Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

sử dụng rau húng quế để xua muỗi và màng silic để diệt bọ gậy phòng chống sốt xuất huyết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.15 KB, 11 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG
CỤM BA ĐÌNH-TÂY HỒ
**************
ĐỀ TÀI DỰ THI KHOA HỌC, KỸ THUẬT
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CẤP THÀNH PHỐ
LẦN THỨ TƯ (NĂM HỌC 2014 - 2015)
Tên đề tài: SỬ DỤNG RAU HÚNG ĐỂ XUA MUỖI VÀ DÙNG MÀNG
MONOSILIC ĐỂ DIỆT BỌ GẬY PHÒNG CHỐNG SỐT XUÂT HUYẾT
Lĩnh vực: Y Tế Công Cộng
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
1- Ths. Trần Công Tú
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
2- CN. Vũ Ngọc Thúy
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
TÁC GIẢ:
1.Trần Hữu Hà .
Lớp 11A5 Trường: Phan Đình Phùng
2.Quách Gia Hiếu
Lớp 11A5 Trường: Phan Đình Phùng
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
MỤC LỤC
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3
II. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ ĐIỂM MỚI, ĐIỂM
SÁNG TẠO CỦA ĐỀ TÀI 4
III. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ 5
IV. KẾT LUẬN 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
2
PHẦN I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bệnh sốt xuất huyết là một trong những bênh lây truyền nguy hiểm. Để đề phòng


bệnh sốt xuất huyết hiện nay chỉ dựa vào diệt muỗi truyền bệnh. Để diệt muỗi người
ta có thể sử dụng nhiều biện pháp: biện pháp hóa học, sinh học, cơ học… và có thể
diệt ở các giai đoạn phát triển của muỗi. Mỗi biện pháp có ưu và nhược điểm khác
nhau. Biện pháp hóa học sẽ diệt muỗi nhanh, hiệu quả song sẽ có tác động đến môi
trường, độc hại và muỗi sẽ kháng với hóa chất diệt côn trùng.
Chúng em muốn nghiên cứu những biện pháp sử dụng các nhiên vật liệu sẵn có
trong thiên nhiên, gần gũi với đời sống để góp phần diệt muỗi an toàn, thân thiện với
môi trường và có hiệu quả nên đã chọn đề tài:” Sử dụng rau húng để xua muỗi và
dùng màng Monosilic để diệt bọ gậy phòng chống sốt xuất huyết”
3
PHẦN II. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ ĐIỂM MỚI, ĐIỂM
SÁNG TẠO CỦA ĐỀ TÀI
Sốt xuất huyết dengue (SXHD) là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, gây dịch do muỗi
truyền. Bệnh được Tổ chức y tế thế giới (WHO) đánh giá là một trong những loại
bệnh do véc tơ truyền quan trọng nhất (WHO 1997).
Ở Việt Nam, dịch SXHD xảy ra tại nhiều vùng trên phạm vi cả nước. Các vụ
dịch SXHD lớn đã xuất hiện ở Việt Nam vào năm 1987 với 354.517 ca mắc và
1.566 ca tử vong, năm 1998 với 232.793 ca mắc và 447 ca tử vong.
Việc phòng chống SXHD trên thế giới và tại Việt nam hiện nay là vô cùng khó
khăn vì chưa có vắcxin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Việc phòng
chống hiện nay chủ yếu dựa vào phòng chống véc tơ truyền bệnh. Các biện pháp
phòng chống véc tơ hiện nay bao gồm phòng chống bằng phương pháp hóa học (hóa
chất diệt côn trùng), phương pháp cơ học và phương pháp sinh học.
Hiện nay, theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới, việc nghiên cứu phát triển
các chế phẩm xua diệt muỗi có nguồn gốc sinh học, an toàn với sức khỏe của con
người ví dụ như các chế phẩm xua muỗi chiết xuất từ các tinh dầu thực vật đang
được khuyến khích tại rất nhiều nước trên thế giới. Việt Nam là nước nhiệt đới với
hệ thực vật vô cùng phong phú, vì vậy có rất nhiều các loài thực vật tự nhiên có thể
chiết xuất tinh dầu có khả năng xua côn trùng (muỗi). Cây rau húng là loài thực vật
được sử dụng phổ biến của người dân Việt Nam, tinh dầu chiết xuất từ rau húng từ

4
lâu đã được biết đến với rất nhiều các công dụng khác nhau. Ý tưởng của chúng tôi
muốn thử nghiệm khả năng xua côn trùng (muỗi) của rau húng, tiếp theo sẽ triết xuất
tinh dầu từ rau húng và đánh giá khả năng xua của tinh dầu này. Ngoài ra, tại Việt
Nam, việc sử dụng các chế phẩm diệt bọ gậy của muỗi truyền bệnh SXHD là một
hướng mới ít được áp dụng trong chương trình phòng chống SXHD quốc gia. Việc
sử dụng các loại màng sinh học để diệt bọ gậy lại là phương pháp mới trên thế giới
và chưa bao giờ được thử nghiệm tại Việt Nam. Vì vậy chúng tôi ý tưởng thứ hai là
sử dụng màng Monosilic để diệt bọ gậy phòng chống sốt xuất huyết với hy vọng đề
tài sẽ góp phần hiệu quả trong việc phòng chống bệnh sốt xuất huyết, nâng cao chất
lượng sức khỏe cho cộng đồng.
PHẦN III: QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ
1. Câu hỏi nghiên cứu
- Bệnh sốt xuất huyết là gì ? Làm thế nào để đề phòng bệnh sốt xuất huyết?
- Vật chủ (vec tơ truyền bệnh ) là gì ?
- Biện pháp diệt muỗi nào đã được sử dụng trong thực tế ?
- Biện pháp diệt muỗi nào an toàn, thân thiện với môi trường ?
2. Các bước thực hiện đề tài này
Những công việc mà chúng em dự kiến sẽ thực hiện trong đề tài là:
Bước 1: Tìm hiểu về bệnh sốt xuất huyết.
5
Bước 2: Tìm hiểu các bài thuốc dân gian cũng như các biện pháp hiện nay dùng để
chống muỗi.
Bước 3: Đưa ra giải pháp
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm, đánh giá kết quả.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Dùng rau húng xua muỗi
Vật liệu:
- 100 gam rau húng mua ở chợ Húng quế (tên khoa học: Ocimum basilicum),
còn gọi là rau quế, é quế, húng giổi, húng dổi, húng chó hay húng lợn là một

loài rau thơm đa niên thuộc họ Hoa môi . Không chỉ là gia vị, cây thuốc gần
gũi với cuộc sống, húng quế cũng là một “kẻ thù” của côn trùng. Để đuổi
muỗi,có thể trồng húng quế xung quanh nhà.
- Muỗi cái Ae.aegypti ở tuổi 3-5 ngày tuổi nuôi trong phòng thí nghiệm
- 1 Ống bắt muỗi
- Lồng nhốt muỗi
Phương pháp:
- Xát 100 gram rau húng vào một bàn tay người thử nghiêm
- Bàn tay người làm đối chứng sẽ không xát rau húng
- Cả hai người cho 2 bàn tay vào 2 lồng đã thả 25 con muỗi vào lồng
- Theo dõi số muỗi đậu trên 2 bàn tay sau 5 phút
- Ghi kết quả sau 4h theo dõi
- Làm đi làm lại thí nghiệm trong 3 lần
3.2. Sử dụng bột monosilic để diệt bọ gậy
Vật liệu:
6
- Chất tạo màng Monosilicone có tên gọi hóa học là Polydimethylsiloxane, có
công thức hóa học (C
2
H
6
0Si)n, n là số lần lặp lại của [Si0(CH
3
)
2
] Đây là chất
bột màu trắng được tạo bởi quá trình polyme hóa Silicon có thể hòa vào nước
tạo thành màng mỏng không thể nhìn bằng mắt thường, làm cho bọ gậy chết
do thiếu oxy trong nước
- Bọ gậy của muỗi Ae.aegypti 2-3 ngày tuổi

- Cốc thử nghiệm 250ml
- Pipet
Phương pháp:
- Thả 25 bọ gậy vào 2 cốc chứa 200ml nước, thả 1ml monosilic đã được pha ở
nồng độ 1% vào 1 cốc còn côc kia không cho vào là cốc đối chứng. Cho 2
cốc vào lồng nuôi muỗi. Theo dõi số bọ gậy nở thành muỗi sau 7-10 ngày.
- Làm thí nghiệm trong 3 lần
Hình 1: quy trình thử nghiệm màng diệt bọ gậy
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Rau húng và tinh dầu rau húng xua muỗi
Bảng 1: Kết quả thử xua muỗi với rau húng tươi
7
Lô thử Lần 1 Lần 2 Lần 3
Thử
nghiệm
Đối chứng Thử nghiệm Đối chứng Thử
nghiệm
Đối chứng
Thời gian
(phút)
15 0 19,5 0 16 0
Kết quả bảng 1 cho thấy Rau húng có hiệu quả xua muỗi trong vòng 15-20 phút,nếu
xát tiếp tục vẫn có hiệu quả xua muỗi tốt. Rau húng có mùi dễ chịu, an toàn khi sử
dụng, có hiệu quả về mặt kinh tế
4.2. Sử dụng bột monosilic để diệt bọ gậy
Bảng 3: Kết quả diệt bọ gậy với màng monosilicone
Lô thử Lần 1 Lần 2 Lần 3
Thử
nghiệm
Đối chứng Thử

nghiệm
Đối chứng Thử nghiệm Đối chứng
Số bọ gậy
chết sau 10
ngày
25 (100%) 8 (32%) 25 (100%) 5 (20%) 25 (100%) 9(36%)
Số bọ gậy
nở thành
muỗi sau 10
ngày
0 17(68%) 0 20 (80%) 0 16(64%)
Kết quả bảng 3 cho thấy sau 10 ngày ở cốc có thả monosilicone bọ gậy chết 100%
còn ở các lô đối chứng có khoảng 70% bọ gậy nở thành muỗi.
Như vậy bột monosilicone có hiệu quả diệt bọ gậy tốt, an toàn, không gây ô nhiễm
môi trường, sử dụng đơn giản
8
PHẦN IV. KẾT LUẬN
1. Rau húng có hiệu quả xua muỗi trong vòng 15-20 phút,nếu xát tiếp tục vẫn có
hiệu quả xua muỗi tốt, có mùi dễ chịu, an toàn khi sử dụng, có hiệu quả về mặt
kinh tế
2. Bột monosilicone có hiệu quả diệt bọ gậy tốt, an toàn, không gây ô nhiễm môi
trường, sử dụng đơn giản.
9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS Lã Đình Mỡi (Chủ biên), PGS.TS Lưu Đàm Cư, TS.Trần Minh Hợi,
TS. Trần Huy Thái, TS. Ninh Khắc Bản; năm 2002; Tài nguyên thực vật có
tinh dầu ở Việt Nam; Nhà xuất bản Nông nghiệp.
2. Lê Xuân Trọng, Nguyễn Hữu Đĩnh, Lê Chí Kiên, Lê Mậu Quyền; tháng 3
năm 2012; Sách giáo khoa Hóa học 11 Nâng cao; Nhà xuất bản Giáo Dục.
3. Nguyễn Thành Đạt (tổng chủ biên), Lê Đình Tuấn (chủ biển), Nguyễn Như

Khanh; tháng 5 năm 2011; SGK Sinh học 11cơ bản; nhà xuất bản Giáo Dục
4. Vũ Văn Vụ (Tổng chủ biên), Vũ Đức Lưu (đồng chủ biên), Nguyễn Như Hiền
(đồng chủ biên), Trần Văn Kiên, Nguyễn Duy Minh, Nguyễn Quang Vinh;
tháng 4 năm 2009; SGK Sinh học 11 nâng cao; nhà xuất bản Giáo Dục
5. Vũ Văn Vụ (Tổng Chủ biên), Nguyễn Như Hiền (đồng Chủ biên), Vũ Đức
lưu (đồng Chủ biên), Trịnh Đình Đạt, Chu Văn Mẫn, Vũ Trung Tạng; tháng 3
năm 2011; Sách giáo khoa Sinh học 12 nâng cao;Nhà xuất bản Giáo Dục
6. Tài liệu giáo khoa chuyên Sinh - Sinh lý thực vật (NXB Giáo Dục)
7. Quy trình Khảo nghiệm hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng
trong lĩnh vực gia dụng và y tế, Bộ y tế 2000
8. Tran Van Tien,Nguyen Thuy Hoa…Current status of dengue fever and dengue
haemorrhagic fever and recommendation for control strategy in Viet
NamDengue newsletter, WHO, March 1993,
10
9. Húng quế, bách khoa toàn thư, Wikipedia
10.Aquatain AMF liquid mosquito film, tài liệu tham khảo của OMS, 2009
11.Nguyễn Thúy Hoa, Nguyễn thị Liên Hương, Nguyễn Thị Thanh Tâm
12.Thực trạng sử dụng hóa chất diệt côn trùng ở Việt Nam từ năm 2011-2012
13.Tạp chí Y học dự phòng, tập XXIII, số 2 (137)/2013. Trang 111-117.
14.Nguyễn Nhật Cảm, Vũ Sinh Nam, Nguyễn Thúy Hoa, Nguyễn Thị Yên
15.Đánh giá độ nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của muỗi Ae. aegypti ở một
số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Tạp chí Y học thực hành, tập 7(106)/
2009, trang 102-109
11

×