Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Chính sách tiền tệ với mục tiêu tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.13 KB, 15 trang )

1
Tài chính – tiền tệ
Tiểu luận: Chính sách tiền tệ với mục tiêu tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát .
Phần mở đầu
Việt Nam đã đạt được những thành quả đáng khích lệ trong việc triển khai
các giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ
mô sau một thời gian suy giảm do chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính
và suy thoái kinh tế toàn cầu. Theo số liệu báo cáo thống kê mới nhất, tổng sản
phẩm trong nước bình quân 6 tháng đầu năm 2010 của Việt Nam đạt 6,16% so
cùng kỳ năm ngoái và theo xu hướng tăng quý sau cao hơn quý trước và tăng cả
ở ba khu vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Trong đó, khu vực nông,
lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,31%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng
6,50%; khu vực dịch vụ tăng 7,05%, điều này cho thấy nền kinh tế nước ta đang
phục hồi nhanh và có khả năng đạt mức tăng trưởng cao hơn trong thời gian tới.
Tuy nhiên, đứng trước những biến động khó lường của kinh tế thế giới và
trong nước, những khó khăn thách thức đặt ra cũng không phải là nhỏ. Chỉ số
tiêu dùng 6 tháng đầu năm tăng 4,78% là khá cao so với chỉ tiêu lạm phát cả
năm 2010 là 7%. Do đó những lo ngại liên quan đến tình trạng lạm phát trở lại,
tình trạng nhập siêu lớn và thâm hụt ngân sách ở mức cao không phải là không
có căn cứ. Việc điều chỉnh tỷ giá thời gian vừa qua một mặt đem lại nguồn cung
ngoại tệ dồi dào, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của thị trường và làm giảm tỷ giá,
song mặt khác cũng tiềm ẩn nguy cơ tăng nghĩa vụ trả nợ nước ngoài cũng như
trả nợ vay bằng ngoại tệ trong nước, làm tăng giá nhập khẩu. Theo một số
chuyên gia kinh tế thì hiện nay lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát nhưng nhiều ý
kiến cũng cho rằng tình hình kinh tế vĩ mô vẫn chưa thật ổn định.
Việc lựa chọn và thực thi chính sách tiền tệ trong năm 2010 và những năm
tiếp theo sẽ tiếp tục gặp phải những khó khăn phát sinh từ những vấn đề mang
tính căn nguyên, đó là thâm hụt thương mại, thâm hụt ngân sách kéo dài, hiệu
quả sử dụng vốn đầu tư thấp, nguy cơ lạm phát gia tăng và sự phục hồi chưa
chắc chắn của kinh tế thế giới, nguy cơ khủng hoảng nợ công sẽ gây hiệu ứng
dây chuyền được bắt từ các nước châu Âu như Hy Lạp hiện nay… Do vậy, việc


hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ đúng đắn nhằm đạt được mục tiêu tăng
trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát tại Việt Nam hiện nay là một yêu cầu cấp
bách mà thực tiễn đặt ra.
Chính vì sự quan tâm đến những vấn đề trên mà học viên chọn đề tài:
“Chính sách tiền tệ với mục tiêu tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát trong
giai đoạn hiện nay ở Việt Nam” để nghiên cứu và hoàn thành bài tiểu luận môn
học Tài chính – tiền tệ của mình.
Mục đích, đối tượng và phạm vi của việc nghiên cứu đề tài là nhằm củng cố
những lý thuyết về tài chính và tiền tệ đã được TS. Lê Thị Hiệp Thương hướng
dẫn và truyền đạt, trên cơ sở đó phân tích thực trạng chính sách tiền tệ nước ta
trong thời gian qua đã tác động đến nền kinh tế như thế nào và đề xuất một số
HV: Nguyễn Tất Toàn – Lớp cao học 10D – ĐH NH TP.HCM
1
Tài chính – tiền tệ
Tiểu luận: Chính sách tiền tệ với mục tiêu tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát .
chính sách, giải pháp trong việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ nhằm
mục tiêu tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài là sử dụng tổng hợp các phương pháp
nghiên cứu khoa học kinh tế như phân tích, diễn giải, thống kê, so sánh qua các
năm để làm sáng tỏ chủ đề, nội dung và mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Kết cấu của đề tài gồm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung và kết luận.
Nội dung đề tài
I. Một số cơ sở lý luận về CSTT:
1. Khái niệm, vị trí của chính sách tiền tệ :
• Khái niệm chính sách tiền tệ: Chính sách tiền tệ là một chính sách kinh tế
vĩ mô do Ngân hàng trung ương khởi thảo và thực thi, thông qua các công cụ,
biện pháp của mình nhằm đạt các mục tiêu: ổn định giá trị đồng tiền, tạo công ăn
việc làm, tăng trưởng kinh tế. Tùy thuộc điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia mà
chính sách tiền tệ có thể được xác lập theo hai hướng: Chính sách tiền tệ mở
rộng (tăng cung tiền, giảm lãi suất để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giảm thất

nghiệp nhưng lạm phát tăng - chính sách tiền tệ chống thất nghiệp); hoặc chính
sách tiền tệ thắt chặt (giảm cung tiền, tăng lãi suất làm giảm đầu tư vào sản xuất
kinh doanh từ đó làm giảm lạm phát nhưng thất nghiệp tăng - chính sách tiền tệ
ổn định giá trị đồng tiền)
• Vị trí chính sách tiền tệ :
Trong hệ thống các công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước thì chính sách tiền
tệ là một trong những chính sách quan trọng nhất vì nó tác động trực tiếp vào
lĩnh vực lưu thông tiền tệ. Song nó cũng có quan hệ chặt chẽ với các chính sách
kinh tế vĩ mô khác như chính sách tài khoá, chính sách thu nhập, chính sách
kinh tế đối ngoại…
Đối với Ngân hàng trung ương, việc hoạch định và thực thi chính sách chính
sách tiền tệ là hoạt động cơ bản nhất, mọi hoạt động của nó đều nhằm làm cho
chính sách tiền tệ quốc gia được thực hiện có hiệu quả hơn.
2. Các mục tiêu của chính sách tiền tệ:
• Mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định giá trị đồng tiền:
NHTW thông qua CSTT có thể tác động đến sự tăng hay giảm giá trị đồng
tiền của nước mình. Giá trị đồng tiền ổn định được xem xét trên 2 mặt: Sức mua
đối nội của đồng tiền (chỉ số giá cả hàng hoá và dịch vụ trong nước) và sức mua
HV: Nguyễn Tất Toàn – Lớp cao học 10D – ĐH NH TP.HCM
1
Tài chính – tiền tệ
Tiểu luận: Chính sách tiền tệ với mục tiêu tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát .
đối ngoại (tỷ giá của đồng tiền nước mình so với ngoại tệ). Tuy vậy, CSTT
hướng tới ổn định giá trị đồng tiền không có nghĩa là tỷ lệ lạm phát bằng không,
vì như vậy nền kinh tế không thể phát triển được. Trong điều kiện nền kinh tế trì
trệ thì kiểm soát lạm phát ở một tỷ lệ hợp lý (thường ở mức một con số) sẽ kích
thích tăng trưởng kinh tế trở lại.
• Mục tiêu tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp:
CSTT mở rộng hay thắt chặt có ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực xã hội, quy mô sản xuất kinh doanh và từ đó ảnh hưởng tới tỷ

lệ thất nghiệp của nền kinh tế. Để có một tỷ lệ thất nghiệp giảm thì phải chấp
nhận một tỷ lệ lạm phát gia tăng.
• Mục tiêu tăng trưởng kinh tế :
Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu của mọi chính phủ trong việc hoạch
định các chính sách kinh tế vĩ mô của mình, để giữ cho nhịp độ tăng trưởng đó
ổn định, đặc biệt việc ổn định giá trị đồng bản tệ là rất quan trọng, nó thể hiện
lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ. Mục tiêu này chỉ đạt được khi kết quả
hai mục tiêu trên đạt được một cách hài hoà.
Giữa các mục tiêu trên có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau, không tách rời.
Nhưng xem xét trong thời gian ngắn hạn thì các mục tiêu này có thể mâu thuẫn
với nhau thậm chí triệt tiêu lẫn nhau. Vậyđể đạt được các mục tiêu trên một cách
hài hoà thì NHTW trong khi thực hiện CSTT cần phải có sự phối hợp với các
chính sách kinh tế vĩ mô khác. Phần lớn NHTW các nước coi sự ổn định giá cả
là mục tiêu chủ yếu và dài hạn của chính sách tiền tệ.
3.Các công cụ của CSTT:
Để thực thi chính sách tiền tệ theo hướng mở rộng hay thắt chặt thì NHTW
có các công cụ điều tiết sau:
• Công cụ nghiệp vụ thị trường mở:
Là hoạt động Ngân hàng Trung ương mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn trên
thị trường tiền tệ, điều hòa cung cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối
lượng dự trữ của các Ngân hàng thương mại, từ đó tác động đến khả năng cung
ứng tín dụng của các Ngân hàng thương mại dẫn đến làm tăng hay giảm khối
lượng tiền tệ
- Ưu điểm: Do vận dụng tính linh hoạt của thị trường nên đây được coi là
một công cụ rất năng động, hiệu quả, chính xác của CSTT vì khối lượng chứng
khoán mua (bán) tỷ lệ với qui mô lượng tiền cung ứng cần điều chỉnh, ít tốn kém
về chi phí, dễ đảo ngược tình thế.
- Nhược điểm: Vì được thực hiện thông qua quan hệ trao đổi nên nó còn phụ
thuộc vào các chủ thể khác tham gia trên thị trường và mặt khác để công cụ này
hiệu quả thì cần phải có sự phát triển đồng bộ của thị trường tiền tệ, thị trường

vốn.
HV: Nguyễn Tất Toàn – Lớp cao học 10D – ĐH NH TP.HCM
1
Tài chính – tiền tệ
Tiểu luận: Chính sách tiền tệ với mục tiêu tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát .
• Công cụ dự trữ bắt buộc: NHTW qui định các NHTM phải duy trì một
lượng tiền dự trữ bắt buộc gửi tại NHTW mà không được dùng để đầu tư hay
cho vay và thông thường được tính theo một tỷ lệ nhất định trên tổng số tiền gửi
của khách hàng để đảm bảo khả năng thanh toán và đảm bảo sự ổn định của hệ
thống ngân hàng.
- Cơ chế tác động: Việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởng trực tiếp
đến số nhân tiền tệ trong cơ chế tạo tiền của các NHTM. Mặt khác khi tăng hoặc
giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì khả năng cho vay của các NHTM giảm hoặc tăng,
làm cho lãi suất cho vay tăng (giảm), từ đó làm cho lượng cung ứng tiền giảm
(tăng).
- Ưu điểm: Đây là công cụ mang nặng tính quản lý của Nhà nước nên giúp
NHTW chủ động trong việc điều chỉnh lượng tiền cung ứng và tác động của nó
cũng rất mạnh (chỉ cần thay đổi một lượng nhỏ tỷ lệ dự trữ bắt buộc là ảnh
hưởng tới một lượng rất lớn mức cung tiền).
- Nhược điểm: Tính linh hoạt của nó không cao vì việc tổ chức thực hiện nó
rất chậm, phức tạp, tốn kém và nó có thể ảnh hưởng không tốt tới hoạt động
kinh doanh của các NHTM.
• Công cụ lãi suất tái chiết khấu: Đây là hoạt động mà NHTW thực hiện
cho vay ngắn hạn đối với các NHTM thông qua nghiệp vụ tái chiết khấu bằng
việc điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu (đối với thương phiếu) và hạn mức cho
vay tái chiết khấu.
- Cơ chế tác động: Khi NHTW tăng (giảm ) lãi suất tái chiết khấu sẽ hạn chế
(khuyến khích) việc các NHTM vay tiền tại NHTW làm cho khả năng cho vay
của các NHTM giảm (tăng) từ đó làm cho mức cung tiền trong nền kinh tế giảm
(tăng). Mặt khác khi NHTW muốn hạn chế NHTM vay chiết khấu của mình thì

thực hiện việc khép cửa sổ chiết khấu lại. Ngoài ra, ở các nước có thị trường
chưa phát triển (thương phiếu chưa phổ biến để có thể làm công cụ tái chiết
khấu) thì NHTW còn thực hiện nghiệp vụ này thông qua việc cho vay tái cấp
vốn ngắn hạn đối với các NHTM.
Ưu điểm: Chính sách tái chiết khấu giúp NHTW thực hiện vai trò là người
cho vay cuối cùng đối với các NHTM khi các NHTM gặp khó khăn trong thanh
toán, và có thế kiểm soát được hoạt động tín dụng của các NHTM đồng thời có
thể tác động tới việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư đối với nền kinh tế thông qua việc
ưu đãi tín dụng vào các lĩnh vực cụ thể.
Nhược điểm: hiệu quả của công cụ này còn phụ thuộc vào hoạt động cho
vay của các NHTM, mặt khác mức lãi suất tái chiết khấu có thể làm méo mó, sai
lệch thông tin về cung cầu vốn trên thị trường.
• Quản lý hạn mức tín dụng của các NHTM: Là việc NHTW quy định
tổng mức dư nợ của các NHTM không được vượt quá một lượng hay một tỷ lệ
tăng trưởng nào đó trong một thời gian nhất định (thông thường một năm) để
thực hiện vai trò kiểm soát mức cung tiền của mình.
HV: Nguyễn Tất Toàn – Lớp cao học 10D – ĐH NH TP.HCM
1
Tài chính – tiền tệ
Tiểu luận: Chính sách tiền tệ với mục tiêu tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát .
Cơ chế tác động :Đây là một cộng cụ điều chỉnh một cách trực tiếp đối với
lượng tiền cung ứng, việc quy định pháp lý khối lượng hạn mức tín dụng cho
nền kinh tế có quan hệ thuận chiều với qui mô lượng tiền cung ứng theo mục
tiêu của NHTM.
Ưu điểm: Giúp NHTW điều chỉnh, kiểm soát được lượng tiền cung ứng khi
các công cụ gián tiếp kém hiệu quả, đặc biệt tác dụng nhất thời của nó rất cao
trong những giai đoạn phát triển quá nóng, tỷ lệ lạm phát quá cao của nền kinh
tế .
Nhược điểm: Có thể triệt tiêu động lực cạnh tranh giữa các NHTM, làm
giảm hiệu quả phân bổ vốn trong nến kinh tế, dễ phát sinh nhiều hình thức tín

dụng ngoài sự kiểm soát của NHTW và nó sẽ trở nên quá kìm hãm khi nhu cầu
tín dụng cho việc phát triển kinh tế tăng lên .
• Quản lý lãi suất của các NHTM: NHTW đưa ra một khung lãi suất hay
ấn định một trần lãi suất để hướng các NHTM điều chỉnh lãi suất theo giới hạn
đó, từ đó ảnh hưởng tới qui mô tín dụng của nền kinh tế và NHTW có thể kiểm
soát được mức cung tiền.
Cơ chế tác động: Việc điều chỉnh lãi suất theo xu hướng tăng hay giảm sẽ
ảnh hưởng trực tiếp tới qui mô huy động và cho vay của các NHTM làm cho
lượng tiền cung ứng thay đổi theo.
Ưu điểm: Giúp cho NHTW thực hiện quản lý lượng tiền cung ứng theo mục
tiêu của từng thời kỳ, điều này phù hợp với các quốc gia khi chưa có điều kiện
để phát huy tác dụng của các công cụ gián tiếp.
Nhược điểm: Dễ làm mất đi tính khách quan của lãi suất trong nền kinh tế vì
thực chất lãi suất là “giá cả” của vốn do vậy nó phải được hình thành từ chính
quan hệ cung cầu về vốn trong nến kinh tế. Mặt khác việc thay đổi quy định điều
chỉnh lãi suất dễ làm cho các NHTM bị động, tốn kém trong hoạt động kinh
doanh.
4. Bẫy thanh khoản:
Liên quan đến việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ, nhất là trong
điều kiên nền kinh tế thường bất ổn hiện nay và những nỗ lực để thực hiện mục
tiêu tăng trưởng (chống suy giảm) hoặc kiềm chế lạm phát có thể rơi vào “bẫy
thanh khoản”. Vậy bẫy thanh khoản là gì? Bẫy thanh khoản là hiện tượng trong
đó chính sách tiền tệ được nới lỏng bằng biện pháp giảm lãi suất để rồi lãi suất
xuống thấp quá một mức nhất định khiến cho mọi người quyết định giữ tài sản
của mình dưới dạng tiền mặt và chính sách tiền tệ trở nên bất lực. Khi đó việc
điều tiết chu kỳ kinh tế chỉ còn trông cậy vào chính sách tài chính. Đây là một
trong những lý luận của kinh tế học Keynes. Kinh tế học Keynes cho rằng khi
nền kinh tế rơi vào tình trạng này thì chỉ có cách sử dụng tích cực chính sách tài
khóa (giảm thuế, tăng chi tiêu công cộng), tăng xuất khẩu ròng, khuyến khích tư
nhân đầu tư để đổi mới công nghệ. Cũng có quan điểm cho rằng chính sách tiền

tệ không mất hoàn toàn hiệu lực mà vẫn có thể triển khai qua biện pháp giảm giá
HV: Nguyễn Tất Toàn – Lớp cao học 10D – ĐH NH TP.HCM
1
Tài chính – tiền tệ
Tiểu luận: Chính sách tiền tệ với mục tiêu tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát .
đồng tiền trong nước để kích thích xuất khẩu ròng, thực hiện mục tiêu lạm phát,
biện pháp nới lỏng tiền tệ qua tăng trực tiếp lượng tiền cơ sở.
II/ Điều hành CSTT của Việt Nam trong thời gian qua:
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới những năm vừa qua
đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế nước ta. Chính phủ đã có nhiều biện
pháp can thiệp quyết liệt, kịp thời, trong đó phải kể đến vai trò hết sức to lớn của
NHNN với việc thực thi CSTT một cách linh hoạt, giúp ổn định giá cả, hạn chế
tối đa suy giảm nền kinh tế trong nước. Có thể nhìn lại các biện pháp điều hành
cụ thể liên quan đến CSTT trong từng giai đoạn như sau:
- Từ cuối năm 2007 đến khoảng tháng 5 năm 2008: trong bối cảnh khủng
hoảng tài chính bắt đầu bùng phát tại Mỹ và dần lan ra phạm vi toàn cầu, tình
hình nền kinh tế trong nước thì lạm phát gia tăng, NHNN ngay lập tức đã áp
dụng CSTT thắt chặt bằng cách tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi VND
dưới 12 tháng lên 11%; tăng lãi suất cơ bản từ 8,25%/năm lên 8,75%/năm; phát
hành hơn 20.000 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc. Các giải pháp của Chính phủ nhằm
giảm lượng tiền trong lưu thông để chống lạm phát đã dẫn tới hệ lụy là tính
thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại bị sụt giảm nghiêm trọng và
xảy ra cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng, đẩy lãi suất huy động và cho vay
liên tiếp kịch trần. Trong khi chính sách tiền tệ thắt chặt thì chính sách tài khóa
lại có sự nới lỏng, khiến áp lực lạm phát và lãi suất tiếp tục gia tăng. Công cụ
CSTT thời gian này xem như chưa đạt hiệu quả trong việc kiềm chế lạm phát.
- Từ tháng 5 năm 2008 đến tháng 9 năm 2008: Chính phủ cùng đồng thời
thực thi CSTT và CSTK thắt chặt. Tuy nhiên, tín hiệu xấu của kinh tế vĩ mô
những tháng đầu năm 2008 tiếp tục tạo sức ép cho nền kinh tế, lạm phát tiếp tục
leo thang. Trước khó khăn đó, lãi suất cơ bản được điều chỉnh tăng lên 14% vào

tháng 6/2008 và giữ mức lãi suất đó đến tháng 9/2008, đồng thời áp dụng một số
biện pháp điều hành quyết liệt của NHNN nên lạm phát đã được ngăn chặn.
- Kể từ đầu quý 4/2008, nguy cơ lạm phát leo tháng tạm thời được khống chế
nhưng nền kinh tế bước vào thời kỳ suy giảm nhanh chóng, một mặt do tác động
của khủng hoảng tài chính toàn cầu, mặt khác có thể do NHNN đã áp dụng
chính sách tiền tệ thắt chặt quá mạnh và đột ngột nên tiền mặt từ lưu thông được
rút về nhanh chóng do các NHTM huy động với lãi suất cao, mặt khác lãi suất
cho vay quá cao, có thời điểm kịch trần 21%/năm nên nền kinh tế nhanh chóng
rơi vào đà suy giảm. Đến lúc này, để ngăn chặn suy giảm kinh tế, NHNN đã
thực thi CSTT nới lỏng linh hoạt, giảm nhanh lãi suất cơ bản từ 14% xuống
7%/năm, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, mở rộng biên độ tỷ giá USD/VND lên +/-
5%, cho phép các TCTD thanh toán trước hạn hơn 20.000 tỷ đồng tín phiếu bắt
buộc…Có thể nói chỉ trong vòng một năm 2008, “vòng luẩn quẩn” từ việc
chống lạm phát rồi lại chống suy giảm đã biểu hiện khá rõ nét đối với nền kinh
tế Việt Nam.
- Năm 2009, để thực hiện các giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế, Chính
phủ cũng đã áp dụng gói chính sách kích thích tăng trưởng kinh tế 8 tỷ USD,
HV: Nguyễn Tất Toàn – Lớp cao học 10D – ĐH NH TP.HCM

×