Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Giải pháp tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.54 MB, 119 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH





ĐỖ HÙNG ĐỨC




GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN HÀM YÊN,
TỈNH TUYÊN QUANG




LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP










THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH





ĐỖ HÙNG ĐỨC




GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN HÀM YÊN,
TỈNH TUYÊN QUANG

Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Mã số: 60.62.01.15


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ NHUNG





THÁI NGUYÊN - 2014


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

i


: “Giải pháp tăng cường đầu tư phát triển nông
nghiệp tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang”
.





Đỗ Hùng Đức


















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ii




ọc - TS. Trần Thị Nhung , ch
.
ờng Đại học Kinh
tế & Quản trị giảng dạy, đỡ
.
.
.






Đỗ Hùng Đức












Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iii
MỤC LỤC

i
ii
MỤC LỤC iii
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ viii
MỞ ĐẦU 1
1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2
3. Mục tiêu nghiên cứu 3
4. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 4
5. Đóng góp mới của đề tài 4

6. Kết cấu của luận văn 4
Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƢ PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP 5
1.1. Nông nghiệp và vai trò của nông nghiệp 5
1.1.1. Khái niệm 5
1.1.2. Vai trò của nông nghiệp 5
1.2. Khái niệm, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển
nông nghiệp 8
1.2.1. Khái niệm 9
1.2.2. Đặc điểm đầu tư phát triển nông nghiệp 9
11
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển nông nghiệp 12
1.3. Nội dung đầu tư phát triển nông nghiệp 16
1.3.1. Đầu tư theo ngành 16
1.3.2. Đầu tư theo lĩnh vực 20
1.3.3. Đầu tư theo vùng 22


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iv
1.3.4. Đầu tư phát triển nông nghiệp theo thành phần kinh tế 24
1.4. Kết quả và hiệu quả của đầu tư phát triển nông nghiệp 26
1 26
1.4.2. Hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển nông nghiệp 26
1.5. Kinh nghiệm một số tỉnh về đầu tư cho nông nghiệp 28
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết 32
2.2. Phương pháp nghiên cứu 33
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 33

2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu 33
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu 33
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TẠI
HUYỆN HÀM YÊN TỈNH TUYÊN QUANG 37
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hàm Yên ảnh hưởng đến đầu tư
phát triển nông nghiệp 37
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 37
3.1.2. Tình hình kinh tế Hàm Yên giai đoạn 2008-2012 38
3.2. Thực trạng đầ ển nông nghiệp huyện
Hàm Yên giai đoạn 2008- 2012 40
3.2.1. Một số chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp 40
3.2.2. Thực trạng đầu tư phát triển nông nghiệp huyện Hàm Yên 46
64
3.3.1. Kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển nông nghiệp Hàm Yên 64
3.3.2. Một số hạn chế đầu tư phát triển nông nghiệp Hàm Yên 75
3.3.3. Nguyên nhân hạn chế đầu tư phát triển nông nghiệp 79
Chƣơng 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN HÀM YÊN 81
4.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển nông nghiệp huyện Hàm Yên 81
4.1.1. Chiến lược phát triển nông nghiệp Việt Nam 81
4.1.2. Quan điểm phát triển nông nghiệp huyện Hàm Yên đến năm 2020
và tầm nhìn năm 2030 83


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

v
4.1.3. Vận dụng phân tích SWOT đối với đầu tư phát triển nông nghiệp
Hàm Yên 88
4.2. Đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển nông nghiệp huyện Hàm Yên 96

4.2.1. Giải pháp về vốn đầ 96
101
4.2.3. Giải pháp về ồn lao động trong nông nghiệp 101
102
4.2.5. Giả ị trường tiêu thụ 102
Hàm Yên 103
4.2.7. Giả 104
4.2.8. Giải pháp về ịch vụ nông nghiệp 104
4.2.9. Giải pháp trong nông nghiệp 105
108
TÀI LIỆU THAM KHẢO 109


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vi


CN : Công nghiệp
CT DA : Chương trình dự án
DV : Dịch vụ
ĐTPT :
GDPnn : GDP nông nghiệp
GOnn : Giá trị sản xuất nông nghiệp
KHKT : Khoa học kỹ thuật
KN :
KNG :
KTXH : Kinh tế xã hội
NC KHCN :
NNTT :

:
TTB : T
TTBQ : Tăng trưởng bình quân
TTTT :
TSCĐ :
ƯD KHKT :
VĐT :
XDCSHT :
XDMH :
XKNS :




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

3.1: ơ ện Hàm Yên 39
Bảng 3.2: Nguồn vốn đầu tư phát triển nông nghiệp Hàm Yên 46
Bảng 3.3: Nguồn vốn trong nước đầu tư vào nông nghiệp Hàm Yên 46
Bảng 3.4: Vốn đầu tư theo ngành trong nông nghiệp Hàm Yên 50
Bảng 3.5: Vốn đầu tư theo lĩnh vực trong nông nghiệp Hàm Yên 51
Bảng 3.6: Vốn đầu tư phát triển khuyến nông 52
Bảng 3.7: Vốn đầu tư phát triển khoa học công nghệ 54
3.8: ư 55
Bảng 3.9: Diện tích, sản lượng và giá trị xuất khẩu chè trên địa bàn huyện
Hàm Yên 57
Bảng 3.10: Vốn đầu tư phát triển nông nghiệp các thành phần kinh tế 61

Bảng 3.11: Vốn đầu tư phát triển nông nghiệp Hàm Yên giai đoạn 2008-2012 64
Bảng 3.12: Tài sản cố định huy động vào nông nghiệp Hàm Yên 65
Bảng 3.13: Tổng sản phẩm các ngành nông nghiệp Hàm Yên 66
3.14: 68
Bảng 3.15: Giá trị xuất khẩu nông sản và tỷ lệ xuất khẩu nông sản/ GDP của
Hàm Yên 69
3.16: Hiệu quả đầu tư phát triển nông nghiêp thông qua các chỉ số 73
Bảng 3.17: Chỉ số ICOR của nông nghiệp Hàm Yên 75


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu nguồn vốn 47
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu giá trị sản xuất 50
Biểu đồ 3.3: Giá trị sản xuất các ngành trong nông nghiệp Hàm Yên 67
Biểu đồ 3.4: Số lượng lao động các ngành trong nông nghiệp Hàm Yên 68




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài
Hàm Yên là một huyện miền miền núi phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang, với
hơn 80% diện tích là đồi núi nhưng huyện Hàm Yên có điều kiện tự nhiên phù hợp

để phát triển cây ăn quả, cây lương thực và chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng
hàng hóa. Huyện Hàm Yên đang dần từng bước phá thế độc canh, đa dạng hóa các
mặt hàng nông nghiệp. Tuy nhiên, nông nghiệp huyện Hàm Yên vẫn mang tính tự
cung tự cấp, trình độ thâm canh còn thấp, giá trị sản phẩm cây trồng chưa cao, chăn
nuôi chưa tập trung, chưa tạo được nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành công
nghiệp ổn định và chất lượng cao. Chính vì điều này, mà vấn đề đầu tư trong nông
nghiệp càng trở nên cấp bách hơn.
Trong những năm qua, huyện Hàm Yên đã chú trọng đầu tư vào ngành nông
nghiệp góp phần tạo nên diện mạo mới cho huyện, xóa đói giảm nghèo cho đa số đồng
bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, những vùng còn nhiều khó khăn, giữ vững ổn định kinh
tế - xã hội cho huyện. Cơ cấu nông nghiệp của huyện đang dịch chuyển dần theo
hướng tích cực; tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt. Sản xuất
trong nông nghiệp đang chuyển dần từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa.
Tuy nhiên, hoạt động đầu tư trong nông nghiệp còn gặp nhiều hạn chế như:
Quy mô vốn đầu tư còn thấp, cơ cấu vốn chưa hợp lý, nguồn vốn đầu tư chưa đa
dạng… nên kết quả đạt được chưa thực sự xứng đáng với tiềm năng của huyện, các
mặt hàng có thế mạnh của huyện vẫn chưa có sức cạnh tranh cao, sản xuất mang
tính nhỏ lẻ và làm theo phong trào chưa có định hướng rõ ràng.
Chính vì vậy, nghiên cứu đầu tư trong nông nghiệp để tìm ra giải pháp thu hút
vốn đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề quan trọng của huyện Hàm
Yên. Đầu tư phát triển nông nghiệp là nội dung quan trọng để hướng nền nông
nghiệp từ tự cung tự cấp sang nền nông nghiệp hàng hóa. Vấn đề đặt ra ở đây đó là,
thực trạng đầu tư trong nông nghiệp của huyện như thế nào, phải có những biện
pháp gì để đầu tư vào nông nghiệp có hiệu quả hơn? Từ những vấn đề trên - tôi đã


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

2
lựa chọn đề tài luận văn thạc sĩ của mình là “Giải pháp tăng cường đầu tư phát

triển nông nghiệp tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang”.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 6 năm 1986, nông nghiệp đã
được xác định là mặt trận kinh tế hàng đầu. Đảng và Chính phủ luôn quan tâm đến
phát triển nông nghiệp và nông thôn, coi đây là một lĩnh vực có ý nghĩa chiến lược
đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Ngày càng ý thức rõ hơn về tầm quan trọng của kinh tế nông nghiệp, địa bàn
nông thôn và yêu cầu phát triển con người, năm 2008, Đảng đã ra nghị quyết 26 về
nông nghiệp nông dân nông thôn. Chương trình thí điểm mô hình nông thôn mới đã
được triển khai từ năm 2009 tại 11 xã điểm, đại diện các vùng miền trên cả nước,
với mục tiêu thử nghiệm các phương pháp, cách làm, cơ chế, chính sách. Đến nay,
chương trình thí điểm thành công bước đầu và đạt được kết quả quan trọng. Trên cơ
sở của xây dựng nông thôn mới, triển khai nghị quyết 26 những năm qua, Việt Nam
đã xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010-2020, theo đó phấn đấu đến năm 2015, cả nước sẽ có 20% số xã đạt tiêu
chuẩn nông thôn mới.
Theo Đinh Phi Hổ và cộng sự (2009) đã nhấn mạnh vai trò của nông nghiệp
thể hiện ở 5 khía cạnh sau: Cung cấp lương thực thực phẩm; Cung cấp nguyên liệu
cho công nghiệp; Cung cấp ngoại tệ cho nền kinh tế; Cung cấp vốn cho các ngành
kinh tế khác; Làm phát triển thị trường nội địa.
Trong tác phẩm “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn” của tác giả
Trần Hào Hùng đã đánh giá vai trò của đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp
như: bổ xung nguồn vốn cho ngành nông nghiệp, tăng thêm nguồn thu cho ngân
sách nhà nước, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp -
.
Tác phẩm “Thực trạng và giải pháp về đầu tư và sử dụng vốn cho cơ sở hạ
tầng nông thôn Thái Bình” của tác giả Vũ Tiến Quỳnh đã nêu ra được các lĩnh vực



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

3
đầu tư trong nông thôn như: đầu tư cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, khoa học công
nghệ…
.
Tác giả Phạm
-
.
Trong nghiên cứu “Thu hút và sử dụng vốn ODA cho nông nghiệp và phát
triển nông thôn ở Việt Nam đến năm 2010” của tác giả Võ Thị Liên đã đưa ra các
loại hình
.
Tác phẩm “Đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006-
2020” của tác giả Khương Thị Hồng Xoan đã đưa ra được các hì
huyện Hàm Yên.
Tác phẩm “Đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 - 2015”
của tác giải Nguyễn Thị Thanh Thảo đã phân tích được những điểm
.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Thông qua việc nghiên cứu thực trạng đầu tư phát triển vào ngành nông
nghiệp của huyện Hàm Yên để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và tác động
của đầu tư tới tình hình kinh tế của huyện. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả đầu tư vào ngành nông nghiệp huyện Hàm Yên.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về đầu tư phát triển
nông nghiệp.
Nghiên cứu và phân tích thực trạng đầu tư nông nghiệp huyện Hàm Yên giai
đoạn 2008- 2012. Từ đó, đưa ra những điểm mạnh để phát huy và hạn chế cần khắc



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

4
phục và tháo gỡ.
Đề xuất những giải pháp nhằm đầu tư phát triển nông nghiệp huyện Hàm Yên
đến năm 2020.
4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Phạm vi nghiên cứu
4.1.1. Phạm vi về không gian
Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
4.1.2. Phạm vi về thời gian
Nghiên cứu số liệu các trong 5 năm, giai đoạn 2008 - 2012.
4.1.3. Phạm vi về nội dung
Do thời gian hạn chế, đề tài luận văn chỉ phân tích, đánh giá thực trạng đầu tư
phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Hàm Yên.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp trên
địa bàn huyện Hàm Yên thể hiện qua những khía cạnh: nông nghiệp (trồng trọt và
chăn nuôi), lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
5. Đóng góp mới của đề tài
- Thứ nhất: Đề tài đã hệ thống các lý luận về đầu tư phát triển nông nghiệp và
chỉ ra được sự cần thiết đầu tư phát triển nông nghiệp của huyện.
- Thứ hai: Phân tích thực trạng đầu tư phát triển nông nghiệp của huyện Hàm
Yên. Tìm ra nguyên nhân yếu kém trong việc đầu tư vào lĩnh vực nông nghiêp.
- Thứ ba: Phân tích những lợi thế của huyện để tăng cường đầu tư vào lĩnh
vực nông nghiệp trên địa bàn huyện.
- Thứ tư: Phân tích triển vọng, phương hướng và các giải pháp để thu hút vốn
đầu tư và nâng cao hiệu quả của việc đầu tư vào nông nghiệp.

6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 4 chương:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư phát triển nông nghiệp
Chƣơng 2. Phương pháp nghiên cứu
Chƣơng 3. Thực trạng đầu tư phát triển nông nghiệp tại huyện Hàm Yên tỉnh
Tuyên Quang


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

5
Chƣơng 4. Giải pháp đầu tư phát triển nông nghiệp tại huyện Hàm Yên


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƢ
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
1.1. Nông nghiệp và vai trò của nông nghiệp
1.1.1. Khái niệm
Nông nghiệp được hiểu theo hai nghĩa
- Theo nghĩa hẹp: nông nghiệp chỉ có ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ
nông nghiệp.
- Theo nghĩa rộng: nông nghiệp bao gồm các ngành nói trên và cả ngành lâm
nghiệp, thủy sản.
1.1.2. Vai trò của nông nghiệp
1.1.2.1. Vai trò của nông nghiệp đối với đời sống kinh tế - xã hội
Nông nghiệp có vai trò to lớn trong đời sống con người được thể hiện trước
hết là cung cấp lương thực thực phẩm nuôi sống con người. Lương thực, thực phẩm
là yếu tố tiên quyết đối với sự tồn tại và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Ngành sản xuất đã tạo ra cơ sở vật chất cơ bản trong việc phát triển kinh tế ở

hầu hết các nước trên thế giới. Ngay cả với những nước có nền công nghiệp phát
triển cao, mặc dù ngành nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu GDP
nhưng lượng nông sản lại lớn và không ngừng tăng cao. Do đó, nông nghiệp đảm
bảo cung cấp đủ những sản phẩm tối cần thiết như lương thực, thực phẩm cho con
người. Đối với các nước đang phát triển thì nông nghiệp lại càng giữ vai trò to lớn
hơn, bởi đại bộ phận dân cư sống bằng nghề nông.
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng
cao. Vấn đề lương thực, thực phẩm không chỉ đáp ứng được về số lượng mà còn cả
về chất lượng và chủng loại. Đặc biệt, dưới sức ép của sự gia tăng dân số thì vấn đề
lương thực thực phẩm lại càng trở nên cấp thiết.
Một nước có nền chính trị ổn định và kinh tế phát triển nhanh chóng chỉ khi đã


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

6
có an ninh lương thực. Nghĩa là, chỉ có an ninh lương thực mới đảm bảo trật tự xã
hội, cơ sở pháp lý, kinh tế cho sự phát triển. Đối với nước ta, nông nghiệp còn tạo ra
những vấn đề vật chất cần thiết góp phần tích cực vào sự thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.1.2.2. Vai trò nông nghiệp đối với nền kinh tế
Sản phẩm nông nghiệp được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho ngành công
nghiệp chế biến thực phẩm, dệt, da, giấy… Ngoài ra, nông nghiệp còn cung cấp một số
sản phẩm cho ngành khác như là y tế, hàng không… Công nghiệp chế biến góp phần
làm tăng giá trị của sản phẩm nông nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản
hàng hóa và mở rộng thị trường tiêu thụ. Đồng thời, nông nghiệp phát triển cũng chính
là điều kiện để thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến không ngừng phát triển.
Xã hội ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống của con người ngày càng
được nâng cao đồng thời nhu cầu sử dụng sản phẩm trong lĩnh vực khác nhau cũng
thay đổi trong đó có nông sản. Do vậy, để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao đó,

nông sản không ngừng được biến đổi: từ sử dụng phổ biến nông sản sang nông sản
đã qua chế biến, từ chỗ nông sản chủ yếu được dùng để đáp ứng nhu cầu ăn uống
đến việc dùng trong lĩnh vực phi ăn uống (các sản phẩm phục vụ nhu cầu thẩm mỹ:
hoa, cây cảnh, sinh vật cảnh…) và chất lượng nông sản càng được nâng cao (hàm
lượng dinh dưỡng trong nông sản, vệ sinh an toàn thực phẩm).
Nông nghiệp cung cấp lao động cho các ngành phi nông nghiệp trong quá
trình công nghiệp hóa.
Nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp của các nước đang phát triển, là khu dự
trữ và cung cấp lao động cho phát triển công nghiệp và dịch vụ. Với đặc điểm của
ngành nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng trọt có thời kỳ nông nhàn, cùng với việc
áp dụng KHKT vào nông nghiệp ngày càng nhiều thì lực lượng lao động được giải
phóng ngày càng tăng. Vì thế, khu vực nông nghiệp, nông thôn thật sự là nguồn dự
trữ nhân lực dồi dào cho sự phát triển công nghiệp và đô thị. Trong quá trình CNH-
HĐH, lực lượng lao động nông nghiệp được giải phóng ngày càng nhiều và được
dịch chuyển, bổ sung cho phát triển công nghiệp và dịch vụ. Đó là xu hướng có tính
quy luật của mọi quốc gia trong giai đoạn CNH - HĐH đất nước.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

7
Cung cấp một phần vốn tích lũy cho phát triển kinh tế.
Khu vực nông nghiệp là nguồn cung cấp vốn lớn nhất cho sự phát triển kinh tế
trong đó có công nghiệp, nhất là giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, bởi vậy đây là
khu vực lớn nhất xét cả về lao động và sản phẩm quốc dân. Nguồn vốn từ nông
nghiệp có thể được tạo ra bằng nhiều cách như tiết kiệm của nông dân đầu tư vào
các hoạt động phi nông nghiệp, thuế nông nghiệp, ngoại tệ thu được do xuất khẩu
nông sản… Việc huy động vốn từ nông nghiệp là cần thiết, đúng đắn trên cơ sở
thực hiện bằng cơ chế thị trường, chứ không phải bằng sự áp đặt của chính phủ.
Những điển hình về sự thành công của sự phát triển ở nhiều nước đều đã sử dụng

tích lũy từ nông nghiệp để đầu tư cho công nghiệp. Tuy nhiên, vốn tích lũy từ nông
nghiệp chỉ là một trong những nguồn cần thiết phát huy, phải coi trọng các nguồn
vốn khác nữa để khai thác hợp lý, tránh cường điệu vai trò tích lũy từ nông nghiệp.
Nông nghiệp và nông thôn là thị trường tiêu thụ lớn của công nghiệp
Ở hầu hết các nước đang phát triển, sản phẩm nông nghiệp, bao gồm tư liệu
tiêu dùng và tư liệu sản xuất được tiêu thụ chủ yếu dựa vào thị trường trong nước
mà trước hết là khu vực nông nghiệp, nông thôn vì đây là khu vực tập trung phần
lớn dân cư. Sự thay đổi về cơ cấu trong khu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ có tác
động trực tiếp đến khu vực sản xuất phi nông nghiệp. Phát triển mạnh mẽ nông
nghiệp, thúc đẩy công nghiệp phát triển, từng bước nâng cao chất lượng có thể cạnh
tranh đối với thị trường thế giới.
Góp phần thu ngoại tệ thông qua xuất khẩu nông sản
Nông nghiệp được xem là ngành đem lại thu nhập ngoại tệ lớn. Các loại nông,
lâm thủy sản dễ dàng gia nhập thị trường quốc tế hơn so với hàng hóa công nghiệp.
Những nước đang phát triển, xuất khẩu để thu ngoại tệ chủ yếu dựa vào nông
nghiệp. Xu hướng chung của các nước trong quá trình CNH, ở giai đoạn đầu giá trị
xuất khẩu nông sản chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng
đó sẽ giảm dần cùng với sự phát triển cao của nền kinh tế.
Góp phần bảo vệ môi trường sinh thái
Nông nghiệp và nông thôn có vai trò to lớn, là cơ sở cho sự phát triển bền


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

8
vững của môi trường. Mặc dù trong hoạt động sản xuất nông nghiệp có những hoạt
động tác động đến môi trường như việc sử dụng các hóa chất, canh tác… Tuy
nhiên, việc phát triển ngành trồng rừng trong nông nghiệp (hiểu ngành nông nghiệp
theo nghĩa rộng) lại có vai trò rất quan trọng đối với việc điều hòa khí hậu,bảo vệ
môi trường đất, nước hạn chế tình trạng lũ quét, lũ ống…

Như vậy, nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế hết sức quan trọng.
Phát triển nông nghiệp không chỉ để tự cung tự cấp mà còn cần vươn tới nền nông
nghiệp - dịch vụ, sản phẩm nông nghiệp thực sự là những hàng hóa có chất lượng
mang lại thu nhập cao cho người nông dân. Đồng thời, nông nghiệp cần góp phần
quan trọng vào việc gìn giữ và hoàn thiện môi trường sống của con người. Hiện
nay, việc hướng tới việc phát triển ngành nông nghiệp bền vững là mục tiêu phát
triển của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
1.1.2.3. Vai trò của nông nghiệp đối với đời sống con người
Nông nghiệp có vai trò to lớn trong đời sống con người được thể hiện trước
hết là cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người. Lương thực, thực phẩm
là yếu tố tiên quyết đối với sự tồn tại và phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Ngành sản xuất này đã tạo ra cơ sở vật chất cơ bản trong việc phát triển kinh
tế ở hầu hết các nước trên thế giới. Ngay cả với những nước có nền công nghiệp
phát triển cao, mặc dù ngành nông nghiêp chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu GDP
nhưng khối lượng nông sản lại lớn và không ngừng tăng cao. Do đó, nông nghiệp
đảm bảo cung cấp đủ những sản phẩm tối cần thiết như lương thực, thực phẩm cho
con người. Đối với các nước đang phát triển thì nông nghiệp lại giữ vai trò lớn hơn,
bởi đại bộ phận dân cư sống bằng nghề nông.
Xã hội càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao. Vấn
đề lương thực, thực phẩm không chỉ đáp ứng được về số lượng mà còn cả về chất
lượng và chủng loại. Đặc biệt, dưới sức ép của gia tăng dân số thì vấn đề lương thực
thực phẩm lại càng trở lên cấp thiết.
1.2. Khái niệm, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển
nông nghiệp


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

9
1.2.1. Khái niệm

Dưới góc độ là một môn khoa học nghiên cứu những quy luật kinh tế vận
động trong lĩnh vực đầu tư thì hoạt động đầu tư được hiểu như sau: Đầu tư là quá
trình sử dụng phối hợp các nguồn lực trong một khoảng thời gian xác định nhằm đạt
được kết quả hoặc một tập hợp các mục tiêu xác định trong điều kiện kinh tế - xã
hội nhất định.
Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là hoạt động sử dụng vốn trong
hiện tại, nhằm tạo ra những tài sản vật chất và trí tuệ mới, năng lực sản xuất mới và
duy trì những tài sản hiện có, nhằm tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển.
Nguồn lực cho đầu tư phát triển được hiểu theo nghĩa hẹp đó là tiền vốn. Theo
nghĩa rộng, nguồn lực đầu tư phát triển là bao gồm cả tiền vốn, đất đai, lao động,
máy móc, thiết bị, tài nguyên.
Nguồn lực phải hy sinh đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao
động con người và trí tuệ.
Những kết quả đạt được có thể tăng thêm về mặt giá trị các tài sản tài chính
(tiền vốn), hoặc tăng thêm năng lực sản xuất, năng lực phục vụ của tài sản vật chất
(nhà máy, đường sá, bệnh viện, trường học…), tài sản trí tuệ (trình độ văn hóa,
chuyên môn, quản lý, khoa học…) và nguồn nhân lực có đủ điều kiện làm việc với
năng suất lao động cao hơn trong nền sản xuất xã hội.
Do đó, đầu tư phát triển nông nghiệp là những hoạt động đầu tư tạo ra tài sản
mới cho ngành nông nghiệp, tạo ra những tài sản vật chất (các trung tâm sản xuất,
máy móc thiết bị…), tăng tài sản trí tuệ (tri thức, kỹ năng trong chăn nuôi, nghiên
cứu giống cây trồng vật nuôi….), gia tăng tiềm lực sản xuất nông nghiệp, tạo thêm
việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp.Qua đó, tạo tiền đề để thực hiện những kế
hoạch lâu dài trong ngành nông nghiệp của địa phương, vùng lãnh thổ hoặc một
quốc gia nhằm đem lại lợi ích về kinh tế, chính trị văn hóa và xã hội phù hợp với
chiến lược phát triển chung của nền kinh tế.
1.2.2. Đặc điểm đầu tư phát triển nông nghiệp
Thứ nhất: Đầu tư phát triển nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

10
Đây là đặc điểm nổi bật của ngành nông nghiệp vì quá trình thực hiện đầu tư và
kết quả của nó chịu ảnh huởng nhiều của các điều kiện tự nhiên. Vì, khi đầu tư vào
lĩnh vực nông nghiệp, do đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu nên chúng ta phải
nghiên cứu rất kĩ về các điều kiện của đất, chất lượng và đặc điểm của đất, đặc
điểm về địa hình. Bởi vì đất tốt hay xấu ảnh hưởng rất lớn tới quá trình thực hiện
đầu tư và thành quả thu được. Nếu đất tốt thì cây trồng phát triển thuận lợi, có xây
dựng hạ tầng cơ sở thì cũng giảm chi phí và ngược lại. Nghiên cứu về đất còn cho
chúng ta biết nên trồng loại cây nào, nên nuôi loại động vật gì, để từ đó có kế
hoạch sản xuất. Địa hình cũng có ảnh hưởng tới đầu tư, nếu địa hình bằng phẳng
thì có thể đầu tư nhiều loại cây trồng, vật nuôi thích hợp cho vùng đồng bằng, đỡ
tốn công san lấp và thuận lợi về giao thông do vậy việc vận chuyển các nông sản
ra thị trường nhanh và đảm bảo tươi sống. Khi đầu tư dựa vào điều kiện của địa
hình để có những chính sách đầu tư phù hợp nhất.
Là một trong những ngành chịu ảnh hưởng rất nhiều của yếu tố thiên nhiên,
nên khi quyết định đầu tư vào ngành này thì phải nguyên cứu rõ điều kiện tự nhiên,
bởi nó ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả đầu tư. Ví dụ như khi tiến hành đầu tư phát
triển một loại giống cây trồng mới, giống cây này phải thích nghi được điều kiện tự
nhiên của khu vực, nếu không thích nghi được điều kiện tự nhiên của vùng sẽ cho
năng suất không cao. Hoặc xây dựng hệ thông thuỷ lợi thì thường tiến hành vào
mùa nước cạn, bởi khi nước lên thì việc xây dựng rất khó khăn và cực kì tốn kém.
Do vậy mà khi đầu tư vào nông nghiệp các nhà đầu tư phải nghiên cứu rất kĩ điều
kiện tự nhiên của từng vùng để có thể lựa chọn những phương án đầu tư mang hiệu
quả cao nhất, tránh được những ảnh hưởng xấu của thiên nhiên.
Thứ hai, đầu tư phát triển nông nghiệp có tính chất thời vụ. Bởi vì, chu kỳ
sinh trưởng của cây trồng vật nuôi có thể ngắn dài khác nhau (ngắn từ 1 đến 3
tháng, loại dài có thể kéo dài đến 40 năm như cây cao su). Khi tiến hành đầu tư vào
nông nghiệp, phải nghiên cứu tính thời vụ này để đưa ra một một thời điểm đầu tư

tốt nhất, chọn được địa diểm đầu tư và sản phẩm đầu tư tối ưu. Tuy nhiên với trình
độ kỹ thuật, khoa học như nước ta hiện nay thì chúng ta nên đa dạng hóa sản phẩm


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

11
đầu tư và với khoảng thời gian rộng.
Thứ ba, đầu tư phát triển nông nghiệp đòi hỏi lượng vốn lớn. Cũng giống như
các ngành khác, đầu tư vào nông nghiệp đỏi hỏi một lượng vốn đầu tư khá lớn
nhưng có độ rủi ro cao dẫn đến tỷ suất lợi nhuận lại thấp hơn nhiều so với các
ngành, lĩnh vực khác. Chẳng hạn, khi ta tiến hành đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng
(như hệ thống thuỷ lợi) cũng không kém việc xây dựng một nhà máy hay một khách
sạn du lịch hay khoa học công nghệ để phát hiện ra một loại giống cây trồng, vật
nuôi mới cho sản xuất nông nghiệp thì lượng vốn bỏ ra và số nhà khoa học cần cho
nghiên cứu không thua kém với việc để cho một sản phẩm công nghiệp mới ra đời.
Vì vậy mà khi đầu tư, đỏi hỏi các nhà đầu tư phải có những chính sách biện pháp
huy động đủ vốn và kịp tiến độ tránh tình trạng thiếu vốn đầu tư, dự án xây dựng dở
dang gây thiệt hạy cho nhà đầu tư và xã hội.
Thứ tư, đầu tư trong nông nghiệp có độ rủi ro cao, vì do đặc điểm của nông
nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên như: lượng mưa, thổ nhưỡng, khí hâu…
những loại rủi ro này thường rất khó phòng tránh, đôi khi không thể ngăn chặn nổi.
Do vậy, tỷ suất lợi nhuận của hoạt động đầu tư trong nông nghiệp rất thấp thường
chỉ vài phần trăm một năm trong khi các ngành khác có thể đạt vài chục phần trăm,
do nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng không cao. Khi đầu tư thời gian thu hồi vốn
cũng rất dài. Còn một số công trình đầu tư trong nông nghiệp thường là hoà vốn,
thậm chí nhiều công trình không thu đủ số vốn đầu tư ban đầu bỏ ra.


:

i
=
g * K * R
S

:
.




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

12


:
.
.
:
.
dân
.
:
.
, tăng .
:
,
.
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển nông nghiệp

1.2.4.1. Điều kiện tự nhiên


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

13
Nông nghiệp là ngành phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Vì mỗi loại
cây trồng vật nuôi lại phù hợp với từng điều kiện tự nhiên khác nhau:
Khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây
trồng vật nuôi. Do đó ảnh hưởng đến cơ cấu nông nghiệp, khả năng canh tác và hiệu
quả sản xuất. Điều kiện khí hậu có thể thúc đẩy sự phát triển ngành nông nghiệp
nhưng cũng có thể lại hạn chế sự phát triển như hạn hán bệnh dịch… gây khó khăn
trong quá trình sản xuất. Vậy, khi đưa vào sản xuất một loại giống cây trồng vật
nuôi nào mới cần nắm chắc điều kiện tự nhiên của địa phương có thuận lợi hay
không, có phù hợp không.
Đất đai và nguồn nước là một trong những yếu tố đầu vào hết sức quan trọng
đối với ngành nông nghiệp. Nếu yếu tố này thuận lợi sẽ đem lại hiệu quả cao trong
canh tác, nhưng đối với những vùng điều kiện khó khăn thì ta nên tìm ra những loại
giống cây trồng vật nuôi phù hợp với địa phương hơn, khắc phục khó khăn và phát
huy được thế mạnh của địa phương mình.
Vị trí địa lý ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nếu vị trí
thuân lợi và giao thông phát triển sẽ giúp cho dịch vụ phục vụ nông nghiệp phát
triển như phân bón thuốc trừ sâu… Bên cạnh đó còn giúp cho sản phẩm địa phương
tiêu thụ dễ dàng, có khả năng tiếp cận với những thị trường mới tiềm năng hơn. Đối
với những vùng khó khăn về vị trí địa lý cần sự quan tâm hơn nữa của nhà nước để
cho những vùng này có điều kiện phát triển phát huy được lợi thế của vùng miền.
1.2.4.2. Thị trường tiêu thụ
Mỗi một sản phẩm muốn tồn tại và phát triển thì yếu tố thị trường quyết định
một phần rất lớn. Trong nông nghiệp cũng vậy thị trường là yếu tố quyết định để giúp
nông nghiệp tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch theo hướng nông nghiệp hàng hóa.Thị

trường còn giúp cho việc định hướng sản xuất cho người nông dân. Nhưng bên cạnh
đó thị trường nông nghiệp vẫn còn những vấn đề cần phải khắc phục đó là:
Đối với vùng sâu vùng xa, dân cư thưa thớt, giao dịch hàng hóa ít, chi phí
bình quân trên đầu người thấp. Vùng này gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp
cận thị trường.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

14
Sản phẩm nông nghiệp thường là những sản phẩm nhanh hỏng đã tạo ra tính
cứng nhắc trong việc cung cấp sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm ít thay đổi.
Giá cả bấp bênh, không đồng đều giữa các nơi đây là do sự cứng nhắc trong
việc cung hàng hóa và sản xuất theo mùa vụ. Người nông dân ít được tiếp cận thông
tin không cập nhật được thị trường.
Nông dân chưa hiểu biết nhiều về tiêu chuẩn sản phẩm đầu ra như, thành phần
dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, quy cách bảo quản… nên còn lung túng trong việc
tìm đầu ra cho sản phẩm của mình.
Năng suất nông nghiệp không cao do thiếu đầu tư và tâm lý sợ rủi ro của
người nông dân trước nhu cầu cần thay đổi.
Còn thiếu sự hướng dẫn của cán bộ khoa học, thiếu sự liên kết giữa người
nông dân và doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo cam kết đầu ra của sản
phẩm giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm được cải thiện hơn.
1.2.4.3. Vốn và sử dụng vốn
Đối với các nước đang phát triển như nước ta hiện nay thì tình trạng thiếu
vốn là thường xuyên xảy ra. Để thoát được tình trạng này thì ta phải tăng cường
hơn nữa việc thu hút và huy động vốn cho nền kinh tế nói chung và cho ngành
nông nghiệp nói riêng.
Do ngành nông nghiệp phát triển không đồng đều giữa các vùng, miền. Nguồn
vốn nông nghiệp có tác dụng làm giảm bớt sự mất cân đối đó, đưa những vùng kém

phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo, phát huy được lợi thế của địa phương góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành nông nghiệp.
Vốn đầu tư nông nghiệp thúc đẩy đổi mới máy móc, công cụ sản xuất, áp dụng
khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Từ đó tạo được nền tảng để mở rộng quy mô sản
xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng được năng lực cạnh tranh trên thị
trường quốc tế.
Vốn đầu tư phát triển nông nghiệp góp phần tạo thêm việc làm do mở rộng
quy mô sản xuất, tạo ra nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, tạo thêm nhiều công ăn
việc làm cho người nông dân trong lúc nông nhàn. Từ đó cải thiện được đời sống
của người lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra một nền nông nghiệp bền


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

15
vững trong tương lai.
Lao động có trình độ cao góp phần không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng của
ngành. Do con người làm chủ được công nghệ hiện đại, áp dụng được khoa học kỹ
thuật, tạo ra được năng suất lao động cao hơn. Do đó khi đầu tư vào nông nghiệp,
các nhà đầu tư luôn chú trọng đến đầu tư vào con người. Nhờ đó mà trình độ và tay
nghề của người nông dân ngày càng được cải thiện.
Do đặc điểm của ngành nông nghiệp là ngành phụ thuộc rất nhiều vào điều
kiện tự nhiên, do đó, vốn có vai trò hết sức quan trọng cho ngành. Là ngành mà có
độ rủi ro cao và tỷ suất lợi nhuận thấp. Thị trường tài chính dành cho ngành nông
nghiệp còn kém phát triển. Trong thời gian tới cần chú trọng hơn nữa các nguồn
vốn cho người nông dân vay để phát triển sản xuất.
Các chính sách của Nhà nước nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp
nông thôn cần được chú trọng hơn nữa. Đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước đầu
tư vào nông nghiệp vẫn không nhiều, vì đây là lực lượng tiên phong đi đầu vào
những lĩnh vực khó khăn yếu kém, nhưng vẫn chủ yếu là các doanh nghiệp cũ

chuyển đổi sang.
1.2.4.4. Hệ thống chính sách đầu tư phát triển của Nhà nước
Nông nghiệp là ngành sản xuất kém hiệu quả nhất trong nhất trong nền kinh tế.
Do đó nhà nước cần phải quan tâm hơn nữa vào việc phát triển ngành nông nghiệp
bởi vì: nông sản là sản phẩm cần thiết cho toàn xã hội, sản xuất nông nghiệp còn phụ
thuộc nhiều vào tự nhiên nên nông nghiệp có độ rủi ro cao, dân số sống trong lĩnh
vực nông nghiệp và nông thôn chiếm tỷ trọng lớn. Do vậy, cần có sự can thiệp của
nhà nước vào nông nghiệp nhằm bảo đảm lợi ích của người sản xuất nông nghiệp.
Với các chính sách của nhà nước sẽ giúp cho việc phân bổ lại các nguồn lực
cho việc phát triển kinh tế như các chính sách về đầu tư, về tín dụng để hướng ưu
tiên vào nông nghiệp, giúp người nông dân có điều kiện phát triển kinh tế, phát triển
sản xuất. Chính sách về mở rộng thị trường nông sản, giúp cho nông sản tiếp cận thị
trường mới nhiều tiềm năng. Các chính sách phát triển cở sở hạ tầng nông thôn tạo
diều kiện cho cơ sở hạ tầng phát triển phục vụ cho ngành nông nghiệp tốt hơn.
Chính sách về khoa học kỹ thuật là cho nền nông nghiệp đáp ứng được các yêu cầu

×