Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

đê kiêm tra ngu van 9 học ki i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.45 KB, 3 trang )

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2014-2015
MÔN NGỮ VĂN – LỚP 9
THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
PHẦN I: ( 5,,0 điểm)
Câu 1: (2 điểm )
Đọc hai câu thơ sau và trả lời câu hỏi a,b
Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.
(Ngữ văn lớp 9 tập 1- trang 111-NXB Giáo dục)
a. Hai câu thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Nêu ngắn gọn nội dung chính của hai câu thơ trên.
c. Kim vàng ai nỡ uốn câu
Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời.
Câu ca dao trên khuyên chúng ta điều gì? Điều đó liên quan đến
phương châm hội thoại nào?
Câu 2:(1,0 điểm)
Truyện ngắn “Làng ”của Kim Lân có tình huống truyện bất ngờ, đặc sắc.
Đó là tình huống nào? Tình huống ấy có tác dụng gì?
Câu 3:(2,0 điểm)
Viết một đoạn văn ( từ 6 đến 8 câu) với câu chủ đề: “Mái trường là ngôi
nhà thứ hai của mỗi người”.
PhầnII: (5,0 điểm)
Đóng vai nhân vật bé Thu kể lại đoạn trích “ Chiếc lược ngà” của nhà
văn Nguyễn Quang Sáng (từ đầu đến lúc nhân vật ông Sáu chia tay mọi
người để tiếp tục đi kháng chiến.)
HẾT
Nghĩa Hành, ngày 28 tháng 12 năm 2014
GIAO VIÊN BỘ MÔN
Trịnh Thị Tứ

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I


NĂM HỌC 2014 -2015
MÔN NGỮ VĂN 9
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
PPhần I
C Câu 1
c
Câu 2
a.Hai câu thơ trích trong văn bản “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
Tác giả : Nguyễn Đình Chiểu.
b. Nội dung của hai câu thơ: Quan niệm của tác giả gởi gắm vào nhân vật
Lục Vân Tiên: Thấy việc nghĩa không làm không phải là người anh hùng.
c.Câu ca dao khuyên chúng ta cần phải có thái độ tế nhị, lịch sự khi nói năng
hội thoại với nhau trong giao tiếp. Điều này liên quan đến phương châm lịch sự.
Tình huống truyện:Ông Hai tình cờ nghe tin làng Chợ Dầu yêu quí của ông trở thành Việt
gian theo Pháp.
Tác dụng: Tạo ra nút thắt của câu chuyện, gây ra một mâu thuẫn giằng xé trong trong tâm trí
ông Hai. Tạo điều kiện để thể hiện tâm trạng, phẩm chất và tính cách của nhân vật thêm
chân thật, sâu sắc. Góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm (ca ngợi tình yêu làng, yêu nước
của người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp).
0.5
0.5
1,0
1,0
Câu 3
HS có nhiều cách trình bày song phải đảm bảo số câu qui định(từ 6 đến 8 câu) đảm bảo về
hình thức và nội dung của đoạn văn nghị luận. Câu chủ đề có thể đứng đầu hoặc cuối đoạn.
. Phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
-Mái trường là nơi gắn bó gần gũi với con người từ khi ấu thơ cho đến lúc trưởng thành.
-Mái trường là nơi ta nhận được tình yêu thương, sự chăm sóc, dạy dỗ của thầy cô cùng
với niềm vui giữa bạn bè.

-Nơi đây thầy cô đã vun trồng trí tuệ, tâm hồn; không chỉ là nơi cung cấp cho ta nhiều kiến
thức mà còn trưởng thành cả về thể chất lẫn tâm hồn.
-Vì vậy chúng ta phải biết ơn mái trường, biết ơn thầy cô đã dạy dỗ ta nên người.
-Lòng biết ơn biến thành hành động thiết thực…
2.0
Phần II * Yêu cầu về kĩ năng:
Học sinh viết đúng kiểu bài tự sự, sử dụng đúng ngôi kể(ngôi thứ nhất- xưng “tôi” bé Thu
Biết kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm, biểu cảm,đối thoại độc thoại và độc thoại nội tâm
Văn viết có cảm xúc, bố cục chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ,
đặt câu.
*Yêu cầu về kiến thức:
HS có nhiều cách trình bày song phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Nhân vật “tôi” bé Thu tự giới thiệu về mình.
-Những sự việc diễn ra cùng với cảm xúc của nhân vật “tôi”trong những ngày ông Sáu
về thăm nhà:
+Trước khi nhận ông Sáu là cha
+Khi nhận ông Sáu là cha
-Những cảm xúc, suy nghĩ của “tôi” khi phải chia tay ba để ba tiếp tục ra đi kháng
chiến.
-Những suy nghĩ của “tôi” về tình cảm gia đình và quê hương đất nước
*Cách cho điểm:
Kĩ năng:1 điểm
Kiến thức:4 điểm
1,0
0,5
2,0
1.0
0,5


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×