Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

Bài giảng môn Xã hội học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 170 trang )


1
MỤC LỤC
THUẬT NGỮ CƠ BẢN 3
LỜI NÓI ĐẦU 12
CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM VÀ VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG XÃ HỘI HỌC 13
1.1. Xã hội học là gì ? 13
1.2. Phạm vi của xã hội học 13
1.3. Ngữ cảnh giao tiếp xã hội hay quá trình 14
1.4. Phát triển triển vọng xã hội 25
1.5. Liệu xã hội học có phải là một khoa học? 26
1.6. Lợi ích của xã hội học 27
1.7. Xã hội học tầm vi mô và vĩ mô, đối tượng nghiên cứu của chúng 28
1.8. Những vấn đề chính khi phát triển xã hội học 28
1.9. Định nghĩa tổ chức xã hội, cộng đồng và xã hội 30
1.10. Cộng đồng và lý thuyết học thuyết hệ thống xã hội liên quan tới cộng đồng 33
1.11. Các kiểu xã hội khác nhau 53
1.11.1. Xã hội trước hiện đại 53
1.11.2. Xã hội truyền thống, xã hội hiện đại trong quá trình phát triển 58
1.11.3. Xã hội trong thế giới hiện đại 59
CHƯƠNG 2. PHÁT TRIỂN KT, HIỆN ĐẠI HOÁ, ĐÔ THỊ HOÁ VÀ PHÂN TẦNG XH 62
2.1. Các vấn đề của phát triển xã hội học 62
2.2. Các loại hình chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 62
2.3. Quyền sử dụng nguồn và các cơ hội, bất bình đẳng và sự cơ động xã hội 72
2.4. Sự thay đổi nghề và cấu trúc thu nhập do phát triển kinh tế xã hôi 76
2.5 Thay đổi về phân công lao động trong gia đình, cộng đồng và xã hội 83
2.6. Không có việc làm và thiếu việc làm ở nông thôn 85
CHƯƠNG 3. XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG CHUYỂN ĐỔI 96
3.1. Đặc điểm chung của xã hội Việt nam 96
3.2 Cá nhân, gia đình/ bộ tộc , làng và nhà nước trong xã hội chuyển đổi 104
3.3. Làng như một đơn vị pháp lý, hành chính và xã hội 106


3.4. Nông dân, làng và nhà nước trong xã hội nông thôn hợp tác 107
3.5 Sự thay đổi về các hình thức sở hữu và sử dụng đất 108
3.6. Tác động lên các kiểu nghề nghiêp và phân chia lao động ở nông thôn Việt Nam 113
CHƯƠNG 4. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, VĂN HOÁ VÀ KINH TẾ XÃ HỘỊ CỦA CÁC VÙNG
VEN BIỂN VIỆT NAM 121
4.1. Thiếu đa dạng hoá kinh tế 121
4.2. Cơ sở nguồn hạn hẹp ở nông thôn 132
4.3. Sự khác biệt giữa các vùng ven biển 141
4.4. Hạ tầng cơ sở và cung cấp dịch vụ xã hội tại các vùng Ven biển 146
BÀI TẬP 169
Bài 1. Phát triển nguồn nhân lực 169
Bài 2. Di dân và tác động của nó 169
Bài 3. Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên, các nhóm quan tâm và các cơ quan phát triển
170
2
THUẬT NGỮ CƠ BẢN
Chức trách . Quyền hợp pháp của một người hay một nhóm người. Yếu tố hợp pháp rất
quan trọng đối với khái niệm chức trách. Đây cũng là điểm chính để phân biệt chức trách
với khái niệm quyền lực nói chung. Quyền có thể thực thi bằng sức mạnh hay vũ lực.
Chức trách, trái lại, phụ thuộc vào sự chấp thuận của người dưới quyền về quyền của
những người ra lệnh hay chỉ thị cho họ từ phía trên.
Chế độ quan liêu. Bộ máy có tính tôn ti trật tự, chức trách có dạng kim tự tháp. Max
Weber đã phổ cập khái niệm này. Theo đó, chế độ quan liêu là hình thức tổ chức quy mô
lớn về người hiệu quả nhất. Weber tranh cãi rằng, cùng với sự lớn mạnh về quy mô chế
độ này không tránh khỏi việc ngày càng quan liêu hơn.
Giai cấp. Đây là một trong những khái niệm hay dùng nhất trong xã hội học. Tuy nhiên
nên định nghĩa khái niệm này thế nào là đúng nhất lại chưa có sự nhất trí rõ ràng. Phần
lớn các nhà xã hội học đều sử dụng khái niệm này để chỉ sự khác nhau về kinh tế xã hội
giữa các nhóm người tao ra sự cách biệt về của cải vật chất và quyền lực.
Cấu trúc xã hội. Sự phân bố các tầng lớp trong xã hội. Tầng lớp được dựa chủ yếu lên sự

bất bình đẳng về kinh tế mà sự bất bình đẳng này không bao giờ ngẫu nhiên. Phần lớn
các xã hội đều có một số lượng tầng lớp nhất định. Chẳng hạn, trong xã hội hiện đại có
các tầng lớp chính là tầng lớp trên, tầng lớp giữa, tầng lớp lao động và tầng lớp dưới.
Hành động tập thể. Hành động tự phát của nhiều người tập trung lại ở một điểm hay một
khu vực. Một trong những dạng thức quan trọng nhất của hoạt động tập thể là cách cư xử
của đám đông. Trong đám đông, cá nhân có thể tìm cách đạt được mục tiêu mà họ không
làm được trong hoàn cảnh bình thường.
Giao tiếp. Sự truyền đạt thông tin từ một người hay nhóm người sang người khác hay
nhóm khác. Giao tiếp là cơ sở cần thiết của mọi tương tác xã hội. Trong tình huống mặt
đối mặt việc giao tiếp được thực hiện qua ngôn ngữ. Tuy nhiên người ta cũng có thể dùng
tay chân để hiểu điều người khác nói và làm. Cùng với sự phát triển của chữ viết và các
phương tiện như đài, vô tuyến truyền hình hay hệ thống máy tính, việc giao tiếp đã trở
thành một bộ phận tách khỏi quan hệ xã hội trực diện.
Xung đột. Sự đối kháng giữa các cá nhân hoặc nhóm người trong xã hội. Xung đột có thể
xảy ra khi có sự bất đồng về lợi ích giữa hai cá nhân hay nhóm người trở lên. Xung đột
cũng có thể xảy ra khi mọi người hoặc tập thể tham dự vào cuộc đấu tranh tích cực với
nhau. Sự xung đột về lợi ích không phải lúc nào cũng dẫn đến cuộc đấu tranh mở, trong
khi xung đột tích cực đôi lúc xảy ra giữa các đảng phái với cách suy nghĩ lầm là lợi ích
của họ đối nghịch nhau.
Sự tuân thủ hành động làm theo những chuẩn mực đã được xác lập. Không phải lúc nào
người ta cũng tuân theo những quy tắc xã hội. Điều này là do người ta chấp nhận những
giá trị tồn tai dưới nó. Họ có thể cư xử theo những cách nào đó đơn giản vì động cơ cá
nhân hoặc sự thừa nhận.
Sự đồng lòng. Sự nhất trí về các giá trị xã hội cơ bản của các thành viên trong một nhóm,
trong cộng đồng hay trong xã hội. Một số nhà tư tưởng về xã hội học đặc biệt nhấn mạnh
tầm quan trọng của sự đồng lòng như cơ sở cho sự ổn định xã hội. Những người này tin
3
rằng mọi xã hội trải qua một thời kỳ đáng kể đều có một hệ thống đồng tâm nhất trí
chung của đa số dân chúng.
Tội ác. Hành động vi phạm phát luật bị nhà chức trách phát hiện. Cho dù chúng ta vẫn

thường cho rằng bọn tội phạm là một phân đoạn của dân chúng, có rất ít người không vi
phạm luật trong suốt cuộc đời của mình dưới hình thức này hay hình thức khác. Trong
khi một số cơ quan của nhà nước ra văn bản luật, một số cơ quan vi phạm luật khác lại
không biết tí gì về luật.
Mô phỏng văn hoá. Sự truyền lại các giá trị hay chuẩn mực văn hoá từ thế hệ này sanh
thế hệ khác. Nói tới mô phỏng văn hoá là người ta muốn chỉ cơ chế đảm bảo kinh nghiệm
văn hoá được duy trì liên tục theo thời gian Dạy học trong xã hội hiện đại là nằm trong cơ
chế của tái tạo văn hoá.Tái tạo văn hoá xảy ra một cách sâu rộng hơn thông qua chương
trình giấu mặt- các hành vi các cá nhân học một cách qua con đường chính thức tại
trường.
Văn hoá. Các giá trị, các chuẩn mực và các đặc trưng về vật chất của một nhóm nhất
định. Giống như khái niệm về xã hội, khái niệm văn hoá được sử dụng rất rộng rãi trong
xã hội học cũng như trong các môn khoa học xã hội khác (đặc biệt là nhân chủng học).
Văn hoá là một trong những đặc tính rõ nhất để phân biệt xã hội loài người.
Dân chủ. Hệ thống chính trị cho phép các công dân tham gia vào việc ra quyết định hoặc
bầu người đại diện tham gia vào các cơ quan của chính phủ.
Sự lệch lạc. Kiểu ứng xử không tuân thủ các chuẩn mực hay giá trị của đa số thành viên
của một nhóm hay xã hội. Thế nào thì bị coi là lệch lạc. Câu trả lời cũng đa dạng không
kém gì các giá trị và chuẩn mực phân biệt nền văn hoá này với nền văn hoá khác. Nhiều
cách ứng xử được coi trọng trong hoàn cảnh hay một nhóm người này lại không được
nhóm khác chấp thuận.
Phân biệt đối xử. Hành động không cho thành viên của một nhóm sử dụng nguồn hoặc
giải thưởng như thành viên nhóm khác. Phải phân biệt, đối xử với thành kiến, cho dù hai
hành động này có quan hề mật thiết với nhau. Có những cá nhân mang định kiến với
những người khác nhưng không kỳ thị họ; ngược lại người ta có thể phân biệt đối xử với
người khác ngay cả khi người ta không có định kiến gì với họ.
Phân công lao động. Sự phân chia hệ thống sản suất thành các công việc hay nghề nghiệp
mang tính chuyên môn hoá, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế. Xã hội nào cũng có ít
nhất một hình thức phân công lao động sơ khai nào đó, nhất là việc phân công lao động
giữa nam giới và nữ giới. Tuy nhiên sự phát triển của công nghiệp hoá đã làm cho việc

phân công lao động trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Trong thế giới hiện đại sự phân
công lao động mang tính toàn cầu.
Nền kinh tế. Hệ thống sản xuất và trao đổi cung cấp nhu cầu vật chất cho mọi người trong
xã hội. Thể chế kinh tế có tầm quan trọng then chốt trong mọi trật tự xã hội. Những gì
diễn ra trong nền kinh tế thường ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.
Điểm khác nhau căn bản giữa xã hội hiện đại và xã hội truyền thống là phần lớn dân
chúng không tham gia vào sản xuất nông nghiệp nữa.
Giáo dục. Sự truyền đạt kiến thức từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua việc dạy trực
tiếp. Mặc dù quá trình giáo dục có ở mọi xã hội chỉ trong xã hội hiện đại phần lớn giáo
4
dục có dạng đến trường - tức là dạy học trong môi trường giáo dục đặc biệt mà mỗi cá
nhân sự ở một vài năm trong cuộc đời mình.
Gặp gỡ. Cuộc gặp nhau của hai hay nhiều cá nhân trong tình huống mặt đối mặt. Cuộc
sống hàng ngày của chúng ta có thể xem như hàng hoạt các cuộc gặp khác nhau trải ra
trong suốt cả ngày. Trong xã hội hiện đại chúng ta thường gặp mặt với người lạ hơn là
với những người quen biết.
Tính dân tộc. Các giá trị và chuẩn mực để phân biệt thành viên của nhóm này với thành
viên của nhóm khác. Dân tộc là một nhóm mà mọi thành viên trong đó có chung nhận
thức về đặc thù văn hoá chung, phân biệt họ khỏi các nhóm xung quanh. Trong bất kỳ xã
hội nào sự khác biệt về dân tộc gắn liền với sự đa dạng về quyền lực hay của cải vật
chất.Ở đâu sự khác biệt về dân tộc cũng là sự khác biệt về chủng tộc, sự phân chia như
vậy đôi khi rất dễ nhận biết.
Gia đình. Nhóm người có quan hệ huyết thống, kết hôn hay nhận con nuôi hình thành
nên một đơn vị kinh tế, các thành viên lớn trong gia đình có trách nhiệm nuôi dưỡng trẻ
em. Mọi xã hội đều bao gồm một kiểu gia đình nào đó, mặc dù bản chất của các mối
quan hệ trong gia đình rất khác nhau. Trong khi trong xã hội hiện đại kiểu gia đình chính
là gia đình hạt nhân, thì người ta cũng vẫn tìm thấy các quan hệ gia đình khác.
Quan hệ chính thức. Quan hệ tồn tại trong các nhóm và tổ chức thiết lập bởi chuẩn mực
hoặc quy tắc của hệ thống chức trách chính thức.
Giới tính. Sự mong đợi của xã hội về hành vi được coi là thích hợp cho từng giới, giới

không ám chỉ các đặc trưng về vật lý để phân biệt nam và nữ, mà ám chỉ đặc điểm nữ
tính và nam tính đã được hình thành trong xã hội trong những năm gần đây việc nghiên
cứu quan hệ về giới đã trở thành một trong những lính vực quan trọng nhất trong xã hội
học mà trước đây chúng ít được chú ý đến.
Toàn cầu hoá. Sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa con người, giữa các khu vực
và giữa các quốc gia trên thế giới.
Chính quyền. Quá trình ban hành các chính sách và quyết định trong một bộ máy chính
trị. Chúng ta có thể nói chính quyến như một quá trình hoặc chính quyền để gọi giới viên
chức chịu trách nhiệm áp đặt các quyết định chính trị. Trong khi tất cả các chính quyền
trước đây đều do quốc vương hoặc hoàng đế điều hành, trong xã hội hiện đại chính phủ
do các quan chức không thừa kế quyền lực điều hành. Họ được bầu ra hoặc được bổ
nhiệm trên cơ sở kinh nghiệm và trình độ.
Nhận dạng. Đặc điểm phân biệt trong tính cách của một người hay đặc tính một nhóm.
Cả cá nhân lẫn nhóm đều được nhận dạng bằng các dẫu mang tính xã hội. Một trong
những dấu quan trọng nhất để nhận dạng một người là tên của người đó. Tên là phần cá
nhân quan trọng nhất của một người. Đặt tên cũng rất quan trọng để nhận dạng nhóm.
Chẳng hạn, việc nhận dạng một quốc gia được chi phối bởi người đó là “ người Anh” “
người Pháp “ “ người Mỹ “ v.v …
Hệ tư tưởng. Tư tưởng hay tín ngưỡng chung phục vụ cho việc chứng minh lợi ích của
nhóm chiếm đa số. Người ta tìm thấy hệ tư tưởng trong mọi xã hội có sự bất công có hệ
thống và thâm căn cố đế giữa các nhóm. Khái niệm hệ tư tưởng luôn gắn liền với khái
5
niệm quyền lực, bởi vì hệ tư tưởng dùng để hợp pháp hoá quyền lực mà nhóm này nắm
giữ.
Công nghiệp hoá. Sự phát triển các hình thức công nghiệp hiện đại - nhà máy, máy móc
và quá trình sản xuất quy mô lớn. Công nghiệp hoá là một trong những bộ quá trình
chính ảnh hưởng tới thế giới xã hội trong hai thế kỷ qua. Các xã hội được công nghiệp
hoá có những đặc trưng khác biệt hoàn toàn với những xã hội của các nước kém phát
triển. Thí dụ, khi công nghiệp hoá tiến triển chỉ có một bộ phận nhỏ dân chúng làm nông
nghiệp. Đây chính là điểm tương phản chính với các nước tiền công nghiệp.

Công nghiệp hoá chiến tranh ứng dụng các kiểu sản xuất công nghiệp vào ngành sản xuất
vũ khí, kết hợp với tổ chức các lực lượng chiến đấu thành các “cỗ máy quân đội”. Công
nghiệp hoá chiến tranh là một khía cạnh nền tảng trong việc phát triển xã hội hiện đại
cũng như nền công nghiệp tiến triển vì mục đích hoà bình. Nó cũng gắn liền với sự xuất
hiện của chiến tranh toàn cục trong thế kỷ 20, đưa vào cuộc hàng chục ngàn hay hàng
triệu binh lính cộng với tổng động viên nền kinh tế phục vụ cho chiến tranh.
Xã hội công nghiệp. Xã hội trong đó phần lớn lực lượng lao động làm việc trong sản xuất
công nghiệp.
Mối quan hề không chính thức. Quan hệ trong nhóm hoặc tổ chức phát triển dựa trên liên
kết cá nhân; cách thực hiện công việc khác với trình tự chính thức.
Quan hệ thân thích. Mối quan hề gắn các các nhân qua huyết thống, kết hôn hay nhận
con nuôi. Theo định nghĩa quan hệ huyết thống liên quan đến kết hôn và gia đình nhưng
được mở rộng nhiều hơn thế nhiều. Trong khi trong phần lớn xã hội hiện đại một số
nghĩa vụ xã hội có liên quan đến quan hệ thân thích thì trong nhiều nền văn hoá khác
quan hệ thân thích có vai trò đặc biệt quan trọng trong phần lớn các lĩnh vực của đời sống
xã hội.
Kết hôn. Mối quan hề tình dục được xã hội chấp thuận giữa hai cá thể. Kết hôn hầu như
lúc nào cũng liên quan đến hai người thuộc hai giới khác nhau. Tuy nhiên trong một số
nền văn hoá kiểu kết hôn đồng tính cũng được chấp nhận. Thông thường việc kết hôn tạo
cơ sở cho một gia đình sinh sản. Điều đó có nghĩa là cặp vợ chồng sẽ sinh thành và nuôi
dưỡng con cái. Nhiều xã hội cho phép chế độ đa thê, một người có thể có đồng thời nhiều
vợ hoặc chồng.
Phương tiện thông tin đại chúng. Các hình thức giao tiếp như báo chí, đài và vô tuyến,
được thiết kế để đến được với khán thính giả.
Quốc gia. Kiểu nhà nước, đặc trưng của thế giới hiện đại, trong đó chính phủ có chủ
quyền trong một khu vực lãnh thổ nhất định. Đại bộ phận dân chúng là công dân biết
mình là một bộ phận của một quốc gia. Quốc gia gắn chặt với sự nổi lên của chủ nghĩa
dân tộc, mặc dù lời cam kết trung thành với chủ nghĩa dân tộc không phải lức nào cũng
tuân thủ những ranh giới hiện có giữa các quốc gia. quốc gia phát triển như một bộ phận
của hệ thống quốc gia, bắt nguồn từ Châu Âu, nay đã lan rộng ra toàn cầu.

Tự nhiên đặc tính vật lý hoặc của thế giới bên ngoài hoặc của cơ thể, không chịu ảnh
hưởng sự can thiệp của con người. Sự kiện hoặc tình huống được coi là tự nhiên nếu nó
tồn tại hoặc xảy ra không phụ thuộc vào sự điều khiển của con người. Nhiều hiện tượng
xảy ra trong môi trưởng nơi chúng ta đang sống không còn là một bộ phận của tự nhiên
6
nữa, bởi vì con người đã can thiệp vào nhiều mặt của nó. Sự nóng lên của trái đất là một
thí dụ của quá trình này : đó không phải là một tình trạng tự nhiên mà có nguyên nhân từ
sự ô nhiễm do con người gây ra. Nhiều điều xảy ra với cơ thể chúng ta cũng không còn là
tự nhiên nữa. Thí dụ, kết quả của nhiều công nghệ sinh sản mới, thụ thai nhân tạo hoặc
kỹ thuật gen, cơ thể chúng ta ngày càng ít bị chi phối bởi các quá trình tự nhiên.
Tổ chức. Nhóm nhiều cá nhân tham gia vào loạt quan hệ chức trách nhất định. Trong xã
hội công nghiệp có nhiều hình thức tổ chức, ảnh hưởng tới đa số các lĩnh vực của cuộc
sống. Trong khi không phải tổ chức nào cũng quan liêu theo đúng nghĩa vẫn có mối liên
hệ chặt chẽ giữa sự phát triển của tổ chức và xu hướng quan liêu.
Chính trị. Phương tiện chính quyền sử dụng để tác động đến tự nhiên và các hoạt động
của chính phủ. Phạm vi của chính trị không chỉ bao gồm hoạt động của các thành viên
chính phủ mà còn có cả hoạt động của nhiều nhóm và cá nhân khác. Có nhiều cách để
những người không nằm trong bộ máy nhà nước tác động đến nó.
Văn hoá quần chúng. Giải trí dành cho số đông khán thính giả như điện ảnh, biểu diễn,
âm nhạc, video và các chương trình truyền hình. Người ta thường đối chiếu văn hoá quần
chúng với văn hoá “đỉnh cao”. Nói đến điều này là người ta ám chỉ sở thích của thiểu số
được đào tạo. Nhạc cổ điển, opera và hội hoạ là những thí dụ của loại hình văn hoá này.
Xã hội hậu công nghiệp. Những người tin rằng quá trình thay đổi xã hội đưa chúng ta
vượt ra ngoài trật tự công nghiệp hoá thường ủng hộ khái niệm này. Xã hội hậu công
nghiệp thường dựa vào sản xuất thông tin hơn là sản xuất ra của cải vật chất. Theo những
người tán đồng khái niệm này, chúng ta đang trải qua một loạt các thay đổi xã hội sâu sắc
không khác nào những thay đổi đã khởi xướng kỷ nguyên công nghiệp diễn ra khoảng hai
trăm năm trước.
Quyền lực. Khả năng của cá nhân hay thành viên của một nhóm đạt được mục đích hoặc
tăng quyền lợi đang nắm. Quyền lực là một khía cạnh lan toả của tất cả mối quan hệ giữa

con người. Nhiều tranh chấp trong xã hội là các cuộc đấu tranh giành quyền lực, bởi vì
một các nhân hay nhóm càng nắm nhiều quyền thì học càng có khả năng bắt những người
khác thực thi các ý muốn của họ.
Thành kiến. Nhận thức trước về một cá nhân hay một nhóm. Những nhận thức này khó
thay đổi ngay cả khi đối mặt với thông tin mới. Định kiến có thể tích cực hoặc tiêu cực.
Tôn giáo. Loạt tín ngưỡng mà thành viên của một cộng đồng tôn thờ. Chúng bao gồm các
biểu tượng mang ý nghĩa kính sợ hay kỳ diệu, kèm theo là việc hành lễ mà các thành viên
của cộng động này tham gia. Tôn giáo không bao gồm niềm tin vào thực thể siêu tự nhiên
ở khắp mọi nơi. Cho dù khó có thể phân biệt tôn giáo và ma lực, người ta vẫn thường cho
rằng trò phù thuỷ ban đầu do cá nhân tiến hành hơn là trọng tâm của hành lễ.
Phương pháp nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu khác nhau dùng để thu thập các
tài liệu thực nghiệm (có thực). Trong xã hội học có rất nhiều phương pháp nghiên cứu
khác nhau, nhưng làm việc tại hiện trường (hay quan sát những người tham gia) có lẽ là
phương pháp được sử dụng nhiều nhất. Trong một dự án nghiên cứu nên kết hợp hai hay
nhiều phương pháp để phục vụ cho nhiều mục đích.
Cuộc cách mạng. Quá trình thay đổi chính trị bao gồm động viên phong trào xã hội của
quần chúng. Họ sẽ dùng vũ lực lật đổ thành công chế độ đang tồn tại và thiết lập chính
7
phủ mới. Cuộc cách mạng khác với cuộc đảo chính bởi đó là phong trào của quần chúng
và diễn ra sự thay đổi căn bản trong toàn bộ hệ thống chính trị. Đảo chính là cướp chính
quyền thông qua bàn tay của các cá nhân. Những người này sau đó sẽ thay thế những
người đang nắm quyền, tuy nhiên họ lại không thay đổi tận gốc rễ chế độ chính trị. Cũng
cần phân biệt cuộc cách mạng với cuộc nổi dậy. Nổi dậy là thách thức đối với những
người cầm quyền, tuy nhiên một lần nữa vẫn lại đặt mục tiêu là thay thế con người hơn là
chuyển cấu trúc chính trị.
Lễ Kiểu cư xử được trọng thể hoá mà các thành viên của một nhóm hay cộng đồng
thường xuyên tham gia. Tôn giáo là một trong những bối cảnh chính của việc hành lễ, tuy
nhiên phạm vi của hành vi hành lễ vượt ra ngoài lĩnh vực này. Phần lớn mỗi nhóm đều có
kiểu hành lễ riêng.
Khoa học. Khoa học liên quan đến việc sắp xếp theo nguyên tắc các thông số thu được

bằng thực nghiệm, kết hợp với xây dựng cách tiếp cận mang tính lý thuyết và lý thuyết
minh hoạ hoặc giải thích cho các số liệu này. Hoạt động khoa học kết hợp việc tạo ra
cách nghĩ mới cùng với kiểm tra kỹ lưỡng các giả thuyết và ý tưởng. Điểm chính để phân
biệt khoa học với các hệ tư tưởng (như hệ tư tưởng trong tôn giáo) là các giả định mà mọi
ý tưởng khoa học được mở ra để giới làm khoa học phê phán và sửa đổi.
Thế tục hoá. Quá trình làm giảm ảnh hưởng của tôn giáo. Cho dù xã hội hiện đại ngày
càng ít dựa trên tôn giáo, truy nguyên việc thế tục hoá là một vấn đề phức tạp. Thế tục
hoá chỉ mức liên quan với các tổ chức tôn giáo (tỷ lệ đi lễ nhà thờ chẳng hạn), ảnh hưởng
về xã hội và vật chất các tổ chức tôn giáo nắm và sử dụng cũng như mức tin của người
dân.
Tự nhận thức. Nhận thức của một người, con người không phải sinh ra đã tự nhận thức
được mà nhận thức sẽ có được nhờ xã hội hoá sớm. Học tiếng có vai trò tối quan trọng
trong quá trình một đứa trẻ học để có thể tự nhận thức.
Giới tính. Sự khác nhau về giải phẫu giữa đàn ông và đàn bà. Các nhà xã hội học thường
so sánh giới tính với giới. Giới tính chỉ đặc điểm tự nhiên của cơ thể; giới liên quan tới
các dạng hành vi xã hội. Sự phân biệt giới tính và giới khôn giống nhau. Người đồng cô
chẳng hạn là người về cơ thể là đàn ông nhưng đôi khi lại coi mình là đàn bà.
Sự thay đổi xã hội. Sự thay đổi cơ bản về cấu trúc của một nhóm xã hội hay xã hội. Sự
thay đổi xã hội là hiện tượng luôn có mặt trong đời sống xã hội. Hiện tượng này đặc biệt
mạnh mẽ trong kỷ nguyên hiện đại. Có thể truy nguyên nguồn gốc của xã hội hiện đại là
nỗ lực hiểu sự thay đổi phá vỡ thế giới truyền thống và thúc đẩy trật tự xã hội mới.
Nhóm xã hội. Tập hợp các cá nhân tương tác với nhau một cách hệ thống. Nhóm có thể
dao động từ hiệp hội nhỏ cho đến những tổ chức có quy mô lớn. Cho dù quy mô của nó
thế nào thì mỗi nhóm đều có đặc trưng xác định. Đó là mọi thành viên trong nhóm đều
mang nhận thức về nhận dạng chung. Đa phần cuộc sống của chúng ta đều diễn ra trong
các nhóm; trong xã hội hiện đại đa số mọi người đều thuộc nhóm này hay nhóm khác.
Sự giao lưu trong xã hội. Bất kỳ mọi cuộc gặp gỡ giữa các cá nhân. Cuộc sống của chúng
ta bao gồm sự tương tác ở dạng này hay dạng khác. Sự tương tác này chỉ các tình huống
gặp nhau chính thức và không chính thức. Một minh hoạ cho sự giao lưu xã hội một cách
8

chính thức là lớp học; thí dụ của giao lưu không chính thức là hai người gặp nhau trên
phố hay trong buổi tiệc.
Xã hội hoá. Quá trình xã hội thông qua đó trẻ em phát triển nhận thức về chuẩn mực và
giá trị xã hội và có được cảm nhận của riêng mình. Xã hội hoá là một quá trình đặc biệt
quan trọng ở tuổi niên thiếu, tuy nhiên quá trình này sẽ vẫn tiếp tục trong suốt cuộc đời.
Không có một cá nhân nào lại miễn dịch không bị ảnh hưởng hay thay đổi cách cư xử bởi
phản ứng của những người xung quanh trong tất cả các giai đoạn của đời sống.
Sự cơ động xã hội. Sự dịch chuyển của cá nhân hay nhóm giữa các vị trí xã hội khác
nhau. Chuyển động dứng là chuyển động lên trên hay xuống dưới một trật tự trong hệ
thống phân tầng. Chuyển động ngang là sự di chuyển vật lý của cá nhân hay nhóm từ
vùng này tới vùng khác. Khi phân tích chuyển động đứng các nhà xã hội học phân biệt
khoảng cách cá nhân chuyển động theo hướng nghề nghiệp của mình và khoảng cách
người đó đạt được sơ với cương vị của cha mình.
Phong trào xã hội. Nhóm đông những người tìm cách hoàn thành hoặc cản trở quá trình
thay đổi xã hội. Phong trào xã hội thường tồn tại dưới dạng xung đột giữa các tổ chức có
mục tiêu và triển vọng đối kháng nhau. Tuy nhiên phong trào thách thức quyền lực khi có
thể phát triển thành tổ chức.
Địa vị xã hội. Nhận dạng xã hội của một cá nhân trong một nhóm hay xã hội nhất định.
Địa vị xã hội có thể rất chung về bản chất (như những người liên quan tới vai trò giới
tính) hoặc có thể mang tính đặc thù (như chức vụ).
Vai trò xã hội. Hành vi của một cá nhân có địa vị xã hội nhất định. Ý tưởng vai trò xã hội
có nguồn gốc từ nhà hát, chỉ các vai diễn của các diễn viên trên sân khấu. ở xã hội nào cá
nhân cũng đóng một loạt ác vai trò xã hội khác nhau tuỳ theo tình huống hoạt động của
họ.
Phân tầng xã hội. Sự tồn tại sự bất bình đẳng giữa các nhóm trong xã hội về quyền của
họ đối với nguồn và các giải thưởng tượng trưng. Mọi xã hội đều có sự phân tầng. Tuy
nhiên chỉ có sự phát triển của hệ thống dựa trên nhà nước mới mở rộng sự khác biệt về sự
tăng lên của của cải và quyền lực. Kiểu phân tầng dễ phân biệt nhất trong xã hội hiện đại
là phân chia giai cấp.
Cấu trúc xã hội. Kiểu giao lưu giữa các cá nhân hay nhóm. Cuộc sống xã hội không xảy

ra theo kiểu ngẫu nhiên. Đa số hoạt động của chúng ta đều được cấu trúc: chúng được tổ
chức một cách thường xuyên và lặp đi lặp lại. Sự so sánh có thể khập khiễng nhưng sẽ
hữu ích khi nghĩ về cấu trúc xã hội của một xã hội như xà nhà chống đỡ cho toà nhà và
nối chúng với nhau.
Xã hội. Xã hội là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong xã hội học. Xã hội là
một nhóm người sống trên một rãnh thổ riêng , là đối tượng của một hệ thống chính trị
chung, nhận thức được sự khác biệt với những nhóm khác quanh họ. Một vài xã hội như
xã hội của những người săn bắn và hái lượm rất nhỏ không vượt quá vài chục người.
Những nhóm khác rất lớn gồm hàng triệu như xã hội Trung quốc có hơn một tỷ người.
Xã hội học. Nghiên cứu nhóm và xã hội loài người, đặc biệt nhấn mạnh phân tích thế giới
công nghiệp hoá. Xã hội học là một một môn trong nhóm khoa học xã hội gồm nhân
chủng học, kinh tế, chính trị học và địa nhân học. Không có sự phân chia rõ ràng giữa các
9
môn khoa học xã hội khác nhau. Tất cả đều có chung mối quan tâm, khái niệm và
phương pháp.
Nhà nước. Bộ máy chính trị (Chính phủ cùng các viên chức) cầm quyền theo trật tự xã
hội nhất định. Họ được luật pháp và khả năng sử dụng cảnh sát, quân đội làm hậu thuẫn.
Không phải xã hội nào cũng đều có nhà nước. Nền văn hoá săn bắn và hái lượm hay các
xã hội trồng trọt nhỏ đều không có nhà nước. Sự xuất hiện của nhà nước đánh dấu một
bước ngoặt trong lịch sử loài người bởi vì sự tập trung lực lượng chính trị trong việc hình
thành nhà nước đưa ra động lực mới trong quá trình thay đổi xã hội.
Địa vị. Danh tiếng hay uy tín các thành viên khác trong xã hội trao cho một nhóm. Nhóm
có uy tín thường có lối sống - cách cư xử khác biệt, được các thành viên trong nhóm noi
theo. Danh tiếng có thể tích cực hoặc tiêu cực. Nhóm “Pariah ‘ bị phần lớn dân chúng
khinh thường, bị đối xử như một kẻ bị ruồng bỏ.
Phương pháp lý thuyết. Viễn cảnh về cuộc sống xã hội có tín ngưỡng lý thuyết riêng. Một
số tín ngưỡng lý thuyết chính trong xã hội học là chủ nghĩa chức năng, chủ nghĩa cấu
trúc, tương quan tượng trưng và chủ nghĩa Mác. Các tín ngưỡng lý thuyết cung cấp triển
vọng tổng thể trong đó các nhà xã hội học làm việc và tác động đến các lĩnh vực nghiên
cứu khác cũng như cách nhận diện và giải quyết vấn đề.

Lý thuyết. Nỗ lực nhận diện các đặc tính cung giải thích cho các hiện tượng thường xuyên
quan sát thấy. Việc xây dựng lý thuyết hình thành nên một phần tử quan trọng của xã hội
học. Trong khi lý thuyết thường gắn với các tín ngưỡng lý thuyết rộng hơn, chúng cũng
bị tác động bởi kết quả nghiên cứu mà chúng tạo ra.
Tiềm thức. Động cơ và ý tưởng mà trí óc của một người không biết. Cơ chế tâm lý quan
trọng quan trọng trong tiềm thức là sự ức chế - phần của tâm thần bị ngăn khỏi nhận thức
trực tiếp của các nhân. Theo lý thuyết Freud các ý muốn và xung vô thức được hình
thành ở tuổi thơ tiếp tục đóng vai trò khi lớn lên.
Thất nghiệp. Tình trạng một cá nhân muốn có việc làm được trả lương nhưng không làm
được điều đó. Thất nghiệp là một khái niệm phức tạp so với khi thoạt nhìn. Một người
không có việc làm chưa hẳn đã là người thất nghiệp với nghĩa không có gì để làm. Người
nội trợ không nhận lương nhưng họ thường phải làm việc rất vất vả.
Chủ nghĩa thành thị. Thuật ngữ của Louis Wirth để định rõ các đặc trong cuộc sống xã
hội ở thành thị chẳng hạn sự lạnh lùng.
Giá trị ý tưởng của cá nhân hay nhóm về những ước muốn, chính đáng, đúng hoặc xấu.
Phân biệt giá trị là chìa khoá biến dạng của nền văn hoá loài người. Những điều mà các
nhân đánh giá chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn hoá đang sống.
Bạo lực. Việc sử dụng hoặc đe doạ vũ lực lên cơ thể của cá nhân hay nhóm này đối với
nhóm khác. Chiến tranh là đỉnh điểm của bạo lực. Tuy nhiên, bạo lực là chuyện thường
xuyên xảy ra trong nhiều hoàn cảnh không chính thức. Thí dụ, nhiều cuộc hôn nhân được
đặc trưng bởi lịch sự bạo hành của chồng (vợ) đối với người kia.
Việc làm. Hoạt động loài người sản xuất từ thiên nhiên và đảm bảo cho cuộc sống của họ.
Không nên nghĩ việc làm chỉ là công việc được trả lương. Trong các nền văn hoá truyền
thống , khi chỉ có hề thống tiền tệ sơ khai và chỉ có rất ít người làm việc được trả công
10
bằng tiền. Trong xã hội hiện đại, vẫn còn nhiều kiểu việc làm không được trả lương trực
tiếp (như việc nhà).
11
LỜI NÓI ĐẦU
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các công trình nghiên cứu,

khảo sát điều tra xã hội học, nhiều tập giáo trình bài giảng đi sâu vào lĩnh vực khoa học
mới mẻ này. Những phân tích chuyên sâu vào nhiều lĩnh vực của xã hội, xã hội học nông
thôn, xã hội học vùng ven biển, đặc biệt là những quan hệ cộng đồng, xã hội, gia đình, họ
tộc là rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. Trong xã hội hiện đại, bên
cạnh những cái mới đang nảy sinh và phát triển, những giá trị truyền thống về xã hội học
nông thôn và vìng ven biển vẫn được duy trì và củng cố. Xã hội học nghiên cứu các
phong tục tập quán, tín ngưỡng, cơ cấu xã hội, quan hệ xã hội…trên cưo sở đó hoạch
định những chính sách xã hội phù hợp nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
người dân luôn là mục tiêu của các nhà nghiên cứu Xã hội học nói riêng, Đảng và Nhà
nước ta nói chung.
Trong khuôn khổ dự án hợp tác”Nâng cao năng lực đào tạo ngành kỹ thuật bờ biển”
được phía chính phủ Hà Lan tài trợ tác giả đã có dịp được sang làm việc, học tập tại
Trường Đại học Công nghệ Delft, Viện Nghiên cứu xã hội Hague, và trực tiếp dưới sự
giúp đỡ của TS. Nguyễn Ngọc Lưu đã hoàn thành cuốn bài giảng Xã hội học. Cuốn bài
giảng này lần đầu tiên được viết bằng tiếng Anh và được nhiều Giáo sư, Tiến sỹ của Đại
học Công nghệ Delft, Viện Nghiên cứu xã hội Hague góp ý và chỉnh sửa, sau đó được
dịch sang tiếng Việt và hiện nay đã trở thành tài liệu giảng dạy chính thức cho Khoa Kỹ
thuật bờ biển.
Nhân đây cho phép tác giả được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc TS. Nguyễn Ngọc Lưu đã
tận tình giúp đỡ tác giả trong việc tìm kiếm tài liệu và trao đổi về học thuật đặc biệt các
kiến thức về xã hội học. Mặc dù đã đi xa nhưng TS. Nguyễn Ngọc Lưu luôn là người thầy
tận tình, chu đáo chỉ bảo cho bao lớp thê hệ sinh viên, nghiên cứu sinh học tập tại Viện
Nghiên cứu xã hội Hague.
Tác giả cũng chân thành cám ơn TSKH. Nguyễn Trung Dũng đã đọc bản thảo tiếng
Việt và góp ý nhiều ý quý báu để tác giả chỉnh sửa cuốn bài giảng này.
Trong lúc biên soạn lại tập thể tác giả có sử dụng một số tư liệu của một số tác giả
được ghi trong tài liệu tham khảo, tác giả xin chân thành cám ơn.
Mặc dù đã được biên soạn công phu, nhưng vẫn không tránh khỏi những sai sót,
mong bạn đọc góp ý kiến nhận xét để nội dung bài giảng lần sau sẽ được phong phú và
hoàn chỉnh hơn.

Hà nội, ngày 15 tháng 12 năm 2005
TÁC GIẢ

12
CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM VÀ VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG XÃ HỘI HỌC
1.1. Xã hội học là gì ?
Ngày nay ở đầu thế kỷ 21 chúng ta đang sống trong một thế giới nhiều nỗi lo nhưng cũng
mang nhiều hứa hẹn cho tương lai. Đó là thế giới tràn ngập sự thay đổi, đánh dấu bằng
các xung đột sâu sắc, sự căng thẳng và phân chia xã hội cũng như sự tấn công dữ dội
mang tính huỷ diệt của công nghệ lên môi trường sinh thái. Tuy nhiên chúng ta có khả
năng điều khiển vận mệnh của mình và phát triển cuộc sống theo hướng tích cực, những
điều mà các thế hệ trước không tưởng tượng nổi.
Thế giới đã diễn ra thế nào? Tại sao điều kiện sống của chúng ta lại khác xa với ông cha
ta ngày trước? Tương lai sẽ phát triển theo hướng nào? Những câu hỏi này là mối quan
tâm đầu tiên của xã hội học, một lĩnh vực nghiên cứu đống vai trò nền tảng trong nền văn
hoá trí thức hiện đại.
Xã hội học nghiên cứu về cuộc sống xã hội của con người, nhóm người và xã hội. Đây là
sự nghiệp rực rỡ và hấp dẫn, bời vì đối tượng của nó hà hành vi của chính chúng ta với tư
cách là sinh vật trong xã hội. Xã hội học có phạm vi nghiên cứu khá rộng, từ việc phân
tích các cuộc gặp gỡ giữa các cá nhân ngoài đường phố đến việc nghiên cứu các quá trình
xã hội trên toàn cầu. Một thí dụ ngắn gọn sẽ cung cấp sự tinh tế đầu tiên về bản chất và
mục tiêu của xã hội học.
1.2. Phạm vi của xã hội học
Giddens lấy tình yêu làm ví dụ để nhấn mạnh phạm vi của xã hội học. Ông viết:
“Bạn đã bao giờ yêu chưa? Chắc hẳn bạn đã từng. Ngay từ tuổi thanh niên đa số đều biết
một người đang yêu sẽ thế nào. Tình yêu và sự lãng mạn mang lại cho nhiều người trong
số chúng ta cảm giác mãnh liệt chưa từng có. Vì sao người ta lại yêu? Thoạt nhìn câu trả
lời là hiển nhiên. Tình yêu biểu lộ sự gắn kết về cơ thể và riêng tư giữa hai con người có
cảm tình với nhau. Ngày nay chúng ta có thể nghi ngờ về ý tưởng một tình yêu vĩnh cửu.
Tuy nhiên chúng ta vẫn thường cho rằng yêu là một thứ tình cảm bắt nguồn từ cảm xúc

của con người. Với hai người yêu nhau lẽ tự nhiên là họ muốn ở bên nhau và có quan hề
tình dục, có thể ở dạng kết hôn”.
Tình huống có vẻ không cần phải giải thích gì thêm, trên thực tế lại không bình thường.
Không phải tất cả mọi người trên khắp thế giới đều đã được trải qua cảm xúc yêu. Nơi nó
hiện diện hiếm khi lại có quan hệ với hôn nhân. Mãi đến gần đây ý tưởng về một tình
yêu lãng mạn mới phổ biến. Trong nhiều nền văn hoá khác nó chưa bao giờ tồn tại.
Chỉ trong thời hiện đại tình yêu và tình dục mới được xem là có quan hệ mật thiết. John
Boswell, một nhà lịch sử về Châu Âu thời trung cổ đã có nhận xét về sự bất thường của
những ý tưởng về một tình yêu lãng mạn.
Thời Trung cổ ở châu Âu trên thực tế không ai kết hôn vì tình yêu. Có một câu nói thời
đó: ” yêu vợ bằng cảm xúc là ngoại tình”. Thời đó và hàng thế kỷ từ đó về sau người đàn
ông và người đàn bà kết hôn chủ yếu để giữ tài sản của gia đình hay dạy con trông coi
trang trại của gia đình. Một khi đã kết hôn hai người có thể trở thành những người bạn
đồng hành gần gũi. Sau khi lấy nhau điều này thường xảy ra . Đôi khi người ta cũng có
mối quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, nhưng những người này cảm nhận những cảm xúc
13
mà ngày nay chúng ta gắn với tình yêu. Tình yêu lãng mạn may mắn lắm mới được coi là
yếu ớt và tệ hại nhất là bị coi là bệnh hoạn.
Ngày nay chúng ta có thái độ gần như hoàn toàn ngược lại. Boswell đề cập hoàn toàn
đúng về một nỗi ám ảnh thực sự về một “nền văn hoá công nghiệp hiện đại” với tình yêu
lãng mạn.
Những người chìm trong “ bể tình yêu “ thường cho rằng rất ít nền văn hoá trước thời
hiện đại hay không không nghiệp hoá nhất trí với ý kiến này- một ý kiến không còn gây
tranh cãi ở Phương Tây rằng “ mục đích của một người đàn ông là yêu một người đàn bà
và mục đích của một người đàn bà là yêu một người đàn ông “. Phần lớn loài người ở
khắp mọi nơi mọi lúc đều thấy điều này là một cách đo tồi tệ về giá trị của con người !
Do vậy tình yêu lãng mạn không thể chỉ hiểu như một phần tự nhiên của cuộc sống con
người; mà nó được hình thành do những ảnh hưởng xã hội và lịch sử rộng lớn. Chính
những ảnh hưởng này là điều mà các nhà xã hội học nghiên cứu. ( Giddens ).
Theo lời của Giddens thí dụ giúp chúng ta hiểu được phạm vi của xã hội học:

“Phần lớn chúng ta nhìn thế giới về những đặc điểm quen thuộc với đời sống. Xã hội học
minh hoạ cho sự cần thiết phải có cách nhìn rộng lớn hơn lý giải vì sao chúng ta lại thế
này, vì sao chúng ta lại hành động như vậy. Xã hội học cho chúng ta thấy điều mà chúng
ta coi là tự nhiên, không tránh khỏi, tốt hay đúng cũng có thể không hẳn là như vậy và
những điều cuộc sống mang lại cho chúng ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các lực lượng
xã hội và lịch sử. Điều cơ bản đối với quan điểm xã hội học là hiểu được cách phản ánh
tinh tế nhưng cũng rất phức tạp sự trải nghiệm xã hội của chúng ta.
1.3. Ngữ cảnh giao tiếp xã hội hay quá trình
Hai người đi ngang qua nhau trên đương phố. Khi còn cách xa một khoảng họ liếc nhìn
nhau, người này nhìn thoáng qua diện mạo của người kia. Khi tới gần và đi ngang qua,
hai ngươi nhìn sang hướng khác, tránh ánh mắt của người kia. Điều này diễn ra hàng
triệu lần trong một ngày ở khắp mọi nơi trên thế giới cả thành thị lẫn nông thôn.
Khi những người đi qua liếc nhìn nhau để rồi lại nhìn sang hướng khác, họ đang biểu thị
cái mà Erving Coffrnan (1967, 1971) gọi là sự không tập trung và chúng ta cần có trong
nhiều tình huống. Sự thiếu chú ý dân sự không giống như là bỏ qua một người khác. Mỗi
cá nhân đều biểu lộ sự nhận biết của mình khi ai đó có mặt, nhưng lại tránh có những cử
chỉ có thể bị coi là quá xâm phạm. Sự thiếu cú ý này là một cái gì đó ít nhiều vô thức
nhưng nó lại có một tầm quan trọng nền tảng trong cuộc sống hàng ngày.
Cách tốt nhất để lý giải tại sao lại như vậy là nghĩ ra những thí dụ mà khi một người nhìn
chằm chằm vào người khác, để khuôn mặt của họ biểu đạt tình cảm riêng một cách công
khai, điều này chỉ xảy đến với người yêu, thành viên trong gia đình hay bạn bè thân thiết.
Người là hay làm quen tình cờ, cho dù là quen ngoài đường , ở nơi làm việc hay buổi
tiệc, trên thực tế không bao giờ nhìn ngắm người khác theo cách này. Nếu làm như vậy
có thể bị nghi là có dấu hiệu thù địch có chủ định. Chỉ khi nào hai nhóm đối địch mạnh
mẽ với nhau, thì người lạ mới có thể cho phép mình làm những việc như vậy. Do vậy, ở
nước Mỹ trước đây người da trắng được biết đến là có cài nhìn căm ghét với người da
đen đi ngang qua.
14
Ngay cả những người bạn khi nói chuyện thân mật cũng nên cẩn thận khi nhìn người đối
thoại. Mỗi cá nhân đều biểu lộ sự chăm chú tham gia vào cuộc nói chuyện bằng cách

thường xuyên nhìn người đối diện, nhưng đừng nhìn xoáy vào họ. Nhìn quá chăm chú có
thể bị xem như dấu hiệu của sự ngờ vực hay ít ra là không hiểu người khác nói gì. tuy
nhiên nếu không nhìn vào mắt người khác tí nào thì cũng có thể bị coi là lảng tránh, gian
giảo nếu không thì cũng là kỳ cục.
Nghiên cứu cuộc sống hàng ngày

Vì sao chúng ta lại quan tâm đến những khía cạnh tưởng như vặt vãnh như vậy của các
hành vi xã hội? Vượt qua một ngời trên phố và nói vài lời với một người bạn dường như
là việc nhỏ, chẳng có gì làm thú vị, những điều mà mỗi ngày chúng ta làm vô số lần mà
chẳng cần suy nghĩ. Trên thực tế việc nghiên cứu các dạng giao lưu xã hội tưởng chừng
không có ý nghĩa gì lại đặc biệt quan trọng trong xã hội học, còn xa mới không thú vị là
một trong những cuốn hút trong mọi lĩnh vực nghiên cứu của xã hội học. Có hai nguyên
nhân.
Thứ nhất, những điều diễn ra hàng ngày cùng với sự giao tiếp gần như không đổi với
người khác sẽ cho chúng ta cấu trúc và dạng thức về điều chúng ta sẽ làm. Chúng ta có
thể học được nhiều điều về bản thân mình với tư cách là một cá thể trong xã hội và
nghiên cứu cuộc sống xã hội sẽ cho chúng ta kiến thức về nó. Cuộc sống của chúng ta
được tổ chức quanh việc lặp đi lặp lại các kiểu ứng xử tương tự từ ngày này sang ngày
khác, tuần này sang tuần khác, tháng này sang tháng khác và năm này sang năm khác.
hãy nghĩ lại những điều bạn làm hôm qua và hôm kia. Nếu cả hai ngày này đều là ngày
làm việc, thì có rất nhiều khả năng hầu như ngày nào bạn cũng dậy vào giờ đó (một công
việc thường nhật quan trọng). Có thể bạn đến trường khá sớm vào buổi sáng. Cũng có thể
bạn hẹn ai đó cúng đi ăn trưa. Buổi chiều lại trở vào lớp hay học thêm. Sau đó bạn lại đi
những bước chân về nhà; buổi tối cũng có thể bạn đi chơi cũng những người bạn.
Lẽ dĩ nhiên, công việc thường nhật chúng ta tiến hành ngày ngày không giống nhau và
các hoạt động vào ngày nghỉ cuối tuần thường khác xa vời ngày thường. và nếu chúng ta
thay đổi căn bản cuộc sống chúng ta giống như thôi học để đi làm, sự thay đổi trong cuộc
sống thường nhật thường là cần thiết. Tuy nhiên sau đó chúng ta lại thiết lập loạt thói
quen mới và khá thường xuyên.
Thứ hai, việc nghiên cứu giao tiếp xã hội hàng ngày chiếu tia sáng vào hệ thống xã hội

rộng lớn hơn. Mọi hệ thống xã hội quy mô lớn trên thực tế đều phụ thuộc vào các dạng
thức giao thiếp xã hội hàng ngày của chúng ta. Minh hoạ điều này rất dễ. Cùng nhìn lại
trường hợp hai người không quen biết đi ngang qua nhau ngoài đường. Sự kiện như vậy
có rất ít mối quan hệ trực tiếp với các dạng thức tổ chức xã hội quy mô lớn và thường
xuyên. Nhưng nếu chúng ta tính đến nhiều sự giao tiếp như vậy, thì nó không còn như thế
nữa. Trong xã hội hiện đại, nhiều người sống ở thành thị thường xuyên giao tiếp với
những người mà bản thân họ không biết. Sự không chú ý dân sự là một trong số các cơ
chế cho cuộc sống thị thành cùng với những đám đông hối hả và thoáng qua, những cuộc
tiếp xúc lạnh lùng đặc trưng của nó.
Trong chương này, trước hết chúng ta sẽ nghiên cứu cách sử sự không dùng ngôn ngữ
(biểu lộ trên nét mặt hoặc cử chỉ tay chân) mà chúng ta sử dụng khi giao tiếp. Sau đó
15
chúng ta sẽ chuyển sang phân tích lời nói hàng ngày - cách chúng ta sử dụng ngôn ngữ để
truyền đạt cho người khác những ý nghĩ muốn biểu đạt. Cuối cùng chúng ta sẽ tập trung
vào cách thức mà cuộc sống của chúng ta cấu trúc những hoạt động thường nhật, đặc biệt
chú ý đến cách chúng ta phối hợp hành động theo thời gian và không gian.
Giao tiếp phi ngôn ngữ
Giao tiếp xã hội đồi hỏi nhiều dạng giao tiếp không dùng ngôn ngữ khác nhau - sự trao
đổi thông tin và ý nghĩa thông qua biểu lộ sắc mặt, cử chỉ hay chuyển động của cơ thể.
Đôi khi giao tiếp phi ngôn ngữ còn được gọi là “ngôn ngữ của cơ thể”. Tuy nhiên điều
này dễ gây lầm lẫn bởi vì chúng ta sử dụng một cách đặc trưng các cử chỉ này để loại bỏ
hay mở rộng những điều được nói thành lời.
Khuôn mặt, cử chỉ và cảm xúc
Một khía cạnh quan trọng của giao tiếp phi ngôn ngữ là biểu thị cảm xúc qua sắc mặt.
Paul Ekman và các đồng nghiệp đặc phát triển một hệ thống có tên là Hệ mã hành động
trên nét mặt ( FACS ) để miêu tả chuyển động của các cơ mặt là nguyên nhân gây ra sự
biểu lộ đặc biệt (Ekman & Friesen 1978). Bằng cách này họ cố đưa sự chính xác vào lĩnh
vực mà có tiếng là biểu đạt không nhất quán hoặc đầy mâu thuẫn- bởi vì ít có sự thống
nhất về cách nhận dạng và phân loại cảm xúc. Charles Darwin, người sáng lập ra học
thuyết tiến hoá, tuyên bố rằng loài người có kiểu biểu lộ cảm xúc cơ bản giống nhau. Cho

dù một số người không nhất trí với lời tuyên bố này, những nghiên cứu của Ekman đến từ
mọi nền văn hoá khác biệt nhau dường như lại khẳng định lời tuyên bố của Darwin là
đúng. Ekman và Friesen đã tiến hành nghiên cứu một cộng đồng sống biệt lập ở New
Guinea. Trước đây các thành viên của cộng đồng này hầu như không tiếp xúc với người
ngoài. Khi cho họ xem các bức tranh vẽ cách biểu lộ 6 cảm trúc trên khuôn mặt (hạnh
phúc, buồn, tức giận, căm ghét, sợ hãi, kinh ngạc), những người dân này đều nhận ra các
cảm xúc này.
Theo Ekman, kết quả nghiên cứu của ông và các nghiên cứu tương tự ủng hộ cho luận
điểm biểu lộ cảm xúc qua nét mặt và ý nghiã của nó là bẩm sinh đối với loài người. Ông
cũng thừa nhận là bằng chứng của ông chưa thể chứng minh cho điều này, cũng có thể là
điều này liên quan đến kinh nghiệm văn hoá chung; tuy nhiên các dạng nghiên cứu khác
đã ủng hộ cho kết luận của ông.
Không có một cử chỉ hay tư thế nào dặc trưng cho tất cả, thậm chí đa số các nền văn hoá.
Ở một số xã hội, người ta gật đầu khi nói không, điều này hoàn toàn trái ngược với người
Anh Mỹ. Các cử chỉ mà người châu Âu và châu Mỹ rất hay dùng như chỉ tay dường như
không có trong số các dân tộc khác (Bull 1983). Tương tự, ngón tay trỏ đặt vào giữa má
và xoay ở một số vùng của ý là cử chỉ khen ngợi, nhưng ở nơi khác thì không biết có ý
nghĩa gì.
Giống như sắc mặt, cử chỉ hà tư thế được sử dụng để lọc lời phát biểu cũng như chuyển
tải nội dung khi không nói gì. Cả ba điều này có thể sử dụng để trêu đùa, biểu lộ sự mỉa
mai hay nghi ngờ. Cách biểu lộ phi ngôn ngữ mà chúng ta truyền đạt một cách tình cờ
thường chỉ ra rằng điều chúng ta nói không hoàn toàn giống như điều chúng ta muốn nói.
Đỏ mặt có lẽ là thí dụ hiển nhiên nhất, còn có rất nhiều dấu hiệu tinh tế mà người khác có
thể nhìn thấy. Biểu lộ thực thường mất đi sau khoảng 4-5 giây. Một nụ cười kéo dài lâu
16
hơn có thể bị coi là giả dối. Cách biểu lộ ngạc nhiên quá lâu có thể là sự khôi hài có chủ
định chưa biết trên thực tế người ta không hề bị bất ngờ, ngay cả khi người đó có lý lẽ để
bị bất ngờ.
‘Khuôn mặt ‘ và văn hóa
Từ “mặt” cũng có thể là sự quý trọng một người. Trong cuộc sống xã hội hàng ngày

chúng ta thường chú ý rất nhiều để “cứu bộ mặt”. Nhiều điều trong cái chúng ta gọi là
phép lịch sự trong các buổi tụ tập đông người bao gồm việc bỏ qua các khía cạnh của
phép cư xử có thể làm mất mặt. Chúng ta không nói đến các giai thoại trong quá khứ hay
đặc trưng của cá nhân. Chúng có thể làm họ bối rối nếu nhắc tới. Chúng ta nhịn không
đùa về cái đầu hói nếu chúng ta nhận ra ai đó đội tóc giả trừ khi chúng ta là bạn thân. Tế
nhị là một thiết bị bảo vệ mà mỗi người sử dụng khi nghĩ đến việc một ngày nào đó điểm
yếu cuả họ sẽ bị phơi bày trước mọi người. Cuộc sống của chúng ta không chỉ diễn ra.
Khi không nhận ra nó phần lớn thời gian chúng ta kiểm soát liên tục và kỹ lưỡng sắc mặt,
cử chỉ và tư thế khi giao lưu với người khác.
Một số người là chuyên gia trong việc kiềm chế biểu lộ trên khuôn mặt và cư xử tế nhị
với người khác. Một nhà ngoại giao giỏi nhất thiết phải có vẻ thoải mái khi tiếp xúc với
người khác, cho dù họ bất đồng quan điểm hay kinh tởm. Mức độ điều khiển thành công
việc này có thể ảnh hưởng đến số phận của cả quốc gia. Khôn khéo có thể làm giảm căng
thẳng giữa các nước và tránh được chiến tranh.
Quy tắc và nói chuyện
Mặc dù chúng ta sử dụng các cử chỉ không dùng lời khi cư xử và khi suy luận hành vi
của người khác, nhiều giao tiếp diễn ra thông qua sự trao đổi thông thường bằng lời nói
qua các cuộc đối thoại không chính thức. Các nhà xã hội học luôn luôn chấp nhận là ngôn
ngữ là nền tảng của cuộc sống xã hội. Tuy nhiên gần đây, người ta phát triển một phương
pháp mới, gắn với cách người ta sử dụng ngôn ngữ trong các tình huống hàng ngày. Việc
nghiên cứu các mẩu đối thoại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi công trình của Erving
Goffman. Nhưng gây ảnh hưởng quan trọng nhất trong kiểu nghiên cứu này là Harold
Garfinkens, người sáng lập ra phương pháp nhân chủng học.
Phương pháp nhân chủng học là nghiên cứu các phương pháp nhân chủng - văn hoá dân
gian, phương pháp mọi người sử dụng để luận nghĩa điều người khác làm và nhất là điều
người khác nói. Tất cả chúng ta đều áp dụng phương pháp này, thường không phải chú ý
đến chúng. Thường chúng ta chỉ có thể luận nghiã của những điều nói trong cuộc đối
thoại nếu chúng ta biết tình huống xã hội.Tình huống này không xuất hiện trong các từ.
Hãy xem đoạn hội thoại sau:
A: Tôi có một cậu con trai 14 tuổi

B: Được.
A: Tôi cũng còn có một con chó.
B: Ô, tôi rất lấy làm tiếc.
Theo bạn điều gì đang xảy ra ở đây? Hai người nói chuyện là thế nào với nhau. Biết rằng
đây là đoạn đối thoại giữa một người có khả năng sẽ thuê nhà và chủ nhà thì đoạn hội
thoại trên có thể hiểu được. Nhiều chủ nhà chấp nhận trẻ nhỏ nhưng không cho phép
người thuê nuôi súc vật. Tuy nhiên, nếu chúng ta không biết được tình huống xã hội, câu
17
trả lời của B dường như chẳng có mối liên hệ gì với câu B kể. Một phần của ý nghĩa nằm
trong từ ngữ và một phần trong cách tình huống xã hôi cấu trúc những điều người đối
thoại nói.
Dạng nói chuyện tầm phào nhất là sự hiểu biết tinh tế và kiến thức do những người có
liên quan đưa vào. Trên thực tế cuộc nói chuyện nhỏ của chúng ta phức tạp để nỗi không
thiết lập trình được ngay cả những máy tính tinh vi nhất để trò chuyện với con người. Từ
ngữ sử dụng trong các cuộc nói chuyện thông thường không phải lúc nào cũng có ý nghĩa
chính xác và chúng ta cố định những điều muốn nói thông qua giả định . Nếu Nguyễn
Văn A hỏi Lý Văn B “Hôm qua cậu làm gì ?”, thì bản thân từ ngữ không đưa ra câu trả
lời hiển nhiên nào. Ngày là một khoảng thời gian dài và sẽ là hợp lý khi Văn B trả lời
“Tôi thức dậy vào 7h16. Lúc 7h18 tôi ra khỏi giường, vào nhà tắm và bắt đầu đánh răng.
Lúc 7h19 tôi vặn vòi hoa sen…” Chúng ta hiểu kiểu trả lời khi biết Văn A, các hoạt động
mà Nguyễn Văn A hỏi Lý Văn B thường tiến hành cùng nhau và việc Lý Văn B thường
làm vào những ngày đặc biệt trong tuần.
Thí nghiệm của Garfinkel
Garfinkel đã tiến hành một số thí nghiệm cùng với các sinh viên tình nguyện. Kết quả đã
nhấn mạnh sự mong chờ nền mà chúng ta tổ chức các cuộc đối thoại thông thường.
Người ta yêu cầu các sinh viên đưa một người bạn hoặc người thân vào cuộc nói chuyện
và đòi hỏi có những nhận xét thông thường hay bình luận chung chung để đưa ra được ý
nghĩa chính xác. Nếu ai đó nói “Chúc một ngày tốt lành”, người sinh viên phải trả lời
“Chính xác là tốt lành theo nghĩa nào”, “Bạn định ám chỉ buổi nào trong ngày ?”, v.v…
Vì sao người ta lại buồn phiền khi những quy ước có vẻ là nhỏ lại không được tuân thủ?

Câu trả lời là sự ổn định và ý nghĩa cuộc sống hàng ngày của chúng ta phụ thuộc vào việc
chia sẻ những giả định văn hoá không nói ra về những điều đã nói và nguyên nhân. Nếu
chúng ta không chấp nhận điều này, sẽ không thể có những sự giao tiếp có ý nghĩa. Bất
kỳ câu hỏi hay sự đóng góp nào vào cuộc nói chuyện sẽ được tiếp nối bằng “một chu
trình tìm kiếm dày đặc” dạng như người ta yêu cầu đối với các đối tượng trong nghiên
cứu của Garfinkel và sự giao lưu sẽ đổ vỡ. Cái điều thoạt nhìn tưởng là thông lệ nói
chuyện không quan trọng hoá ra lại là nền tảng cho từng cấu trúc của xã hội. Vi phạm
điều này thật là nghiêm trọng.
Ghi nhớ rằng trong cuộc sống người ta có dịp giả vờ ngây thơ không biết điều gì đó.
Người ta có thể làm điều này để làm ai bị mất mặt, chế giễu họ, gây sự lúng túng hay gây
sự chú ý về nghĩa bóng của những điều vừa nói.
Câu đối đáp của thiếu niên thường trái ngược với những người tham gia thí nghiệm của
Garfinkel. Thay cho việc cứ tra hỏi mà lẽ ra không nên làm, bọn trẻ từ chối cung cấp câu
trả lời tương ứng bằng cách nói “Không phải việc của anh“.
Các hình thức nói chuyện
Đây là một việc làm nghiêm túc khi nghe một cuộn băng ghi lại hay đọc lại lời thoại của
một cuộc hội thoại. Các cuộc nói chuyện thường đứt quãng, do dự và sai ngữ pháp hơn là
phần lớn chúng ta nhận ra. Khi chúng ta tham gia vào cuộc nói chuyện hàng ngày, chúng
ta thường nghĩ là điều chúng ta nói ra đã được đánh bóng, bởi vì chúng ta đã vô thức đệm
18
vào các từ; tuy nhiên các cuộc nói chuyện hoàn toàn khác với các cuộc hội thoại trong
tiểu thuyết. Ở đó các nhân vật nói với nhau bằng những câu đúng ngữ pháp.
Cùng với công trình của Coffnian về sự thiếu tập trung dân sự có thiết giả định rằng sự
phân tích các cuộc hội thoại thông thường bị gạt ra ngoài mối quan tâm chính của xã hội
học; thêm vào đó nhiều nhà xã hội học phê phán các nghiên cứu về phương pháp dân tộc
học chỉ vì những lý do này. Tuy nhiên một số lý lẽ đã được sử dụng để chỉ ra tầm quan
trọng của các công trình của Coffnian đói với xã hội học và với phương pháp dân tộc học.
Nghiên cứu cuộc nói chuyện hàng ngày cũng chỉ ra việc làm chủ ngôn ngữ mà người
bình thường nói ra phức tạp thế nào. Khó khăn lớn trong việc lập chương trình máy tính
làm những điều mà con người có khả năng làm mà không cần một nỗ lực nào là một

minh chứng cho sự phức tạp này. Thêm vào đó, nói chuyện là một yếu tố cần thiết trong
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Các cuốn băng về vụ Watergate của Tổng thống Nixon
và các cố vấn của ông chẳng có gì hơn là một đoạn hội thoại, nhưng chúng đã cung cấp
cái nhìn thoáng qua về việc thực thi quyền lực chính trị ở mức cao nhất (Molotch &
Boden 1985 ).
Tiếng kêu đáp lại
Một số kiểu phát biểu không nói ra nhưng bao gồm các câu cảm thán lầm bầm trong
miệng. Coffnian đặt cho nó cái tên tiếng kêu đáp lại (Goffman 1981). Hãy xem xét việc
ai đó nói “OOPS!” sau khi đánh vỡ hoặc đánh rơi cái gì. “Oops” dường như chỉ là một
phản ứng không thú vị đối với một sự rủi ro, hơn là nháy mắt khi có ai đó dứ dứa tay vào
khuôn mặt bạn. Tuy nhiên đây không phải là một phản ứng vô tình. Thực tế là người ta
thường không thốt lên khi chỉ có một mình. “Oops” thương hướng tới những người có
mặt. hành động đó cho người chứng kiến thấy là sai sót chỉ là nhỏ và nhất thời chứ không
phải là điều gì gây nghi ngờ về khả năng kiểm soát hành động của bản thân.
Từ “Oops” bản thân đã được định nghĩa về văn hoá. Khi người Nga đánh rơi vật gì đó
chẳng hạn, họ không nói “Oops” mà thay vào đó thốt lên một tự giống như “Ayee“ trong
tiếng Anh.điều này có lẽ là được tính toán trước và cường điệu lên. tại sao lại phải phân
tích lời phát biểu nhỏ nhoi một cách chi tiết như vậy? Chắc chắn chúng ta sẽ không chú ý
nhiều đến điều chúng ta nói như thí dụ trên. Tất nhiên chúng ta không. Điều quan trọng là
chúng ta công nhận việc kiểm soát liên tục, phức tạp dáng vẻ và hành động của chúng ta.
Trong các tình huống giao tiếp, người ta không bao giờ mong đợi chúng ta chỉ có mặt
trên sàn diễn. Những người khác mong đợi chúng ta, cũng như chúng ta mong đợi học
biểu lộ cái mà Goffman gọi là “sự cảnh giác có kiểm soát “. Một bộ phận cơ bản của con
người là biểu lộ liên tục trước người khác khả năng của mình trong các công việc thường
nhật của cuộc sống.
Lỡ lời
“Oops” là phản ứng với một rủi ro nhỏ. Chúng ta cũng có những sai sót khi nói và phát
âm trong suốt cuộc nói chuyện, giảng bài hay các tình huống khác. Trong các nghiên cứu
về “ thâm thần học trong cuộc sống hàng ngày “, Sigmund Freud, nhà sáng lập ra phân
tích tâm thần đã phân tích hàng loạt thí dụ lỡ lời (Freu 1975). Theo ông lỗi khi nói, kể cả

phát âm sai hay đặt từ không đúng vị trí hay nói lắp trên thực tế không phải là tình cờ.
Chúng được thúc đẩy một cách vô thức bởi các cảm giác bị kiềm chế bởi lý trí hoặc cảm
19
xúc chúng ta muốn kìm nén một cách có ý thức nhưng bất thành. Những cảm xúc này
thường, nhưng không phải lúc nào liên quan đến quan hệ tình dục. Do vậy, một người có
thể định nói “ organizm “ ( cơ thể ) nhưng thay vào đó lại nói “ orgasm “ ( sự cực khoái).
Trong thí dụ Freud đưa ra , khi người ta hỏi một phụ nữ “Con trai bà thuộc trung đoàn
nào ?”. Bà ta trả lời “kẻ giết người thứ 42” ( đúng ra là từ Morder bằng tiếng đức chứ
không phải là từ bà ta định nói Morser hay Nortars ).
Một trong những cách tốt nhất để minh hoạ điểm này là nhìn vào vật phủ lên trong lời nói
của các phát thanh viên truyền thanh và truyền hình. Cách đọc của các phát thanh viên
không giống như lối nói chuyện thông thường, bởi vì nó không phải là tuỳ hứng mà là
được ghi lại. Người ta cũng mong là nó sẽ gần như hoàn hảo hơn cuộc nói chuyện thông
thường, được phát ra mạch lạc và lưu loát hơn. Do vậy sai sót hay đỏ mặt của những
người mới vào nghề phát thanh viên thường hiển nhiên hơn nhiều so với tình huống bình
thường. Tuy nhiên việc phát thanh viên lỡ miệng và nhiều câu lỡ rất buồn cười mang bản
chất quá tự nhiên. Freud kêu gọi nên chú ý đến điểm này.

Chúng ta thường cười những sai sót về lời nói khi phát thanh viên (hay giảng viên) hơn
là khi chúng xảy ra trong tình huống bình thường. Sự hài hước không những chỉ tập trung
vào điều đã nói sai mà còn ở sự bối rối của người nói khi phát ngôn không được hoàn
hảo. Chúng ta nhìn thấy phía sau của tính chuyên nghiệp lạnh lùng tới …
Khuôn mặt, cơ thể và lời nói khi giao tiếp
Hãy tổng kết lại những gì chúng ta vừa học. Giao tiếp hàng ngày phụ thộc vào mối quan
hệ giữa những gì chúng ta chuyển tải qua nét mặt và cử chỉ và những gì chúng ta biểu lộ
bằng lời. Chúng ta dùng sắc mặt và cử chỉ của những người khác để cung cấp thêm chi
tiết cho những gì họ nói bằng lời và kiểm tra xem họ thành thực đến mức nào. Đa phần
không nhận ra mỗi người trong số chúng ta đều kiểm soát chặt chẽ và liên tục sắc mặt, cử
chỉ và chuyển động của cơ thể trong suốt quá trình giao tiếp.
Thỉnh thoảng việc nói nhầm như trong thí dụ “ murderers “ của Freud làm lộ điều mà

chúng ta muốn che giấu, có ý thức hoặc vô thức. Nhiều lời lỡ nói ra đã phô bày cảm xúc
đích thực của chúng ta như trong thí dụ trộn bánh gatô, người phát thanh viên có thể nghĩ
là “kinh tởm”.
Nét mặt, điều khiển cơ thể và lời nói sau đó sẽ được sử dụng để chuyển tải ý nghĩa nhất
định và che giấu những điều khác. Chúng ta cũng tổ chức hoạt động của mình trong các
tình huống của cuộc sống xã hội để đạt được những đích giống nhau, như chúng ta sẽ
thấy sau đây.
Cuộc gặp gỡ
Các cuộc gặp gỡ luôn cần những “ lỗ hổng” cho biết sự không chú ý dân sự bị bỏ qua.
Khi những người chưa quen biết gặp nhau và bắt đầu nói - như trong bữa tiệc chẳng hạn -
thời điểm ngừng sự mất tập trung dân sự luôn luôn là nguy cơ, bởi vì sự hiểu lầm dễ dàng
xảy ra. Do đó, nhìn mắt nhau có thể là lưỡng nghĩa và thăm dò. Một người sau đó có thể
hành động như thể người đó không trực tiếp chuyển động nếu lời mào đầu không được
chấp nhận. Trong giao tiếp từng người dùng cả nét mặt và cử chỉ lẫn lời. Goffmannn
phân biệt cách biểu lộ mà các cá nhân “đưa ra” hay “phát ra”. Cách thứ nhất là từ ngữ và
sắc mặt người ta dùng để tạo ấn tượng nhất định với người khác. Cách thứ hai là chìa
20
khoa mà người khác có thể chọn để kiểm tra sự chân thành hay thành thật. Thí dụ, một
người chủ khách sạn lắng nghe cùng một nụ cười lịch sự sự thích thú của hành khách về
các món ăn, cùng lúc đó để ý mức độ sự hài lòng của hành khách khi ăn các món ăn đó,
họ có để thừa nhiều không và âm vực của giọng nói họ sử dụng để biểu lộ sự thoả mãn.
Dấu
Phần lớn chúng ta gặp gỡ và nói chuyện với nhiều loại người trong sốt một ngày.Dấu đặc
biệt quan trọng khi cuộc gặp đặc biệt hoặc không rõ điều gì đang diễn ra. Thí dụ, khi một
người mẫu để trần trước học sinh trường nghệ thuật, thường thì anh ta không cởi bỏ quần
áo khi có mặt người khác. Cởi và mặc quần áo một mình cho phép cơ thể phơi bày và che
đột ngột. Cả hai việc này đánh dấu ranh giới của các giai thoại và chứng tỏ rằng ở đây
không có ý nghĩa tình dục.
Trong không gian rất chật hẹp như cầu thang máy chẳng hạn khó lòng đánh dấu khu vực
tập trung giao tiếp. Những người có mặt không dễ dàng gì cho chúng ta biết điều họ sẽ

làm trong tình huống khác, rằng họ không nghe những điều người xung quanh nói. Khó
có thể nhìn thấy những người không qnen nhìn thẳng vào nhau . Vì vậy, trong thang máy
người ta thường chọn một tư thế cường điều vờ như “không nghe” và “không nhìn“, chỉ
nhìn ra ngoài hoặc vào bảng điều khiển- bất kỳ nơi nào miễn là không phải là những
người cùng trong thang máy. Hội thoại thường lơ lửng hoặc gói gọn trong việc trao đổi
ngắn. Tương tự, ở cơ quan hay ở nhà , nếu vài người đang nói chuyện với nhau và một
người có điện thoại, thì những người còn lại không sẵn sàng tỏ ra hoàn toàn không chú ý
và họ có thể nói chuyện dè dặt và yếu ớt.
Quản lý ấn tượng
Khi phân tích giao tiếp xã hội Goffman và các nhà văn khác chuyên viết về chủ đề này
thường sử dụng ý niệm của nhà hát. Khái niệm VAI TRÒ XÃ HỘI chẳng hạn có nguồn
gốc từ khung cảnh nhà hát. Vai là điều được xã hội mong đợi và một người ở địa vị xã
hội nhất định cần tuân thủ. Làm thầy giáo tức là giữ một địa vị đặc trưng; Thầy giáo diễn
vai theo cách đặc biệt trước các học trò. Goffman thấy cuộc sống xã hội như các nghệ sĩ
diễn trên sân khấu, bởi vì cách diễn của chúng ta phụ thuộc vào vai trong ta diễn ở một
thời điểm đặc biệt. Phương pháp này đôi khi được gọi là cuộc sống xã hội kịch. Người ta
rất nhạy cảm đối với việc người khác nhìn họ và sử dụng nhiều dạng quản lý ấn tượng để
thúc người khác phản ứng lại theo cách họ muốn. Mặc dù đôi lúc chúng ta làm điều này
một cách tính toán, nhưng thường thì việc này nằm trong số những việc chúng ta làm mà
không để ý. Khi Nguyễn Văn A dự một cuộc họp , anh ấy mặc comple và thắt cavat đồng
thời cư xử sao cho tốt, tối hôm đó khi thư giãn cùng bạn bè trong một cuộc đá bóng, anh
ấy mặc quần bò, áo may ô và kể nhiều chuyện phiếm. Đó chính là quản lý ấn tượng.
Vùng phía trước và phía sau
Goffman cho rằng nhiều điều trong cuộc sống có thể chia thành khu phía trước và khu
phía sau. Khu phía trước là các dịp hay cuộc gặp gỡ trong đó các cá nhân đúng vai trịnh
trọng. Công việc tập thiết thường tạo ra sự trình diễn khu vực phía trước. hai nhà chính trị
nổi tiếng có thể tỏ ra một cách khéo léo sự thống nhất và tình bạn trước ống kính truyền
hình, ngay cả khi hay người căm ghét nhau. Một cặp vợ chồng có thể lo che giấu không
21
để con cái biết là họ cãi nhau, cố giữ một trận tuyến hài hoà. Chỉ khi nào bọn trẻ đã lên

giường họ mới cãi nhau kịch liệt.
Khu vực phía sau là nơi ngời ta tập hợp các ưu điểm lại và chuẩn bị giao tiếp trong
klhung cảnh long trọng hơn. Khu vực phía sau tương tự như hậu trường của nhà hát hay
các hoạt động làm phim không thu vào ống kính. Khi đứng trong hậu trường, người ta có
thể thư giãn, thả lỏng cảm xúc và kiểu cư xử mà họ phải kiềm chế khi đứng trước sân
khấu. Khu vực phía sau cho phép chửi thề, các nhận xét tình dục, kêu ca, ăn mặc thoải
mái, tư thế ngồi và đứng nhếch nhác, sử dụng tiếng địa phương hay ngôn từ không chuẩn,
lầm bầm và hét lên, nổi nóng giả vờ, thờ ơ với những người khác trong các hành động
nhỏ nhưng có đặc trưng chủ định, có hững hành động hư huýt sáo, nhai kẹo cao
su (Goffman 1969). Do vậy người hầu có thể là linh hồn của sự lịch lãm khi phục vụ
khách hàng, nhưng trở nên ồn ào và côn đồ một khi đứng sau cửa bếp. Nếu khách hàng
nhìn thấy cảnh tượng diễn ra trong bếp, thì sẽ có rất ít khách sạn khách hàng thường
xuyên lui tới.
Chọn vai: nghiên cứu gần gũi
Chúng ta cũng mượn sân khấu làm thí dụ cộng tác trong quản lý ấn tượng. Chúng ta cùng
xem xét kỹ lưỡng một nghiên cứu. James Henslin và Mae Briggs nghiên cứu một dạng
gặp gỡ đặc biệt và tinh tế: một phụ nữ đi khám phụ khoa. Khi nghiên cứu hầu hết các
thăm khám phần khung chậu đều do bác sĩ nam tiến hành và do vậy cả hai đều thấy mơ
hồ và lúng túng. Ở phương tây nam giới và phụ nữ đã được hoà nhập khi nghĩ về các cơ
quan sinh dục như phần riêng tư nhất của cơ thể con người và việc nhìn, và nhất là cảm
nhận bộ phận sinh dục của người khác thương gắn với quan hề tình dục. Một số phụ nữ
cảm thấy quá lo lắng về sự thăm khám khung chậu đến nỗi họ không đi khám, ngay cả
khi họ nghi ngờ là có lý do y học mạnh mẽ.
Henslin và Briggs phân tích các tài liệu mà Briggs, một ý tá có trình độ thu thập được
qua rất nhiều thăm khám phụ khoa. Họ giải thích rằng những gì họ tìm thấy có một số
giai đoạn điển hình. Chọn một phép ẩn dụ trong kịch, họ giả định rằng mỗi giai đoạn có
thể xử lý như một cảnh riêng biệt, trong đó vai diễn của diễn viên thay đổi khi hồi mở ra.
Trong phần đầu của vở kịch người phụ nữ bước vào phòng đợi chuẩn bị đóng vai bệnh
nhân, tạm thời loại bỏ hình dạng bên ngoài của cô. Khi được gọi vào phòng khám cô
chọn vai bệnh nhân và cảnh 1 mở ra. Bác sĩ làm ra vẻ chuyên nghiệp và chữa cho bệnh

nhân một cách thuần thục, nhìn và lắng nghe một cách lịch sự những điều bệnh nhân nói.
Nếu ông quyết định khám, thì ông sẽ nói lại với bệnh nhân và rời khỏi phóng khám; cảnh
1 kết thúc.
Cảnh trung tâm lại mở, có cả y tá và bác sĩ tham gia. sự xuất hiện của ý tá đảm bảo là sự
giao tiếp giữa bác sĩ và bệnh nhân không mang yếu tố tình dục, đồng thời cung cấp nhân
chứng có tính pháp lý, bác sĩ sẽ bị phạt nếu có những cư xử vị phạm y đức. Việc khám
diễn ra như thể nhân cách của bệnh nhân vắng mặt; tấm ga đắp lên người bệnh nhân che
bộ phận sinh dục khỏi phần cơ thể còn lại và tư thế của bệnh nhân không cho phép cô
quan sát được việc thăm khám. Để tránh các câu hỏi đặc biệt về y học, người bác sĩ ngồi
trên một chiếc ghế thấp ngoài tầm nhìn của bệnh nhân. Người bệnh cộng tác bằng cách
tạm thời không phải là người, không bắt chuyện và cố gắng tránh mọi cử động.
22
Vào giờ nghỉ giữ cảnh này và cảnh cuối, người ý tá lại đóng vai trò người thu dọn, giúp
bệnh nhân lần nữa trở lại thành người. Vào lúc này hai người có thể lại nói chuyện, bệnh
nhân bày tỏ sự nhẹ nhõm khi việc khám đã xong. Mặc quần áo chỉnh tề người bệnh sẵn
sàng đối mặt với cảnh cuối. Bác sĩ quay lại cử xử với bệnh nhận đầy trách nhiệm thảo
luận với cô về kết quả của việc khám. tiếp tục phong cách lịch thiệp và chuyên nghiệp,
ông bày tỏ phản ứng của mình với cô không thay đổi khi có sự tiếp xúc gần gũi với cơ thể
cô. Phần kết của vở kịch là bệnh nhân rời khỏi phòng khám của bác sĩ, lại trở lại mình ở
thế giới bên ngoài. Như vậy bác sĩ và bệnh nhân đã hợp tác theo cách điều khiển sự giao
tiếp và cảm xúc của người này với người kia.
Không gian riêng tư
Có sự khác nhau trong cách định nghĩa về không gian riêng tư. ở các nước phương Tây,
người ta thường giữ một khoảng cách ít nhất là 3 fit (1 foot = 12 inches) khi giao tiếp với
người khác; khi đứng sát vai nhau, họ có thể đứng gần nhau hơn. ở Trung Đông, người ta
có thể đứng gần nhau hơn so với Phương Tây. Người Phương Tây khi đến Trung Đông
thường cảm thấy mình lúng túng bởi sự gần gũi này.
Erward T. Hall, người đã nghiên cứu nhiều năm về giao tiếp không lời nói chia khoảng
không gian riêng tư thành 4 loại. Khoảng cách gần gũi, dưới 1 fit rưỡi rất khi có trong
tiếp xúc xã hội. Chỉ có những người cho phép sự động chạm cơ thể thường xuyên, như

giữa những người yêu nhau hau giữa bố mẹ và con cái thì mới có thể nằm trong khoảng
không gian này. Bạn bè và những người quen thường đứng cách nhau một khoảng có tên
là khoảng cách riêng tư ( từ 1 đến 4 fit ). Có thể gần hơn một chút nhưng điều này
thường bị cấm. Trong các khung cảnh trịnh trọng , như khi phỏng vấn chẳng hạn, người
ta giữ một khoảng cách xã hội, từ 4 đến 12 fit. Cuối cùng là khoảng cách nơi công cộng,
người 12 fit -khi trình diễn trước khán giả.
Giao tiếp theo thời gian và không gian
Hiểu được cách phân bố hoạt động theo thời gian và không gian là nền tảng để phân tích
các cuộc gặp và hiểu được cuộc sống xã hội nói chung. Mọi cuộc gặp đều được định vị -
nó xảy ra ở một địa điểm nào đó và trong một khoảng thời gian nào đó. Hành động của
chúng ta trong suốt một ngày thường được khoảng vùng về không gian và thời gian.
Chẳng hạn, phần lớn mọi người đều dành một vùng , từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều của
ngày để làm việc. Trong tuần thời gian của họ cũng được khoanh lại: Họ thường làm việc
vào ngày thường và nghỉ ở nhà vào thứ bảy chủ nhật. Khi chúng ta chuyển qua vùng thời
gian trong ngày, thì chúng ta cũng chuyển qua vùng không gian: Để tới nơi làm việc,
chúng ta có thể đi xe buýt từ một khu này của thành phố tới một khu vực khác, hay cũng
có thể đi từ ngoại thành vào. Vì vây, khi phân tích bối cảnh giao tiếp xã hội, thật hữu ích
nếu chúng ta quan sát chuyển động của mọi người và nhận ra sự tương đồng về thời gian
- không gian này.
Khái niệm khu vực hóa sẽ giúp chúng ta hiểu cuộc sống xã hội phân vùng không gian và
thời gian như thế nào. Hãy lấy một ngôi nhà tư làm thí dụ. Một ngôi nhà hiện đại thường
chia thành các phòng, các lối đi và nếu nhà từ hai tầng trở đi thì sẽ được chia thành các
tầng. Những khoảng không gian này không chỉ đơn thuần được phân cách về mặt vật lý
và còn được phân vùng theo thời gian. Phòng khách và gian bếp được sử dụng nhiều nhất
23
vào ban ngày, còn phòng ngủ vào ban đêm. Mối giao tiếp xảy ra tại các khu vực này
được hạn chế bằng sự phân chia theo thời gian và không gian. Một vài khu vực của nhà
hình thành nên khu vực hậu trường với các “ hoạt động “ xảy ra tại các khu vực khác.
Thỉnh thoảng toàn bộ ngôi nhà biến thành hậu trường. Một lần nữa Goffmann đã nắm bắt
được ý tưởng này một cách nên thơ:

Vào một sáng chủ nhật cả nhà có thể sử dụng tường bao quanh ngôi nhà để giấu đi sự ăn
mặc luộm thuộm và những cố gắng dân sự, lên lỏi đến mọi căn phòng mà theo nghi chức
không chính thức chỉ hạn chế trong bếp và buồng ngủ. Vì vậy, tại nước Mỹ giới trung lưu
vào buổi chiều các bà mẹ thường coi giải phân định giữa sân chơi của bọn trẻ và nhà là
hậu trường. Các bà mẹ thường mặc quần Jean, đi giày đế bằng và hầu như không trang
điểm. Lẽ dĩ nhiên khu vực được thiết lập là khu vực mặt tiền hay khán đài nơi thường
xuyên diễn ra các hoạt động thường nhật lại biến thành hậu trường trước và sau mỗi
cuộc diễn, bởi vì vào thời điểm này những đồ đạc cố định có thể đang sử chữa, phục hồi
bay sắp xếp lại hay người diễn có thể đang mặc quần áo diễn tập. Để thấy điều này,
trước khi mọi việc thiết lập được mở ra chúng ta chỉ cần liếc vào phòng ăn, nhà kho hay
ngôi nhà.
Thời gian đồng hồ
Trong xã hội hiện đại, việc khoang vùng các hoạt động chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thời
gian chỉ trên đồng hồ . Xã hội công nghiệp hoá không thể tồn tại nếu thiếu đồng hồ để
định thời gian các hoạt động một cách chính xác cũng sự phối hợp hoạt động theo không
gian, (Mumford 1973 ). Việc dùng đồng hồ để đo thời gian ngày nay đã được chuẩn hoá
trên toàn cầu, giúp hệ thống giao thông và viễn thông phức tạp được thông suốt trên toàn
thế giới. Thế giới được phân nhỏ thành các múi giờ, mỗi múi là 1 giờ và sắp bắt đầu một
ngày mới được cố định ở khắp nơi.
Các tu viện vào thế kỷ 14 là những tổ chức đầu tiên cố gắng sắp lịch hoạt động trong
ngày và trong tuần của các tu sĩ một cách chính xác. Ngày nay, hầu như không có một
nhóm hay một tổ chức nào lại không làm theo cách như vậy càng có nhiều người và
nguồn tham gia, việc xếp lịch lại càng phải chính xác. Eviatar Zrrrubavel đã minh hoạ
điều này trong nghiên cứu của ông về khung thời gian của một bệnh viện lớn ( 1979,
1982 ). Một bệnh viện phải hoạt động 24/ 24 giờ và cũng đòi hỏi thay thế giữa trực ngày
và trực đêm. Y tá, bác sĩ và các nhân viên khác, cùng với các nguồn họ cần phải được
thống nhất về không gian và thời gian.
Cuộc sống hàng ngày : triển vọng văn hoá và lịch sử
Một số cơ chế của giao tiếp xã hội do Goffman, Garfinkel và những người khác phân tích
có vẻ là phổ quát. Sử dụng các dấu hiệu để báo cuộc gặp bắt đầu hay kết thúc chẳng hạn

là đặc trưng của giao tiếp ở khắp mọi nơi. Trong các buổi tụ tập cũng có thẻ tìm thấy
cách tổ chức các cuộc gặp chẳng hạn theo kiểu quay lưng về khía người khác để hình
thành cụm đối thoại. Tuy nhiên, nhiều cuộc tranh luận của Gofmann về sự không chú ý
dân sự và các dạng giao tiếp xã hội khác lúc ban đầu liên quan tới các xã hội, trong đó sự
giao tiếp với người là là chuyện rất bình thường. Thế còn những xã hội truyền thống rất
nhỏ, nơi không có người là và ít có khung cảnh mà nhiều hơn một dúm người tụ lại thì
sao?
24
Để nhìn sự đối nghịch giữa giao tiếp xã hội, trong xã hội hiện đại và xã hội truyền thống
hãy lấy một trong những nền văn hoá kém phát triển nhất về công nghệ còn sót lại trên
thế giới để làm thí dụ: Người Kung (đôi khi còn gọi là Bushmen ) sống ở hoang mạc
Kalahari của Botswana và Namibia, Nam Phi (Lee 1968, 1969; dấu chấm than chỉ âm khi
gọi tên ). Cho dù lối sống của họ đang có tự thay đổi do ảnh hưởng của bên ngoài, kiểu
sống truyền thống của họ vẫn còn rất rõ.
Sự thúc ép gần lại
Hoàn toàn đối ngược với người Kung - như sẽ được phân tích kỹ ở các chương tiếp theo,
trong xã hội hiện đại, chúng ta thường xuyên tiếp xúc với những người xưa gặp hoặc
quen bao giờ. Hầu như mọi giao dịch hàng ngày như mua rau quả hay mở một tài khoản
ở nhân hàng đều đưa chúng ta vào cuộc tiếp xúc - tiếp xúc gián tiếp -với những người mà
có thể sống cách xa hàng ngàn dặm. Hệ thống ngân hàng chẳng hạn là quốc tế. Mọi
khoản tiền bạn gửi vào đều là một phần nhỏ của việc đầu tư tài chính mà ngân hàng tạo ra
trên khắp toàn cầu.
Bây giờ đã khá dễ dàng, tại sao chúng ta lại không giao tiếp gián tiếp với người khác
nhiều hơn? Vì sao chúng ta lại không sử dụng điện thoại, fax hay các phương tiện viễn
thông khác khi tiếp xúc với bạn bè hay đồng nghiệp? giới kinh doanh thường tiếp tục
tham dự các cuộc gặp, đôi khi bay nửa vòng trái đất để gặp nhau, khi mà mọi việc có vẻ
đơn giản và hiệu quả hơn nếu giao dịch bằng máy tính hay đường dây điện thoại có nhiều
người tham gia.
1.4. Phát triển triển vọng xã hội
Học cách nghĩ trên phương diện xã hội học- hay nói cách khác nhìn với quan điểm

thoáng hơn - nghĩa là nuôi dưỡng những tưởng tượng. Là những nhà xã hội học, chúng ta
cần tưởng tượng , chẳng hạn cảm xúc của tình dục và hôn nhân của con ngời là thế nào,
với ai thì xa lạ hay với ý tưởng về một tình yêu lãng mạn hay thấy nó vô lý. Nghiên cứu
xã hội học không thể đơn thuần là một quá trình thu nhận kiến thức diễn ra ngày ngày.
Nhà xã hội học là người biết thoát ra khỏi tính gần gũi của hoàn cảnh cá nhân và đặt sự
việc vaò một khung cảnh rộng hơn. Công việc xã hội học phụ thuộc vào trí tưởng tựơng
xã hội học- thứ mà tác giả người Mỹ C. Wright Mills đã gọi trong một câu nổi tiếng.
Tưởng tượng xã hội học đòi hỏi chúng ta trước hết “nghĩ tách ra khỏi những thường nhật
đã quen của cuộc sống để nhìn chúng theo một cách mới”. hãy xét một hành động đơn
giản là việc uống một tách cà phê. Chúng ta có thể tìm thấy gì để nói về một hành vi
dường như chả có gì thú vị vậy trên quan điểm xã hội học? Rất nhiều. Trước hết chúng ta
có thể chỉ ra rằng cà phê không chỉ là một đồ uống. Nó mang một giá trị tượng trưng, là
một phần của các hoạt động xã hội hàng ngày. Thường các thủ tục gắn với việc uống cà
phê quan trọng hơn rất nhiều so với việc uống nó. Hai người hẹn gặp nhau đi uống cà phê
có thể quan tâm nhiều hơn đến việc gặp nhau để tán gẫu hơn là thứ nước mà họ uống.
Trong tất cả, mọi xã hội ăn và uống tạo ra cơ hội để giao lưu và hành lễ và chính những
điều này là một chủ đề phong phú cho việc nghiên cứu xã hội.
Thứ hai, cà phê là một loại thuốc, có chứa chất cafein, kích thích lên não. Ở Phương Tây
những người nghiện cà phê không bị coi là nghiện. Giống như rượu, cà phê là một thứ
thuốc được xã hội chấp nhận trong khi cần sa thì lại không. Dĩ nhiên có những xã hội
25

×