Tải bản đầy đủ (.pdf) (219 trang)

phát triển bưởi đoan hùng và hồng gia thanh ở tỉnh phú thọ theo hướng sản xuất hàng hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 219 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
––––––––––––––––––––––




NGUYỄN THỊ THU HƢƠNG




PHÁT TRIỂN BƯỞI ĐOAN HÙNG
VÀ HỒNG GIA THANH Ở TỈNH PHÚ THỌ
THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA





LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP









THÁI NGUYÊN - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
––––––––––––––––––––––




NGUYỄN THỊ THU HƢƠNG




PHÁT TRIỂN BƯỞI ĐOAN HÙNG
VÀ HỒNG GIA THANH Ở TỈNH PHÚ THỌ
THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA



Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 62 62 01 15


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS ĐỖ THỊ BẮC




THÁI NGUYÊN - 2014

i
LỜI CAM ĐOAN

Luận án tiến sĩ “Phát triển bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú
Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa”, chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp, mã số
62-62-01-15, đây là công trình của Nguyễn Thị Thu Hương. Luận án đã sử dụng
thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, các thông tin có sẵn đã được trích rõ
nguồn gốc.
Tôi xin cam đoan rằng, các số liệu và kết quả nghiên cứu đã được nêu trong
luận án là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào hoặc chưa
từng được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu khoa học nào khác.

Thái Nguyên, Ngày …tháng….năm 2014
Tác giả


Nguyễn Thị Thu Hƣơng

ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Phát triển bưởi Đoan Hùng và hồng Gia
Thanh ở tỉnh Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa”, tôi nhận được sự hướng
dẫn, giúp đỡ, động viên, của nhiều cá nhân và tập thể, tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn
sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học
tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Nhà trường, Phòng Quản lý khoa
học và Sau đại học, Bộ môn Kinh tế nông nghiệp Trường Đại học Kinh tế và Quản
trị Kinh doanh Thái Nguyên, và UBND huyện Đoan Hùng, huyện Phù Ninh đã tạo

điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập, nghiên cứu để tôi hoàn
thành bản luận án này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn khoa
học: PGS. TS. Đỗ Thị Bắc.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà khoa
học, của các thầy cô giáo, đặc biệt là các thầy cô giáo trong Trường Đại học Kinh tế
và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên cùng các đơn vị khác.
Để hoàn thành được đề tài, tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ và cộng tác của Chi
cục Thống kê và Phòng Nông nghiệp thuộc UBND huyện Đoan Hùng, huyện Phù
Ninh, các xã Bằng Luân, Chí Đám, Gia Thanh, các Sở, ban, ngành cùng các chuyên
gia, các cán bộ kỹ thuật, các hộ nông dân sản xuất cây ăn quả của huyện Đoan Hùng
và huyện Phù Ninh.
Tôi xin cảm ơn lãnh đạo Trường Đại học Hùng Vương, cùng toàn thể các
thầy cô giáo và các em sinh viên trong khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh Trường
Đại học Hùng Vương đã hết sức giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành
luận án.
Tôi xin cảm ơn các nhà khoa học, các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp cùng
gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi thực hiện tốt bản luận án này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, Ngày …tháng….năm 2014
Tác giả lận án


Nguyễn Thị Thu Hƣơng

iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT vi
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH vii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ix
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Những đóng góp mới của luận án 4
5. Bố cục của luận án 5
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BƢỞI,
HỒNG THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA 6
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BƢỞI, HỒNG THEO HƢỚNG SẢN
XUẤT HÀNG HÓA 6
1.1.1. Phát triển bưởi, hồng theo hướng sản xuất hàng hóa 6
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bưởi và hồng theo hướng sản xuất hàng hóa 19
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BƢỞI VÀ HỒNG THEO HƢỚNG SẢN
XUẤT HÀNG HÓA 25
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển bưởi và hồng theo hướng sản xuất hàng hóa của một
số nước trên thế giới 25
1.2.2. Kinh nghiệm phát triển bưởi và hồng theo hướng sản xuất hàng hóa ở trong nước . 30
1.2.3. Bài học kinh nghiệm về phát triển bưởi, hồng quả theo hướng sản xuất hàng
hóa ở tỉnh Phú Thọ 32
1.2.4. Tổng quan các công trình nghiên cứu 34
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 36
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.1. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.1.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích 38
2.1.2. Phương pháp chọn địa điểm và mẫu nghiên cứu 40
2.1.3. Thu thập số liệu 45

2.1.4. Phương pháp xử lý số liệu 48
2.1.5. Phương pháp phân tích 49
2.2. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU 54
2.2.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện phát triển bưởi, hồng theo hướng sản xuất hàng hóa
theo chiều rộng 54

iv
2.2.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện phát triển bưởi, hồng theo hướng sản xuất hàng hóa
theo chiều sâu 57
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 58
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BƢỞI ĐOAN HÙNG VÀ HỒNG
GIA THANH Ở TỈNH PHÚ THỌ THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA59
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 59
3.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Phú Thọ 59
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ 61
3.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BƢỞI ĐOAN HÙNG, HỒNG GIA THANH Ở
TỈNH PHÚ THỌ THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA 66
3.2.1. Thực trạng sản xuất - tiêu thụ bưởi Đoan Hùng 66
3.2.2. Thực trạng sản xuất- tiêu thụ hồng Gia Thanh 71
3.2.3. Giá trị sản xuất, giá trị sản phẩm, tỷ suất bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh
hàng hóa 74
3.2.4. Đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế của bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh
theo hướng sản xuất hàng hóa của hộ nông dân 78
3.2.5. Phân tích các kênh tiêu thụ bưởi quả Đoan Hùng, hồng quả Gia Thanh của
tỉnh Phú Thọ 88
3.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG PHÁT TRIỂN BƢỞI ĐOAN HÙNG VÀ HỒNG
GIA THANH THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở TỈNH PHÚ THỌ 97
3.3.1. Nhóm yếu tố tự nhiên 97
3.3.2. Nhóm yếu tố khoa học công nghệ 98
3.3.3. Nhóm yếu tố kinh tế- tổ chức 101

3.3.4. Nhóm các yếu tố chính sách Nhà nước và vai trò của các tổ chức, hiệp hội 107
3.3.5. Xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý xuất xứ hàng hóa với bưởi Đoan Hùng,
hồng Gia Thanh 108
3.3.6. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ trồng bưởi Đoan Hùng
và hồng Gia Thanh 110
3.4. PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI, THÁCH THỨC KHI PHÁT
TRIỂN BƢỞI ĐOAN HÙNG VÀ HỒNG GIA THANH THEO HƢỚNG SẢN XUẤT
HÀNG HÓA Ở TỈNH PHÚ THỌ 112
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 113
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BƢỞI ĐOAN HÙNG VÀ HỒNG GIA
THANH Ở TỈNH PHÚ THỌ THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA 114
4.1. CÁC QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BƢỞI ĐOAN HÙNG, HỒNG GIA THANH Ở
TỈNH PHÚ THỌ THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA 114
4.1.1. Phát triển sản xuất bưởi Đoan Hùng, hồng Gia Thanh cần bám sát nhu cầu thị
trường 114
4.1.2. Phát triển sản xuất bưởi Đoan Hùng, hồng Gia Thanh theo hướng sản xuất
hàng hóa phải dựa vào lợi thế so sánh của vùng 115

v
4.1.3. Phát triển sản xuất bưởi Đoan Hùng, hồng Gia Thanh đòi hỏi sự kết hợp
người dân và sự hỗ trợ của Nhà nước 115
4.1.4. Phát triển bưởi Đoan Hùng, hồng Gia Thanh phải phát triển bền vững 116
4.2. CĂN CỨ VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN BƢỞI ĐOAN HÙNG, HỒNG GIA
THANH Ở TỈNH PHÚ THỌ THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA 116
4.2.1. Những căn cứ chủ yếu phát triển bưởi Đoan Hùng, hồng Gia Thanh ở tỉnh
Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa 116
4.2.2. Định hướng, mục tiêu phát triển bưởi Đoan Hùng, hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú
Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa 120
4.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BƢỞI ĐOAN HÙNG VÀ HỒNG GIA THANH Ở
TỈNH PHÚ THỌ THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA ĐẾN NĂM 2020 122

4.3.1. Quy hoạch phát triển bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ
theo hướng sản xuất hàng hóa 122
4.3.2. Hoàn thiện chính sách đầu tư công, dịch vụ công, khuyến nông và xúc tiến
thương mại nhằm tạo ra vùng trồng bưởi Đoan Hùng, hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú
Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa 130
4.3.3. Giải pháp kỹ thuật sản xuất bưởi Đoan Hùng, hồng Gia Thanh của tỉnh Phú Thọ 132
4.3.4. Tổ chức các tác nhân phân phối sản phẩm quả trong phát triển bưởi Đoan
Hùng, hồng Gia Thanh theo hướng sản xuất hàng hóa tại tỉnh Phú Thọ 135
4.3.5. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, liên kết sản xuất-tiêu thụ bưởi Đoan
Hùng, hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ 136
4.3.6. Nhóm giải pháp phát triển ngành hàng bưởi quả Đoan Hùng, hồng quả Gia
Thanh ở tỉnh Phú Thọ 138
4.3.7. Hoàn thiện một số chính sách kinh tế vĩ mô nhằm phát triển sản xuất bưởi
Đoan Hùng, hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ 143
4.4. KIẾN NGHỊ 146
4.4.1. Kiến nghị với Nhà nước 146
4.4.2. Kiến nghị với tỉnh Phú Thọ 147
4.4.3. Kiến nghị với huyện Đoan Hùng, huyện Phù Ninh 147
TIỂU KẾT CHƢƠNG 4 148
KẾT LUẬN 149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 152

vi
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

Kí hiệu

Nội dung

BVTV
:
Bảo vệ thực vật
BQ
:
Bình quân
CĂQ
:
Cây ăn quả
CS
:
Chính sách
ĐVT
:
Đơn vị tính
GTSX
:
Giá trị sản xuất
HQKT
:
Hiệu quả kinh tế
HTX
:
Hợp tác xã
KD
:
Kinh doanh
KTCB
:
Kiến thiết cơ bản


:
Lao động
NLN
:
Nông lâm nghiệp
NLN-TS
:
Nông lâm nghiệp - thuỷ sản
TSQHH
:
Tỷ suất quả hàng hóa
TTCN
:
Tiểu thủ công nghiệp
XDCB
:
Xây dựng cơ bản
Tr. đ
:
Triệu đồng

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Kí hiệu

Nội dung tiếng Anh
Nội dung tiếng Việt
ASEAN
:
Association of Southeast Asian

Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á
GDP
:
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
MFN
:
Manual Favord of Nation
Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc
WTO
:
World Trade Organization
Tổ chức Thương Mại thế giới
SWOT
:
Strength-Weakness-Oppotunities-
Threats
Điểm mạnh-điểm yếu-cơ hội-thách
thức


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU


Bảng 1.1. Sản lượng và giá trị bưởi quả của Trung Quốc và một số nước trên thế
giới giai đoạn 2007 - 2011 26
Bảng 1.2. Sản lượng và giá trị hồng quả của Trung Quốc và một số nước trên thế

giới giai đoạn 2007 - 2011 28
Bảng 2.1. Số hộ điều tra phân theo loại hình sản xuất bưởi Đoan Hùng, hồng Gia
Thanh ở tỉnh Phú Thọ 46
Bảng 2.2. Số hộ trồng và số hộ điều tra sản xuất bưởi Đoan Hùng, hồng Gia
Thanh của tỉnh Phú Thọ 47
Bảng 2.3. Số lượng các mẫu điều tra tác nhân trung gian phân phối hồng quả Gia
Thanh và bưởi quả Đoan Hùng năm 2012 48
Bảng 2.4. Kết hợp trong ma trận SWOT cho sản xuất bưởi, hồng 50
Bảng 3.1. Tình hình đất đai và sử dụng đất đai của tỉnh Phú Thọ 2008 - 2012 60
Bảng 3.2. Giá trị sản xuất các ngành của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2008-2012 62
Bảng 3.3. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2008-2012 . 63
Bảng 3.4. Tình hình dân số - lao động của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2008-2012 65
Bảng 3.5. Diện tích bưởi, hồng và một số quả của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2008-2012 66
Bảng 3.6. Diện tích trồng bưởi Sửu và bưởi Bằng Luân 67
Bảng 3.7. Diện tích bưởi Đoan Hùng tại các vùng giai đoạn 2008-2012 68
Bảng 3.8. Sản lượng và giá trị bưởi Đoan Hùng qua các hộ điều tra năm 2012 69
Bảng 3.9. Giá bán bưởi quả Đoan Hùng, hồng Gia Thanh trên thị trường 70
Bảng 3.10. Đặc điểm kênh tiêu thụ bưởi quả Đoan Hùng trực tiếp 70
Bảng 3.11. Năng suất giống hồng Gia Thanh của tỉnh Phú Thọ năm 2012 72
Bảng 3.12. Đặc điểm thị trường tiêu thụ hồng quả Gia Thanh Phù Ninh 73
Bảng 3.13. Giá trị sản xuất bưởi Đoan Hùng (bưởi Bằng Luân (BL), bưởi Sửu) và
hồng Gia Thanh của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2008-2012 74
Bảng 3.14. Tỷ lệ chất lượng quả trong giá trị sản phẩm bưởi Sửu, Bằng Luân và
hồng Gia Thanh hàng hóa của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2008-2012 75
Bảng 3.15. Giá trị sản phẩm hàng hóa bưởi Bằng Luân (BL), bưởi Sửu và hồng Gia

viii
Thanh của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2008-2012 76
Bảng 3.16. Tỷ suất quả hàng hóa của bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh ở tỉnh
Phú Thọ giai đoạn 2008-2012 77

Bảng 3.17. Chi phí sản xuất cho 1 ha bưởi Đoan Hùng KTCB năm 2012 81
Bảng 3.18. Tình hình đầu tư thâm canh cho 1 ha bưởi qua các nhóm điều tra của
tỉnh Phú Thọ năm 2012 82
Bảng 3.19. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất bưởi Đoan Hùng BQ/hộ điều tra 83
Bảng 3.20. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất hồng Gia Thanh 86
Bảng 3.21. So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất bưởi Đoan Hùng và hồng
Gia Thanh bình quân 87
Bảng 3.22. Kết quả và hiệu quả kinh tế của các tác nhân tham gia ngành hàng bưởi
quả Đoan Hùng 94
Bảng 3.23. Kết quả và hiệu quả của các tác nhân trong ngành hàng hồng quả Gia Thanh 97
Bảng 3.24. Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập của các hộ sản xuất bưởi
Đoan Hùng, hồng Gia Thanh của tỉnh Phú Thọ năm 2012 110
Bảng 3.25. Ma trận SWOT trong phát triển bưởi Đoan Hùng, hồng Gia Thanh ở
tỉnh theo hướng sản xuất hàng hóa 112
Bảng 4.1. Dự báo diện tích, năng suất, sản lượng và giá trị sản lượng cây ăn quả
chủ yếu của tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 123
Bảng 4.2. Dự báo mức đầu tư thâm canh cho 1 ha bưởi theo mùa vụ của tỉnh Phú Thọ 124
Bảng 4.3. Dự báo kết quả, hiệu quả kinh tế sản xuất 1 ha bưởi trái vụ tại tỉnh Phú
Thọ 126





ix
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Khung phân tích của đề tài 40
Hình 3.1. Các khu vực cung ứng bưởi quả Đoan Hùng cho thị trường năm 2012 88
Hình 3.2. Cơ cấu thị trường tiêu thụ của bưởi Đoan Hùng năm 2012 89

Hình 3.3. Cơ cấu bưởi Đoan Hùng trên thị trường năm 2012 89
Hình 3.4. Sơ đồ ngành hàng bưởi quả Đoan Hùng 91
Hình 3.5. Các khu vực cung ứng hồng quả cho thị trường Phú Thọ năm 2012 95
Hình 3.6. Sơ đồ ngành hàng hồng quả Gia Thanh 96
Hình 3.7. Cơ cấu thị trường tiêu thụ của hồng Gia Thanh 96


1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nông nghiệp là ngành chủ chốt và đóng vai trò quan trọng đối với vấn đề xóa
đói, giảm nghèo ở nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam. Nông nghiệp đảm bảo sự
an toàn lương thực; là nguồn sinh sống cho hàng triệu gia đình, nơi cung cấp
nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp khác, là nguồn xuất khẩu quan
trọng, hoặc sản xuất các hàng hóa thay thế nhập khẩu, phương tiện bảo vệ môi
trường sinh thái và các hình thức văn hóa. Trong tương lai, nông nghiệp vẫn là
ngành cốt lõi trong nền kinh tế của Việt Nam mặc dù càng làm nông nghiệp nông
dân càng nghèo, làm lúa nông dân nghèo hơn.
Mô hình dựa trên lợi thế so sánh để tìm ra sản phẩm hàng hóa đặc trưng của
mỗi xã, làng, đầu tư cho được để có hàng hóa bán cho thị trường trong nước và xuất
khẩu là mô hình được ưu tiên phát triển ở Trung Quốc; mô hình nông nghiệp gắn
liền với du lịch cảnh quan, du lịch tâm linh và sinh thái; mô hình tái định cư các
làng xã do làm các dự án phát triển và mô hình nông thôn-đô thị nhằm tạo ra các
dịch vụ cho kinh tế đô thị như nhà ở, ăn uống và văn hóa.
Vì vậy, để ngành nông nghiệp tồn tại và phát triển, bên cạnh việc đầu tư cho
sản xuất lương thực, một yêu cầu bức thiết với nền nông nghiệp nước ta cần phải đa
dạng các sản phẩm cây trồng, đặc biệt với các loại cây ăn quả có thế mạnh đặc
trưng, cần thay đổi thói quen sản xuất tự nhiên, manh mún sang hướng sản xuất
hàng hóa theo yêu cầu thị trường. Bởi lẽ, sản phẩm cây ăn quả ngoài cung cấp cho
thị trường trong nước, còn là nguồn xuất khẩu sang các nước trong khu vực cũng

như một số thị trường lớn trên thế giới như Châu Âu và sắp tới là Hoa Kỳ. Hiện
nay, với sự phát triển của các ngành công nghiệp chế biến đồ hộp, sản phẩm cây ăn
quả ở Việt Nam ngoài việc sử dụng ăn tươi, còn là nguyên liệu cho các nhà máy chế
biến. Do đó, phát triển cây ăn quả theo hướng sản xuất hàng hóa lớn có vai trò rất
quan trọng trong sự phát triển kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam.
Phú Thọ là một tỉnh nghèo nằm ở trung tâm của mười bốn tỉnh vùng Trung
du miền núi phía Bắc Việt Nam, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển

2
nông lâm nghiệp, là vùng đứng thứ tư về diện tích và sản lượng quả tươi của cả
nước sau Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long. Nhà nước và địa
phương đã có những chính sách cụ thể nhằm khuyến khích đầu tư cho phát triển sản
xuất nông, lâm nghiệp trên cơ sở phát huy lợi thế vùng, đặc biệt chú trọng đến các
vùng có các loại cây ăn quả đặc sản. Cụ thể là những chính sách như: Quyết định số
99/2008/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ ký ngày 14/7/2008, Phú Thọ dần từng
bước chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng
hóa phù hợp với tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh trong đó có cây bưởi Đoan
Hùng, cây hồng Gia Thanh, hồng Hạc Trì
Tuy nhiên, để đạt được mục đích phát triển bưởi Đoan Hùng, hồng Gia
Thanh ở Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa cần phải thiết lập các điều kiện để
hình thành trong đó chủ lực xuất phát từ bản thân chủ thể sản xuất là các hộ nông
dân trồng bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh.
Hiện nay, tại Phú Thọ chưa thực sự phát triển bưởi Đoan Hùng và hồng Gia
Thanh, sản xuất còn mang tính tự phát cao chưa có dự báo bắt kịp với sự thay đổi
trong yêu cầu thị trường. Làm thế nào giữ được tên xuất xứ hàng hóa và phát triển
được bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh theo hướng sản xuất hàng hóa là bài toán
đang cần lời giải đối với các nhà quy hoạch, chính sách, nhà khoa học, nhà vườn là
các hộ nông dân và toàn thể các đối tượng có liên quan trong nông nghiệp, nông
thôn trong vùng. Từ những lý do thực tế trên, đề tài “Phát triển bưởi Đoan Hùng
và hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa” được lựa

chọn nhằm bổ sung những lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu phát triển bưởi,
hồng theo hướng sản xuất hàng hóa góp phần phát triển kinh tế - xã hội thông qua
nâng cao đời sống của các hộ nông dân hộ trồng bưởi, hồng có thế mạnh của địa
phương và là cơ sở phát triển nông nghiệp nông thôn ở miền núi.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích đánh giá thực trạng phát triển bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh
theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ đó đề xuất định hướng
và những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển bưởi Đoan Hùng và hồng Gia

3
Thanh theo hướng sản xuất hàng hóa, bền vững phù hợp với điều kiện thực tiễn ở
tỉnh Phú Thọ trong thời điểm hiện tại và tương lai.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về phát
triển sản xuất và phát triển bưởi và hồng theo hướng sản xuất hàng hóa;
- Đánh giá thực trạng phát triển bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh ở tỉnh
Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bưởi Đoan Hùng và hồng Gia
Thanh theo hướng sản xuất hàng hóa ở tỉnh Phú Thọ.
- Phân tích ngành hàng bưởi quả Đoan Hùng và hồng quả Gia Thanh ở tỉnh
Phú Thọ.
- Đề xuất định hướng và một số nhóm giải pháp nhằm phát triển bưởi Đoan
Hùng và hồng Gia Thanh theo hướng sản xuất hàng hóa ở tỉnh Phú Thọ trong thời
gian tới.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu của đề tài, tác giả luận án tiến hành nghiên cứu
trên các đối tượng sau:
- Khách thể nghiên cứu của đề tài là hoạt động phát triển bưởi Đoan Hùng và

hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Các hoạt động này được biểu hiện trên các đối tượng khảo sát sau:
Một là: Các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, tiêu thụ bưởi Đoan Hùng,
hồng Gia Thanh: Hộ nông dân, các hợp tác xã, doanh nghiệp, đại lý (người thu
gom), các cửa hàng của thương lái, bán lẻ và người tiêu dùng.
Hai là: Các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp liên quan đến việc hoạch định
chính sách phát triển bưởi Đoan Hùng, hồng Gia Thanh theo hướng sản xuất hàng hóa
từ Trung ương đến các xã trên địa bàn huyện Đoan Hùng, Phù Ninh tỉnh Phú Thọ.
Ba là: Các cơ quan viện nghiên cứu, trường Đại học với các nghiên cứu có liên
quan đến phát triển bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh ở Phú Thọ theo hướng sản
xuất hàng hóa.

4
Bốn là: Các tổ chức kinh tế - xã hội khác có ảnh hưởng phát triển bưởi Đoan
Hùng và hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
3.2.2. Phạm vi thời gian
- Số liệu thứ cấp của đề tài: Từ năm 2008 đến năm 2012.
- Số liệu sơ cấp của đề tài chủ yếu được thu thập vào năm 2012.
3.2.3. Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu phát triển sản xuất hàng hóa với hai loại cây ăn
quả trọng điểm của tỉnh là cây bưởi Đoan Hùng (gồm 02 giống đã được đăng ký
bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ: Bưởi Sửu, Bưởi Bằng Luân, trong đó luận án phân
tích sâu kết quả hiệu quả bưởi Bằng Luân độ tuổi 11-20 năm vì thời kì này cây cho
quả với số lượng và chất lượng ổn định nhất) và hồng Gia Thanh.
4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
4.1. Về mặt lý luận
Luận án góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề về cơ sở lý luận

và thực tiễn về phát triển bưởi, hồng theo hướng sản xuất hàng hóa, rút ra những bài
học kinh nghiệm để vận dụng một cách phù hợp vào thực tiễn phát triển bưởi Đoan
Hùng và hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa. Luận án
làm rõ các yếu tố ảnh hưởng và mối liên kết giữa các điều kiện để phát triển sản
xuất bưởi, hồng theo hướng sản xuất hàng hóa.
Đồng thời, luận án góp phần cung cấp cơ sở lý luận về phát triển bưởi, hồng
theo hướng sản xuất hàng hóa với sản phẩm quả mang tính đặc sản gắn với một địa
phương cụ thể là bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh .
4.2. Về mặt thực tiễn
Thông qua việc tổng hợp các nguồn dẫn liệu phong phú có được qua điều tra,
nghiên cứu từ thực tiễn, luận án đã đánh giá một cách khách quan, tương đối toàn
diện về thực trạng phát triển bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ

5
theo hướng sản xuất hàng hóa. Từ kết quả và hiệu quả sản xuất, giá trị sản phẩm
hàng hóa, tỷ suất hàng hóa, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bưởi
Đoan Hùng, hồng Gia Thanh theo hướng sản xuất hàng hóa, luận án góp phần làm
rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức với việc phát triển bưởi Đoan Hùng
và hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa.
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích thực trạng, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng,
luận án đã đề xuất các quan điểm, định hướng và một số giải pháp nhằm phát triển
bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa.
đến năm 2020.
Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho cơ quan quản lý Nhà nước ở địa
phương, các cơ quan chỉ đạo chuyên môn ở tỉnh và địa phương chỉ đạo phát triển
bưởi Đoan Hùng, hồng Gia Thanh theo hướng sản xuất hàng hóa.
Luận án có thể làm tư liệu tham khảo cho các nhà quản lý, nhà hoạch định
chính sách, những người quan tâm đến phát triển bưởi Đoan Hùng và hồng Gia
Thanh ở tỉnh Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa.
5. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bưởi, hồng theo hướng sản
xuất hàng hóa
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng phát triển bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh ở tỉnh
Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa
Chương 4: Giải pháp phát triển bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh ở tỉnh
Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa

6
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BƢỞI,
HỒNG THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BƢỞI, HỒNG THEO HƢỚNG SẢN
XUẤT HÀNG HÓA
1.1.1. Phát triển bƣởi, hồng theo hƣớng sản xuất hàng hóa
1.1.1.1. Phát triển và phát triển sản xuất
a. Khái niệm về phát triển, phát triển sản xuất
* Phát triển: Hiện nay, các nhà nghiên cứu có nhiều quan điểm khác nhau về
phát triển.
Theo từ điển Tiếng Việt phát triển là sự biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít
đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp lên cao, đơn giản đến phức tạp.
Theo Gerard Crellet (1993), phát triển là quá trình một xã hội đạt đến thoả
mãn các nhu cầu mà xã hội đó coi là cơ bản [52]. Định nghĩa này bên cạnh nội dung
kinh tế, còn có nội dung xã hội. Trong khi chỉ tiêu thu nhập bình quân/người thể
hiện sức sản xuất của xã hội thì quan điểm phát triển ở đây nhấn mạnh tới việc xã
hội phân phối và sử dụng những nguồn của cải đó như thế nào để thoả mãn các nhu
cầu mà xã hội ấy coi là cơ bản. Phát triển bao gồm cả sự mở rộng về quy mô,
khuếch đại, sự giàu có phát đạt và mở mang của sự vật, hiện tượng hay ý tưởng tư

duy trong đời sống một cách tương đối toàn diện trong một giai đoạn nhất định.
Phát triển hàm chứa cả tăng trưởng trong đó, hai khái niệm này khác nhau nhưng có
mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với nhau.
Raman Weitz (1995) cho rằng: “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục
làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả
tăng trưởng trong xã hội” [54]. Theo Ngân hàng thế giới, khái niệm phát triển có ý
nghĩa rộng hơn gồm cả những thuộc tính quan trọng về hệ thống giá trị con người:
Phát triển là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do công
dân để củng cố niềm tin trong cuộc sống của con người trong các mối quan hệ với
Nhà nước, với cộng đồng….[47], [50].
Theo Searca (1998), phát triển là một quá trình thay đổi liên tục nhằm tạo
điều kiện cho con người dù sinh ra và sống ở bất cứ xã hội nào đều có sự bình đẳng

7
về cơ hội, đối xử công bằng, được thoả mãn nhu cầu sống của mình, được hưởng
mức tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ tốt, đảm bảo chất lượng cuộc sống, có trình độ
học vấn cao, được hưởng những thành tựu về văn hoá và tinh thần, có đủ điều kiện
cho một môi trường sống lành mạnh, được hưởng các quyền cơ bản của con người
và được đảm bảo an ninh lương thực, an toàn, không có bạo lực [55].
Từ các quan điểm khác nhau về phát triển, chúng tôi cho rằng, phát triển có
hàm ý nghĩa rộng hơn tăng trưởng, nó thể hiện không chỉ là những thay đổi về số
lượng như tăng trưởng kinh tế mà còn gồm cả những thay đổi về chất lượng cuộc
sống con người.
Mở rộng khái niệm phát triển ta có “Phát triển bên vững” là một loại phát
triển lành mạnh vừa đáp ứng được nhu cầu hiện tại, lại vừa không xâm phạm đến
lợi ích của các thế hệ tương lai [4]. Phát triển bền vững là một sự phát triển lành
mạnh, trong đó sự phát triển của cá nhân này không làm thiệt hại đến lợi ích của cá
nhân khác, sự phát triển của cá nhân không làm thiệt hại đến lợi ích của cộng đồng,
sự phát triển của cộng đồng người này không làm thiệt hại đến lợi ích của cộng
đồng người khác, sự phát triển của thế hệ hôm nay không xâm phạm đến lợi ích của

các thế hệ mai sau và sự phát triển của loài người không đe doạ sự sống còn hoặc
làm suy giảm nơi sinh sống của các loài khác [49], [50].
“Phát triển bền vững” có nội hàm rất rộng, mỗi thành tố trong đó đều có một ý
nghĩa riêng. Một mẫu hình phát triển bền vững là mỗi địa phương, vùng, quốc gia…
không nên thiên lệch thành tố này mà xem nhẹ thành tố kia. Tuy vậy, việc áp dụng nó
như thế nào ở các cấp độ trên và trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội là
vấn đề cần xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng [23].
* Sản xuất và phát triển sản xuất:
Sản xuất là một quá trình hoạt động có mục đích của con người để tạo ra
những sản phẩm hữu ích (sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ) nhằm thỏa mãn
nhu cầu tiêu dùng của dân cư và xã hội (tiêu dùng cho sản xuất, đời sống, tích lũy
và xuất khẩu) [28].
Như vậy, sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất và dịch vụ. Trong sản
xuất con người đấu tranh với thiên nhiên làm thay đổi những vật chất sẵn có nhằm
tạo ra lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở và những của cải khác phục vụ cuộc

8
sống. Sản xuất là điều kiện tồn tại của mỗi xã hội, việc khai thác và tận dụng các
nguồn tài nguyên thiên nhiên phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất là chủ yếu [32].
Phát triển sản xuất có thể hiểu là một quá trình lớn lên về mọi mặt của quá
trình sản xuất trong một thời kì nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng lên về quy
mô sản lượng hay giá trị sản phẩm hàng hóa dịch vụ và sự tiến bộ về mặt cơ cấu
các mặt hàng. Phát triển sản xuất bao gồm: Phát triển sản xuất theo chiều rộng và
phát triển sản xuất theo chiều sâu [3], [39].
+ Phát triển sản xuất theo chiều rộng: Tức là huy động mọi nguồn lực vào sản
xuất như tăng diện tích, tăng thêm vốn, bổ sung thêm lao động và khoa học công
nghệ mới, mở mang thêm nhiều ngành nghề, xây dựng thêm những xí nghiệp tạo ra
những mặt hàng mới.
+ Phát triển sản xuất theo chiều sâu: Nghĩa là xác định cơ cấu đầu tư, cơ cấu

ngành nghề, cơ cấu loại hình hợp lý, đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học
công nghệ tiên tiến, cải tiến tổ chức sản xuất, phân công lại lao động, sử dụng hợp
lý, có hiệu quả các nguồn lực [4].
Bất kì một doanh nghiệp, một quốc gia, một nền kinh tế nào muốn phát triển
thì đòi hỏi phải thực hiện phát triển sản xuất theo chiều rộng và chiều sâu [2]. Tuy
nhiên, sự thể hiện ở mỗi nước, mỗi doanh nghiệp, mỗi thời kì có sự khác nhau. Qua
các công trình nghiên cứu quy luật phát triển kinh tế của các nước, các doanh
nghiệp cho thấy, thời kì đầu của sự phát triển thường tập trung để phát triển theo
chiều rộng, sau đó tích lũy thì chủ yếu phát triển theo chiều sâu. Do sự khan hiếm
về nguồn lực nên làm hạn chế sự phát triển theo chiều rộng. Sự khan hiếm nguồn
lực trở nên khốc liệt hơn trong điều kiện cạnh tranh, do nhu cầu của xã hội và thị
trường; do sự cần thiết xây dựng, đổi mới và hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật
của nền sản xuất xã hội hoặc của doanh nghiệp. Các chủ thể muốn tồn tại vững chắc
theo thời gian buộc phải phát triển sản xuất theo chiều sâu.
+ Phát triển bền vững
Năm 1987, Ngân hàng Thế giới lần đầu tiên đưa ra khái niệm phát triển bền
vững: “Là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm nguy hại đến
khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai,…”

9
Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững ở Johannesbug (Nam
Phi) năm 2002 đã định nghĩa: Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết
hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển gồm: tăng trưởng kinh tế,
cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Tiêu chí để đánh giá sự phát triển
bền vững là tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội;
khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất
lượng môi trường sống…
Việt Nam lựa chọn đường lối phát triển kinh tế dựa trên quan điểm kết hợp
một cách hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện
công bằng và tiến bộ xã hội. Cụ thể trong nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX, quan

điểm phát triển kinh tế trong chiến lược 10 năm là: “Phát triển nhanh, hiệu quả, bền
vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”.
Tóm lại, phát triển sản xuất cả theo chiều rộng và chiều sâu là yêu cầu của
phát triển toàn diện với mọi quốc gia, mọi nền kinh tế và doanh nghiệp, trong đó
cần chú trọng đến phát triển theo chiều sâu là điều rất cần thiết để phát triển bền
vững nền kinh tế. Trong đó phát triển bền vững nền kinh tế phải đảm bảo giải quyết
hài hòa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường.
b. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất
Trong quá trình sản xuất và phát triển sản xuất, các đơn vị sản xuất (doanh
nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình…) chuyển hoá những đầu vào (yếu tố sản xuất)
thành đầu ra (sản phẩm). Quan hệ đầu vào, đầu ra trong quá trình sản xuất kinh
doanh của đơn vị sản xuất bằng hàm sản xuất sử dụng nhiều đầu vào có dạng sau:
Q = f (X, Z, M, E )
Trong đó: Q: Sản lượng đầu ra.
X: Là véc tơ các yếu tố đầu vào biến đổi
Z: Là véc tơ các yếu tố đầu vào cố định
M: Là véc tơ các yếu tố đầu vào quản lý
E: Là véc tơ chất lượng môi trường
Khi các yếu tố đầu vào thay đổi về chất hay nói cách khác khi các đơn vị sản
xuất đổi mới thiết bị, áp dụng tiến bộ kỹ thuật hiện đại, sử dụng các nguồn lực khác
nhau thì tất yếu hàm sản xuất sẽ dịch chuyển, thay đổi và đầu ra sẽ lớn hơn. Hàm

10
sản xuất được các nhà nghiên cứu Cobb và Douglas biểu diễn dưới nhiều dạng khác
nhau để nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến đầu ra (năng suất, sản
lượng, thu nhập hỗn hợp) hoặc xác định hiệu quả kỹ thuật [51].
1.1.1.2. Hàng hóa, sản xuất hàng hóa và bưởi, hồng quả hàng hóa
a. Hàng hóa
Hàng hóa là những đồ vật do lao động của con người tạo ra nhằm đáp ứng
những nhu cầu nhất định cho người. Hàng hóa là sản phẩm của lao động nên con

người đều phải tiêu hao năng lượng cơ thể của bản thân nhằm thay đổi vật thể tự
nhiên hoặc vật thể đã qua chế biến thành những đồ vật có công dụng cho người tiêu
dùng với giá trị và giá trị sử dụng nhất định [29], [42].
b. Bưởi hồng quả hàng hóa và đặc điểm bưởi, hồng quả hàng hóa
* Khái niệm: Bưởi, hồng quả hàng hóa là sản phẩm do con người tạo ra
thông qua hệ thống cây trồng và tư liệu sản xuất.
* Đặc điểm bưởi hồng quả hàng hóa
- Sản phẩm bưởi, hồng quả mang tính vùng và khu vực: Sản phẩm bưởi,
hồng như các sản phẩm mạng tính đặc sản khác: bưởi Da Xanh (Tiền Giang), bưởi
Năm Roi (Vĩnh Long), bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh), chuối ngự Đại Hoàng (Hà
Nam), vải thiều Thanh Hà (Hải Dương), đào Sa Pa (Lào Cai), ớt đỏ Đà Lạt (Lâm
Đồng)…mà chỉ ở đó mới trồng được. Đặc điểm này xuất phát từ đặc điểm của sản
xuất nông nghiệp, gắn chặt với điều kiện tự nhiên của từng vùng. Khả năng và điều
kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu và thời tiết ở mỗi vùng khác nhau nên tạo ra những
loại sản phẩm nông nghiệp khác nhau mang đặc trưng của vùng đó [1].
Điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu nước ta rất thuận lợi cho việc sản xuất
các loại cây có múi như cam, quýt, bưởi, sản phẩm cây có múi ở nước ta rất phong
phú và đa dạng bao gồm cả sản phẩm của vùng nhiệt đới và vùng ôn đới
Nhưng, một số loại cây bưởi, hồng chỉ có thể trồng ở một vùng, thậm chí ở tiểu
vùng. Đối với sản phẩm loại này, các cơ sở kinh doanh cần có những hình thức và
phương pháp tiêu thụ đặc biệt.
- Sản phẩm bưởi, hồng quả có tính chất mùa vụ
+ Tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp có tác động mạnh mẽ đến cung
cầu của thị trường bưởi, hồng và giá cả. Thông thường vào đầu vụ, cuối vụ và dịp

11
Tết âm lịch hàng năm, lượng bưởi, hồng trên thị trường rất khan hiếm mà nhu cầu
tiêu dùng của người dân lại cao. Điều này khiến giá cả của các loại bưởi, hồng đặc
sản có thể tăng gấp đôi. Vào giữa vụ, lượng bưởi cung ứng cho thị trường tăng rất
nhanh, nhu cầu tiêu dùng của người dân chỉ tăng lên chút ít. Do đó sẽ làm cho giá

bưởi, hồng giảm, có thể gây thua lỗ. Biện pháp giải quyết là tìm thị trường mới, kéo
dài thời gian tiêu thụ bằng bảo quản, chế biến [26].
+ Ngoài ra, sản phẩm bưởi, hồng cũng chịu ảnh hưởng của thời tiết khí hậu
như bão, lũ lụt Khi xảy ra hiện tượng này, lượng bưởi, hồng trên thị trường rất
khan hiếm vì quả dễ bị hỏng hoặc không thu hoạch được. Hay khi thu hoạch được
thì lượng quả thu được cũng rất ít, bị hỏng, bị thối quả nhiều, làm cho chất lượng
quả giảm xuống, đẩy giá quả lên cao. Vì vậy, để đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng
của người dân thì các hộ nông dân, các cơ sở kinh doanh bưởi, hồng cần tổ chức tốt
công tác bảo quản và dự trữ bưởi, hồng, nhằm góp phần đảm bảo ổn định cung cầu
trên thị trường. Như vậy, các hộ nông dân và các cơ sở kinh doanh sẽ cần lượng vốn
lớn để thực hiện các công việc trên.
- Sản phẩm bưởi, hồng phong phú, đa dạng về mẫu mã, kích thước
+ Thời tiết, khí hậu, đất đai ở mỗi vùng của nước ta rất đa dạng nên tạo ra
những loại quả đa dạng phù hợp với từng vùng. Hiện tại, có rất nhiều loại bưởi,
hồng khác nhau, bưởi Diễn, bưởi Phúc Trạch, Nó đã trở thành nhu cầu thưởng
thức của các gia đình có thu nhập khá trở lên trong mỗi dịp lễ tết. Nước ta có nhiều
chủng loại bưởi khác nhau mỗi loại bưởi có màu sắc hương vị khác nhau, điều đó
lại càng tạo thêm sự đa dạng cho sản phẩm bưởi. Vì vậy, thị trường tiêu thụ bưởi là
rất rộng lớn và đa dạng, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh, việc tổ chức tiêu thụ bưởi phải hết sức linh hoạt, nhằm đáp ứng nhu
cầu của từng hộ gia đình có thu nhập khá.
+ Cũng như nhiều loại nông sản khác, bưởi, hồng là sản phẩm tươi, cồng
kềnh và khó bảo quản khi chuyên chở xa gây nhiều khó khăn cho người sản xuất,
gây thất thoát cho người bán và kinh doanh bưởi, hồng. Việc hao hụt do sản phẩm
bị hỏng là không thể tránh khỏi, nhưng các cơ sở kinh doanh nên tìm ra các biện
pháp thích hợp nhằm làm giảm sự thất thoát này. Vì vậy, các hộ nông dân trồng
bưởi, các cơ sở kinh doanh cần tổ chức tiêu thụ tại các chợ lớn của thành phố, các

12
cửa hàng lưu động, các đại lý, các kiốt, siêu thị để người tiêu dùng thuận tiện trong

việc mua bán. Cần thiết phải sử dụng các phương tiện chuyên dùng riêng khi vận
chuyển bưởi đi xa, nhằm tránh việc ảnh hưởng tới chất lượng bưởi và giảm lượng
bưởi hư hỏng. Bên cạnh đó, các hộ nông dân, các cơ sở kinh doanh cần có biện
pháp an toàn, hợp vệ sinh trong việc bảo quản bưởi trong quá trình tiêu thụ. Vì nếu
cơ sở kinh doanh sử dụng các biện pháp bảo quản bằng hoá chất nhiều, không đảm
bảo an toàn cho người sử dụng thì sẽ gây hại đến sức khoẻ của người tiêu dùng.
- Bưởi, hồng gắn liền với văn hóa bản địa
Cây bưởi, hồng mang tính đặc sản thường chỉ thu hoạch đúng mùa, vụ, người
ta nói “mùa nào thức ấy” phần nào phản ánh đặc tính mùa vụ của các loại cây ăn
quả đặc sản, sản phẩm riêng biệt của mỗi địa phương, vùng miền. Xã hội càng phát
triển, đời sống vật chất ngày càng nâng cao thì nhu cầu tiếp cận với các loại sản
phẩm quả mang tính đặc sản, có giá trị kinh tế cao ngày càng trở nên phong phú, đa
dạng, hình thành thói quen tiêu dùng mang tính thưởng thức hơn là tiêu dùng theo
nghĩa thông thường.
Thói quen tiêu dùng bưởi, hồng quả trong một bộ phận dư cư thành thị, cứ
đến dịp tết Nguyên đán hàng năm là họ lại đi tìm mua làm mâm ngũ quả để sử
dụng và làm quà biếu, tặng, thờ cúng Từ đặc tính tiêu dùng mang tính thưởng
thức của sản phẩm đặc sản nên giá cả đôi khi không phải là vấn đề lớn đối với
người tiêu dùng sản phẩm đặc sản mà đối với họ vấn đề chủ yếu là mua được đúng
sản phẩm theo yêu cầu. Như vậy, ta có thể thấy việc tiêu dùng các loại quả đặc sản
nói chung, bưởi, hồng quả ngoài ý nghĩa thông thường nó còn mang một “nét văn
hóa” đó là xu hướng được thưởng thức sản vật địa phương theo nhu cầu của người
tiêu dùng.
c. Sản xuất hàng hóa, sản xuất bưởi, hồng quả hàng hóa và thị trường tiêu thụ bưởi,
hồng hàng hóa
* Sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi hoặc nói một cách chính xác thì sản
xuất hàng hóa nhằm mục đích trao đổi hàng hóa. Trao đổi hàng hóa từng bước ra đời
và phát triển cùng với sự phát triển của sức sản xuất, giữa các cộng đồng nguyên
thủy trao đổi với nhau những vật phẩm dư thừa. Tỷ lệ trao đổi lúc đầu được xác định


13
một cách ngẫu nhiên, dần dần hình thành tỷ lệ trao đổi hàng hóa được quyết định bởi
sức lao động bỏ ra nhiều hay ít để có được vật phẩm trao đổi. Quy mô sản xuất hàng
hóa phát triển cùng với quy mô trao đổi hàng hóa [27].
* Sản xuất bưởi, hồng quả hàng hóa và đặc điểm kinh tế- kỹ thuật trong sản
xuất bưởi, hồng quả hàng hóa
- Sản xuất bưởi, hồng quả hàng hóa
Sản xuất bưởi, hồng quả hàng hóa là sản xuất đáp ứng về số lượng, chất
lượng bưởi, hồng quả theo yêu cầu thị trường thông qua trao đổi. Sản xuất bưởi,
hồng quả hàng hóa vận hành theo cơ chế riêng của nó, chịu tác động của các quy
luật chi phối, điều tiết sản xuất và trao đổi. Sản xuất bưởi, hồng quả hàng hóa chỉ ra
đời và tồn tại trong một số phương thức sản xuất - xã hội, gắn liền với những điều
kiện lịch sử nhất định. Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất bưởi, hồng quả hàng
hóa là phải có sự phân công lao động xã hội và hình thành chế độ đa sở hữu về tư
liệu sản xuất.
Sản xuất bưởi, hồng quả hàng hóa là phương thức sản xuất tiên tiến, nó ra
đời và tồn tại dựa trên cơ sở phân công lao động xã hội và tồn tại nhiều người sở
hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và các sản phẩm làm ra. Đồng thời đây cũng là
các điều kiện để những người lao động sản xuất độc lập với nhau nhưng lại có mối
liên hệ chặt chẽ với nhau, họ dựa vào nhau để tồn tại và phát triển.
- Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật sản xuất bưởi, hồng quả hàng hóa
Cây bưởi, hồng thường có phổ sinh thái rộng, cây sống lâu năm và có chu kỳ
kinh tế dài. Tuy nhiên, với mỗi loài, mỗi giống bưởi và hồng khác nhau lại có tính
thích ứng với từng tiểu vùng khí hậu, tính chất đất đai khác nhau, hình thành nên
các vùng chuyên sản xuất bưởi và hồng đặc sản có hương vị đặc trưng riêng. Các
yếu tố đất đai, nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm không khí, và các hiện tượng đặc biệt
của thời tiết như giông bão, sương muối, mưa đá ảnh hưởng lớn đến năng suất, sản
lượng và phẩm chất quả thu hoạch được. Mỗi loài thực vật đều có một giới hạn khí
hậu, đất đai nhất định để tồn tại và sinh trưởng tốt. Giới hạn này rộng hay hẹp phụ

thuộc vào từng loài, vì vậy chỉ có thể từng bước và bắt đầu từ việc nghiên cứu áp
dụng các tiến bộ kỹ thuật mới đặc biệt là những tiến bộ về kỹ thuật giống vào những

14
vùng sản xuất có kinh nghiệm, thành mô hình trên cơ sở đó nhân rộng, phát triển ra
các vùng khác [1].
Sản xuất bưởi, hồng quả mang các đặc điểm chung của ngành sản xuất nông
nghiệp, song nó cũng có đặc điểm riêng đó là:
+ Cây bưởi và hồng thường là loại cây sinh trưởng trải qua hai thời kỳ: Kiến
thiết cơ bản (KTCB) và kinh doanh. Thời kỳ KTCB dài hay ngắn còn phụ thuộc vào
giống cây có đặc tính sinh học riêng, điều kiện sinh thái, và chế độ chăm sóc của
con người. Thường ở những năm đầu cây chỉ sinh trưởng mà chưa có sự ra hoa kết
quả. Vì vậy, cây ăn quả là loại cây trồng đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu lớn, cây
trồng dài ngày. Giai đoạn kiến thiết cơ bản có chi phí lớn, không thu được lợi nhuận
trong giai đoạn đầu này. Nó kéo dài khoảng 3-4 năm [42].
+ Cây bưởi và cây hồng thường được trồng trên các sườn đồi và vườn đồi
khá cao trong vườn của các hộ gia đình, trồng xen cùng các cây khác trong thời gian
đầu. Vì vậy, ở giai đoạn kiến thiết cơ bản không có thu nhập từ khai thác quả song
vẫn có một phần trong thu nhập hỗn hợp của các cây trồng xen bưởi và hồng.
+ Phát triển sản xuất bưởi, hồng tập trung trên quy mô lớn sẽ tạo được công
ăn việc làm và thu hút được khá nhiều lao động trong vùng, nâng cao đời sống của
các hộ gia đình, phân bố lại cơ cấu cây trồng. Bên cạnh đó, trồng bưởi, hồng còn
liên quan mật thiết đến hiệu quả các dự án phủ xanh đất trống đồi núi trọc, xoá đói
giảm nghèo, định canh định cư, xây dựng cơ sở hạ tầng v.v ở trong vùng. Vì vậy,
cần đánh giá một cách tổng hợp và khẳng định rõ sự đóng góp khi phát triển bưởi,
hồng quả theo hướng sản xuất hàng hóa mang lại.
+ Hiện nay, bưởi, hồng thường được trồng rải rác trong các vườn đồi của các
hộ gia đình, vì vậy khi tính toán xác định hiệu quả kinh tế phải được quy về mét
vuông thành diện tích trồng bưởi và hồng. Bưởi, hồng hiện nay chủ yếu được trồng
ở hộ nông dân, quy mô diện tích trồng nhỏ lẻ từ chục đến vài chục cây, một số ít hộ

có khả năng vốn, kỹ thuật phát triển thành vùng sản xuất hàng hoá bưởi quả và hồng
quả có quy mô lớn. Do vậy, trong quá tình nghiên cứu, tổ chức điều tra phân tích
phải chú ý vận dụng nội dung đánh giá phân tích kinh tế hộ để có cách nhìn, cách
đánh giá đúng đắn. Mặt khác, đối với hộ nông dân đầu tư trồng bưởi, hồng phải có
một lượng vốn lớn, khi bưởi và hồng cho thu hoạch quả lại dễ mắc sâu bệnh chết.

×