Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Hoàn thiện công tác trả lương cho người lao động tại Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.73 KB, 72 trang )

lêi më ®Çu
Từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, mở ra những cơ hội
kinh doanh và những thách thức mà Doanh nghiệp phải đối mặt. Một trong những thách
thức đó là Doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh với các Doanh nghiệp khác ở thị trường
trong nước mà còn cạnh tranh với Doanh nghiệp ở thị trường nước ngoài. Vì vậy, Doanh
nghiệp phải cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, chất lượng phục
vụ….để thích ứng với cạnh tranh ngay tại thị trường trong nước, khi mà có ngày càng
nhiều Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, và có ngày càng nhiều Doanh
nghiệp mới được thành lập.
Trong quá trình cạnh tranh đó, nguồn lực con người là nguồn lực chủ chốt và quan
trọng giúp Doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Vì vậy, ngày nay Doanh nghiệp rất coi trọng
các chính sách sử dụng, duy trì nguồn lao động hiện tại một cách hiệu quả, đồng thời thu
hút được những người tài, có tay nghề trình độ kỹ thuật cao làm việc cho Doanh nghiệp.
Một trong những chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến sử dụng, duy trì và phát triển nguồn
lao động tại Doanh nghiệp đó là chính sách liên quan đến tiền lương.
Mặt khác, đối với người lao động, tiền lương là thu nhập chính của họ, giúp họ đảm
bảo duy trì cuộc sống, đồng thời tiền lương cũng là một trong những chi phí sản xuất lớn
của Doanh nghiệp. Các chính sách tiền lương cần đảm bảo giảm chi phí cho Doanh nghiệp,
đồng thời thể hiện sự công bằng về trả lương cho người lao động sẽ làm cho họ yên tâm
làm việc, tạo được sự hài lòng trong công việc, khuyến khích khả năng sáng tạo, giúp
Doanh nghiệp hoàn thành được mục tiêu đề ra, nâng cao khả năng cạnh tranh. Đây là mục
tiêu quan trọng mà các Doanh nghiệp hướng tới trong quá trình lập kế hoạch quỹ lương, và
xác định các hình thức trả công cho người lao động sao cho phù hợp với đặc điểm sản xuất
kinh doanh của Doanh nghiệp, trả công gắn với kết quả lao động và sự đóng góp nỗ lực
của người lao động. Tuy nhiên, trong quá trình lập kế hoạch và phân phối thu nhập cho
người lao động, Doanh nghiệp gặp phải không ít những thiếu xót, hạn chế. Vì vậy em xin
chọn đề tài : “ Hoàn thiện công tác trả lương cho người lao động tại Công ty TNHH một
thành viên Nước sạch Hà Nội”
Mục đích nghiên cứu: tìm hiểu về cách lập kế hoạch quỹ tiền lương và công tác trả
lương cho người lao động của Doanh nghiệp. Từ đó, qua tìm hiểu thực trạng việc lập kế
hoạch quỹ lương và công tác phân phối thu nhập cho người lao động tại Công ty, kiến nghị


1
một số giải pháp để hoàn thiện sao cho công tác trả lương tại Doanh nghiệp đạt hiệu quả
hơn.
Phương pháp nghiên cứu: phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kế, so sánh.
Nội dung chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I : những vấn đề cơ bản về tiền lương trong Doanh nghiệp.
Chương II : phân tích thực trạng công tác trả lương tại Công ty Nước sạch Hà Nội.
Chương III : một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương tại Công ty Nước
sạch Hà Nội.
2
PHẦN MỘT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I- ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN NƯỚC
SẠCH HÀ NỘI
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1.1 Giới thiệu chung
Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Nội (Công ty Nước sạch Hà Nội) là
một doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân thuộc sở giao thông công chính Hà Nội.
- Công ty có trụ sở chính tại: Số 44 đường Yên Phụ, Ba Đình, Hà Nội
- Số điện thoại: 043.8293179. Đã được thành lập theo Quyết định số 546/QDUB ngày
4/4/1994 của Uỷ ban nhân dân thành phố.
- Website: www.hawacorp.vn
1.2 Đặc điểm hình thành và phát triển
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty có thể chia thành các giai đoạn sau:
* Giai đoạn 1985 – 1996
Ngày 11/6/1985 Chính phủ Cộng hòa XHCN Việt Nam và chính phủ Cộng hòa
Phần Lan đã ký hiệp định mà theo đó chính phủ Cộng hòa Phần Lan viện trợ không hoàn
lại giúp thành phố Hà Nội cải tạo, nâng cấp và mở rộng hệ thống cung cấp nước cho sản
xuất sinh hoạt, nghiên cứu nguồn nước ngầm, xây dựng, quy hoạch và phát triển cấp nước
Hà Nội đến năm 2020, cũng như đào tạo nguồn nhân lực để quản lý và vận hành có hiệu
quả hệ thống cấp nước mới, gồm 125 giếng khai thác nước ngầm với công suất mỗi ngày

đạt 370.000m
3
.
Tổng số vốn viện trợ là 375 triệu FIM (tiền Phần Lan) tương ứng 80 triệu USD
cộng với 147.232 triệu đồng chính phủ Việt Nam đầu tư để thực hiện dự án với thời gian
thực hiện từ năm 1985-1997.
Ngày 4/4/1994 UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định số 564/QĐ-UB sáp nhập
Công ty đầu tư phát triển ngành nước và xưởng đào tạo công nhân ngành nước thuộc trung
tâm nghiên cứu khoa học đào tạo với Công ty cấp nước Hà Nội, tổ chức lại thành đơn vị
mới tên là: “Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Nội”. Công ty TNHH một thành
viên Nước sạch Hà Nội là doanh nghiệp kinh tế quốc doanh cơ sở, chịu sự quản lý nhà
nước trực tiếp của Sở Giao thông Công chính Hà Nội.
* Giai đoạn 1996 đến nay
3
Tháng 8/1996 để thực hiện kế hoạch phát triển nước sạch Hà Nội trong tương lai
với mục đích nâng cao công tác quản lý của đơn vị, sau khi nhà máy nước Gia Lâm do
chính phủ Nhật Bản giúp ta xây dựng hoàn thành với công suất 30.000m
3
/ngày đêm. Thành
phố Hà Nội quyết định tách Công ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội thành 2 công ty. Toàn
bộ các nhà máy, trạm sản xuất nước và mạng nước thuộc địa bàn Gia Lâm, Đông Anh
được tách ra thành Công ty Kinh doanh nước sạch số 2 với nhiệm vụ đảm bảo việc cấp
nước cho địa bàn trên.
Hiện nay là thời kỳ công ty phải tự chủ về tài chính, bằng nguồn vốn khấu hao công
ty tự túc đầu tư trang thiết bị, muốn cải tạo phát triển để đáp ứng nhu cầu về nước sạch
trên địa bàn thành phố Công ty phải vay vốn và trả lãi, thông qua dự án SAUR Công ty đã
vay 5 năm của chính phủ Pháp 7.5 triệu FFr xây dựng chi nhánh thí điểm quản lý khách
hàng tại quận Hai Bà Trưng (1996-1997). Năm 1998 vay Ngân hàng thế giới (WB) 33,5
triệu USD cộng với 186 tỷ đối ứng của chính phủ để đầu tư xây dựng thêm hai nhà máy
mới Cáo Đỉnh và Nam Dư có công suất mỗi nhà máy 30.000m

3
/ngày đêm. Để tăng cường
hiệu quả sản xuất kinh doanh trong năm 1999-2000 Công ty tiếp tục vay chính phủ Đan
Mạch 5,84 triệu USD để cải tạo hệ thống cấp nước bằng công nghệ không đào.
2. Hệ thống tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của công ty
2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
4
Sơ đồ 1.1: CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
Nguồn: phòng Tổ chức đào tạo
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
PHÓ TỔNG GĐ
Trần Quốc Hùng
PHÓ TỔNG GĐ
Trịnh Kim Giang
PHÓ TỔNG GĐ
Nguyễn Bảo Vinh
PHÓ TỔNG GĐ
Phạm Thị Thanh
Thuỷ
P,Tổ chức-Đ,tạo
P.Kế hoạch- Đtư
P.Tài chính-KT
P.Kỹ thuật (SXN)
P.Kiểm tra CL
Ban Q.lý ĐTPT
(cty KDNS số 2)
XN C. điện- Vtải

P.K.thuật (mạng)
Ban chống TTTT
P.Kinh doanh
Ban Q.lý CTCN
P.Thanh tra
P.Bảo vệ quân sự
XN TV- KS- THIẾT
KẾ
XN XÂY LẮP
XN VẬT TƯ
XƯỞNG ĐỒNG HỒ
CTY CỔ PHẦN Đ.TƯ
XD VÀ KDNS
P. Hành chính QT
Xn Nước tinh
khiết
12 NHÀ MÁY
NƯỚC
CÁC ĐƠN VỊ
KINH DOANH
NƯỚC SẠCH
5
6
12 Xí nghiệp nước
1. Yên Phụ
2. Ngô Sĩ Liên
3. Lương Yên
4. Mai Dịch
5. Tương Mai
6. Pháp Vân

7. Ngọc Hà
8. Hạ Đình
9. Cáo Đỉnh
10.Nam Dư
11.Gia Lâm
12.Bắc Thăng Long
• Các đơn vị Kinh doanh Nước sạch
1. XN KDNS Ba Đình
2. XN KDNS Hoàn Kiếm
3. XN KDNS Đống Đa
4. XN KDNS Hai Bà Trưng
5. XN KDNS Cầu Giấy
6. XN KDNS Số 2 Hà Nội
Nhiệm vụ của Ban lãnh đạo và các phòng ban nghiệp vụ chức năng:
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ:
Có quyền quyết định các vấn đề như nhận, quản lý và sử dụng hiệu quả vốn, đất
đai, tài nguyên và các nguồn lực khác; xây dựng kế hoạch chiến lược kinh doanh dài hạn
và ngắn hạn; lập chi nhánh văn phòng đại diện của công ty; thông qua các báo cáo tài chính
hàng năm; thông qua định hướng phát triển của công ty; số lượng thành viên của hội đồng
quản trị và Ban kiểm soát; quyết định đầu tư vốn vào công ty con; tiếp nhận doanh nghiệp
tham gia liên kết lựa chọn đơn vị kiểm toán; bầu, bãi, miễn và thay thế Hội đồng quản trị
và Ban kiểm soát; sửa đổi bổ sung điều lệ Công ty; sáp nhập, chuyển đổi, tổ chức lại và
giải thể công ty...
7
BAN KIỂM SOÁT
Ban kiểm soát được thành lập để giúp việc cho Hội đồng quản trị kiểm tra, giám sát
tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh,
trong ghi sổ kế toán, báo cáo tài chính và việc chấp hành các điều lệ của Công ty mẹ, nghị
quyết, quyết định của Hội đồng quản trị và quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị.
TỔNG GIÁM ĐỐC

Tổng giám đốc là người đại diện pháp luật, điều hành hoạt động hàng ngày của
Công ty mẹ - Công ty con theo mục tiêu, kế hoạch, nghị quyết, quyết định của Hội đồng
quản trị phù hợp với điều lệ của Công ty mẹ - Công ty con, chịu trách nhiệm trước Hội
đồng quản trị và pháp luật về quyền và nhiệm vụ dược giao.
Xây dựng kế hoạch hang năm, quyết định các dự án đầu tư, quyết định các dự án
sử dụng vốn, tài sản, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo
với Hội đồng quản trị về kết quả kinh doanh hàng năm, chịu sự kiểm tra giám sát của Hội
đồng quản trị, Ban kiểm soát…
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Phó tổng giám đốc giúp tổng giám đốc điều hành công ty theo phân công và uỷ
quyền của Tổng giám đốc; chịu trách nhiệm trước đại diện chủ sở hữu, Hội đồng quản trị,
Tổng giám đốc công ty và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc uỷ quyền;
việc uỷ quyền có liên quan đến việc sử dụng con dấu của công ty mẹ đều phải thực hiện
bằng văn bản.
PHÒNG TỔ CHỨC ĐÀO TẠO
Phòng Tổ chức – đào tạo là phòng chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ cấu tổ chức của
công ty Nước sạch Hà Nội, tham mưu, giúp việc cho Tổng giảm đốc công ty trong các lĩnh
vực sau: Xây dựng mô hình tổ chức, quản lý lao động phát triển nguồn nhân lực của công
ty; Thực hiện giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động trong công ty; Kiểm tra,
giám sát việc thực hiện các mô hình sản xuất kinh doanh và quản lý người lao động.
PHÒNG KỸ THUẬT
8
Phòng kỹ thuật là phòng chuyên môn nghiệp vụ trong cơ cấu tổ chức của công ty
Nước sạch Hà Nội , tham mưu cho Tổng giám đốc trong các lĩnh vực sau: Quản lý hệ
thống cấp nước, công trình liên quan gồm nguồn nước, công nghệ xử lý nước của nhà máy,
mạng lưới truyền dẫn trực thuộc công ty mẹ; Thực hiện chức năng liên quan đến các giếng
khai thác nước; Nghiên cứu đề xuất cho lãnh đạo công ty về biện pháp chống thất thoát,
thất thu trên hệ thống cấp thoát nưốctàn thành phố; Quản lý công tác An toàn vệ sinh lao
động - Bảo hộ lao động; Nghiên cứu, tiếp nhận áp dụng và hỗ trợ các giải pháp kỹ thuật
công nghệ, trang thiết bị tiên tiến nhằm mang lại hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh

doanh.
PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
Là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc công ty
công tác tài chính - kế toán; tham mưu cho ban lãnh đạo công ty: Trong lĩnh vực quản lý
tài chính doanh nghiệp đảm bảo thực hiện đúng các chế độ chính sách của Nhà nước; trong
việc quản lý sử dụng vốn có hiệu quả, các nguồn lực của doanh nghiệp vào sản xuất kinh
doanh để bảo toàn và phát triển nguồn vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; trong việc tổ chức
quản lý công tác hạch toán kế toán tại công ty mẹ và công ty con, các đơn vị trực thuộc tổ
hợp công ty mẹ - công ty con đảm bảo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước về kế
toán thong kê; trong việc xây dựng và giám sát việc thực hiện các định mức quy chế, quy
định nội bộ công ty trong lĩnh vực tài chính kế toán.
PHÒNG KẾ HOẠCH - ĐẦU TƯ
Là phòng chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc về các lĩnh vực sau: Xây dựng
kế hoạch sản xuất kinh doanh, các kế hoạch nhắn hạn, trung hạn và dài hạn đảm cho sự
phát triển bền vững của công ty theo chức năng nhiệm vụ của UBND thành phố Hà Nội
giao cho; Tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc lập kế hoạch đầu tư và xây dựng, tổ
chức quản lý dự án đầu tư, xây dựng công trình theo phân cấp của thành phố à công ty;
Xây dựng kế hoạch tiền lương, thực hiện các thủ tục thanh toán tiền lương, tiền công, chế
độ bảo hiểm xã hội và các chế độ khác cho các đơn vị, phòng ban công ty. Xây dựng chiến
lược phát triển công nghệ thong tin và phối hợp với các đơn vị, phòng ban quản lý sử dụng
đúng mục đích và hiệu quả.
9
PHÒNG KINH DOANH
Là phòng chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc về các lĩnh vực sau: Xây dựng
phương án kinh doanh nước sạch cho phù hợp với từng kỳ phát triển công ty; Tổ chức việc
theo dõi thực hiện hợp đồng cung ứng sử dụng nước, phát triển mở rộng khách hang trình
Tổng giám đốc phê duyệt; Chỉ đạo thực hiện kế hoạch ghi thu tiền nước và giải quyết tồn
tiền nợ, tiền nước. Hướng dẫn nghiệp vụ kinh doanh cho các xí nghiệp Kinh doanh nước
sạch; Tổng hợp tình hình đánh giá thực hiện kinh doanh của các xí nghiệp Kinh doanh
nước sạch và toàn công ty theo định kỳ tháng, quý, năm; Tổ chức công tác tổ chức quản lý

đồng hồ đo nước, kiểm tra, kiểm soát công tác ghi thu, ghi đọc đồng hồ đo nước của khách
hang.
10
PHÒNG HÀNH CHÍNH - QUẢN TRỊ
Là phòng chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ cấu tổ chức của công ty có chức năng
tham mưu cho Tổng giám đốc công ty và các lĩnh vực quản lý điều hành hành chính, quản
trị: Quản lý cơ sở vật chất, đất đai, nhà xưởng; Quản lý văn thư lưu trữ; Quản lý và thực
hiện công tác hành chính lễ tân, phục vụ.
PHÒNG THANH TRA
Tham mưu cho Tổng giám đốc các lĩnh vực sau: Bảo đảm thực hiện pháp luật trong
lĩnh vực cấp nước của thành phố. Tăng cường kỷ luật, thực hiện quy chế dân chủ trong
công ty. Tuyên truyền các hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụ cấp nước.
PHÒNG KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
- Công tác quản lý chất lượng nước về mặt hoá lý vi sinh
- Quản lý môi trường, vệ sinh công nghiệp trong quy trình sản xuất nước
Quản lý chăm lo sức khẻ, khám chữa bệnh, cấp phát thuốc cho Cán bộ công nhân viên
trong toàn công ty.

2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
- Đại diện Chủ sở hữu vốn Nhà nước tại công ty mẹ đồng thời chịu trách nhiệm trước
UBND thành phố Hà Nội về việc bảo toàn vốn được giao.
- Giữu vai trò chủ đạo, tập trung, chi phối và liên kết các hoạt động của các công ty con,
công ty liên kết, nhằm đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty mẹ và công ty cong,
công ty liên kết.
- Kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng nguồn vốn, tài sản, lao động, chế độ chính sách,
điều hành sản xuất kinh doanh của các công ty con, công ty liên kết theo qui định của pháp
luật, theo điều lệ tổ chức và hoạt động.
- Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, trong đó ngành nghề khai thác,
sản xuất kinh doanh nước sạch chủ yếu.
3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty

3.1 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh
11
- Khai thác, sản xuất, phân phối, kinh doanh nước sạch cho các nhu cầu sinh hoạt, sản xuất
và kinh doanh dịch vụ.
- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, phụ tùng, công nghệ thuộc ngành
nước.
- Tư vấn, khảo sát, thiết kế, thẩm định, giám sát, thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật
đô thị, cấp nước, thoát nước và công trình phụ trợ.
- Kinh doanh bất động sản, xây nhà ở để bán và cho thuê. Kinh doanh khu vui chơi giải trí,
trông giữ ô tô, xe máy.
- Đầu tư liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước trong các lĩnh vực
nêu trên.
- Thực hiện đầu tư tài chính vào các ngành, lĩnh vực có lợi nhuận cao để tích tụ vốn cho
phát triển ngành nước.
3.2 Đặc điểm về tổ chức sản xuất
Về nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản
xuất nước, chiếm trị giá lớn trong công tác lắp đặt, sửa chữa hệ thống cấp nước cũng như
các công trình xây dựng cơ bản. Vật tư của công ty Nước sạch Hà Nội đang quản lý, sử
dụng rất đa dạng, nhiều chủng loại. Có thể kể ra các loại nguyên vật liệu chính bao gồm:
nước thô, nước ngầm, các loại hóa chất để sát trùng nước ngầm như là clo, zaven; ống
nước và các phụ kiện ngành nước như: tê, cút, vòi, đồng hồ đo nước... sử dụng trong việc
sửa chữa , lắp đặt mới đường nước. Các nhiên liệu như: xăng, dầu, than được dùng để
cung cấp cho chạy máy và đội cơ giới của công ty.
Ngoài các vật liệu, nhiên liệu còn có những phụ tùng thay thế phục vụ cho công tác
sửa chữa đường ống nước như: rơle, công tơ, cầu chì, cầu dao, công tắc áp lực, bóng đèn,
zoăng điện cao su, còng bi... phụ tùng thay thế, vật liệu phục vụ cho hoạt động này rất đa
dạng và nhiều chủng loại.
Về máy móc thiết bị: Máy móc thiết bị của công ty Nước sạch Hà Nội đa dạng,
nhiều chủng loại, nằm rải rác khắp thành phố.
3.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất nước sạch từ nước ngầm

12
Quy trình công nghệ sản xuất nước sạch là quy trình công nghệ khép kín, liên tục.
Phương pháp sử lý nước sạch của nhà máy là: dùng phương pháp cơ học (sử dụng dàn
mưa, bể lắng đọng, khử sắt, chất bẩn), dùng phương pháp hóa học (khử trùng bằng clo)
Trạm bơm cấp 1 bơm nước ngầm lên dàn mưa, phun mưa và chảy xuống sàn đập để
tăng diện tích tiếp xúc không khí thực hiện phản ứng khử sắt. Nước chảy tiếp xúc bồn thu
và bể lắng để loại bỏ các cặn nhỏ, chất kết tủa rồi qua các máng và tràn vào bể lọc nhanh.
Nước sau khi lọc được hòa trộn vào nước clo để loại bỏ các vi khuẩn và thực vật, cuối
cùng nước sạch được tích lại ở bể chứa. Trạm bơm cấp 2 có nhiệm vụ bơm truyền trực tiếp
đến các nơi tiêu thụ: hộ tiêu dùng qua mạng lưới đường ống cấp nước và đồng hồ đo nước,
và các đơn vị sản xuất kinh doanh, các công trình công cộng, dự trữ nước cứu hỏa...

Sơ đồ 1.2: SƠ ĐỒ HỆ THỐNG SẢN XUẤT VÀ CUNG CẤP NƯỚC SẠCH
Nguồn: phòng kỹ thuật
4. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty
4.1 Kết quả sản xuất kinh doanh
Bảng 1.1: KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH QUA CÁC NĂM TỪ 2006 - 2008
CHỈ TIÊU
NĂM
2006
NĂM
2007
NĂM 2008 So sánh 07/06 So sánh 08/07
Tuyệt % Tuyệt %
DÀN MƯA,
BỂ LẮNG
TRẠM BƠM
GIẾNG CẤP 1
BỂ LỌC
SÁT

TRÙNG
BỂ
CHỨA
NƯỚC
SẠCH
TRẠM
BƠM
CẤP 2
NƯỚC CẤP
SẢN XUẤT
NƯỚC CẤP
SINH HOẠT
13
đối đối
Doanh thu (Tỷ đồng) 376,08 407,10 446,29 31,02 8,25 39,19 9,63
Lợi nhuận (Tỷ đồng) 21,32 24,80 25,63 3,84 16,3
3
0,83 3,35
Quỹ tiền lương (Tỷ
đồng)
69,82 71,57 72,74 1,75 2,51 1,17 1,63
LĐ bình quân (người) 2013 2045 2082 32,00 1,59 37,00 1,81
NSLĐ bình quân (Triệu
đồng/người)
186,83 199,07 214,35 12,24 6,55 15,28 7,68
Tiền lương bình quân
(đồng/ người/ tháng)
2890379,2 2916462,9
2
2911463,34 26083,72 0,90 -4999,58 -0,17

Nguồn: Báo các kết quả kinh doanh
Qua bảng tổng hợp kết quả kinh doanh trong những năm gần đây của Công ty Nước
sạch Hà Nội cho thấy:
Doanh thu không ngừng tăng cao qua các năm, năm 2007 tăng 8,25% so với năm
2006, năm 2008 tăng 9,36% so với năm 2007. Số lượng người lao động làm việc tại công
ty cũng tăng qua các năm. Sở dĩ, có kết quả như vậy là do công ty không ngừng cải tiến kỹ
thuật, cải tạo mở rộng nâng cao công xuất sản xuất của các nhà máy sản xuất nước. Hơn
nữa, quá trình đô thị hoá không ngừng phát triển, các dự án, khu đô thị mới, xây dựng khu
chung cư nhà ở mới cho người dân, khu công nghiệp mới ở ngoại thành, vì thế nhu cầu
nước sạch cho sinh hoạt, sản xuất và dịch vụ ngày càng tăng cao. Vì vậy công ty không
ngừng mở rộng được thị trường, có nhiều khách hàng mới, doanh thu và lợi nhuận của
công ty tăng cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động trong công ty. Được sự
hỗ trợ của dự án với chính phủ Phần Lan, hệ thống sản xuất cung cấp nước của công ty
được cải thiện đáng kể, hỗ trợ về công nghệ và kỹ thuật cho công ty, người lao động được
đào tạo chuyên sâu hơn về nghiệp vụ như ghi thu tiền nước, vận hành bơm… góp phần
nâng cao năng suất lao động trong công ty. Mặt khác, công tác chống thất thu, thất thoát
nước sạch, thanh kiểm tra được chú trọng, vì vậy tăng tỷ lệ nước thu tiền, góp phần nâng
cao doanh thu, lợi nhuận cho công ty.
Lao động làm việc tại công ty có thu nhập ổn định năm 2008 tiền lương bình quân
của người lao động là khoảng 2.900.000 đồng/ tháng. Có thể nói đó là mức thu nhập khá
cao của người lao động. Không những thế, người lao động làm việc tại công ty được
hưởng đầy đủ các chế độ bảo hiểm của Nhà nước, được chăm sóc sức khoẻ định kỳ, được
theo học các khoá đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ.
14
Kết quả sản xuất kinh doanh cho thấy sự phát triển của công ty, toạ công ăn việc
làm ổn định cho người lao động, tạo niềm tin cho người lao động, góp phần vào sự phát
triển không ngừng của thủ đô Hà Nội.
4.2 Một số thành tích
Chính vì sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên và lãnh đạo đơn vị
nên công ty đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng:

- Hai huân chương chiến công hạng 3 năm 1966, 1972
- Hai huân chương lao động hạng 3 năm 1958,1969
- Hai huân chương lao động hạng 2 năm 1965,1984
- Một huân chương lao động hạng nhất năm 1998
- Đảng bộ giữ vững liên tục 10 năm là tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh của quận Ba
Đình.
- Công đoàn, Đoàn thanh niên giữ vững liên tục danh hiệu thi đua, nhiều năm là tổ
chức vững mạnh được Chính phủ tặng bằng khen năm 2001, tổ chức Đoàn thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh giữ vững tổ chức đoàn kết xuất sắc nhiều năm được
Trung ương Đoàn tặng bằng khen năm 2002.
II/ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY
1. Hiện trạng của bộ máy đảm nhiệm công tác Quản trị nhân sự
1.1 Quy mô
Phòng Tổ chức – Đào tạo gồm 6 người. Trong đó gồm:
- 1 Trưởng phòng
- 1 Phó phòng
- 1 Cán bộ quản lý hồ sơ
- 1 Cán bộ giải quyết các chế độ chính sách
- 1 Cán bộ đào tạo
- 1 Cán bộ pháp chế
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Tổ chức – Đào tạo
1.2.1 Chức năng
Là phòng tham mưu, giúp việc cho Tổng giảm đốc công ty trong các lĩnh vực sau:
15
- Xây dựng mô hình tổ chức
- Quản lý lao động phát triển nguồn nhân lực của công ty
- Thực hiện giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động trong công ty
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các mô hình sản xuất kinh doanh và quản lý người
lao động.


1.2.2 Nhiệm vụ
* Công tác tổ chức:
- Nghiên cứu đề xuất và tổ chức thực hiện các phương án sắp xếp, cải tiến tổ chức
sản xuất kinh doanh đáp ứng với nhu cầu nhiệm vụ tình hình thực tế và phù hợp với
định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của công ty trong kế hoạch dài hạn.
- Hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện chế độ, chức trách và quan hệ, lề lối công tác
giữa các đơn vị, phòng ban theo Điều lệ tổ chức, hoạt động và các qui chế cụ thể
khác của công ty.
* Công tác quản lý
- Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty, cân đối lực lượng lao đông;
lập kế hoạch và thực hiện tuyển dụng lao động theo đúng qui định của Hội đồng
quản trị.
- Thực hiện công tác quản lý và điều phối hợp lý lao động trong Công ty đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
- Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị trực thuộc trong công tác quản lý sử dụng lao động
theo tinh thần của Bộ luật lao động và các qui định khác của công ty.
* Công tác đào tạo và nâng bậc l ương
- Hàng năm tổ chức thi kiểm tra trình độ nghiệp vụ các phòng ban từ Công ty đến các
đơn vị trực thuộc.
- Đề xuất và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo lại nghề mới, đào tạo nâng cao
bậc thợ của công nhân để phù hợp và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh của Công ty.
16
- Tổ chức thực hiện chế độ nâng lương, nâng bậc hàng năm cho CBCNV theo đúng
trình tự và qui định của Công ty

* Công tác thực hiện các chế độ đối với người lao động

- Tổ chức thực hiện đúng chế độ chấm dứt hợp đồng lao động, nghỉ hưu và các chế độ
khác đối với người lao động.

- Đôn đốc, kiểm tra các đơn vị thực hiện các chế độ, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội bắt
buộc theo qui định của Nhà nước.
- Phối hợp với các phòng ban, đơn vị nghiên cứu đề xuất với Tổng giám đốc bổ sung
các chế độ chính sách hợp lý cho người lao động khi cần thiết.
1.3 Nhiệm vụ của cán bộ, nhân viên trong phòng Tổ chức – Đào tạo
Vị trí
Người
đảm
nhiệm
Trình
độ
Nhiệm vụ Phối hợp
Trưởng
phòng
Đỗ Văn Vũ Đại
học
- Xây dựng các đề án củng cố, phát triển mô
hình sản xuất kinh doanh, chức năng nhiệm vụ
các đơn vị, tiêu chuẩn các bộ.
- Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân
lực của Công ty.
- Phụ trách việc tổ chức tuyển dụng.
- Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch đào tạo mới,
đào tạo nâng cao trình độ nghề nghiệp cho Cán
bộ công nhân viên và nâng lương, nâng bậc
hàng năm.
- Tham gia xây dựng định mức lao động, định
biên nhân lực, cơ chế thanh toán tiền lương.
- Ký các văn bản của Công ty theo uỷ quyền
của Giám đốc Công ty

- Ký các văn bản báo, cáo của các phòng gửi
Ban lãnh đạo Công ty và các phòng chức năng
trong Công ty.
Tham mưu cho
Giám đốc
Phụ trách hoạt
động của chức
danh trong Phòng
Phó
phòng
Nguyễn
Ngọc Lan
Đại
học
- Thường xuyên theo dõi tình hình nhân sự của
các đơn vị trong Công ty.
Giúp việc cho
Trưởng phòng
17
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác quản lý
lao động toàn Công ty, trình Tổng Giám đốc
Công ty duyệt kế hoạch và triển khai thực hiện.
- Đề xuất kế hoạch tuyển dụng và triển khai làm
các thủ tục tuyển mới bổ xung nhân lực cho các
đơn vị.
- Rà soát lực lượng lao động hợp đồng xem xét
đề xuất ký lại Hợp đồng lao động.
- Thay mặt Trưởng phòng phòng quản lý điều
hành phòng khi Trưởng phòng đi vắng hoặc uỷ
quyền (bằng văn bản).

trong công tác
điều hành công
việc của phòng.
Cán bộ
quản lý
hồ sơ
Nguyễn
Hồng
Nhung
Cao
đẳng
- Quản lý toàn bộ hồ sơ cá nhân của Công nhân
viên chức toàn Công ty. Bổ sung hoàn chỉnh hồ
sơ kịp thời khi có sự thay đổi nâng lương, điều
chuyển đề bạt, kết hôn,…
- Xây dựng và ra thông báo kế hoạch nghỉ hưu
trí hang năm, tháng, quý.
- Xác nhận hồ sơ, sơ yếu lý lịch, giấy giới thiệu,
giấy đăng ký kết hôn. Chịu trách nhiệm kiểm
tra và ký nháy trước khi Trưởng phòng ký.
- Theo dõi giám sát việc thực hiện Thoả ước lao
động trong Công ty.
- Quản lý quỹ của phòng
- Soạn thảo các văn bản theo nhiệm vụ được
giao.
Cán bộ
giải
quyết
các chế
độ chính

sách
Nguyễn
Thanh Nga
Cao
đẳng
- Hoàn chỉnh hồ sơ và giải quyết các thủ tục chế
độ chính sách cho Cán bộ công nhân viên về
hưu, thôi việc, chấm dứt hợp đồng và các
trường hợp đột xuất khác.
- Lập sổ và trình duyệt sổ Bảo hiểm cho Cán bộ
công nhân viên của Công ty, Triển khai công
tác lập Sổ lao động cho Cán bộ công nhân viên
của Công ty.
- Xây dựng kế hoạch tuyển quân hàng năm.
- Đề xuất và triển khai thực hiện công việc khi
Nhà nước thay đổi các quy định về chế độ tiền
lương.
- Nghiên cứu và đề xuất việc xây dựng định
mức lao động, thanh toán tiền lương.
- Phối hợp với
cán bộ đào tạo để
thực hiện công
tác đào tạo thi
nâng bậc.
- Phối hợp với
cán bộ hồ sơ cập
nhật những thay
đổi của cá nhân
người lao động
vào sổ Bảo hiểm

xã hội
18
Cán bộ
đào tạo
Tạ Thị
Bình
Đại
học
- Nghiên cứu và đề xuất việc xây dựng tiêu
chuẩn nâng lương, nâng bậc.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo.
- Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch
nâng lương, nâng bậc hàng năm.
- Kiểm tra và đề xuất việc chuyển ngạch cho
Cán bộ công nhân viên.
- Nghiên cứu đề xuất việc lựa chọn Cán bộ
công nhân viên đủ tiêu chuẩn được theo học các
lớp đào tạo ngắn hạn, dài hạn của Công ty.
- Lưu giữ toàn bộ hồ sơ văn bản liên quan đến
công tác đào tạo.
- Làm thủ tục cho Cán bộ công nhân viên đi
công tác nước ngoài.
- Quản lý hồ sơ sinh viên thực tập tại Công ty.
Phối hợp với các
phòng ban chức
năng soạn thảo
bổ xung tài liệu
giảng dạy đào
tạo.
Cán bộ

pháp chế
Nguyễn
Thị Thuý

Đại
học
- Phụ trách công tác thực hiện chế độ chính
sách khen thưởng kỷ luật cho người lao động.
- Thụ lý các vụ việc vi phạm kỷ luật của Cán bộ
công nhân viên. Tổ chức họp Hội đồng kỷ luật.
Soạn thảo các quyết định kỷ luật.
- Lưu giữ toàn bộ các hồ sơ về khen thưởng kỷ
luật của công ty.
- Theo dõi giám sát việc thực hiện Nội quy lao
động của các Đơn vị trong Công ty.
- Nhận công văn giấy tờ báo cáo của Công ty và
bên ngoài chuyển cho phòng.
- Lưu giữ các văn bản của phòng gửi đi vào cặp
hồ sơ lưu.
- Phối hợp với bộ
phận hồ sơ, chính
sách làm Sổ lao
động cho Cán bộ
công nhân viên
của Công ty.
- Phối hợp với
Hội đồng Bảo hộ
lao động và các
phòng ban chức
năng kiểm tra

việc thực hiện
công tác Bảo hộ
lao động.
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Đào tạo)

19
2. Thực trạng về cơ cấu và biến động nhân lực của công ty qua các năm
2.1 Cơ cấu nhân lực của Công ty
Bảng 1.2: CƠ CẤU LAO ĐỘNG QUA CÁC NĂM TỪ 2006 – 2008
CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008 SO SÁNH 07/06 SO SÁNH 08/07
SL % SL % SL % Tuyệt đối % Tuyệt đối %
Toàn công ty 2013 100 2045 100 2082 100 32 1,59 37 1,81
Biên chế 1266 62.89 1293 63,23 1311 62,97 27 2,13 18 1,39
Hợp đồng 747 37,11 752 36,77 771 37,03 5 0,67 19 2,53
Giới tính
Nam 1187 58,97 1211 59,22 1228 58,98 24 2,02 17 1,40
Nữ 826 41,03 834 40,78 854 41,02 8 0,97 20 2,40
(Nguồn: Biểu tổng hợp nhân sự công ty qua các năm)
Qua bảng cơ cấu lao động qua các năm từ 2006 – 2008, ta thấy:
Số lao động biên chế chiếm tỷ lệ hơn 62%, có lao động hợp đồng chiếm hơn 37%
qua các năm 2006 – 2008. Tuy vậy, tất cả người lao động trong công ty đều được hưởng
đầy đủ các chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế. Sau thời gian ký hợp đồng ngắn hạn tại
Công ty, nếu chấp hành đầy đủ nội quy, và đáp ứng được các tiêu chuẩn đòi hỏi của công
việc đảm nhận thì sẽ được ký hợp đồng không thời hạn tại công ty, thuộc biên chế tại công
ty.
Số lao động nam luôn có tỷ lệ cao hơn so với lao động nữ, năm 2008 tỷ lệ lao động
nam là 58,98%, còn lao động nữ chiếm tỷ lệ là 41,02%. Có đặc điểm như vậy là do đặc thù
sản xuất của Công ty là khai thác, sản xuất và kinh doanh nước sạch là chủ yếu. Lao động
nam thường đảm nhiệm các công việc mang tính nặng nhọc cao hơn như khai thác sửa
chữa giếng, vận hành bơm, xây dựng, lắp đặt đường ống… Còn lao động nữ Công ty đảm

nhiệm các công việc ít nặng nhọc hơn như ghi thu tiền nước, phục vụ văn phòng, làm công
tác văn thư.
2.2 Biến động về cơ cấu lao động quản lý qua các năm
Bảng 1.3: CƠ CẤU LAO ĐỘNG QUẢN LÝ QUA CÁC NĂM TỪ 2006 – 2008
CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008 SO SÁNH
07/06
SO SÁNH 08/07
SL % SL % SL % Tuyệt
đối
% Tuyệt đối %
Chức danh
Cán bộ quản lý 108 5,37 108 5,28 108 5,19 0 0 0 0
Công nhân viên 1905 94,63 1937 94,72 1974 94,81 32 1,68 37 1,91

(Nguồn: Biểu tổng hợp nhân sự công ty qua các năm)
20
Lao động quản lý bao gồm ban giám đốc, các trưởng phó phòng ban, các xí
nghiệp, nhà máy trực thuộc công ty, làm công tác quản lý điều hành. Số lượng lao động
quản lý là 108 người năm 2008 chiếm 5,19% trên tổng số 2082 người của công ty cho thấy
quy mô lực lượng lao động của công ty khá lớn. Từ năm 2006 đến năm 2008, mặc dù tổng
số lao động có tăng lên nhưng số lượng lao động quản lý không tăng cho thấy lao động
quản lý quản lý nhiều người lao động hơn do mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty
Nước sạch Hà Nội.
3. Trình độ lao động của Công ty
Bảng 1.4: TRÌNH ĐỘ NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY
CHỈ TIÊU
NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008 SO SÁNH 07/06 SO SÁNH 08/07
SL % SL % SL % Tuyệt đối % Tuyệt đối %
Trình độ
Đại học và

trên đại học
485 24,09 490 23,96 492 23,63 5 1,03 2 0,41
Cao đẳng –
Trung cấp
198 9,84 216 10,56 218 10,47 18 9,09 2 0,93
Còn lại 1330 66,07 1339 65,48 1372 65,90 9 0,68 33 2,46
( Nguồn: Biểu tổng hợp nhân sự qua các năm từ 2006 – 2008)
Số lao động có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp chiếm tỷ lệ khá cao khoảng
hơn 33% năm 2006, năm 2008 tỷ lệ này là 34,1%, còn lại là lao động chưa có trình độ sơ
cấp, được đào tạo tại Công ty khi được tuyển dụng đảm nhiệm các công việc của Công ty.
Đội ngũ lao động đã qua đào tạo là đảm nhiệm các công việc đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao,
đồng thời tham gia đảm nhiệm kèm cặp đào tạo lao động được tuyển mới vào Công ty.
4. Tuyển mộ, tuyển chọn và bố trí sử dụng nhân sự của đơn vị:
4.1 Sự liên kết giữa nghiệp vụ tuyển dụng và nghiệp vụ phân tích công việc:
Có thể thấy được, nghiệp vụ phân tích công việc chính là một phần của đầu vào cho
công việc tuyển dụng:
21
- Phân tích công việc đưa ra các bản mô tả công việc, giúp bộ phận tuyển dụng có
thể xây dựng hệ thống chức danh cần tuyển dụng.
- Phân tích công việc đưa ra hệ thống các yêu cầu trong công việc, từ đó giúp bộ
phận tuyển dụng có tư liệu để xây dựng các tiêu chí để tuyển dụng: yêu cầu về trình độ học
vấn, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ… cho các ứng viên trong quá trình tuyển
mộ.
Có thể nói, nhờ có phân tích công việc mà người quản lý, bộ phận tuyển dụng có
thể đưa ra quyết định tuyển dụng đúng đắn.
4.2 Phương pháp tuyển mộ:
Công ty sử dụng cả hai hình thức tuyển mộ như sau:
*Tuyển mộ từ bên trong Công ty :
- Thu hút thông qua bản thông báo tuyển mộ được dán ở Bảng thông báo của Công
ty và được gửi về tất cả các nhân viên trong Công ty. Bảng thông báo bao gồm các thông

tin về nhiệm vụ thuộc công việc và yêu cầu về công việc cần tuyển mộ.
- Phương pháp thu hút căn cứ vào hồ sơ nhân sự lưu trong phần mềm quản lý của
Công ty.
*Tuyển mộ từ bên ngoài Công ty:
- Phương pháp thu hút nguồn tuyển mộ qua quảng cáo trên các phương tiện truyền
thông trong ngành.
- Phương pháp thu hút các ứng viên thông qua việc của cán bộ nhân sự đến tuyển
mộ trực tiếp tại các trường đại học. Công ty đã sử dụng phương pháp tuyển mộ sinh viên
có học lực từ khá trở lên của các trường ĐH bắt đầu từ năm học thứ 3 kèm theo chế độ học
bổng cho 2 năm học cuối, mỗi năm 10 tháng với mức mỗi tháng là 0.5 mức tiền lương tối
thiểu theo quy định của Nhà nước ở thời ký sinh viên đang học.
5. Đánh giá thực hiện công việc:
5.1 Phương pháp đánh giá:
- Hội đồng Thi đua - Khen thưởng họp, đưa ra các ý kiến phân tích vế từng trường
hợp vi phạm và chất lượng công tác của từng cá nhân, tập thể. Cuối cùng sẽ thống nhất xếp
lọai A,B,C với các cá nhân, tập thể.
22
- Do tính chất công việc tương đối phức tạp nên không có một biểu mẫu đánh giá
thực hiện công việc cụ thể nào. Kết quả xếp loại đều được Hội đồng Thi đua - Khen
thưởng bàn bạc, phân tích và đưa ra quyết định.
5.2 Đánh giá chung về công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công
ty:
Do chưa thể xây dựng được một biểu mẫu đánh giá cụ thể nên công tác đánh giá
thực hiện công việc của Công ty còn mang tính chủ quan, chắc chắn trong quá trình đánh
giá sẽ bị mắc các lỗi như thiên vị, định kiến …
6. Đào tạo nhân lực
6.1 Quan điểm của Công ty về công tác đào tạo nhân lực
Công ty luôn ý thức được Công tác đào tạo có liên hệ chặt chẽ với hoạch định nhân
lực và đánh giá thực hiện công việc. Với công tác hoạch định nhân lực và đánh giá thực
hiện công việc tốt, Công ty sẽ xây dựng được 1 kế hoạch đào tạo phù hợp nhất với tình

hình nhân lực của mình. Từ đó có thể nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để đạt
hiệu quả công việc cao hơn.
6.2 Đánh giá chung về công tác đào tạo nhân lực tại Công ty
Do tính chất công việc phức tạp, do đặc thù ngành ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống
sinh hoạt của nhân dân, nên Công ty luôn ý thức được việc đào tạo và nâng cao trình độ
của cho người lao đông là việc làm rất quan trọng. Công tác đào tạo nhân lực luôn được
Công ty đặt lên hàng đầu. Nhờ đó mà người lao động trong Công ty luôn nắm vững chuyên
môn nghiệp vụ của mình và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác.
7. Thù lao, phúc lợi cho người lao động và công tác tạo động lực:
7.1 Tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp lương :
* Quan điểm và triết lý về trả lương, thưởng của Công ty
Việc trả lương và các khoản thu nhập khác trong Trung tâm trên nguyên tắc phân
phối theo lao động, khuyến khích những bộ phận và cá nhân có năng suất , chất lượng,
hiệu quả công việc, có xét đến tính chất phức tạp nặng nhọc của từng chức danh
23
Quỹ tiền lương được phân phối trực tiếp cho người lao động, không sử dụng vào
mục đích khác.
* Nguồn hình thành quỹ tiền lương
V = V
KH
+ V
BSLĐ
Trong đó:
V: tổng quỹ lương
V
KH
: quỹ tiền lương kế hoạch
V
KH
= L

TT
x TL
MIN chọn
x ( H
CB


+ H
PC
) x 12 tháng
L
TT
: lao động thực tế
TL
MIN chọn
: mức lương tối thiểu được lựa chọn trong khung quy định
H
CB
: hệ số lương theo cấp bậc công việc bình quân
H
PC
: hệ số phụ cấp bình quân
V
BSLĐ
: quỹ lương bổ sung lao động
V
BSLĐ
= Số LĐ bổ sung x H
CB
x TL

MIN chọn
x 12 tháng
* Thang bảng lương Công ty áp dụng
Hiện nay, Công ty đang áp dụng hệ thống thang bảng lương theo Nghị định
205/2004/NĐ-CP quy định hệ thống thang bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong
Công ty Nhà nước.
Để phân phối tiền lương đến từng người lao động, tùy vào đặc điểm của các công
việc mà người lao động đảm nhận công ty đã áp dụng các hình thức trả lương khác nhau.
Công ty áp dụng hình thức trả lương thời gian cho khối văn phòng Công ty: Trả
lương theo công việc được giao gắn với mức độ phức tạp, tính trách nhiệm của công việc
đòi hỏi mức độ hoàn thành công việc và số ngày công thực tế không phụ thuộc vào hệ số
được quy định tại Nghị định số 205/2005/NĐ-CP quy định về hệ thống thang bảng lương
và chế độ phụ cấp lương trong các Công ty Nhà nước.
* Các chế độ phụ cấp lương
Hệ số các khoản phụ cấp lương bình quân: 0,58
• Phụ cấp trách nhiệm, chức vụ:
- Trưởng phòng, Giám đốc Nhà máy, Xí nghiệp: 36 x 0.5 = 18
- Phó phòng, phó GĐ Nhà máy, Xí nghiệp: 60 x 0.4 = 24
24
- Đốc công ca, Trưởng phòng Xí nghiệp, đội trưởng: 131 x 0.3 = 39.4
- Đốc công KT, Phó phòng Xí nghiệp, đội phó: 182 x 0.2 = 36.4
- Tổ trưởng, thủ quỹ: 247 x 0.1 = 24.7
• Lưu động: 1.559 x 0.2 = 311.8
• Ca 3 : 828 người, 30% lương cấp bậc: 828 x 30% x 2089 = 717.9
( Bảng tổng hợp chi tiết các khoản phụ cấp toàn Công ty xem phần phụ lục)
* Cách xác định đơn giá trả lương
Quỹ tiền lương để xây dựng đơn giá tiền lương được xác định trên giá trị doanh thu
sản phẩm nước sạch.
Công thức:
V

KH
V
ĐG
=_______
T
KH
Trong đó:
V
ĐG
: đơn giá tiền lương ( đơn vị tính đồng/1.000 đ doanh thu )
V
KH
: tổng quỹ tiền lương kế hoạch
T
KH
: tổng doanh thu kế hoạch
V
KH
= [ L
đb
x TL
MIN DN
x ( H
CB


+ H
PC
) ] x 12 tháng
L

đb
: lao động định biên
TL
MIN chọn
: mức lương tối thiểu được lựa chọn trong khung quy định
H
CB
: hệ số lương theo cấp bậc công việc bình quân
H
PC
: hệ số các khoản phụ cấp lương bình quân trong đơn giá tiền lương.
(Bảng tổng hợp xây dựng đơn giá tiền lương theo doanh thu năm
2009 xem chi tiết phần phụ lục)
* Quy chế thưởng phạt của Công ty
- Thưởng phạt hàng tháng theo mức độ hoàn thành công việc: Đánh giá mức độ hoàn
thành công việc được giao theo tiêu chuẩn bình xét A, B, C
Loại A:
+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
+ Chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách Pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của
Công ty, không gây mất đoàn kết nội bộ
25

×