Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Hệ thống thiết kế điện trong gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.97 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
HỆ THỐNG THIẾT KẾ ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN:
ThS NGUYỄN CHÍ THẮNG PHẠM THANH DỰ
MSSV: 13D520201012
Lớp: ĐIỆN TỬ 8
Cần Thơ, tháng 12/2014
1
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của mình, em xin chân thành
cảm ơn đến thầy Nguyễn Chí Thắng, người đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo em trong
suốt quá trình tiềm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành bài làm.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình, bàn bè đã luôn quan tâm, tạo
điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành bài làm. Do thời gian
có hạn và trình độ bản than còn nhiều hạn chế nên bài làm của em không tránh khỏi
thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp và chỉ bảo của các thầy cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014
Sinh viên
Phạm Thanh Dự
2
MỞ ĐẦU
- Trong gia đình thời công nghệ chúng ta không chỉ có nhu cầu thắp sáng
trong sinh hoạt, và sử dụng các thiết bị các thiết bị thông thường như: Máy quạt,
Bàn ủi, Bếp điện, Máy nghe nhạc, xem phim mà còn cần các thiết bị hỗ trợ để
làm việc như máy tính, thiết bị mạng, máy in Do đó hệ thống điện cũng sẽ có sự
đổi mới và phù hợp đáp ứng được những vấn đề sau:
+ Khi mất điện: phải hoạt động được ở mức tối thiểu như thắp sáng, máy tính,
thiết bị mạng


+ Thiết bị chuyển mạch: để sử dụng nguồn phát điện phụ bằng máy phát điện.
+ Cao cấp hơn phải có đường dây truyền tín hiệu điều khiển để có thể điều
khiển thiết bị từ máy tính, giám sát qua máy tính, hệ thống báo khói, hệ thống đo
nhiệt độ Và hệ thống giám sát tiết kiệm điện.
+ Hệ thống năng lượng mặt trời: với nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng
cao và tăng nhanh về số lượng bởi sự tăng dân số và nhu cầu cao của mỗi người
nên phải chuyển sang sử dụng nguồn năng lượng sạch và giảm thải nhiệt tránh hiệu
ứng nhà kính là giải pháp buộc phải có. Nên nguồn năng lượng mặt trời là giải pháp
cần thiết không thể thiếu trong hệ thống điện sinh hoạt trong gia đình.
+ Hệ thống giải trí và truyền thông tin: Đây là những đường dây mạng nội bộ,
internet, điện thoại, cáp, truyền hình vệ tinh Khi thiết kế hệ thống điện không thể
bỏ qua khi bắt đầu xây dựng nhà.
3
Chương 1: THIẾT KẾ XÂY DỰNG NGÔI NHÀ
1.1. LÀM MÁT TỰ NHIÊN
- Khi mặt trời chiếu bức xạ nhiệt lên mái nhà do công suất của chúng rất lớn
và thời gian mặt trời chiếu lên mái nhà rất lâu. Năng lương đó rất lớn nên không thể
có vật liệu nào có thể cách nhiệt nổi dù có làm nhiều lớp.
- Để hiệu quả cho việc làm mát chỉ còn cách là tản nhiệt, khi nhiệt độ phát
sinh ta sẽ tản nhiệt và đưa vào không khí nóng ra bên ngoài để trái đất làm mát theo
cách của trái đất đã làm từ khi khởi sinh. Người ta đã nhận ra một qui luật là khi
không khí nóng luôn nhẹ hơn không khí lạnh hơn, và người ta gọi đó là hiện tượng
đối lưu, nên ta có thể dùng qui luật này để tản nhiệt cho mái nhà của chúng ta. Đây
là phương phản tản nhiệt làm mát ngôi nhà rất tốt, hiệu quả mà chẳng mất chút
năng lượng.
- Ngoài nhiệt phát ra từ bên ngoài làm nóng ta còn có sự phát nhiệt từ các
thiệt bị sử dụng trong nhà ( TV, Amplifier để nghe nhạc, máy ủi, bếp điện ) và do
chính cơ thể ta thải ra. Do đó việc đối lưu không khí bên trong nhà và đưa không
khí nóng thoát ra ngoài để không khí mát vào trong nhà là việc làm rất cần thiết. Và
việc suy nghĩ, bố trí để có hiệu quả và hài hòa là điều nên làm một cách nghiêm túc

và đầu tư thỏa đáng.
- Làm mát cho mái: Nếu Ta làm nhà có mái ta chỉ cần làm thêm một khoảng
rỗng giữa mái nhà và trần nhà, đồng thời phải có một khoảng để không khí để đối
lưu làm mát. Hai bên mái luôn phải kín, và phía mái thấp và mái cao luôn có
khoảng hở nhất định để không khí lạnh đinh vào, không khí nóng đi ra tản nhiệt
cho mái nhà.
- Các bức tường của ngôi nhà thì ta không thể làm hai lớp giống như trên mái
nên ta chỉ còn cách đối lưu làm thoáng khí trong phòng, để trong phòng vừa không
ngạt lại còn mát mẻ. Cầu thang, giếng trời là nơi lý tưởng để đối lưu không khí làm
mát và thoáng khí trong các phòng.
1.2. TẦNG TRỆT
4
- Tầng Trệt là nơi thấp nhất nằm trên mặt đất trong ngôi nhà, nên tầng trệt
không nên thiết kế có phòng ngủ, mà là nơi trang trí tiếp khách, để xe hay làm văn
phòng, hay cho thuê để mưu sinh. Môi trường làm việc cần khá nhiều không gian
và khách hàng, nhân viên Đây cũng là yếu tố để việc nên bố trí nhà bếp lên lầu 1
hay tầng lửng.
- Tầng trệt luôn chừa khoảng trống đủ rộng để làm sân trước, thuận tiện cho
việc để xe, trang trí, sửa chữa Trong quá trình ở và làm việc.
1.3. SÂN TRƯỚC
- Sân trước: là nơi sẽ phải làm hố ga để chứa nước thải trước khi ra cống công
cộng, giếng nước, máy bơm nước trồng cây cảnh, làm nơi để xe.
- Nên sân trước là nơi không thể thiếu và không nên quá hẹp nếu không sẽ rất
khó khăn khi ta sơn sửa ngôi nhà, sửa chữa nhà
1.4. THIẾT KẾ NHÀ BẾP
- Nhà bếp nên để trên lầu 1 hay tầng lửng và sát giếng trời:
+ Phải thiết kế hệ thống hút khói nhiệt tạo ra từ việc nấu nướng. Nếu thiết kế
không ổn thì không khí trong nhà của bạn không những ngột ngạt nóng nực mà
khói bụi sẽ làm đồ đạc trong nhà bạn hoen ố, hư hại do bụi gây ra và bạn phải rất
cực công lau chùi, mặt khác sức khỏe của bạn không được đảm bảo do dầu mỡ oxi

hóa sẽ là nguyên nhân gây ung thư khi lưu thông trong không khí. Ống khói phải
kẹp theo giếng trời và dẫn lên mái để tránh ảnh hưởng đến các phòng khác.
+ Khi có khách vào gặp lúc bữa ăn hay lúc nấu nướng sẽ không gây những bối
rối khó xử trong quá trình giao tiếp.
+ Nhà bếp nên đủ rộng để ăn uống cho thoải mái. Bữa ăn mà chật trội không
khí nóng nực sao ta có thể ăn được.
- Nhà Bếp: Là nơi tập trung nhiều thiết bị tạo nhiệt bằng điện( bếp điện, lò
nướng, Vi sóng, bếp từ ) những thiết bị này tiêu thụ năng lượng rất lớn, nên đường
dây điện chính sẽ dẫn vào đây và phải đủ lớn để tải công suất này.
1.5. NHÀ VỆ SINH
5
- Nhà vệ sinh luôn có quạt thổi ra ngoài để làm khô ráo phòng vệ sinh, tránh
gây bệnh tật và các khăn tắm hôi rình. Nhà vệ sinh cũng là nơi nhiều hơi ẩm nên
việc dùng quạt cũng làm mát không khí, vì khi làm chất lỏng bốc hơi là rút nhiệt
nên sẽ làm cho không khí giảm nhiệt.
1.6. THIẾT KẾ CẦU THANG
- Cầu Thang là nơi trống trải và xuyên suốt từ trên xuống dưới nên nó cũng là
giếng trời thứ hai, đây cũng là nơi rất thuận tiện để cho không khí đối lưu làm mát
nhà. Nên cầu thang cùng với giếng trời phân cách và bố trí sao cho các phòng trong
nhà luôn có mặt thoáng để thuận cho việc đối lưu làm mát trong nhà và có không
khí trong lành được đảm bảo.
- Trên đỉnh mái của cầu thang luôn có khoảng trống để đối lưu tản nhiệt làm
mát cho ngôi nhà.
- Cầu thang là nơi đi lại thường xuyên, và vận chuyển đồ đạc, để cho hai
người đi lên và đi xuống mang đồ đạc tránh nhau. Nên bậc cầu thang phải có độ
rộng và chiều cao hợp lý. Nếu bạn chỉ quan tâm đến những thành viên trong gia
đình thì bậc cầu thang về chiều cao của bước đi và chiều dài bàn chân. Chiều cao
của bậc cầu thang dao động từ 160cm đến 180cm còn chiều rộng của bậc cầu thang
dao động từ 250cm đến 300cm.
- Số bậc cầu thang sẽ phụ thuộc vào chiều cao của mỗi tầng và chiều cao của

từng bậc.
1.7. THIẾT KẾ HỆ THỐNG LÀM LẠNH
- Khi ta có nhu cần làm việc trong phòng mát lạnh thì việc lắp đặt máy lạnh là
điều không thể làm khác. Đó là tản nhiệt nóng đưa ra ngoài không khí. Việc này
nên tính toán và suy nghĩ trước để đưa bộ phận nóng đưa lên mái nhà, không nên
đưa ra trước vì sẽ làm nóng ngôi nhà và làm cho sự tổn hao điện rất lớn. Nếu ngôi
nhà mát mẻ muốn làm lạnh thêm ta sẽ không mất nhiều điện năng nhưng khi ngôi
nhà nóng từ bên ngoài rồi truyền vào bên trong nên việc làm mát càng nhiều thì bộ
phận nóng máy lạnh càng thải không khí nóng ra ngoài càng nhiều do đó lại truyền
ngược lại gây ra việc tiêu thụ điện năng làm lạnh rất lớn.
6
- Bộ phận nóng máy lạnh có dùng quạt để thổi giá tản nhiệt ra không khí.
Lượng gió này thổi rất mạnh ra và rất lớn, nên không được che chắn hướng gió thổi
sẽ làm cho không khí xoáy vòng vòng khiển toàn bộ nơi đó nóng rực.
1.8. CÁC MẪU THIẾT KẾ NHÀ
1.8.1. Nhà có tầng hầm
- Nhà có Tầng hầm: Tiện lợi là có nơi để xe, để đồ Nhưng cũng có rất nhiều
những rắc rối:
+ Chi phí xây tầng hầm rất cao: gấp đôi một tầng nhà bình thường.
+ Tầng hầm nằm dưới mặt đất khoảng 2 đến 3 mét nên hầm vệ sinh phải nằm
sâu xuống dưới tầng hầm nên sẽ gây rất nhiều phiền phức trong việc xử lý hệ thống
vệ sinh khi mà tầng hầm nằm bên dưới hệ thống cống công cộng. Tầng hầm thường
hôi mùi cống.
1.8.2. Nhà giật cấp
- Khi giật cấp một số người hài lòng với việc tạo điểm nhấn cho ngôi nhà làm
cho ngôi nhà đẹp hơn. Nhưng điều này không phải không có rắc rối:
+ Sự vấp té do sự lệch độ cao khiến mọi người không chú ý. Đặc biệt nhà có
trẻ em, người lớn tuổi.
+ Dắt xe đi lại, hay mang vác đồ đạc rất bất tiện.
+ Nếu giật cấp ở nhà bếp lại càng phải suy nghĩ lại vì khi có nhiều người

ăn( khách đến nhà) không lẽ kê bàn chân trên chân dưới.
- Giật cấp các tầng: để những tầng cao hơn có thể nhìn thấy khoảng sân rộng
và nhìn xuống những người đang sinh hoạt ở sân dưới: Uống cafe, chơi, và khoảng
trang trí phía dưới. Nhưng sẽ làm giảm đi diện tích tăng chi phí xây dựng rất nhiều.
7
Chương 2: NHỮNG MẪU THIẾT KẾ HỆ THỐNG
ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH
2.1. CÁC MẪU THIẾT KẾ ĐIỆN
- Ngày nay với sự phát triển của công nghệ và kinh tế đã dẫn đến những nhu
cầu ngày càng cao của con người đặc biệt là sự tiện nghi của ngôi nhà, một nơi để
nghỉ ngơi và sinh hoạt sau những giờ làm việc mệt mỏi trong môi trường khắc
nghiệt. Do đó ngôi nhà là nơi cần được ưu tiên để giúp chúng ta cảm thấy thoải mái
và ấm áp khi trở về nhà.
- Khi ta dạo quanh thành phố ngày nay ta sẽ thấy mọi người sử dụng cửa cuốn
rất nhiều, loại có remote, loại điều khiển bằng tay, cửa cổng và cách trang trí trước
nhà cũng rất đa dạng và phong phú Thiết bị chiếu sáng hiện nay không còn chỉ
đơn thuần dùng vào việc thấp sáng để dẫn đường mà còn dùng vào việc tô điểm
thêm cho khung cảnh trước nhà, nâng cao tính thẩm mỹ, niềm đam mê, sự cảm
nhận sâu sắc về cái đẹp của người chủ nhà
- Đặc Điểm Của Ngôi Nhà Trong Thành Phố: Những đặc điểm này sẽ dẫn đến
cần thiết phải có một bản thiết kế hệ thống điện rõ ràng và có định hướng ngay từ
khi bắt đầu xây dựng để không phải chắp, xen ngang để rồi khi vào ở chúng ta sẽ
mất rất nhiều chi phí sau này. Sau khi xây dựng xong chúng ta cần lưu trữ bản thiết
kế điện chi tiết trong ngôi nhà và sự chịu tải của các loại đường dây dẫn để sau này
khi nâng cấp hay sửa chữa không gây nguy hại đến hệ thống điện.
+ Nguồn điện, Đồng Hồ Điện: Đồng hồ điện nên lắp đặt ngoài cổng và bên
trong cửa cổng, để nhân viên điện lực có thể ghi lại số điện hằng tháng, tránh phiền
phức và mất công sau này. Nơi dây điện cung cấp nguồn chính dẫn vào nhà cũng là
nơi sẽ dẫn các đường tín hiệu khác vào nhà: Internet, truyền hình Cáp, Điện
Thoại Nên các đường dây này phải bắt đầu từ đây. Thông thường là nằm trên lầu

1 hoặc lầu 2, đây là điều quan trọng nhất, là trọng tâm khi bắt đầu với hệ thống
điện. Đây là nơi cung cấp năng lương cho tất cả các thiết bị trong gia đình và liên
tục, đường dây này phải lớn và xuyên suốt đến mọi nơi. Nguồn chính sẽ cung cấp
cho các thiết bị tiệu thụ năng lượng lớn: Bếp điện, Bếp từ, Lò nướng, Máy điều
hòa, máy nước nóng, máy xấy tóc, máy bơm nước là những thiết bị tiêu thụ năng
8
lượng gấp hàng chục, hàng trăm lần bóng đèn 1m2. Chúng tập chung nhiều nhất
trong nhà bếp. Đường dây chính phải lớn xuyên suốt trong nhà và đặc biệt từ nguồn
đến bếp. Các thiết bị tiêu thụ năng lượng lớn sẽ phải chấp nhận ngưng hoạt động
khi mất điện.
+ Nguồn Phụ, Backup: Hiện nay với nhu cầu sử dụng ánh sáng trong gia đình,
thiết bị điện như máy tính, Internet,Tivi cần phải liên tục để đáp ứng nhu cầu tối
thiểu khi mất điện. Do đó hệ thống điện Backup là đường dây riêng để đáp ứng nhu
cầu tối thiểu để làm việc và sinh hoạt, Nguồn này Từ UPS, máy phát điện, và Pin
mặt trời. Đây là nguồn dự phòng khi mất điện, Hãy nghĩ đến tầm quan trọng của
nguồn phụ khimất mát dữ liệu lúc mất điện trong khi làm việc và sự tối tăm trong
gia đình vào ban đêm cũng như ban ngày, sự khó khăn khi tìm bật lửa để thắp sáng.
Nguồn phụ sẽ cung cấp cho đèn khẩn cấp, hệ thống máy tính, hệ thống mạng Để
đảm bảo sự liên tục trong việc sinh hoạt và kinh doanh của gia đình. Năng lượng
mặt trời là một giải pháp đầu tư lâu dài và thiết thực để bảo vệ môi trường và đảm
bảo sự sinh tồn của con người, giúp giảm sự nóng lên của trái đất, và gây ô nhiễm
khi phải dùng năng lượng hóa thạch để chuyển hóa thạch, năng lượng nguyên tử để
chuyển hóa thành điện năng, giảm chi phí điện năng trong gia đình mỗi tháng. Khi
thiết kế cần đưa đường dây nguồn phụ lên trên trần và ra bên ngoài để có thể truyền
năng lượng này vào bên trong, chi phí cho đường dây này không lớn để khi có điều
kiện ta có thể sử dụng. Đường dây phụ phải độc lập với đường dây chính và phải
xuyên suốt đến mọi nơi trong nhà và đi lên bên trên nhà. Nên thông qua bộ UPS để
cung cấp cho nguồn phụ để đảm bảo máy tính vẫn hoạt động khi mất điện.
+ Cửa Cổng: có tác dụng chống trộm. Ban ngày khi chúng ta ở nhà sẽ mở cửa
trước nhà để không khí và ánh sáng vào trong nhà, nhưng ta không thể trông coi và

giám sát mọi lúc các đồ dùng bên trong, cửa công sẽ ngăn chặn sự xâm phạm tài
sản trong nhà khỏi tay kẻ trộm. Cửa cổng ngày nay vẫn sử dụng loại tự chế chưa có
thiết bị điều khiển và khóa tự động, vì để ngoài trời. Loại có thiết bị điều khiển còn
quá đắt và phải nhập linh kiện từ nước ngoài.
+ Chuông Điện: Đây có thể nói là thiết bị không thể thiếu trong ngôi nhà, vì
giúp ta biết có ai cần gặp ta khi ta ở trong nhà, mà không thấy người bên ngoài
cổng vào ban đêm cũng như ban ngày.
9
+ Đèn cổng: Tùy theo giá trị của ngôi nhà mà đèn trang trí cho cổng.
+ Camera quan sát: Dùng thuận tiện xem xét, người quen khi ta không có ở
nhà trước, hay bảo vệ tài sản cho chủ nhà. Nên sử dụng camera analog và dùng
phương pháp truyền RF để nhận hình ảnh từ camera để tiết kiệm việc lắp đặt đường
truyền camera khi có nhiều camera trong gia đình. Camera IP không thể nối song
song lại với nhau trên một đường truyền, khi có nhiều camera thì sẽ có nhiều đường
dẫn về trung tâm, đây chính là vấn đề.
+ Đèn ngoài hiên: Dùng để chiếu sáng vào ban đêm trong khu vực hiên nhà.
+ Đèn trang trí quanh hiên: Khu vực hiên xung quanh nhà, tùy theo cấu trúc và
giá trị ngôi nhà mà ta cần trang trí cho hòn non bộ, khu vực xanh xung quanh
nhà Ngoài ra mỗi dịp lễ tết chúng ta cần trang trí cho ngôi nhà thêm rực rỡ, góp
phần vui chung trong cộng đồng, nâng cao nét thể hiện văn hóa trong sinh hoạt
cộng đồng.
+ Đèn trang trí Trước lầu: Để tiết kiệm diện tích xây dựng, tăng không gian
sinh hoạt đáp ứng nhu cầu về sự tăng dân số, thì ngôi nhà xây dựng phải có nhiều
lầu tận dụng tối đa không gian theo chiều cao. Do đó khi chiều đến hoặc ban tối
chúng ta ra trước ban công để cảm nhận sự mát mẻ của không khí trong lành vào
ban đêm, nhìn ra phố để tâm hồn thấy thoải mái Do đèn trước Ban công là không
thể thiếu.
+ Đèn chiếu sáng chính: Là đèn dùng để chiếu sáng sinh hoạt trong phòng,
Phải đủ công suất chiếu sáng và lắp đặt và những vị trí thích hợp để tạo sự ấm cúng
và thoải mái trong nhà, ngoài ra phải đảm bảo sự thẩm mỹ của cấu trúc bên trong

phòng.
+ Đèn khẩn cấp: là đèn dùng để chiếu sáng khi mất nguồn điện chính. Cung
cấp và đảm bảo cho sinh hoạt ở mức tối thiểu trong phòng. Nguồn điện quốc gia dù
có tối tân đến đâu cũng vẫn phải mất để sửa chữa Do đó hệ thống đèn Backup
này là không thể thiếu trong ngôi nhà hiện tại. Trong toilet nên chỉ dùng điện khẩn
cấp để chiếu sáng, không cần nguồn điện chính.
+ Máy điều hòa nhiệt độ: đảm bảo môi trường lý tưởng cho con người sinh
hoạt và làm việc trong nhà
10
+ Thiết bị giải trí: TV, video, nghe nhac, máy tính Ngoài việc chú ý đến việc
lắp đặt điện ta còn phải chú ý đến thiết kế và bố trí loa để phát âm.
+ Hệ Thống truyền hình: Dùng để xem thông tin và giải trí: Gồm có hệ thống
truyền hình Cáp, Tivi, và truyền hình vệ tinh. Hệ Thống truyền hình vệ tinh và Tivi
ta có thể trộn chung vào với nhau để dẫn vào TV, nhưng ghép vào các kênh truyền
hình Cáp thì khá phức tạp nên nếu dùng cả 3 phương thức thu hình cùng lúc là điều
không đơn giản và tốn nhiều chi phí, nó chỉ áp dụng cho chung cư và khách sạn
lớn, nhưng với gia đình ta có thể đơn giản một chút là chỉ cần một trục chính xuyên
suốt các phòng trong nhà và lên trên mái nhà là được. Ta sử dụng chuyển mạch để
có thể chọn phương thức thu hình truyền trên trục chính để đưa vào TV, tại mỗi
tầng lầu cần nơi để lắp bộ chia nhánh sang các phòng để đảm bảo không bị suy hao
tín hiệu khi chia nhiều Tivi.
+ Hệ Thống Mạng Nội Bộ: Vài năm trước với hệ thống mạng nội bộ (LAN) là
điều xa vời và không thực tế, thì hôm nay nó là điều không thể thiếu trong gia đình,
nó đem lại tri thức, tiện lợi và phát triển kinh doanh giúp việc lưu thông hàng hóa
được thuận lợi. Với sự phát triển của công nghệ, thiết bị điện tử nên mạng nội bộ
trở nên đơn giản và thuận tiện hơn nhiều trong đó việc sử dụng wireless là giải
pháp tối ưu nhưng cần một phương thức lắp đặt và đường truyền thích hợp mới tối
ưu hóa, và đảm bảo sự ổn định của mạng.
+ Hệ Thống Dây Điều Khiển: Nếu ta nhìn lại việc sử dụng các thiết bị trong
gia đình ta sẽ thấy nó khá nhiều, phức tạp Tiêu thụ năng lượng khủng khiếp. Nếu

nghĩ rằng với vài trăm KW/tháng cho mỗi gia đình là chẳng bao nhiêu, thì ta hãy
nghĩ đến con số hiện tại là khoảng 100 triệu người trong nước việt nam thì mức tiêu
thụ năng lượng sẽ khủng khiếp thế nào, khi số hàng chục triệu ngôi nhà. Ta không
thể cứ đi tắt từng bóng đèn trong mỗi phòng hay tắt/mở đèn ngoài ban công mỗi khi
ra vào, đèn cổng, đèn trang trí Hãy nghĩ đến việc đèn sẽ tự mở theo những thói
quen của các thành viên trong gia đình, Ánh sáng bên ngoài ngôi nhà thay đổi màu,
tạo sự sinh động khi nhìn lại ngôi nhà của chúng ta từ xa, sự hoành tráng của thành
phố chúng ta khi đêm xuống, mỗi dịp lễ, xuân về chúng ta lại có dịp thưởng thức
cái đẹp, cái thẩm mỹ của mọi người khi tham gia vào lễ hội. Ngoài ra với hệ thống
dây dẫn để truyền tín hiệu điều khiển ta có thể làm hệ thống báo khói, nhiệt độ để
11
phòng cháy và chữa cháy. Như vậy việc cần thiết đi thêm một đường dây tín hiệu
điều khiển trong khi thiết kế hệ thống điện trong gia đình là điều cần thiết và không
thể thiếu trong hiện tại và tương lai. Để xử lý một cách hài hòa và khéo léo với
nhiều thiết bị, cần phải có một trung tâm xử lý, điều khiển và bắt buộc phải nhận
lệnh trực tiếp, lập trình từ con người, Đường dây điều khiển là một dây thần kinh
để truyền nhận tín hiệu điều khiển từ trung tâm đến các thiết bị trong gia đình.
Đường dây này không thể lắp nhiều mà chỉ có một đường duy nhất, và cách ly
riêng biệt với nguồn điện nên các bộ điều khiển phải sử dụng phương pháp nối
song song và dùng IP để truyền nhận tín hiệu điều khiển. Không nên sử dụng sóng
radio cho việc thiết lập việc điều khiển này vì sự ổn định và chi phí đồng thời gây
nhiễu cho việc sử dụng wireless. Việc điều khiển lệnh trực tiếp từ người sử dụng
thông qua mạng LAN để truyền đến bộ xử lý trung tâm là giải pháp tối ưu.
MÔ HÌNH KẾT NỐI ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG ĐIỆN:
12
2.2. THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ TỰ ĐỘNG TRONG GIA ĐÌNH
2.2.1. Ổ khóa điện, khóa chốt điện tử
- Trong các tòa nhà yếu tố an toàn là quan trọng nhất, vì phải bảo vệ mọi
người khi xảy ra hỏa hoạn, nổ, sụp Do đó các thiết bị điện tử phải có những điều
kiện để khi xảy ra sự cố sẽ luôn đảm bảo sự thoát hiểm cho mọi người. Do đó Khóa

có đặc điểm:
+ Khóa luôn ở chế độ thường mở khi mất điện. Vì khi cháy nổ, sụp đổ Sự
đảm bảo nguồn điện năng là kém. Do đó khi mất điện khóa sẽ tự mở để mọi cửa
đều được mở, giảm sự nguy hại cho mọi người
+ Phải đảm bảo chắc chắn cửa đã đóng vào đúng vị trí thì mới được phép đóng
chốt khóa.
+ Chốt Vững và lực đủ mạnh để đảm bảo chịu lực lớn, đồng thời tiêu tốn điện
năng nhỏ. Vì sẽ phải đóng thường xuyên. Và do nhiều ổ khóa trong một tòa nhà
nên sẽ tốn điện khi mà ổ khóa tiêu tán điện năng quá lớn.
- Khóa điện có 2 phần: Phần ổ khóa và chốt, bên trong ổ khóa có mạch xử lý
nhỏ để điều khiển khóa cửa tại chỗ. Khi cấp nguồn cho khóa nó sẽ xét các điều kiện
và tự đóng. Còn muốn mở thì bộ xử lý trung tâm chỉ việc ngắt điện là xong. Khi
mất điện ổ khóa tự mở không xét điều kiện nào cả.
2.2.2. Hệ thống an ninh
- Trộm cắp tại Thành phố hồ chí minh
thật là phức tạp và đa dạng về hình thức lẫn
trình độ kỹ năng nhạy bén của bọn trộm.
+ Chỉ cần một cái sà beng được mài mỏng là họ có thể làm rất nhiều việc để
bẻ khóa mở cửa
+ Khi leo vào khỏi cổng, ở bên trong chúng dùng sà beng luồn vào khe cửa là
có thể nạy bẻ bất kỳ ổ khóa ( tay gạt, tròn ) nào ngoài cửa. Vì ít ai dùng khóa móc
13
để khóa bên trong. Do đó khi mở ra rất dễ mà không gây tiếng động lớn như phá vỡ
kính.
+ Đối với một số nhà làm lồng sắt từ cổng đến nhà thì chúng lại có thể leo lên
lầu 1, lầu 2 từ nhà bên cạnh hay từ lồng sắc lê rồi vào nhà ngay từ lúc chập tối.
Rồi kiếm chỗ nào nấp đến đêm sẽ ra hành động. Khi vào nhà nếu thấy người chúng
thường đứng im nên chủ nhà thấy chỉ nghi ngờ chứ không chú ý đến. Trừ khi thấy
chủ nhà để ý kỹ chúng bỏ chạy rất nhanh đến nỗi bạn bàng hoàng vì nghĩ con người
không thể làm như vậy, vì các rào cản như tường, độ cao và mức nguy hiểm chẳng

là gì.
- Các Hình Thức Ngụy Trang Xâm Nhập:
+ Thỉnh thoảng ta thấy các cặp uyên ương đứng lấp ló khuất sau theo các con
hẻm, ngày nay bọn trộm cũng áp dụng hình thức đó để đột nhập và canh gác để ăn
trộm. Với hình thức ngụy trang này rất ít ai chú ý đến và cảnh giác.
- Nếu bạn dùng camera ghi lại về việc trộm cắp nhưng đâu thể tìm dễ dàng, và
không thể xác nhận chính xác ai với ai, dù nhận diện có vẻ giống nhau.
- Việc bảo vệ hữu hiệu là dùng ánh sáng, âm thanh để báo động đây là cách
bảo vệ hữu hiệu và chi phí tương đối rẻ cho ngôi nhà bạn. Sensor hiện nay có rất
nhiều loại đơn giản đến phức tạp nhưng mỗi loại sẽ có một ưu điểm nhất định nên
ta cần phải kết hợp chúng lại để xác định chính xác và rõ ràng để có thể cho ra
được cách xử lý hiệu quả nhất.
- Việc bảo vệ thì cần đơn giản và không theo bài bản nào thì hiệu quả mới cao
vì khi đó người ta sẽ không thể biết cách để phá vỡ chúng( vô chiêu để chống lại
hữu chiêu). Nên việc bạn am hiểu về các cách phòng chống và bảo vệ tài sản cho
chính bạn là việc phòng chống mất mát hiệu quả nhất. Vì mỗi người sẽ làm và lắp
đặt riêng cho mình một phương pháp và bố trí theo cách riêng nên sẽ không thể
đoán và hình dung ra điều gì khi xâm nhập vào trong nhà.
Hiện nay đã có những linh kiện cảm biến: người chuyển động, phát hiện cửa
mở, phát hiện ban ngày ban đêm, ghi nhớ những thói quen của người trong gia đình
để phân biệt người xâm nhập và người nhà một cách chính xác, tạo ánh sáng mạnh
như trong vũ trường( đèn Flash), tạo tia lửa điện ở gần ổ khóa cửa, và cửa tự
14
đóng Nhưng để làm cho trộm không dám vào thì khi chúng leo lên lầu thì phải
cần kết nối nhiều sensor cảm biến phát hiện người di chuyển để phát hiện chính xác
đó là trộm hay người nhà, sau đó xử lý các tình huống sống động như một ngôi nhà
sống mới ok. Ta hãy nghĩ đến vài đặc điểm sau của hệ thống an ninh kết hợp các
thiết bị lại trở thành hệ thống:
+ Khi trộm di chuyển đến đâu thì biết vị trí của trộm, đầu tiên chỉ phát tiếp bíp
khi trộm nằm ở vòng ngoài chưa vào gần cửa.

+ Khi trộm vào gần cửa thì bật đèn Flash để sáng rực rỡ và đồng thời tạo tia
lửa điện tại ổ khóa cửa.
+ Khi trộm mở của thì phát âm thanh thông báo có trộm xâm nhập tại nơi trộm
đi vào, la lớn ở nhiều vị trí. Nếu trộm vẫn tiếp tục xâm nhập vào bên trong thì phát
âm thanh thật lớn( thông báo vị trí của trộm) trong toàn ngôi nhà và bật đèn trên lối
đi cầu thang lên( đi đến đâu bật đèn tại nơi đó).
+ Hệ thống an ninh như vậy cần phải kết hợp các sensor và các thiết bị lại một
nơi an toàn trong nhà để xử lý và điều khiển đèn, thiết bị phát âm thanh Và đi
chung với hệ thống điện. Có thể dùng wifi nhưng chi phí rất cao nhưng không ổn
định.
2.3. THIẾT BỊ ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH
2.3.1. Máy Giặt, washing machine
- Là thiết bị giúp ta giảm đi gánh nặng về giặt đồ đạc quần áo, chăn mềm
- Những điều lưu ý khi sử dụng máy giặt:
+ Không được để mất áp lực nước: điều này sẽ khiến bạn nghĩ rằng máy giặt
sẽ làm hư quần áo của bạn. Vì khi đó quần áo sẽ bị thành máy giặt bấu vào làm
rách, sổ chỉ và không sạch sà bông khi máy hoạt động ở chế độ xả.
+ Máy giặt không chỉ để giặt mà còn để vắt khô nước cho chăn, giầy, quần
áo vì ngoài chế độ tự động được định sẵn ta có thể cho xoay li tâm là nước sẽ bắn
ra ngoài nên ta chỉ việc bỏ đồ vào máy sau đó bấm nút cho máy quay không là chỉ
vài phút ta có thể lấy ra phơi chút xíu là đồ khô liền dù đó là đôi giầy.
15
2.3.2. Lò Vi Sóng, Microwave
- Là một thiết bị dùng để làm nóng thức ăn thậm chí có thể nướng thức ăn mà
ít tiêu tốn năng lượng hơn là lò nướng, ngoài ra chúng còn làm cho thức ăn nóng rất
nhanh nên rất thuận tiện cho việc làm bếp.
- Microwave: có 2 núm để điều khiển.
+ Núm bên trên dùng để điều chỉnh công suất lớn nhỏ. Khi ta dùng hâm nóng
bình sữa, chai nước, chén cơm, hay con gà tây ta sẽ điều chỉnh nhỏ về phía trái và
lớn sang bên phải cho từng dung lượng lớn nhỏ và đặc điểm thức ăn.

+ Núm bên dưới đó là thời gian mà lo hoạt động, khi ta dùng lò ta sẽ setup
thời gian phù hợp để tránh quên gây ra những rắc rối khi nấu nướng. có lẽ điều này
rất thích hợp với đàn ông, vì tôi tuy ít nấu nhưng cũng đã làm vài cái ấm nước phải
cháy đen và hư luôn. Đây là núm giúp ta tránh đi điều này dễ dàng.
2.3.3. Quạt điện
- Quạt điện là thiết bị tạo ra gió khi được cung cấp điện. Nó chuyển hóa năng
lượng điện thành cơ và tạo ra gió. Mục đích của quạt điện là làm mát cơ thể trong
khi ta làm mệt hay trời nóng nực. Cấu tạo của quạt điện:
+ Động cơ điện: nơi chuyển năng lượng điện sang năng lượng cơ làm quay
cánh quạt tạo ra gió.
+ Cánh quạt: Khi cánh quạt quay quanh trục sẽ đẩy không khí ra phía trước
tạo ra gió thổi.
16
+ Đế chân: dùng để đỡ động cơ và cánh quạt giúp quạt đứng vững.
+ Lồng bảo vệ: tránh người chạm phải cánh quạt quay giúp phòng ngừa tai
nạn xảy ra khi vận hành và hư cánh quạt điện.
- Khi ta hoạt động thì trong người ta phát nhiệt làm nóng cơ thể lên. Để tản
nhiệt con người ta có cơ chế đổ mồ hôi giúp làm mát cơ thể. Dựa và đặc điểm chất
lỏng bốc hơi sẽ rút nhiệt do đó để tăng nhanh khả năng làm mát cơ thể ta sử dụng
quạt để thổi không khí giúp làm bốc hơi nhanh mồ hôi xung quanh cơ thể, nên ta
cảm thấy mát khi ngồi trước quạt điện.
- Khi ta sử dụng quạt điện để làm mát cơ thể trong phòng kín cũng có
nghĩa ta sẽ làm cho phòng sẽ nóng dần lên( Hiệu ứng nhà kính), đồng thời làm cho
cơ thể ta mất dần nước do đó làm cho da ta khô rát khó chịu khi nằm quạt thời gian
lâu. Nên khi dùng quạt điện ở nhà thoáng khí để thổi không khí bốc hơi ra ngoài thì
sẽ tránh hiệu ứng nhà kính và mát mẻ. Khi trong nhà kín sẽ dẫn tới nóng càng nóng
và ngột ngạt.
2.3.4. Lò nướng
- Lò nướng là thiết bị dùng điện trở để tạo nhiệt nên sẽ hao điện hơn lò vi
sóng. Nhưng nó có vài đặc điểm để dùng vì thuận tiện và thức ăn nào cũng có thể

dùng được dễ dàng. Vì nó dùng điện mà điện trong tương lai được lấy nhiều từ mặt
trời nên dùng nó thay cho bếp ga cũng làm giảm đi việc sử dụng năng lượng hóa
thạch.
2.3.5. Bếp từ
- Wow nếu bạn thích ăn lẩu thì sẽ thấy điều hay của bếp từ đó là trên bàn ăn
của bạn không bị nóng bở hơi nóng và khói tỏa ra từ bếp ga hay bếp cồn. Bếp từ sẽ
làm nóng nồi kim loại là đáy nồi rồi truyền nhiệt lên đồ ăn bên trong và hầu như
không tỏa nhiều nhiệt ra bếp ngoài nên tiết kiệm rất nhiều năng lượng điện.
- Ứng Dụng:
+ Nấu Lẩu:
+ Nướng Đồ Ăn:
3.1. NGUỒN NĂNG LƯỢNG CHO NGÔI NHÀ
17
3.1.1. Năng lượng chính
- Năng lượng hóa thạch: ga, khí đốt, than đá…
- Nguồn điện quốc gia.
3.1.2. Năng lượng hổ trợ
- Năng lượng Mặt Trời.
- Năng lượng hổ trợ.
KẾT LUẬN
Hệ thống dây điện và dây thông tin ngày càng ẩn giấu, ngày càng kín đáo;
nhưng vai trò của nó lại càng quan trọng hơn. Thiết bị cũng như internet đang chi
phối mạnh đời sống và công việc. Tất cả những thứ đó đều cần đến điện. Một hệ
thống điện – chiếu sáng – thông tin được thiết kế và thi công hợp lý, bài bản,
nguyên tắc không những làm cho việc sử dụng, vận hành thuận tiện mà còn làm
cho quá trình hoạt động lâu dài được an toàn và bền vững.
18
MỤC LỤC
2.3.1. Máy Giặt, washing machine 15
- Là thiết bị giúp ta giảm đi gánh nặng về giặt đồ đạc quần áo, chăn mềm 15

2.3.2. Lò Vi Sóng, Microwave 16
19

×