Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

tiểu luận giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế đến quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.42 KB, 42 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng
cao, họ không những có nhu cầu về vật chất mà còn có nhu cầu được thỏa mãn về
tinh thần như vui chơi, giải trí và du lịch. Do đó, du lịch là một trong những ngành
có triển vọng.
Ngành du lịch Việt Nam ra đời muộn hơn so với các nước khác trên thế
giới nhưng vai trò của nó thì không thể phủ nhận. Du lịch là một ngành “ công
nghiệp không khói ”, mang lại thu nhập lớn cho nền kinh tế, giải quyết công ăn việc
làm cho hàng vạn lao động, góp phần truyền bá hình ảnh Việt Nam ra toàn thế giới.
Nhận thức được điều này, Đảng và Nhà nước đã đưa ra mục tiêu xây dựng ngành
du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Quán triệt tinh thần đó thì ngành du lịch
Việt Nam nói chung và ngành du lịch Quảng Nam, một trong những tỉnh của đất
nước, nói riêng đã có những bước phát triển khá nhanh trong những năm trở lại đây.
Sự phát triển của du lịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên,
cơ sở hạ tầng, các điều kiện về kinh tế, văn hóa, xã hôi, chính trị…Trong đó, phát
triển của thị trường khách cũng là một trong những yếu tố quan trọng, đặc biệt là thị
trường khách quốc tế. Tuy nhiên, sự phát triển của thị trường khách du lịch quốc tế
vào Việt Nam nói chung cũng như Quảng Nam trong thời gần đây còn những hạn
chế nhất định so với các nước trong khu vực. Trước tình hình đó, là một sinh viên
khoa Văn hóa – Du lịch, nguồn nhân lực tương lai của đất nước và hơn hết là một
người con của quê hương Quảng Nam, tôi mong muốn có những đóng góp bé nhỏ
của mình để góp một phần nào vào sự phát triển du lịch của tỉnh nhà. Vì vậy, tôi đã
chọn đề tài “Giải pháp thu hút khách du lich quốc tế đến Quảng Nam” để tìm hiểu
và nghiên cứu. Tôi cho rằng, đây là đề tài cấp thiết và có giá trị cả về mặt lí luận
cũng như thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc hệ thống hóa các yếu tố ảnh hưởng và phân tích thực trạng
việc thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Nam, bài viết hướng đến việc đề xuất
một số giải pháp cũng như kiến nghị nhằm đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế
đến Quảng Nam.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Việc thu hút khách du lịch quốc tế đến
Quảng Nam
- Phạm vi nghiên cứu:
Theo không gian : Xem xét thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam.
Theo thời gian :
+ Phân tích và đánh giá thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế đến
Quảng Nam trong giai đoạn 2010 – 2013
+ Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế
đến Quảng Nam trong giai đoạn 2013 đến 2020
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, phương pháp nghiên cứu được sử dụng gồm: Phương
pháp tổng hợp (dựa vào các dữ liệu thu thập được từ các sách, báo, tổng hợp và xây
dựng bức tranh toàn cảnh của du lịch quốc tế đến Quảng Nam), phương pháp phân
tích (sử dụng các nguồn tư liệu thu thập được để phân tích thực trạng của việc thu
hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Nam), vận dụng các phương pháp mô tả, so
sánh, thống kê, phân tích với các nguồn số liệu thu thập từ niên giám thống kê, các
báo, nghị quyết của ủy ban nhân dân tỉnh, các Sở, ban ngành trong tỉnh và từ các
nguồn khác.
5. Cấu trúc đề tài
Ngoài các phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương :
Chương 1: Cơ sở lí luận về du lịch và thu hút khách du lịch quốc tế
Chương 2: Thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Nam giai
đoạn 2010 – 2013
Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế đến
Quảng Nam giai đoạn 2013 - 2020
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ KHÁCH DU LỊCH QUỐC
TẾ

1.1. Một số khái niệm liên quan đến du lịch
Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở
thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay trên phạm vi toàn
thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống kinh tế –
xã hội. Du lịch đang phát triển mạnh mẽ và trở thành ngành kinh tế quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân của mỗi nước nói riêng và của kinh tế toàn cầu nói
chung. Khái niệm du lịch đã xuất hiện từ khá lâu. Do hoàn cảnh khác nhau, dưới
mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu và định nghĩa về du
lịch không giống nhau.
Theo Gluman : “Du lịch là sự khắc phục về mặt không gian của con người
hướng đến một điểm nhất định nhưng không phải là nơi ở thường xuyên của họ”.
Dưới con mắt của Azar : “Du lịch là một trong những hình thức di chuyển
tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước
khác nếu không gắn với sự thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc ”.
Khái niệm cơ bản về du lịch được Liên hợp Quốc các tổ chức lữ hành chính
thức – IUOTO ( Internation Union of Official Travel Oragnizatinos ) đưa ra như
sau : “ Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư
trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, không phải để
làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống…”
Theo giáo sư Khadginicolov – một trong những nhà tiền bối về du lịch của
Bulgarie đưa ra định nghĩa về khách du lịch : “ Khách du lịch là người hành trình tự
nguyện , với những mục đích hòa bình. Trong cuộc hành trình của mình họ đi qua
những chặng đường khác nhau và thay đổi một hoặc nhiều lần nơi cư trú của
mình”.
1.2. Khách du lịch quốc tế
1.2.1. Khái niệm
Khái niệm du lịch quốc tế
Du lịch quốc tế là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm đến
của khách du lịch nằm ở lãnh thổ của các quốc gia khác nhau. Như vậy, trong du
lịch quốc tế, du khách phải đi du lịch vượt qua biên giới ít nhất hai quốc gia. Ví dụ:

Một du khách người Trung Quốc đi du lịch sang Việt Nam, Thái Lan, Mỹ…
Khái niệm khách du lịch quốc tế
Theo định nghĩa của Hội nghị tại Rooma (Ý) do liên hợp quốc tổ chức về
các vấn đề du lịch quốc tế và đi lại quốc tế ( năm 1963), khách viếng thăm quốc tế (
visitor) được hiểu là người đến một nước, khác nước cư trú thường xuyên của họ,
bởi mọi nguyên nhân trừ nguyên nhân đến lao động để kiếm sống. Khách du lịch
quốc tế là người lưu lại tạm thời ở nước ngoài và sống ngoài nơi cư trú thường
xuyên của họ trong thời gian ít nhất là 24h (hoặc sử dụng ít nhất một tối trọ). Mục
đích chuyến đi của họ là tham quan, thăm thân, tham dự hội nghị, khảo sát thị
trường, công tác, chữa bệnh, thể thao, hành hương, nghỉ ngơi…
Ở nước ta, theo điều 20 chương IV Pháp lệnh du lịch, những người được
thống kê là du khách quốc tế phải có các đặc trưng cơ bản sau :
- Là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt
Nam du lịch.
- Là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước
ngoài du lịch.
Trong đề tài này, tôi chủ yếu tìm hiểu về đối tượng khách quốc tế ở nước
ngoài vào Việt Nam mà cụ thể đến Quảng Nam.
Ngoài ra còn có các định nghĩa khác về khách du lịch như định nghĩa của
Hội nghị du lịch quốc tế về du lịch ở Hà Lan 1989 : “ Khách du lịch quốc tế là
những người đi hoặc sẽ đi tham quan một nước khác, với các mục đích khác nhau
trong khoảng thời gian nhiều nhất là ba tháng, phải được cấp giấy phép gia hạn. Sau
khi kết thúc thời gian tham quan, lưu trú, du khách bắt buộc phải rời khỏi đất nước
đó để trở về hoặc đến nước khác”.
1.2.2. Ý nghĩa của việc thu hút khách quốc tế
1.2.2.1. Ý nghĩa về mặt kinh tế
Tăng GDP (Tổng sản phẩm quốc nội) cho đất nước
Du lịch quốc tế phát triển sẽ góp phần tăng tỷ trọng GDP của ngành du lịch
trong khu vực dịch vụ, theo đó làm tăng GDP của nền kinh tế quốc dân. Ở đâu du
lịch phát triển, đặc biệt là du lich quốc tế thì ở đó diện mạo đô thị, nông thôn được

chỉnh trang, sạch đẹp hơn, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, mức sống của
nhân dân được nâng cao. Hơn nữa, hoạt động du lịch quốc tế còn tạo ra khả năng
tiêu thụ tại chỗ cho hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy các ngành khác phát triển, khôi
phục nhiều lễ hội và làng nghề thủ công truyền thống, góp phần thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế cả nước và từng địa phương, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo
và vươn lên làm giàu, mở rộng giao lưu giữa các vùng miền trong và ngoài nước.
Mang lại ngoại tệ cho đất nước
Khách du lịch quốc tế mang theo tiền kiếm được từ quốc gia cư trú đến tiêu
ở nước đến du lịch, trong chừng mực nào đó được coi là xuất khẩu của nước đến du
lịch, do đó giúp cải thiện cán cân thương mại quốc gia. Vì vậy, nếu du lịch quốc tế
được duy trì một cách thường xuyên và phù hợp thì nó có thể được coi như một tác
nhân giữ ổn định nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu.
Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển
Hoạt động liên doanh du lịch đòi hỏi sự hỗ trợ liên ngành. Yêu cầu về sự hỗ
trợ liên ngành này là cơ sở cho các ngành như: giao thông vận tải, tài chính, bưu
điện, sản xuất đồ lưu niệm phát triển. Lượng khách du lịch quốc tế đến với quốc gia
càng nhiều thì giao thông quốc tế và hệ thống cơ sở hạ tầng của quốc gia như mạng
lưới giao thông công cộng, mạng lưới điện nước, các phương tiện truyền thông…
càng được mở rộng và hoàn thiện. Lượng khách du lịch quốc tế càng nhiều còn mở
ra thị trường tiêu thụ hàng hóa cho nền sản xuất xã hội.
Khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Các nhà kinh doanh thường tìm đến các lĩnh vực kinh doanh thu được lợi
nhuận cao trên mỗi đồng vốn bỏ ra. Một ưu điểm lớn của hoạt động kinh doanh du
lịch là vốn đầu tư ban đầu vào du lịch tương đối ít so với các ngành công nghiệp
nặng mà khả năng thu hồi vốn nhanh, thu hút nhiều lao động. Hơn nữa du lịch quốc
tế lại là một nguồn thu ngoại tệ đáng kể trong tổng doanh thu mà ngành du lịch
mang lại, vậy nên việc thu hút khách du lịch quốc tế sẽ giúp các nhà đầu tư nước
ngoài chú trọng và đẩy mạnh đầu tư hơn nữa vào ngành du lịch. Hơn nữa, hoạt
động du lịch phát triển sẽ kéo theo sự mở rộng giao lưu kinh tế văn hóa giữa các
vùng miền và với quốc tế. Có thể nói, thông qua hoạt động du lịch quốc tế mà các

giao dịch thương mại cũng như việc gặp gỡ trao đổi thông tin, công nghệ giữa các
quốc gia được đẩy mạnh. Điều này góp phần xúc tiến hoạt động ngoại thương và
đem lại nguồn lợi lớn cho quốc gia.
1.2.2.2. Ý nghĩa của việc thu hút khách du lịch quốc tế đối với xã hội
Giải quyết công ăn việc làm cho người dân
Du lịch là ngành tạo việc làm quan trọng. Thu hút khách du lịch quốc tế
thúc đẩy sự phát triển của du lịch cùng với các ngành công nghiệp khác, từ đó tạo ra
một khối lượng công việc lớn, giải quyết được tình trạng thiếu việc làm cho người
dân. Hiện nay, ngành du lịch thu hút khoảng 220 triệu lao động trực tiếp, chiếm
10,6% lực lượng lao động thế giới – cứ 9 người lao động có 1 người làm nghề du
lịch (Trần Thị Thúy Lan 2005).
Tạo thu nhập cho người dân và bảo tồn được các làng nghề thủ công
mỹ nghệ cổ truyền của dân tộc
Khi một khu vực thu hút được du khách quốc tế sẽ làm tăng sự quan tâm
trong nước đối với các điểm hấp dẫn ở khu vực đó. Khi địa phương phát triển các
tiện nghi và cơ sở dịch vụ nhằm thu hút khách quốc thế thì điều này có lợi cho
người dân địa phương. Bên cạnh đó, các địa phương hoạt động du lịch sẽ giúp cho
người dân địa phương có nhiều cơ hội để tăng thu nhập từ các hoạt động du lịch.
Mặt khác, khi đi du lịch, du khách thường rất thích mua quà lưu niệm, nhất là các
sản phẩm lưu niệm mang đậm dấu ấn của địa phương, quốc gia nơi đến du lịch. Bên
cạnh việc tham quan, tìm hiểu thì du khách thường mua sắm các sản phẩm của các
làng nghề. Từ đó, các nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền của dân tộc có điều kiện
phục hồi và phát triển. Đồng thời qua đó làm tăng thu nhập cho người dân địa
phương, tăng cường giao lưu văn hóa và xây dựng nếp sống văn minh ở mỗi địa
phương.
Giảm quá trình đô thị hóa
Thông thường, tài nguyên du lịch thiên nhiên có nhiều ở các vùng núi,
trung du, ven biển hay những nơi hẻo lánh, ít dân cư. Việc thu hút khách du lịch
quốc tế sẽ tạo sức hấp dẫn thu hút đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng…làm thay đổi bộ
mặt kinh tế - xã hội ở các vùng đó, góp phần phân bố lại dân cư, giảm mật độ dân

cư quá cao ở những trung tâm kinh tế xã hội lớn.
Tuyên truyền quảng cáo có hiệu quả cho nước làm du lịch
Thu hút khách du lịch quốc tế là phương tiện tuyên truyền quảng cáo hữu
hiệu cho hàng hóa nội địa ra nước ngoài thông qua du khách. Khách du lịch quốc tế
được làm quen tại chỗ với các mặt hàng công nghiệp, thủ công nghiệp của các quốc
gia. Một số mặt hàng làm cho du khách hài lòng cả về chất lượng, mẫu mã, và giá
cả. Khi về đến nước mình, khách du lịch sẽ giới thiệu cho bạn bè, người thân. Từ
đó, các mặt hàng sẽ được biết đến nhiều hơn và tạo điều kiện để các cơ sở đó phát
triển.
1.2.2.3. Ý nghĩa về mặt văn hóa – chính trị
Mở rộng giao lưu văn hóa
Hoạt động du lịch nói chung và du lịch quốc tế nói riêng phát triển kéo theo
sự mở rộng giao lưu kinh tế văn hóa giữa các vùng, miền và với quốc tế, góp phần
giáo dục truyền thống, đào tạo kiến thức và rèn luyện, bồi dưỡng thể chất, tinh thần
cho mọi tầng lớp nhân dân. Trên phạm vi thế giới, du lịch quốc tế được coi là
phương thức hữu hiệu xúc tiến quá trình giao lưu, trao đổi văn hóa giữa các quốc
gia và khu vực. Cụ thể, khách du lịch quốc tế đến thăm viếng một đất nước sẽ được
tiếp xúc và tìm hiểu phong tục, tập quán, truyền thống, thói quen của đất nước họ
đang du lịch qua việc giao tiếp với người dân bản địa cũng như đi tham quan những
di tích, điểm tham quan và mua đồ lưu niệm. Đồng thời, khách du lịch quốc tế cũng
có cơ hội để giới thiệu về bản sắc văn hóa nước mình khi đi du lịch sang các quốc
gia khác.
Đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội
Quá trình phát triển du lịch quốc tế không chỉ hướng tới những mục tiêu
kinh tế, xã hội mà còn nhằm đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ an ninh và đối ngoại.
Từ các chủ trương đến các công việc điều hành cụ thể hoạt động du lịch quốc tế đều
liên quan đến an ninh quốc phòng và có sự phối hợp chặt chẻ với cơ quan có thẩm
quyền. Phát triển du lịch quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia có cơ hội
hiểu nhau, giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau thông qua việc giao lưu, hợp tác kinh tế, văn
hóa, góp phần duy trì sự ổn định chính trị và hòa bình trong khu vực và trên thế

giới. Một quốc gia nếu muốn thu hút khách du lịch quốc tế thì cần quan tâm đặc
biệt đến môi trường du lịch – điều này khẳng định tầm quan trọng của nền chính trị
- xã hội nhân văn. Chính vì lí do này mà họ sẽ đầu tư hợp lí vào an ninh quốc phòng
và trật tự an toàn xã hội để đảm bảo an toàn cho du khách nước ngoài. Như vậy,
hoạt động du lịch nếu được xúc tiến khoa học và có chiến lược thì sẽ giữ được an
ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Hơn nữa, việc phát triển du lịch ở các vùng
biên giới, hải đảo sẽ góp phần tích cực khẳng định chủ quyền quốc gia trên biển và
trên đất liền.
1.3. Các yếu tố tác động đến thu hút khách quốc tế
1.3.1. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa – lịch sử cùng các thành
phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí lực của con người,
khả năng lao động và sức khỏe của họ, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu
cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch.
Khoản 4 (Điều 4, chương 1) Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 quy định:
“Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn
hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể
được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu
du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”.
Khoản 1 (Điều 4, chương 1), Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 quy định: “
Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn
đang được khai thác và chưa được khai thác. Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các
yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên
nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn
gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử,
cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và
các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích
du lịch”.
Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để tạo thành các sản phẩm du lịch. Để
thu hút và đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, các sản phẩm du lịch cần phải đa

dạng, phong phú, đặc sắc và mới mẻ. Tài nguyên du lịch được xem là nhân tố quan
trọng để thu hút khách du lịch nói chung và khách du lịch quốc tế nói riêng. Tài
nguyên du lịch càng phong phú, đặc sắc và có mức tập trung cao thì càng có sức
hấp dẫn với du khách và có hiệu quả kinh doanh du lịch càng cao.
1.3.2. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch theo nghĩa rộng là toàn bộ các phương tiên
vật chất kỹ thuật được huy động tham gia vào việc khai thác tài nguyên du lịch
nhằm tạo ra và thực hiện các dịch vụ hàng hóa thỏa mãn nhu cầu của du khách nói
chung và khách du lịch quốc tế nói riêng trong các chuyến hành trình của họ.
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Cơ sở vật chất của kỹ thuật du lịch bao gồm toàn bộ nhà cửa và phương
tiện kỹ thuật giúp cho việc phục vụ để thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch
như : khách sạn, nhà hàng, phương tiện giao thông vận tải, các khu nhà giải trí, cửa
hàng, công viên, đường sá, hệ thống thoát nước, mạng lưới điện trong khu vực của
cơ sở du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đóng vai trò quan trọng trong quá
trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch.
Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là những phương tiện vật chất không phải do các tổ chức du
lịch xây dựng nên mà là của toàn xã hội. Đó là hệ thống đường sá, nhà ga, bến
cảng, đường sắt, công viên của toàn dân, mạng lưới thương nghiệp của khu dân cư,
hệ thống thông tin viễn thông, hệ thống cấp thoát nước, mạng lưới điện, các rạp
chiếu phim, nhà hát, viện bảo tàng.
Trong cơ sở hạ tầng kỹ thuật của xã hội, nhân tố phục vụ đắc lực nhất và có
tầm quan nhất đối với du lịch là hệ thống giao thông vận tải (đường hàn không,
đường bộ, đường thủy). Đây chính là cơ sở vật chất kỹ thuật bậc hai đối với du lịch.
Nó được xây dựng để phục vụ nhân dân địa phương và sau nữa là phục vụ cả khách
du lịch đến thăm đất nước hoặc vùng du lịch. Đây là cơ sở có tầm quan trọng đặc
biệt vì nó nằm sát ngay nơi du lịch, nó quyết định nhịp độ phát triển du lịch và
trong chừng mực nào đó còn quyết định chất lượng phục vụ du lịch.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt, không ngừng được đổi mới và hoàn thiện sẽ tạo

điều kiện thu hút khách du lịch quốc tế và ngược lại.
1.3.3. Đội ngũ lao động
Nguồn nhân lực luôn là yếu tố cốt lõi trong mọi hoạt động, bởi con người
bằng hành động có nhận thức của mình tác động theo nhiều phương thức khác nhau
vào các yếu tố vật chất tạo ra sản phẩm và dịch vụ phục vụ cuộc sống.
Đây là tác nhân quan trọng sử dụng các công cụ cơ sở vật chất kỹ thuật du
lịch để khai thác các tài nguyên du lịch, mang đến cho khách du lịch quốc tế các sản
phẩm du lịch và dịch vụ tốt nhất. Lao động trong du lịch phần lớn là lao động kỹ
thuật, đòi hỏi có sự chuẩn bị nghiệp vụ cao. Sự chuyên môn hóa thể hiện rõ rệt nhất
ở các cơ sở phục vụ lưu trú, ăn uống, du lịch. So với lao động trong các ngành khác
thì lao động trong ngành du lịch có cường độ thấp hơn nhưng lại ở trong môi
trường lao động phức tạp và phải chịu áp lực tâm lý cao. Đặc điểm này thể hiện rõ
nét đối với những người lao động có quan hệ trực tiếp với khách như: phục vụ
buồng, bàn, bar, hướng dẫn viên du lịch, họ phải tiếp xúc với nhiều đối tượng khách
du lịch khác nhau với những đặc điểm tâm lí xã hội khác nhau. Vậy nên đội ngũ lao
động có trình độ, có chuyên môn nghiệp vụ chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ là đội
ngũ lao động phải có tinh thần phục vụ tốt, làm việc hết sức chuyên nghiệp để tạo
cảm giác thân thân thiện và thỏa mái cho du khách. Đội ngũ lao động hội tụ đủ các
điều kiện trên chắc chắn sẽ là một tác nhân quan trọng để giúp thu hút khách du lịch
quốc tế.
1.3.4. Chính sách phát triển
Các chính sách phát triển du lịch hợp lí sẽ đảm bảo phát huy được khả năng
du lịch của quốc gia và mỗi địa phương. Đặc biệt các quy định và chính sách đa
dạng hóa về tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế của nhà nước và cơ quan
thẩm quyền địa phương luôn có tác động trực tiếp đáng kể đến việc thu hút này. Do
vậy các chính sách và các quy định này phải được xây dựng và triển khai hợp lí để
đảm bảo sự phù hợp giữa chính sách và khả năng thực hiện trên thực tế.
Để thu hút khách du lịch quốc tế, chính phủ và các cơ quan nhà nước cần
thực hiện các chính sách:
1.3.4.1. Xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch của quốc gia đến với khách du lịch

quốc tế
Du lịch là một lĩnh vực quan trọng toát lên vẻ đẹp, bản sắc và điểm khác
biệt của mỗi quốc gia, dân tộc. Du lịch kết tinh từ nhiều yếu tố văn hóa, địa lí và
con người. Du lịch đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế
phát triển, kết nối chính trị ngoại giao. Do đó, du lịch cần phải được xem là bộ mặt,
là hình ảnh của mỗi quốc gia. Do đó, để thu hút khách du lịch nói chung và khách
du lịch quốc tế nói riêng, chúng ta phải đẩy mạnh công tác quảng bá các tour du
lịch, các tài nguyên du lịch, các chính sách hấp dẫn khách du lịch nhằm truyền bá
hình ảnh đất nước, những cảnh đẹp, những nét đặc sắc về văn hóa, con người của
quốc gia hay điểm đến, tạo được sự hấp dẫn cho khách du lịch nước ngoài, tạo động
lực để thu hút khách tìm đến với quốc gia hay điểm đến đó để khám phá, tìm hiểu.
1.3.4.2. Xây dựng và thực hiện các chiến lược khai thác, bảo tồn, gìn giữ và tôn
tạo tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là nhân tố đặc biệt quan trọng tạo nên sức hấp dẫn du
khách và phải được khai thác vào mục đích kinh doanh du lịch. Vấn đề khai thác tài
nguyên du lịch như thế nào để đạt hiệu quả cao trong việc thu hút khách du lịch
luôn là bài toán khó đối với chính phủ và ngành du lịch của mỗi quốc gia. Việc khai
thác được thể hiện thông qua việc phát triển các sản phẩm du lịch, tổ chức các sự
kiện du lịch…
Tiềm năng về tài nguyên du lịch không phải là tiềm năng vô hạn, nhất là tài
nguyên thiên nhiên. Không phải nơi nào cũng có thể phát triển tài nguyên du lịch,
và bản thân tài nguyên du lịch không có sự tác động có mục đích của con người
cũng không thể trở thành những điểm du lịch hấp dẫn nhiều du khách. Quá trình tác
động có thể gây ra các ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới nguồn tài nguyên du
lịch. Mục đích của việc khai thác bảo tồn và tôn tạo tài nguyên du lịch là sử dụng
tài nguyên du lịch một cách hợp lí. Bên cạnh tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên
nhân tạo cũng là yếu tố quan trọng để tạo sự hấp dẫn đối với khách du lịch. Xây
dựng các chiến lược khai thác tài nguyên du lịch là công việc quan trọng trong
chính sách phát triển du lịch của mỗi quốc gia và từng địa phương.
1.3.4.3. Đầu tư xây dựng và cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Một quốc gia muốn phát triển du lịch tốt phải có một hệ thống cơ sở vật
chất kỹ thuật tốt. Có thể nói rằng trình độ phát triển của cơ sở vật chất kỹ thuật du
lịch của một quốc gia vừa là điều kiện vừa là sự phản ánh trình độ phát triển du lịch
của nước đó. Do đó, công việc mỗi quốc gia thực hiện ngay từ ban đầu chính là đầu
tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật.
Khách sạn, nhà hàng là những cơ sở vật chất đặc trưng trong hệ thống cơ
sở vật chất kỹ thuật du lịch. Hệ thống khách sạn, nhà hàng cao cấp với các dịch vụ
chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch quốc tế sẽ là công cụ quan
trọng để tạo sự hài lòng của du khách.
1.3.4.4. Cải thiện môi trường du lịch
Du lịch rất nhạy cảm với những biến động của chính trị, xã hội. Quốc gia
nào thường xảy ra các bất ổn về chính trị, xã hội sẽ tạo yếu tố tâm lý hoang mang,
lo sợ cho du khách, làm giảm lượng khách quốc tế đến quốc gia đó. Do đó, các
chính sách của chính phủ đối với du khách quốc tế như bảo đảm an toàn, tạo được
thuận lợi cho du khách đi du lịch trong quốc gia đó, bảo đảm được môi trường
chính trị xã hội ổn định…để thu hút khách du lịch quốc tế.
1.3.4.5. Phối kết hợp hoạt động của ngành du lịch với các ngành liên quan
phục vụ cho hoạt động du lịch
Sản phẩm du lịch là sản phẩm tổng hợp được biểu hiện bằng nhiều loại
hình dịch vụ. Phạm vi hoạt động của ngành kinh tế du lịch bao gồm các khách sạn,
nhà hàng, dịch vụ bán đồ lưu niệm. Ngoài ra, còn có bộ phận sản xuất tư liệu phi
vật chất như văn hóa, giáo dục, tôn giáo, hải quan, tài chính…Do đó, du lịch chỉ
phát triển khi có sự kết hợp chặt chẽ với các ngành. Sự phối hợp giữa hoạt động của
du lịch và các ngành này càng nhịp nhàng và thuận tiện cho khách du lịch thì càng
tăng sự thỏa mãn và hài lòng ở du khách.
1.3.4.6. Phát triển nguồn nhân lực
Chất lượng du lịch là yếu tố quyết định khả năng thu hút khách du lịch tại
một điểm đến. Nâng cao chất lượng dịch vụ luôn là mục tiêu quan trọng của mỗi
quốc gia để phát triển du lịch. Trong đó, yếu tố con người giữ vai trò quan trọng
nhất bởi con người bằng sức lao động của mình tác động đến cơ sở vật chất kỹ thuật

để khai thác các giá trị của tài nguyên du lịch tạo ra dich vụ, hàng hóa cung ứng cho
du khách. Vì vậy, chính phủ mỗi nước luôn đề ra các chương trình phát triển nguồn
nhân lực tại đất nước mình, nhằm đào tạo đội ngũ lao động phục vụ du lịch chuyên
nghiệp, có ý thức trách nhiệm và nhiệt tình.
1.3.4.7. Tuyền truyền và nâng cao ý thức cộng đồng về du lịch
Có thể nói du lịch là công việc của toàn xã hội. Sự phát triển của du lịch
liên quan đến sự phát triển của nhiều ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân, liên
quan đến sự phát triển của địa phương, tác động tới cuộc sống của mỗi người dân
tại địa phương hoạt động du lịch. Mỗi quốc gia cần thực hiện các biện pháp tuyên
truyền giáo dục nâng cao ý thức cộng đồng về vai trò của du lịch để người dân ý
thức được và góp phần tích cực trong việc phát triển du lịch.
1.4. Môi trường du lịch
Môi trường du lịch bao gồm môi trường du lịch tự nhiên và môi trường
du lịch nhân văn. Bất kỳ hoạt động du lịch nào cũng chỉ diễn ra trong pham vi môi
trường du lịch. Hay nói cách khác, ở đâu có du lịch thì ở đó có môi trường du lịch.
Trong khi môi trường tự nhiên đòi hỏi việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên
phải gắn liền với việc tôn tạo và giữ gìn môi trường, thì môi trường du lịch nhân
văn đòi hỏi phải đảm bảo sự an toàn cho du khách về moi mặt. Một đất nước có nền
chính trị ổn định, hòa bình, an ninh xã hội đảm bảo là điều kiện thuận lợi để thu hút
khách du lịch. Bởi lẻ, mỗi khách du lịch trước khi bắt đầu một hành trình, họ không
chỉ tìm hiểu về các sản phẩm du lịch mà còn quan tâm đến tình hình an ninh, chính
trị của quốc gia đó.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ
TẠI QUẢNG NAM
2.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Quảng Nam
Quảng Nam là một tỉnh nằm giữa miền trung Việt Nam, phía bắc giáp tỉnh
Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng, phía tây giáp nước Lào, phía nam giáp
Quảng Ngãi, phía đông giáp biển Đông, ngoài khơi có Cù Lao Chàm với ngư
trường rộng lớn.
Quảng Nam có nhiều đồi và núi ( chiếm 72% diện tích) với nhiều ngọn núi

cao: núi Lum Heo cao 2.045m, núi Tion cao 2.032m, núi Gole – Lang cao 1.855m.
Vùng đất thấp ven biển và đồng bằng châu thổ chiếm gần 25% diện tích đất của
tỉnh tập trung ở phía đông, trải dài hai bên quốc lộ. Quảng Nam có nhiều đặc sản
nổi tiếng như chè Phú Thượng, quế Trà My, cói Hội An, đường mía Điện Bàn…
Các con sông lớn đều chảy từ dãy Trường Sơn ra biển Đông: sông Vu Gia,
sông Thu Bồn, sông Tam Kỳ.
Quảng Nam có hai vùng khí hậu khá rõ rệt là khí hậu của vùng nhiệt đới
ven biển và khí hậu ôn đới vùng cao. Nhiệt độ trung bình năm là 25°C, chia thành
hai mùa: mùa khô từ tháng 2 đến tháng 4 là khí hậu nóng và khô, từ tháng 9 đến
tháng 12 là mùa mưa. Lượng mưa trung bình năm ở Quảng Nam khoảng 2.000mm.
Trong tiến trình lịch sử, vùng đất Quảng Nam và Đà Nẵng được tạo lập trên
con đường phát triển về phía Nam của nhiều thế hệ người Việt. Các nhà khảo cổ
học đã tìm thấy dấu tích văn hóa Sa Huỳnh, sau đó được người Chămpa kế thừa và
sáng tạo ra nền văn hóa Chămpa. Vương quốc Chămpa đã có hai thời kỳ cực thịnh
với những cung điện, đền đài, thành quách uy nghi tráng lệ được xây dựng từ thế kỷ
I đến thế kỷ IX. Năm 1306, vùng đất Quảng Nam trở thành đất của Đại Việt. Đây là
đất sính lễ của vua Chế Mân dâng lên vua Trần Anh Tông khi cưới công chúa
Huyền Trân về làm hoàng hậu vương quốc Chămpa. Năm 1471 dưới thời vua Lê
Thánh Tông, Quảng Nam là thừa tuyên thứ 13 của Đại Việt.
Năm 1570 – 1606 Nguyễn Hoàng (một chúa Nguyễn sau này) khi làm lãnh
trấn Quảng Nam đã coi Đà Nẵng là cửa ngõ yết hầu miền Thuận Quảng, biến nó
thành đất dung nạp những người từ phía Bắc vào khai canh, với bên ngoài…Năm
1832 được vua Minh Mạng đổi thành Quảng Nam dinh. Tỉnh Quảng Nam đã được
lập từ năm 1831, là một tỉnh nông nghiệp. Hai dòng sông Thu Bồn và Tam Kỳ vừa
tô điểm cho Quảng Nam vừa là đường giao thông thuận tiện.
Phố cổ Hội An (trước đây là cảng Đại Chiêm), một trong những đô thị cổ
nhất Đông Nam Á, đến nay vẫn giữ được gần như nguyên vẹn. Cùng với Hội An,
quần thể đền tháp ở Mỹ Sơn là hai di sản của Quảng Nam được UNESCO (United
Nations Educational Scientific and Cultural Organization - Tổ chức Giáo dục, Khoa
học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc) công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Về văn hóa – lễ hội, Quảng Nam là vùng đất giàu truyền thống văn hóa.
Cùng với Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế, Quảng Nam được mệnh danh là vùng “đất
học”, “vùng văn hóa” đất sản sinh của nhân tài, các vị khoa bảng, những nhà hoạt
động chính trị, những chiến sĩ ái quốc, các văn nhân nghệ sĩ, các nhà khoa học công
kỹ nghệ nổi tiếng. Đây là vùng đất còn giữ được bản sắc trong các loại hình nghệ
thuật cổ truyền: hát tuồng, hát hò khoan, đối đáp, hát bả trạo, hát lý, bài chòi…thấm
sâu truyền thống xứ Quảng. Ngoài ra còn có các lễ hội của các dân tộc ít người như:
lễ hội cồng chiêng, lễ hội ăn trâu, dàn nước Xơ Đăng.
Đến Quảng Nam du khách sẽ được đắm mình vào thế giới xưa với các đền
tháp, tháp ở Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Bằng An, Chiên Đàn, Khương Mỹ; những công
trình rêu phong ở Hội An…được xây dựng trong nhiều thế kỷ cho thấy sự sáng tạo
đạt tới đỉnh cao nghệ thuật kiến trúc, chạm khắc của các thế hệ ngày xưa ở địa
phương. Mặt khác, giúp ta hiểu thêm về âm nhạc, vũ điệu, phong tục, lễ hội truyền
thống của vùng đất Quảng…
Vùng đất Quảng Nam còn ghi dấu lại nhiều dấu tích của những năm tháng
chiến đấu trường kỳ. Đó là các di tích chiến thắng Núi Thành, địa đạo Kỳ Anh,
đường mòn Hồ Chí Minh, căn cứ Chu Lai, chiến khu Trà My, chiến khu Hòn Tàu…
Quảng Nam là còn là nơi có nhiều lễ hội dân gian như lễ hội Bà Thu Bồn,
lễ hội Long Chu, lễ vía Bà Thiên Hậu, lễ tế cá Ông…Mỗi dịp lễ hội, hàng ngàn
người tham dự vừa tỏ lòng tôn kính tổ tiên, vừa là dịp tham gia các sinh hoạt văn
hóa dân gian.
Với hơn 125km đường bờ biển, Quảng Nam nổi tiếng với các bãi biển đẹp
như biển Cửa Đại, biển Tam Thanh, biển Rạng, biển Bàn Than. Bên cạnh đó,
Quảng Nam là nơi hội tụ những danh thắng như Cù Lao Chàm, hồ Phú Ninh, Hòn
Kẽm Đá Dừng, suối Tiên, hố Giang Thơm…
2.2. Thực trạng khai thác khách tại tỉnh Quảng Nam
2.2.1. Tình hình khách đến tỉnh Quảng Nam
Trong những năm qua, du lịch Quảng Nam có những bước phát triển.
Thành quả lớn nhất của ngành du lịch Quảng Nam trong thời gian qua là đã xây
dựng và phát triển được uy tín thương hiệu Hội An – một điểm đến an toàn, thân

thiện. Mỗi năm, Quảng Nam đã đón trên 1 triệu lượt khách, với hơn ba nghìn buồng
phòng sẵn sàng phục vụ trên năm nghìn khách/ngày. Mạng lưới kinh tế du lịch phát
triển nhanh với 150 doanh nghiệp và hơn 3.500 hộ kinh doanh với gần 11 nghìn
người trực tiếp lao động trong nghành du lịch.Tuy nhiên, phát triển du lịch trên địa
bàn tỉnh chưa đều; nhận thức về phát triển du lịch ở các cấp, các ngành du lịch còn
hạn chế, nhiều địa phương chưa có định hướng phát triển, chưa đa dạng hóa các
loại hình du lịch; kết cấu hạ tầng và các dịch vụ phụ trợ du lịch còn nhiều mặt yếu
kém; việc chuẩn bị nguồn nhân lực còn hạn chế, chưa đồng bộ chưa khai thác hết
lợi thế đẩy mạnh phát triển.
Trong những năm qua, số lượng khách đến tham quan và lưu trú trên địa
bàn tỉnh tăng lên qua các năm. Theo báo cáo của Sở VHTT-DL Quảng Nam, trong
năm 2010, tổng lượt khách tham quan và lưu trú là 2.391.677 lượt khách thì đến
năm 2013 tổng lượt khách tham quan lưu trú ước đạt 3,4 triệu lượt khách (tăng
20,64 % so với cùng kỳ năm 2012;) trong đó khách quốc tế ước đạt 1,65 triệu lượt
khách (tăng 19,19 % so với cùng kỳ năm 2012), khách nội địa ước đạt 1,75 triệu
lượt khách (tăng 22,04 % so với năm 2012). Đây là một con số đáng khích lệ cho
ngành du lịch tỉnh nhà và cần đầu tư phát triển hơn nữa để số lượng khách đến
Quảng Nam sẽ tăng hơn nữa từ nay cho đến năm 2020.
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch năm 2010 - 2013
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Ước 2013
A. Tham quan, lưu trú



* Tổng khách tham quan,
lưu trú 2,391,677 2,545,821 2,818,313
3,400,000
* Khách quốc tế
1,162,362

1,286,455 1,384,342
1,650,000
* Khách nội địa
1,229,315
1,259,366 1,433,971
1,750,000
I. Lưu trú



1. Khách lưu trú
731,677
801,976 872,034
950,000
* Khách quốc tế
472,362
512,617 541,190
592,000
* Khách nội địa
259,315
289,359 330,844
358,000
2. Ngày khách
1,509,922
1,736,358 1,805,124
2,100,000
* Quốc tế
1,081,431
1,250,195 1,323,605
1,500,000

* Nội địa
428,491
486,163 481,519
600,000
3. Số ngày lưu trú BQ
2.06
2.17 2.07
2
* Quốc tế
2.29
2.44 2.45
3
* Nội địa
1.65
1.68 1.46
2
( Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam )
2.2.2. Tình hình khách du lịch quốc tế đến tỉnh Quảng Nam
Theo bảng thống kê của sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam,
trong những năm qua, khách quốc tế đến Quảng Nam chủ yếu là khách châu Âu và
cơ cấu khách du lịch không thay đổi đáng kể từ năm 2010 đến nay. Theo thống kê,
trong 8 tháng đầu năm 2013, Quảng Nam đón 516.086 lượt khách quốc tế trong đó
số lượt khách châu Âu chiếm số lượng lớn. Năm 2010, khách Pháp có 54.808 lượt
khách, khách Úc chiếm 64.630, khách Anh gần 37.309 lượt, khách Đức gần 36.679
lượt và khách Mỹ gần 36.137 lượt. Đến năm 2011, trong giai đoạn đầu lượng khách
từ thị trường châu Âu có giảm đôi chút nhưng không đáng kể. Trong đó cơ cấu
khách theo quốc tịch đến Việt Nam đa số là các nước châu Á, đặc biệt là các nước:
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia. Số lượt khách
quốc tế đến Quảng Nam luôn nằm ở vị trí tóp 5 của cả nước ( Báo Quảng Nam,
2006).

Bng 2.2: C cu khỏch quc t n Vit Nam theo quc tch t nm 2010
2013
Quc tch 2010 2011 2012
8t/2013
Tng khỏch
quc t
472362 512617 541190
466086
Izarel 3061 3103 3958
3038
Nhật 17854 17531 20953
27726
áo 4255 2764 4112
3415
Anh 37309 34103 50582
50887
Bỉ 5317 4932 5861
4368
Đức 36679 29885 45972
35956
Đan Mạch 8276 7805 9735
6784
Hà Lan 13532 12577 17254
6503
Italia 6237 6220 9538
7780
Nauy 2813 2760 4510
4592
Pháp 54808 52984 64897
58713

T.Ban Nha 14510 11598 17581
7069
Thụy Điển 6086 5128 5864
5634
Thụy Sĩ 6427 5646 8667
6183
Newzealand 7998 8230 11048
6695
úc 64630 65809 90625
82627
Canada 11795 11336 13758
11850
Mỹ 26137 24496 34261
27697
Singapore 3299 2534 2822
2192
Hàn Quốc 3803 3420 5445
2853
Thái Lan 10660 7474 7158
4123
TrungQuốc 7991 8898 13343
22026
PhầnLan 1421 1489 1825
2126
AiLen 2481 2004 2704
1501
Nga 2139 2447 6294
4034
i Loan 812 1447 2554
1094

Hongkong 234 215 114
3
Malaisia 1374 946 7605
7274
Laos 50 108 0
0
Campuchia 41 71 9
205
Ấn độ 0 433 1762
704
Các nước khác 110333 174227 63821
67362
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam)
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ số lượt khách quốc tế đến Quảng Nam năm 2010 – 2012
Đơn vị : Lượt khách
( Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam )
Qua quan sát biểu đồ, có thể thấy số lượng khách quốc tế đến Quảng Nam
có xu hướng tăng dần qua các năm. Với số lượt khách quốc tế đến tham quan cụ thể
là năm 2010, Quảng Nam đón được 472362 lượt khách đến, năm 2011 con số đã
tăng lên 512617 lượt, và đến năm 2012 đạt 541190 lượt khách quốc tế. Với kết quả
trên, đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy du lịch Quảng Nam đã vững vàng hơn với
lượng khách tăng ổn định, ít chịu ảnh hưởng của những biến động về kinh tế.
2.2.3. Tình hình doanh thu từ khách du lịch quốc tế tại tỉnh Quảng Nam
Trong những năm qua, cơ cấu khách lưu trú chuyển biến theo hướng tích
cực với ưu thế vượt trội thuộc về các cơ sở lưu trú có chất lượng cao, các khách sạn
được xếp hạn sao. Các loại hình du lịch có tiềm năng như sinh thái, biển đảo, nghỉ
dưởng, hội nghị… tiếp tục được chú trọng và có bước phát triển. Cũng như số
lượng khách, doanh thu du lich Quảng Nam tăng qua các năm. Trong 9 tháng đầu
năm 2013, con số doanh thu đạt gần 1,5 tỷ đồng.
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ doanh thu của du lịch quốc tế vào Quảng Nam 2010 -

2012
Đơn vị : Tỷ đồng
( Nguồn : Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam )
Trong năm 2012, du lịch Quảng Nam có bước phát triển vượt bật, mang lại
doanh thu lớn cho tỉnh nhà. Tốc độ doanh thu bình quân năm 2012 tăng 37,4% so
với năm 2010
2.3. Đánh giá chung về thực trạng khai thác khách du lịch quốc tế của tỉnh
Quảng Nam
2.3.1. Tài nguyên du lịch
Quảng Nam là vùng đất có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.
Nơi đây có biển và trên 125 km bờ biển với nhiều bãi tắm sạch đẹp ở khu vực Điện
Bàn, Hội An, Tam Kỳ, Núi Thành Ngoài ra còn có 15 hòn đảo lớn nhỏ ngoài
khơi, 10 hồ nước (với 6000 ha mặt nước, khoảng 11000 ha rừng xung quanh khu
vực hồ và 40 đảo trong các hồ) là một trong những tiềm năng lớn để phát triển du
lịch Quảng Nam. Môi trường không bị ô nhiễm, độ dốc ít, cát mịn và độ mặn vừa
phải, nước biển xanh và đặc biệt khí hậu biển rất lý tưởng cho phát triển các loại
hình du lịch nghỉ biển và nghỉ cuối tuần. Ngoài ra hai di sản văn hoá thế giới là
Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và nhiều địa điểm di tích lịch sử và văn hoá
(theo thống kê Quảng Nam có khoảng 61 điểm du lịch) cùng với nhiều loại hình
hoạt động văn hoá (như hát tuồng, hát đối) và các quần thể kiến trúc khác như
chứng tích Núi Thành, địa đạo Kỳ Anh tạo nên những điểm thu hút khách du lịch
đến thăm quan, tìm hiểu. Bên cạnh đó các làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền
thống độc đáo và những vùng ruộng, đồng, sông nước giữ nguyên nét điển hình
của làng quê Việt Nam, hội đủ các yếu tố phát triển du lịch đồng quê, du lịch vườn,
làm đa dạng các loại hình du lịch, tạo thêm sức hấp dẫn đối với du khách.
2.3.2. Cơ sở hạ tầng
Các tuyến đường giao thông đến các điểm du lịch được tỉnh đầu tư xây
dựng. Theo thống kê của Sở Văn hóa thể thao và du lịch, trong vòng 6 năm qua
(2007 - 2013), Quảng Nam đã đầu tư 6 dự án cơ sở hạ tầng du lịch. Đó là đường
vào khu du lịch sinh thái Khe Lim (Đại Lộc), đường vào khu du lịch thác Grăng

(Nam Giang), đường du lịch ven sông Tam Kỳ, hạ tầng du lịch cộng đồng Trà Nhiêu
(Duy Xuyên), đường vào nhà cụ Phan Châu Trinh (Tam Lộc) và đường vào điểm
du lịch thác Trắng – mỏ vàng Bồng Miêu (Phú Ninh).
Hiện nay, về cơ sở lưu trú, Quảng Nam có đến 160 cơ sở lưu trú với số
phòng là 5.120 phòng. Các hệ thống nhà hàng, khách sạn được đầu tư phát triển.
Các khách sạn đạt tiêu chuẩn năm sao như Sunrise Hội An Beach Resort, The Nam
Hai Resort, Golden Sand Resort Hoi An, Palm Garden Beach Resort & Spa, Swiss-
Belhotel Golden Sand Resort & Spa đầy luôn đầy đủ các điều và sẵn sàng phục vụ
du khách.
Các cở sở ăn uống rất phong phú, đa dạng về loại hình bao gồm Restaurant, Coffee-
shop, Bar, quán ăn nhanh,… các tiện nghi phục vụ ăn uống, nghỉ ngơi, hội họp và
giao lưu tại các khách sạn. Ngoài ra các cửa hàng ăn uống tư nhân nhỏ phục vụ chủ
yếu các món ăn Việt bình dân nằm ở khu vực thành phố Hội An.
2.3.3. Nguồn nhân lưc du lịch Quảng Nam
Du lịch Quảng Nam đang đứng trước một khó khăn lớn là thiếu lao động
quản trị doanh nghiệp du lịch. Với 3.500 lao động làm việc tại các doanh nghiệp du
lịch, chiếm 31% tổng số lao động trực tiếp tham gia trong ngành du lịch - dịch vụ,
trong đó có 1.400 lao động đã qua đào tạo chuyên môn du lịch, chiếm 35%. Lực
lượng trong ngành du lịch rất trẻ, 93% có độ tuổi dưới 45, được đào tạo chuyên
môn và ngoại ngữ, có thể đáp ứng yêu cầu lao động hiện tại nhưng số lao động
được đào tạo chuyên môn cao từ đại học đến sau đại học chưa nhiều, hiện chỉ có
20%. Do đó, đội ngũ lao động quản trị doanh nghiệp còn thiếu và yếu, hầu hết đều
là người đến từ các địa phương khác và nước ngoài.
Ước tính năm 2010, nguồn nhân lưc du lịch Quảng Nam có khoảng 18.715
lao động trong ngành du lịch, trong đó có 6.135 lao động trực tiếp làm việc trong
các cơ quan quản lý du lịch, công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng và các cơ sở dịch
vụ khác.
2.3.4. Hoạt động kinh doanh lữ hành và hướng dẫn viên du lịch quốc tế
Toàn tĩnh đã có 5 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế là Trung tâm Lữ hành
quốc tế Hội An, Công ty trách nhiệm hữu hạn An Phú, Doanh nghiệp tư nhân Lê

Nguyễn, Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Dich vụ Du lịch Nguyên
Khang, Công ty trách nhiệm hưu hạn Dịch vụ Hoa Hồng. Đội ngũ hướng dẫn viên
du lịch trên địa bàn tỉnh không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Hiện
tại trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 197 hướng dẫn viên du lịch, ( trong đó có 181
hướng dẫn tiếng Anh, 11 hướng dẫn viên tiếng Pháp, 2 hướng dẫn viên tiếng Trung,
2 hướng dẫn viên tiếng Đức, 1 hướng dẫn viên tiếng Nhật ) so với nhu cầu hướng
dẫn viên các ngoại ngữ hiếm như Tây Ban Nha, Thái, Nhật…vẫn còn thiếu, nhất là
vào mùa cao điểm.
2.3.5. Các chính sách phát triển du lịch của tỉnh Quảng Nam
Các chính sách phát triển du lịch để thu hút khách du lịch nói chung và
khách quốc tế nói riêng luôn được tỉnh Quảng Nam quan tâm. Trong những năm
qua, tỉnh đã chủ trương đưa ra các chính thu hút khách du lịch mang lại hiệu quả
cho hoạt động du lịch tỉnh nhà.
Tổ chức không gian phát triển du lịch được lồng ghép trong không gian kinh
tế – xã hội của vùng nghiên cứu và mối quan hệ về du lịch với các lãnh thổ lân cận
cũng như phụ thuộc vào sự phân bổ của các nguồn tài nguyên du lịch nổi trội, của
hệ thống kết cấu hạ tầng và phù hợp các nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch
trong nước và quốc tế.
Đảm bảo việc khai thác có hiệu quả tiềm năng tài nguyên du lịch nổi trội và
lợi thế về vị trí địa lý: Quảng Nam là nơi hội tụ hai di sản thế giới và nhiều tài
nguyên du lịch có giá trị khác cần tận dụng hiệu quả những thế mạnh tài nguyên du
lịch đặc thù cũng như mối liên hệ toàn vùng đề xây dựng các sản phẩm du lịch có
chất lượng và thương hiệu du lịch Quảng Nam nổi tiếng cả trong và ngoài nước.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng điển hình như đường Hồ Chi Minh được
xây dựng, đưa vào sử dụng sẽ đánh thức tiềm năng du lịch vùng rừng núi phía tây
của tỉnh. Với các địa danh và thắng cảnh nổi tiếng như: khu bảo tồn sông Thanh,
A Sờ, các di tích lịch sử, các làng văn hoá của các dân tộc thiểu số, di tích lịch sử
Thượng Đức, làng Rô, thác Grăng hướng phát triển các loại hình dịch vụ du lịch
ở đây là: tham quan di tích lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng núi, tham quan các hang
động tự nhiên, rừng nguyên sinh. Đặc biệt thu hút du khách tham quan làng văn

hoá các dân tộc thiểu số Gắn du lịch đường Hồ Chí Minh với tuyến du lịch
đường bộ qua cửa khẩu Đắc ốc khai thác thị trường khách từ Thái Lan đến Lào và
vào Việt Nam.
Các dự án ưu tiên đầu tư: cơ sở hạ tầng du lịch, cơ sở lưu trú, dịch vụ phục
vụ du khách, xây dựng các thiết chế văn hoá, làng văn hoá. Các điểm du lịch sinh
thái như rừng nguyên sinh, thác nước, suối nước nóng được tỉnh quan tâm và đầu
tư để phát triển du lịch. Tham quan các bản dân tộc Cơ Tu, Xê Đăng, Cor,
GỉeTriêng
2.3.6. Môi trường du lịch của tỉnh Quảng Nam
Quảng Nam là vùng đất đa dạng về tài nguyên, cả về tài nguyên tự nhiên và
tài nguyên nhân văn. Vì vậy, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển sản phẩm du
lịch như du lịch tham quan di sản văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch sinh
thái, du lịch tham quan các làng nghề, du lịch cộng đồng và tìm hiểu bản sắc văn
hóa các dân tộc, du lịch tham quan di tích lịch sử-cách mạng, du lịch Caravan, du
lịch tàu biển, du lịch mua sắm, du lịch công vụ, du lịch thể thao biển…Với các loại
hình đa dạng như vậy sẽ thu hút được số lượng lớn khách du lịch quốc tế.
Hơn nữa, Quảng Nam ở vào vị trí trung độ của đất nước, nằm trên trục giao
thông Bắc - Nam về đường sắt, đường bộ và đường biển và đường hàng không, có
đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 14D, 14B, 14E nối đồng bằng ven biển qua các huyện
trung du miền núi của tỉnh đến biên giới Việt - Lào và các tỉnh Tây Nguyên; trong
tương lai gần sẽ nối với hệ thống đường xuyên Á tạo vị trí thuận lợi cho tỉnh về
giao lưu kinh tế với bên ngoài. Hơn thế nữa Quảng Nam nằm giữa thành phố Đà
Nẵng (Trung tâm kinh tế lớn của khu vực miền Trung) và khu vực phát triển công
nghiệp dịch vụ Chu Lai Dung Quất, đây là một khu vực đang được hình thành và
phát triển ở phía Nam. Cảng Kỳ Hà, sân bay Chu Lai, cùng với diện tích mặt bằng
đất cát ven biển rộng, gần hệ thống lưới điện quốc gia, có nguồn nước ngọt dồi dào,
gần trục giao thông đường bộ, đường sắt, tạo thuận lợi cho việc hình thành các khu
công nghiệp, các đô thị mới và đặc biệt là các dịch vụ du lịch.
Mặt khác, Quảng Nam còn được mọi người biết đến với tên gọi “mãnh đất
ân tình”, người dân nơi đây thì hiền hòa, gần gũi và hiếu khách. Đây là điểm nhấn

quan trọng để thu hút khách du lịch. Chính lòng người nơi đây đã để lại cho du
khách những cảm giác khó quên.
2.3.7. Đánh giá chung thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế của Quảng
Nam giai đoạn 2010 – 2013
Qua việc phân tích thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế của Quảng Nam
giai đoạn 2010 – 2013, có thể đưa ra một số nhận xét sau :
Thứ nhất, mặc dù số lượng khách cũng như doanh thu trong những năm qua
tăng nhưng chưa thực sự xứng tầm và phù hợp với những tiềm năng vốn có của
vùng. Quảng Nam chưa thật sự khai thác tốt thị trường khu vực trong khi theo báo
cáo tổ chức du lịch thế giới về nguồn khách du lịch, có hai đặc điểm đáng lưu ý:
đầu tiên, có đến 80% du khách đến từ các nước trong khu vực; thứ hai, trong những
năm gần đây, lượng du khách đến từ các nước đang phát triển tăng mạnh hơn, đặc
biệt các vùng Đông Bắc và Đông Nam Á, Đông và Trung Âu, Trung Đông, Nam
Phi và Nam Mỹ (Tổ chức du lịch thế giới). Quảng Nam hoàn toàn có thể thu hút
lượng khách Trung Quốc và Nhật Bản dồi dào đến du lịch và có mối liên kết lịch
sử, văn hóa đặc biệt (du lich Hội An). Với tiềm năng phát triển du lịch đa dạng và
phong phú, tỉnh Quảng Nam có thể thu hút được số lượng khách du lịch lớn hơn và
đa dạng hơn, đặc biêt có thể khai thác ở các thị trường rộng lớn và có tiềm năng
như châu Âu, châu Úc.
Thứ 2, thị trường truyền thống của du lịch Quảng Nam là Pháp, Australia,
Đức, Mỹ, Anh, Canada cần tiếp tục duy trì lượng khách này vì chỉ tiêu cho du lịch
của những du khách mang quốc tịch này là lớn nhất trên thế giới. Bên cạnh đó, thị

×