Tải bản đầy đủ (.doc) (190 trang)

Giáo án ngữ văn cơ bản lớp 12 (BẢN ĐẸP)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 190 trang )

Giáo án Ngữ văn lớp 12 – Ban cơ bản - Năm học 2013- 2014
TUẦN: 1.
Tiết: 1,2.
Ngày soạn: 13/8/13
Văn học sử: KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM
TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN
HẾT THẾ KỈ XX.
AMục tiêu cần đạt :
+ Kiến thức: Nắm được những đặc điểm của một nền văn học song hành cùng lịch sử đất
nước. Thấy được những thành tựu của văn học cách mạng Việt Nam.
+ Kĩ năng : Khái quát vấn đề
+ Thái độ : Cảm nhận được ý nghĩa của văn học đối với đời sống.
B. Chuẩn bị :
- HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.
- GV cho HS thảo luận một số câu hỏi, sau đó nhấn mạnh những điểm quan trọng.
C. Phương tiện: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
D. Phương pháp : Gợi mở nêu vấn đề
E. Tiến trình tổ chức:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
+ Đặt vấn đề :
+ Nội dung bài :
HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Cách mạng tháng Tám vĩ đại đã mở
ra kỉ nguyên mới cho dân tộc ta. Từ
đây, một nền văn học mới gắn liền
với lí tưởng độc lập, tự do và CNXH
được khai sinh. Nền văn học mới đã
phát triển qua hai giai đoạn: 1945-
1975, 1975 đến hết thế kỉ XX.


?Em hãy nêu những nét chính về
tình hình lịch sử, xã hội, văn hoá có
ảnh hưởng tới sự hình thành và phát
triển của văn học Việt Nam từ cách
mạng tháng Tám 1945 đến 1975?
?Văn học giai đoạn 1945 đến 1975
phát triển qua mấy chặng?
GV chia HS thành 3 nhóm lớn (6
nhóm nhỏ) thảo luận về những thành
tựu chủ yếu của mỗi chặng.
HS cử đại diện nhóm trình bày ý cơ
bản. GV nhắc lại và yêu cầu HS theo
dõi SGK, sau đó tự ghi vào vở.
GV gợi ý: mỗi chặng cần trình bày:
- Đặc điểm chung.
- Đặc điểm của từng thể loại.
- Kể tên những tác phẩm tiêu biểu.
I. Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng năm 1945
đến năm 1975:
1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá:
- Đường lối văn nghệ của Đảng Cộng sản đã góp phần tạo
nên một nền văn học thống nhất trên đất nước.
- Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đã tác
động sâu sắc, mạnh mẽ tới văn học nghệ thuật.
- Nền kinh tế còn nghèo nàn và chậm phát triển. Từ năm
1945 đến năm 1975, điều kiện giao lưu bị hạn chế, văn hoá
nước ta chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng văn hoá các
nước xã hội chủ nghĩa (Liên Xô, Trung Quốc…)
2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu:
a. Những chặng đường phát triển:

* 1945 - 1954 : Văn học thời kì kháng chiến chống Pháp
* 1955 - 1964 : Văn học trong những năm xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước
ở miền Nam.
* 1965 -1975: Văn học thời kì chống Mỹ cứu nước.
b. Những thành tựu và hạn chế:
- Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử giao phó, thể hiện
hình ảnh con người Việt Nam trong chiến đấu và lao động.
- Tiếp nối và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của
dân tộc: truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo và chủ
nghĩa anh hùng.
- Những thành tựu nghệ thuật lớn về thể loại, về khuynh
hướng thẩm mĩ, về đội ngũ sáng tác, đặc biệt là sự xuất hiện
những tác phẩm lớn mang tầm thời đại.
- Tuy vậy, văn học thời kì này vẫn có những hạn chế nhất
Trang 1
Cấn Văn Thắm – Hà Nội
Giáo án Ngữ văn lớp 12 – Ban cơ bản - Năm học 2013- 2014
?Hãy nêu những đặc điểm cơ bản
của văn học Việt Nam từ cách mạng
tháng Tám năm 1945 đến 1975?
- Khuynh hướng sử thi: nhân vật
chính thường là những con người đại
diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm
chất và ý chí của dân tộc, tiêu biểu là
cho lí tưởng của cộng đồng hơn là lợi
ích và khát vọng cá nhân Lời văn
sử thi thường mang giọng điệu ngợi
ca, trang trọng và đẹp một cách tráng
lệ, hào hùng.

- Cảm hứng lãng mạn khẳng định
phương diện lí tưởng của cuộc sống
mới và vẻ đẹp của con người mới, ca
ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng
và tin tưởng vào tương lai tươi sáng
của dân tộc.
?Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử, xã
hội và văn hoá, hãy giải thích vì sao
văn học Việt Nam từ năm 1975 đến
hết thế kỉ XX phải đổi mới?
định: giản đơn, phiến diện, công thức,…
- 3. Những đặc điểm cơ bản:
a. Nền văn học chủ yếu vận động theo khuynh hướng
cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của
đất nước:
- Văn học trước hết phải là một thứ vũ khí phục vụ cho sự
nghiệp cách mạng.
- Hiện thực đời sống cách mạng và kháng chiến đã đem
đến cho văn học những nguồn cảm hứng lớn, những phẩm
chất mới cho văn học.
- Quá trình vận động, phát triển của nền văn học mới ăn
nhịp với từng chặng đường lịch sử của dân tộc, theo sát
từng nhiệm vụ chính trị của đất nước. Tập trung vào hai đề
tài: đấu tranh thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa
xã hội.
b. Nền văn học hướng về đại chúng: Đại chúng vừa là đối
tượng phản ánh và đối tượng phục vụ, vừa là nguồn cung
cấp, bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học.
- Cảm hứng chủ đạo, chủ đề của nhiều tác phẩm là đất
nước của nhân dân.

- Văn học quan tâm tới đời sống của nhân dân lao động.
- Tác phẩm thường ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ
ràng, hình thức nghệ thuật quen thuộc, ngôn ngữ bình dị ,
trong sáng, dễ hiểu.
c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hưởng sử thi và
cảm hứng lãng mạn:
- Khuynh hướng sử thi đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa
lịch sử và có tính chất toàn dân tộc.
- Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng khẳng định cái tôi đầy
tình cảm, cảm xúc và hướng tới lí tưởng. Cảm hứng lãng
mạn đã nâng đỡ con người Việt Nam có thể vượt lên mọi
thử thách trong máu lửa chiến tranh.
- Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn làm
cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan,
đồng thời đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời
sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng.
II. Vài nét khái quát văn học Việt Nam từ năm 1975
đến hết thế kỉ XX:
1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá:
- Với chiến thắng 1975, lịch sử dân tộc ta mở ra một thời kì
mới- thời kì tự do, độc lập và thống nhất đất nước. Tuy
nhiên, từ năm 1975 đến 1985, đất nước lại gặp những khó
khăn thử thách mới.
- Từ 1986, với công cuộc đổi mới của Đảng, kinh tế nước
ta từng bước chuyển sang kinh tế thị trường, văn hoá nước
ta có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với nhiều nước trên thế
giới. Văn học dịch, báo chí và các phương tiện truyền
thông khác phát triển mạnh mẽ. Đất nước bước vào công
cuộc đổi mới phù hợp với nguyện vọng của nhà văn và
người đọc cũng như qui luật phát triển khách quan của nền

Trang 2
Cấn Văn Thắm – Hà Nội
Giáo án Ngữ văn lớp 12 – Ban cơ bản - Năm học 2013- 2014
?Nêu những thành tựu ban đầu của
văn học Việt Nam từ năm 1975 đến
hết thế kỉ XX.
Một số tác phẩm đã được đổi mới
của các tác giả (SGK)
?Hãy nhận xét chung về văn học
giai đoạn 1945 đến hết thế kỉ XX.
văn học.
2. Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu:
- Từ sau năm 1975, thơ không tạo được sự lôi cuốn hấp dẫn
như ở giai đoạn trước. Tuy nhiên vẫn có những tác phẩm ít
nhiều tạo được sự chú ý của người đọc.
- Từ sau năm 1975, văn xuôi có nhiều khởi sắc hơn thơ ca.
Một số cây bút đã bộc lộ ý thức muốn đổi mới cách viết về
chiến tranh, cách tiếp cận hiện thực đời sống.
- Từ năm 1986, văn học chính thức bước vào chặng đường
đổi mới. Văn học gắn bó hơn, cập nhật hơn những vấn đề
của đời sống hàng ngày. Phóng sự xuất hiện, đề cập đến
những vấn đề bức xúc của đời sống.
- Từ sau năm 1975, kịch nói phát triển mạnh mẽ. Lí luận,
nghiên cứu, phê bình văn học cũng có sự đổi mới.
III. Kết luận:
- Văn học từ 1945 đến 1975 đã kế thừa và phát huy mạnh
mẽ những truyền thống tư tưởng lớn của văn học dân tộc:
CN nhân đạo, CN yêu nước và CN anh hùng cách mạng.
Văn học giai đoạn này cũng đạt được nhiều thành tựu về
nghệ thuật ở nhiều thể loại. Văn học phát triển trong hoàn

cảnh hết sức khó khăn nên bên cạnh những thành tựu to lớn
cũng còn một số hạn chế.
- Từ năm 1975, nhất là từ năm 1986 văn học Việt Nam bước
vào công cuộc đổi mới.Văn học vận động theo hướng dân
chủ, mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc.
IV. Luyện tập: Ý kiến của Nguyễn Đình Thi đề cập tới mối quan hệ giữa văn nghệ và kháng
chiến. Một mặt, văn nghệ phụng sự kháng chiến- đó là mục đích của nền văn nghệ mới trong
hoàn cảnh đất nước có chiến tranh. Mặt khác, chính hiện thực cách mạng và kháng chiến đã
đem đến cho văn nghệ một sức sống mới, tạo nên nguồn cam hứng sáng tạo mới cho văn nghệ.
Dặn dò: Chuẩn bị bài "Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí".
F. Đánh giá - Rút kinh nghiệm:
TUẦN: 1.
Tiết: 3,4
Ngày soạn: 15/8/2013
Làm văn:
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
A. Mục tiêu bài học :
- Kiến thức :Giúp HS: Nắm được cách viết bài nghị luận về một tư tưỏng, đạo lí.
- Kĩ năng : Lựa chọn được vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề nghị luận về một tư tưởng,
đạo lí một cách đúng đắn, phù hợp.
-Thái độ : Từ nhận thức về những vấn đề tư tưởng đạo lí, có ý thức tiếp thu những quan
niệm đúng đắn và phê phán những quan niệm sai lầm.
B. Chuẩn bị :
- HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.
- GV cho HS thảo luận một số câu hỏi, sau đó nhấn mạnh những điểm quan trọng.
C. Phương tiện: SGK, SGV, Thiết kế bài học
Trang 3
Cấn Văn Thắm – Hà Nội
Giáo án Ngữ văn lớp 12 – Ban cơ bản - Năm học 2013- 2014
D. Phương pháp:

- Chủ yếu dùng phương pháp đàm thoại, thảo luận để giúp HS giải quyết yêu cầu của đề bài trong
SGK, từ đó củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận về tư tưởng đạo lí.
- Tích hợp với làm văn THCS.
E. Tiến trình tổ chức:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
- Đặt vấn đề :
- Nội dung bài :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT
GV cùng HS cho ví dụ một số đề
văn thuộc đề tài nghị luận về tư
tưởng, đạo lí.
? Đề tài nghị luận về tư tưởng, đạo
lí bao gồm những vấn đề nào?
GV chia HS thành 4 nhóm thảo luận
các câu hỏi nêu trong phần gợi ý
thảo luận. Sau đó, nhóm cử đại diện
trình bày trước lớp, GV nhận xét, HS
theo dõi ghi bà vào vở.
?Câu thơ trên Tố Hữu nêu lên vấn
đề gì?
?Với thanh niên, HS ngày nay, sống
thế nào được coi là sống đẹp. Để
sống đẹp, con người cần rèn luyện
những phẩm chất nào?
? Với đề bài trên có thể sử dụng
những thao tác lập luận nào?
? Bài viết này cần sử dụng các tư
liệu thuộc lĩnh vực nào trong cuộc

sống để làm dẫn chứng? Có thể nêu
các dẫn chứng trong văn học được
không? Vì sao?
I. Đề tài nghị luận về tư tưởng, đạo lí: vô cùng
phong phú, bao gồm các vấn đề:
- Về nhận thức (lí tưởng, mục đích sống).
- Về tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, lòng nhân ái,
vị tha, bao dung, độ lượng; tính trung thực, dũng cảm,
chăm chỉ, cần cù, thái độ hoà nhã, khiêm tốn; thói ích
kỉ, ba hoa, vụ lợi,…).
- Về các quan hệ gia đình (tình mẫu tử, tình anh em,
…); về quan hệ xã hội (tình đồng bào, tình thây trò,
tình bạn,…).
- Về cách ứng xử, những hành động của mỗi người
trong cuộc sống,…
II. Tìm hiểu đề và lập dàn ý:
Đề bài: Em hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố
Hữu: Ôi, Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn ?
a. Tìm hiểu đề:
- Câu thơ viết dưới dạng câu hỏi, nêu lên vấn đề “sống
đẹp” trong đời sống của mỗi người muốn xứng đáng là
“con người” cần nhận thức đúng và rèn luyện tích cực.
- Để sống đẹp, mỗi người cần xác định: lí tưởng (mục
đích sống) đúng đắn, cao đẹp; tâm hồn, tình cảm lành
mạnh, nhân hậu; trí tuệ (kiến thức) mỗi ngày thêm mở
rộng, sáng suốt; hành động tích cực, lương thiện…Với
thanh niên, HS, muốn trở thành người sống đẹp, cần
thường xuyên học tập và rèn luyện để từng bước hoàn
thiện nhân cách.
- Như vậy, bài làm có thể hình thành 4 nội dung để trả

lời câu hỏi cả Tố Hữu: lí tưởng đúng đắn; tâm hồn lành
mạnh; trí tuệ sáng suốt; hành động tích cực.
- Với đề văn này, có thể sử dụng các thao tác lập luận
như: giải thích (sống đẹp); phân tích (các khía cạnh
biểu hiện của sống đẹp); chứng minh, bình luận (nêu
những tấm gương người tốt, bàn cách thức rèn luyện
để sống đẹp,; phê phán lối sống ích kỉ, vô trách nhiệm,
thiếu ý chí, nghị lực,…).
- Dẫn chứng chủ yếu dùng tư liệu thực tế, có thể lấy
dẫn chứng trong thơ văn nhưng không cần nhiều.
Trang 4
Cấn Văn Thắm – Hà Nội
Giáo án Ngữ văn lớp 12 – Ban cơ bản - Năm học 2013- 2014
GV hướng dẫn HS lập dàn ý theo gợi
ý trong SGK.
?Từ kết quả thảo luận trên, em hãy
phát biểu nhận thức của mình về
cách làm bài nghị luận về một tư
tưởng, đạo lí?
GV hướng dẫn HS củng cố kiến thức
qua phần ghi nhớ và giải các bài tập.
Chia HS thành 2 nhóm giải 2 bài
tập.
b. Lập dàn ý: (dựa vào phần tìm hiểu đề).
A. Mở bài:
- Giới thiệu về cách sống của thanh niên hiện nay.
- Dẫn câu thơ của Tố Hữu.
B. Thân bài:
- Giải thích thế nào là sống đẹp?
- Các biểu hiện của sống đẹp:

+ lí tưởng (mục đích sống) đúng đắn, cao đẹp.
+ tâm hồn, tình cảm lành mạnh, nhân hậu.
+ trí tuệ (kiến thức) mỗi ngày thêm mở rộng, sáng
suốt.
+ hành động tích cực, lương thiện…
Với thanh niên, HS, muốn trở thành người sống đẹp,
cần thường xuyên học tập và rèn luyện để từng bước
hoàn thiện nhân cách.
C. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của sống đẹp.
II. Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:

Ghi nhớ: (SGK).
1. Mở bài: Giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận,
trích dẫn (nếu đề đưa ý kiến, nhận định).
2. Thân bài:
a. Giải thích, nêu nội dung vấn đề cần bàn luận. Trong
trường hợp cần thiết, người viết chú ý giải thích các
khái niệm, các vế và rút ra ý khái quát của vấn đề.
* Lưu ý: Cần giới thiệu vấn đề một cách ngắn gọn, rõ
ràng, tránh trình bày chung chung. Khâu này rất quan
trọng, có ý nghĩa định hướng cho toàn bài.
b. Phân tích vấn đề trên nhiều khía cạnh, chỉ ra biểu
hiện cụ thể.
c. Chứng minh: Dùng dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn
đề.
d. Bàn bạc vấn đề trên các phương diện, khía cạnh:
đúng- sai, tốt- xấu, tích cực- tiêu cực, đóng góp- hạn
chế,…
* Lưu ý: Sự bàn bạc cần khách quan, toàn diện, khoa
học, cụ thể, chân thực, sáng tạo của người viết.

e. Khẳng định ý nghĩa của vấn đề trong lí luận và thực
tiễn đời sống.
3. Kết bài: Liên hệ, rút ra bài học nhận thức và hoạt
động về tư tưởng đạo lí (trong gia đình, nhà trường,
ngoài xã hội)
IV. Luyện tập:
Bài tập 1:
a. Vấn đề mà Gi. Nê-ru bàn luận là phẩm chất văn hoá trong nhân cách của mỗi con người. Căn
cứ vào nội dung cơ bản và một số từ ngữ then chốt, ta có thể đặt tên cho văn bản ấy là: “Thế nào
là con người có văn hoá?”, “Một trí tuệ có văn hoá”,…
b. Để nghị luận, tác giả sử dụng các thao tác lập luận: giải thích (đoạn 1: Văn hoá- đó có phải là
sự phát triển nội tại…; Văn hoá nghĩa là…); phân tích (đoạn 2: Một trí tuệ có văn hoá…); bình
luận (đoạn 3: Đến đây, tôi sẽ để các bạn…).
Trang 5
Cấn Văn Thắm – Hà Nội
Giáo án Ngữ văn lớp 12 – Ban cơ bản - Năm học 2013- 2014
c. Cách diễn đạt trong văn bản khá sinh động. Trong phần giải thích, tác giả đưa ra nhiều câu hỏi
rồi tự trả lời, câu nọ nối câu kia, nhằm lôi cuốn người đọc suy nghĩ theo gợi ý của mình. Trong
phần phân tích và bình luận, tác giả trực tiếp đối thoại với người đọc (tôi sẽ để các bạn quyết
định lấy…Chúng ta tiến bộ nhờ…Chúng ta bị tràn ngập… Trong tương lai sắp tới, liệu chúng ta
có thể…), tạo quan hệ gần gũi, thân mật thẳng thắn với người viết (Thủ tướng của một quốc gia)
với người đọc (nhất là thanh niên). Ở đoạn cuối, tác giả viện dẫn đoạn thơ cua một nhà thơ Hi
Lạp, vừa tóm lược các luận điểm nói trên, vừa gây ấn tượng nhẹ nhàng, dễ nhớ và hấp dẫn.
Bài tập 2: SGK đã nêu những gợi ý cụ thể. GV nhắc HS luyện tập ở nhà (lập dàn ý hoặc viết
bài). GV có thể hiểm tra, chấm điểm để động viên, nhất là đối với những HS chăm chỉ, tự giác
học tập.
Bài tập về nhà: Trình bày trong một bài văn ngắn (không quá 400 từ) suy nghĩ của em về ý kiến
của Gi. Nê-ru, lãnh tụ cách mạng Ấn Độ: Một trí tuệ có văn hoá, có cội nguồn từ chính nó, cần
phải có những cánh cửa mở rộng.
Gợi ý: Cần nêu được các ý sau:

- Phẩm chất văn hoá được biểu hiện trong chính nhân cách của con người.
- Một trí tuệ có văn hoá không phải chỉ bằng việc học tập, tiếp thu tri thức, tích luỹ vốn cho
bản thân mà co bản cần phải mở rộng cánh cửa của đời sống tâm hồn để hoà nhập, nắm bắt để
am hiểu thấu đáo thế giới xung quanh.
Dặn dò: Chuẩn bị bài Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh.
F. Đánh giá - Rút kinh nghiệm:
TUẦN: 2
Tiết: 5
Ngày soạn: 19/8/2013
Đọc văn: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP.
(Hồ Chí Minh)
PHẦN MỘT: TÁC GIẢ.
A . Mục tiêu bài học:
+ Kiến thức: Nắm được những nét khái quát về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh.Quan
điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Vận dụng những tri thức đó để
phân tích văn thơ của Người.
+ Kĩ năng: Phân tích tác giả văn học
+ Thái độ : Giáo dục cho các em có thái độ đúng đắn và tinh thần học tập lối sống của Người
B. Chuẩn bị :
- HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.
- GV : Soạn bài , chuẩn bị tư liệu giảng dạy SGK, SGV, Thiết kế bài học
C. Phương pháp: GV hướng dẫn HS trước khi đến lớp đọc kĩ SGK và trả lời câu hỏi trong
phần Hướng dẫn học bài. GV nêu câu hỏi, HS trả lời và thảo luận; sau đó, GV nhấn mạnh,
khắc sâu những ý chính.
E. Tiến trình tổ chức:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
- Đặt vấn đề :
- Nội dung bài :

Trang 6
Cấn Văn Thắm – Hà Nội
Giáo án Ngữ văn lớp 12 – Ban cơ bản - Năm học 2013- 2014
Trang 7
Cấn Văn Thắm – Hà Nội
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Chia HS thành 4 nhóm thảo luận 5 phút.
Sau đó trình bày những nét chính, GV
nhắc lại những mốc thời gian chính. HS
tự ghi vào vở.
? Hãy trình bày những nét cơ bản về
tiểu sử HCM.
(An Nam cộng sản Đảng, Đông dương
cộng sản đảng, Đông Dương CS liên
đoàn)
- Năm 1940 Unesco đã ghi nhận và suy
tôn Người “anh hùng giải phóng dân
tộc, danh nhân văn hoá thế giới”.
? Hãy trình bày quan điểm sáng tác của
HCM?
GV chỉ cho HS thấy 3 quan điểm sáng
tác của Hồ Chí Minh trong SGK rồi tự
ghi vào vở, GV phân tích các đặc
điểm,HS theo dõi SGK.
Liên hệ thơ Nguyễn Đình Chiểu, Sóng
Hồng.
? Hãy nêu những nét khái quát nhất về
sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh?
? Sự nghiệp văn học của Người được
chia làm mấy bộ phận?

Chia HS thành 3 nhóm thảo luận 3 nhóm
thể loại. Sau đó đại diện trình bày, Gv
nhấn mạnh lại những ý cơ bản, HS theo
dõi SGK rồi chép lại vào vở.
? Mục đích của việc viết văn chính
luận? Nghệ thuật?
? Hãy kể tên những tác phẩm văn chính
luận?
? Hãy kể tên một số tác phẩm truyện và
kí của HCM? Trình bày những hiểu biết
của em về tác phẩm đó?
I. Vài nét về tiểu sử : Hồ Chí Minh sinh ngày 19-
5-1890 tại Kim Liên- Nam Đàn- Nghệ An trong
một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, cha là
Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan.
-1911 từ bến Nhà Rồng, Người ra đi tìm đường
cứu nước
-1923-1941: Bác họat động cách mạng ở Pháp,
Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan…
-2/1941: Bác về nước lãnh đạo phong trào cách
mạng tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
-8/1942-9/1943: Bác bị chính quyền Tưởng Giới
Thạch bắt giam khi Người sang Trung Quốc tranh
thủ sự viện trợ quốc tế.
-2-9-1945: Bác đọc “Tuyên ngôn Độc lập” khai
sinh nước Việt Nam DCCH.
-1946-1969: làm Chủ tịch nước, tiếp tục lãnh đạo
nhân dân ta đánh thắng giặc Pháp, Mĩ.
-2-9-1969: Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời.
* Bên cạnh sự nghiệp cách mạng vĩ đại, Hồ Chí

Minh còn để lại một di sản văn học quí giá. Hồ Chí
Minh là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
II. Sự nghiệp văn học:
1. Quan điểm sáng tác
a. Hồ Chí Minh coi văn học là một vũ khí chiến
đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng.
Nhà văn cũng phải có tinh thần xung phong như
người chiến sĩ ngoài mặt trận.
b. Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thực và
tính dân tộc của văn học.
c. Khi cầm bút, Hồ Chí Minh bao giờ cũng xuất
phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết
địng nội dung và hình thưc của tác phẩm.
2. Di sản văn học: Lớn lao về tầm vóc tư tưởng,
phong phú về thể loại và đa dạng về phong cách
nghệ thuật.
a. Văn chính luận: chiếm khối lượng khá lớn.
- Mục đích: đấu tranh chính trị, tiến công trực diện
kẻ thù, thức tỉnh và giác ngộ quần chúng hoặc thể
hiện những nhiệm vụ cách mạng của dân tộc qua
những chặng đường lịch sử phục vụ trực tiếp công
khai cuộc đấu tranh CM.
- Các tác phẩm tiêu biểu:
+ Những bài báo với bút danh Ngyễn Ái Quốc
đăng trên báo:Người cùng khổ(Le Pa ria), Nhân
đạo (Lhumanite), Đời sống thợ thuyền …
+ Bản án chế độ thực dân Pháp (1925): tố cáo
một cách đanh thép tội ác của thực dân Pháp đối
với nhân dân các nước thuộc địa.
+ Tuyên ngôn độc lập (1945): khát vọng tự do

của dân tộc, lập trường cách mạng.
+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19-12-
1946) và Không có gì quí hơn độc lập tự do
(1966): là tiếng gọi của non sông đất nước trong
giờ phút thử thách đặc biệt
b. Truyện và kí:
- Được viết chủ yếu trong thời gian hoạt động ở
Pháp (từ năm 1922).
- Nội dung: một mặt vạch trần bộ mặt tàn ác, xảo
Giáo án Ngữ văn lớp 12 – Ban cơ bản - Năm học 2013- 2014
IV. Luyện tập:
1. Bài tập 1: Biểu hiện của sự hài hoà độc đáo giữa bút pháp cổ điển và hiện đại trong bài Chiều
tối:
- Bút pháp cổ điển:
+ Trước hết thể hiện qua cách miêu tả khung cảnh thiên nhiên. Thiên nhiên được nhìn từ xa,
được khắc hoạ bằng những nét chấm phá, không nhằm ghi lại hình xác mà chỉ cốt truyền lại linh
hồn của tạo vật.
+ Thể hiện ở phong thái ung dung của nhân vật trữ tình.
- Bút pháp hiện đại:
+ Thiên nhiên trong bài không tĩnh lặng mà vận động một cách khoẻ khoắn, hướng tới sự sống,
ánh sáng, tương lai.
+ Nhân vật trữ tình không phải ẩn sĩ mà là chiến sĩ, luôn ở trong tư thế làm chủ hoàn cảnh,
không bị chìm đi mà nổi bật hẳn lên giữa bức tranh thiên nhiên,…
Nhiều chi tiết và hình ảnh thuộc về sinh hoạt đời thường được đưa vào bài thơ một cách tự nhiên
nên sống động và làm cho thi phẩm toát lên màu sắc hiện đại.
2. Bài tập 2: Qua tập thơ Nhật kí trong tù, người đọc có thể thấy nhiều bài học thấm thía và sâu sắc.
Dặn dò: Trả lời câu hỏi phần Hướng dẫn học bài trong SGK.
Chuẩn bị bài mới: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
F. Đánh giá - Rút kinh nghiệm:
TUẦN: 2

Tiết: 6
Ngày soạn: 19/8/2013
Tiếng Việt: GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA
TIẾNG VIỆT.
A. Mục tiêu cần đạt :
- Kiến thức : Giúp HS: Nắm được những biểu hiện chủ yếu của sự trong sáng của tiếng Việt và
trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
- Kĩ năng: Biết phân biệt sự trong sáng và hiện tượng sử dụng tiếng Việt không trong sáng trong
lời nói, câu văn, biết phân tích và sửa chữa những hiện tượng không trong sáng, đồng thời có kĩ
năng cảm thụ, đánh giá cái hay, cái đẹp của những lời nói, câu văn trong sáng.
- Thái độ : Nâng cao kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nói, viết) để đạt được yêu cầu trong sáng.
Trao đổi, tìm hiểu về đặc điểm về khả năng biểu đạt của tiếng Việt.
Tự nhận thức về rách nhiệm của cá nhân trong việc trau dồi ngôn ngữ trong giao tiếp, góp phần
giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
B. Chuẩn bị :
+GV : Soạn bài , chuẩn bị tư liệu giảng dạy SGK, SGV, Thiết kế bài học
+HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.
C. Phương tiện: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
D. Phương pháp:
GV hướng dẫn HS xác định nội dung sự trong sáng của tiếng Việt và những biểu hiện của sự
trong sáng, nên xuất phát từ những ngữ liệu thực tế. Ngoài các ngữ liệu trong SGK, GV có thể
tham khảo thêm các tài liệu khác về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Từ các ngữ liệu
đó dẫn đến nội dung việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. HS thảo luận, nhận xét, GV
hướng dẫn và tổng kết thành nội dung của phần Ghi nhớ.
E. Tiến trình tổ chức:
1. Ổn định tổ chức:
Trang 8
Cấn Văn Thắm – Hà Nội
Giáo án Ngữ văn lớp 12 – Ban cơ bản - Năm học 2013- 2014
2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:
- Đặt vấn đề :
- Nội dung bài :
HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Trải qua hàng ngàn năm tồn tại và
phát triển, tiếng Việt đã đạt được
phẩm chất trong sáng, nhưng yêu cầu
giữ gìn sự trong sáng vẫn luôn luôn
cần đặt ra.
?Sự trong sáng của tiếng Việt được
biểu hiện qua những phương diện cơ
bản nào?
Minh hoạ bằng những ví dụ trong
SGK.
?Em hãy tìm những ví dụ để minh
hoạ tiếng Việt bị ảnh hưởng từ
những "tạp chất".
Tìm hiểu ví dụ trong SGK.
?Sự trong sáng là phẩm chất của
tiếng Việt. Vậy chúng ta phải làm gì
để giữ gìn sự trong sáng đó?

Những biểu hiện cụ thể của việc giữ
gìn sự trong sáng? Liên hệ bản thân.
* Giáo dục kĩ năng sống:
- Trao đổi, tìm hiểu về đặc điểm và
khả năng biểu đạt của tiếng Việt, yêu
cầu giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt.
- Tự nhận thức về trách nhiệm của cá

nhân trong việc trau dồi ngôn ngữ
trong giao tiếp, góp phần giữ gìn sự
I. Sự trong sáng của tiếng Việt:
1. Tiếng Việt có hệ thống chuẩn mực, qui tắc chung về
phát âm, chữ viết, về dùng từ, đặt câu, về cấu tạo lời
nói, bài văn,…
- Những chuẩn mực, qui tắc đó là cơ sở cho việc thể hiện
rõ ràng, mạch lạc nội dung tư tưởng, tình cảm của mỗi
người và cho việc lĩnh hội được đầy đủ, chính xác những
nội dung truyền đạt của người khác.
- Hệ thống chuẩn mực và qui tắc đó có tính đặc thù của
tiếng Việt, mang bản sắc và tinh hoa của tiếng Việt.
- Nói hoặc viết đúng chuẩn mực, đúng qui tắc của tiếng
Việt sẽ đảm bảo được sự trong sáng của lời nói.
Ví dụ: (SGK).
2. Sự trong sáng của tiếng Việt không dung nạp tạp
chất, không cho phép pha tạp, lai căng, nghĩa là không
cho phép sử dụng tuỳ tiện, không cần thiết những yếu
tố ngôn ngữ khác.
Tuy nhiên, nếu trong tiếng Việt không có yếu tố nào
biểu hiện thì có thể vay mượn từ tiếng nước ngoài. Sự vay
mượn như thế thường diễn ra ở mọi ngôn ngữ và là cần
thiết vì nó làm phong phú cho từng ngôn ngữ.
Ví dụ: SGK.
3. Sự trong sáng của tiếng Việt còn được biểu hiện ở
tính văn hoá, lịch sự của lời nói.
Ví dụ: (SGK).
* Ghi nhớ: (SGK)
II. Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt:
1. Việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trước hết

đòi hỏi phải có tình cảm yêu mến và ý thức qúi trọng
tiếng Việt.
Mỗi âm thanh, mỗi từ ngữ, mỗi qui tắc trong tiếng
Việt, đều là di sản quí báu mà bao đời cha ông ta đã để
lại. Nó giúp cho chúng ta có hiểu biết, có nhân cách, đồng
thời nuôi dưỡng cả dân tộc trường tồn và phát triển.
2. Việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng đòi
hỏi mỗi người cần có những hiểu biết cần thiết về tiếng
Việt.
Đó là những hiểu biết về chuẩn mực và qui tắc của tiếng
Việt ở các phương diện phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt
câu, tạo lập văn bản,tiến hành giao tiếp.
Muốn hiểu biết, cần tích luỹ kinh nghiệm từ thực tế giao
tiếp, từ sự trau dồi vốn ngôn ngữ qua sách báo hoặc qua
Trang 9
Cấn Văn Thắm – Hà Nội
Giáo án Ngữ văn lớp 12 – Ban cơ bản - Năm học 2013- 2014
trong sáng của tiếng Việt. việc học tập ở nhà trường.
3. Công cuộc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đòi
hỏi trách nhiệm cao của mỗi người trong chính hoạt
động sử dụng tiếng Việtkhi giao tiếp.
* Ghi nhớ: (SGK).
III. Luyện tập:
F. Đánh giá - Rút kinh nghiệm:
TUẦN: 3
Tiết: 7
Ngày soạn: 20/8/2013
Làm văn: VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 1:
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI.
A. Mục tiêu cần đạt :

+ Kiến thức : Giúp HS:
- Vận dụng kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận đã học để viết được bài nghị luận xã hội bàn
về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
+ Kĩ năng : Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và các thao tác lập luận trong
bài nghị luận xã hội như giải thích, phân tích, bác bỏ, so sánh, bình luận,…
+ Thái độ : Nâng cao nhận thức về lí tưởng, cách sống của bản thân trong học tập và rèn luyện.
Suy nghĩ về vấn đề nghị luận, lựa chọn cách giải quyết đúng đắn, lập luận chặt chẽ, logic để
triển khai một vấn đề xã hội. Tự nhận thức, xác định được các giá trị trong cuộc sống mà mỗi
con người cần hướng tới.
B. Chuẩn bị :
+GV : Soạn bài , chuẩn bị tư liệu giảng dạy SGK, SGV, Thiết kế bài học
+HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.
C. Phương tiện: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
D. Phương pháp:
GV có thể chọn đề trong SGK hoặc ra đề khác cho phù hợp với trình độ HS. Đề tài nghị luận
nên tập trung vào những quan niệm về đạo lí, những vấn đề tư tưởng phổ biến trong HS như:
ước mơ, quan hệ gia đình,bạn bè, lối sống,…
E. Tiến trình tổ chức:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra :
Đề 1: “Đường đi khó không phải vì ngăn sông, cách núi mà khó vì lòng người ngại núi, e sông”
(Nguyễn Bá Học).
Hãy phát biểu suy nghĩ của anh/ chị về vấn đề này.
Đề 2: Suy nghĩ của em về câu nói của A. Lin-côn:
Xin hãy dạy cho con tôi chấp nhận: thi rớt còn vinh dự hơn gian lận trong thi cử.
Gợi ý: Bài làm cần nêu được các ý chính sau đây:
- Trong cuộc sống, con người ta đôi khi phải biết chấp nhận để có thể đem lại nhiều điều tốt đẹp
cho cuộc sống.
- Câu nói của A. Lin-côn, lãnh tụ vĩ đại của cách mạng giải phóng dân tộc Mĩ hướng con người
(đặc biệt là thế hệ học sinh) đến sự trung thực trong học tập và thi cử.

- Làm một người trung thực, dù bị trượt trong thi cử anh ta vẫn có thể học lại để có thể có kiến
thức thật sự cho mình.
Trang 10
Cấn Văn Thắm – Hà Nội
Giáo án Ngữ văn lớp 12 – Ban cơ bản - Năm học 2013- 2014
- Gian lận trong thi cử giúp anh ta đỗ trong kì thi nào đó nhưng anh ta lại không có kiến thức và
đến lúc nào đó anh ta sẽ bị đào thải.
- Trình bày suy nghĩ và thái độ của bản thân.
F . Đánh giá - Rút kinh nghiệm:
TUẦN: 3
Tiết: 8,9
Ngày soạn: 22/8/2013
Đọc văn: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP.
(Hồ Chí Minh)
PHẦN HAI: TÁC PHẨM.
A. Mục tiêu cần đạt :
+ Kiến thức : Giúp HS: Thấy được gía trị nhiều mặt và ý nghĩa to lớn của bản Tuyên ngôn Độc
lập.Hiểu vẻ đẹp của tư tưởng và tâm hồn tác giả qua bản Tuyên ngôn Độc lập.
+Kĩ năng : Phân tích, bình luận về ý nghĩa lịch sử và nghệ thuật chính luận của Tuyên ngôn Độc
lập
+ Thái độ : Giáo dục lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm công dân.
B. Chuẩn bị :
+GV : Soạn bài , chuẩn bị tư liệu giảng dạy SGK, SGV, Thiết kế bài học
+HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.
C. Phương tiện: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
D. Phương pháp:
- Nêu vấn đề, gợi mở, phát vấn, đàm thoại kết hợp với diễn giảng.
- Hoạt động song phương giữa GV và HS trong quá trình tiếp cận, tìm hiểu và nhận biết những
phương diện đặc sắc của văn bản.
E. Tiến trình tổ chức:

1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu những nét chính về quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh.
- Nêu những nét khái quát về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh.
- Những đặc điểm cơ bản của phong cách nhệ thuật Hồ Chí Minh.
3. Bài mới:
+ Đặt vấn đề :Suốt bốn ngàn năm lịch sử, dân tộc Việt nam luôn phải chiến đấu quyết liệt để
bảo vệ nền độc lập dân tộc. Một số áng văn ra đời vào những thời điểm trọng đại của lịch sử
được coi như những Tuyên ngôn Độc lập mang dấu ấn một thời và có giá trị trường tồn cùng dân
tộc: thế kỉ XI có Nam quốc sơn hà (tương truyền của Lí Thường Kiệt), thế kỉ XV có Bình Ngô
đại cáo (Nguyễn Trãi), nhưng mãi đến thế kỉ XIX, một văn bản thực sự mang tên Tuyên ngôn
Độc lập mới chính thức ra đời và được Hồ Chí Minh đọc trước toàn dân. Sau này, có lần Bác
tâm sự “Trong đời tôi, tuy viết nhiều nhưng chưa bao giờ tôi viết được một bài hữu ích như lần
này”. Vậy bảng tuyên ngôn này có gì đặc sắc mà Bác tâm đắc đến vậy? chúng ta sẽ đi vào tìm
hiểu…
+ Nội dung vấn đề :
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
? Hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của
Tuyên ngôn Độc lập ?
I. Tìm hiểu tiểu dẫn:
1. Hoàn cảnh ra đời:
Trang 11
Cấn Văn Thắm – Hà Nội
Giáo án Ngữ văn lớp 12 – Ban cơ bản - Năm học 2013- 2014
Tuyên ngôn Độc lập được công bố trong
hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, hướng vào
những đối tượng cụ thể.
Trước khi viết Người luôn đặt ra câu
hỏi…
? Bác viết Tuyên ngôn Độc lập nhằm mục

đích gì?
- Tuyên bố trước toàn dân, đồng bào, nhân
dân thế giới những trước hết là bọn đế
quốc Anh, Pháp, Mĩ- những kẻ lăm le xâm
lược Việt Nam.
- Ngăn chặn, đập tan âm mưu xâm lược
của Pháp, Mỹ.(Bác thừa biết mâu thuẫn
giữa A,P,M vớiLiên Xô ;thậm chí Bác biết
A,M nhân nhượng để Pháp quay lại Đông
Dương)
? Nêu giá trị của bản tuyên ngôn.
-Đặc điểm của văn chính luận?
? Phân chia bố cục ?
Mở băng Bác đọc tuyên ngôn.
? Em có nhận xét gì về lời mở đầu của
bản tuyên ngôn?
- Em nhận xét gì về câu mở đầu của bản
tuyên ngôn?
- Khép lại phần mở đầu của bản tuyên
ngôn, Hồ Chí Minh khẳng định: “ Đó là lẽ
phải không ai chối cãi được”. Lẽ phải mà
Bác muốn nói đến ở đây là gì?
Trong 2 lời trích dẫn trên, Bác đã phát
hiện một vấn đề chung mang tính trọng
đại và vô cùng cần thiết cho dân tộc Việt
Nam. Đó là quyền con người (Nhân
quyền).Cụ thể là quyền được sinh ra,
quyền được sống tự do, bình đắng sung
- Ngày 19-8-1945: CM tháng Tám thành công, chính
quyền ở Hà Nội về tay nhân dân.

- Ngày 26-8-1945: Bác Hồ từ chiến khu Việt Bắc về
Hà Nội. Tại căn nhà số 48 Hàng Ngang Hà Nội Bác
đã viết TNĐL.
- Ngày 2-9-1945: Tại Quảng trường Ba Đình Bác đã
đọc tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam DCCH.
- Bản tuyên ngôn ra đời trong tình thế vô cùng cấp
bách, nền độc lập vừa mới giành được đã bị đe dọa
bởi các thế lực phản động (Tàu, Tưởng, Anh, Pháp,
Mĩ).
2. Đối tượng :
- Nhân dân trong nước.
- Nhân dân thế giới.
- Các nước trong phe đồng minh (Anh, Pháp, Mĩ).
3. Mục đích sáng tác:
-Tuyên bố nền độc lập tự do của dân tộc, chấm dứt
chế độ phong kiến.
-Ngăn chặn âm mưu tái xâm, lược Việt Nam của
thực dân Pháp và âm mưu xâm lược của các nước Đế
quốc khác.
-Bác bỏ lí lẽ, luận điệu xảo trá của thực dân- kẻ kể
công khai hoá và bảo hộ Việt Nam.
- Giải thích cho nhân dân thế giới biết dân tộc Việt
Nam chống thực dân Pháp chứ không chống Đồng
minh để tranh thủ sự đồng tình của dư luận quốc tế.
4. Thể loại: Văn chính luận.
- Hồ Chí Minh chọn thể loại này vì văn phong phù
hợp với tính chất trang trọng , trang nghiêm của bản
tuyên ngôn.
- Văn chính luận của Hồ Chí Minh luôn gắn lí luận
với thực tiễn, lập luận chặt chẽ, logic; lí lẽ mạch lạc,

bằng chứng xác đáng; giọng văn hùng hồn, giàu tính
luận chiến; chất trí tuề uyên thâm và giàu cảm xúc,
sức thuyết phục rất cao.
=> Tuyên ngôn Độc lập mang đầy đủ những đặc điểm
này của văn chính luận Hồ Chí Minh.
5. Bố cục: 3 phần
- Phần 1: Từ đầu chối cãi được: cơ sở pháp lý và
chính nghĩa của bản tuyên ngôn.
- Phần 2: Tiếp theo phải được độc lập: cơ sở thực tế
của tuyên ngôn độc lập.
- Phần 3: còn lại: Lời tuyên bố độc lập và quyết tâm
bảo vệ độc lập tự do của dân tộc VN.
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Cơ sở pháp lý và chính nghĩa của bản tuyên
ngôn:
a. Mở đầu bản tuyên ngôn, Bác đã đưa ra 2 căn cứ
để làm cơ sở pháp lí:
- Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ (1776 )
Trang 12
Cấn Văn Thắm – Hà Nội
Giáo án Ngữ văn lớp 12 – Ban cơ bản - Năm học 2013- 2014
sướng và quyền mưu cầu hạnh phúc.
- Người ta nói rằng, Bác đã rất khôn khéo
và kiên quyết khi chọn lời 2 bản Tuyên
ngôn của M&P để làm cơ sở. Vì sao?
- Vậy tác giả đã lập luận như thế nào trong
phần mở đầu để ngăn chặn âm mưu toan
tính ấy?
Liên hệ BNĐC của Nguyễn Trãi: Từ
Triệu, Đinh, Lí, Trần

? Từ 2 bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ
Bác đã suy ra điều gì ?
Diễn giảng:Hoặc như, Người phát triển
quan điểm tôn giáo từ “tạo hóa” thành
qui luật duy vật biện chứng: “Đó là
những lẽ phải không ai chối cãi được”.
Đây là sự đóng góp đầy ý nghĩa của Bác
đối với phong trào giải phóng các dân tộc
trên thế giới. Nó được xem là “phát súng
lệnh” mở đầu cho cơn bão táp cách
mạng làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân,
giành lại độc lập ở các nước thuộc địa Á,
Phi và Mĩ La-tinh. Vì vậy, có một nhà văn
hóa nước ngoài đã nhận định: “ Cống
hiến nổi tiếng của cụ Hồ Chí Minh là ở
chỗ người đã phát triển quyền lợi con
người thành quyền lợi dân tộc”. Nói như
người, tất cả các người dân đều có quyền
quyết định vận mệnh của mình.
- Song, nếu chỉ như vậy, Bác hoàn toàn
có thể lựa chọn câu văn: Đó là những lẽ
phải đã được khẳng định.
- Gắn với hoàn cảnh ra đời của bản tuyên
ngôn, từ sự phân tích tình hình thực tiễn,
Người đã tiên cảm thấy có những kẻ đang
cố tình toan tính, dã tâm tìm cách chối cãi,
chà đạp lên “lẽ phải”, chân lí. Kẻ đó là
thực dân Pháp với luận điệu xảo trá, lừa
bịp dư luận thế giới để quay lại đặt ách nô
dịch. Kẻ đó là đế quốc Mĩ đang núp sau

- Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp
( 1791 )
=>Khẳng định quyền con người (Nhân quyền):
quyền bình đẳng, quyền sống tự do, sung sướng,
hạnh phúc của mỗi con người.
* Ý nghĩa của viện trích dẫn:
- Cách lập luận chặt chẽ, logic theo kiểu tam đoạn
luận ấy làm cho hai bản tuyên ngôn trở thành hàng
rào pháp lí vừa khéo léo, mềm mỏng, vừa cứng cỏi,
kiên quyết.
+ Khéo léo, mềm mỏng vì việc trích dẫn ấy đã đề cao
giá trị hiển nhiên của tư tưởng nhân đạo và của văn
minh nhân loại, thể hiện sự tôn trọng của Việt Nam,
của Bác đối với những tuyên ngôn bất hủ của người
Pháp và người Mĩ. Từ đó, buộc Pháp và Mĩ phải thừa
nhận tuyên ngôn của Việt Nam.
+ Kiên quyết, cứng cỏi vì việc trích dẫn ấy còn nhắc
nhở họ đừng phản bội tổ tiên mình, nhằm chặn đứng
âm mưu xâm lược của thực dân Pháp và Đế quốc Mĩ.
Người viết đã dùng lí lẽ của đối thủ để bác bỏ chính
đối thủ ấy. Đó là chiến thuật “gậy ông đập lưng ông”.
- Tranh luận ngầm với Pháp, Mĩ: đặt 3 cuộc cách
mạng, 3 nền độc lập, 3 bản tuyên ngôn ngang hàng
nhau gợi ra một cách kín đáo niềm tự hào dân tộc.
(Từ quyền con người, Bác đã có sự sáng tạo trong
việc “ suy rộng ra” quyền độc lập tự do của các dân
tộc).
b. Luận điểm “suy rộng ra”:
- Trong hai bản tuyên ngôn ấy, quyền tự do, bình
đẳng, hạnh phúc… được khẳng định và bảo vệ cho

từng cá nhân cụ thể => quyền con người.
- Hồ Chí Minh đã phát triển thành luận điểm “suy
rộng ra” thành quyền dân tộc (quyền sống, quyền tự
do)
=> đóng góp lớn của Hồ Chí Minh vào phong trào
giải phóng dân tộc trên thế giới tạo nên cơ sở pháp lí
quan trọng bậc nhất của bản tuyên ngôn.
* Tóm lại:
- Đoạn mở đầu ngắn gọn, súc tích, hệ thống lập luận
chặt chẽ, logíc, xác đáng, cách dùng văn chương
đánh địch rất khéo.
- Toàn bộ phần một đã chứa đựng một tư tưởng lớn
có nhiều ý nghĩa sâu sắc, mang sức thuyết phục
mạnh mẽ thể hiện rõ nét sự thông minh, uyên bác
trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
2. Cơ sở thực tế của tuyên ngôn:
a. Cơ sở thực tế khách quan: (đối với Pháp) Hành
động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
Trang 13
Cấn Văn Thắm – Hà Nội
Giáo án Ngữ văn lớp 12 – Ban cơ bản - Năm học 2013- 2014
lưng quân Tưởng âm mưu nhòm ngó, can
thiệp sâu vào Đông Dương.
? Qua phần 1, ta có thể rút ra những
nhận định đánh giá gì?
? Trong phần 2, tác giả đã lập luận như
thế nào để khẳng định quyền tự do độc
lập của dân tộc ta?
* GV giới thiệu: Trong tình hình thực tế
lúc bấy giờ, Bác đã xác định kẻ thù nguy

hiểm nhất trực tiếp gây ra sự mất ổn định
của nền độc lập dân tộc VN là thực dân
Pháp. Vì vậy Người đã sử dụng một hệ
thống lập luận chặt chẽ và đanh thép vừa
để kết tội thực dân Pháp, vừa tranh thủ sự
ủng hộ đồng tình của nhân loại tiến bộ
trên cơ sở tố cáo tội ác của kẻ thù là thực
dân Pháp trong 2 khoảng thời gian cụ
thể:80 năm qua và trong 5 năm gần đây.
? Trong suốt 80 năm qua, thực dân Pháp
luôn khoe khoang công bảo hộ, trước luận
điệu ấy, Bác đã chỉ rõ tội ác của Pháp
như thế nào ?
GV chia HS 2 nhóm lớn để bác bỏ 2 luận
điệu xảo trá của Pháp: kể công khai hoá và
bảo hộ Việt Nam.
Phần luận tội này còn mang một sức mạnh
lớn lao của sự thật, đã bác bỏ một cách
đầy hiệu lực những luận điệu dối trá của
chúng về công lao “khai hoá” và “bảo hộ”
Đông Dương được phát ra từ Văn phòng
Tổng thống Sác-lơ đơ Gôn, đăng tải ầm ỉ
trên các báo ở Pa-ri, tạo một sự nhận thức
mơ hồ về tình hình chính trị ở VN lúc bấy
giờ trước dư luận của quốc tế
Thực dân Pháp rêu rao Đông Dương là
của Pháp, Bác chỉ rõ " Từ mùa thu năm
1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật
chứ không còn là thuộc địa của Pháp. Và
chúng ta giành độc lập từ tay Nhật

“ Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại
thoái vị”
Tóm lại: Đây là đoạn văn gây xúc động
hàng triệu con tim, khơi dậy lòng phẫn nộ.
Bởi, dù rất ngắn gọn nhưng giá trị nổi bật
của đoạn văn là ở những lí lẽ xác đáng,
bằng chứng xác thực không thể chối cãi,
và đặc biệt là đoạn văn được diễn đạt bằng
một ngôn ngữ sắc sảo, gợi cảm, hùng hồn
để bác bỏ một cách đầy hiệu lực những
- Thực dân Pháp rêu rao khai hoá: Trong 80 năm
thống trị nước ta:
+ Về chính trị: thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ,
ngăn cản sự đoàn kết và thống nhất nước nhà, lập
nhà tù nhiều hơn trường học, chém giết người yêu
nước, tắm các cuộc khởi nghĩa trong bể máu, thi
hành chính sách ngu dân, đầu độc nhân dân ta bằng
rượu cồn và thuốc phiện.
+ Về kinh tế: bóc lột vơ vét nhân dân ta đến xương
tuỷ, cướp ruộng đất, hầm mỏ nguyên liệu, độc quyền
in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng, đặt ra hàng trăm
thứ thuế vô lí . Gần đây nhất là gây ra nạn đói khiến
từ Quảng Trị đến Bắc Kì hơn 2 triệu đồng bào bị chết
đói.
Nghệ thuật: liệt kê.
=> Pháp không phải là kẻ khai hoá Việt Nam.
- Thực dân Pháp muốn kể công bảo hộ: Bác đã chỉ rõ
không phải là công mà là tội:
+ Trong 5 năm: bán nước ta 2 lần cho Nhật.
+ Khủng bố Việt Minh.

+ Giết tù chính trị.
=> Không phải bảo hộ Việt Nam.
- Bản tuyên ngôn còn kể tội Pháp phản bội Đồng
minh, đầu hàng Nhật, khủng bố cách mạng Việt Nam
đánh Nhật cứu nước. Bản tuyên ngôn nói rõ: dân tộc
Việt Nam giành lại độc lập từ tay Nhật chứ không
phải từ tay Pháp.
* Nghệ thuật:
- “Thế mà”: vừa có tác dụng liên kết đoạn vừa làm
nổi bật quan hẹ tương phản giữa “lí lẽ” tốt đẹp ở
phần mở đầu với những hành động trắng trợn được
trình bày ở phần nội dung.
- Liệt kê: kể tội thực dân Pháp trên mọi lĩnh vực, tội
ác chồng chất.
- So sánh, ẩn dụ, điệp từ “chúng” được sử dụng liên
tiếp; nhiều từ ngữ: dã man, thẳng tay, bể máu, ngu dân,
xương tủy, cướp không, tàn nhẫn, quì gối… đã tăng
cường hiệu quả diễn đạt và sức tố cáo cho bài văn.
- Lí lẽ xác đáng, bằng chứng xác thực không thể chối
cãi, và đặc biệt là đoạn văn được diễn đạt bằng một
ngôn ngữ sắc sảo, gợi cảm, hùng hồn
b.Cơ sở chủ quan: (nhân dân ta, tiêu biểu là Việt
Minh).
- Kêu gọi người Pháp liên minh chống Nhật (Việt
Minh đã cùng chiến tuyến với phe Đồng minh, đây
lùi thảm họa Phát xít trong cuộc chiến tranh thế giới
thứ hai).
- Việt Minh vẫn giữ thái độ khoan hồng, nhân đạo
đối với người pháp.
- Việt Minh đã lãnh đạo nhân dân cả nước giành

Trang 14
Cấn Văn Thắm – Hà Nội
Giáo án Ngữ văn lớp 12 – Ban cơ bản - Năm học 2013- 2014
luận điểm xảo trá đang phát đi từ Văn
phòng Tổng thống Sác- lơ đơ Gôn
(Sharles de Gaulle), đăng tải ầm ĩ trên các
báo Pa-ri, tạo ra mộ sự nhận thức mơ hồ
về tình hình chính trị ở Việt Nam lúc bấy
giờ trước dư luận quốc tế.
? Cơ sở chủ quan của bản tuyên ngôn ?
Điệp ngữ “sự thật là” như một điệp khúc
khẳng định sức mạnh của sự thật, góp
phần tăng âm hưởng hùng biện cho bản
tuyên ngôn. Góp phần bác bỏ mọi luận
điệu của kẻ thù, đồng thời khẳng đinh một
điều dân tộc VN có quyền làm chủ đất
nước và được hưởng độc lập, tự do.
?Dựa vào cơ sở thực tế khách quan và
chủ quan, Bác đã khẳng định điều gì?
Điều kiện để một dân tộc tuyên bố nền
độc lập trước cộng đồng quốc tế là phải
phù hợp với công ước quốc tế:
- Khách quan: Không lệ thuộc vào bất cứ
thế lực chính trị nào, xác định quyền tự
quyết trên mọi phương diện.
- Chủ quan: Toàn bộ cộng dồng dân tộc
phải thực sự có chung khát vọng độc lập,
tự do và ý chí bảo vệ quyền độc lập, tự do
ấy.
? Bác đã tuyên bố với nhân dân Việt Nam

và nhân dân thế giới điều gì ?
?Lời tuyên bố của bản tuyên ngôn dựa
trên cơ sở nào?
? Nêu ý nghĩa của lời tuyên bố?
? Bản tuyên ngôn có những giá trị gì?
chính quyền lập nên nước Việt Nam DCCH khi Nhật
đầu hàng Đồng minh.
- Nhân dân lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật.
- Nhân dân ta làm cuộc cách mạng DTDC lập nên
nước Việt Nam DCCH (Đã đánh đổ…)
* Điệp ngữ “sự thật là” + lặp cú pháp đã hiển hiện
những bằng chứng thuyết phục có vai trò bẻ gãy luận
điệu xảo trá của kẻ thù trước dư luận thế giới.
c. Lời khẳng định quyền tự do độc lập: bản tuyên
ngôn đã nhấn mạnh các thông điệp quan trọng:
- Tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp,
xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước
Việt Nam, xóa bỏ mọi đặc quyền của Phápủtên đất
nước Việt Nam.
- Kêu gọi toan dân Việt Nam đoàn kết chống lại âm
mưu của thực dân Pháp.
- Căn cứ vào những điều khoản qui định về nguyên
tắc dân tộc bình đẳng ở Hội nghị Tê-hê-răng và Cựu
Kim Sơn, kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận
quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam => cơ sở
pháp lí.
- Dân tộc ta đã chống ách nô lệ của Pháp 80 năm, đứng
về phe Đồng Minh chống phát xít, nên dân tộc đó phải
được tự do, phải được độc lập => cơ sở thực tế.
Như vậy, dân tộc ta có đủ cơ sở để hưởng tự do và

độc lập.
* Đoạn văn đã gây xúc động hàng triệu con tim, khơi
dậy lòng phẫn nộ bởi lí lẽ xác đáng, bằng chứng xác
thực, đặc biệt là đoạn văn được diễn đạt bằng ngôn
ngữ sắc sảo, gợi cảm, hùng hồn.
3. Lời tuyên bố độc lập tự do:
- Dựa trên 2 cơ sở:
+ Xét về pháp lý: Dân tộc ta có quyền…
+ Xét về thực tế: Sự thật, dân tộc ta đã hưởng…
=> lời tuyên bố thêm đanh thép, vững vàng.
- Tuy ên bố về ý chí kiên quyết bảo vệ quyền tự do,
độc lập của toàn dân tộc Việt Nam.
=> Câu văn có sức nén thể hiện sức mạnh đoàn kết
dân tộc, sẵn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ thành quả
cách mạng, trở thành lời thề sắt đá, thiêng liêng.
III. Giá trị bản tuyên ngôn:
1. Giá trị lịch sử: Đây là lời tuyên bố của một dân
tộc đứng lên đấu tranh xoá bỏ chế độ phong kiến,
thực dân, thoát khỏi thân phận thuộc địa để hoa nhập
vào cộng đồng nhân loại với tư cách một nước độc
lập, dân chủ và tự do.
2. Giá trị văn học:
- Giá trị tư tưởng: Đây là tác phẩm kết tinh lí tưởng
đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng
độc lập, tự do.
Trang 15
Cấn Văn Thắm – Hà Nội
Giáo án Ngữ văn lớp 12 – Ban cơ bản - Năm học 2013- 2014
- Giá trị nghệ thuật: Đây là một áng văn chính luận
mẫu mực, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng

chứng xác thực, giàu sức thuyết phục, ngôn ngữ gợi
cảm, hùng hồn.
IV. Tổng kết: (Ghi nhớ- SGK).
Luyện tập:
Ngoài giá trị lịch sử lớn lao, Tuyên ngôn Độc lập còn chứa đựng tình cảm yêu nước, thương
dân nồng nàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tình cảm đó được bộc lộ qua các phương diện: lập
luận, lí lẽ, bằng chứng và ngôn ngữ.
- Về lập luận: Chủ yếu dựa trên lập trường quyền lợi tối cao của các dân tộc nói chung và
của dân tộc ta nói riêng.
- Về lí lẽ: Sức mạnh của lí lẽ xuất phát từ tình yêu công lí, thái độ tôn trọng sự thật, và trên
hết, dựa vào lẽ phải và chính nghĩa của dân tộc.
- Về bằng chứng: Những bằng chứng xác thực, hùng hồn, không thể chối cãi cho thấy một sự
quan tâm sâu sắc của tác giả đến vận mệnh của dân tộc ta, hạnh phúc của nhân dân ta.
- Về ngôn ngữ: Sử dụng từ ngữ chan chứa tình cảm ngay từ câu đầu tiên: “Hỡi đồng bào cả
nước” và những đoạn văn luôn có cách xưng hô bộc lộ tình cảm tha thiết, gần gũi: đất nước ta,
nhân dân ta, nước nhà của ta, dân tộc ta, những người yêu nước thương nòi của ta, nòi giống
ta, các nhà tư sản của ta, công nhân ta,…
4.Củng cố:
- Bản tuyên ngôn tác động đến người đọc bằng lí trí: qua cách lập luận logic 3 đoạn.
- Ngoài ra có sự phù trợ của yếu tố tình cảm: Pháp : tàn bạo >< ta: khoan hồng, nhân đạo.
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (tt).
F . Đánh giá - Rút kinh nghiệm:
TUẦN: 4.
Tiết: 10
Ngày soạn: 29/8/2013
Tiếng Việt: GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA
TIẾNG VIỆT.(T T)
A. Mục tiêu cần đạt :
- Kiến thức : Giúp HS: Nắm được những biểu hiện chủ yếu của sự trong sáng của tiếng Việt và
trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

- Kĩ năng: Biết phân biệt sự trong sáng và hiện tượng sử dụng tiếng Việt không trong sáng trong
lời nói, câu văn, biết phân tích và sửa chữa những hiện tượng không trong sáng, đồng thời có kĩ
năng cảm thụ, đánh giá cái hay, cái đẹp của những lời nói, câu văn trong sáng.
- Thái độ : Nâng cao kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nói, viết) để đạt được yêu cầu trong sáng.
Trao đổi, tìm hiểu về đặc điểm về khả năng biểu đạt của tiếng Việt.
Tự nhận thức về rách nhiệm của cá nhân trong việc trau dồi ngôn ngữ trong giao tiếp, góp phần
giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
B. Chuẩn bị :
+GV : Soạn bài , chuẩn bị tư liệu giảng dạy SGK, SGV, Thiết kế bài học
+HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.
C.Phương tiện: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
D. Phương pháp:
GV hướng dẫn HS xác định nội dung sự trong sáng của tiếng Việt và những biểu hiện của sự
trong sáng, nên xuất phát từ những ngữ liệu thực tế. Ngoài các ngữ liệu trong SGK, GV có thể
Trang 16
Cấn Văn Thắm – Hà Nội
Giáo án Ngữ văn lớp 12 – Ban cơ bản - Năm học 2013- 2014
tham khảo thêm các tài liệu khác về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Từ các ngữ liệu
đó dẫn đến nội dung việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. HS thảo luận, nhận xét, GV
hướng dẫn và tổng kết thành nội dung của phần Ghi nhớ.
E. Tiến trình tổ chức:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
- Đặt vấn đề :
- Nội dung bài :
Bài tập 1:
Bài tập yêu cầu phân tích tính chuẩn xác trong việc sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du và Hoài
Thanh. Tính chuẩn xác là một biểu hiện vê sự trong sáng của ngôn ngữ. Muốn thấy được tính
chuẩn xác, cần đặt các từ trong mục đích chỉ ra những nét tiêu biểu về diện mạo hoặc tính cách

các nhân vật trong Truyện Kiều, đồng thời so sánh, đối chiếu với các từ gần nghĩa, đồng nghĩa
cùng biểu hiện tính cách đó mà hai nha văn đã không dùng. Các từ ngữ nói về các nhân vật mà
hai nhà văn đã văn đã sử dụng:
- Kim Trọng: rất mực chung tình (yêu Thuý Kiều say đắm, không thể thay thế bằng tình yêu của
Thuý Vân).
- Thuý Vân: cô em gái ngoan
- Hoạn Thư: người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghịêt
- Thúc Sinh: sợ vợ
- Từ Hải: chợt hiện ra, chợt biến đi như một vì sao lạ
- Tú Bà: màu da "nhờn nhợt"
- Mã Giám Sinh: "mày râu nhẵn nhụi"
- Sở Khanh: chải chuốt dịu dàng
- Bạc Bà, Bạc Hạnh: miệng thề "xoen xoét"
Các từ ngữ dùng cho mỗi nhân vật gắn với những chi tiết tiêu biểu trong truyện về nhân vật
=> tạo nên độ chuẩn xác của việc dùng từ ngữ.
Bài tập 2:
Đoạn văn đã bị lược bỏ một số dấu câu, do đó, lời văn không gãy gọn, ý không được sáng rõ.
Muốn đạt được sự trong sáng, cần khôi phục lại những dấu câu cần thiết vào các vị trí thích hợp
như sau:
Tôi lấy ví dụ về một dòng sông. Dòng sông vừa trôi chảy, và phải tiếp nhận- dọc đường đi
của mình- những dòng sông khác. Dòng ngôn ngữ cũng vậy- một mặt nó phải giữ bản sắc cố
hữu của dân tộc, nhưng nó không được phép gạt bỏ, từ chối những gì mà thời đại đem lại.
Ở một số vị trí trong đoạn văn trên có thể có những khả năng khác trong việc dùng dấu câu
nhưng vẫn đảm bảo nội dung cơ bản mà tác giả định biểu hiện.
Bài tập 3:
Từ Microsoft là tên một công ty nên cần dùng. Từ file có thể chuyển dịch thành từ tiếng Việt là
tệp tin để cho những người không chuyên làm việc với máy tính dễ hiểu hơn. Từ hacker nên chuyển
dịch là kẻ đột nhập trái phép hệ thống máy tính cho dễ hiểu. Còn từ cocoruder là danh từ tự xưng
nên có thể giữ nguyên. Như vậy, trong câu này có hai từ nước ngoài nên dịch ra tiếng Việt.
Dặn dò: Chuẩn bị Bài viết số 1: Nghị luận xã hội.

F. Đánh giá – Rút kinh nghiệm :
Trang 17
Cấn Văn Thắm – Hà Nội
Giáo án Ngữ văn lớp 12 – Ban cơ bản - Năm học 2013- 2014
TUẦN: 4 .
Tiết: 11,12
Ngày soạn: 29/8/2013
Đọc văn: NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO
SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC.
(Phạm Văn Đồng)
A. Mục tiêu cần đạt :
+ Kiến thức :Giúp HS: Nắm được những kiến giải sâu sắc của tác giả về những giá trị lớn lao
của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Thấy được vẻ đẹp của áng văn nghị luận: cách nêu vấn đề độc
đáo, giọng văn hùng hồn, giàu sức biểu cảm.
+ Kĩ năng : Tự nhận thức về những giá trị lớn lao của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đối với thời
đại bấy giờ và đối với ngày nay, từ đó thêm yêu quí, trân trọng con người và tác phẩm Nguyễn
Đình Chiểu.
+ Thái độ : Phân tích, bình luận về những ý kiến sâu sắc, có lí, có tình của Phạm Văn Đồng về
thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu.
B. Chuẩn bị :
+GV : Soạn bài , chuẩn bị tư liệu giảng dạy SGK, SGV, Thiết kế bài học
+HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.
C.Phương tiện: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
D. Phương pháp:
- Phát huy tính chủ động, tích cực, tinh thần độc lập suy nghĩ của HS giúp HS nhận ra sự đặc sắc
cả về nội dung và nghệ thuật của bài văn.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu hệ thống luận đề, luận điểm, luận cứ của bài văn; sự chính xác, hùng
hồn và gợi cảm của lời văn
- GV tái hiện lại không khí thời đại Nguyễn Đình Chiểu, thời chống Mĩ.
E. Tiến trình tổ chức:

1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Việc trích dẫn 2 bản tuyên ngôn trong phần mở đầu của Tuyên ngôn Độc lập của tác giả có ý
nghĩa gì?
- Trong phần 2 tác giả đã lập luận như thế nào để khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc
Việt Nam?
3. Bài mới:
+ Đặt vấn đề
+ Nội dung bài
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
?Đọc phần tiểu dẫn trong SGK, em
hãy cho biết những nét chính về tác
giả Phạm Văn Đồng.
?Là một người con của quê hương
Quảng Ngãi, em biết gì thêm về
Phạm Văn Đồng? Em học tập được
điều gì ở ông?
?Từ đó, em có thể rút ra bài học gì
khi viết một bài văn nghị luận tốt?
=> Để viết một bài văn nghị luận
tốt cần phải có hiểu biết về văn học
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: Phạm Văn Đồng (1906-2000).
- Một nhà giáo dục tâm huyết.
- Không chuyên viết lí luận hay phê bình văn học, theo đuổi
sự nghiệp cách mạng trong các lĩnh vực chính trị, ngoại giao.
- Có những tác phẩm quan trọng về văn học và nghệ thuật bởi:
+ Để phục vụ cách mạng.
+ Văn học, nghệ thuật là địa hạt ông quan tâm, am hiểu và
yêu thích. Ông có vốn sống, tầm nhìn và nhân cách =>đưa ra

những ý kiến đúng đắn và mới mẻ, thấm thía và lớn lao về
những hiện tượng hoặc vấn đề văn nghệ mà ông đề cập tới.
Trang 18
Cấn Văn Thắm – Hà Nội
Giáo án Ngữ văn lớp 12 – Ban cơ bản - Năm học 2013- 2014
và cuộc sống, có quan niệm đúng
đắn và sâu sắc về thế giới cũng như
về đời sống của con người.
?Em hãy nêu những hiểu biết của
mình về thể văn nghị luận ?
?Hoàn cảnh ra đời của bài viết?
HS trả lời. GV nhận xét, mở rộng:
tiêu biểu là phong trào bãi công của
công nhân, như xí nghiệp Pin con ó,
xưởng dệt Vinatexco, phong trào
đấu tranh xuống đường của HS-SV,
Thích Quảng Đức ở TP Hồ Chí
Minh, Thích Thanh Huệ ở Huế, nữ
sinh Ngọc Tuyền ở Đà Lạt tự thiêu
để phản đối chính quyền Mĩ-
Diệm
?Vấn đề nổi bật trong văn nghị
luận là cách lập luận chặt chẽ. Em
hãy tìm hiểu hệ thống lập luận
trong trong bản này? Và tìm nội
dung cơ bản của mỗi đoạn?
?Em hãy cho biết luận điểm bao
trùm toàn bài?"-Trên trời có những
vì sao có ánh sáng khác thường,
nhưng con mắt của chúng ta phải

chăm chú nhìn thì mới thấy, và
càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn
thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng
vậy".
?Theo em, cách sắp xếp các luận
điểm đó có theo trật tự thông
thường không?
GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
theo hướng dẫn học bài của SGK.
? Em hãy giải thích rõ luận điểm
bao trùm của bài viết?
?Em hãy xác định câu văn nêu vấn
đề của bài viết?
Câu mở đầu "Ngôi sao Nguyễn
Đình Chiểu trong lúc này”.
2. Tác phẩm:
a. Đặc trưng của văn nghị luận:
- Nhằm phát biểu tư tưởng, tình cảm, thái độ, quan điểm
của người viết một cách trực tiếp về văn học hoặc chính trị,
đạo đức, lối sống
- Sử dụng lí lẽ sắc sảo, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng hùng
hồn, giàu sức thuyết phục.
b. Hoàn cảnh ra đời:
- Nhân kỉ niệm ngày mất nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, đăng
trên tạp chí văn học 7.1963.
- Cuộc kháng chiến chống Mĩ ngày càng ác liệt. Phong trào
đấu tranh chống đế quốc Mĩ của nhân dân miền Nam sôi
nổi và rộng khắp.
=> Bài viết ra đời nhằm cổ vũ phong trào yêu nước đang
dấy lên mạnh mẽ đó.

c. Chủ đề: Ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ yêu
nước trọn đời dùng văn chương làm vũ khí chiến đấu cho
dân, cho nước, một ngôi sao sáng trong nền văn nghệ của
dân tộc Việt Nam. Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình
Chiểu không chỉ là bài học cho hôm nay mà cho cả mai sau.
d. Bố cục:
- Đặt vấn đề: Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của dân tộc.
- Giải quyết vấn đề:
+ Luận điểm 1: Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước.
+ Luận điểm 2: Thơ văn yêu nước chống Pháp của Nguyễn
Đình Chiểu.
+ Luận điểm 3: Lục Vân Tiên, tác phẩm lớn nhất của
Nguyễn Đình Chiểu.
- Kết thúc vấn đề: Khẳng định Nguyễn Đình Chiểu là ngôi
sao sáng trong bầu trời văn nghệ của dân tộc.
=> Bài viết không kết cấu theo trật tự thời gian. Như vậy,
trong văn nghị luận, mục đích nghị luận quyết định cách
sắp xếp luận điểm và mức độ nặng nhẹ của từng luận điểm,
việc "viết để làm gì" quyết định "viết như thế nào".
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Đặt vấn đề: Nguyễn Đình Chiểu- nhà thơ lớn của dân tộc.
- Luận điểm bao trùm: So sánh thơ văn Nguyễn Đình Chiểu
= vì sao có ánh sáng khác thường.
+ “vì sao có ánh sáng khác thường”: Nguyễn Đình Chiểu là
một hiện tượng độc đáo, thơ văn ông có vẻ đẹp riêng không
dễ nhận ra.
+ “phải chăm chú nhìn thì mới thấy”: phải cố gắng tìm hiểu
kĩ, kiên trì nghiên cứu thì mới cảm nhận được những vẻ đẹp
riêng của nó.
+ “càng nghìn thì càng thấy sáng”: càng nghiên cứu sâu ta

sẽ thấy được cái hay của nó và khám phá được những vẻ
đẹp mới.
- Nhận định: “Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu … nhất là
trong lúc này”:
+ Cần phải nghiên cứu, tìm hiểu, đề cao cuộc đời, nhân
Trang 19
Cấn Văn Thắm – Hà Nội
Giáo án Ngữ văn lớp 12 – Ban cơ bản - Năm học 2013- 2014
?Hiểu lúc này là thời điểm nào?
Liên hệ với những hiểu biết về lịch
sử dân tộc ta vào thời điểm ấy để
giải thích?
? Theo tác giả, những lí do nào
làm "ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu"
chưa sáng tỏ hơn trền bầu trời văn
nghệ của dân tộc ?
HS chọn chi tiết, phân tích.
? Em hãy nhận xét cách đặt vấn đề
của bài viết ?
HS nhận xét, có phân tích dẫn
chứng. GV đánh giá.
Với định hướng này, chúng ta sẽ
tìm hiểu xem Phạm Văn Đồng đã
phát hiện ra những “ánh sáng khác
thường nào trong cuộc đời và thơ
văn Nguyễn Đình Chiểu?
GV yêu cầu HS thảo luận:
Để giải quyết vấn đề đã nêu, tác giả
đã sử dụng những luận điểm nào?
HS thảo luận, 3 nhóm tóm tắt nội

dung 3 luận điểm.
- Nhóm 1: Nguyễn Đình Chiểu là
một nhà thơ yêu nước.
? Với quan điểm “phải chăm chú
nhìn thì mới thấy”, Phạm Văn đồng
đã “thấy” những vẻ đẹp nào trong
cuộc đời và quan niệm sáng tác của
Nguyễn Đình Chiểu?
Liên hệ quan niệm sáng tác của Hồ
Chí Minh: Nay ở trong thơ nên có
thép, Nhà thơ cũng phải biết xung
phong. Quan điểm sáng tác của
Trường Chinh: Dùng cán bút làm
đòn xoay chế độ, Mỗi vần thơ bom
đạn phá cường quyền. Từ đó thấy
được ý nghĩa vượt thời gian, ý
nghĩa thời sự của quan niệm sáng
tác Nguyễn đình Chiểu.
Nhóm 2: Hoàn cảnh nảy sinh và
phát triển thơ văn yêu nước của
Nguyễn Đình Chiểu.
?HS thảo luận những câu hỏi sau:
- Vì sao Phạm Văn Đồng lại bắt
đầu phần này bằng việc tái hiện lại
cách và sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.
+ “nhất là trong lúc này”: lúc cuộc chiến tranh chống đế
quốc Mĩ đang diễn ra sôi nổi, rộng khắp => đề cao nhà thơ
Nguyễn Đình Chiểu có ý nghĩa quan trọng, cổ vũ động viên
tinh thần yêu nước.
- Hai lí do làm ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu chưa sáng tỏ

hơn trong bầu trời văn nghệ dân tộc:
+ Chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của Lục Vân Tiên và
hiểu tác phẩm này khá thiên lệch về nội dung và nghệ thuật.
+ Còn rất ít biết thơ yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu.
=> Cách tiếp cận vấn đề rất mới và sâu sắc của Phạm Văn
Đồng. Cách đặt vấn đề độc đáo: nêu vấn đề- lí giải nguyên
nhân. Cách so sánh giàu hình ảnh, cụ thể, giàu tính hình
tượng "Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu", "bầu trời văn nghệ
dân tộc", "Trên trời có những vì sao càng thấy sáng”.
2. Giải quyết vấn đề:
a. Luận điểm 1: Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu
nước (“Ánh sáng khác khác thường” trong cuộc đời và quan
niệm sáng tác).
- Luận cứ 1: Đời sống và hoạt động của Nguyễn Đình
Chiểu là một tấm gương anh dũng. Tình cảnh đất nước
càng long đong, khí tiết của ông càng cao cả, rạng rỡ. Cuộc
đời của ông là cuộc đời của một chiến sĩ trọn đời phấn đấu
hi sinh vì nghĩa lớn.
- Luận cứ 2: Ca ngợi quan niệm về sáng tác văn chương
hoàn toàn thống nhất với quan niệm về lẽ làm người, "văn
tức là người":
+ Thơ văn phải thể hiện rõ quan niệm khen chê, dùng thơ
văn làm vũ khí chiến đấu.
+ Cầm bút viết văn là một thiên chức. Ông càng trọng chức
trách của mình thì càng khinh miệt và vạch trần âm mưu,
thủ đoạn và lên án những kẻ lợi dụng văn chương làm điều
phi nghĩa.
* Như vậy, với quan niệm “càng nhìn càng thấy sáng”,
Phạm Văn Đồng đã thấy sáng lên những giá trị bền vững
trong quan niệm làm người và quan niệm văn chương của

Đồ Chiểu.
b. Luận điểm 2: Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu- tấm gương
phản chiếu phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của
nhân dân Nam Bộ.
- Luận cứ 1: Thơ văn ông đã phản ánh một cách trung
thành những bản chất của một giai đoạn lịch sử có ý nghĩa
trọng đại (Đặt thơ văn Nguyễn Đình Chiểu trên cái nền của
hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ. Bởi một nhà văn, nhà thơ chỉ
thực sự lớn khi tác phẩm của họ phản ánh một cách trung
thành những bản chất của một giai đoạn lịch sử có ý nghĩa
trọng đại đối với đời sống của đất nước, của nhân dân).
- Luận cứ 2: Thơ văn yêu nước phần lớn là những bài văn tế
ca ngợi những anh hùng suốt đời tân trung với nước và than
khóc cho những liệt sĩ trọn nghĩa với dân => sáng tác của ông
Trang 20
Cấn Văn Thắm – Hà Nội
Giáo án Ngữ văn lớp 12 – Ban cơ bản - Năm học 2013- 2014
hoàn cảnh lịch sử nước ta trong
"suốt hai mươi năm trời" sau thời
điểm 1860?
- Tác giả đã dựa vào đâu để cho
rằng hiện tượng "thơ văn yêu nước
Nguyễn Đình Chiểu, một phần lớn
là những bài văn tế, ca ngợi ( ) và
than khóc những người liệt sĩ" là
điều "không phải ngẫu nhiên"?
- Vì sao trong số đó tác giả đặc biệt
nhấn mạnh (và chỉ nhấn mạnh) đến
bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc?-
Áng văn sánh ngang tầm với Bình

Ngô đại cáo- áng "thiên cổ hùng
văn"=>đánh giá rất cao bài văn tế.
- Vì sao tác giả dẫn chứng thêm bài
“Xúc cảnh” vào dòng thơ văn yêu
nước?
- Vì sao tác giả đặt thơ văn yêu
nước Nguyễn Đình Chiểu vào khu
vườn thơ văn yêu nước?
DG:- PVĐ đã đặt tác phẩm của
NĐC trên cái nền hoàn cảnh lịch sử
lúc bấy giờ. Bởi, một nhà văn chỉ
thực sự lớn khi tác phẩm của họ
phản ánh một cách trung thành
những đặc điểm bản chất của một
giai đoạn lịch sử có ý nghĩa trọng
đại đối với đời sống của đất nước,
của nhân dân
-Văn chương chân chính còn phải
tham gia tích cực vào cuộc đấu
tranh của thời đại.
- Bản chất của văn chương là sáng
tạo.
Nhóm 3: Về tác phẩm Lục Vân
Tiên.
?Khi nói về tác phẩm “Lục Vân
Tiên”, Phạm Văn đồng nêu quan
điểm: “Phải hiểu đúng tác phẩm Lục
Vân Tiên mới thấy hết giá trị của
bản trường ca này”. Phải chăng có
cách hiểu nào chưa đúng, chưa thỏa

đáng? Hãy tìm hiểu điều đó trong
luận điểm 3?
đã tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh của thời đại.
Bản chất của văn chương là sáng tạo. Vì vậy, PVĐ đặc
biệt nhấn mạnh "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" vì đã đóng góp
cho cuộc đời cái độc đáo, chưa từng thấy: hình tượng trung
tâm là người nghĩa sĩ xuất thân từ nông dân.
- Luận cứ 3: Ngoài ra, thơ văn yêu nước của NĐC còn có
những đoá hoa, những hòn ngọc rất đẹp, như bài Xúc
cảnh=> tạo nên diện mạo phong phú cho vẻ đẹp thơ văn
yêu nước NĐC và bằng nhiều con đường khác nhau, Đồ
Chiểu đã biến văn chương thành vũ khí tinh thần phục vụ
cuộc đấu tranh của dân tộc.
- Luận cứ 4: Đặt các tác phẩm của Đồ Chiểu vào khu vườn
thơ văn kháng chiến chống Pháp => thấy rõ vị trí lá cờ đầu của
NĐC trong thơ văn yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX.
* Nghệ thuật:
- Sự kết hợp giữa con tim và khối óc đã viết thành những
câu văn vào hàng hay nhất, làm rung động lòng người nhiều
nhất (Nếu trí tuệ sáng suốt đã giúp tác giả lập luận một cách
khúc chiết, rõ ràng, logic và đầy sức thuyết phục thì tình
cảm với đất nước, với dân tộc, với cha ông của nhà thơ mù
yêu nước ấy đã khiến ngòi bút Phạm Văn Đồng tạo ra
những câu văn lay động lòng người).
- PVĐ viết về NĐC với thái độ cảm thông, thấu hiểu.
c. Luận điểm 3: Truyện Lục Vân Tiên, tác phẩm lớn nhất
của Nguyễn Đình Chiểu, rất phổ biến trong dân gian.
- Luận cứ 1: Về nội dung tư tưởng.
+ "một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức
đáng quí trọng ở đời, ca ngợi những người trung

nghĩa!"=>giá trị của tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình
Chiểu.
+ Tuy nhiên, “những giá trị luân lí mà Nguyễn Đình Chiểu
ca ngợi, ở thời đại chúng ta, theo quan điểm của chúng ta
thì có phần đã lỗi thời”.
+ Song, có những “điều giáo huấn đáng quí trọng” vẫn còn
có giá trị trong ngày hôm nay.
- Luận cứ 2: Về nghệ thuật.
+ Lối văn có phần “nôm na”, “những chỗ lời văn không hay
lắm” => sự trung thực và công bằng trong khi nghị luận của
PVĐ.
+ Đặt lối văn ấy vào mục đích và hoàn cảnh sáng tác: Về
mục đích, do cố ý viết một tác phẩm “dễ nhớ, dễ hiểu, có
thể truyền bá rộng rãi trong dân gian” nên Nguyễn Đình
Chiểu cố ý viết một lối văn “nôm na”. Về hoàn cảnh, vì mù
lòa nên nhà thơ “chỉ có thể đọc cho người khác viết” và
như vậy thì “thật khó sửa chữa và duyệt lại nguyên bản!”.
Vả lại, không ai biết bản gốc của Lục Vân Tiên.
=> Đó là những “chỗ sơ sót” không đáng kể, không hề che
lấp cái hay của rất nhiều câu thơ và không làm giảm đi giá
trị của “bản trường ca” này.
* Tóm lại, từ nội dung và cách nghị luận của PVĐ, chúng ta
Trang 21
Cấn Văn Thắm – Hà Nội
Giáo án Ngữ văn lớp 12 – Ban cơ bản - Năm học 2013- 2014
?Từ nội dung và cách lập luận của
Phạm Văn Đồng, em có thể rút ra
được bài học gì khi viết văn nghị
luận?
?Xác định câu văn có nội dung

tổng kết về cuộc đời, thơ văn
Nguyễn Đình Chiểu?
?Tổng kết giá trị bài văn?
HS khá khái quát vấn đề (Câu hỏi 6
SGK)
?Nhận xét, đánh giá về cách nhìn
của tác giả về nhà thơ Nguyễn
Đình Chiểu?
HS trả lời cá nhân.
?Nhận xét về cách lập luận của bài
viết?
HS trả lời cá nhân, tìm ví dụ.
?Phương thức biểu đạt chính?
?Màu sắc biểu cảm của bài nghị
luận này? được thể hiện như thế
nào? Hãy dẫn ra một vài câu văn
thể hiện rõ màu sắc biểu cảm ấy?
(Câu hỏi 5 SGK).
HS trả lời, GV nhận xét.
1. Viết lại dàn ý của bài văn nghị
luận trên.
2. Bài học rút ra từ tấm gương về
cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình
Chiểu.
có thể rút ra bài học:
- Đánh giá một tác phẩm cần phải có một cái nhìn đồng bộ,
từ nhiều góc độ khác nhau, cả trong và ngoài tác phẩm.
- Lập luận theo hình thức đòn bẩy. Ở đó, người lập luận bắt
đầu “hạ xuống” rồi “nâng lên” để khẳng định rõ hơn, nổi
bật hơn giá trị của tác phẩm- một cách lập luận chúng ta rát

nên học tập và vận dụng.
3. Kết thúc vấn đề:
- Khẳng định vẻ đẹp nhân cách và vị trí của Nguyễn Đình
Chiểu trong nền văn học dân tộc: “Nguyễn Đình Chiểu là
một chí sĩ yêu nước, một nhà thơ lớn của nước ta”.
- Nhấn mạnh ý nghĩa và giá trị to lớn của cuộc đời và ự
nghiệp của Nguyễn đình Chiểu đối với hôm qua và hôm nay.
Đó là bài học cho mỗi người và mỗi nhà văn: "Đời sống
người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá và tư tưởng”.
III. Tổng kết:
1. Nội dung: Bài viết khẳng định vẻ đẹp con người và
những giá trị cơ bản của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu; định
hướng cho người đọc khi nghiên cứu, tiếp cận tác giả.
2. Nghệ thuật:
a. Cách nhìn mới mẻ:
- Đánh giá đầy đủ hơn trước.
- Tổng kết các giá trị bền vững, cơ bản của cuộc đời và thơ
văn Nguyễn Đình Chiểu, khôi phục các giá trị đó một cách
tường minh, có căn cứ khoa học.
b. Lập luận chặt chẽ, logic:
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc.
- Lập luận sáng sủa, có sức thuyết phục.
- Phân tích, đánh giá bằng những lời bình sâu sắc, hàm súc.
c. Kết hợp biểu cảm trong văn nghị luận: Thể hiện trực
tiếp cảm hứng ngợi ca, dùng nhiều từ ngữ, hình ảnh, cách
diễn đạt độc đáo, sâu sắc để ngợi ca Nguyễn Đình Chiểu.
Ví dụ: "Trên trời có những vì sao cũng vậy" hoặc "Ngòi
bút cứu nước".
=> Khiến bài viết hấp dẫn, giàu sức thuyết phục.
IV. Luyện tập:

Bài 1:
- Củng cố kiến thức về văn nghị luận.
- Rèn luyện cho HS tư duy logic khi nghiên cứu một vấn đề
khoa học.
Bài 2:
- Bài học về lòng yêu nước sâu sắc, ý thức trách nhiệm của
cá nhân đối với đất nước.
- Trân trọng những đóng góp của NĐC.
Trang 22
Cấn Văn Thắm – Hà Nội
Giáo án Ngữ văn lớp 12 – Ban cơ bản - Năm học 2013- 2014
Dặn dò:
- Đọc kĩ văn bản, tìm và phân tích yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong văn bản.
- Chuẩn bị bài mới: Đọc thêm Mấy ý nghĩ về thơ- Nguyễn Đình Thi.
Đô-xtôi-ép-xki – X.Xvai.gơ.
F. Đánh giá - Rút kinh nghiệm:
TUẦN: 5 .
Tiết: 13.
Ngày soạn: 1/9/2013
Đọc thêm: MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ. (Trích)
(Nguyễn Đình Thi)
A. Mục tiêu cần đạt :
+ Kiến thức Giúp học sinh:
- Nắm được những đặc trưng cơ bản của thơ.
- Thấy được nghệ thuật lập luận, đưa dẫn chứng, sử dụng từ ngữ, hình ảnh
+ Kĩ năng : Phân tích thơ
+ Thái độ : Yêu thích thơ
B. Chuẩn bị :
+GV : Soạn bài , chuẩn bị tư liệu giảng dạy SGK, SGV, Thiết kế bài học
+HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.

C.Phương pháp : SGK, SGV, Thiết kế bài học.Tổ chức tiết dạy theo hướng kết hợp các phương
pháp đọc hiểu, gợi tìm ; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận nhóm ( 6 nhóm), trả lời câu hỏi.
D. Phương tiện thực hiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên bản thiết kế, phiếu thảo luận .
E. Tiến trình lên lớp.
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ
3. Giới thiệu bài mới.(2 phút)
Thơ ca là một loại hình nghệ thuật độc đáo phát khới từ trái tim và hướng đến trái tim con
người. Trong lịch sử phát triển của nó, thơ ca được con người hiểu và nhận thức không hoàn toàn
giống nhau. Ở nước ta, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, văn nghệ sĩ lúc
bấy giờ không khỏi không còn những vướng mắc về mặt tư tưởng và quan niệm sáng tác. Để phục
vụ kháng chiến tốt hơn nữa, thơ ca phải cần được nhìn nhận, định hướng trên nhiều phương diện.
Trong hội nghị tranh luận văn nghệ ở Việt Bắc (tháng 9 năm 1949), Nguyễn Đình Thi đã tham gia
tranh luận với bài “Mấy ý nghĩ về thơ”. Bài viết đã thể hiện một quan niệm đúng đắn về thơ nói
chung, thơ ca kháng chiến nói riêng.
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Hoạt động 1:
Giúp hs rút ra đặc trưng cơ bản nhất
của thơ và quá trình ra đời của 1 bài
thơ
Yêu cầu HS chú ý 3 đoạn đầu của bài
trích để trả lời câu hỏi 1 (SGK).
I. Tiểu dẫn:
1. Tác giả:(SGK)
2. Tác phẩm:
- Hoàn cảnh ra đời: Cuộc kháng chiến chống Pháp bước
sang năm thứ 3 và thu được những thắng lợi quan trọng,
trong đó có sự góp phần tích cực của văn nghệ.

- Mục đích sáng tác: tác phẩm thể hiện một quan niệm
Trang 23
Cấn Văn Thắm – Hà Nội
Giáo án Ngữ văn lớp 12 – Ban cơ bản - Năm học 2013- 2014
? Thế nào là “rung động thơ” và
“làm thơ”?
Hoạt động 2 :
Giúp hs nắm Những đặc điểm của
ngôn ngữ - hình ảnh thơ
- Phát phiếu thảo luận, yêu cầu các
nhóm thảo luận.
- Sau 7 phút, GV tổng hợp các phiếu
thảo luận, chọn nhóm thảo luận tốt
nhất trình bày trước lớp. Nếu thiếu,
GV bổ sung. (Nếu có thời gian, GV
đưa dẫn chứng )
Hoạt động 3 ( 3 phút )
Giúp HS nắm những nét đặc sắc về
nghệ thuật của bài tiểu luận.
- Đặt câu hỏi
- Củng cố, hoàn thiện
Hoạt động 4: ( 2 phút )
Giúp hs nắm giá trị bài tiểu luận.
- Yêu cầu hs trả lời câu hỏi 5 (SGK)
- Củng cố, hoàn thiện
đúng đắn về thơ nói chung, về thơ ca kháng chiến nói
riêng; qua đó đáp ứng được yêu cầu thơ ca phục vụ kháng
chiến, vừa nhấn mạnh và làm nổi bật đặc trưng bản chất
của thơ ca.
II. Đọc- hiểu văn bản:

1. Đặc trưng cơ bản nhất của thơ:
- Đặc trưng cơ bản nhất của thơ là thể hiện tâm hồn con người.
-Quá trình ra đời của một bài thơ: Rung động thơ => Làm thơ
+ Rung động thơ: là khi tâm hồn ra khỏi trạng thái bình
thường do có sự va chạm với thế giới bên ngoài và bật lên
những tình ý mới mẻ.
+ Làm thơ: là thể hiện những rung động của tâm hồn con
người bằng lời nói (hoặc chữ viết )
2. Những đặc điểm của ngôn ngữ - hình ảnh thơ: Gồm
+ Phải gắn với tư tưởng - tình cảm
+ Phải có hình ảnh.( Vừa là hình ảnh thực, sống động, mới
lạ về sự vật vừa chứa đựng cảm xúc thành thực
+ Phải có nhịp điệu ( bên ngoài và bên trong, các yếu tố
ngôn ngữ và tâm hồn)
3. Nét đặc sắc về nghệ thuật:
- Lập luận chặt chẽ.
- Văn giàu hình ảnh, cảm xúc.
4. Giá trị của bài tiểu luận:
Việc nêu lên những vấn đề đặc trưng bản chất của thơ ca
không chỉ có tác dụng nhất thời lúc bấy giờ mà ngày nay
nó vẫn còn có giá trị bởi ý nghĩa thời sự, tính chất khoa
học đúng đắn, gắn bó chặt chẽ với cuộc sống và thực tiễn
sáng tạo thi ca.
Đánh giá -RÚT KINH NGHIỆM:
TUẦN 5 :
Tiết: 13.
Ngày soạn: 1/9/2013
Đọc thêm: ĐÔ-XTÔI-ÉP-XKI. (Trích)
(Xtê-phan Xvai-gơ)
A. Mục tiêu cần đạt :

+ Kiến thức :Giúp học sinh:
+ Kĩ năng :Thấy được cuộc đời và tác phẩm của Đô-xtôi-ép-xki là nguồn cổ vũ quần chúng lao động
nghèo đoàn kết đứng lên lật đổ ách cường quyền. Đô-xtôi-ép-xki được mọi người, mọi thế hệ tôn
vinh
+ Thái độ : Thấy được nét tài hoa nghệ thuật xây dựng chân dung của Xtê-phan Xvai-gơ.
B. Chuẩn bị :
+GV : Soạn bài , chuẩn bị tư liệu giảng dạy SGK, SGV, Thiết kế bài học
+HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.
C.Phương pháp : SGK, SGV, Thiết kế bài học.
D. Phương tiện thực hiện:
- SGK, sách giáo viên, thiết kế bài giảng, Chân dung và đối thoại của Trần Đăng Khoa.
- Tổ chức tiết dạy theo hướng kết hợp các phương pháp đọc hiểu, gợi tìm .
Trang 24
Cấn Văn Thắm – Hà Nội
Giáo án Ngữ văn lớp 12 – Ban cơ bản - Năm học 2013- 2014
E. Tiến trình lên lớp.
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ
3. Giới thiệu bài mới.
“Trái tim ông chỉ đập vì nước Nga còn thân thế ông sống leo lét trong một thế giới đối với
ông là xa lạ ” Đây là một trong những câu câu văn độc đáo mà nhà viêt chân dung văn học tài hoa
X. XVAI-GƠ dành cho ai ? Cho Đô-xtôi-ép-xki , một nhà văn lớn của nước Nga . Và chúng ta sẽ tìm
hiểu khái quát về hình tượng con người này trong đoạn trích Đô-xtôi-ép-xki của sách giáo khoa
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
HS dựa vào SGK nêu vài nét về tác
giả và tác phẩm.
Phần này GV cho HS chuẩn bị trước
ở nhà. đến lớp GV chỉ hướng dẫn
HS đọc thêm.
? Ở một vài đoạn, Xvai-gơ đã vẽ

chân dung Đô-xtôi-ép-xki bằng
những chi tiết và hình ảnh gợi cho
ta liên tưởng tới thế giới nhân vật
của chính nhà tiểu thuyết này. Theo
em, ở đây, Đô-xtôi-ép-xki là một
con người có những nét gì đặc biệt?
- Một tính cách mâu thuẩn và một
số phận ngang trái.
"chỉ đập vì nước Nga", "chịu đựng
hàng thế kỉ dằn vặt".
Đây là trọng tâm cần khai thác. Vì
từ đoạn 2 cho đến cuối ta thấy nổi
lên hình ảnh "lao động là sự giải
thoát và là nỗi thống khổ của ông".
Độc đáo hơn, vinh quang tột đỉnh ở
Đô-xtôi-ép-xki cũng vẫn gắn với
đau khổ ("một vòng hào quang chói
lọi bao quanh cái đầu của người bị
hành khổ này").
I. Tiểu hiểu chung:
1. Tìm hiểu khái quát tiểu sử Đô-xtôi-ép-xki, X. Xvai-gơ :

+ Đô-xtôi-ép-xki là nhà văn lớn của nước Nga. Cuộc đời
ông có nhiều thăng trầm, thay đổi quan điểm trong quá trình
sáng tác và chuyển biến tư tưởng tình cảm. Ông để lại nhiều
tác phẩm có giá trị
+ X. Xvai-gơ (SGK)
2. Tóm tắt những ý chính của đoạn trích
- Kiếp sống lưu vong. (đoạn 1,2)
- Trở về Tổ quốc (phần còn lại)

3. Thể loại: chân dung văn học hay có thể gọi là truyện tiểu
sử, truyện danh nhân.
- Đặc tính thể loại:
+ Dựa trên cuộc đời thực nhưng có phần tiểu thuyết hoá.
+ Chân dung văn học là một hình thức đứng giữa ba thể
loại: tiểu sử- tiểu thuyết- phê bình văn học.
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Chân dung Đô-xtôi-ép-xki:
a. Hai thời điểm đối lập trong cuộc sống của Đô-xtôi-ép-xki:

- Thời điểm thứ nhất: kiếp sống của kẻ lưu vong với
những chi tiết sống động về cảnh ngộ bần cùng: tờ séc cuối
cùng, hiệu cầm đồ, phòng làm việc, châu Âu như một nhà
ngục, cơn động kinh, tiền nợ, sống giữa đám người chấy
rận =>"Thời điểm của sự tuyệt vọng lớn nhất." Đẩy nhân
vật vào chỗ tận cùng của nghiệt ngã đầy bi kịch.
- Thời điểm thứ hai: trở về Tổ quốc, "một giây phút tuyệt
đỉnh", những giờ phút "xuất thần", niềm hứng khỏi trước
đám đông cuồng nhiệt. Sau đó là cái chết khi "sứ mệnh đã
hoàn thành", trong "tình cảm anh em của tất cả các giai cấp
và tất cả các đẳng cấp của nước Nga".
b. Những nét mâu thuẩn trong thiên tài Đô-xtôi-ép-xki:
- Những tình cảm mãnh liệt trong cơ thể yếu đuối của một
con bệnh thần kinh.
- Con người mang trái tim vĩ đại phải tìm đến những cơ hội
"thấp hèn" để làm tròn khát vọng.
- Số phận vùi dập thiên tài nhưng thiên tài tự cứu vãn bằng lao
động và cũng tự đốt cháy trong lao động- đó chính là sự hấp dẫn
ở tính cách và số phận đầy ngang trái của Đô-xtôi-ép-xki.
- Người lao động bị lưu đày biệt xứ, "đau khổ một mình" trở

thành "sứ giả của xứ sở mình", con người đầy mâu thuẩn và
Trang 25
Cấn Văn Thắm – Hà Nội

×