Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

phân vùng chức năng môi trường tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.4 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
================




Phạm Khánh Chi




PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG
TỈNH NGHỆ AN





LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC










Hà Nội - 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
================




Phạm Khánh Chi




PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG
TỈNH NGHỆ AN




LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60.85.02


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Xuân Cơ





Hà nội - 2011

Phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An
Phạm Khánh Chi
K16 - Cao học Môi trường i
MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG iii
DANH MỤC HÌNH iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN 5
1.1. Tổng quan về nghiên cứu phân vùng chức năng môi trƣờng trên thế giới và ở
Việt Nam 5
1.1.1. Quan niệm về phân vùng 5
1.1.2. Phân vùng chức năng môi trƣờng trên thế giới và ở Việt Nam 7
1.2. Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An 15
1.2.1. Điều kiện tự nhiên 15
1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 36
1.2.3. Hiện trạng môi trƣờng 40
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
2.1. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu 42
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 42
2.3. Cơ sở phƣơng pháp luận phân vùng chức năng môi trƣờng 43
2.3.1. Chức năng của môi trƣờng 43
2.3.2. Quan niệm phân vùng chức năng môi trƣờng 44
2.3.3. Mục đích và nhiệm vụ của phân vùng chức năng môi trƣờng 45
2.3.4. Cách tiếp cận trong phân vùng chức năng môi trƣờng 46
2.3.5. Nguyên tắc phân vùng chức năng môi trƣờng 47
2.3.6. Các phƣơng án phân vùng chức năng môi trƣờng 48
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 51
3.1. Các tiêu chí và hệ thống phân vùng chức năng môi trƣờng tỉnh Nghệ An 51

Phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An
Phạm Khánh Chi
K16 - Cao học Môi trường ii
3.1.1. Các tiêu chí phân vùng chức năng môi trƣờng Nghệ An 51
3.1.2. Hệ thống phân vùng chức năng môi trƣờng tỉnh Nghệ An 52
3.2. Đặc điểm các vùng và tiểu vùng chức năng môi trƣờng tỉnh Nghệ An, định
hƣớng sử dụng và bảo vệ 57
3.2.1. Vùng bảo tồn và phục hồi (I) 57
3.2.2. Vùng phát triển hạn chế (II) 66
3.2.3. Vùng phát triển đa ngành (III) 74
3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi
trƣờng tỉnh Nghệ An 83
3.3.1. Bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên đất 83
3.3.2. Bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên nƣớc 85
3.3.3. Bảo vệ môi trƣờng không khí các khu đô thị và khu công nghiệp 87
3.3.4. Bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững tài nguyên rừng 89
3.3.5. Đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn 90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHỤ LỤC 97


Phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An
Phạm Khánh Chi
K16 - Cao học Môi trường iii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm (
o
C) 21

Bảng 2. Lƣợng mƣa trung bình tháng và năm (mm) 23
Bảng 3. Trữ lƣợng khai thác tiềm năng nƣớc dƣới đất tỉnh Nghệ An 26
Bảng 4. Phân loại đất tỉnh Nghệ An 27
Bảng 5. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Nghệ An năm 2005 31
Bảng 6. Kết quả quan trắc chất lƣợng môi trƣờng không khí xung quanh 41
Bảng 7. Hệ thống phân vùng chức năng môi trƣờng tỉnh Nghệ An 54


DANH MỤC HÌNH

Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An 17
Hình 2. Bản đồ địa hình tỉnh Nghệ An 20
Hình 3. Bản đồ đất tỉnh Nghệ An 30
Hình 4. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Nghệ An năm 2006 33
Hình 5. Dân số trung bình phân theo thành thị, nông thôn 37
Hình 6. Tổng sản phẩm theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế 38
Hình 7. Bản đồ hiện trạng kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An năm 2008 39
Hình 8. Bản đồ phân vùng chức năng môi trƣờng tỉnh Nghệ An 82


Phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An
Phạm Khánh Chi
K16 - Cao học Môi trường iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

GIS
Hệ thông tin địa lý (Geographic Information System)
KBTTN
KCN
KKT

Khu bảo tồn thiên nhiên
Khu công nghiệp
Khu kinh tế
KTXH
Kinh tế xã hội
TTCN
Tiểu thủ công nghiệp
UBND
Uỷ ban nhân dân
VLXD
Vật liệu xây dựng
VQG
Vƣờn Quốc gia


Phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An
Phạm Khánh Chi
K16 - Cao học Môi trường 1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Môi trƣờng là thế giới quanh ta. Môi trƣờng có nhiều chức năng, tuy nhiên
có 3 chức năng cơ bản là: (1) Không gian sống cho muôn loài động vật, thực vật và
con ngƣời; (2) Nơi cung cấp nguyên vật liệu cho hoạt động sống và hoạt động kinh
tế; (3) Nơi chứa đựng và phân hủy chất thải của hoạt động sống và hoạt động kinh
tế. Mỗi một khu vực lãnh thổ (vùng, miền, ), hoặc một đơn vị hành chính đều có
đủ 3 chức năng môi trƣờng cơ bản, chúng tồn tại đồng thời nhƣng tính trội của các
chức năng ở mỗi vùng khác nhau và phân bố ở những vị trí địa lý xác định. Nhận
biết chức năng đó và sử dụng hợp lý chúng là điều kiện tiên quyết để đảm bảo phát
triển bền vững. Vì vậy, phân vùng chức năng môi trƣờng của một khu vực lãnh thổ

là bƣớc đi đầu tiên trong việc quy hoạch, khai thác và sử dụng tài nguyên một cách
hiệu quả.
Mục tiêu của phân vùng chức năng môi trƣờng là nhằm đƣa ra một hệ thống
các vùng và tiểu vùng với những đặc trƣng riêng phản ánh thực tế khách quan về
môi trƣờng, sinh thái, hiện trạng và tiềm năng sử dụng lãnh thổ, từ đó đƣa ra các
định hƣớng sử dụng, phát triển và bảo vệ tài nguyên môi trƣờng phù hợp với từng
vùng và tiểu vùng, nhằm mục tiêu phát triển bền vững.
Nghệ An là một tỉnh nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ nƣớc ta, có
điều kiện địa hình rất đa dạng và phức tạp, với 83% diện tích là đồi núi. Nghệ An có
tài nguyên phong phú, đa dạng, bao gồm tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh
vật, thuận lợi cho phát triển kinh tế công nghiệp, nông-lâm-ngƣ nghiệp và du lịch.
Trong những năm gần đây, Nghệ An đang trong quá trình phát triển kinh tế
mạnh mẽ, mức sống của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao. Tuy nhiên, đi đôi với
quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ là những vấn đề về suy
thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trƣờng ngày càng nghiêm trọng, đi ngƣợc với quá
trình phát triển bền vững của tỉnh. Một trong những nguyên nhân của các vấn đề
Phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An
Phạm Khánh Chi
K16 - Cao học Môi trường 2
trên là sự thiếu quan tâm đến việc phân vùng chức năng môi trƣờng trong quá trình
xây dựng quy hoạch, kế hoạch nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, tác giả đã thực hiện đề tài “Phân vùng chức
năng môi trƣờng tỉnh Nghệ An” với mục đích nghiên cứu phân vùng chức năng môi
trƣờng và đề xuất định hƣớng sử dụng và bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng cho các
vùng và tiểu vùng nhằm phục vụ quản lý môi trƣờng định hƣớng phát triển bền
vững tỉnh Nghệ An.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu này nhằm các mục tiêu sau đây:
 Nghiên cứu phƣơng pháp luận phân vùng chức năng môi trƣờng và

nghiên cứu hệ thống tiêu chí phân vùng chức năng môi trƣờng cho tỉnh
Nghệ An.
 Phân vùng chức năng môi trƣờng tỉnh Nghệ An, phân tích đặc điểm và
đề xuất hƣớng sử dụng và bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng cho các vùng và
tiểu vùng của tỉnh Nghệ An nhằm phục vụ quản lý môi trƣờng định
hƣớng phát triển bền vững.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Ðể có thể giải quyết các mục tiêu trên, nghiên cứu này có những nhiệm vụ sau:
 Tổng quan tài liệu về nghiên cứu phân vùng chức năng môi trƣờng trên
thế giới và ở Việt Nam, phƣơng pháp luận phân vùng chức năng môi
trƣờng và xác định quan điểm, cách tiếp cận trong phân vùng chức năng
môi trƣờng tỉnh Nghệ An.
 Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An.
 Xác định hệ thống tiêu chí phân vùng chức năng môi trƣờng và xây dựng
cơ sở dữ liệu GIS phục vụ cho phân vùng chức năng môi trƣờng tỉnh
Nghệ An.
Phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An
Phạm Khánh Chi
K16 - Cao học Môi trường 3
 Phân vùng chức năng môi trƣờng, phân tích đặc điểm và đề xuất hƣớng
sử dụng và bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng cho các vùng và tiểu vùng của
tỉnh Nghệ An.
3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu này đƣợc giới hạn trong phạm vi sau đây:
 Về không gian nghiên cứu: Khu vực nghiên cứu là tỉnh Nghệ An, bao
gồm toàn bộ phần ranh giới trên đất liền (bao gồm vùng cồn cát, bãi cát
ven biển).
 Về đối tƣợng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là
phân vùng chức năng môi trƣờng trong phạm vi không gian nghiên cứu.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Ðể giải quyết các mục tiêu cụ thể trên, nghiên cứu này đƣợc tiến hành dựa
trên các phƣơng pháp nghiên cứu chính sau đây:
 Phƣơng pháp kế thừa: thu thập tài liệu, số liệu có liên quan của các dự án
nghiên cứu trƣớc đó.
 Phƣơng pháp điều tra khảo sát thực tế
 Phƣơng pháp hệ thông tin địa lý (GIS).
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học:
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hoàn thiện phƣơng pháp luận và
phƣơng pháp nghiên cứu phân vùng chức năng môi trƣờng nhằm phục vụ cho việc
quy hoạch khai thác và sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả và bền vững vùng
lãnh thổ nghiên cứu.
Ý nghĩa thực tiễn:
- Hệ thống phân vùng chức năng môi trƣờng tỉnh Nghệ An, phân tích đặc điểm
và đề xuất định hƣớng sử dụng và bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng cho các
Phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An
Phạm Khánh Chi
K16 - Cao học Môi trường 4
vùng và tiểu vùng nhằm phục vụ công tác quản lý môi trƣờng định hƣớng
phát triển bền vững tỉnh Nghệ An.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ cho công tác quản lý, khai thác và sử
dụng tài nguyên của tỉnh Nghệ An.
6. Khối lƣợng và cấu trúc luận văn
Không kể phần danh mục, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc trình
bày trong 92trang khổ A4 với 8 hình vẽ, 7 bảng biểu và đƣợc trình bày nhƣ sau:
 Mở đầu.
 Chƣơng 1: Tổng quan
 Chƣơng 2: Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu
 Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
 Kết luận và kiến nghị.


Phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An
Phạm Khánh Chi
K16 - Cao học Môi trường 5
Chƣơng 1
TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan về nghiên cứu phân vùng chức năng môi trƣờng trên thế giới
và ở Việt Nam
1.1.1. Quan niệm về phân vùng
Phân vùng (zoning) là việc phân chia lãnh thổ thành các đơn vị tƣơng đối
đồng nhất theo các tiêu chí và các mục tiêu nhất định nhằm đơn giản hoá việc
nghiên cứu hay quản lý có hiệu quả hơn theo đặc thù riêng của từng đơn vị trong
vùng [14].
Phân vùng đƣợc xem nhƣ một phƣơng pháp toàn năng nhằm sắp xếp và hệ
thống lại các hệ thống lãnh thổ, đã đƣợc sử dụng rộng rãi trong các khoa học địa lý,
kể cả phân vùng vùng tự nhiên bộ phận cũng nhƣ phân vùng địa lý tự nhiên tổng
hợp [4].
Mỗi vùng là một đơn vị lãnh thổ có những đặc điểm tƣơng đồng và các mối
liên kết với nhau theo một số quy luật đặc thù tùy theo mục tiêu của hệ thống phân
vùng.
Mỗi hệ thống phân vùng đƣợc xác định bằng các hệ thống chỉ tiêu và tiêu chí
đƣợc xây dựng trên cơ sở mục tiêu phân loại vùng và mục tiêu sử dụng kết quả
phân vùng ấy.
Quy mô của các đơn vị lãnh thổ (vùng, tiểu vùng) phụ thuộc vào mức độ
đồng nhất các yếu tố tự nhiên của lãnh thổ đó và tuỳ thuộc vào việc sử dụng lãnh
thổ cho các mục đích khác nhau.
Phân vùng trong các ngành khác nhau có thể là: phân vùng địa lý tự nhiên,
phân vùng địa chất, phân vùng khí hậu, phân vùng sinh thái, phân vùng cảnh quan,
phân vùng kinh tế, phân vùng môi trƣờng,

Phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An
Phạm Khánh Chi
K16 - Cao học Môi trường 6
Phân vùng địa lý tự nhiênlà sự phát hiện những khác biệt địa lý tự nhiên của
các cá thể đƣợc hình thành trong lịch sử, do kết quả tác động của các nhân tố địa đới
và phi địa đới của sự phân hóa địa lý trên bề mặt Trái đất [6]. Nguyên tắc quan
trọng nhất của phân vùng địa lý tự nhiên là nguyên tắc thừa nhận tính chất khách
quan của công tác phân vùng. Hệ thống các đơn vị phân vùng là sự phản ánh các
quy luật khách quan của địa lý tự nhiên. Tác động của các nhân tố địa đới và phi địa
đới đã tạo nên sự hình thành trong tự nhiên các thể tổng hợp lãnh thổ các cấp và đây
là cơ sở quan trọng khi phân vùng địa lý tự nhiên [4]. Tổ phân vùng Địa lý tự nhiên,
thuộc Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nƣớc (1970), đã phân vùng lãnh thổ Bắc
Việt Nam theo một hệ thống phân vị với 6 Miền, 8 Á miền và 51 Vùng khác nhau
[16].
Phân vùng sinh thái là sự phân chia lãnh thổ thành các đơn vị đặc trƣng bởi
các phản ứng sinh thái đối với khí hậu trái đất, thực vật, động vật và hệ thống thủy
vực. Phân vùng sinh thái để tạo cơ sở cho việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên
có hiệu quả tối ƣu, phát huy đầy đủ tiềm năng của vùng. Cơ sở khoa học để phân
vùng sinh thái là dựa trên các nhân tố: đất (nhóm đất, loại đất, địa hình, địa mạo);
nƣớc (tính chất, đặc điểm nguồn nƣớc, khả năng khai thác vận chuyển và phân phối
nƣớc); dòng chảy mặt (mô đun dòng chảy); khí hậu (nắng, mƣa, độ ẩm, nhiệt độ,
gió, bão); hệ thống cây trồng, vật nuôi và thảm phủ thực vật,…[7].
Phân vùng kinh tế là quá trình nghiên cứu phân chia lãnh thổ đất nƣớc ta
thành một hệ thống các vùng kinh tế, là quá trình vạch ra hoặc tiếp tục điều chỉnh
ranh giới hợp lý của toàn bộ hệ thống vùng, định hƣớng chuyên môn hóa sản xuất
cho vùng và xác định cơ cấu kinh tế vùng ứng với các kế hoạch phát triển dài hạn
nền kinh tế quốc dân (15÷20 năm). Theo phân loại vùng kinh tế, phân vùng kinh tế
gồm có phân vùng kinh tế tổng hợp và phân vùng kinh tế ngành. Phân vùng kinh tế
ngành là cơ sở để xây dựng kế hoạch hóa theo ngành và quản lý kinh tế theo ngành,
đồng thời còn là cơ sở để quy hoạch vùng kinh tế tổng hợp theo từng ngành. Việt

Nam hiện đƣợc chia thành 6 vùng kinh tế và 3 vùng kinh tế trọng điểm. Phân vùng
chuyên môn hóa lớn đặc thù cũng đã đƣợc hình thành, nhƣ: vùng than - nhiệt điện
Phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An
Phạm Khánh Chi
K16 - Cao học Môi trường 7
Quảng Ninh; vùng lâm sản - khai thác và chế biến kim loại Việt Bắc; vùng lƣơng
thực - cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm phía đông nam đồng bằng Bắc
Bộ; vùng gỗ giấy và thủy điện Tây Bắc Bắc Bộ; vùng cơ khí và chế biến hàng tiêu
dùng ở Hà Nội và xung quanh Hà Nội; vùng khai thác gỗ, lâm sản và cây công
nghiệp lâu năm dọc Trung Bộ; vùng cơ khí - chế biến hàng tiêu dùng, hải sản, gỗ
giấy, thực phẩm, dầu lửa, du lịch,… ở Đông Nam Bộ; vùng lƣơng thực, thực phẩm
Tây Nam Bộ.
1.1.2. Phân vùng chức năng môi trường trên thế giới và ở Việt Nam
Trong quản lý tài nguyên và môi trƣờng, phân vùng ban đầu đƣợc sử dụng để
quản lý sử dụng đất đai ở một khu vực nhất định, có thể là khu vực đô thị hoặc khu
vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Nhƣ vậy, về mặt lịch sử, khái niệm về phân
vùng có liên quan chặt chẽ đến việc quy hoạch sử dụng đất đai (land use
planning)[5]. Quy hoạch sử dụng đất chính là một phƣơng pháp đánh giá mang tính
hệ thống các tiềm năng đất, nƣớc, các phƣơng án sử dụng các tiềm năng này và các
điều kiện kinh tế - xã hội cần thiết để lựa chọn phƣơng án sử dụng đất tốt nhất, hiệu
quả nhất phục vụ cho mục đích phát triển. Nói cách khác, các biện pháp này chính
là phƣơng án phân vùng kèm theo hệ thống các điều kiện và tiêu chuẩn quy định
(đôi khi mang tính pháp lý) và thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực sử dụng đất theo
đúng định hƣớng đã đặt ra.
Hiện nay, phƣơng pháp phân vùng nói trên đƣợc mở rộng phạm vi áp dụng
sang rất nhiều lĩnh vực hoặc các ngành sử dụng tài nguyên có liên quan.
Mục đích chủ yếu của phân vùng là chia các vùng để sử dụng tài nguyên một
cách hợp lý. Trên thực tế, phân vùng là hệ thống cho phép ngăn ngừa các tác động
bất lợi của sự phát triển đối với tài nguyên, môi trƣờng.
Trên thế giới, việc phân vùng đã đƣợc sử dụng rộng rãi trong quy hoạch đô

thị, điều chỉnh sử dụng đất ở Bắc Mỹ, Anh và Úc, Trong khi các thành phố của
châu Âu kiểm soát phát triển từ cuối thế kỷ 19 mà ngày nay đƣợc biết nhƣ phân
vùng chức năng. Thành phố New York phân vùng đầu tiên vào năm 1916. Vào cuối
Phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An
Phạm Khánh Chi
K16 - Cao học Môi trường 8
những năm 1920, nhiều nƣớc đã thực hiện việc điều chỉnh phân vùng chức năng đáp
ứng nhu cầu phát triển [14].
Trong thiết kế quy hoạch môi trƣờng, phân vùng là một công cụ kỹ thuật
quan trọng, đƣợc ứng dụng theo cách này hay cách khác [12].
Zhao Ning và Zeng Duzhong (1994) đã giới thiệu về quy hoạch môi trƣờng ở
Trung Quốc thông qua một trƣờng hợp điển hình, đó là quy hoạch môi trƣờng thung
lũng Honghe. Dựa trên các nghiên cứu sâu về mối tƣơng tác, các ảnh hƣởng và
những điều luật hiện hành liên quan đến dân số, tài nguyên, kinh tế và môi trƣờng,
ngƣời ta đã chia lãnh thổ quy hoạch thành các khu vực chức năng môi trƣờng (gồm
3 khu vực môi trƣờng lớn, 7 khu vực phụ và 24 tiểu khu vực) và các khu vực chức
năng thành phần môi trƣờng [12].
Trong Quy hoạch Chiến lƣợc và Hành động của thành phố Belo Horizonte,
Brazil, các nhà quản lý đã tích hợp các vấn đề môi trƣờng vào trong quy hoạch
chung của thành phố. Trong đó, hai kiểu phân vùng môi trƣờng đã đƣợc sử dụng,
bao gồm: các vùng bảo vệ cảnh quan và môi trƣờng nhằm bảo tồn chất lƣợng của
các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong khu vực; và các vùng bảo vệ môi trƣờng
nhằm duy trì các khu vực hỗ trợ cho sự cân bằng môi trƣờng của thành phố [22].
Cũng trong quy hoạch chung sửa đổi của thành phố Shenyang, giai đoạn
1996 - 2010, bảo vệ môi trƣờng là một chƣơng quan trọng trong quy hoạch. Theo
đó, vị trí của các dự án phát triển mới sẽ phải phù hợp với phân vùng môi trƣờng
trong quy hoạch. Không một khu công nghiệp gây ô nhiễm nào đƣợc cho phép xây
dựng trong trung tâm thành phố cũng nhƣ những xí nghiệp gây ô nhiễm cao đang
tồn tại sẽ đƣợc dời đến khu vực ngoại ô thông qua việc áp dụng các biện pháp
khuyến khích cũng nhƣ bắt buộc theo quy định[22].

UN-Habitat và UNEP (2008), trong tài liệu Hƣớng dẫn xây dựng Hệ thống
thông tin quản lý môi trƣờng, thuộc Chƣơng trình vì các thành phố bền vững
(Sustainable Cities Programme), đã giới thiệu phân vùng nhƣ là một trong những
công cụ đắc lực không thể thiếu trong việc xây dựng một Khung quản lý môi trƣờng
Phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An
Phạm Khánh Chi
K16 - Cao học Môi trường 9
hiệu quả cho một khu vực lãnh thổ. Bản đồ phân vùng môi trƣờng là kết quả của
việc tổng hợp từ các bản đồ về sự phù hợp của các khu vực cho mục đích sử dụng
xác định (suitability map) và các bản đồ nhạy cảm môi trƣờng (sensitivity map)
nhằm phân vùng khu vực nghiên cứu thành những vùng và tiểu vùng phù hợp với
các mục đích sử dụng và bảo vệ khác nhau [23].
Để hạn chế ảnh hƣởng do các xung đột môi trƣờng gây ra bởi việc sử đụng
đất không hợp lý, đất nƣớc Santa Maria đã tiến hành phân vùng môi trƣờng thông
qua 6 tiêu chí môi trƣờng là: độ dốc, mật độ thoát nƣớc, độ nhám bề mặt đất, độ che
phủ, đất cƣ trú, tính chất của đất. Các vùng môi trƣờng đƣợc xác định là: Vùng phục
hồi; Vùng do con người sử dụng; Vùng bảo tồn thường xuyên. Phân vùng môi
trƣờng là công cụ đƣợc chính quyền sử dụng nhằm tối ƣu hoá việc tổ chức sử dụng
không gian lãnh thổ, cũng nhƣ bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên [15].
Bộ Môi trƣờng và Tài nguyên nƣớc Paraguay cũng đã tiến hành phân vùng
môi trƣờng nhằm bảo vệ thƣợng nguồn lƣu vực sông Paraguay. Dựa trên các yếu tố
địa chất, hình thái địa lý, địa hình, khí hậu và độ che phủ thực vật, lƣu vực sông
đƣợc chia thành 34 đơn vị môi trƣờng tự nhiên, trong đó có 24 đơn vị có địa hình
cao và 10 đơn vị có địa hình đồng bằng, đôi khi bị ngập lũ [15].
Áp dụng thành công phƣơng pháp phân vùng trong quản lý tổng hợp vùng
bờ, trong một dự án của Hiệp hội Quản lý Môi trƣờng Biển vùng Đông Á
(PEMSEA) về quản lý tổng hợp vùng bờ tại Xiamen, Trung Quốc, đã phân vùng bờ
Xiamen thành 09 vùng chức năng. Đó là các vùng: Vùng cảng vận chuyển, Vùng du
lịch, Vùng nuôi trồng thuỷ sản, Vùng công nghiệp vùng bờ, Vùng cơ khí hàng hải,
Vùng khai thác mỏ, Vùng bảo tồn thiên nhiên, Vùng chức năng đặc biệt, và Vùng

phục hồi. Các hoạt động kinh tế trong vùng bờ đƣợc ƣu tiên hoá căn cứ vào các đặc
tính: hạn chế phát triển, phát triển có giới hạn, đƣợc ƣu tiên phát triển dựa trên các
lợi ích về kinh tế - xã hội và các tác động đến môi trƣờng mà hoạt động kinh tế đó
mang lại hoặc tác động lên vùng bờ [5].
Cũng với sự giúp đỡ của PEMSEA (2007), tỉnh Bataan của Phillipin đã
thành công trong phân vùng vùng biển và vùng bờ để quản lý tổng hợp. 12 vùng đã
Phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An
Phạm Khánh Chi
K16 - Cao học Môi trường 10
đƣợc phân chia, trong đó có 05 vùng sử dụng đất, còn lại là cho biển ven bờ và
vùng triều, cửa sông. Kết quả đã cho phép tối ƣu hoá hiệu quả sử dụng vùng bờ, hài
hoà lợi ích giữa các bên liên quan và đảm bảo công khai lợi ích của ngƣời dân địa
phƣơng [21].
Nhƣ vậy, trên thế giới, phân vùng môi trƣờng đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ
phục vụ đắc lực cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên trong một không
gian lãnh thổ. Cơ sở để phân vùng môi trƣờng là tổng hợp các yếu tố tự nhiên và
kinh tế - xã hội tại mỗi vùng.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, một số ngành, địa phƣơng đã thực
hiện phân vùng chức năng môi trƣờng để phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội và kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng.
Một số nghiên cứu liên quan đến phân vùng chức năng môi trƣờng đã đƣợc
thực hiện, đó là đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trƣờng phục vụ phát
triển KTXH vùng Đồng bằng sông Hồng” và “Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi
trƣờng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” thuộc chƣơng trình “Bảo vệ môi
trƣờng và phòng tránh thiên tai” (KC-08), “Nghiên cứu vấn đề quy hoạch môi
trƣờng vùng lãnh thổ, lấy Hạ Long - Quảng Ninh làm ví dụ”, “Nghiên cứu xây dựng
quy hoạch bảo vệ môi trƣờng vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, “Quy hoạch môi
trƣờng vùng Đông Nam Bộ” [15].
Trên cơ sở nghiên cứu môi trƣờng tự nhiên, tiêu chí, tiêu chuẩn chất lƣợng
môi trƣờng, đánh giá hiện trạng và dự báo xu thế biến động, các cảnh quan sinh thái

có nguồn gốc tự nhiên, các yếu tố nổi trội trong phát triển kinh tế xã hội để tiến
hành đánh giá các biến đổi môi trƣờng, kết quả của đề tài “Nghiên cứu xây dựng
quy hoạch môi trƣờng phục vụ phát triển KTXH vùng Đồng bằng sông Hồng” đã
phân vùng đồng bằng sông Hồng thành 3 phụ vùng và 10 tiểu vùng [1], bao gồm:
- Núi đồi, với các tiểu vùng: Núi có lớp phủ rừng; Núi đá; Gò đồi.
- Đồng bằng, với các tiểu vùng: Đồng ruộng, Thủy vực; Đô thị và khu công
nghiệp.
Phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An
Phạm Khánh Chi
K16 - Cao học Môi trường 11
- Cửa sông ven biển (ranh giới lấy đƣờng biên mặn 1‰ nƣớc mặt), với các
tiểu vùng: Rừng ngập mặn; Đồng ruộng; Bãi bồi (có lớp phủ và chƣa có lớp
phủ thực vật); Đô thị và khu công nghiệp.
Một số địa phƣơng đã xây dựng quy hoạch môi trƣờng. Để quy hoạch môi
trƣờng thì phải phân vùng chức năng môi trƣờng, ví dụ:
- Tỉnh Hải Dƣơng, trong quy hoạch môi trƣờng và định hƣớng phát triển
kinh tế, đƣợc phân thành 4 vùng chức năng môi trƣờng: Vùng I - môi trƣờng khu
công nghiệp với 4 tiểu vùng; Vùng II - môi trƣờng đô thị với 7 tiểu vùng; Vùng III -
môi trƣờng nông nghiệp và nông thôn với 5 tiểu vùng; Vùng IV - môi trƣờng lâm
nghiệp và khu du lịch với 4 tiểu vùng [15].
- Tỉnh Hà Tây (cũ) trong quy hoạch môi trƣờng và định hƣớng phát triển
kinh tế phân thành 7 vùng chức năng môi trƣờng: (I) Vùng bảo tồn kết hợp du lịch
sinh thái (vùng núi Ba Vì), phân thành 5 tiểu vùng; (II) Vùng sản xuất ven sông
Hồng, phân thành 3 tiểu vùng (tiểu vùng sản xuất, tiểu vùng sản xuất gần các khu
dân cƣ và tiểu vùng nhạy cảm ven sông); (III) Vùng phát triển ven thành phố Hà
Nội, phân thành 4 tiểu vùng; (IV) Vùng sản xuất ven sông Đáy; (V) Vùng đa sử
dụng giáp tỉnh Hƣng Yên, phân bố cho các hoạt động sản xuất phát triển; (VI) Vùng
sản xuất giáp tỉnh Hà Nam, chia thành 2 tiểu vùng; (VII) Vùng cao núi đá vôi giáp
tỉnh Hòa Bình và Khu di tích chùa Hƣơng, chia thành 6 tiểu vùng [15].
- Theo quyết định số 17/2009/QĐ-UBND của UBND tỉnh Tuyên Quang về

việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trƣờng tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, định
hƣớng đến năm 2020, môi trƣờng tỉnh Tuyên Quang đƣợc phân thành 2 vùng chức
năng chính để bảo vệ. Vùng I là vùngcó chức năng bảo vệ môi trƣờng đất, nƣớc,
không khí cho Tuyên Quang và vùng Đông Bắc, phòng hộ, ngăn ngừa các sự cố
môi trƣờng (lũ lụt, lở đất, xói mòn…). Đây là vùng có địa hình chia cắt mạnh, độ
dốc lớn, đất đai dễ bị xói mòn, lớp phủ mỏng, điều kiện phát triển giao thông, công
nghiệp khó khăn; mật độ dân cƣ thƣa. Vùng II là vùng có thể gây ô nhiễm cao do
quá trình phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy cần phải có sự quan tâm và có giải pháp
bảo vệ môi trƣờng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Ở vùng này các hoạt
Phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An
Phạm Khánh Chi
K16 - Cao học Môi trường 12
động công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, xây dựng, khai thác, chế biến khoáng
sản, dịch vụ, du lịch… diễn ra mạnh. Đây là nơi tập trung dân cƣ chủ yếu của tỉnh
(trên 80% dân số toàn tỉnh) [19].
Thành phố Hồ Chí Minh (2008) và thành phố Hà Nội (2010) đã tiến hành
phân loại và phân vùng chất lƣợng nƣớc các sông, hồ, kênh rạch áp dụng hệ thống
phân loại theo chỉ số chất lƣợng nƣớc (Water Quality Index - WQI) phù hợp với đặc
điểm nguồn nƣớc của địa phƣơng hoặc lƣu vực. Mục đích của nghiên cứu là phân
vùng chất lƣợng nƣớc theo chỉ số chất lƣợng nƣớc và mức độ ô nhiễm nguồn nƣớc,
đánh giá khả năng sử dụng các nguồn nƣớc sông, kênh rạch cho mục đích khác
nhau nhƣ sinh hoạt, nuôi tôm cá, thủy lợi, của vùng nghiên cứu. Mục tiêu của
phân vùng là xác định rõ [9] [10]:
- Vùng nào (đoạn sông nào) đạt yêu cầu về chất lƣợng nƣớc an toàn cho cấp
nƣớc sinh hoạt (lấy nƣớc cho nhà máy nƣớc).
- Vùng nào đạt yêu cầu về chất lƣợng nƣớc có khả năng nuôi trồng thuỷ sản an
toàn, có hiệu quả kinh tế.
- Vùng nào có khả năng cấp nƣớc thuỷ lợi an toàn, có chất lƣợng tốt.
- Vùng nào có khả năng xây dựng cơ sở thể thao, du lịch dƣới nƣớc đủ tiêu
chuẩn.

- Vùng nào không thể sử dụng cho các mục đích trên, cần ƣu tiên xử lý, kiểm
soát ô nhiễm.
Trong quá trình xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiêu chuẩn khí thải,
nƣớc thải, Việt Nam cũng đã phân vùng môi trƣờng tiếp nhận trên cơ sở đánh giá
khả năng chịu tải của vùng đối với các chất ô nhiễm nhƣ các vùng đô thị khác nhau,
vùng sinh thái nhạy cảm, vùng nông thôn, vùng có ý nghĩa lịch sử văn hoá,…
Năm 2007, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành quyết định số 65/2007/QĐ-
UBND quy định phân vùng môi trƣờng tiếp nhận nƣớc thải và khí thải công nghiệp
trên địa bàn. Theo quyết định này, môi trƣờng các nguồn nƣớc mặt để tiếp nhận các
nguồn nƣớc thải đƣợc phân thành 12 vùng sông, suối và 14 vùng hồ. Những khu
Phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An
Phạm Khánh Chi
K16 - Cao học Môi trường 13
vực thuộc vùng này đƣợc áp dụng những hệ số khác nhau về lƣu lƣợng nguồn thải,
dung tích nguồn tiếp nhận và phƣơng pháp tính nồng độ tối đa cho phép các chất ô
nhiễm trong nƣớc thải công nghiệp. Phân vùng môi trƣờng không khíđể tiếp nhận
các nguồn khí thải công nghiệp bao gồm 04 vùng trên cơ sở các khu vực bảo tồn
thiên nhiên và di tích lịch sử văn hoá, các khu vực đô thị khác nhau và các khu vực
nông thôn. Các vùng này cũng sẽ áp dụng những hệ số tiêu chuẩn, lƣu lƣợng nguồn
khí thải khác nhau và có những phƣơng pháp tính nồng độ tối đa cho phép của các
chất ô nhiễm trong khí thải công nghiệp đƣợc quy định [18].
Phân vùng quản lý, bảo tồn rạn san hô và các hệ sinh thái liên quan đến vùng
biển từ hòn Chảo đến Nam Hải Vân và bán đảo Sơn Trà theo quyết định số
54/2007/QĐ-UBND thành phố Đà Nẵng bao gồm 03 vùng chức năng: Vùng bảo vệ
nghiêm ngặt (vùng lõi), là vùng bao gồm 36,2 ha rạn san hô; Vùng phục hồi sinh
thái; Vùng khai thác hợp lý, bao bọc các vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng phục hồi
sinh thái. Đối với mỗi vùng chức năng nói trên, quyết định cũng quy định rõ các
hoạt động bị cấm cũng nhƣ các hoạt động đƣợc khuyến khích tại các vùng này [17].
Phân vùng chức năng phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ lần đầu tiên đƣợc
thực hiện ở Việt Nam thông qua sự giúp đỡ kỹ thuật của PEMSEA (2004) phục vụ

cho Kế hoạch hành động quản lý tổng hợp vùng bờ thành phố Đà Nẵng. Theo đó,
vùng bờ thành phố Đà Nẵng đƣợc phân chia thành 11 vùng, bao gồm: Vùng bảo
tồn; Vùng phục hồi (san hô); Vùng nguồn cấp nƣớc (hồ xanh); Vùng phục hồi (cỏ
biển); Vùng sử dụng với cƣờng độ thấp; Vùng phát triển du lịch; Vùng hoạt động
công nghiệp và cảng biển; Vùng công nghiệp; Vùng đánh bắt cá (ven bờ); Vùng
đánh bắt cá (xa bờ); Vùng sử dụng đa mục tiêu [14].
Việc phân vùng chức năng sử dụng nguồn lợi và các hệ sinh thái của Vùng
bờ vịnh Hạ Long đƣợc Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, JICA, tiến hành năm
1998. Kết quả là Vùng bờ vịnh Hạ Long đƣợc chia thành 04 vùng môi trƣờng
chính: Vùng bảo tồn đặc biệt, bao gồm khu di sản thế giới và các vùng đệm của nó;
Vùng bảo tồn, bao gồm những khu vực môi trƣờng quan trọng nhƣng chƣa đƣợc
đƣa vào danh sách bảo vệ chính thức; Vùng quản lý tích cực, bao gồm các bãi triều
Phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An
Phạm Khánh Chi
K16 - Cao học Môi trường 14
dọc đƣờng bờ và vịnh Bãi Cháy; và Vùng phát triển, bao gồm những vùng phát
triển hiện thời và đã đƣợc quy hoạch trong Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
thành phố và của tỉnh [5].
Sau đó, kế thừa quan điểm của JICA, dự án Quản lý tổng hợp vùng bờ vịnh
Hạ Long của Việt Nam - Hoa Kỳ - IUCN đã lập bản đồ phân vùng chức năng sử
dụng vùng bờ vịnh Hạ Long tỷ lệ 1:25.000 mang tính khả thi và phù hợp với thực
tiễn phát triển đa ngành của vùng bờ quản lý. Bản đồ thể hiện không gian phân bố
10 tiểu vùng chức năng khác nhau, thuộc 03 vùng chính: (I) Vùng bảo vệ môi
trƣờng, bao gồm Vùng bảo vệ nghiêm ngặt và Vùng bảo vệ và quản lý môi trƣờng;
(II) Vùng phát triển kinh tế biển, bao gồm Vùng phát triển kinh tế biển giới hạn và
Vùng phát triển kinh tế biển tự do; (III) Vùng phát triển kinh tế - xã hội vùng bờ,
bao gồm: Vùng phát triển công nghiệp; Vùng phát triển kinh tế du lịch; Vùng phát
triển kinh tế lâm nghiệp; Vùng phát triển KTXH và khu đô thị; Vùng phát triển kinh
tế nông nghiệp; và Vùng phát triển kinh tế thuỷ sản [5].
Từ thực tiễn nêu trên có thể kể ra một số loại hình phân vùng chức năng môi

trƣờng cụ thể ở Việt Nam nhƣ sau:
- Phân vùng chức năng môi trƣờng tổng hợp.
- Phân vùng sử dụng đất theo mức độ thích nghi đối với hoạt động phát triển.
- Phân vùng theo chất lƣợng môi trƣờng.
- Phân vùng môi trƣờng tiếp nhận chất thải (nƣớc thải, khí thải…).
- Phân vùng theo mức độ nhạy cảm môi trƣờng.
- Phân vùng quản lý tổng hợp lƣu vực sông.
- Phân vùng quản lý tổng hợp vùng bờ.
Nhƣ vậy, có thể nói việc phân vùng môi trƣờng đã đƣợc áp dụng trong nhiều
hoạt động lập kế hoạch, quy hoạch và quản lý tài nguyên môi trƣờng ở Việt Nam
trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, trong các chƣơng trình, đề tài, dự án nêu trên,
các tác giả chƣa thực sự tập trung vào việc nghiên cứu phƣơng pháp luận hoàn
chỉnh về phân vùng chức năng môi trƣờng.
Phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An
Phạm Khánh Chi
K16 - Cao học Môi trường 15
Năm 2009, với mục tiêu góp phần hoàn thiện phƣơng pháp luận phân vùng
chức năng môi trƣờng phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch theo định
hƣớng phát triển bền vững, Tổng cục Môi trƣờng đã đƣợc Bộ Tài nguyên và Môi
trƣờng giao thực hiện đề tài “Nghiên cứu, xây dựng phƣơng pháp luận phân vùng
chức năng môi trƣờng phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch theo định
hƣớng phát triển bền vững”. Sau gần hai năm thực hiện, kết quả nghiên cứu của đề tài
đã hoàn thành những nội dung quan trọng, đó là: xây dựng phƣơng pháp luận phân
vùng chức năng môi trƣờng trên cơ sở phân chia vùng lãnh thổ dựa vào chức năng cơ
bản của môi trƣờng trong điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của chúng; xây dựng các
tiêu chí làm căn cứ để phân vùng; và kết quả phân vùng chức năng môi trƣờng thử
nghiệm cho tỉnh Bình Định [15]. Đây thực sự là những kết quả hết sức ý nghĩa về mặt
khoa học cũng nhƣ thực tiễn trong công tác phân vùng nói riêng và quản lý tài
nguyên môi trƣờng phục vụ phát triển bền vững nói chung ở Việt Nam.
Tuy nhiên, phân vùng chức năng môi trƣờng là một lĩnh vực khoa học còn

mới mẻ ở Việt Nam và trên thế giới, vẫn còn những ý kiến khác nhau về quan niệm,
phƣơng pháp tiếp cận của các chuyên gia. Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu hoàn
thiện hơn nữa phƣơng pháp luận phân vùng chức năng môi trƣờng và đánh giá sự
phù hợp giữa phân vùng chức năng môi trƣờng với quy hoạch phát triển ngành, quy
hoạch phát triển KTXH.
1.2. Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1 Vị trí địa lý
Nghệ An nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, giáp với tỉnh Thanh
Hoá ở phía Bắc, tỉnh Hà Tĩnh ở phía Nam, nƣớc Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ở
phía Tây với 419km đƣờng biên giới và biển Đông ở phía Đông với chiều dài
82km. Vị trí này tạo cho Nghệ An có vai trò quan trọng trong mối giao lƣu kinh tế -
xã hội Bắc Nam, xây dựng và phát triển kinh tế biển, kinh tế đối ngoại và mở rộng
hợp tác quốc tế.
Phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An
Phạm Khánh Chi
K16 - Cao học Môi trường 16
Nghệ An nằm trên trục quốc lộ 1A dài 91km, đƣờng Hồ Chí Minh chạy song
song với quốc lộ 1Adài 132km. Ngoài ra, trong tỉnh còn nhiều tuyến đƣờng nối liền
phía Đông và Tây của tỉnh với các cửa khẩu của nƣớc bạn Lào. Giao thông đƣờng
sắt có tuyến đƣờng sắt Bắc - Nam dài 94km và tuyến đƣờng sắt Cầu Giát - Nghĩa
Đàn dài 90km, với 7 ga. Cảng Cửa Lò đƣợc quy hoạch thành khu cảng tự do và khu
cảng thuế quan, công suất có thể đạt 5 đến 6 triệu tấn/năm vào năm 2020, là đầu
mối giao thông vận tải của khu vực các tỉnh Bắc Trung bộ, trung chuyển hàng hoá
đi sang Lào và phía Bắc Thái Lan.
Nghệ An nằm trên các tuyến du lịch quốc gia và quốc tế (tuyến du lịch xuyên
Việt; tuyến du lịch Vinh - Cánh đồng Chum - Luangprabang - Viêng Chăn - Băng
Cốc) nên tỉnh có nhiều tiềm năng trở thành một trung tâm du lịch vùng và tiến tới
một trung tâm du lịch quốc gia.
1.2.1.2 Điều kiện địa chất

Các thành tạo địa chất trên địa bàn tỉnh đƣợc phân chia theo nguồn gốc thành
tạo bao gồm các dạng xâm nhập, phun trào, biến chất, trầm tích và các tích tụ bở rời
[19].

Phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An
Phạm Khánh Chi
K16 - Cao học Môi trường 17

Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An
Nguồn: Viện Địa lý
Phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An
Phạm Khánh Chi
K16 - Cao học Môi trường 18
Các loại đá xâm nhập phân bố dƣới dạng các khối, dải núi lớn, điển hình ở
khối Phu Hoạt (huyện Quế Phong), khối Phu Lon (huyện Kỳ Sơn). Ngoài ra chúng
còn thể hiện dƣới dạng các núi sót rải rác nhƣ ở khu vực Quỳ Châu, Quỳ Hợp.
Các đá phun trào phân bố chủ yếu dƣới dạng bề mặt lớp phủ bazan, điển hình
ở khu vực huyện Nghĩa Đàn, thị xã Thái Hoà. Thành phần chủ yếu là bazan olevin
bị phong hoá khá mạnh, có chiều dày vỏ phong hoá trung bình lên đến 30÷50m.
Trên bề mặt lớp phủ bazan đã hình thành tầng đất có chất lƣợng tốt cho sản xuất
nông nghiệp.
Các thành tạo biến chất phân bố tập trung ở phía tây bắc tỉnh, chủ yếu trên
địa bàn huyện Quế Phong, Quỳ Châu. Đây là các thành tạo cổ bị biến chất khá
mạnh do hoạt động tiếp xúc trao đổi nhiệt với các thành tạo magma xâm nhập sau
này nên trên địa hình hiện tại chúng thƣờng xuất hiện dƣới dạng các dải đới bao
quanh các khối xâm nhập. Thành phần chính là đá phiến thạch anh, đá phiến
plagioclas-silimanit, đá phiến 2 mica chứa granat, thấu kính đá hoa.
Các thành tạo trầm tích chiếm tỉ lệ diện tích lớn nhất so với các loại đá khác
trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Trong đó chia làm 2 nhóm: nhóm trầm tích lục địa, vũng
vịnh ven rìa và trầm tích biển khơi. Tỉ lệ diện tích của nhóm đá trầm tích lục địa,

vũng vịnh ven rìa cao hơn hẳn so với thành tạo trầm tích biển khơi, tuy vậy thành
tạo đá vôi có trữ lƣợng khá đã và đang là nguồn nguyên liệu quan trọng trong phát
triển công nghiệp xi măng của địa phƣơng.
Các tích tụ bở rời đệ tứ phân bố chủ yếu ở khu vực ven biển và dọc các thung
lũng sông lớn. Diện lộ tập trung ở đồng bằng ven biển với các thành tạo sét, cát, cát
bột, sạn có nguồn gốc sông-biển, sông và biển. Đây là nơi tập trung sản xuất nông
nghiệp của tỉnh. Ngoài ra một bộ phận phân bố dọc theo các thung lũng sông miền
núi, tuy có diện tích nhỏ nhƣng lại có giá trị lớn trong sản xuất nông nghiệp của các
dân tộc miền núi.
Tài nguyên khoáng sản của Nghệ An khá đa dạng, có 113 vùng mỏ lớn, nhỏ
và 171 điểm quặng, nổi bật là có các loại từ khoáng sản quý hiếm nhƣ vàng, đá quý
Phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An
Phạm Khánh Chi
K16 - Cao học Môi trường 19
đến các loại khác nhƣ thiếc, bôxít và các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng nhƣ:
Đá vôi, đá xây dựng, cát, sỏi…Trong đó có nhiều loại có ý nghĩa trong phạm vi
vùng và cả nƣớc nhƣ thiếc, đá vôi, đá xây dựng. Ngoài ra, Nghệ An còn có một trữ
lƣợng khá lớn các loại khoáng sản phi kim nhƣ đá trắng với trữ lƣợng vào khoảng
310 triệu tấn tập trung ở Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Quỳ Châu. Đá vôi có nhiều ở Hoàng
Mai, Đô lƣơng, Anh Sơn, Tân Kỳ với trữ lƣợng vào khoảng 600 triệu tấn, đá rionit
trữ lƣợng trên 540 triệu m
3
và đặc biệt là đá quí có ở vùng Qùy Châu, Quỳ Hợp trên
diện tích 400km
2
với trữ lƣợng 50 tấn. Ngoài ra còn có than, đá bazan …
Các kết quả điều tra khoáng sản ở Nghệ An cho thấy tuy tỉnh có nhiều loại
khoáng sản, nhƣng hiện tại có giá trị khai thác công nghiệp chỉ là nhóm vật liệu xây
dựng, hoá chất và thiếc. Phần lớn các mỏ, điểm mỏ đều nằm ở vùng miền núi, với
trữ lƣợng nhỏ và bị phân tán kết hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế

nên việc khai thác chúng hiện tại vẫn rất khó khăn.
1.2.1.3 Đặc điểm địa hình, địa mạo
Tỉnh Nghệ An có thể đƣợc phân chia thành các kiểu địa hình sau [20]:
- Kiểu địa hình núi trung bình: bao gồm các dải núi, khối núi có độ cao
trung bình >200m với các đỉnh cao nhất lên đến gần 3000m, chiếm phần lớn diện
tích tỉnh Nghệ An. Đây là những khu vực theo quy hoạch đƣợc bố trí các công trình
đập và hồ chứa thuỷ điện.
Đặc điểm môi trƣờng địa mạo của khu vực này là cƣờng độ quá trình trọng
lực nhanh ở mức mạnh đến rất mạnh, dẫn đến khả năng xảy ra mạnh mẽ các quá
trình trƣợt lở, đổ lở, lũ quét cũng nhƣ xói mòn.
Trong kiểu địa hình núi trung bình, cần quan tâm nhất đến dạng địa hình
thung lũng giữa núi, và các dạng sƣờn đổ vào lƣu vực các hồ chứa thuỷ điện. Các
dạng địa hình này sẽ có mối tƣơng tác khá chặt chẽ với quá trình xây dựng và vận
hành các công trình thuỷ điện.
- Kiểu địa hình núi thấp, đồi: bao gồm phần chuyển tiếp từ các dải núi xuống
bề mặt đồng bằng, có độ cao dao động trong khoảng 30÷40m đến 200÷300m. Tại
một số khu vực tạo thành một bề mặt lƣợn sóng khá bằng thoải của lớp phủ bazan.

×