Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tài liệu ôn tập quản lý dược

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.52 KB, 15 trang )

Ôn tập QUẢN LÝ DƯỢC
B1_ KINH TẾ VĨ MÔ
Câu 1/ Nêu khái niệm Kinh tế học & Kinh tế vĩ mô ?
_KN Kinh tế học:
là 1 môn khoa học nghiên cứu phương thức sử dụng các nguồn tài nguyên hữu hạn
of cá nhân, doanh nghiệp & quốc gia để tạo ra hàng hóa dịch vụ, đáp ứng cho nhu cầu
vô hạn of con người.
_KN Kinh tế vĩ mô:
là 1 môn khoa học kinh tế chuyên ngành, nghiên cứu tổng thể toàn bộ nền kinh tế
với tất cả các bộ phận cấu thành of nó.

Câu 2/ Các nội dung cơ bản of Kinh tế vĩ mô ?
(trong câu 2 có các câu nhỏ)
a/ Tổng sản phẩm trong nước (tổng sp quốc nội) = GDP (Gross Domestic Product):
là tổng giá trị hàng hóa - dịch vụ tính = tiền đc làm ra trong 1 năm, trong phạm vi
1 quốc gia hay vùng lãnh thổ.
b/ Tổng sp quốc gia = GNP (Gross National Product):
là tổng giá trị hàng hóa dịch vụ tính = tiền do người dân & doanh nghiệp of 1 quốc
gia hay vùng lãnh thổ làm ra trong 1 năm (ko kể làm ra ở đâu, trong hay ngoài nước).
GNP = GDP + (Thu nhập từ nước ngoài chuyển về - Thu nhập trong nước chuyển đi)
Khi :
GNP = GDP ==> Thu nhập từ nước ngoài chuyển về = Thu nhập trong nước chuyển đi.
GNP > GDP ==> Thu nhập từ nước ngoài chuyển về > Thu nhập trong nước chuyển đi.
GNP < GDP ==> Thu nhập từ nước ngoài chuyển về < Thu nhập trong nước chuyển đi.
c/ Tổng cầu (Tổng nhu cầu XH):
là tổng gtrị hàng hóa - dịch vụ mà người dân & doanh nghiệp of 1 quốc gia (hay
vùng lãnh thổ) yêu cầu trong 1 năm.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tổng cầu:
1. Dân số: càng đông thì nhu cầu càng cao. (tỉ lệ thuận với tổng cầu).
2. Thuế: + là 1 công cụ vô cùng quan trọng để điều tiết nền Ktế vĩ mô.
+ vì thuế tăng > giá tăng > ko ai mua > sx ko ai sử dụng > tổng cầu giảm


(tỉ lệ nghịch với tổng cầu).
3. Trợ cấp: dưới bất cứ hình thức nào đều làm tăng tổng cầu.
(Thường trợ cấp miễn thuế, trợ cấp đầu vào nguyên liệu > tỉ lệ thuận với tổng
cầu).
4. Thu nhập of người dân:
càng cao > nhu cầu càng tăng & ngược lại. (tỉ lệ thuận với tổng cầu).
5. Nhu cầu of chính phủ:
+ là yếu tố quan trong nhất ảnh hưởng đến tổng cầu.
+ Vì chính phủ là cơ quan duy nhất có thẩm quyền sd ngân sách quốc gia (chiếm
khoảng 20% GDP). Do đó, chính phủ quyết định đầu tư vào 1 loại hàng hóa dịch
vụ nào cũng sẽ làm nhu cầu hàng hóa đó tăng rất lớn.
6. Lạm phát: dự báo lạm phát tăng > nhu cầu tăng (vì người dân sợ tiền mất giá,
nên tăng cường mua sắm).
7. Lãi suất: lãi suất tăng > nhu cầu giảm (& ngược lại). (tỉ lệ nghịch với tổng cầu).
Giải thích:
+ Lãi suất tăng: người dân gửi tiền vào ngân hàng lấy tiền lời > tiết kiệm chi
tiêu > nhu cầu giảm > tổng cầu giảm.
+ Lãi suất giảm: người dân rút tiền từ ngân hàng ra > tăng cường mua sắm
> nhu cầu tăng > tổng cầu tăng.
8. Tỷ giá hối đoái (Tỷ giá trao đổi giữa đồng nội tệ & ngoại tệ):
ảnh hưởng đến nhu cầu hàng hóa - dịch vụ trong nước & nhập khẩu.
Cụ thể:
+ Nếu tỷ giá đồng nội tệ tăng so với ngoại tệ > nhu cầu hàng nhập khẩu tăng
(vì giá rẻ hơn hàng sx trong nước).
+ Nếu tỷ giá đồng nội tệ giảm so với ngoại tệ > nhu cầu hàng sx trong nước
tăng.
(Quy luật này chỉ diễn ra khi chất lượng hàng sx trong nước & hàng nhập khẩu
tương đương nhau).
d/ Tổng cung (= GDP):
là tổng gtrị hàng hóa - dịch vụ do người dân & doanh nghiệp làm ra trên phạm vi 1 quốc

gia (hay vùng lãnh thổ) trong 1 năm.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tổng cung:
1. Nguồn nhân lực:
càng đông > trình độ chuyên môn càng cao, tay nghề càng thành thạo >
lượng hóa - dvụ làm ra càng nhiều > tổng cung tăng.
2. Máy móc & nguyên vật liệu:
càng hiện đại, đầy đủ & đúng chuẩn > lượng hàng hóa làm ra càng nhiều (năng
suất tăng, tỉ lệ hao hụt giảm) > tổng cung tăng.
3. Trình độ khoa học - công nghệ & quản lý:
càng hiện đại, tiên tiến & hợp lý > sẽ làm giảm chi phí các nguồn lực, tăng năng
suất lao động, giảm giá thành > lượng hóa - dvụ làm ra càng nhiều > tổng
cung tăng.
4. Chính sách kinh tế vĩ mô of Nhà nước:
có thể làm tổng cung tăng or giảm.
Vì: Nếu NN muốn khuyến khích 1 loại hình h hóa - dvụ nào đó > ban hành các
chính sách khuyến khích đầu tư, giảm thuế, tăng trợ cấp > tổng cung tăng.
và ngược lại:
NN muốn xiết chặt 1 loại hình h hóa - dvụ nào đó > ban hành các chính sách
tăng thuế, tăng giá thành đầu tư > tổng cung giảm.
5. Lạm phát:
+ là sự tăng giá chung of các loại h hóa - dvụ.
+ là quy luật of nền ktế thị trường ở mức độ vừa phải.
==> Lạm phát tốt cho nên ktế vì kích thích tiêu thụ h hóa, tăng cường đầu tư.
Phân loại:
• Lạm phát thấp (lạm phát 1 con số): tức là
giá cả h hóa - dvụ tăng < 10% / 1 năm.
==> mức lạm phát này tốt cho nền ktế.
• Lạm phát cao (lạm phát phi mã, hay lạm phát 2 con số): tức là
giá cả h hóa - dvụ tăng < 100% / 1 năm.
==> mức lạm phát này ảnh hưởng xấu đến nền ktế. Vì gtrị đồng tiền ko đảm bảo,

nên giảm đầu tư, tăng đầu cơ.
• Lạm phát siêu tốc (lạm phát trên 3 con số):
mức lạm phát này làm cho nền ktế thực sự khủng hoảng, thậm chí sụp đổ.
VD: thập niên 70, 80 & đầu 90: lạm phát 4000% / 1 năm.
6. Thất nghiệp: (thỏa 4 tiêu chí)
+ là những người trong độ tuổi lao động.
+ ko có việc làm.
+ muốn làm việc & tích cực tìm kiếm việc làm.
+ đang ở trong trạng thái sẵn sàng làm việc.
Phân loại: có 2 hình thức:
• Thất nghiệp tự nhiên: giống phần Khái niệm.
• Thất nghiệp cưỡng bức: bị mất việc làm do yếu tố gia đình, hôn nhân, tôn
giáo or bệnh tật.
Các biện pháp giảm thất nghiệp:
+ Tăng cường đầu tư, phát triển sx kinh doanh.
+ Tăng cường đào tạo chuyên môn & tay nghề cho người lao động.
7. Tiền tệ:
KN: Tiền là bất cứ 1 phương tiện nào đc con người chấp nhận làm trung gian
trao đổi giữa các lực lượng h hóa - dvụ.
Phân loại:
• Tiền hàng hóa (Hóa tệ): vừa có giá trị trao đổi & có giá trị sử dụng.
• Tiền quy ước (Tín tệ): chỉ có giá trị trao đổi, ko có giá trị sử dụng.
• Tiền điện tử: là giá trị lao động thật. VD: thẻ ATM
8. Ngân hàng:
KN: là 1 định chế tư bản tiền tệ & là xương sống of nền ktế thị trường.
Phân loại: có 2 loại ngân hàng:
• Ngân hàng Nhà Nước: ở VN có trụ sở chính tại HN & 1 chi nhánh tại mỗi tỉnh,
tp trung ương.
Ngân hàng NN là:
+ ngân hàng mẹ, quản lý ngân hàng thương mại.

+ ngân hàng in tiền & phát hành tiền.
+ ấn định tỷ giá hối đoái & lãi suất.
+ ko thực hiện chức năng kinh doanh tư bản tiền tệ.
• Ngân hàng thương mại:
+ chịu sự quản lý of Ngân hàng NN.
+ thực hiện tất cả các chức năng kinh doanh tư bản tiền tệ & nghiệp vụ thanh
toán (gửi tiền, chuyển tiền, cho vay ).

B2_ ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẢN TRỊ DƯỢC
Câu 3/ Nêu khái niệm về Quản trị ?
KN: mọi hoạt động ktế đều phải hội đủ 5 yếu tố (5M) là:
Tiền (Money)
Máy móc nguyên vật liệu
(Machine Material)
Nhân lực (Man power)
Quản trị (Managerment)
Thị trường (Market)
Vậy: Quản trị là hệ thống các phương thức quản lý các nguồn lực, nhằm thực hiện tốt
nhất nhiệm vụ chung of tổ chức.

Câu 4/ Nêu khái niệm Nhà quản trị ? Phân loại Nhà quản trị ?
KN: Nhà quản trị là người of tổ chức
• có quyền ra quyết định cho người khác thực hiện.
• có quyền hoạch định, tổ chức, điều khiển & kiểm tra, giám sát người khác.
nhằm hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ chung of tổ chức.
Phân loại: có nhiều cách PL, nhưng thường PL như sau:
1. Người thừa hành:
ko có quyền ra quyết định, mà chỉ thực hiện quyết định of người khác.
Trong ngành Dược như: nhân viên bán thuốc, người giới thiệu thuốc, công nhân sx
thuốc.

2. Nhà quản trị bậc thấp: (Quản trị viên cơ sở)
có quyền ra các loại quyết định tác nghiệp, tức là quyết định thực hiện công tác
chuyên môn nghiệp vụ hàng ngày, vài ngày or hàng tuần.
Trong ngành Dược như: tổ trưởng, nhóm trưởng
3. Nhà quản trị bậc trung: (Quản trị viên bậc giữa)
có quyền ra các loại quyết định chiến thuật, tức là quyết định thực hiện các mục tiêu
cụ thể of tổ chức, thực hiện kế hoạch Y tế trung hạng, hàng tháng or hàng quý.
Trong ngành Dược như: trưởng khoa Dược BV, trưởng phó phòng, quản đốc phân
xưởng sx thuốc or giám đốc bộ phận
4. Nhà quản trị bậc cao: (Quản trị viên cao cấp)
có quyền ra các quyết định chiến lược, tức là quyết định thực hiện mục tiêu chung of
tổ chức, thực hiện kế hoạch Y tế dài hạn, hàng năm or nhiều năm.
Trong ngành Dược như: giám đốc cty Dược, Chủ tịch HĐQT
Sự PL này chỉ mang tính tương đối, vì cấp bậc of Nhà quản trị có thể bị thay đổi bởi
công việc & đặc điểm nhân viên.

Câu 5/ Nhiệm vụ of Nhà quản trị ?
1. Ra quyết định:
là việc lựa chọn công việc sẽ thực hiện trong tương lai, là nhiệm vụ đầu tiên & quan
trong nhất of nhà QT dược, vì:
+ Nếu ra quyết định đúng sẽ tạo đk thuận lợi cho những nhiệm vụ tiếp theo.
+ Nếu ra quyết định sai sẽ gây khó khăn cho những nhiệm vụ tiếp theo, thậm chí công
việc ko thể thực hiện đc.
Trong ngành Dược, việc ra quyết định phụ thuộc vào:
+ thẩm quyền of nhà quản trị.
+ trình độ chuyên môn of nhà quản trị.
+ đặc điểm of công việc.
+ mức độ tiếp nhận & xử lý thông tin
2. Hoạch định:
_ Là sự phác thảo kế hoạch thực hiện công việc đã lựa chọn, bao gồm mục đích & mục

tiêu of công việc.
• Mục đích: kết quả cuối cùng mong muốn đạt đc.
• Mục tiêu: những công việc cần làm để đạt đc mục đích.
_ Các nguồn lực để thực hiện mục tiêu: nhân lực, vật lực, tài lực, trí lực.
_ Thời gian & không gian thực hiện công việc, các biện pháp kiểm tra, đánh giá trong
suốt quá trình thực hiện công việc.
3. Tổ chức:
Là việc thiết lập 1 cơ cấu quan hệ quyền lực & trách nhiệm giữa các cá nhân, bộ
phận trong tổ chức, kèm theo các biện pháp thông tin nhiều chiều, nhằm mục đích tiết
kiệm các nguồn lực,để các công việc đc thực hiện hợp lý & hiệu quả.
Trong lĩnh vực ktế Dược, có 2 kiểu cơ cấu tổ chức là:
Tổ chức cơ cấu trực tuyến: chỉ có nhà quản trị & người thừa hành.
Ưu điểm:
• Tiết kiệm chi phí, nhân lực & tài chính.
• Nhà quản trị giám sát đc hết các công việc of nhân viên dưới quyền, điều chỉnh,
bổ sung kịp thời.
Nhược điểm:
• Công việc of nhà quản trị quá nhiều, quá phức tạp ==> dễ dẫn đến nhầm lẫn, sai
sót.
• Kiểu cơ cấu tổ chức này phù hợp với loại hình doanh nghiệp nhỏ, số lượng nhân
viên ít.
Tổ chức trực tuyến chức năng: gồm có 1 nhà quản trị bậc cao, các nhà quản trị
trung gian & người thừa hành.
Ưu điểm:
• Chuyên môn hóa, chuyên biệt hóa công việc cho các nhà quản trị trung gian.
• Tăng cường hiệu quả & chất lượng công việc.
Nhược điểm:
• Tốn kém chi phí, nhân lực.
• Nhà quản trị bậc cao đôi khi ko giám sát hết công việc of nhân viên dưới quyền.
• Kiểu cơ cấu này phù hợp cho loại hình doanh nghiệp lớn, số lượng nhân viên

đông.
4. Điều khiển: gồm 2 phần Lãnh đạo & Động viên
*LÃNH ĐẠO:
là sự ra lệnh bắt buộc người khác thực hiện quyết định of nhà quản trị.
Có 3 phong cách lãnh đạo:
_PC lãnh đạo độc đoán (quyết đoán):
nhà quản trị tự ra quyết định, tự chịu trách nhiệm, ko tham khảo ý kiến nhân viên.
_PC lãnh đạo dân chủ:
trước khi ra quyết định, nhà quản trị Dược phải tham khảo ý kiến nhân viên, thu thập
& xử lý thông tin đầy đủ, chính xác.
_PC lãnh đạo tự do:
nhà quản trị chỉ đề ra mục tiêu chung, nhân viên tự thực hiện công việc, phát huy
tính sáng tạo, độc lập, tự chủ.
*ĐỘNG VIÊN:
là cách thỏa mãn nhu cầu of nhân viên dưới quyền. Khi nhu cầu of con người đc thỏa
mãn, họ sẽ nhiệt tình, hăng say làm việc, tăng cường hiệu quả & chất lượng công việc.
Tháp nhu cầu Maslow
Nhu cầu bậc thấp:
• Sinh lý: các nhu cầu cơ bản of con người.
• An toàn: bao gồm tính mạng & sức khỏe.
Nhu cầu bậc cao:
• Quan hệ XH: đi chơi có bạn, đc làm việc trong môi trường giao tiếp rộng.
• Được tôn trọng: đi đến đâu phải đc mọi người ở đó tôn trọng.
• Tự thể hiện: sau khi những nhu cầu kia có đầy đủ, sẽ nảy sinh nhu cầu tự hoàn
thiện bản thân mình.
==> Nếu nhu cầu bậc thấp cơ bản đc thỏa mãn thì ai cũng có nhu cầu đc tôn trọng.
Để động viên có hiệu quả, nhà quản trị Dược cần phải xác định chính xác nhân viên
dưới quyền đang ở nhu cầu nào > để thỏa mãn nhu cầu đó.
5. Kiểm tra - Giám sát:
là công việc thường xuyên of nhà quản trị.

đc thực hiện ở mọi giai đoạn of kế hoạch y tế.
để phát hiện sai sót > điều chỉnh, bổ sung kịp thời.

B3_ HỢP ĐỒNG KINH TẾ DƯỢC
Câu 6/ Nêu khái niệm Hợp đồng ktế Dược ? Phân loại Hợp đồng ktế Dược ?
Các hình thức of Hợp đồng ktế Dược ?
1/ KN: Hợp đồng (Hđ) là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hay chấm
dứt quyền & nghĩa vụ dân sự.
Vậy, Hđ có liên quan đến thuốc là việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền &
nghĩa vụ dạn sự liên quan đến các đối tượng là thuốc & dịch vụ y tế.
2/ Phân loại: có 2 loại hợp đồng:
• Hđ đơn vụ: chỉ có 1 bên có nghĩa vụ.
• Hđ song vụ: các bên đều có nghĩa vụ.
3/ Hình thức: trong lĩnh vực ktế Dược có 2 hình thức cơ bản là Lời nói & Văn bản.
• Hình thức lời nói: thường áp dụng trong lĩnh vực bán lẻ thuốc.
• Hình thức văn bản: áp dụng cho các lĩnh vực còn lại (sx, vận chuyển, gia công,
bảo quản ).

Câu 7/ Nêu cấu trúc of Hợp đồng (văn bản):
Cấu trúc of Hợp đồng (văn bản): gồm 2 phần:
PHẦN MỞ ĐẦU:
Ghi thời gian, địa điểm, nơi diễn ra hành vi ký kết Hđ.
Các thông tin liên quan đến các chủ thể tham gia ký kết Hđ (Họ & tên; Địa chỉ; Số
CMND; Số tài khoản; Ngân hàng giao dịch).
PHẦN NỘI DUNG: (thường ghi dưới dạng các điều khoản)
tối thiểu phải có 7 điều khoản sau đây:
Điều 1: Tên thuốc
_Ghi theo tên giao dịch, có thể kèm theo tên Quốc tế, tên biệt dược.
Điều 2: Số lượng
_Ghi theo đv đóng gói nhỏ nhất or dạng bào chế, chia liều nhỏ nhất.

VD: + ko đc ghi vỉ > ghi viên.
+ Ko đc ghi hộp > ghi ống (thuốc tiêm).
_Đối với nguyên liệu làm thuốc, vật tư y tế > ghi theo đv đo lường thông dụng nhất ở
VN.
• Đv do khối lượng: miligam (mg), gam (g), kilogam (kg).
• Đv đo thể tích: mililit (ml), lit (l).
• Đv đo độ dài: milimet (mm), centimet (cm), met (m).
_Đối với Hđ có đối tượng giao dịch số lượng lớn, tỷ lệ hao hụt cao (VD: ống thuốc tiêm,
dược liệu thô ), khi thỏa thuận Hđ nên ± tỷ lệ % hao hụt (do các bên tự thỏa thuận).
Điều 3: Chất lượng
có 3 cách thỏa thuận về Chất lượng hàng hóa là:
• Mô tả các đặc điểm of hàng hóa.
• Dẫn chiếu đến chất lượng tương đương với 1 loại hàng hóa đang lưu hành trên
thị trường.
• Phiếu kiểm nghiệm: đc áp dụng trong ngành Dược.
Đối với thuốc sx trong nước phải thỏa thuận gtrị pháp lý of Phiếu kiểm nghiệm (Viện KN
thuốc, Trung tâm KN thuốc).
Điều 4: Giá cả
• Trong Hđ phải ghi giá theo đv đóng gói nhỏ nhất or dạng bào chế ko thể chia
liều, kèm theo đồng tiền thanh toán cụ thể.
VD: ghi đồng VN thì đc, nhưng ghi tiền đô ko đc (vì trên TG có khoảng 40 loại
đô) ==> phải ghi chính xác USD (đô la Mỹ).
• Đối với Hđ có thời gian thực hiện dài, khi thỏa thuận thời gian thực hiện, giá cả,
nên ghi thêm "Khi giá thị trường thay đổi đến 1 tỷ lệ (do các bên tự thỏa thuận),
thì các bên phải thỏa thuận lại".
Điều 5: Phương thức giao hàng (thời gian & địa điểm)
• Thời gian giao hàng:
cách tốt nhất là thỏa thuận trong 1 khoảng thời gian nhất định (từ ngày đến ngày ).
Trừ trường hợp cấp cứu & dịch bệnh: phải thỏa thuận giao hàng chính xác, tại 1 địa
điểm nhất định.

• Địa điểm giao hàng:
phải thỏa thuận chính xác (tới số nhà, số kho, số cầu cảng ).
Điều 6: Phương thức thanh toán
• Trong bán lẻ thuốc: pt thanh toán là Tiền mặt.
• Trong bán buôn thuốc: pt thanh toán là Chuyển khoản, Trả chậm (trả gối đầu).
• Trong xuất nhập khẩu thuốc: pt thanh toán tiên tiến, an toàn là Tín dụng thư
(L/C) (Letter of Credit).
Điều 7: Bao bì (cực kỳ quan trọng)
Trong Hđ phải ghi rõ cấu tạo of bao bì, nguyên liệu, nguồn gốc of bao bì.

B4_ LUẬT THUẾ
Câu 8/ Khái niệm & phân loại Thuế ?
KN: + Thuế là công cụ để điều tiết nền ktế vĩ mô.
+ Là khoảng thu chủ yếu cho ngân sách Nhà Nước (trên 70%).
Phân loại: có 2 loại thuế
• Thuế trực thu: người nộp thuế là người chịu thuế.
• Thuế gián thu: ____________ ko phải _____________, mà là nộp thay cho
khách hàng, vì tiền thuế đc tính vào giá cả phục vụ.

Câu 9/ Các loại Thuế thường gặp trong ngành Dược ?
1/ Thuế tiêu thụ đặc biệt: (T gián thu)
_Là loại thuế chỉ đánh vào 1 số hhóa - dvụ ko thiết yếu, do Luật thuế tiêu thụ đặc biệt
quy định. (Ko thiết yếu là do Luật thuế qđịnh Ko thiết yếu, chứ ko phải nghĩa là Ko cần
thiết).
_Thuế TTĐB chỉ thu 1 lần ở nơi sx or nơi nhập khẩu.
Những loại hhóa - dvụ sau đây, ngoài phải chịu những loại thuế khác, còn phải chịu
thêm thuế TTĐB:
• Thuốc lá điếu & xì-gà các loại.
• Rượu bia các loại (bao gồm rượu thuốc, cồn thuốc).
• Xăng các loại.

• Xe ô tô dưới 24 chỗ.
• Xe mô tô trên 150 phân khối.
• Máy bay & du thuyền các loại.
• Bài lá các loại, vàng mã các loại.
• Kinh doanh vé đặt cược: đua ngựa, đua chó, đua xe , thẻ hội viên chơi Golf, vũ
trường, karaoke, massage, máy đánh bạc
2/ Thuế Xuất nhập khẩu (T gián thu):
_Thực sự là thuế nhập khẩu, vì phần lớn các loại thuế XNK có thuế xuất là 0%.
_Đây là loại thuế liên quan nhiều đến ngành Dược, vì 50% thuốc thành phẩm & hơn
90% nguyên liệu sx thuốc là nhập khẩu.
3/ Thuế giá trị gia tăng (VAT): (T gián thu)
_Là thuế chỉ đánh vào phần giá trị tăng thêm of hhóa - dvụ sau mỗi lần luân chuyển.
_Thuế suất là 5%, 10% (thông dụng nhất), 15% or 20% trên phần giá trị tăng thêm.
4/ Thuế thu nhập doanh nghiệp: (T trực thu)
_Chỉ đánh vào phần thu nhập (lợi nhuận of doanh nghiệp), sau khi đã khấu trừ các
khoảng chi phí hợp lý khác.
_Thuế suất hiện nay là 22% trên Tổng lợi nhuận còn lại.
5/ Thuế thu nhập cá nhân: (T trực thu)
_Là loại thuế có ý nghĩa XH lớn nhất hiện nay.
_Bản chất of thuế này là "Đảm bảo công =, an sinh XH, lấy of giàu chia nghèo".
_Thu nhập cá nhân gồm 2 phần:
THU NHẬP KO THƯỜNG XUYÊN:
phải chịu thuế thu nhập toàn phần, chia là 2 trường hợp:
• 10% trên Tổng 1 lần thu nhập > nếu cá nhân có Mã số thuế.
• 20% trên Tổng 1 lần thu nhập > __________ ko có _________.
THU NHẬP THƯỜNG XUYÊN:
phải chịu thuế thu nhập lũy tiến, sau khi đã khấu trừ các khoản tiền miễn trừ gia cảnh:
• 9 triệu đồng / tháng cho chính bản thân người nộp thuế.
• 3,6 triệu đồng / tháng cho mỗi người phụ thuộc người nộp thuế.
(tức là do người nộp thuế trực tiếp nuôi dưỡng, theo đúng quy định of PL).

BẢNG THU NHẬP THUẾ LŨY TIẾN
Bậc thuế Thu nhập trung bình/ tháng Thuế suất
01 Từ triệu thứ 1 > triệu thứ 5 (5tr đầu tiên) 5%
02 Từ triệu thứ 6 > triệu thứ 10 (5tr kế tiếp) 10%
03 Từ triệu thứ 11 > triệu thứ 18 (8tr kế tiếp) 15%
04 Từ triệu thứ 19 > triệu thứ 32 (14 tr kế tiếp) 20%
05 Từ triệu thứ 33 > triệu thứ 52 (20 tr kế tiếp) 25%
06 Từ triệu thứ 53 > triệu thứ 80 (28 tr kế tiếp) 30%
07 Từ triệu thứ 81 trở đi 35%
6/ Phí & lệ phí:
• PHÍ:
_Là 1 khoảng thu từ đối tượng nộp phí, khi họ đc hưởng 1 dvụ nào đó.
_Phí phải đc quy định trong Danh mục phí do Bộ Tài Chính ban hành.
VD: Học phí, viện phí
• LỆ PHÍ:
_Là 1 khoảng thu từ đối tượng nộp lệ phí khi họ đc hưởng 1 dvụ nào đó (thường là
dvụ Quản lý Nhà Nước).
_Lệ phí phải đc quy định trong Danh mục lệ phí do Bộ Tài Chính ban hành.
VD: khi đi sao y bản chính 1 số giấy tờ, ta phải đóng Lệ phí.
_1 số lệ phí có tính chất như Thuế:
• Lệ phí môn bài = Thuế môn bài.
(Môn = cửa; Bài = thẻ ==> đánh vào giấy phép kinh doanh (môn bài) of doanh nghiệp &
hộ kd).
• Lệ phí trước bạ = Thuế trước bạ.
(Trước: ghi; Bạ = sổ ==> là loại lệ phí đánh vào sự mua bán, chuyển nhượng 1 số loại
tài sản cần có sự chứng thực như: nhà đất, xe ).

B5_ CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP DƯỢC
Câu 10/ Nêu 1 số khái niệm trong Kinh doanh & doanh nghiệp Dược ?
1 số KN:

1. Kinh doanh:
là việc thực hiện 1, 1 số or tất cả các giai đoạn of quá trình đầu tư. Như vậy, sx
thuốc cũng đc gọi là Kinh doanh thuốc.
2. Tư cách pháp nhân:
1 doanh nghiệp Dược có tư cách pháp nhân, nếu hội đủ 4 đk sau:
_Đc cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền thành lập or cho phép thành lập or công nhận.
_Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, tức là phải có: (ít nhất là 3 ban này)
+ Ban giám đốc.
+ Ban kế toán.
+ Ban kiểm soát.
_Có tài sản độc lập với tài sản of cá nhân, tổ chức khác.
_Nhân danh mình trong mọi hợp đồng, tức là phải có:
• Trụ sở hoạt động rõ ràng, ổn định.
• Có tên đc đăng ký hợp pháp, tên ko đc vi phạm đạo đức XH.
3. Chế độ, trách nhiệm trong kinh doanh:
trong kinh doanh có 2 chế độ, trách nhiệm là: TN vô hạn & TN hữu hạn.
• TH vô hạn trong kd: chủ thể kd có nghĩa vụ bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra.
• TN hữu hạn trong kd: các chủ thể tham gia kd chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi
phần góp vốn.
4. Người đại diện theo pháp luật:
_là người đại diện doanh nghiệp làm việc với các cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền.
_là người có quyền trực tiếp or ủy quyền cho người khác để thương lượng, ký kết các
loại hợp đồng.
Theo quy định of Luật doanh nghiệp:
• Giám đốc là đại diện đương nhiên.
• Chủ tịch HĐQT là đại diện theo điều lệ.
5. Thành viên hợp danh:
là những người có trình độ chuyên môn cao, có uy tín XH nghề nghiệp, góp danh
để thành lập doanh nghiệp.


Câu 11/ Nêu các loại hình doanh nghiệp Dược ? Cho VD cụ thể.
Có 10 loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp Dược cũng tương tự):
1/ Doanh nghiệp Nhà Nước: là loại hình doanh nghiệp do:
• Nhà Nước thành lập.
• Nhà Nước cấp vốn điều lệ từ ngân sách Nhà Nước.
• Nhà Nước cử người quản lý & thu lợi nhuận.
• Doanh nghiệp Nhà Nước có tư cách pháp nhân & chịu TN hữu hạn trong kd.
• Người đại diện theo PL là Giám đốc or Chủ tịch HĐQT.
Trước đây, 100% các doanh nghiệp Dược là Doanh nghiệp Nhà Nước.
Hiện nay, phần lớn đã đc cổ phần hóa & bị sáp nhập.
VD: + Xí nghiệp dược phẩm TW I.
+ Xí nghiệp dược phẩm TW II.
+ Xí nghiệp dược phẩm 3/2.
2/ DN tư nhân:
• Do 1 cá nhân xin nghép thành lập.
• Ko có tư cách pháp nhân & chịu TN vô hạn trong kd.
• Người đại diện theo PL là Chủ doanh nghiệp.
VD: (trong ngành Dược rất hiếm có DN tư nhân, thường là ngành Vàng bạc đá quý,
xe gắn máy , nên mình lấy ví dụ ngoài ngành Dược):
+ Cty Vàng bạc đá quý Hạ Long (HJC).
+ Cty TNHH sản xuất & thương mại Tiến Lộc.
> Cty tư nhân chuyên sản xuất các phụ tùng và lắp ráp xe gắn máy với tên thương
hiệu “FASHION” cho dòng xe số và “ SAPPHIRE “, “ BELLA ” cho dòng xe tay ga.
3/ DN liên doanh:
• Đc thành lập do sự góp vốn of bên VN & bên nước ngoài.
• DN liên doanh có tư cách pháp nhân & chịu TN hữu hạn trong kd.
• Người đại diện theo PL là Giám đốc.
VD: + Cty TNHH Liên doanh Stada - Việt Nam (Stada - VN).
==> Liên doanh giữa: 1 nhóm tư nhân VN với Tập đoàn Dược phẩm Stada of Đức.
+ Cty liên doanh Dược phẩm Sanofi - Synthelabo Việt Nam.

==> Liên doanh giữa: XN Dược phẩm TW 23 với Cty Sanofi of Pháp.
4/ DN 100% vốn nước ngoài:
• Do bên nước ngoài đầu tư toàn bộ vốn, trực tiếp tuyển người.
• Tuy nhiên, vẫn đc thành lập & hoạt động theo PL VN.
• Do đó, có tư cách pháp nhân & chịu TN hữu hạn trong kd.
• Người đại diện theo PL là Giám đốc.
VD: + Cty United Pharma VN (của Philippin).
+ Cty Hisamitsu VN (của Nhật).
+ Cty Rhoto Mentholatum VN (của Nhật).
5/ Cty hợp danh: là loại hình DN:
• Do các thành viên hợp danh thành lập.
• Có tư cách pháp nhân & chịu TN hữu hạn trong kd.
• Người đại diện theo PL là Thành viên hợp danh.
VD: (trong ngành Dược rất hiếm có Cty hợp danh, thường có trong ngành Luật, nên
mình lấy ví dụ ngoài ngành Dược)
+ Cty Luật hợp danh LUẬT VIỆT.
+ Cty Luật hợp danh HÙNG VƯƠNG.
+ Cty Luật hợp danh NIỀM TIN VIỆT.
6/ Cty TNHH 1 thành viên:
• Thành viên có thể là 1 cá nhân hay 1 tổ chức.
• Có tư cách pháp nhân & chịu TN hữu hạn trong kd.
• Người đại diện theo PL là Giám đốc.
VD: + Bệnh viện ĐH Y Dược (do ĐH Y Dược (là 1 tổ chức) thành lập).
+ Cty TNHH 1 thành viên Dược phẩm TW II.
+ Cty TNHH 1 thành viên Dược Sài Gòn SAPHARCO.
7/ Cty TNHH từ 2 thành viên trở lên: (nhưng ko đc quá 50 thành viên, nếu trên 50
thành viên thì phải chuyển thành Cty Cổ phần):
• Thành viên có thể là cá nhân, tổ chức or cty khác. (là loại hình có nhiều nhất ở
thị trường VN hiện nay).
• Có tư cách pháp nhân & chịu TN hữu hạn trong kd.

• Người đại diện theo PL là Giám đốc or Chủ tịch Hội đồng thành viên.
VD: + Cty TNHH Dược phẩm Khương Duy.
+ Cty TNHH Dược phẩm Đông Đô.
+ Cty TNHH Dược phẩm Á Âu.
8/Cty cổ phần: là loại hình DN mà:
• Vốn điều lệ of Cty chia thành nhiều phần = nhau (Cổ phần).
• Giấy tờ có giá trị = tiền, xác định mệnh giá of 1 cổ phần > gọi là Cổ phiếu.
• Người sở hữu cổ phiếu > gọi là Cổ đông.
• Cổ đông định kỳ sẽ đc lãnh Cổ tức (lợi tức từ việc sở hữu cổ phiếu).
• Mệnh giá cổ phiếu ≠ giá trị cổ phiếu. (mệnh giá phổ biến hiện nay: 10.000đ).
• Cty CP có tư cách pháp nhân & chịu TN hữu hạn trong kd.
• Người đại diện theo PL là Giám đốc or Chủ tịch HĐQT.
Trong ngành Dược, phần lớn các Cty cổ phần đc cổ phần hóa từ DN dược Nhà Nước.
VD: + Cty Cổ phần dược Hậu Giang.
+ Cty Cổ phần dược OPC.
9/Hợp tác xã: là loại hình DN:
• Do các xã viên góp vốn, góp danh or góp sức thành lập.
• Có tư cách pháp nhân & chịu TN hữu hạn trong kd.
• Người đại diện theo PL là Chủ nhiệm HTX.
Trong ngành Dược, HTX chủ yếu đc thành lập ở lĩnh vực dược liệu.
VD: + HTX nông nghiệp dược liệu Mộc Châu Xanh.
+ Liên hiệp HTX nông nghiệp Tiền Giang.
+ Liên hiệp các HTX mua bán Tp. HCM > Co.opMart.
10/ Hộ kd cá thể: là loại hình DN:
• Do 1 or 1 nhóm người xin phép thành lập với mức vốn kd thấp hơn vốn pháp
định.
• Hộ kd cá thể ko có tư cách pháp nhân & chịu TN vô hạn trong kd.
• Người đại diện theo PL là Chủ hộ.
Trong ngành Dược, hộ kd cá thể là các loại hình kd bán lẻ thuốc: nhà thuốc, quầy
thuốc, đại lý thuốc

VD: + Nhà thuốc Mỹ Châu.
+ Nhà thuốc Á Châu.

TÓM TẮT
1/ Có mấy loại hình DN đc phép phát hành chứng khoán:
• 1 > Cty cổ phần.
2/ Có mấy loại hình DN ko có tư cách pháp nhân & chịu TN vô hạn trong kd:
• 2 > DN tư nhân & Hộ kd cá thể.
3/ Cá nhân đc phép mở mấy loại hình DN:
• 3 > DN tư nhân, Cty TNHH 1 thành viên, Hộ kd cá thể.
4/ Có mấy loại Cty ở VN:
• 4 > Cty hợp danh, Cty TNHH 1 thành viên, Cty TNHH có từ 2 thành viên trở
lên, Cty Cổ phần.
5/ Có mấy loại hình DN: 10.
1, 2, 3, 4, 10.
6/ Tại sao phải cổ phần hóa DN dược Nhà Nước: 3 ý
• Huy động vốn ngoài XH mà ko cần tài sản thế chấp hay cầm cố.
• Phù hợp với nền ktế thị trường, theo WTO.
• Tăng cường hiệu quả of công tác quản lý, cũng như chất lượng công việc of
người lao động.
==> Từ này phân tích thêm ra.

×