Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

CHIẾN LƯỢC CỦA SIÊU THỊ ĐIỆN MÁY HC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.75 KB, 28 trang )

Mục lục
A. LỜI MỞ ĐẦU .......................................................... Error: Reference source not found
A. LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
A. LỜI MỞ ĐẦU
Với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay ngành siêu thị là một trong những
ngành chịu ảnh hưởng mạnh mẽ và rõ rệt nhất. Hội nhập có thể đem đến nhiều cơ hội phát
triển nhưng cũng đem lại không ít những nguy cơ, đe dọa và thách thức cho ngành siêu thị.
Hiện nay hệ thống siêu thi Việt Nam có mạng lưới chi nhánh rộng khắp các tỉnh thành
trong cả nước. Hơn nữa ngày càng có nhiều siêu thị ra đời làm cho cường độ cạnh tranh
trong ngành ngân hàng khốc liệt hơn bao giờ hết.
Để vượt qua những thách thức và tận dụng tốt những cơ hội qua đó nâng cao vị thế
cạnh tranh của mình trên thị trường, các siêu thị phải đưa ra chiến lược kinh doanh phù
hợp cho từng thời kỳ, từng giai đoạn của sự phát triển; phù hợp với xu thế toàn cầu trên
nguyên tắc đảm bảo cân bằng lợi ích quốc gia với lợi ích của siêu thị.
Với chiến lược kinh doanh sáng suốt của mình, siêu thị điện máy HC đã giữ vững vị
trí của mình và được đánh giá là siêu thị có vai trò và tầm ảnh hưởng quan trọng trong hệ
thống siêu thị Việt Nam với các lợi thế cạnh tranh và được ghi nhận đã góp phần quan
trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước trong thời kỳ đổi mới.
B. NỘI DUNG
1. GIỚI THIỆU VỀ SIÊU THỊ ĐIỆN MÁY HC:
1.1. Giới thiệu về siêu thị điện máy HC
1
Tên đầy đủ : Công ty TNHH Hà Nội Chợ Lớn
Tên viết tắt : Siêu thị HC
Trụ sở chính : 36 Phạm Văn Đồng - Cổ Nhuế - Từ Liêm - Hà Nội
Ngày thành lập : 9 / 1 / 2006
Loại hình DN : Công ty TNHH
Tel : 04.3755.1188
Website : Hchomecenter.com.vn
Đăng ký kinh doanh : Đăng ký kinh doanh số 0102023986 lần đầu ngày 9 tháng 1 năm
2006. Thay đổi đăng ký KD lần thứ nhất ngày 21 tháng


11 năm 2007.
Mã số thuế: 0101855241
1.2. Ngành nghề kinh doanh của VCB:
Theo giấy phép hoạt động kinh doanh do bộ tài chính cấp.Với các ngành nghề kinh
doanh chính là phân phối các sản phẩm: điện tử, điện lạnh, viễn thông, sản phẩm số, gia
dụng, nội thất
1.3. Các hoạt động kinh doanh chiến lược (SBU):
Với các ngành nghề kinh doanh chính là phân phối các sản phẩm Điện tử - Điện
lạnh - Viễn thông - Gia dụng - Nội thất của các các thương hiệu nổi tiếng hàng đầu trên
thế giới như Sony, Samsung, Panasonic, LG, JVC, Philips, Sharp, Sanyo, Electrolux,
Fagor, Nokia, Motorola, Lenovo, HP, Ace…. Siêu thị HC được đánh giá là một trong
những trung tâm mua sắm chuyên ngành hàng điện máy - nội thất lớn nhất Miền Bắc.
1.4. Tầm nhìn và sứ mạng kinh doanh của siêu thị HC
Trên cơ sở đánh giá môi trường kinh doanh cùng với kinh nghiệm hoạt động, siêu
thị HC đã khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Từ đó, xác định tầm nhìn và chiến
lược kinh doanh như sau:
1.4.1.1. Tầm nhìn chiến lược
Cùng với sự mở rộng về quy mô, hệ thống siêu thị điện máy nội thất HC còn
khẳng định tầm vóc mới của mình với phong cách bán hàng chuyên nghiệp hiện đại với
nhiều tiêu chí đạt chuẩn quốc tế về phục vụ và chiến lược tạo dưng thương hiệu .Với định
hướng chỉ kinh doanh hàng chính hãng, hệ thống siêu thị điện máy HC chỉ phục vụ những
2
sản phẩm chất lượng từ các thương hiệu nổi tiếng hàng đầu thế giới như:Sony,
SamSung, Panasonic, LG, JVC, Philips, Sharp, Sanyo, Electrolux, Fagor, Nokia,
Motorola, Lenovo, HP, Acer,…… với chế độ bảo hành chu đáo.HC cũng thực hiện cam
kết chất lượng sản phẩm, chế độ chăm sóc khách hàng tốt nhất và dịch vụ đổi hàng để
chắc chắn rằng mỗi khách hàng đến với HC đều hoàn toàn hài lòng với quyết định mua
hàng của mình.
. Với định hướng hình thành hệ thống siêu thị điện máy nội thất chuyên
nghành, Công ty TNHH Hà Nội Chợ Lớn tập trung mọi nguồn lực của mình để

hình thành và phát triển chuỗi siêu thị HC trên toàn quốc. Mục tiêu sẽ xây dựng một
hệ thống trung tâm bán lẻ tọa lạc tại các vị trí chiến lược trên toàn Việt Nam cụ thể:
04 Trung tâm tại Hà Nội, và tại các thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Thanh
Hóa, Vĩnh Phúc… Sự chuẩn bị này không ngoài mục tiêu là phục vụ cho nhu cầu
mua sắm ngày càng tăng của khách hàng, đặc biệt với sự chuyển dịch của thói quen
mua sắm từ kênh truyền thống sang kênh hiện đại trong vài năm gần đây. Đây cũng là
việc chuẩn bị cho hệ thống siêu thị điện máy nội thất HC với xu thế hòa nhập nền
kinh tế thế giới
1.4.1.2. Phương châm - Sứ mạng kinh doanh
Công ty TNHH Hà Nội Chợ Lớn được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày
09/01/2006 nhằm mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm điện máy chính hãng,
giá rẻ và là cầu nối trực tiếp giữa các nhà sản xuất với người tiêu dùng.
Khai trương ngày 24/05/2006 tại 36 Phạm Văn Đồng, HC là một trong những siêu
thị điện máy có quy mô hàng đầu tại khu vực Hà Nội. Với tổng diện tích hơn 4000m2 cùng
20.000 sản phẩm chính hãng về Điện tử - điện lạnh - Viễn thông - Gia dụng - Nội thất của
các các thương hiệu nổi tiếng hàng đầu trên thế giới như Sony, Samsung, Panasonic, LG,
JVC, Philips, Sharp, Sanyo, Electrolux, Fagor, Nokia, Motorola, Lenovo, HP, Acer được
bày bán, HC được đánh giá là một trong những trung tâm mua sắm chuyên ngành hàng
điện máy - nội thất lớn nhất Miền Bắc.
HC không ngừng mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh , Năm 2007 đánh dấu sự
phát triển lớn mạnh của Hà Nội Chợ Lớn khi siêu thị thứ hai tại tầng 3 Trung tâm thương
mại Parkson tại Hải Phòng được khai trương vào 28/5/2007. Ngày 9/7/2008 siêu thị thứ ba
tại 348 Giải Phóng Hà Nội ra đời với tổng diện tích 6000m2; ngày 9/6/2009, siêu thị thứ 4
tại tầng 3 Trung tâm Thương mại The Garden Mall khai trương, đã chính thức đưa HC
phát triển thành chuỗi hệ thống siêu thị điện máy quy mô hàng đầu không chỉ tại Việt Nam
mà cả khu vực Đông Nam Á.
Sự phát triển của HC đã được sách kỷ lục Guiness Việt Nam chính thức công nhận
là Hệ thống Siêu thị điện máy chuyên doanh lớn nhất Việt Nam năm 2008. Đây là một
vinh dự lớn mà khách hàng và các tổ chức đã dành tặng cho HC, khẳng định vị trí hàng
đầu của Hà Nội Chợ Lớn trên bước đường phát triển.

3
HC cũng chủ trương cung cấp ra thị trường những sản phẩm chính hãng, nhân đôi
thời gian bảo hành cùng với gia tăng dịch vụ - vận chuyển miễn phí nhằm đáp ứng tốt nhất
mọi nhu cầu của khách hàng.
Công ty trách nhiệm hữu hạn HÀ NỘI – chợ lớn ( Siêu thị điện máy – nội thất
HC) một trong những siêu thị kinh doanh điện máy nội thất lớn nhất toàn quốc . Thương
hiệu HC khẳng định trong nhiều năm qua với giá cả cạnh tranh , chất lượng dịch vụ trước ,
trong và sau bán hàng hoàn hảo sẽ đem đến cho tất cả các khách hàng trên toàn quốc sự
hài lòng khi đến với siêu thị điện máy _ nội thất HC

1.5. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản
o Tổng doanh thu :
o Doanh thu thuần :
o Lợi nhuận trước thuế :
o Lợi nhuận sau thuế :
o Tổng tài sản :
o Tổng nguồn vốn :
2. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
2.1. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
2.1.1. Các ngành kinh doanh của DN
Với các ngành nghề kinh doanh chính là phân phối các sản phẩm Điện tử - Điện lạnh -
Viễn thông - Gia dụng - Nội thất của các các thương hiệu nổi tiếng hàng đầu trên thế giới
như Sony, Samsung, Panasonic, LG, JVC, Philips, Sharp, Sanyo, Electrolux, Fagor, Nokia,
Motorola, Lenovo, HP, Ace…. Siêu thị HC được đánh giá là một trong những trung tâm
mua sắm chuyên ngành hàng điện máy - nội thất lớn nhất Miền Bắc.
Khai trương ngày 24/05/2006 tại 36 Phạm Văn Đồng, HC là một trong những siêu thị
điện máy có quy mô hàng đầu tại khu vực Hà Nội với tổng diện tích hơn 4000m2. Năm
2007 đánh dấu sự phát triển lớn mạnh của Hà Nội Chợ Lớn khi siêu thị thứ hai tại tầng 3
Trung tâm thương mại Parkson tại Hải Phòng được khai trương vào 28/5/2007. Ngày
9/7/2008 siêu thị thứ ba tại 348 Giải Phóng Hà Nội ra đời với tổng diện tích 6000m2; ngày

9/6/2009, siêu thị thứ 4 tại tầng 3 Trung tâm Thương mại The Garden Mall khai trương, đã
chính thức đưa HC phát triển thành chuỗi hệ thống siêu thị điện máy quy mô hàng đầu
không chỉ tại Việt Nam mà cả khu vực Đông Nam Á.
2.1.2. Giai đoạn trong chu kì phát triển của ngành
2.1.2.1. Doanh số và lợi nhuận
4
Tốc độ tăng trưởng của ngành bán lẻ trong những năm gần đây
Sau hơn 3 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thị trường bán lẻ Việt
Nam được đánh giá là đầy triển vọng, có sức hút lớn đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư
trong và ngoài nước.
- Năm 2007 : 30 – 40%/năm
- Năm 2008: xấp xỉ khoảng 10%
- Năm 2009: 12 %
. Theo báo cáo của Bộ Công Thương, doanh thu hàng năm từ ngành bán lẻ của Việt
Nam đã tăng trung bình 20% trong những năm gần đây, và dự báo là sẽ tiếp tục duy trì mức
gia tăng này trong thời gian tới
- Năm 2010 :dự báo tăng trưởng từ 20- 25%
Ngành dịch vụ bán lẻ Việt Nam đang phát triển nhanh. Mức tăng trưởng đạt 20% hàng
năm chủ yếu là do tầng lớp trung lưu đang thay đổi những thói quen tiêu dùng của mình,
điều này cho thấy ngành sẽ tiếp tục phát triển. Theo Bộ Công Thương thì mức tăng trưởng
của ngành bán lẻ dẫn đầu năm 2009 đạt 26,9%, và mức tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2010
ước đạt 39,34 tỷ USD. Theo ước tính ngành dịch vụ bán lẻ sẽ đạt doanh thu 75,8 tỷ USD
vào năm 2010 và tăng lên 85 tỷ USD vào năm 2012. Những con số này khá ấn tượng
nhưng cần lưu ý chỉ có 20-25% tổng doanh thu được coi là “thương mại hiện đại” có thể so
sánh với trình độ và chất lượng ở Đan Mạch.
Một vài năm trở lại đây, thị trường Việt Nam chứng kiến sự phát triển rất mạnh của các
siêu thị điện máy với quy mô lớn, thay thế dần cho các cửa hàng bán đồ điện tử, điện lạnh
nhỏ lẻ. Mức doanh thu thị trường điện máy Việt Nam có thể đạt khoảng 3 tỷ USD/năm, tuy
nhiên doanh số bán lẻ hiện tại chỉ đạt khoảng 1,2-1,3 tỷ USD/năm, tương đương 40%. Như
vậy, còn đến 60% thị trường chưa được khai thác đúng mức. Tại Hà Nội, từ chỗ chỉ có 1, 2

siêu thị điện máy thì chỉ trong vòng 2 năm (2008 - 2009), số lượng này đã lên con số hàng
chục. Năm 2008, doanh số bán lẻ của Việt nam đã đạt con số tỷ USD và trở thành nước có
chỉ số bán lẻ đứng đầu trên toàn thế giới, trong đó doanh số của ngành bán lẻ điện máy
chiếm không nhỏ.
2.1.2.2. Nhu cầu
Với sự phát triền không ngừng của nền kinh tế, thu nhập của người tiêu dùng tăng
lên, có các nhu cầu về các sản phẩm phục vụ cho cuộc sống cũng như công việc ngày càng
lớn, vì vậy các sản phẩm điện máy là một trong những mặt hàng thu hút người tiêu dùng
Việt Nam.Ngày nay, tâm lý đi mua sắm hàng điện máy đã thay đổi, người tiêu dùng không
đơn thuần là tìm hàng tốt, giá hợp lý mà còn là quãng thời gian đi tìm hiểu, so sánh giá,
tham quan, thư giãn nên ngoài vốn, chiến lược kinh doanh, quản trị hiệu quả…đây là một
trong những căn cứ để xác định chiến lược kinh doanh phù hợp cho các siêu thị điện máy.
►Dựa trên những căn cứ phân tích trên có thể nhận định bán lẻ điện máy đang là
một ngành phát triển trên thị trường hiện nay
5
2.1.3. Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô tới siêu thị điện máy HC
Các nhân tố môi trường vĩ mô tác động đến siêu thị HC
2.1.3. 1. Nhân tố Chính trị - pháp luật
Bất kỳ một doanh nghiêp nào cũng chịu sự tác động mạnh mẽ của luật pháp, siêu thị
HC cũng không phải là ngoại lệ. Các hoạt động của siêu thị điện máy được điều chỉnh một
cách chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật.Việt Nam đang dần hoàn thiện Bộ luật doanh
nghiệp, luật đầu tư và các chính sách kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho siêu thị HC được
hướng dẫn cụ thể và có điều kiện kinh doanh minh bạch.
Tình hình chính trị của nước ta tương đối ổn định,đây cũng là điều kiện thuận lợi
cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và của siêu thị điện máy nói
riêng.
2.1.3.2. Nhân tố kinh tế
Các nhân tố trong nhóm nhân tố kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của
siêu thị HC
Bối cảnh kinh tế thế giới nhiều biến động như diễn biến phức tạp như hiện nay của

giá dầu mỏ, giá vàng lên xuống thất thường, “cơn sốt”giá lương thực… đã ảnh hưởng tới
hoạt động kinh doanh của siêu thị.
Ngoài yếu tố bất lợi về thời tiết, việc tăng giá một số loại sản phẩm nhập khẩu cũng
khiến người tiêu dùng e ngại trong thời buổi nhà nhà phải thắt chặt chi tiêu chống lạm phát
như hiện nay.
Kinh tế khó khăn đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tiêu thụ các sản phẩm
điện tử, điện máy. Mùa nóng là mùa làm ăn chính của các siêu thị điện máy, năm nay dù đã
6
Nhân tố chính trị
pháp luật
Nhân tố kinh
tế
Nhân tố công
nghệ
Nhân tố
văn hóa – xã hội
Doanh nghiệp
có nhiều chương trình để cùng chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng nhưng sức mua tại
thời điểm hiện nay vẫn giảm mạnh, chỉ bằng những ngày thường trong năm
Trong lúc thị trường đang nóng bởi bão giá thì các sản phẩm điện tử, điện máy lại đi
ngược dòng, giá giảm rất mạnh. Tuy nhiên do đây là những mặt hàng phục vụ chủ yếu cho
nhu cầu giải trí của người dân, nên mức tiêu thụ bị phụ thuộc rất lớn vào tình hình kinh tế.
Khi kinh tế khó khăn, đây là những mặt hàng bị đưa vào danh sách hạn chế đầu tiên.
Thêm vào đó, tác động của tỷ giá khiến một số sản phẩm điện máy nhập khẩu tăng giá
khoảng 5%-10% so với trước nên các siêu thị điện máy vẫn còn cầm chân các mặt hàng
với giá cũ, không dám tăng giá vì e ngại tồn hàng.
Giá điện tăng cao nên người tiêu dùng rất ưa chuộng các sản phẩm tiết kiệm điện, thân
thiện với môi trường. Mặc dù các sản phẩm này có giá cao hơn các sản phẩm cùng công
năng khoảng 10% nhưng lượng tiêu thụ rất khả quan.
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường trong nước có nhiều lo ngại trước nguy cơ

thâm nhập của những tập đoàn quốc tế.
2.1.3.3. Nhân tố Công nghệ
Việt Nam ngày càng phát triển dần bắt kịp với các nước phát triển trên thế giới do đó
hệ thống kỹ thuật – công nghệ của siêu thị HC ngày càng được nâng cấp và trang bị hiện
đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Siêu thị nào có công nghệ tốt hơn
siêu thị đó sẽ dành được lợi thế cạnh tranh so với các siêu thị khác.
Với xu thế hội nhập thế giới, ngày càng có nhiều nhà đầu tư nhảy vào Việt Nam. Các
siêu thị điện máy có vốn đầu tư nước ngoài có vẫn chiếm nhiều ưu thế hơn các siêu thị
điện máy trong nước về mặt công nghệ do đó để có thể cạnh tranh thì các siêu thị trong
nước phải không ngừng cải tiến công nghệ của mình.
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển và hiện đại, đặt ra những cơ hội cũng như
thách thức cho siêu thị HC về chiến lược phát triển và ứng dụng các công nghệ một cách
nhanh chóng.
Sự chuyển giao công nghệ và tự động hoá giữa các siêu thị điện máy tăng dẫn đến sự
liên doanh, liên kết giữa các siêu thị điên máy để bổ sung cho nhau những công nghệ mới.
2.1.3.4. Nhân tố văn hóa – xã hội
Việt nam là một nước có dân số đông hiện nay theo thống kê là 89 triệu người ,
được đánh giá là một nước có dân số trẻ và tốc độ đô thị hoá nhanh, cùng với sự phát triển
của kinh tế xã hội đời sống ,thu nhập ngày càng cao thì nhu cầu về các sản phẩm ngành
bán lẻ thiết bị điện tử càng tăng
7
Hơn nữa tâm lí tiêu dùng của người Việt Nam khi mua các sản phẩm đặc biệt các
sản phẩm có giá trị như các sản phẩm điện tử điện máy thì đây cũng là mối quan tâm của
các nhà kinh doanh, việc nắm bắt, sự thông hiểu môi trường văn hoá, tập quán, thói quen,
ngôn ngữ là 1 trong các yếu tố giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp
Ví dụ như người Việt Nam khi mua các sản phẩm có giá trị cao thì thường chịu sự
chi phối bởi các nhân tố như giá cả, độ bền, xu hướng chạy theo mốt, thích các sản phẩm
khuyến mại khi mua sản phẩm, các thông tin sản phẩm thường tìm kiếm từ nguồn thông tin
là gia đình bạn bè là chủ yếu vì vậy khi doanh nghiệ nắm được các thông tin này thì sẽ có
chiến lược phù hợp

Đối với ngành bán lẻ thì các dịch vụ trước, trong và sau khi bán là điều doanh
nghiệp cần lưu tâm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến độ hài lòng ,sự trung thành của khách
hàng đối với sản phẩm ,tạo ấn tượng tốt cho khách hàng là 1 cách để doanh nghiệp có thể
tiết kiệm chi phi xúc tiến bán hàng…
Cùng với sự phát triển của kinh tể, văn hóa-xã hội cũng ngày càng phát triển hơn
quan niệm tư duy của con người thay đổi tiếp cận cái mới cái tiên tiến hoạt động hiệu quả
hơn chính vì vậy các sản phẩm mới hiện đại có khả nằng đáp ứng nhu cầu của con người
sẽ được người tiêu dùng chú ý và chấp nhận. Cũng với sự phát triển của công nghệ thông
tin các thiết bị tin học điện tử các sản phẩm điện tử, điện lạnh thay thế và hỗ trợ nhiều hoạt
động của con người chở lên cần thiết trong nhận thức của mỗi người.Điều này tạo tiềm
năng cho sự phát triển của các doanh nghiệp bán lẻ điện máy.
→ Kết luận: Môi trường vĩ mô ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự tăng trưởng và phát triển
của siêu thị HC ở mọi khía cạnh và mọi góc độ.
2.1.4. Đánh giá cường độ cạnh tranh
2.1.4.1. Gia nhập tiềm năng – Đe doạ từ gia nhập mới
 Đối với các doạnh nghiệp nước ngoài
Lĩnh vực bán lẻ điện máy đang được các tập đoàn bán lẻ nước ngoài để ý. Theo các
DN, hiện nay tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Nhật Bản là Best Denky đã có mặt tại Việt
Nam.
Tập đoàn bán lẻ GS Retail lớn nhất Hàn Quốc đã ký kết với Công ty Đầu tư và Phát
triển công nghiệp Bình Dương (Becamex IDC) thuê 7ha đất tại Khu công nghiệp Mỹ
Phước III để xây dựng khu trung tâm thương mại tổng hợp gồm khách sạn, nhà hàng, văn
phòng cho thuê, siêu thị bán lẻ, khu vui chơi giải trí, thể thao... với quy mô lớn.
Các tập đoàn lớn của Mỹ là Best Buy và Circuit City... đang chuẩn bị vào Việt
Nam. Khi các tập đoàn này vào Việt Nam, chắc chắn không chỉ để mở 1-2 siêu thị mà sẽ là
một chuỗi siêu thị tại nhiều tỉnh thành. Và khi đó thị trường điện máy bắt đầu cạnh tranh
quyết liệt.
8
Theo đánh giá của GS Retail, thị trường bán lẻ hàng điện tử tiêu dùng Việt Nam đạt
khoảng 3 tỉ USD năm 2007 và có tốc độ tăng trưởng lên đến 30-40%/năm trong giai đoạn

2008-2010. Bởi vậy đây là "chiếc bánh" rất hấp dẫn trong con mắt các tập đoàn bán lẻ
nước ngoài.
 Đối với các doanh nghiệp trong nước:
Với mức tăng trưởng và sự hấp dẫn của nghành bán lẻ điện máy sẽ là thị trường thu
hút nhiều doanh nghiệp trong nước,những doanh nghiệp có tiềm lực và điều kiện mở rộng
thị trường và mặt hàng kinh doanh.chắc chắn trong thời gian tới sẽ có nhiều các doanh
nghiệp trong nước tham gia thị trường bán lẻ điện máy.
►Mức độ ra nhập tiềm năng của ngành là cao!
Các siêu thị điện máy dễ dàng ra nhập thị trường nhưng lại phải đối mặt với nhiều
thách thức.
Rào cản từ nền kinh tế: trong tình hình kinh tế hiện nay, lạm phát toàn cầu tăng cao
khiến hệ thống các siêu thị gặp nhiều khó khăn. Mấy năm gần đây tuy đời sống người dân
đã phát triển nhiều so với trước nhưng dưới sự tác động của nền kinh tế thì vấn đề mua
sắm đồ điện máy cũng có nhiều biến động.
Theo nhận định của Tổ Điều hành thị trường trong nước (Bộ Công Thương) tại buổi
họp sơ kết 3 tháng đầu năm 2011, đơn vị này cho biết: Thị trường hàng hóa trong nước
tháng 4 tiếp tục chịu tác động từ giá nhiều mặt hàng nguyên nhiên vật liệu trên thế giới
diễn biến phức tạp; Việc cung ứng điện trong mùa khô gặp nhiều khó khăn sẽ ảnh hưởng
tới sản xuất; đợt tăng giá điện, giá xăng dầu ngày 29/3 vừa qua sẽ tiếp tục tác động, từ đó
sẽ hình thành mặt bằng giá mới cao hơn trước…Trong vô số mặt hàng đang “té nước theo
xăng dầu và điện”, vẫn có nhiều sản phẩm, dịch vụ giảm giá, tăng khuyến mãi để kích cầu.
Và điện máy là một trong những mặt hàng “đi ngược dòng bão giá” trong thời giá cả leo
thang.
Nhức nhối nhất vẫn là lạm phát ở mức khá cao khiến người tiêu dùng thắt chặt chi
tiêu nhưng cũng có mặt tích cực là “ép” người tiêu dùng trở nên thông minh, khôn ngoan
và nhân bản hơn trong việc mua sắm
2.1.4.2. Quyền lực thương lượng từ phía các nhà cung ứng.
Với các thiết bị điện máy đều được nhập khẩu hoặc cung cấp từ các nhà sản xuất.
Các siêu thị điện máy nói chung cần tìm khiếm cho mình một nguồn cung cấp sản phù hợp
đảm bảo chất lượng độ tin cậy, đây là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp cạnh

tranh tốt trên thị trường
HC huy động sản phẩm của rất nhiều nhà cung ứng: LG, Toshiba, FPT, Sam sung,
Panasonic, nokia,….
LG, Toshiba, FPT, Sam sung, Panasonic, nokia,….là những hãng sản xuất đồ điện
máy rất nổi tiếng, khi các hãng này là nhà cung ứng cho HC thì HC sẽ phải phụ thuộc vào
họ. các nhà cung ứng có quyền thương lượng về giá cả các mặt hàng, vị trí bày bán sản
9
phẩm của mình. Nhưng ngược lại, HC vẫn có quyền thương lượng lại về giá cả cho phù
hợp với thị trường.
2.1.4.3. Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng
Đến với hệ thống siêu thị điện máy nội thất HC, khách hàng sẽ cảm nhận được
phong cách phục vụ tận tình, hiếu khách và tinh tế ngay từ giai đoạn giữ xe miễn phí cho
khách hàng. Khi tham quan các gian hàng, mỗi khách hàng đều được nhân viên bán hàng
tư vấn, giải thích tận tình mọi thắc mắc để bạn có được quyết định nhanh chóng và đúng
đắn nhất về sản phẩm mình định mua. Toàn bộ các dịch vụ chi phí lắp ráp và vận chuyển
đều được HC cung cấp hoàn toàn miễn phí cho khách hàng. Xây dựng được một bộ máy
phục vụ xuyên suốt từ khâu Bán hàng - Giao nhận - Lắp đặt - Tư vấn - Kiểm tra - Bảo
dưỡng - Bảo hành cùng một lực lượng nhân sự đảm bảo kỷ năng và trình độ là những yếu
tố then chốt tạo nên ấn tượng mạnh ngay từ thời điểm ban đầu khi khách hàng tới mua sắm
tại hệ thống siêu thị điện máy HC.
Khi mua hàng nếu có vấn đề gì thì có thể mang đến HC để bảo hành. Phong cách phụ vụ
khách hàng và chất lượng sản phẩm là yếu tố rất quan trọng đối với mỗi siêu thị điện máy.
Nếu hai yếu tố đó không tốt bằng các nơi khác thì siêu thị điện máy đó sẽ bị đào thải ngay
vì trên thị trường có rất nhiều các siêu thị khác để cho khách hàng lựa chọn.
2.1.4.4 .Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành
Mới đây,theo kết quả khảo sát và nghiên cứu thị trường, tiềm năng thị trường bán
lẻ, đặc biệt là thị trường điện máy Việt Nam là rất lớn. Các tên tuổi như: MediaMart,
Nguyễn Kim, HC, Việt Long… được hầu hết người tiêu dùng biết đến, không chỉ bởi các
doanh nghiệp (DN) này chuyên phân phối những mặt hàng điện máy thiết yếu đối với mỗi
gia đình, mà còn vì các thương hiệu này có trung tâm bán hàng lớn, chuyên nghiệp tại

những vị trí đắc địa của Thủ đô.
Cạnh tranh giữa các siêu thị điện máy ngày càng khốc liệt khi hàng loạt các siêu thị
điện máy mới được khai trương.
Với xu hướng trở thành một one-stop-shopping, các ESM hiện nay đang mở rộng
theo mô hình rộng lớn và đẹp đẽ – hàng hoá đa dạng – nhân viên lịch sự và có hiểu biết –
giá rẻ và nhiều chương trình giảm giá liên tục.
Điều này đáp ứng được nhu cầu của người mua sắm ở một nơi có rất nhiều hàng
hoá để dễ lựa chọn, không phải mất thời gian di chuyển và hơn nữa là thoả mãn tâm lý
thích được cung phụng bởi sự chuyên nghiệp của người mua sắm qua đó tạo ra một giá trị
gia tăng (value added) cho món hàng điện tử đơn thuần mà siêu thị đang bán.
Và bên cạnh sự ra đời của hàng loạt những cái-gọi-là ESM kiểu NK, CL bán tùm
lum thứ, những siêu thị điện tử chỉ bán một hai hay loại hàng hoá như điện thoại di động,
máy tính xách tay hay linh kiện máy tính như NH, TGDD cũng ồ ạt ra đời cạnh tranh với
nhau bằng những mô hình kinh doanh gần như là rập khuôn.
Hiện tại, hàng loạt các siêu thị điện máy vẫn ào ạt bán hàng giảm giá, giá sốc. Pico
có chương trình “Tuần bán hàng vì người tiêu dùng” giữa tháng 3/2011, tặng thêm 1 năm
bảo hành cho tủ lạnh, máy giặt, điều hòa; miễn phí vận chuyển đến 200 km; tặng 2011
10
phiếu bảo dưỡng miễn phí cho điều hòa, Laptop, PC. Thế giới điện máy Media Mart cũng
khuyến mãi 2 đợt trong chương trình “Đại hạ giá đầu năm”, “Đại hạ giá không phanh” và
miễn phí vận chuyển hàng hóa trong phạm vi 100 km, chương trình “Giờ vàng tặng quà”...
áp dụng từ ngày 19/2 đến đầu tháng 3, tại 4 siêu thị. 2010 là năm bùng nổ các chuỗi siêu
thị điện máy Đặc biệt ở Hà Nội, các siêu thị đua nhau mở rộng, mọc lên như nấm. Các sản
phẩm được chú ý đến như: Máy lạnh, Tủ Lạnh, Máy giặt và LCD... Đáng chú ý là hầu như
các siêu thị chỉ tập trung ở khu vực trung tâm thành phố, thậm chí có những địa bàn như
Hoàn Kiếm, Cầu Giấy… vị trí nhiều siêu thị nằm gần nhau khiến cho việc cạnh tranh.
Để giành lấy thị phần trong “miếng bánh” nhỏ bé của thị trường, các siêu thị liên
tục phải tung ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá, rồi giờ vàng, ngày vàng, giá
“sốc”... Thậm chí, phần lớn siêu thị còn "cắn răng giảm giá, chấp nhận lỗ" trong các
chương trình khuyến mại đó để khách hàng đến với mình.

Không những vậy, số tiền mà các siêu thị phải bỏ ra để chi trả cho quảng cáo các
chương trình khuyến mãi cũng không phải là ít. Nhưng vì có quá nhiều siêu thị cùng tung
ra chương trình khuyến mãi trong cùng một thời điểm, thậm chí trên cùng một loại phương
tiện thông tin đại chúng (như: nằm ở vị trí gần nhau của cùng một tờ báo hoặc cùng một
giờ quảng cáo trên cùng một kênh truyền hình hay đài phát thanh) khiến hiệu quả đem lại
không được như mong đợi
.
2.1.4.5. Đe dọa từ sản phẩm thay thế
Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu
tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành. Lấy ví dụ về áp lực giữa các sản phẩm
thay thế:mặt hàng điện thoại di động: trong một siêu thị điện máy bán rất nhiều hãng điện
thoại di động khác nhau, trong đó có nhiều hãng nổi tiếng như: nokia, LG, sam sung,…mỗi
hãng có những ưu điểm khác nhau. Khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn chính vì vậy nêú
siêu thị bán được nhiều hãng điện thoại này cũng có nghĩa là hãng điện thoại khác sẽ
không bán được nhiều.
Ngoài ra, còn có áp lực cạnh tranh của sản phẩm thay thế của các siêu thị điện máy
khác, của các cửa hàng bán lẻ. Chúng ta thấy áp lực cạnh tranh chủ yếu của sản phẩm thay
thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với các sản phẩm trong ngành, thêm vào nữa là các
nhân tố về giá, chất lượng. nhưng hầu như các sản phẩm điện máy không có sản phẩm thây
thế cụ thể.
2.1.5. Đánh giá
Từ việc phân tích tốc độ tăng trưởng của ngành như trên ta có thể đưa ra kết luận
rằng:
Cường độ cạnh tranh mạnh
Cường độ cạnh tranh trung bình
11

×