Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

KHẢO SÁT PHƯƠNG PHÁP LY TRÍCH THẢO DƯỢC DIỆP HẠ CHÂU ĐỎ TRÊN TÍNH KHÁNG KHUẨN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
HỒ MINH HIẾU
KHẢO SÁT PHƯƠNG PHÁP LY TRÍCH THẢO DƯỢC
DIỆP HẠ CHÂU ĐỎ TRÊN TÍNH KHÁNG KHUẨN
EDWARDSIELLA SP.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
KHÓA HỌC 2010-2014
Cần Thơ, 2014
Cần Thơ, 06/ 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
ĐỀ TÀI LUẬN VĂN:
KHẢO SÁT PHƯƠNG PHÁP LY TRÍCH THẢO
DƯỢC DIỆP HẠ CHÂU ĐỎ TRÊN TÍNH KHÁNG
KHUẨN EDWARDSIELLA. SP
Giảng viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
LÂM PHÚC NHÂN
HỒ MINH HIẾU
MSSV:1053040006
Cần Thơ, 2014
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em xin gửi lời cám ơn chân thành đến thầy Lâm Phúc
Nhân đã chỉ bảo và hướng dẫn tận tình cho em những kiến thức lý thuyết, cũng
như các kỹ năng trong cách làm một đề tài, cách giải quyết vấn đề, đặt câu hỏi …
Không những thế, trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài, em gặp không
ít khó khăn nhưng nhờ nhận được sự giúp đỡ và những lời động viên của gia
đình và bạn bè đã giúp em hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành biết ơn sự tận tình dạy dỗ của tất cả quý Thầy


Cô trong khoa Sinh Học Ứng Dụng – trường Đại học Tây Đô với kiến thức
mà thầy cô ở trường truyền đạt trên giảng đường về lý thuyết, lý luận cơ
bản nhất làm cơ sở thực tế cho công việc tương lai.
Trong thời gian làm đề tài khóa luận tốt nghiệp, mặc dù đã cố gắng
trong việc hoàn thiện đề tài nhưng do là lần đầu tiếp xúc với thực tế
chuyên môn, cộng với vốn kiến thức còn hạn hẹp nên không tránh những
thiếu sót nhất định. Rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn
để đề tài của em được hoàn chỉnh hơn.
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………….…… 1
1.1Giới Thiệu 1
1.2 Mục tiêu đề tài……………………………………………………… 1
1.3 Nội dung đề tài ……………………………………………………….1
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học cá
Tra 2
2.1.1 Hệ thống phân
loại 2
2.1.2 Phân
bố 2
2.1.3 Đặc điểm hình
thái 3
2.1.4 Đặc điểm sinh
trưởng 3
2.1.5 Đặc điểm sinh
sản ……………………………………………… 3
2.1.6 Đặc điểm dinh
dưỡng 4

2.2 Tổng quan về nghề nuôi cá Tra ………………………………………4
2.2.1 Tình hình nuôi cá Tra trên thế giới ……………………………… 4
2.2.2 Tại Việt
Nam 5
2.3 Tình hình dịch bệnh trên cá Tra ở ĐBSCL ……………………… 7
2.4 Tổng quan về vi khuẩn Edwardsiella.
Sp 8
2.4.1 Đặc điểm sinh lý, sinh
hóa 8
2.4.2 Đường lây truyền 9
2.4.3 Dấu hiệu bệnh lý, chẩn đoán và điều trị 9
2.5 Tổng quan về Diệp Hạ Châu đỏ sử dụng trong nghiên cứu 10
2.6. Tình hình nghiên cứu sử dụng thảo dược trong phòng trị bệnh ở động
vật thuỷ sản………………………………………………………………11
2.6.1 Trên thế giới……………………………………………………….11
2.6.2 Tại Việt Nam…………………………………………………… 12
CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU………… 15
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên
cứu………………………………… 15
3.2 Vật liệu, dụng cụ và hóa
chất ………… 15
3.2.1 Vật liệu nghiên
cứu 15
3.2.2 Dụng cụ 15
3.2.3 Hóa chất………………………………………………………… 15
3.3 Phương pháp nghiên
cứu………………………………………… 15
3.3.1 Đối tượng nghiên cứu…………………………………………… 15

3.3.2 Phương pháp tiến hành thí nghiệm 15
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ THẢO LUẬN ………………………………………………17
4.1 Kết quả phân lập vi khuẩn Edwardsiella .sp……………………… 17
4.2 Kết quả thí nghiệm……………………………………………… 18
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ
XUẤT…………………………………………….29
5.1 Kết luận…………………………………………………………… 29
5.2 Đề xuất………………………………………………………………29
TÀILIỆU THAM
KHẢO 30
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 GIỚI THIỆU
Trong các năm qua, ngành thủy sản và các ngành có liên quan đã nỗ lực
giải quyết những vấn đề như : an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh ở
những thị trường khó tính nhất trên thế giới như: EU, Mỹ, Canada, Nhật
Bản, góp phần quan trọng vào việc đưa thuỷ sản Việt Nam thâm nhập các
thị trường lớn trên thế giới.
Trong những năm qua, nhiều lô hàng xuất khẩu của ta sang các nước khác
vẫn bị cảnh báo về dư lượng, tồn dư thuốc kháng sinh. Tình trạng trên,
không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế, ảnh hưởng uy tín chất lượng thuỷ
sản Việt Nam trên thị trường thế giới mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe
cộng đồng. Ô nhiễm môi trường nuôi, các dòng vi khuẩn kháng thuốc dẫn
đến dịch bệnh diễn biến phức tạp và khó điều trị.
Đứng trước tình hình đó, các ngành có liên quan đã chỉ đạo nghiêm cấm
sử dụng một số hóa chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Đồng thời,
khuyến cáo người nuôi dùng các chế phẩm sinh học, vi sinh và thuốc
phòng trị bệnh bằng thảo dược trong nuôi trồng thủy sản là điều cần thiết.

Vì thế, việc sử dụng các dòng thuốc để điều trị bệnh được chiết xuất từ
các dòng thảo dược cũng đang được khuyến khích dùng thay thế thuốc
kháng sinh dùng trong nuôi trồng thủy sản. Ở nước ta có nhiều đề tài về
thảo dược nhưng chưa có quy trình ly trích hiệu quả Chính vì vậy đề tài
“Khảo sát phương pháp li trích thảo dược Diệp Hạ Châu Đỏ trên tính
kháng khuẩn Edwardsiella. sp” được thưc hiện.
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Tìm ra phương pháp li trích chất kháng khuẩn ở cây Diệp hạ châu đỏ tác
dụng lên vi khuẩn Edwardsiella sp. gây bệnh đạt hiệu quả tốt nhất.
1.3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Phân lập vi khuẩn Edwardsiella. sp từ gan, thận và tỳ tạng trên cá Tra
bệnh.
Tìm hiểu khả năng kháng vi khuẩn Edwardsiella sp. gây bệnh trên cá Tra
của thảo dược Diệp Hạ Châu đỏ được ly trích từ nước và rượu etylic.
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
2.1.1 Hệ thống phân loại
Theo hệ thống phân loại của Rainboth, 1996 (trích dẫn bởi Nguyễn
Văn Thường, 2008) thì cá Tra được phân loại như sau:
Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasiidae (Bleeker, 1858)
Giống: Pangasianodon (Rainboth, 1996)
Loài: Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878)
Tên tiếng Anh: Stripped catfish
Tên tiếng Việt: Cá Tra
Hình 1: Hình thái bên ngoài của cá Tra
2.1.2 Phân bố
Cá Tra là loài cá nước ngọt phân bố rộng xuất hiện ở hầu hết các lưu vực
tự nhiên như Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.

Ngày nay do cá Tra nhập nội di trú vào nhiều nước nên cá Tra cũng được
tìm thấy ở các lưu vực các sông lớn như Malaysia, Indonesia và Trung
Quốc.
Ở Việt Nam, cá Tra hoang đã xuất hiện tự nhiên ở vùng hạ lưu sông
Mekong, ở hầu hết các sông và ao đầm của sông Hậu và sông Tiền, chúng
cũng xuất hiện hầu hết các sông rạch như sông Đồng Nai, Vàm Cỏ…
(Nguyễn Chung, 2008).
2.1.3 Đặc điểm hình thái
Trương Thủ Khoa & Trần Thị Thu Hương,1993 loài cá Tra được mô tả
như sau:
- Đầu rộng, dẹp bằng. mõm ngắn.
- Miệng trước, rộng ngang, không co duỗi được có dạng hình vòng
cung và nằm trên mặt phẳng ngang.
- Răng nhỏ mịn, răng vòm miệng chia thành 4 đám nhỏ, mỏng,
nằm trên đường vòng cung, đôi khi bị che lấp bởi nếp da vòm miệng
- Có hai đôi râu, râu mép kéo dài chưa chạm đến gốc vi ngực, râu
cằm ngắn hơn.
- Thân thon dài, phần sau dẹp bên. Đường bên hoàn toàn và phân
nhánh, bắt đầu từ mép trên của lỗ mang đến điểm giữa gốc vi đuôi. Mặt
sau của vi lưng, vi ngực có răng cưa hướng xuống gốc vi. Vi bụng kéo dài
chưa chạm đến khởi điểm của gốc vi hậu môn.
Theo Nguyễn Chung,(2008) thì cá Tra là loài cá da trơn không vảy có thân
dài, dẹp ngang, đầu nhỏ vừa phải, mắt tương đối to, miệng rộng, có hai
đôi râu dài, vây lưng và vây ngực có gai cứng. Lưng màu xám đen, thân
có màu xám nhạt, bụng hơi bạc, vây lưng và vây bụng xám đen, cuối vây
đuôi hơi đỏ.
2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng
Cá Tra sống ở vùng nước ấm nhiệt độ thích hợp là 26 – 32
0
C. cá có cơ

quan hô hấp phụ, có thể thở bằng bóng khí và da do đó chúng có thể sống
nơi nước tù đọng, chật hẹp, thiếu oxy và độ mặn 7 – 10 ‰, chịu được
nhiệt độ cao 39
0
C, nhưng dễ chết ở nhiệt độ thấp dưới 15
0
C. Trong tự
nhiên cá Tra 1 năm tuổi đạt 0,7 kg/con, 2 năm tuổi đạt 1,5 – 2 kg/con và 3
năm tuổi có thể lớn 3 – 4 kg (Nguyễn Chung, 2008).
2.1.5 Đặc điểm sinh sản
Cá thành thục sinh dục, con đực ở 2 tuổi và con cái là 3 tuổi. Trong tự
nhiên, mùa sinh sản của cá Tra bắt đầu từ tháng 5 – 7 âm lịch (Dương
Nhựt Long, 2003). Chúng di cư ngược dòng để tìm bãi đẻ, nơi có điều
kiện sinh thái phù hợp và có đầy đủ thức ăn tự nhiên cho sự phát triển
tuyến sinh dục và đẻ trứng. Bãi đẻ của cá nằm khu vực ngã tư giao tiếp 2
con sông Mekong và Tonlesap nơi giáp biên giới Campuchia và Lào,
trứng cá Tra có tính dính, đường kính 1,2 – 1,3 mm. Sức sinh sản tương
đối 135.000 trứng/kg cá cái. (Nguyễn Chung, 2008)
2.1.6 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá Tra là loài cá ăn tạp. Trong tự nhiên, cá ăn được mùn bã hữu cơ, rễ cây
thủy sinh, rau quả, tôm, tép, cua, côn trùng, ốc và cá Cá nuôi trong ao sử
dụng nhiều loại thức ăn khác nhau như: Thức ăn tự chế, thức ăn công
nghiệp, cám, tấm, rau muống Thức ăn có nguồn gốc động vật giúp cá
lớn nhanh hơn (Nguyễn Văn Kiểm, 2004).
2.2 TỔNG QUAN VỀ NUÔI CÁ TRA
2.2.1 Tình hình nuôi cá Tra trên thế giới
Cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) và cá BaSa (Pangasius bocourti)
là hai trong số các loài cá thuộc họ cá da trơn có giá trị kinh tế cao được
phân bố ở một số nước Đông Nam Á như Campuchia, Thái Lan,
Indonesia, Việt Nam. Cá Tra được nuôi hầu hết ở các nước Đông Nam Á

và là một trong các loài cá nuôi quan trọng trong khu vực này. Ở
Campuchia, sản lượng nuôi cá Tra chiếm bằng một nửa sản lượng các loài
cá nuôi, trong đó tỷ lệ cá Tra chiếm 98% trong 3 loài thuộc họ cá Tra, chỉ
có 2% là cá BaSa và cá Vồ Đém. Tại Thái Lan chỉ đứng sau cá Rô Phi
Tilapia nilotica và Thái Lan cũng chính là nước đầu tiên thành công trong
sinh sản nhân tạo cá Tra vào năm 1966, đến năm 1970 đã chủ động cung
cấp giống cho nghề nuôi cá Tra trong nước (Lê Minh Toán và Bùi Huy
Cộng, 2003; Phan Minh Tân, 2005).
Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan là những nước sản xuất cá da trơn
hàng đầu thế giới với sản lượng hàng năm hơn 1 triệu tấn. Trong đó Mỹ là
thị trường tiêu thụ cá da trơn lớn nhất trên thế giới (Phan Minh Tân, 2005).
Sản lượng cá da trơn đang ngày một phát triển tại Trung Quốc. Năm 2003,
Trung Quốc bắt đầu xuất khẩu phi-lê cá da trơn (Ictalurus punctatuc) vào
thị trường Mỹ. Tổng sản lượng mặt hàng này trong năm 2007 đạt hơn
20.000 tấn và chủ yếu là xuất sang Mỹ. Tăng gấp 6 lần so với năm 2006
và trở thành nhà cung cấp chính cho thị trường Mỹ (Viettrade, 2007;
Josupeit, 2007; trích dẫn bởi Nguyễn Tấn Duy Phong, 2008).
Cá da trơn (Pangasius spp.) đã được sinh sản và nuôi thành công tại Pueto
Rico với kết quả đạt được giống như ở châu Á (34 tấn/ha). Điều này có ý
nghĩa quan trọng và mở ra cơ hội giới thiệu và phát triển nghề nuôi cá da
trơn vùng nhiệt đới Trung và Nam Mỹ như là đối tượng nuôi tìm năng cho
cả vùng (McGee và Mace, 2006; trích dẫn bởi Nguyễn Tấn Duy Phong,
2008).
2.2.2 Tại Việt Nam
Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống sông ngòi chằng chịt
với 2 dòng sông Tiền và sông Hậu chảy qua với chiều dài mỗi
sông khoảng 220km nên điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho
hoạt động nuôi cá Tra trên các ao ven sông, trên cồn (dễ dàng
trong hoạt động lấy nước), cộng với kỹ thuật nuôi không quá
khó nên nghề nuôi cá Tra khu vực này phát triển mạnh nhất là

trong vài năm trở lại đây.
Hầu hết các tỉnh có lợi thế cho hoạt động nuôi cá Tra ao thâm
canh đều có quy hoạch vùng nuôi cá Tra. Theo quy hoạch phát
triển chung cho vùng đồng bằng sông Cửu Long vừa được Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt thì tốc độ tăng
trưởng diện tích trong vùng trong các năm tới trung bình
khoảng 4,2%/năm. Cụ thể đến năm 2015, diện tích nuôi cá Tra
của vùng đạt 11.000 ha và đến năm 2020 là 13.000 ha. Theo báo
cáo của Bộ. Từ đầu năm đến nay, diện tích thả nuôi cá Tra đạt
4.509 ha, bằng 87,2% so với cùng kì năm trước. Diện tích thu
hoạch 3.347 ha (bằng 99,4% so với cùng kỳ). Sản lượng thu
hoạch 932.022 tấn, bằng 102,8% so với cùng kỳ 2012. Năng
suất bình quân 280 tấn/ha (so với 271 tấn/ha năm 2012).
Bảng 1: Tình hình nuôi và thu hoạch cá Tra đến ngày 30/10/2013.
Nguồn: Tổng cục thủy sản
Nhưng theo thông tin thị trường thì người tiêu dùng thế giới vẫn thích ăn
cá Tra kể cả người dân Việt Nam cũng vậy. Do đó, khủng hoảng kinh tế
rồi sẽ được giải quyết, xuất khẩu thủy sản sẽ tăng trưởng trở lại và hoạt
động nuôi cá Tra cũng sẽ phục hồi, phát triển theo định hướng quy hoạch.
Vì vậy, bên cạnh phát triển nghề nuôi cá Tra, việc giải quyết vấn đề ô
nhiễm môi trường nuôi không phải là thừa mà rất cần thiết cho việc phát
triển nền nông nghiệp bền vững trong tương lai.
STT Địa phương
Tổng
lượng
giống thả
(tr.con)
Diện tích
hiện thả
nuôi (ha)

Diện tích
đã thu
hoạch (ha)
Sản
lượng
thu
(tấn)
Năng
suất
bình
quân
1 Tiền Giang 127 99 88 29.198 330
2 Bến Tre 298 680 691 137.490 199
3 Đồng Tháp 491 1.745 806 294.558 365
4 Vĩnh Long 120 244 232 81.964 353
5 An Giang 280 644 923 247.851 269
6 Cần Thơ 254 827 385 86.101 224
7 Hậu Giang 64 160,4 105 26.682 255
8 Sóc Trăng 18 79 60 11.984 200
9 Trà Vinh 12 24 25 11.495 460
Tổng cộng 1.663 4.509 3.326 932.022 280
So sánh cùng kỳ 83,8 87,2 99,4 102,8 271
2.3 TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CÁ TRA Ở ĐBSCL
Cá Tra, BaSa và nhiều loài nước ngọt khác dễ bị nhiễm bệnh , các tác
nhân gây bệnh gồm 2 nhóm là những bệnh truyền nhiễm (do virut, vi
khuẩn và kí sinh trùng) và tác nhân không truyền nhiễm do môi trường,
dinh dưỡng.
Theo báo cáo của Cục Thú y, 10 tháng đầu năm 2013, các loại dịch bệnh
trên cá Tra đã xảy ra tại 71 xã thuộc 21 huyện của 6 tỉnh. Tổng diện tích bị
bệnh là 732,1 ha, gồm: Bến Tre (7,6 ha), Đồng Tháp (639 ha), Hậu Giang

(0,1 ha), thành phố Cần Thơ (1,2 ha), Trà Vinh (9,1 ha) và Vĩnh Long (75
ha). Các bệnh cá thường mắc là: Gan thận mủ (chiếm khoảng 48%), xuất
huyết (khoảng 32%), ký sinh trùng (khoảng 4%) và một số bệnh khác.
Dịch bệnh xuất hiện quanh năm, nhưng bị nặng nhất vào giai đoạn từ
tháng 12-2 và tháng 6-8
Theo Chi cục Thuỷ sản Cần Thơ, (2007) thì tình hình dịch bệnh diễn biến
phức tạp, tuy cùng các bệnh đã có xuất hiện ở những năm trước nhưng ở
mức độ phức tạp hơn. Trong đó bệnh mủ gan là vấn nạn của người nuôi cá
Tra với mức thiệt khoảng 50% (Đinh thị Thủy và cộng tác viên, tạp chí
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.) Tiếp đến là do nhiễm sán lá, xuất
huyết nội tạng tỷ lệ hao hụt từ 30-35%. Theo nhận định thì tỉ lệ cá bệnh
chết cao gấp 3-4 lần so với các năm trước. Nguyên nhân gây ra bệnh cá
Tra là do nuôi mật độ cao và điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, những
đợt không khí lạnh xuất hiện đã ảnh hưởng đến sức khoẻ cá nuôi. Ngoài ra
một số yếu tố khác như dịch bệnh trên lúa, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật của nông dân cũng nhiều hơn trước, và chất thải từ đồng ruộng thải ra
môi trường ngoài, làm tăng bội nhiễm môi trường từ đó cá dễ nhiễm bệnh
hơn.
Theo Từ Thanh Dung và CTV (2004) vùng ĐBSCL bệnh mủ gan xuất hiện
đầu tiên ở các tỉnh nuôi cá Tra thâm canh phát triển mạnh như Vĩnh Long,
Đồng Tháp và Cần Thơ, sau đó bệnh lây lan sang các vùng lân cận. Đặc
biệt, những năm gần đây bệnh cũng xuất hiện ở một số tỉnh mới phát triển
nuôi cá Tra như Trà Vinh, Bến Tre và Sóc Trăng. Cá bị bệnh mủ gan
không có dấu hiệu bất thường bên ngoài. Ở giai đoạn mới bệnh cá vẫn còn
bắt mồi. Tuy nhiên, ở giai đoạn này nếu không phát hiện sớm và môi
trường nuôi quá bẩn thì bệnh cá sẽ trở nên trầm trọng hơn và rất khó khăn
trong điều trị. Khi bị bệnh nặng hơn, cá có biểu hiện gầy, bơi lờ đờ, da
nhợt nhạt, có hiện tượng xuất huyết trên da và hậu môn. Bên trong nội
tạng (gan, thận, tỳ tạng) xuất hiện những đốm trắng đường kính 1-3mm và
các cơ quan này sưng to và có hiện tượng nhũn ở thận. Bệnh mủ gan có

thể xảy ra trên cá Tra nuôi ở tất cả các giai đoạn, tỷ lệ hao hụt có thể lên
đến 90% (Nguyễn Quốc Thịnh và ctv, 2003), tỉ lệ hao hụt ở cá Tra giống
có thể từ 10-90%, nhưng gây thiệt hại kinh tế lớn nhất là ở giai đoạn cá có
trọng lượng từ 300- 500g (Từ Thanh Dung và ctv, 2004). Đầu năm 2006,
bệnh mủ gan đã gây thiệt hại nghiêm trọng với cá Tra nuôi thâm canh ở
hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp cá chết lên tới 60% (Bộ tài nguyên môi
trường Việt Nam, 2006).
2.4 TỔNG QUAN VỀ VI KHUẨN EDWARDSIELLA SP.
Ngành: Proteobacteria
Lớp: Gammaproteobacteria
Bộ: Enterobacteriales
Họ: Enterobacteriaceae
Giống: Edwardsiella
2.4.1 Đặc điểm sinh lý, sinh hóa
Vi khuẩn E. ictaluri được mô tả đầu tiên bởi Hawke et al. (1981) là vi
khuẩn thuộc họ Enterobacteriaceae, vi khuẩn Gram âm, hình que ngắn,
kích thước khoảng 0.75x1,5-2,5 μm, di động ở 25-30
0
C và di động yếu
hoặc không khi di động khi nhiệt độ cao hơn 30
0
C. Sau đó, Waltman et al.
(1986) khi nghiên cứu 119 dòng vi khuẩn E. ictaluri báo cáo rằng tất cả
các dòng vi khuẩn kiểm tra đều cho phản ứng dương tính với methyl red,
nitrate, lysine, ornithine và catalase. Cũng theo kết quả của nghiên cứu
này thì 100% dòng vi khuẩn kiểm tra cho phản ứng âm tính với citrate,
voges-proskauer, arginine, oxidase và urea.
Đặc điểm sinh hóa của vi khuẩn E. yctaluri tiếp tục được Shotts and Teska
(1989) nghiên cứu bổ sung. Theo hai tác giả này thì ngoài những đặc điểm
trên thì vi khuẩn E. ictaluri còn cho phản ứng cytochrome, oxidase âm

tính và có khả năng lên men và sinh sản phẩm NO
3
-
từ NO
2-
. Khuẩn lạc
phát triển trên môi trường BHI agar sau 36-48 giờ ở nhiệt độ 28-30
0
C
(Plumb, 1999). Môi trường đặc trưng là EIA (Edwardsielle ictaluri Agar).
Bên cạnh đó, theo Bùi Quang Tề, 2006 cho rằng vi khuẩn E. Ictaluri
Thường gặp hai loài: E. tarda và E. Ictaluri .E. tarda là tác nhân gây bệnh
nhiễm khuẩn ở cá nước ấm, đặc biệt là cá không vẩy. E. ictaluri gây bệnh
nhiễm khuẩn trong các cơ quan nội tạng gan, tụy, thận của cá không vẩy.
Loài E. tarda hầu hết không lên men các loại đường nhưng có một vài
chủng lên men đường khá nhanh (Bùi Quang Tề, 2006). E. tarda phát
triển tốt ở nhiệt độ 37
0
C trong khi đó E. ictaluri phát triển tốt ở 28
0
C và
phát triển yếu ở 37
0
C. Các đặc điểm sinh hóa của vi khuẩn E. ictaluri cho
hầu hết các phản ứng âm tính chỉ có 2 phản ứng dương tính là Lysine và
Glusose. Khi so sánh các chỉ tiêu sinh hóa của vi khuẩn E. ictaluri với E.
tarda cho thấy vi khuẩn E. ictaluri cho phản ứng Indole và H
2
S âm tính,
trong khi đó E. tarda cho phản ứng dương tính (Từ Thanh Dung và ctv,

2005).
2.4.2 Đường lây truyền
E. ictaluri có thể nhiễm cho cá bằng hai đường khác nhau, vi khuẩn trong
nước có thể qua đường mũi cá xâm nhập vào cơ quan khứu giác và di
chuyển vào dây thần kinh khứu giác, sau đó vào não, bệnh lan rộng từ
màng não đến sọ và da, E. ictaluri cũng có thể xâm nhiễm qua đường tiêu
hoá qua niêm mạc ruột vào máu gây nhiễm trùng máu, bằng đường này thì
vi khuẩn vào mao mạch trong biểu bì gây hoại tử và mất sắc tố của da, cá
da trơn còn nhiễm E. ictaluri qua đường miệng gây nhiễm khuẩn ruột,
bệnh phát triển gây viêm ruột, viêm gan và viêm cầu thận trong vòng 2
tuần sau khi nhiễm bệnh (Từ Thanh Dung và ctv, 2005).
2.4.3 Dấu hiệu bệnh lý, chẩn đoán và điều trị
Về dấu hiệu bệnh lý, cá bệnh mủ gan không có những biểu hiện bất
thường bên ngoài. Ở giai đoạn mới chớm bệnh, cá vẫn bắt mồi nhưng
giảm ăn. Một số trường hợp cá có biểu hiện gầy, bơi lờ đờ, da nhợt nhạt,
có biểu hiện xuất huyết trên da và hậu môn. Dấu hiệu đặc thù nhất là bên
trong nội quan các cơ quan gan, thận, tỳ tạng xuất hiện những đốm trắng,
đường kính từ 1-3mm, các cơ quan này sưng to và có biểu hiện nhũn ở
thận (Ferguson và ctv, 2001).
Trên cá Tra, E. ictaluri tấn công vào các cơ quan như thận, gan, tỳ tạng
(Từ Thanh Dung và ctv, 2001). Theo Lương Trần Thục Đoan (2006), thì
thận và tỳ tạng là 2 cơ quan mà vi khuẩn tấn công đầu tiên chứ không phải
ở gan. Ngoài ra, khi thu mẫu ngoài thực tế cũng tìm thấy vi khuẩn tại các
bộ phận khác như: máu, não, cơ, mang, tim, bóng hơi. Trong đó, thận, tỳ
tạng và bóng hơi là những cơ quan bị nhiễm E. ictaluri cao.
Kết quả kiểm tra bằng phương pháp mô học quan sát thấy trên gan xuất
hiện nhiều vùng xung huyết động mạch và tĩnh mạch gan, mô gan bị hoại
tử và mất cấu trúc, từng cụm vi khuẩn xuất hiện ở rìa các vết thương ở gan
các cá Tra bị bệnh. Tương tự, ở thận cũng xung huyết và hoại tử, tỳ tạng
xuất hiện nhiều vùng hoại tử trên các vết thương (Nguyễn Quốc Thịnh,

2002; Trần Thị Ngọc Hân, 2006).
2.5 TỔNG QUAN VỀ DIỆP HẠ CHÂU ĐỎ SỬ DỤNG TRONG
NGHIÊN CỨU
Hệ thống phân loại của cây Diệp Hạ Châu theo Võ Văn Chi (1997) như
sau:
Bộ: Malpighiales
Họ: Phyllanthaceae
Giống: Phyllanthus
Loài: Phyllanthus urinaria
Tên tiếng Anh: Chamber bitter
Hình 2: Diệp Hạ Châu đỏ
Diệp Hạ Châu là 1 loài cây cỏ mọc hằng năm, cao khoảng 30 cm, thân gần
như nhẵn, mọc thẳng đứng mang cành, thường có màu đỏ. Lá mọc so le
trông như lá kép, phiến lá thuôn, dài 5 – 15 mm, rộng 2 – 5 mm, đầu nhọn
hay hơi tù, mép nguyên nhưng hơi có răng cưa rất nhỏ, mặt dưới lá có
màu xanh lơ, không có cuống hay có cuống rất ngắn. Hoa mọc ở kẻ lá,
nhỏ, màu đỏ nâu. Hoa không có cuống hoặc có cuống ngắn. Đường kính
quả có thể đạt tới 2 mm, treo lủng lẳng dưới lá.
Cây Diệp Hạ Châu mọc hoang ở khắp nơi ở các nước vùng nhiệt đới.
Người ta dùng cả cây để làm thuốc. Mùa thu hoạch quanh năm tốt nhất
vào mùa Hạ. Thường dùng tươi hoặc phơi khô. Ở Việt Nam có 2 loài: Cây
Diệp Hạ Châu ngọt (Phyllanthus urinaria) và Diệp Hạ Châu đắng
(Phyllanthus amarus) .Các nhà khoa học đã chứng minh đây là một cây
thuốc đem lại lợi ích cho sức khỏe con người (Đỗ Tất Lợi, 1968).
Theo y học cổ truyền một số dân tộc, Diệp Hạ Châu được dùng để chữa
một số bệnh. Tại Pêru, cây thuốc này được dùng để chữa bệnh sỏi thận,
sỏi mật, viêm bàng quang, viêm gan, vàng da phù, viêm da, đau nhức và
chứng rối loạn tiêu hóa
Theo Rasgtogi và Mehrotra (1991) trong Diệp Hạ Châu đỏ có chứa một
số hợp chất kháng sinh có tên phyllanthin, hypophyllanthin,

lignansniranthin, nirtetralin và phyltettralin có tác dụng diệt khuẩn rất
mạnh. Hai hợp chất phyllanthin và hypohyllanthin có tác dụng bảo vệ tế
bào gan chuột Cống trắng chống tính độc hại tế bào gây bởi carbon
tetraclorid và galactosamin, chất triterpen triacontanol phân lập từ cây
Chó đẻ có tác dụng bảo vệ gan chống lại tính độc hại tế bào gây bởi
galactosamin trên tế bào gan chuột Cống trắng
Ngoài ra Diệp Hạ Châu đỏ còn có tác dụng kháng khuẩn đối với tụ cầu
vàng, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn coli, Shigella dysenteriae, S.
flexneri, S. shigae, khả năng kháng nấm đối với Aspergillus fumigatus,
dẫn xuất phenolic và một flavonoid phân lập từ cây Chó đẻ có tác dụng
kháng khuẩn mạnh hơn và kháng nấm rõ rệt hơn, cao chiết với cồn và
nước từ cây Chó đẻ có tác dụng giảm đau chống lại cảm giác đau gây nên
do formalin và capsaicin ở chuột Nhắt trắng và cao cồn methylic có tác
dụng hạ đường máu trên chuột Cống trắng đái tháo đường, trích dẫn bởi
Đỗ Huy Bích và ctv (2003).
2.6 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG THẢO DƯỢC TRONG
PHÒNG TRỊ BỆNH Ở ĐỘNG VẬT THỦY SẢN
2.6.1 Trên thế giới
Ở cá Tráp (Pseudosciaena crocea), khi cho cá ăn 1-1,5% hỗn hợp Hoàng
Kỳ (Radix astragali seu Hedysari) và Đương quy (Radix angelicae
sinensis) với tỷ lệ 5:1 thì hệ miễn dịch cá được tăng cường và tỷ lệ sống
được cải thiện (Jian và Wu, 2003).
Dugenci et al., (2003) sử dụng chiết xuất từ cây Tầm gửi (Viscum album),
cây Tầm ma (Urtica dioica) và cây Gừng (Zingiber officinale) cho cá Hồi
(Oncorhynchus mykiss) ăn với khẩu phần 0,1%, 1% và 5% trọng lượng
thân/ngày liên tục trong 3 tuần. Kết quả cá ăn thức ăn có bổ sung chiết
chất thảo dược thì hoạt động hô hấp tăng đáng kể (P<0,0001) so với nhóm
đối chứng. Đặc biệt ở khẩu phần bổ sung 1% chiết chất từ cây Gừng, làm
tăng hoạt động thực bào, tăng hô hấp của bào bạch cầu và tăng hàm lượng
protein trong huyết tương.

Theo Harikrishnan et al., (2009) ngâm cá Chép (Cyprinus carpio) đã gây
cảm nhiễm với vi khuẩn A. hydrophila (nồng độ 108 cfu/ml) với thảo
dược Ấn Độ (Azadirachta indica) (nồng độ 1g/lít trong 10 phút suốt 30
ngày cho thấy số lượng bạch cầu, hồng cầu và hàm lượng protein huyết
thanh tăng có ý nghĩa thống kê so với cá đối chứng.
Kết quả của Ardo et al., (2008) cho thấy trộn chiết xuất từ cây Hoàng kỳ
(Astragalus radix) và Kim ngân (Lonicera japonica) vào thức ăn có thể
tăng cường hệ miễn dịch cá Chép và cá Rô phi (Oreochromis niloticus)
chống lại vi khuẩn Aeromonas hydrophila. Theo Yin et al., (2006) khi bổ
sung 0,1-0,5% Hoàng kỳ (Astragalus radix) vào thức ăn làm tăng hàm
lượng lysozyme của cá Rô Phi sau 1 tuần và hoạt động thực bào của tế
bào thực bào tăng sau 3 tuần. Cũng trên cá Rô phi, Pachanawan et al.,
(2008) chứng minh có thể sử dụng lá Ổi (Psidium guajava) để kiểm soát
bệnh do Aeromonas hydrophila gây ra. Chiết xuất từ cây Xuyên tâm liên
(Andrographis paniculata) có thể kiểm soát được bệnh do vi khuẩn
Aeromonas hydrophila gây bệnh trên cá Trê trắng (Clarias batrachus)
(Balasundaram và Harikrishnan, 2009).
Zheng et al., (2009) chứng minh khi thêm tinh dầu cây Lá thơm
(Origanum heracleoticum) vào khẩu phần thức ăn cá Nheo (Ictalurus
punctatus) bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh xuất huyết (Aeromonas hydrophila)
thì cá vẫn tăng trưởng khác biệt có ý nghĩa (P<0,005) so với đối chứng.
Chức năng gan và các cơ quan nội tạng được cải thiện và hoạt động chống
oxy hóa của cá cũng tăng lên.
2.6.2 Tại Việt Nam
Ở Việt Nam cũng có nhiều nghiên cứu sử dụng chiết xuất thảo
dược để phòng bệnh nhiễm khuẩn ở cá Tra được thực hiện.
Bùi Quang Tề (2006) phối hợp chất chiết từ Tỏi (Allium sativum)
và Sài đất (Weledia calendulacea) cho thấy có tác dụng tốt để
tăng cường hệ miễn dịch cá Tra chống mầm bệnh xuất huyết
do vi khuẩn A. hydrophila gây ra.

Theo Huỳnh Kim Diệu (2011) sử dụng bột lá Xuân hoa
(Pseuderanthemum palatiferum) bổ sung vào thức ăn của cá Tra với liều
15g/kg thức ăn và cho cá ăn trong 1 tháng thì cá tăng trọng hơn nghiệm
thức đối chứng là 27%. Ở nghiệm thức cho ăn bổ sung bột lá Xuân hoa
liều 20g/kg thức ăn thì tỉ lệ sống là 98,3% cao hơn so với lô đối chứng
(88,3%). Khi gây cảm nhiễm cá Tra khỏe với vi khuẩn A. hydrophila
gây bệnh xuất huyết và vi khuẩn Edwardsiellla ictaluri gây bệnh mủ gan
thì tỉ lệ chết (11,67% và 15%) ở các nghiệm thức cho cá ăn thức ăn sổ
sung bột lá Xuân hoa (liều 20g/kg thức ăn) thấp hơn cá ở lô đối chứng
(28,33% và 33,33%).
Sử dụng thảo dược và các chất chiết xuất từ thảo dược để tăng cường hoạt
động của hệ miễn dịch hay phòng các bệnh nhiễm khuẩn ở cá đã được
nghiên cứu ở nhiều loài cá có vẩy (như cá Hồi, cá Chép, cá Rô phi, cá
Tráp) hay cá da trơn (như cá Nheo và cá Tra). Các công trình nghiên cứu
khoa học trên thế giới và trong nước cho thấy chiết chất từ thảo dược có
khả năng thay thế thuốc kháng sinh và hóa chất để phòng một số bệnh
nhiễm khuẩn ở cá nuôi.
Chiết chất từ cây Hoàng Kỳ cũng đã được thử nghiệm bổ sung vào thức
ăn cho cá Tra (20-30g/con) để tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch của
cá Tra (Đặng Thị Hoàng Oanh và Trần Thị Yến Nhi, 2011). Cá Tra khỏe
(20-30g/con) được cho ăn thức ăn bổ sung 0,5% chiết chất Hoàng kỳ
trong 5 tuần thí có số lượng hồng cầu, tế bào lympho, bạch cầu đơn nhân,
bạch cầu trung tính, tiểu cầu tăng so với cá ăn thức ăn không bổ sung chiết
chất Hoàng kỳ. Sau khi gây cảm nhiễm cá Tra khỏe với vi khuẩn A.
hydrophila gây bệnh xuất huyết và vi khuẩn E. ictaluri gây bệnh mủ gan
thì số lượng hồng cầu, tổng bạch cầu, tế bào lympho, tiểu cầu ở các
nghiệm thức đều giảm trong khi bạch cầu đơn nhân, bạch cầu trung tính
tăng. Khả năng diệt khuẩn của huyết thanh ở cá cảm nhiễm cao hơn cá
khoẻ, khả năng diệt khuẩn của huyết thanh của cá ăn thức ăn có bổ sung
Hoàng Kỳ cao hơn so với cá ăn thức ăn không bổ sung Hoàng Kỳ.

Ảnh hưởng chiết xuất từ cây Yucca và Quillaja được bổ sung vào thức ăn
(Nguyễn Hoàng Nam, 2011). Thí nghiệm được tiến hành trong 4 tháng,
nhằm tìm hiểu ảnh hướng của hai loại cây Yucca Và Quillaja lên sự thay
đổi một số chỉ tiêu huyết học của cá Tra sau 4 tháng thí nghiệm. Thí
nghiệm có 3 nghiệm thức gồm: nghiệm thức A (250 mg/Kgthức ăn),
nghiệm thức B (5O0mg/Kg thức ăn) và nghiệm thức C (đối chứng). Mỗi
nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Mỗi tháng thu mẫu 1 lần, mỗi lần thu 5
mẫu cho 1 nghiệm thức. Sau mỗi tháng thu 45 mẫu (thí nghiệm được lặp
lại 3 lần, mỗi lần có 3 nghiệm thức và mỗi nghiệm thức thu 5 mẫu). Tổng
số mẫu thu trong 4 tháng là 180 mẫu. Các mẫu máu cá được xác định số
lượng hồng cầu và phân tích các chỉ tiêu bạch cầu.Trong 4 tháng theo dõi,
cá khoẻ và không có bệnh xảy ra trong quá trình thí nghiệm. Mật độ tế bào
hồng cầu đều tăng qua các tháng thí nghiệm, nghiệm thức có bổ sung thảo
dược chiết xuất từ cây Yucca Và Quillaja vào trong thức ăn có mật độ
hồng cầu cao hơn so với nhóm đối chứng nhưng không có ý nghĩa thống
kê (P>0,05). Các chỉ tiêu tổng bạch cầu, tế bào lympho, bạch cầu trung
tính, bạch cầu đơn nhân, tiểu cầu đều cao hơn so với nhóm đối chứng
nhưng không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Điều này cho thấy thức ăn
có bổ sung thảo dược chiết xuất từ cây Yucca Và Quillaja cũng đã góp
phần nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho cá.
Phan Xuân Thanh và ctv (2003) đã đánh giá 25 loài cây (Tỏi, Sài đất,
Nghệ, Bạc hà…) có hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm có
thể sử dụng trong phòng trị bệnh thủy sản. Kết quả nghiên cứu còn chiết
được chất kháng khuẩn 2-hydroxy 6-pentadeca-trienylbenzoat từ các loài
thảo dược trên và thí nghiệm trên tôm sú nuôi, ở nồng độ chất chiết 1-3
ppm có hiệu lực trị bệnh phát sáng, đen mang, vàng mang, đóng rong,
hoại tử phụ bộ… và nồng độ 0,5-1 ppm thì có tác dụng phòng bệnh do vi
khuẩn, nấm và nguyên sinh động vật gây ra. Bùi Quang Tề (2003) đã
nghiên cứu thực nghiệm khả năng chống khuẩn của các thảo dược như tỏi,
sài đất, nhọ nồi. Chất tách chiết trên với hoạt chất 10% trộn vào thức ăn

phòng được bệnh xuất huyết, đốm trắng cho cá Tra (Bùi Quang Tề, 2006a).
Tỏi có tác dụng phòng trị bệnh đường ruột cho tôm Sú (Bùi Quang Tề,
2006b).
Theo Nguyễn Mạnh Hùng (2008) dịch chiết từ cây Nemm (Azdirachta
indica) có thể thay thế 50% kháng sinh trong sản xuất giống cua biển
(Scylla paramamosain).
Huỳnh Kim Diệu (2010). Đã sử dụng 30 loại thảo dược thường dùng trong dân
gian như: Bán tự mốc (Hemigraphis glaucescens), Bàng (Terminalia catappa),
Ổi (Psidium guajava), Từ bi (Pluchea indica)…để thử hoạt tính kháng khuẩn
trên 3 loại vi khuẩn E.ictaluri, E.tarda và Aeromonas hydrophila cho thấy các
cây thuốc này đều có khả năng kháng khuẩn (MIC=16- 2048 μg/ml). Hoạt phổ
mạnh trên cả 3 loại vi khuẩn lá Bàng, Ổi, Trầu không, Tràm (MIC=64-512
μg/ml). Tác động mạnh nhất trên E.ictaluri là Sâm đại hành (MIC=16 μg/ml),
E.tarda là Rau mương (MIC=32 μg/ml), Aeromonas hydrophila là Bàng
(MIC=128 μg/ml).
CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Thời gian: Từ tháng 2/2014 đến tháng 6/2014.
Địa điểm thực hiện: Chi cục thủy sản thành phố Cần Thơ, 168 Hai Bà
Trưng, TP. Cần Thơ.
3.2 VẬT LIỆU, DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT
3.2.1 Vật liệu nghiên cứu
Nguồn vi khuẩn: Phân lập vi khuẩn từ nguồn cá Tra bệnh ở các hộ nuôi cá
Tra. Và được mô tả qua một số chỉ tiêu: nhuộm Gram, tính di động, phản
ứng catalase, oxydase.
Nguồn thảo dược: Thu hái ngoài tự nhiên cùng một địa điểm.
3.2.2 Dụng cụ
Nồi khử trùng bằng áp suất (Autoclauve), tủ ấm, tủ cấy, tủ lạnh, cân điện
tử 4 số lẻ, máy Voxtec, tủ sấy, máy ly tâm…

Bộ dao tiểu phẩu, dụng cụ thủy tinh (Cốc thủy tinh, ống đong…), bộ đèn
cồn, que cấy đầu tròn, micropipette, đĩa Petri, que bông gòn tiệt trùng, ống
eppendorf.
3.2.3 Hóa chất
Rượu etylic 70
o
, rượu etylic 99
o
, NaCl, nước cất, nước muối sinh lý, test
oxydase, môi trường TSA (Hãng Merck), môi trường MHA (Hãng Merck),
NB (Hãng Merck), nước muối sinh lý 0,9%.
3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đánh giá phương pháp li trích Diệp Hạ Châu đỏ bằng nhiều phương
pháp khác nhau để tìm hiểu phương pháp tác dụng lên vi khuẩn
Edwardsiella. sp tốt nhất.
3.3.2 Phương pháp tiến hành thí nghiệm
* Phương pháp ly trích dược thảo:
- Diệp hạ châu đỏ được rửa sạch, lấy lá cây Diệp hạ
châu để khô tự nhiên ở nhiệt độ phòng.
- Xây nhuyễn Diệp hạ châu.
- Cân thảo dược theo từng thí nghiệm.
- Pha dung môi theo từng tỷ lệ.
- Hổn hợp sau khi pha, đem đun ở nhiệt độ và thời gian
khác nhau theo từng thí nghiệm.
- Dùng giấy lọc lọc dịch chiết.
- Điều chỉnh về thể tích bằng nhau.
*Phương pháp lập đĩa dược thảo:
Sau khi thu được các dung dich từ các phương pháp ly trích trên ta tiến
hành xác định hiệu quả trên vi khuẩn:

+ Vi khuẩn Edwardsiella. sp sau khi được tách ròng và định
danh (xem phụ lục 1) ta dùng que cấy tiệt trùng nhặt ít nhất 3 khuẩn lạc
cho vào ống nghiệm chứa 5 mL nước muối sinh lý (0,85% NaCl) đã tiệt
trùng, trộn đều trên máy Voxtec
+Tiến hành trải vi khuẩn lên đĩa môi trường:
Dùng tăm bông tiệt trùng nhúng vào dung dịch vi khuẩn, trải đều lên môi
trường thạch MHA. Sau đó để yên 1 phút sử dụng giấy thấm đã được cắt
miếng nhỏ, dùng micropipet nhỏ 15 µl thảo dược đã được li trích theo
từng tỷ lệ lên đĩa. Rồi dùng pel tiệt trùng lấy đĩa thuốc có đường kính
0,6mm đặt vào đĩa Petri sao cho khoảng cách giữa 2 tâm của đĩa thuốc
khoảng 24 mm và khoảng cách giữa tâm đĩa với mép rìa của đĩa petri là
10 - 15 mm. Mỗi đĩa Petri môi trường đặt tối đa 6 đĩa thuốc.
*Đọc kết quả
Sau 48 giờ trên đĩa vi khuẩn xuất hiện những vòng tròn vô trùng ở mỗi đĩa
thuốc. Dùng thước để đo đường kính vòng vô trùng.
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 KẾT QUẢ PHÂN LẬP VI KHUẨN EDWARDSIELLA . SP
Mẫu cá Tra được thu từ những ao có dấu hiệu bệnh. Cấy gan, thận và tỳ
tạng của các mẫu cá có dấu hiệu bệnh mủ gan, xuất huyết lên môi trường
TSA, những khuẩn lạc chiếm ưu thế có màu sắc, hình dạng và kích thước
đặc trưng của nhóm Edwardsiella .sp (48h) theo mô tả của Từ Thanh
Dung (2004) được tách ròng, một số chỉ tiêu cơ bản gồm: nhuộm gram,
tính di động, phản ứng catalase, oxydase, phản ứng O/F, O/129.
* Cấy vi khuẩn
Khuẩn lạc Edwardsiella sp phát triển trên môi trường TSA sau 48h ở điều
kiện nhiệt độ 28-30

C, kích thước li ti có màu trắng đục.
Bảng 2: Kết quả kiểm tra các đặc điểm hình thái, sinh hóa của vi khuẩn

Edwardsiella sp
STT Chỉ tiêu Edwardsiella
sp.
1 Nhuộm
gram
-
2 Di động +
3 Oxydase -
4 Catalase
5 O/F
6 0/129
(+): Dương; (-): Âm
* Nhuộm gram
4.2 KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
4.2.1 Thí nghiệm 1 : Phương pháp ly trích Diệp Hạ Châu đỏ trong
nước đun ở 105
o
C
Sau 24 giờ trên đĩa vi khuẩn xuất hiện những vòng vô trùng ở mỗi đĩa
thảo dược :
Hình 6: Đường kính vòng vô trùng ở các tỷ lệ phối trộn thảo dược
Diệp hạ châu và Nước đun ở 105
o
C
Hình 3:Vi khuẩn Edwardsiella sp.
sau
khi
nhu

m

gram

×