Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRỒNG DƯA HẤU AN TOÀN, CHẤT LƯỢNG CAO THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.11 MB, 64 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI CẤP TỈNH
XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRỒNG DƯA HẤU AN
TOÀN, CHẤT LƯỢNG CAO THEO TIÊU CHUẨN
VIETGAP
Chữ viết tắt Diễn giải
GAP
Good Agricultural Practices (Sản xuất
hàng hóa nông sản theo hướng chất
lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm)
VietGAP
Việt Nam Good Agricultural Practices
(Sản xuất hàng hóa nông sản theo
hướng chất lượng cao, an toàn vệ sinh
thực phẩm theo tiêu chuẩn Việt Nam)
Ha Hecta
SGGP Báo Sài Gòn Giải Phóng
VN Việt Nam
CLC Chất lượng cao
EUREP GAP European Retail Products GAP
HN Hà Nội
ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long
VSV Vi sinh vật
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
HTX Hợp tác xã
BVTV Bảo vệ thực vật
1
Cơ quan chủ trì: PHÒNG NÔNG NGHIỆP & PTNT HUYỆN VỊ THỦY
Chủ nhiệm đề tài: KS. TRẦN HỒNG TIM


HẬU GIANG - 2013
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
2
MỤC LỤC trang
MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 8
1.1. Thực trạng sản xuất nông nghiệp ở huyện Vị Thủy 8
1.1.1.Khái quát chung về huyện Vị Thủy 8
1.1.2.Những thuận lợi và khó khăn của sản xuất nông nghiệp huyện Vị Thủy 9
1.2. Tổng quan về cây dưa hấu 10
1.2.1. Nguồn gốc cây dưa 10
1.2.2. Giá trị dinh dưỡng 10
1.2.3. Tình hình sản xuất dưa hấu trong và ngoài nước 10
1.2.4. Đặc tính thực vật 10
1.2.5. Điều kiện ngoại cảnh 11
1.2.6. Một số yếu tố kỹ thuật chính ảnh hưởng đến năng suất dưa hấu 12
1.2.7. Giống dưa hấu 13
1.3. Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) 15
CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 17
2.1. Nội dung thực hiện 17
2.2. Phương pháp thực hiện 17
2.2.1. Điều tra, thu thập thông tin về hiện trạng canh tác, sử dụng thuốc BVTV ở vùng
đề tài và thu thập phân tích 2 mẫu đất 17
2.2.2. Xây dựng quy trình và mô hình trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP, trên cơ
sở ứng dụng công nghệ tiên tiến 18
2.2.3. Xây dựng dây chuyền cung ứng dưa hấu trên cơ sở truy nguyên được nguồn gốc
có sự liên kết 4 nhà 20
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23
3.1. Điều tra, thu thập thông tin về hiện trạng canh tác, sử dụng thuốc BVTV ở vùng
đề tài và thu thập phân tích 2 mẫu đất 23

3
3.1.1. Điều tra, thu thập thông tin về hiện trạng canh tác, sử dụng thuốc BVTV ở vùng
đề tài 23
3.1.1.1. Một số thông tin về nông hộ ở các vùng điều tra dưa tại vùng điều tra 23
3.1.1.2. Một số thông tin về điwuf kiện và kỹ thuật canh tác của nông dân trồng dưa
hấu tại vùng điều tra 25
3.1.1.3. Hiện trang sử dụng phân bón trong canh tác dưa hấu tại vùng điều tra 29
3.1.1.4. Kỹ thuật canh tác 27
3.1.2. Thu thập phân tích mẫu đất và nước 29
3.2. Xây dựng mô hình trồng dưa hấu chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAP 29
3.2.1. Xây dựng quy trình sản xuất dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP 29
3.2.2. Xây dựng mô hình sản xuất dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Vị
Thủy, tỉnh Hậu Giang 30
3.2.2.1. Kết quả chọn mô hình 30
3.2.2.2. Lựa chọn nhân sự, bố trí các vị trí chủ chốt cho hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn VietGAP 30
3.2.2.3. Tập huấn chuyển giao kỹ thuật 31
3.2.2.4. Hướng dẫn các biểu mẫu để đạt tiêu chuẩn VietGAP 32
3.2.2.5. Phân tích mẫu đất, nước, trái dưa hấu 33
3.2.2.6. Hướng dẫn lập hồ sơ đăng ký chứng nhận và thuê tổ chức đánh giá 34
3.2.2.7. Triển khai mô hình 34
3.3. Xây dựng dây chuyền cung ứng dưa hấu trên cơ sở truy nguyên được nguồn gốc
có sự liên kết 4 nhà 40
3.4. Nguyên nhân đạt được kết quả 40
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
PHẦN PHỤ LỤC 46
HÌNH MINH HỌA KẾT QUẢ THỰC HIỆN 60
4
DANH MỤC HÌNH trang

Hình 1: Chuyển gia PGS.TS. Trần Thị Ba hướng dẫn nông dân trồng dưa hấu chất
lượng cao 60
Hình 2: Cán bộ huyện và nông dân tham dự lớp tập huấn trồng dưa hấu chất lượng cao
60
Hình 3: Cục Sở hữu trí tuệ tham quan HTX 61
Hình 4: Trung tâm Vùng 6 tập huấn cho nông dân về tiêu chuẩn VietGAP 61
Hình 5: Giống dưa hấu Mặt trời đỏ hạt lép 61
Hình 6: Phủ liếp bằng màng phủ nông nghiệp khổ rộng 1,6 mét 61
Hình 7: Trưởng phòng NN&PTNT – Chủ nhiệm đề tài khai mạc và triển khai mục
đích và yêu cầu của đề tài 62
Hình 8: Nông dân báo cáo kết quả đạt được từ mô hình trồng dưa hấu chất lượng cao
theo tiêu chuẩn VietGAP 62
Hình 9: PGS.TS Trần Thị Ba trao đổi kỹ thuật về dưa hấu chất lượng cao 62
Hình 10: Nông dân tham dự Hội thảo mô hình trồng dưa 62
Hình 11: Mô hình trình diễn trồng dưa hấu an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP 62
Hình 12: Công ty Cổ phần nông trại sinh thái Ecofarm tham quan mô hình 63
Hình 13: Công ty Cổ phần nông trại sinh thái thỏa thuận ký hợp đồng bao tiêu sản
phẩm với đại diện HTX 63
Hình 14: Trung tâm Vùng 6 trao giấy chứng nhận VietGAP cho Ông Võ Văn Năng
chủ nhiệm HTX 63
Hình 15: Giấy chứng nhận dưa hấu VietGAP 63
Hình 16: Nhà nông – chủ nhiệm HTX 64
Hình 17: Nhà nước – Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hậu Giang 64
Hình 18: Nhà khoa học – Phó Giáo sư tiến sĩ Trần Thị Ba 64
Hình 19: Nhà doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm 64
Hình 20: Hướng dẫn nông dân cách ghi chép nhật ký đồng ruộng 65
Hình 21: Liếp dưa mô hình vừa lên 65
Hình 22: Chi cục BVTV tập huấn cho nông dân về sử dụng thuốc BVTV an toàn 65
Hình 23: Trung tâm Vùng 6 lấy mẫu dưa hấu kiểm nghiệm 65
5

DANH MỤC BẢNG trang
Bảng 2.1 Tóm tắt kinh phí thực hiện đề tài 22
Bảng 3.1 Một số thông tin về nông dân trồng dưa tại vùng điều tra huyện Vị Thủy,
Hậu Giang 23
Bảng 3.2 Những thuận lợi và khó khăn trong canh tác dưa hấu 24
Bảng 3.3.Diện tích canh tác dưa hấu tại huyện Vị Thủy, Hậu Giang 25
Bảng 3.4 Mức phân bón sử dụng Đạm và Lân cho dưa hấu tại huyện Vị Thủy, Hậu
Giang 26
Bảng 3.5 Mức phân bón sử dụng Kali cho dưa hấu tại huyện Vị Thủy, Hậu Giang 26
Bảng 3.6 Loại và lượng phân (kg/1000m
2
) cho dưa hấu tại huyện Vị Thủy, Hậu Giang
27
Bảng 3.7 Tình hình sử dụng giống dưa hấu tai huyện Vị Thủy, Hậu Giang 27
Bảng 3.8 Thông tin về phòng trừ sâu bệnh hại dưa hấu tại vùng điều tra do nông dân
trả lời phỏng vấn 28
Bảng 3.9 Kết quả phân tích đất trồng trên ruộng dưa hấu tại ấp 1, Vĩnh Thuận Tây, Vị
Thủy, Hậu Giang 29
Bảng 3.10 Kết quả phân tích nước trên ruộng dưa hấu tại ấp 1, Vĩnh Thuận Tây, Vị
Thủy, Hậu Giang 29
Bảng 3.11 Danh sách các hộ nông dân tham gia mô hình sản xuất 30
Bảng 3.12 Kết quả phân tích đất trên các ruộng dưa hấu mô hình VietGAP tại ấp 1,
Vĩnh Thuận Tây, Vị Thủy, Hậu Giang 33
Bảng 3.13 Kết quả phân tích nước trên các ruộng dưa hấu mô hình VietGAP tại ấp 1,
Vĩnh Thuận Tây, Vị Thủy, Hậu Giang 33
Bảng 3.14 Kết quả phân tích mẫu trái dưa hấu mô hình VietGAP tại ấp 1, Vĩnh Thuận
Tây, Vị Thủy, Hậu Giang 34
Bảng 3.15 Kỹ thuật canh tác dưa hấu 35
Bảng 3.16 Chi phí sản xuất dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP 37
Bảng 3.17 Chi phí sản xuất dưa hấu ngoài mô hình 38

6
MỞ ĐẦU
Dưa hấu cho hiệu quả kinh tế cao (15-20 triệu đồng/ha/vụ), rất phù hợp chế độ
luân canh trên nền đất lúa, có diện tích canh tác hàng năm lớn nhất trong nhóm rau
(khoảng 20.000ha) và trồng được quanh năm, sản phẩm được tiêu thụ mạnh ở các tỉnh
phía Bắc và xuất khẩu sang Trung Quốc. Tuy nhiên, tháng 3-4/2009 vừa qua, dưa hấu
Việt Nam xuất khẩu đi Trung Quốc bị ùn tắc nghiêm trọng do vào mùa dưa, nhiều
doanh nghiệp Việt Nam không ký hợp đồng vẫn tự tiện chở dưa lên cửa khẩu, hậu quả
là nhiều nông dân và thương lái phá sản. Hiện nay, trong xu thế hội nhập khu vực và
toàn cầu, Trung Quốc đã đưa ra các quy định về quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh
thực phẩm chặt chẽ đối với trái dưa hấu, yêu cầu phải truy nguyên được nguồn gốc,
xuất xứ. Theo thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp & PTNT Việt Nam với Tổng Cục
Giám sát chất lượng, thanh tra và kiểm dịch Trung Quốc, bắt đầu từ ngày 01 tháng 7
năm 2009, trong số 5 mặt hàng trái cây của Việt Nam nhập khẩu sang Trung Quốc,
trong đó có dưa hấu, phải đóng thùng, có nhãn mác, nêu rõ xuất xứ hàng hoá. Đây là
điều không dễ thực hiện, vì dưa hấu ở nước ta là loại nông sản chỉ được trồng theo hộ
gia đình, đối với người buôn dưa thì phải mua gom, mà đã mua gom thì làm sao có
nhãn mác, xuất xứ mà đóng thùng được. Trong thực tế hiện nay là chưa nơi nào ở Việt
Nam có trang trại hay Hợp tác xã trồng dưa hấu. Để trái dưa hấu Việt Nam có được
"tấm hộ chiếu" là một thách thức lớn, nhưng lại là cơ hội tốt vì Trung Quốc là thị
trường dễ tính nhất, đây là những bước đi tập tểnh đầu tiên, giúp trái dưa hấu Việt
Nam nhanh chóng vững vàng trên thương trường quốc tế.
Vài năm trở lại đây, chương trình GAP (Good Agricultural Practices – sản xuất
hàng hoá nông sản theo hướng chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm) đã thực sự
mang lại sinh khí mới cho các nhà vườn trong khu vực châu Á và trong nước. Sản xuất
theo tiêu chuẩn GAP có nhiều lợi điểm như: dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, nitrate,
kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh đường ruột không vượt ngưỡng cho phép, tức là
đồng nghĩa với việc đảm bảo an toàn môi trường, bảo vệ sức khoẻ cho người sản xuất
lẫn người tiêu dùng, hơn thế nữa chất lượng rau, trái đảm bảo được nâng cao theo quy
chuẩn. Sản xuất an toàn theo hướng GAP là yếu tố rất tất yếu cho rau, quả tươi Việt

Nam.
Năm 2002, Vị Thủy là huyện đầu tiên của tỉnh Cần Thơ (cũ) được lựa chọn
thực hiện mô hình "Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất rau theo hướng
an toàn", trong đó nhiều mô hình canh tác dưa hấu trái vụ được thực hiện rất thành
công với việc áp dụng màng phủ nông nghiệp và sử dụng giống lai chất lượng cao.
Điều này đã chứng minh được rằng cây dưa hấu có thể trồng được ngay trong mùa
nghịch, đặc biệt tập trung nhiều nhất ở xã Vĩnh Thuận Tây. Từ đó đến nay, diện tích
trồng dưa hấu của huyện Vị Thủy ngày càng tăng lên. Từ nền tảng của đề tài năm
7
2002, cho thấy được thế mạnh cây dưa hấu của huyện nhà, Vị Thủy định hướng sẽ là
điểm trình diễn thực hiện mô hình trồng dưa hấu an toàn chất lượng cao theo quy trình
thực hành nông nghiệp tốt của Việt Nam (VietGAP); để từng bước lan tỏa các vùng
trồng dưa hấu khác trong tỉnh.
Xây dựng thành công mô hình sản xuất dưa hấu an toàn, chất lượng cao theo
tiêu chuẩn VietGAP, nhằm giám sát được chất lượng và truy nguyên nguồn gốc sản
phẩm, tạo điều kiện để dưa hấu an toàn huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang có được chỗ
đứng vững chắc trên thị trường trong và ngoài nước.
Đề tài hoàn thành đã thực hiện được các mục tiêu sau:
- Thay đổi nhận thức nông dân về sản xuất dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP,
trên cơ sở ứng dụng công nghệ tiến tiến.
- Tạo ra được sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, đảm bảo vệ sinh môi
trường.
- Nông dân biết cách ghi chép sổ sách theo dõi quy trình sản xuất, diễn biến sâu
bệnh, tính được hiệu quả kinh tế,…
- Tạo vùng sản xuất dưa hấu hàng hóa ở Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang có mạng lưới
đầu ra ổn định.
- Bên cạnh, đề tài còn đào tạo được ba kỹ thuật viên giúp nông dân trong và
ngoài vùng đề tài.
8
CHƯƠNG I

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Thực trạng sản xuất nông nghiệp ở huyện Vị Thủy
1.1.1 Khái quát chung về huyện Vị Thủy
Huyện Vị Thủy là huyện thuần nông, có lợi thế về tiềm năng và điều kiện sản
xuất nông nghiệp, có đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội tương đối thuận lợi trong
sản xuất dưa hấu an toàn chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAP.
* Đặc điểm tự nhiên:
Huyện Vị Thủy nằm tiếp giáp giữa huyện Long Mỹ và Thành phố Vị Thanh,
thuộc khu vực tiếp giáp hai vùng nước ngọt và nước phèn, hai năm gần đây lại bị xâm
nhập mặn. Phía Bắc giáp huyện Giồng Riềng (Kiên Giang), phía Nam giáp huyện
Long Mỹ, phía Đông giáp huyện Phụng Hiệp, phía Tây giáp Thành phố Vị Thanh.
Diện tích đất tự nhiên là 23.022,57ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là
20.799,50ha, diện tích khác là 2.223,07ha. Riêng xã Vĩnh Thuận Tây có diện tích đất
tự nhiên là 2.294,45ha (Trong đó đất nông nghiệp là 2.109,31ha: diện tích đất gieo
trồng lúa cả năm là 1.393ha; diện tích đất trồng rau là 413ha).
Trước năm 2002, diện tích trồng dưa hấu của toàn huyện Vị Thủy chỉ khoảng
vài chục hecta, nhưng từ khi mô hình trồng dưa hấu có trải màng phủ nông nghiệp
dưới ruộng lúa được triển khai thành công, thì diện tích trồng dưa hấu của huyện đã
được tăng lên mỗi năm, đến nay diện tích đã được nhân rộng lên đến trên 250ha.
* Đặc điểm kinh tế - xã hội:
Tình hình dân cư: dân số xã Vĩnh Thuận Tây là 8.937 người, tương ứng mật độ
dân số trung bình là 390 người/km
2
.
Tình hình sản xuất và đời sống của nhân dân xã Vĩnh Thuận Tây:
Kết cấu hạ tầng: điện đã được kéo về đến trung tâm xã, số hộ được sử dụng
điện an toàn trên 90%. Hệ thống thủy lợi nội đồng tương đối hoàn chỉnh, có trên
95,5% diện tích đất sản xuất có đê bao khép kín.
Sản xuất nông nghiệp: xã Vĩnh Thuận Tây, dân số chủ yếu sống bằng nghề
nông, sản xuất lúa là chủ yếu, bên cạnh đó nông dân có tập quán trồng rau đậu các

loại. Đặc biệt là nông dân đã mạnh dạn đưa dưa hấu xuống ruộng lúa để chuyển đổi cơ
cấu cây trồng vật nuôi, với kỹ thuật canh tác dưa hấu có trải màng phủ nông nghiệp đã
được chuyển giao từ năm 2002, đến nay nông dân xã Vĩnh Thuận Tây có thể trồng
được dưa hấu quanh năm, với năng suất bình quân từ 20 - 25 tấn/ha, lợi nhuận bình
quân khoảng 40 - 50 triệu đồng/ha/vụ; nhưng gần đây tình hình dưa hấu Việt Nam
xuất sang Trung Quốc bị tồn ứ, các thương lái hầu như mất phương hướng, làm cho
giá cả dưa hấu bấp bênh, do chất lượng hàng hoá không đạt yêu cầu xuất khẩu, không
9
có hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Từ đó ảnh hưởng đến tâm lý sản xuất của người nông
dân xã Vĩnh Thuận Tây nói riêng và nông dân trồng dưa hấu cả nước nói chung.
Thu nhập chính: chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, nên đời sống của nông dân xã
Vĩnh Thuận Tây chưa cao và chưa ổn định, do giá cả hàng nông sản bấp bênh.
1.1.2 Những thuận lợi và khó khăn của sản xuất nông nghiệp huyện Vị Thủy
* Thuận lợi:
Có sự quan tâm hỗ trợ của các cấp lãnh đạo Huyện ủy và Ủy ban nhân dân
huyện trong việc đưa các chủ trương chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
về tận hộ sản xuất nông nghiệp. Người nông dân trực tiếp hưởng lợi từ chủ trương đó.
Điều kiện giao thông, thị trường tiêu thụ sản phẩm thuận lợi: đường bộ và
đường thủy thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa.
Nông dân cần cù chịu khó, ham học hỏi, kịp thời nắm bắt những tiến bộ kỹ
thuật mới góp phần tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất.
* Khó khăn:
Bên cạnh đó, huyện Vị Thủy còn gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất dưa hấu
an toàn chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAP:
- Trong sản xuất: nông dân chưa nắm vững quy trình sản xuất mới; họ chưa
được tập huấn về quy trình kỹ thuật (như kiến thức về giống, kỹ thuật sử dụng phân
bón, kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, cách ghi chép nhật ký trong sản xuất dưa
hấu theo tiêu chuẩn VietGAP, ); từ đó làm cho năng suất bình quân thấp, thu nhập
không ổn định.
- Trong kinh doanh: diện tích sản xuất manh mún, nhỏ lẻ; điều kiện tự nhiên

không thuận lợi cho việc thu gom và vận chuyển tại ruộng; nông dân rất thụ động,
không tìm kiếm thị trường; từ đó mối quan hệ liên kết với các thương lái không bền
vững.
- Tại Vị Thủy, đến nay vẫn chưa có được Công ty chế biến dưa hấu làm nước
giải khát, cũng như chưa có Hợp tác xã chuyên sản xuất và kinh doanh dưa hấu nào
- Việc chăn nuôi gia súc gia cầm của người dân nơi đây còn thả rông, chưa quản
lý chăn nhốt theo đàn.
- Chưa tạo ra sản phẩm hàng hóa, chưa có thương hiệu nên việc tiêu thụ gặp
nhiều khó khăn.
- Xa các viện, trường như: viện lúa đồng bằng sông Cửu Long, trường Đại học
Cần Thơ, nên việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn ứng dụng khoa học công
nghệ vào sản xuất trên địa bàn huyện không kịp thời, nhanh chóng.
10
1.2 Tổng quát về cây dưa hấu
1.2.1 Nguồn gốc cây dưa hấu
Dưa hấu có tên khoa học là Citrullus Lanatus (Thumb.) Mansf, thuộc họ bầu bí
và có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Trung Phi và một phần phía Bắc sa mạc Sahara
(Trần Thị Ba và ctv., 1999). Dưa hấu được canh tác rộng rãi trong vùng Địa Trung Hải
cách đây hơn 3000 năm (Phạm Hồng Cúc, 2002). Thế kỷ X được đưa vào miền Đông
nước Nga, đến Anh năm 1600 và được trồng ở Mỹ năm 1640 (Tạ Thu Cúc, 2005).
Ở Việt Nam dưa hấu được trồng từ thời vua Hùng Vương Thứ XVIII, cách đây
2500 năm, các vùng trồng dưa hấu phổ biến là ở Hải Hưng, Nghệ An, Quảng Nam-Đà
Nẵng, Quảng Ngãi Ngày nay hầu hết các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đều trồng
dưa hấu (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Cho đến nay, dưa hấu được xem là loại trái cây
không thể thiếu vào ngày Tết cổ truyền của dân tộc (Phạm Hồng Cúc, 2002).
1.2.2 Giá trị dinh dưỡng
Dưa hấu có giá trị dinh dưỡng khá cao, rất giàu carbohydrate, muối khoáng,
vitamin A, C,… (Trần Thị Ba, 2010). Theo Phạm Hồng Cúc (2002), trong 100g phần
ăn được của trái dưa hấu chứa 90% nước; 9% carbohydrate; 0,7% protein; 0,1% lipid;
300IU vitamin A; 6mg vitamin C; 8mg Ca; 10mg Mg; 14mg P và 0,2g Fe. Ngoài ra,

trái dưa hấu còn chứa β-caroten 4.200UI (Viện Dinh dưỡng Việt Nam, 2003).
Theo Võ Văn Chi và Trần Hợp (2002) vỏ trái dưa hấu có tác dụng trị bệnh phù
thủng, hạt trái trị đau lưng. Hơn nữa, dưa hấu có thể trị một số bệnh như viêm thận và
cao huyết áp, tiêu chảy, đặc biệt loại quả này có chứa chất Lycopene giúp ngăn ngừa
bệnh ung thư (Phan Hồ Hải Uyên, 2005).
1.2.3 Tình hình sản xuất dưa hấu trong và ngoài nước
Theo số liệu thống kê Faostat năm 2009, thì sản lượng dưa hấu trên thế giới
năm 2000 đạt 76,21 triệu tấn, với diện tích 3,10 triệu hecta và năng suất 24,60 tấn/ha,
đến năm 2007 thì tăng sản lượng đạt đến 97,43 triệu tấn với diện tích 3,69 triệu hecta
và năng suất 26,37 tấn/ha. Còn ở Việt Nam sản lượng dưa hấu năm 2000 đạt 0,20 triệu
tấn, với diện tích 0,19 triệu hecta và năng suất chỉ đạt 10,53 tấn/ha, đến năm 2007 thì
tăng sản lượng đạt 0,42 triệu tấn với diện tích 0,28 triệu hecta và năng suất 15 tấn/ha.
1.2.4 Đặc tính thực vật
* Rễ: Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999) và Trần Khắc Thi (2000) rễ dưa hấu phát
triển mạnh, bộ rễ gồm rễ chính và rễ phụ nhiều cấp và có khả năng chịu hạn tốt. Giai
đoạn phát triển tối đa rễ phụ lan rộng khắp cả mặt liếp và đặc biệt là rễ dưa không có
khả năng phục hồi khi bị đứt, vì vậy khi chăm sóc cần chú ý tránh làm đứt rễ (Nguyễn
Mạnh Chinh và ctv., 2006).
* Thân: Dưa hấu là cây thân thảo hằng niên, thuộc dạng thân leo bò, thân chính
dài 1-6m (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Chồi có khả năng phát triển thành dây nhánh
11
như dây chính, sự phát triển của chồi nách chịu sự ức chế của ngọn thân chính nên
những chồi gần gốc phát triển mạnh hơn những chồi gần ngọn. Do đặc tính này nên
khi chăm sóc phải bấm ngọn và tỉa chồi nách tạo điều kiện cho sự phát triển của trái
sau này (Trần Thị Ba, 1999).
* Lá: Theo Phạm Hồng Cúc (2000), dưa hấu có lá mầm lớn, hình trứng, có ý
nghĩa lớn trong việc quang hợp tạo vật chất nuôi cây và lá thật đầu tiên, do đó cần bảo
vệ lá mầm khỏi sự thiệt hại của côn trùng và bệnh. Lá thật là lá đơn, mọc xen, hình
trứng, xẻ thùy nhiều ít hay sâu cạn tùy giống. Trong điều kiện tăng trưởng tốt, các lá
dưa hấu kể cả lá mầm vẫn giữ xanh trên cây cho đến khi trái chín (Trần Thị Ba, 1999).

* Hoa: Hoa đơn tính đồng chu, hoa nhỏ, có kích thước 2,5-3cm, nằm đơn độc ở
nách lá, 5 lá đài nhỏ màu xanh và 5 cánh dính màu vàng (Trần Thị Ba và ctv., 1999).
Hoa đực thường xuất hiện sớm, sau đó cách vài hoa đực mới có một hoa cái (Phạm
Hồng Cúc, 2000). Hoa cái ở phần gốc thường nhỏ do đó cho trái chín sớm, hoa cái ở
xa gốc ra sau nên cho trái chín muộn, chỉ có hoa cái ở vị trí lá 12-20 dễ đậu trái và cho
trái tốt (Trần Thị Ba, 1999).
* Trái: Dưa hấu rất đa dạng về màu sắc, hình dáng kích thước tùy theo giống
(Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996). Trái to và chứa nhiều nước, trái có hình dạng
thay đổi từ hình cầu, hình trứng đến bầu dục, nặng 1,5-30kg. Vỏ trái cứng, láng có
nhiều gân và hoa văn, màu sắc thay đổi từ đen, xanh đậm, xanh nhạt hay có sọc. Khi
trái chín, gân nổi rõ trên mặt vỏ. Thịt trái có màu đỏ đậm đến vàng, chứa nhiều hạt
nằm lẫn trong thịt quả (Phạm Hồng Cúc, 2000).
* Hạt: Hình dáng, màu sắc hạt dưa khác nhau tùy theo giống, trọng lượng 1.000
hạt từ 100-140g. Hạt có màu nâu nhạt, nâu đậm đến đen, trọng lượng hạt trung bình từ
25-30 hạt/g (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Hạt có nhiều chất béo từ 20-40% nên dùng
làm nguyên liệu chế biến có giá trị dinh dưỡng cao. Hạt thường rất dễ mất sức nẩy
mầm, tùy vào từng giống dưa khác nhau mà có số lượng hạt nhiều ít khác nhau, trung
bình 200-900 hạt (Phạm Hồng Cúc, 2000).
1.2.5 Điều kiện ngoại cảnh
Dưa hấu trồng mùa nắng tốt hơn mùa mưa, Xuân hè thường bị bù lạch gây hại
nặng, mùa mưa các giống dưa hấu lai (F
1
) cao sản mới trồng được, nhưng khó nhất là vụ
Thu Đông (tháng 9-10âl) mưa dầm dễ bị ngập úng và bệnh hại (Trần Thị Ba, 2010).
* Nhiệt độ: Hạt dưa nảy mầm tốt ở 35-40
o
C do đó phải ủ trước khi gieo, dưới
17
o
C hoặc trên 40

o
C hạt khó nảy mầm (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Theo Phạm Hồng
Cúc (2002) thì nhiệt độ thích hợp cho sự tăng trưởng của dưa hấu là 25-30
o
C. Nhiệt độ
dưới 20
o
C hoặc trên 35
o
C cây sinh trưởng bất bình thường, ảnh hưởng xấu đến sự ra
hoa đậu trái và năng suất của dưa hấu (Trần Khắc Thi, 1996). Dưa hấu chịu được nhiệt
độ cao do đặc điểm sinh lý của cây và cấu tạo bộ lá xẻ thùy lớn có tác dụng hạ nhiệt độ
thân cây (Trần Khắc Thi, 2000).
12
* Ánh sáng: Theo Purseglove (1974) dưa hấu phát triển tốt ở vùng khô nóng với
sự dồi dào về ánh sáng. Điều kiện ngày ngắn và cường độ ánh sáng mạnh thúc đẩy dưa
tăng trưởng tốt, trái chín sớm, to và năng suất cao (Mai Thị Phương Anh và ctv.,
1996). Số giờ chiếu sáng trong ngày từ 8-10 giờ sẽ làm cây ra hoa sớm và số lượng
hoa cái cũng nhiều hơn (Trần Thị Ba và ctv., 1999).
* Đất: Theo Trần Thị Ba và ctv., (1999), dưa hấu yêu cầu đất không nghiêm khắc
lắm, thích đất thịt nhẹ hoặc cát pha (trên đất nặng dưa hấu dễ bị nứt trái). Dưa hấu
trồng trên đất ruộng, mực nước trong mương tưới phải thấp hơn mặt liếp ít nhất 15cm
(Trần Văn Hòa và ctv., 2000 và Tạ Thu Cúc, 2005). Đất trồng dưa liên tục trên 3 năm
thường bị sâu bệnh nhiều, vì vậy cần luân canh với các cây khác họ bầu bí, tốt nhất là
luân canh với lúa nước, ngô hoặc đậu (Nguyễn Mạnh Chinh và ctv., 2006).
* Nước: Theo Đường Hồng Dật (2002), dưa hấu thuộc nhóm rau thích nghi với
ẩm độ thấp và chịu hạn. Khí hậu khô ráo là điều kiện tốt để trồng dưa hấu, tuy nhiên
giữ ẩm đất cho cây thường xuyên vẫn cần thiết, nhất là giai đoạn đầu (Mai Thị Phương
Anh và ctv., 1996). Nếu thiếu nước trong thời gian này thì trái thường nhỏ, sau đó tưới
nhiều hoặc mưa đột ngột sẽ dễ gây nứt trái ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất

(Trần Thị Ba và ctv., 1999).
* Ẩm độ: Ẩm độ thích hợp cho dưa hấu phát triển là 70-80% (Tạ Thu Cúc,
2005). Song, theo Phạm Hồng Cúc (2000) và Trần Thị Ba (1999), nếu ẩm độ không
khí cao (trên 65%) lá và trái dễ bị bệnh thán thư, thân cũng dễ nứt đồng thời dễ bị bệnh
đốm phấn trên lá.
1.2.6. Một số yếu tố kỹ thuật chính ảnh hưởng đến năng suất dưa hấu
* Dinh dưỡng: Phân bón có ý nghĩa trong việc tăng năng suất và phẩm chất dưa
hấu, phần lớn chất dinh dưỡng được dưa hấu thu hút khi cây ra hoa, kết trái, do đó bón
thúc là biện pháp kỹ thuật cần thiết (Phạm Hồng Cúc, 2000). Vị trí hàng đầu phải là
đạm, lân và kali, nếu lượng đạm tăng quá nhu cầu sẽ làm tăng số hoa đực trên cây,
ngoài ra kali còn có tác dụng tăng khả năng chín sớm của dưa hấu (Mai Thị Phương
Anh và ctv., 1996).
* Sâu bệnh hại chính:
- Bù lạch (bọ trĩ, rầy lửa: Thrip palmi Karny): Bù lạch có màu hơi vàng nâu, cơ
thể rất nhỏ nhưng lại gây hại rất nặng từ các loại rau cho đến các loại cây ăn trái, trầm
trọng nhất là dưa hấu. Ấu trùng và thành trùng thường chích hút nhựa cây làm lá non
quăn queo, biến dạng và bị cong xuống phía dưới (Nguyễn Văn Huỳnh và ctv., 2004).
Thiệt hại này kết hợp với triệu chứng do rệp dưa làm cho đọt non bị sượng, không phát
triển dài ra được mà chùn lại và cất cao, thường gọi là hiện tượng “đầu lân” hay “bắn
máy bay” (Trần Thị Ba, 2010). Ngoài ra bù lạch còn là tác nhân truyền bệnh khảm do
virus làm vàng và xoăn lá. Phòng trừ bằng cách đốt tàn dư, dùng bẫy, phun thuốc luân
13
phiên tránh hiện tượng quen thuốc như Confidor 100SL, Actara 25WG, Regent
800WG, Vertimec 1,8EC (Nguyễn Văn Huỳnh và ctv., 2004).
- Bệnh khảm (Cucumber mosaic): do virus Cumcumber mosaic (C. M. V),
thường làm chồi ngọn hơi bị chùn, lá đọt nhỏ, hơi biến dạng, bị khảm màu xanh đen
đậm xen xanh nhạt hay khảm xanh vàng, cây không phát triển được, không cho trái
hay trái bị nhỏ, vàng, có sọc xanh đậm. Phòng trừ bằng cách loại bỏ ngay các cây bệnh
để tránh lây lan, phun thuốc sát trùng để ngăn ngừa rầy mềm truyền bệnh (Võ Thanh
Hoàng, 1996).

- Bệnh thán thư (Anthracnose): thường xuất hiện ở lá già bên dưới, đốm bệnh là
những vết đen hay nâu đen, nhỏ, các lá bệnh nặng thì lá có nhiều đốm và nhăn, nếu
bệnh nặng làm lá cháy khô. Phòng trừ tiêu hủy tàn dư sau mỗi mùa vụ, phun thuốc
phòng khi bệnh vừa mới chớm như Kasuran 47WP, Topsin-M 70WP, Copper-Zinc
85WP (Trần Văn Hai và ctv., 2005).
- Bệnh bả trầu, nứt thân chảy nhựa: do nấm Mycosphaerella melonis gây ra,
nông dân còn gọi là đốm lá gốc hay bả trầu. Vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ màu
nâu thành từng đám như bị phun cổ trầu lên lá, bìa lá bị cháy nâu sau đó héo khô.
Nhựa cây ứa ra thành từng giọt, sau đổi thành màu nâu đen và khô cứng lại, vỏ thân
nứt ra, dây và nhánh bị héo. Sau thu hoạch, tiêu hủy cây bệnh. Tránh bón nhiều phân
đạm, bệnh dễ phát triển và lây lan nhanh. Phòng trị phun Metaxyl 25WP, Aliette
80WP, Nustar 40EC. Khi phun thuốc trừ bệnh trong mùa mưa nên kết hợp với chất
bám dính để tăng hiệu quả sử dụng thuốc (Trần Thị Ba, 2010).
* Ngắt đọt, tỉa nhánh
Theo Đồng Thanh Liêm (2001) thì tỉa nhánh rất quan trọng, ảnh hưởng đến
năng suất dưa hấu. Vì kỹ thuật này giúp dưa phát triển cân đối, cây không mọc đan
xen vào nhau nên dễ chăm sóc, dễ tuyển trái và việc thụ phấn được dễ dàng hơn
(Nguyễn Hữu Toàn, 2003). Kết quả nghiên cứu của Ngụy Cẩm Vinh (2010) thì biện
pháp ngắt đọt không làm ảnh hưởng đến năng suất của dưa hấu nhưng có ưu điểm là
tạo độ thông thoáng, giảm sâu bệnh và giúp cây quang hợp tốt hơn.
1.2.7. Giống dưa hấu
* Vai trò của giống: Giống giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Giống tốt được coi như một trong những trợ thủ đắc lực nhất giúp nông dân tăng
nhanh hơn năng suất cũng như chất lượng nông sản. Việc chọn được các giống tốt đã
giúp được người sản xuất thu được năng suất cao và ổn định với phẩm chất tốt và mức
chi phí sản xuất trên đơn vị sản phẩm thấp, cải thiện kinh tế và làm giàu cho đất nước.
Các nhà khoa học đã ước tính khoảng 30-50% mức tăng năng suất hạt cây lương thực
trên thế giới là nhờ việc đưa vào sản xuất những giống mới (Trần Thượng Tuấn,
1992). Giống tốt được coi như một trong những trợ thủ đắc lực nhất giúp nông dân
tăng nhanh hơn hàm lượng chất xám trong nông sản (Nguyễn Văn Luật, 2007). Riêng

về cây dưa hấu trong những năm về trước người dân chỉ trồng được một vụ Tết, ngày
14
nay với sự xuất hiện những giống mới có thể trồng quanh năm. Hầu như sự gia tăng
năng suất ở mỗi cây trồng đều có vai trò quan trọng của những yếu tố giống (Trần Thị
Thiên Thư, 2003).
* Thuận lợi và khó khăn của việc sử dụng giống lai
+ Khái niệm lai giống:
Lai giống là sự giao phối giữa hai hay nhiều dạng bố mẹ có tính di truyền khác
nhau để tạo ra biến dị tổ hợp (Nguyễn Văn Hiển, 2000). Theo Phạm Văn Duệ (2006)
thì lai giống là sự giao phối (giao phấn, thụ tinh) giữa các dạng bố mẹ khác nhau nhằm
tạo ra con lai có nhiều đặc tính tốt.
Lai được dùng chủ yếu để lợi dụng ưu thế lai. Khi đem lai trong loài hai dòng
bố mẹ có kiểu gen tương đối khác nhau và nguồn gốc địa lý tương đối xa nhau, trong
nhiều trường hợp người ta thấy con lai thế hệ đầu tiên (F
1
) có sức sống cao hơn cả bố
mẹ (Nguyễn Phước Đằng, 2010). Theo Trần Thượng Tuấn (1992) thì A. Gustafesson
phân hiện tượng ưu thế lai ra làm ba dạng đó là dạng sinh sản, dạng sinh trưởng và
dạng sức sống.
+ Thuận lợi
Ưu thế lai có ý nghĩa trong việc tạo ra giống cây trồng mới có ưu thế lai tốt hơn
bố mẹ đặc biệt là năng suất cao.
Hiện tượng ưu thế lai là hiện tượng cây lai biểu hiện tốt hơn bố hoặc mẹ hoặc
tốt hơn cả bố lẫn mẹ về các mặt : sinh trưởng tốt hơn, khả năng chống chịu cao hơn,
năng suất và phẩm chất cao hơn v.v… đặc biệt ưu thế lai biểu hiện mạnh mẽ có kiểu
gen và kiểu hình đồng đều nhất ở F
1
(Phạm Văn Duệ, 2006).
Việc ứng dụng ưu thế lai của hạt giống lai F
1

ngày càng được mở rộng trong sản
xuất, vì hiệu quả kinh tế cao (Nguyễn Phước Đằng, 2010).
+ Khó khăn
Người sử dụng giống lai không thể tự lấy giống, vì qua các thế hệ sau (F
2
, F
3
,
F
4
, ) các cá thể dị hợp tử giảm xuống và số cá thể đồng hợp tử xuất hiện tăng dần,
năng suất giống lai giảm đi rõ rệt (Phạm Văn Duệ, 2006). Vì vậy, khi sử dụng ưu thế
lai, hằng năm người sử dụng bắt buộc phải mua hạt lại (Phan Hồ Hải Uyên (2005).
Trong khi đó, các Công ty có tổ chức mới sản xuất được hạt lai có chất lượng cao, vì
việc khảo sát tìm ra các dòng bố mẹ có tính tương hợp cao và có ưu thế lai cao, việc tổ
chức duy trì bảo quản các dòng bố, mẹ, việc tổ chức sản xuất hạt lai đòi hỏi đầu tư lớn
về cơ sở vật chất. Do chi phí sản xuất hạt giống lớn và phải làm mới lại hằng năm, nên
khó khăn cho người sử dụng hạt giống lai F
1
là giá hạt giống quá cao (Nguyễn Phước
Đằng, 2010).
15
1.3. Thực hành nông nghiệp tốt (GAP)
Các dự án ở Đông Nam Á đã thu được kết quả rất có ý nghĩa về việc cải thiện
năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và an toàn thực
phẩm. Những cải thiện về an toàn thực phẩm đã đạt được thông qua việc giảm bớt sự
nhiễm khuẩn trong thực phẩm cũng như qua việc đo đếm dư lượng thuốc bảo vệ thực
vật trong rau quả (Kawakami, Khai et al., 1999; Dobermann, Witt et al., 2002).
(Ledger và Premier., 2006), sản xuất theo một sổ tay thực hành nông nghiệp tốt đối với
sản phẩm tươi ở khu vực ASEAN sẽ là khuôn mẫu bổ ích cho sự phát triển một sổ tay

thực hành nông nghiệp tốt đối với các cây rau họ cải và rau họ bầu bí dưa ở Việt Nam.
Ở Hà Nội có đến 9% các mẫu rau kiểm tra vượt quá dư lượng thuốc bảo vệ thực
vật cho phép và 7% có dư lượng của danh mục thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng
(Moustier, Bridger et al., 2002; Ali et al., 2004). Ngoài dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
thì hàm lượng nitơrat trong sản phẩm rau quả nhìn chung cao hơn giới hạn cho phép
(Thach 1999), điều này là do nông dân sử dụng quá nhiều lượng phân đạm (Trần Khắc
Thi, 2000; Ha and Ali, 2005).
Cho dù sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật, nhưng phần lớn năng suất cây
trồng đã bị giảm do sâu bệnh, cụ thể với rau ăn lá giảm 25%, rau họ bầu bí dưa giảm
23%, rau cải là 32% (Anh, Ali et al. 2004). Một yếu tố phức tạp nữa phải kể đến ngoài
vấn đề dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đó là ẩm độ tương đối không khí luôn cao
(trên75%) ở nhiều vùng trồng rau đã dẫn đến việc xịt thuốc trừ bệnh trên lá và thuốc
diệt nấm tăng cao (Anh, Ali et al. 2004).
Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng có tới 22% rau được tiêu dùng ở Việt
Nam hiện nay có thể chưa an toàn do dư lượng của thuốc bảo vệ thực vật, nhiễm kim
loại nặng và Nitrosamin còn ở mức cao (Theo báo Sức khoẻ và đời sống, số 204, tháng
12 năm 2002). Tại Nghệ An có trên 30% mẫu rau kiểm tra có dư lượng thuốc sâu,
vượt ngưỡng cho phép là trên 15% (P.H. Cương. 2008).
Thực trạng sản xuất rau ở Việt Nam (theo số liệu thống kê của Tổng Cục Thống
kê năm 2006), diện tích 643.970ha (tăng 5,03% so với 2001). Diện tích trồng rau an
toàn khoảng 22.000ha, chiếm 5% diện tích trồng rau. Diện tích trồng rau áp dụng GAP
của cả nước mới chỉ đạt khoảng 0,2%. (Hội thảo phổ biến ASEAN-GAP tháng 4-2008.
Bộ NN & PTNT). Trong khi đó Việt Nam có diện tích đất sản xuất dưa hấu trải dài từ
Bắc – Trung – Nam, nhưng theo báo cáo của Bộ Nông nhiệp và Phát triển nông thôn,
dưa hấu được các thương lái thu mua ở hầu hết các "vựa" dưa tại Quảng Trị, Quảng
Ngãi, Bình Định, kể cả việc thu gom từ các tỉnh phía Nam, để bán sang TQ tại cửa
khẩu Tân Thanh hiện giá đang rất thấp, chỉ từ 700 - 800 đồng/1kg. Thời điểm cuối
tháng 2 đầu tháng 3/2010, giá xuống chỉ còn 400 - 500 đồng/1kg, do chất lượng không
được đảm bảo và không có hợp đồng mua bán trước (Theo Báo Nông nghiệp, ngày
17/3/2010; và Báo Sài Gòn Giải Phóng, ngày 06/4/2010). Trước tình hình đó, để tránh

tình trạng xuất hàng ồ ạt, bị ép giá thậm chí lỗ nặng, đòi hỏi hàng hoá Việt Nam cần
16
được đảm bảo bởi chất lượng cao, giá cả hợp lý và hợp đồng mua bán ổn định. Hiện
tại ngành hàng rau của Việt Nam thường không đáp ứng những yêu cầu của các hệ
thống bảo đảm chất lượng QA (QA - gọi tắt là hệ thống giám sát chất lượng) như
ASEAN GAP hay EUREP GAP (European Retail Products GAP). Những quy trình
canh tác đã áp dụng với sản xuất dưa hấu tại Nghệ An là bước khởi đầu cho những
nông dân trong việc tập làm theo những gì được yêu cầu để đáp ứng các tiêu chuẩn
ASEAN GAP hay VietGAP, Dự án bước đầu đã thành công trong quá trình sản xuất
dưa hấu chất lượng cao áp dụng GAP tại xã Quỳnh Lương và Thành phố Vinh, Nghệ
An và sự sốt sắng của siêu thị Metro Cash and Carry về việc nhận bán những sản
phẩm này tại kho hàng ở Hà Nội. Đây là một bước rất tích cực để phát triển một dây
chuyền tiêu thụ rau quả mới cho nông dân thay thế hệ thống cũ, hệ thống mới đáng tin
cậy và mang lại nhiều lợi ích hơn so với hệ thống cũ. Việc sử dụng IPM và có sổ ghi
chép quá trình thực tế canh tác trên đồng ruộng cũng là một bước đầu tiên quan trọng
để đón nhận một hệ thống bảo đảm chất lượng QA đối với những người trồng rau (Hội
thảo GAP tại Bình Thuận, 21 - 22/7/2008).
Ở miền Nam, đặc biệt là khu vực ĐBSCL, diện tích dưa hấu được trồng nhiều
nhất ở các tỉnh Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, đây là các tỉnh có nhiều điều kiện
thuận lợi trong sản xuất và kinh doanh dưa hấu: về giao thông, thuận tiện cho thương
lái đến tận ruộng thu gom và vận chuyển hàng hoá, đồng thời tiết kiệm thời gian vận
chuyển; nông dân được huấn luyện, được đào tạo căn bản, có trình độ hiểu biết, ham
học hỏi những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới; có nhiều khu công nghiệp, Công ty chế
biến để hợp đồng bao tiêu sản phẩm - tiêu thụ tại chỗ nhưng do có nhiều khu công
nghiệp, nhiều khu chế biến, nông dân sản xuất dưa hấu quanh năm nên đất đai bị bạc
màu, các chỉ số về kim loại nặng, chất thải công nghiệp, VSV gây bệnh, không đảm
bảo an toàn cho sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, đòi hỏi phải có địa điểm
canh tác mới để đáp ứng nhu cầu sản xuất dưa hấu "sạch".
17
CHƯƠNG II

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Nội dung thực hiện
* Căn cứ vào:
- Ứng dụng các khoa học công nghệ sản xuất dưa hấu như: giống dưa hấu hạt
lép chất lượng cao, màng phủ nông nghiệp, tưới thấm, bẩy màu vàng để bắt bù lạch,
rầy phấn trắng và một số côn trùng khác, phân vi sinh, thuốc sinh học.
- Xây dựng lịch canh tác, ghi chép sổ sách: hướng dẫn nông dân sản xuất theo
lịch canh tác cụ thể, ghi chép chi tiết các công việc sản xuất, chi phí sản xuất, giá thành
sản phẩm.
* Các nội dung nghiên cứu của đề tài:
- Điều tra, thu thập thông tin về hiện trạng canh tác, sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật và kênh phân phối dưa hấu ở vùng đề tài; thu thập phân tích 2 mẫu đất.
- Xây dựng mô hình trồng dưa hấu an toàn, chất lượng cao và phương pháp xử
lý sản phẩm sau thu hoạch theo tiêu chuẩn VietGAP, trên cơ sở ứng dụng công nghệ
tiên tiến.
- Xây dựng được dây chuyền cung ứng dưa hấu trên cơ sở truy nguyên được
nguồn gốc có sự liên kết 4 nhà.
- Tăng cường năng lực sản xuất dưa hấu chất lượng và an toàn theo tiêu chuẩn
VietGAP cho cán bộ kỹ thuật và nông dân.
2.2 Phương pháp thực hiện
2.2.1 Điều tra, thu thập thông tin về hiện trạng canh tác, sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật ở vùng đề tài và thu thập phân tích 2 mẫu đất
* Phương tiện:
- Địa điểm: xã Vĩnh Thuận Tây nổi tiếng về sản xuất dưa hấu và một số xã khác
thuộc huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.
- Thời gian: 2 tháng (từ tháng 7-8/2010)
- Vật liệu: phiếu điều tra, sổ ghi chép, viết, máy ảnh kỹ thuật số, dụng cụ thu
thập mẫu đất, nước
* Phương pháp:
- Cán bộ kỹ thuật của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Vị Thủy phối hợp

với cộng tác viên ở xã trực tiếp phỏng vấn 82 người trồng dưa hấu theo nội dung trong
phiếu điều tra. Phiếu điều tra có nội dung liên quan đến các kỹ thuật canh tác (sử dụng
giống, làm đất, sử dụng màng phủ nông nghiệp, bón phân, cát tỉa nhánh) và tình hình
18
sâu bệnh hại (sâu bệnh hại chính ở từng mùa vụ), kinh nghiệm trong sản xuất, phòng
trừ sâu bệnh; các thuận lợi, khó khăn và nguyện vọng trong canh tác dưa hấu (Phụ lục
1).
- Thu thập mẫu đất và nước: thu thập 5 mẫu đất và 5 mẫu nước ba lần lặp lại.
Theo phương pháp lấy mẫu đất TCVN 5297-1995, và mẫu nước TCVN 5994-1995.
Các chỉ tiêu phân tích: mẫu đất gồm Asen, Cadimi, chì; mẫu nước gồm Asen, Cadimi,
chì, thủy ngân, mẫu được gởi đến Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM chi nhánh Cần
Thơ – Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm TP.HCM.
2.2.2 Xây dựng quy trình và mô hình trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP,
trên cơ sở ứng dụng công nghệ tiên tiến
* Xây dựng quy trình sản xuất dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP
- Phương tiện: Tài liệu về cây dưa hấu trong, ngoài nước, những kết quả nghiên
cứu về dưa hấu, kiến thức giảng dạy môn GAP và kinh nghiệm thực tế về sản xuất,
phòng trừ sâu bệnh dưa hấu nông dân huyện Vị Thủy và chuyên gia kỹ thuật trên cây
dưa hấu của Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị Ba - Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng
dụng, trường Đại học Cần Thơ.
- Phương pháp: Dựa trên những thành tựu của sản xuất dưa hấu trên thế giới,
kết qủa nghiên cứu dưa hấu ở đồng bằng sông Cửu Long (Trần Thị Ba, 2010) và kế
thừa những thử nghiệm ở tại huyện Vị Thủy mà nông dân đang áp dụng (giống dưa
hấu, màng phủ nông nghiệp, bẩy dính màu vàng thu hút bù lạch, thuốc trừ sâu sinh
học, phân hữu cơ vi sinh…).
* Xây dựng mô hình sản xuất dưa hấu theo tiêu chuẩnVietGAP
• Phương tiện:
- Địa điểm: trong vùng đề tài thuộc ấp 1, xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy
- Thời gian: từ tháng 12/2010-4/2011
- Vật liệu: Hạt giống, màng phủ, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật

• Phương pháp:
- Chọn điểm xây dựng :
Ban đầu đề tài xây dựng là 25 mô hình với 10ha, sau khi triển khai thực hiện
xuống địa bàn đã thực hiện giảm lại còn 15 mô hình trên 15 hộ với tổng diện tích 10ha
vì các hộ dân có diện tích đất tương đối lớn, nằm liền kề nhau thích hợp để thực hiện,
đồng thời dễ quản lý, dễ theo dõi trong thời gian thực hiện đề tài.
Thực hiện dựa trên những tiêu chuẩn:
. Điểm phải đại diện cho vùng đất của huyện Vị Thủy để kết quả có thể được áp
dụng rộng rãi.
19
. Điểm chọn phải hội đủ các điều kiện sản xuất, đủ về cơ sở vật chất cũng như
lao động, nhất là tưới tiêu chủ động.
. Điểm phải dễ dàng đi lại, dễ dàng trong chỉ đạo sản xuất cũng như tổ chức
tham quan chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.
. Điểm phải được sự đồng tình và ủng hộ của nông dân và chính quyền địa
phương.
- Chọn nông dân tham gia thực hiện mô hình:
. Phải có thu nhập chính dựa vào sản xuất nông nghiệp, trồng cây ngắn ngày.
. Là người dân tại địa phương để chăm sóc mô hình chu đáo
. Có đủ điều kiện sản xuất và hoàn cảnh kinh tế tiêu biểu cho từng lớp nông dân
địa phương.
. Phải có tính hợp tác cao, chia sẻ kinh nghiệm với người xung quanh.
. Có uy tín với người dân trong vùng, thuyết phục được người xung quanh thực
hiện và nhân rộng mô hình sản xuất.
- Tiếp nhận quy trình sản xuất dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP:
Đào tạo và tập huấn
Tiếp nhận quy trình sản xuất dưa hấu chất lượng cao và an toàn (dưa có hạt và
dưa không hạt) theo tiêu chuẩn VietGAP do trường Đại học Cần Thơ tập huấn cho cán
bộ và nông dân tham gia đề tài nắm vững quy trình trồng dưa hấu có khả năng chuyển
giao công nghệ, hướng dẫn kỹ thuật trồng dưa hấu cho nông dân trong vùng đề tài.

Tổ chức 4 lớp tập huấn (phối hợp với chuyên gia trường Đại học Cần Thơ) kỹ
thuật để chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới cho hơn 100 nông dân trong vùng
đề tài và vùng lân cận, đào tạo được 3 kỹ thuật viên cơ sở để hướng dẫn sản xuất.
Triển khai mô hình:
Đề tài cử cán bộ kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn nông dân trồng dưa hấu, hàng
tuần có kiểm tra, theo dõi, ghi chép sổ sách, nhắc nhở nông dân chăm sóc, phòng trị
bệnh kịp thời tránh xảy ra dịch bệnh.
Các chỉ tiêu theo dõi: sự tăng trưởng của cây, thời vụ (thời tiết, khí hậu), sâu
bệnh, thổ nhưỡng, năng suất, chất lượng trái và đánh giá hiệu quả kinh tế.
Tổ chức hai cuộc hội thảo đầu bờ sau hai đợt trình diễn nhằm chia sẻ kinh
nghiệm và phổ biến kết quả đạt được.
20
Tiêu thụ sản phẩm:
Được doanh nghiệp hỗ trợ một số cơ chế chính sách thuận lợi trong khâu tiêu
thụ sản phẩm thông qua hợp đồng với người sản xuất. Chịu trách nhiệm thu mua sản
phẩm của người sản xuất theo đúng hợp đồng tiêu thụ (Phụ lục 2)
2.2.3 Xây dựng dây chuyền cung ứng dưa hấu trên cơ sở truy nguyên được nguồn
gốc có sự liên kết 4 nhà
• Phương tiện:
- Địa điểm: trong vùng đề tài thuộc ấp 1 xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy.
- Thời gian: từ tháng 02/2011-8/2011
• Phương pháp:
Người sản xuất
- Thực hiện đầy đủ các khâu chính như ghi nhật ký đồng ruộng, lưu giữ hồ sơ
và tự đánh giá kiểm tra nội bộ; quản lý vùng trồng, không chăn thả gia súc gia cầm vào
vùng sản xuất; bảo đảm sức khỏe, an toàn và quyền lợi của người lao động - Làm
trung tâm đầu mối trong việc xây dựng Hợp tác xã "Sản xuất dưa hấu theo tiêu chuẩn
VietGAP".
- Có trách nhiệm lâu dài trong xây dựng, bảo quản và giữ gìn thương hiệu HTX.
- Nhãn hiệu đã được Cục sở hữu trí tuệ bảo hộ, truy nguyên nguồn gốc thông

qua nhãn hiệu được dán trên sản phẩm (trái dưa).
Nhà khoa học
- Nghiên cứu ứng dụng những kỹ thuật tiên tiến trong trồng dưa hấu an toàn,
chất lượng cao.
- Chuyển giao tiến bộ mới đến người sản xuất và điều chỉnh hợp lý quy trình kỹ
thuật để biên soạn Quy trình kỹ thuật chính thức theo tiêu chuẩn VietGAP phù hợp với
điều kiện thổ nhưỡng của huyện Vị Thủy.
Nhà nước
- Ngành Nông nghiệp & PTNT hướng dẫn nông dân thực hiện đúng quy trình
sản xuất, kiếm soát chặt chẽ từ khâu đầu vào của sản xuất như: giống, phân bón, thuốc
BVTV…
- Xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy được UBND tỉnh Hậu Giang quy hoạch
đầu tư xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, trên cơ sở đó nhu cầu đầu tư về
kết cấu hạ tầng KT - XH của xã là rất lớn. Do đó, thuận lợi cho cả doanh nghiệp lẫn bà
con nông dân; đồng thời cũng có biện pháp hữu hiệu trong tuyên truyền, vận động
nhằm thay đổi thói quen của người tiêu dùng đối với hàng hoá nông sản Việt Nam chất
lượng cao.
21
- Cấp giấy chứng nhận: cho HTX sản xuất dưa hấu huyện Vị Thủy đạt theo tiêu
chuẩn VietGAP".
- Có biện pháp chế tài (bắt buộc phải làm cam kết thoả thuận) về việc sử dụng
không đúng hóa chất nông nghiệp gây ô nhiễm, bảo tồn môi trường (đối với nông dân)
hoặc các thương lái trung gian…
Doanh nghiệp
- Doanh nghiệp là công ty Cổ phần Nông trại sinh thái Ecofarm địa chỉ Số 129,
Đường Nguyễn Trung Trực, Khu Phố 4, T.T Dương Đông, H. Phú Quốc, Tỉnh Kiên
Giang hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
- Được Nhà quản lý tại địa phương hỗ trợ một số cơ chế chính sách thuận lợi
trong khâu tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng với người sản xuất.
- Chịu trách nhiệm thu mua sản phẩm của người sản xuất theo đúng hợp đồng

tiêu thụ
* Phương thức đầu tư cho các hộ nông dân:
Đây là mô hình ứng dụng khoa học công nghệ mới ở Tỉnh Hậu Giang nói chung
và huyện Vị thủy nói riêng, giúp người nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đánh
giá hiệu quả kinh tế một cách cụ thể làm cơ sở để nhân rộng mô hình, đồng thời xây
dựng phát triển vùng sản xuất dưa hấu tập trung tạo ra sản phẩm hàng hóa thuận lợi
cho việc ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.
Đề tài đầu tư theo phương thức “nhà nước và nhân dân cùng làm” để giúp mô
hình triển khai có hiệu quả. Đề tài hỗ trợ người dân một phần kinh phí về cây giống
(100% tương ứng số tiền là 77.000.000 đồng) và màng phủ nông nghiệp (40% tương
ứng số tiền là 45.600.000 đồng phần còn lại là sự đóng góp của hộ nông dân 60%
tương ứng số tiền là 68.400.000 đồng, tổng cộng Đề tài hỗ trợ, vốn đối ứng của nông
dân là 114.000.000đồng). Ngoài ra, đề tài còn hỗ trợ kinh phí tập huấn, tổ chức hội
thảo, xét duyệt và nghiệm thu Đề tài, phụ cấp cho cán bộ, chuyên gia tham gia đề tài
và một số chi phí khác.
Tổng kinh phí đề tài là: 470.641.000đồng (Đề tài không thu hồi kinh phí)
22
Bảng 2.1 Tóm tắt kinh phí thực hiện đề tài
ĐVT: 1.000 đồng
Số
TT
Nội dung
Kinh phí thực
hiện đề tài
Hỗ trợ nông
dân (đ)
Đối ứng của
nông dân (đ)
Tổng
cộng (đ)

01 Công lao động (khoa
học, phổ thông)
Vốn sự
nghiệp Khoa
học, Nông
dân đối ứng
21.441 120.000 141.441
02 Nguyên, vật liệu,
năng lượng
207.600 151.600 359.200
03 Thiết bị, máy móc 15.000 15.000
04 Chi khác 241.600 35.000 276.600
Tổng cộng 470.641 321.600 792.241
* Đánh giá kết quả:
- Sau mỗi vụ, đánh giá về kỹ thuật trồng như mùa vụ, thổ nhưỡng, sâu bệnh,
năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.
- Thăm dò thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị hiếu của người tiêu dùng.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế, so sánh hiệu quả kinh tế giữa vụ sản xuất dưa hấu
thường và dưa hấu VietGAP. Dựa trên sổ ghi chép của nông dân trong vụ sản xuất để
hoạch toán kinh tế.
Từ đó, đánh giá trồng dưa hấu chất lượng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
23
CHƯƠNG III
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Điều tra, thu thập thông tin về hiện trạng canh tác, sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật ở vùng đề tài và thu thập phân tích 2 mẫu đất
3.1.1 Điều tra, thu thập thông tin về hiện trạng canh tác, sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật ở vùng đề tài
Tình hình chung
Huyện Vị Thủy đều có khả năng phát triển cây dưa hấu vì nông dân có sự kết

hợp giữa hai yếu tố là kinh nghiệm và được tập huấn nên trồng với kỹ thuật tương đối
cao. Về biện pháp phòng trị sâu bệnh, nông dân sử dụng thuốc hóa học mà không áp
dụng các biện pháp phòng trị khác, làm cho khả năng kháng thuốc của sâu tăng cao,
bệnh trên cây cũng không ngừng phát triển nông dân chỉ phun ngừa là chính chứ
không biết cách trị. Đây là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tần suất và liều
lượng sử dụng nông dược. Phân bón được sử dụng đều là phân hóa học, và sử dụng
với liều lượng cao hơn mức khuyến cáo.
Các thông tin điều tra
3.1.1.1. Một số thông tin về nông hộ ở các vùng điều tra
- Tỉ lệ hộ được điều tra: Công tác điều tra đã được thực hiện trên 82 hộ đã và/hoặc
đang trồng dưa hấu, chủ yếu ở xã Vĩnh Thuận Tây và Vĩnh Thuận Đông thuộc huyện
Vị Thủy.
Bảng 3.1 Một số thông tin về nông dân trồng dưa hấu tại vùng điều tra huyện Vị
Thủy, tỉnh Hậu Giang
Các thông tin người trực tiếp canh tác Tỉ lệ (%) hộ
Người trực tiếp canh tác
Nam 95
Nữ 5
Độ tuổi nông dân (tuổi)
20-39 28
40-50 39
51-60 18,3
>60 14,7
- Người trực tiếp canh tác: Hầu hết là nam giới (95%) trực tiếp canh tác. Đây là tình
trạng chung ở ĐBSCL. Công việc chủ yếu của phụ nữ thường là nội trợ, chăm sóc các
thành viên trong gia đình. Ngoài ra, do ít có điều kiện nâng cao kiến thức về kỹ thuật
như nam giới nên phụ nữ thường chỉ là lao động phụ trong sản xuất nông nghiệp.
- Độ tuổi của nông dân: Đa số nông dân 40-50 tuổi (39%), đây là lớp nông dân nhiều
kinh nghiệm nhất (Bảng 3.1), tuy nhiên nông dân từ 51-60 (18,3%) và > 60 tuổi
(14,7%) cũng chiếm khá cao khoảng 33%. Đây có thể là nguyên nhân hạn chế về nhận

24
thức trong việc nhận diện sâu bệnh gây hại và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong
phòng trừ dịch hại.
- Thuận lợi và khó khăn trong canh tác:
+ Thuận lợi: Kết quả ở Bảng 3.2 cho thấy đa số hộ cho rằng đất canh tác trong vùng
điều tra được tốt (70% hộ), điều này chứng tỏ vùng đất này thích hợp cho việc canh
tác dưa hấu. Tuy gặp khó khăn đáng kể về giá cả thị trường không ổn định, gây ảnh
hưởng lớn đến việc canh tác dưa hấu, nhưng bù lại ở đây nông dân tích lũy nhiều kinh
nghiệm qua từng mùa vụ canh tác, thích tiềm tồi học hỏi áp dụng khoa học kỹ thuật
vào để áp dụng bên cạnh đó được tập huấn kỹ thuật thường xuyên nên có kỹ thuật
canh tác tốt và thu được lợi nhuận cao (có 78% hộ đạt được lợi nhuận cao).
+ Khó khăn: Kết quả ở Bảng 3.2 cũng cho thấy đa số hộ ở vùng điều tra cho rằng sâu
bệnh là vấn đề đáng lo ngại (60% hộ). Ngoài ra, 70% hộ ở Vị Thủy cho rằng giá cả thị
trường và 20% hộ canh tác theo tập quán cũ không áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến
nên gặp nhiều khó khăn.
Qua kết quả trên ta thấy rằng khó khăn lớn nhất mà nông dân gặp phải trong sản xuất
dưa hấu là vấn đề sâu bệnh. Đây có thể xem là yếu tố quyết định đến việc mở rộng sản
xuất của nông hộ cũng như của vùng. Có thể nói sự hạn chế về độ tuổi như đã trình
bày ở trên, cũng đã hạn chế sự tiếp thu và khả năng nắm bắt các tiến bộ khoa học kỹ
thuật của bà con. Ngoài ra, một số hộ chưa thực hiện tốt khâu vệ sinh đồng ruộng (sẽ
được trình bày trong phần kỹ thuật canh tác dưới đây) cũng là các nguyên nhân dẫn
đến nhiều sâu bệnh.
Bảng 3.2 Những thuận lợi và khó khăn trong việc canh tác dưa hấu.
Thuận lợi và khó khăn Tỷ lệ (%) hộ
Thuận lợi
Đất tốt 70
Lợi nhuận cao 78
Hỗ trợ kỹ thuật 20
Khó khăn
Sâu bệnh 60

Giá cả thị trường 70
Thiếu kỹ thuật 20
Thời tiết 10
Tiêu thụ sản phẩm 80
3.1.1.2. Một số thông tin về điều kiện và kỹ thuật canh tác của nông dân trồng
dưa hấu tại vùng điều tra
25

×