Tải bản đầy đủ (.pdf) (283 trang)

sự hình thành chủ nghĩa khu vực của asean

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 283 trang )


293
MỤC LỤC

Trang

Chương 1: KHÁI LUẬN VỀ CHỦ NGHĨA KHU VỰC 7
I. Khái niệm khu vực 7
II. Những luận điểm chủ yếu
về chủ nghóa khu vực 17
III. Chủ nghóa quốc gia (nationalism) 24
IV. Chủ nghóa toàn cầu (globalism) 27
V. Chủ nghóa khu vực (regionalism) 36
VI. Các mô thức cơ bản của chủ nghóa khu vực 52
Chương 2: SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA KHU VỰC
CỦA ASEAN 68
I. ĐNÁ- một chỉnh thể khu vực đòa lý-
văn hóa - lòch sử 68
II. Sự hình thành chủ nghóa khu vực của ASEAN
nhìn từ bình diện đòa - chính trò 82
III. Sự hình thành chủ nghóa khu vực của ASEAN


nhìn từ bình diện đòa - kinh tế 117
IV. Sự hình thành chủ nghóa khu vực của ASEAN
nhìn từ bình diện an ninh khu vực 132

294

Chương 3: CHỦ NGHĨA KHU VỰC ASEAN:
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC 155


I. ASEAN trong trật tự thế giới mới 155
II. ASEAN và các cơ hội phát triển 168
III. Những thách thức phát triển của ASEAN 176
Kết Luận: 193
Phụ lục 207


7
Chương 1

KHÁI LUẬN VỀ CHỦ NGHĨA KHU VỰC
I. KHÁI NIỆM KHU VỰC
Theo từ điển Bách khoa toàn thư của Liên Xô (xuất bản
năm 1987), “khu vực” là một từ gốc La tinh (regio, phái sinh-
regionis) để chỉ một vùng đất có đặc trưng xác đònh hoặc một
khu mặt nước rộng lớn, nhưng không nhất thiết trở thành một
đơn vò phân loại trong hệ thống phân loại lãnh thổ nào đó.
Trong tiếng Trung Quốc, chữ khi dòch sang tiếng Anh
tương đương với các từ region, area, district - chỉ một vùng
đất, đòa khu (khu tự trò) vạch giới ruộng đất hoặc có những
nghóa khác như limit, scope, range - chỉ giới hạn, phạm vi của
một vùng lãnh thổ. Trên thực tế, việc sử dụng khái niệm “khu
vực” hoàn toàn có tính ước lệ khi người ta nói “khu vực Hà
Nội”, “khu vực ven biển miền Trung”, “khu vực ĐNÁ”. Các
khu vực trên không giống nhau về mặt kích thước, nhưng bao
giờ cũng có những đặc trưng xác đònh để phân biệt chúng với
những khu vực khác.
Là một thuật ngữ của ngành đòa lý học, khái niệm “khu
vực” phản ánh nhận thức của con người đối với môi trường
đòa lý tự nhiên và đòa lý nhân văn. Tuy vậy, buổi đầu, các nhà

đòa lý học cổ điển chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu khu vực đòa
lý dưới góc độ tự nhiên chứ chưa tiến đến việc nghiên cứu
khu vực đòa lý dưới góc độ xã hội - nhân văn. Theo quan điểm
truyền thống thì “khu vực đòa lý như thể một lãnh thổ với bất
kỳ kích thước nào mà trên diện tích ấy tồn tại những liên kết

8
không gian tương tác; hơn nữa, lãnh thổ cần phải thuần nhất
trong quan hệ với các yếu tố tạo nền tảng, từ đó khu vực được
xác đònh”
1
. Quan điểm truyền thống nhìn nhận khu vực đòa lý
như một hệ thống đặc thù. Đó là hệ thống tự nhiên với các
yếu tố như đòa hình, khí hậu, thủy văn mà chỉ khu vực ấy có.
Quan điểm này đã được R. Hartshorne khái quát trong một
mệnh đề nổi tiếng “không có tính tất yếu trong bất kỳ đònh đề
tổng quát nào khác ngoài quy luật chung của đòa lý học rằng,
mọi khu vực đều mang tính đơn độc duy nhất”
2
. Việc chỉ đề
cập đến các yếu tố tự nhiên trong nghiên cứu khu vực đòa lý
đã dẫn tới sự hình thành trong đòa lý học trường phái “tính
độc nhất” của khu vực. Nhưng sau này, các nhà bác học đã
vượt qua quan niệm đó. Một loạt các công trình của A.
Liesha, F. Shefer, V. Bunge, R. Chorlu, P. Haggta đã mở ra
những hướng nghiên cứu mới về tính hợp nhất và các đặc
điểm chung của khu vực đòa lý
3
.
Trường phái “khu vực đòa lý xã hội - nhân văn” ra đời là

một bước tiến quan trọng trong nhận thức của con người về
khái niệm khu vực. Từ đây xuất hiện những quan niệm mới
về “tính đơn giản có tổ chức”, “tính phức tạp vô trật tự”, “tính
phức tạp có tổ chức”, của khu vực đòa lý. Phương pháp tiếp
cận hệ thống trong nghiên cứu khu vực vốn được áp dụng từ
nửa sau thế kỷ XVIII, đến những năm 40 của thế kỷ XX đã
thực sự trở thành khoa học. Khái niệm “đòa hệ” (geosystem)

1
D. Uittlsi: Khuynh hướng khu vực hóa và phương pháp khu vực – đòa lý
học châu Mỹ, Nxb. Khoa học Mátxcơva 1971, tr.39 (tiếng Nga).
2
Hart Shorne.R: The Nature of Geography. Lancaster. 1939
3
Đông Nam Á, vấn đề cộng đồng khu vực, Nxb. Khoa học Mátxcơva 1977,
tr.8 (tiếng Nga).

9
của đòa lý học hiện đại đã bao hàm cả tính tự nhiên và tính xã
hội của một khu vực đòa lý
1
. Theo đó, thế giới vật chất bao
gồm ba kiểu hệ thống cơ bản: 1/ Hệ thống tự nhiên vô cơ (đòa
quyển - hiểu theo nghóa hẹp); 2/ Hệ thống tự nhiên hữu cơ
(sinh quyển); 3/ Hệ thống xã hội (nhân quyển)
2
.
Trong mỗi đòa hệ đều có các hệ thống như vậy. Chúng
tác động qua lại lẫn nhau. Đến lượt mình, các hệ thống trên
có thể phân chia thành các phân hệ. Mỗi phân hệ lại có thể

chia thành các phần tử. Phần tử là thành phần không thể chia
nhỏ ra được trong phạm vi hệ thống nào đó. Cho nên có thể
coi đòa hệ là tập hợp xác đònh của các phân hệ và phần tử.
Mặc dù có nhiều biểu hiện phức tạp, nhưng đặc trưng quan
trọng nhất của đòa hệ là tính lãnh thổ và tính không rõ ràng về
quy mô lãnh thổ của nó
3
. Vì thế trong chừng mực nhất đònh,
đòa hệ hàm chứa cả nghóa khu vực. Giống như đòa hệ, khu vực
là nơi thể hiện trình độ và đặc trưng liên kết của các hệ thống
đòa quyển, nhân quyển và sinh quyển. Khoa học đòa lý đã đi
từ việc nghiên cứu cảnh quan tự nhiên đến nghiên cứu cảnh
quan kinh tế, văn hóa, xã hội trên các khu vực cụ thể.
Trong giới học giả Xô viết, từ những năm 70, đối tượng,
nhiệm vụ của ngành khu vực học (area studies) đã trở thành
những đề tài của nghiên cứu xã hội nói chung. Có nhiều cách

1

Nguyễn Hữu Cát: Cơ hội và những vấn đề đặt ra khi mở rộng ASEAN ra
toàn khu vực Đông Nam Á. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “ASEAN hôm nay và
ngày mai”. Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, t.1. H. 1997,

2
Z.E. Dzenis: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đòa lý kinh tế
– xã hội. Nxb. Giáo dục, H. 1984, tr.12.
3
Nguyễn Hữu Cát, sđd, tr. 37, 38.

10

hiểu về khu vực, nhưng phần lớn họ đều coi khu vực là tổng
thể của các tổ chức mang tính xã hội, được phân biệt bởi sự
tương đồng mang tính giai đoạn - hình thái
1
. Trên cơ sở tư liệu
về dân tộc học, nhà dân tộc học Xô viết N.N Treboksarov đã
coi ĐNÁ là một khu vực đòa lý - lòch sử - tộc người. Quan
điểm này sau đó đã được Ia. V.Chesnov kế thừa
2
.
Đặc biệt, khái niệm “khu vực lòch sử” của V.V. Boisov
được nhiều học giả Xô viết chú ý và tán đồng. Theo V.V. Boisov,
“khu vực lòch sử” được hiểu như là “một cộng hợp có tính không
gian - xã hội, được xác đònh bởi tính bền vững của biên giới, độ đủ
dài của một quá trình lòch sử”. Quá trình lòch sử ở đây được hiểu
là nền tảng cơ sở, từ đó mà các yếu tố khu vực được hình thành.
Tính thống nhất của quá trình lòch sử thể hiện qua những lát cắt
hiẹân đại. Vì thế, phương thức hình thành khu vực thể hiện ở việc
khu vực hình thành trong những hoàn cảnh xác đònh và sự tiêu
vong của nó cũng có thể xảy ra trên một giai đoạn nào đó của
quá trình lòch sử. Mỗi giai đoạn, khu vực có một hình thức tồn tại
với các dấu hiệu hoặc đặc trưng tất yếu. Nhưng trong quá trình
lòch sử, các dấu hiệu hoặc đặc trưng này bò thay đổi theo từng thời
kỳ mặc dù khu vực - nhìn chung là một thực thể bền vững. Như
vậy, khái niệm “khu vực lòch sử” không bắt buộc phải có liên
quan trực tiếp đến các hình thái kinh tế - xã hội. Các đặc trưng
của khu vực, trong khi chòu sự tác động mang tính quy luật của
các hệ thống lớn khác thì vẫn giữ được tính ổn đònh, mặc dù có sự
thay đổi về hình thái.


1
Đông Nam Á, vấn đề cộng đồng khu vực, sđd, tr.10.
2
Ia.V. Tresnov: Dân tộc học lòch sử của các nước Đông Dương, Nxb. Khoa
học Mátxcơva 1976, tr.5 (tiếng Nga).

11
Để xác đònh một “khu vực lòch sử”, V.V. Boisov đã căn
cứ vào hai tiêu chí: 1/ Sự tương đồng khu vực; 2/ Các mối
quan hệ của khu vực. Hai yếu tố này hiện diện trong suốt các
giai đoạn khu vực hình thành và phát triển. Sự tương đồng là
kết quả phát triển của các yếu tố tiên khởi trong quan hệ văn
hóa - tộc người của các dân tộc (tộc người) trên một lãnh thổ
xác đònh. Sự tương đồng trở thành đặc trưng chủ yếu của giai
đoạn đầu tiên hình thành khu vực. Đến giai đoạn thứ hai sẽ
xuất hiện các quan hệ giữa các yếu tố cấu thành khu vực,
trong đó có đường biên phân ranh giới. Mặc dù xảy ra những
thay đổi về lòch sử, nhưng đường biên là một yếu tố quan
trọng để xác đònh khu vực. Đường biên làm nổi bật lên các
mối quan hệ kinh tế, chính trò, văn hóa bên trong và bên
ngoài khu vực. Giai đoạn thứ ba hình thành khu vực lòch sử,
gắn liền với việc xuất hiện các tiểu khu vực. Mỗi tiểu khu vực
đều có một trung tâm mà trong quá trình vận động lòch sử,
trung tâm ấy trở thành quốc gia. Khi các quốc gia trong khu
vực đã được thiết lập thì bang giao giữa chúng là điều không
tránh khỏi trong lòch sử. Đến đây, tổ chức khu vực đã hình
thành với một hệ thống - cấu trúc, bao gồm các quốc gia
thành viên và mối quan hệ giữa chúng.
Như vậy, “khu vực lòch sử” của V.V. Boisov đã chứa cả
hệ thống tự nhiên lẫn hệ thống xã hội. Trong tính lòch sử cụ

thể, các hệ thống này biểu hiện thành một cộng đồng kinh tế,
chính trò, văn hóa, lòch sử của các quốc gia, dân tộc trên một
lãnh thổ xác đònh.
Ngoài quan niệm “khu vực lòch sử” như đã trình bày ở
trên, đến đầu thập niên 90 xuất hiện một số quan niệm khác
nữa về khu vực. Chẳng hạn, ý kiến của G. Kadumov cho

12
rằng, khu vực là hình thức phổ biến của sự liên kết các quốc
gia và dân tộc. Ông nêu ra năm tiêu chí xác đònh khu vực:
1. Có ranh giới đòa lý rõ ràng. Chỉ số đòa - chính trò xác
đònh vò trí của nó trong hệ thống quan hệ quốc tế.
2. Có một môi trường văn hóa chung. Cư dân ở đó hoặc
có chung một tôn giáo hoặc có chung một thói quen tâm lý,
dân tộc, cộng đồng văn minh (như người Ảrập chẳng hạn)
những thứ phân biệt họ với môi trường văn hóa khác.
3. Có đặc trưng bởi sự hiện diện của các liên kết kinh tế
- xã hội chặt chẽ và bởi những đặc điểm tương tự về kinh tế
và sản xuất.
4. Các dân tộc ở khu vực có chung một số phận lòch sử
giống nhau, bò lệ thuộc vào đế quốc, bò thực dân thống trò và
cùng đấu tranh chống kẻ thù chung
5. Có một hình thức tổ chức nào đó (không phụ thuộc
vào tính chất của tổ chức), thí dụ tính khu vực: Tổ chức diễn
đàn Islam (OIC); tính kinh tế: cộng đồng châu Âu (EC) hoặc
thuần túy tính đòa lý: Hiệp ước Andes
1
. Theo báo Sài Gòn
Giải phóng ngày 3/6/1999, các nước Andes đang chuẩn bò
thành lập khối thò trường chung vào năm 2005).

Hạn chế của G. Kadumov là các tiêu chí ông đưa ra
không phản ánh hết được đặc trưng khu vực và các hình thức
tổ chức khu vực. Đặc trưng khu vực không chỉ là ranh giới đòa
lý mà còn là vò trí, đòa hình, khí hậu Bởi tất cả những yếu tố

1
G. Kadumov: Phân tích so sánh sự hợp tác khu vực của ASEAN và SNG.
Các nước Đông Nam Á trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI. Nxb. Khoa học
Mátxcơva 1994, tr.30-36 (tiếng Nga).

13
này ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình phát triển lòch sử xã
hội của các dân tộc sinh sống trong khu vực đó. Aristotle, triết
gia Hy Lạp, từ thế kỷ IV trước Công nguyên đã nhận xét
rằng, trong những vùng có đòa hình khác nhau thì tồn tại nhiều
khu vực chính trò thay vì một khu vực chính trò duy nhất được
cấu tạo nên
1
. Còn các hình thức tổ chức khu vực thì muôn
màu muôn vẻ. Vấn đề này chúng tôi sẽ trình bày ở phần sau.
Trong sự tìm kiếm không mệt mỏi một khái niệm khu
vực hoàn chỉnh, chúng ta còn bắt gặp loại ý kiến xem xét khu
vực như “một cộng đồng văn minh”
2
. Cách tiếp cận khu vực
văn hóa này chỉ nhấn mạnh đến những đặc trưng văn hóa của
khu vực mà coi nhẹ các yếu tố chính trò, trạng thái kinh tế -
xã hội cùng những mối quan hệ của chúng ở cả trong lẫn
ngoài khu vực.
Bên cạnh những khuynh hướng xem xét khu vực như là

các hệ thống tự nhiên và xã hội với những biểu hiện đa dạng,
phong phú, người ta còn tiếp cận khu vực trên bình diện nhỏ
hẹp nhưng rất căn bản: bình diện đòa - chính trò.
Đòa - chính trò là khái niệm chỉ mối tương quan giữa
quyền lực chính trò với bối cảnh đòa lý
3
. Tùy theo đối tượng
nghiên cứu mà khái niệm đòa lý có thể bao hàm tất cả các
yếu tố về tự nhiên, kinh tế, chính trò, quân sự, văn hóa (đòa lý
tự nhiên, đòa lý kinh tế, đòa lý chính trò, đòa lý quân sự ).

1
M.A. Lewis: Mô thức chính trò thế giới. Trung tâm nghiên cứu Việt Nam
phiên dòch và xuất bản, Sài Gòn, 1963, tr.45.
2
Các nước Đông Nam Á trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, Sđd, tr. 30.
3
Colins.G: A Debate on Geopolitics. The continued primacy of Geography,
Orbits, Spring 1996, vol.140, n
o
2, p.247.

14
Như vậy đòa lý, mặc dù về khái niệm phân biệt với kinh tế,
chính trò, quân sự nhưng nó có ảnh hưởng đến hành vi con
người trên từng phạm vi đó, nên các mối quan hệ giữa đòa lý
với kinh tế, chính trò, văn hóa, quân sự có thể được nghiên cứu ở
các góc độ đòa - kinh tế, đòa - chính trò, đòa - chiến lược
Các trường phái đòa - chính trò xuất hiện vào cuối thế kỷ
XIX trong các quốc gia đứng đầu về tư tưởng ở phương Tây.

Trường phái đầu tiên xứng đáng được nhắc đến là ở Đức với
tên tuổi của Ratzel (1844-1904), giáo sư đòa lý Đại học
Leipzig. Lý thuyết của Ratzel dựa trên hai yếu tố cơ bản mà
đòa lý cung cấp cho chính trò: 1. Không gian (raum), được hạn
đònh bởi diện tích, tính chất vật lý, thời tiết ; 2. Vò trí (lage),
có chức năng phối trí không gian với mặt đất và buộc không
gian theo điều kiện cục bộ với tất cả những quan hệ của nó
1
.
Hoạt động của con người bò chế ngự bởi chiều hướng không
gian (raum sinn) và sự chế ngự này mang tính đònh mệnh. Sau
này Rudolf Kjellen (1864 - 1922) người Thụy Điển đã đi xa
hơn Ratzel trong việc xác lập một lý thuyết ưu việt của chủng
tộc Đức và thuyết về bản tính con người đối với raum sinn.
Đáng chú ý hơn cả là trường phái Anh với Mackinder
(1861-1947). Mackinder cho rằng trên trái đất chỉ có một
phần lục đòa quan trọng nhất, bao gồm toàn thể châu Á, châu
Âu, châu Phi. Phần đất này ông gọi là Đảo thế giới (World
Island). Trung tâm của Đảo thế giới là Đòa tâm (Heartland).
Theo Mackinder, trái tim của toàn bộ châu Á, Phi, Âu chính
là Nga. Vì vậy mới có một đònh đề nổi tiếng: “Ai nắm giữ


1
Celerier.P: Geopolitique et geostrategie. Presses Universitaires De
France, Paris 1955, pp 127, tr.14.

15
Đông Âu chính là nắm giữ Đòa tâm; ai nắm giữ Đòa tâm thì
chế ngự được Đảo thế giới; ai nắm giữ Đảo thế giới thì thống

trò cả thế giới”
1
.
Sở dó Mackinder coi nước Nga là Đòa tâm bởi ông nhận
thấy tình trạng phân phối đất đai và biển cả là cơ sở hình
thành sự phân biệt căn bản giữa các hải quốc và lục quốc.
Một quốc gia vừa nắm giữ thế lực về đất đai, vừa nắm giữ thế
lực về biển cả sẽ làm bá chủ. Nước Nga đáp ứng được những
điều kiện trên. Vì thế các quốc gia khác lo sợ người Nga một
ngày nào đó sẽ thống trò thế giới.
Tư tưởng của Mackinder đã du nhập sang tận châu Mỹ.
Spykman, một học giả Mỹ đã vận dụng học thuyết của
Mackinder để xác đònh đòa - chính trò của Tân thế giới (New
world). Ông căn cứ vào phương pháp đo vẽ bản đồ và đi đến
kết luận rằng vai trò của Mỹ cũng tương đồng với Liên Xô
(cũ). Người Mỹ không chỉ nắm thế lực về đất đai mà còn
bành trướng mạnh ra đại dương.
Chắc hẳn lý luận của Mackinder chòu ảnh hưởng của
thuyết “châu Âu trung tâm” (Europe Centralism), xuất hiện
khoảng đầu thế kỷ XIX. Học thuyết này chỉ đứng vững trong
thời điểm thực dân châu Âu làm mưa làm gió ở châu Á, Phi,
Mỹ La tinh. Nhưng vào đầu thế kỷ XX, khi Mỹ trở thành một
trung tâm quyền lực mới thì sự độc quyền chính trò thế giới
của châu Âu đã chấm dứt, cũng chấm dứt luôn sự độc quyền
của châu Âu về kinh tế, văn hóa và cả tiềm lực quân sự nữa.
Ngày nay, thế giới đang diễn ra quá trình đa cực hóa. Sự trỗi
dậy của Trung Quốc ở thế kỷ 21 để trở thành một trong các


1


.
Celerier.P, sđd, tr.15, 18

16
trung tâm quyền lực thế giới đang trở nên hiện thực. Đối với
các cường quốc lớn như Nga, Mỹ, Trung Quốc, đòa lý chính trò
biến thành một “hướng dẫn viên” cho ý thức chính trò của
quốc gia. Dù sao, quan điểm của Mackinder đã đặt cơ sở nền
tảng cho việc xác đònh một khu vực quyền lực. Trong sự vận
động biến đổi của lòch sử, các khu vực quyền lực ấy không có
ý nghóa vónh hằng.
Ngày nay, người ta hiểu đòa - chính trò cụ thể hơn so với
các quan điểm có tính nguyên lý trước kia. Đòa - chính trò của
một khu vực - về cơ bản - gồm hai nhóm nhân tố: nhóm nhân
tố ổn đònh và nhóm nhân tố biến đổi. Các nhân tố ổn đònh bao
gồm diện tích lãnh thổ, đòa hình, đòa chất, vò trí lục đòa, vò trí
biển, bờ biển, cảng, eo biển, đảo Các nhân tố này ảnh
hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của từng
quốc gia trong khu vực hoặc toàn bộ khu vực. Các nhân tố
trên còn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xác đònh
tầm vóc đòa - chiến lược của khu vực trong quan hệ quốc tế.
Các nhân tố biến đổi gồm có: tình trạng dân số, trình độ phát
triển kinh tế - xã hội, các thể chế chính trò. Có thể kể thêm
khả năng tàng trữ và sử dụng vũ khí hạt nhân như một thứ
quyền lực đặc biệt. Nếu quy về tiềm năng thì có thể coi nhóm
nhân tố ổn đònh và nhóm nhân tố biến đổi là hai tiềm năng -
tiềm năng “bất biến” và tiềm năng “khả biến” của một khu
vực nhất đònh.
Có thể coi ĐNÁ cũng là một khu vực đòa - chính trò quan

trọng, vì nó nằm án ngữ trên trục giao tiếp Đông - Tây, từ
Thái Bình Dương thông qua Ấn Độ Dương. Khu vực này có cả
các quốc gia lục đòa và quốc gia hải đảo. Singapore là một hải
cảng lớn nhất trong khu vực, trạm trung chuyển hàng hóa đi

17
các nơi trên thế giới. Nhiều cảng nước sâu như Cam Ranh
(Việt Nam), Subic (Philippines) trở thành quân cảng quan
trọng trong vùng. Ngoài khơi Thái Bình Dương nhấp nhô rất
nhiều quần đảo, đây là những lá chắn có ý nghóa to lớn
về quân sự trong việc kiểm soát đường hàng hải và bảo vệ
đất liền.
Tóm lại, khu vực thoạt tiên là một khái niệm đòa lý với
nội hàm biến đổi theo nhận thức của con người ở mỗi thời
điểm lòch sử. Tuy không có quy ước rõ ràng về không gian,
nhưng khu vực hàm chứa những hệ thống khác nhau về tự
nhiên, sinh thái và nhân văn. Các hệ thống đó, đến lượt mình
lại chia ra các phân hệ và phần tử để tạo thành một cấu trúc
khu vực. Mặc dù khu vực là một thực thể phức tạp với nhiều
hệ thống đa tầng như vậy, nhưng đặc trưng quan trọng nhất
của khu vực là tính lãnh thổ. Từ đây, tùy theo đối tượng
nghiên cứu mà người ta có được các ngành hoặc các lónh vực
khoa học khác nhau, như khu vực đòa lý, khu vực lòch sử, khu
vực văn hóa, khu vực đòa - chính trò
II. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CHỦ YẾU VỀ CHỦ NGHĨA KHU
VỰC
Lòch sử thế giới hiện đại đã chứng kiến không ít những
xung đột về tư tưởng, về quân sự giữa một nhóm nước hoặc
khu vực, thậm chí trên phạm vi toàn thế giới. Bên cạnh đó,
lòch sử cũng từng ghi nhận những hình thức phong phú của sự

hợp tác giữa các quốc gia, nhóm các quốc gia trong khu vực.
Hợp tác, đối thoại và tranh chấp, xung đột là những đặc trưng
cơ bản trong quan hệ giữa các quốc gia có chủ quyền. Đó là
hai dòng chảy rất phức tạp, làm nên diện mạo chính trò thế
giới, tùy thuộc vào các giai đoạn phát triển lòch sử. Các quốc

18
gia hợp tác với nhau vì có chung lợi ích; đối đầu nhau vì lợi
ích các bên không trùng hợp. Lợi ích càng khác nhau thì càng
khó hợp tác, thậm chí có thể dẫn đến xung đột quốc tế trong
trường hợp lợi ích các bên trở thành đối kháng.
Sự hợp tác quốc tế về bản chất, cũng tự nhiên như xung
đột quốc tế vậy. Đó là những hiện tượng khách quan trong đời
sống xã hội nhân loại. Về nguyên tắc, hợp tác quốc tế chỉ
xuất hiện khi có ít nhất hai quốc gia, bất chấp vò trí đòa lý, có
nhu cầu quan hệ song phương (bilateralism) - hình thức phổ
biến trong hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, khi có từ hai quốc gia
trở lên trong một khu vực cùng cam kết hợp tác, thì chúng ta
có sự hợp tác mang tính tiểu khu vực hoặc khu vực. Dựa theo
lập luận này, Somsakdi Xuto, một học giả người Thái Lan đã
đồng nhất sự hợp tác khu vực (regional cooperation) với chủ
nghóa khu vực (regionalism)
1
. Số học giả khác thì cho rằng,
chủ nghóa khu vực là một quá trình hợp tác với những mục
tiêu lâu dài
2
; hoặc chủ nghóa khu vực đơn thuần là các hình
thức hợp tác, vì thế mọi tổ chức khu vực và quốc tế như
SEATO, ASA, MAPHILINDO, ASPAC đều là những biểu

hiện của chủ nghóa khu vực trong cả vùng châu Á – Thái Bình
Dương
1
. Đó là một số ý kiến trong rất nhiều trường hợp phổ

1
Somsakdi Xuto: Regional cooperation in Sotheast Asia, Problems
Possibilities and Prospects. Institute of Asian Studies, Faculty of political
Sciences, Chulalongkorn Uni., 1973, p.2.
2

Oemanjadi Njiotowijono: Regionalism in Southeast Asia: Commitment or
Intergration? “Regionalism in Southeast Asia”, Center for Strategic and
International Studies, Jakarta 1974, pp. 147-156.
1
Palmer N.D: The New Regionalism in Asia and Pacific. Massachusetts,
Lexington Books, 1991.


19
biến về sự không rõ ràng trong nhận thức khái niệm “chủ
nghóa khu vực”. Vậy chủ nghóa khu vực là gì ?
Xét về mặt từ vựng, theo từ điển Anh - Nga, chủ nghóa
khu vực (regionalism) có ba nghóa: 1/ Sự phân chia thành khu
vực; 2/ Sự tạo thành khu vực; 3/ Tình trạng đòa phương, cục
bộ. Còn theo từ điển Pháp - Việt của Đào Duy Anh,
“regionalisme” cũng có ba nghóa chính: 1/ Óc đòa phương,
thiên kiến đòa phương; 2/ Đòa phương chủ nghóa; 3/ Đòa
phương phân trò chủ nghóa. Như vậy, theo Đào Duy Anh chủ
nghóa khu vực là một khuynh hướng tư tưởng. Còn cách hiểu

chủ nghóa khu vực của các nhà biên soạn từ điển người Nga
thì đầy đủ hơn. Vì họ quan niệm chủ nghóa khu vực không đơn
thuần chỉ là khuynh hướng tư tưởng, mà còn là sự tạo lập, sự
phân chia khu vực về mặt đòa lý.
Một số Bách khoa toàn thư ở các nước trên thế giới
cũng đưa ra khái niệm về chủ nghóa khu vực, nhưng đó là thứ
chủ nghóa khu vực trong văn chương hoặc hội họa. Chẳng
hạn, theo Collier’s Encyclopedia (Bernard Johnston, chủ biên,
xuất bản năm 1996), chủ nghóa khu vực là một trào lưu văn
học Mỹ sau nội chiến, khắc họa các tính cách nhân vật và
khung cảnh thời đại chung theo đặc trưng vùng. Bởi vì, sau
nội chiến 1861 – 1865, chủ nghóa tư bản ở Mỹ phát triển
mạnh. Văn minh công nghiệp châu Âu có cơ hội ồ ạt tràn
đến. Lúc này, để đối chọi với “thời đại vật chất”, các nhà văn
Mỹ bắt đầu chú ý thể hiện các khía cạnh sinh hoạt đời thường
trong lối sống của người châu Mỹ. Đấy là nguyên nhân sinh
ra thứ chủ nghóa khu vực trong văn chương. Còn chủ nghóa
khu vực trong hội họa được Bách khoa toàn thư Xô viết (xuất
bản năm 1987) giới thiệu là một trào lưu hội họa châu Mỹ,

20
xuất hiện từ những năm 30. Mô típ chủ yếu của trường phái
này bao gồm các phong cảnh châu Mỹ cùng lối sống sinh hoạt
của con người sống trên vùng đất này.
Còn ở góc độ chính trò học, thì do tính chất phức tạp của đối
tượng nghiên cứu đã dẫn đến nhiều quan điểm khác nhau và các
quan điểm này thường không đầy đủ. Rải rác đây đó xuất hiện vài
đònh nghóa hạn chế trên một phương diện nào đó của chủ nghóa khu
vực. Như việc coi rằng, chủ nghóa khu vực là sự liên lập có tổ chức
(organized interdependence) dựa trên tính gần gũi về đòa lý

1
. Quan
điểm này xác đáng một phần bởi trên thực tế, các quốc gia gần gũi
nhau về đòa lý thường hay chia sẻ những vấn đề chung trên các lónh
vực kinh tế, chính trò hay văn hóa, quân sự. Các dân tộc đó bò cuốn
hút bởi các khuynh hướng hợp tác khu vực. Các khuynh hướng này
như một sự lựa chọn hiệu quả và ấn tượng trong việc giải quyết các
vấn đề khu vực nói chung. Tuy nhiên, tự thân yếu tố đòa lý không
trở thành cái quan trọng nhất quy đònh khuynh hướng hợp tác. Lòch
sử quan hệ quốc tế hiện đại đã từng biết đến một số quốc gia cùng
một lúc là thành viên của nhiều hệ thống khu vực khác nhau. Thí
dụ, nước Pháp là hội viên của khối “Hiệp ước Brussels”; “Tổ chức
hiệp ước Bắc - Đại Tây dương” (NATO), “Cộng đồng than, thép
châu Âu” (ECSC). Quan hệ quốc tế hiện đại cũng từng biết đến
nhiều quốc gia không dính dáng đến nhau về mặt đòa lý nhưng vẫn
cùng đứng trong một hệ thống như khối “Thònh vượng chung” của
Anh quốc (Common Wealth), “Hội đồng châu Á và Thái Bình
Dương” (ASPAC), “Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ” (OPEC).
Tình hình rắc rối đến độ Alejandro Alvarez, nguyên luật sư của

1
Buu Hoan: Regionalism: Limitation and Possibilities. Lecture given at the
Seminar on “Beyond Nationalism” organized by the Press Foundation of
Asia, Bankok, Thailand, Oc., 15
th
1968, p.1.

21
Tòa án tư pháp quốc tế cho rằng: “Không có quy tắc nào để xác
đònh các khu vực. Sự hiện hữu của chúng là do các trường hợp và

đặc biệt là do sự thỏa hiệp giữa các quốc gia cấu tạo nên chúng”.
“Các khu vực được cấu tạo do một số các quốc gia nào đó có liên hệ
về nhân chủng, cơ cấu tổ chức hoặc trên hết, về quyền lợi chính
trò”
1
.
Ngoài một số ý kiến nhấn mạnh đến yếu tố đòa lý trong
thành phần chủ nghóa khu vực còn có các ý kiến khác gắn chủ
nghóa khu vực với yếu tố an ninh và trật tự thế giới
2
. Có tác giả
coi chủ nghóa khu vực “như là một bộ phận cấu thành của hệ
thống quan hệ quốc tế hiện nay, phản ánh một giai đoạn phát
triển mới về kinh tế - xã hội, chính trò và khả năng phối hợp
hành động của các nước, nhất là các nước đang phát triển để
bảo vệ quyền lợi quốc gia của mình”
3
.
Những nhận thức chung chung về chủ nghóa khu vực như
vậy chưa làm sáng tỏ được những vấn đề thuộc tính của nó như
nguồn gốc, nội dung, chức năng, vai trò của chủ nghóa khu vực
trong đời sống xã hội quốc tế nói chung và cả những hình thức
biến đổi của nó trong những điều kiện lòch sử cụ thể. Muốn nhận
thức một cách căn cơ về chủ nghóa khu vực - theo chúng tôi - phải
có thế giới quan duy vật biện chứng. Bởi lẽ, chủ nghóa khu vực
với tư cách là một hiện tượng trong đời sống chính trò - xã hội
quốc tế phải có căn nguyên lòch sử.

1
Alvarez.A: La reforme du pacte de la societe des Nations surdes bases

contineutales et regionales. “International organization” edited by Normal Hill,
New York, Haper and Bross, 1952, tr.87.
2
Yalem R.J: Regionalism and World order. Public Affairs Press, Washington D.C,
1965, tr. 6-37.
3
Nguyễn Ngọc Bình: Về chủ nghóa khu vực. Tạp chí Quan hệ quốc tế, số 7/1992,
tr.13.

22
Căn nguyên lòch sử đầu tiên của chủ nghóa khu vực là
việc hình thành các cộng đồng văn minh, vốn xảy ra ở các
giai đoạn lòch sử cổ - trung đại thế giới. Trên quãng thời gian
dằng dặc như thế, rất nhiều các cộng đồng văn minh có tính
khu vực được hình thành. Hãy lấy cộng đồng văn minh Hy
Lạp cổ đại làm thí dụ: vào khoảng thế kỷ VIII-VII trước công
nguyên, người Hy Lạp đã xây dựng lên các thành bang của
mình (Polis). Sự di cư của người Hy Lạp theo các hướng tây,
nam, đông, bắc đã kéo theo sự xuất hiện các thành bang Hy
Lạp ở Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Ai Cập, Libi, ven bờ Đòa Trung
Hải, Hắc Hải. Mặc dù các thành bang này độc lập với nhau
về chính trò, kinh tế, phong tục tập quán, thậm chí cả tín
ngưỡng tôn giáo nhưng chúng vẫn là một cộng đồng thống
nhất. Giữa chúng vẫn có những mối liên kết về kinh tế, chính
trò, văn hóa nhất đònh. Đại hội điền kinh Olympiad và các mối
quan hệ thương mại giữa các thành bang Hy Lạp là những
minh chứng thuyết phục về tính cộng đồng thống nhất ấy. Cho
nên có thể nói, tất cả các thành bang Hy Lạp cổ đại đã tạo
thành một khu vực. Khu vực này bò tan rã cùng với sự lụi tàn
của văn minh Hy Lạp trong những thế kỷ gần Công nguyên.

Trường hợp đế quốc Ảrập (630-1258) cũng xứng đáng
là một điển hình. Đây là một đế quốc có lãnh thổ trải dài suốt
từ Đông sang Tây, bao gồm cả ba lục đòa châu Á, châu Phi,
châu Âu. Trải qua hơn sáu thế kỷ tồn tại, nó đã hình thành ra
một khu vực Hồi giáo; có thể gọi là thế giới Hồi giáo. Trừ thế
kỷ VIII, khi chính quyền trung ương vững mạnh, đế quốc Hồi
giáo Ảrập là một quốc gia thống nhất. Các thế kỷ còn lại, nó
chỉ là một liên minh chính trò của các quốc gia bò người Hồi
giáo Ảrập thôn tính. Dù sao, liên minh chính trò này vẫn đảm

23
bảo duy trì một cộng đồng Hồi giáo với các mối quan hệ kinh
tế, văn hóa thường xuyên, tạo ra một ranh giới khu biệt đế
quốc Ảrập với các khu vực khác.
Như vậy, khuynh hướng khu vực hóa đã từng tồn tại
trong lòch sử nhưng có thể chưa được nhận thức. Trong thế
giới cổ - trung đại, khuynh hướng này biểu hiện chủ yếu dưới
dạng hình thành một cộng đồng văn hoá, văn minh.
Căn nguyên lòch sử thứ hai của chủ nghóa khu vực là sự
hình thành và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ
nghóa. Trong khi các quốc gia - dân tộc ở phương Đông xuất
hiện từ rất sớm thì ở phương Tây, đến thời đại tư bản chủ
nghóa, các quốc gia - dân tộc tư sản mới hình thành, đồng thời
cũng hình thành luôn thò trường quốc gia dân tộc của họ.
Trong quá trình tồn tại và phát triển, chủ nghóa tư bản đã kết
nối hầu hết các quốc gia - dân tộc trên thế giới vào một thò
trường chung thống nhất. Bằng các cuộc chiến tranh xâm lược
cướp bóc thuộc đòa và việc áp đặt các mối quan hệ bất bình
đẳng giữa các dân tộc, chủ nghóa tư bản đã làm nảy sinh các
vấn đề vừa mang tính toàn cầu, vừa mang tính khu vực. Đến

đây, chúng ta cần khảo cứu ba hiện tượng có quan hệ mật
thiết với nhau trong quan hệ quốc tế. Đó là chủ nghóa quốc
gia, chủ nghóa toàn cầu và chủ nghóa khu vực.
III. CHỦ NGHĨA QUỐC GIA (NATIONALISM)
Trên bình diện công pháp quốc tế, quốc gia được hiểu
như là một cộng đồng chính trò - xã hội, có chủ quyền thiêng
liêng về lãnh thổ, độc lập về chính trò và bình đẳng trong
quan hệ quốc tế. Sự tạo lập quốc gia nhất thiết phải có ba yếu
tố căn bản : 1/ cộng đồng dân cư; 2/ lãnh thổ; 3/ chủ quyền -

24
tức một quyền uy chính trò khả dó đủ năng lực để đối nội, đối
ngoại
1
. Ở phương Đông, do các quốc gia xuất hiện sớm nên
nội dung của chủ nghóa quốc gia - theo chúng tôi - là trùng với
chủ nghóa yêu nước, đó là tinh thần tự tôn dân tộc, ý thức bảo
vệ những quyền lợi quốc gia - dân tộc vốn thiêng liêng và bất
khả xâm phạm. Trước tiên là quyền độc lập về chính trò, toàn
vẹn về lãnh thổ. Chủ nghóa quốc gia, vì thế, trở thành những
nguyên tắc trong bang giao quốc tế. Nhưng cũng cần phải lưu
ý rằng, ở phương Đông không chỉ tồn tại thứ chủ nghóa quốc
gia dân tộc chân chính như trên mà còn có nhiều chủ nghóa
quốc gia dân tộc mang tính sô-vanh lớn, nhỏ (đại bá, tiểu bá).
Còn ở phương Tây, việc hình thành các quốc gia - dân tộc mới
chỉ xảy ra trong vài ba thế kỷ về trước, lại trùng vào thời
điểm phát triển của chủ nghóa tư bản, nên chủ nghóa quốc gia
- dân tộc ở phương Tây thực chất là thứ chủ nghóa quốc gia -
dân tộc tư sản. Vì thế, Từ điển Bách khoa toàn thư Xô Viết
đã đưa ra một đònh nghóa căn bản như sau: “Chủ nghóa quốc

gia (dân tộc) là hệ tư tưởng và đường lối chính trò của giai cấp
tư sản, tiểu tư sản, đồng thời cũng là tâm lý trong vấn đề dân
tộc, đối lập với chủ nghóa quốc tế vô sản. Nền tảng cơ sở của
chủ nghóa quốc gia là tư tưởng về tính vượt trội, siêu việt của
một dân tộc, tính chất ngoại lệ của một hình thức cộng đồng
siêu giai cấp. Chủ nghóa quốc gia trở thành ngọn cờ của giai
cấp tư sản chống chế độ phong kiến. Trong thời đại đế quốc
chủ nghóa, chủ nghóa quốc gia có mối quan hệ mật thiết với
chủ nghóa phân biệt chủng tộc. Trong chủ nghóa quốc gia của
các dân tộc bò áp bức có cả nội dung dân chủ lẫn các khía
cạnh phản động. Chủ nghóa xã hội đã tạo ra những điều kiện


1
Tăng Kim Đông: Quốc tế công pháp, quyển II, Sài Gòn 1972, tr.15.

25
để vượt qua chủ nghóa quốc gia, thủ tiêu sự áp bức và đối
kháng dân tộc”. Như vậy, chủ nghóa quốc gia là một khái
niệm có tính lòch sử, phản ánh những biến đổi trong sự phát
triển lòch sử của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại.
Điểm lại lòch sử cận đại chúng ta thấy có sự thay đổi
trong quan niệm về quốc gia. Các cuộc cách mạng tư sản
trong thời kỳ này đã dẫn đến sự cáo chung chế độ phong kiến
ở Tây Âu. Phần lớn các vương quốc không còn nữa. Các hình
thức tổ chức quốc gia tư sản ở Tây Âu dần dần mang tính phổ
quát toàn thế giới. Quốc gia bây giờ là một cộng đồng chính
trò - xã hội, đáp ứng nguyện vọng, quyền lợi của toàn dân.
Quốc gia đã trở thành nền tảng của cơ cấu chính trò - xã hội
quốc tế. Vì thế, nguyên tắc “dân tộc tự chủ” (le principe des

nationalités) đã xuất hiện trong bang giao quốc tế
1
. Nhưng
theo khuynh hướng tự nhiên, các quốc gia mạnh thường tự cho
mình quyền bành trướng hoặc sô-vanh nước lớn (chauvinism).
Từ đó nảy sinh khá nhiều học thuyết về chủ nghóa quốc gia.
Những người theo chủ nghóa quốc gia - dân tộc tư sản lý giải
rằng, dân tộc là một hình thức cộng đồng siêu giai cấp. Do
phẩm chất ưu việt của một số dân tộc đặc biệt mà họ trở nên
văn minh hơn các dân tộc khác. Vì thế, họ có bổn phận “khai
hóa” cho các dân tộc kém phát triển ở các thuộc đòa và phụ
thuộc. Cụ thể như trường hợp dân tộc Đức. Trước Đại chiến
thế giới thứ hai, người Đức có thứ chủ nghóa quốc xã (la
doctrine nationale - socialiste). Dựa trên ý niệm về ưu thế tự
nhiên của nòi giống Đức và khả năng thấp kém bẩm sinh của
các chủng tộc khác, những nhà tư tưởng của Đức quốc xã đã


1
Tăng Kim Đông, sđd, tr. 39.

26
chia thế giới ra làm hai loại quốc gia cơ bản: quốc gia lãnh đạo
(reich) và quốc gia lệ thuộc (neben - lander)
1
. Những loại học
thuyết này trở thành kẻ dọn đường cho chiến tranh đế quốc.
Những người mác xít quan niệm quốc gia chỉ tồn tại trong
giai đoạn đầu của chủ nghóa cộng sản. Trong tác phẩm “Nhà nước
và cách mạng” V.I. Lênin đã chỉ ra rằng, chủ nghóa cộng sản có

hai giai đoạn. Ở giai đoạn đầu (giai đoạn quá độ) giai cấp vô sản
thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản của mình. Điều đó cũng
có nghóa là giai cấp vô sản xây dựng một nhà nước xã hội chủ
nghóa. Nhưng khi chế độ cộng sản chủ nghóa được hoàn thành thì
nhà nước chuyên chính vô sản cũng tiêu vong
2
. Lúc đó, quốc gia
Xô viết - nếu vẫn còn là quốc gia - sẽ trở thành một cộng hòa thế
giới (une république mondiale).
Đối với các dân tộc nhỏ bé, chủ nghóa quốc gia hàm
chứa những nguyên tắc về quyền bình đẳng và quyền tự
quyết dân tộc. Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc kéo
dài hàng thế kỷ chống chủ nghóa đế quốc, chủ nghóa quốc gia
ở đây còn mang cả sắc thái bài thực. Di sản nặng nề của chủ
nghóa thực dân đã khuyến khích tinh thần quốc gia dân tộc ở
các nước vốn là thuộc đòa cũ, đẩy chủ nghóa quốc gia ở đây
nhiều khi tới mức cực đoan. Điều này gây rất nhiều trở ngại
trong bang giao quốc tế, kể cả quan hệ song phương hoặc đa
phương. Vì thế, chủ nghóa quốc gia luôn có quan hệ mật thiết
với chủ nghóa khu vực và chủ nghóa toàn cầu.
IV. CHỦ NGHĨA TOÀN CẦØU (GLOBALISM)

1
Tăng Kim Đông, sđd, tr. 49
2
V.I. Lênin: Nhà nước và cách mạng. Nxb. Sự thật, H.1970, tr. 11-54.

27
Trên bình diện lòch sử, những tiền đề của việc toàn cầu
hóa chắc hẳn bắt đầu hình thành bởi những phát kiến đòa lý,

xảy ra ở cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI. Nhờ có phát kiến
đòa lý mà hệ thống thực dân đòa của bọn quý tộc và lái buôn
phương Tây dần dần được hình thành, góp phần thúc đẩy quan
hệ sản xuất tư bản chủ nghóa phát triển. Mác đã nhận xét
rằng, hệ thống thực dân đòa này đảm bảo cho những công
trường thủ công mới mở có những nơi tiêu thụ và tích lũy
được thuận tiện gấp bội. Nhờ có độc quyền trên thò trường
thuộc đòa, những của cải trực tiếp cướp bóc được ở ngoài châu
Âu chảy dồn về chính quốc để làm tư bản
1
. Chủ nghóa tư bản
phải trải qua hàng trăm năm vừa đấu tranh chống chế độ
phong kiến, vừa tiến hành tích lũy tư bản nguyên thủy. Sau
cách mạng 1848-1849 ở châu Âu, cải cách nông nô ở Nga
(1861) và sự thống nhất của hai quốc gia Ý (1870), Đức
(1871), chủ nghóa tư bản đã thực sự trở thành hệ thống thế
giới. Xu hướng toàn cầu hóa đã được khẳng đònh. Xu hướng
này được phản ánh trên nhiều phương diện.
Thứ nhất, về chính trò: đến thời điểm này, chủ nghóa tư
bản đã phát triển đến giai đoạn chuyển sang chủ nghóa tư bản
độc quyền (monopoly) còn gọi là giai đoạn đế quốc chủ nghóa.
Trong tác phẩm nổi tiếng “chủ nghóa đế quốc, giai đoạn tột
cùng của chủ nghóa tư bản” V.I. Lênin đã khái quát năm đặc
điểm lớn của chủ nghóa đế quốc
1
; trong đó ông nhấn mạnh
đến tình trạng độc quyền trong đời sống kinh tế-xã hội, tình
trạng xuất khẩu tư bản và việc hình thành các liên minh độc

1

Mác – Ănghen tuyển tập, tập 1, Nxb. Sự thật, H. 1980, tr. 276.
1
V.I. Lênin: toàn tập, tập 27. Nxb. Tiến bộ Mátxcơva 1981, tr. 383-541.


28
quyền tư bản nhằm phân chia lại thò trường thế giới. Từ nửa
sau thế kỷ XIX các nước tư bản như Anh, Pháp, Mỹ, Đức,
Nhật, Hà Lan dần dần hoàn thành việc xâm chiếm và phân
chia thuộc đòa ở khắp nơi trên thế giới. Ở châu Á, thực dân
Anh chiếm Ấn Độ, Mã Lai, Miến Điện; thực dân Pháp độc
chiếm Đông Dương. Riêng Thái Lan trở thành vùng tranh
chấp ảnh hưởng giữa Anh và Pháp. Ở châu Phi, các vùng đất
dọc bờ biển trở thành miếng mồi trước tiên cho thực dân
phương Tây. Đến cuối thế kỷ XIX thì hầu hết đất đai châu Phi
bò các đế quốc Anh, Pháp, Đức, Bỉ, Bồ Đào Nha xâu xé.
Riêng các nước Mỹ La tinh sau mấy trăm năm chòu ách thống
trò của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, đến đầu thế kỷ
XX bò lệ thuộc vào đế quốc Mỹ. Nhưng do sự phát triển
không đều của chủ nghóa tư bản, cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ
XX xuất hiện sự thay đổi trong cán cân so sánh lực lượng giữa
các đế quốc. Một số đế quốc mới trở nên hùng mạnh như Mỹ,
Đức, Nhật rất cần thuộc đòa. Họ đã tiến hành các cuộc chiến
tranh riêng lẻ nhằm phân chia lại thế giới. Cuộc chiến tranh
giữa Mỹ và Tây Ban Nha năm 1898 đã dẫn đến việc Mỹ tước
đoạt Cuba và Philippines từ tây Tây Ban Nha. Sau đó là chiến
tranh Anh - Bôer (1899 - 1902) ở Nam Phi; cuộc can thiệp vũ
trang của tám nước đế quốc vào Trung Quốc (1900); Chiến
tranh Nga - Nhật (1904 - 1905) …
Như vậy, bước sang thế kỷ XX, vấn đề thuộc đòa đã trở

thành một vấn đề toàn cầu của chủ nghóa đế quốc. Vấn đề
này đã được quốc tế hóa. Chủ nghóa đế quốc đã xâu chuỗi
hầu hết số phận các quốc gia, dân tộc trong một vòng tranh
đấu quyền lực chính trò do các nước đế quốc thao túng. Chiến
tranh thế giới thứ nhất đã lôi kéo 38 quốc gia và rất nhiều

29
thuộc đòa chủ yếu nhằm giải quyết các vấn đề toàn cầu của
chủ nghóa đế quốc.
Thứ hai, về kinh tế: hệ thống kinh tế thế giới tư bản chủ
nghóa đã hình thành, bao gồm toàn bôï nền kinh tế quốc dân
của các nước tư bản chủ nghóa và thuộc đòa của chúng. Do sự
phát triển của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghóa mà hình
thành sự phân công quốc tế tư bản chủ nghóa. Các nước tư bản
chủ nghóa và thuộc đòa của chúng vì thế biến thành các khâu
của nền kinh tế thế giới thống nhất. Nhưng sự thống nhất ấy
mang tính đế quốc chủ nghóa nên tạo ra sự phân công quốc tế
phiến diện. Những nước thuộc đòa và phụ thuộc vốn là các
nước nông nghiệp, phụ thuộc chặt chẽ vào nền kinh tế của
các nước công nghiệp phát triển. Mặt khác, sự phân công
quôc tế tư bản chủ nghóa lại diễn ra trong tình trạng cạnh
tranh gay gắt giữa các xí nghiệp tư bản chủ nghóa ở chính
quốc cũng như ở thuộc đòa. Vì thế kinh tế thế giới tư bản
chủ nghóa thường trải qua các chu kỳ khủng hoảng mang tính
toàn cầu.
Thứ ba, về xã hội: khi chủ nghóa đế quốc tiến hành
chiến tranh xâm lược thôn tính thuộc đòa, biến thuộc đòa thành
nơi tiêu thụ hàng hóa, nơi cung cấp nguyên liệu cho sản xuất
ở chính quốc, thì nó cũng phá vỡ luôn các xã hội truyền thống
của dân bản xứ. Các nước đế quốc thi hành chính sách thực

dân trong tất cả các lãnh vực chính trò, kinh tế, văn hóa tư
tưởng, hòng xiết chặt sự cai trò của chúng. Vì thế, trong Tuyên
ngôn Đảng cộng sản, Mác và Ăngghen đã viết: “Vì luôn luôn
bò thúc đẩy bởi nhu cầu về những nơi tiêu thụ mới, giai cấp tư
sản xâm lấn khắp hoàn cầu; nó phải xâm nhập vào khắp nơi,
khai thác khắp nơi và thiết lập các mối liên hệ ở khắp nơi”.

×