Tải bản đầy đủ (.pptx) (105 trang)

Bài thuyết trình hệ tiêu hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.83 MB, 105 trang )

Digestive system
Nhóm 7
Giới thiệu chung

Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất phức tạp của thức ăn thành các chất có cấu tạo đơn giản mà cơ thể động vật có khả năng hấp
thụ được.

Hệ tiêu hóa là hệ thống các cơ quan có nhiệm vụ tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, tách lấy năng lượng và dinh dưỡng, và đẩy các chất
thải còn lại ra ngoài. Bắt đầu từ ổ miệng nơi nhận thức ăn, tận cùng ở hậu môn nơi thải chất cặn bã không tiêu hóa được.

Tiêu hóa ở động vật gồm: tiêu hóa nội bào (không bào tiêu hóa) và tiêu hóa ngoại bào (túi tiêu hóa, ống tiêu hóa).
Tiêu hóa nội bào
Tiêu hóa vừa nội bào vừa ngoại bào
Tiêu hóa ngoại bào
Chưa có cơ quan tiêu hóa
Cơ quan tiêu hóa đơn giản (Túi tiêu hóa)
Ống tiêu hóa
Chiều hướng tiến hoá
tiêu hoá Ở ĐỘNG VẬT
CHƯA CÓ CƠ QUAN TIÊU HÓA

Động vật: trùng roi, trùng giày, amip…

Thức ăn được tiêu hóa nội bào.

Quá trình tiêu hóa nội bào gồm 3 giai đoạn:
1. Hình thành không bào tiêu hóa.
2. Tiêu hóa chất dinh dưỡng phức tạp thành chất đơn giản.
3. Hấp thu chất dinh dưỡng đơn giản vào tế bào chất.
Tiêu hoá Ở ĐỘNG VẬT
CÓ TÚI TIÊU HÓA



Động vật: Ruột khoang và giun dẹp.

Cấu tạo túi tiêu hóa:
o
Hình túi và cấu tạo từ nhiều tế bào.
o
Túi tiêu hóa có một lỗ thông duy nhất (vừa là miệng vừa là hậu môn).
o
Trên thành túi có nhiều tế bào tuyến tiết enzyme tiêu hóa vào lòng túi tiêu hóa.
o
Ở túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
Quá trình biệt hóa bắt đầu xuất hiện khi cơ quan tiêu hóa được phân chia thành miệng và hậu môn:

Giun tròn đã có các phần của hệ tiêu hóa nguyên sơ: ruột có hình ống và có màng biểu bì

Các động vật bậc cao có hệ tiêu hóa phân hóa thành các vùng riêng biệt
Tiêu hoá Ở ĐỘNG VẬT
CÓ ỐNG TIÊU HÓA

Động vật: Động vật có xương sống và nhiều động vật không xương sống.

Ống tiêu hóa được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau như: miệng, hầu, thực
quản, dạ dày, ruột, hậu môn.

Trong ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ hoạt động cơ học và
nhờ tác dụng của dịch tiêu hóa.
Hệ tiêu hóa ĐVCXS


Miệng và hầu: để lấy thức ăn

Thực quản: đưa thức ăn xuống dạ dày

Dạ dày: tiêu hóa sơ bộ thức ăn

Ruột non: tiêu hóa và hấp thu thức ăn

Ruột già: tập trung các chất thải

Lỗ huyệt hoặc trực tràng: lưu giữ chất thải

Hậu môn: đưa chất thải ra ngoài môi trường
Ăn cỏ
Ăn thịt
ĐẶC ĐIỂM TIÊU HÓA Ở THÚ ĂN THỊT VÀ THÚ ĂN
THỰC VẬT
Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt:

Bộ răng: răng nanh, răng hàm và răng cạnh hàm phát triển để
giữ mồi, xé thức ăn

Dạ dày: đơn bào, to chứa nhiều thức ăn và tiêu hóa cơ học, hóa
học.

Ruột ngắn, ruột tịt không phát triển, không tiêu hóa thức ăn.
Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thực vật:


Bộ răng: răng cạnh hàm, răng hàm phát triển để nghiền thức ăn
thực vật cứng.

Dạ dày một ngăn hoặc 4 ngăn (động vật nhai lại).

Ruột dài, manh tràng phát triển ở thú ăn thực vật có dạ dày đơn.
Tiêu hoá ở miệng
Cấu tạo khoang miệng

Là phần đầu của ống tiêu hóa dùng để tiếp nhận thức ăn. Phía trước là 2 môi
phía sau là hầu (họng), phía trên là vòm khẩu cái phía dưới là nền miệng và
lưỡi, hai bên là má. Trong miệng có các loại răng cắm vào 2 hàm, lưỡi và 3
đôi tuyến nước bọt gồm tuyến dưới lưỡi, tuyến hàm và tuyến mang tai.
Răng

Có ở hầu hết các loài động vật có xương sống và đều thực hiện cùng một chức năng là cắn, xé, nhai và nghiền nhỏ thức ăn. Tuy có
kích thước và hình dạng rất khác nhau nhưng về mặt cấu tạo thì tương đối giống nhau.
Cấu tạo của răng

Gồm 3 phần chính: thân răng lộ ra phía ngoài, cổ răng ở giữa
và chân răng cắm vào xương hàm. Trong lòng răng có chứa
tủy, mạch máu và dây thần kinh.

Thành phần cấu trúc quan trọng nhất của răng gồm mô đã vôi hóa được gọi là ngà răng. Ngà răng là một chất liệu giống như xương
cững có chứa các tế bào sống. Nó là một mô nhạy cảm và gây ra cảm giác đau khi bị kích thích bằng nhiệt hoặc bằng hóa chất. Ngà
của thân răng được men răng bảo vệ bao bọc, lớp men này là một mô tế bào rất cứng và không có cảm giác. Chân răng được bao bọc
bằng một lớp xương răng, một chất tương tự với ngà răng giúp giữ răng trong hốc răng.

Đối với người và động vật, răng gồm 3 loại và có chức năng chủ yếu sau:
o

Răng cửa để cắt thức ăn.
o
Răng nanh để xé thức ăn (ở loài rắn độc thì nanh là nơi để tiêm nọc độc vào con mồi).
o
Răng hàm để nghiền nhỏ thức ăn.
Lưỡi

Lưỡi là cơ quan vị giác nằm trong khoang miệng của động vật có xương sống.
Ở động vật có vú, lưỡi là khối cơ vân chắc, phủ ngoài bằng lớp biểu bì phân lớp,
phía dưới là lớp mô liên kết. Mặt trên lưỡi có nhiều nhú cảm giác (chồi cảm
giác), nhú chứa các cơ quan hoá học nhạy cảm với chất hoá học có trong dung
dịch. Trên lưỡi chia thành một số vùng tương ứng với khả năng cảm giác, vị
giác khác nhau.

Ở đa số động vật, lưỡi gắn với phía sau khoang miệng và thò ra phía trước, cử động được. Ở cá, lưỡi là một nếp gấp của mô để hỗ trợ
cho động tác nuốt. Một số loài lưỡng cư như ếch, cóc, lưỡi gắn ở phía trước khoang miệng, đầu có chia nhánh và có thể phóng ra để
bắt côn trùng.
Tiêu hoá ở miệng

Ba giai đoạn:
o
Lấy thức ăn, nước uống
o
Nhai và tẩm nước bọt
o
Nuốt

Chịu tác động của hai quá trình:
o
Cơ học (nhai)

o
Hóa học (enzyme)
Thức ăn Niêm mạc miệng
Trung khu nhai
(hành tuỷ)
Vỏ não Cơ nhai

Nhai là động tác phối hợp giữa đầu, răng, má và lưỡi để cắt xé, nghiền nát thức ăn rồi tẩm nhuận nước bọt và viên thành viên cho dễ
nuốt.

Nhai có tác dụng kích thích vị giác, tăng tính thèm ăn có ý nghĩa khởi động quá trình tiêu hóa.

Nhai – nuốt là phản xạ tự động. Các trung khu nhai ở hành tủy và vỏ não.

Cung phản xạ nhai:

Trung khu bài tiết nước bọt cũng ở hành tủy nên nhai càng kỹ, kích thích vị giác càng tăng, nước bọt tiết ra càng nhiều

Giữa các loài động tác nhai cũng khác nhau:

Động vật ăn thịt dùng năng nanh để xé và răng hàm để nhai thức ăn.

Động vật ăn cỏ dùng vận động hàm dưới để nhai nghiền thức ăn, hàm trên như cái bàn thớt để chặt và băm cỏ.

Động vật ăn tạp như lợn dùng vận động của hàm dưới để nhai.

Động vật ăn thịt nhai không lâu và không kỹ bằng động vật ăn cỏ. Động vật nhai lại có hai lần nhai: lần thứ nhất nhai qua loa rồi nuốt
xuống, lần thứ hai ợ lên nhai lại kỹ hơn.
Tuyến nước bọt


Nước bọt là một dịch thể hổn hợp được tiết ra từ 3 đôi tuyến nước bọt
là tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi:
o
Tuyến mang tai thuộc tuyến tương dịch tiết ra dịch lỏng ít chất nhầy
nhưng có nhiều protein và enzyme tiêu hóa.
o
Tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi thuộc tuyến hỗn hợp vì có
tương dịch vừa có chất nhầy mucin (mucoprotein).
Tuyến nước bọt

Thành phần: nước (99,0 – 99,4%) và vật chất khô (0,6- 1,0%).

Vật chất khô bao gồm:
o
Protein: Mucoprotein, amylase và maltase.
o
Các muối vô cơ: Muối chloride, bicarbonate, sulfate, carbonate của Na, K, Mg và Ca. Đặc biệt có nhiều NaHCO
3
ở loài nhai lại
(tạo môi trường dạ cỏ).
o
Các sản phẩm trao đổi như urea, CO
2
và các mảnh nhỏ do niêm mạc bong ra, bạch cầu và vi sinh vật.

×