Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

tiểu thủ công nghiệp ở huyện kim sơn, tỉnh ninh bình từ năm 1986 đến năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 107 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM








LÊ THỊ THOA






TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
Ở HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2012








LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN









Thái Nguyên, 2014


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM








LÊ THỊ THOA






TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
Ở HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2012



Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.03.13



LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Phƣơng Chi




Thái Nguyên, 2014



i

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các nội
dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố
trong bất cứ một công trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 08 năm 2014
Tác giả luận văn




Lê Thị Thoa






XÁC NHẬN CỦA TRƢỞNG KHOA CHUYÊN MÔN





PGS.TS. Hà Thị Thu Thủy









ii

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các thầy cô giáo
trong Khoa Lịch sử, đặc biệt là những thầy cô giáo ở chuyên ngành Lịch sử
Việt Nam, những người đã giảng dạy và động viên tôi trong suốt hai năm học
vừa qua giúp tôi hoàn thành nghiên cứu và hoàn thiện nghiên cứu đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Chi,
người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Qua đây, cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè tôi, những người
đã luôn ở cạnh tôi trong những lúc khó khăn nhất và giúp tôi có được thành
quả ngày hôm nay.
Luận văn này là kết quả bước đầu của quá trình nghiên cứu khoa học
song do điều kiện năng lực và thời gian còn hạn chế, đề tài nghiên cứu không
tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp, bổ sung của
các thầy cô và các bạn để công trình thêm hoàn thiện
Thái Nguyên, tháng 08 năm 2014
Tác giả luận văn


Lê Thị Thoa



iii
MỤC LỤC
Trang

Trang phụ bìa
Lời cảm ơn i
Lời cam đoan ii
Mục lục iii
Danh mục các bảng iv
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 5
5. Đóng góp của luận văn 6
6. Bố cục của đề tài 6
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN KIM SƠN 7
1.1 Đặc điểm tự nhiên 7
1.1.1. Vị trí địa lý 7
1.1.2. Điều kiện tự nhiên 9
1.2. Khái quát về quá trình thay đổi địa giới hành chính 15
1.3. Dân cư, nguồn lao động 16
1.4. Tiểu thủ công nghiệp huyện Kim Sơn trước năm 1986 19
Tiểu kết 24
Chƣơng 2. TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN KIM SƠN TỪ NĂM
1986 ĐẾN NĂM 1996 26
2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về TTCN và sự vận dụng
của chính quyền địa phương từ năm 1986 - 1996 26
2.2. Tiểu thủ công nghiệp của huyện Kim Sơn từ năm 1986 đến năm 1996 33
2.2.1. Số lượng, cơ sở sản xuất, sản phẩm lao động 33


iv
2.2.2. Hình thức tổ chức sản xuất của một số nghề tiểu thủ công nghiệp chủ

yếu từ năm 1986 đến năm 1996 37
2.2.3. Một số nghề tiểu thủ công nghiệp ở huyện Kim Sơn 42
2.2.4. Các làng nghề tiêu biểu 46
Tiểu kết 49
Chƣơng 3. TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN KIM SƠN TỪ NĂM
1996 ĐẾN NĂM 2012 51
3.1. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về TTCN và sự vận dụng
của chính quyền địa phương từ năm 1996 – 2012 51
3.2. Số lượng, cơ sở sản xuất, sản phẩm lao động 58
3.3. Về chất lượng sản phẩm 63
3.4. Về thị trường tiêu thụ sản phẩm 66
3.5. Về mối quan hệ trong sản xuất 67
3.5.1. Quan hệ giữa cơ sở sản xuất với quản lý Nhà nước 67
3.5.2. Mối quan hệ giữa chủ, thợ trong sản xuất 69
3.6. Tác động của tiểu thủ công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế – xã hội 70
3.6.1. Đối với kinh tế 70
3.6.2. Đối với xã hội 72
3.6.3. Đối với du lịch 81
3.7. Những hạn chế của tiểu thủ công nghiệp ở huyện Kim Sơn 82
Tiểu kết 84
KẾT LUẬN 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
PHỤ LỤC


iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 1: Thống kê lao động trong độ tuổi theo cơ cấu ngành nghề 18

Bảng 2: Các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp của huyện 36
Bảng 3.1: Sản phẩm tiểu thủ công nghiệp chủ yếu của huyện 60
Bảng 3.2: Hoạt động sản xuất kinh doanh của một số làng nghề tiêu biểu
năm 2012 61
Bảng 3.3: Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện 65
Bảng 3.4: Số lượng lao động tham gia sản xuất ở công ty TNHH Đổi Mới 73





1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Kim sơn là huyện đồng bằng ven biển nằm ở phía đông nam tỉnh Ninh
Bình. Được thành lập vào năm 1829, do nhà Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ
lãnh đạo cuộc khẩn hoang mà thành. Đây là vùng nằm trong hạ lưu châu thổ
sông Hồng là vùng được thiên nhiên ưu đãi với lượng phù sa bồi đắp lớn và
mầu mỡ nhất. Vì là vùng đất được hình thành do bồi đắp nên ở đây chủ yếu
phát triển kinh tế nông nghiệp với hai cây trồng chính là cây lúa và cây cói.
Ở Việt Nam, các nghề thủ công truyền thống đã có tự lâu đời, đầu tiên
là nghề chạm khắc đá, qua thời gian con người cũng đã làm ra các sản phẩm
thủ công bằng gỗ, tre, vỏ sò, vỏ óc, đất, các loại vỏ cây, xương, sừng, ngà,
da Nhưng lúc này con người chỉ làm những sản phẩm từ những nguyên liệu
này để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cung cấp vật dụng cho sinh hoạt
hàng ngày vì thế nó chưa được gọi là một nghề chuyên nghiệp.
Cùng với nông nghiệp lúa nước, các nghề tiểu thủ công nghiệp luôn
đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hoá, tinh thần ở các

vùng nông thôn Việt Nam. Trong xu hướng đổi mới nền kinh tế nông thôn
thì sự phát triển của các nghề tiểu thủ công nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan
trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đồng thời vẫn giữ
gìn và phát triển các giá trị truyền thống của làng quê Việt Nam. Cùng với
sự phát triển của tiểu thủ công nghiệp thì làng nghề cũng phát triển và ngày
càng mở rộng, đã góp phần giải quyết việc làm cho nông thôn, đặc biệt là
tạo cơ hội việc làm cho những người trong độ tuổi và người khuyết tật.
Chính vì những tác dụng to lớn mà ngành tiểu thủ công nghiệp đưa lại nên
việc duy trì và phát triển tiểu thủ công nghiệp luôn được nhà nước và các
cấp chính quyền địa phương quan tâm.
Trong bối cảnh hiện nay, các ngành sản xuất phi nông nghiệp như tiểu
thủ công nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, ngày càng phát triển. Ở Kim Sơn, nền



2
kinh tế nông nghiệp có thế mạnh chủ yếu “Với đất đai phì nhiêu, chủ yếu do
phù sa bồi tụ, hệ thồng thuỷ lợi phát triển nên Kim Sơn là huyện có năng suất
lúa cao của tỉnh Ninh Bình; cây cói phát triển mang lại nghề thủ công truyền
thống chế biến cói với số lượng lớn, xuất khẩu cói giá trị kinh tế cao…” [4;
15]. Bên cạnh đó, tiểu thủ công nghiệp ở đây cũng được chú trọng bởi nó
cũng đã tác động đến đời sống của nhân dân.
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cũng như các cấp chính
quyền địa phương, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật nên tiểu thủ
công nghiệp ở Kim Sơn luôn tăng trưởng mạnh và có nhiều đột phá, đã đóng
góp lớn cho sự phát triển kinh tế của huyện làm thay đổi đời sống nhân dân và
diện mạo xã hội. Chính vì lý do trên tôi đã chọn đề tài “Tiểu thủ công nghiệp
ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình từ năm 1986 đến năm 2012” làm đề tài luận
văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Từ những chính sách đổi mới toàn diện kinh tế của Đảng ta năm 1986, kinh
tế huyện Kim Sơn cũng có nhiều thay đổi đặc biệt là về tiểu thủ công nghiệp.
Những đề tài về tiểu thủ công nghiêp nói chung có thể kể đến: “Sơ thảo
lịch sử phát triển thủ công nghiệp Việt Nam”, tác giả Phan Gia Bền (Nxb Sử
Địa, Hà Nội, 1957). Cuốn sách này đã giới thiệu sơ lược sự phát triển của thủ
công nghiệp của nước ta qua các thời kỳ, qua đó chúng ta có thể hình dung
được sự phát triển của các ngành thủ công nghiệp ở nước ta và những yếu tố
tác động đến sự thay đổi đó.
“Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam”, tác giả Bùi Văn Vượng
(Nxb Văn Hoá Dân Tộc, Hà Nội 1998). Qua cuốn sách này tác giả đã tôn vinh
các nghệ nhân và làng nghề, phổ biến các tri thức văn hoá, kinh tế, kỹ thuật
công nghệ của các làng nghề. Bên cạnh đó tác giả còn phân tích đặc điểm của
các làng nghề và đưa ra một số biện pháp để bảo tồn các làng nghề thủ công.



3
“Nghề thủ công truyền thống Việt Nam và các vị tổ nghề”, do GS Trần
Quốc Vượng chủ biên, (Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội, 1996). Thông qua
cuốn sách các tác giả đã phân tích một số vấn đề về ngành nghề, làng nghề,
phổ nghề truyền thống ở Việt Nam, sự ra đời của các làng nghề thủ công
truyền thống và các vị tổ nghề.
Ngoài ra còn có một số bài viết trên Tạp chí Văn hoá nghệ thuật như:
Về việc nghiên cứu, phục hồi, phát triển hội các ngành nghề truyền thống Việt
Nam, tác giả Trần Quốc Vượng (Tạp chí văn hoá nghệ thuật số 1 năm 1996),
Làng nghề truyền thống và những vấn đề cấp bách đặt ra, tác giả Tô Ngọc
Thanh (Tạp chí văn hoá nghệ thuật số 1 năm 1996).
Đây là nguồn tài liệu quý, giúp tác giả hiểu một cách khái quát nhất về
quá trình hình thành và phát triển của tiểu thủ công nghiệp Việt Nam.
Những công trình đề cập trực tiếp đến huyện Kim Sơn có thể kể đến:

Các công trình nghiên cứu của PGS-TS Đào Tố Uyên như: Công cuộc
khẩn hoang thành lập huyện Kim Sơn 1829 (Luận án Tiến Sĩ khoa học Lịch
sử, 1991) ); Ấp Thủ Trung huyện Kim Sơn – tỉnh Ninh Bình ở nửa đầu thế kỷ
XIX (Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 3, Hà Nội, tháng 12/2008);
Những điểm tương đồng và khác biệt giữa nông thôn Việt Nam và nông thôn
Hàn Quốc qua khảo sát các làng ấp ở Kim Sơn – Ninh Bình thế kỷ XIX (Hội
nghị quốc tế Việt – Hàn, Hà Nội, tháng 1/2009). Đây là những tài liệu quý
được nghiên cứu rất công phu và đầy tâm huyết của PGS-TS Đào Tố Uyên,
qua đây chúng ta hiểu được cụ thể về quá trình khai hoang lập ra huyện Kim
Sơn và những nét đặc trưng về cách thức tổ chức làng ấp và việc phân bố
ruộng đất ở huyện Kim. Ngoài ra, còn phải kể đến cuốn “Công cuộc khẩn
hoang thành lập huyện Kim Sơn”, tác giả Đào Tố Uyên, Nguyễn Cảnh Minh,
năm 2012. Cuốn sách này đã thể hiện một cách đầy đủ và khoa học về quá
trình hình thành huyện Kim Sơn giúp người đọc hình dung được huyện Kim



4
Sơn trước khi thành lập cho đến khi hình thành nên một khu vực hành chính
mới vào cuối năm 1829.
Bên cạnh đó còn có một số bài viết về nghề sản xuất cói và chiếu cói ở
Kim Sơn như: Những giải pháp chủ yếu phát triển nghề đan cói ở Kim Sơn,
Ninh Bình, tác giả Bùi Văn Tiến, Đinh Văn Đãn, Tạp chí Khoa học và Phát
triển (2008), Tập VI, số 4. Qua bài viết này hai tác giả đã phân tích những khó
khăn của nghề đan cói ở Kim Sơn và đưa ra các giải pháp cho ngành đan cói
ở Kim Sơn. Một số bài viết trên báo điện tử như: Cây cói và nghề cói ở Kim
Sơn, tác giả Trần Hữu, Báo điện tử Ninh Bình, đăng ngày 19/7/2010; Cói mỹ
nghệ Kim Sơn ,tác giả Ngân Hà, Báo ảnh Việt Nam, đăng ngày 07/09/2012.
Các công trình này đều đề cập đến sự phát triển kinh tế của huyện Kim
Sơn, nhưng về tiểu thủ công nghiệp hầu như chưa được nghiên cứu cụ thể, và

toàn diện.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài “Tiểu thủ công nghiệp ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh
Bình từ năm 1986 đến năm 2012” tác giả nhằm mục đích:
- Muốn phác hoạ được quá trình phát triển của tiểu thủ công nghiệp
huyện đặc biệt là từ năm 1986, khi Nhà nước thực hiện quá trình đổi mới nền
kinh tế.
- Chỉ ra được những tác động tích cực của tiểu thủ công nghiệp đối với
sự phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân trong huyện.
- Tìm ra những thế mạnh của huyện về phát triển tiểu thủ công nghiệp
nhằm phát huy hơn nữa mặt tích cực điều chỉnh những gì còn hạn chế nhằm
đưa tiểu thủ công nghiệp của huyện Kim Sơn phát triển mạnh hơn nữa.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu về tiểu thủ công nghiệp ở huyện Kim Sơn, những
tác động của tiểu thủ công nghiệp đến kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân.



5
- Qua đó phác thảo được một diện mạo nông thôn mới, rút ra những
nhận xét, đánh giá, góp phần tìm ra những giải pháp cho việc chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông thôn hiện nay.
3.3. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung vào nghiên cứu một đối tượng cụ thể là tiểu thủ
công nghiệp huyện Kim sơn giai đoạn 1986 - 2012. Chính sách của Đảng,
Nhà nước và chính quyền địa phương đối với sự phát triển của tiểu thủ công
nghiệp ở huyện Kim Sơn. Sự tác động đến đời sống văn hoá - xã hội và đóng
góp của ngành tiểu thủ công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế của huyện
Kim Sơn.

3.4. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu về tình hình tiểu thủ công nghiệp
huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình giai đoạn 1986 - 2012. Đây là giai đoạn phát
triển của tiểu thủ công nghiệp ở Kim Sơn nói riêng và cả nước nói chung nhờ
vào những chính sách đổi mới của Nhà nước.
- Phạm vi không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu về tiểu thủ công
nghiệp ở huyện Kim Sơn.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Để nghiên cứu về vấn đề tiểu thủ công nghiệp ở huyện Kim Sơn giai
đoạn 1986 - 2012, tác giả dựa vào một số nguồn tư liệu sau:
- Các Nghị quyết của Đảng bộ huyện Kim Sơn
- Nguồn tư liệu thành văn gồm các sách viết về huyện Kinh Sơn đã
xuất bản như: Lịch sử Đảng bộ huyện Kim sơn; Công cuộc khai hoang thành
lập huyện Kim Sơn (Kỷ sửu 1829).
- Các sách chuyên khảo;
- Các bài viết công bố trên tạp chí khoa học;



6
- Tư liệu điền dã.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Tác giả sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp
lịch sử kết hợp với phương pháp lôgic.
- Vì đặc trưng của đề tài tại địa phương nên tác giả sử dụng phương
pháp điền dã.
- Ngoài ra tác giả sử dụng phương pháp : phân tích, thống kê.
5. Đóng góp của luận văn
- Luận văn là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về ngành tiểu

thủ công nghiệp của huyên Kim Sơn trong thời kỳ đổi mới.
- Những chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa
phương đối với sự phát triển của ngành tiểu thủ công nghiệp và tác động của
những chủ trương chính sách ấy tới ngành tiểu thủ công nghiệp như thế nào?
- Sự phát triển của tiểu thủ công nghiệp đến sự phát triển kinh tế - xã
hội huyện Kim Sơn, đưa ra nhưng biện pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa sự phát
triển của ngành tiểu thủ công nghiệp trong cả nước và huyện Kim Sơn. Rút ra
được nhận xét đánh giá để có thể áp dụng phát triển kinh tế cho một số vùng
bãi bồi khác trên cả nước.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận
văn gồm ba chương:
Chƣơng 1: Khái quát về huyện Kim Sơn
Chƣơng 2: Tiểu thủ công nghịêp ở huyện Kim Sơn từ năm 1986 đến năm 1996
Chƣơng 3: Tiểu thủ công nghiệp ở huyện Kim Sơn từ năm 1996 đến năm 2012




BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN KIM SƠN - NINH BÌNH
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Ninh Bình)



7

Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN KIM SƠN

1.1 Đặc điểm tự nhiên

1.1.1. Vị trí địa lý
Ninh Bình là một vùng đất có truyền thống lâu đời, đã sinh ra nhiều anh
hùng dân tộc, đã từng là cố đô của hai triều đại Đinh, Tiền Lê trong khoảng
nửa thế kỷ, đây là niềm tự hào lớn của nhân dân Ninh Bình. Nằm ở phía nam
đồng bằng sông Hồng, có vị trí giao thông huyết mạch của đất nước chạy từ
Bắc vào Nam, có nhiều nguồn tài nguyên rừng quý hiếm và nhiều danh lam
thắng cảnh nổi tiếng như: Vườn quốc gia Cúc Phương, khu Tam Cốc Bích
Động, khu du lịch sinh thái Tràng An, chùa Bái Đính linh thiêng, chùa Đồng
Đắc, nhà thờ Đá Phát Diệm (Kim Sơn)…
Kim Sơn là huyện đồng bằng ven biển nằm ở phía đông nam tỉnh Ninh
Bình, phía bắc giáp huyện Yên Khánh, huyện Yên Mô (Ninh Bình), phía
đông giáp huyện Nghĩa Hưng (Nam Định), phía tây giáp huyện Nga Sơn
(Thanh Hoá). Có gần 20 km đường biển, hàng năm được sông Hồng và sông
Đáy bồi đắp với lượng phù sa lớn.
Khi chưa có cuộc khẩn hoang của nhà Nguyễn thì Kim Sơn còn là một
vùng bãi bồi mênh mông, hoang sơ, thuộc phủ Trường Yên với diện tích khá
rộng khoảng hơn 300 mẫu. Vào cuối thập kỷ thứ 3 của thế kỷ XIX, trước sự
cấp bách của việc giải quyết hậu quả của các cuộc khởi nghĩa nông dân đặc
biệt là cuộc khởi nghĩa nông dân do Phan Bá Vành lạnh đạo “cuộc khởi nghĩa
Phan Bá Vành và những ảnh hưởng to lớn về chính trị, xã hội của nó như một
tiếng chuông cảnh tỉnh, làm nảy sinh trong bộ phận giai cấp thống trị một xu
hướng tỉnh táo và thực tiễn hơn, chủ trương rằng để bảo vệ chế độ, dập tắt
triệt để phòng trào khởi nghĩa nông dân thì riêng một biệt pháp bằng vũ lực
thôi không đủ, cần có biện giả quyết yêu cầu ruộng đất…”[42; 37].



8
Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ là một vị quan thanh liêm, tài giỏi,
ông đã lập nhiều công lớn cho triều đình nhà Nguyễn. Ông đặc biệt quan tâm

đến đời sống và lợi ích của nhân dân, và mục đích tiến hành các cuộc “khai
hoang để yên nghiệp dân nghèo”, chủ trương này được nông dân rất ủng hộ
đặc biệt là những tàn quân của cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành. Năm 1829,
được sự cho phép của vua Minh Mạng và triều đình nhà Nguyễn, Doanh điền
sứ Nguyễn Công Trứ đã đứng ra chỉ đạo và tổ chức cuộc khẩn hoang với quy
mô lớn thành lập ra huyện Tiền Hải (Thái Bình) và huyện Kim Sơn (Ninh
Bình).“Huyện Kim Sơn ra đời là kết quả của cuộc khẩn hoang. Đó là một quá
trình đấu tranh vật lộn với đất, với bệnh tật và đói khát. Bằng mồ hôi, sức
mạnh của mình, người Kim Sơn đã kiên cường chiến thắng thiên nhiên tạo ra
một vùng quê mới, huyện mới - Kim Sơn” [4; 8].
Kế thừa truyền thống chinh phục thiên nhiên, lấn biển, lập làng. Từ khi
mới thành lập Kim Sơn gồm 7 tổng, có 1.620 dân đinh với 14.600 mẫu ruộng,
có 7 lần tổ chức quai đê lấn biển. Ngoài ba con sông tự nhiên là sông Đáy,
sông Càn, sông Vạc còn có hàng trăm km sông đê được đào đắp (đê sông Ân,
đê Văn Hải, đê Cồn Thoi ). Cải tạo đồng ruộng và mở rộng đất đai diện tích
đất tự nhiên của huyện không ngừng tăng lên: Năm 2005 diện tích đất tự
nhiên là 213.275 km
2
, năm 2010 là 214.236 km
2
,
năm 2012 Kim Sơn có tổng
diện tích là 215.370 km
2
(theo Niên giám thống kê huyện Kim Sơn 2012).
Kim Sơn có trục đường chính là Quốc lộ 10, chạy suốt từ thành phố
Ninh Bình qua huyện Yên Khánh đến Kim Sơn. Ngoài ra, huyện còn có các
Tỉnh lộ như đường ĐT480, bắt đầu từ xã Lai Thành sang huyện Yên Mô, ra
quốc lộ 1A, đây là trục đường phía nam rất quan trọng, thuận tiện cho việc
giao thương vào Thanh Hoá hoặc lên Nho Quan đi Hoà Bình và các tỉnh Tây

Bắc của tổ quốc. Và các tuyến đường do huyện quản lý các tuyến đường này



9
tạo điều kiện cho việc giao thông đi lại trong huyện để nhân dân trao đổi buôn
bán những mặt hàng nông phẩm và các sản phẩm thủ công nghiệp.
Cuối thế kỷ XIX, Kim Sơn có các chợ lớn đó là chợ Hồi Thuần, Quy
Hậu, Phú Vinh, Đồng Đắc. Sau năm 1945, trung tâm huyện chuyển về thị trấn
Phát Diệm, chợ Nam Dân trở thành chợ huyện có quy mô lớn thu hút cư dân
các vùng lân cận như Thanh Hoá, Nam Định sang trao đổi buôn bán nông sản,
hải sản và hàng thủ công. Chợ hoạt động suốt ngày trong tháng, nên việc trao
đổi buôn bán diễn ra rất sầm uất. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 12 chợ gồm:
Chợ Xuân Thiện, Chính Tâm, Chất Bình, Quy Hậu, Nam Dân,Văn Hải….chợ
ở đây vừa là nơi trao đổi buôn bán các mặt hàng thiết yếu trong đời sống sinh
hoạt của nhân dân đặc biệt là các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp, vừa là nơi
thể hiện sõ mức sống của người dân trong thời kỳ phát triển kinh tế hiện nay.
Với vị trí địa lý và có các tuyến giao thông thuận tiện cho việc di
chuyển sang các vùng phụ cận. Điều này sẽ tạo điều kiện cho huyện giao lưu,
trao đổi buôn bán và giao lưu văn hoá giữa Kim Sơn với các huyện khác. Kim
Sơn còn là một huyện trẻ có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế và là một trong
những vùng trọng điểm về phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh Ninh Bình.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
1.1.2.1. Địa hình
Địa hình Kim Sơn tương đối bằng phẳng, không có đồi núi, độ cao thấp
dần ra phía biển, nghiêng theo hướng tây - bắc, đông - nam. Độ cao trung
bình so với mực nước biển là 0,9 cho đến 1,2m, điểm thấp nhất là ở Cồn Thoi
khoảng 0,4m so với mực nước biển. Tổng diện tích đất tự nhiên là 215.370
km
2

trong đó: Đất nông nghiệp 13.401,1 ha, đất hai lúa 8.33,4 ha, đất chưa sử
dụng và sông suối, núi đá là 2.208,8 ha (theo Niên giám thông kê huyện).
Như vậy, nguồn tài nguyên đất của huyện còn rất dồi dào, nếu huyện có
những kế hoạch khai thác sử dụng hợp lý, phát huy hết quỹ đất thì cơ hội phát
triển các ngành kinh tế là rất nhiều.



10
Kim Sơn có ba con sông tự nhiên lớn là sông Đáy (nằm ở phía đông
nam của huyện, chảy vào huyện Kim Sơn bắt đầu từ xã Xuân Thiện và đổ ra
biển Đông qua cửa Đáy, sông Đáy là ranh giới giữa huyện Kim Sơn và huyện
Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định); sông Vạc (bắt đầu từ huyện Hoa Lư chảy qua
các huyện Yên Mô, Yên Khánh chảy vào Kim Sơn, bắt đầu từ xã Kim Chính
và đổ ra biển Đông qua cửa Kim Đài); sông Càn nằm ở phía nam huyện Kim
Sơn, chảy từ Yên Mô vào Lai Thành. Trong quá trình khai hoang để thuận lợi
cho việc thau chua, rửa mặn, người khẩn hoang đã đào các con sông, kênh
rạch, chạy song song theo hướng tây bắc – đông nam, hệ thống giao thông
thuỷ lợi ở đây được cải thiện tạo điều kiện cho việc mở rộng diện tích canh tác
nông nghiệp. Địa hình của Huyện được chia thành hai vùng chính: vùng ven
biển và vùng đồng bằng. Kim Sơn nằm trong vùng bờ biển bồi tụ, với tốc độ bồi
tụ cao nhất dải ven biển Bắc Bộ, hàng năm mở ra biển khoảng 80 - 100m, điều
này đã tạo điều kiện cho diện tích tự nhiên của huyện ngày càng tăng.
1.1.2.2. Khí hậu
Kim Sơn nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, với hai hệ thống gió mùa
Đông Bắc và Tây Nam, nóng ẩm, thường xuyên chịu ảnh hưởng của mưa bão.
Hướng gió ở đây thay đổi theo tần suất xuất hiện các khối không khí xâm
nhập và thay đổi theo mùa. Hướng gió đông nam nhiều lợi ích về điều hoà
nhiệt độ và độ ẩm, rất có lợi cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Nhiệt độ ở đây cũng có nhiều biến đổi, mùa hè nhiệt độ có thể ở mức

cao nhất là 36 - 39
0
c, còn mùa đông nhiệt độ có thể hạ thấp từ 8 - 10
o
c. Nền
nhiệt này đã có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp cũng như tác
động mạnh đến các ngành tiểu thủ công nghiệp vì nhiệt độ có thể ảnh hưởng
đến việc làm khô các sản phẩm làm ảnh hưởng đến năng suất lao động.
Chế độ mưa có hai mùa rõ rệt, mùa mưa tương ứng với mùa hè, mùa ít mưa
là mùa đông. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.800 - 1.900mm với



11
số ngày mưa trung bình là 135 - 145 ngày. Lượng mưa ở đây phụ thuộc vào
nhiều yếu tố gây mưa như bão, hội tụ nhiệt đới. Vì thế tổng lượng mưa phân
bố theo trong các tháng cũng thay đổi. Mức độ giao động của lượng mưa ảnh
hưởng mạnh đến phân bố sản xuất kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp, đòi hỏi
phải có các giải pháp phù hợp về thuỷ lợi đặc biệt là việc nạo vét kênh mương
luôn được chính quyền quan tâm thực hiện để phù hợp với những biến động
ngày càng khác nhiệt của tự nhiên.
Với khoảng 20 km bờ biển nên Kim Sơn thuộc miền khí hậu ẩm ướt,
thường xuyên có hiện tượng nồm ẩm ảnh hưởng lớn đến việc bảo quản hàng
nông phẩm và các sản phẩm thủ công nghiệp như chiếu cói, các sản phẩm làm
từ bèo tây. Độ ẩm biến đổi theo mùa, mùa ít mưa thì độ ẩm tương đối thấp,
mùa mưa thì độ ẩm có thể ở mức 70 - 90%.
Kim Sơn nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của nhiều cơn bão từ biển
Đông đổ vào. Mùa bão bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 10, mỗi năm có từ 9 - 10
cơn bão với tốc độ gió từ 45 - 50m/s. So với các huyện khác ở Ninh Bình thì
Kim Sơn là vùng chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu với các cơn bão

ngày càng nhiều, sức gió mạnh, hiện tượng nước biển dâng tàn phá đê điều và
làm đất canh tác bị nhiễm mặn.
Mạng lưới sông, ngòi, kênh mương trên lãnh thổ huyện tương đối dày
đặc, chịu tác động của chế độ dòng chảy của sông Càn ở phía tây và sông Đáy
ở phía đông – nam, hai con sông này đã đưa đến nhiều lượng phù sa bồi đắp
cho khu vực đồng bằng vì thế mà Kim Sơn trở thành vựa lúa của Ninh Bình
và khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
Kim Sơn có đường bờ biển dài và hai cửa sông bao bọc hai bên nên thuỷ
triều có khả năng xâm nhập sâu vào nội địa. Vùng biển ở đây có chế độ nhật
triều không đều, trong tháng có hai kỳ nước lớn, mỗi kỳ 14 ngày với biên độ từ
1,5 - 2,2m. Trong thời kỳ nước cường tính nhật triều trội hơn, mỗi ngày xuất



12
hiện một đỉnh và một chân triều. Nhìn chung khu vực Kim Sơn chịu ảnh hưởng
thuỷ triều mạnh, chế độ thuỷ triều chi phối chế độ dòng chảy trong khu vực.
Các con sông ở đây đều trực tiếp đổ ra biển, nên khi triều lên nước biển
dâng vào tạo nên dòng chảy từ biển vào sông đồng thời mang nước mặn xâm
nhập vào nội địa. Diễn biến độ mặn chia làm hai mùa rõ rệt mùa mặn trùng
với mùa cạn và mùa ngọt trùng với mùa lũ.
Với những điều kiện khí hậu trên, Kim Sơn thường xuyên chịu tàn phá
của các cơn bão, bị ảnh hưởng của chế độ xâm nhập mặn, đời sống nhân dân
đã có nhiều ảnh hưởng, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ
công nghiệp. Chính quyền địa phương hiểu rõ những khó khăn này nên luôn
quan tâm chú ý đến việc cải tạo môi trường tự nhiên, xây dựng hệ thống thuỷ
lợi một cách khoa học cùng với nhân dân khắc phục khó khăn, phát triển các
thế mạnh, làm cho Kim Sơn ngày càng giàu mạnh.

1.1.2.3. Tài nguyên

- Tài nguyên đất
Diện tích đất đai ở Kim Sơn được chia thành hai vùng rõ rệt, đó là vùng
đồng bằng và vùng ven biển; đất nông nghiệp chiếm 62,5%, đất lâm nghiệp
chiếm 4,4%, đất chuyên dùng chiếm 12,93% và đất ở chiếm 4,2%.
Thổ nhưỡng ở đây gồm hai loại chính là đất mặn và đất phù sa. Đất phù
sa được tạo thành do quá trình lắng đọng phù sa của sông Hồng và sông Đáy.
Thành phần cơ giớ đất biến động từ đất cát pha đến đất sét tuỳ thuộc vào điều
kiện bồi tụ vào địa hình. Phần lớn đất có tình dẻo cao, có hàm lượng các bon
hữu cơ, đạm, kali rất nhiều.
Đất mặn được hình thành chủ yếu do phù sa lắng đọng trong môi
trường nước mặn, nước lợ hoặc bị nhiễm mặn do thuỷ triều, một phần do hơi
nước mặn được gió đưa vào. Đất mặn ở đây được chia làm hai loại: đất mặn
điển hình và đất mặn trung bình. Đất mặn điển hình có thành phần cơ giới



13
chắc, giàu lân và kali, lượng các bon hữu cơ thấp, thuận lợi cho việc khai thác
nuôi trồng thuỷ sản. Diện tích đất mặn trung bình và ít có độ phì tiềm tàng lớn
có thể đầu tư thâm canh để trồng các giống lúa có năng suất cao, một phần
diện tích có thể trồng cói để lấy nguyên liệu cho sản xuất tiểu thủ công nghiệp
và cải tạo đất.
Với thành phần đất như trên đã tạo điều kiện cho Kim Sơn phát triển
trồng các loại cây trồng như lúa, ngô, phát triển các cây công nghiệp ngắn
ngày có giá trị kinh tế cao như cói, đay, đậu tương…Ngoài ra, ở Kim Sơn còn
có thế mạnh nuôi trồng thuỷ hải sản như tôm, cua, ngao, cá…Điều này đã tạo
điều kiện cho huyện phát triển một nền kinh tế đa dạng nhiều ngành nghề và
đa dạng về các hình thức sản xuất.
- Tài nguyên nước
Kim Sơn có nguồn nước mặt phong phú, được phân bố ở hầu hết các

diện tích của huyện với trữ lượng lớn. Nguồn cung cấp chính là sông Đáy và
sông Càn, sông Vạc, sông Ân, cùng với hàng trăm các con kênh, ngòi, được
thiết kế, xây dựng rất khoa học và công phu từ thời Nguyễn Công Trứ tiến
hành khai hoang lập huyện. Ngoài ra, ở đây còn có nhiều diện tích ao, hồ,
đầm do nhân dân tự đào để nuôi trồng thuỷ hải sản và nuôi cá. Nước mưa
cũng được sử dụng tương đối phổ biến và rộng rãi trong nhân dân nhằm đáp
ứng nhu cầu sinh hoạt.
Nước ngầm được phân bố ở tầng nông và tầng sâu. Với nguồn nước
dồi dào và hệ thống kênh mương dày đặc rất thuận lợi cho việc tưới tiêu, làm cho
năng suất gieo trồng ở đây luôn đạt ở mức cao, đặc biệt là cây lúa và cây cói.
- Tài nguyên du lịch
* Tài nguyên du lịch tự nhiên
Kim Sơn có vùng ven biển diện tích hơn 7061 ha, bao gồm phức hệ các
sinh thái và cảnh quan như rừng ngập mặn, các cửa sông và Cồn Nổi. Có các



14
cánh rừng ngập mặn rộng 100 ha, với 235 loài động, thực vật, trong đó có 20
loài cây ngập mặn, 100 loài chim và nhiều loài có giá trị cao như: tôm, cua, cá
biển, sò, ngao. Đặc biệt ở đây có Cồn Nổi với diện tích hơn 300 ha, cách đất
liền 5km, Cồn có độ thoải nông, cát mịn không lấm chân, có sóng trắng, nước
trong, cát vàng, tương lai ở đây sẽ trở thành khu du lịch biển lý tưởng.
Đảo Cồn Nổi đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển
của thế giới. Ở đây thiên nhiên còn đa dạng và hoang sơ, thuận lợi cho phát
triển du lịch sinh thái. Thắng cảnh khu vực ven biển Kim Sơn nằm trong quy
hoạch du lịch của tỉnh Ninh Bình bao gồm bãi biển, rừng phòng hộ, đảo Cồn
Nổi, cảnh quai đê biển, khu vực nuôi trồng và khai thác thuỷ hải sản…
* Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên di sản văn hoá vật thể

Kim Sơn có 431 chùa, đình, đền, miếu, phủ, từ đường, nhà thờ đạo
Thiên chúa. Nhiều di tích có tiềm năng lớn về du lịch tâm linh như: Đền thờ
nhà Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ - Người khai khẩn ra huyện Kim Sơn;
chùa Đồng Đắc, xã Đồng Hướng - Ngôi chùa được xây dựng đầu tiên ở
huyện; Đặc biệt là Nhà thờ Đá Phát Diệm - một công trình kiến trúc tiêu biểu
bằng đá, được xây dựng từ năm 1890 và hoàn thành vào năm 1924, đây là
một điểm đến hấp dẫn trong các tour du lịch Ninh Bình.
Tài nguyên văn hoá phi vật thể
Kết hợp với các di tích vật thể, Kim Sơn có nhiều lễ hội dân gian
truyền thống như: Lễ hội đền thờ Nguyễn Công Trứ; Hội vật; Lễ hội đua chải
mừng ngày 2/9…, các lễ hội này đã thể hiện được nét văn hoá riêng của vùng,
tái hiện được phong tục, tập quán đã được lưu giữ từ lâu đời. Bên cạnh đó văn
hoá ẩm thực cũng rất phong phú và đa dạng với nhiều món ăn ngon, hấp dẫn:
Gỏi nhệch, gỏi cá mòi, rươi, bún mọc Tố Như, mắm tép, nước mắm Kim Hải,



15
rượu nếp Lai Thành. Cùng với nhiều làng nghề truyền thống như: Nghề mộc,
dệt chiếu cói, nấu rượu đã tạo nên sức thu hút, hấp dẫn du khách đến với
Kim Sơn.
Với nguồn tài nguyên không được phong phú nhưng người dân Kim
Sơn với bản chất cần cù, thông minh, sáng tạo, đã biết phát huy các thế mạnh
về điều kiện tự nhiên để xây dựng và phát triển quê hương ngày càng giàu
mạnh và là một vùng trọng điểm kinh tế của Ninh Bình.
1.2. Khái quát về quá trình thay đổi địa giới hành chính
Kim Sơn là vùng bãi bồi có tốc độ bồi tụ nhanh, hàng năm mở ra biển
khoảng 80 - 100 m, làm tăng diện tích tự nhiên của huyện khoảng 1,2 - 1,5
km
2

. Chính quyền địa phương luôn quan tâm và khuyến khích nhân dân quai
đê lấn biển. Chính vì vậy mà đơn vị hành chính của huyện cũng tăng dần
cùng với số làn quai đê, lấn biển.
Cuối năm 1829, huyện Kim Sơn đã được định hình rõ rệt, trấn Ninh
Bình đã có tên một huyện mới - huyện Kim Sơn .“Ban đầu huyện có 7 tổng,
60 lý, ấp, trại, giáp với số ruộng khẩn hoang được 14.620 mẫu chia cho 1260
đinh. Lúc đầu huyện lỵ đóng tại lý Quy Hậu, về sau mới chuyển về Phát Diệm
- thị trấn của huyện Kim Sơn ngày nay” [42; 86].
Bảy tổng đầu tiên của huyện là: Tổng Chất Thành, Tổng Hồi Thuần,
Tổng Quy Hậu, Tổng Hướng Đạo, Tổng Tự Tân, Tổng Tuy Lộc, Tổng Lai
Thành. Trong đó Tổng Chất Thành là Tổng lớn nhất gồm 15 lý, ấp, trại, giáp.
Tổng Tuy Lộc, Tổng Lai Thành có số lượng lý, ấp, trại, giáp ít nhất.
Đến năm 1912, huyện thành lập thêm 3 làng mới ở Tổng Tuy Lộc là:
Tuy Định, Xuân Thành, Văn Hải. Tổng Hồi Thuần lập thêm phường mới
là Thuỷ Cơ.
Năm 1948, huyện tiến hành đổi tên các đơn vị hành chính, xoá bỏ cấp
Tổng, thành lập 5 tiểu khu và 25 xã. Ngày 2/2/1958, Thủ tướng Chính Phủ có



16
Nghị định số 152/NĐ thành lập thị trấn Phát Diệm, lúc này huyện có 23 xã và
một thị trấn.
Năm 1977, theo Quyết định số 125/CP ngày 27/4 của Hội đồng Chính
phủ và Chỉ thị số 01/TU Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hà Nam Ninh, 9 xã phía
nam của huyện Yên Khánh được sáp nhập vào huyện Kim Sơn, lúc này
huyện có 29 xã và một thị trấn. Năm 1986, huyện thành lập thêm xã Kim
Hải. Năm 1987, thành lập thêm thị trấn Bình Minh, đến năm 1993 có 31 xã
và hai thị trấn.
Năm 1994, 9 xã phía nam của Yên Khánh tách khỏi huyện Kim Sơn,

huyện lúc này có 24 xã và hai thị trấn. Năm 1998, theo Nghị định số
108/1997/NĐ-CP ngày 07/11/1997 của Chính phủ, huyện Kim Sơn thành lập
thêm xã Kim Đông, tính đến năm 2012, huyện Kim Sơn có 25 xã và hai thị
trấn (Phát Diệm, Bình Minh).
Trải qua thời gian, cùng với sự thay đổi của lịch sử dân tộc, địa giới
hành chính của Kim Sơn cũng thay đổi để phù hợp với điều kiện chính trị.
Dù có thay đổi địa giới hành chính nhiều lần, nhưng nhân dân trong huyện
vẫn đoàn kết, gắn bó để phát triển kinh tế nhằm xây dựng quê hương ngày
càng giàu mạnh. Hiện nay, địa giới hành chính của huyện đã ổn định và có
quy hoạch khoa học để phù hợp với quy luật phát triển của xã hội.
1.3. Dân cƣ, nguồn lao động
Theo niên giám thống kê huyện Kim Sơn, tổng dân số toàn huyện năm
2012 là 167.654 người (tỷ số dân theo đạo Thiên Chúa chiếm 45,4%); mật độ
dân số đạt 778 người/ km
2
. Nhìn chung giai đoạn 2000 - 2012 việc tăng dân số
của huyện được kiểm soát, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trên địa bàn huyện có xu
hướng giảm. Năm 2012, tỷ lệ dân số nam là 84.275 người, dân số nữ là 83.379
người. Đến nay thì hiện tượng mất cân bằng giới tính cũng thể hiện rõ nét, điều
này có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất và phát triển kinh tế của huyện.



17
Việc phân bố dân cư của huyện cũng khá chênh lệch giữa nông thôn và
thành thị. Vì là vùng có nền kinh tế thuần nông nên tỉ lệ dân số ở nông thôn
thường cao hơn ở thành thị, năm 2012 dân số ở nông thôn là 155.646 người
còn ở thành thị chỉ có 12.008 người (theo Niên giám thống kê huyện Kim
Sơn). Qua đây, chúng ta có thể nhận thấy tốc độ đô thị hoá ở huyện đang diễn
ra châm hơn so với một số huyện khác trong cả nước. Tỷ lệ lao động ở nông

thôn vẫn tập trung cao, chứng tỏ các ngành kinh tế khác vẫn chưa có bước
tiến mạnh nên không thu hút được nguồn lao động dồi dào ở nông thôn. Tăng
trưởng kinh tế của huyện vẫn phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, chưa phát
huy được tiềm năng của ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, công nghiệp.
Sự phân bố dân cư giữa các xã, các vùng trong huyện cũng không đều,
theo thống kê năm 2012, xã có cư dân đông nhất là xã Lai Thành 11.759
(chiếm 7,02 % tổng dân số của toàn huyện), xã có số dân ít nhất là xã Yên
Mật 2.117 (chiếm khoảng 1,2% dân số của huyện). Việc phân bố dân cư
không đều giữa các xã ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế của xã, khó
khăn trong công tác quản lý hành chính của địa phương.
Dân số đông nên nguồn lao động ở Kim Sơn tương đối dồi dào. Năm
2012, tổng số lao động trong các ngành kinh tế là 99.227 người. Dân số ở
Kim Sơn còn rất trẻ, đây là nguồn lao động quý cho việc phát triển kinh tế và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Trình độ của lực lượng lao động rất
quan trọng vì nó ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học công
nghệ trong sản xuất. Vì thế mà chính quyền địa phương đã quan tâm tới việc
đào tạo đội ngũ lao động, chất lượng giáo dục đào tạo được nâng lên. Tuy
nhiên, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn ít. Mật độ dân số đông và trình độ
dân trí cũng còn thấp so với các địa phương khác trong toàn tỉnh.

×