Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

SKKN Xây dựng bảng ghi nhớ nhanh về cách xác định tỉ lệ kiểu hình của một số phép lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.81 KB, 20 trang )


1
Xây dựng bảng ghi nhớ nhanh về cách xác định tỉ lệ kiểu hình của một số
phép lai
Phần I. Đặt vấn đề
1. Lí do chọn đề tài
Trong chương trình Sinh học, phần bài tập quy luật di truyền rất đa dạng, đặc
biệt là dạng bài tập xác định tỉ lệ kiểu hình ( TLKH ) của các phép lai. Để giải các bài
tập dạng này thông thường phải qua nhiều bước, do đó mất tương đối nhiều thời gian
và không tránh khỏi nhầm lẫn dẫn đến sai kết quả. Bên cạnh đó với đề thi trắc nghiệm
khách quan trung bình mỗi câu học sinh hoàn thành trong thời gian tối đa là 1,5 phút
đối với đề thi tốt nghiệp và 1,8 phút đối với đề thi đại học, nên học sinh phải có kĩ
năng, kinh nghiệm làm bài kết hợp thao tác nhanh thì mới đạt điểm tối đa.
Một trong những kinh nghiệm dạy học có hiệu quả là hệ thống kiến thức và ôn
tập theo chủ đề, biết nhìn nhận kiến thức một cách tổng quát và tìm ra cách lĩnh hội
bằng nhiều hình thức trong đó có hình thức xây dựng bảng ghi nhớ nhanh. Tuy nhiên
đối với phần bài tập thì hệ thống thành bảng ghi nhớ nhanh có rất ít. Đối với dạng bài
tập xác định TLKH của phép lai tính theo lý thuyết trong trường hợp một gen quy định
1 tính trạng, quan hệ trội, lặn hoàn toàn, không xảy ra đột biến, qúa trình giảm phân,
thụ tinh diễn ra bình thường thì cá nhân tôi tìm hiểu thấy chưa được hệ thống thành
bảng ghi nhớ nhanh, trong khi đó dạng bài tập này vừa gặp phổ biến vừa liên quan đến
nhiều dạng bài tập di truyền khác.
Xuất phát từ nhu cầu giảng dạy của cá nhân đó là làm thế nào để giảm tải kiến
thức, để học sinh có được các công thức ghi nhớ nhanh, vận dụng làm được nhiều
dạng bài tập, tôi đã tiến hành nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm giảng dạy, ôn thi qua
nhiều năm và đã phát hiện ra có cách xác định được TLKH của một số phép lai vừa
nhanh vừa đơn giản. Từ đó xây dựng thành công thức, tổng hợp thành bảng ghi nhớ và
tiếp tục nghiên cứu viết thành đề tài sáng kiến kinh nghiệm (SKKN): “Xây dựng bảng
ghi nhớ nhanh về cách xác định tỉ lệ kiểu hình của một số phép lai” với mong muốn
chia sẻ SKKN với đồng nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy và kết quả học
tập của học sinh.


2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này nhằm hướng dẫn học sinh áp dụng nhanh các công thức để xác định
tỉ lệ kiểu hình của 1 số phép lai, từ đó hướng dẫn học sinh tự tìm tòi các quy luật để
xây dựng công thức chung cho các chất. Phương pháp này giúp học sinh chuyển từ
đơn giản sang dạng tổng quát, điều đó sẽ giúp đơn giản bài toán rất nhiều. Điều quan
trọng hơn là tạo cho học sinh sự hứng thú trong quá trình giải bài tập, hình thành cho
học sinh phương pháp tư duy khái quát hóa bài tập, từ đó giúp học sinh đưa ra phương
pháp giải hiệu quả nhất.
3. Giả thiết khoa học.
Khi giải bài tập di truyền theo bảng ghi nhớ nhanh sẽ giúp cho bài toán đơn
giản hơn rất nhiều và tiết kiệm được nhiều thời gian. Đây là phương pháp giải nhanh
rất hiệu quả cho hình thức thi trắc nghiệm hiện nay.
4. Đối tượng nghiên cứu
Bài tập di truyền thường gặp trong các đề thi đại học, cao đẳng. Đây là loại bài
tập rất phổ biến trong đề thi của các năm gần đây.

2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Xác định cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của công tác dạy và học trong trường
THPT.
- Xây dựng phương pháp dạy học phù hợp với như cầu thực tiễn của bộ môn.
- Xây dựng phương pháp học tập cho học sinh để nâng cao hiệu quả dạy và học.
6. Phương pháp nghiên cứu.
- Phân tích và tổng hợp lý thuyết, khái quát hóa các dạng bài tập để nêu ra
phương pháp giải bài tập sinh học.
- Xây dựng phương pháp giải thông qua các dạng bài toán cụ thể từ đó khái quát hóa
chúng.
- Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả, tính đúng đắn của
phương pháp thông qua kiểm định kết quả của các bài kiểm tra qua hai năm học 2012-
2013 và 2013-2014.

7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.
Phương pháp giải bài tập sinh học nêu trong đề tài gắn với học sinh ôn thi đại
học và cao đẳng.
8. Thời gian nghiên cứu.
Đề tài này được thực hiện qua hai năm học 2012-2013 và 2013-2014.

Phần II. NỘI DUNG
1. Xây dựng bảng ghi nhớ nhanh
1.1. Phương pháp xây dựng bảng ghi nhớ nhanh
Các bước xây dựng bảng ghi nhớ nhanh bao gồm:
Bước 1: Tập hợp các phép lai có TLKH giống nhau thành nhóm.
Bước 2: Tìm ra điểm giống nhau của các phép lai trong nhóm.
Bước 3: Lập công thức ghi nhớ nhanh cho mỗi nhóm bằng cách viết tắt kí hiệu
của các phép lai trong nhóm.
Bước 4: Tổng hợp các công thức ghi nhớ nhanh thành bảng ghi nhớ nhanh.
1.2. Nội dung bảng ghi nhớ nhanh
Bảng 1: Bảng ghi nhớ nhanh về cách xác định TLKH của một số phép lai

Công thức Kí hiệu phép lai và TLKH của phép lai (Trội : Lặn )
1 3/4 A hoặc 100% A là 100% Trội
2 2A x 2A là 35 : 1
3 2A x 1A là 11 : 1
4 2A x 0A là 5 : 1
5 1A x 1A là 3 : 1
6 1A x 0A là 1 : 1
7 0A x 0A là 100% lặn
Bảng ghi nhớ nhanh có thể diễn đạt theo kí hiệu tắt như sau:

Công thức Kí hiệu phép lai và TLKH của phép lai ( Trội : Lặn )
1 3/4 hoặc 100% là 100% Trội

2 2 x 2 là 35 : 1
3 2 x 1 là 11 : 1
4 2 x 0 là 5 : 1
5 1 x 1 là 3 : 1
6 1 x 0 là 1 : 1

3
7 0 x 0 là 100% lặn

1.3. Phạm vi áp dụng bảng ghi nhớ nhanh
Bảng ghi nhớ nhanh áp dụng đối với phép lai trong trường hợp:
- Alen A quy định một tính trạng trội, alen a quy định một tính trạng lặn. A trội
hoàn toàn so với a.
- Không xảy ra đột biến, qúa trình giảm phân, thụ tinh diễn ra bình thường,
trong đó các cơ thể tạo ra các giao tử có khả năng thụ tinh được thống kê như sau:

Cơ thể Giao tử có khả năng thụ tinh
2n n
3n n và 2n
4n 2n
2n + 1 n và n + 1
2n + 2 n + 1

- Kết quả TLKH được tính theo lý thuyết.
1.4. Phương pháp áp dụng bảng ghi nhớ nhanh
Bước 1: Quan sát kiểu gen của phép lai và đếm số lượng alen A.
Bước 2: Từ số lượng alen A xác định phép lai thuộc công thức nào?
Bước 3: Vận dụng công thức để tìm ra kết quả TLKH của phép lai.
2. Phương pháp sử dụng các công thức của bảng ghi nhớ và cơ sở khoa học
2.1. Phương pháp sử dụng công thức 1

2.1.1. Cách áp dụng công thức: Nếu trong phép lai chỉ cần 1 kiểu gen ( KG ) có từ
3/4 A hoặc 100% A thì kết quả ở đời con sẽ là 100% kiểu hình Trội.
2.1.2. Các kiểu gen áp dụng công thức 1
- KG có 3/4A là: AAAa
- KG có 100% A là: AA, AAA, AAAA, X
A
X
A
, X
A
Y
A

2.1.3. Các phép lai áp dụng công thức 1
Áp dụng công thức 1 có thể xác định TLKH của 47 phép lai, được thống kê ở
bảng 2 dưới đây:
Bảng 2. Các phép lai cho kết quả 100% Trội

Phép lai Các phép lai có KG 100%A
Các phép lai có KG gồm
3/4A

2n x 2n

P1.1: AA x AA
P1.2: AA x Aa
P1.3: AA x aa
P1.4: X
A
X

A
x X
A
Y

P1.5: X
A
X
A
x X
a
Y
P1.6: X
A
Y
A
x X
A
X
A

P1.7: X
A
Y
A
x X
A
X
a


P1.8: X
A
Y
A
x X
a
X
a



2n x 3n
P1.9: AA x AAA
P1.10: AA x AAa
P1.11: AA x Aaa
P1.12: AA x aaa
P1.13: AAA x Aa
P1.14: AAA x aa


4


2n x 4n
P1.15: AA x AAAA
P1.16: AA x AAAa
P1.17: AA x AAaa
P1.18: AA x Aaaa
P1.19: AA x aaaa
P1.20: AAAA x Aa

P1.21: AAAA x aa
P1.22: AAAa x Aa
P1.23: AAAa x aa

3n x 3n
P1.24: AAA x AAA

P1.25: AAA x AAa
P1.26: AAA x Aaa
P1.27: AAA x aaa



3n x 4n
P1.28: AAA x AAAA
P1.29: AAA x AAAa
P1.30: AAA x AAaa
P1.31: AAA x Aaaa
P1.32: AAA x aaaa
P1.33: AAAA x AAa
P1.34: AAAA x Aaa
P1.35: AAAA x aaa
P1.36: AAAa x AAa
P1.37: AAAa x Aaa
P1.38: AAAa x aaa


4n x 4n
P1.39: AAAA x AAAA


P1.40: AAAA x AAAa
P1.41: AAAA x AAaa
P1.42: AAAA x Aaaa
P1.43: AAAA x aaaa

P1.44: AAAa x AAAa

P1.45: AAAa x AAaa
P1.46: AAAa x Aaaa
P1.47: AAAa x aaaa

( Lưu ý: Ở cả 7 công thức có thể áp dụng thay 3n bởi 2n + 1, thay 4n bởi 2n+2)

2.1.4. Kiểm chứng công thức 1 bằng cơ sở khoa học
- Các KG: AA, AAA, AAAA, AAAa, X
A
X
A
, X
A
Y
A
khi giảm phân đều cho
giao tử mang A.
- Khi thụ tinh ở thế hệ con luôn có A nên tất cả đều biểu hiện kiểu hình trội tức
là 100% Trội.
- Ví dụ 1: P1.1: AA (Trội) x AA (Trội)
GT A A
F
1

TLKG : 1,0AA ; TLKH: 100% Trội
- Ví dụ 2: P 1.2: AA (Trội) x Aa (Trội);
GT A 1/2A ; 1/2a
F
1
TLKG : 1AA : 1Aa ; TLKH: 100% Trội
- Ví dụ 3: P 1.3: AA (Trội) x aa (Lặn)
GT 1,0A; 1,0a
F
1
TLKG : 1,0Aa ; TLKH: 100% Trội

2.2. Phương pháp sử dụng công thức 2
2.2.1. Cách áp dụng công thức 2
Nếu phép lai có dạng 2A x 2A thì kết quả ở đời con có TLKH là
35 trội : 1 lặn.
2.2.2. Các kiểu gen áp dụng công thức 2
KG có 2A là: AAa, AAaa
2.2.3. Các phép lai áp dụng công thức 2
Áp dụng công thức 2 có thể xác định được TLKH của 3 phép lai được thống kê
ở bảng 3 dưới đây:


5
Bảng 3. Các phép lai cho kết quả 35 Trội: 1 Lặn

3n x 3n 3n x 4n 4n x4n
P2.1:
AA
a x

AA
a P2.2:
AA
a x
AA
aa P2.3:
AA
aa x
AA
aa

2.2.4. Kiểm chứng công thức 2 bằng cơ sở khoa học
P2.1: AAa (Trội) x AAa (Trội)
GT 2/6A, 1/6a, 1/6AA, 2/6Aa 2/6A, 1/6a, 1/6AA, 2/6Aa
F
1
TLKH lặn = 1/6a x 1/6a = 1/36 → TLKH trội = 1- 1/36 = 35/36.
→ TLPLKH là 35 Trội : 1 Lặn.
P2.2: AAa (Trội) x AAaa (Trội)
GT 2/6A, 1/6a, 1/6AA, 2/6Aa 1/6AA, 4/6Aa, 1/6aa
F
1
TLKH lặn = 1/6a x 1/6aa = 1/36 → TLKH trội = 1- 1/36 = 35/36.
→ TLPLKH là 35 Trội : 1 Lặn.
P2.3: AAaa (Trội) x AAaa (Trội)
GT 1/6AA, 4/6Aa, 1/6aa 1/6AA, 4/6Aa, 1/6aa
F
1
TLKH lặn = 1/6aa x 1/6aa = 1/36 → TLKH trội = 1- 1/36 = 35/36.
→ TLPLKH là 35 Trội : 1 Lặn.


2.3. Phương pháp sử dụng công thức 3
2.3.1. Cách áp dụng công thức 3
Nếu phép lai có dạng 2A x 1A thì ở đời con có TLKH là 11 trội : 1 lặn.
2.3.2. Các kiểu gen áp dụng công thức 3
- KG có 2A là: AAa, AAaa.
- KG có 1A là: Aa, Aaa, Aaaa.
2.3.3. Các phép lai áp dụng công thức 3
Áp dụng công thức 3 có thể xác định được TLKH của 6 phép lai được thống kê
ở bảng 4 dưới đây:
Bảng 4. Các phép lai cho kết quả 11 Trội: 1 Lặn

3n x 2n P3.1:
AA
a x
A
a
3n x 3n P3.2:
AA
a x
A
aa
3n x 4n P3.3:
AA
a x
A
aaa
P3.4: AAaa x Aaa
4n x 2n P3.5:
AA

aa x
A
a
4n x 4n P3.6:
AA
aa x
A
aaa

2.3.4. Kiểm chứng công thức 3 bằng cơ sở khoa học
P3.1: AAa (Trội) x Aa (Trội)
GT 2/6A, 1/6a, 1/6AA, 2/6Aa 1/2A, 1/2a
F
1
TLKH lặn = 1/6a x 1/2a = 1/12 → TLKH trội = 1- 1/12 = 11/12.
→ TLPLKH là 11 Trội : 1 Lặn.

P3.2: AAa (Trội) x Aaa (Trội)
GT 2/6A, 1/6a, 1/6AA, 2/6Aa 1/6A, 2/6a, 2/6Aa, 1/6aa
F
1
TLKH lặn = (1/6a x 2/6a) +( 1/6a x 1/6aa) = 2/36 + 1/36 = 3/36 = 1/12
→ TLKH trội = 1- 1/12= 11/12. → TLPLKH là 11 Trội : 1 Lặn.

P3.3: AAa(Trội) x Aaaa (Trội)

6
GT 2/6A, 1/6a, 1/6AA, 2/6Aa 3/6Aa, 3/6aa
F
1

TLKH lặn = 1/6a x 3/6aa = 3/36 = 1/12→ TLKH trội = 1- 1/12 = 11/12.
→ TLPLKH là 11 Trội : 1 Lặn.

P3.4: AAaa(Trội) x Aaa (Trội)
GT 1/6AA, 4/6Aa, 1/6aa `1/6A, 2/6a, 2/6Aa, 1/6aa
F
1
TLKH lặn = (1/6aa x 2/6a) + (1/6aa x 1/6aa) = 3/36 = 1/12
→ TLKH trội = 1- 1/12 = 11/12. → TLPLKH là 11 Trội : 1 Lặn.

P3.5: AAaa(Trội) x Aa (Trội)
GT 1/6AA, 4/6Aa, 1/6aa `1/2A, 1/2a
F
1
TLKH lặn = (1/6aa x 1/2a ) = 1/12
→ TLKH trội = 1- 1/12 = 11/12. → TLPLKH là 11 Trội : 1 Lặn.

P3.6: AAaa(Trội) x Aaaa (Trội)
GT 1/6AA, 4/6Aa, 1/6aa `3/6Aa, 3/6aa
F
1
TLKH lặn = (1/6aa x 3/6aa ) = 3/36 = 1/12
→ TLKH trội = 1- 1/12 = 11/12. → TLPLKH là 11 Trội : 1 Lặn.

2.4. Phương pháp sử dụng công thức 4

2.4.1. Cách áp dụng công thức 4
Nếu phép lai có dạng 2A x 0A thì ở đời con có TLKH là 5 trội : 1 lặn.
2.4.2. Các kiểu gen áp dụng công thức 4
- KG có 2A là: AAa, AAaa

- KG có 0A là: aa, aaa, aaaa
2.4.3. Các phép lai áp dụng công thức 4
Áp dụng công thức 4 có thể xác định được TLKH của 6 phép lai được thống kê
ở bảng 5 dưới đây:
Bảng 5. Các phép lai cho kết quả 5 Trội: 1 Lặn

3n x 2n P4.1:
AA
a x aa
3n x 3n P4.2:
AA
a x aaa
3n x 4n P4.3:
AA
a x aaaa
P4.4: AAaa x aaa
4n x 2n P4.5:
AA
aa x aa
4n x 4n P4.6:
AA
aa x aaaa

2.4.4. Kiểm chứng công thức 4 bằng cơ sở khoa học

P4.1: AAa (Trội) x aa (Lặn)
GT 2/6A, 1/6a, 1/6AA, 2/6Aa 1,0 a
F
1
TLKH lặn = 1/6a x 1,0 a = 1/6→ TLKH trội = 1- 1/6 = 5/6.

→ TLPLKH là 5 Trội : 1 Lặn.

P4.2: AAa (Trội) x aaa (Lặn)
GT 2/6A, 1/6a, 1/6AA, 2/6Aa 1,0 a
F
1
TLKH lặn = (1/6a x 1,0 a ) = 1/6→ TLKH trội = 1- 1/6 = 5/6.
→ TLPLKH là 5 Trội : 1 Lặn.

7

P4.3: AAa(Trội) x aaaa (Lặn)
GT 2/6A, 1/6a, 1/6AA, 2/6Aa 1,0 a
F
1
TLKH lặn = 1/6a x 1,0 a = 1/6 → TLKH trội = 1- 1/6 = 5/6.
→ TLPLKH là 5 Trội : 1 Lặn.

P4.4: AAaa(Trội) x aaa (Lặn)
GT 1/6AA, 4/6Aa, 1/6aa `1,0 a
F
1
TLKH lặn = (1/6aa x 1,0 a) = 1/6 → TLKH trội = 1- 1/6 = 5/6.
→ TLPLKH là 5 Trội : 1 Lặn.

P4.5: AAaa(Trội) x aa (Lặn)
GT 1/6AA, 4/6Aa, 1/6aa `1,0 a
F
1
TLKH lặn = (1/6aa x 1,0 a) = 1/6 → TLKH trội = 1- 1/6 = 5/6.

→ TLPLKH là 5 Trội : 1 Lặn.

P4.6: AAaa(Trội) x aaaa (Lặn)
GT 1/6AA, 4/6Aa, 1/6aa `1,0 a
F
1
TLKH lặn = (1/6aa x 1,0 a) = 1/6 → TLKH trội = 1- 1/6 = 5/6.
→ TLPLKH là 5 Trội : 1 Lặn.
2.5. Phương pháp sử dụng công thức 5
2.5.1. Cách áp dụng công thức 5:
Nếu phép lai có dạng 1A x 1A thì ở đời con có TLKH là 3 trội : 1 lặn.
2.5.2. Các kiểu gen áp dụng công thức 5
Gồm các KG có 1A đó là: Aa, Aaa, Aaaa, X
A
X
a
, X
A
Y, X
a
Y
A

2.5.3. Các phép lai áp dụng công thức 5
Áp dụng công thức 5 có thể xác định được TLKH của 8 phép lai được thống kê
ở bảng 6 dưới đây:
Bảng 6. Các phép lai cho kết quả 3 Trội: 1 Lặn

2n x 2n P5.1:
A

a x
A
a; P5.2: X
A
X
a
x X
A
Y; P5.3: X
A
X
a
x X
a
Y
A

2n x 3n P5.4:
A
a x
A
aa
2n x 4n P5.5:
A
a x
A
aaa
3n x 3n P5.6:
A
aa x

A
aa
3n x 4n P5.7:
A
aa x
A
aaa
4n x 4n P5.8:
A
aaa x
A
aaa

2.5.4. Kiểm chứng công thức 5 bằng cơ sở khoa học
P 5.1: Aa (Trội) x Aa (Trội)
GT 1/2A, 1/2a 1/2A, 1/2a
F
1
TLKH lặn = 1/2a x 1/2a = 1/4→ TLKH trội = 1- 1/4 = 3/4.
→ TLPLKH là 3 Trội : 1 Lặn.

P5.2: X
A
X
a
(Trội) x X
A
Y (Trội)
GT 1/2X
A

, 1/2X
a
1/2X
A
, 1/2Y
F
1
TLKH lặn = 1/2X
a
x 1/2Y = 1/4→ TLKH trội = 1- 1/4 = 3/4.
→ TLPLKH là 3 Trội : 1 Lặn.

P5.3: X
A
X
a
(Trội) x X
a
Y
A
(Trội)

8
GT 1/2X
A
, 1/2X
a
1/2X
a
, 1/2Y

A

F
1
TLKH lặn = (1/2X
a
x 1/2X
a
) = 1/4→ TLKH trội = 1- 1/4 = 3/4.
→ TLPLKH là 3 Trội : 1 Lặn.

P5.4: Aa (Trội) x Aaa (Trội)
GT 1/2A, 1/2a 1/6A, 2/6a, 2/6Aa, 1/6aa
F
1
TLKH lặn = (1/2a x 2/6a) +(1/2a x 1/6aa) = 3/12= 1/4
→ TLKH trội = 1- 1/4 = 3/4. → TLPLKH là 3 Trội : 1 Lặn.

P5.5: Aa (Trội) x Aaaa (Trội)
GT 1/2A, 1/2a 3/6Aa, 3/6aa
F
1
TLKH lặn = (1/2a x 3/6aa) = 3/12= 1/4
→ TLKH trội = 1- 1/4 = 3/4. → TLPLKH là 3 Trội : 1 Lặn.

P5.6: Aaa(Trội) x Aaa (Trội)
GT 1/6A, 2/6a, 2/6Aa, 1/6aa 1/6A, 2/6a, 2/6Aa, 1/6aa
F
1
TLKH lặn =(2/6a x 2/6a) + ((2/6a x 1/6aa) +(1/6aa x 2/6a) +(1/6aa x 1/6aa) =

9/36 = 1/4 → TLKH trội = 1- 1/4 = 3/4. → TLPLKH là 3 Trội : 1 Lặn.
P5.7: Aaa(Trội) x Aaaa (Trội)
GT 1/6A, 2/6a, 2/6Aa, 1/6aa 3/6Aa, 3/6aa
F
1
TLKH lặn =(2/6a x 3/6aa)+ (1/6aa x 3/6aa)= 9/36 = 1/4 → TLKH trội =
1- 1/4 = 3/4. → TLPLKH là 3 Trội : 1 Lặn
P5.8: Aaaa(Trội) x Aaaa (Trội)
GT 3/6Aa, 3/6aa 3/6Aa, 3/6aa
F
1
TLKH lặn = (3/6aa x 3/6aa ) = 9/36 = 1/4 → TLKH trội = 1- 1/4 = 3/4. →
TLPLKH là 3 Trội : 1 Lặn

2.6. Phương pháp sử dụng công thức 6
2.6.1. Cách áp dụng công thức 6
Nếu phép lai có dạng 1A x 0A thì kết quả ở đời con có TLPLKH là
1 trội : 1 lặn.
2.6.2. Các kiểu gen áp dụng công thức 6
- Các KG có 1A là: Aa, Aaa, Aaaa, X
A
X
a
, X
A
Y, X
a
Y
A


- Các KG có 0A là: aa, aaa, aaaa, X
a
X
a
, X
a
Y, X
a
Y
a

2.6.3. Các phép lai áp dụng công thức 6
Áp dụng công thức 6 có thể xác định được TLKH của 13 phép lai được thống
kê ở bảng 7dưới đây:
Bảng 7. Các phép lai cho kết quả 1 Trội: 1 Lặn

2n x 2n P6.1:
A
a x aa; P6.2: X
A
X
a
x X
a
Y; P6.3: X
A
X
a
x X
a

Y
a
;
P6.4: X
a
X
a
x X
A
Y; P6.5: X
a
X
a
x X
a
Y
A

2n x 3n P6.6:
A
a x aaa; P6.7: aa x
A
aa
2n x 4n P6.8:
A
a x aaaa; P6.9: aa x
A
aaa
3n x 3n P6.10: Aaa x aaa.
3n x 4n P6.11:

A
aa x aaaa; P6.12: aaa x
A
aaa
4n x 4n P6.13:
A
aaa x aaaa

2.6.4. Kiểm chứng công thức 6 bằng cơ sở khoa học
P6.1: Aa (Trội) x aa (Lặn)

9
GT 1/2A, 1/2a 1,0a
F
1
TLKH lặn = 1/2a x 1,0a = 1/2→ TLKH trội = 1- 1/2 = 1/2.
→ TLPLKH là 1 Trội : 1 Lặn.
P6.2: X
A
X
a
(Trội) x X
a
Y (Lặn)
GT 1/2X
A
, 1/2X
a
1/2X
a

, 1/2Y
F
1
TLKH lặn = (1/2X
a
x 1/2X
a
) + (1/2X
a
x 1/2Y) = 2/4 = ½
→ TLKH trội = 1- 1/2 = 1/2. → TLPLKH là 1 Trội : 1 Lặn.
P6.3: X
A
X
a
(Trội) x X
a
Y
a
(Lặn)
GT 1/2X
A
, 1/2X
a
1/2X
a
, 1/2Y
a

F

1
TLKH lặn = (1/2X
a
x 1/2X
a
)+(1/2X
a
x 1/2Y ) = 1/2→TLKH trội = 1/2
→ TLPLKH là 1 Trội : 1 Lặn.
P6.4: X
a
X
a
(Lặn) x X
A
Y (Trội)
GT 1,0X
a
1/2X
A
, 1/2Y
F
1
TLKH lặn = (1,0X
a
x 1/2Y = 1/2→ TLKH trội = 1/2
→ TLPLKH là 1 Trội : 1 Lặn.
P6.5: X
a
X

a
(Lặn) x X
a
Y
A
(Trội)
GT 1,0X
a
1/2X
a
, 1/2Y
A

F
1
TLKH lặn = (1,0X
a
x 1/2X
a
= 1/2→ TLKH trội = 1/2
→ TLPLKH là 1 Trội : 1 Lặn.
P6.6 Aa (Trội) x aaa (Lặn)
GT 1/2A, 1/2a 3/6a, 3/6aa
F
1
TLKH lặn = (1/2a x 3/6a) +(1/2a x 3/6aa) = 6/12= 1/2
→ TLKH trội = 1- 1/2 = 1/2. → TLPLKH là 1 Trội : 1 Lặn.
P6.7: aa (Lặn) x Aaa (Trội)
GT 1,0a 1/6A, 2/6a, 2/6Aa, 1/6aa
F

1
TLKH lặn = (1,0a x 2/6a)+ ( 1,0a x 1/6aa = 3/6= 1/2
→ TLKH trội = 1- 1/2 = 1/2 → TLPLKH là 1 Trội : 1 Lặn.
P6.8: Aa(Trội) x aaaa (Lặn)
GT 1/2A, 1/2a 1,0 aa
F
1
TLKH lặn = (1/2a x 1,0 aa )= 1/2 → → TLKH trội = 1- 1/2 = 1/2
→ TLPLKH là 1 Trội : 1 Lặn.
P6.9: aa(Lặn) x Aaaa (Trội)
GT 1,0a 3/6Aa, 3/6aa
F
1
TLKH lặn =(1,0a x 3/6aa)= 3/6 =1/2 → TLKH trội = 1- 1/2 = 1/2
→ TLPLKH là 1 Trội : 1 Lặn.
P6.10: Aaa(Trội) x aaa (Lặn)
GT 1/6A, 2/6a, 2/6Aa, 1/6aa 3/6a, 3/6aa
F
1
TLKH lặn = (2/6a x 3/6a) + ((2/6a x 3/6aa) +(1/6aa x 3/6a) +(1/6aa x 3/6aa) =
18/36 = 1/2 → TLKH trội = 1- 1/2 = 1/2 → TLKH là 1 Trội : 1 Lặn.
P6.11: Aaa(Trội) x aaaa (Lặn)
GT 1/6A, 2/6a, 2/6Aa, 1/6aa 1,0 aa
F
1
TLKH lặn = (2/6a x 1,0aa) + (1/6aa x 1,0aa) = 3/6 = 1/2
→ TLKH trội = 1- 1/2 = 1/2 → TLPLKH là 1 Trội : 1 Lặn.
P6.12: aaa(Lặn) x Aaaa (Trội)
GT 3/6a, 3/6aa 3/6Aa, 3/6 aa
F

1
TLKH lặn = (3/6a x 3/6aa) + (3/6aa x 3/6aa) = 18/36 = 1/2
→ TLKH trội = 1- 1/2 = 1/2 → TLPLKH là 1 Trội : 1 Lặn
P6.13: Aaaa(Trội) x aaaa (Lặn)
GT 3/6Aa, 3/6aa 1,0 aa

10
F
1
TLKH lặn = (3/6aa x 1,0aa) = 3/6 = 1/2 → TLKH trội = 1- 1/2 = 1/2
→ TLPLKH là 1 Trội : 1 Lặn
2.7. Phương pháp sử dụng công thức 7
2.7.1. Cách áp dụng công thức 7
Nếu phép lai có dạng 0A x 0A thì ở đời con có TLPLKH là 100% lặn.
2.7.2. Các KG áp dụng công thức 7
KG có 0A là: aa, aaa, aaaa, X
a
X
a
, X
a
Y, X
a
Y
a

2.7.3. Các phép lai áp dụng công thức 7
Áp dụng công thức 7 có thể xác định được TLKH của 8 phép lai được thống kê
ở bảng 8 dưới đây:


Bảng 8. Các phép lai cho kết quả 100% Lặn
2n x 2n P7.1: aa x aa; P7.2: X
a
X
a
x X
a
Y; P7.3: X
a
X
a
x X
a
Y
a

2n x 3n P7.4: aa x aaa
2n x 4n P7.5: aa x aaaa
3n x 3n P7.6: aaa x aaa
3n x 4n P7.7: aaa x aaaa
4n x 4n P7.8: aaaa x aaaa

2.7.4. Kiểm chứng công thức 7 bằng cơ sở khoa học
Các KG 0A khi giảm phân cho các giao tử hoàn toàn không chứa A nên khi thụ
tinh tạo thành hợp tử cũng hoàn toàn không có A do đó biểu hiện 100% kiểu hình lặn.
Ví dụ: P7.1: aa (Lặn ) x aa (Lặn)
GT 1,0a 1,0a
F
1
TLKH: 100% lặn

3. Kiểm tra thực nghiệm đề tài
3.1. Phương pháp kiểm tra thực nghiệm
Sử dụng hình thức đề thi kiểm tra trắc nghiệm gồm 25 câu, làm bài trong 45
phút, thang điểm 10. Mỗi năm khảo sát 3 lớp học sinh khối 12, mỗi lớp gồm 40 học
sinh, Trong đó :
-Lớp 1 làm lớp đối chứng (ĐC): Lớp chưa được học bảng ghi nhớ nhanh.
-Lớp 2 làm lớp thực nghiệm (TN): Lớp đã được học bảng ghi nhớ nhanh.
-Lớp 3: Được khảo sát 2 lần: Lần 1 làm lớp đối chứng, lần 2 làm lớp thực
nghiệm.
3.2. Đề kiểm tra thực nghiệm và hướng dẫn giải
( Đáp án là phương án có gạch ngang bên dưới)
Câu 1.Ở cà chua, gen A qui định quả màu đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định quả
màu vàng. Cây tứ bội (4n) thuần chủng quả màu đỏ giao phấn với cây tứ bội quả màu
vàng, F
1

thu được toàn cây
quả đỏ. Biết rằng quá trình giảm phân ở các cây bố, mẹ và
F
1

xảy ra bình thường, không có đột biến, các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n có khả năng
thụ tinh. Cho các cây F
1
+
giao phấn với nhau. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F
2

là:


A. 1 cây quả màu đỏ : 1 cây quả màu vàng.
B. 11 cây quả màu đỏ : 1 cây quả màu vàng.
C. 3 cây quả màu đỏ : 1 cây quả màu vàng.
D. 35 cây quả màu đỏ : 1 cây quả màu vàng.
Giải tóm tắt
P: AAAA ( Đỏ) x aaaa ( vàng) → F
1

: AAaa ( Đỏ) → F
1
x F
1
là:
AAaa x AAaa. Áp dụng công thức 2A x 2A là 35 trội: 1 lặn tức 35 đỏ: 1 vàng.→ Đáp
án D. 35 cây quả màu đỏ : 1 cây quả màu vàng.

11
Câu 2. Ở cà chua, gen A - quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a - quả vàng.
Biết rằng quá
trình giảm phân ở các cây bố, mẹ

xảy ra bình thường, không có đột biến, các cây tứ
bội đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh.
Cho cây cà chua dị hợp 4n giao phấn với
nhau, F
1
thu được 11 cây quả đỏ: 1 cây quả vàng. Phép lai giữa các cây bố mẹ phải là:
A. AAaa x AAaa. B. AAaa x Aaaa. C. AAAa x Aaaa. D. Aaaa x Aaaa.
Giải tóm tắt
Từ TLKH là 11: 1 → phép lai là 2A x 1A → Đáp án B). AAaa x Aaaa.

Câu 3. Bệnh máu khó đông do gen a nằm trên NST X không có alen tương ưng trên
Y, gen trội A qui định máu đông bình thường. Trong một gia đình bố bị bệnh máu khó
đông, mẹ bình thường (ông ngoại bị bệnh máu khó đông). Xác suất con của họ sinh ra
bị bệnh là bao nhiêu?
A. 25% B. 70% C. 50%. D. 12,5%.
Giải tóm tắt
P: X
a
Y x X
A
X
a
. Áp dụng công thức 1A x 0A là 1 : 1 hay 50% bình thường :
50% bị bệnh → Đáp án C. 50%.
Câu 4. Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với gen
a qui định tính trạng lặn quả vàng. Cho cây tứ bội có kiểu gen AAaa giao phấn với
cây tam bội có kiểu gen Aaa.
Biết rằng quá trình giảm phân ở các cây bố, mẹ

xảy ra
bình thường, không có đột biến, các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n còn cây 3n tạo giao
tử n và 2n. Các giao tử này đều có khả năng thụ tinh. Tính theo lý thuyết,
kết quả phân
tính ở đời lai là:
A. 27 đỏ: 9 vàng; B. 35 đỏ: 1 vàng; C. 11đỏ: 1 vàng; D. 33 vàng: 3 đỏ
Giải tóm tắt
P: AAaa x Aaa. Áp dụng công thức 2A x 1A là 11: 1
→ Chọn đáp án C. 11đỏ: 1 vàng.
Câu 5: Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng hạt đỏ trội hoàn toàn so với gen
a qui định tính trạng lặn hạt màu trắng. Cho các cây dị hợp 2n giao phấn với những

cây dị hợp 3n và 4n, F
1
cho tỉ lệ 3 cây hạt đỏ: 1 cây hạt trắng. Kiểu gen của các cây bố
mẹ là
A. AAAa x Aa; AAa x Aa. B. AAaa x Aa; AAa x Aa.
C. Aaaa x Aa; Aaa x Aa. D. AAAa x Aa; Aaa x Aa.
Giải tóm tắt
Áp dụng công thức 3 : 1 là 1A x 1A →Chọn C. Aaaa x Aa; Aaa x Aa.
Câu 6. Ở cà chua, gen A - quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a - quả vàng. Cho cây cà
chua dị hợp 4n giao phấn với nhau, F
1
thu được 5 cây quả đỏ: 1 cây quả vàng, phép lai
giữa các cây bố mẹ phải là:
A. AAaa x AAaa. B. AAaa x aaaa. C . AAAa x Aaaa. D. Aaaa x Aaaa.
Giải tóm tắt
Áp dụng công thức 5 : 1 là 2A x 0A →Chọn B. AAaa x aaaa.
Câu 7. Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt
trắng. Trong trường hợp không xảy ra đột biến, phép lai nào cho đời con có kiểu hình
phân li theo tỷ lệ 2 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng ?
A. X
a
X
a
x X
A
Y. B. X
A
X
a
x X

a
Y. C. X
A
X
A
x X
a
Y. D. X
A
X
a
x X
A
Y.
Giải tóm tắt
Từ TLKH ở đời con là 3 mắt đỏ: 1 mắt trắng → phép lai là 1A x 1A
→ Chọn đáp án D. X
A
X
a
x X
A
Y.
Câu 8. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không
xảy ra đột biến. Trong một phép lai, người ta thu được đời con có kiểu hình phân li

12
theo tỉ lệ 3A-B- : 3aaB- : 1A-bb : 1aabb. Phép lai nào sau đây phù hợp với kết quả
trên?
A. AaBb x AaBb. B. Aabb x aaBb. C. AaBb x aaBb. D. AaBb x Aabb

Giải tóm tắt
TLKH ở đời con tương đương ( 1A- : 1aa) ( 3B- : 1bb) → Áp dụng công thức 1
: 1 là 1x0 và 3: 1 là 1 x 1→ Phép lai là ( 1A x 0A) ( 1B x 1B)
→ Chọn đáp án C. AaBb x aaBb.
Câu 9. Ở đậu Hà lan, gen A : hạt vàng, a: hạt xanh, gen B : hạt trơn,b: hạt nhăn. Hai
cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Trong một phép lai thu được thế hệ lai có tỷ lệ
kiểu hình: 1 vàng, trơn : 1 vàng nhăn. Kiểu gen của bố mẹ là
A. AaBB x AAbb. B. AABb x Aabb. C. AABb x aaBb. D. AaBb x Aabb
Giải tóm tắt
TLKH ở đời lai tương đương ( 1,0 vàng ) ( 1 trơn : 1 nhăn )→ Áp dụng công
thức 100% trội thì P có một kiểu gen mang 100% A và áp dụng công thức 1: 1 là 1 x 0
→ Phép lai là ( AA x - ) ( 1B x 0B)
→ Chọn đáp án B. AABb x Aabb.
Câu 10. Ở đậu Hà lan, gen A : hạt vàng > a: hạt xanh, gen B : hạt trơn > b: hạt nhăn.
Hai cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Lai phân tích cây đậu chưa biết kiểu gen
thu được thế hệ lai có tỉ lệ 50% hạt vàng, trơn : 50% hạt xanh, trơn. Cây đậu đó có
kiểu gen là:
A.AABb B.aabb. C. AABB. D. AaBB.
Giải tóm tắt
TLKH ở đời lai tương đương ( 1vàng : 1 xanh) ( 1,0 trơn )→ Áp dụng công
thức 1: 1 là 1A x 0A và áp dụng công thức 100% trơn thì P có một kiểu gen BB. Do
đây là phép lai phân tích nên cây chưa biết kiểu gen đó là cây mang kiểu gen 1A và
BB
→ Chọn đáp án D. AaBB
Câu 11. Ở cà chua, tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so tính trạng quả vàng. Đột biến
đa bội thể có thể làm cho cơ thể 2n trở thành 3n và 4n. Cho giao phấn giữa 2 cây chưa
biết kiểu hình, F1 thu đươc tỉ lệ kiểu hình là 3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng
Phép lai nào dưới đây có thể cho kết quả đó ?
1. Aa x Aa; 2. Aa x aaa; 3. Aa x Aaa; 4. Aa x Aaaa
Đáp án đúng là:

A. 1,2,3. B. 1,2,4. C. 1,3,4. D. 2,3,4.
Giải tóm tắt
Các phép lai cho TLKH 3 : 1 có dạng 1A x 1A ( Nhờ áp dụng công thức 1A x
1A là 3 : 1) → Chọn đáp án C. 1,3,4.
Câu 12. Ở cà chua, tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so tính trạng quả vàng. Đột biến
đa bội thể có thể làm cho cơ thể 2n trở thành 3n và 4n. Cho giao phấn giữa 2 cây chưa
biết kiểu hình, F1 thu đươc tỉ lệ kiểu hình là 5 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. Phép lai
nào dưới đây có thể cho kết quả đó ?
1. AAa x Aa; 2. AAa x aaa; 3. Aa x Aaa; 4. AAa x aaaa; 5. AAaa x aaaa
Đáp án đúng là:
A. 1,2,3. B. 2,4,5. C. 3,4,5. D. 2,3,4,5
Giải tóm tắt
Các phép lai cho TLKH 5 : 1 có dạng 2A x 0A ( Nhờ áp dụng công thức 2A x
0A là 5 : 1) → Chọn đáp án B. 2,4,5.

13
Câu 13.
Biết rằng quá trình giảm phân ở các cây bố, mẹ

xảy ra bình thường, không
có đột biến, các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh.
Tỉ lệ kiểu gen xuất
hiện từ phép lai Aaaa x Aaaa là

A. 1AAaa : 2Aaaa : 1aaaa. .
B. 1.AAAa : 5AAaa : 5Aaaa : 1aaaa
C. 1AAAA : 8AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa.
D. 1AAaa : 4Aaaa : 1aaaa.
Giải tóm tắt
Phép lai Aaaa x Aaaa có dạng 1A x 1A. Áp dụng công thức 1A x 1A là

3 : 1. Từ đây xác định TLKG nào thỏa mãn TLKH 3 : 1 chính là đáp án.
→ Chọn A. 1AAaa : 2Aaaa : 1aaaa.
Câu 14.
Biết rằng quá trình giảm phân ở các cây bố, mẹ

xảy ra bình thường, không
có đột biến, các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh.
Tỉ lệ kiểu gen xuất
hiện từ phép lai AAaa x Aaaa là
A. 1AAAa : 2AAaa : 2Aaaa : 1aaaa. .
B. 1.AAAa : 5AAaa : 5Aaaa : 1aaaa
C. 1AAAA : 8AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa.
D. 1AAAa : 4AAaa : 4Aaaa : 1aaaa.
Giải tóm tắt
Phép lai AAaa x Aaaa có dạng 2A x 1A. Áp dụng công thức 2A x 1A là
11 : 1. Từ đây xác định TLKG nào thỏa mãn TLKH 11 : 1 chính là đáp án. →
Chọn B. 1.AAAa : 5AAaa : 5Aaaa : 1aaaa
Câu 15. Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với
gen a qui định tính trạng lặn quả vàng.
Biết rằng quá trình giảm phân ở các cây bố,
mẹ

xảy ra bình thường, không có đột biến, các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n có khả
năng thụ tinh.
Cho cây có kiểu gen Aaaa giao phấn với cây có kiểu gen AAa, kết quả
phân tính đời lai là
A. 35 đỏ: 1 vàng. B. 27 đỏ: 9 vàng. C. 5 đỏ: 1 vàng. D. 11đỏ: 1 vàng.
Giải tóm tắt
Áp dụng công thức 2A x 1A là 11 : 1 → Chọn D. 11đỏ: 1 vàng
Câu 16. Biết A→ quả ngọt trội hoàn toàn so với a→ quả chua,

quá trình giảm phân ở
các cây bố, mẹ

xảy ra bình thường, không có đột biến, các cây tứ bội đều tạo giao tử
2n có khả năng thụ tinh.
Đem lai các cây tứ bội với nhau nếu thế hệ sau xuất hiện 350
cây quả ngọt trong số 420 cây thì kiểu gen của P là:
A. Aaaa x aaaa. B. Aaaa x Aaaa. C. AAaa x aaaa. D. AAaa x Aaaa
Giải tóm tắt
Ta có số quả chua là 420 – 350 = 70 →TLKH là 5 : 1→phép lai tương ứng là
2A x 0A ( Nhờ áp dụng công thức 2A x 0A là 5 : 1)
→ Chọn C. AAaa x aaaa.
Câu 17. Biết A→ quả ngọt trội hoàn toàn so với a→ quả chua,
quá trình giảm phân ở
các cây bố, mẹ

xảy ra bình thường, không có đột biến, các cây tứ bội đều tạo giao tử
2n có khả năng thụ tinh.
Đem lai các cây tứ bội với nhau trong 2 trường hợp, kết quả
như sau:
- Trường hợp 1: thế hệ sau xuất hiện 240 cây quả ngọt trong số 320 cây.
- Trường hợp 2: thế hệ sau xuất hiện 350 cây quả ngọt: 350 cây quả chua.
Phép lai nào dưới đây có thể cho kết quả của trường hợp 1 và trường hợp 2 ?
1. AAaa x AAaa; 2. AAaa x Aaaa; 3. AAaa x aaaa
4. Aaaa x Aaaa; 5. Aaaa x aaaa.
Đáp án đúng là:

14
A. 1 và 2. B. 2 và 3. C. 3 và 4. D. 4 và 5
Giải tóm tắt

- Trường hợp 1số quả chua là 320 – 240 = 80 →TLKH là 3 : 1→phép lai là 1A
x 1A ( Nhờ áp dụng công thức 1A x 1A là 3 : 1) → Chọn phép lai 4: Aaaa x Aaaa.
- Trường hợp 2 TLKH là 1 : 1 → phép lai là 1A x 0A ( Nhờ áp dụng công thức
1A x 0A là 1 : 1) → Chọn phép lai 5: Aaaa x aaaa.
Kết hợp cả 2 trường hợp → Chọn đáp án D. 4 và 5.
Câu 18. Cho một cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa lai với một cây tam bội có kiểu
gen AAa. Quá trình giảm phân ở các cây bố mẹ xảy ra bình thường, các loại giao tử
sống được đều có khả năng thụ tinh. Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn ở đời con là
A. 1/36. B. 1/2. C. 1/6. D. 1/12.
Giải tóm tắt
Phép lai AAaa x AAa có dạng 2A x 2A. Áp dụng công thức 2A x 2A là 35 : 1
→ TLKG đồng hợp tử lặn = TLKH lặn = 1/36 →Chọn A. 1/36
Câu 19. Cho một cây cà chua tứ bội có kiểu gen Aaaa lai với một cây tam bội có kiểu
gen AAa. Quá trình giảm phân ở các cây bố mẹ xảy ra bình thường, các loại giao tử
sống được đều có khả năng thụ tinh. Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn ở đời con là
A. 1/36. B. 1/2. C. 1/6. D. 1/12.
Giải tóm tắt
Phép lai Aaaa x AAa có dạng 2A x 1A. Áp dụng công thức 2A x 1A là 11 : 1
→ TLKG đồng hợp tử lặn = TLKH lặn = 1/12 → Chọn D. 1/12.
Câu 20. Cho một cây cà chua tam bội có kiểu gen Aaa lai với một cây lưỡng bội có
kiểu gen Aa. Quá trình giảm phân ở các cây bố mẹ xảy ra bình thường, các loại giao tử
được tạo ra đều có khả năng thụ tinh. Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn ở đời con là
A. 1/36. B. 1/2. C. 1/6. D. 1/4.
Giải tóm tắt
Phép lai Aaa x Aa có dạng 1A x 1A. Áp dụng công thức 1A x 1A là 3 : 1 →
TLKG đồng hợp tử lặn = TLKH lặn = 1/4 → Chọn D. 1/4.
Câu 21. Ở cà chua, gen A qui định quả màu đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định
quả màu vàng. Cây tứ bội (4n) thuần chủng quả màu đỏ giao phấn với cây tứ bội quả
màu vàng, F
1


thu được toàn cây
quả đỏ. Biết rằng quá trình giảm phân ở các cây bố,
mẹ và F
1

xảy ra bình thường. Cho cây F
1
+
giao phấn với cây có kiểu gen aaa, tỉ lệ kiểu
hình ở F
2

là:

A. 1 đỏ : 1 vàng. B. 11 đỏ : 1 vàng. C. 3 đỏ : 1 vàng. D. 5 đỏ : 1 vàng.
Giải tóm tắt
P: AAAA x aaaa → F
1
: AAaa;
F
1
x aaa: AAaa x aaa. Phép lai này có dạng 2A x 0A. Áp dụng công thức 2A x
0A là 5 : 1→ Chọn D. 5 đỏ : 1 vàng.
Câu 22. Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với
gen a qui định tính trạng lặn quả vàng. Cho cây có kiểu gen aaaa giao phấn với cây có
kiểu gen AAAa, kết quả đời lai là
A. 35 đỏ: 1 vàng. B. 100% đỏ. C. 33 vàng : 3 đỏ. D. 11đỏ: 1 vàng.
Giải tóm tắt
Với phép lai aaaa x AAAa ta áp dụng công thức 3/4A là 100% trội

→ Chọn B. 100% đỏ.
Câu 23: Ở cà chua, gen A qui định quả màu đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định
quả màu vàng. Cây tứ bội (4n) thuần chủng quả màu đỏ giao phấn với cây tứ bội quả
màu vàng, F
1

thu được toàn cây
quả đỏ. Biết rằng quá trình giảm phân ở các cây bố,
mẹ và F
1

xảy ra bình thường. Cho các cây F
1
+
giao phấn với cây có kiểu gen AAAa. Tỉ

15
lệ kiểu hình ở F
2

là:

A. 1 đỏ : 1 vàng. B. 11 đỏ : 1 vàng. C. 3 đỏ : 1 vàng. D. 100% đỏ.
Giải tóm tắt
Với phép lai F
1
x AAAa ta thấy đã có kiểu gen AAAa mang 3/4A nên không cần
xác định KG F
1
mà áp dụng ngay công thức 3/4A là 100% trội.

→ Chọn B. 100% đỏ.
Câu 24: Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng hạt đỏ trội hoàn toàn so với
gen a qui định tính trạng lặn hạt màu trắng. Cho các cây dị hợp 2n giao phấn với
những cây dị hợp 3n và 4n, F
1
cho tỉ lệ 100% cây hạt đỏ. Kiểu gen của các cây bố mẹ
là:
A. AAAa x Aa; AAA x Aa B. AAaa x Aa; AAa x Aa
C. Aaaa x Aa; Aaa x Aa D. AAAa x Aa; Aaa x Aa
Giải tóm tắt
Áp dụng công thức 3/4A hoặc 100%A là 100% trội
→ Chọn đáp án A. AAAa x Aa; AAA x Aa
Câu 25. Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với
gen a qui định quả vàng. Lần lượt cho các cây có kiểu gen Aaaa giao phấn với các cây
có kiểu gen Aaaa và aaaa. Kết quả phân tính đời lai lần lượt là
A. 3 đỏ: 1 vàng và 1 đỏ : 1 vàng. B. 1 đỏ: 1 vàng và 3 đỏ : 1 vàng.
C. 11đỏ: 1 vàng và 3 đỏ: 1 vàng. D. 100% đỏ và 3 đỏ: 1 vàng.
Giải tóm tắt
Phép lai Aaaa x Aaaa có dạng 1A x 1A. Áp dụng công thức 1A x 1A là
3 : 1 → Chọn 3 đỏ : 1 vàng.
Phép lai Aaaa x aaaa có dạng 1A x 0A. Áp dụng công thức 1A x 0A là
1 : 1 → Chọn 1 đỏ : 1 vàng.
Kết hợp 2 phép lai theo thứ tự → Chọn đáp án A. 3 đỏ: 1 vàng và 1 đỏ : 1 vàng.

3.3. Kết quả kiểm tra thực nghiệm
Sau khi tiến hành thực nghiệm kết quả thu được như sau:
+ Năm 2012-2013

Loại điểm
Lớp 1(ĐC) Lớp 2 (TN)

Lớp 3
ĐC TN
SL % SL % SL % SL %
Giỏi
2 5 20 50 1 2,5 21 52,5
Khá
5 12,5 16 40 6 15 12 30
TB
16 40 4 10 14 35 7 17,5
Yếu
17 42,5 0 0 19 47,5 0 0
Kém
0 0 0 0 0 0 0 0

+ Năm 2013-2014

Loại điểm

Lớp 1(ĐC) Lớp 2 (TN)
Lớp 3
ĐC TN
SL % SL % SL % SL %
Giỏi
1 2,5 22 55 3 7,5 20 50
Khá
8 20 14 37,5 4 10 17 42,5
TB
18 45 4 12,5 14 35 3 7,5
Yếu
13 32,5 0 0 19 47,5 0 0


16
Kém
0 0 0 0 0 0 0 0

So sánh kết quả của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm ở cả 2 năm cho thấy:
- Tỉ lệ điểm giỏi: Lớp thực nghiệm cao hơn 45% so với lớp đối chứng.
- Tỉ lệ điểm khá: Lớp thực nghiệm cao hơn 30% so với lớp đối chứng.
- Tỉ lệ điểm trung bình: Lớp thực nghiệm thấp hơn 37% so với lớp đối chứng.
- Tỉ lệ điểm yếu: Lớp thực nghiệm 0% còn lớp đối chứng thì chiếm 56,6%.
- Tỉ lệ điểm kém: Cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đều chiếm 0%
Như vậy ở lớp đối chứng có điểm trung bình và yếu cao hơn, trong khi đó ở
lớp thực nghiệm có điểm khá và giỏi cao hơn vượt trội. Kết quả này chứng tỏ bảng ghi
nhớ nhanh có hiệu quả rất tốt, có tính ứng dụng rộng rãi và dễ áp dụng cho rất nhiều
đối tượng học sinh.

Phần III. KẾT LUẬN
1. Kết luận
- Đề tài đã xây dựng được bảng ghi nhớ nhanh gồm 7 công thức ngắn gọn, dễ
nhớ, dễ áp dụng đó là:
Bảng 1: Bảng ghi nhớ nhanh về cách xác định TLKH của một số phép lai

Công thức Kí hiệu phép lai và TLPLKH của phép lai ( Trội : Lặn )
1 3/4 A hoặc 100% A là 100% Trội
2 2A x 2A là 35 : 1
3 2A x 1A là 11 : 1
4 2A x 0A là 5 : 1
5 1A x 1A là 3 : 1
6 1A x 0A là 1 : 1
7 0A x 0A là 100% lặn


- Áp dụng bảng ghi nhớ nhanh có thể xác định rất nhanh TLKH của 91 phép lai.
Số phép lai áp dụng mỗi công thức được thống kê ở bảng sau:
Bảng 9. Số phép lai áp dụng mỗi công thức trong bảng ghi nhớ nhanh

Công thức Số phép lai áp dụng mỗi công thức
1 47
2 3
3 6
4 6
5 8
6 13
7 8

- Việc triển khai, ứng dụng SKKN cho kết quả rất khả quan. So với các lớp đối
chứng, lớp thực nghiệm đều có tỉ lệ điểm khá và giỏi cao hơn, tỉ lệ điểm trung bình thì
thấp hơn và đã xóa được yếu, kém. Đặc biệt áp dụng bảng ghi nhớ nhanh đã có khoảng
80% học sinh làm bài xong trước thời gian quy định.
2. Kiến nghị
- Khi áp dụng bảng ghi nhớ nhanh trong giảng dạy và học tập cần hiểu bản chất
các công thức thông qua phần kiểm chứng bằng cơ sở khoa học để có thể vận dụng có
hiệu quả bảng ghi nhớ nhanh trong nhiều dạng câu hỏi liên quan khác.

17
- SKKN đã được triển khai có hiệu quả ở nhiều lớp học tại Trường THPT
Thành Sen. Mong rằng, SKKN tiếp tục được áp dụng với nhiều trường, nhiều lớp,
nhiều đối tượng học sinh hơn nữa, đồng thời kính mong các đồng nghiệp góp ý xây
dựng để SKKN được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!















































18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Hữu Hồ: Xác suất thống kê – NXB ĐHQG Hà Nội 2005
2. Nguyễn Duy Minh: Những câu hỏi và bài tập chọn lọc theo chủ đề của Di truyền –
Biến dị - NXB ĐH QG Hà Nội 2001.
3. Huỳnh Quốc Thành: Bài tập sinh học 12 – Tính quy luật của hiện tượng Di truyền –
NXB DDHSP 2008.
4. Lê Đình Trung – Trịnh Nguyên Giao: Tuyển chọn câu hỏi và bài tập di truyền –
NXB ĐHQG Hà Nội 2008.
5. Ngô Văn Hưng: Giới thiệu đề thi và đáp án thi học sinh giỏi Quốc gia môn sinh –
NXB ĐHQG TPHCM 2005.
6. Ngô Văn Hưng: Hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 12 – NXB
GD 2008.
7. .
8.Di truyền học-tập 2-Phan Cự Nhân(chủ biên)-NXBGD 1999.
9.Lý Luận Dạy học sinh học-Đinh Quang Báo-Nguyễn Đức Thành-NXBGD-2002.

10.Kỷ thuật dạy học sinh học-GS Trần Bá Hoành-NXBGD-1993.
11.Tài liệu BDTX chu kì 2004-2007 tập 1- NXBGD 2005.
12.Tài liệu BDTX chu kì 2004-2007 tập 2- NXBGD 2007.
13.SGK Sinh học 12 nâng cao - NXBGD 2008.






















19
MỤC LỤC
Trang
Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1,2

Phần II. NỘI DUNG 2
1. Xây dựng bảng ghi nhớ nhanh 2
1.1. Phương pháp xây dựng bảng ghi nhớ nhanh 2
1.2.Nội dung bảng ghi nhớ nhanh 2
1.3.Phạm vi áp dụng bảng ghi nhớ nhanh 2
1.4.Phương pháp áp dụng bảng ghi nhớ nhanh 3
2. Phương pháp sử dụng bảng ghi nhớ nhanh và kiểm chứng các công thức bằng
cơ sở khoa học
3
2.1. Phương pháp sử dụng công thức 1 3
2.1.1. Cách áp dụng công thức1 3
2.1.2. Các KG áp dụng công thức 1 3
2.1.3. Các phép lai áp dụng công thức 1 3
2.1.4. Kiểm chứng công thức 1 bằng cơ sở khoa học 4
2.2. Phương pháp sử dụng công thức 2 5
2.2.1. Cách áp dụng công thức2 5
2.2.2. Các KG áp dụng công thức 2 5
2.2.3. Các phép lai áp dụng công thức 2 5
2.2.4. Kiểm chứng công thức 2 bằng cơ sở khoa học 5
2.3. Phương pháp sử dụng công thức 3 6
2.3.1. Cách áp dụng công thức3 6
2.3.2. Các KG áp dụng công thức 3 6
2.3.3. Các phép lai áp dụng công thức 3 6
2.3.4. Kiểm chứng công thức 4 bằng cơ sở khoa học 6
2.4. Phương pháp sử dụng công thức 4 7
2.4.1. Cách áp dụng công thức 4 7
2.4.2. Các KG áp dụng công thức 4 7
2.4.3. Các phép lai áp dụng công thức 4 7
2.4.4. Kiểm chứng công thức 4 bằng cơ sở khoa học 7
2.5. Phương pháp sử dụng công thức 5 8

2.5.1. Cách áp dụng công thức 5 8
2.5.2. Các KG áp dụng công thức 5 8
2.5.3. Các phép lai áp dụng công thức 5 9
2.5.4. Kiểm chứng công thức 5 bằng cơ sở khoa học 9
2.6. Phương pháp sử dụng công thức 6 10
2.6.1. Cách áp dụng công thức 6 10
2.6.2. Các KG áp dụng công thức 6 10
2.6.3. Các phép lai áp dụng công thức 6 10
2.6.4. Kiểm chứng công thức 6 bằng cơ sở khoa học 11
2.7. Phương pháp sử dụng công thức 7 13
2.7.1. Cách áp dụng công thức 7 13
2.7.2. Các KG áp dụng công thức 7 13
2.7.3. Các phép lai áp dụng công thức 7 13
2.7.4. Kiểm chứng công thức 7 bằng cơ sở khoa học 13
3. Kiểm tra thực nghiệm đề tài 13
3.1. Phương pháp kiểm tra thực nghiệm 13
3.2. Đề kiểm tra thực nghiệm và hướng dẫn giải. 14

20
3.3 Kết quả kiểm tra thực nghiệm 22
Phần III. KẾT LUẬN 23
1. Kết luận 23
2. Kiến nghị 24
Tài liệu tham khảo 25



×