cứu ñề xuất ñể thử nghiệm khác gì so với các chế ñộ ñã
ñược thiết lập? Thành phần nào (ví dụ: nguồn nguyên liệu, protein, fatty acid, tỉ lệ Ca/P, sắc tố, hàm
17
lượng vitamin, chất kết dính) trong chế ñộ dinh dưỡng ñó sẽ ñược ñiều chỉnh hoặc ñưa thêm vào?
Dựa trên cơ sở nào, lý luận nào ñể người nghiên cứu dự báo hướng nghiên cứu của mình hoặc công
thức phối chế thức ăn mình ñề xuất sẽ ñem lại hiệu quả hoặc hiệu quả cao hơn so với các nghiên
cứu khác?
Sau khi ñã chọn ra cho mình một ñề tài nghiên cứu cụ thể kèm theo một hoặc một vài giả thuyết,
người làm nghiên cứu sẽ phải xây dựng cách thức sẽ kiểm chứng (các) giả thuyết ñó – tức là xây
dựng phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu này phải thiết lập ñược ñiều kiện mà
người nghiên cứu dựa vào ñó ñể xây dựng giả thuyết của mình và nhờ ñó mới kiểm chứng ñược nó
sai hay không sai. Dựa trên các kết quả thu ñược, người làm nghiên cứu sẽ phân tích, diễn giải và
ñưa ra kết luận. ðể ñảm bảo tính logic, các phân tích và diễn giải kết quả phải xoay quanh giả
thuyết và mô hình lý thuyết làm cơ sở cho nó mà người nghiên cứu ñã ñề xuất. Một chương trình
hay một ñề tài nghiên cứu ñược coi là có phương pháp luận tốt nếu chủ nhiệm ñề tài có thể trình bày
một cách cụ thể trình tự logic này với ñầy ñủ các cơ sở lý luận xác ñáng, có tính thuyết phục cao.
Một khi ñã thoả mãn ñược ñiều kiện tiên quyết này thì các công việc tiếp theo như triển khai ñề tài,
công bố kết quả, áp dụng kết quả vào thực tiễn sản xuất sẽ dễ dàng (Underwood 2005).
Như vậy, người làm nghiên cứu có nhiệm vụ vẽ lên một bức tranh toàn cảnh mà trong ñó vị trí
của ñề tài mình sẽ hoặc ñã thực hiện và mối liên quan với các thành phần khác ñược xác ñịnh một
cách cụ thể. Mục ñích cụ thể của nghiên cứu phải ñược xác ñịnh và thành công của ñề tài sẽ giúp
ñạt ñược các mục ñích lớn hơn. Nghiên cứu khoa học nếu chỉ thu thập số liệu và phân tích - diễn
giải các số liệu thu ñược với tầm nhìn bó buộc trong phạm vi ñề tài nghiên cứu thường ít có ñóng
góp ñáng kể cho khoa học và thực tiễn sản xuất. Người học làm nghiên cứu vì thế cần phải tập
nghĩ, tập lý luận, suy luận, tập phân tích ñể ñi ñến kết luận logic hơn là chỉ chú trọng vào việc học
các kỹ thuật, vận hành thiết bị ñể thu thập số liệu.
Ngay cả khi ñược giao một ñề tài nghiên cứu mà phương pháp nghiên cứu ñã ñược xây dựng
(do chủ nhiệm chương trình) thì nhiệm vụ ñầu tiên của người nghiên cứu phải thực hiện là tìm hiểu:
xuất phát từ ñâu mà ñề tài nghiên cứu ñược xác ñịnh? câu hỏi nghiên cứu hay giả thuyết nghiên cứu
là gì? tại sao nghiên cứu các nội dung nay mà không phải là nội dung khác? các thông tin sẽ thu
thập và các thức xử lý các thông tin ñó liệu có giúp trả lời ñược câu hỏi nghiên cứu hay kiểm chứng
ñược giả thuyết nghiên cứu ñặt ra không? Các hiểu biết này sẽ giúp cho người làm nghiên cứu chủ
ñộng trong nghiên cứu. Nhờ ñó ñịnh hướng ñược quan sát của mình trong quá trình triển khai ñề
tài, xử lý tình huống tốt, bám sát ñược giả thuyết nghiên cứu hay mô hình lý thuyết ñã ñược xây
dựng khi phân tích kết quả và ñưa ra kết luận và có thể giúp chủ nhiệm chương trình ñiều chỉnh
hoặc hoàn thiện phương pháp nghiên cứu.
Khi tham khảo ñề cương nghiên cứu hoặc các báo cáo khoa học ta có thể gặp sơ ñồ khối nội
dung nghiên cứu. Sơ ñồ này không thay thế ñược phương pháp luận (hay còn gọi là khung logic)
vừa ñề cập bên trên. Mặc dù quan trọng, nó chỉ là một phần trong khung logic ñó. Sơ ñồ khối nội
dung nghiên cứu thể hiện: các nội dung nghiên cứu mà ñề tài sẽ (khi viết ñề cương) hoặc ñã thực
hiện (khi viết báo cáo khoa học), mối quan hệ giữa các nội dung này hay tính bổ trợ qua lại giữa
chúng ñể ñạt ñược mục ñích nghiên cứu và trình tự tiến hành các hoạt ñộng này. Ở ñây có hai ñiểm
cần phải lưu ý. Thứ nhất, mục ñích của việc lập sơ ñồ chính là ñể ñơn giản hoá, khái quát hoá vấn
ñề. Người ñọc vì thế sẽ dễ dàng nắm bắt ñược ý tưởng và cách thức triển khai ñề tài của người
nghiên cứu. Sơ ñồ khối nội dung nghiên cứu không phải là nơi ñể thể hiện tất cả các chi tiết của ñề
tài nghiên cứu. Nên tránh biến sơ ñồ khối nội dung nghiên cứu thành sơ ñồ mô tả thí nghiệm với các
thông số thiết lập ñiều kiện nghiên cứu hoặc số bể/ao sử dụng cho thí nghiệm, lặp ñi lặp lại không
cần thiết các thông tin không cần phải ñưa vào. Việc mô tả ñiều kiện thí nghiệm, trong nhiều trường
hợp, khó có thể ñơn giản hoá bằng sơ ñồ. Người làm nghiên cứu phải mô tả thật cụ thể trong phần
phương pháp nghiên cứu. Thứ hai, sơ ñồ khối nội dung nghiên cứu chỉ giải thích cho ñề tài nghiên
18
cứu chứ không thể hiện ñược bối cảnh mà ñề tài nghiên cứu là một phần cấu thành, không thể hiện
ñược xuất phát ñiểm của ñề tài và mối tương quan giữa ñề tài với các nội dung nghiên cứu khác (ñã,
ñang và sẽ ñược nghiên cứu). Khung logic này ñược xác lập qua cách thức người nghiên cứu ñặt
vấn ñề trong phần Mở ñầu của báo cáo khoa học, giải thích cụ thể ở phần Tổng luận và Phương
pháp nghiên cứu, thể hiện ở phần Thảo luận kết quả nghiên cứu và Kết luận & ðề xuất ý kiến.
Việc xây dựng khung logic này, ở một mức ñộ, có thể ñược thay thế bằng việc trả lời các câu
hỏi có liên quan ñến ñề tài. ðó là: nghiên cứu cái gì? Tại sao? ðể làm gì? Ở ñâu? Khi nào là phù
hợp nhất? Ai thực hiện? Thực hiện như thế nào? Kết quả thu ñược có nhiều khả năng sẽ là? Một khi
trả lời ñược hết các câu hỏi này một cách thuyết phục, người làm nghiên cứu có thể yên tâm triển
khai nghiên cứu của mình.
2.2 CÁC CÔNG ðOẠN CỦA TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU
2.2.1 Quan sát
Quan sát là bước khởi ñầu quan trọng của mọi nghiên cứu. Nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực
sinh học và NTTS bắt ñầu với những quan sát trước khi tìm cách giải thích và dự ñoán các hiện
tượng quan sát ñược này. Quan sát có thể là về tập tính sống, quá trình phát triển của sinh vật hoặc
các hiện tượng sinh học như “nở hoa” của tảo, di cư sinh sản của cá, tương tác giữa các loài sinh
vật. Những ñặc trưng hết sức quan trọng của sinh vật cần chú ý bao gồm tính ña dạng và biến ñộng.
ðặc ñiểm sinh học của ñối tượng nghiên cứu, phản ứng của chúng ñối với các biến ñổi môi trường
thường thay ñổi theo thời gian hoặc không gian.
VÍ DỤ 2.1: Có không hiện tượng ñối kháng giữa tảo và vi khuẩn phát sáng?
Kết quả nghiên cứu của một thí nghiệm so sánh tốc ñộ tăng trưởng của postlarvae tôm Sú từ
các lần ñẻ khác nhau của một con tôm mẹ mô tả postlarvae ñược ương nuôi trong bể xi măng
có gây nuôi tảo Chaetoceros với giống lấy từ nguồn nước tự nhiên. Hậu ấu trùng tôm từ mỗi
lần ñẻ (cách nhau 72 h) ñược ương trong bốn bể có thể tích 1.000 L. Thức ăn là Artemia
nauplii kết hợp với thức ăn tổng hợp. Bệnh phát sáng xuất hiện trong 16/20 bể sau 7-10 ngày
nuôi. Tỉ lệ chết của tôm là từ 81-93%. Khi ñọc kết quả phân tích thành phần thực vật phù du
trong 20 bể này (một phần của ñề tài nghiên cứu), bạn phát hiện trong cả 4 bể tôm không bị
bệnh ñều có sự hiện diện của loài tảo A. Bạn chợt nảy sinh một phỏng ñoán: liệu ñây có phải là “hiện tượng” về mối
quan hệ ñối kháng giữa loài tảo A và vi khuẩn gây bệnh phát sáng không? ðiều này có khả năng vì nhiều loài sinh
vật có khả năng tổng hợp và bài tiết ñộc tố giúp chúng ñối phó với ñịch hại hoặc cạnh tranh với các sinh vật khác.
Tuy nhiên, cần phải quan sát nhiều hơn trước khi ñi ñến khẳng ñịnh. Có thể ñây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà
thôi. ðã có tác giả nào thông báo về ñộc tố của loài tảo A chưa? Trong thí nghiệm vừa rồi, loài tảo A có ở trong các
bể tôm bị bệnh không? Mật ñộ của loài tảo A có phải là yếu tố quyết ñịnh không? Sự khác biệt về thời gian giữa các
ñợt ương có ñồng nghĩa với khác biệt về nguồn nước người nghiên cứu ñã sử dụng không? Nguồn thức ăn có giống
nhau không? v.v. Nói cách khác, bạn sẽ phải thu thập thêm rất nhiều thông tin trước khi khẳng ñịnh ñây là một hiện
tượng thực sự và cần phải nghiên cứu (vì nếu ñúng như vậy người nuôi tôm có thể có cách khống chế bệnh phát
sáng). Có những thông tin bạn có thể tìm thấy ngay trong báo cáo khoa học này (sự hiện diện của tảo A trong các
bể, nguồn thức ăn, nguồn nước). Có những thông tin bạn không thể tìm ñược (ví dụ như mật ñộ của tảo A do người
nghiên cứu ñã không ño ñạc thông số này) và cần phải tổ chức quan sát. Nếu hiện tượng này xuất hiện nhiều lần
(trong cả 4/5 ñợt ương), ở nhiều nơi (người khác cũng quan sát ñược như vậy) thì ñây là một hiện tượng thực sự và
cần ñược nghiên cứu, tìm hiểu cơ chế ñể kiểm soát tốt hơn bệnh phát sáng ở hậu ấu trùng tôm Sú.
Có những hiện tượng ñòi hỏi quan sát phải tiến hành trong nhiều năm, ví dụ như hiện tượng tôm
Hùm Bông con (Panulirus ornatus) ñột nhiên xuất hiện dày ñặc ở khu vực Phú Yên vào năm 2002.
Hiện tượng này không xuất hiện trong những năm 1998-2001 trước ñó, cũng không lặp lại vào năm
19
2003, 2004. Ngược lại, một số hiện tượng khác có thể quan sát ñược thường xuyên hơn, ví dụ như
hiện tượng cá nuôi trong ao nổi ñầu vào sáng sớm. Sự khác biệt về ñặc ñiểm sinh học của ñối tượng
nghiên cứu giữa các khu vực phân bố cũng khá phổ biến. Tôm Thẻ Penaeus merguiensis ở vùng
nhiệt ñới và bán nhiệt ñới ñều sinh sản theo mùa. Tuy nhiên mùa vụ sinh sản rõ rệt hơn với các quần
thể tôm sống ở vùng bán nhiệt ñới (Hoàng Tùng 2002). Khả năng thích ứng với nhiệt ñộ, giá trị
dinh dưỡng và kích thước của Artemia francisnatra cũng có sự khác biệt ñáng kể giữa nơi chúng
phân bố tự nhiên ở Sanfrancisco, Mỹ và nơi chúng ñược di nhập vào ñể nuôi ở Vĩnh Châu, Việt
nam. Dòng Artemia nuôi ở Vĩnh Châu có thể chịu ñược nhiệt ñộ cao ñến 39
o
C, giàu các acid béo
không no ña nối ñôi – HUFA và có kích thước nhỏ (Nguyễn Văn Hòa, Trương Trọng Nghĩa; trao
ñổi riêng).
Nhiệm vụ ñầu tiên của người làm nghiên cứu là mô tả những gì ñã quan sát ñược, trình bày một
cách thuyết phục với những lý lẽ xác ñáng vì sao mình lại quan tâm ñến hiện tượng này. Tiếp theo,
cần khẳng ñịnh “hiện tượng” mà mình quan sát ñược là một hiện tượng có thực trong tự nhiên?
Nếu không có thực hoặc vài trăm năm mới xuất hiện một lần thì khó có thể quan sát thêm và kiểm
chứng ñược. ðể có thể làm ñược ñiều này, người làm nghiên cứu phải mở rộng tầm quan sát của
mình, tìm kiếm các thông tin tương tự ñã ñược công bố hoặc quan sát bởi những người khác. Bước
thứ 3 người nghiên cứu phải làm là tìm cách giải thích hiện tượng bằng cách ñưa ra các mô hình
lý thuyết dựa trên những suy luận mang tính logic của mình (Underwood 2005).
Người nghiên cứu phải tập cho mình thói quen quan sát có mục ñích. Thu thập thông tin chỉ ñể
“tăng thêm hiểu biết”, mô tả một cách tràn lan không có trọng tâm … là một hiện tượng khá phổ
biến trong các ñề tài ñiều tra (một dạng quan sát có tổ chức) về NTTS. Người nghiên cứu cần phải
xác ñịnh vì sao những thông tin ñịnh thu thập, những quan sát ñịnh thực hiện qua ñiều tra lại cần
thiết. Những quan sát này sẽ giúp làm sáng tỏ vấn ñề gì, làm cơ sở cho mô hình lý thuyết nào?
Nhiều ñề tài ñiều tra thu thập thông tin nhiều hơn mức cần thiết và bế tắc trong việc xử lý, trình bày
các thông tin này. Kết quả là người làm ñiều tra chọn cách ñơn giản là liệt kê các quan sát, bỏ bớt
một số các thông tin không sử dụng ñược và mất cơ hội liên kết các thông tin, xem xét mối quan hệ
có thể giữa các hiện tượng quan sát ñược và không chỉ ra ñược ñịa chỉ ứng dụng cụ thể cho mỗi
thông tin mình thu thập. Nguyên nhân chủ yếu cho những ñề tài dạng này là câu hỏi nghiên cứu
không rõ ràng, mục ñích của việc thu thập từng thông tin chưa ñược xác ñịnh kéo theo các khó khăn
không tránh khỏi về sau trong việc xử lý số liệu và trình bày kết quả. Số liệu phải ñược thu thập, xử
lý và trình bày ñể có thể giải ñáp ñược câu hỏi nghiên cứu hoặc kiểm chứng ñược giả thuyết nghiên
cứu và góp phần phát triển mô hình lý thuyết mà tác giả hoặc nhiều người nghiên cứu khác ñang
xây dựng. Một báo cáo khoa học ñược coi như chưa ñạt yêu cầu khi ñọc xong phần Mở ñầu người
ñọc vẫn chưa hiểu hoặc hiểu rất mơ hồ lý do tác giả lựa chọn ñề tài và mục tiêu của từng nội dung
nghiên cứu.
Quan sát tốt là tiền ñề rất quan trọng cho việc xây dựng các giả thuyết, mô hình lý thuyết, cung
cấp các thông tin quan trọng ñể xây dựng phương pháp nghiên cứu và giúp suy luận kết quả thu
ñược chính xác hơn. Một người làm nghiên cứu giỏi trước hết phải có óc quan sát và khả năng liên
kết các sự kiện với tư duy logic. Các khả năng này sẽ giúp cho người làm nghiên cứu phát hiện
nhanh, chính xác vấn ñề cần nghiên cứu và hạn chế ñược khả năng ñưa ra các phán ñoán sai. Kết
quả của quan sát tốt là khả năng xác ñịnh ñược ñề tài nghiên cứu, giúp hình thành cơ sở của các giả
thuyết và xây dựng phương pháp nghiên cứu.
Với những thông tin, mô tả thu thập ñược và lý luận phát triển trong quá trình thu thập, người
nghiên cứu sẽ trả lời ñược dễ dàng các câu hỏi “tại sao lại lựa chọn vấn ñề này ñể nghiên cứu?”,
“nghiên cứu vấn ñề này sẽ giúp gì cho thực tiễn sản xuất?”, “giúp gì cho khoa học?”. Bước tiếp theo
là xây dựng mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu giúp làm sáng tỏ hoặc phát triển mô
hình này.