Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

nghiên cứu một số yếu tố tâm lý – xã hội có liên quan đến rối loạn phân ly ở trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.32 KB, 99 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong mọi thời đại, trẻ em luôn là mầm xanh tương lai của đất nước,
cần được chúng ta chăm sóc và bảo vệ. Thực tế ngày nay, do sự đi lên của xã
hội, nền kinh tế, khoa hoc công nghệ phát triển một mặt đã đem lại cho chúng ta
những điều kiện thuận lợi để chăm sóc và nuôi dạy trẻ em, nhưng mặt khác
cũng đặt trẻ trước nhiều vấn đề gây cho trẻ không ít khó khăn như áp lực học
hành, sự thiếu quan tâm chăm sóc của cha mẹ, sự tập nhiễm các thói xấu xã hội,
sự ham mê những lối sống hiện đại Đây là những yếu tố có ảnh hưởng chính
đến vấn đề SKTT của mọi người nói chung và của trẻ em nói riêng.
RLPL là bệnh xuất hiện sau những chấn thương tâm lý (xung đột tâm
lý) ở những người nhân cách yếu, dễ bị ám thị, ít kinh nghiệm sống, đặc biệt
xảy ra ở nhiều trẻ em và trẻ vị thành niên do áp lực của học hành hay cuộc sống
gia đình không hạnh phúc (bố mẹ ly hôn, bị bỏ rơi, hắt hủi ).
Các RLPL hay phát sinh ở tuổi trẻ, nữ nhiều hơn nam và có thể phát
sinh thành những rối loạn mang tính chất tập thể. Tại viện Nhi, hằng năm RLPL
chiếm 50 – 53% tổng số bệnh nhân có vấn đề sức khoẻ tâm thần điều trị tại
khoa. [17,216]
Do việc nghiên cứu và điều trị RLPL ở trẻ em có tầm quan trọng như
vậy nên ở nhiều nước trên thế giới các nhà tâm thần học cũng như các nhà lâm
sàng nhi khoa đã chú ý nhiều hơn đến vấn đề này. Các nhà lâm sàng nhi khoa
có vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện sớm, điều trị và quản lý bệnh nhân
RLPL. Hiện nay, tại Việt Nam, phần lớn các nhà nhi khoa vẫn chưa thực sự
quan tâm đến căn bệnh này nên tình trạng chẩn đoán nhầm và điều trị bệnh vẫn
như là một bệnh cơ thể trong một thời gian dài khiến cho gia đình trẻ và chính
bản thân trẻ hoang mang, lo lắng, gây nên tâm lý nặng nề khiến cho việc điều trị
về sau khó khăn hơn. Ở Việt Nam cũng chưa có nghiên cứu nào có tính chất
thực sự chuyên sâu và hệ thống về RLPL. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài
“Nghiên cứu một số yếu tố tâm lý – xã hội có liên quan đến rối loạn phân ly ở
1


Website: Email : Tel (: 0918.775.368
trẻ em” với mục đích góp phần đánh giá đúng thực trạng căn bệnh RLPL, hệ
thống về đặc điểm lâm sàng, nguyên nhân gây bệnh và điều trị RLPL, bước đầu
đánh giá các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến RLPL ở trẻ em. Với đề tài này tôi hy
vọng sẽ giúp đỡ phần nào các nhà lâm sàng nhi khoa nói chung cũng như các
nhà tâm thần nhi nói riêng có cái nhìn cụ thể hơn về RLPL ở trẻ em, xây dựng
biện pháp phòng ngừa và điều trị RLPL một cách hợp lý hơn.
2. Mục đích nghiên cứu
Việc tiến hành nghiên cứu đề tài : “Nghiên cứu một số yếu tố tâm lý – xã
hội có liên quan đến rối loạn phân ly ở trẻ em” sẽ góp phần đánh giá thực trạng
các yếu tố tâm lý, xã hội gây nên RLPL ở trẻ em. Trên cơ sở đó tạo dựng cơ sở
lý luận cho việc xây dựng biện pháp phòng ngừa và can thiệp sớm RLPL ở trẻ
em, đảm bảo sức khoẻ về cả tinh thần và thể chất cho các em.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong khuôn khổ thời gian nghiên cứu hạn hẹp, đề tài chỉ tập trung
nghiên cứu làm rõ và giải quyết một số nhiệm vụ sau:
+ Tìm hiểu cơ sở lý luận vấn đề nghiên cứu: các khái niệm liên quan,
nguyên nhân và cơ chế gây bệnh của RLPL, các triệu chứng, chẩn đoán và chẩn
đoán phân biệt RLPL, các mô hình trị liệu cho trẻ có RLPL.
+ Tìm hiểu các đặc điểm tâm lý và một số yếu tố liên quan đến RLPL ở
trẻ em.
+ Đánh giá kết quả trị liệu tâm lý cho trẻ có RLPL.
+ Trên cơ sở các kết quả thu được từ các hồ sơ tâm lý, đề xuất một số
biện pháp phòng ngừa và can thiệp sớm cho trẻ có RLPL.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số yếu tố tâm lý - xã hội có
liên quan đến RLPL ở trẻ em.
5. Khách thể nghiên cứu
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Đề tài nghiên cứu trên 12 trường hợp cụ thể đã được khám và điều trị
tại khoa Tâm bệnh - Viện Nhi Trung ương, đi sâu vào phân tích 5 trường hợp
điển hình của RLPL.
6. Phương pháp nghiên cứu:
6. 1. Nghiên cứu lý luận:
Tìm hiểu những tài liệu có liên quan đến RLPL như: tâm bệnh học,
tâm thần học, sức khoẻ tâm thần cộng đồng, các tài liệu của tổ chức y tế thế
giới, một số tài liệu tâm lý học của Mỹ, Pháp, bảng phân loại bệnh quốc tế ICD-
10, DSM - IV Tuy các tài liệu vẫn còn chưa nhiều nhưng tôi cũng đã cố gắng
sàng lọc cho một cơ sở lý thuyết chung nhất để làm cơ sở lý luận cho khoá luận
tốt nghiệp này. Với những tài liệu nói trên, tôi đã xây dựng một hệ thống lý
thuyết để đối chiếu vào thực tiễn, nhằm tìm ra mối tương quan với thực tiễn.
Khi phân tích các trường hợp RLPL, tôi đã xem xét dưới góc độ khoa học tâm
lý nói chung, tâm lý học lâm sàng nói riêng và tâm bệnh học để lý giải những
nội dung chính cần nghiên cứu.
6. 2. Phương pháp quan sát:
Quan sát là một phương pháp nghiên cứu trong đó người quan sát sử
dụng các quá trình tri giác để thu thập thông tin về khách thể nghiên cứu nhằm
đạt được mục đích nghiên cứu nhất định [25]. Quan sát ở đây chủ yếu là nét
mặt, cử chỉ, lời nói, ứng xử, thái độ, khả năng nhận thức của đối tượng nghiên
cứu. Quan sát phải được tiến hành nhiều lần, sau mỗi lần phải có ghi chép tỉ mỉ.
6.3. Phương pháp phỏng vấn lâm sàng:
Phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu tâm lý
học, thông qua việc tác động tâm lý xã hội giữa người hỏi và người được hỏi
nhằm thu thập thông tin phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của người nghiên
cứu.
Phỏng vấn lâm sàng (còn gọi là hỏi chuyện lâm sàng) là một khâu
quan trọng nhất của các kỹ thuật tâm lý lâm sàng, được sử dụng trong thực hành
tâm lý cũng như trong nghiên cứu tâm lý học lâm sàng. Trong nghiên cứu,
3

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
phỏng vấn lâm sàng được tiến hành giữa người nghiên cứu và khách thể. Mục
đích của hỏi chuyện lâm sàng nhằm thu thập được các thông tin về khách thể,
bao gồm các dữ liệu về lịch sử cuộc đời, tiền sử, bệnh sử, các triệu chứng, các
thói quen, các khả năng, các cách thức ứng xử, các năng lực và xu hướng nhân
cách Thông qua quá trình phỏng vấn, người nghiên cứu ghi nhận những biểu
hiện quan sát được ở bệnh nhân.
6.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp:
Nghiên cứu trường hợp (nghiên cứu ca) trong lâm sàng là phương
pháp nghiên cứu một cá nhân cụ thể trong một tình huống lâm sàng để thu thập
những thông tin trực tiếp, điển hình và có tính hệ thống về một loại rối nhiễu
nào đó nhằm phục vụ cho một mục tiêu đánh giá, chẩn đoán hoặc trị liệu lâm
sàng. Việc xây dựng một trường hợp được hình thành trên cơ sở nhiều dữ liệu
thu thập được thông qua các phương pháp và các kỹ thuật khác nhau như phỏng
vấn lâm sàng, quan sát, các test đánh giá, cho phép đánh giá hay chẩn đoán
bản chất của vấn đề, các nguyên nhân về sự phát sinh,các chức năng và các hậu
quả của nó.
Trong nghiên cứu các trường hợp được lựa chọn một cách ngẫu nhiên.
6.5. Trắc nghiệm đo lường tâm lý:
Đây là phương pháp sử dụng các test đã được chuẩn hoá về kỹ thuật
sử dụng nhằm đánh giá, đo lường một chỉ báo về tâm lý của một người hay
nhóm người trên cơ sở đối chiếu với một thang đo đã được chuẩn hoá hoặc một
hệ thống phân loại trên những nhóm mẫu khác nhau về phương diện xã hội.
Trắc nghiệm có thể là những bài toán, câu hỏi, hình ảnh, Phương pháp này
được sử dụng trong đề tài dùng để chẩn đoán RLPL nhằm làm sáng tỏ vấn đề
mà quan sát và trò chuyện không thực hiện được. Các trắc nghiệm sử dụng
trong quá trình nghiên cứu bao gồm:
- Trắc nghiệm đánh giá cảm xúc hành vi CBCL (Child Behaviour
Check List) : Do Achenbach T.M đưa ra gồm hai loại bảng:
4

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
+ Một loại bảng dành cho trẻ từ 4 đến 18 tuổi, do cha mẹ trẻ khai
(CBCL: Child Behaviour Check List for ages 4 – 8 for parent)
+ Một loại bảng dành cho trẻ từ 11 – 18 tuổi, do trẻ tự khai (YSR:
Youth Sefl Report)
- Thang tự đánh giá trầm cảm của Beck (BDI: Beck Depression
Inventory)
- Trắc nghiệm lo âu của Zung (Sefl Rating Anxiety Scale) ứng dụng
cho những trẻ trên 11 tuổi.
- Đánh giá IQ của bệnh nhân bằng trắc nghiệm Raven
- Một số trường hợp được làm các test phóng chiếu như CAT, vẽ
tranh theo chủ đề để làm rõ một số nét tính cách của trẻ.
7. Giả thuyết nghiên cứu:
Có thể giả thuyết RLPL ở trẻ em được nảy sinh do ảnh hưởng của
một số yếu tố tâm lý như: lứa tuổi, giới, xu hướng tính cách, trí tuệ, cách nuôi
dưỡng, chấn thương tâm lý,
+ Các sang chấn tâm lý có liên quan đến đời sống của trẻ gây ra
những lo lắng, hẫng hụt cho trẻ như những sự kiện liên quan đến gia đình,
trường học, bạn bè
+ Kiểu hình tính cách của trẻ
+ Một số kiểu nuôi dưỡng của cha mẹ (quá nuông chiều, đánh mắng,
kỳ vọng quá cao).
+ Khả năng trí tuệ của trẻ.
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu:
Khái niệm “bệnh Hysteria” (bệnh tử cung) đã có từ thời Hyppocrate.
Theo Platon, đó là trạng thái bất thường của tử cung, ông cho rằng tử cung lâu

ngày không sinh nở, đã di chuyển khắp cơ thể, dẫn đến nhiều bệnh. Thời trung
đại, sự áp chế về tôn giáo, kinh tế và chính trị, đã làm xuất hiện những dịch
hysteria lớn. Người ta không cho đó là một bệnh mà cho là một biểu hiện của
ma quỷ xâm nhập. Đến thế kỷ 18, Charles Lepois cho rằng bệnh không phụ
thuộc vào tử cung vì các bé gái, phụ nữ mãn kinh, đàn ông cũng có thể mắc
bệnh. Sydenham Thomas (Anh) gọi hysteria là bệnh bắt chước các bệnh, ông
nhận xét sự giống nhau giữa hysteria và bệnh thực thể. Hai nhà thần kinh học
người Pháp là Briquet và Charcot (1859) đã kết hợp các biểu hiện đa dạng
hysteria thành một đơn vị bệnh riêng. Charcot cho bệnh hysteria là “bệnh giả vờ
vĩ đại”, các triệu chứng bệnh thường phát triển trên thể địa nhân cách hysteria,
đặc điểm là tính dễ ám thị. Ông mô tả những triệu chứng của hysteria và triệu
chứng của bệnh thực thể như lên cơn co giật, liệt, không nói, mù, Babinski
(Pháp) cho rằng các triệu chứng của hysteria có những nét giống với triệu
chứng thần kinhcủa những bệnh thực thể. Dựa vào kết quả ám thị của thầy
thuốckhi khám bệnh mà người bệnh có những triệu chứng này khác, nên
Babinski đã đề nghị thay thuật ngữ “hysteria” bằng thuật ngữ “bệnh ám thị”. [7]
[13] [20] [29].
Đến năm 1980, Hiệp hội tâm thần học Hoa Kỳ đã bắt đầu sử dụng
thuật ngữ “rối loạn chuyển hoán” (Conversion Disorder) trong DSM – III để
định nghĩa cho tình trạng mất hoặc thay đổi các chức năng của cơ thể do các
xung đột tâm lý hay nhu cầu tâm lý mà cá nhân không giải quyết được thì
chuyển thành triệu chứng này hay triệu chứng khác. Thuật ngữ “rối loạn phân
ly” cũng bắt đầu được dùng để chỉ một nhóm các rối loạn tâm thần xuất hiện do
nguyên nhân tâm lý nhưng chỉ bao gồm 5 nhóm chính [9] [22] :
6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- Quên phân ly (Dissociative Amnesia).
- Cơn bỏ trốn phân ly (Dissociative Fugue).
- Rối loạn nhận dạng cơ thể (Dissociative Identity Disorder).
- Rối loạn giải thể nhân cách (Depersonalization Disorder).

- Các rối loạn không biệt định khác (Dissociative Disorder not
otherwise Specified).
Đến DSM – IV, về cơ bản vẫn giữ nguyên cách phân loại như trong
DSM – III.
Trong bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 9 (ICD – 9), Tổ chức y tế
thế giới không tách riêng hai rối loạn trên mà gộp chung lại thành một loại và
mang tên: “Rối loạn tâm căn hysteria”. Từ năm 1992, để tránh hiểu sai về bệnh,
các nhà tâm thần học hiện đại đã thống nhất đổi tên thành các RLPL trong ICD
– 10.
Hiện nay việc thay thế cụm từ “hysteria” bằng cụm từ “rối loạn phân
ly” là một bước phát triển mới vừa mang tính kế thừa vừa mang tính thực tiễn
của tâm thần học hiện đại. Tuy nhiên hiện nay thuật ngữ “hysteria” vẫn còn
được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến do việc cập nhật kiến thức tâm thần học
còn hạn chế. Các nhà tâm thần học, các nhà tâm lý lâm sàng trong thời gian gần
đây trên thế giới và cả ở Việt Nam cũng đã bắt đầu đi sâu nghiên cứu và tìm
hiểu về căn bệnh này.
1.2. Khái niệm RLPL:
1.2.1. Định nghĩa:
- Theo cuốn từ điển Tâm lý học của Nguyễn Khắc Viện: “Rối loạn
phân ly là một bệnh biểu hiện qua nhiều triệu chứng khác nhau, giống đủ loại
bệnh như bại liệt, đau bụng, đau nhức, ho khan, tức ngực, mất cảm giác nhưng
không thể tìm ra một nguyên nhân thực thể nào”. [27]
- Theo cuốn Tâm thần học của Nguyễn Việt: “Rối loạn phân ly là
một loại bệnh tâm căn, tức là do căn nguyên tâm lý, xuất hiện sau những sang
7
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
chấn tâm lý trên một nhân cách có những đặc điểm riêng, nói chung là yếu”.
[26]
- Theo T.S Võ Văn Bản: “Rối loạn phân ly là những triệu chứng lâm
sàng không kèm theo tổn thương thực thể. Những rối loạn này thể hiện mất một

phần hoặc hoàn toàn sự hợp nhất bình thường giữa trí nhớ quá khứ và ý thức về
đặc tính cá nhân, kết hợp với những cảm giác vận động không phù hợp với tổn
thương thực thể”.[2]
Tóm lại, rối loạn phân ly là một nhóm các rối loạn tâm thần thường
xuất hiện sau các SCTL tác động lên những người vốn có nhân cách yếu hoặc
loại hình thần kinh nghệ sĩ, biểu hiện lâm sàng đa dạng với nhiều loại triệu
chứng giống như bệnh cơ thể của hệ thần kinh, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá,
nhưng không có bằng chứng tổn thương thực thể. Đặc điểm cơ bản của các rối
loạn này là bệnh nhân có biểu hiện tăng cảm xúc kết hợp với tính ám thị, tự ám
thị và các triệu chứng có thể hết bằng liệu pháp tâm lý ám thị. [3] [5] [7] [26]
[29]
Ở trẻ em, RLPL thường gặp nhất là lứa tuổi dậy thì và tiền dậy thì
với những nét tính cách nhi hoá thoái lùi, điệu bộ, phô trương, thích hình thức,
hoặc ở những trẻ có bố mẹ quá lo lắng, chiều chuộng con. SCTL gây RLPL ở
trẻ em có thể là khi trẻ bị đánh mắng, bị phạt ở nhà hoặc ở trường, chứng kiến
cảnh người khác bị tai nạn hoặc bị một bệnh nào đó. Đôi khi SCTL dù rất nhẹ
cũng có thể gây ra rối loạn này do sự chịu đựng kém của nhân cách yếu. [7] 17]
RLPL tập thể: Đa số các RLPL xảy ra trên các cá nhân nhưng cũng
có thể phát thành dịch. Năm 1982, Small và Nicholi đã mô tả một dịch RLPL
xảy ra ở một nhóm lớn học sinh tiểu học với các biểu hiện: mệt mỏi, chóng mặt,
run chân tay sau khi trẻ nam là lớp trưởng bị các biểu hiện như trên. Tại Việt
Nam điển hình có dịch RLPL ở đội thanh niên xung phong ở Quảng Bình vào
năm 1968, và đội thanh niên xung phong ở Lâm Đồng năm 1977 trong đó có 30
– 50% số thanh niên trong đội có các cơn xung động cảm xúc phân ly như cơn
khóc, cơn cười, cơn la hét tập thể làm rung động cả một khu rừng trong điều
8
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
kiện chiến tranh ác liệt [7, 13]. Đặc biệt gần đây xảy ra ở trường PTTH ở Đà
Nẵng, PTTH Hạ Hoà (Phú Thọ), ở Bố Trạch – Quảng Bình đã gây tâm lý hoảng
loạn ở các em học sinh, phụ huynh và giáo viên. [21].

Nếu như RLPL xảy ra ở từng cá nhân trẻ em với tỷ lệ giữa nam và nữ
là tương đương thì RLPL tập thể hay gặp hơn ở các tập thể nữ. Dịch thường xảy
ra khi một đứa trẻ trong nhóm xuất hiện cơn RLPL. Đứa trẻ này thường có vị
trí, vai trò nổi bật trong nhóm và thường biểu hiện bệnh nặng nề hơn những đứa
trẻ bị sau đó. Yếu tố thuận lợi cho dịch xảy ra ở một tập thể là khi tập thể này
rơi vào tình trạng lo âu căng thẳng: chiến tranh ác liệt, học hành căng thẳng,
[1, 7]
1.2.2. Một số đặc điểm chung:
1.2.1.1 Tỉ lệ mắc bệnh:
Theo các tài liệu nước ngoài, tỉ lệ mác bệnh hàng năm từ 0,3 – 0,5%
số dân. [7] [13]. Sự dao động phụ thuộc vào các nhiều yếu tố khác như: điều
kiện kinh tế – xã hội, văn hoá tôn giáo, chiến tranh, điều kiện địa lý Ở trẻ em
theo một số nghiên cứu tỉ lệ mắc bệnh chiếm 1 – 2% đối tượng nghiên cứu. [33]
Ở nước ta chưa có một nghiên cứu hệ thống nào về tỉ lệ mắc RLPL
trong cộng đồng nói chung cũng như trong trẻ em nói riêng. Nhưng theo tổng
kết ở khoa Tâm bệnh – Viện Nhi Trung ương hằng năm, RLPL chiếm tỉ lệ cao
nhất trong các RLTT ở trẻ em, chiếm 50 – 53,4% tổng số bệnh nhân có vấn đề
về SKTT. [17]
1.2.1.2. Giới:
Theo các nhà nghiên cứu thì RLPL thường phát sinh ở tuổi trẻ, gặp ở
nữ nhiều hơn nam, tỉ lệ nữ/nam = 2/1 [1] [13]. Tỉ lệ mắc bệnh theo giới cũng
còn phụ thuộc vào độ tuổi: RLPL ở tuổi dậy thì và tiền dậy thì xuất hiện tương
đương giữa nam và nữ, còn sau tuổi dậy thì tỉ lệ nữ mắc cao hơn nam. Như vậy
có thể thấy được các nhận định cho rằng RLPL chiếm ưu thế ở nữ không được
chấp nhận hoàn toàn ở trẻ em.
1.2.13. Tuổi:
9
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Quan niệm cho rằng RLPL chỉ xảy ra ở phụ nữ (bệnh tử cung) không
còn được chấp nhận từ thế kỷ 18 vì Charles Lepois cho rằng bệnh không phụ

thuộc vào tử cung vì các bé gái, phụ nữ mãn kinh, và đàn ông cũng mắc bệnh.
Ngày nay, theo các tài liệu nghiên cứu thì RLPL đều có thể xảy ra từ lứa tuổi
tiền dậy thì đến trưởng thành, kể cả người già, nhưng hay gặp nhất là ở lứa tuổi
trẻ. Theo nghiên cứu của Quách Thuý Minh và cộng sự thì độ tuổi trung bình
của RLPL trẻ em là 11 tuổi, tuổi thấp nhất có thể gặp là 6 tuổi. [17]
1.3. Nguyên nhân và cơ chế của RLPL:
1.3.1. Nguyên nhân:
Các nhà khoa học đã cố gắng để tìm ra nguyên nhân của loại bệnh
này. Có người đã nghĩ đến yếu tố di truyền nhưng qua các nghiên cứu cho thấy
yếu tố này không có vai trò quyết định.
Những điều tra gia đình của MacIness cho thấy kết quả âm tính bởi
vì trong 30 biểu đồ phả hệ đi từ một người RLPL, ông chỉ tìm thấy hai bố mẹ bị
bệnh, còn số một trăm mười bảy anh chị em không một ai bị bệnh. Slater không
tìm thấy một sự trùng hợp nào đối với RLPL trên số 24 đôi đẻ sinh đôi được
nghiên cứu [21]. Như vậy đâu là nguyên nhân gây ra RLPL?
1.3.1.1. Các sang chấn tâm lý:
Nguyên nhân chủ yếu của RLPL là các SCTL, đó thường là những
chấn thương gây cảm xúc mạnh như lo sợ cao độ, tức giận quá mức, thất vọng
nặng nề, Thường thì SCTL ở RLPL dễ tìm thấy hơn là ở bệnh tâm căn suy
nhược vì có tính chất cấp, mạnh, và nhất là bệnh thường phát sinh một thời gian
ngắn ngay sau khi có sang chấn [26].
Đa số các SCTL gây RLPL là các sang chấn cấp tính. Trong các cơn
phân ly đầu tiên, người ta thường thấy rõ sự kết hợp chặt chẽ về mặt thời gian
với các sự kiện gây SCTL hoặc các hoàn cảnh xung đột, tuy nhiên trong các cơn
phân ly tái phát rất khó tìm thấy dấu vết của SCTL, nhất là các trường hợp tái
phát nhiều lần. Ví dụ có bệnh nhân lần đầu lên cơn ngất lịm sau một trận bom
10
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
oanh tạc. Lần sau dẫm phải mảnh bom sướt chân chảy máu cũng lên cơn. Lần
sau nữa chỉ thấy màu đỏ của thịt bò cũng lên cơn.[7] [26]

Ở trẻ em các SCTL chủ yếu là xuất phát từ môi trường gia đình hoặc
nhà trường như bị đánh mắng, bị phạt, chứng kiến người khác bị tai nạn hoặc bị
bệnh nào đó. Đôi khi một SCTL dù rất nhẹ cũng có thể gây ra các RLPL ở trẻ
em do sự chịu đựng kém của một nhân cách yếu. [17]
1.3.1.2. Nhân cách yếu:
Nếu như trong các rối loạn tâm căn khác như: tâm căn suy nhược, rối
loạn lo âu SCTL đóng vai trò quan trọng hơn yếu tố nhân cách thì ngược lại
với RLPL thì nhân cách đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hình
thành và phát triển của bệnh.
RLPL thường phát sinh ở những người (do hoàn cảnh sinh sống và
giáo dục không thích hợp) đã hình thành những tính cách yếu, tiêu cực như:
thiếu tự chủ, thiếu kiềm chế bản thân, thích được chiều chuộng, thích phô
trương, tinh thần chịu đựng khó khăn kém, lý tưởng không vững mạnh [1] [7]
[26] [29]. Nhân cách bệnh RLPL hình thành có thể do bẩm sinh, do các tổn
thương của não trong 3 năm đầu cuộc sống, nhưng phần lớn là do căn nguyên
tâm lý xã hội như thiếu sự rèn luyện, giáo dục đúng đắn của gia đình và nhà
trường cũng như tập nhiễm các thói xấu của xã hội [7].
Trong nhân cách, thành phần khí chất hay loại hình thần kinh có ý
nghĩa quan trọng về mặt nhân tố thuận lợi để phát sinh RLPL. Ở những người
có loại hình thần kinh yếu, thần kinh nghệ sĩ hoặc theo Paplov là những người
có hệ thống tín hiệu thứ hai bị suy yếu, hệ thống tín hiệu thứ nhất chiếm ưu thế
trong các hoạt động tâm thần, phần hoạt động lý trí bị giảm sút,phần hoạt động
bản năng được tăng cường thì RLPL dễ xảy ra. Ngược lại, những người có khí
chất ổn định, làm chủ được tình huống, khả năng thích nghi cuộc sống tốt thì rất
khó có thể bị RLPL, và nếu có xảy ra RLPL thì sự bình phục cũng nhanh chóng
hơn. [1] [26]
11
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Trẻ em là đối tượng có nhân cách đang hình thành thì những nét tính
cách nhi hoá thoái lui, điệu bộ, phô trương, thích hình thức, thích được chiều

chuộng, quan tâm quá mức được xem là nhân cách tiền bệnh lý của RLPL [17].
1.3.1.3. Vai trò của môi trường xung quanh:
Vai trò của môi trường trong việc phát sinh RLPL là rất quan trọng,
nó là một nhân tố tích cực bảo vệ con người đương đầu với SCTL. Khi môi
trường sống không lành mạnh thì rất dễ gây ra những SCTL, và sự đối phó sữ
trở nên khó khăn hơn. Với trẻ em thì môi trường có ảnh hưởng nhiều nhất đó là
gia đình và nhà trường. Đa số các SCTL của trẻ em đều xuất phát từ hai môi
trường này. Nhưng cũng chính hai môi trường này lại là nơi có vai trò tích cực
trong việc giúp đỡ trẻ thích nghi và vượt qua những sang chấn đó [1].
1.3.1.4. Các nhân tố có hại của môi trường đến cơ thể:
Các nhân tố có hại đó là: nhiễm khuẩn, nhiễm độc, chấn thương sọ
não, thiếu dinh dưỡng, kiệt sức, làm suy yếu hệ thần kinh, làm giảm hoạt động
của vỏ não. Khi có các SCTL tác động thì sự chống đỡ cũng sẽ bị suy giảm và
RLPL sẽ dễ dàng xảy ra ngay cả trên những người có thần kinh mạnh, thăng
bằng. Ví dụ: một chiến sĩ dũng cảm, mưu trí vẫn có thể bị RLPL sau một thời
gian dài gian khổ, thiếu thốn, nhiều lần chịu sức ép của bom, [1] [26]
1.3.2. Cơ chế:
Trường phái phân tâm:
Trường phái Freud Sigmund xem RLPL là một hình thức trá hình (để
lộ ra ngoài) do bản năng tình dục bị dồn ép trong vô thức [7]. Freud cho rằng,
RLPL liên quan chủ yếu đến một sự thoả mãn thân thể của cá nhân để diễn đạt
bằng cơ thể những xung đột tâm lý của mình, tập trung chặt chẽ vào mặc cảm
Odipe. Người bị RLPL có cùng một lúc một sự sợ hãi dữ dội về bản năng sinh
dục và những xung lực sinh dục rất mạnh. Các xung lực bản năng này đưa
người bệnh đến tình yêu Odipe và cũng là đối tượng của sự kiểm duyệt bên
trong nhưng do cường độ của chúng, chúng cố gắng vượt qua hàng rào của sự
dồn nén. Để thoả mãn các xung lực của mình dưới một dạng không làm cho
12
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
mình sợ, người RLPL đã làm kích dục tất cả các mối quan hệ mà bình thường ít

nhuốm màu tình dục (các giao tiếp xã hội) nhưng lại tránh mọi sự phong toả
tình dục ổn định và sâu. Để lẩn tránh mặc cảm Odipe, sự dồn nén không còn đủ
nữa, và người bệnh lại cần đến một sự thoái lui về giai đoạn mồm miệng trong
đó toàn bộ cơ thể bị vây hãm bởi một chức năng tình dục khát vọng dương vật
đủ bù trừ lại sự thiếu (ở phụ nữ) hoặc sự kém cỏi (ở đàn ông) của dương vật. Sự
thiếu cơ bản này là nguồn gốc của sự suy yếu của cái tôi, do sự thành thục sớm
về tình dục, một mặt là nguồn gốc có thể có của trầm cảm (trầm cảm hysteria)
và về mặt khác dẫn đến một sự tuỳ thuộc lớn vào các đối tượng bên ngoài, ở các
đối tượng này người bị RLPL luôn luôn đòi hỏi sự khôi phục những cơ sở ái kỷ
của mình. Mối quan hệ đối tượng như vậy có sự đặc trưng là sự luân phiên
không ngừng giữa sự tìm kiếm quyền hành (khát vọng dương vật) và một nhu
cầu chịu sự phục tùng (vị thế mồm miệng)[4] [6] [9] [11] [16].
Trường phái tâm lý học hành vi:
Trường phái Paplov về hoạt động thần kinh cấp cao đã làm sáng tỏ
hơn về vấn đề bệnh sinh. Theo Paplov, RLPL là hậu quả của sự hỗn loạn hoạt
động thần kinh cao cấp ở những người mà hoạt động hệ thống tín hiệu thứ hai
kém trong khi hoạt động hệ thống tín hiệu thứ nhất và phần dưới vỏ chiếm ưu
thế [7].
Ở những người này cuộc sống thiên về tình cảm, tư duy tình cảm
mạnh hơn tư duy lý trí. Sự không thăng bằng giữa hai hệ thống tín hiệu không
phải là bệnh lý, mà chỉ là đặc điểm của nhân cách, một phần do bẩm sinh, một
phần hình thành trong cuộc sống. Hệ thống tín hiệu thứ hai yếu dễ bị ảnh hưởng
các nhân tố có hại. Nếu hoạt động thần kinh cao cấp của những người này bị rối
loạn về chức năng thì dẫn đến sự phát sinh RLPL [7] [29].
Đặc điểm cơ bản của các RLPL là tăng cảm xúc và tăng tính ám thị.
- Tăng cảm xúc: là do sự suy yếu của vỏ não, sự thoát ly kiềm chế
của vỏ não đối với vùng dưới vỏ. Khi vỏ não bị suy yếu thì trước những kích
thích của sang chấn sẽ lâm vào trạng thái ức chế và có cảm ứng dương tính đối
13
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

với dưới vỏ. Hoạt động dưới vỏ tăng vì không có sự điều hoà của vỏ não. Từ đó
ta hiểu được vì sao có những rối loạn cảm xúc mạnh của cơn RLPL: cười khóc,
gào thét, kích động, có khi rối loạn ý thức.
- Tính dễ bị ám thị và tự ám thị: tăng lên rất cao ở người bị RLPL.
Ám thị và tự ám thị là do sự kích thích tập trung vào một số điểm hoặc một
vùng nhất định của vỏ não, kèm theo với sự cảm ứng âm tính mạnh làm cách ly
hoàn toàn những vùng đó với các khu vỏ não khác. Do đó, bằng ám thị ta có thể
gây nhiều triệu chứng cho bệnh nhân RLPL cũng như chữa khỏi những triệu
chứng này.
Theo Palov, cần xem người bệnh RLPL như người bị thôi miên
nhẹ,vỏ não bị suy yếu nên các yếu tố kích thích trong cuộc sống trở thành quá
mạnh, không chịu nổi và dẫn đến các giai đoạn khác nhau của trạng thái thôi
miên. Cơ chế tự ám thị do cảm xúc và các lo sợ khác nhau gây nên cũng giống
hệt như vậy. Do đặc điểm trên, trước những kích thích của chấn thương, bệnh
dễ gây cảm ứng dây chuyền tập thể [7] [29].
Trường phái lí thuyết tập nhiễm của Wolpe cho rằng bệnh phát sinh
theo cơ chế cảm ứng và bắt chước trong quá trình tiếp xúc với môi trường xã
hội.[7]
1.4. Các biểu hiện lâm sàng của RLPL:
1.4.1. Theo ICD - 10: [7] [13] [28]
Triệu chứng lâm sàng của RLPL rất đa dạng nhưng đều có hai tính chất
chung là:
- Xuất hiện có liên quan trực tiếp với các SCTL.
- Có phần giống nhưng cũng có phần khác so với các triệu chứng của
các bệnh cơ thể.

14
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
1.4.1.1. RLPL biểu hiện từng cơn:
- Cơn co giật phân ly: Thường biểu hiện rất đa dạng chứ không định

hình như động kinh. Cơn thể hiện bằng nhiều động tác tự ý và lộn xộn: vùng
vẫy chân tay, đập chân xuống sàn, giường, uốn cong người, gào thét, có người
bệnh giật xé quần áo, rứt tóc, tự cào cấu, lăn khắp sàn nhà. Trong cơn ý thức bị
thu hẹp nhưng không rối loạn hoàn toàn, nét mặt không tím tái, đồng tử còn
phản xạ với ánh sáng, người bệnh không bao giờ cắn lưỡi, đái bậy, ỉa đùn, vẫn
còn khả năng phản ứng với thái độ người xung quanh. Có thể dùng lời nói để
điều khiển một số vận động của bệnh nhân, dùng kích thích mạnh (châm kim,
dùng mệnh lệnh) hoặc ám thị làm cơn mất hoàn toàn hoặc tạm thời. Cơn kéo dài
15 – 20 phút, có khi hàng giờ, càng kéo dài khi người bệnh càng được chú ý,
quan tâm. Cơn chỉ xuất hiện khi có người xung quanh, không bao giờ xuất hiện
khi người bệnh ở một mình hoặc đang ngủ. Người bệnh biết trước mình sắp lên
cơn, biết tìm chỗ để ngã hoặc nằm nên không bao giờ bị ngã gây chấn thương.
Sau khi hết cơn, người bệnh tỉnh táo ngay.
- Cơn kích động cảm xúc phân ly: Bệnh nhân cười, khóc, gào thét, hò
hét, cảm xúc hỗn độn, ý thức không bị rối loạn và chịu ám thị của xung quanh.
Cơn có thể kéo dài vài ngày.
- Cơn ngất lịm phân ly : Bệnh nhân cảm thấy người mềm yếu dần, từ
từ ngã ra và nằm thiêm thiếp, hai mắt chớp nhấp nháy. Trong cơn bệnh nhân
còn khả năng nhận biết môi trường xung quanh. Cơn có thể kéo dài 15 phút đến
vài giờ.
- Cơn ngủ phân ly : Người bệnh lên cơn co giật nhẹ rồi nằm yên.
Ngủ thời gian dài (1 – 2 ngày), mắt nhắm, vạch nhãn cầu vẫn thấy đưa đi đảo
lại, trong lúc ngủ thỉnh thoảng thở dài, thổn thức, Nhìn chung ít gặp cơn ngủ
phân ly.
1.4.1.2. Các RLPL biểu hiện bằng rối loạn vận động:
Các rối loạn vận động phân ly cũng rất đa dạng như: lắc đầu, múa
giật, gật đầu, nháy mắt, múa vờn, nhưng hay gặp nhất là các rối loạn sau:
15
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- Liệt phân ly : biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ tới nặng,

liệt cứng hay liệt mềm, liệt một, hai, hoặc cả tứ chi. Liệt phân ly không có thay
đổi về trương lực cơ, không có phản xạ bệnh lý, không có hiện tượng teo cơ,
không giật sợi cơ, tính kích thích điện không thay đổi. Liệt phân ly thường thấy
dưới hình thức liệt nửa người, liệt hạn chế ở chân và tay, không lan tới các dây
thần kinh sọ não, không có dấu hiệu của tổn thương bó tháp, không có tác động
đồng vận, phản xạ tự vệ, rối loạn cơ tròn,v.v
- Run : hay gặp nhất là run toàn thân hoặc run cục bộ một phần chi
thể. Run tăng lên khi mọi người chú ý, run giảm lúc mọi người không để ý đến
người bệnh.
- Chứng mất đứng, mất đi : người bệnh không đứng không đi được,
khi nằm trên giường vẫn cử động tay chân.
- Rối loạn phát âm : có nhiều loại như khó nói, nói lắp, không nói,
trong khi cơ quan phát âm (dây thanh quản, hầu, họng, lưỡi) vẫn bình thường.
1.4.1.3. RLPL biểu hiện bằng rối loạn cảm giác :
- Mất hoặc giảm cảm giác đau : bản thân bệnh nhân không bao giờ
nói đến hiện tượng này, chỉ khi khám mới phát hiện ra. Chưng mất cảm giác
này khác với mất cảm giác thực thể.Vùng mất cảm giác không theo đúng khu
vực phân phối của rễ và dây thần kinh cảm giác. Thường gặp dưới dạng mất
cảm giác “bít tất tay”, “bít tất chân” ở nửa người, có khi lan sang bên kia đường
giữa. Giới hạn của vùng mất cảm giác rất rõ, vùng mất cảm giác hoàn toàn tiếp
giáp ngay với vùng còn nguyên cảm giác, và đôi khi thấy vùng này thay đổi sau
khi khám lại. Trong vùng mất cảm giác không bao giờ thấy triệu chứng bỏng
nhẹ trong bệnh rỗng tuỷ sống.
- Tăng cảm giác đau : hay gặp trong RLPL và cũng rất phức tạp, dễ
làm cho người ta nhầm với các triệu chứng đau “thực vật” và đau ngoại khoa
như đau viêm ruột thừa, đau giun chui ống mật, đau vùng trước tim, đau dây
thần kinh hông,
1.4.1.4. RLPL biểu hiện bằng các rối loạn giác quan :
16
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Biểu hiện cũng đa dạng như các rối loạn khác. Rất khó phân biệt với
các rối loạn chức năng giác quan trong tổn thương thực thể.
- Mù giả : Xảy ra đột ngột và mù hoàn toàn, khám đáy mắt bình
thường, các phản xạ đồng tử với ánh sáng còn tốt. Quan sát thấy mắt vẫn linh
hoạt, vẫn hướng về phía người nói chuyện và có thể khỏi do tác động của ám
thị. Ngoài ra còn có thể gặp chứng lưỡng thị và đa thị do phân ly.
- Điếc giả : hay gặp trong thời chiến, ít gặp trong thời bình. Thường
xuất hiện sau các sang chấn mạnh và đi kèm với câm thành hội chứng câm -
điếc sau chấn thương và thường gặp điếc cả hai tai, nhưng vẫn còn phản xạ
Bexcherev (chớp mắt khi có tiếng động mạnh) và vẫn còn phản xạ Surughin
(hẹp đồng tử khi có kích thích tiếng động). Kiểm tra điện não thấy có biến đổi
khi làm test bấm chuông.
- Mất vị giác và khứu giác giả : Cũng thường gặp nhưng qua nhanh
hơn mù và điếc phân ly
- Các rối loạn thực vật – nội tạng giả : được biểu hiện thành từng
cơn, khá phổ biến như cơn lạnh run, cơn nóng bừng, cơn đau vùng trước tim,
cơn đau bụng, cơn khó thở, cơn khó nuốt, Các cơn này qua đi nhanh dưới tác
động của ám thị.

17
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
1.4.1.5. RLPL biểu hiện bằng rối loạn ngôn ngữ :
- Không nói được : khác với đa số các trường hợp mất vận động
ngôn ngữ khác, bệnh nhân còn ít nhiều di tích của ngôn ngữ, người mắc chứng
câm phân ly câm hoàn toàn, khi muốn diễn đạt ý của mình người bệnh thường
chỉ vào môi mình ra hiệu không nói được và dùng bút để viết.
- Chứng mất tiếng : người bệnh không nói to được, chỉ nói thầm,
nhưng có thể ho thành tiếng.
- Chứng nói lắp : không nói đứt quãng mà chỉ nói chậm và lặp lại
nhiều lần những phụ âm đầu, ví dụ “tt tôi đ đi”. Nói lắp phân ly rất khó phân

biệt với nói lắp tập nhiễm từ lúc nhỏ. Tuy nhiên, dùng điều trị tâm lý thì nói lắp
phân ly sẽ khỏi, còn tật nói lắp phải điều trị rất lâu tại khoa tập nói.
1.4.1.6. RLPL biểu hiện bằng các rối loạn tâm thần :
- Quên phân ly : thông thường, người bệnh không nhớ các sự kiện
quan trọng gần đây (không phải do tổn thương thực thể), có thể quên từng phần
hoặc hoàn toàn các sự kiện sang chấn tâm lý. Chứng quên thường thay đổi từng
ngày và đối với những người tiếp xúc khác nhau. Quên thường không kéo dài
mà sẽ hồi phục hoàn toàn.
- Trốn nhà phân ly : người bệnh bỏ nhà hoặc nơi làm việc ra đi có
mục đích mà vẫn duy trì sinh hoạt cá nhân và tiếp xúc bình thường trong xã hội
(như mua vé tàu xe, hỏi đường, ). Chuyến đi có tổ chức, có thể đến những nơi
trước đã biết và có ý nghĩa về mặt cảm xúc, thường chỉ đi trong vài ngày, đôi
khi có thể trong thời gian dài. Trốn nhà phân ly thường đi kèm với hiện tượng
quên phân ly.
- Cơn sững sờ phân ly : thể hiện bằng sự giảm sút nặng nề hoặc mất
các cử động tự ý, mất các đáp ứng bình thường với các kích thích bên ngoài như
ánh sáng, tiếng động, Người bệnh nằm hoặc ngồi bất động trong thời gian dài
không nói, không hoạt động, không có các đáp ứng với một số kích thích như
tiếng động, không mất ý thức, hai mắt mở hoặc nhắm nghiền, không có các rối
18
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
loạn cơ thể hoặc tâm thần khác liên quan đến trạng thái sững sờ và rất khó phân
biệt với sững sờ căng trương lực, sững sờ trầm cảm.
- Các rối loạn lên đồng và bị xâm nhập : người bệnh mất tạm thời ý
thức. Có rối loạn định hướng môi trường và định hướng đặc tính cá nhân. Hành
động của cá nhân như một nhân cách khác, một linh hồn khác, một vị thần hoặc
một lực lượng nào đó điều khiển. Sự chú ý và ý thức chỉ tập trung vào một khía
cạnh nào đó của môi trường trực tiếp. Xuất hiện một số động tác, tư thế, lời nói
hạn chế và lặp lại. Các rối loạn đó xuất hiện không tự ý, không mong muốn và
xuất hiện giữa các hoạt động thông thường xảy ra, ngoài các hoàn cảnh có tính

chất tôn giáo.
- Rối loạn cảm xúc : người bệnh dễ bị xúc động, cảm xúc không ổn
định, dễ nhạy cảm với các kích thích, dễ lây cảm xúc của người khác, cảm giác
và tri giác rất nhạy cảm, đặc biệt đối với các kích thích giác quan, có thể xuất
hiện ảo giác, nhất là ảo thị mang hình ảnh rực rỡ và phản ánh tình huống chấn
thương.
- Rối loạn tư duy : chủ yếu là tư duy cụ thể, hình tượng, các quá trình
phân tích, tổng hợp, phán đoán đều nông cạn. Nội dung câu chuyện thường nói
về bản thân mình, trình bày về bệnh tật để khêu gợi sự chú ý của người khác, lời
nói lên bổng xuống trầm, thường kèm theo điệu bộ có kịch tính, thích phô
trương, nhiều hành vi tự phát, có khi do bản năng chi phối.
1.4.2. Chẩn đoán theo ICD – 10:
1.4.2.1. Chẩn đoán xác định:
Theo ICD – 10 có ba tiêu chuẩn để chẩn đoán RLPL [28]:
(a) Các nét lâm sàng biệt định cho các rối loạn cá nhân như đã mô tả
ở trên.
(b) Không có các bằng chứng của một rối loạn cơ thể nào có thể giải
thích các triệu chứng.
19
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
(c) Bằng chứng có nguyên nhân tâm lý, dưới dạng kết hợp rõ rệt về
thời gian với sự kiện gây sang chấn và những vấn đề hoặc các mối quan hệ bị
rối loạn (ngay cả khi cá nhân phản đối).
Bằng chứng thuyết phục về nguyên nhân tâm lý có thể khó nhận
thấy, mặc dù rất đáng nghi. Khi có các rối loạn đã biết của hệ thống thần kinh
trung ương hoặc ngoại vi, việc chẩn đoán RLPL phải rất thận trọng. Khi không
có bằng chứng nguyên nhân tâm lý, chẩn đoán phải xem như tạm thời, và đòi
hỏi phải tiếp tục xem xét cả hai khía cạnh cơ thể và tâm lý.
1.4.2.2. Chẩn đoán thể lâm sàng:
Theo ICD – 10 thì RLPL được chia ra các thể bệnh cụ thể sau [28] :

F44.0 : Quên phân ly.
F44.1 : Trốn nhà phân ly.
F44.2 : Cơn sững sờ phân ly.
F44.3 : Các rối loạn dạng lên đồng và bị xâm nhập.
F44.4 : Các rối loạn vận động phân ly.
F44.5 : Các cơn co giật phân ly.
F44.6 : Tê và mất cảm giác phân ly.
F44.7 : Các rối loạn phân ly hỗn hợp.
F44.8 : Các rối loạn phân ly khác.
.80: Hội chứng Ganser.
.81: Rối loạn đa nhân cách.
.82: RLPL tạm thời xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên.
F44.9 : Các RLPL không biệt định khác.
Đối với mỗi thể bệnh, ICD – 10 đều đưa ra các nguyên tắc chỉ đạo
chẩn đoán nhằm giải thích và hướng dẫn cụ thể hơn cho các tiêu chuẩn chẩn
đoán.
1.4.2.3. Chẩn đoán phân biệt: [7] [28]
Biểu hiện lâm sàng của RLPL rất đa dạng, có nhiều triệu chứng
giống như bệnh cơ thể, nhất là khi bằng chứng về nguyên nhân tâm lý không rõ
20
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
ràng hoặc không tìm thấy. Vì vậy để chẩn đoán phân biệt các cơn RLPL cần
phân biệt với các bệnh cơ thể hoặc các bệnh tâm thần khác:
- Quên phân ly: cần chẩn đoán phân biệt với triệu chứng quên trong
các RLTT thực tổn như:
+ Quên sau chấn động não hoặc sau sang chấn đầu nặng.
+ Mất trí nhớ do lạm dụng rượu hoặc ma tuý.
+ Quên giả bệnh (quên giả vờ có ý thức).
- Trốn nhà phân ly: phân biệt với trốn nhà do cố ý, bỏ đi lang thang
trong tâm thần phân liệt.

- Sững sờ phân ly: phân biệt với trạng thái sững sờ căng trương lực
trong tâm thần phân liệt, sững sờ trầm cảm.
- Co giật phân ly: phân biệt với co giật động kinh hoặc với các
nguyên nhân khác dựa vào đặc điểm, tính chất cơn. Chẩn đoán phân biệt khó
khăn hơn nếu bệnh nhân RLPL có tiền sử động kinh.
- Các biểu hiện RLPL khác: như run, liệt, tê, mất cảm giác, tăng cảm
giác, điếc, mù phân ly, các rối loạn thực vật nội tạng phân ly cần phân biệt với
các bệnh thực thể về thần kinh hoặc cơ quan khác.
21
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
SƠ ĐỒ: CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT CÁC CƠN RLPL [5]

1.4.3. Theo DSM – IV: [13] [32] [33]
1.4.3.1. Quên phân ly (300.12):
* Đặc điểm lâm sàng:
Quên phân ly là mất khả năng nhớ lại các thông tin cá nhân quan
trọng do SCTL gây ra làm ảnh hưởng đến trí nhớ ngược chiều. Bệnh nhân
không diễn tả trí nhớ bằng lời nói. Rối loạn này không xuất hiện trong phạm vi
của RLPL xác định, bỏ chạy phân ly và rối loạn stress cấp. RLPL cũng không
phải là hậu quả trực tiếp sử dụng một chất hay bệnh thực tổn gây ra.
Bệnh hay gặp ở những người bị tai nạn giao thông hoặc có người
trong gia đình tự sát. Một số bệnh nhân quên phân ly có rối loạn trầm cảm, giải
thể nhân cách, đau tâm căn. Ngoài ra còn các vấn đề khác như mất chức năng
tình dục, giảm khả năng lao động, hạn chế quan hệ với mọi người, hay cáu gắt
và có thể có xung động tự sát. Bệnh nhân rất dễ bị ám thị.
Chưa xác định được tỷ lệ quên phân ly trong cộng đồng, nhưng có
thể gặp ở tuổi từ thiếu niên trở lên. Biểu hiện chủ yếu là có khiếm khuyết về trí
nhớ ngược chiều. Thời gian của sự kiện quên có thể kéo dài từ vài phút đến vài
22
Chẩn đoán phân biệt các cơn RLPL

Các cơn RLPL
Hình thái co giật
Hình thái giả ngất
Các cơn
cáu giận
Các cơn
cáu giận
Các cơn
khóc nức
Các mất ý thức
tạm thời (ngất
nhẹ)
Các cơn lo hãi
Các động kinh
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
năm. Quên cấp tính có thể hết khi tình huống SCTL đã qua, nhưng cũng có thể
tiến triển mạn tính.
* Chẩn đoán phân biệt:
Cần chẩn đoán quên phân ly với:
+ Quên do bệnh thực tổn: là hậu quả của một bệnh thực tổn (chấn
thương sọ não hoặc động kinh).
+ Quên do tổn thương não: thường là quên hết như: ngược chiều,
hiện tại, xuôi chiều. Có tiền sử chấn thương sọ não rõ rệt, trong khi quên phân
ly chỉ quên ngược chiều.
+ Cơn động kinh: thường biểu hiện đột ngột, có vận động bất
thường, EEG có phức bộ sóng đặc trưng.
+ Sảng và mất trí: quên tăng dần cùng rối loạn nhận thức, cảm xúc,
chú ý, tri giác và hành vi.
+ Quên do một chất: là bền vững do hậu quả dùng một chất.
+ Bỏ chạy phân ly: bệnh nhân quên trong cơn kèm theo bỏ đi và giải

thể nhân cách.
+ Stress cấp: có thể quên các sự kiện khi có sang chấn, khi đó thì
stress phải đủ mạnh để không đạt được chẩn đoán là RLPL.
+ Giả bệnh: có mục đích vụ lợi nhất định.
* Tiêu chuẩn chẩn đoán quên phân ly theo DSM – IV (300.12):
A – Rối loạn chiếm ưu thế là một hay nhiều giai đoạn mất khả năng
nhớ lại thông tin cá nhân quan trọng, thường xuất hiện sau stress, được bệnh
nhân giải thích là quên.
B – Rối loạn không phải là RLPL xác đinh, bỏ chạy phân ly, rối loạn
stress sau sang chấn, rối loạn stress cấp, rối loạn dạng cơ thể và không phải do
lạm dụng chất hoặc một bệnh thực tổn.
C – Triệu chứng là nguyên nhân ảnh hưởng đến các lĩnh vực xã hội,
nghề nghiệp, hoặc các chức năng quan trọng khác.
1.4.3.2. Bỏ chạy phân ly (300.13):
23
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
* Đặc điểm lâm sàng:
Bỏ chạy phân ly thường là đột ngột, không có lý do, rời xa khỏi nhà
hoặc nơi thường trú, không nhớ lại một phần hay toàn bộ sự việc đã diễn ra. Bỏ
chạy phân ly thường phối hợp với rối loạn khác được xác định và không phải là
hậu quả của một chất hoặc một bệnh thực tổn.
Trong khi bỏ đi bệnh nhân không có rối loạn khả năng chú ý, tuy
nhiên sau đó không nhớ được bất cứ chuyện gì đã xảy ra. Hành trình đi của
bệnh nhân có thể diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn (vài giờ hoặc vài
ngày) đến một khoảng thời gian dài (vài tháng hoặc vài năm). Tỷ lệ bệnh
khoảng 0,2% trong cộng đồng. Tỷ lệ này tăng khi có stress mãnh liệt như chiến
tranh, thảm hoạ, Hầu như tất cả bệnh nhân đều là người lớn và bệnh chỉ có
một giai đoạn kéo dài vài giờ đến vài tháng, thường hồi phục nhanh.
* Chẩn đoán phân biệt:
Cần chẩn đoán phân biệt cơn bỏ chạy phân ly với:

+ Hậu quả của một bệnh thực tổn (ví dụ như chấn thương sọ não):
cần khai thác kỹ tiền sử, khám lâm sàng và các xét nghiệm.
+ Cơn động kinh cục bộ: có biểu hiện đi lang thang, hành vi thiếu
mục đích, quên trong cơn, bệnh thường có dấu hiệu báo trước, rối loạn vận
động, trên EEG có hình ảnh bất thường và đặc trưng.
+ Lạm dụng một chất: bệnh nhân có tiền sử sử dụng một chất. Xét
nghiệm chứng tỏ có chất đó tồn tại trong máu hoặc trong nước tiểu.
+ Cơn hưng cảm: có bỏ đi lang thang, có ý nghĩ tự cao và các triệu
chứng hưng cảm khác.
+ Tâm thần phân liệt có hành vi đi lang thang: bệnh nhân có hoang
tưởng, ảo giác và các triệu chứng âm tính khác, cần phân biệt với bỏ chạy phân
ly.
+ Giả bệnh: có mục đích vụ lợi rõ rệt.
+ Không đặt chẩn đoán quên phân ly và giải thể nhân cách, nếu có bỏ
chạy phân ly.
24
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
* Tiêu chuẩn chẩn đoán bỏ chạy phân ly theo DSM – IV (300.13):
A – Rối loạn là một hành trình chiếm ưu thế, không có lý do rời xa
nhà hoặc môi trường làm việc, không nhớ lại các sự việc trước đó của bản thân.
B – Rối loạn bản thân xác định.
C – Không diễn ra rối loạn phân ly hoặc do một chất ( ma tuý hoặc
thuốc hướng tâm thần) hoặc một bệnh thực tổn (động kinh thái dương).
D – Bỏ chạy phân ly là nguyên nhân gây ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt
động xã hội, nghề nghiệp hoặc các chức năng quan trọng khác.
1.4.3.3. Rối loạn phân ly xác định (rối loạn đa nhân cách) (300.14):
* Đặc điểm lâm sàng:
RLPL xác định (rối loạn đa nhân cách) là có hai hay nhiều hơn nhân
cách khác nhau cùng tồn tại kiểm soát hành vi của bệnh nhân. Bệnh nhân không
nhớ lại các thông tin quan trọng về cá nhân do bị quên. RLPL xác định không

phải là hậu quả trực tiếp của một chất hoặc của một bệnh thực tổn.
Rối loạn đa nhân cách thường tồn tại độc lập với nhau, có thể khác
về lứa tuổi, giới tính, giọng nói, hiểu biết chung và cảm xúc. Rối loạn đa nhân
cách thường thay thế lẫn nhau, có thể có từ 2 – 100 loại nhân cách. Trong số đó,
một nửa có đến 10 loại nhân cách khác nhau.
Bệnh nhân RLPL xác định thường bị lạm dụng cơ thể và tình dục
nghiêm trọng, đặc biệt khi còn bé. Bệnh nhân có thể có các triệu chứng sau sang
chấn, có thể có hành vi tự sát hoặc kích động. Khám cơ thể có thể thấy các vết
sẹo do bị thương hoặc bị đánh đập. Bệnh có thể bắt đầu từ tuổi vị thành niên
hoặc người lớn. Tỉ lệ bệnh ở nữ giới cao hơn là những bệnh nhân nam giới, cao
gấp từ 3- 9 lần.
RLPL xác định ở Mỹ trong những năm gần đây tỷ lệ mắc bệnh tăng
đột biến. RLPL xác định tiến triển dao động, mạn tính và tái phát. Thời gian
xuất hiện triệu chứng đầu tiên cho đến khi được chẩn đoán xác định là 6 – 7
năm. Có hai loại tiến triển: tiến triển liên tục và tiến triển theo giai đoạn. RLPL
25

×