Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Tâm lý học lao động PGS TS Võ Hưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.86 MB, 80 trang )

0

|
1





















ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA GIÁO DỤC HỌC





TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG




PGS TS VÕ HƯNG
ThS. PHẠM THỊ BÍCH NGÂN





NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2007
2

|
3



LỜI NÓI ĐẦU
LỜI NÓI ĐẦULỜI NÓI ĐẦU
LỜI NÓI ĐẦU



Tâm lí học lao động là một ngành hẹp của tâm lí học
chuyên nghiên cứu diễn biến của các hiện tượng tâm lí trong quá

trình hoạt động dưới tác động của điều kiện lao động. Lao động
là một trong những nhu cầu cơ bản của con người. Trong bối
cảnh tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ như ở nước ta, tính chất lao
động biến đổi rất nhanh theo mức độ phát triển của khoa học
công nghệ, ngành nghề phát triển rất phong phú và đa dạng.
Người lao động không những chòu đựng mức độ ô nhiễm nặng nềâ
từ môi trường tự nhiên mà còn phải chòu nhiều áp lực không nhỏ
của môi trường xã hội. Tuy nhiên, bản chất của con người Việt
Nam là luôn luôn phấn đấu vượt qua mọi thử thách để làm chủ
bản thân, làm chủ đất nước, xây dựng một xã hội Việt Nam hòa
bình, công bằng, dân chủ và văn minh. Tâm lí học lao động cầøn
nghiên cứu những diễn biến tâm lí của người Việât Nam trong
quá trình lao động xây dựng đất nước nhằm góp phần nâng cao
chất lượng cuộc sống mà trước hết và quan trọng hơn hết là về
mặt tinh thần, tâm lí của người lao động. Muốn vậy điều cần làm
trước tiên là bằêng nhiều cách phổ biến rộng rãi những hiểu biết
về tâm lí học nói chung và tâm lí học lao động nói riêng.
Giáo trình này biên soạn cho sinh viên Khoa Giáo dục học,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia TP HCM trước hết cũng nhằm mục tiêu đó. Vì đối tượng
phục vụ chủ yếu của sinh viên Khoa Giáo dục học sau này là
ngành giáo dục đào tạo cho nên giáo trình chỉ tập trung vào phần
tâm lí học lao động chung mà không đi sâu vào tâm lí học kó
thuật vốn là một chuyên đề mang nặng tính kó thuật và điều
khiển học.
Giáo trình có ba phần:
Phần I: Giới thiệu một số vấn đề khái quát về tâm lí học
lao động;
Phần II: Phân tích những tính chất đặc trưng của hoạt động
lao động, những yếu tố tác động tới con người lao động về mặt

thể chất và tinh thần, tâm lý cũng như những yêu cầu về việc
chuẩn bò cho thanh thiếâu niên đi vào lao động một cách hiệu
quả. Đây là phần quan trọng nhất của giáo trình, chiếm hơn ½
thời lượng bài giảng;
Phần III: Giới thiệu sơ lược về tâm lí học kó thuật nhưng để
người đọc không quá ngỡ ngàng về nội dung quá vắn tắt, chúng
tôi biên soạn dưới tiêu đề là "Lao động trong điều kiện kó thuật
mới", tức là mức ban đầu của trình độ khoa học công nghệ ở
nước ta, chưa có nhiều những hệ thống hoàn toàn tự động hóa.
Vì quan niệm là giáo trình cho sinh viên với một thời lượng
hạn chế là 45 tiết nên chúng tôi thấy chỉ cần nêu những vấn đề
căn bản nhất mà sinh viên cần và có đủ thời gian để nghiên cứu
tiếp thu bài học. Sau này nếu cần đi sâu, mở rộng, sinh viên có
thể đọc thêm nhiều tài liệu tham khảo (Xem trong danh mục tài
liệu tham khảo), trên sách báo hoặc rất nhiều trên Internet.
4

|
5


Giáo trình này có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên
các khoa Sư phạm, khoa Tâm lí, khoa Công tác xã hội cũng như
các khoa khác về xã hội nhân văn.
Vì yêu cầu chủ yếu của một giáo trình là phải đảm bảo tính
giáo khoa, tính khoa học, tính thiết thực và tính dân tộc, chúng
tôi đã cố gắng rất nhiều trong biên soạn. Tuy nhiên do khả năng
có hạn, chắc không tránh khỏi sai sót, rất mong bạn đọc vui lòng
đóng góp ý kiến để giáo trình này có thể hoàn thiện hơn nhằm
phục vụ tốt hơn việc học tập tiếp thu của sinh viên. Xin chân

thành cảm ơn.

Nhóm tác giả


























6


|
7



Phần I

KHÁI QUÁT VỀ
KHÁI QUÁT VỀKHÁI QUÁT VỀ
KHÁI QUÁT VỀ




TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG
TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNGTÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG
TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG



I. KHÁI QUÁT VỀ LAO ĐỘNG
Một trong những nhu cầu cơ bản của con người (sau bốn loại nhu
cầu cơ bản về sinh học là ăn, ngủ, sinh sản và đào thải) là hoạt động.
Có rất nhiều hình thức hoạt động khác nhau gồm hoạt động thể chất
(chân tay ) và hoạt động tinh thần (trí tuệ ) nhằm những mục đích
khác nhau, phục vụ những nhu cầu khác nhau. Trong các hình thức
hoạt động đó thì hoạt động lao động là quan trọng nhất.
Engel viết: "Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống
con người. Chính lao động đã sáng tạo ra con người".

Marx viết: "Lao động là quá trình diễn ra giữa con người với
môi trường. Con người làm trung gian, tiêu biểu và kiểm tra cuộc vận
động trao đổi chất của thiên nhiên".
Hoạt động lao động ngày nay có những đặc điểm cơ bản như sau:
1. Lao động luôn mang tính tập thể, tính xãõï hội. Không ai có thể
tự mình làm ra một sản phẩm hoàn chỉnh. Sự phân công lao động xã
hội đã hình thành từ rất xa xưa, từ khi xuất hiện hình thái kinh tế nông
nghiệp, khi có những người chuyên trồng trọt và có những người
chuyên sản xuất công cụ sản xuất và chế biến lương thực. Sự phân
công lao động xã hội theo hướng chuyên môn hóa ngày càng sâu sắc.
Mỗi người, mỗi nhóm người chỉ được phân công thực hiện một số
công đoạn nhất đònh của quá trình hoàn thành sản phẩm. Sự phân hóa
càng sâu sắc thì sự phối hợp giữa các bộ phận càng phải chặt chẽ hơn
nhằm đảm bảo tính thống nhất của quá trình sản xuất, tính chỉnh thể
của sản phẩm. Trong xu thế toàn cầu hóa, sự phân công lao động xã
hội không dừng lại trong một lãnh thổ, một quốc gia mà còn có thể
thực hiện quá trình sản xuấr ra một sản phẩm tại nhiều nước khác
nhau. Tính xã hội của lao động còn mở rộng ra trên phạm vi toàn thế
giới. Sự tùy thuộc nhau về nguồn lực, về tài nguyên, về công nghệ
giữa các lãnh thổ, các quốc gia khiến cho sự chuyên môn hóa dựa trên
những ưu thế riêng càng trở nên cần thiết hơn. Cũng từ đó quá trình
hội nhâp quốc tế của các nước, đặc biệt của các nước đang phát triển,
đã trở thành một xu thế tất yếu, nếu không muốn tụt hậu (Những vấn
đề này được đề cập rất nhiều trong môn học Kinh tế lao động).
2. Lao động là hoạt động luôn đi kèm với công cụ. Từ sản xuất
thủ công đến bán cơ khí rồi cơ khí, bán tự động rồi tự động hóa hoàn
toàn, sự phát triển của công cụ, máy móc, thiết bò, của lực lượng sản xuất
nói chung là yếu tố cực kì quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng và phát
triển nền kinh tế của xã hội, trên từng lãnh thổ, từøng quốc gia và cả trên
toàn thế giới. Mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa con người và máy

móc ngày càng chặt chẽ trong những môi trường tự nhiên và xã hội nhất
đònh, tạo nên một hệ thống nhất quán "Con người - Máy móc - Môi
trường". Hoạt động lao động sản xuất của con người không thể thoát ra
ngoài hệ thống đó. Để đảm bảo sự hài hòa nhất quán trong hệ thống đó
con người luôn luôn phải giữ vai trò chủ độâng, luôn luôn phải giữ vò trí
trung tâm (Vấn đềø này sẽ được trình bày đầy đủ hơn trong giáo trình "Tổ
chức lao động khoa học và ecgônômi").
8

|
9


3. Lao động của con người bao giờ cũng có mục đích. Mục đích
bao trùm lên tất cả là lao động phải có hiệu quả. Hiệu quả có nghóa là
thu nhập đầu vào sau cùng phải lớn hơn chi phí bỏ ra (bao gồm sức
lực, thể chất và trí tuệ cũng như vốn liếng, của cải, thời gian). Nói
cách khác là phải có lợi nhuận. Lợi nhuận không chỉ tính cho cá nhân
mà còn phải tính cho cả xã hội bởi vì xã hội cũng đã góp một phần
không nhỏ cho hoạt động lao động của mỗi người. Vấn đề đặt ra là
phân phối lợi nhuận đó như thế nào để đảm bảo công bằng và phát
triển cho mọi thành phần tham gia lao động. Trước hết là người lao
động (theo cách nói thông thường là người làm thuê). Người lao động
phải được trả công xứng đáng với sức lực thể chất và trí tuệï bỏ ra
nghóa là phải đảm bảo cho họ và những người mà họ có trách nhiệm
bảo bọc có đủ khả năng thỏa mãn những nhu cầu củùa cuộïc sống và tái
sản xuất sức lao động. Người sử dụng lao động (theo cách nói thông
thường là giới chủ) cũng như thế, nghóa là phải đảm bảo được quyền
lợi tối thiểu như người lao động. Ngoài ra họ còn phải nhận được chi
phí cho khấu hao tài sản và lợi nhuận cho tiền vốn bỏ ra. Họ còn phải

có chi phí dự trữ cho nhu cầu tái sản xuất mở rộng, cũng là góp phần
chung cho xã hội phát triển. Thành phần thứ ba cần được hưởng lợi là
xã hội, nói rõ hơn là ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước nhằm
đảm bảo trả công cho mọi nguồn lực hoạt động xã hội bao gồm cơ sở
hạ tầng, hoạt động y tế, giáo dục, văn hóa và nhất là quốc phòng.
Nguồn ngân sách đó không gì khác hơn là nguồn thu từ hai thành phần
nói trên mà thông thường gọi là thuế - thuế thu nhập của mọi người
lao động. Có lương, có thu nhập thì phải đóng thuế thu nhập. Có nhiều
đóng nhiều, có ít đóng ít. Đó là nghóa vụ cũng là quyền lợi tinh thần
cao quý của mọi công dân. Phần thu ngân sách chủ yếu còn là các
loại thuế khác mà người tham gia những hoạt động sản xuất, dòch vụ
khác phải làm nghóa vụ đối với nhà nước. Ngân sách nhà nước lớùn hay
nhỏ phụ thuộc vào khả năng điều tiết của cơ quan công quyền. Ngân
sách nhà nước ngày một lớn thì cuộc sống của người dân ngày một tốt
đẹp hơn. Dân có giàu nhưng nhà nước có điều tiết giỏi thì nước mới
mạnh. Đó chính là lý tưởng xã hội chủ nghóa mà chúng ta hằng theo
đuổi. Marx cũng viết "lao động là loại hoạt động có mục đích tạo ra
giá trò sử dụng". Lao động cũng vì thế là một trong những quyền lợi cơ
bản của con người. Lao động tạo nên của cải đáp ứng nhu cầu mọi
mặt của con người. Bằng lao động con người xây đắp nên xã hội, tạo
nên sản phẩm văn hóa đểâ rồi qua xã hội văn hóa con người ngày một
phát triển về thể chất và tâm hồn.
Về thể chất, lao động là hình thức hoạt động của các chức năng
cơ thể. Về tinh thần, lao động bộc lộ những nét tiêu biểu của tâm lí
như tính tích cực, tính tập thể, xã hội, tính mục đích…
Lao động xã hội là lao động tập thể với sự góp sức, phối hợp của
nhiều người, nhiều nhóm người. Trong các nhóm người lao động luôn có
sự giao lưu giữa các thành viên và tác động lẫn nhau tạo ra hiện tượng
tâm lý phong phú và đa dạng.
Các tập thể lao động được hình thành từ các nhân tố chủ quan và

khách quan.
Nhân tố chủ quan bao gồm.
Mục tiêu là các mục đích nhằm tới mà hành động "Lao động vì
cái gì". Đây là nhân tố rất có ý nghóa. Chính mục tiêu được coi như
quỹ đạo xác đònh tính chất và phương pháp hành động. Có những mục
tiêu cá nhân, cũng có mục tiêu tập thể và xã hội, nằm trong mối hài
hòa về quyền lợi cho cá nhân và xã hội. Cũng có mục tiêu hằng ngày,
mục tiêu trước mắt và triển vọng lâu dài. Mỗi giới hạn mục tiêu đòi hỏi
phương pháp, phương tiện, thời gian và nỗ lực khác nhau.
Phương pháp Để hoạt động lao động xã hội có hiệu quả cần có
phương pháp, phương tiện thích hợp và có kế hoạch làm việc hợp lý.
10

|
11


Một khi chuyên môn hóa càng cao thì yêu cầu vềê phối hợp càng chặt
chẽ. Có kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch dài hạn chỉ phục vụ cho mục
tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài. Mục tiêu có trước kế hoạch nhưng
lại là kết thúc của kế hoạch.
Lợi ích hoạt động chung sẽ là nguồn lực thúc đẩy sự cố gắng
chung của tập thể, cũng là sức mạnh để thúc đẩy hoạt động vì mục
tiêu chung.
Hoạt động tập thể không thể không có người chỉ đạo quản lý.
Phẩm chất của người lãnh đạo quản lý (còn gọi là thủ lónh) là nhân tố
cực kỳ quan trọng. Tư lệnh và thành viên là hai vế của hoạt động, với
quan hệ hai chiều, trên dưới và dưới trên. Quan hệ đó được xây dựng
trên niềm tin, sự tin tưởng lẫn nhau. Niềm tin trước hết được hình
thành từ phẩm chất của thủ lónh. Đó cũng chính là nhân tố quan trọng

điều chỉnh mọi hoạt động lao động tập thể.
Nhân tố khách quan có thể kể ra:
Trình độ phát triển lực lượng sản xuất. Đặc trưng của hoạt động
lao động của con người (khác với hoạt động kiếm ăn của con vật) là
sự sáng tạo và phát triển công cụ lao động. Sự phát triển của bản thân
con người cùng với sự hoàn thiện liên tục công cụ sản xuất là một quá
trình lao động phong phú, đa dạng. Sư phân công lao động càng sâu
đòi hỏi sự nỗ lực bản thân càng nhiều, sự phối hợp càng chặt chẽ.
Phân công lao động càng sâu thì quan hệ càng phức tạp, sự điều hoà
phối hợp càng khó khăn hơn.
Nhu cầu chung của xã hội xã hội chủ nghóa. Chủ nghóa xã hội đòi hỏi
mọi hoạt động tổ chức giáo dục, kinh tế, xã hội v. v. . phải tập trung vào
việc tạo ra cơ sở vật chất ngày càng hoàn thiện cho chủ nghóa xã hội và
hoàn thiện mối quan hệ xã hội và cho con người xã hội chủ nghóa.
Thời gian thực hiện. Mức thời gian là một yếu tố tổ chức sản
xuất, là căn cứ quan trọng để đặt kế hoạch phối hợp các quá trình, các
loại hình lao động.
Trình độ tổ chức của một tập thể lao động, thể hiện ở việc sử
dụng thời gian hợp lý, trong việc phân chia trách nhiệm rạch ròi.
Các nhân tố chủ quan và khách quan cộng lại tạo nên một chỉnh
thể xã hội lao động mà đặc điểm của nó được xác đònh bởi đặc điểm
của quan hệ sản xuất thống trò và nhiệm vụ mà nó phải thực hiện
trong mục tiêu đònh sẵn.
II. KHÁI QUÁT VỀ TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG
2.1 Quan niệm
Lao động là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học
khác nhau. Riêng tâm lý học lao động quan tâm đến sự hình thành đặc
điểm tâm lý trên cơ sở sinh lý lao động, quan tâm đến sự thống nhất
giữa hoạt động thể chất (sức mạnh cơ sinh ) và tinh thần (tư duy và ý
chí, cảm xúc…).

Tâm lý học lao động quan tâm đến hoạt động lao động với công
cụ và mức độ hoàn thiện công cụ lao động, với phương pháp (kó thuật
và nghệ thuật) đặc trưng còn gọi là kó thuật lao động.
Tâm lý học lao độâng quan niệm mỗi hành động là mộât đơn vò
của hoạt động lao động, nhằm một mục tiêu cụ thể bắt đầu từ mục
tiêu nhỏ nhất, từ những hành động đơn giản nhất là các cử động. Tập
hợp các cử động tạo thành động tác, tập hợp các động tác thành thao
tác và tập hợp các thao tác tạo thành sản phẩm.
Tâm lý học lao động quan tâm đến việc quan sát, mô tả, giải
thích hành độâng được thực hiện bởi tập thể lao động và sự thay đổi
các hành động nhằm phối hợp với các mục tiêu.
12

|
13


Tâm lý học lao động coi hoạt động lao động vừa là khoa học vừa
là công nghệ mà không hề đối lập với nhau. Tổ chức lao động chính
là sự thống nhất giữa kinh nghiệm, tri thức và hành động cụ thể.
2.2. Lược sử tâm lý học lao động
Tâm lý học lao động là một chuyên ngành của tâm lý học, được
xuất hiện từ đầu thế kỷ 20 với thuật ngữ đầu tiên là "kỹ thuật tâm lý
học", gắn liền với hoạt động thực tiễn và nhu cầu của xã hội.
Từ trước thế chiến lần I đã có một số cơng trình nghiên cứu về hiện
tượng tâm lý và các yếu tố tác hại đên sức khỏe người lao động. Một số
cơng trình khác đề cập đến vấn đề tuyển chọn, dạy nghề và tổ chức chỗ làm
việc. Những cơng trình này chủ yếu xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của sản
xuất chứ chưa phải là u cầu phát triển lý luận về tâm lý học. Từ những
bước đầu đó đã dần dần hình thành một số hướng nghiên cứu tâm lý học:

- Tâm lý học về nhân cách trong lao động đang là hướng nghiên
cứu chủ đạo.
- Đònh hướng tuyển chọn đào tạo nghề nghiệp như một phương
hướng hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả lao động xã hội.
- Hợp lý hóa lao động đang chuyển thành ngành khoa học độc lập
với những thuật ngữ khác nhau nhưng nội hàm thì tương tự nhau như
ecgônômi, khoa học kó thuật lao động, kó thuật sinh học lao động .
Theo hướng thứ nhất, Múnsterberg cho rằng việc tuyển chọn
nghề nghiệp nhằêm tạo thuận lợi cho sự thích ứng giữa con người với
điều kiện lao động. Đó là một yêu cầu không thể thiếu được của việc
nâng cao năng suất lao động. Là một trong những người đầu tiên đi
vào tâm lí học lao động, Múnsterberg đã tuyển chọn và đào tạo được
những người lao động tốt để tiến hành lao động trong điều kiện tốt và
qua đó đạt được năng suất cao. Các kó thuật tuyển chọn kiểm tra của
ông được phổ biến rộng trong thời gian chiến tranh thế giới lần I phục
vụ cho việc xây dựng quân đội. Sau này các nước phương Tây và Liên
Xô cũng ứùng dụng những chương trình hướng nghiệp, tuyển chọn để
đào tạo nhân lực cho công nghiệp và quốc phòng.
Trong những năm từ 1915 đến 1926, hàng loạt phòng tư vấn
hướng nghiệp được thành lập ở các nước châu Âu. Đặc biệt ở Anh
quốc đã thành lập Hội đồng quốc gia nghiên cứu về hướng nghiệp.
Taylor là người đầu tiên nghiên cứu hợp lý hóa lao động từ cuối thế
kỷ 19. "Phương pháp Taylor" (Phân chia các thao tác lao động thành
nhiều động tác nhỏ, tìm cách loại trừ những động tác không hợp lý,
động tác thừa, nhằm nâng cao hiệu suất lao động) được phổ biến rộng
rãi ở châu Mỹ, châu Âu và ngày nay vẫn còn ứng dụng trong nghiên
cứu tổ chức lao động khoa học.
Kỹ sư Gilbreth và vợ đã sử dụng một số kỹ thuật phân tích lao
động như chụp ảnh, quay phim, bấm giờ các thao tác lao động và đã
tìm ra 17 động tác phổ biến nhất thời bấy giờ. Xêtrenov, một nhà sinh

lý học người Nga, vào đầu thế kỷ 20, đã tìm ra những cơ sở sinh lý của
các quá trình tâm lý có tính quyết đònh đến chất lượng lao động. Chính
Xêtrenov là người đầu tiên đưa ra tiêu chuẩn về thời gian làm việc tối đa
trong ngày (8 giờ) lao động và cũng là người đầu tiên xây dựng lý thuyết
về nghỉ ngơi tích cực nhằm phòng chống mệt mỏi quá sớm, bảo vệ sức
khỏe cho người lao động.
Một số công trình sau đó đi theo hướng nghiên cứu đề xuất các
phương pháp đo lường, đánh giá mệt mỏi, phát hiện các yếu tố khách quan
và chủ quan gây nên sự mệt mỏi, đặc biệt là trong lao động trí óc.
Chiến tranh thế giới lần II với sự phát triển mạnh mẽ của vũ khí,
khí tài quân sự đã khiến nhiều tổ chức khoa học kỹ thuật phải quan
tâm đến vấn đề tuyển chọn, đào tạo người có khả năng thích ứng tốt
với thiết bò quân sự. Không những chỉ về kỹ năng thao tác mà người ta
còn quan tâm tới những giới hạn về tâm lý con người. Từ đó sự kết
14

|
15


hợp chặt chẽ giữa các nhà khoa học kỹ thuật quân sự với các nhà tâm
lý học đã dẫn đến việc hình thành một chuyên ngành mới là tâm lý
học lao động.
Vào những năm thứ 20 của thế kỷ trước, ở ðại học Harvard người
ta đã tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý đến năng
suất lao động, làm rõ vai trò của các yếu tố tâm lý như nhu cầu, động
cơ, hứng thú trong lao động
Trong tác phẩm "Những vấn đề con người của nền văn minh hiện
đại" (1933) Meyer đã trình bày học thuyết về " các mối quan hệ giữa con
người với nhau" và khẳng định quan điểm cho rằng tâm lý học là một nền

tảng khơng thể thiếu được trong cơng tác quản lý xã hội. Vào thập kỷ 60
của thế kỷ trước, cùng với sự xuất hiện của mơn ecgônômi, các hướng
nghiên cứu tâm lý học lao động cũng quan tâm đến đặc điểm " con người -
máy móc – mơi trường" mà ba thành phần đó ln gắn chặt với nhau, ảnh
hưởng lẫn nhau với vai trò trung tâm là con người.
Các hướng nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn của tâm lý học
lao động đều đã và đang phục vụ cho mục tiêu nâng cao hiệu suất lao
động, bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần cho người lao động.
Ở Việt Nam mãi cho đến đầu những năm 60, khoa học tâm lý hầu
như chỉ biết đến ở các trường đại học sư phạm, ở viện Nghiên cứu giáo
dục mà đối tượng nghiên cứu chủ yếu là lứa tuổi vị thành niên.
Ở miền Nam, trước ngày thống nhất đất nước, ngoài tâm lý học
giáo dục, có một số công bố về tâm lý học xã hội, tâm lý học chẩn
đoán. Tuy nhiên rất nhiều công trình thực chất chỉ là biên dòch tài liệu
nước ngoài. Sau ngày giải phóng miền Bắc, với việc thành lập Bộ
môn Sinh lý học ở Trường Đại học Y khoa Hà Nội, Viện Nghiên cứu
Y học lao động, nhiều công trình nghiên cứu về sinh lý lao động làm
tiền đề cho việc tiếp cận với tâm lý học lao động đã được công bố
(Bùi Thụ, Pham Quý Soạn, Ngô Thế Phương, Nguyễn Quang Quyền,
Nguyễn Đình Khoa, Võ Hưng…). Cuốn "Hằng số sinh học người Việt
Nam" do GS Nguyễn Tấn Di Trọng làm chủ biên là cuốn sách gối đầu
giường của các nhà nghiên cứu sinh học, tâm lý học Việt Nam (trước hết
là tâm lý học giáo dục và tâm lý học lao động). Nhiều công trình nghiên
cứu về điều kiện lao động, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp tại các
xí nghiệp được công bố. Sau ngày giải phóng đất nước, Viện Nghiên cứu
khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động phối hợp cùng bộ môn Nhân học,
Trường Đại học Tổng hợp, bộ môn Giải phẫu Trường Đại học Y khoa đã
tổ chức đo đạc trên hàng chục ngàn người Việt Nam trong tuổi lao động ở
khắp ba miền đất nước và lần lượt ba tập "Atlat nhân trắc người Việt
Nam trong lứa tuổi lao động" (Võ Hưng và Nguyễn Đức Hồng chủ biên)

được công bố từ năm 1986 đến 1996. Tập Atlat được coi như một tiêu
chuẩn về tầm vóc, kích thước để thiết kế và đánh giá ecgônômi sản phẩm
và chỗ làm việc trong các cơ quan xí nghiệp. Nhiều công trình về đánh
giá ecgônômi (Nguyễn Bạch Ngọc, Nguyễn Đức Hồng…), về "khả năng
thích ứng của người lao động Việt Nam với công nghệ mới" (Võ Hưng),
về những vấn đề tâm lý nảy sinh trong lao động ở các xí nghiệp, công
trường xây dựng, ngành nông lâm nghiệp… (Phạm Bích Ngân, Nguyễn
Ngọc Ngà, Võ Quang Đức…) được công bố trên nhiều tạp chí chuyên
ngành tâm lý, bảo hộ lao động, y tế… Một số sách và giáo trình được
giảng trong các bộ môn, khoa Tâm lý, khoa Bảo hộ lao động, khoa Giáo
dục học ở nhiều trường đại học. Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản
xuất, kó thuật công nghệ trong mối quan hệ chặt chẽ giữa con người với
máy móc và môi trường đã dẫn đến việc xuất hiện nội dung mới trong
tâm lý học lao động. Đó là tâm lý học kó thuật với sự khẳng đònh hiệu quả
của lao động phụ thuộc vào các yếu tố sự nhiên hòa hợp với yếu tố tâm
lý xã hội trong hệ thống nhất quán "con người - máy móc - môi trường".
Các cuốn sách "Khoa học lao động" (Nguyễn Văn Lê), "Tâm lý
học kỹ thuật" (Tơ Như Kh), "Tâm lý học lao động" (ðào Thị Oanh)
16

|
17


đều là những giáo trình giảng dạy được nhiều người biết đến. Nhiều
luận văn tốt nghiệp đại học, cao học cũng đề cập nhiều vấn đề liên quan
đến tâm lý học lao động.
Tuy nhiên cho đến nay, mặc dù đã có một số thành tựu nhất định,
đã có khơng ít người quan tâm nghiên cứu, chun ngành Tâm lý học
lao động vẫn chưa được coi là một chủ đề nghiên cứu có ý nghĩa như

vốn có. Bước vào giai đoạn phát triển mới khi Việt Nam là thành viên
của WTO, những u cầu nghiên cứu về đổi mới tư duy, về xu hướng
phát triển tinh thần tâm lý của người Việt Nam trở nên cấp thiết hơn bao
giờ hết, đòi hỏi Tâm lý học lao động phải có một ví trí xứng đáng trong
các chiến lược phát triển quốc gia.
III. QUAN HỆ VỚI CÁC NGÀNH KHÁC
Như đã biết, hoạt động lao động là đối tượng nghiên cứu của nhiều
ngành khác nhau, trong đó có những ngành gần gũi hơn cả là sinh lí học
và ecgônômi, tâm lí học đại cương và tâm lý học phát triển.
3.1. Với Sinh lý học và Ecgônômi
Cơ sở vật chất của các hoạt động tâm lý là các hoạt động của
các chức năng, đặc biệt là cơ chế thần kinh. Mọi biểu hiện tâm lý đều
có liên hệ chặt chẽ với quá trình hưng phấn và ức chế, quá trình điều
hòa thần kinh - thể dòch. Suy cho cùng mọi biểu hiện tâm lý đều là
những đáp ứng phản xạ khôngđđiều kiện và có điều kiện. Những biểu
hiện tâm lý trong hoạt động lao động cũng không có cơ sở nào khác
hơn. Những quy luật tâm lý học trong hoạt động lao động cũng chỉ
được hình thành từ những quy luật hoạt động thần kinh cấp cao.
Một trong những khoa học liên ngành (hình thành ngày càng nhiều)
là ecgônômi vận dụng kiến thức của nhiều ngành khoa học khác nhau mà
trước hết là cơ-sinh học và tâm lý học để nghiên cứu khoa học lao động
nhằm góp phần nâng cao năng suất lao động, bảo vệ sức khỏe cho người
lao động và đặc biệt đáp ứng sự tiện nghi cho người sử dụng sản phẩm.
Yêu cầu tâm lý là rất quan trọng trong thời đại công nghiệp hiện nay, đặc
biệt góp phần quan trọng phòng ngừa stress.
3.2. Với Tâm lý học đại cương và Tâm lý học phát triển
Tâm lý học lao động là một chuyên ngành của tâm lý học. Dựa
trên những nguyên lý cơ bản của tâm lý học đại cương, những quy luật
về nhận thức để chi tiết hóa, cụ thể hóa vào đối tượng nghiên cứu là
hoạt động lao động. Tâm lý học lao động cũng vận dụng những

phương pháp luận tiếp cận (như nhiều chuyên ngành tâm lý học khác)
cụ thể vào các đối tượng lao động, góp phần làm phong phú hơn
những phương pháp nghiên cứu tâm lý học đại cương.
Tâm lý học lao động cũng vận dụng những kiến thức về tâm lý
học cá nhân, tâm lý học lứa tuổi vào việc nghiên cứu hoạt động lao
động của con người với những đặc điểm cá nhân với tập thể, giữa tập
thể với tập thể.
Những kết quả nghiên cứu về tâm lý học lao động góp phần bổ
sung và nâng cao hiệu quả nghiên cứu tâm lý học nói chung.
3.3. Phát triển đến tâm lý học kó thuật - công nghiệp
Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bảo, kó
thuật cơ khí và tự động đang dần chiếm ưu thế trong sản xuất công
nghiệp. Khoa học kó thuật một mặt giảm bớt về căn bản mức độ nặng
nhọc về thể chất và tinh thần cho người lao động, mặt khác đặt con
người vào một tư thế mới trong nhiều mối quan hệ phức tạp với thiết
bò máy móc và môi trường sản xuất công nghiệp. Kó thuật tự động hóa
với mức độ cao về cường độ, nhòp điệu gây nên những tác động mới
buộc con người phải có những thích ứng mới về thể chất và tâm lý để
có thể làm chủ được khoa học công nghệ. Kó thuật tự động hóa cũng
tạo ra những đặc điểm mới về môi trường lao động mà con người cũng
18

|
19


phải có những giải pháp thích ứng khác nhau. Tuy nhiên con người
bao giờ cũng phải là nhân tố chủ đạo. Dù công nghiệp có phát triển
bao nhiêu chăng nữa thì trong sự nghiệp phát triển công nghiệp hóa -
hiện đại hóa, con người vẫn phải ở vào vò trí trung tâm.

Những vấn đề mới đặt ra trong xu thế thời đại buộc ngành tâm
lý học lao động cũng phải phát triển hướng tới nghiên cứu hoạt động
lao động của con người trong hệ thống mới "Con người - máy móc và
môi trường", tiến tới hình thành một chuyên ngành mới là tâm lý học
kó thuật - công nghiệp.
IV. ĐỐI TƯNG - PHƯƠNG PHÁP
4.1 Đối tượng - Nhiệm vụ
Trong mọi hoạt động lao động, đặc biệt là trong công cuộc công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, con người luôn luôn được đặt vào vò
trí trung tâm. Mọi ngành khoa học về con người, trong đó có tâm lý
học lao động đều phải hướng tới mục tiêu vì con người, cho con người.
Vì vậy đối tượng của tâm lý học lao động là những vấn đề tâm lý con
người với tư cách là người lao động, hoạt động trong mối quan hệ với
công cụ thiết bò máy móc và môi trường - môi trường tự nhiên và môi
trường xã hội.
Nhiệm vụ của tâm lý học lao động là nghiên cứu áp dụng những
quy luật tâm lý học vào việc giải thích những hành động của con
người lao động, góp phần đặt ra giải pháp nhằm tạo sự hòa hợp giữa
con người với thiết bò, máy móc và môi trường.
Bằng việc xây dựng hệ thống tri thức và hành động của con
người trong lao động, người nghiên cứu tâm lý học lao động phải quan
sát, mô tả giải thích hành động của con người lao động, nhằm thay đổi
phương thức hành động để phù hợp với mục đích đặt ra và ngày càng
hoàn thiện hành động của họ để lao động ngày một hiệu quả hơn và
qua đó góp phần hoàn thiện nhân cách người lao động.
Tâm lý học lao động phân tích các hành động của người lao
động (từ những cử động, đến động tác, thao tác) trong khi thực thi
những trách nhiệm được phân công; phát hiện những yêu cầu chức
năng tâm lý trong quá trình lao động; phát hiện những khả năng và
giới hạn về sinh lý, tâm lý của con người; tìm mức độ hợp lý và tối ưu

của những phương thức lao động; từ đó đề xuất những đònh mức, chỉ
tiêu, tiến tới tiêu chuẩn hóa năng lực lao động của con người về thể
chất, tâm lý và qua đó hoàn thiện nhân cách người lao động.
4.2. Phương pháp luận tiếp cận chủ yếu
4.2.1 Tiếp cận thực tiễn
Lao động trước hết là một hoạt động thực tiễn. Cho dù là lao
động sản xuất hay lao động quản lý, nghiên cứu, học tập cũng đều
xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn. Lao động là một hoạt động có
mục đích xác đònh nhằm đạt tới một mục đích nào đó, đáp ứng một
yêu cầu nào đó từ thực tiễn. Để đạt tới mục đích nào đó người ta phải
xác đònh nhiệm vụ cụ thể - có sự phân công và phối hợp giữa các bộ
phận khác nhau; có sự sắp xếp trình tự hoạt động; có sự phân phối
theo thời gian. Người lao động phải hiểu rõ làm việc vì cái gì, làm cho
ai, với động cơ nào.
Nhu cầu, mục đích, nhiệm vụ và động cơ đều xuất phát từ thực tiễn
hoạt động lao động. Phát hiện tâm lý học lao động cũng xuất phát từ hoạt
động thực tiễn đó và trở lại phục vụ cho hoạt động thực tiễn.
Vì vậy phương pháp lập luận tiếp cận để nghiên cứu tâm lý học lao
động là tiếp cận với thực tiễn. Thực tiễn đặt ra những yêu cầu và
nghiên cứu trở lại phục vụ và nâng cao nhận thức yêu cầu về thực tiễn
Những đặc điểm tâm lý học cá nhân được rèn đúc, nhào nặn trong
20

|
21


không khí tập thể trong mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa
cá nhân với tập thể trong phương châm "Mình vì mọi người - Mọi
người vì mình".

4.2.2. Tiếp cận tập thể - xã hội
Đó là xem xét những biểu hiện tâm lý của cá nhân dưới khuôn
đúc của tập thể - xã hội; xem xét sự hình thành nhân cách lao động
trong quá trình lao động tập thể - xã hội để trở lại góp sức vào sự
hoàn thiện nhân cách lao động phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước. Về thực tiễn, lao động là một loại hoạt động xã hội,
lao động tập thể, theo sự phân công xã hội. Mỗi cá nhân lao động đều
nằm trong sự chi phối của tập thể. Thành quả lao động tập thể không
chỉ đơn thuần là phép cộng của thành tích cá nhân mà chủ yếu là sự
phối hợp đồng bộ của từng cá nhân, từng nhóm nhỏ trong một đơn vò
hoạt động
4.2.3. Tiếp cận kỹ thuật – công nghệâ
Lao động là loại hoạt động gắn liền với công cụ và biến đổi
theo nhòp độ phát triển của thiết bò, công cụ, nhòp độ của sự phát triển
kó thuật công nghệ. Lao động thủ công dần dần được thay thế bằng lao
động cơ khí, bán tự động và tự động hóa. Tính chất lao động nghề
nghiệp thay đổi nhanh chóng theo đà phát triển đổi mớùi của công
nghệ. Tổ chức lao động biến đổi nhanh chóng để đáp ứng kòp thời với
yêu cầu của kó thuật, thiết bò. Con người ngày càng gắn chặt hơn với
thiết bò kó thuật và môi trường. Sự đổi mới về khoa học kó thuật công
nghệ lại đòi hỏi sự đổi mới kòp thời về trình độ kó thuật, tay nghề, đòi
hỏi những yêu cầu cao về năng lực trí tuệ và mức độ căng thẳng về
tâm lý lao động. Trong công nghiệp hiện đại người lao động phải chòu
đựng nhiều gánh nặng tâm lý mới, chưa hề có trước đây. Sự xuất hiện
những stress mới liên quan đến tính chất nghề nghiệp mới, tác động
không nhỏ đến sức khỏe tinh thần và thể lực của người lao động.
Tiếp cận kó thuật công nghệ học là xem xét những sự biến đổi
tâm lý cá nhân và tập thể lao động trong mối quan hệ chặt chẽ của hệ
thống "con người - thiết bò công cụ - môi trường" mà con người luôn
luôn chiếm vò trí trung tâm.

4.3. Phương pháp nghiên cứu thực đòa
Về cơ bản tâm lý học lao động kó thuật là một khoa học thực
nghiệm dựa trên cơ sở nguyên lý tâm lý học phổ biến và cơ sở sinh lý
học lao động và các khoa học lao động khác như tổ chức lao động
khoa học, kinh tế học lao động, xã hội học. Vì vậy bên cạnh phương
pháp điều tra - quan sát (gián đoạn cắt ngang và liên tục) mô tả, phân
tích thống kê thì việc tổ chức thực nghiệm, trong phòng thí nghiệm,
trong môi trường lao động là vô cùng quan trọng.
Mục đích nghiên cứu không chỉ dừng lại ở mức độ mô tả thực
trạng mà còn phải tìm được giải pháp thực thi nhằm phát huy những
yếu tố tâm lý tích cực bền vững trong hoạt động lao động đểâ đạt tới
hiệu quả tối ưu.
Thông thường các bước tiến hành như sau:
4.3.1. Hồi cứu
Mục đích là khai thác thông tin liên quan đã có từ nhiều nguồn tư
liệu, tài liệu khác nhau. Trước hết cần làm rõ những vấn đề về lý luận
tâm lý học có giá trò khoa học làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực
tiễn. Những tài liệu cần tìm đọc thường là số liệu thống kê về tai nạn
lao động, năng suất lao động, các yếu tố môi trường tự nhiên và xã
hội, đặc biệt là mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau, giữa người lao
động và người sử dụng lao động. Cần nghiên cứu kỹ những công trình
nghiên cứu liên quan với đề tài đang tiến hành. Ghi chép lại những số
liệu về tình trạng lao động, những nhận xét của các tác giả trước để
sau này có thể so sánh đối chiếu với kết quả sẽ nghiên cứu được. Cần
22

|
23



nhớ rằng những tư liệu sưu tầm được không phải lúc nào cũng đầy đủ
và không phải lúc nào cũng đáng tin cậy. Cố gắng phát hiện những sơ
hở để sau này có thể đào sâu nghiên cứu.
4.3.2. Điều tra
Điều tra là phương pháp cần thiết để thu thập thông tin về các đối
tượng ngiên cứu của mình. Có thể điều tra bằng phương pháp phỏng vấn
trực tiếp những người, những nhân vật có nhiều hiểu biết, có vai trò nhất
đònh trong hệ thống sản xuất. Có thể dùng câu hỏi soạn sẵn cho họ trả lời
bằng cách đánh dấu, cũng có thể đặt ra những vấn đề cần đi sâu để yêu
cầu những người này cho biết ý kiến (phỏng vấn sâu). Ngày nay người ta
thường sử dụng phương pháp phỏng vấn theo nhóm, yêu cầu nhóm thảo
luận rồi cho biết ý kiến chung của nhóm. Cũng có thể đưa bảng câu hỏi
cho một số lớn đối tượng sản xuất để họ tự đánh dấu vào các câu hỏi, rồi
thu lại các bảng hỏi mang về phân tích.
4.3.3. Phân tích
Những dẫn liệu điều tra cần được phân tích kỹ bằng các phương
pháp thống kê xã hội học (hiện nay có nhiều phần mềm xử lý số liệu
điều tra rất hiện đại và dễ dàng sử dụng). Điều quan trọng là qua số
liệu điều tra được nhận biết thực trạng của tình hình hoạt động lao
động của các đối tượng điều tra, phát hiện những mối tương quan của
các sự kiện, các hiện tượng tâm lý từ đó mà phát hiện những yếu tố
tâm lý chủ yếu tác động đến hiệu quả lao động, cũng từ đó phát hiện
những nguyên nhân và hậu quả của các hiện tượng tâm lý có ảnh
hưởng đến người lao động, tập thể lao động và những vấn đề về tổ
chức, chính sách lao động. Có thể sử dụng một số trắc nghiệm đơn
giản để đánh giá khả năng lao động, mức độ mệt mỏi và những nguy
cơ dẫn đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Đây cũng là lúc so
sánh đối chiếu với những dẫn liệu tìm được trong quá trình hồi cứu.

4.3.4. Quan sát, mô tả

Không gì bằng tai nghe mắt thấy, cho nên việc trực tiếp quan sát mô tả
hiện trạng lao động sản xuất là một khâu cực kỳ quan trọng không được
coi nhẹ. Có thể kết hợp nhìn, nghe, sờ, kết hợp với việc sử dụng kỹ thuật
chụp ảnh, quay phim, ghi âm, bấm giờ để thu thập số liệu. Cần tập trung
quan sát từng vò trí làm việc trên các dây chuyền sản xuất. Nội dung quan
sát thường là các tư thế lao động, các thao tác trên công cụ thiết bò, mức
độ tập trung chú ý của công nhân, những biểu hiện tâm lý qua sắc mặt,
thái độ, lời nói trong khi giao tiếp.
4.3.5. Kết luận, nhận đònh
Những kết quả điều tra và quan sát được thể hiện đầy đủ và rõ
ràng trong các bảng số liệu (Lưu ý: cần ghi chú thời gian, đòa điểm và
người điều tra quan sát mô tả và phương pháp cũng như thiết bò sử
dụng). Những số liệu thu được có thể được minh họa bằng các biểu
đồ, các mô hình các đường biểu diễn. Qua những số liệu đã trình bày
cần rút ra một số kết luận chủ yếu liên quan mật thiết đến hoạt động
lao động, đến những diễn biến tâm lý chủ yếu có tác động đến người
lao động, đến tổ chức sản xuất và năng suất lao động.
Căn cứ vào kết luận đã nêu ra, nên có (và cần thiết) đề xuất một số
kiến nghò nhằm góp phần cải thiện điều kiện lao động, giải đáp những
vấn đề tâm lý đặt ra trong công trình nghiên cứu vừa hoàn thành. Chú ý
nêu những kiến nghò có tính khả thi, càng cụ thể càng tốt.
4.4. Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp này thường tiến hành trong các phòng thí nghiệm
sinh lý và tâm lý lao động. Bằng phương pháp này có thể xác đònh
một cách chắc chắn mức độ ảnh hưởng của các biến số khác nhau đến
các hiện tượng tâm lý cần nghiên cứu. Trong phòng thí nghiệm có thể
tạo một điều kiện môi trường tương tự như môi trường thực trong lao
24

|

25


động để đối tượng thực nghiệm có thể tiến hành những thao tác theo
yêu cầu. Qua thực nghiệm có thể thu được các biến số độc lập nhằm
để nghiên cứu các khả năng và hạn chế trong quá trình nhận thức
(cảm giác, tri giác) cũng như các phản ứng qua thái độ và hành động
của người thực nghiệm. Ngoài ra cũng có thể thu được những biến số
phụ thuộc dưới tác động của các biến số độc lập nói trên và qua đó có
thể đánh giá được ý nghóa của các biến số độc lập.
Cần lưu ý kết quả thực nghiệm trong phòng thí nghiệm không
phải lúc nào cũng có thể ứng dụng ngay một cách rộng rãi trong thực
tiễn lao động. Vì vậy trước khi ứng dụng rộng rãi các kết quả đã thu
được trong phòng thí nghiệm cần phải trải qua một bước thực nghiệm
trên quy mô hạn chế để kiểm tra tính khả thi của những kết luận từ
phòng thí nghiệm.

Phần 1 :
* Câu hỏi ôn tập
1. Hãy giải thích các ính chất chủ yếu của lao động này nay và
những diễn biến tâm lý có thể xảy ra.
2. Hãy giải thích ý nghóa và cơ sở của những phương pháp tiếp
cận chủ yếu.
* Tài liệu tham khảo :
1. Kim Thò Dung, Nguyễn Ánh Hồng. Đề cương bài giảng Tâm lý
học đại cương, NXB ĐHQG.TPHCM, 1997.
2. Phạm Tất Dong. Tâm lý học lao động. Tập bài giảng lớp cao
học-Viện Khoa học giáo dục, 1997.
3. Nguyễn Văn Lê. Khoa học lao động. NXB Lao động, 1995.
4. Nguyễn Ngọc Nga. Thực hành Y học lao động. NXB Y học,

1999.






















26

|
27


Phần II

PHÂN TÍCH LAO ĐỘNG
PHÂN TÍCH LAO ĐỘNGPHÂN TÍCH LAO ĐỘNG
PHÂN TÍCH LAO ĐỘNG


I. MỤC ĐÍCH
Phân tích lao động nhằm những mục đích cụ thể khác nhau tùy
theo mục đích của công trình nghiên cứu. Tuy nhiên phân tích lao
động trong tâm lý học lao động thường nhằm các mục đích sau:
1. Mô tả hoạt động lao động trên khía cạnh tâm lý (cảm giác,
tri giác, trí tuệ…) dưới tác động của các yếu tố môi trường, của thiết bò,
máy móc cũng như các yếu tố về tổ chức lao động.
2. Qua mô tả hoạt động lao động điều quan trọng là giải thích
được các hành động, sự tác động qua lại của các hành động, nguyên
nhân và cơ chế gây ra những hành động đó.
Trước hết là phải đề cập đến các cách phân loại lao động
1.1. Phân loại lao động
Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, nội dung và
tính chất của lao động không ngừng biến đổi, ngày càng phong phú,
phức tạp hơn và luôn luôn đổi mới cùng với sự tiến bộ của khoa học -
kỹ thuật – công nghệ. Theo đó nghề nghiệp, chức danh lao động và
công việc cũng ngày một nhiềâu hơn. Ở mỗi thời kỳ và mỗi nước có
một số công việc, nghề nghiệp chiếm tỷ lệ ưu thế khác nhau.
Lao động là một quá trình hoạt động nhằm tạo sự thích ứng của
xã hội loài người với thế giới xung quanh để tồn tại và phát triển. Do
tính chất lao động không ngừng biến đổi mà phân loại lao động
thường chỉ có giá trò lòch sử, chỉ là bức ảnh của một giai đoạn phát
triển nên không thể có một sự phân loại lao động vónh cửu.
* Cách phân loại xưa nhất là chia ra lao động chân tay và lao
động trí óc. Sự thực thì bất cứ loại lao động nào cũng đòi hỏi cả hai

yếu tố chân tay và trí óc, tất nhiên là với tỷ lệ khác nhau.
* Cách phân loại theo tính chất và công cụ. Theo Intelson thì có
thể chia làm 3 nhóm theo tính chất là: Nhóm tổng hợp, nhóm chuyên
hóa một phần và nhóm chuyên hóa thực thụ; hoặc chia ra hai nhóm
theo công cụ là nhóm máy móc và nhóm chân tay. Cách phân chia
này quá thô sơ.
* Theo phương tiện lao động, theo thao tác công nghệ và lao động
được đầu tư, Viện khoa học lao động Moskva đã phân chia thành các loại:
- Lao động phổ thông, chủ yếu là lao động thể lực, không có
máy móc, không được đào tạo, không có yêu cầu lành nghề;
- Lao động bán lành nghề, lao động với máy móc tương đối đơn giản
hoặc phục vụ máy móc bằng tay là chủ yếu hay gọi là nghề thủ công;
- Lao động lành nghề, làm việc với máy móc cơ khí, điện…;
- Lao động lành nghề có trình độ cao, làm việc và điều khiển
các thiết bò phức tạp.
* Dựa trên khả năng sáng tạo các nhà xã hội học ở St.
Petersburg lại chia làm sáu nhóm bao gồm:
- Lao động đặc trưng là thể lực, làm việc bằng chân tay, không
có máy móc hoặc ít máy móc lành nghề;
- Lao động dây chuyền, làm việc với những thao táùc ít phức tạp,
nối tiếp nhau trên một dây chuyền, theo những nhòp độ nhất đònh, phụ
thuộc vào nhau;
28

|
29


- Lao động cơ giới, không có nhòp bắt buộc, trình độ lành nghề
vừa phải;

- Lao động điều khiển các thiết bò tư động, không lắp ráp và sửa
chữa, trình độ lành nghề trung bình;
- Lao độâng lành nghề bằng tay, đòi hỏi đào tạo chuyên môn sâu
như các nghệ nhân truyền thống;
- Lao động điều khiển và sửa chữa các hệ thống thiết bò tự động.
Sựï phân chia này tuy có phần chi tiếât nhưng vẫn chủ yếu là dựa
vào kỹ năng thao tác mà bỏ quên các kó năng khác như sáng tạo nghệ
thuật, thiết kế…
* Dựa vào yêu cầu tâm sinh lí, nhà tâm lí học Titô phân chia
lao động thành bốn nhóm:
- Nhóm đặc trưng cho tính chất đột biến, bất ngờ của thao tác
lao động;
- Nhóm đặc trưng bởi tình huống lao động được lặp lại thường xuyên;
- Nhóm lao động không có yêu cầu đặc biệt đối với chất lượng
tâm sinh lý của con người;
- Nhóm lao động không đòi hỏi đào tạo chuyên môn, nhóm lao
động phổ thông.
* Dựa trên yêu cầu trí tuệ, một số nhà khoa học Mỹ lại chia ra
nhóm có yêu cầu thấp, trung bình và cao.
* Theo theo mức độ chú ý tập trung và dòch chuyển (theo một số
nhà khoa học Ba Lan).
* Khuynh hướng ngày nay là chia lao động thành ba nhóm gồm:
- Nhóm chủ yếu sử dụng thể lực;
- Nhóm lao động có mật độ (nhòp điệu và cường độ) rất cao;
- Nhóm lao động hiện đại (trong hệ thống tự động hóa cao).
Hiện tại có rất nhiều bảng phân loại lao động khác nhau chủ
yếu là xuất phát từ sự khác nhau trong cách đặt vấn đề, khác nhau về
mục đích và tính khả thi trong thực tiễn.
1.2. Đặc trưng của lao động - một hình thức vận động
1.2.1. Lực cơ

Lực cơ là biểu hiện quan trọng nhất trong hệ thống vận động.
Lực cơ phụ thuộc vào số lượng các cơ tham gia, sự thích ứng của thần
kinh dinh dưỡng hoạt động nội tiết, tuổi, giới, nhòp sinh học, động cơ
luyên tập, sự mệt mỏi và các yếu tố môi trường. Với một kích thích
tâm lí như thế nào đó lực cơ có thể đạt mức tối đa (có thể vượt qua cả
ngưỡng bình thường của hằng số sinh học người). Sức bền, sự dẻo dai
của cơ cũng chòu ảnh hưởng rất nhiều của yếu tố tâm lí. Thông thường
người ta chỉ sử dụng khoảng 1/3 lực cơ tối đa để làm ngưỡng thiết kế
cho các loại chuyển động.
1.2.2. Tốc độ chuyển động
Tốc độ chuyển động phụ thuộc vào điều kiện sinh lí cơ (cơ sinh)
và tâm lí. Tùy theo yêu câàu và tính chất công việc mà cơ thểâ thực
hiện các loại chuyển động khác nhau đáp ứng các yêu cầu về đònh
hướng (tọa độ) đường đi, tốc độ và cường độ của chuyển động. Tốc độ
lớn khi sức cản nhỏ và ngược lại. Cần có tốc độ lớn thì sử dụng
chuyển động quay; lực kéo vào thì nhanh và lớn hơn đẩy ra; chuyển
động ngang thuận lợi hơn chuyển động đứng. Với mức gắng sức bằng
50% lực tối đa thì tốc độ tối ưu phải đạt tới 20% tốc độ tối đa.
1.2.3. Nhòp điệu chuyển động
30

|
31


Nhòp điệu chuyển động phụ thuộc vào các yếu tố như biên độ
chuyển động (20 cm là thuận lợi nhất cho chuyển động lặp lại của bàn
tay), vào yêu cầu của độ chính xác. Yêu cầu càng lớn thì biên độ và nhòp
điệu càng phải nhỏ). Nhòp điệu (hay tần số) thuận lợi nhất là 30 giây/
chuyển động (hay cử động). Nhòp điệu bình thường của người Âu, Mỹ là

45-50 giây/cử động (Người Việt Nam chưa có số liệu).
1.2.4. Phối hợp chuyển động
Thông thường được thực hiện theo nguyên tắc cùng hoạt động
nhưng khác hướng nhau cả tay lẫn chân và được theo dõi, điều chỉnh
bằng mắt.
1.2.5. Yêu cầu tâm lý của công việc
Để hoàn thành bất kỳ công việc gì con người đều phải trải qua
đầy đủ các khâu: Phát tín hiệu - tiếp nhận thông tin - xử lý thông tin -
ra quyết đònh - thực hiện quyết đònh - thông báo kết quả. Quy trình
này huy động hầu hết các chức năng sinh lý, các quá trình tâm lí và
một số đặc điểm tâm lí cá nhân với mức độ khác nhau tùy theo từng
công việc cụ thể:
- Lao động phổ thông là lao động đơn giản, ít hoặc không cần
thời gian tập luyện, đòi hỏi thể lực (nhiều hay ít) là chủ yếu. Các yêu
cầu về tâm lí vận động đòi hỏi không nhiều về độ chính xác và độ tin
cậy không cao lắm.
- Lao động thủ công là lao động bằng tay, yêu cầu thể lực theo
nhiều mức độ khác nhau, đòi hỏi sự phối hợp vận động tốt với độ
chính xác cao, độ tin cậy lớn (ví dụ thợ sửa đồng hồ). Sự tập trung chú
ý và độ bền vững của chú ý là đặc trưng quan trọng.
- Lao động đứng máy là hoạt động của con người với máy móc
(ví dụ các máy gia công cắt gọt kim loại). Các thao tác đòi hỏi sự kết
hợp tốt của cảm giác và tâm lí vận động, đòi hỏi tư duy ở mức nhất
đònh, đòi hỏi sự chú ý cao trong từng thời gian, yêu cầu thể lực không
nhiều, có sự di chuyển cơ thể trong khuôn khổ nhất đònh.
- Lao động tại bàn điều khiển đòi hỏi thể lực không nhiều; đòi
hỏi nhiều về khả năng cá nhân tiếp nhận, chọn lựa xử lý và truyền đạt
thông tin; đòi hỏi có phản ứng nhanh nhạy, chính xác và tin cậy cao;
đòi hỏi sự chú ý tập trung và chú ý dòch chuyển cao. Đặc trưng quan
trọng là trạng thái tỉnh táo, thái độ điềm tónh.

- Điều khiển các phương tiện chuyển động (lái xe, tàu, máy
bay ). Yêu cầu đặc trưng là tri giác tốt, phản xạ nhanh, phối hợp
chân tay thuần thục nhằm kòp thời thích nghi với các tình huống
chuyển động. Trạng thái chú ý với mức độ tập trung và chuyển dòch
luân phiên là đặc trưng quan trọng.
- Lao động dây chuyền đòi hỏi sự nhanh nhạy và chính xác. Cần
lưu ý luân chuyển công việc để giảm bớt cảm giác đơn điệu và phòng
tránh tác hại của sự buồn chán.
- Lao động khoa học, học thuật đòi hỏi khả năng quan sát tốt,
mức độ tư duy sáng tạo cao, trí nhớ tốt.
- Hoạt động lãnh đạo, quản lý đòi hỏi nhiều thuộc tính tâm lí cá
nhân, mức độ chú ý tốt và trạng thái điềm tónh, khách quan.
- Hoạt động văn hóa, biểu diễn nghệ thuật đòi hỏi cao về tri
giác, óc quan sát, trí nhớ tốt, phối hợp động tác tốt và hợp tác trong
tập thể tốt. Cảm xúc chân thật là đặc trưng quan trọng.
- Hoạt động thể dục thể thao đòi hỏi thể lực cao, sức bền và dẻo
dai, khéo léo, phản xạ nhanh, phối hợp tốt đồng thời cũng đòi hỏi trí tuệ
cao, trí nhớ thao tác, trí nhớ không gian tốt. Đặc trưng rất quan trọng là
thuộc tính tâm lí cá nhân tốt: dũng cảm, hứng thú, say mê và sáng tạo.
32

|
33


Nói chung cũng như lao động nghệ thuật, bên cạnh sự nỗ lực cá nhân thì
không thể không quan tâm đến yếu tố năng khiếu bẩm sinh.
- Lao động chiến đấu đòi hỏi thể lực tốt, sự sáng tạo và nhiều
thuộc tính tâm lí cá nhân đặc biệt như lí trí vững, bản lónh cao, tính
quyết đoán, táo bạo, dũng cảm.

Hoạt động lao động là một dạng hoạt động đặc biệt của con
người, luôn luôn kèm theo công cụ lao động với nhiều cấp bậc khác
nhau (lao động thủ công, bán cơ giới, cơ giới, bán tự động và tự động
hóa). Hoạt động lao động của con người bao giờ cũng có mục đích
nhất đònh - ngắn hạn hoặc dài hạn.
Mỗi hoạt động diễn ra trong từng giai đoạn nhằm những mục
đích nhất đònh được gọi là một hành động. Hành động là một đơn vò
của hoạt động nhằm một nhiệm vụ sơ cấp nhỏ nhất, không phân chia
được nữa.
Như vậy một hoạt động lao động sẽ có nhiều hành động, với
những mục đích nhấât đònh. Tổ chức một hoạt động lao động là phải
làm rõ những mục đích cụ thể, bộ phận và tiến trình đạt tới mục đích
cuối cùng, có nghóa là phải xem hành động với những phương tiện gì
và cách thức sử dụng những phương tiện đó ra sao vv Phương thức
hành động được thể hiện bằng những thao tác.
Thao tác là một phần của quá trình công nghệ được một người
hoặc một hay nhiều nhóm người tiến hành trên một vò trí làm việc
nhằm hoàn thành một số chi tiết, một số bán thành phẩm hay một dây
chuyền sản xuất. Một hành động có thể cần một hay nhiều thao tác.
Điều đó phụ thuộc vào công cụ, phương tiện làm việc cũng như
phương thức thực hiện hành động nói chung. Nói khác đi, một hành
động được thực hiệân bởi một hay nhiều thao tác và như vậy thao tác
có thể coi như là một đơn vò của hành động.
Tùy thuộc vào đặc điểm cấu tạo chức năng của công cụ mà mỗi
thao tác đều phải được tiến hành trong những tư thế và động tác phù
hợp. Mỗi động tác đều được hình thành từ những cử động khác nhau.
Hiệu quả của mỗi chu kì thao tác phụ thuộc vào sự hợp lý của
mỗâi động tác và mỗi cử động; vào sự khéo léo và tiết kiệm trong mỗi
cử động, mỗi động tác; vào kinh nghiệm, kó năng, kó xảo của người lao
động. Mỗi cử động, động tác được thực hiện trong những tư thế lao

động khác nhau có hiệu quả rất khác nhau. Tư thế lao động hợp lý tạo
thuận lợi cho cử động, động tác phù hợp với yêu cầu về nhòp điệu,
cường độ và quỹ đạo của cử động, động tác. Tư thế lao động thoải
mái, dễ chòu giúp cho việc lựa chọn những cử động, động tác tối ưu.
Phân tích lao động phải bắt đầu từ việc nghiên cứu những cử động,
động tác trong những tư thế khác nhau.
Cùng với môi trường lao động, những yêu cầu về tổ chức lao động,
những yêu cầu về trạng thái tâm lý tập hợp lại thành điều kiện lao động.
II ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG
2.1. Quan niệm
Mỗi hoạt động lao động đều được thực hiện trong những điều
kiện nhất đònh. Lao động sản xuất phải được tiến hành trong điều kiện
lao động sản xuất.
Điều kiện lao động còn phụ thuộc vào mối quan hệ giữa lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, mối quan hệ giữa người lao động
và người sử dụng lao động. Ngày nay điều kiện lao động không phụ
thuộc nhiều vào bản chất chế độ chính trò mà liên quan nhiều hơn đến
chính sách và phương pháp quản lý sản xuất.
Những nhà quản lý sản xuất giỏi luôn quan tâm đến việc cải thiện
điều kiện lao động, lấy người lao động làm trọng tâm của chính sách và
34

|
35


biện pháp. Người quản lý luôn cố gắng tạo điều kiện để người lao động có
một sức khỏe thể chất và tinh thần tốt, gắn bó mật thiết với doanh nghiệp,
tạo được sự hài hòa về quyền lợi giữa người lao động, người sử dụng lao
động và nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.

Trong nhiều việc, nhiều lónh vực, cần làm sao để có điều kiện
lao động tốt, như có thể, người ta phải quan tâm trước hết đến môi
trường lao động, tổ chức lao động hợp lý, bảo vệ sức khỏe, phòng
chống tai nạn và bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Quá trình chuyển đổi nền kinh tế nước ta sang cơ chế thò trường,
có sự quản lí của nhà nước, theo đònh hướng xã hội chủ nghóa đang tạo
đà cho sự phát triển với tốc độ nhanh và ngày càng bền vững. Sự phát
triển của sản xuất đã tác động đến xu hướng biến động của điều kiện
lao động với nhiều mức độ khác nhau và ảnh hưởng khác nhau đến
người lao động.
Khái niệm điều kiện lao động tuy có nhiều cách diễn giải khác
nhau nhưng tựu trung đều có cách hiểu thống nhất như sau: "Điều kiện
lao động là tổng thể các yếu tố tự nhiên, xã hội, kinh tế, kó thuật, tổ
chức, vệ sinh, tâm lí, sinh lí v. v… có tác động đến chức năng cơ thể
con người, tinh thần thái độ lao động, sức khỏe và năng lực lao động,
hiệu quả lao động hiện tại cũng như khả năng tái sản xuất sức lao
động trước mắt và lâu dài". Nội dung của điều kiện lao động có thể
chia thành bốn nhóm như sau:
1. Các yếu tố vệ sinh môi trường bao gồm các yếu tố vật lí, hóa
học, sinh học được tạo nên chủ yếu dưới tác động của công cụ, thiết bò lao
động (phương tiện lao động), đối tượng lao động và quy trình công nghệ.
2. Các yếu tố tâm sinh lý bao gồm các yếu tố về tải trọng thể
lực, thần kinh, tâm lý được hình thành trong quá trình lao động và hồi
phục sức lao động.
3. Các yếu tố tâm lý xã hội được hình thành dướùi tác động của
các mối quan hệ kinh tế xã hội như tổ chức lao động, trạng thái sức
khỏe, năng suất lao động và thu nhập của người lao động, cung cách
điều hành quản lý của người sử dụng lao động.
4. Các yếu tố thẩm mỹ phản ánh qua cảm xúc, hứng thú của
người lao động bao gồm các cấu trúc không gian, nhà xưởng, bố cục

màu sắc, âm thanh, không khí tâm lý tập thể.
Sự phân chia thành bốn nhóm yếu tố như trên chỉ có ý nghóa học
thuật. Trong thực tế lao động sản xuất, các yếu tố này không xuất
hiện một cách riêng rẽ, không tác động một cách đơn lẻ lên người lao
động mà còn ảnh hưởng qua lại với nhau với mức độ nặng nhẹ, nhiều
ít khác nhau.
Mức độ tác động của điều kiện lao động lên trạng thái cơ thể người
lao động có thể đong đếm được bằng nhiều phương pháp khác nhau:
Phương pháp đánh giá mức độ nặng nhọc – độc hại của điều
kiện lao động do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành được
coi là cơ sở pháp lý chủ yếu.
Các yếu tố của điều kiện lao động gồm hai nhóm chính:
Môi trường lao động có 10 yếu tố. Tâm sinh lý có 12 yếu tố. Mức
độ năng nhọc – độc hại của mỗi yếu tố được đánh giá theo thang phân
loại gồm 6 bậc và cho điểm từ 1 đến 6 điểm, từ nhẹ đến nặng. Để đánh
giá một cách tổng hợp các yếu tố, có thể sử dụng công thức sau:
Y = 17,1x – 1,2
2
x
+ 2
trong đó - Y là mức độ nặng nhẹ
- x là giá trò trung bình cộng của các yếu tố đã khảo sát.
36

|
37


Căn cứ vào giá trò trung bình Y đã tính được để xếp loại theo
một thang phân loại 6 bậc từ nhẹ đến nặng: Bậc I khi giá trò Y<18,

bậc II với Y= 18-34; bậc III khi Y >34-46; bậc IV khi Y >46-55; bậc V
khi Y>55-59; bậc 6 khi Y>59.
Nhiều tổ chức khoa học, các công ty siêu quốc gia như hãng xe
hơi Toyota cũng đưa ra nhiều phương pháp nghiên cứu đánh giá điều
kiện lao động khác nhau, có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau.
2.2. Khái quát về môi trường lao động
2.2.1. Môi trường tự nhiên
Những yếu tố tự nhiên hình thành và diễn biến trong quá trình
lao động, có ảnh hưởng đến thể chất tinh thần đặc biệt là trạng thái
tâm lí của người lao động. Mỗi yếu tố môi trường khi tác động vào cơ
thể người đều tuân theo quy luật giới hạn được xác đònh từ điểm thấp
nhất (minimum-min) đến điểm cao nhất (maximum-max). Khoảng
min-max đó được gọi là giới hạn sinh thái hay còn gọi là giới hạn
chống chòu của cơ thể đối với yếu tố tác động. Khi tác động ra ngoài
giới hạn sinh thái đó thì yếu tố tác động bò coi là yếu tố gây ô nhiễm.
Vậy thực chất của việc xử lí ô nhiễm là tìm biện pháp đưa yếu tố tác
động trở về bên trong giới hạn sinh thái của cơ thể. Căn cứ vào kết
quả nghiên cứu giới hạn sinh thái của cơ thể đối với các yếu tố tác
động, nhà nước ban hành những tiêu chuẩn cho phép được gọi là tiêu
chuẩn Việt Nam - viết tắt là TCVN làm cơ sở để đánh giá mức độ ô
nhiễm. Cần lưu ý khi khảo sát môi trường lao động là phải quan tâm
đến nơi làm việc (hay còn gọi là vò trí lao động). Nơi làm việc
(working place) được đònh nghóa là không gian hoạt động chủ yếu của
người lao động (chiếm hơn 80% thời gian lao động). Ví dụ đối với thợ
may thì độ sáng cần quan tâm là đầu mũi kim, với người đọc sách là
trên mặt trang sách. Sau đây lược kê một số yếu tố môi trường tự
nhiên xuất hiện phổ biến trong quá trình lao động:
Vi khí hậu: đó là những yếu tố vật lí như nhiệt độ, độ ẩm,
chuyển động của không khí (đôi khi cả ánh sáng nữa). Trong môi
trường lao động, TCVN về nhiệt là 32

o
; độ ẩm không quá 80%;
chuyển động của không khí hay thường gọi là gió khoảng 0, 5-1, 5
mét/giây. Trong thực tế thường gặp trường hợp nhiệt độ cao mà độ
ẩm cũng cao lại ít gió thì cảm thấy không khí khó chòu hơn nhiều so
với khi độ ẩm thấp và gió nhiều hơn. Nhiệt độ thấp, đã lạnh mà gió
nhiều nữa thì càng thấy lạnh. Vì vậy người ta không chỉ quan tâm đến
từng yếu tố nhiệt, ẩm, gió mà thường tìm một đại lượng biểu thò tác
động tổng hợp của ba yếu tố đó.
Ví dụ: Nhiệt độ hiệu quả tương đương
T
td
=
2
TuTk
+
+ 1, 94
v

Trong đó:
Tư : nhiệt độ ướt, được đo bằng nhiệt ẩm kế Astmann
Tk: nhiệt độ khô, được đo bằng nhiệt ẩm kế Astmann hoặc nhiệt kế
thường dùng
V: tốc độ gió
Các yếu tố vi khí hậu có thể có nguồn gốc từ thiên nhiên bên
ngoài (từ bức xạ nhiệt của mặt trời chủ yếu qua mái nhà) cũng có thể
do quá trình sản xuất tạo ra (từ lò đốt, máy móc hoạt động và cũng có
thể từ nhiệt bức xạ của người lao động, quá đông người và quá chật
chội). Người ta thường dùng khái niệm stress nhiệt để chỉ lượng nhiệt
cần phải thoát đi nhằm đảm bảo duy trì sự cân bằng nhiệt cho cơ thể;

Khái niệm stress (căng thẳng) nhiệt để chỉ những biển đổi sinh lí, tâm
lí, bệnh lí do sress nhiệt gây ra. Stress nhiệt tác động vào cơ thể từ
môi trường ngoài còn chuyển hóa vật chất là tác động từ bên trong.
38

|
39


Để duy trì cân bằng nhiệt nội tại thì lượng nhiệt do chuyển hóa phải
được thoát đi bằng dẫn truyền, đối lưu, bức xạ và bay hơi. Tùy điều
kiện môi trường mà cơ thể tăng hay giảm nhiệt qua các cơ chế này.
Mỗi gam mồ hôi bay hơi sẽ lấy đi 0, 59 kilocalo nhiệt. Môi trường
nóng và ẩm mồ hôi thải ra nhiều dẫn đến sự mất nước và kéo theo cả
nhiều muối khoáng và một số vitamin như vitamin B, C…
Nước ta tuy ở vào khu vực nhiệt đới nhưng không phải vì vậy
mà không cần quan tâm đến môi trường lạnh. Phía bắc nước ta hàng
năm có tới 80 ngày nhiệt độ dưới 20
o
, Tây Nguyên cũng có nhiều
ngày khá lạnh nhất là lao động về đêm. Nhiệt độ thấp mà nhiều gió
thì cảm giác lạnh tăng lên không chỉ là yếu tố tâm lí mà còn do lượng
nhiệt mất đi nhiều hơn. Tốc độ gió khoảng 8m/giây lượng nhiệt mất đi
tăng lên 2 lần, gió 20m/giây tăng 5 lần. Làm việc dưới nước lạnh thì
lượng nhiệt mất đi gấp 14 lần làm việc trên cạn.
Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, vượt quá tiêu chuẩn cho phép
không chỉ gây rối loạn các chức năng hoạt động của cơ thể mà còn tác
động rất mạnh đến trạng thái tâm lý của người lao động, dễ dẫn đến tình
trạng căng thẳng, bực bội, giảm khả năng chú ý, tạo ra nguy cơ tai nạn lao
động. Say nóng, say nắng là hiện tượng không hiếm đối với người lao động

ngoài trời trong vùng nhiệt đới nóng ẩm như ở nước ta.
- Ánh sáng: Có thể là nguồn sáng từ mặt trời hoặc nguồn sáng
nhân tạo, thể hiệân bằng các chỉ tiêu về độ rọi (sáng, tối), về độ tương
phản, độ chói lóa và màu sắc, tác động khác nhau đến thò lực và trạng
thái tâm lý của người lao động. Làm việc trong điều kiện ánh sáng
không đạt tiêu chuẩn là một trong nhiều nguyên nhân gây bệnh cận
thò. Làm việc nhiều trên màn hình máy vi tính, phải căng mắt để tập
trung vào các tín hiệu, lâu ngày sẽ gây khô mắt và nhãn áp tăng cao
có nguy cơ dẫn đến bệnh thiên đầu thống, gây mù mắt. Mắt là giác
quan quan trọng nhất trong quá trình nhận thức (chiếm hơn 80% hoạt
động cảm giác) do đó tổn thương mắt gây thương tổn tâm lí trầm
trọng nhất trong cuộc đời. Yêu cầu về độ rọi sáng còn phụ thuộc
nhiều vào độ tương phản ánh sáng màu sắc của đối tượng quan sát.
Đó cũng là lí do mà người ta phải viết phấn trắng lên bảng đen. Ngày
nay người ta không dùng bảng quá đen mà dùng bảng màu hơi xanh
đen vì độ tương phản quá mạnh cũng không có lợi cho thò giác.
- Màu sắc là yếu tố thẩm mỹ có tác động lớn đến cảm xúc. Màu
lạnh, màu nóng đều tác động khác nhau đến trạng thái hưng phấn hay
ức chế trong vỏ não, đòi hỏi sự thích nghi khác nhau. Người ta cũng
thường nói đến màu vui, màu buồn. Stein từ năm 1910 đã nghiên cứu
ảnh hưởng của màu sắc đến cảm giác của con người. Màu sắc có tác
động một phần đến phản xạ vận động của con người. Màu đỏ làm
tăng tốc độ phản xạ đơn giản khoảng 1, 5%, các phản xạ phức tạp lên
đến hơn 5% trong khi màu xanh lá cây làm giảm một ít và màu tím
làm chậm rõ rệt tốc độ phản xạ. Dưới ánh sáng màu đỏ, cảm nhận về
hình thức bên ngoài, về trọng lượng của sự vật kém chính xác hơn so
với màu lam. Trong khi màu đỏ gây cảm giác căng thẳng nhiều hơn
thì màu lam tăng cảm giác dễ chòu. Màu lam tăng cảm giác mở rộng
trường thò giác, còn màu nâu thì ngược lại, tựa như khi lùi xa để nhìn
bao quát hơn còn tiến lại gần để thu hẹp không gian quan sát. nh

sáng tự nhiên bao giờ cũng tốt hơn ánh sáng nhân tạo. Đèn huỳnh
quang nếu không bố trí hợp lí, khoa học cũng sẽ gây tác hại không
nhỏ đến thò giác.
- Tiếng ồn: Tiếng ồn là yếu tố môi trường rất phổ biến ở nước
ta. Tùy hoàn cảnh và điều kiện hoạt động mà TCVN có những mức
độ khác nhau. Đơn vò đo cường độ ồn là decibel-dB. Trong công
nghiệp tiêu chuẩn tối đa cho phép là 85 dB, nhưng trong môi trường
học tập, trên lớp học là không quá 60 dB, trong phòng bệânh nhân là
không quá 40 dB… Tiếp xúc lâu ngày với tiếng ồn, có thể không quá
40

|
41


tiêu chuẩn cho phép, nhưng với khoảng 70-80 dB sẽ sinh ra tình trạng
nghễnh ngãng, thường thấy ở nữ công nhân ngành dệt, gây trạng thái
tâm lí buồn tủi trầm nhược trong sinh hoạt, đặc biệt trong quan hệ
luyến ái nam nữ. Tiếp xúc lâu ngày với tiếng ồn quá lớn sẽ dẫn đến
bệnh điếc nghề nghiệp.
- Bụi: Bụi có thể là từ bên ngoài bay vào nhưng chủ yếu là bên
trong do nguyên liệu, nhiên liệu và quá trình công nghệ tạo ra. Có thể
là bụi vô cơ, bụi hữu cơ.
Đại lượng đo lường phổ biến là kích thước và trọng lượng bụi.
Bụi tác độâng xấu vào mắt, da và nguy hiểm nhất là vào phổi. Đã có
nhiều công trình nghiên cứu về tác động của bụi, đặc biệt là các bệnh
phổi do bụi như bệnh Silicosis do bụi silic (Si0
2
) gây ra, bệnh
Asbestosis do bụi amiang; bệnh Bissinosis do bụi bông; bệnh

Anthracosis do bụi than
- Hơi khí độc: Chủ yếu là từ nhiên liệu, nguyên liệu thông qua quá
trình công nghệ mà thoát ra. Những khói và khí độc thường biết đến là
CO, CO
2
, do đốt nhiên liệu, than, dầu. SO
2
, SO
3
chủ yếu từ dầu đốt có
hàm lượng lưu huỳnh cao. Các loại khí khác như NO
x
, Cl, các axít vv
thoát ra từ những quá trình tổng hợp, trích ly hóa học. Những nhà máy
hóa chất, cao su, nhựa tổng hợp là những nơi có nhiều khí độc rất nguy
hiểm. Tiếp xúc lâu ngày với các loại khí độc, dù chưa vượt quá tiêu
chuẩn cho phép cũng là nguy cơ dẫn đến các bệnh nghề nghiệp.
- Rác thải, nước thải: là phầên thải bỏ của quá trình sản xuất,
sinh hoạt, đặc biệt rác thải y tế là những nguồn gây ô nhiễm nghiêm
trọng cho môi trường lao động và môi trường chung bên ngoài. Nhược
điểm lớn nhất của công tác thu gom rác thải là không được phân loại
từ nguồn thải. Rác thải không phân loại theo thành phần sẽ gây rất
nhiều trở ngại cho việc xử lí. Nước thải không được xử lý tốt sẽ gây ra
ô nhiễm cho các nguồn nước mặt và cả nguồn nước ngầm. Nước thải
chứa nhiều kim loại nặng rất nguy hiểm cho người và súc vật là nguy
cơ gây nhiều bênh ung thư khó điều trò.
- Vi sinh vật xen lẫn trong nước thải và chất thải rắn cũng như
lơ lửng trong không khí hoặc bám vào các phần tử bụi. Đặc biệt nguy
hiểm là vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm trong rác thải y tế, trong
các cơ sở khám chữa bệnh. Vi sinh vật xen lẫn trong thực phẩm không

đảm bảo vệ sinh là nguồn gây bệnh, gây ngộ độc thực phẩm.
- Các yếu tố bức xạ cũng là nguồn gây ô nhiễm không hiếm
trong các cơ sở sản xuất công nghiệp (khai thác quặng, luyện kim…)
cũng như trong các cơ sở y tế không đảm bảo quy trình bảo vệ sức
khỏe cho người lao động.
Về nguyên tắc, xử lý ô nhiễm môi trường phải theo ba bước:
Bước 1: Xử lý ngay đầu nguồn, tại nguồn gây ô nhiễm, từ nhiên liệu,
nguyên liệu đầu vào, từ thiết bò và quy trình công nghệ. Ví dụ thay
đổi chất đốt từ củi sang than đá rồi sang dầu DO, FO rồi sang khí hóa
lỏng, khí gây ô nhiễm sẽ giảm bớt rất nhiều
Bước 2: Nếu bước 1 chưa tốt thì phải ngăn chặn trên đường lan truyền
như bọc kín nguồn gây ô nhiễm, dùng các biện pháp kó thuật để lọc,
hút, thải cao… Tuy nhiên một số biện pháp như thải cao (qua ống
khói) hay chôn lấp mà không có biện pháp xử lý đúng đắn thì chỉ là
"đánh bùn sang ao" vì hàm lượng chất ô nhiễm không hề giảm đi mà
chỉ là di chuyển từ chỗ này qua chỗ khác. Nguyên tắc căn bản là phải
tìm biện pháp thu hồi, tái sử dung, tái chế nguyên vật liêu thải ra vưà
để tiết kiệm nguồn tài nguyên vừa giảm thiểu ô nhiễm và cuối cùng
mới đi đến thải bỏ.
Bước 3: Nếu bước 2 chưa giải quyết được yêu cầu thì phải sử dụng
phương tiện bảo vệ cá nhân. Mỗi loại phương tiện đều phải phù hợp
với tính chất của nguồn ô nhiễm và đặc biệt là phù hợp với sức chòu
42

|
43


đựng của người sử dụng (ví dụ đảm bảo kín, khít, không gây căng
thẳng, cản trở hô hấp, không gây cảm giác khó chòu, không gây trạng

thái căng thẳng thần kinh ). Những số liệu về nhân trắc học người
Việt Nam là những cơ sở khoa học quan trọng để thiết kế, sản xuất
các phương tiện bảo vệ cá nhân. Các loại khẩu trang thường thấy trên
đường phố không đảm bảo chất lượng vệ sinh mà chỉ có tác dụng tâm
lý. Ngoài ra cũng cần lưu ý đến thời hạn sử dụng. Một phương tiện
không dùng đến mà để lâu ngày cũng có thể không còn tác dụng
phòng ngừa.
- Nguy cơ tai nạn: Cũng như các yếu tố môi trường lao động,
trong quá trình hoạt động sản xuất có thể xảy ra chấn thương, ngộ độc
do thiết bò không được đảm bảo an toàn khi vận hành (máy móc quá
cũ, không được bảo dưỡng tốt, thiếu cơ cấu che chắn an toàn, không
được kiểm đònh đúng thời hạn gây chạm điện, chập điện, cháy nổ…).
Vì vậy cần quan tâm đến tính an toàn của thiết bò, máy móc, đến việc
giảm thiểu các nguy cơ gây cháy nổ đồng thời phải có đủ phương tiện,
có người phụ trách được huấn luyện và sẵn sàng dập tắt sự cố, sơ cấp
cứu kòp thời người bò nạn. Tình trạng vệ sinh nhà xưởng, đường đi lối
lại sạch sẽ thông thoáng cũng là những yếu tố không được coi nhẹ
nhằm phòng tránh tối đa nguy cơ trơn trượt, té ngã. Huấn luyện đònh
kỳ về an toàn vệ sinh lao động, cung cấp đầy đủ các phương tiện bảo
vệ cá nhân cho người lao động đã được quy đònh cụ thể trong các văn
bản pháp lý về bảo hộ lao động.
- Tai nạn lao động là chấn thương, ngộ độc làm hư hỏng một
phần hay toàn bộ cơ thể (chết), làm giảm một phần hay toàn bộ khả
năng lao động. Chỉ được tính là tai nạn lao động khi xảy ra trong thời
gian và không gian quy đònh liên quan đến nhiệm vụ được giao.
- Bệnh nghề nghiệp là bệnh có liên quan đến một nghề do tiếp
xúc lâu dài với những yếu tố độc hại hoặc tư thế lao động không hợp
lý, làm giảm một phần hay toàn bộ khả năng lao động. Hiện nay ở
nước ta có quy đònh 25 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm. Để phòng
ngừa bệnh nghề nghiệp nhà nước cũng yêu cầu các cơ quan, xí nghiệp

phải tổ chức khám sức khỏe đònh kỳ hàng năm cho người lao động.
2.2.2. Môi trường xã hội
Đó là những yếu tố còn lại của điều kiện lao động liên quan đến
con người và tổ chức lao động cũng như tổ chức xã hội.
- Lao động theo ca kíp Trong sản xuất công nghiệp, để tận
dụng năng suất của thiết bò, máy móc thường người ta vẫn tổ chức lao
động theo ca, kíp. Phổ biến nhất là sản xuất theo 3 ca sáng, chiều, tối.
Lao động theo ca không chỉ ảnh hưởng đến việc tổ chức cuộc sống ổn
đònh hàng ngày, gây xáo trộn liên tục việc sinh hoạt, học hành, chăm
sóc con cái, hoạt động vui chơi, giải trí, lao động thêm để cải thiện
đời sống mà nguy hại nhất là ảnh hưởng xấu đến nhòp sinh học. Sự
thay đổi liên tục nhòp sinh học gây rối loạn hoạt động của mọi chức
năng sinh lý cơ thể, đặc biệt là hoạt động thần kinh. Giấc ngủ bò đảo
lộn liên tục gây cản trở sự hồi phục chức năng cơ thể sau lao động,
gây xáo trộn tinh thần tâm lí, đặc biệt đối với phụ nữ. Mất ngủ nhiều
đêm liên tục sẽ gây tình trạng mệt mỏi sớm, khó tập trung chú ý trong
lao động dẫn đến nguy cơ tai nạn. Đã có nhiều công trình nghiên cứu
ứng dụng nguyên tắc nhòp sinh học để phòng tránh tai nạn lao động,
hạn chế rủi ro.
- Quan hệ tập thể Mối quan hệ tập thể, giữa cá nhân với cá nhân,
giữa người lao động và người quản lý - người sử dụng lao động đóng một
vai trò đặc biệt quan trọng. Tính lây lan tâm lí là một đặc trưng của hoạt
động tập thể. Trạng thái tâm lý của từng người tác động không nhỏ đến
tâm lí của đồng nghiệp xung quanh và ngược lại. Quan hệ đoàn kết, thân
thiện trong tập thể tạo sự hứng phấn sáng tạo, đưa tới năng suất cao.
Quan hệ hợp tác, dân chủ giữa người quản lý và người lao động tạo sự
44

|
45



hiểu biết, tin tưởng lẫn nhau, cùng nhau phấn đấâu cho lợi ích chung của
doanh nghiệp. Sự đãi ngộ đúng mức, phù hợp với sự đóng góp về sức lực
và trí tuệ của người lao động tạo sự ổn đònh về nhân lực và cơ hội phát
triển bền vững cho doanh nghiệp.
- Sự hợp tác theo nhóm Trong quá trình công nghiệp – hiện đại
hóa, sự phân công lao động và chuyên môn hóa ngày càng cao, quy
trình sản xuất có thể rất phân tán (ở nhiều nơi cách xa nhau) đòi hỏi
việc thiết lập một quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa các bộ phận, các
thành viên của các tổ chức sản xuất. Một quá trình thông tin và phối
hợp hành động của những người lao động hay một mạng lưới quan hệ
giữa người và người cần được quy đònh một cách chính xác trong đó
đáng chú ý là mối quan hệ tâm lý xã hội diễn ra trong phạm vi các
nhóm lao động. Chức năng của yếu tố con người trong sản xuất công
nghiệp không chỉ thể hiện trong vai trò làm chủ các thiết bò kỹ thuật
tức là trong quan hệ giữa người và máy móc. Chức năng của các mối
quan hệ liên nhân cách trong các nhóm lao động cũng như ảnh hưởng
của các nhóm đối với hoạt động sản xuất đã được Elton Max nghiên
cứu từ thập niên 20, 30 của thế kỉ trước. Công trình nhiều năm của
Max cho thấy rằng năng suất lao động các thành viên trong nhóm
chòu tác động bởi tính chất của các mối quan hệ theo chiều ngang
(giữa các đồng nghiệp cùng vò trí trong nhóm) và theo chiều dọc (giữa
nhóm và người quản lý). Những nghiên cứu về nhóm lao động được
nhiều người nghiên cứu trên nhiều khía cạnh khác nhau. Với "lý
thuyết trường" K. Lewin (1938) quan niệm hành vi của cá nhân và
của nhóm như là một hệ thống lực thường xuyên tác động đến những
biến cố trong trường tâm lý. Với trường phái "Trắc đạc xã hội" J. L.
Moreno lưu ý tới tính bột phát và tính sáng tạo trong hoạt động nhóm,
trong đó sự trao đổi tình cảm, cường độ và hình thức của các quan hệ

xúc cảm có ý nghóa hết sức quan trọng. Theo Moreno có ba mối quan
hệ liên nhân cách cơ bản: Thiện cảm, ác cảm và trung tính. Có thể sử
dụng một vài thủ thuật để đo đạc mứùc độ biểu hiện của các quan hệ
liên nhân cách này. Chẳng hạn cho thiện cảm là hệ số (+1), ác cảm là
(-1) và trung tính là (0), rồi tính giá trò trung bình của mối quan hệ
trong nhóm.
Những yếu tố xã hội khác như đời sống vật chất, thu nhập,
quan hệ gia đình, hôn nhân… đều không phải là vô nghóa đối với thành
tích lao động của cá nhân và tập thể.
2.2.3. Các yêu cầu về Ecgônômi
Thực ra chuyên ngành này không xuất phát từ những nghiên cứu
lý thuyết mà xuất phát từ những sáng kiến, cải tiến các thao tác theo
yêu cầu kó thuật của sản xuất nhằm góp phần nâng cao năng suất lao
động, giảm bớt mệt mỏi cho người lao động. Vào cuối thế kỉ 19, kó sư
F. W. Taylor đã bắt đầu nghiên cứu việc tổ chức lao động hợp lý
bằng cách phân tích thao tác thành các động tác và các cử động nhỏ
nhất nhằm tìm ra những cử động, động tác thừa, không hợp lý, chọn
lọc những cử động, động tác thuận lợi nhất để thực hiện hành động
lao động. Nhờ đó mà tiết kiệm được thời gian hoàn thành những thao
tác, giảm được giờ làm, giảm được số lượng nhân công, đem lại lợi
nhuận rất lớn cho chủ tư bản. Người ta gọi đó là phương pháp hay dây
chuyền Taylor.
Cũng khoảng thời gian đó vợ chồng kó sư F. B Gilbreth (vợ là
nhà tâm lý học) sử dụng phương pháp chụp ảnh và quay phim các
động tác và đã xác đònh được 17 động tác thường được thực hiện trong
các thao tác. Cuốn sách của Gilbreth xuất bản năm 1911 tại Newyork
"Nghiên cứu các động tác, kinh nghiệm gia tăng hiệu quả lao động của
công nhân" được nhiều người đón nhận, phát triển. Năm 1927 R. M
Barnes đã xác lập được nguyên tắc tiết kiệm động tác và 22 quy tắc
hợp lý hóa động tác.

46

|
47


Từ chiến tranh thế giới lần I đến lần II, với sự phát triển mạnh mẽ
các thiết bò quân sự, một vấn đề mới được đặt ra là phải nghiên cứu khả
năng và giới hạn của con người về thể chất và đặc biệt là về tâm lý nhằm
đảm bảo sự thích ứng của thiết bò máy móc với giới hạn của con người.
Đó là giai đoạn đầu của bộ môn tâm lý học kó sư và gần như chỉ tập trung
vào việâc nghiên cứu sự thích ứng của những bộ phận chi tiết của máy
móc như thiết bò đo đạc, bộ phận điều khiển với con người.
Từ những năm 1950 - 1960 với những quan niệm mới của
ecgônômi về hệ thống con người - máy móc - môi trường, sự vận
hành của con người và máy móc phải nằm trong mối tương quan của
hệ thống. Người ta nhận thấy bên cạnh những yếu tố môi trường (vật
lí, hóa, sinh học) những yếu tố tâm lý cá nhân, xã hội ảnh hưởng
không ít đến năng suất lao động.
Theo đònh nghiã của Hội Ecgônômi quốc tế - IEA
(International Ergonomia Association) thì ecgônômi là khoa học liên
ngành được tập hợp từ một số ngành khoa học về con người nhằm đưa
con người phù hợp với hệ thống máy móc, thiết bò và môi trường trong
khả năng và giới hạn về thể chất, trí tuệ và tâm lí con người.
Phương châm cơ bản là phải thiết kế hệ thống máy móc, thiết bò
và môi trường phù hợp với con người chứ không phải là ngược lại.
Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt thì vẫn phải lựa chọn,
huấn luyện con người đặc biệt có khả năng thích ứng với yêu cầu kó
thuật và môi trường (chẳng hạn như đào tạo nhà du hành vũ trụ, thợ
lặn sâu), thích ứng được những yêu cầu về tốc độ, tình trạng không

trọng lượng, tình trạng áp lực cao….
Trong ecgônômi, bộ môn tâm lý học lao động hợp tác với các
bộ môn khác như cơ sinh học, nhân trắc học, sinh lý học cũng như một
số bộ môn kó thuật nhằm tìm hiểu những thông tin về khả năng cũng
như hạn chế về hình thái, thể lực, trí tuệ và đặc biệt về tâm lý của con
người trong quá trình lao động trong hệ thống "con người, máy móc
và môi trường". Trên cơ sở đó người ta xây dựng các nguyên tắc, yêu
cầu cho các hoạt động trong những ngành nghề khác nhau. Ecgônômi
theo đuổi mục tiêu tối ưu hoá hoạt động của hệ thống "con người -
máy móc - môi trường" nhằm đảm bảo sức khoẻ, an toàn, hiệu quả và
đặc biệt là tiện nghi.
Chăm sóc sức khoẻ thể chất và tinh thần, tâm lý cho con người
trong quá trình lao động cũng là mối quan tâm hàng đầu của tâm lý
học lao động. Bảo đảm sức khoẻ tốt chính là bảo vệ sức sản xuất.
An toàn là yêu cầu thiết yếu trong quá trình lao động. Máy móc
thiết bò không đủ tin cậy, môi trường khắc nghiệt là nguy cơ dẫn đến
tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Bản thân con người không có
được trạng thái tâm lý ổn đònh cũng dễ gặp nguy cơ xảy ra tai nạn lao
động. An toàn luôn được coi là trước hếât –Safety first (chứ không phải
là trên hết).
Tiện nghi là sự phù hợp của các phương tiện lao động và sản
phẩm tiêu dùng với khả năng và hạn chế và sự thoải mái của con
người về các mặt hình thái, thể lực và thần kinh, tâm lý. Sử dụng
phương tiện lao động một cách thoải mái, thuận tiện sẽ hạn chế được
sự căng thẳng, mệt mỏi do đó cũng tạo thêm phấn khởi và đẩy cao
được năng suất lao động.
Mục tiêu cuối cùng tất nhiên phải là hiệu quả lao động, tức là
năng suất và chất lượng cao. Tổ chức lao động không hợp lý làm tăng
thêm mệt mỏi, kéo dài thời gian thao tác, tăng thêm tỉ lệ phế phẩm.
Việc áp dụng các nguyên tắc ecgônômi trong mục tiêu hợp lý

hoá lao động, trong thiết kế sản phẩm tiêu dùng, thiết bò máy móc đã
mang lại hiệu quả đáng kể về kinh tế và xã hội trước mắt và lâu dài.
2.3. Bảo vệ sức khoẻ, phòng chống mệt mỏi
48

|
49


2.3.1. Khái niệm mệt mỏi
Đã lao động dù hình thức nào thì trước sau cũng gặp tình trạng
mệt mỏi không nhiều thì ít, đặc biệt là khi phải gắng sức nhiều về thể
lực, trí tuệ và tâm lý bởi khả năng làm việc của con người dẫu sao
cũng không phải là vô hạn. Đó thường là sự quá tải trong lao động
(cường độ nặng, nhòp điệu nhanh, làm việc quá lâu, tiếp xúc nhiều
yếu tố độc hại, căng thẳng thần kinh tâm lý…).
Tuy nhiên cũng có trường hợp không phải huy động nhiều về
thể lực và trí tuệ nhưng do công việc cứ lặp đi lặp lại đều đều, số
lượng động tác không nhiều, lại quá đơn giản đến mức không phải
suy nghó nhiều, không phải tập trung chú ý cao mà người ta vẫn cảm
thấy mệt mỏi. Đó là do tính đơn điệu gây tác động ru ngủ. Đó là sự
dưới tải trong lao động.
Sự mệt mỏi về thể chất, trí tuệ và đặc biệt là tâm lý là nguy cơ
dẫn đến tai nạn lao động. Bởi vậy phòng chống mệt mỏi là vấn đề
được quan tâm nhiều trong công tác an toàn và sức khoẻ trong lao
động sản xuất.
Có nhiều quan niệm khác nhau về mệt mỏi. Về phương diện
kinh tế, sinh lý, tâm lý, có một số lý thuyết về mệt mỏi như sau:
- Lý thuyết thể dòch - đòa phương về sự mệt mỏi bắp thòt. Bắp
thòt bò ngạt, thiếu oxy, bò nhiễm độc. Sự tồn đọng acid lactic quá nhiều

trong các thớ cơ do hoạt động quá nặng nhọc hoặc quá lâu dài, gây sự
tê liệt hoạt động của các bắêp cơ. Rõ ràng đây chỉ là mệt mỏi về thể
chất, về chân tay. Hơn nữa người ta còn chứng minh rằng sự tích lũy
acid lactic không phải là nguyên nhân chủ yếu của mệt mỏi. Vẫn có
nhiều trường hợp mệt mỏi khi không hề có dư acid lactic trong bắp cơ.
Tất nhiên sự mệt mỏi chân tay này cũng kéo theo ít hay nhiều sự uể
oải về tinh thần, sự suy sụp về tâm lí.
- Lý thuyết thần kinh trung ương. Vinogradov cùng nhiều cộng
tác viên đã phân tích như sau:
Sự mệt mỏi đến nhanh do phát sinh ức chế thần kinh.
Sự mệt mỏi phát sinh từ từ mà điểm cơ bản là kéo dài do
khoảng cách sinh lí trên các khâu của bộ máy vận động.
Khâu đầu tiên của mệt mỏi được đònh khu không phải ở cơ mà ở
trung tâm thần kinh. Vai trò của cảm xúc, của các kích thích hướng tâm
có ảnh hưởng lớn đến sự phát sinh mệt mỏi. Hoạt động không tùy ý (kích
thích điện…) gây mệt mỏi kém hơn hoạt động có ý thức và hoạt động
không tùy ý lại có thể xảy ra trong nhiều trường hợp sau khi cơ thể đã
mỏi mệt vì hoạt động tùy ý. Các biến đổi đa dạng quan sát được ở các bộ
phận ngoại biên khi mệt mỏi chỉ là hiện tượng thứ sinh và phụ thuộc vào
ảnh hưởng xác đònh của các trung tâm thần kinh.
- Sự giảm khả năng lao động tạm thời do lao động nặng kéo dài
thể hiện ở 3giảm chất lượng và số lượng sản phẩm lao động, giảm sút
chức năng điều hoà của các bộ phận cơ thể.
- Sự mệât mỏi còn do tình trạng lao động đơn điệu kéo dài gây ra
cảm giác ru ngủ. Trạng thái ức chế lan tràn làm giảm sút khả năng
tỉnh táo hay hưng phấn trong vỏ não và kết quả cũng có thể thể hiện
bằng những sai sót khi thao tác, ảnh hưởng không tốt đến số lượng và
chất lượng sản phẩm.
Nói tóm lại, mệt mỏi chân tay hay trí óc đều bắt đầu từ vỏ não,
chỉ khác nhau ở các trung tâm phân tích và đều có ảnh hưởng đến

nhau. Chân tay mà mệt mỏi thì hoạt động trí óc cũng giảm sút. Ngược
lại mệt mỏi trí óc cũng gây rã rời chân tay.
Thực ra không hề có ranh giới tuyệt đối giữa các trung tâm thần
kinh và vì vậy cũng khó phân biệt các hình thức mệt mỏi sinh lí và

×