Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 89 trang )

1


TNG CC THNG Kấ
VIN KHOA HC THNG Kấ



Báo cáo tổNG HợP
Kết quả nghiên cứu khoa học
đề tài cấp cơ sở


TI : NGHIấN CU HON THIN H THNG CH TIấU
THNG Kấ PHN NH HOT NG DU LCH
TRấN A BN TNH NINH BèNH



n v thc hin : Cc Thng kờ Ninh Bỡnh
Ch nhim : CN.inh Th Thp
Th ký khoa hc : CN.Nguyn Bỡnh
Th ký hnh chớnh : CN.Nguyn Th Xuõn Hu

NINH BèNH,2012
2

MỤC LỤC
Trang
TÓM TẮT QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
3


MỞ ĐẦU
5
Chương 1: Một số khái niệm cơ bản và thực trạng hoạt động du
lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006-2010
9
1.1. Khái niệm và phân loại du lịch
9
1.2. Thực trạng hoạt động du lịch Ninh Bình giai đoạn 2006-2010
16
Chương 2 : Thực trạng hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt
động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
28
2.1. Nhu cầu sử dụng thông tin về hoạt động du lịch
28
2.2. Thực trạng hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh hoạt động du
lịch
35
Chương 3 : Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh hoạt
động du lịch tại tỉnh Ninh Bình
42
3.1. Nguyên tắc hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh
42
hoạt động du lịch

3.2. Danh mục hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh hoạt động
46
du lịch tỉnh Ninh Bình

3.3. Điều tra,tính toán thử nghiệm
71

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
88


3

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Trước khi được Viện Khoa học Thống kê duyệt và cho phép thực hiện đề
tài nghiên cứu khoa học này, Cục Thống kê Ninh Bình đã dự kiến thành lập Ban
chủ nhiệm đề tài, phân công các thành viên của tổ nghiên cứu, chủ yếu là lãnh
đạo phòng Thống kê Tổng hợp và phòng Thống kê Thương mại, giá cả. Đồng
thời thực hiện các công việc cần thiết như: Tham khảo ý kiến các cơ quan Đảng,
Chính quyền, các cơ quan và đối tượng sử dụng thông tin về nhu cầu sử dụng
các chỉ tiêu thống kê hoạt động du lịch, về kế hoạch triển khai và các bước
nghiên cứu để xây dựng mục tiêu đăng ký.
Sau khi đề tài được duyệt, Ban chủ nhiệm có kế hoạch nghiên cứu, phân
công cụ thể công việc của từng thành viên trong tổ nghiên cứu, tiến hành thu
thập thông tin như: Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X, XI, Luật Du lịch, văn kiện
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, Nghị quyết 15/TU của Ban Thường vụ Tỉnh
uỷ về việc phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2015, chế độ báo cáo, điều tra
du lịch của Tổng cục Thống kê và UBND tỉnh Ninh Bình; Sưu tầm kết quả
nghiên cứu của các đề tài khoa học có liên quan đến vấn đề thống kê các hệ
thống chỉ tiêu du lịch.
Đây tuy không phải là vấn đề mới, nhưng để nghiên cứu hoàn thiện hệ
thống chỉ tiêu thống kê phản ánh hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
hoàn chỉnh, đáp ứng được nhu cầu sử dụng dùng tin của các cơ quan quản lý
Nhà nước và yêu cầu của Tổng cục Thống kê đòi hỏi có sự nghiên cứu tỷ mỷ và
đưa ra các luận cứ khoa học chính xác. Ban chủ nhiệm đề tài phân công các

nhóm nghiên cứu khác nhau tìm hiểu về tổng quan hoạt động du lịch tại tỉnh
Ninh Bình hiện nay, tìm hiểu các quan điểm, các lý luận về hoạt động du lịch,
nội dung và phạm vi quản lý Nhà nước về du lịch, xác định nhu cầu đòi hỏi về
thông tin du lịch của các đối tượng dùng tin, sự cần thiết phải xây dựng hệ thống
chỉ tiêu phản ánh hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh; Điều tra thu thập hoàn
4

thiện tính toán thử nghiệm các hệ thống chỉ tiêu đó để từ đó tiến hành hoàn thiện
hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh hoạt động du lịch ở tỉnh Ninh Bình phù hợp
với hoàn cảnh cụ thể, thực tiễn công tác thống kê hiện nay ở Cục Thống kê Ninh
Bình.
Đã tiến hành hội thảo, phân công các nhóm nghiên cứu các mảng chuyên
đề khác nhau, viết báo cáo chuyên đề về từng mảng, bao gồm 4 chuyên đề sau:
- Tổng quan về hoạt động du lịch tại tỉnh Ninh Bình hiện nay.
- Nhu cầu thông tin và thực trạng hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh
hoạt động du lịch tại tỉnh Ninh Bình.
- Đề xuất hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh tình hình hoạt
động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
- Điều tra, tính toán thử nghiệm một số chỉ tiêu 6 tháng năm 2011.
Trong mỗi chỉ tiêu cần làm rõ một số điểm cơ bản: Khái niệm, phạm vi
thu thập, nguồn số liệu, phương pháp tính, đề nghị đơn vị nào có trách nhiệm thu
thập là tốt nhất, sử dụng điều tra hay thông qua hệ thống báo cáo cơ sở hiện có
để thu thập số liệu, công bố số liệu, sự phù hợp của mỗi chỉ tiêu đối với hoàn
cảnh cụ thể hiện nay.
Kết quả chủ yếu sẽ được trình bày ở các chuyên đề, các thành viên tham
gia nghiên cứu đề tài khoa học này đều có cơ hội nâng cao trình độ kiến thức về
chuyên môn thuộc lĩnh vực thống kê hoạt động du lịch. Tài liệu nghiên cứu có
thể được sử dụng cho các đối tượng sử dụng thông tin du lịch thường xuyên, mặt
khác là cơ sở để nhiều người quan tâm đến hoạt động du lịch có thể tham khảo,
giúp ích cho các công trình khoa học khác.



5

MỞ ĐẦU
Sự cấp thiết của đề tài
Ninh Bình là tỉnh có tài nguyên du lịch phong phú, nhiều danh lam thắng
cảnh, quần thể du lịch nổi tiếng hấp dẫn, đồng thời là điểm thu hút nhiều nhà đầu
tư vào các hoạt động du lịch trên địa bàn.Với tài nguyên du lịch đa dạng, phong
phú cùng với sự đầu tư lớn của Nhà nước và doanh nghiệp, ngành du lịch Ninh
Bình ngày càng trở thành ngành kinh tế tổng hợp, mũi nhọn của tỉnh. Các loại
hình du lịch cũng rất đa dạng, dựa trên tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa
phương như: Du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ ngơi, du lịch nghiên
cứu khoa học, du lịch nghỉ ngơi cuối tuần, du lịch thể thao … Số lượng khách du
lịch trong và ngoài nước gia tăng nhanh qua từng năm, cơ sở vật chất,hạ tầng cơ
sở phục vụ du lịch ngày càng được đầu tư lớn, nhiều tour, tuyến du lịch được
hình thành và mở rộng. Xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh,
ngành khai thác tiềm năng sẵn có của tỉnh, mặt khác để thúc đẩy du lịch phát
triển nhanh, bền vững. Ban chấp hành tỉnh Đảng bộ ngày 13/7/2009 đã có Nghị
quyết số 15/ NQ-TU về phát triển du lịch đến năm 2020 định hướng đến năm
2030.
Cục thống kê Ninh Bình là cơ quan tham mưu, cơ quan quản lý nhà nước
về Thống kê, ngoài tổ chức hoạt động Thống kê theo chương trình công tác của
Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thống kê giao, còn có nhiệm vụ cung cấp thông tin
kinh tế - xã hội phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của lãnh đạo, chính
quyền tỉnh Ninh Bình và cho các cơ quan tổ chức, cá nhân theo pháp luật. Do
vậy công tác thu thập, cung cấp số liệu phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu đánh giá
tình hình kinh tế - xã hội của địa phương nói chung và hoạt động du lịch nói
riêng.
6


Hiện nay, theo Thông tư số 02/2011/TT- BKH ngày 10 tháng 1 năm 2011
của Bộ Kế hoạch và đầu tư, hệ thống chỉ tiêu Thống kê cấp tỉnh về du lịch bao
gồm:
- Doanh thu dịch vụ du lịch: Doanh thu thuần do bán, tổ chức thực hiện
các chương trình du lịch; Doanh thu hoạt động đại lý lữ hành; Doanh thu từ các
lĩnh vực khác giúp đỡ khách du lịch.
- Số lượt khách du lịch: Bao gồm khách du lịch quốc tế và nội địa đi du
lịch được thống kê qua số lượt khách phục vụ của các cơ sở lưu trú, lượt khách
phục vụ của các công ty lữ hành.
- Năng lực hiện có và năng lực mới tăng của các cơ sở lưu trú: Là các chỉ
tiêu số lượng cơ sở lưu trú du lịch, năng lực sử dụng cơ sở lưu trú, công suất sử
dụng.
Hoạt động du lịch là nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch, bao gồm
các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống và giải trí…Nhưng chỉ với
3 chỉ tiêu thống kê về thống kê du lịch cấp tỉnh nói trên thì chưa đáp ứng đầy đủ
được nhu cầu sử dụng thông tin phản ánh hoạt động du lịch của địa phương,
nhằm đánh giá kết quả hoạt động du lịch qua các kỳ : tháng, quí, năm và 5 năm,
phục vụ công tác chỉ đạo, lãnh đạo và điều hành của các cấp, các ngành ở địa
phương.
Mặt khác bản thân của các chỉ tiêu về mặt phạm vi vẫn chưa được hoàn
thiện như chỉ tiêu số lượng khách du lịch, mới chỉ thống kê được số lượt khách
tại nơi cư trú và công ty lữ hành còn số lượng khách tự tổ chức đến du lịch và
không nghỉ tại các cơ sở lưu trú không thu thập được; chỉ tiêu doanh thu dịch vụ
du lịch mới chỉ là tính phần hoạt động theo phân ngành kinh tế (chỉ bao gồm
phần tổ chức chương trình du lịch, ðại lý lữ hành và các dịch vụ giúp khách du
lịch) còn phần ăn uống, vận chuyển, lưu trú chưa tính được; chỉ tiêu sản phẩm
7

du lịch như: tour tuyến, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí … cơ sở

hạ tầng du lịch, môi trường du lịch …vẫn chưa được thu thập và công bố.
Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh hoạt động du
lịch, đề xuất phương hướng ứng dụng trong đánh giá ngành du lịch để đáp ứng
nhu cầu lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của tỉnh trở thành vấn đề có ý nghĩa cấp
thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh
Bình đến 2015 và tầm nhìn 2030. Vì vậy Cục Thống kê Ninh Bình chọn đề tài
nghiên cứu: “Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh hoạt
động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình”.
Mục tiêu của đề tài: Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh hoạt
động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đáp ứng hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp
tỉnh do Tổng Cục Thống kê ban hành, đồng thời phục vụ công tác quản lý hoạt
động Du lịch các cấp, các ngành tỉnh Ninh Bình.
Nội dung nghiên cứu:
Để đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu đề tài,nội dung nghiên cứu bao gồm:
1. Tổng quan hoạt động du lịch tỉnh Ninh Bình hiện nay
2. Cơ sở lý luận và căn cứ thực tiễn để hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống
kê phản ánh hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
3. Đề xuất hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê về hoạt động du lịch.
4. Thử nghiệm thu thập và tính toán một số chỉ tiêu thống kê Du lịch
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động sản xuất kinh doanh các tổ chức, cá
nhân trong ngành du lịch.
- Giai đoạn nghiên cứu: 6 tháng đầu năm 2011.
8

- Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn tỉnh Ninh Bình, tập trung ở những địa
phương có tiềm năng du lịch như: Thành phố Ninh Bình, thị xã Tam Điệp,
huyện Hoa Lư, huyện Gia Viễn, huyện Nho Quan, huyện Kim Sơn.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm cơ sở

lý luận và phương pháp luận nghiên cứu. Ngoài ra còn kết hợp các phương pháp
tổng hợp, qui nạp, phân tích, so sánh, điều tra thống kê, khảo sát, phỏng vấn xã
hội học.
Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần tóm tắt quá trình thực hiện, mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài
liệu tham khảo thì đề tài được kết cấu thành 3 chương và 11 tiết.
Chương 1: Một số khái niệm cơ bản và thực trạng hoạt động du lịch trên
địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006-2010.
Chương 2: Thực trạng hệ thống chỉ tiêu phản ánh hoạt động du lịch trên
địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Chương 3: Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê du lịch
.






9

Chương 1
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ THỰC TRẠNG
HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
GIAI ĐOẠN 2006-2010

1.1. Khái niệm và phân loại du lịch.
1.1.1.Khái niệm
Để có cơ sở lý luận nghiên cứu hoạt động du lịch trên đại bàn tỉnh Ninh
Bình, ta phải làm rõ một số khái niệm cơ bản xuyên suốt trong đề tài nghiên cứu
đó là: Du lịch là gì? Hoạt động du lịch là như thế nào? và bao gồm các hoạt động

gì? Khách du lịch là ai? Ngành kinh tế du lịch là gì?
- Du lịch là gì? Có nhiều khái niệm khác nhau về du lịch được nghiên cứu
trên các giác độ nhìn nhận khác nhau của người nghiên cứu, nhưng tựu chung lại
nó có một số khái niệm sau:
Du lịch là 1 dạng nghỉ dưỡng tham quan tích cực của con người ở ngoài
nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch
sử, công trình văn hoá, nghệ thuật …( Theo Bách khoa toàn thư Việt nam online
www.bachkhoatoanthu.gov.vn)
Hoặc: Du lịch là 1 ngành kinh tế tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt:
nâng cao hiểu biết về thiên nhiên truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó
góp phần tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị
với dân tộc mình. Về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu
quả rất lớn; có thể con người là hình thức xuất khẩu hàng hoá và lao động dịch
vụ tại chỗ. Hầu như nước nào cũng coi trọng phát triển hoạt động du lịch. Nói
chung trên thế giới du lịch ra nước ngoài có xu hướng phát triển nhanh, Việt
Nam có tiềm năng lớn về du lịch.
10

Theo Luật Du lịch (Số 44/2005/QH) qui định
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài
nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan tìm kiếm,
giải trí, nghỉ dưỡng một khoảng thời gian nhất định.
Tóm lại từ rất nhiều khái niệm khác nhau thì: Du lịch phát sinh từ sự di
chuyển của con người và họ đến ở tại các địa điểm khác. Du lịch có 2 thành
phần chính là chuyến đi đến các địa điểm du lịch và các hoạt động của du khách
tại địa điểm du lịch, các chuyến đi và hoạt động du lịch thực hiện ở bên ngoài
nơi họ ở hay làm việc, chuyến đi là tạm thời và ngắn hạn.
- Hoạt động du lịch
Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh
doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến

du lịch: Tập trung chủ yếu vào các hoạt động phục vụ khách du lịch đó là: vận
chuyển, ăn uống, mua sắm, vui chơi, giải trí, giao tiếp, tìm hiểu và khám phá
thiên nhiên, tìm hiểu văn hoá.
- Khách du lịch
Theo tổ chức du lịch Thế giới (WTO), đặc trưng của khách du lịch đó là
người đi khỏi nơi cư trú của mình, không theo đuổi mục đích kinh tế, thời gian
rời khỏi nơi cư trú từ 24 h trở lên, khoảng cách tối thiểu từ nhà đến điểm đến là
từ 30 dặm trở lên.
Luật Du lịch Việt Nam qui định: Khách du lịch là người đi du lịch hoặc
kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu
nhập ở nơi đến.
Khách du lịch gồm:
11

+ Khách du lịch quốc tế là người thăm viếng một số nước khác ngoài
nước cư trú của mình với bất kỳ lý do nào ngoài mục đích hành nghề để nhận
thu nhập từ nước được viếng thăm. Cụ thể đối với Việt Nam là người nước
ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch, công dân
Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
+ Khách du lịch nội địa: Là công dân Việt Nam và người nước ngoài
thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Vậy khách du lịch là những người giàu về thời gian, giàu về tiền bạc và
giàu về trí tuệ, mỗi khách du lịch chịu sự tác động rất lớn của môi trường tự
nhiên và môi trường xã hội, môi trường tự nhiên và môi trường xã hội lại là yếu
tố khách quan quan trọng tác động đến sự phát triển của du lịch, nên khách du
lịch là đối tượng quan trọng trong việc nghiên cứu hoạt động du lịch.
- Ngành kinh tế du lịch
Kinh tế du lịch là một loại hình kinh tế đặc thù mang tính dịch vụ, và thường
được xem như ngành công nghiệp không khói, gồm có du lịch quốc tế và du lịch
trong nước, có chức năng, nhiệm vụ tổ chức vào việc khai thác các tài nguyên và

cảnh quan đất nước (tài nguyên thiên nhiên, phong cảnh kinh tế, văn hoá, lịch
sử…) nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, tổ chức buôn bán, XNK
tại chỗ hàng hoá và dịch vụ cho khách du lịch. Là 1 ngành dịch vụ thu ngoại tệ
góp phần quan trọng trong việc tăng thu nhập quốc dân. Trong tình hình quốc tế
hoá đời sống kinh tế thế giới, du lịch quốc tế ngày càng phát triển. Cùng với sự
phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về du lịch của con người ngày càng lớn, mang
nhiều ý nghĩa văn hoá và xã hội sâu sắc, kinh tế du lịch là một ngành kinh tế
tổng hợp có liên quan mật thiết với nhiều ngành kinh tế khác, trước hết là ngành
kinh tế đối ngoại và với nhiều ngành văn hoá, xã hội và mang tính nhân bản, văn
hoá, tính dân tộc ngày càng cao. Kinh tế du lịch có nhiều nội dung và nhiều hình
thức phong phú, đa dạng như du lịch thắng cảnh, du lịch nghỉ dưỡng sức, du lịch
12

thể thao, du lịch hội nghị, du lịch nghiên cứu khoa học, du lịch tìm hiểu nền văn
hoá dân tộc và nền văn hoá thế giới. Cũng như các ngành kinh tế khác, kinh tế
du lịch chịu sự chi phối của các qui luật kinh tế, do đặc thù của ngành nên nó có
những cơ chế vận động riêng. …( Theo Bách khoa toàn thư Việt nam online
www.bachkhoatoanthu.gov.vn)
Dưới giác độ nghiên cứu của ngành Thống kê Việt Nam:
Theo phân ngành kinh tế quốc dân Việt Nam năm 2007 (VSIC 2007) thì
hoạt động du lịch không được phân ngành riêng thành 1 ngành kinh tế độc lập,
hoạt động du lịch được phân vào khu vực các ngành dịch vụ,xếp phân tán trong
các ngành cấp 1 khác nhau thuộc khu vực dịch vụ như:
- Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác;
- Vận tải kho bãi (Vận chuyển hành khách đường sắt, vận chuyển hành
khách đường bộ; vận chuyển hành khách ven biển và viễn dương; đường thuỷ
nội địa; vận chuyển hành khách hàng không, hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho vận
tải như nhà ga, bến cảng … ).
- Lưu trú và ăn uống.
- Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ: Hoạt động của các đại lý du

lịch, kinh doanh tour du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ
chức tour du lịch.
- Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội: Hoạt động y tế, hoạt động y tế khác
chưa phân vào đâu, hoạt động chăm sóc, điều dưỡng tập trung.
- Nghệ thuật, vui chơi, giải trí.
Như vậy theo phân ngành kinh tế quốc dân thì hoạt động du lịch là ngành
kinh tế tổng hợp, nó được phân tích và liên quan đến 6 ngành kinh tế cấp 1 thuộc
khu vực các ngành dịch vụ.
13

Đây là điều cần được phân biệt rõ giữa hoạt động du lịch theo phân ngành kinh
tế quốc dân (VSIC) và ngành du lịch theo quản lý Nhà nước về hoạt động du
lịch.Thực tế cho thấy đã có sự hiểu khác nhau về khái niệm hoạt động du lịch nói
trên,dẫn đến việc sử dụng số liệu thống kê theo phạm vi và nguồn số liệu tính
toán khác nhau.
1.1.2. Phân loại du lịch:
Loại hình du lịch rất đa dạng, nó được phân loại thông qua động cơ đi du
lịch như động cơ về thể chất muốn được thư giãn sảng khoái về đầu óc và thân
thể phục hồi sức khoẻ, thể thao và giải trí; động cơ về văn hoá tìm hiểu phong
tục, tập quán, kiến trúc, âm nhạc, hội hoạ, ẩm thực, hàng thủ công …; động cơ
về giao tiếp muốn tìm hiểu khám phá tự nhiên khác nơi cư trú như tìm hiểu về hệ
động thực vật, khí hậu, bãi biển, hang động, sinh thái …) ; động cơ về sự khẳng
định địa vị và kính trọng. Cho nên loại hình du lịch chính là một tập hợp các sản
phẩm du lịch có đặc điểm giống nhau, hoặc vì chúng thoả mãn các nhu cầu,
động cơ tương tự nhau, hoặc được bán cho cùng 1 nhóm khách hàng, hoặc vì
chúng có cùng 1 cách phân phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc chúng được
xếp chung theo 1 mức giá bán nào đó.
+ Phân theo phạm vi lãnh thổ của chuyến đi:
- Du lịch quốc tế.
- Du lịch nội địa.

+ Môi trường tài nguyên:
- Du lịch sinh thái.
- Du lịch văn hoá.
+ Mục đích chuyến đi:
14

- Du lịch thuần tuý.
- Du lịch với mục đích kết hợp.
+ Đặc điểm địa lý của du lịch:
- Du lịch biển.
- Du lịch núi.
- Du lịch đô thị.
- Du lịch thôn quê.
+ Phương tiện giao thông:
- Du lịch bằng xe đạp.
- Du lịch bằng xe ô tô.
- Du lịch bằng tàu hoả.
- Du lịch bằng tàu thuỷ.
- Du lịch bằng máy bay.
- Du lịch bằng mô tô.
+ Đối tượng khách:
- Du lịch thanh thiếu niên.
- Du lịch dành cho người cao tuổi
- Du lịch trung niên.
- Du lịch phụ nữ.
- Du lịch doanh nhân.
15

- Du lịch học sinh, sinh viên.
- Du lịch tuần trăng mật.

+ Theo độ dài chuyến đi:
- Du lịch ngắn ngày (Dưới 1 tuần).
- Du lịch dài ngày (Trên 1 tuần trở lên).
+ Hình thức tổ chức chuyến đi:
- Du lịch theo đoàn.
- Du lịch cá nhân.
- Du lịch gia đình.
+ Phương tiện cư trú:
- Du lịch ở khách sạn.
- Du lịch ở khách sạn ven đường, bên lề những chặng đường dài dành cho
khách đi du lịch bằng ô tô (Motel).
- Du lịch ở lều, trại.
- Du lịch ở làng du lịch.
+ Phương thức hợp đồng:
- Du lịch trọn gói.
- Du lịch từng phần.
+ Phân theo mùa:
- Du lịch mùa xuân, hè, thu, đông.
16

- Du lịch mùa lễ hội.
+ Phân theo đức tin,tôn giáo
- Du lịch vì đức tin,tâm linh,tôn giáo
- Du lịch tìm hiểu đức tin,tâm linh,tôn giáo
1.2. Thực trạng hoạt động du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006-2010
1.2.1. Tiềm năng du lịch của tỉnh Ninh Bình
Ninh Bình là tỉnh nằm ở cực nam đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp giữa
Bắc Bộ và Trung Bộ, có diện tích tự nhiên là 1.390,3 km
2
, dân số trung bình năm

2010 là 900.620 người, mật độ là 648 người/ km
2
. Bộ máy hành chính của Ninh
Bình có 8 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố, 1 thị xã, 6 huyện với 146 xã,
phường, thị trấn. Tuy nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng, nhưng địa hình của
Ninh Bình rất đa dạng, có thể nói là hình ảnh của “Việt Nam thu nhỏ” vừa có
núi cao, đồi núi thấp (bán sơn địa), đồng bằng, vùng trũng, và đồng bằng ven
biển.Do vậy Ninh Bình là tỉnh có tài nguyên du lịch phong phú, tài nguyên du
lịch Ninh Bình phong phú cả về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch
nhân văn.
Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo,
khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên được sử dụng mục đích du
lịch. Lợi thế của tài nguyên du lịch tự nhiên của Ninh Bình là phần lớn các điểm,
khu du lịch đều thuận lợi về giao thông, nhiều điểm, khu du lịch ngay tại Thành
phố Ninh Bình và gần kề thành phố, tạo thành quần thể du lịch đa dạng, từ đó
từng bước hình thành nên đô thị du lịch; nhiều điểm, khu du lịch du khách có thể
thăm quan du lịch cả bằng đường bộ lẫn đường thuỷ, phần lớn các điểm, khu du
lịch ở Ninh Bình đều có thể kết nối với các điểm, khu du lịch của các tỉnh Hà
17

Nam, Nam Định, Thanh Hoá để tạo thành không gian du lịch rộng lớn, với nhiều
tuyến, tour du lịch độc đáo, hấp dẫn.
Tiềm năng du lịch của Ninh Bình còn tiềm ẩn ở tài nguyên du lịch nhân
văn và tâm linh, vùng đất vốn là Cố đô xưa với 3 triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý,
chứa đựng nhiều giá trị văn hoá, lịch sử và xã hội nhân văn giao thoa giữa vùng
châu thổ sông Hồng với dải đất miền Trung. Là mảnh đất nổi tiếng có cả “Vua,
Thánh, Mẫu, Phật, Chúa”, Vua là 3 triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý; Thánh là
Thánh Nguyễn Minh Không hay còn gọi là Thánh Nguyễn ông Tổ của ngành
dược và đúc đồng Việt Nam; Phật là chùa Bái Đính là trung tâm Phật giáo lớn
nhất Việt Nam; Chúa là Giáo Phận Phát Diệm trung tâm Công giáo lớn nhất

Việt Nam; Mẫu là việc tôn thờ Mẫu (Mẹ) làm thần tượng với các quyền năng
sinh sôi, bảo trừ và che chở cho con người, được giới tính hoá mang khuôn hình
người mẹ.
Du lịch làng nghề và du lịch cảnh quan sinh thái nông nghiệp đồng bằng,
cảnh quan sinh thái ven biển cũng là tiềm năng du lịch nhiều triển vọng như làng
nghề thêu ren Văn Lâm (Hoa Lư), đá mỹ nghệ Xuân Vũ (Ninh Vân), làng nghề
sản xuất hàng cói mỹ nghệ (Kim Sơn), đây đều là những điểm du lịch tham quan
hấp dẫn. Ngoài ra còn các truyền thuyết xa xưa về cửa biển Thần Phù (Yên Mô),
cửa biển Đại Nha các thời vua Hùng dựng nước, các huyền thoại về núi cánh
Diều, núi Dục Thuý, những làn điệu hát xẩm, hát chèo truyền thống và những
áng thơ văn của biết bao thi nhân mặc khách. Văn hoá ẩm thực với những sản
phẩm đặc sắc của Ninh Bình như thịt dê, gỏi nhệch, cơm cháy, cá rô Tổng
Trường, nem Yên Mạc, rượu Kim Sơn cũng là một phần tạo nên sự hấp dẫn đối
với du lịch của tỉnh.
Những điểm khác biệt muốn nói kỹ hơn ở phần tài nguyên du lịch nhân
văn so với các địa phương khác đó là du lịch tâm linh. Tập trung ở 3 tôn giáo lớn
đó là Phật Giáo, Công Giáo, tín ngưỡng dân gian.
18

Phật Giáo: Phật Giáo du nhập và xuất hiện ở Ninh Bình khá sớm. Từ thời
Đinh - Tiền Lê Phật giáo được coi là Quốc Giáo, trở thành hệ tư tưởng chính
thống, chi phối đời sống tinh thần của xã hội, năm 971 vua Đinh đã ban chức
cho các nhà sư.
Thiên chúa giáo (Công giáo): Thiên chúa giáo được du nhập vào Ninh
Bình từ năm 1627 do linh mục và Pháp truyền đạo tại cửa Thần Phù (nay là giáo
xứ Hảo Nho), ở thời điểm ban đầu, cơ sở vật chất của giáo xứ rất đơn sơ, song
với số lượng giáo dân phát triển nhanh, cơ sở vật chất đã ngày càng được xây
dựng qui mô, bề thế
Tín ngưỡng dân gian: Là lĩnh vực văn hoá tâm linh có sức sống lâu bền và
mãnh liệt trong sinh hoạt tinh thần của cộng đồng dân cư, chủ yếu là tục thờ các

vị thần tự nhiên Thần Núi (Phủ Đồi), Thần Biển (đền Thần Phù), các vị nhân
thần chính là các vị anh hùng dân tộc như vua Đinh, vua Lê, Đền thờ Nguyễn
Bặc, Lưu Cơ, Thánh Nguyễn, thờ Mẫu Bà chúa Liễu Hạnh (đền Dâu), Nguyễn
Công Trứ (Kim Sơn) …
Chính từ những tiềm năng và lợi thế của Ninh Bình nói trên, nên tỉnh Ninh
Bình đã xác định ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Theo Văn
kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XX để xác định rõ phương hướng
chung đó là: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, hiệu
lực, hiệu quả quản lý điều hành của chính quyền các cấp; phát huy sức mạnh
đoàn kết toàn dân; duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, đưa kinh
tế du lịch vào thời kỳ tăng tốc; tập trung trí tuệ, nguồn lực từng bước xây dựng
nông thôn mới nhằm giải quyết đồng bộ các vấn đề: nông nghiệp nông dân và
nông thôn; phát triển mạnh mẽ văn hoá, giáo dục, không ngừng chăm lo đào tạo
nguồn nhân lực; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; giữ vững an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội; tăng cường quốc phòng địa phương, củng cố vững chắc
19

hệ thống chính trị; xây dựng Ninh Bình trở thành tỉnh phát triển khá trong khu
vực đồng bằng sông Hồng.
1.2.2. Những kết quả đạt được
Ninh Bình từ lâu với tài nguyên du lịch phong phú của mình đã là điểm du
lịch của nhiều du khách, nhưng những thập niên trước đến khi tách tỉnh năm
1992 du lịch và các hoạt động du lịch phần lớn chỉ được xem là những hoạt
động công cộng phục vụ đời sống văn hoá, tinh thần, vui chơi, giải trí và chăm
sóc sức khoẻ của nhân dân, đây có thể gọi là giai đoạn sơ khai của du lịch Ninh
Bình.
Giai đoạn 2006-2010: Là giai đoạn du lịch tăng trưởng khá mạnh, với
việc ra đời NQ 15/NQ-TU của Ban Chấp hành đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 triển khai bước đầu có hiệu quả. Kết
cấu hạ tầng du lịch được tăng cường, tạo ra bước phát triển mới có tính đột phá,

tập trung chủ yếu là du lịch tâm linh và du lịch sinh thái. Các dự án trọng điểm
như khu du lịch Tràng An, Bái Đính, Tam Cốc- Bích Động; khu du lịch lịch sử -
văn hoá Cố đô Hoa Lư; các công trình phục vụ Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng
Long- Hà Nội; hồ Đồng Chương, Yên Thắng; khu du lịch sinh thái đất ngập
nước Vân Long được tập trung đầu tư xây dựng. Chính sách khuyến khích xây
dựng cơ sở lưu trú từng bước phát huy tác dụng, số cơ sở lưu trú tăng nhanh.
Dưới đây là một số kết quả chủ yếu:
Thứ nhất: Số lượng cơ sở kinh doanh và phục vụ hoạt động du lịch tăng
nhanh, thu hút và giải quyết được nhiều lao động.



20

Biểu 01- Cơ sở, lao động hoạt động trong ngành du lịch tỉnh Ninh Bình
giai đoạn 2006-2010 chia theo lĩnh vực phục vụ du lịch
Đơn vị tính : Cơ sở, người

2005
2006
2007
2008
2009
2010
Tốc độ phát
triển giai
đoạn 2006-
2010(%)
I- Số cơ sở
2.798

2.896
3.964
4.476
4.795
4.895
111,8
- Lưu trú
80
80
230
246
274
179
117,5
- Lữ hành
1
2
2
6
7
9
155,2
- Ăn uống
2.717
2.814
3.732
4.224
4.514
4.707
111,6

II- Số lao động(*)
4.707
5.251
7.127
7.666
8.520
9.794
115,8
- Lưu trú
351
388
696
732
945
991
123,1
- Lữ hành
7
15
19
43
43
53
149,9
- Ăn uống
4.349
4.848
6.412
6.891
7.532

8.750
115,0








( Nguồn số liệu - Niên giám Thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2010 )
Ghi chú : (*) - Chưa bao gồm số lao động chèo đò phục vụ khách du lịch
- Cơ sở và lao động hoạt động ăn uống đang bị tính trùng
Đến năm 2010 có 4.895 cơ sở kinh doanh và phục vụ du lịch, trong đó 179
cơ sở lưu trú, 9 cơ sở lữ hành, 4.707 cơ sở ăn uống. So với năm 2005 số cơ sở
tăng gần 75%, trong đó lưu trú gấp 2,2 lần, lữ hành gấp 9 lần, ăn uống tăng
73,2%; Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006-2010 về số cơ sở là 11,8%.
21

Do số cơ sở tăng nhanh nên số lao động thu hút vào phục vụ ngành du lịch
cũng tăng lên, cụ thể năm 2005 mới chỉ thu hút được 4.707 lao động ( lưu trú
357, lữ hành 7, ăn uống 4.349) thì đến năm 2010 đã thu hút được 9.794 lao động
gấp hơn 2 lần (lưu trú gấp 2,8 lần; lữ hành gấp 7,6 lần, ăn uống gấp hơn 2 lần),
bình quân giai đoạn này lao động tăng hàng năm là 15,8% (trong đó lưu trú tăng
23,1%, lữ hành tăng gần 50%, ăn uống tăng 15%).
Số lao động nêu trên vẫn chưa tính số lao động chèo đò phục vụ khách
tham quan ở 2 điểm du lịch lớn là Tam Cốc- Bích Động và Tràng An (khoảng
2.739 lao động). Số lao động phục vụ ở ngành du lịch năm 2010 chiếm 1,9%
tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế, còn năm 2005 chỉ chiếm
khoảng 1,03%.

Thứ hai: Số lượng khách du lịch đến Ninh Bình ngày càng tăng, số lượng
ngày khách lưu trú tăng lên.
Bình quân giai đoạn 2006-2010, số lượt khách du lịch đến Ninh Bình tăng
gần 27%, trong đó khách Việt Nam tăng 32,2%, khách Quốc tế tăng 14%. Đến
năm 2010 tổng số lượt khách đến các điểm,khu du lịch Ninh Bình là hơn 3,3
triệu người, trong đó khách Việt Nam là 2,6 triệu, chiếm 78,8%, khách Quốc tế
là gần 700 nghìn chiếm 21,2%. So với năm 2005 tổng số khách gấp 3,3 lần,
trong đó khách Việt Nam gấp 4 lần và khách Quốc tế gấp gần 2 lần. Nếu so với
năm 1992 thì gấp 520 lần, trong đó khách Việt nam gấp 418 lần và khách Quốc
tế gấp 5.551 lần (Năm 1992 tổng số khách là 6.380 người, trong đó khách Việt
Nam 6.254 người, khách quốc tế 126 người). Có thể nói giai đoạn 2006-2010 là
giai đoạn “Bùng nổ” khách du lịch đến Ninh Bình, sau khi khu du lịch Tràng
An- Bái Đính từng bước đi vào hoạt động, kéo theo sự thu hút khách du lịch ở
các khu, điểm du lịch khác. Số ngày lưu trú của khách ngày càng tăng, bình quân
giai đoạn này tăng 32,2%, năm 2010 số ngày khách lưu trú là 356.038, gấp hơn 4
lần năm 2005.
22

Biểu 02: Số lượt khách và thời gian lưu trú du lịch Ninh Bình
giai đoạn (2005-2010)

Năm
Tổng
số(lượt
khách)
Chia ra
Thời gian
lưu trú
(Ngày
khách)

Việt Nam
Quốc tế
Năm 2005
1.010.700
648.442
362.258
88.200
Năm 2006
1.261.900
843.459
418.441
157.090
Năm 2007
1.517.400
1.014.254
523.146
187.917
Năm 2008
1.898.800
1.331.802
566.998
246.197
Năm 2009
2.387.700
1.774.171
613.529
324.465
Năm 2010
3.316.055
2.616.644

699.411
356.038
Tốc độ phát triển
giai đoạn 2006-
2010 (%)
126,82
132,18
114,06
132,19
( Nguồn số liệu – Niên giám Thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2010 )
Ghi chú : - Số lượt khách bao gồm cả lượt khách đến các khu,điểm du lịch
Thứ ba: Doanh thu hoạt động du lịch ngày càng tăng
Chất lượng các sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch trên địa bàn ngày càng
đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách du lịch trong và ngoài nước. Trong
đó phải kể đến các dịch vụ như: khách sạn, vận chuyển hành khách, dịch vụ ăn
uống, hàng hoá, dịch vụ viễn thông, ngân hàng, dịch vụ vui chơi giải trí, các hoạt
23

động xúc tiến quảng bá giới thiệu du lịch. Doanh thu từ hoạt động du lịch năm
2010 đạt 145 tỷ đồng trong đó từ hoạt động khách sạn là 101 tỷ đồng, chiếm gần
7%; hoạt động ăn uống là 1.346 tỷ đồng chiếm 92,7%; còn lại là hoạt động lữ
hành là 4 tỷ đồng, chiếm 0,3% ( Năm 2005 các chỉ tiêu tương ứng là: 277 tỷ;
khách sạn: 13,5 tỷ chiếm 4,9%; ăn uống 263 tỷ, chiếm 95%, lữ hành 0,033 tỷ,
chiếm 0,1%). Như vậy có sự chuyển dịch trong cơ cấu doanh thu hoạt động du
lịch, tỷ trọng doanh thu của hoạt động khách sạn ngày càng tăng từ 4,9% năm
2005 lên 7% năm 2010, việc này đồng nghĩa với số lượng khách lưu trú tăng.
Biểu 03: Doanh thu hoạt động du lịch Ninh Bình thời kỳ 2006-2010
Đơn vị tính : Triệu đồng

2005

2006
2007
2008
2009
2010
Tốc độ
phát triển
giai đoạn
2006-2010
Tỏng số
276.829
303.853
387.931
629.410
1.095.327
1.451.963
139,30
Chia ra:







+ Khách sạn
13.494
15.840
24.219
46.461

77.162
101.330
149,66
+ Lữ hành
33
490
650
2.327
2.376
4.326
265,16
+ Ăn uống
263.302
287.523
363.062
580.622
1.015.789
1.346.307
138,59
( Nguồn số liệu - Niên giám Thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2010 )
Ghi chú : - Doanh thu hoạt động ăn uống đang bị tính trùng
So với năm 2005, doanh thu của ngành du lịch gấp 5,2 lần; khách sạn gấp
7,5 lần; lữ hành gấp 131 lần; ăn uống gấp 5,1 lần. Bình quân doanh thu du lịch
giai đoạn này tăng 39,3%, trong đó cao nhất là hoạt động lữ hành tăng 265,2%,
tiếp đến khách sạn gần 50%, ăn uống 38,6%. Doanh thu từ ngành du lịch ngày
càng có vai trò quan trọng trong phát triển của khu vực dịch vụ, nếu như năm
2005 doanh thu ngành du lịch chỉ chiếm 10,7% giá trị sản xuất (giá thực tế) khu
24

vực dịch vụ ( Giá trị sản xuất theo giá thực tế khu vực dịch vụ năm 2005 là 2.583

tỷ đồng) thì đến năm 2010 đã chiếm 13,7%. Năng suất lao động xã hội chỉ tính
riêng ngành khách sạn, nhà hàng đạt 43,7 triệu đồng, gấp 3,6 lần năm 2005.
Thứ tư: Thu hút lượng vốn đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng các khu, điểm du
lịch.
Biểu 04: Tổng vốn đầu tư thực hiện cho hoạt động du lịch Ninh Bình
giai đoạn 2006-2010
Đơn vị tính : Triệu đồng

2005
2008
2009
2010
Tốc độ
phát triển
giai đoạn
2006-2010
Tỏng số
227.416
379.111
589.264
925.777
132,4
Chia ra:





1- TP Ninh Bình
4.836

36.377
111.437
119.191
189,8
2- TX Tam Điệp
2.332
1.530
1.865
78.052
201,8
3- Huyện Nho Quan
-
-
1.036
61.000

4- Huyện Gia Viễn
104.350
150.112
210.208
380.486
129,5
5- Huyện Hoa Lư
115.298
189.911
264.501
275.769
119,1
6- Huyện Yên Khánh
600

471
-
11.242
179,7
7- Huyện Kim Sơn
-
-
-
-

8- Huyện Yên Mô
-
710
307
37







( Nguồn số liệu - Niên giám Thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2010 )

25

Cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch ngày càng được nâng cao. Chỉ tính
riêng tổng vốn đầu tư đã thực hiện trong 3 năm 2008-2010 là những năm NQ 15
về phát triển du lịch được triển khai, đã đạt được là 1.895 tỷ đồng, năm 2010 đạt
gần 926 tỷ đồng so với năm 2005 gấp 4 lần; tốc độ tăng bình quân hàng năm là

32,4%. Trong năm 2010 một số công trình có khối lượng vốn thực hiện lớn như
khu du lịch Tràng An 353 tỷ đồng; Khu du lịch cao cấp ANMANDARA 199 tỷ,
trung tâm thể thao sân golt 54 lỗ Yên Thắng 77 tỷ đồng, khu nghỉ dưỡng Resort
Cúc Phương 40 tỷ đồng, khách sạn Hoàng Sơn 34 tỷ đồng, khách sạn Legent
(Thuỳ Anh) 30 tỷ đồng, khách sạn Quang Dũng 17 tỷ đồng .
Thứ năm : Năng lực cơ sở vật chất của hoạt động du lịch ngày càng
được nâng cao, xu hướng xuất hiện nhiều cơ sở lưu trú, khu du lịch cao cấp
phục vụ khách du lịch hạng sang.
Biểu 05: Số lượng buồng, giường của các cơ sở lưu trú
tỉnh Ninh Bình có đến năm 2010.


Năm 2005
Năm 2010
Cơ sở
Phòng
Giường
Cơ sở
Phòng
Giường
Tỏng số
73
1.018
1.696
179
2.984
4.904
1- Khách sạn
35
617

1.057
86
2037
3.613
- 5 sao
-
-
-
-
-
-
- 4 sao
-
-
-
1
96
175
- 3 sao
-
-
-
2
130
184
- 2 sao
7
266
448
23

829
1.580
- 1 sao
1
17
34
6
107
196

×