SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN ĐỊA LÍ VÀ YÊU THÍCH BỘ MÔN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN ĐỊA LÍ
VÀ YÊU THÍCH BỘ MÔN
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Dạy học là chăm bồi cả đức lẫn tài cho một thế hệ tương lai kế thừa gìn giữ và xây
dựng tổ quốc mai sau phồn vinh hơn. Thực hiện mục tiêu cải cách giáo dục, hiện
nay việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ đông,
sáng tạo của học sinh đang được các trường triển khai rộng rãi. Để thực hiện tốt
yêu cầu trên người làm công tác giáo dục phải tìm ra những giải pháp có hiệu
quả để giúp các em học tốt các môn học nói chung và môn địa lí nói riêng. Vì
tình hình giảng dạy môn địa lí hiện nay, với tâm lý phân biệt môn chính môn
phụ vốn đã hình thành trong đầu óc của phụ huynh, học sinh và ngay cả một số
giáo viên từ xưa đến nay. Nhiều người vẫn cho học địa lí là học thuộc lòng
những gì cô dạy: nhớ số liệu, địa danh,…như vậy là đủ. Còn kĩ năng và tư duy
dành cho các môn toán,lý,hóa Vì thế học sinh có thái độ coi thường học địa lí
khiến giờ học địa lí trở nên nhàm chán, khó tiếp thu.
- Xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương và những vấn đề xã hội được đề cập ở
trên. Tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu những giải pháp giúp học sinh học tốt môn địa lí và
yêu thích bộ môn này để đưa chất lượng môn địa lí ngày càng được nâng cao.
II. NỘI DUNG
1.Thuận lợi.
- Được sự quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ của các cấp lãnh đạo.
- Sự tín nhiệm và ủng hộ của cha mẹ học sinh.
- Giáo viên có kinh nghiệm, nhiệt tình trong công tác.
2. Khó khăn.
- Khả năng nhận thức của học sinh còn chậm, kỹ năng tính toán còn hạn chế.
- Quan niệm của một số phụ huynh, học sinh chưa trú trọng học tập bộ môn, việc đầu
tư thời gian cho bộ môn còn ít.
- Cơ sở vật chất còn thiếu chưa đồng bộ: phương tiện dạy học, tài liệu còn thiếu.
GV: Lâm Thị Bích Năm học 2013-2014 Trang 1
SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN ĐỊA LÍ VÀ YÊU THÍCH BỘ MÔN
- Phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc học của con em mình, Không đôn
đốc con em học tập ở nhà.
3. Giải pháp:
Một số biện pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong
giờ học địa lí và yêu thích bộ môn.
a. Phạm vi áp dụng.
Qua nghiên cứu và thực nghiệm giảng dạy địa lí tại trường tôi thấy rằng ngoài các
hình thức dạy học truyền thống nếu ta biết đổi mới phương pháp nhằm phát huy tính
tích cực chủ động của học sinh trong giờ học thì hiệu quả bài dạy cao hơn. Các mối quan
hệ địa lí rất đa dạng và phong phú: tự nhiên - tự nhiên, tự nhiên - xã hội, kinh tế xã hội
-tự nhiên cùng với việc tạo không khí chủ động học sinh nắm bài nhanh hơn, dễ dàng
phân biệt được các mối quan hệ để phán đoán nhận định đúng về các sự vật, hiện tượng
địa lí.
b. Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh để thể hiện các mối quan hệ địa
lí.
Trong dạy học địa lí các mối quan hệ địa lí luôn thể hiện sự phụ thuộc, trao đổi một
hoặc nhiều chiều của các sự vật hiện tượng địa lí. Trong đó nổi bật là mối quan hệ nhân
quả và các mối quan hệ khác. Các mối quan hệ này nhiều khi rất phức tạp hoặc rất đơn
giản. Vì vậy khi tổ chức cho học sinh học cần thông qua những biện pháp đổi mới tạo
tính tích cực chủ động, dù nhiều hay ít thời gian mà vẫn thể hiện rõ các mối quan hệ địa
lí ấy, đồng thời phải biến những mối quan hệ địa lí ấy trở nên đơn giản để học sinh dễ
tiếp thu. Đối với mỗi bài dạy người giáo viên cần xác định rõ mục tiêu bài đó cần cung
cấp cho học sinh những kiến thức gì? Rèn kỹ năng địa lí gì? Dựa trên mục tiêu đó giáo
viên sẽ chọn lựa hình thức, biện pháp phù hợp với nội dung bài học. Hơn nữa tạo tính
tích cực, chủ động trong học tập là một biện pháp giúp học sinh học tập một cách thoải
mái, thư giãn từ đó thêm yêu đời, yêu cuộc sống. Vì thế áp dụng các biện pháp đổi mới
nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học địa lí là cách để các em
vừa có điều kiện thư giãn, giải trí vừa tăng thêm vốn hiểu biết phong phú về thế giới
GV: Lâm Thị Bích Năm học 2013-2014 Trang 2
SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN ĐỊA LÍ VÀ YÊU THÍCH BỘ MÔN
xung quanh ( tự nhiên và xã hội ). Các hình thức đổi mới phong phú không chỉ giúp các
em nắm bài tốt, nhớ bài lâu đồng thời tạo cho các em hưng phấn trong học tập. Đối với
học địa lí thì sử dụng các biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động trong giờ học
địa lí là một thế mạnh thu hút sự chú ý rất lớn với học sinh. Các em sẽ được tự mình sắp
xếp thể hiện các mối quan hệ địa lí một cách dễ dàng hơn theo cách hiểu của mình, được
thể hiện khả năng tư duy trước mọi người, được sử dụng đôi tay nhanh nhẹn và khéo léo
của mình trong quá trình học. Đó cũng là một cách để học sinh tham gia vào bài giảng
nhiều hơn, thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh trong học tập, tạo không khí sôi nổi vui vẻ.
Hơn nữa để tham gia được vào những phương pháp đổi mới địa lí ấy, đòi hỏi các em
phải chăm học, tập trung nghe giảng trên lớp, luôn quan sát mọi sự vật hiện tượng xung
quanh, chăm đọc sách báo. Nhờ vậy khả năng tư duy nhanh nhạy, sáng tạo, từ đó sẽ có
nhiều cách học thông minh được trò tìm ra và thể hiện, học hỏi lẫn nhau. Do đó học địa
lí sẽ nhàn hơn, dễ hiểu, dễ nhớ, khiến các em yêu thích môn học.
c. Xây dựng tình huống có vấn đề.
- Tình huống có vấn đề xuất hiện khi một cá nhân đứng trước một mục đích muốn
đạt tới, nhận biết một nhiệm vụ cần giải quyết nhưng chưa biết bằng cách nào, chưa đủ
kiến thức để giải quyết.
- Khi xây dựng tình huống có vấn đề, GV cần lựa chọn:
+ Đặt vấn đề, hướng dẫn học sinh cách giải quyết. GV đánh giá kết quả làm việc của
HS.
+ Nêu vấn đề, gợi ý học sinh cách giải quyết. GV và HS cùng đánh giá kết quả làm
việc.
+ GV cung cấp thông tin, tạo tình huống. HS phát hiện vấn đề nảy sinh cần giải
quyết, tự đề xuất các giả thuyết và lựa chọn phương pháp giải quyết. GV và HS cùng
đánh giá.
+ GV đưa tình huống thực để học sinh tự phát hiện vấn đề, lựa chọn vấn đề cần giải
quyết, tự đưa ra phương pháp, lập kế hoạch giải quyết, tự đánh giá chất lượng và hiệu
quả giải quyết vấn đề.
GV: Lâm Thị Bích Năm học 2013-2014 Trang 3
SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN ĐỊA LÍ VÀ YÊU THÍCH BỘ MÔN
VD: Địa lí 7 : Bài 27 Thiên Nhiên Châu Phi
GV: ? Vì sao Châu Phi được bao bọc xung quanh bởi các biển và đại dương nhưng lại
là khu vực có khí hậu nóng và khô vào bậc nhất thế giới?
- HS: Nêu các giả thuyết về nguyên nhân làm cho khí hậu Châu Phi khô và nóng vào
bậc nhất thế giới: Do vị trí Châu Phi nằm ở các vĩ độ thấp, do Châu Phi có kích thước
rộng lớn, lục địa dạng hình khối, do ảnh hưởng của gió mậu dịch và khối khí lục địa khô
nóng… HS thảo luận, trao đổi, quan sát, phân tích bản đồ Tự nhiên Châu Phi để trả lời.
HS rút ra kết luận.
+ GV chốt lại toàn bộ phần trả lời của học sinh: Sự phối hợp, tác động của các
nhân tố trên là nguyên nhân làm cho khí hậu Châu Phi nóng vào bậc nhất thế giới.
VD: Địa lí 6: Bài 7 Sự vận động tự quay quanh trục của trái đất và các hệ quả của
nó.
GV: Tại sao hằng ngày chúng ta thấy mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao trên
bầu trời chuyển động theo hướng từ Đông sang Tây? hoặc tại sao các cụ ta thường nói:
mặt trời mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây?
- HS dựa vào vốn hiểu biết nêu ra các giả thuyết và trả lời:
GV: Chốt lại toàn bộ kiến thức chuẩn cho HS: đây chỉ là chuyển động giả chúng
ta nhìn thấy bằng mắt thường. VD khi ta đi xe lửa, xe chạy nhanh ta không có cảm giác
là xe chạy mà lại thấy là xe đứng còn cây cối, núi, rừng bên ngoài chạy lùi lại phía sau.
Ta ở trên trái đất cũng giống như ở trên xe lửa, Trái đất quay từ Tây sang Đông nên ta
thấy mặt trời chuyển động ngược lại, mọc ở phía Đông và lặn ở phía Tây.
d. Tổ chức hoạt động nhóm.
- Hiện nay hoạt động nhóm có nhiều ưu điểm nổi bật, giúp học sinh phát huy tối đa
tính chủ động, tích cực trong giờ học. Thực tế ở các nước phát triển ta thấy hoạt động
nhóm tổ chức tốt thì sẽ giải quyết được nhiều vấn đề trong giờ học, học tập có chất
lượng, rèn được kĩ năng nói, viết cho HS. Khi cho học sinh hoạt động theo nhóm, tùy
theo bài mà GV có thể phân ra các nhóm nhỏ, lớn để thu hút HS giải quyết vấn đề có
hiệu quả.
GV: Lâm Thị Bích Năm học 2013-2014 Trang 4
SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN ĐỊA LÍ VÀ YÊU THÍCH BỘ MÔN
- Các bước tiến hành:
+ B1: Hình thành các nhóm làm việc: tổ chức nhóm, chỉ định chỗ làm việc của các
nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm.
+ B2: Các nhóm thực hiện công việc: thảo luận, trao đổi ý kiến, đưa ra kết luận
chung, cử đại diện trình bày kết quả của nhóm trước lớp.
+ B3: Tổng hợp kết quả của các nhóm: đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác
nghe và nhận xét, bổ sung nếu còn thiếu.
+ B4: GV tóm tắt ý kiến phản hồi của các nhóm sau đó cùng cả lớp chốt lại nội dung
chủ yếu của bài học. GV nhận xét kết quả làm việc của từng nhóm và tổng kết lại kiến
thức toàn bài.
VD: Địa lí 6: Bài 13: Địa hình bề mặt trái đất
Dựa vào kênh chữ SGk, quan sát sơ đồ núi già, núi trẻ (H35/SGK), thảo luận nhóm 4
hs, thời gian 5 phút theo yêu cầu sau
? Hãy so sánh sự khác nhau giữa núi già, núi trẻ về thời gian hình thành và đặc điểm
hình thái( đỉnh, sườn, thung lũng) ?
- Hs dựa vào SGK, trao đổi, thảo luận và đưa ra các ý kiến của nhóm mình: Núi già,
hình thành cách đây hàng trăm triệu năm, đã trải qua các quá trình bào mòn mạnh mẽ do
ngoại lực vì vậy có đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng nông. Núi trẻ mới được hình thành
cách đây vài chục triệu năm và vẫn được nội lực tiếp tục nâng lên với tốc độ rất chậm vì
vậy có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu.
+ Sau khi các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình, GV gọi các nhóm khác nhận
xét, bổ sung và rút ra kiến thức cần nhớ của phần thảo luận. GV đánh giá cho điểm từng
nhóm hoặc để HS tự đánh giá cho điểm các nhóm dưới sự dẫn dắt của GV.
Sau phần thảo luận GV có thể đưa thêm câu hỏi khó để HS suy nghĩ trả lời nhằm
khuyến khích các em tập trung, gợi óc liên tưởng, mở rộng kiến thức cho HS : Theo em
sau khi núi già trẻ lại hình dáng núi có đặc điểm gì, núi già có khác núi trẻ hiện nay
không? HS trả lời, nhận xét, bổ sung. GV có thể mở rộng và chốt kiến thức: khi trẻ lại
núi già được nâng cao lên nhưng đỉnh vẫn tròn, sườn dốc, thung lũng sâu.
GV: Lâm Thị Bích Năm học 2013-2014 Trang 5
SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN ĐỊA LÍ VÀ YÊU THÍCH BỘ MÔN
Bài 22: Các đới khí hậu trên trái đất.
Dựa vào kênh chữ SGk mục 2, và đoạn băng hình, thảo luận nhóm 8 hs( 5 nhóm) ,
thời gian 7 phút theo yêu cầu sau:
? Hãy xác định vị trí của các vành đai nhiệt và so sánh sự khác nhau về đặc điểm khí
hậu của từng vành đai nhiệt đới, ôn đới, hàn đới ( vị trí, nhiệt độ, lượng mưa, gió) ?
- Hs thảo luận, xác định vị trí các vành đai trên “Hình 58: Các đới khí hậu” và tìm ra
các đặc điểm khác nhau của các đới khí hậu, điền vào bảng phụ. Đại diện từng nhóm
trình bày, các nhóm khác bổ sung, GV chốt kiến thức cơ bản của cả 5 nhóm.
+ GV nhận xét, mở rộng và chốt kiến thức cần nhớ bằng bảng mẫu, gọi HS đọc lại,
cả lớp tự ghi vào vở. GV đánh giá và cho điểm.
Các yếu tố Nhiệt đới Ôn đới Hàn đới
Vị trí Nằm giữa 2 chí tuyến
Từ chí tuyến đến vòng
cực ở 2 nửa cầu
Từ vòng cực đến cực ở 2
nửa cầu
Nhiệt độ TB
Trên 20
0
C, nắng, nóng
quanh năm
Trên 10
0
C, ấm áp. Có 4
mùa rõ rệt trong năm.
Luôn dưới 0
0
C, lạnh giá
quanh năm
Lượng mưa
TB
Mưa lớn: 1000-
2000mm/năm
Mưa dao động: 500-
1000mm/năm, mùa
đông có tuyết rơi.
Mưa ít: dưới
500mm/năm, mưa dưới
dạng tuyết rơi.
Gió thường
xuyên thổi.
Gió Tín phong Gió Tây ôn đới Gió Đông cực
VD: Địa lí 7 Bài 44: Kinh tế Trung và Nam Mĩ
* Dựa vào kênh chữ SGK, phân tích H44.1,44.2,44.3; Thảo luận nhóm 4 Hs, thời
gian 5 phút.
? Hãy so sánh 2 hình thức sở hữu chính ở Trung và Nam Mĩ về: Diện tích đất;
Quyền sở hữu; Hình thức canh tác; Nông sản chính; Mục đích sản xuất ( hoàn thành
bảng )?
- Hs trao đổi thảo luận, đưa ra ý kiến của nhóm mình điền theo bảng mẫu GV kẻ sẵn,
Đại diện trình bày ý kiến của nhóm trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ GV chốt kiến thức bằng bảng chuẩn kiến thức. GV hướng dẫn HS tự đánh giá về
quá trình làm việc của nhóm.
GV: Lâm Thị Bích Năm học 2013-2014 Trang 6
SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN ĐỊA LÍ VÀ YÊU THÍCH BỘ MÔN
Các yếu tố Đại điền trang Tiểu điền trang
Diện tích đất
60% diện tích đất tự nhiên và
đồng cỏ.
Dưới 5 ha
Quyền sở hữu Các đại điền chủ ( 5% dân số) Các hộ nông dân( 90% -95% dân số)
Hình thức canh
tác
Máy móc hiện đại, sản xuất theo
lối quảng canh, năng suất còn
thấp.
Dụng cụ thô sơ: sử dụng sức kéo của
gia súc và lao động chân tay, năng
suất thấp.
Nông sản chính
Sản phẩm cây công nghiệp, cây
ăn quả, nuôi cừu, bò, lạc đà.
Sản phẩm cây công nghiệp
Mục đích sản
xuất
Xuất khẩu thu ngoại tệ. Tự cung tự cấp
e. Tổ chức trò chơi.
e1. Xếp hình và ghép tên
*Ví dụ Địa lí 7
Bài 12: Thực hành : Nhận biết đặc điểm của môi trường đới nóng
Chuẩn bị: Ba bức ảnh môi trường đới nóng, tên môi trường (in giấy) đặc điểm của
các môi trường (in giấy).
Yêu cầu: Thi theo nhóm.Nhận biết đặc điểm 3 môi trường, dán tên 3 môi trường, dán
đặc điểm các môi trường phù hợp với ảnh, thời gian 5-7 phút.
Bài 32: Các khu vực Châu Phi
Chuẩn bị: Bản đồ Châu Phi không màu, bút màu.
Yêu cầu: Thi theo nhóm. Tô màu và xác định đúng 3 khu vực Châu Phi, thời gian 5-7
phút.
Bài 35: Khái quát Châu Mĩ
Chuẩn bị: Bản đồ câm châu Mĩ, các băng giấy ghi chữ , băng dính 2 mặt.
Yêu cầu: Thi dán các chữ vào bản đồ cho phù hợp, thời gian 5 phút.
Bài 39: Kinh tế Bắc Mĩ
Chuẩn bị: Lược đồ công nghiệp Bắc Mĩ trống,mảnh giấy in thông tin, băng dính 2
mặt.
GV: Lâm Thị Bích Năm học 2013-2014 Trang 7
SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN ĐỊA LÍ VÀ YÊU THÍCH BỘ MÔN
Yêu cầu: Thi gắn các bảng dữ liệu sau vào lược đồ cho phù hợp, thời gian 5-6 phút.
* Ví dụ Địa lí 9 Bài 19: Thực hành: Đọc bản đồ, phân tích và đánh giá ảnh
hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển công nghiệp ở Trung du miền
núi phía Bắc.
Chuẩn bị: Lược đồ Trung du miền núi Bắc Bộ trống, mảnh giấy ghi dữ liệu, băng
dính 2 mặt.
Yêu cầu:Thi gắn các điểm cực và các mỏ khoáng sản của vùng, thời gan 5-7 phút.
Bài 31: Vùng Đông Nam Bộ
Chuẩn bị: Lược đồ vùng có gắn tên các tỉnh, nam châm.
Yêu cầu: Một bạn đã gắn sai tên các tỉnh của Đông Nam Bộ như sau. Hãy sửa lại cho
đúng, thời gian 5 phút.
e2. Thi giải thích các hiện tượng địa lí trong bài.
*Ví dụ Địa lí 6
Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của trái đất và các hệ quả của nó.
Yêu cầu: Thi theo tổ, thời gian 5 phút.
Câu hỏi: Trái đất quay từ Tây sang Đông, tại sao ta thấy mặt trời, mặt trăng và các vì
sao trên bầu trời chuyển động từ Đông sang Tây?
Bài 9: Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa.
Yêu cầu: Thi theo nhóm, thời gian 5 phút.
Câu hỏi: Hãy giải thích tại sao dân gian ta có câu: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Bài 19: Khí áp và gió trên trái đất.
Yêu cầu: Thi theo tổ, thời gian 5 phút.
Câu hỏi: Hãy giải thích câu tục ngữ: "Nóng quá sinh gió".
e3. Mô tả các mối quan hệ địa lí theo cách của em.
*Ví dụ Địa lí 6.
Bài 26: Đất,các nhân tố hình thành đất.
Yêu cầu: Thi theo nhóm, cử đại diện trình bày trên bảng,thời gian 5 phút.
GV: Lâm Thị Bích Năm học 2013-2014 Trang 8
SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN ĐỊA LÍ VÀ YÊU THÍCH BỘ MÔN
Câu hỏi: Hãy vẽ sơ đồ thể hiện quá trình hình thành đất theo cách của em.
e4 . Giải ô chữ : HS lựa chọn và giải từng ô chữ để tìm ra từ chìa khóa.
*Ví dụ địa lí 7
Bài 2: Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới.
Yêu cầu: Thi theo nhóm, thời gian 3-5 phút.
Câu hỏi:
Khu vực tập trung đông dân nhất trên thế giới ở châu nào?
Khu vực có mật độ dân số cao nhất trên thế giới ở châu nào?
Khu vực ít dân nhất trên thế giới?
Người da trắng thuộc chủng tộc? Phân bố ở đâu?
Người da đen thuộc chủng tộc? Phân bố ở đâu?
Người da vàng thuộc chủng tộc? Phân bố ở đâu?
Bài 26 : Thiên nhiên Châu Phi.
Đây là hoang mạc ở phía Nam châu Phi?
Tên hồ rộng lớn nhất châu Phi?
Tên một dãy núi trẻ ở Tây Bắc châu Phi?
Khoáng sản có nhiều ở ven biển Bắc Phi?
Sơn nguyên rộng nhất ở Đông Phi?
Hoang mạc rộng lớn thế giới?
Con sông lớn nhất ở châu Phi?
*Ví dụ địa lí 6.
Bài 9: Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa.
Yêu cầu: Thi theo nhóm,thời gian 5 phút.
Câu hỏi:
Ngày nào nửa cầu Bắc ngả về phía mặt trời? Ngày nào nửa cầu Nam ngả về phía
mặt trời?
Ngày 22/6 ánh sáng mặt trời chiếu vuông góc mặt đất ở vĩ tuyến ? Đó là đường?
Ngày 22/12 ánh sáng mặt trời chiếu vuông góc mặt đất ở vĩ tuyến? Đó là đường?
GV: Lâm Thị Bích Năm học 2013-2014 Trang 9
SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN ĐỊA LÍ VÀ YÊU THÍCH BỘ MÔN
Ngày gì ánh sáng mặt trời vuông góc xích đạo?
Vĩ tuyến 60 độ 33 phút Bắc-Nam còn gọi là đường gì?
*Ví dụ địa lý 9.
Bài 20: Vùng đồng bằng sông Hồng.
Yêu cầu: Thi theo tổ, cử đại diện trình bày,thời gian 5 phút.
Câu hỏi:
Phía Bắc của Đồng bằng sông Hồng giáp?
Phía Nam của đồng bằng sông Hồng giáp?
Tên đảo có 5 chữ ở đồng bằng sông Hồng?
Con sông gắn bó với cư dân ở vùng đồng bằng này,có 8 chữ?
Tài nguyên quý nhất của đồng bằng sông Hồng?
Tên một tài nguyên quý có ở Thái Bình?
Đất sét có nhiều ở nơi đây?
Tên thành phố cảng của đồng bằng sông Hồng?
Tên thành phố lớn nhất ở đồng bằng sông Hồng có 5 chữ?
*Lưu ý: Với mỗi hình thức trò chơi, ngoài đáp án,giáo viên có thể đánh giá cho điểm
dưới nhiều hình thức khác nhau tạo không khí sôi nổi trong học tập.
f. Hình thức áp dụng.
Tổ chức học tập qua các biện pháp đổi mới có thể áp dụng trong việc giảng dạy địa lí
dưới nhiều hình thức khác nhau:
a) Sử dụng “ Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt và yêu thích bộ môn” qua
kiểm tra và củng cố:
Giáo viên có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau trong kiểm tra và củng cố bài,
tuỳ theo từng bài học để lựa chọn. Bằng cách nêu các câu hỏi tình huống có vấn đề, sử
dụng các dạng bài tập có sẵn trong SGK, SBT, hoặc GV tự nghĩ ra, bằng cách sử dụng
bảng phụ có đề sẵn trò chơi, tận dụng bảng chữ cái tiếng Anh đa dụng, các thanh gắn
nam châm hoặc các mảnh xốp mỏng, giấy A4 để tự tạo ra các trò chơi đơn giản nhằm
GV: Lâm Thị Bích Năm học 2013-2014 Trang 10
SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN ĐỊA LÍ VÀ YÊU THÍCH BỘ MÔN
phục vụ cho học tập đạt hiệu quả. Qua đó giúp học sinh tự mình khái quát lại toàn bộ
những kiến thức cần nắm vững sau bài học.
b) Sử dụng “Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt và yêu thích bộ môn” trong
hệ thống kiến thức bài học.
Đối với đa số bài giáo viên có đều có thể sử dụng các biện pháp đổi mới nhằm tạo sự
liên kết giữa vốn hiểu biết của bản thân gắn kết với kiến thức cũ để từ đó rút ra đơn vị
kiến thức cần nắm trong bài. Đặc biệt có thể sử dụng đạt hiệu quả cao trong các bài thực
hành địa lí.
* Kết quả thu được khi áp dụng “Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt và yêu
thích bộ môn”. Sau khi sử dụng hình thức này tôi đã đạt được những kết quả sau:
* Đối với học sinh:
Các lớp dạy học không sử dụng các biện pháp giúp học sinh học tốt bộ môn: Tỷ lệ
bài kiểm tra trên trung bình đạt 70¸ 75% trong đó tỷ lệ khá giỏi đạt 25¸ 30%. Thực trạng
học địa lí ở những lớp này thường không sôi nổi. Các em chỉ học và trả lời những kiến
thức có sẵn trong sách, khả năng tư duy và tìm tòi kém. Những câu hỏi mở rộng được
giáo viên đưa ra các em ít khi trả lời đúng và đầy đủ. Thái độ đối với học tập không hào
hứng, nhiệt tình, mang đậm tính sách vở, nhiều khi còn học vẹt, đối phó trong các giờ
kiểm tra nên tỷ lệ học sinh giỏi rất ít vì vậy việc học địa lí trở nên nhàm chán, ít cuốn hút
các em hơn.
Các biện pháp đổi mới nhằm giúp học sinh học tốt bộ môn là hình thức cụ thể hoá
thông tin, nó giúp các em nhìn thấy rõ các mối quan hệ địa lí, nhất là những mối quan hệ
nhân quả hay các mối quan hệ phức tạp nhiều chiều mà nếu giải thích bằng lời thì rất
khó diễn đạt. Hơn nữa các khái niệm địa lí lại rất rộng lớn và phong phú nên không phải
khi nào học sinh cũng được quan sát trực tiếp. Vì thế sau khi áp dụng dạy học bằng các
hình thức này tôi thấy tỷ lệ bài kiểm kiểm tra trên trung bình đạt 97%, trong đó tỷ lệ khá
giỏi đạt 65 - 70%.
+ Ý thức học tập của học sinh tiến bộ rõ rệt, học sinh chăm học, chịu khó nghe giảng
hơn trước đây.
GV: Lâm Thị Bích Năm học 2013-2014 Trang 11
SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN ĐỊA LÍ VÀ YÊU THÍCH BỘ MÔN
+ Khả năng quan sát sự vật hiện tượng của học sinh tốt hơn. Các em đã chịu
khó quan sát những hiện tượng xảy ra xung quanh: Các loại đất ở địa phương; hiện
tượng mây, mưa; nơi phân bố các loại khoáng sản…dựa vào kiến thức đã học để tự mình
lý giải nguyên nhân tạo nên chúng.
+ Cách ghi vở, vẽ hình rõ ràng, sạch đẹp, ngắn gọn và đầy đủ kiến thức hơn trước.
Ngoài những kiến thức giáo viên đã ghi trên bảng, các em đã biết chọn lựa ghi những
kiến thức mà giáo viên nhấn mạnh trong lúc dạy để bài học đầy đủ hơn, phong phú hơn.
+ So với cách dạy trước đây thì kết quả học tập nâng cao rõ rệt. Tỉ lệ học sinh khá,
giỏi nhiều hơn, lớp học sôi nổi hơn, các em đã biết đặt ra nhiều câu hỏi nhằm tìm hiểu
vấn đề sâu hơn, rõ hơn.
* Đối với giáo viên:
Với nhiều cách áp dụng hình thức dạy học giúp học sinh học tốt bộ môn, tôi có thể
sử dụng nó vào nhiều bước trong hoạt động dạy học như: Kiểm tra bài, củng cố kiến
thức, hệ thống hoá kiến thức cơ bản, tìm tòi nghiên cứu phát hiện kiến thức mới v.v
Thông qua các hình thức này, các bài dạy của tôi đã thú vị hơn trước, sôi nổi hơn trước
và lòng yêu nghề ham học hỏi nhiều hơn, tránh được lối dạy học đọc, chép góp phần tạo
thêm sự phong phú và đa dạng hoá các hình thức dạy học trên lớp. Vì vậy việc dạy học
trở nên thoải mái nhẹ nhàng, chất lượng dạy học nâng cao.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận:
Mỗi một môn học trong nhà trường là một mảng của đời sống được đúc rút, tích luỹ
qua nhiều thế hệ. Người giáo viên có nhiệm vụ truyền đạt những tri thức ấy tới thế hệ
trẻ, bồi dưỡng cho các em nguồn kiến thức cơ bản, giáo dục cho các em lòng yêu thiên
nhiên, yêu tổ quốc, biết trân trọng những gì cuộc sống đã ban tặng cho con người. Từ đó
phát huy khả năng tìm tòi, sáng tạo những tri thức mới phục vụ cho cuộc sống và góp
phần xây dựng tổ quốc giàu đẹp hơn.
Đất nước của chúng ta vốn rất nghèo nàn về kinh tế, muốn thoát khỏi tình trạng
nghèo nàn, lạc hậu ấy, bắt kịp những tiến bộ về khoa học kỹ thuật của nhiều nước trên
GV: Lâm Thị Bích Năm học 2013-2014 Trang 12
SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN ĐỊA LÍ VÀ YÊU THÍCH BỘ MÔN
thế giới thì giáo dục phải được ưu tiên hàng đầu. Giáo dục vốn là gốc rễ, là căn bản của
mọi vấn đề. Đây cũng là sự nghiệp lâu dài những người làm thầy.
Ngày nay trước những tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông
tin. Trên thế giới chúng ta đang nỗ lực không ngừng để đổi mới nhiều mặt giáo dục,
nhưng phải hiểu rằng không có phương pháp giảng dạy nào là tuyệt đối. Vì vậy nhiệm
vụ đặt ra cho mỗi người giáo viên là phải lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học
nào đó dể đạt hiệu quả cao nhất, giúp học sinh chủ động, tích cực nắm bắt kiến thức hơn.
Sau một thời gian nghiên cứu và áp dụng hình thức tổ chức đổi mới trong dạy học địa lí
tôi đã thu được một vài kết quả tuy chưa được nhiều nhưng bước đầu đã có tính tích cực
nhất định trong dạy học địa lí. Tuy nhiên do năng lực và kinh nghiệm của bản thân còn
nhiều hạn chế nên đề tài tôi viết rất có thể còn chưa trở thành một sáng kiến kinh nghiệm
hoàn thiện. Vì vậy tôi mong nhận được sự đóng góp chân tình của các thầy cô và các
bạn đồng nghiệp.
2. Kiến nghị
- Nhà trường nên mua bổ sung kịp thời những tài liệu nâng cao mới để giúp giáo viên
cập nhật những nội dung mới để đưa vào giảng dạy.
- Cấp trên nên động viên, khen thưởng kịp thời đối với những học sinh có thành tích
cao để các em tự hào và quyết tâm hơn.
Tôi xin trân thành cảm ơn!
Người viết
Lâm Thị Bích
GV: Lâm Thị Bích Năm học 2013-2014 Trang 13