Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NUÔI KẾT HỢP ỐC HƯƠNG VỚI TU HÀI TRÊN BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI VỊNH VÂN PHONG TỈNH KHÁNH HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.94 MB, 57 trang )

BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NUÔI KẾT HỢP ỐC
HƯƠNG VỚI TU HÀI TRÊN BIỂN THEO HƯỚNG
BỀN VỮNG TẠI VỊNH VÂN PHONG
TỈNH KHÁNH HÒA
Khánh Hòa, 2014
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA
STT Họ và tên Đơn vị Nhiệm vụ
1 Huỳnh Kim Khánh Chi Cục Nuôi trồng Thủy sản
Khánh Hòa
Chủ nhiệm dự án
2 Thái Ngọc Chiến Viện Nghiên cứu Nuôi trồng
Thủy sản III
Đơn vị chuyển giao
công nghệ
3 Trần Quang Ngọc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng
Thủy sản III
4 Nguyễn Thị Ngoan Viện Nghiên cứu Nuôi trồng
Thủy sản III
5 Hồ Thị Bích Ngân Viện Nghiên cứu Nuôi trồng
Thủy sản III
6 Phan Minh Nam Chi Cục Nuôi trồng Thủy sản
Khánh Hòa
Đơn vị tiếp nhận công
nghệ
7 Trần Thanh Thúy Chi Cục Nuôi trồng Thủy sản
Khánh Hòa
8 Thượng Đình Tâm Chi Cục Nuôi trồng Thủy sản
Khánh Hòa
9 Trần Thị Thúy Nga Chi Cục Nuôi trồng Thủy sản
Khánh Hòa


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC CÁC BẢNG 4
1
DANH MỤC CÁC HÌNH 4
BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN 5
I. Tóm tắt thông tin về dự án đã được phê duyệt và đã được điều chỉnh 5
1. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 5
2. MỤC TIÊU 5
3. NỘI DUNG 5
4. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 5
5. SẢN PHẨM VÀ CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT, CHẤT LƯỢNG,
QUY MÔ CUẢ SẢN PHẨM THEO HỢP ĐỒNG, THUYẾT MINH DỰ
ÁN ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT VÀ ĐIỀU CHỈNH (NẾU CÓ) 13
6. ĐẶC ĐIỂM VÀ XUẤT XỨ CỦA CÔNG NGHỆ DỰ KIẾN ÁP DỤNG
13
II. Kết quả chuyển khai thực hiện dự án 16
1. CÔNG TÁC TỔ CHỨC, QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH ĐỂ TRIỂN KHAI
THỰC HIỆN DỰ ÁN 16
1.1. TÌNH HÌNH CHUNG 16
1.2. THÀNH LẬP BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN: 17
1.3. CHỌN ĐIỂM, CHỌN ĐỐI TƯỢNG, CHỌN HỘ ĐỂ TIẾP NHẬN
VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN V.V….17
2. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG 18
2.1. ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT BỔ SUNG THỰC TRẠNG TẠI VÙNG DỰ
ÁN 18
2.2. CÔNG TÁC CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ 19
2.3. CÔNG TÁC ĐÀO TẠO KỸ THUẬT VIÊN CƠ SỞ VÀ TẬP HUẤN
20
2.4. XÂY DỰNG CÁC MÔ HÌNH NUÔI ỐC HƯƠNG KẾT HỢP VỚI

TU HÀI 20
2.5. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 30
2.6. QUẢN LÝ, SỬ DỤNG KINH PHÍ HỖ TRỢ TỪ NGÂN SÁCH SỰ
NGHIỆP KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊA
PHƯƠNG 30
2.7. TỔ CHỨC THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN.33
2.8. THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN VÀ BIỆN PHÁP KHUYẾN KHÍCH
NHÂN RỘNG KẾT QUẢ CỦA DỰ ÁN 33
2.9. TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA CÁC NỘI DUNG SO
VỚI HỢP ĐỒNG VÀ THUYẾT MINH DỰ ÁN 34
3.PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA DỰ ÁN THEO
CÁC NỘI DỤNG 35
3.1.CÔNG TÁC CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ 35
3.2. MỨC ĐỘ THỰC HIỆN NỘI DUNG VÀ QUY MÔ SO VỚI HỢP
ĐỒNG 35
2
3.3. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC, QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN
DỰ ÁN 36
3.5. ĐÁNH GIÁ TIỀM LỰC CỦA ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ TRƯỚC VÀ SAU
KHI TRIỂN KHAI DỰ ÁN 37
III. Kết luận và kiến nghị 38
1. KẾT LUẬN 38
2. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 39
MỘT SỐ HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN xiii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
FAO: Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc
CNDA: Chủ nhiệm dự án
NTTS: Nuôi trồng thủy sản
KTV: Kỹ thuật viên
DC: Đối chứng

TW: Trung ương
GRW: Tốc độ sinh trưởng trọng lượng
GRL: Tốc độ sinh trưởng chiều cao
L: Chiều dài (cm)
W: Khối lượng (g)
SS: Tổng bình phương
df: Bậc tự do
MS: Bình phương trung bình
p: Xác xuất
TB: Giá trị trung bình
SD: Độ lệch chuẩn
TLS: Tỷ lệ sống
3
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Tên các bảng Trang
Bảng 1. Sản phẩm dự án 13
Bảng 2. Tỷ lệ sống của ốc hương và tu hài (%) 29
Bảng 3. Hiệu quả kinh tế mô hình nuôi kết hợp ốc hương với tu hài năm 2012 30
Bảng 4. Hiệu quả kinh tế mô hình nuôi kết hợp ốc hương với tu hài năm 2013 31
Bảng 6. So sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình nuôi kết hợp và nuôi đơn (tính cho 1 hộ nuôi)
32
Bảng 7. Số lượng và quy mô sản phẩm dự án 34
Bảng 8. Chỉ tiêu kỹ thuật sản phẩm dự án 34
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình Tên các hình Trang
Hình 1. Cấu tạo đăng nuôi ốc hương kết hợp với tu hài. (a): Đăng theo thiết kế; (b) Đăng nuôi
thực tế 7
Hình 2. Sơ đồ bố trí mô hình nuôi hợp ốc hương với tu hài trên biển. (a) Theo thiết kế; (b)
Mô hình thực tế 8
Hình 3a. Chuẩn bị rổ nuôi tu hài; Hình 3b. Rổ nuôi tu hài đặt bên ngoài, xung quanh đăng

lưới nuôi ốc hương 9
Hình 4a. Giống ốc hương 9
Hình 4b. Giống tu hài 9
Hình 5. Thức ăn ốc hương 10
Hình 6. Kiểm tra tốc độ sinh trưởng ốc hương 11
Hình 7. Vai trò của tu hài trong hệ thống nuôi kết hợp 14
Hình 8. Bản đồ vịnh Vân Phong. Vị trí triển khai xây dựng mô hình nuôi được đánh dấu X
trên bản đồ 16
Hình 9. Diễn biến nhiệt độ theo thời gian nuôi trong 2 mô hình nuôi kết hợp và nuôi đơn (đối
chứng) 21
Hình 10. Biến động nhiệt độ theo thời gian nuôi năm 2013 (DC: Đối chứng, nuôi đơn) 21
Hình 11. Diễn biến Oxy hòa tan theo thời gian nuôi trong 2 mô hình nuôi kết hợp và nuôi đơn
(đối chứng) 22
Hình 12. Biến động Oxy hòa tan theo thời gian nuôi năm 2013 (Tên các hộ nuôi kết hợp và
DC: là hộ đối chứng, nuôi đơn) 23
Hình 13. Diễn biến hàm lượng N tổng số theo thời gian nuôi trong 2 mô hình nuôi kết hợp và
nuôi đơn (đối chứng) 24
Hình 14. Biến động N tổng số theo thời gian nuôi năm 2013 (DC: đối chứng) 24
4
Hình 15. Biến động P tổng số theo thời gian nuôi năm 2013 (DC: đối chứng) 25
Hình 16. Khối lượng của ốc hương theo thời gian nuôi 26
Hình 17. Sinh trưởng khối lượng của ốc hương theo thời gian năm 2012 26
Hình 18. Sinh trưởng khối lượng của ốc hương theo thời gian năm 2013 27
Hình 19. Tốc độ sinh trưởng của ốc hương theo thời gian nuôi 27
Hình 20. Sinh trưởng khối lượng của tu hài theo thời gian năm 2012 28
Hình 21. Sinh trưởng khối lượng của tu hài theo thời gian năm 2013 29
BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN
Thuộc Chương trình “Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công
nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi
giai đoạn 2011 – 2015’’

I. Tóm tắt thông tin về dự án đã được phê duyệt và đã được điều chỉnh
1. Thông tin về dự án
- Cơ quan chủ quản: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Khánh Hòa
- Cơ quan chủ trì: Chi Cục Nuôi trồng Thủy sản tỉnh Khánh Hòa
- Cơ quan chuyển giao công nghệ: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III
- Thời gian thực hiện dự án: 3/2013-3/2014
- Cấp quản lý: tỉnh Khánh Hòa
2. Mục tiêu
Ứng dụng công nghệ nuôi kết hợp ốc hương với tu hài góp phần tăng thu nhập
và nâng cao trình độ nuôi trồng thủy sản cho cộng đồng dân cư ven biển.
3. Nội dung
3.1. Chuyển giao và tiếp nhận quy trình công nghệ nuôi ốc hương kết hợp với tu
hài
3.2. Xây dựng mô hình nuôi ốc hương kết hợp với tu hài
3.3. Đào tạo, tập huấn công nghệ nuôi ốc hương kết hợp với tu hài
4. Giải pháp thực hiện
4.1. Giải pháp khoa học và công nghệ
4.1.1. Chọn vùng nuôi
Vùng nuôi là đáy cát, ít sóng gió và có độ mặn ít thay đổi (dao động từ 25-
32‰) . Độ sâu khi triều xuống mức thấp nhất là 1 m. nguồn nước không bị ảnh hưởng
5
nước ngọt do tác động của nước sông vào mùa mưa. Dự kiến chọn huyện Vạn Ninh để
triển khai mô hình nuôi.
• Kỹ thuật làm đăng:
Kích thước mỗi đăng là: 7x7x5 m. Vật liệu xây dựng đăng bao gồm:
- Lưới nylon: 2a = 5 mm (giai đoạn ương), 2a = 15 mm (giai đoạn nuôi thương
phẩm).
Số lượng lưới: 1,4 kg/m x 28 m/đăng =40 kg lưới/ đăng x 40 đăng =1600 kg
lưới.
- Cọc chính: gỗ tròn đường kính φ = 10 -15 cm, chiều dài L = 5 m

- Cọc phụ: gỗ tròn đường kính φ = 8 - 12 cm, chiều dài L = 5 m
- Đà ngang: gỗ tròn đường kính φ = 6 -10 cm, chiều dài L = 5 m
Cách thức tiến hành: Cọc chính vót nhọn đầu được cắm sâu xuống đất khoảng
0,4- 0,5m. Sau khi đóng xong các cọc chính thì chuyển sang đóng các đà ngang và cọc
phụ. Khoảng cách giữa cọc chính và cọc phụ từ 1-2 m. Đối với đăng có diện tích 50
m
2
cần 12 cọc chính, 12 cọc phụ và 16 đà ngang. Tổng cộng là 40 cọc/đăng.
Khoảng các giữa các đăng nuôi kết hợp là 20 m.
Cọc chính
Cọc phụ
Đà ngang
Lưới ru
6
Trại làm
việc
Đăng
nuôi ốc
hương
tu hài
Hình 1. Cấu tạo đăng nuôi ốc hương kết hợp với tu hài. (a): Đăng theo thiết kế; (b)
Đăng nuôi thực tế
• Quy mô: 40 đăng, diện tích mặt nước là 5 ha (2,5 ha x 2 năm): Năm 2012: thực
hiện 20 đăng cho 10 hộ với diện tích là 2,5 ha; Năm 2013: thực hiện 20 đăng
cho 10 hộ với diện tích là 2,5 ha. Như vậy tổng diện tích mô hình là 40 đăng bố
trí trên 1 diện tích là 5 ha mặt nước.
• Đối tượng: cho 20 hộ dân huyện Vạn Ninh (10 hộ x 2 năm) (các hộ phải thực
hiện cam kết trước khi tham gia dự án).
• Quá trình thực hiện dự án chia làm 2 đợt:
- Đợt 1 năm 2012: Chọn 10 người tham gia

- Đợt 2 năm 2013: Chọn 10 người ở địa phương khác tham gia.
Dự án đã xây dựng 10 mô hình cho 10 hộ dân tham gia mỗi đợt. Mỗi hộ dân sẽ
thực hiện 2 đăng, như vậy có tất cả 20 đăng nuôi cho mỗi đợt. Khoảng cách giữa các
đăng nuôi kết hợp tối thiểu là 20 m (hình 2).
7
Hình 2. Sơ đồ bố trí mô hình nuôi hợp ốc hương với tu hài trên biển. (a) Theo thiết kế;
(b) Mô hình thực tế
Cách thức bố trí rổ nuôi tu hài: Tu hài nuôi trong các rổ treo xung quanh đăng nuôi
(đường kính rổ 50 cm), mật độ thả nuôi 30 con/rổ, kích cỡ tu hài thả nuôi là 3,7 g/con.
Nguồn giống tu hài mua từ các trại sản xuất giống trong tỉnh Khánh Hòa. Mỗi đăng
treo 70 rổ. Bố trí mỗi cạnh 1 hàng 14 rổ ở 3 cạnh (3 hàng x 14 rổ=42 rổ), riêng cạnh
ngoài cùng, bố trí 2 hàng rổ để tăng cường quá trình lọc của tu hài: 2 hàng x 14
rổ/hàng=28 rổ. Rổ tu hài treo bên ngoài đăng và phải nằm sát nền đáy. Các rổ phải kín
đáy và đổ cát dày 40 cm.
8
Hình 3a. Chuẩn bị rổ nuôi tu hài; Hình 3b. Rổ nuôi tu hài đặt bên ngoài, xung
quanh đăng lưới nuôi ốc hương.
4.1.2. Kỹ thuật ương và nuôi thương phẩm ốc hương được chia làm 2 giai đoạn:
• Giai đoạn ương:
- Đăng có thể làm bằng gỗ bạch đàn. Kích thước đăng là 25 m
2
(7x7x5 m). Các thanh
ngang để giữ đăng chắc chắn, chống chịu lại sóng, gió. Lưới bao quanh đăng có mắt
lưới 2a=5 mm.

Độ sâu đặt đăng hoặc cắm đăng từ 1,5-3,0 m nước. Đăng nuôi phải có
đổ 1 lớp cát sạch dày ít nhất 30 cm, lưới đăng được chôn sâu dưới đất khoảng 30 cm
để tránh ốc chui ra ngoài.
Hình 4a. Giống ốc hương Hình 4b. Giống tu hài
- Mật độ nuôi là 800 con/ m

2
, cỡ giống trung bình 9.500 – 10.000 con/kg (hay 0,1
g/con)
- Nguồn giống: Mua từ các trại sản xuất giống ốc hương trong tỉnh Khánh Hòa.
• Giai đoạn nuôi thương phẩm:
- Sau 2 tháng nuôi khi ốc đạt kích thước 700 -800 con/kg, chúng ta thay lưới có mắt
lưới lớn hơn (2a=15 mm). Mật độ thả: 400 con/ m
2
.
Thức ăn và phương pháp cho ăn:
Thức ăn cho ốc gồm có cá, cua, ghẹ, don, sút,…Lượng thức ăn cho ăn hàng
ngày bằng 5 -10% khốilượng ốc nuôi. Cho ăn mỗi ngày 1 lần vào sáng sớm hoặc
chiều tối. Trong 1 tháng nuôi ương ban đầu cho ăn tôm tít, cua ghẹ giàu dinh dưỡng.
Sau đó có thể cho ăn cá tạp. Sau 2 tháng thức ăn không cần phải thái nhỏ, đối với trai,
sút, sò, hầu,… đập vỡ vỏ, cua, ghẹ lột mai, đập bể càng trước khi cho ăn. Có thể thay
đổi khẩu phần ăn hàng ngày nếu có thể.
9
Hình 5. Thức ăn ốc hương
4.1.3. Chăm sóc, quản lý
- Trong quá trình nuôi thường xuyên kiểm tra lưới đăng, kịp thời phát hiện địch hại
(cá nóc, cua, ghẹ, ) để diệt trừ, thường xuyên làm vệ sinh đăng lưới để nước lưu
thông.
- Thường xuyên giữ môi trường khu vực nuôi sạch sẽ là điều kiện tốt giúp cho ốc lớn
nhanh: dùng bàn chải mềm để vệ sinh đăng, loại bỏ rác bám lưới làm bịt kín đăng để
tăng quá trình trao đổi nước. Đảo nước và đáy cho sạch.
- Theo dõi lượng thức ăn thừa hàng ngày để điều chỉnh hệ số thức ăn cho phù hợp.
- Buổi sáng vớt toàn bộ thức ăn thừa, xương, vỏ sò,… ra khỏi đăng để tránh ô nhiễm
nước.
- Thường xuyên theo dõi hoạt động và khả năng bắt mồi của ốc.
- Hàng tuần kéo rổ nuôi tu hài lên vệ sinh cho lồng thông thoáng, kiểm tra và bắt địch

hại nếu có trong rổ (cá nóc, cua, ghẹ, …).
4.1.4. Theo dõi các yếu tố môi trường nước:
- Dự án sẽ cấp cho các hộ tham gia dự án các thiết bị để theo dõi môi trường đăng
nuôi hàng ngày: test kit pH, máy đo độ mặn, nhiệt kế.
- Đo nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước bằng nhiệt kế có độ chính xác 0,5
0
C.
- Xác định pH bằng test kit pH có độ chính xác 0,1
- Đo hàm lượng oxy hòa tan bằng máy đo oxy có độ chính xác 0,1 mg/l.
- Độ mặn đo bằng khúc xạ kế, hàng tuần đo 1 lần.
10
- Hàng ngày đo các yếu tố môi trường: Oxy, nhiệt độ, pH. Đo ngày 2 lần: Sáng 6
h; chiều 14 h.
- N tổng số, P tổng số, Oxy hòa tan được thực hiện 2 lần/ tháng. Các yếu tố môi
trường được phân tích bằng các phương pháp hiện hành tại Viện nghiên cứu nuôi
trồng Thủy sản III.
4.1.5. Xác định tốc độ sinh trưởng của vật nuôi:
- Hàng tháng tiến hành xác định sinh trưởng 1 lần cho ốc hương và tu hài: Mỗi loài sẽ
bắt ngẫu nhiên 30 con để cân khối lượng và đo chiều dài.
- Tốc độ sinh trưởng của vật nuôi được tính theo các công thức sau đây:
Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối về khối lượng (g/ngày):
W = (W
t
– W
o
)/(t – t
o
)
Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối về chiều dài (cm/ngày):
L = (L

t
– L
o
)/(t – t
o
)
Trong đó:
W tốc độ sinh trưởng tuyệt đối về khối lượng (g/ngày)
L tốc độ sinh trưởng tuyệt đối về chiều dài (cm/ngày)
W
o
khối lượng (g) tại thời điểm ban đầu t
o .
W
t
khối lượng (g) tại thời điểm t.
Hình 6. Kiểm tra tốc độ sinh trưởng ốc hương
4.1.6. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi tổng hợp
11
Chỉ tiêu này liên quan đến lợi nhuận và mức độ đầu tư các loại hình nuôi. Tổng
hợp đầy đủ các khoản chi phí đầu vào gồm chi phí đầu tư xây dựng công trình nuôi,
chi phí giống, nhân công, nguyên vật liệu, thức ăn,…Thu nhập qua bán sản phẩm.
Tính toán lợi nhuận mỗi mô hình nuôi.
- Lợi nhuận = Tổng thu – Tổng chi
- Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận / Tổng chi phí
Để so sánh hiệu quả kinh tế và môi trường của mô hình nuôi kết hợp và nuôi
đơn, chúng tôi sử dụng kết quả của 2 hộ nông dân không tham gia dự án là Ông
Hoàng Thanh Bình và Bà Nguyễn Thị Kim Sa để đối chứng (DC). Hai hộ này có cùng
thời điểm thả giống, nguồn giống, mật độ, kích thước lồng giống với bố trí thí nghiệm
các mô hình của dự án và nằm cách dự án 1.000 m.

4.2. Giải pháp đào tạo
- Để công nghệ được đưa vào ứng dụng, hai hội thảo đầu bờ sẽ được tổ chức cho
người dân ở ven biển vịnh Vân Phong tham gia với phương pháp ”cầm tay tay chỉ
việc”, giúp cho người dân nhìn thấy để áp dụng. Thông qua hội thảo tập huấn kỹ thuật
và giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường. Nâng cao kiến thức về áp dụng khoa học
công nghệ mới trong nghề nuôi ốc hương thương phẩm.
- Chọn khoảng 100 hộ tham gia hội thảo đầu bờ và 100 hộ tham gia tập huấn kỹ thuật
và 20 Cán bộ khuyến ngư, kỹ thuật viên của xã và hộ nông dân trực tiếp tham gia mô
hình
- Dự án xây dựng tài liệu để phục vụ công tác đào tạo và tập huấn theo quan điểm: tài
liệu rõ ràng, ngắn gọn, tăng hình ảnh minh họa; không quá nhiều thuật ngữ khoa học,
cần sử dụng thuật ngữ địa phương để học viên dễ nắm bắt và thảo luận.
- Phối hợp với địa phương để lựa chọn đối tượng tham gia đào tạo theo tiêu chí: Là
những người trực tiếp tham gia sản xuất hoặc quản lý về lĩnh vực thủy sản, có trình độ
tương đối để làm hạt nhân cho công tác nhân rộng sau này; Đối với tập huấn, phải là
những hộ nông dân tham gia xây dựng các mô hình trong khuôn khổ dự án.
- Việc truyền đạt thông tin đến học viên được tiến hành theo phương pháp chia nhóm
và gợi ý học viên bộc lộ những thắc mắc trong thực tế sản xuất; Giảng viên giải đáp
những thắc mắc đã được nêu ra từ các nhóm. Đại diện hộ nông dân tóm tắt quy trình
12
công nghệ hoặc nội dung đào tạo, tập huấn. Cuối cùng giản viên rà soát và tổng hợp
nội dung truyền đạt trên cơ sở đã thảo luận.
- Thời gian: 01 hội thảo đầu tiên để chọn người dân tham gia ; 01 đợt tập huấn kỹ
thuật cho người dân nắm bắt kỹ thuật, mục tiêu, nội dung trước khi xây dựng mô
hình ; 01 hội nghị tham quan đầu bờ để người dân tham quan mô hình của dự án ; 01
đợt tập huấn về công nghệ nuôi tổng hợp, các nguyên lý cơ bản của công nghệ ; 01 hội
thảo tổng kết dự án. Như vậy số lượng hội thảo, hội nghị và tập huấn là 5 đợt.
5. Sản phẩm và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, chất lượng, quy mô cuả sản phẩm theo
hợp đồng, thuyết minh dự án đã được phê duyệt và điều chỉnh (nếu có)
Bảng 1. Sản phẩm dự án

TT Tên sản phẩm Chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
1 Mô hình nuôi ốc hương nuôi kết hợp
tu hài
1. Quy mô:
40 đăng trên 5 ha diện tích mặt nước.
2. Năng suất:
- Ốc hương: đạt 10-12 tấn/ha/vụ
- Tu hài: đạt 15 -18 tấn/ha/vụ
2 Đào tạo kỹ thuật viên 20 kỹ thuật viên cơ sở
3 Tập huấn kỹ thuật Cho 200 nông dân
6. Đặc điểm và xuất xứ của công nghệ dự kiến áp dụng
• Đặc điểm công nghệ:
Các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao hiện nay chủ yếu là những loài ăn
động vật (ví dụ: tôm hùm, ốc hương, cá mú, cá chẽm,…) có hệ số chuyển đổi thức ăn
khá cao (Hệ số thức ăn của tôm hùm 16-30; của ốc hương 4-6). Do đó hàng năm đã
đưa vào môi trường nước một lượng rất lớn dinh dưỡng N và P. Hai yếu tố này là
thành phần chính gây nên hiện tượng phì dưỡng, tảo phát triển quá mức và là một
trong những nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường và dịch bệnh xảy ra. Để hạn chế ô
nhiễm bằng cách tái sử dụng nguồn chất thải từ các hoạt động nuôi trồng, các nhà
khoa học đã sử dụng các loài động vật hai mảnh vỏ (vẹm xanh, tu hài, ) là những loài
có khả năng sử dụng chất thải để nuôi kết hợp. Trong hệ thống nuôi kết hợp này,
nguồn chất thải được sử dụng thông qua quá trình lọc nước của động vật hai mảnh vỏ,
13
nhờ đó có thể hạn chế được chất thải và sự ô nhiễm môi trường. Theo Patrick, S
(2000), nuôi trồng cần kết hợp các loài có các bậc dinh dưỡng khác nhau để có thể
giảm ảnh hưởng chất thải và sử dụng tối đa nguồn dinh dưỡng trong nước.
Hình 7. Vai trò của tu hài trong hệ thống nuôi kết hợp
Chính vì công nghệ nuôi kết hợp vừa mang lại lợi ích kinh tế vừa mang lại hiệu
quả môi trường. Ngày nay công nghệ nuôi kết hợp đã trở thành phổ biến, vì nó nâng
cao tối đa hiệu suất sử dụng mặt nước. Ngoài ra một lượng lớn chất thải của đối tượng

nuôi này sẽ là nguồn thức ăn rất tốt cho đối tượng kia từ đó làm sạch môi trường
nước, giảm ô nhiễm, giảm chi phí sản xuất và tăng tổng năng suất thu họach của một
vụ nuôi. Công nghệ nuôi kết hợp là được rất nhiều quốc gia sử dụng đó là: Trung
Quốc, Philippines, Thái Lan, Ấn Độ, Israel, trong đó Trung Quốc là nước đi đầu trong
việc ứng dụng công nghệ nuôi kết hợp để phát triển bền vững nghề nuôi trồng thủy
sản của mình.
Ốc hương
Tu hài
Chất thải của ốc hương
Thức ăn thừa
14
Công nghệ sử dụng trong dự án này thì tu hài sẽ sử dụng chất thải của ốc
hương làm thức ăn trực tiếp thông qua quá trình lọc nước (hình 2). Như vậy, công
nghệ này mang lại cho người nuôi 3 lợi ích: Thứ nhất là tu hài lọc nước làm giảm quá
trình ô nhiễm từ hoạt động nuôi ốc hương; Thứ hai là tu hài đã chuyển dạng năng
lượng thấp (chất thải) sang dạng năng lượng cao và hữu ích (protein của thịt tu hài);
Thứ 3 là tu hài sẽ cung cấp thêm sản lượng phụ làm tăng thu nhập cho cho toàn bộ hệ
thống nuôi và cuối cùng là nâng cao thu nhập của người nuôi ốc hương.
• Xuất xứ công nghệ:
Công nghệ nuôi kết hợp này dựa trên kết quả của hai đề tài do Viện Nghiên
cứu nuôi trồng Thủy sản III thực hiện:
i) Đề tài: “Xây dựng giải pháp kỹ thuật nuôi kết hợp tôm sú, ốc hương với tu hài,
rong biển trong các ao nuôi tôm sú theo hướng bền vững tại huyện Sông Cầu, Phú
Yên.” (Chủ nhiệm đề tài TS. Thái Ngọc Chiến)
ii) Đề tài cấp Nhà nước (Mã số KC.06.26.NN): “Nghiên cứu công nghệ và xây dựng
mô hình nuôi kết hợp nhiều đối tượng hải sản trên biển theo hướng bền vững”
thuộc Chương trình KC.06 - Bộ Khoa Học và Công Nghệ do TS. Thái Ngọc Chiến
thực hiện từ năm 2004-2005. Kết quả đề tài đạt giải 3 VIFOTEC năm 2008.
Đề tài cấp Nhà nước đã xây dựng thành công 5 mô hình nuôi kết hợp các đối
tượng hải sản trên biển đạt hiệu quả kinh tế và môi trường cao:

• Mô hình 1: Nuôi cá mú kết hợp với rong sụn, vẹm và bào ngư.
• Mô hình 2: Nuôi tôm hùm kết hợp với vẹm xanh, rong sụn và bào ngư
• Mô hình 3: Nuôi tôm hùm kết hợp với cá chẽm, hải sâm, rong sụn và vẹm xanh
• Mô hình 4: Nuôi ốc hương kết hợp với hải sâm, rong sụn và vẹm
• Mô hình 5: Nuôi ốc hương kết hợp với tôm hùm, cá chẽm, hải sâm, rong sụn và
vẹm xanh.
15
X
II. Kết quả chuyển khai thực hiện dự án
1. Công tác tổ chức, quản lý điều hành để triển khai thực hiện dự án
1.1. Tình hình chung
Khánh Hòa là một tỉnh ven biển miền Trung nằm trong khu vực nhiệt đới gió
mùa, trong khoảng 11
o
41’53’’- 12
o
52’10’’N, và 108
o
40’12’’- 109
o
30’00’’E. Độ dài bờ
biển xấp xỉ 200 km (nếu tính cả đường viền các đảo ven bờ chiều dài này xấp xỉ 400
km). Khánh Hòa có khoảng 200 hòn đảo với tổng diện tích khoảng 600 km
2
.
Hình 8. Bản đồ vịnh Vân Phong. Vị trí triển khai xây dựng mô hình nuôi được đánh
dấu X trên bản đồ.
Các vũng vịnh và đầm phân bố liên tục dọc theo đường bờ của Khánh Hòa: Vịnh
Vũng Rô - Đại Lãnh; vũng Bến Gỏi - vịnh Vân Phong; vịnh Bình Cang; đầm Nha Phu
và đầm Thủy Triều - vịnh Cam Ranh. Với tiềm năng vùng biển và vịnh được xếp vào

loại phong phú ở khu vực, trong đó vịnh Vân Phong nằm ở phía bắc và Cam Ranh ở
phía nam là hai vịnh có tiềm năng phát nuôi trồng thủy sản phát triển nhất của tỉnh.
Vịnh Vân Phong thuộc huyện Vạn Ninh, nằm ở phía bắc Khánh Hòa trong
khoảng 12
0
20’ - 12
0
40’N; 109
0
11’- 109
0
26’E, độ sâu trung bình của vịnh khoảng 15 m
và độ sâu cực đại là 40 m. Độ dài theo chiều trục vịnh khoảng 30 km, cửa vịnh rộng
khoảng 13 km
2
. Vân Phong là một trong những vịnh lớn nhất của miền Trung Việt
Nam, với diện tích 510 km
2
trong đó khoảng 50,5 km
2
là diện tích các đảo, trong đó
phần ngập nước khoảng 458 km
2
(hình 8).
16
X
Vịnh Vân Phong
Vùng dự án
Xã Vạn Hưng là một xã ven biển thuộc huyện Vạn Ninh, là một trong những
xã có nghể nuôi trồng thủy sản phát triển rất mạnh, đặc biệt là nghề nuôi tôm hùm

lồng, ốc hương, tôm sú, tôm thẻ chân trắng,…Tuy nhiên, trong những năm qua, dịch
bệnh ở tôm hùm, ốc hương xảy ra thường xuyên làm đã làm cho nhiều người nuôi
thủy sản thất bại nặng nề. Trước tình hình đó, cần phải có một công nghệ nuôi bền
vững, thân thiện với môi trường để giảm thiểu ô nhiễm môi trường và thiệt hại kinh tế
cho người nuôi.
Dự án “Ứng dụng công nghệ nuôi kết hợp ốc hương với tu hài trên biển
theo hướng bền vững tại vịnh Vân Phong tỉnh Khánh Hòa” nhằm vừa nâng cao
thu nhập cho người dân, vừa phát triển nghề nuôi ốc hương theo hướng bền vững cho
cộng đồng sống ven Vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa.
1.2. Thành lập Ban quản lý dự án:
Để tổ chức triển khai, giám sát và đánh giá kết quả đạt được so với nội dung,
phương pháp tổ chức; chỉ đạo thực hiện mô hình, hiệu quả kinh tế xã hội – môi trường
của dự án, Ban quản lý dự án được thành lập theo Quyết định số 28/QĐ-CCN ngày 14
tháng 02 năm 2012. Ban quản lý gồm những thành viên sau:
- Bà Trần Thanh Thúy, Trưởng Ban
- Bà Trương Thị Ánh Hiền, Phó Ban
- Ông Phương Minh Nam, Ủy Viên
- Bà Trần Thị Thúy Nga, Ủy Viên
Ban quản lý dự án phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong ban
và lên kế hoạch thực hiện khoa học, hiệu quả.
1.3. Chọn điểm, chọn đối tượng, chọn hộ để tiếp nhận và triển khai thực hiện các
nội dung của dự án v.v….
- Địa điểm triển khai dự án: Tại Dốc Đá Trắng, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh
Khánh Hòa.
- Chọn đối tượng nuôi: Đối tượng nuôi chính là ốc hương, đối tượng nuôi kết hợp là tu
hài.
- Chọn hộ để tiếp nhận và triển khai thực hiện dự án: Quá trình chọn hộ dân được thực
hiện thông qua hội thảo, cán bộ dự án phát phiếu đăng ký sau đó dựa trên các tiêu chí
ban quản lý dự án cùng với chính quyền địa phương gút lại danh sách 20 hộ nông dân
17

được chọn (Năm 2012: 10 hộ và năm 2013: 10 hộ). Danh sách hộ nông dân xem Bảng
A1 (Phụ lục).
Trong quá trình thực hiện đã so sánh với các đăng nuôi đơn thuộc 2 hộ ngoài
dự án (cách vùng nuôi của dự án 1.000 m) để so sánh hiệu quả kinh tế và môi trường.
Để so sánh các yếu tố môi trường, chúng tôi kiểm tra các thông số đầu vào
trước khi so sánh:
- Các hộ nuôi phải thả cùng cỡ giống, cùng mật độ ốc hương thả nuôi.
- Để so sánh ANOVA, chúng tôi kiểm tra các yếu tố môi trường ở 2 vùng nuôi (nuôi
đơn và nuôi kết hợp) tại thời điểm thả nuôi là không có sự khác nhau.
- Thời gian triển khai mô hình: Tháng 3/2012 và tháng 3/2013.
2. Kết quả thực hiện các nội dung
2.1. Điều tra, khảo sát bổ sung thực trạng tại vùng dự án
Trước khi triển khai dự án, Chi Cục Nuôi trồng Thủy sản Khánh Hòa cùng với
đơn vị chuyển giao công nghệ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III phối hợp với
UBND xã vạn Hưng, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Vạn Ninh đi
đến xã Dốc Đá Trắng để khảo sát vùng nuôi.
Kết quả khảo sát cho thấy nhiệt độ nước dao động từ 28-31
o
C và độ mặn dao
động từ 27-33%o, pH dao động từ 7,5-8,5. Các yếu tố môi trường rất phù hợp nuôi ốc
hương và tu hài. Các đơn vị đã thống nhất chọn vùng biển tại Dốc Đá trắng để triển
khai dự án.
Theo báo cáo của Chi Cục Nuôi trồng Thủy sản Khánh Hòa (2104), đây là
vùng nuôi ốc hương và tôm hùm, tôm thẻ chân trắng trọng điểm ở huyện Vạn Ninh:
Số lượng lồng tôm hùm nuôi 2013: 9.630 ô lồng (thời điểm cao nhất, tháng 7); Diện
tích nuôi tôm thẻ chân trắng là 98 ha; Ốc hương nuôi lồng: 130 ha. Ba tháng đầu năm
2014, số lượng lồng nuôi tôm hùm giảm chỉ còn 7.860 ô lồng; diện tích nuôi tôm thẻ
chân trắng giảm chỉ còn 37 ha và ốc hương chỉ còn 36 ha.
Tình hình nuôi và bệnh tu hài tại Khánh Hòa: Diện tích nuôi tu hài năm
2012 đạt 41 ha. Tu hài được nuôi phổ biến ở Xã Vạn Thạnh (huyện Vạn Ninh) và các

phường tại Tp. Cam Ranh như: Cam Phúc Nam, Cam Phúc Bắc và Cam Nghĩa.
Đối với bệnh bệnh tu hài: bệnh xảy ra trên hầu hết các vùng nuôi tu hài thương
phẩm trên địa bàn toàn tỉnh với các dấu hiệu bệnh lý như: Sưng vòi, thịt bị teo
lại Chính vì thế diện tích nuôi tu hài năm 2013 giảm đáng kể và chỉ còn 14 ha.
18
Bệnh Tu hài nhiễm ký sinh trùng Perkinsus spp, đây là bệnh nguy hiểm có khả
năng lây lan thành dịch nên đã được Tổ chức Thú Y thế giới đưa vào danh mục đối
tượng cần được kiểm dịch nghiêm ngặt. Các biện pháp phòng bệnh là: Thả giống đạt
kích cỡ, không nên thả giống quá nhỏ; Luôn giữ vệ sinh lưới đăng, lồng và dụng cụ
nuôi sạch sẽ; Duy trì các yếu tố môi trường ở mức thích hợp nhất, chú trọng yếu tố độ
mặn và nhiệt độ.
Tình hình nuôi và bệnh ốc hương tại Khánh Hòa: Ốc hương được nuôi chủ
yếu ở các vùng sau: Cam Ranh 175 ha đến năm 2013 chỉ còn 60 ha, Ninh Hòa có 119
ha vào năm 2012 và chỉ còn 64 ha vào năm 2013. Tại Vạn Ninh có 120 lồng với diện
tích 80 ha vào năm 2012, nhưng số lồng năm 2013 đã tăng lên 350 lồng (130 ha).
Nếu phân theo hình thức nuôi: nuôi đìa năm 2013 là 254 ha và nuôi đăng lồng là
3.631 cái, so với năm 2012 thì diện tích nuôi ốc hương trong đìa giảm còn 120 ha và
nhưng nuôi lồng thì tăng 254 cái.
Tình hình dịch bệnh: Tại khu vực Ninh Hòa, ốc nuôi phát triển bình thường và
ít xuất hiện dấu hiệu bệnh. Vùng nuôi Vạn Ninh, Cam Ranh ốc nuôi thường có biểu
hiện bệnh: Sưng vòi, bỏ vỏ; hoặc ốc nuôi có hiện tượng ốc nuôi nổi lên mặt nước, bỏ
ăn và chết rải rác. Tổng diện tích ốc nuôi bị thiệt hại rải rác tính đến nay là 45,2 ha và
02 lồng: Vạn Ninh (02 lồng, 7,2 ha); Ninh Hòa (16 ha); Cam Ranh (22 ha).
Bệnh nguy hiểm nhất ở ốc hương là bệnh sưng vòi do Trùng lông Ciliphora.
Một số hóa dược có thể sử sụng để trị ký sinh trùng cho ốc nuôi thương phẩm: A30,
Shrimp Flavour và Sulfat đồng. Liều lượng sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
2.2. Công tác chuyển giao công nghệ
Công tác chuyển giao công nghệ được thực qua 2 bước:
- Tập huấn lý thuyết: Giáo viên soạn bài giảng theo các nội dung:
+ Công nghệ nuôi ốc hương kết hợp với tu hài

+ Công nghệ nuôi ốc hương
+ Công nghệ nuôi tu hài
+ Biện pháp phòng và trị bệnh ốc hương và tu hài
+ Biện pháp Kỹ thuật quản lý trang trại hiệu quả.
Yêu cầu bài giảng phải rõ ràng, có nhiều hình ảnh minh họa, ngôn ngữ gần gũi
với người dân.
Đối tượng tập huấn: Cán bộ khuyến nông, khuyến ngư, các nhà quản lý thủy
sản và các hộ nông dân trong toàn tỉnh Khánh Hòa.
19
- Đào tạo thực hành: Sau khi tập huấn lý thuyết xong, các học viên được trực tiếp ra
hiện trường triển khai công việc cùng với các hộ nông dân. Cán bộ chuyển giao công
nghệ trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật nuôi.
2.3. Công tác đào tạo kỹ thuật viên cơ sở và tập huấn
- Đào tạo kỹ thuật viên cơ sở: Kỹ thuật viên cơ sở cũng được tập huấn công nghệ nuôi
ốc hương kết hợp với tu hài theo 2 giai đoạn: tập huấn lý thuyết và thực hành tại Viện
Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III. Số lượng kỹ thuật viên được đào tạo trong 2 năm
là 58 KTV.
- Tập huấn cho nông dân: Đã tổ chức 8 đợt cho 282 hộ nông dân (năm 2012: 04 đợt
cho 110 người và 2013: 04 đợt cho 172 người) tại Cam Ranh, Ninh Hải, Vạn Ninh.
- Hội nghị đầu bờ: 03 đợt cho 140 hộ nông dân.
2.4. Xây dựng các mô hình nuôi ốc hương kết hợp với tu hài
2.4.1. Kết quả biến động các yếu tố môi trường
2.4.1.1. Biến động nhiệt độ nước
Kết quả ở hình 8 cho thấy nhiệt độ nước khá ổn định, dao động từ 28,5-31,5
o
C
(trung bình là 30,5 ±0,6
o
C). Năm 2013, nhiệt độ nước có xu hướng giảm dần vào các
cuối vụ nuôi (tháng 8) (Hình 9 và 10). Không có sự sai khác về nhiệt độ giữa các đăng

nuôi kết hợp và các đăng nuôi đơn (đối chứng).
20
Hình 9. Diễn biến nhiệt độ theo thời gian nuôi trong 2 mô hình nuôi kết hợp và nuôi
đơn (đối chứng)
Hình 10. Biến động nhiệt độ theo thời gian nuôi năm 2013 (DC: Đối chứng, nuôi đơn)
21
2.4.1.2. Oxy hòa tan
Hàm lượng Oxy hòa tan trong các đăng nuôi kết hợp dao động từ 6,0-7,7 mg/L
(trung bình là 6,6 ±0,3 mg/L). Hàm lượng Oxy hòa tan trong đăng nuôi đơn (DC: đối
chứng) dao động từ 5,5-6,2 mg/L (5,8±0,2 mg/L). Hàm lượng Oxy giữa nuôi đơn và
nuôi kết hợp có sự sai khác ý nghĩa thống kê (kiểm địnhh ANOVA, n=441, P<0,0001,
Phụ lục A9 và A11). Hàm lượng Oxy hoàn tan trong các đăng nuôi kết hợp có xu
hướng giảm theo thời gian, trong khi đó hàm lượng Oxy trong các đăng nuôi đơn gia
tăng theo thời gian (Hình 11 và 12).
Hình 11. Diễn biến Oxy hòa tan theo thời gian nuôi trong 2 mô hình nuôi kết hợp và
nuôi đơn (đối chứng)
22

Hình 12. Biến động Oxy hòa tan theo thời gian nuôi năm 2013 (Tên các hộ nuôi kết
hợp và DC: là hộ đối chứng, nuôi đơn).
2.4.1.3. Hàm lượng N và P tổng số
Hàm lượng N tổng số trong các đăng nuôi kết hợp dao động từ 3,3-7,1 mg/L
(trung bình 5,3 ±0,6 mg/L), trong khi đó hàm lượng N tổng số trong đăng nuôi đơn
(DC: đối chứng) dao động từ 5,6-7,2 mg/L (trung bình 6,3±0,5 mg/L). Hàm lượng N
tổng số trong đăng nuôi đơn và nuôi kết hợp có sự khác biệt thống kê (kiểm định
ANOVA, n=441, P<0,0001, Phụ lục A9 và A11) (Hình 13 và 14). Tương tự hàm
lượng P tổng số cũng có sự khác biệt thống kê và hàm lượng trong đăng nuôi đơn luôn
cao hơn nuôi kết hợp (kiểm địnhh ANOVA, n=441, P<0,0001, Phụ lục ) (Hình 15).
23
Hình 13. Diễn biến hàm lượng N tổng số theo thời gian nuôi trong 2 mô hình nuôi kết

hợp và nuôi đơn (đối chứng)
Hình 14. Biến động N tổng số theo thời gian nuôi năm 2013 (DC: đối chứng)
24

×