Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phân tích “Chất vàng của thiên nhiên” và “thứ vàng mười đã qua thử lửa” ở con người Tây Bắc được thể hiện qua đoạn trích “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.75 KB, 12 trang )

Đề: Phân tích “Chất vàng của thiên nhiên” và “thứ vàng
mười đã qua thử lửa” ở con người Tây Bắc được thể hiện
qua đoạn trích “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân
Bài làm
1.Giải thích:
Vàng trong câu nói của nhân vật không hiểu theo nghĩa đen, ở đây nhân vật
muốn mượn vẻ đẹp và sự qúy giá của núi sông và tài trí của con người lao động
Tây Bắc.
Trong câu nói của mình Nguyễn Tuân có dụng ý khi không dùng chữ “vàng”
để nói về cảnh sắc thiên nhiên và chữ “vàng mười” để chỉ vẻ đẹp và giá trị của
con người lao động. Nhà văn ngầm ý: Bản tính quý báu trong phẩm chất tài
năng của con người phải được tôi luyện trong cuộc sống giống như vàng được
tôi luyện trong lửa. Vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc thật quý giá nhưng con người
Tây Bắc đẹp hơn quý giá hơn trong việc chinh phục cải tạo thiên nhiên.
2. Phân tích chất vàng của thiên nhiên và con người Tây Bắc:
a) chất vàng của thiên nhiên:
* Chất vàng của thiên nhiên Tây Bắc thể hiện ở sự quý giá
Biểu tượng cho vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc chính là hình tượng dòng
sông Đà và dòng sông là biểu tượng cho sức mạnh dữ dội, hùng vĩ của thiên
nhiên đất nước. Đầu tiên sự hùng vĩ của dòng sông được nhà văn ghi tạc bằng
địa thế đầy ấn tượng với “hai bên đá dựng thành vách” lòng sông “chẹt lại như
một cái yết hầu ” và đó còn là “những thác nước gầm réo muôn đời” tiếng thác
nước nghe như là oán trách gì! rồi lại “như là van xin rồi lại như là khiêu khích
giọng gằn mà chế nhạo”. Con sông chợt trở nên hung bạo hơn khi sóng nước
reo hò làm thanh viện cho đá, “mặt nước hò la vang dậy quanh mình ”. Tiếng
nước của sông Đà ở nhiều quãng sông mênh mông với những ghềnh đá nhấp
nhô “nước xô sóng, sóng xô gió, gió xô bờ, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt
năm”.
Không những vậy, sông Đà còn là một dòng sông vô cùng hiểm ác. Cái hiểm
ác của nó thể hiện rõ ở những ghềnh thác. Ở đây dòng sông như “ dàn bày
thạch trận chực nuốt chìm những con thuyền non tay lái ”. “ Đám tảng đám hòn


chia làm ba hàng chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền”
Nhà văn đã rất thành công khi sử dụng một loạt các phép nhân hoá đạt tới sự
hiểm ác của dòng sông. Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, sông Đà hiện
lên như một con thuỷ quái khổng lồ vừa nham hiểm vừa hung dữ lại khôn
ngoan, mưu trí. Sông Đà “mang diện mạo kẻ thù số một của người lái đò”
“Đặc biệt trong vẻ dữ dội, hung bạo của sông Đà, ta thấy cái quý giá của sức
nước thể hiện ở những “tuốc pin thuỷ điện” đó chính là sự quý giá của tài
nguyên thiên nhiên đất nước. Nhưng rõ hơn ở cái quý giá, ở đây chính là tiềm
năng lớn lao ngay trong vẻ hoang dại, phóng khoáng với sức mạnh bạo liệt của
dòng sông.
*Những chất vàng của thiên nhiên Tây Bắc không chỉ ở sự quý giá mà còn
ở vẻ đẹp
Đó là vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của dòng sông. Dòng sông mang vẻ đẹp của 1
thiếu nữ Tây Bắc. Vừa kiều diễm vừa hoang dại đấy sức hấp dẫn “con sông Đà
tuôn dài như 1 áng tóc trữ tình mà đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây
Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai”. Cùng với hình ảnh của dòng sông
thướt tha mềm mại là màu nước của sông Đà cũng thay đổi theo mùa : mùa
xuân nước sông Đà “xanh màu ngọc bích” còn mùa thu thì “nước sông Đà lừ lừ
chín đỏ như da mặt 1 người bầm đi vì rượu bữa”
Không chỉ thơ mộng sông Đà hiện lên trong cảm nhận của nhà văn là 1 con
sông rất đỗi hiền hoà. Có những quãng sông rộng “bờ sông hoang dại như bờ
tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa ”. Nét hiền hoà
ấy đã từng là nguồn cảm hứng của biết bao thi nhân, đẹp hơn là cảnh sắc hai
bên bờ sông thật tươi vui, ấm áp, vang trời sức sống với những “ nương ngô
nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa”. Và “con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung
khỏi áng cỏ sương ” ngơ ngác trên màu xanh rợn ngợp đên tận chân trời ấy.
b) Chất vàng mười quý báu của con người Tây Bắc:
Cùng với sự quý giá của thiên nhiên là vẻ đẹp và sự quý báu của con người lao
động Tây Bắc. Trong tác phẩm con người mang chất vàng mười quý giá ấy lại
là người lao động bình thường với nghề nghiệp cũng thật bình thường : lái đò

trên sông Đà. Thế nhưng trong cái bình thường ấy đã ánh lên vẻ đẹp rực rỡ như
“vàng mười” của những con người đã vươn lên chinh phục và chế ngự dòng
sông hung bạo. Thật ra nhà văn dụng công miêu tả dòng sông hung bạo đến tột
cùng trữ tình thơ mộng đến tuyệt mĩ ấy phải là con người ngang tầm vóc tương
xứng với nó : một tầm vóc thật lớn lao, kì vĩ.
*Chất vàng mười trong con người ở đây là sự dũng cảm, gan dạ, tài ba của
một “tay lái ra hoa”.
Nguyễn Tuân đã rất thành công khi tạo ra một đạo binh ngôn từ hùng hậu để
miêu tả thật hấp dẫn cuộc thuỷ chiến không cân xứng, kẻ thù đã bày binh, bố
trận thật nham hiểm , xảo quyệt. Còn người lái đò, tuổi đã cao, trên tay chỉ có
vũ khí duy nhất là mái chèo. Vậy mà trong cuộc thuỷ chiến ấy bằng sự dũng
cảm, gan dạ, mưu trí, ông lái đò đã vượt qua hết vòng vây thạch trận khác nhau.
Nắm chắc binh pháp của “thần sông, thần đá” ông lái đò cưỡi lên thác sông Đà
như một đại tướng lão luyện, dày dạn kinh nghiệm xông pha giữa trận mạc.
Hình ảnh ông lái đò hiện lên thật đẹp, có khác nào những nhân vật anh hùng
trong cái thiên anh hùng ca thời cổ đại. Đẹp biết bao hình ảnh ông lái “ghì
cương lái phóng nhanh vút vút” khiến con thuyền như một mũi tên tre “vừa
xuyên vừa tự động lái được, lượn được”
*Vẻ đẹp của người lái đò còn thể hiện ở tâm hồn hết ngưỡng mộ trân trọng
đến ngợi ca cái đẹp
Ông thường gọi sông Đà bằng cái tên đầy ấn tượng : thần sông, thần đá. Phẩm
chất tài hoa nghệ sĩ của người lái đò được tô đậm ở phong thái ung dung , thanh
thản sau những lần vượt thác, mối nguy hiểm ngay trong cuộc chiến đấu vừa
qua đều xèo xèo tan trong trí nhớ của người lái đò tài hoa ấy.
Vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của người lái đò trong nghệ thuật vượt thác chính là
thứ “vàng mười” ngời sáng giữa thiên nhiên hùng vĩ của Tổ quốc.
3. Đánh giá chung:
Tác phẩm “Người lái đò sông Đà” là kết tinh nhiều quan điểm, tư tưởng và đặc
sắc nghệ thuật của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng 8. Qua tuỳ bút đặc sắc
này nhân vật đã thể hiện quan niệm sâu sắc về người nghệ sĩ “nghệ sĩ không chỉ

là những người hoạt động trên lĩnh vực nghệ thuật mà bất kì hành động nào đạt
đến trình độ kĩ năng, kĩ xảo đều có thể gọi là nghệ sĩ ”. Và với ông những người
bình thường trong cuộc sống cũng có thể là những con người lớn lao vĩ đại, họ
là những người chủ của đất nước xây dựng quê hương đất nước càng ngày càng
đẹp hơn.
Vẫn là cái nhìn tài hoa và uyên bác, người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp ấy
đã không còn tin ở những con người đặc biệt như trước. Cách mạng tháng 8 mà
đã tìm thấy cái đẹp trong hiện thực cuộc sống đời thường đó chính là chất vàng
trong cảnh sắc và tâm hồn con người Tây Bắc.
4.Kết luận:
Cảm hứng lãng mạn, bằng phép thuật ngôn từ và với tình yêu lớn lao dành cho
thiên nhiên con người. Nguyễn Tuân khẳng định : Cái đẹp, cái quý giá bao giờ
cũng có trong thiên nhiên và con người. Nhưng biết nhìn thấy, biết cách làm
cho mọi người cùng nhìn thấy là thiên chức của nhà văn. Muốn làm được điều
đó, người nghệ sĩ cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cái tâm và cái tài.
I. MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN
A. TÁC GIẢ -Nguyễn Tuân (1910 – 1987).
1. Tiểu sử
– Sinh tại Hà Nội trong một gia đình nhà nho.
– Ông học đến cuối bậc Thành Chung, tham gia bãi khoá, bị đuổi học
(1929). Sau khi bị tù vì vượt biên giới sang Thái Lan, ông viết báo, viết
văn. Năm1941 ông bị bắt giam vì giao du với những người hoạt động
chính trị.
– Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Nguyễn Tuân tham gia
Cách mạng và kháng chiến, trở thành cây bút tiêu biểu của nền văn học
mới.
– 1948- 1958 ông giữ chức Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam,
1996 được giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
2. Con người
– Giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Lòng yêu nước của ông

có màu sắc riêng à Gắn với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc.
– Ý thức cá nhân phát triển rất cao. Ông viết văn là để khẳng định
cá tính độc đáo của mình, sống tự do phóng túng, ham thích du lịch.
– Rất mực tài hoa. Ông không chỉ là nhà văn mà còn là người am
hiểu nhiều ngành nghệ thuật khác( hội họa, điêu khắc, sân khấu…)
– Quí trọng nghề văn. Ông cho rằng nghệ thuật là một hình thái lao
động nghiêm túc.
3. Sự nghiệp văn chương:
a. Trước Cách mạng tháng tám:
– Là cây bút văn xuôi trong thời kì cuối cùng của xu hướng văn học
lãng mạn 1930-1945.
– Ông viết các tác phẩm thể hiện lòng yêu nước, yêu truyền thống văn
hóa dân tộc và một số truyện thể hiện tâm trạng u uất trước cuộc đời tù
đọng.
– Tác phẩm tiêu biểu: Vang bóng một thời, Chiếc lư đồng mắt cua,
Một chuyến đi, Tóc chị Hoài.
b. Sau Cách mạng tháng tám :
– Nguyễn Tuân hòa mình vào cuộc sống của nhân dân, tham gia thực
tế kháng chiến, thể hiện cái nhìn ấm áp, niềm tin yêu cuộc sống và liên
tiếp cho ra đời những tác phẩm mang tính thời sự,
– Tác phẩm tiêu biểu: Tình chiến dịch, Tuỳ bút sông Đà, Hà Nội ta
đánh Mĩ giỏi
4. Phong cách nghệ thuật:
v Tài hoa, uyên bác:
- Khám phá phát hiện sự vật ở phương diện văn hoá, thẩm mĩ.
- Nhìn con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ.
- Tô đậm những nét phi thường, tuyệt vời của cảnh vật, con người
- Vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hoá, nghệ thuật khác nhau
trong sáng tác
v Ngôn ngữ văn học:

- Từ vựng phong phú
- Tổ chức câu văn xuôi có giá trị tạo hình cao, có nhạc điệu trầm bổng,
cách phối âm, phối thanh linh hoạt,tài hoa.
v Sử dụng thể loại tùy bút thuần thục, có những thành tựu đặc sắc.
v Những chuyển biến trong phong cách nghệ thuật:
- Trước Cách mạng tháng tám1945, phong cách Nguyễn Tuân có thể
thâu tóm trong một chữ NGÔNG. Đó là thái độ khinh đời, ngạo đời dựa
trên tài hoa, sự uyên bác và nhân cách hơn đời của mình.
- Sau Cách mạng tháng tám, Nguyễn Tuân hòa nhập vào cuộc sống
của nhân dân, ca ngợi cái đẹp không chỉ ở những tính cách phi thường
mà còn ở cả những người lao động bình thường.
B. Người lái đò sông Đà
1. Hoàn cảnh sáng tác:
Là kết quả chuyến đi thực tế Tây Bắc của Nguyễn Tuân vào năm 1958. Ông
đến với nhiều vùng khác nhau, sống với bộ đội, thanh niên xung phong, công
nhân cầu đường và đồng bào các dân tộc. Thực tiễn cuộc sống mới ở vùng
cao và vẻ đẹp của thiên nhiên cùng “ thứ vàng mười đã qua thử lửa” ở
những con người lao động, chiến đấu trên miền núi sông thơ mộng ấy đã
đem lại cho nhà văn nguồn cảm hứng sáng tạo và ông sáng tác tùy bút
SÔNG ĐÀ (1960), trong đó có NGỪỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ.
2. Xuất xứ: Trích tuỳ bút “Sông Đà” (1960)
3. Nội dung:
a. Hình ảnh con sông Đà:
v Sông Đà được miêu tả như một nhân vật có nguồn gốc, lai lịch, có tên
tuổi, có tính cách.
– Nguồn gốc, lai lịch, tên tuổi: khai sinh ở huyện Cảnh Đông, tỉnh Vân
Nam…xin nhập quốc tịch VN…,tên Bả Biên Giang, Ly Tiên
– Tính cách
+ Tính cách hung bạo hiểm ác:
· Địa hình hiểm trở: Sông Đà hiện lên dưới ngòi bút của Nguyễn

Tuân thật dữ tợn với những hút nướcsâu thăm thẳm, những quãng sông
đầy ghềnh thác, những vách đá dựng thành vách.
· Tính cách hung bạo, hiểm ác của con sông Đà được miêu tả tập
trung ở khúc thác dữ ® nghệ thuật nhân hóa, so sánh được sử dụng một
cách đặc sắc để miêu tả nước và đá ở khúc thác.
o Âm thanh dữ dội, cuồng nộ à tiếng nước “ réo”, “tiếng nước
thác nghe như là oán trách… van xin… khiêu khích, giọng
gằn mà chế nhạo… nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng…”
o Nước như một đội quân hùng mạnh, dữ tợn: “mặt nước hò
la vang dậy có lúc chúng đội cả thuyền lên”.
o Ngoài nước, đá ở khúc thác dữ cũng được miêu tả một cách sinh
động
Đá mai phục từ ngàn năm để nhổm cả dậy vồ lấy thuyền.
Mỗi hòn đá đều có tư thế riêng: đứng, ngồi, nằm…nhưng tất cả
đều ngỗ ngược, nhăn nhúm, méo mó.
Đá bày thạch trận trên sông với hàng tiền vệ, boong-ke chìm,
pháo đài nổi, mỗi hòn đá như tướng dữ quân tợn chỉ chờ ăn chết
cái thuyền .
Đá như một đội quân hiểm ác, nhiều mưu mô, xảo quyệt à đánh
khuýp quật vu hồi, dụ cái thuyền của đối phương, hất hàm hỏi cái
thuyền…
è Nhận xét:
- Được khắc họa bằng ngòi bút miêu tả điêu luyện, độc đáo với
các thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, nổi bật là nghệ thuật so sánh,nhân hóa
giàu liên tưởng và lớp ngôn ngữ tượng hình,phong phú làm nổi bật
phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
- Sông Đà như một sinh thể có hồn, một nhân vật có tính cách, có
hoạt động, là “kẻ thù số một” của người lái đo, , là một mụ dì ghẻ ác
độc.
- Tính cách hung bạo, dữ dội của con sông “hung dữ nhất Đông

Dương “cũng là vẻ đẹp hùng vĩ của Sông Đà.
+ Tính cách trữ tình, thơ mộng, hiền hòa:
· Hình dáng “ Sông Đà uôn dài…nương xuân” : Từ trên cao nhìn
xuống, sông Đà đẹp, thơ mộng, mềm mại, uyển chuyển như mái tóc của
một người thiếu nữà Câu văn giàu nhạc điệu kết hợp nghệ thuật so sánh
độc đáo gợi liên tưởng Sông Đà như hình ảnh của người thiếu nữ Tây Bắc
kiều diễm, trẻ trung, duyên dáng.
· Màu sắc: Màu nước sông Đà chuyển đổi theo tiết mùa, mùa xuân
dòng xanh ngọc bích, mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt
người bầm đi vì rượu bữaàNước của dòng sông thay đổi theo mùa, theo
phong cảnh hai bên bờ. Sự thay đổi sắc màu của dòng nước tạo cho Sông
Đà vẻ đẹp thơ mộng, huyền ảo.
· Bờ sông Đà hiền hòa, hoang sơ, tĩnh lặng
o Chuồn chuồn , bướm bướm bay lượn…, cỏ gianh còn đẫm sương
đêm, ngô non vừa mới nhú, đàn hươu…
o So sánh độc đáo, sáng tạo: Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử, bờ
sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa.
· Sông Đà gợi trong lòng người nhiều cảm xúc
o Bâng khuâng, xao xuyến như gặp lại cố nhân.
o Như đắm mình vào không khí thơ mộng, cổ kính của Đường thi.
o Cảm nhận niềm vui tron vẹn như thấy nắng giòn tan sau kỳ mưa
dầm…
o Cảm xúc tình tứ, tha thiết của một người tình nhân chưa quen biết.
ð NHẬN XÉT:
– Với tài năng nghệ thuật của một nhà văn, đôi mắt của một họa sĩ và
sự nhạy cảm, tinh tế của một tâm hồn yêu cái đẹp, ưa “xê dịch” kết hợp sự
liên tưởng phong phú, độc đáo, Nguyễn Tuân miêu tả sông Đà như một
công trình nghệ thuật của tạo hóa.
– Qua đó tác giả thể hiện tình yêu thiên nhiên đất nước, niềm tự hào về
cảnh sắc quê hương tươi đẹp, một biểu hiện của tình yêu nước.

– Xây dựng hình tượng Sông Đà Nguyễn Tuân thể hiện phong cách
nghệ thuật tài hoa, uyên bác:
+ Nhìn sự vật ở phương diện văn hóa thẩm mỹ, tô đậm cái phi thường, tuyệt
vời của cảnhvật.
+ Vận dụng kiến thức của nhiều ngành khác nhau để xây dựng hình tượng
con sông.
b. Hình ảnh người lái đò trên Sông Đà:
v Ngoại hình: Ông lái đò có một ngoại hình đặc biệt. Dấu ấn nghề
nghiệp in đậm trên cơ thể, giọng nói, “nhỡn giới” của ông.
v Nguồn gốc, lai lịch:
- Ông lái đò Lai Châu, quê ở ngã tư sông sát tỉnh.
- Ông là người từng trải trong nghề chở đò dọc suốt sông Đà đã
mười năm liền.
v Sự hiểu biết về sông Đà:
- Ông nắm chắc từng luồng lạch, từng ngọn thác… và đặc biệt ông
nắm rất vững quy luật của “thần sông, thần đá” trên con sông nổi tiếng
vùng Tây Bắc.
- Ông am hiểu sông Đà tường tận: Trí nhớ ông được rèn luyện
…….những đoạn xuống dòng.
=> Ông lái đò là người rất gắn bó với nghề nghiệp, từng trải trong nghề
chèo đò.
v Ông rất thích vượt thác
v Cuộc vượt thác của ông lái đò
– Trền nền sông nước Đà giang hùng vĩ ông lái đò hiên lên với tư thế
của một dũng tướng tài năng và phong thái của một nghệ sĩ tài
hoa trong cuộc vượt thác.
– Mặc dù bị thương, ông vẫn bình tĩnh cố nén vết thương để giữ vững
tay lái, ông đương đầu với thác nước sông Đà một cách dũng cảm, quyết
liệt, thông minh, táo bạo như một tay vượt thác nhà nghề à Vượt qua ba
trùng vi thạch trận một cách điêu luyện, linh hoạt ( cưỡi lên thác sông

Đà, nắm chắc lấy bườm sóng…).
– Sau cuộc vượt thác, ông lái đò ung dung tự tại “đốt lửa trong hang
đá, bàn tán về cá anh vũ…”
v Ý nghĩa hình tượng nhân vật
- Xây dựng hình tượng ông lái đò Nguyễn Tuân thể hiện phong
cách nghệ thuật tài hoa uyên bác – nhìn con người ở phương diện tài hoa,
nghệ sĩ.
- Nguyễn Tuân đã khắc họa bức chân dung của con người lao động
mới vừa hiên ngang, khí phách, oai phong, hùng dũng vừa tài hoa trong
cuộc đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên để giành sự sống. Nhà văn cũng
thể hiện quan niệm mới mẻ, độc đáo về người anh hùng và người nghệ sĩ:
· Người anh hùng không chỉ xuất hiện trên chiến trường mà còn có
trong cuộc sống lao động hằng ngày, trong cuộc chiến đấu với thiên nhiên
để giành sự sống.
· Người nghệ sĩ không chỉ làm công tác nghệ thuật mà còn là nguời
có tài, có tâm huyết trong nghề nghiệp.
4. NGHỆ THUẬT
- Thể hiện phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
- Ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bật ngờ và thú
vị.
- Từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh và sức gợi cảm cao.
- Câu văn đa dạng, giàu nhịp điệu, giá trị tạo hình cao.
5. Ý NGHĨA:
– Giới thiệu, khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên và con người
lao động ở miền Tây Bắc của Tổ quốc.
– Qua hình ảnh ông lái đò và con sông Đà, tác giả thể hiện tình yêu
thiên nhiên, đất nước, con người và cuộc sống mới ở vùng cao Tây Bắc.
– “Người lái đò Sông Đà” tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật độc đáo
của Nguyễn Tuân: uyên bác, tài hoa, ngôn ngữ kì tài của “bậc thầy ngôn
ngữ tiếng Việt”.Thiên tuỳ bút ấy đã kế thừa nét riêng biệt đặc sắc về đề tài,

nguồn cảm hứng trong phong cách của Nguyễn Tuân - cảm hứng trước cái
dữ dội, tài hoa, tuyệt mỹ.

×