Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.85 KB, 42 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆT TRÌ
TRƯỜNG TIỂU HỌC GIA CẨM
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
––––––––––––
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
PHONG TRÀO THI ĐUA “XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN
THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC” Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
Người thực hiện: TRẦN BÍCH HÒA
Chức vụ: Giáo viên
Chuyên môn:
SKKN thuộc lĩnh vực: Xây dựng trường học thân thiên,
học sinh tích cực
Việt Trì, tháng 4 năm 2014
Một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường Tiểu học
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 3
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 6
1.Cơ sở lí luận của vấn đề: 6
2. Thực trạng của vấn đề 9
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 19
3.1. Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp và an toàn 20
3.1.1. Nội dung và các biện pháp thực hiện: 20
3.1.2. Kết quả đạt được: 21
3.2. Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa
phương giúp các em tự tin trong học tập 22
3.2.1. Nội dung 22
3.2.2. Giải pháp thực hiện 23
3.3. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh 24
3.3.1. Nội dung: 24
3.3.2. Các giải pháp 24


3.4. Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh 25
3.4.1. Nội dung: 25
3.4.2. Giải pháp: 26
3.5. Học sinh tham gia, tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn
hóa, cách mạng ở địa phương: 27
3.5.1. Nội dung 27
3.5.2. Giải pháp 27
Người thực hiện: Trần Bích Hòa - Trường Tiểu học Gia Cẩm 1
Một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường Tiểu học
4. Hiệu quả của sáng kiến: 28
PHẦN III 39
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 39
1. Kết luận: 39
2. Những ý kiến đề xuất: 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BGH : Ban Giám hiệu
CLB : Câu lạc bộ
CSVC : Cơ sở vật chất
GD&ĐT : Giáo dục và đào
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
KN : Kỹ năng
NGLL : Ngoài giờ lên lớp
SKKN : Sáng kiến kinh nghiệm
TPT : Tổng phụ trách
TNCS : Thanh niên cộng sản
TNTP : Thiếu niên tiền phong
TDTT : Thể dục thể thao

TH : Tiểu học
THCS : Trung học cơ sở
Người thực hiện: Trần Bích Hòa - Trường Tiểu học Gia Cẩm 2
Một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường Tiểu học
UBND : Ủy ban nhân dân
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ năm học 2008 - 2009 Bộ giáo dục và đào tạo chỉ đạo thực hiện ba
cuộc vận động lớn và một phong trào thi đua cuộc vận động “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không”, “Nói
không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, cuộc vận
động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” và
một phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Có
thể nói: với tinh thần thẳng thắn, nhìn thẳng vào sự thật, đối diện với chính
mình; ba cuộc vận động và phong trào thi đua nói trên đã và đang thổi luồng gió
mới, tạo thêm sinh khí mới cho toàn xã hội và ngành giáo dục có thêm sức mạnh
để hoàn thành thiên chức “trồng người” của mình.
Có thể nói khái niệm “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” mới xuất
hiện trong vài năm gần đây nhưng nội dung của phong trào này đã và đang được
các trường thực hiện với nhiều cách thức khác nhau: “Trường ra trường, lớp ra
lớp; thầy ra thầy, trò ra trò; dạy ra dạy, học ra học”, “Phương pháp dạy học tích
cực”, khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” đang được các nhà
trường phấn đấu thực hiện. Với 5 yêu cầu và 5 nội dung mà phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đặt ra đã thể hiện sự toàn
diện, hội tụ đầy đủ các tiêu chí cần thiết cho một trường học hiện đại, đổi mới,
đáp ứng tốt nhiệm vụ mà xã hội giao cho.
Để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện chúng ta cần hướng tới giúp học
sinh phát triển tố chất, năng khiếu đặc biệt riêng có của mỗi học sinh. Đồng thời,
tìm tòi phương pháp và cách thức tổ chức phong phú các hoạt động giáo dục để
phát huy những tố chất vốn có của mỗi cá nhân và thu hút mọi cá nhân tham gia

Người thực hiện: Trần Bích Hòa - Trường Tiểu học Gia Cẩm 3
Một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường Tiểu học
các hoạt động giáo dục; bở lẽ chúng ta biết rằng: Không ai dạy được bất cứ điều
gì khi mà người ta không muốn học.
Do vậy, nhà trường cần tổ chức nhiều hoạt động giáo dục để tất cả học
sinh có cơ hội được tham gia, được thể hiện năng khiếu và khẳng định chính
mình. Từ đó giúp học sinh “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, được “Học
mà chơi - Chơi mà học” và được giáo dục phát triển mà không đánh mất cái chất
thơ ngây hồn nhiên, trong trắng của trẻ.
Cùng với những trải nhiệm trong những năm làm công tác Chủ nhiệm lớp,
tôi luôn nỗ lực cố gắng, mạnh dạn đổi mới, chủ động tổ chức nhiều hoạt động
giáo dục, huy động nguồn lực với mong muốn tạo ra nhiều sân chơi đáp ứng nhu
cầu hoạt động của trẻ trong môi trường giáo dục lành mạnh, chất lượng giáo dục
đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội.
Với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học thì tình cảm của các
em còn mỏng manh, chưa bền vững, chưa sâu sắc. Học sinh tiểu học rất dễ xúc
động. Chẳng hạn trước đây, có lần tôi đã to tiếng với một học sinh, em ấy bật
khóc ngay và vô cùng sợ sệt, mất tự tin. Buổi học ấy chắc chắn em không thể
nào tiếp thu bài được, vì vậy tác động tình cảm của các em phải tế nhị, nhẹ
nhàng thể hiện sự ân cần, cởi mở và tấm lòng tâm phục. Với đặc điểm tâm lý nói
trên, nếu có được một môi trường học tập thân thiện thì chắc chắn các em sẽ
không những được phát triển tình cảm tốt đẹp mà còn giúp các em tiếp thu kiến
thức và rèn luyện kĩ năng tốt hơn.
Các em học sinh tiểu học với tâm lý sẵn sàng đi học, thích thú đến trường,
hiếu động và thích khám phá, đó chính là điều kiện tốt để phát huy tính tích cực
trong học tập cũng như mọi hoạt động khác cho học sinh. Học sinh tiểu học
cũng rất thích được vui chơi, vui chơi cũng là một mặt hoạt đọng tích cực của
học sinh. Tôi nhận thấy trong giờ ra chơi, các em rất hăng say chơi. Ngay trong
tiết học các em mong được thầy cô giáo của mình tổ chức trò chơi học tập.

Tổ chức thực hiện phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh
tích cực” thực sự là một ý tưởng mà tôi rất tâm đắc và nhận thấy trách nhiệm lớn
lao của bản thân mình. Với những cơ sở thực tiễn từ tâm lý học sinh tiểu học
nên tôi đã lựa chọn sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp nhằm nâng cao
hiệu quả nâng cao hiêu quả phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực” ở trường tiểu học; đây là điều rất cần thiết và có thể thực hiện
Người thực hiện: Trần Bích Hòa - Trường Tiểu học Gia Cẩm 4
Một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường Tiểu học
để phát triển toàn diện cho học sinh. Những giải pháp này có thể là không mới,
có thể chưa được đề cập nhiều hoặc chưa thực sự phù hợp với mặt bằng chung
trên địa bàn thành phố Việt Trì. Song với những thành quả đạt được bước đầu
rất khả quan và đã đáp ứng được yêu cầu, nội dung cơ bản mà phong trào thi đua
xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực do ngành giáo dục đặt ra và
với tâm niệm muốn được trình bày sẻ chia những giải pháp đã được trải nghiệm
thực tiễn có tính khả thi hy vọng có thể vận dụng được.
Người thực hiện: Trần Bích Hòa - Trường Tiểu học Gia Cẩm 5
Một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường Tiểu học
PHẦN II
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận của vấn đề:
Ngày 22 tháng 7 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT)
đã ra Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT, Chỉ thị về việc phát động phong trào thi
đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ
thông giai đoạn 2008 - 2013 gồm 5 nội dung được cụ thể hóa thành 72 tiêu chí.
ta phải hiểu “Thân thiện là gì” (thân thiện là có tình cảm tốt, đối xử tử tế, và thân
thiết với nhau; hàm chứa sự bình đẳng, dân chủ về pháp lý và sự đùm bọc, cưu
mang đầy tình người về đạo lý). “Thân thiện” bắt nguồn từ sứ mệnh của nhà
trường và thiên chức của nhà giáo đối với thế hệ trẻ và xã hội, chứ không dừng ở

thái độ bề ngoài trong quan hệ ứng xử. “Thân thiện” với địa phương với địa bàn
hoạt động của nhà trường; “Thân thiện” trong tập thể sư phạm với nhau, giữa
tập thể sư phạm với học sinh; đảm bảo cơ sở vật chất phù hợp với yêu cầu giáo
dục và thỏa mãn tâm lý người.
Trường học thân thiện, trước hết phải là nơi tiếp nhận tất cả trẻ em trong
độ tuổi quy định. Nhất là Tiểu học (TH) và Trung học cơ sở (THCS) là các cấp
phổ cập, đến trường. Nhà trường phải tạo điều kiện để thực hiện bình đẳng về
quyền học tập cho thanh, thiếu niên. Trường học thân thiện phải là trường học
có chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả giáo dục không ngừng được nâng
cao. Các thầy, các cô phải thân thiện trong dạy học, thân thiện trong đánh giá kết
quả rèn luyện, học tập của học sinh, đánh giá công bằng, khách quan với lương
tâm và trách nhiệm của nhà giáo. Các thầy, cô giáo trong quá trình dạy học, phải
thân thiện với mọi năng lực thực tế của mọi đối tượng học sinh, để các em tự tin
bước vào đời. Trường học thân thiện phải là trường học có môi trường sống lành
mạnh, an toàn, trách được những bất trắc, nguy hiểm đe dọa học sinh. Trường
học thân thiện phải là trường học có cơ sở vật chất đảm bảo các quyền tự nhiên
thiết yếu con người: đủ nước sạch, ánh sáng, phòng y tế, nhà vệ sinh, sân chơi,
bãi tập, trường học thân thiện phải là trường tạo lập sự bình đẳng giáo, xây
dựng thái độ và giáo dục hành vi ứng xử tôn trọng bình đẳng nam nữ. Trường
học thân thiện phải chú trọng giáo dục kỹ năng sống, giáo dục cho học sinh biết
Người thực hiện: Trần Bích Hòa - Trường Tiểu học Gia Cẩm 6
Một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường Tiểu học
rèn luyện thân thể, biết tự bảo vệ sức khỏe, biết sống khỏe mạnh, an toàn.
Trường học thân thiện phải là nơi huy động có hiệu quả sự tham gia của học
sinh, thầy cô giáo, cha mẹ học sinh, của chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các
đơn vị kinh tế và nhân dân địa phương nơi trường đóng cùng đồng lòng, đồng
sức xây dựng nhà trường.
Trong môi trường trường học thân thiện, trẻ em sẽ cảm nhận được sự thỏa
mái khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua

sự thâm nhập, trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động ngoại khóa,
trong các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui mà học. Như thế, mỗi ngày
trẻ em đến trường là một ngày vui. Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với
việc phát huy tính tích cực của học sinh. Trong môi trường phát triển toàn diện
đó, học sinh học tập hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của
người thầy, gắn chặt giữa học và hành, biết thư giãn khoa học, rèn luyện kỹ
năng và phương pháp học tập, trong đó những yếu tố hết sức quan trọng và khả
năng tự tìm hiểu, khám phá, sáng tạo. Đồng thời, phát huy có hiệu quả việc tổ
chức và tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để các em thêm tự tin
thể hiện mình và góp phần hoàn thiện trong quá trình hình thành nhân cách của
trẻ.
Bước vào năm học 2013 - 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục quán
triệt việc triển khai thực hiện phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, bản thân tôi nhận
thấy để thực hiện tốt phong trào thi đua nói trên, xây dựng “trường học thực sự
thân thiện” trước hết cần phải xây dựng cho được từng lớp học thân thiện. Mặt
khác, là một lớp học thuộc trường chuẩn quốc gia, việc xây dựng lớp mình trở
thành lớp học thân thiện là vô cùng cần thiết. Lớp học thân thiện thể hiện ở
nhiều mặt, trong đó phải kể đến mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò, giữa trò
và trò, giữa giáo viên và các mối quan hệ xoay quanh các vấn đề giáo dục. Học
sinh tích cực cũng cần thể hiện ở nhiều mặt như tích cực trong học tập, tích cực
trong các hoạt động tập thể, hoạt động vui chơi
Mục đích chủ yếu và ý nghĩa quan trọng nhất của việc xây dựng trường
học thân thiện là tạo nên một môi trường giáo dục an toàn, bình đẳng, tạo hứng
thú cho học sinh trong học tập, góp phần bảo đảm quyền đi học của học sinh.
Trong môi trường trường học thân thiện, trẻ em sẽ cảm nhận được sự thoải mái
Người thực hiện: Trần Bích Hòa - Trường Tiểu học Gia Cẩm 7
Một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường Tiểu học
khi việc học của mình vừa gắn kiến thức trong sách vở, vừa trải nghiệm của

chính bản thân trong các hoạt động ngoại khóa, trong các trò chơi dân gian, các
hoạt động tập thể vui mà học. Như thế mỗi ngày trẻ em đến trường là một ngày
vui. Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực của
học sinh. Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh học tập thích thú,
chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của giáo viên, gắn chặt giữa học và
hành, rèn luyện kĩ năng và phương pháp học tập, trong đó có yếu tố hết sức quan
trọng là khả năng tự tìm hiểu, khám phá, sáng tạo.
Với cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”,
học sinh trở nên năng động, tích cực dưới sự định hướng, hướng dẫn của giáo
viên, các em chủ động, tích cực học tập trong môi trường trường học thân thiện
sẽ góp phần phát triển một cách toàn diện về nhân cách và đó chính là nhân tố
quyết định sự phát triển bền vững của đất nước trong tương lai.
Để có được trường học thân thiện, học sinh tích cực, trước hết phải xây
dựng từng lớp học thân thiện, học sinh trong từng lớp tích cực thì mới góp phần
đảm bảo cho sự thành công của phong trào “xây dựng một trường học thân
thiện, học sinh tích cực”
Trong nhiều năm qua, bản thân tôi đã thực hiện tương đối tốt mối quan hệ
giữa thầy và trò, đồng thời tạo điều kiện xây dựng cho học sinh có mối quan hệ
thân thiện với nhau và sử dụng các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập, từng bước đưa chất
lượng giáo dục của tôi đi lên. Thực hiện tốt các việc làm đó cũng là góp một
phần nhỏ vào thành công của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực”. Vì vậy, sau một thời gian vận dụng, đúc kết kinh nghiệm, bản
thân trình bày những biện pháp tôi đã thực hiện trong quá trình tham gia phong
tròa “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” ở trường bằng những
việc làm cụ thể qua sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp nhằm nâng cao
hiệu quả phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích
cực” ở trường tiểu học nói chung, trường Tiểu học Gia Cẩm tôi đang công tác
nói riêng.
Người thực hiện: Trần Bích Hòa - Trường Tiểu học Gia Cẩm 8

Một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường Tiểu học
2. Thực trạng của vấn đề.
Hiện nay, Bộ GD&ĐT chỉ đạo thực hiện phong trào “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” là một trong những phong trào có ý nghĩa, góp
phần thúc đẩy, nâng cao chất lượng giáo dục. Ngay từ khi phát động, trường TH
Gia Cẩm đã phát động tới toàn thể giáo viên và học sinh trong nhà trường hưởng
ứng thực hiện cuộc vận động trên. Qua nhiều năm thực hiện, Trường tiểu học
Gia Cẩm đã thu được những kết quả khả quan, chất lượng giáo dục ngày càng
được nâng cao và phát triển mang tính bền vững hơn.
Năm học 2011 - 2012 Ban giám hiệu BGH), Ban chấp hành công đoàn đã
cụ thể hóa các nội dung, chương trình thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực” qua các đợt thi đua của nhà trường, đó là đợt thi đua chào
mừng ngày Nhà giáo Việt Na, 20/11, ngày Quốc phòng toàn dân 22/12, ngày
thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3 và đợt thi đua kỉ niệm ngày giải phóng
Miền Nam thống nhất đất nước 30/4 và sinh nhật Bác 19/5. Các nội dung trọng
tâm của phong trào thi đua được Nhà trường, công đoàn trường phát động và
phân công phụ trách cụ thể đó là:
1. Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn (do hiệu trưởng phụ
trách).
2. Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở địa
phương và giúp các em tự tin trong học tập (do Phó hiệu trưởng phụ trách)
3. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh (do giáo viên chủ nhiệm phụ
trách).
4. Tổ chức các hoạt động tập thể vui chơi, lành mạnh (do TPT Đội phụ
trách)
5. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch
sử văn hóa, cách mạng ở địa phương (do TPT Đội, giáo viên chủ nhiệm phụ
trách)
Kết quả được thể hiện qua bảng tổng hợp như sau:

Nội dung 1: Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn (tối đa 20 điểm)
Người thực hiện: Trần Bích Hòa - Trường Tiểu học Gia Cẩm 9
Một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường Tiểu học
1.1. Bảo đảm trường an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày
càng đẹp hơn, lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế hợp lứa tuổi học sinh (tối
đa 5 điểm)
Kết quả cụ thể đạt được
Điểm
tối đa
Điểm
chấm
Trường có hàng rào bao quanh, cổng, biển trường theo
quy định của điều lệ trường tiểu học. Trường có quy định
và các giải pháp đảm bảo môi trường giáo dục an toàn,
lành mạnh cho học sinh
1,0 1
Khuôn viên nhà trường sạch sẽ, có cây xanh thoáng mát,
lớp học đủ ánh sáng, được trang trí sư phạm và gần gũi,
thân thiện với thiên nhiên. Trường có sân chơi an toàn,
thường xuyên dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ
1,0 1
Nhà trường có đầy đủ các phương tiện dạy học hiện đại,
các phòng chức năng (đa năng). Lớp học có bảng chống
lóa, đủ bàn ghế chắn chắn, phù hợp với lứa tuổi học sinh.
1,0 0,5
Có nhân viên y tế và phòng y tế với đủ cơ số thuốc theo
quy định; có đủ nước uống, nước sạch thuận tiện, đáp ứng
các yêu cầu vệ sinh, ăn uống cho HS
1,0 1

Không sử dụng cơ sở nhà trường để kinh doanh buôn bán,
cho thuê. Cổng trường không bị lấn chiến bởi hàng quán
bán rong, xe cộ. Có nhà để xe giáo viên và học sinh sạch
sẽ được bố trí ở vị trí thích hợp và đáp ứng nhu cầu sử
dụng
1,0 1
Tổng cộng 5 4,5
1.2. Tổ chức học sinh trồng cây vào dịp đầu xuân và chăm sóc cây thường
xuyên (tối đa 5 điểm)
Kết quả cụ thể đạt được
Điểm
tối đa
Điểm
chấm
Tổ chức học sinh các lớp lớn (3, 4, 5) trồng cây vào dịp 2,0 1,5
Người thực hiện: Trần Bích Hòa - Trường Tiểu học Gia Cẩm 10
Một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường Tiểu học
đầu xuân trong trường và ở địa phương
Tổ chức cho học sinh các lớp chăm sóc cây trồng (vườn
hoa, cây cảnh) thường xuyên theo lịch được phân công cụ
thể
1,0 1
Không có hiện tượng học sinh xâm phạm cây và hoa trong
trường và nơi công cộng
1,0 0,5
Làm đẹp, xanh hóa hành lang, phòng học, phòng làm việc
bằng cây cảnh. Không trồng cây có vỏ, lá, hoa chứa chất
độc hại và mùi hôi thối
1,0 1

Tổng cộng 5 4,5
1.3. Có đủ nhà vệ sinh được đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan trường học,
được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ (tối đa 5 điểm)
Kết quả cụ thể đạt được
Điểm
tối đa
Điểm
chấm
Có đủ nhà vệ sinh riêng cho giáo viên và học sinh (riêng
nam, nữ)
2,0 2
Nhà vệ sinh an toàn thuận tiện, đảm bảo đủ nước sạch và
thường xuyên giữ vệ sinh sạch sẽ.
1,0 0,5
Nhà vệ sinh được đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan nhà
trường.
1,0 1
Có nhà cầu, lối đi đến nhà vệ sinh sạch sẽ, tránh được mưa
gí. Có vòi nước rửa tay sau khi đi vệ sinh
1,0 1
Tổng cộng 5 4,5
1.4. Học sinh tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giữ
gìn vệ sinh môi trường lớp học, nhà trường, khu vệ sinh và vệ sinh cá nhân phù
hợp (tối đa 5 điểm)
Kết quả cụ thể đạt được
Điểm
tối đa
Điểm
chấm
Trường, lớp có chương trình, kế hoạch và lịch phân công

học sinh tham gia vào các hoạt động bảo vệ, chăm sóc,
giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, nhà trường, khu vệ
sinh
1,0 1
HS được tổ chức và tham gia tích cực vào hoạt động bảo 2,0 1,5
Người thực hiện: Trần Bích Hòa - Trường Tiểu học Gia Cẩm 11
Một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường Tiểu học
vệ, chăm sóc, giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, nhà
trường, khu vệ sinh
Trường, lớp có kế hoạch định kì kiểm tra, đánh giá việc
thực hiện chương trình, kế hoạch chăm sóc, giữ gìn vệ
sinh môi trường lớp học, nhà trường, khu vệ sinh và cá
nhân.
1,0 1
Không có hiện tượng tự tiện viết chữ, khắc, vẽ lên tường,
bàn ghế
1,0 1
Tổng cộng 5 4
Nội dung 2. Dạy và học hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sih
ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập (tối đa 25 điểm)
2.1. Giáo viên tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự
chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng
tự học của học sinh (Tối đa 15 điểm)
Kết quả cụ thể đạt được
Điểm
tối đa
Điểm
chấm
Giáo viên gần gũi, tôn trọng học sinh 2,0 2

GV tích cực đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với
các đối tượng HS
3,0 2,5
GV rèn cho học sinh khả năng tự học, kĩ năng tự kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập lẫn nhau
3,0 2,5
GV thực hiện dạy và đánh giá kết quả học tập của học
sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình
2,0 2
Trường có tổ chức học 2 buổi/ngày hoặc trên 6 buổi/tuần 3,0 3
Không có học sinh ngồi nhầm lớp 2,0 2
Tổng cộng 15 14
Người thực hiện: Trần Bích Hòa - Trường Tiểu học Gia Cẩm 12
Một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường Tiểu học
2.2. Học sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo
thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao (tối đa 10
điểm)
Kết quả cụ thể đạt được
Điểm
tối đa
Điểm
chấm
HS được khuyến khích, tham gia vào quá trình học tập
một cách tích cực, chủ động, sáng tạo và hợp tác
2,0 1,5
HS được tạo cơ hội, tạo hứng thú, tích cực đề xuất sáng
kiến trong học tập
2,0 1,5
HS chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập

dưới sự hướng dẫn của giáo viên
2,0 1,5
HS chủ động giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, hoạt động 2,0 1,5
HS tham gia xây dựng các góc học tập, khuyến khích sưu
tầm và tự làm dụng cụ học tập cho lớp học
1,0 0,5
HS có đủ sách giáo khoa và dụng cụ học tập khi đến
trường
1,0 1
Tổng cộng 10 7,5
Nội dung 3: Rèn luyện kỹ năng (KN) sống cho học sinh (tối đa 15 điểm)
3.1. Rèn luyện khả năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói
quen và kĩ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm (tối đa 5 điểm)
Kết quả cụ thể đạt được
Điểm
tối đa
Điểm
chấm
Học sinh được giáo dục các kĩ năng sống: Giao tiếp, quan
hệ giữa các cá nhân; Tự nhận thức; Ra quyết định, suy sét
và giải quyết vấn đề; Đặt mục tiêu; Ứng phó, kiềm chế;
Hợp tác và làm việc theo nhóm
2,0 1,5
Học sinh được trải nghiệm các kĩ năng sống thông qua các
hoạt động học tập, hoạt động tập thể và hoạt động NGLL
2,0 1,5
Học sinh biết tự quản trong hoạt động tập thể và làm việc
theo nhóm
1,0 1
Tổng cộng 5 4

3.2. Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kĩ năng phòng, chống tai nạn
giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác (tối đa 5 điểm)
Người thực hiện: Trần Bích Hòa - Trường Tiểu học Gia Cẩm 13
Một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường Tiểu học
Kết quả cụ thể đạt được
Điểm
tối đa
Điểm
chấm
HS được rèn luyện kĩ năng sống thông qua việc biết tự
chăm sóc sức khỏe; biết giữ gìn vệ sinh, biết sống khỏe
mạnh và an toàn
2,0 1,5
HS được rèn luyện kĩ năng sống thông qua rèn ý thức
chấp hành tốt luật lệ giao thông; rèn luyện cách tự phòng,
chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương
tích khác.
2,0 1,5
Không có HS bị ngộ độc hay bị thương tích nặng xảy ra
trong nhà trường
1,0 1
Tổng cộng 5 4
3.3. Rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo
lực và các tệ nạn xã hội (tối đa 5 điểm)
Kết quả cụ thể đạt được
Điểm
tối đa
Điểm
chấm

HS được GD kĩ năng sống thông qua rèn luyện và thực
hiện các quy định về cách ứng xử có văn hóa, đoàn kết,
thân ái, giúp đỡ lẫn nhau
2,0 1,5
HS được GD kĩ năng sống thông qua rèn luyện và thực
hiện các quy định về chống bạo lực trong trường và phòng
tránh các tệ nạn xã hội
1,0 1
Không có hiệu tượng kì thị, vi phạm về giới, bạo lực trong
trường.
1,0 1
HS không nói tục, chửi thề, hoặc có lời lẽ thiếu văn hóa và
gây gỗ, đánh nhau
1,0 1
Tổng cộng 5 4,5
Nội dung 4. Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh (tối đa 15
điểm)
4.1. Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích
sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh (tối đa 10 điểm)
Người thực hiện: Trần Bích Hòa - Trường Tiểu học Gia Cẩm 14
Một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường Tiểu học
Kết quả cụ thể đạt được
Điểm
tối đa
Điểm
chấm
Có kế hoạch tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao của
lớp, của trường thiết thực và tạo điều kiện, khuyến khích
học sinh tham gia.

3,0 2,5
Nhà trường có tổ chức, giới thiệu cho học sinh, giáo viên
một số làn điệu dân ca của địa phương và dân tộc
3,0 2,5
Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao (gắn với truyền
thống văn hóa địa phương) của lớp, của trường theo đúng
kế hoạch với sự tham gia chủ động, tích cực và tự giác của
học sinh
3,0 2,5
Tổ chức cho các học sinh khuyết tật có điều kiện tham gia
các hoạt động văn nghệ, thể thao của lớp, của trường
1,0 1
Tổng cộng 10 8,5
4.2. Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực
khác phù hợp với lứa tuổi học sinh (tối đa 5 điểm)
Kết quả cụ thể đạt được
Điểm
tối đa
Điểm
chấm
Trường có xây dựng kế hoạch cụ thể về tổ chức các hoạt
động vui chơi, giải trí cho học sinh theo định kỳ
1,0 1
Thực hiện sưu tầm và phổ biến các trò chơi dân gian cho
học sinh (gắn với truyền thống văn hóa địa phương)
1,0 1
Tổ chức hợp lý các trò chơi dân gian, các hoạt động vui
chơi giải trí tích cực, phù hợp với lứa tuổi.
2,0 1,5
HS tham gia tích cực, hứng thú vào các trò chơi dân gian,

các hoạt động vui chơi giải trí tích cực theo kế hoạch học
tập và hoạt động của lớp, trường
1,0 1
Tổng cộng 5 4,5
Nội dung 5: Học sinh tham tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích
lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương (tối đa 10 điểm)
5.1. Mỗi trường đều nhận chăm sóc một di tích lịch sử, văn hóa hoặc di tích
cách mạng ở địa phương, góp phần làm cho di tích ngày một sạch đẹp hơn, hấp
dẫn hơn, tuyên truyền, giới thiệu các công trình, di tích của địa phương với bạn
bè (tối đa 5 điểm)
Người thực hiện: Trần Bích Hòa - Trường Tiểu học Gia Cẩm 15
Một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường Tiểu học
Kết quả cụ thể đạt được
Điểm
tối đa
Điểm
chấm
Đã đăng ký và được cơ quan có thẩm quyền phân công
chăm sóc di ích lịch sử, văn hóa, cách mạng; chăm sóc gia
đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với nước, mẹ
Việt Nam anh hùng ở địa phương
1,0 1
Có kế hoạch cụ thể và tổ chức cho học sinh chăn sóc di
tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, chăm sóc các gia đình
thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với nước, mẹ Việt
Nam anh hùng ở địa phương
1,0 1
Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động tham quan,
tìm hiểu các công trình hiện đại, di tích lịch sử, văn hóa,

cách mạng, làng nghề của địa phương và đất nước
1,0 0,5
Có kế hoạch hoạt động tuyên truyền, giới thiệu các công
trình hiện đại, di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, làng
nghề của địa phương với bạn bè và tổ chức thực hiện tốt
công tác này.
1,0 0,5
Trường có danh mục kèm theo một số thông tin cơ bản về
các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng tại địa phương
1,0 0,5
Tổng cộng 5 3,5
5.2 Mỗi trường có kế hoạch và tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc
và tinh thần cách mạng một cách hiệu quả cho tất cả học sinh; phối hợp với
chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương phát huy giá trị của các di tích
lịch sử, văn hóa và cách mạng cho cuộc sống cộng đồng ở địa phương và khách
du lịch (tối đa 5 điểm)
Kết quả cụ thể đạt được
Điểm
tối đa
Điểm
chấm
Có chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện hiệu quả,
thiết thực công tác giáo dục văn hóa dân tộc và tinh thần
cách mạng cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục
NGLL với các hình thức đa dạng, phong phú và phù hợp
với lứa tuổi
2,0 1,5
Có kế hoạch phối hợp với chính quyền, các tổ chức đoàn 1,0 0,5
Người thực hiện: Trần Bích Hòa - Trường Tiểu học Gia Cẩm 16
Một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả phong trào thi đua

“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường Tiểu học
thể và nhân dân địa phương trong việc phát huy giá trị các
di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng cho cuộc sống và cộng
đồng ở địa phương và khách du lịch
Phối hợp với chính quyền, các tổ chức đoàn thể và nhân
dân địa phương tổ chức thực hiện hiệu quả việc phát huy
các giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng cho cuộc
sống và cộng đồng ở địa phương và khách du lịch
1,0 1
Trường có thực hiện việc sưu tầm tư liệu, hình ảnh về
truyền thống văn hóa dân tộc và địa phương
1,0 1
Tổng cộng 5 4
Nội dung 6: Về tính sáng tạo trong việc chỉ đạo phong trào và mức độ tiến bộ
của trường trong thời gian qua (tối đa 15 điểm)
6.1 Có sự sáng tạo trong việc tổ chức chỉ đạo phong trào thi đua (tối đa 5 điểm)
Kết quả cụ thể đạt được
Điểm
tối đa
Điểm
chấm
Đã lập Ban chỉ đạo, lập kế hoạch thực hiện, tổ chức phát
động phong trào thi đua với các thành viên trong trường,
ban đại diện cha mẹ học sinh và lồng ghép với các cuộc
vận động: “Hai không” và “Mỗi thầy cô giáo là một tấm
gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
1,0 1
Đã triển khai thực hiện chỉ thị 71/2008/CT-BGDĐT ngày
23/12/2008 của Bộ GDĐT về tăng cường phối hợp nhà
trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục trẻ em,

học sinh, sinh viên
1,0 1
Đã tổ chức lấy ý kiến học sinh, cha mẹ học sinh đóng góp
xây dựng trường (qua hộp thư góp ý, qua Ban đại diện cha
mẹ học sinh )
1,0 1
Đã liên hệ với chính quyền địa phương, phối hợp với các
cơ quan, đoàn thể quần chúng, doanh nghiệp, nhà hảo tâm,
văn nghệ sỹ, cơ quan thông tin đại chúng để tổ chức thực
hiện phong trào thi đua
1,0 0,5
Trường có tổ chức phát động, theo dõi và đánh giá phong
trào thi đua từng học kỳ, từng năm học. Tất cả cá nhân,
1,0 1
Người thực hiện: Trần Bích Hòa - Trường Tiểu học Gia Cẩm 17
Một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường Tiểu học
tập thể trong nhà trường đều tích cực tham gia phong trào
thi đua và có đăng ký thi đua từ đầu năm học
Tổng cộng 5 4,5
6.2. Tiến bộ qua quá trình phấn đấu và qua các kỳ đánh giá (tối đa 10 điểm,
không cộng điểm các mức, chỉ tính theo một trong các mức điểm quy định)
Kết quả cụ thể đạt được
Điểm
tối đa
Điểm
chấm
Tổng số điểm đánh giá 5 nội dung và mục 6.1 đạt dưới 45
hoặc số điểm đạt được thấp hơn kỳ đánh giá gần nhất vừa
qua

0
Tổng số điểm đánh giá 5 nội dung và mục 6.1 đạt 45 đến
50 hoặc cao hơn kỳ đánh giá gần nhất vừa qua
1,0
Tổng số điểm đánh giá 5 nội dung và mục 6.1 đạt 51 đến
55 bằng hoặc cao hơn kỳ đánh giá gần nhất vừa qua
2,0
Tổng số điểm đánh giá 5 nội dung và mục 6.1 đạt 56 đến
60 bằng hoặc cao hơn kỳ đánh giá gần nhất vừa qua
3,0
Tổng số điểm đánh giá 5 nội dung và mục 6.1 đạt 61 đến
65 bằng hoặc cao hơn kỳ đánh giá gần nhất vừa qua
4,0
Tổng số điểm đánh giá 5 nội dung và mục 6.1 đạt 66 đến
50 và cao hơn kỳ đánh giá gần nhất vừa qua
5,0
Tổng số điểm đánh giá 5 nội dung và mục 6.1 đạt 71 đến
75 và bằng hoặc cao hơn kỳ đánh giá gần nhất vừa qua
6,0
Tổng số điểm đánh giá 5 nội dung và mục 6.1 đạt 76 đến
80 và bằng hoặc cao hơn kỳ đánh giá gần nhất vừa qua
7,0 7
Tổng số điểm đánh giá 5 nội dung và mục 6.1 đạt 81 đến
85 và bằng hoặc cao hơn kỳ đánh giá gần nhất vừa qua
8,0
Tổng số điểm đánh giá 5 nội dung và mục 6.1 đạt 86 đến
89 và bằng hoặc cao hơn kỳ đánh giá gần nhất vừa qua
9,0
Tổng số điểm đánh giá 5 nội dung và mục 6.1 đạt 90 bằng
hoặc cao hơn kỳ đánh giá gần nhất vừa qua và có tiến bộ

mọi mặt vượt bậc
10
Tổng cộng 10 7
* Tổng số điểm nội dung 1+2+3+4+5+6.1) đạt 83,5/100 điểm
Người thực hiện: Trần Bích Hòa - Trường Tiểu học Gia Cẩm 18
Một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường Tiểu học
Qua bảng tổng hợp ở trên cho thấy: Chất lượng hoạt động dạy và học hiệu
quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em
tự tin trong học tập của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học
sinh tích cực” ở trường tiểu học Gia Cẩm hiệu quả chưa cao.
Từ thực trạng chất lượng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện học sinh tích cực” nói trên, là Tổng phụ trách đội, bản thân nhận thấy cần
phải có những biện pháp tham mưu rõ ràng hơn nữa tới Chi bộ Đảng, Ban giám
hiệu, Tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng trong việc thực hiện phong trào
thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”, qua đó mới đáp ứng
được những đòi hỏi sự nghiệp đổi mới GD-ĐT trong giai đoạn hiện nay.
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Căn cứ vào 5 nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. Bản thân tôi nhận thấy
cần đầu tư vào các giải pháp cơ bản sau đây:
1. Chủ động tham mưu, tuyên truyền, vận động các cấp ủy Đảng, chính
quyền, các tổ chức đoàn thề, các tập thể, cá nhân, nhất là phụ huynh học sinh để
mọi người hiểu và có nhận thức đúng về mục đích, ý nghĩa của phong trào thi
đua thiết thực của ngành đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ giúp đỡ về vật chất và đẩy
mạnh công tác xã hội hóa giáo dục
2. Tập trung bồi dưỡng, nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, những kỹ năng cơ bản cho cán bộ, giáo viên về đổi mới phương pháp
dạy học theo hướng “Thân thiện, tích cực và hiện đại”. Đặt ra những yêu cầu,
mục tiêu, chỉ tiêu và mốc thời gian cụ thể để từng tập thể, cá nhân hoàn thành

công việc theo kế hoạch.
3. Tập trung giáo dục, tuyên truyền, tập cho các em làm quen với những
hoạt động cụ thể để xây dựng “Trường học thân thiện - Lớp học thân thiện”, từ
đó từng bước chuyển giao quyền chủ động, sáng tạo cho giáo viên, học sinh.
4. Đa dạng hóa các hình thức dạy trong đó cú ý tới các trò chơi học tập
như “Học mà vui - Vui mà học”, ngoại khóa, thông qua đó lồng ghép giáo dục
kỹ năng sống một cách có hiệu quả đồng thời để kích thích lòng ham học hỏi,
tìm hiểu, khám phá và tránh nhàm chán trong dạy học.
Người thực hiện: Trần Bích Hòa - Trường Tiểu học Gia Cẩm 19
Một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường Tiểu học
5. Tăng cường tổ chức các hoạt động tập thể, các hoạt động vui chơi giải
trí, nên sân khấu hóa các hình thức sinh hoạt tập thể để tránh sự xáo rỗng, hình
thức trong sinh hoạt.
6. Thành lập ban chỉ đạo cấp trường, có sự tham gia của các tổ chức, đoàn
thể, tổ khối và đại diện phụ huynh, phân công trách nhiệm chi tiết, cụ thể cho
các thành viên. Định mức kinh phí hợp lý cho từng nhóm nội dung và giao cho
từng cá nhân phụ trách.
Căn cứ vào đặc điểm tình hình của nhà trường bản thân tôi nhận thấy cần
đầu tư vào các nội dung, tiêu chí và lộ trình cụ thể sau đây:
3.1. Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp và an toàn
3.1.1. Nội dung và các biện pháp thực hiện:
a. Đối với nhà trường
- Tiến hành quy hoạch các cụm công trình như: Khu học tập; khu hoạt
động tập thể, thể dục thể thao, sân chơi giải trí.
Cụ thể:
+ Khu học tập gồm 35 phòng, trong đó có 33 phòng học, 1 phòng công
tác đối, 01 phòng nghệ thuật.
+ Khu hoạt động tập thể gồm: 01 sân trung tâm với diện tích 750m
2

+ Sân chơi với diện tích 500m
2
được trang bị các trò chơi dân gian (ô ăn
quan, cầu lông, bóng đá
+ Khu hành chính tổng hợp gồm: 9 phòng, trong đó: Bố trí hợp lý phòng
thư viện - thiết bị cho GV và HS tham gia các hoạt động tham khảo sách, báo.
Số phòng còn lại bố trí các phòng chức năng khác một cách khoa học, phát huy
hết công năng.
- Đề xuất BGH nhà trường để lại 20 cây có bóng mát trong sân trường để
tạo bóng mát ban đầu cho học sinh.
Năm học 2012 - 2013 tham mưu với BGH nhà trường cho trồng các cây
có bóng mát trong sân trường theo đặc trưng trường học, đề xuất trồng cây cảnh
khuôn viên nhà trường, bước đầu đã tạo được cảnh quan xanh, sạch, đẹp cho
trường.
Người thực hiện: Trần Bích Hòa - Trường Tiểu học Gia Cẩm 20
Một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường Tiểu học
Năm học 2012 - 2013 nhà trường tích cực chăm sóc cảnh quan, cây cảnh
đã có đồng thời trồng thêm một số cây bóng mát để giáo dục học sinh ý thức
chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
b. Đối với lớp học
- Trường tổ chức cho các lớp thi đua thực hiện phong trào xây dựng “Lớp
học thân thiện, học sinh tích cực, chủ động” như: Vẽ tranh tường trong lớp,
trang trí tranh ảnh, khẩu hiệu, làm rèm chống nắng, trồng cây xanh, cây cảnh
trong lớp
- Xây dựng mỗi lớp một tủ sách lưu động, góc thư viện cho các em đọc
sách ngoài giờ học bổ sung kiến thức.
- Phát huy vai trò lãnh đạo của ban cán sự lớp trong công tác dọn và giữ
gìn vệ sinh, chăm sóc cây xanh, cây cảnh, bảo quản và sử dụng CSVC, trang
thiết bị dạy - học, quản lý lớp, quản lý chuyển tiết bộ môn v.v

- Phát động và thực hiện các tiết học tích cực trong phong trào giảng dạy
của giáo viên, vận dụng có hiệu quả các chuyên đề cấp khối, trường, cụm
trường, phòng GD-ĐT và một số chuyên đề cấp tỉnh cho GV. Đặc biệt đề ra một
số tiêu chí của tiết học tích cực để GV thực hiện như:
+ Tiết học đó có vui không?
+ Mọi học sinh có được hoạt động không?
+ Kiến thức có do học sinh sản sinh ra không?
- Làm tốt công tác thi đua trong phong trào chủ nhiệm giỏi để GV phấn
đấu.
- Hướng dẫn GV thực hiện việc sắp xếp bàn ghế, tạo không gian lớp học
theo nhiều chiều, nhiều hướng khác nhau để rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh.
Đồng thời tạo điều kiện cho học sinh phát huy tính chủ động trong các hoạt
động học tập.
3.1.2. Kết quả đạt được:
* Huy động được nguồn vốn đầu tư và hỗ trợ cho chương trình như:
- San lấp mặt bằng sân bãi; xếp ghế đá trên sân trường
- Trang trí màn cửa sổ chống nắng cho các phòng học.
- Trồng cây xanh, chăm sóc bồn hoa theo từng khối lớp.
Người thực hiện: Trần Bích Hòa - Trường Tiểu học Gia Cẩm 21
Một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường Tiểu học
- Vẽ sân chơi gồm 1 số trò chơi cho HS như: Ô ăn quan, cầu lông, chơi
canh, bóng rổ.
- Xây dựng những tủ sách thư viện lưu động bằng cách gắn kệ ở các lớp
phục vụ cho các em đọc sách ngoài giờ học bổ sung kiến thức.
- Đã tổ chức cho các lớp trang trí phòng học, vẽ tranh tường, mỗi phòng
có khẩu hiệu tuyên truyền, ảnh Bác Hồ, cây xanh gây hứng thú học tập cho học
sinh.
- Đã tham mưu, tuyên truyền, vận động được các lực lượng xã hội, đồng
tình hưởng ứng và tham gia nhiệt tình cho phong trào.

- Quy hoạch và xây dựng được khuôn viên cảnh quan môi trường xanh,
sạch, đẹp và an toàn gồm các hạng mục sau:
+ San lấp mặt bằng, đổ bê tông bổ sung cho sân trên trước cổng trường,
làm bãi cho PH đưa đón học sinh.
+ Xây dựng được khu công trình Măng non, công trình thanh niên, hệ
thống bồn hoa cây cảnh cây bóng mát hợp lý.
- Tổ chức cho công đoàn trường đang kí thực hiện 1 công trình văn hóa
như làm bồn hoa, cây cảnh để giáo dục học sinh ý thức chăm sóc và bảo vệ các
loại cây xanh góp phần tạo cảnh quan môi trường giáo dục của nhà trường thêm
Xanh, sạch, đẹp.
- Đã tổ chức cho chi đoàn đảm nhận một công trình thanh niên chăm sóc
các bồn hoa cây cảnh trong khuôn viên nhà trường.
3.2. Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi
địa phương giúp các em tự tin trong học tập.
3.2.1. Nội dung
Đây là nội dung lớn và không dễ thực hiện và hoàn thành trong thời gian
ngắn, mà đòi hỏi phải có một lộ trình với những nội dung cụ thể, trong đó cần
chọn một số khâu đột phá từ đó để thúc đẩy và duy trì phong trào. Trong điều
kiện thực tế của trường, trước mắt cần duy trì tốt các phong trào thực hiện có
như: học sinh giỏi, giáo viên giỏi, và đầu tư mạnh vào chất lượng đại trà, hạn
chế học sinh yếu, tập trung đột phá ở một số khâu sau:
Người thực hiện: Trần Bích Hòa - Trường Tiểu học Gia Cẩm 22
Một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường Tiểu học
a) Bồi dưỡng nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên về: đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng thân thiện, hướng tích cực và hiện đại; bồi
dưỡng kiến thức và kỹ năng tin học cho giáo viên, đặt ra yêu cầu 100% giáo
viên phải làm sử dụng được máy tính và khai thác được mạng Internet, trong đó
có 70% trở lên phải đạt ở mức thành thạo; Yêu cầu đội ngũ đổi mới cách ứng xử
với học sinh, Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò; giữa trò và trò;

giữa GV với cha mẹ học sinh. Xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp thân ái, hợp
tác, chia sẻ.
Thực hiện đúng quy chế chuyên môn, tổ chức cho giáo viên xây dựng kế
hoạch tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Kết quả có 100%
GV đạt chuẩn nghề nghiệp. Trong đó có 60% GV đạt chuẩn xuất sắc, 100% GV
có ý thức tự học và sử dụng được máy tính trong soạn giảng, 100% GV đạt trình
độ đào tạo chuẩn, GV nỗ lực tốt trong đổi mới phương pháp giảng dạy.
b. Tăng cường CSVC trang thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng thân thiện và từng bước hiện đại.
Để thực hiện nội dung này trường đã tiến hành các công việc sau:
- Đề xuất kinh phí cấp trên trang bị 01 phòng máy trình chiếu Powerpoint
- Mua sắm ghế nhựa cho học sinh ngồi chào cờ.
- Huy động GV sử dụng đồ dùng dạy học tự làm, tự sáng tạo.
c) Tổ chức nhiều hình thức dạy học đa dạng, linh hoạt như ngoại khóa, tổ
chức các Gameshow học goi - vui học, các cuộc thi rung chuông vàng; tổ chức
các hoạt động văn hóa, văn nghệ TDTT đa dạng cho học sinh.
3.2.2. Giải pháp thực hiện
- Trực tiếp mở lớp bồi dưỡng cho giáo viên về nội dung đổi mới phương
pháp và kỹ năng tin học, đặc biệt là kỹ năng khai thác và ứng dụng internet, kỹ
năng soạn và dạy giáo án điện tử, kỹ năng kết nối và trình chiếu linh hoạt trong
bài dạy.
- Tranh thủ sự giúp đỡ hỗ trợ về tài chính của nhà nước, các cá nhân hảo
tâm và phụ huynh học sinh để mua sắm trang thiết bị phục vụ cho dạy học.
- Thế kế, hướng dẫn và hỗ trợ cho giáo viên tổ chức các GameShow, các
trò chơi học tập linh hoạt.
Người thực hiện: Trần Bích Hòa - Trường Tiểu học Gia Cẩm 23
Một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường Tiểu học
- Dành nguồn kinh phí thỏa đáng cho các hoạt động chuyên môn, hoạt
động ngoại khóa.

- Hằng năm nhà trường thường xuyên chú trọng việc tổ chức các hoạt
động bổ trợ học tập như: Thi rung chuông vàng; câu lạc bộ xanh có 100 em; câu
lạc bộ toán học có 200 em tham gia. Tạo điều kiện cho học sinh phát huy tài
năng, năng khiếu của mình, thu hút đông đảo học sinh tham gia. Tất cả các hoạt
động trên đang từng ngày tạo niềm vui cho các em học sinh sau mỗi ngày học,
theo đúng phương châm “mỗi ngày đến trường là một niềm vui” thực sự để học
sinh cảm nhận “Trường học là ngôi nhà thứ hai, gia đình thứ hai của em”
3.3. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh
3.3.1. Nội dung:
- Tăng cường rèn luyện khả năng ứng xử, xử lý hợp các tình huống trong
cuộc sống, trong học tập và sinh hoạt; Hình thành thói quen và kỹ năng làm việc
và sinh họa hợp tác theo nhóm.
- Rèn luyện kỹ năng phòng chống các tai nạn như: Giao thông, đuối nước,
và các tai nạn thương tích khác, giáo dục ý thức phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe,
đặc biệt là giáo dục phòng chống HIV, H5N1; Tránh xa các tệ nạn xã hội như
ma túy, cờ bạc
- Giáo dục và rèn luyện kỹ năng ứng xử có văn hóa, tinh thần đoàn kết
thân ái, hợp tác và chia sẻ trong cuộc sống.
3.3.2. Các giải pháp
- Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên chủ nhiệm lớp và phụ
trách các chi đội về chương trình và nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh thông qua chuyên đề giáo dục lồng ghép 5 kĩ năng sống cơ bản: Giao tiếp,
xác định giá trị, đặt mục tiêu, quyết định, kiên định vào các hoạt động NGLL,
các trò chơi học tập và một số tiết học, môn học cơ bản: Giao tiếp, xác định giá
trị, đặt mục tiêu, quyết định, kiên định vào các hoạt động NGLL, các trò chơi
học tập và một số tiết học, môn cơ bản.
- Tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền vận động như: Thông tin thường
ngày trên chương trình phát thanh măng nong của trường, viết các khẩu hiệu, lời
nhắc nhở lên các vị trí cần thiế như: “Đi nhẹ - nói khẽ”; “Bỏ rác đúng nơi quy
Người thực hiện: Trần Bích Hòa - Trường Tiểu học Gia Cẩm 24

×