Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

xây dựng chương trình - sưu tầm - thiết kế các bài tập phát triển giao tiếp theo các chủ đề năm học hỗ trợ trẻ tự kỉ lứa tuổi 24-36 tháng hoà nhập tại trường mầm non lê quý đôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.22 KB, 11 trang )

Phạm Thuý Khanh – Mầm non
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Tự kỷ là một khuyết tật phát triển cho nên việc hiểu về tật và từ đó có
phương án hành động sớm, kịp thời sẽ ngăn chặn được ảnh hưởng trầm trọng của
nó tới sự phát triển. Nhưng để làm được điều đó, để giúp trẻ bị tự kỷ phát triển
hết khả năng và phát huy tiềm năng học hỏi là một nhiệm vụ hết sức khó khăn
của cha mẹ, của giáo viên và các lực lượng khác trong cộng đồng. Điểm mấu
chốt ở đây là làm thế nào chẩn đoán được sớm và làm thế nào để có những giải
pháp phù hợp nhằm hỗ trợ cho trẻ càng sớm càng tốt, nhất là trong năm năm đầu
tiên của cuộc đời trẻ.
Ngày nay, qua những nghiên cứu có độ tin cậy cao của các nhà khoa học cho
thấy phương pháp can thiệp hành vi một cách tích cực, được bắt đầu từ rất sớm
ngay từ khi phát hiện và chẩn đoán chính xác cho tới trước khi trẻ đến 5 tuổi (Vì
đó là giai đoạn phát triển nhất, nó có ý nghĩa và ảnh hưởng rất lớn tới sự phát
triển giai đoạn sau của trẻ) có thể đem lại những kết quả tích cực và có giá trị tới
sự phát triển của trẻ. Nó đem lại hiệu quả tốt nhất nếu được áp dụng cho trẻ trong
độ tuổi từ 2-5.
Để trẻ tự kỷ hoà nhập, giáo dục hoà nhập có ý nghĩa vô cùng quan trọng
trong việc giúp trẻ hoàn toàn có thể có cơ hội hoà nhập với xã hội. Chính vì vậy,
những năm gần đây ngành giáo dục đã rất quan tâm chú trọng đến việc chăm sóc
và giáo dục trẻ tự kỷ để giúp cho trẻ hoà nhập được với xã hội một cách tốt nhất.
II. NỘI DUNG CHÍNH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Thực trạng của Trường Mầm non Lê Quý Đôn
1.1. Thuận lợi
Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật được Đảng, nhà nước và các cấp lãnh đạo đặc
biệt quan tâm.
Được các cấp lãnh đạo của UBND và PGD Quận Hai Bà Trưng tạo mọi điều
kiện hỗ trợ, giúp đỡ về tài chính, cơ sở vật chất, chuyên môn để thực hiện nhiệm
vụ chăm sóc và dạy trẻ khuyết tật.
Đội ngũ giáo viên 100% đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Có nhận thức
đúng đắn, rõ ràng. Nhiệt tình, chịu khó, tâm huyết, yêu nghề, mến trẻ. Không


ngại khó, ngại khổ. Luôn sẵn sàng nhận nhiệm vụ được giao.
1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – Xây dựng chương trình - sưu tầm - thiết kế
Cơ sở vật chất của nhà trường đầy đủ, có phương tiện hiện đại để phục vụ
công tác chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tốt.
Phụ huynh tin tưởng, yên tâm với sự chăm sóc và dạy dỗ trẻ của nhà trường.
Luôn đồng hành, ủng hộ, giúp đỡ nhà trường. Có sự phối kết hợp chặt chẽ và
hiệu quả với nhà trường trong việc chăm sóc và dạy trẻ.
Trẻ tự kỷ học tại trường không có khuyết tật về thể chất và có vẻ ngoài hoàn
toàn giống với những người bình thường khác.
1.2. Khó khăn
- Số học sinh trong các nhóm lớp đông so với chuẩn (trên 40 trẻ/ lớp)
- Đội ngũ giáo viên mỏng nên không có điều kiện để theo dõi, dạy trẻ
chuyên biệt.
- Giáo viên chưa được nghiên cứu sâu về chuyên môn, phương pháp chăm
sóc và dạy trẻ tự kỷ chuyên biệt. Mà thực tế trẻ vẫn phải học chung với những trẻ
bình thường khác nên rất thiệt thòi cho trẻ.
- Điều kiện CSVC dành riêng cho giáo dục trẻ khuyết tật hầu như không có.
- Chưa có chương trình và phương pháp chăm sóc giáo dục đặc biệt dành
cho trẻ tự kỷ. Không có giáo trình cụ thể để dạy riêng trẻ tự kỷ.
- Trẻ mẫu giáo có nhu cầu giáo dục đặc biệt chưa được quan tâm chăm sóc
hợp lý, các dịch vụ hỗ trợ giáo dục hoà nhập chưa được chú ý phát triển.
- Tài liệu, tư liệu còn nghèo nàn, hầu như không có.
- Trẻ tự kỷ là trẻ khuyết tật không biểu lộ ra ngoại hình nên cha mẹ và cô
giáo gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát hiện sớm
- Phụ huynh bất ngờ trước tật bệnh và không chấp nhận tình trạng tật bệnh
của con.
- Về phía trẻ giao tiếp rất hạn chế, chỉ chơi một mình, tách rời khỏi những
người khác, tỏ ra lãnh đạm, không quan tâm tới những người xung quanh, thường
lẩn tránh giao tiếp bằng mắt với người xung quanh.

- Trẻ không hiểu ý nghĩa của cử chỉ, điệu bộ, biểu hiện nét mặt, ngữ điệu
giọng nói và lời nói của người khác.
2. Giải pháp thực hiện
2
Phạm Thuý Khanh – Mầm non
2.1. Tìm hiểu, nghiên cứu một số tài liệu trong và ngoài nước về “Hội
chứng tự kỷ” và đi sâu tìm hiểu nghiên cứu đến hoạt động phát triển giao tiếp
cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non
2.1.1. Trẻ tự kỷ
a) Các quan điểm về trẻ tự kỷ
Trẻ tự kỷ được xác định bởi một danh từ "autism" chỉ những rối nhiễu đặc
trưng trong việc không thể thiết lập các mối quan hệ, tương tác với xã hội. Trẻ tự
kỷ có những biểu hiện phát triển không bình thường như:
- Khiếm khuyết về tương tác xã hội.
- Khiếm khuyết về phát triển ngôn ngữ.
- Có hành vi, thói quen, sở thích định hình: hành vi rập khuôn, tự kích thích và
hành vi tự lạm dụng.
- Khởi phát sớm trước 3 tuổi.
b) Nguyên nhân của hội chứng tự kỷ
Cho đến nay, các nghiên cứu chưa chỉ rõ những nguyên nhân chính gây nên
hội chứng tự kỷ. Phương pháp chính để chẩn đoán tự kỷ là quan sát và phân tích
tỉ mỉ của các nhà chuyên môn dựa trên các biểu hiện lâm sàng.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đều cho rằng cơ chế sinh học là nguyên nhân
cơ bản của tự kỷ bao gồm: mất cân bằng sinh hoá trong cơ thể, chấn thương não,
do di truyền mà trong quá trình phát triển xuất hiện những yếu tố ảnh hưởng tới
sự phát triển của não, nó thường xảy ra trước, trong và rất sớm sau khi trẻ sinh ra.
2.1.2. Những biểu hiện có thể là dấu hiệu của hội chứng tự kỷ
Năm 1978, Render-Short đã giới thiệu 14 biểu hiện bên ngoài thường hay
xuất hiện ở trẻ tự kỷ (Ví dụ như Gặp khó khăn trong việc hoà đồng với các bạn
khác; Có biểu hiện như bị điếc hay nghễnh ngãng ). Một điều cần lưu ý là không

phải trẻ tự kỷ nào cũng thể hiện tất cả các hành vi đó, tuy nhiên đây là một công
cụ hữu ích để cung cấp thêm thông tin cho cha mẹ và những người chăm sóc dạy
dỗ trẻ.
Các hành vi này thường xuất hiện ngay từ khi trẻ còn nhỏ (dưới 3 tuổi) và
chỉ được coi là bất thường nếu như nó được thể hiện không phù hợp với tuổi của
đứa trẻ tại thời điểm quan sát được.
3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – Xây dựng chương trình - sưu tầm - thiết kế
2.2. Quan sát, đánh giá xác định trẻ có hội chứng tự kỷ học tại lớp nhà trẻ
của trường
2.2.1. Đánh giá, xác định trẻ tự kỷ
Dựa vào danh mục hàng loạt các biểu hiện bên ngoài thường hay xuất hiện ở
trẻ tự kỷ do Render-Shost giới thiệu năm 1978;
Dựa vào bảng liệt kê sự phát triển những triệu chứng tự kỷ do Hội tự kỷ của
Mỹ đưa ra vào năm 1991.
Dựa vào tiêu chí đánh giá trẻ tự kỷ trong hệ thống phân loại trẻ tự kỷ
DSMIV của Hiệp hội chậm phát triển tinh thần Mỹ (The American association of
Mental Retardation-AAMR), tôi liệt kê thành 15 tiêu chí để đánh giá, xác định
những trẻ có hội chứng tự kỷ như sau:
DANH MỤC CÁC
BIỂU HIỆN BÊN
NGOÀI
HỌ TÊN: Lê Minh Đức
NGÀY SINH: 28/4/2008
HỌ TÊN: Nguyễn Anh Vũ
NGÀY SINH: 23/3/2008
MỨC ĐỘ MỨC ĐỘ
Xuất hiện
thường
xuyên trong

ngày
Hiếm
khi
xuất
hiện
Không
bao giờ
xuất hiện
Xuất hiện
thường
xuyên trong
ngày
Hiếm
khi
xuất
hiện
Không
bao giờ
xuất
hiện
1. Gặp khó khăn
trong việc hoà
đồng với các bạn
khác
X X
2. Có biểu hiện như
bị điếc hay nghễnh
ngãng
X X
3. Cưỡng lại, không

chịu làm khi được
dạy dỗ
X
X
4. Tỏ ra không sợ
hãi gì khi có các
yếu tố gây nguy
hiểm thực sự
X X
5. Cười to hay cười
rúc rích vô cớ
X X
4
Phạm Thuý Khanh – Mầm non
6. Không thích
được âu yếm vuốt
ve
X X
7. Quá hiếu động X X
8. Thiếu tương tác
mắt – Mắt với
người khác
X X
9. Thể hiện sự gắn
bó quá mức và
không phù hợp với
một số đồ vật
X X
10. Khó gần, không
cởi mở

X
v
11. Thích chơi một
mình
X X
12. Có ít kỹ năng
bắt chước
X X
13. Có vẻ như
không có nhận thức
về sự hiện diện của
những người xung
quanh
X
X
14. Không có khả
năng luân phiên với
người khác trong
các hoạt động
X
X
15. Không thích sự
thay đổi
X
X
2.2. Quan sát, đánh giá khả năng ngôn ngữ của 2 trẻ tự kỷ
NỘI DUNG KHẢ
NĂNG NGÔN
NGỮ CỦA TRẺ
HỌ TÊN: Lê Minh Đức

NGÀY SINH: 28/4/2008
HỌ TÊN: Nguyễn Anh Vũ
NGÀY SINH: 23/3/2008
Mức độ Mức độ
Trẻ
không
thực
hiện
được
Thực
hiện
được
Thực hiện
thành
thạo
Trẻ không
thực hiện
được
Thực
hiện
được
Thực hiện
thành
thạo
5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – Xây dựng chương trình - sưu tầm - thiết kế
1. Khả năng hiểu
ngôn ngữ của trẻ
X X
2. Khả năng diễn

đạt ngôn ngữ của
trẻ
X X
3. Vốn từ của trẻ < 5
từ
< 7 từ
Với kết quả khảo sát thu được, đã khẳng định 2 trẻ: Lê Minh Đức và Nguyễn
Anh Vũ đều có hội chứng của bệnh tự kỷ. Nhưng trẻ đều biết đáp ứng, làm theo
mệnh lệnh đơn giản của người lớn. Đó chính là dấu hiệu tốt để tôi xây dựng
chương trình và các bài tập để dạy trẻ phát triển khả năng giao tiếp của mình hoà
nhập với các trẻ khác.
2.3. Tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ giao tiếp của trẻ lứa tuổi 24 - 36 tháng
và trẻ tự kỷ tuổi mầm non
2.3.1. Khái niệm về giao tiếp
- Giao tiếp được coi là sự truyền đạt thông tin, qua các trạng thái của hệ
thống phát thông tin phát huy ảnh hưởng tới trạng thái của bên nhận thông tin
(Georgen Thines, 1975)
- Giao tiếp là sự trao đổi, tiếp xúc giữa con người với nhau, trong đó ngôn
ngữ là công cụ chủ yếu.
- Giao tiếp là sự trao đổi giữa người với người thông qua nói và viết, cử chỉ
và điệu bộ (Nguyễn Khắc Viện)
- Giao tiếp là sự tiếp xúc giữa con người với con người nhằm mục đích trao
đổi tư tưởng, tình cảm, vốn sống kinh nghiệm, kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp (Ngô
Công Hoàn)
2.3.2. Đặc điểm ngôn ngữ, giao tiếp của trẻ mầm non từ 24 - 36 tháng
a) Vốn từ
Từ 24-36 tháng tuổi, giai đoạn này trẻ có thêm nhiều từ mới. Sau 2 tuổi, vốn
từ của trẻ tăng nhanh: khoảng 100-200 (2 tuổi), đến 1000-2000 từ vào khoảng 3
tuổi. Dần dần, trẻ biết phối hợp nhiều từ và sắp xếp thứ tự thành câu.
b) Khả năng hiểu ngôn ngữ

6
Phạm Thuý Khanh – Mầm non
Đến giai đoạn 24-36 tháng tuổi, trẻ mầm non có thể hiểu được các nội dung
sau: Hiểu các câu nói đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày; tên tuổi, giới tính và
một số đặc điểm của bản thân; chức năng của một số đồ dùng, đồ chơi quen thuộc;
sự khác nhau của 3 màu sắc: xanh, đỏ, vàng; sự khác nhau của một số hình dạng:
tròn, vuông, tam giác; sự khác nhau về kích thước: to-nhỏ; dài-ngắn; cao-thấp; sự
khác nhau về trọng lượng: nặng-nhẹ; hiểu được ít nhất 6 bộ phận trên cơ thể của
con người; các giới từ: trên, dưới, trước, sau, trên, trong, ngoài; các đại từ như:
con, cháu, ông, bà, bố, mẹ và làm được theo một số mệnh lệnh đơn giản: đứng
lên, ngồi xuống, lấy đồ vật này, tìm đồ vật
c) Khả năng diễn đạt ngôn ngữ
Với khả năng diễn đạt ngôn ngữ, trẻ có thể: Nghe và bắt chước âm thanh của
các đồ vật, con vật, các hiện tượng khác nhau; Gọi tên các hoa quả, con vật, đồ
dùng quen thuộc; Gọi được từ 5-7 bộ phận trên cơ thể; Nói được các từ chỉ hoạt
động; Nói được các từ mô tả kích thước: dài-ngắn; to-nhỏ; từ chỉ màu sắc; Nói
được các từ chỉ vị trí: trên-dưới, trước-sau; Trẻ biết luân phiên trong câu chuyện.
Lúc đầu trẻ luân phiên bằng những từ đơn dần dần luân phiên bằng câu, cho đến
khi trẻ có thể kéo dài câu chuyện về một chủ đề đơn giản, dùng được cụm 2-3 từ;
Trẻ có thể dùng từ để thể hiện những việc trẻ không thích hoặc trẻ không đồng ý
với người khác; Nói được câu dài khoảng 4-5 từ; Hát được những bài hát thiếu
nhi quen thuộc.
2.3.3. Đặc điểm ngôn ngữ, giao tiếp của trẻ tự kỷ tuổi mầm non
a) Đặc điểm về giao tiếp
Trẻ tự kỷ thiếu sự tương tác mắt-mắt với những người khác; Thích chơi một
mình; Từ chối sự cố gắng dỗ dành, an ủi của người khác; Có vẻ như không có
nhận thức về sự hiện diện của những người xung quanh; Không có khả năng luân
phiên với người khác trong các hoạt động; Không thích sự thay đổi môi trường
giao tiếp.
b) Đặc điểm về vốn từ

- Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ tự kỷ thường chậm hơn so với những trẻ
cùng độ tuổi. Do vậy phần lớn trẻ tự kỷ trong giai đoạn từ 24-36 tháng tuổi vốn
từ rất ít, có những trẻ còn chưa phát âm được từ nào.
7
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – Xây dựng chương trình - sưu tầm - thiết kế
- Có những trẻ trong những năm đầu có thể phát ra được một số âm đầu tiên
sau đó mất dần ngôn ngữ nói.
c) Đặc điểm về khả năng hiểu ngôn ngữ
Khó khăn trong việc hiểu và sử dụng ngôn ngữ và các công cụ phi ngôn ngữ,
đặc biệt là trong các tình huống giao tiếp.
d) Đặc điểm về khả năng diễn đạt ngôn ngữ
Trẻ có thể bắt chước được tiếng kêu của các con vật, tiếng máy chạy ; Trẻ
có thể bắt chước được từng từ riêng lẻ; Trẻ hay nhại lại lời của người khác.
Thường các trẻ này bắt đầu bằng cách nhắc lại lời nói của người khác nói, đặc
biệt là một hoặc một số từ ở cuối câu.
2.4. Thiết kế - xây dựng chương trình và các bài tập phát triển giao tiếp
cho trẻ tự kỉ lứa tuổi 24-36 tháng theo các chủ điểm của năm học
2.4.1. Những nguyên tắc cơ bản định hướng cho việc xây dựng các bài tập
phát triển giao tiếp cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non 24-36 tháng
Dựa trên cơ sở đặc điểm giao tiếp của lứa tuổi mầm non và đặc điểm giao
tiếp của trẻ tự kỷ, tôi đã thiết kế, xây dựng một số bài tập về giao tiếp nhằm hỗ
trợ trẻ tự kỷ hoà nhập với cuộc sống.
2.4.2. Cấu trúc của bài tập
Mỗi bài tập được thiết kế như sau:
- Mục đích: Sau mỗi bài tập trẻ đạt được một mức độ kỹ năng cụ thể.
- Chuẩn bị: Các đồ dùng, đồ chơi, phương tiện dạy học
- Cách hướng dẫn: Đưa ra những gợi ý để tiến hành thực hiện bài tập
- Đánh giá: Đưa ra các tiêu chí đánh giá hiệu quả của bài tập.
2.4.3. Các bài tập phát triển ngôn ngữ giao tiếp cho trẻ lứa tuổi (24-36
tháng)

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tôi xây dựng các bài tập
có các nội dung theo 5 chủ đề sau:
- Chủ điểm về trường mầm non: Là các bài tập hướng dẫn trẻ biết cách chào
hỏi, cảm ơn, xin lỗi đúng ngữ cảnh; nhận biết các đồ dùng, đồ chơi trong lớp,
phân biệt được màu sắc: xanh - đỏ, các hình dạng: tròn-vuông
8
Phạm Thuý Khanh – Mầm non
- Chủ điểm bản thân: Trong chủ đề này, tôi thiết kế các bài tập giúp trẻ có
những hiểu biết về một số bộ phận cơ thể; biết đáp ứng phù hợp với các từ chỉ
hành động; biết thể hiện nhu cầu mong muốn của mình và biết làm theo chỉ dẫn
của người khác.
- Chủ điểm gia đình : Bao gồm các bài tập hướng dẫn trẻ nhận biết người
thân, những hành động của người thân đang thực hiện trong cuộc sống gia đình
như: giặt giũ, đọc báo, nấu nướng
- Chủ điểm về thế giới tự nhiên (Thực vật, động vật): Bao gồm các bài tập
làm quen, nhận biết tên gọi một số con vật, một số loại hoa, quả thường gặp.
- Chủ điểm về tết và mùa xuân: Gồm các bài tập về sự việc, hoạt động của
trẻ, của người thân trong ngày tết.
- Chủ điểm các phương tiện giao thông: Hướng dẫn trẻ biết tên gọi của một
số phương tiện giao thông: Xe đạp, ô tô, xe máy.
Các bài tập trong mỗi chủ điểm được xây dựng theo hướng tiếp cận giao
tiếp.
3. Triển khai thực hiện
3.1. Xây dựng phiên chế chương trình
Tuỳ theo thời gian và chủ điểm của từng chủ đề, bố trí thời gian cho thích
hợp.
3.2. Trao đổi, hướng dẫn và thống nhất cách sử dụng bài tập và ghi phiếu
theo dõi, đánh giá trẻ khi thực hiện:
3.3. Kết hợp cùng giáo viên trực tiếp sử dụng các bài tập trong can thiệp trị
liệu ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ hàng tuần/ hàng tháng và ghi chép kết quả đánh giá

từng bài tập:
4. Kết quả thực hiện
Sau khi tiến hành thiết kế - xây dựng chương trình và các bài tập phát triển
ngôn ngữ giao tiếp cho trẻ, tôi đã kết hợp cùng giáo viên của lớp nhà trẻ D là cô
giáo: Phạm Thị Minh Tâm và cô giáo Nguyễn Hải Yến tiến hành triển khai thực
hiện trên 2 trẻ tự kỷ của lớp từ tháng 9 năm 2010 đến hết tháng 4 năm 2011.
Chúng tôi đã thu được một số kết quả rất khả quan.
9
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – Xây dựng chương trình - sưu tầm - thiết kế
III. KẾT LUẬN
1. Ưu điểm
- Giai đoạn 24-36 tháng tuổi là giai đoạn trẻ học ngôn ngữ nói, do vậy nếu
sử dụng các bài tập phát triển giao tiếp theo hướng tiếp cận tổng thể sẽ giúp GV
và phụ huynh có thể phát triển ngôn ngữ lời nói cho trẻ một cách tốt nhất.
- Từ các đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi mầm non và các đặc điểm
ngôn ngữ giao tiếp của trẻ tự kỷ, tôi xây dựng các nội dung giao tiếp theo các chủ
đề trong trường mầm non để giúp giáo viên và phụ huynh can thiệp sớm cho trẻ
tự kỷ những định hướng phát triển ngôn ngữ lời nói cho trẻ đồng thời giúp trẻ có
thể hoà nhập trong các trường mẫu giáo sau khi khả năng giao tiếp được cải
thiện.
- Hầu hết việc tiếp nhận thông tin được diễn ra thông qua việc tương tác với
những người khác. Thông qua giao tiếp sẽ mở ra tất cả những con đường và cách
thức giao tiếp cho trẻ tự kỷ. Giao tiếp cho phép giáo viên, phụ huynh có thể sử
dụng một cách kết hợp rất nhiều cách thức giao tiếp khác nhau. Mặt khác giao
tiếp cho phép trẻ có thể được sử dụng nhiều hình thức giao tiếp phù hợp nhất
trong bất kỳ tình huống nào. Giao tiếp hướng tới sự đơn giản hoá giúp giáo viên
dễ dàng khi sử dụng.
Với phương pháp giao tiếp với trẻ tự kỷ trong độ tuổi 24-36 tháng chúng ta
sử dụng kết hợp nhiều cách thức giao tiếp và các hình thức khác nhau nhằm mục
đích phát triển ngôn ngữ lời nói cho trẻ để trẻ có thể sử dụng trong cuộc sống

hàng ngày.
2. Tồn tại
Với kết quả trên, tôi có thể kết luận rằng việc xây dựng các bài tập phát triển
ngôn ngữ giao tiếp cho trẻ tự kỷ trong độ tuổi 24-36 tháng là rất cần thiết. Thông
qua các bài tập này giúp giáo viên và phụ huynh có thêm những công cụ để phục vụ
trong công tác hỗ trợ, can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ. Các bài tập được thiết kế là
những chỉ dẫn, mang tính định hướng giúp giáo viên có thể phát huy hết những khả
năng giao tiếp của mình để dạy trẻ tự kỷ các cách thức giao tiếp phù hợp.
3. Khuyến nghị
10
Phạm Thuý Khanh – Mầm non
- Tập huấn cho giáo viên mầm non những kiến thức kỹ năng cơ bản về chăm
sóc gáo dục trẻ tự kỷ trong đó có hướng dẫn giáo viên các phương pháp phát triển
ngôn ngữ giao tiếp cho nhóm trẻ này.
- Việc phát triển khả năng ngôn ngữ giao tiếp cho trẻ tự kỷ có hiệu quả cần
có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và giáo viên. Do vậy, cần hướng dẫn cha
mẹ trẻ sử dụng tốt các bài tập này.
- Đề nghị các cấp lãnh đạo quan tâm xem xét tạo điều kiện về CSVC; Nhân
sự và bồi dưỡng chuyên môn sâu cho Trường Mầm non Lê Quý Đôn sang năm
học 2011–2012 được mở lớp chuyên biệt chăm sóc giáo dục trẻ tự kỷ. Đồng thời
tạo điều kiện cho nhà trường được ký hợp đồng tuyển chọn giáo viên chuyên biệt
dạy trẻ tự kỷ.
11

×