Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Lý thuyết chứng khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.32 KB, 12 trang )

Indicators
LOẠT BÀI NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
BÀI 2: LÝ THUYẾT DOW
Lý thuyết Dow là lý thuyết lâu đời nhất và cũng là phương pháp thông dụng nhất hỗ trợ cho
việc xác định các xu huớng chính trên thị trường chứng khoán. Mục đích của lý thuyết Dow là xác
định những thay đổi trong sự dịch chuyển chính hay còn gọi là sự dịch chuyển cơ bản của thị trường
để xác lập xu hướng chính của thị trường. Một khi xu hướng đã được xác lập thì xu hướng này được
giả định là sẽ tiếp tục tồn tại đến khi có sự đảo ngược xu hướng xảy ra.
Năm 1897, Charle Dow đã xây dựng hai nhóm chỉ số trung bình của thị trường “The
industrial Average” – bao gồm 12 mã cổ phiếu bluechip và “Rail Average”- bao gồm cổ phiếu của
những doanh nghiệp ngành đường sắt. Ngày nay, hai chỉ số trung bình thị trường này chính là Dow
Jones Industrial Average và Dow Jones Transportation Average. Lý thuyết Dow là kết quả của một
chuỗi những bài báo được Charles Dow xuất bản từ năm 1900 – 1902 trên tờ The Wall Street
Journal. Lý thuyết Dow được coi là khởi nguồn của hầu hết những nguyên tắc cơ bản trong phân
tích kỹ thuật hiện đại. Điều thú vị là ở chỗ lý thuyết Dow được xây dựng nên với mục đích nguyên
thuỷ là sử dụng những xu hướng của thị trường chứng khoán như một phong vũ biểu về điều kiện
kinh doanh chứ không nhằm mục đích dự báo giá cổ phiếu. Tuy nhiên càng về sau, lý thuyết Dow
lại chủ yếu dành riêng cho việc hỗ trợ dự báo giá cổ phiếu. Người đã phát triển những nguyên tắc
của Dow và tổ chức chúng thành lý thuyết Dow gần giống như ngày nay là Halminton thông qua
quyển “The Stock Market Barometer” năm 1922. Và đến năm 1932, Robert Rhea đã hoàn thiện
những lý thuyết trên và xuất bản quyển “Dow Theory”, đây chính là lý thuyết Dow mà chúng ta sử
dụng ngày nay.
TV21
®
Page | 1
Indicators
1. Những triết lý cơ bản của lý thuyết Dow
1.1. Giá phản ánh tất cả hành động thị trường: Giá phản ánh một cách nhìn tổng hợp tất cả các yếu tố
có liên quan đến nó: những thông tin mới, thị phần thị trường, tâm lý của những nhà đầu tư hiện tại
và những nhà đầu tư tiềm năng trên thị trường. Nói một cách cụ thể hơn, tất cả những yếu tố liên
quan đến tài sản sẽ tác động lên cung và cầu của tài sản đó, và do vậy nhanh chóng phản ánh vào


giá.
1.2. Thị trường có 3 loại xu hướng:
1.2.1.Xu hướng chính:
Thường kéo dài từ dưới 1 năm đến vài năm. Xu hướng chính có thể là xu hướng tăng
(Bullish) hoặc xu hướng giảm (Bearish). Một khi xu hướng chính được thiết lập, nó sẽ tồn tại cho
đến khi có dấu hiệu đảo chiều. Trong nghiên cứu của mình, Halminton đã tiến hành phân tích những
chỉ số trung bình ( Industrial Average và Rail Average) và đưa ra một số hướng dẫn chung về độ dài
của các xu hướng chính, nhưng ông cũng cảnh báo không nên áp dụng những quy tắc trên vào việc
dự báo. Lý thuyết Dow giúp các nhà đầu tư xác định được xu hướng chính và ra quyết định đầu tư
phù hợp, việc dự đoán chiều dài của xu hướng chính là một việc làm vô vọng, không ai có thể tiên
đoán chính xác được xu hướng chính sẽ kết thúc tại mức giá nào, tại thời điểm nào. Đối với các nhà
đầu tư và những Trader, Dow và Halminton khuyên rằng: Thành công là kết quả của việc xác định
được xu hướng chính và bám theo nó, đồng thời, Halminton cũng khẳng định: việc thao túng xu
hướng chính là không thể.
1.2.2.Xu hướng thứ cấp:
Xu hướng thứ cấp trái ngược với xu hướng chính, nó làm cho xu hướng chính bị gián đoạn.
Xu hướng thứ cấp là một phản ứng tự nhiên so với xu hướng chính.
Thông thường thì xu hướng thứ cấp tồn tại trong khoảng 3 tuần đến nhiều tháng (thường là
3 tháng). Trong suốt chu kì này, sự dịch chuyển nhìn chung thoái lui từ 1/3 đến 2/3 so với mức thay
đổi giá từ điểm kết thúc của phản ứng thứ cấp có trước.
TV21
®
Page | 2
Indicators
Hình 1: Sự thoái lùi của các phản ứng thứ cấp trong xu hướng chính
Hình 2: Sự thoái lùi thứ cấp trong xu hướng lên
Nguồn: Stockchart.com
Đôi khi một phản ứng thứ cấp có thể thoái lùi toàn bộ sự dịch chuyển trước đó, nhưng thông
thường sự dịch chuyển nằm trong mức 1/3 đến 2/3 và phổ biến nhất là ở mức 1/2. Vấn đề khó khăn
nhất đối với những người theo lý thuyết Dow là làm sao để có thể xác định điểm đầu, điểm đáy đầu

tiên của xu hướng mới với sự dịch chuyển thứ cấp trong xu hướng đang tồn tại.
Ngoài ra, Halminton cũng phát hiện rằng xu hướng thứ cấp thường diễn ra nhanh hơn và rõ
nét hơn so với xu hướng chính. Trên hình 1, ta thấy xu hướng chính đã kéo dài 8 tháng, từ tháng
7/1996 đến tháng 3/1997, còn xu hướng thứ cấp chỉ kéo dài trong khoảng 5 tuần. Thêm vào đó, mỗi
khi xu hướng thứ cấp kết thúc, thường có một khoảng thời gian thị trường không ổn định trước khi
quay trở lại xu hướng chính, trong khoảng thời gian này, giá biến động thấp hoặc khối lượng giảm
hoặc cả hai dấu hiệu trên đều diễn ra.
TV21
®
Page | 3
Indicators
Nguồn: Stockchart.com
1.2.3.Xu hướng nhỏ: Kéo dài từ khoảng vài ngày tới không quá 3 tuần.
Những sự dịch chuyển nhỏ này chỉ quan trọng trong việc hình thành nên một phần của
những sự dịch chuyển chính cũng như sự dịch chuyển thứ cấp, nó không có giá trị dự báo đối với
các nhà đầu tư dài hạn. Điều này đặc biệt quan trọng bởi vì các sự dịch chuyển trong ngắn hạn có
thể bị thao túng ở một mức độ nào đó, không giống như các xu hướng chính hay thứ cấp. Có thể ví
những xu hướng nhỏ này như những mảnh ghép cho một bức tranh xếp hình, riêng rẽ từng mảnh sẽ
không tạo thành bức tranh, nhưng tập hợp những mảnh ghép một cách có tổ chức sẽ tạo nên một
bức tranh tuyệt đẹp – bức tranh đường xu hướng chính. Khi là một nét vẽ của bức tranh thì những
mảnh rời rạc này mới thật sự có ý nghĩa.
1.3. Những đường xu hướng chỉ ra sự dịch chuyển
Khi tập trung sự chú ý của mình vào xu hướng chính, Dow cảm thấy để hình thành các xu
hướng chính cần trải qua 3 giai đoạn: Tích luỹ, Củng cố, phân phối.
Giải thích: Có hai trường hợp
Trường hợp thứ nhất: Xu hướng chính sắp xảy ra là xu hướng tăng giá.
TV21
®
Page | 4
Indicators

- Giai đoạn tích luỹ: Được hình thành qua việc “mua có hiểu biết” của các nhà đầu tư tinh
thông. Những nhà đầu tư có thông tin là những người nhận thức được rằng nền kinh tế sẽ phục hồi
và có một chu kì phát triển dài hạn, trong khi thị trường đã tiêu hoá tất cả những thông tin xấu.
Trong giai đoạn này, tâm lý bi quan vẫn còn ngự trị trong các nhà đầu tư thiếu thông tin, giá các tài
sản tụt quá sâu. Giá tuy rẻ, nhưng thị trường lại không muốn hấp thụ. Cầu ít mà cung nhiều. Điển
hình trong trường hợp Warren Buffet năm 1974, ông đã mua vào rất nhiều cổ phiếu, trong khi
những nhà đầu tư khác thiếu thông tin và kiến thức cho rằng ông bị “điên”.
Cũng trong giai đoạn này, những nhà đầu tư có hiểu biết bắt đầu mua tài sản vào với khối
lượng lớn, do vậy đã kéo thị trường đi lên trong một mức độ nào đó. Khi thị trường bắt đầu tăng,
những nhà phân tích sẽ đưa ra những cảnh báo cho trường hợp thị trường chỉ đi lên ngắn hạn rồi lại
tụt sâu. Xu hướng thứ cấp hình thành càng giải thích cho niềm tin của thị trường tại thời điểm này.
- Giai đoạn củng cố xu hướng: Lúc này những nhà đầu tư theo sau xu hướng phân tích kỹ
thuật bắt đầu tham gia thị trường, các mức giá bắt đầu gia tăng một cách nhanh chóng và những tin
tốt xuất hiện nhiều hơn. Thu nhập bắt đầu trở lại, sự tự tin tăng cao. Đây được coi là giai đoạn dễ
kiếm tiền nhất đối với những nhà đầu tư theo xu hướng.
- Giai đoạn phân phối: Giai đoạn này thường được xuất hiện dấu hiệu của việc đầu cơ quá
mức, áp lực lạm phát xuất hiện
1
. Trong suốt giai đoạn thứ 3 này, hầu hết các nhà đầu tư đều đã tham
gia thị trường, giá của tài sản được định ở mức cao hơn so với thực tế, họ đều chìm trong men say
chiến thắng
2
. Lúc này, những nhà đầu tư đã mua rất nhiều tài sản trong giai đoạn tích luỹ bắt đầu
phân phối những tài sản của mình trước khi thị trường kịp phản ứng. Ở phố Wall, những nhà phân
tích kỹ thuật truyền nhau một câu nói vui thế này: “ Khi anh tài xế tắc xi bắt đầu cho hành khách
tiền, là đích đến không còn xa nữa đâu”
3
. Câu nói này ám chỉ việc khi các nhà đầu tư có hiểu biết
bán cổ phiếu của mình ra, hoặc mua cổ phiếu rớt giá vào, thì thời điểm xuất hiện dấu hiệu đảo chiều
đã đến rất gần.

Trường hợp thứ hai: Xu hướng chính sắp xảy ra là xu hướng giảm giá.
- Giai đoạn 1: Tích luỹ
Trong giai đoạn này, những nhà đầu tư thông minh nhận ra rằng điều kiện kinh doanh và
giá trị thực chất của thị trường không được tốt như họ nghĩ, và họ bắt đầu bán cổ phiếu của họ ra. Ở
thời điểm này, công chúng vẫn còn sẵn sàng tham gia thị trường và nguồn cầu vẫn cao hơn nguồn
1 Những dấu hiệu này đã được Charles Dow phát hiện 100 năm về trước, nhưng kịch bản vẫn cứ lặp lại nhiều lần.
2 Dẫn chứng ở Việt Nam năm 2008: Mọi người đổ xô đi mua chứng khoán, vì cứ mua vào là giá lại tăng, ai cũng đều là người
chiến thắng, chỉ số VN-Index đẩy lên mức kỷ lục: hơn 1100 điểm.
3 When the taxi cab drivers begin to offer tips, the top cannot be far of
TV21
®
Page | 5
Indicators
cung. Càng về sau, khối lượng bán bắt đầu tăng dần, giá tài sản bắt đầu giảm đi. Thị trường bắt đầu
thận trọng hơn.
Tuy rằng những nhà đầu tư còn lại tham gia trên thị trường bắt đầu thận trọng hơn, nhưng
họ vẫn khăng khăng không cho rằng xu hướng giảm giá sắp bắt đầu. Tuy vậy, quá trình giảm giá
vẫn tiếp tục diễn ra do các nhà đầu tư thông minh liên tục thoái vốn. Một xu hướng thứ cấp hình
thành, vực niềm tin của thị trường lên, và họ lại tiếp tục tin rằng giá tài sản sẽ tăng trở lại. Thế
nhưng sau đó, giá tài sản lại giảm. Thị trường bắt đầu hỗn loạn. Giai đoạn 2 bắt đầu.
- Giai đoạn 2: Củng cố xu hướng:
Cũng giống như trong trường hợp xu hướng chính là giá tăng, bước hai của trường hợp xu
hướng chính là giá giảm cũng có trình tự tương tự. Khi xu hướng giá giảm đã được xác lập, những
tin xấu về tình hình kinh doanh, điều kiện nền kinh tế liên tục xuất hiện. Thu nhập giảm sút, thị
trường mất niềm tin nghiêm trọng. Những nhà đầu tư khôn ngoan đã bán hết tài sản của họ từ lâu,
còn những nhà đầu tư ngây thơ lúc này lại vội vàng bán tống bán tháo hết tài sản của họ. Một khi
điều kiện của nền kinh tế vẫn kém đi thì xu hướng này càng tiếp tục mạnh mẽ.
- Giai đoạn 3: Tuyệt vọng
Nếu như vào thời điểm đang ở trên đỉnh cao của xu hướng giá tăng, các nhà đầu tư ngây thơ
tự tin quá mức thì ở thời điểm ở đáy của xu hướng giá giảm, các nhà đầu tư lại mất niềm tin quá

mức. Nhà đầu tư vẫn cố gắng hết sức để bán hết chỗ tài sản của mình với hi vọng vớt vát được phần
nào, nhưng thị trường giờ không còn sức hấp thụ nữa. Cho đến khi tất cả những tin xấu đã phản ánh
hết vào giá, một vòng tuần hoàn mới lại bắt đấu, xu hướng tăng giá lại bắt đầu với những giai đoạn
của nó: Tích luỹ.
1.4. Hành động giá xác định xu hướng.
Cụ thể trong một thị trường tăng, có hàng hoạt các chuỗi điểm cao (peak) và điểm thấp
(trough), với mỗi điểm cao phía sau thì cao hơn điểm cao phía trước và mỗi điểm thấp phía sau
cũng cao hơn mỗi điểm thấp trước đó, nên chỉ cần thấy một điểm cao phía sau hay một điểm trough
phía sau không tuân theo quy luật này thì khả năng về một sự đảo ngược xu hướng hoàn toàn có thể
xảy ra (có nghĩa là thị trường chuyển từ bull sang bear).
Trong hình 3, giá cứ tăng dần với điểm cao phía sau thì cao hơn điểm cao phía trước, và các
điểm thấp phía sau cũng cao hơn các điểm thấp phía trước. Một sự giảm giá là để giúp nó có thể tiến
tới một mức giá cao hơn sau đó. Tại điểm X thì xuất hiện việc peak sau và trough sau đã thấp hơn
peak trước và trough trước, đó là dấu hiệu của đảo ngược xu hướng từ bull sang bear market
TV21
®
Page | 6
Điểm X
Indicators
Hình 3: Sự đảo ngược các peak và trough trong xu hướng tăng dần
Hình 4: Tương tự là xu hướng bị đảo ngược từ thị trường bear sang bull
Có rất nhiều nhà nghiên cứu về phân tích kỹ thuật đã cho rằng, điểm X mà chúng tôi trình
bày ở trên không đưa ra một chứng cứ đủ thuyết phục để khẳng định rằng đó là một dấu hiệu của sự
đảo chiều. Những lý luận của họ có thể đúng nếu chúng ta chỉ căn cứ hoàn toàn vào đường giá mà
bỏ qua các chỉ báo kỹ thuật khác. Nên nhớ rằng những nhà phân tích kỹ thuật phải có kỷ luật bản
thân, khi chúng ta dự đoán bất kỳ vấn đề nào đó cần phải có đầy đủ các chứng cứ. Trong trường hợp
xác định đảo chiều này, lý thuyết Dow là một phần trong vô vàng những chứng cứ đó. 4 – 5 chứng
cứ rõ ràng tốt hơn là chỉ là 01 chứng cứ từ lý thuyết Dow; trong những trường hợp như vậy, những
TV21
®

Page | 7
Indicators
nhà đầu tư khôn ngoan là những đầu tư biết đặt mình vào vị thế thận trọng, tránh rủi ro hơn bằng
cách quan sát các chứng cứ khác như khối lượng giao dịch chẳng hạn (chúng tôi sẽ trình bày ngay
sau đây ở nguyên tắc số 6)
1.5. Các danh mục phải củng cố lẫn nhau.
Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của lý thuyết Dow là sự dịch chuyển của 2 chỉ
số giá trung bình ngành công nghiệp (Industrial Average) và chỉ số ngành giao thông vận tải (Rail
Average) phải củng cố lần nhau. Theo Dow, nếu thị trường thực sự là một phong vũ biểu về những
tình trạng tương lai doanh nghiệp, các nhà đầu tư sẽ tăng giá cả những công ty sản xuất hàng hoá
lẫn các công ty vận chuyển hàng hoá trong một nền kinh tế đang mở rộng, không thể có một nền
kinh tế mạnh nào mà trong đó hàng hoá được sản xuất ra nhưng không được vận chuyển trên thị
trường. Để làm rõ hơn vấn đề tại sao Dow lại xây dựng chỉ số ngành giao thông vận tải, ông giải
thích như sau: Cổ phiếu của doanh nghiệp trong nhóm ngành vận tải thì chịu ảnh hưởng của môi
trường kinh tế nhiều hơn là sự ảnh hưởng của thị trường tài chính, năng lượng (nhiên vật liệu) và
chi phí lao động đóng góp phần lớn trong chi phí hoạt động của những doanh nghiệp. Do vậy chỉ số
ngành giao thông vận tải có thể dự báo được sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Ngày nay, khi giao thông vận tải hàng không phát triển, thì những nhận định trên vẫn đúng
đắn. Chu kỳ kinh doanh và doanh thu của những doanh nghiệp vận tải hàng không rất nhạy cảm với
những biến động của nền kinh tế. Các doanh nghiệp vận tải hàng không thường có tỉ trọng nợ lớn
trong cấu trúc nên chịu ảnh hưởng rất nhiều từ lãi suất cho vay, do vậy, những doanh nghiệp này
cũng chịu ảnh hưởng lớn từ hoạt động của thị trường tín dụng. Phần lớn các doanh nghiệp trên thị
trường đều chịu ảnh hưởng lớn từ những thay đổi của môi trường kinh tế như lãi suất, chi phí năng
lượng, chi phí lao động. Những doanh nghiệp hàng không, những doanh nghiệp vận tải chịu ảnh
hưởng rất lớn từ những yếu tố trên, và do vậy, có thể coi chỉ số ngành giao thông vận tải như một
chỉ số hàng đầu để phản ánh môi trường của nền kinh tế nói chung.
TV21
®
Page | 8
Indicators

Hình 5: sự củng cố lẫn nhau giữa hai nhóm chỉ số bình quân ngành công nghiệp và giao
thông vận tải.
Dow và Halminton giải thích sự củng cố giữa hai nhóm chỉ số trên như sau: Trong quá trình
tuân theo xu hướng chính, khi một chỉ số xác lập đỉnh mới hoặc đáy mới thì chỉ số còn lại cũng sẽ
sớm thay đổi thì xu hướng đó mới hợp lệ.
Giải thích đồ thị:
Biểu đồ trên cho thấy một loạt những tín hiệu xảy ra trong 7 tháng của năm 1998.
Vào tháng 4, cả DJIA và DJTA đều xác lập những đỉnh cao nhất. Xu hướng chính vừa được
thiết lập lúc này là xu hướng tăng giá, sự củng cố lẫn nhau của 2 chỉ số trung bình trên chỉ đã làm rõ
hơn xu hướng chính lúc này.
Trong tháng 7, rắc rối bắt đầu nảy sinh khi khi DJTA và DJIA không còn củng cố lẫn nhau
nữa. DJIA thì hỗ trợ cho giá tăng (đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ) còn DJTA lại đưa ra một dấu hiệu
cảnh báo ( đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ). Ta hãy nhớ lại một điều rằng xu hướng chính chỉ có hiệu lực
cho đến khi xuất hiện dấu hiệu đảo chiều. Vào ngày 31 tháng 7, DJTA ghi nhận một sự thay đổi, từ
xu hướng tăng giá chuyển xuống xu hướng giảm giá (đáy mới thấp hơn đáy trước).
TV21
®
Page | 9
Indicators
Vào tháng 10, khi DJTA đưa ra dấu hiệu về một xu hướng giảm giá (đáy mới thấp hơn đáy
cũ) thì DJIA lại không hỗ trợ điều này (đáy mới cao hơn đáy cũ).
Thời gian sau đó, DJIA liên tục tăng, thiết lập những đỉnh cao mới, DJIA đã bắt đáy và bật
lên.
Mãi cho đến tháng 11, DJTA mới thiết lập một đỉnh cao mới, nhưng cũng chính tại thời
điểm này, xu hướng chính tăng giá mới chính thức được thiết lập.
1.6. Các mối quan hệ về giá và khối lượng là nền tảng cho dự báo.
Mối quan hệ cơ bản là khối lượng thực hiện cao khi giá tăng và khối lượng thấp khi giá
giảm.Nếu khối lượng tăng khi giá giảm và khối lượng giảm khi giá tăng thì điều đó báo hiệu cho
một sự đổi chiều của xu hướng chính
.

Hình 3: DJTA năm 1992, dấu hiệu đảo chiều
Kể từ lúc thiết lập đỉnh vào tháng 2, một chuỗi những tín hiệu giảm giá theo sau đó báo hiệu
cho việc hình thành một xu hướng giảm giá dài hạn (trong cả tháng 3). Vào tháng 4 và tháng 5, có
một xu hướng thứ cấp chống lại điều này.Tuy vậy, mức đỉnh của tháng 4 và tháng 5 không vượt qua
được đỉnh đã thiết lập từ tháng 3. Vào đầu tháng 6, có một ngày khối lượng giao dịch tăng đột biến,
nhưng xét theo xu thế, đây là ngày các nhà đầu tư thông minh “xả hàng”, nó không phải là một tín
TV21
®
Page | 10
Indicators
hiệu mua vào. Thực tế đã cho thấy, sau đó DJTA đã trượt xuống mức 1250, thiết lập một đáy mới.
Xu hướng giá giảm đã hiện rõ.
Cuối tháng 8, đầu tháng 9, giá tăng trở lại, nhưng còn quá sớm để bàn về một xu hướng
tăng giá. Đến tháng 10, khi xuất hiện thời điểm khối lượng giao dịch tăng đột biến, báo hiệu cho
một sự đảo chiều thực sự của xu hướng. Từ đó về sau, DJTA tăng mạnh.
Hình 4: DJIA, khối lượng tăng đột biến, báo hiệu xu hướng tăng giá.

Hình 5: VN-Index 2009, dấu hiệu đảo chiều
TV21
®
Page | 11
Indicators
Giải thích: tương tự như lập luận ở trên, vào cuối tháng 10, có thời điểm khối lượng giao
dịch tăng đột biến trong khi VNIndex đang trên xu hướng chính, báo hiệu tín hiệu đảo chiều,sau đó
thực sự giá đã tụt sâu, từ 635 xuống 450. Đến giữa tháng 12, khi VNIndex thiết lập mức đáy, khối
lượng giao dịch tăng đột biến, nhưng điều này không phát tín hiệu bán mà là dấu hiệu mua vào của
các nhà đầu tư thông minh. Về sau, giá đã tăng mạnh, từ 450 lên 542. Tương tự như vậy, vào tháng
5 năm 2010, khi giá đang trên xu hướng tăng, xuất hiện một ngày có khối lượng giao dịch đột biến.
Không lâu sau giá bắt đầu tụt từ 550 xuống 480.
TV21

®
Page | 12

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×