Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tổng quát một số bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (611.54 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BẾN TRE
PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ BẾN TRE
TRƯỜNG THCS VĨNH PHÚC



Tên tình huống:

Giới thiệu một món ăn đặc sản ở địa
Giới thiệu một món ăn đặc sản ở địa
:
phương (( kẹo dừa Bến Tre)
phương kẹo dừa Bến Tre)

Họ và tên học sinh : Nguyễn Thị Quỳnh Hương – Lớp 8/4
Địa chỉ: 158A7- khu phố 2 - phường Phú Tân - thành phố Bến Tre
Điện thoại: 0752240207


1. Tên tình huống: Giới thiệu một món ăn đặc sản ở địa phương ( kẹo dừa
Bến Tre)
Tình huống nói về sự gặp gỡ giữa một người mua hàng và một du khách
nước ngoài tại quầy kẹo dừa Bến Tre nằm trên Đại lộ Đồng Khởi ( góc ngã tư
Tân Thành)
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
- Giúp cho du khách hiểu rõ hơn về một số món ăn đặc sản của địa
phương đặc biệt là kẹo dừa Bến Tre.
- Rèn được kỹ năng giao tiếp với người nước ngoài.
- Giúp ta thêm tự hào về một thứ đặc sản của quê hương ( Kẹo dừa Bến
Tre)
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống


- Vận dụng kiến thức Tiếng Anh đã được học kết hợp với kiến thức Ngữ
Văn ( chương trình Ngữ Văn địa phương – giới thiệu một món ăn đặc sản của
q hương Bến Tre).
- Ngồi ra có thể vận dụng những kiến thức văn hóa ẩm thực trong q
trình tự học, tự nghiên cứu.
4. Giải pháp giải quyết tình huống
Để giải quyết tình huống đặt ra cần sử dụng nhiều phương pháp như:
thuyết trình, đàm thoại … đặt biệt là phương pháp thuyết minh.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
Cứ mỗi độ xuân về tết đến nhà nhà đều không thể nào thiếu được những
hộp bánh kẹo để đãi khách vào dịp năm mới. Hôm nay là 29 tết tôi được mẹ chở
đến quầy kẹo dừa Bến Tre đại lộ Đồng Khởi – phường Phú Tân – thành phố Bến
Tre . Nơi đây có trưng bày rất nhiều các loại bánh kẹo: bánh tráng, bánh phồng
…; kẹo chuối, kẹo mảng cầu…nhưng nổi bật nhất vẫn là kẹo dừa. Ngày xưa
người Bến Tre làm kẹo dừa để ăn trong gia đình hay để biếu bè bạn, người thân


trong những dịp lễ tết. Sau đó, nghệ thuật làm kẹo dừa đã không ngừng được cải
tiến và đã trở thành một sản phẩm truyền thống đặc biệt của Bến Tre với đủ các
loại: kẹo dừa lá dứa, kẹo dừa ca cao, kẹo dừa đậu phộng sầu riêng, … và tơi vẫn
thích nhất là kẹo dừa đậu phộng sầu riêng bởi vì vị béo của kẹo dừa và đậu
phộng kết hợp với mùi thơm của sầu riêng tạo nên một loại kẹo dừa thật tuyệt và
cũng là loại kẹo có giá cao nhất ở đây 30.000 đ/ gói.
Đang loay hoay để chọn những loại bánh kẹo mà mình thích thì có một du
khách nước ngồi cũng đang chọn lựa. Có lẽ ông ta đang muốn biết về loại kẹo
dừa này . Thế là ơng ta quay sang tơi và nói:
- Hello! ( Xin chào)
- Hello! ( Xin chào) May I help you? ( cháu có thể giúp gì cho ơng? )
- I would like to know more about coconut candy, Can you help me?
( Ông muốn biết rõ hơn về kẹo dừa này, cháu có thể giúp ơng khơng?)

- Yes, I have learned about it in the local language arts programs at
school.It is one of special dishes in Bentre
( Tất nhiên cháu đã được học chúng trong chương trình ngữ văn địa
phương. Kẹo dừa là một đặc sản nổi tiếng của tỉnh Bến Tre, có từ lâu đời.)
- What about raw materials and how to make coconut candy?
(Thế còn nguyên liệu và cách làm kẹo dừa thì sao?)
- Coconut candy is made from coconut milk, sugar and rice malt. The
processing of coconut candy includes getting coconut milk, adding fruit flavor
(durian, chocolate and panda..) and rice malt. All materials are blended by hand
or machines, mold them and then pack candy into small piece of paper.
(Nguyên liệu làm kẹo dừa gồm: nước cốt dừa, mạch nha, đường. Còn
cách làm phải trãi qua nhiều giai đoạn: lấy nước cốt dừa cho thêm nguyên liệu
phụ (sầu riêng, lá dứa, sôcôla, dâu ...) và nhất thiết phải cho mạch nha vào . Tiếp
đó sên kẹo bằng máy, kế đến cho kẹo lên khuôn . Cuối cùng là gói kẹo.)
- Can you show me some specialties ?


( Cháu có thể giới thiệu cho ơng một số đặc sản nữa được không ?)
- .. Besides coconut candy, Ben Tre has other famous products such as My
Long rice cake, tropical fruits, other coconut products includng desiccated
coconut, nata de coco and seafood.
( Dạ được. Ngoài kẹo dừa, Bến Tre cịn có các đặc sản nổi tiếng như :
bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc và thạch dừa...)
- It’s great. ( Thật tuyệt vời)
- Yes. (Vâng)
- Thank you very much. ( Cảm ơn cháu rất nhiều)
- No problem. ( Khơng có chi đâu ạ)
- Bye. See you again. ( Tạm biệt. Hẹn gặp lại)
- Yes. See you again.( Vâng chào tạm biệt và hẹn gặp lại).
Cùng lúc đó mẹ đã chọn những loại bánh kẹo đủ dùng cho ngày tết và cũng

đã thanh toán tiền xong. Trên đường về nhà tơi cảm thấy rất vui vì mình đã biết
vận kiến thức đã được học trong nhà trường vào trong thực tế cuộc sống để giới
thiệu một đặc sản của quê hương và đây cũng là một nghề thủ công truyền thống
mang đậm văn hóa xứ sở đồng thời cảm thất rất tự hào vì q hương mình có
một loại đặc sản ngon và nổi tiếng cả trong và ngoài nước như thế.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
- Thơng qua việc giải quyết tình huống giúp ta thực hành một cách có hiệu
quả các kiến thức đã được học đồng thời có thêm một số kiến thức mới. Từ đó
kích thích việc tìm tịi học hỏi thêm những kiến thức khác nhằm bổ sung vào
vốn kiến thức của mình.
- Tăng thêm sự tự tin, bản lĩnh trong giao tiếp .
- Qua việc giới thiệu kẹo dừa cũng đã góp phần quảng bá được đặc sản của
quê hương đến với bạn bè quốc tế.


Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống
thực tiễn dành cho học sinh trung học.

- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tây Ninh.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo Tân Châu.
- Trường:Trường THCS Thị Trấn Tân Châu.
- Địa chỉ: Khu Phố 4, Thị Trấn Tân Châu.
- Điện thoại: 066.373.0014.
- Email:
- Họ và tên học sinh:
1. Nguyễn Thị Duyên Anh.


1. Tên Tình huống : Bạn Minh bị đau răng . Trong Tiếng Anh 7- Bài 10:
B1-2 ( A bad toothache) liên môn bài 25 môn Sinh vật lớp 8 ( Hệ tiêu hóa ở khoang

miệng)
§

2. Mục tiêu giải quyết tình huống: Bạn Hoa khuyên bạn Minh đi khám
Nha sĩ

3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình
huống: Đoạn video clip về học sinh THCS do không vệ sinh răng miệng kỹ nên
bị đau răng rất nặng.


4. Giải pháp giải quyết tình huống: Bạn học sinh nữ đưa bệnh nhân đến
Nha sĩ để khám răng và trám cái răng sâu cho bạn Minh.
Bạn Hoa nói: Ở trên khắp đất nước hiện nay, trình trạng ăn uống không hợp vệ
sinh, ăn không đúng cách sẽ gây nên nhiều bệnh như bệnh tim mạch, tiểu đường,
béo phì, ngộ độc thức ăn và bệnh răng miệng là phổ biến nhất ở khối học sinh
THCS, học sinh nghĩ học vì đau răng và ăn uống hơn 20 %.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
- Các học sinh trình chiếu đoạn video clip về các thoái quen ăn uống của học
sinh THCS hiện nay, sau đó trình chiếu hậu quả của việc ăn uống và vệ sinh
không đúng cách của học sinh Nam tên là Minh bạn Minh bị đau răng sưng phù
bên má, mắt thi lệch một bên, đầu đau theo từng nhịp tim, anh ấy khóc la ầm ĩ,
thật may là Hoa đến nhà Minh để mượn sách bài tập Toán thấy vậy liền điện xe
cứu thương đưa đến bệnh viên.



-Sau đây là một câu chuyện vệ một bạn học sinh THCS tên là Minh, trong
lớp 7 A ai cũng biết bạn Minh là người thich ăn đồ ngọt nhất là lúc nào bạn ấy
luôn mang ổ bánh hay kẹo bên người… Do cậu ấy rất hay ăn ngọt và uống nước

đá còn chuyện vệ sinh răng miệng bạn ấy cũng không thường xuyên làm. Hậu
quả cho việt này tối nào Minh cũng bị đau nhứt răng, nhưng bạn Minh chỉ chủ
quan chắc không sao đâu! Mẹ
Minh cũng không quan tâm mấy cũng chỉ mua
thuốc giảm đau về , cũng hơn một tháng các bạn trong lớp thấy bạn Minh có nét
mặt lạ.Vẻ mặt nhăn nhó, hai bên má có vẻ hơi phù. Thấy vậy một bạn nữ trong
lớp (con của một nha sĩ trong bệnh viện huyên) đã từng khuyên Minh nên đi
khám răng và ngừng việc ăn đồ ngọt và uống nước đá. Hắn ta cãi lại “kệ mình.
Cũng chỉ là hơi đau thơi mặt tơi hay lạ chứ có gì đâu vã lại tơi sợ đến máy chỗ
nha sĩ lắm máy khoan của nha sĩ làm đau lắm”. Thấy vậy bạn nữ đó cũng khơng
làm được gì khuyên bảo bạn. Càng ngày bệnh đau răng của Minh càng nặng
hơn : Hai má bạn sưng phù mắt thì lệch một bên, đầu đau . Rồi một ngày nọ đó
là chủ nhật. Cơn bệnh đau răng của Minh phát lên, lúc đó Minh ở nhà một
mình , cậu ta khơng thể làm gì được ngồi việc khóc la ầm ĩ. Thật may cho
Minh , đúng lúc là Lan đến nhà anh ta để mượn sách bài tập Toán, thấy bạn
mình nằm khóc, la rên rỉ Lan liền điện thoại cho ba me của Minh và đưa cậu ta
đến bện viện kiệp thời.
-Vào ngay phịng số 3 gặp cơ nha sĩ. Khi đó cơn đau của Minh vẫn đang
hành hạ . Cô thấy vậy liền lấy thuốc giảm đau tiêm vào phần đau. Sau một thời
gian chờ đợi cơn đau có vẻ khun giảm. Minh bật dậy chạy lại cơ nha sĩ hỏi
con có chữa được khơng cơ. Cơ nha sĩ mỉm cười nói: bệnh thì có thể chữa,
nhưng điều đó phụ thuộc vào con, Minh ngạc nhiên “sao lại cháu… cháu có phải
nha sĩ đâu cơ? Cơ nha sĩ trả lời do con không thường xuyên vệ sinh răng miệng


lại hay ăn vặt nhất là đồ ngọt, con biết không? Việc con không vệ sinh răng
miệng sẽ dẫn đến việc men răng tiêu giảm và khi con ăn thức ăn nó sẽ bám vào
men răng và các vi khuẫn trong con sẽ ăn thức ăn làm hại có lỗ sâu tới tủy răng.
Khiến con đau đớn như bây giờ nghe vậy Minh cảm thấy hối hận : “ dạ con xin
lỗi cô con hứa từ nay sẽ siêng năng đánh răng và không ăn nhiều đồ ngọt nữa

ạ ! cô nha sĩ cười đưa thuốc cho cậu ta, Minh và Lan ra về. Lịng Minh tự nhủ : “
khơng những mình rèn luyện mà mình sẽ hướng dẫn cho các bạn khác có thói
quen ăn uống giống mình sẽ biết bảo vệ giữ gìn và vệ sinh răng miệng.”

6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
-Việc kết hợp kiến thức liên môn như môn Tiếng Anh , môn Sinh vật lớp
8 bài 25: Hệ tiêu hóa ở khoang miệng, vật lý, môn giáo dục công dân… vào môn
ngữ văn rất quan trọng giúp học sinh làm bài văn tổng hợp ngồi ra học sinh có
kỷ năng hùng biện ở mơn ngữ văn, cịn ở mơn hóa học giúp học sinh giải thích
hay chứng minh các hiện tượng khoa học giải thích được các hiện tượng trong tự
nhiên và bài trừ được mê tính dị đoan.
-Như vậy kiến thức liên mơn tạo điều kiện cho học sinh có tính tự học,
sáng tạo, phát huy tính tích cực và thấy được việc học có hiệu quả u thích việc
học hơn.
______________________


BÀI VIẾT DỰ THI

CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC
TIỄN
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO: tỉnh Ninh Bình
TRƯỜNG: THPT Yên Khánh A
ĐỊA CHỈ: Xóm 20, xã Khánh Hội, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
ĐIỆN THOẠI: 0303 764116
EMAIL:
HỌ VÀ TÊN HỌC SINH:

1. Họ và tên: Ngô Thị Minh Phương
Ngày sinh : 10/10/1999.
2. Họ và tên: …………………………..
Ngày sinh : / /1999

Lớp: 10C
Lớp: 10


1.

Tên tình h́ng : “ VẬN DỤNG KIẾN THỨC MƠN SINH HỌC; GDCD;
NGỮ VĂN TRONG BÀI HÙNG BIỆN VỀ HIỂM HỌA MA TÚY TRONG
TRƯỜNG HỌC VÀ TRONG XÃ HỘI HIỆN NAY”.

2. Mục tiêu giải quyết tình huống :
Bằng những kiến thức môn học như Sinh học; GDCD; Ngữ văn và kiến
thức thực tế để thuyết trình, hùng biện cho các bạn học sinh thấy được tác hại
của hiểm họa ma túy rình rập khắp mọi nơi kể cả trường học và các gia đình, nó
làm hủy hoại giống nòi, thuần phong mĩ tục và đặc biệt làm mất nhân cách của
những người sa ngã vào nó.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
Tham khảo trên các báo, tạp chí, các báo cáo sô liệu về nạn nhân ma túy
tính đến thời điểm báo cáo.
4. Phương pháp giải quyết tình huống
Tìm hiểu về tác hại ma túy đối với sức khỏe con người, gây ảnh hưởng
đến tình hình an ninh trật tự địa phương và làm cho kinh tế gia đình suy sụp, gia
đình lâm vào cảnh tan vỡ. Dưới hình thức thuyết trình, hùng biện để cho người
nghe thấy rõ được tác hại của hiểm họa ma túy trong trường học và xã hội nói
chung.



5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
Trong những năm qua, mặc dù Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ
trương, biện pháp nhằm tăng cười công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội
và tội phạm nhưng tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội đặc biệt là tệ nạn mại
dâm, ma túy vẫn diễn biến vô cùng phức tạp, với tính chất ngày càng nghiêm
trọng, gây nhức nhối cho xã hội và trở thành nỗi lo của nhiều gia đình.
Chỉ tính riêng năm 2013, các lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ
gần 5.340 vụ (chiếm 30% tổng số vụ bị bắt giữ trên toàn quốc) với 6.990 đối
tượng vận chuyển gần 300kg heroin. Riêng trong năm 2013, lực lượng chắc
năng bắt giữ 70 vụ thu giữ số lượng lớn ma túy. Các đối tượng phạm tội về ma
túy chiếm 70% số vụ là do người trong độ tuổi thanh thiếu niên thực hiện. Đó là
con số đáng báo động đòi hỏi tất cả cộng đồng cần phải đoàn kết đấu trang
phòng ngừa tội phạm, trong đó đoàn viên, thanh niên, đội viện là lực lượng xung
kích đi đâu.
Các bạn học sinh thân mến!
Các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm là nguyên nhân của đại dịch
HIV/AIDS đã và đang làm hủy hoại các đạo đức truyền thống. Chúng xâm nhập
vào học đường vào những đối tượng thanh thiếu niên thiếu bản lĩnh và kiến thức
tự bảo vệ, những học sinh đua đòi, ăn chơi chạy theo lối sống gấp và sành điệu.
Nhưng khi thả mình trong sự mê hoặc của “nàng tiên nâu” họ đâu biết rằng tử
thần đang rình rập. Ma túy là hố đen khổng lồ nuốt gọn tương lai, hoài bão, sức
khỏe và đạo đức của tuổi trẻ.
Bạn nghĩ sao khi gia đình mình có một người nghiện ma túy, học làm tiêu
hao tiền bạc, đảo lộn cuộc sống đầm ấm hạnh phúc của gia đình. Nhu cầu cần
tiền để mua ma túy của người nghiện là rất lớn, mỗi ngày ít nhất từ 50.000100.000đồng/ngày thậm chí 1.000.000-2.000.000 đồng/ngày. Để có tiền thỏa
mãn cơn nghiện họ bất chấp những hành vi xấu từ lấy cắp đồ đạc của gia đình,



hàng xóm đến xin đểu, cướp giật, đáng sợ hơn là có thể bất chấp tính mạng của
mình và của người khác miễn là có thuốc.
Đau đớn thay khi người mẹ nhìn con của mình vật vã, quằng quại trong
cơn nghiện, tiều tụy, xơ xác dần vì bệnh hoạn. Biết bao nhiêu thanh niên trai
tráng, bao thiếu niên ngây thơ tràn đầy sức sống, nhưng chỉ sau khi sử dụng ma
túy thì họ bị ăn mòn kiệt quệ cả về sức lực lẫn trí tuệ. Người đầu bạc khóc kẻ
đầu xanh, những thanh niên đang trong lứa tuổi đẹp nhất của cuộc đời chỉ vì
thiếu hiểu biết và một lần trót dại mà không có cơ hội kịp thấy mình trưởng
thành…
Các bạn ơi!
Ma túy đang ngày ngày rình trập trước cổng trường của chúng ta, các
bạn hãy cảnh giác, đối tượng mà chúng tìm đến trước tiên đó là những bạn
thường xuyên chốn học, la cà dọc đường, quán xá, những bạn thường đua đòi, tỏ
ra anh hùng, sành điệu giao du và kết thân với những thanh niên lêu lổng thậm
chí là những người đã sử dụng ma túy. Đầu tiên là sự mua chuộc, dụ giỗ của kẻ
xấu “thử một lần cho biết”, dẫn đến nghiện và lệ thuộc vào ma túy lúc nào
không hay. Khi đã lệ thuộc vào ma túy các bạn sẽ bị kẻ xấu xa sai khiến cắp gà
cắp vịt, cắp xe máy, tiền vàng và thâm chí là cả trấn lột giết người bạn cũng phải
làm.
Các bạn ạ! Thật thương xót và đáng trách biết bao khi tuổi trẻ học
đường chúng ta vẫn còn ai đó vướng vào con đường nghiện ngập, vẫn còn ai đó
bị cuốn theo sức hút mê hồn của “nàng tiên nâu”. Để rồi các bạn phải bỏ học
giuwac dòng đời còn non trẻ, xa rời bạn bè, thầy cô giáo, xa mái trường thân
yêu, trở thành những tù nhân trung thành của ma túy. Ma túy thật đáng sợ nó
hủy hoại con người, tàn phá cuộc sống bình yên hạnh phúc.
Không! Quyết không để ma túy ngang nhiên hủy hoại!
Tôi, các bạn và tất cả chúng ta hãy cảnh giác, phòng ngừa cho bản thân,
gia đình và xã hội!



Trong những năm qua công tác tuyên truyền đã phát huy tác dụng, hình
thức tuyên truyền đã có nhiều đổi mới như việc thành lập các đội tuyên truyền
thiếu niên, thanh niên phòng chống các tệ nạn ma túy, với các hình thức phong
phú như tổ chức các diễn đàn, các câu lạc bộ, phát tài liệu, tờ rơi. Thi tuyên
truyền bằng văn nghệ, tiểu phẩm…tổ chức các liên hoan theo quy mô lớn. Hoạt
động của mô hình đội tuyên truyền thiếu niên phòng chống tội phạm ma túy đã
có tác động tích cực đến mọi người đặc biệt là thanh thiếu niên, giúp họ có
những kiến thức và kỹ năng tự phòng vệ, ngăn chặn các tệ nạn XH.
Tuy nhiên trước diễn biến ngày càng phức tạp của các tệ nạn XH, các
thủ đoạn tinh vi của bọn tội phạm thì công tác tuyên truyền phải được tiến hành
đồng bộ kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và XH. Trong đó thanh thiếu
niên Việt Nam nói chung và các bạn trường THPT Yên Khánh A – huyện Yên
Khánh – Tỉnh Ninh Bình nói riêng phải là những người xung kích đi đầu.
Tại buổi tuyên truyền hôm nay chúng tôi muốn gửi đến các bạn thông
điệp: “Kiên quyết bài trừ tệ nạn mà túy xâm nhập học đường” vì một tương lai
tươi đẹp!
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Tình huống và cách giải quyết nêu lên ý nghĩa:
Để các bạn học sinh nói riêng và toàn xã hội nói chung nhận thấy hiểm
họa ma túy đang rình rập mỗi chúng ta, không kể già, trẻ, gái, trai không kể độ
tuổi và thành phần xã hội nếu chúng ta không biết cách làm chủ bản thân, làm
chủ cuộc sống của chúng ta.
Ngoài là còn một ý nghĩa chính nữa là chính các bạn HS sẽ là những
tuyên truyền viên xuất sắc để mọi người trong gia đình, bạn bè và ngoài xã hội
hiểu được rõ hơn về hiểm họa này. Đó chính là mục tiêu của toàn xã hội hướng
đến.
……………….., ngày

tháng 1 năm 201


Người viết


SỞ GD & ĐT PHÚ THỌ
PHÒNG GD & ĐT ĐOAN HÙNG

BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỀ
GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
MƠN: Sinh học

TRƯỜNG THCS TIÊN PHONG
Địa chỉ: Chí Đám – Đoan Hùng – Phú Thọ
ĐT: (0210) 3880 160
Email:
Họ tên học sinh: Nguyễn Thúy Quỳnh
Lớp: 9A


BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH
HUỐNG THỰC TIỄN
1.Tên tình huống cần giải quyết là:
Cây chanh tứ thời đã góp phần xóa đói giảm nghèo ở quê em. Em hãy hướng dẫn kĩ
thuật trồng giống chanh này để nhân rộng hiệu quả của loại cây trồng này cho nhân dân.
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
Vận dụng các kiến thức liên mơn để áp dụng vào trồng cây chanh tứ thời trên vùng đồi
trung du giúp cho người nông dân nâng cao hiệu quả kinh tế gia đình.
3.Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan để giải quyết tình huống:
Để đạt được hiệu quả cao ta cần áp dụng vào nhiều môn học khác nhau:
- Về Toán học:
+ Đo khoảng cách giữa các hố trồng cây chanh ( tùy theo trồng thuần hay trồng xen).

+ Hàng cách hàng ( tùy theo trồng thuần hay trồng xen).
- Về Vật lý:
+ Đảm bảo về độ dốc và sự thoát nước kịp thời khi trồng chanh trên đồi hoặc trồng chanh
trên ruộng cạn, trên đất vườn.
- Về Sinh học:
+ Nêu được đặc điểm sinh trưởng của cây chanh trong từng giai đoạn phát triển.
- Về Cơng nghệ:
+ Kiểm tra sâu bệnh hại, phịng trừ sâu, bệnh có hại. Chỉ phun thuốc trừ sâu khi dịch hại
tới ngưỡng gây hại, tránh lạm dụng thuốc kích thích.
+ Đảm bảo tưới tiêu đầy đủ để cây trồng sinh trưởng và phát triển.
4+5. Giải quyết tình huống và thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
Cây chanh tứ thời khơng có nguồn gốc ở q tơi như cây bưởi Đoan Hùng mà các bạn đã
biết đến. Gia đình tơi và vài hộ trong thôn đã thử trồng giống chanh này. Sau 5 năm giống cây
này phát triển rất tốt và cho sản lượng ổn định, điều đó chứng tỏ cây chanh tứ thời rất hợp thổ
nhưỡng và khí hậu vùng trung du Bắc Bộ.
Đây là giống chanh ra quả quanh năm, quả chanh to hơn cái chén con, vỏ mỏng, nhiều
nước, có vị thơm, hạt ít, rất được thị trường ưa chuộng.
Giống chanh tứ thời chỉ trồng 1 năm là đã ra đợt quả đầu tiên, từ năm thứ hai trở đi là quả
đã ra nhiều.
a/Thời vụ trồng giống chanh tứ thời:
- Vùng trung du tỉnh Phú Thọ trồng vào 2 vụ: chính vụ xuân và vụ thu.


b/Loại đất trồng:
- Chanh tứ thời cũng giống như các giống chanh khác, trồng được trên nhiều loại đất khác
nhau.
- Quê tôi trồng trên đất đồi, trồng trên đất vườn xen với cây khác, trồng trên đất bãi ven
sông Lô.(Tốt nhất nên trồng chanh trên đất thịt tơi xốp và nhiều mùn).
- Độ PH thích hợp từ 5 - 8, Chanh không chịu được úng nước và mặn.
c/Chuẩn bị đất trồng:

- Đất trồng được chuẩn bị trước từ 1 đến 2 tháng. Nếu vùng đất trồng thấp ta đào hố trồng
chanh sâu 30 - 40cm, đất ruộng ta phải lên luống để dễ thoát nước, Trồng trên đất đồi đào hố
trồng sâu 60 - 80cm, độ rộng của hố là 60 x 60 cm.
- Mỗi hố trồng ta chuẩn bị phân chuồng hoai mục: 20 - 30kg,( cũng có thể băm nhỏ rơm,
rạ hoặc chấu để mục rồi thay cho phân chuồng), phân lân 0,5kg, kali 0,1kg, vôi bột 1 - 1,5 kg,
khoảng 1 xô bùn đã để ải. Trộn đều lượng phân với đất, sau đó dùng cuốc phá hố và rải vôi
lên mặt hố và lấp đất mỏng.(nếu có điều kiện thì tưới nước vào hố), để khoảng 10 - 15 ngày là
trồng cây giống được.( sở dĩ ta không trồng ngay là để các vi khuẩn gây hại và độ phèn chua
trong đất được vôi khử sạch và dần tái tạo chất dinh dưỡng nhờ phân và bùn ải).
d/Khoảng cách trồng:
- Bà con cần lưu ý về khoảng cách trồng để sau này cây phát triển mạnh và mang lại hiệu
quả: Khi trồng chuyên canh thì khoảng cách giữa cây với cây là 2,5 x 2,5 m, trồng xen với cây
trồng khác thì khoảng cách là 3,5 x 3 - 4m.(Như vậy khi trồng chuyên canh thì mật độ là
1.600 cây/ha, trồng xen mật độ là 900 cây/ha).
e/Cách trồng:
- Cây chanh giống có hai loại: cây con ghép và cây cành chiết.
*Cây con ghép phải mua của các nhà làm vườn chuyên nghiệp, hoặc các công ty giống
cây trồng nên giá thành hơi cao. Trồng bằng cây con ghép, bà con nhớ xoay mắt ghép về
hướng gió chính, lấp đất ngang cổ rễ hoặc cao hơn 1 - 2cm, tránh làm vỡ bầu hay lấp đất quá
sâu.
*Cây nhánh chiết được bà con ưa chuộng hơn và dễ mua hơn. Trồng cây bằng nhánh
chiết chú ý cây giống nhiều cành hay ít cành mà đặt thẳng hay đặt hơi nghiêng, (đặt nghiêng
đối với cây nhánh chiết ít cành, giúp các đọt non mọc lên để tạo tán). Sau khi trồng xong bà
con phải cắm cọc để buộc thân cây tránh gió làm đổ cây.
- Chú ý: Năm đầu tiên bà con có thể trồng xen rau, đậu để tăng độ phì nhiêu cho đất và
tránh cỏ dại mọc hại cho cây chanh con.


f/Bón phân chăm sóc cây:
- Việc chăm sóc, bón phân cho chanh cũng hết sức quan trọng. Nếu bón phân đúng cách,

đúng thời điểm thì cây phát triển tốt, cho quả nhiều, chất lượng quả tốt. Khi bón phân cần chú
ý tới chất đất, giai đoạn sinh trưởng của cây chanh.
- Có hai loại phân dùng để bón cho cây: Phân chuồng và phân hóa học
*Phân chuồng: mỗi gốc cây bón 20 - 30 kg + 1 - 2kg tro/ 1 năm. Chia làm 1 đến 2 lần/ năm.
*Phân hóa học được sử dụng bình quân như sau cho mỗi cây:
- Năm thứ 1: 0,5 - 1 kg sulfat đạm ( có thể thay bằng 0,25 - 0,5 kg đạm urê) + 0,3 - 0,5
kg NPK 16 - 16 -8.
- Năm thứ 2: 1 - 2 kg sulfat đạm ( có thể thay bằng 0,5 - 1 kg đạm urê) + 0,3 - 0,5 kg
NPK 16 - 16 -8.
- Năm thứ 3 trở đi: 2 - 2,4 kg sulfat đạm ( có thể thay bằng 1 - 1,2 kg đạm urê) + 0,5 kg
NPK 16 - 16 -8 + 1 kg vôi.
- Chú ý: Do chanh tứ thời cho thu hoạch rải rác nên chia phân ra bón từ 4 - 5 lần / năm.
g/Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ:
- Cây chanh cùng họ với cây cam, quýt, bưởi nên các loại sâu bệnh hại tương tự giống nhau.
*Bệnh ghẻ: do nấm Elsinoe fawcettii gây ra. Chúng ta phải thường xuyên vệ sinh vườn cây,
cắt tỉa và thu gom các bộ phận bị bệnh đem đi tiêu hủy. Phun ngừa khi cây ra mầm non hoặc
khi hoa rụng cánh 2/3 bằng thuốc gốc đồng như Copper Zin 85 WP, Coc 85 WP với liều
lượng 20 - 30 g/ 8 lít. Phun thuốc Benlate 50 WP, Derosal 60WP,… với nồng độ 0,2 - 0,5%,
phun 7 - 10 ngày/ lần.
*Bệnh tán thư: Do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Nấm làm hại lá, hoa và
quả, làm rụng quả non.
- Cần cắt tỉa cành, lá, quả bị bệnh, tỉa tán thoáng mát, tránh để vườn ẩm thấp, không tưới
nước lên tán cây khi cây đang bị bệnh.
- Phun thuốc khi thấy bệnh xuất hiện bằng các loại thuốc sau: Mancozeb 80 WP, Copper
B 75 WP, Bennomyl 50 WP,… liều lượng 15 - 30 g/ 8 lít, phun 7 - 10 ngày/lần. (Nên thay đổi
thuốc sau vài lần phun để tránh sự quen thuốc của mầm bệnh).
*Bệnh thối gốc chảy nhựa: Do nấm Phytopthora spp gây ra.
- Dùng Copper Zin 85 WP, Mancozep 80 WP, Dithane M45 80 WP, Champion 77 WP
pha đặc phết vào vết bệnh 7 ngày/lần, Để ngừa bệnh phết 2 lần/năm vào đầu và cuối mùa
mưa.



- Phun thuốc khi bệnh gây hại cho cây: dùng Curzate M8 80 WP, Manzate 80 WP,
Ridomil 72 WP,… với liều lượng 20 - 30g/8lít, phun 7 - 10 ngày/lần.
*Nhóm rệp sáp:(rệp sáp, rệp bơng, rệp dính) Nên sử dụng thuốc hóa học với dầu khống,
kết hợp diệt trừ kiến lửa.
h/Thu hái: Vì chanh tứ mùa có nhiều thế hệ quả trên một cây nên khi thu hái, ta chọn quả có
vỏ căng, bóng. Thu hái nhẹ nhàng, tránh làm dụng lá, dụng quả non hay gãy cành.
6.Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống.
Các biện pháp trên đều được lấy từ kinh nghiệm đời sống và kinh nghiệm qua sách kĩ thuật
trong nông nghiệp và kinh nghiệm thực tế của gia đình tơi và các gia đình trong thơn khi trồng
giống chanh tứ thời tại quê mình. Biện pháp băm nhỏ rơm rạ, tận dụng chấu để mục thay cho
phân chuồng là biện pháp rẻ nhất mà lại có hiệu quả cao. Cây chanh là một loại cây dễ trồng
và đặc biệt giống chanh tứ thời cho quả quanh năm. Nên việc nắm vững từng giai đoạn để thu
hoạch quả và bán cây giống sẽ đem lại thu nhập cao hơn cho người nông dân.
Trên đây là một số học hỏi của bản thân tôi về tự nhiên và những hiểu biết dựa trên những
gì đã được học ở trường. Tôi mong rằng các biện pháp trên sẽ được đưa vào thực tiễn và đem
lại hiểu quả cao cho người nông dân vùng trung du bắc bộ. Chúc những người trồng chanh tứ
thời có năng suất và chất lượng cao.




×