TUY N T P NH NG BÀI V N M U L P 7Ể Ậ Ữ Ă Ẫ Ớ
Bài 1: Hãy gi i thích câu t c ng i m t ngày àng, h c m t sàng ả ụ ữĐ ộ đ ọ ộ
khôn
Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người,
muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc
sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc
sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.
Ở câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn, xét về mặt chữ nghĩa, các từ
đều khá rõ ràng. Ở đây chỉ có từ đàng là hơi khó hiểu vì nó là từ địa phương miền
Trung và miền Nam với nghĩa là đường. Cái khó của câu tục ngữ này là ở chỗ, các
từ ngữ kết hợp với nhau tạo nên những đơn vị định danh vừa cụ thể lại vừa rất trừu
tượng. Ngày đàng vừacó ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Khi ngày
đàng kết hợp với từ chỉ số lượng một tạo thành chỉnh thể một ngày đàng vẫn không
tạo nên một đại lượng cụ thể, dễ nắm bắt được. Dẫu vậy, cả vế thứ nhất đi một
ngày đàng cũng toát lên cái ý “có sự ra đi trong một khoảng thời gian và không
gian nhất định dù là ngắn”. Đây là tiền đề, là cơ sở để tạo nên kết quả học một sàng
khôn.
Trong sự đối ứng với vế thứ nhất, đi một ngày đàng thì vế thứ hai học một sàng
khôn hàm chỉ kết quả học hỏi, thu nhận được rất lớn. Sàng khôn trong câu tục ngữ
này có tính biểu trưng và tạo nên những liên tưởng rất lí thú. Dân gian hay dùng
sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre, hình tròn, nông và thưa có tác
dụng làm sạch trấu và tấm cho gạo, để làm danh từ chỉ đơn vị. Đơn vị được đong,
đo, đếm bằng sàng trong quan niệm dân gian là lớn và nhiều. Một miếng giữa làng
bằng một sàng xó bếp là cách đối lập giữa số ít và số nhiều. Vậy, học một sàng
khôn là học được nhau cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu
biết về cuộc sống xã hội. Nếu thả mình vào trong sự liên tưởng, thì ít nhiều chúng
ta lại nghĩ tới một sự biểu trưng khác của từ sàng khôn này. Thông thường, nói đến
sàng người ta nghĩ tới cái được giữ lại ở trên sàng là thứ to hơn, ngược lại cái lọt
xuống, lọt qua sàng là thứ nhỏ. Lọt sàng xuống nia mà lại! Sàng khôn có lẽ vì thế
mà gợi nên sự liên tưởng tới những điều khôn không chỉ có số lượng nhiều nói
chung, mà còn là cái số luợng nhiều đã được chọn lọc. Không hiểu cha ông ta có
gửi gắm điều này không, nhưng đứng về phía người thưởng thức và sử dụng ngôn
ngữ, những liên tưởng như vậy là hoàn toàn có lý. Trở lại câu tục ngữ đi một ngày
đàng học một sàng khôn, hai vế câu tục ngữ được hỗ trợ của phép đối và điệp dễ
gây liên tưởng có tính khẳng định: hễ cứ đi ra là có thể học được điều hay lẽ phải
và càng đi nhiều càng khôn lớn trưởng thành. Đó là thông điệp của cha ông gửi lại
cho đời sau.
Câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn còn có một dạng thức nữa là đi
một quãng đàng, học một sàng khôn. Dạng thức này hình thành trên cơ sở cụ thể
hóa việc đi lại bằng đơn vị không gian (quãng đường) chứ không phải là đơn vị
thời gian (ngày đàng) như dạng đang xét. Sự thay đổi này không làm phuơng hại gì
đến ý nghĩa của câu tục ngữ.
Gần với câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn về cả ba phương diện
cấu tạo và ý nghĩa là câu tục ngữ đi một buổi chợ, học một mớ khôn. Câu tục ngữ
này khuyên bảo người đời cần phải tiếp xúc nhiều người, càng tiếp xúc rộng rãi,
càng học hỏi được nhiều, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống .
Bài 2 : Phát bi u c m ngh v bài th C nh khuya (bài hay)ể ả ĩ ề ơ ả
Trăng là chủ đề sáng tác, là cảm hứng của các thi nhân và Bác Hồ không chỉ là
chiến sĩ mà còn là một nhà thơ lớn có tình yêu thiên nhiên với tâm hồn nhạy cảm.
Trong những năm đầu ở chiến khu Việt Bắc, trong một đêm trăng đẹp, Bác đã sáng
tác ra bài thơ Cảnh khuya để lại trong em nhiều cảm xúc
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”
Bài thơ “Cảnh khuya” thể hiện tình yêu thiên nhiên song hành cũng là tình
yêu nước sâu đậm của Bác trong một đêm trăng ở núi rừng Việt Bắc
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”
Khi mọi người đã chìm sâu vào giấc ngủ, một màn đêm thanh tĩnh buông
xuống khắp khu rừng, nó làm cho tiếng suối dủ ở rất xa vẫn theo gió mang tiếng ca
êm đềm, trong vắt của mình cho những người yêu vẻ đẹp sáng ngời của đêm trăng
cùng thưởng thức. Tiếng suối và ánh trăng, chao ôi hai thứ ấy hòa quyện thì thật là
tuyệt vời! Nó khiến cho người đang tham gia chính sự như Bác đã có một cảm
nhận tinh tế về tiếng ca này. Tiếng suối dịu êm khoan nhặt như một khúc hát trữ
tình sâu lắng. Bác đã khéo léo dùng nghệ thuật lấy động tả một khung cánh yên
tĩnh có thể nghe rõ âm vang từ xa vọng lại. Và Người đã so sánh tiếng suối với
tiếng hát để nhấn mạnh nét gợi tả mang sức sống và hơi ấm của con người. Sự ví
von trên đã làm cho em nhớ lại câu thơ trong tác phẩm “Côn Sơn ca” của Nguyễn
Trãi từng viết
“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.”
Mỗi vần thơ, mỗi khung cảnh, âm thanh đều là tiếng suối nhưng được cảm
nhận khác nhau ở nhiều khía cạnh. Song tất cả vẫn là một tình yêu thiên nhiên. Câu
thơ đã cho ta thấy rằng: dù là một vĩ lãnh tụ cách mạng nhưng Bác vẫn mang tâm
hồn tràn đầy tình cảm lãng mạn, đẹp đẽ. Cám ơn Bác, ngòi bút tài hoa và tâm hồn
yêu thiên nhiên say đắm của Người đã giúp em cảm nhận sự ngọt ngào, du dương
của âm thanh suối chảy
“Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”
Ánh sáng dịu dàng, thanh khiết từ ánh trăng len lõi chiếu vào lá và hoa tạo
nên vẻ đẹp lấp lánh. Hoa lá nghiêng bong trên mặt đất tạo nên những bức tranh lấp
loá, lúc ẩn lúc hiện. Hoa lá cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau, trăng đan vào
cậy cổ thụ, trăng tràn vào hoa. Đó như một bức tranh tuyệt vời của đất nước. Bác
đã làm mọi sự vật sống động qua nghệ thuật nhân hóa “lồng” để miêu tả đan xen
cay lá và ánh trăng. Bác quả là một người đa cảm và có tâm hồn vô cùng phong
phú! Trăng trở nên thú vị và lãng mạn trong cảnh khuya sáng ngời, lung linh,
huyền ảo. Đọc thơ mà em cứ hình dung cảnh thơ như đang hiện lên mờ ảo trước
mắt. Khung cảnh thật thơ mộng kết hợp với nhạc tạo nên một bức tranh đầy sinh
động. Vì vẻ đẹp bất tận của mình, trăng là người bạn của các nhà thơ, ta khó có thể
hững hờ với vẻ đẹp của trăng
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ”
Đọc đến đây ai cũng nghĩ Bác vẫn còn thức vì trăng, vì sự cuốn hút của thiên
nhiên nhưng người không chỉ xúc động trước vẻ đẹp của đất trời mà còn vì
“Chưa ngủ vì nỗi lo nước nhà”
Nước nhà đang bị giặc xâm lăng, giày xéo, bao người còn sống trong cơ cực,
lầm than. Và để nhấn mạnh nỗi lo của mình, Bác đã điệp vòng “chưa ngủ” như láy
lại tâm tư của Bác, một người luôn nặng lòng với quê hương. Hai câu thơ cuối giúp
ta thấy rõ hơn con người của Bác. Một con người yêu thiên nhiên tha thiết nhưng
cũng chính vì yêu thiên nhiên mà luôn lo cho sự nghiệp của đất nước.Đây chính là
nỗi lòng, là tâm tình của vị lãnh tụ. Đồng thời ta cũng đã thấy Bác Hồ của chúng ta
dẫu bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn dành thời gian để chiêm nghưỡng
thiên nhiên, có lẽ thiên nhiên chính là người bạn giúp Bác khuây khoả, bớt đi sự
vất vả mà Bác phải chăng chở suy tư. Từ đây, ta nhận thấy Bác là một người luôn
biết hài hoà giữa công việc với tình yêu thiên nhiên và càng yêu thiên nhiên thì
trách nhiệm đối với công việc càng cao bởi ta có thể nhận thấy đằng sau hình ảnh
người ung dung ngắm trăng đó là một nõi khao khát về một đất nước thanh bình,
để ngày ngày con người được sống tự do, hạnh phúc. Dường như trong Bác luôn
xoáy sâu câu hỏi: Biết đến bao giờ đất nước mới đc tự do để con người thoả sức
ngắm trăng? Đọc đến đây ta càng hiểu rõ hơn con người của Bác đó là một người
luôn canh cánh trong lòng nỗi lo vì dân vì nước, vì đất nước Bác có thể hi sinh tất
cả. Hình ảnh của Bác làm em dâng trào cảm xúc mến yêu, kính trọng Bác. Và ta đã
luôn tự hỏi rằng: Có bao giờ Người được thảnh thơi để tận hưởng niềm vui của
riêng mình? Bác thật vĩ đại trong tâm hồn em và của cả dân tộc Việt Nam. Qua bài
thơ, ta cảm nhận được lòng yêu quê hương trong Bác thật sâu đậm, lớn lao và đã
bắt gặp một tâm hồn thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản. Tác
phẩm là một bức tranh đẹp về quê hương, về con người và sự sự hài hòa giữa cảnh
và tình.
Bài thơ đã khép lại trong niềm xúc động dạt dào. Bác đã để lại cho đời
những vần thơ hay đầy ý nghĩa, những vần thơ đó đã khơi dậy trong em tình yêu
thiên nhiên và niềm kính yêu vô hạn vị Cha già của dân tộc. Qua bài thơ này ta
càng hiểu rằng trong hoàn cảnh nào, Bác vẩn giữ được thái độ bình tĩnh chủ động
như vậy, mặc dù ẩn trong phong thái ung dung tự tại ấy là nỗi lo cho nước, nỗi
thương dân. Trong cuộc đời 79 năm, Bác Hồ có biết bao đêm không ngủ vì nhiều
lẽ nhưng điều khiến chúng ta cảm phục vô hạn đó là ý thức, trách nhiệm của Bác
trước vận mệnh nước nhà. Ý thức ấy ở Bác không chút nào xao lãng.
Bài 3 : Hãy gi i thích ý ngh a câu Th t b i là m thành côngả ĩ ấ ạ ẹ
Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi?
Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết?
Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu
sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình
suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một
cách giản dị đến bất ngờ. Thành công là khi bố và con trai có dũng khí bước vào
bếp, nấu những món ăn mẹ thích nhân ngày tám tháng ba. Món canh có thể hơi
mặn, món cá sốt đáng lẽ phải có màu đỏ sậm thì lại ngả sang màu… đen cháy.
Nhưng nhìn mâm cơm, mẹ vẫn cười. Bởi vì hai bố con không thể thành công trên
“chiến trường” bếp núc, nhưng lại thành công khi tặng mẹ “đoá hồng” của tình
yêu. Một món quà ý nghĩa hơn cả những món quà quý giá, hạnh phúc ấy long lanh
in trong mắt mẹ.
Thành công còn là hình ảnh một cậu bé bị dị tật ở chân, không bao giờ đi lại bình
thường được. Từ nhỏ cậu đã nuôi ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá. Sau bao nỗ
lực khổ luyện, cậu bé trở thành cầu thủ dự bị trong một đội bóng nhỏ, và chưa bao
giờ được chính thức ra sân. Nhưng đó không phải là thất bại. Trái lại, thành công
đã nở hoa khi cậu bé năm xưa, với bao nghị lực và quyết tâm, đã chiến thắng hoàn
cảnh để theo đuổi ước mơ từ ngày thơ bé. Thành công ấy, liệu có mấy người đạt
được?
Sau mỗi mùa thi đại học, có bao “sĩ tử” buồn rầu khi biết mình trở thành “tử sĩ”.
Hai bảy điểm, cao thật đấy. Nhưng cao mà làm gì khi nhiệm vụ một lấy tới hai bảy
phẩy năm? Đó thật ra không phải là thất bại, chỉ là khi thành công - bị - trì - hoãn
mà thôi. Cuộc sống vẫn chào đón họ với nhiệm vụ hai, nhiệm vụ ba. Quan trọng là
họ đã nỗ lực hết sức để khẳng định mình. Đó là ý nghĩa vẹn nguyên của các kỳ thi,
và cũng là bản chất của thành công.
Ngày còn nhỏ, tôi đã được đọc một câu chuyện rất xúc động. Chuyện kể về một
cậu bé nghèo với bài văn tả lại mẹ - người phụ nữ đã che chở cuộc đời em. Cậu bé
viết về một người mẹ với mái tóc pha sương, với đôi bàn tay ram ráp nhăn nheo
nhưng dịu hiền và ấm áp. Cậu kết luận rằng: bà ngoại là người mẹ - người phụ nữ
đã nâng đỡ em trong suốt hành trình của cuộc đời. Bài văn lạc đề, phải về nhà viết
lại. Nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi ở đó chất chứa tình yêu
thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. Liệu có thành công nào, tình cảm
nào thiêng liêng hơn thế?
Nhiều năm trước, báo chí từng vinh danh một cậu học trò nghèo thi đậu đại học với
vị trí thủ khoa. Đối với cậu, đó là một thành công lớn. Nhưng có một thành công
khác, lặng thầm mà lớn lao, đó là chiến thắng của một người cha gần hai mươi năm
trời đạp xích lô nuôi con ăn học. Bao niềm tin và hi vọng hiện lên trên gương mặt
vốn đã chịu nhiều khắc khổ. Và ngày con trai đậu đại học cũng là ngày tốt nghiệp
khoá học của một người cha.
Tôi biết có một nữ sinh tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu gần hai mươi năm
trước. Với tài năng của mình, cô có thể gặt hái thành công trên con đường sự
nghiệp và danh vọng. Nhưng cô sinh viên năm ấy đã chấp nhận hi sinh những cơ
hội của đời mình để trở thành một người vợ đảm đang, một người mẹ dịu hiền của
hai cô công chúa nhỏ. Cho tới bây giờ, khi đã là một phụ nữ trung niên, Người vẫn
nói với tôi rằng: “Chăm sóc bố và hai con chu đáo, đối với mẹ đã là một thành
công lớn”. Mỗi khi nghe câu nói ấy, tôi lại rơi nước mắt. Gia đình là hạnh phúc, là
thành quả đẹp đẽ của đời mẹ, và chúng tôi phải cảm ơn mẹ vì điều đó.
Con người luôn khát khao thành công, nhưng mù quáng theo đuổi thành công thì
thật là vô nghĩa. Bạn muốn mình giàu có, muốn trở thành tỷ phú như Bill Gates?
Vậy thì hãy gấp đồng tiền một cách cẩn thận rồi trao nó cho bà cụ ăn xin bên
đường. Với việc làm đẹp đẽ ấy, bạn sẽ cho mọi người hiểu được bạn không chỉ
giàu có về vật chất mà còn giàu có tâm hồn. Khi đó, bạn đã thực sự thành công.
Cũng có khi bạn ước mơ thành công sẽ đến với mình như đến với Abramovich -
ông chủ của đội bóng toàn những ngôi sao? Thành công chẳng ở đâu xa, chỉ cần
bạn dành thời gian chăm sóc cho “đội bóng” của gia đình bạn. Ở đó, bạn nhận
được tình yêu thương vô bờ bến, thứ mà Abramovich không nhận lại được từ
những cầu thủ của ông ta. Thành công đến với mọi người một cách giản dị và ngọt
ngào như thế!
Bạn được sinh ra, đó là một thành công vĩ đại của cha và mẹ. Trách nhiệm của bạn
là phải gìn giữ cho vẻ đẹp hoàn thiện của thành công ấy. Đừng bao giờ ủ ê nghĩ
rằng cuộc sống là một chuỗi của thất bại, bởi như một giáo sư người Anh từng nói:
“Cuộc sống này không có thất bại, có chăng là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc
mà thôi”.
Bài 4: K ni m ngày u tiên i h c ỉ ệ đầ đ ọ
Ai mà chẳng có những ngày ấu thơ nhỉ? Những ngày ấy, dù hạnh phúc, dù cực
khổ, dù đắng cay, nhưng đó cũng chính là những kỉ niệm không bao giờ quên
được. Sau này khi bạn nhớ lại, nhìn lại nó, sẽ cảm thấy "sao ngày ấy mình hồn
nhiên quá", hồn nhiên ở cái tuổi chưa hiểu đời. Và đó cũng là những niềm vui nho
nhỏ an ủi bạn trong cuộc sống hiện giờ.
Ngày nay, công nghệ hiện đại tiến bộ, có nhiều thú vui hơn cả ngày xưa của tôi,
cuộc sống thay đổi nhiều, nhưng trong kí ức, những kỉ niệm thời thơ ấu sẽ mãi theo
bạn suốt cả cuộc đời, sẽ mãi ở trong một góc kín tâm hồn của bạn!. Có những dòng
hồi kí, đọc lại mà thấy buồn cười, đáng yêu làm sao, cũng có những trang hồi kí
nhoè nét mực vì những dòng nước mắt!. Cũng như bao người khác, hồi kí của tôi
bắt đầu từ ngày đầu tiên đi học
Ngày xưa, tôi cũng như mọi người khác, cũng có một ngày đầu tiên đi học. Và
những kỉ niệm ngày ấy đã luôn theo tôi cho đến tận bây giờ.Tôi vẫn nhớ như in câu
đầu tiên của bài văn "tôi đi học" của nhà văn Thanh Tịnh: "Hằng năm, cứ vào cuối
thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc , lòng
tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường ". Sau này nhà văn
Lý Lan cũng viết một bài văn rất hay về đêm trước ngày đầu tiên đi học của một
cậu bé.
Các bạn có biết không? Những hình ảnh thân thương, trìu mến, những tấm lòng
yêu con, lo lắng chăm sóc cho con của những nguời mẹ trong ngày đầu tiên đi học,
đối với tôi, chỉ là những mơ ước, những khát khao mà trong đời này tôi không bao
giờ có được.
Ngày đầu tiên đi học của tôi không giống và cũng không được hạnh phúc như câu
chuyện của hai nhà văn nổi tiếng đã viết ra, mà khác nhiều lắm, khác xa lắm các
bạn ạ!
Tôi còn nhớ rõ buổi sáng ấy. Mẹ gọi tôi thức dậy thật sớm. Mẹ thay cho tôi một bộ
quần áo sạch, lành lặn ( không có quần áo mới đâu nhé!). Mẹ trao cho tôi một
quyển vở và một cây bút chì, rồi vuốt tóc tôi bảo:
-Con đi học đi, ráng học giỏi nha con!
Thế là tôi đi học một mình cho buổi học đầu tiên của cuộc đời mình.
Tôi cũng đi trên "con đường làng dài và hẹp". Lòng tôi buồn man mác khi nhìn
những người mẹ âu yếm dắt tay con, những đứa trẻ nhỏ như tôi trên đường đến
trường. Còn tôi, chỉ một mình lủi thủi đơn độc, bị nhấn chìm trong đại dương hạnh
phúc của người khác.
Khi đến trường, tôi đâu có được rụt rè "đứng nép bên người thân". Tôi đơn độc
một mình, đứng dựa lưng vào gốc cây phượng vĩ trong sân trường, đưa mắt nhìn
lên những chú chim nho nhỏ đang ríu rít bên những chùm hoa đỏ rực. Tôi thấy trên
khoảng trời xanh mênh mông, có những đám mây nhỏ trôi chầm chậm, rồi tan biến
mất. Tôi chợt nghĩ:" mình có như những đám mây ấy không nhỉ?"
Rồi tiếng trống trường vang lên dồn dập. Những tiếng trống như những nhát búa
bổ vào lòng tôi. Tôi đang lo sợ. Nỗi sợ ấy giờ đã chuyển thành khiếp sợ. Tôi chạy
vào hàng theo các bạn nhỏ khác, không hề hiểu mình phải làm gì, và làm sao cho
đúng. Tôi im lặng cúi đầu, không dám nhìn thầy giáo đang đứng phía trước học
sinh. Thầy gọi tên học sinh vào lớp. Cuối cùng, chỉ còn lại một mình tôi đứng đối
diện với thầy. Tôi không được gọi tên. Tôi sợ quá, ngồi thụt xuống, ôm mặt, bật
khóc nức nở. Thầy đỡ tôi dậy, hỏi:
- Con tên gì?
- Dạ! Con tên Đực.
- Con còn tên Đức nữa phải không?
Tôi chợt nhớ ra mẹ có dặn tôi tên là Đức. Tôi mừng quá:
- Dạ phải rồi ạ! Con quên.
- Trời! Thầy gọi nhiều lần mà con nín thinh. thôi, con vào lớp đi!
Tôi đi vào lớp trong tiếng cười thương hại của nhiều người mẹ còn ở lại trong sân
trường.
Vậy đó. Ngày đầu tiên đi học của tôi là như vậy đó. Các bạn đừng nghĩ rằng mẹ
không thương tôi. Mẹ thương tôi nhiều lắm. Nhưng mẹ còn phải đi làm từ sáng
sớm để tôi có ăn và được đi học, còn cha tôi, vì bị một tai nạn, nên không thể ở nhà
được. Nhà tôi nghèo lắm,các bạn ạ!
Từ ngày ấy, trong tôi luôn mang một nỗi buồn u ẩn, nhưng tôi cảm thấy mình rất
hạnh phúc, vì cha mẹ tôi đã chịu nhiều gian khổ để cho tôi được đi học mà không
hề có một lời than vãn. Họ chính là những thiên thần hộ mệnh của tôi. Còn tôi, tôi
vẫn một mình đi học trên " con đường làng dài và hẹp".
Bài 5: Qua v n b n c tính gi n d c a Bác H hãy ch ng minh cho ă ả Đứ ả ị ủ ồ ứ
s gi n d c a Bácự ả ị ủ
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu
mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc.Ở con người
Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm
gương để chúng ta học tập noi theo.
Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác
giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà
ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có
vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng
sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con
người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên
Xô là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch
nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long
bào, không có lầu son gác tía, mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn
giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng.
Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giẳn dị của mình. Việc gì làm được thì Bác
không cần ai giúp đỡ nên số người giúp việc cũng ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc
hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước.
Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi
thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các
cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong
lần về quê, khi mọi người kéo đến rất đông Bác đã cùng mọi người ngồi trước cửa
nhà nói chuyện. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang
xa vời mà luôn gần gũi thân thiết.
Trong lời nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi
người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớn
lao, chân chính như:"Không có gì quý hơn độc lập tự do" hay để kêu gọi tinh thần
đoàn kết Bác đã nói' Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết
Thành công thành công đại thành công"
Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể
biết.
Tóm lại sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp
con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chung ta phải học tập và noi
theo.
Bài 6: C m nh n c a em v bài th R m tháng Giêng c a H Chí Minhả ậ ủ ề ơ ằ ủ ồ
“Nguyên tiêu” nằm trong chùm thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh viết trong 9 năm
kháng chiến chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc: “Nguyên tiêu”, “Báo Tiệp”, “Thu
dạ”,…Sau chiến thắng Việt Bắc, thu đông năm 1947, sang xuân hè 1948, quân ta
lại thắng lớn trên đường số bốn. Niềm vui thắng trận tràn ngập tiền tuyến hậu
phương. Trong không khi sôi động và phấn chấn ấy, bài thơ “Nguyên tiêu” của
Bác Hồ xuất hiện trên báo “
Cứu quốc” như một đoá hoa xuân ngào ngạt và rực rỡ sắc hương. Xuân Thuỷ đã
dịch khá hay bài thơ này. Nguyên tác bằng chữ Hán, viết theo thể thơ thất ngôn tứ
tuyệt:
“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lại nguyệt mãn thuyền”.
Đêm nguyên tiêu trăng sáng ngời trên một không gian bao la. Bài thơ nói lên cảm
xúc và niềm vui dào đạt trong tâm hồn lãnh tu đêm nguyên tiêu lịch sử.
Hai câu đầu vẽ lên cảnh đẹp tuyệt vời đêm nguyên tiêu. Trên bầu trời, vầng trăng
vừa tròn (nguyệt chính viên). Trăng rằm tháng giêng mang vẻ đẹp tươi xinh khác
thường vì mùa xuân làm cho trăng thêm đẹp. Và trăng cũng làm cho cảnh vật mang
vẻ đẹp hữu tình. Đất nước quê hương bao la một màu xanh bát ngát. Màu xanh lấp
lánh của “xuân giang”. Màu xanh ngọc bích của “xuân thuỷ” tiếp nối với màu xanh
thanh thiên của “xuân thiên”. Ba từ “xuân” trong câu thơ thứ hai là những nét vẽ
đặc sắc làm nổi bật cái “thần” của cảnh vật sông, nước và bầu trời.
“Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên”.
(Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân)
“Xuân” trong câu thơ chữ Hán của Bác là mùa xuân, là tuổi trẻ, là vẻ đẹp xinh
tươi. Nó còn gợi tả mùa xuân, của sông nước, đất trời vào xuân. Nó thể hiện vẻ đẹp
và sức sống mãnh liệt của đất nước ta: trong lửa đạn vẫn dạt dào một sức sống trẻ
trung, tiềm tàng. Ngoài giá trị miêu tả cảnh đẹp đêm nguyên tiêu, vần thơ còn biểu
hiện tinh tế cảm xúc tự hào, niềm vui sướng mênh mông của một hồn thơ đang
rung động giữa một đêm xuân đẹp, một đêm xuân lịch sử, đất nước đang anh dũng
kháng chiến.
Với Bác Hồ, yêu vẻ đẹp đêm nguyên tiêu, yêu thiên nhiên cũng là yêu đời tha thiết.
Bác yêu thiên nhiên nên sông, núi, cỏ cây, hoa lá, tạo vật trong thơ Bác rất hữu
tình. Có “Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”. Có “Trăng vào cửa sổ đòi thơ” trong
niềm vui thắng trận. Bác yêu hoa núi, chim rừng Việt Bắc: “Xem sách, chim rừng
vào cửa đậu – Phê văn hoá núi ghé nghiên soi”; yêu ngọn núi, chim rừng báo mùa
thu chợt đến… Thiên nhiên trong thơ Hồ chí Minh là một trong những yếu tố tạo
nên sắc điệu trữ tình và màu sắc cổ điển.
Hai câu thơ cuối nói về dòng sông, khói sóng và con thuyền trăng:
“Yêu ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”.
Ánh trăng ngày trước (1942-1943) chiếu vào ngục lạnh nơi đất khách quê người,
thì đêm nguyên tiêu này là (1948), trăng lại soi xuống con thuyền trong đó Bác
đang “đàm quân sự” (bàn bạc việc quân). Trăng nguyên tiêu là trăng ước hẹn, báo
trước những mùa trăng trong năm, được nhân dân đón đợi với bao hy vọng, bao
tình cảm nồng hậu. Lại nữa, trường hợp thưởng trăng không phải là trường hợp
bình thường diễn ra trên sân nhà, ngõ xóm, hay “đăng lâu vọng nguyệt”, … mà là
thưởng trăng trên khói sóng, nơi “yên ba thâm xứ” – cõi sâu kín, bí mật trên dòng
sông, giữa núi rừng chiến khu bao la! Người đang thưởng trăng nguyên tiêu không
chỉ mang cốt cách như các tao nhân mặc khách ngày xưa, mà còn là con người
hành động, người chiến sĩ đánh giặc, vị lãnh tụ đang “bàn bạc việc quân” để lãnh
đạo nhân dân kháng chiến, bảo vệ non sông đất nước. Quả thật, đây là một trường
hợp thưởng trăng rất đặc biệt: “Yên ba thâm xứ đàm quân sự”. “Yên ba” là khói
sóng, một thi liệu cổ được Bác vận dụng rất sáng tạo làm hco bài thơ “Nguyên
tiêu” mang phong vị Đường thi. Ba chữ đàm quân sự” đã khu biệt thơ Bác với thơ
của người xưa, làm cho vần thơ mang màu sắc hiện đại và không khí lịch sử của
thời đại.
Sau những canh dài bàn bạc việc quân căng thẳng nơi khói sóng sâu kín, trời đã về
khuya. Nửa đêm (dạ bán), Bác trở về bến, tâm hồn sảng khoái vô cùng. Con thuyền
của vị thống soái, con thuyền kháng chiến trở thành con thuyền trăng của thi nhân
nhẹ bơi trên sông nước mênh mông, chở đầy ánh trăng vàng:
“Dạ bán quy lai, nguyệt mãn thuyền”.
(Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền).
“Nguyệt mãn thuyền” là một hình ảnh rất đẹp và trữ tình, nó làm ta nhớ đến nhưng
vần thơ hoa lệ:
“Bạn chơi năm ngoái nào đâu tá?
Trăng nước như xưa chín với mười”.
(Triệu Hỗ - Đường thi)
“Thuyền mấy là đông, tây lặng ngắt,
Một vầng trăng trong vắt lòng sông…”
(Bạch Cư Dị)
“Nước biếc non xanh thuyền gối bãi,
Đêm thanh nguyệt bạc, khách lên lầu”
(Nguyễn Trãi)
.v.v….
Trở lại bài thơ Hồ Chí Minh, ta thấy con thuyền đang trôi nhẹ trên sông, ẩn hiện
trong màn khói sóng, mang theo bao ánh trăng, hiện lên một thủ lĩnh quân sự giàu
hồn thơ đang lãnh đạo quân dân ta kháng chiến để giành lại độc lập, tự do, để giữ
mãi những đêm nguyên tiêu trăng đầy trời của đất nước quê hương thanh bình.
Hình ảnh con thuyền trăng trong bài thơ này cho thấy tâm hồn Bác giàu tình yêu
thiên nhiên, trong kháng chiến gian khổ vẫn lạc quan yêu đời.
Qua bài thơ “Nguyên tiêu”, ta có thể nói, trăng nước trong thơ Bác rất đẹp. Chính
vầng trăng ấy đã thể hiện phong thái ung dung, tâm hồn thanh cao của vị lãnh tụ
thiên tài của dân tộc mang cốt cách nghệ sĩ, nhà hiền triết phương Đông.
“Nguyên tiêu” được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, man mác phong vị Đường
thi. Bài thơ có đầy đủ những yếu tố của bài thơ cổ: một con thuyền, một vầng
trăng, có sông xuân, nước xuân, trời xuân, có khói sóng. Điệu thơ thanh nhẹ.
Không gian bao la, yên tĩnh… Chỉ khác một điều, ở giữa khung cảnh thiên nhiên
hữu tình ây, nhà thơ không có rượu và hoa để thưởng trăng, không đàm đạo thi phú
từ chương, mà chỉ “đàm quân sự”. Bài thơ như một đoá hoa xuân đẹp trong vườn
hoa dân tộc, là tinh hoa kết tụ từ tâm hồn, trí tuệ, đạo đức của Hồ Chí Minh.
Văn tức là người. Thơ là tấm lòng, là tiếng lòng cộng hưởng từ một người đến với
muôn người. Thơ Bác Hồ tuy nói đến “trăng, hoa, tuyết, nguyệt…” nhưng đã phản
ánh tâm tư, tình cảm, lẽ sống cao đẹp của Bác. Bác yêu nước, thương dân tha thiết
nên Bác càng yêu đêm nguyên tiêu với vầng trăng xuân thơ mộng. Trong kháng
chiến gian khổ, Bác đã hướng tới vầng trăng rằm tháng giêng, hướng tới bầu trời
xuân với tâm hồn trong sáng và phong thái ung dung. Cuộc đời không thể thiếu
vầng trăng. Biết yêu trăng cũng là biết sống đẹp.
“Nguyên tiêu” là một bài thơ trăng tuyệt tác của nhà thơ Hồ Chí Minh. Con thuyền
chở đầy ánh trăng cũng là con thuyền kháng chiến đang hướng tới chiến công và
niềm vui thắng trận
Bài 7: C m ngh v bài th Ti ng gà tr a c a Xuân Qu nhả ĩ ề ơ ế ư ủ ỳ
Nhắc đến Xuân Quỳnh, người ta thường nghĩ tới những vần thơ nhẹ nhàng, sâu
lắng của một trái tim phụ nữ đa cảm. Không da diết, khắc khoải như những sáng
tác về tình yêu, trong giây phút hướng về tình cảm gia đình gần gũi, như tình mẹ
con, tình bà cháu,… tiếng thơ Xuân Quỳnh thường cất lên với giọng trong trẻo
nhưng vẫn thể hiện nét đẹp tâm hồn của một phụ nữ giàu yêu thương. Tiếng gà
trưa là một bài thơ như vậy.
"Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ"
Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi.
Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của
làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông
theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm
thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng
không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay
đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác:
Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về
tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế
diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một
âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ,
nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút
trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.
Theo dòng hồi tưởng ấy, những kỉ niệm ùa về, sống động như đang hiện ra trước
mắt. Điệp ngữ tiếng gà trưa mở đầu các đoạn thơ sau, lặp đi lặp lại bốn lần như
một điệp khúc, điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình. Mỗi lần lặp lại,
nó mở ra một ô cửa lung linh làm sáng bừng lên cả khung trời kỉ niệm:
Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
Nhân vật trữ tình đã ngược dòng thời gian để trải nghiệm lại những cảm xúc trẻ thơ
trong sáng. Đó là niềm thích thú khi nâng niu ổ trứng hồng ấm áp, là niềm vui say
khi ngắm nhìn không chán mắt màu hoa, màu nắng trên mình mỗi chú gà. Từ hình
ảnh đàn gà và ổ trứng, người bà xuất hiện trong sự kết nối tự nhiên của mạch cảm
xúc. Đây chính là tâm điểm hội tụ mọi kí ức về những năm tháng tuổi thơ của
người cháu.
Có giọng bà vang vọng:
Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
- Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
Có bóng dáng thân thuộc của bà:
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp
Tất cả đều hiện lên trong niềm xúc động của người cháu khi được sống lại trong
tình yêu thương và sự chăm chút của bà. Tiếng bà mắng, bàn tay bà khum khum
soi trứng, những mảnh kí ức ấy đã thức dậy trong lòng người cháu cả một tuổi thơ
sống trong sự tần tảo, chắt chiu, hi sinh quên mình của bà:
Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông đến
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới"
Sự kéo dài của chuỗi thời gian “cứ hàng năm hàng năm” cũng là sự lặp lại của bao
nỗi lo âu, mong mỏi đã dệt nên đời bà. Bà đổi những lo âu, mong mỏi và chắt chiu
ấy chỉ để lấy nụ cười được bộ quần áo mới của đứa cháu thơ. Đó là món quà gói
trọn tình cảm yêu thương và hi sinh của bà nên ấm áp và thiêng liêng vô cùng.
"Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt"
Những câu thơ giản dị mà dồn nén bao cảm xúc. Đó không chỉ là niềm vui trong
quá khứ của đứa cháu nhỏ được quà mà còn là niềm xúc động rưng rưng trong hiện
tại của người chiến sĩ khi thấm thía tình cảm của người bà thân thương.
Tiếng gà, ổ trứng và niềm hạnh phúc mà bà mang lại đã trở thành suối nguồn yêu
thương nuôi dưỡng và ghi dấu trong tâm hồn người cháu:
"Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng"
Từ những giấc ngủ bình yên và ấm áp niềm hạnh phúc trẻ thơ như thế, hình ảnh bà
và những kỉ niệm tuổi thơ gắn với tiếng gà đã đi sâu vào tâm thức và trở thành một
phần thiêng liêng trong lòng người cháu. Đó chính là một động lực mạnh mẽ để
người chiến sĩ hôm nay quyết tâm chắc tay súng. Khổ cuối, mạch cảm xúc quay trở
lại hiện tại một cách tự nhiên bởi chính mối liên hệ sâu sắc ấy:
"Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ."
Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng mỗi lần điệp từ vì được lặp lại, dường như cảm
xúc lại lắng sâu thêm để tìm về với ngọn nguồn gần gũi và thiêng liêng nhất.
Những yếu tố tạo nên động lực của lòng quyết tâm chiến đấu ở người cháu qua
từng dòng thơ mỗi lúc một thu hẹp lại về phạm vi: Tổ quốc - xóm làng - người bà -
tiếng gà, ổ trứng đã nói lên một quy luật tình cảm vô cùng giản dị: tình cảm gia
đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước và sự thống nhất giữa hai tình
cảm cao đẹp này là cội nguồn sức mạnh tinh thần của mỗi người lính. Lòng yêu
nước cũng không phải là cái gì xa xôi, lớn lao hay trừu tượng. Đó có thể chỉ là yêu
một bếp lửa ấp iu như Bằng Việt; yêu một tiếng gà cục tác, một ổ rơm trứng hồng
như Xuân Quỳnh hay yêu cái cây trồng trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông
như I-li-a Ê-ren-bua chẳng hạn. Nên ở một góc độ nào đó, sự thu hẹp phạm vi ở
khổ thơ cuối là cách thức cụ thể hóa lòng yêu nước, làm nổi bật chân lí giản dị:
Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Bài thơ được
mở đầu bằng tiếng gà trưa và kết thúc lại trở về với tiếng gà. Nhưng đó không đơn
thuần là tiếng gà gọi về tuổi thơ nữa, mà là tiếng gà gọi dậy trong lòng người chiến
sĩ bản chất của lòng yêu nước, cái lí do cao cả mà rất đỗi cụ thể, hối thúc bàn chân
băng rừng lội suối đấu tranh vì độc lập, thống nhất nước nhà.
Bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo: thể thơ năm tiếng kết hợp biểu cảm với tự
sự, miêu tả; thỉnh thoảng, trong mỗi tiết đoạn liên tưởng được gợi ra từ tiếng gà, lại
được ngưng nghỉ, phân định bởi một lời thơ ba tiếng (lời thơ: Tiếng gà trưa) như
đánh dấu một nấc cảm xúc, bài thơ đã diễn đạt một cách tự nhiên những tình cảm
bình dị mà thiêng liêng, sâu sắc của người chiến sĩ trẻ trên bước đường hành quân.
Chất liệu dân gian thô mộc, cách lựa chọn tứ thơ thông minh, chất trữ tình vừa
bồng bột, nhí nhảnh vừa sâu lắng, đằm thắm là đặc trưng của thơ Xuân Quỳnh
trong giai đoạn này, cũng là một điểm chung của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống
Mỹ.
Bài 9: C m nh n c a em v bài th Qua èo ngang)ả ậ ủ ề ơ đ
Trong thơ ca Việt Nam có hai nữ sĩ đã ghi lại tên tuổi vào dòng văn học trung đại,
đó là Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan. Nếu nói thơ của Hồ Xuân Hương
sắc sảo, góc cạnh thì thơ của Bà Huyện Thanh Quan lại mang sự trầm lắng, sâu
kín, hoài cảm, gửi gắm nỗi niềm vào lời thơ. Phong cách đó của bà đã làm ta cảm
nhận sâu sắc về tình cảm bà dành cho quê hương qua bài thơ “Qua Đèo Ngang”.