Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

nghiên cứu phân lập các hợp chất phenolic từ một số thực vật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 56 trang )




1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN



NGUYỄN THỊ QUỲNH HOA


NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP CÁC HỢP CHẤT PHENOLIC
TỪ MỘT SỐ THỰC VẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC




Hà Nội - 2012

Nguyễn Thị Quỳnh Hoa Luận văn thạc sĩ khoa học



1


MỤC LỤC
Trang


MỞ
ĐẦU………………………………………………………………………………1
Chƣơng 1: TỔNG
QUAN…………………………………………………………….3
1.1 Các hợp chất phenolic thực
vật ……………………………………………… 3
1.1.1 Giới thiệu về các hợp chất phenolic thực
vật………………………………3
1.1.2 Phân loại các hợp chất
phenolic…………………………………………….3

1.1.3 Hoạt tính sinh học của các hợp chất
phenolic…………………………….9
1.1.4 Phƣơng pháp chiết và phân lập các hợp chất
phenolic………………….10
1.1.4.1 Phƣơng pháp
chiết…………………………………………………….11
1.1.4.2 Phƣơng pháp phân lập và tinh
chế………………………………… 14
1.1.4.3 Định tính và xác định cấu
trúc………………………………………16
1.2 Giới thiệu về cây Chẹo lá phong (Engelhardtia spicata Lesh ex.
Blume)… 19
1.2.1 Đặc điểm thực vật
học…………………………………………………….19
Nguyn Th Qunh Hoa Lun vn thc s khoa hc



2

1.2.2 Ni sng v thu
hỏi 19
1.2.3 Cụng dng ca cõy Cho lỏ
phong 19
1.1.4 Mt s nghiờn cu v thnh phn húa hc v hot tớnh sinh hc ca
chi Engelhardtia
(Juglandaceae).21
Ch-ơng 2 : NHIM V V PHNG PHP NGHIấN
CU23
2.1 Nhiệm vụ của Luận
văn 23
2.2 Ph-ơng pháp nghiên
cứu.24
2.2.1 Các ph-ơng pháp phân tích, phân tách các hỗn hợp và phân lập các
hợp
chất
24
2.2.2 Các ph-ơng pháp xác định cấu
trúc 24
Chng 3 : KT QU V THO
LUN 26
3.1 i tng nghiờn
cu 26
3.2 Quy trỡnh chit cỏc phn chit t lỏ cõy Cho lỏ
phong 26
3.3 Phõn tỏch phn chit etyl axetat
(EG3).29
3.4 Phõn tỏch phn chit nc
(EG4) 31
Nguyễn Thị Quỳnh Hoa Luận văn thạc sĩ khoa học




3
3.5 Cấu trúc các hợp chất đƣợc phân
lập………………………………………….33
Chƣơng 4: THỰC
NGHIỆM……………………………………………………….38
4.1 Thiết bị và hóa
chất…………………………………………………………… 38
4.2 Nguyên liệu thực
vật…………………………………………………………….39
4.3 Điều chế các phần chiết từ cây Chẹo lá
phong……………………………… 39
4.4 Phân tích và phân tách phần chiết etyl axetat
(EG3)……………………… 40
4.4.1 Phân tích sắc ký lớp mỏng phần chiết etyl axetat
(EG3)……………… 40
4.4.2 Phân tách phần chiết etyl axetat
(EG3)………………………………….40
4.5 Phân tách sắc kí cột phần chiết nƣớc
(EG4)………………………………… 41
4.5.1 Phân tích sắc ký lớp mỏng phần chiết nƣớc
(EG4)…………………… 41
4.5.2 Phân tách phần chiết nƣớc
(EG4)……………………………………… 42
4.6 Hằng số vật lý và dữ kiện phổ của các hợp chất đƣợc phân
lập…………… 43
KẾT
LUẬN………………………………………………………………………….46

TÀI LIỆU THAM
KHẢO………………………………………………………….47

Nguyễn Thị Quỳnh Hoa Luận văn thạc sĩ khoa học



4


CÁC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN

CC (Column Chromatography): Sắc ký cột thường dưới trọng lực dung môi
13
C-NMR (Carbon 13 Nuclear Magnetic Resonance): Phổ cộng hưởng từ hạt nhân
cacbon 13
DEPT (Distortionless Enhancement by Polarition Tranfer): Phổ DEPT
ESI-MS (Electrospray Ionization-Mass Spectrometry): Phổ khối lượng phun bụi
điện tử
FC (Flash Chromatography): Sắc kí cột nhanh
1
H-NMR (Proton Nuclear Magnetic Resonance): Phổ cộng hưởng từ hạt nhân
proton
LC (Liquid Chromatography): Sắc ký lỏng
Mini-C (Mini-column Chromatography): Sắc kí cột tinh chế
TLC (Thin-Layer Chromatography): Sắc kí lớp mỏng














Nguyễn Thị Quỳnh Hoa Luận văn thạc sĩ khoa học



5
MỤC LỤC CÁC HÌNH, CÁC BẢNG VÀ CÁC SƠ ĐỒ

H×nh 1.1: Cấu trúc minh häa của stilben và lignin
H×nh 1.2: Cấu trúc minh häa của flavonoid, axit phenolic và tannin
H×nh 1.3: Cây Chẹo l¸ phong ( Engelhardtia spicata Lesh ex. Blume, Juglandaceae
)
B¶ng 1.1: Phân loại các hợp chất phenolic thiên nhiên
Bảng 4.1: Hiệu suất điều chế các phần chiết từ lá cây Chẹo lá phong
Bảng 4.2: Phân tích phần chiết etyl axetat (EG3) bằng TLC
Bảng 4.3: Phân tích phần chiết nước (EG4) bằng TLC
Sơ đồ 1.1: Quy trình chung phân lập các hợp chất phenolic
Sơ đồ 3.1: Điều chế các phần chiết hữu cơ từ nguyên liệu thực vật
Sơ đồ 3.2: Phân tách sắc kí phần chiết etyl axetat (EG3)
Sơ đồ 3.3: Phân tách sắc kí phần chiết nước (EG4)












Nguyễn Thị Quỳnh Hoa Luận văn thạc sĩ khoa học



6
MỞ ĐẦU

Các hợp chất phenolic thực vật như các axit phenolic, các flavonoid và các
flavonoid polyme đang ngày càng thu hút được nhiều sự quan tâm do tính chất
chống oxi hóa, tác dụng phòng ngừa ung thư và các bệnh liên quan đến tim mạch
của các hợp chất phenolic. Các nghiên cứu (hóa học, dược lý học, lâm sàng) đã
phần nào lý giải được mối liên quan giữa sức khỏe con người và việc tiêu thụ các
sản phẩm thực phẩm giàu các hoạt chất phenolic thiên nhiên.
Các nghiên cứu theo hướng phát hiện các hợp chất có tác dụng dự phòng ung
thư (cancer chemoprevention) đã thiết lập được một hướng ứng dụng mới của các
hợp chất phenolic. Các hợp chất phân tử nhỏ này thường là các chất chống oxi hóa
và có thể làm giảm sự phát triển của bệnh ung thư bằng cách ngăn chặn sự phát
triển của các tế bào ung thư qua các cơ chế ngăn chặn sự hư hại ADN hoặc ức chế
hoặc đảo ngược quá trình phát triển của các tế bào tiền ác tính đã có sự hư hại
ADN. Một chương trình nghiên cứu các tác nhân dự phòng và chống ung thư từ
nguồn thực vật Việt Nam của chúng tôi đã được xây dựng trên cơ sở lựa chọn các

nhóm hợp chất có các cấu trúc tiềm năng; trong chương trình này các hợp chất
phenolic có tác dụng dự phòng ung thư đã được phát hiện với tỷ lệ cao. Chương
trình nghiên cứu này cũng đã xác định một thách thức được đặt ra cho các nhà hóa
học các hợp chất thiên nhiên là cần có các qui trình phân lập hiệu quả các nhóm cấu
trúc cần thiết từ các nguồn nguyên liệu thực vật, các qui trình này phải dễ được triển
khai tiếp cho các qui mô công nghệ phân lập lượng lớn hoạt chất một khi các hoạt
chất hữu ích được phát hiện.
Các hợp chất phenolic chiếm một vị trí đáng kể trong số các nhóm hợp chất
thiên nhiên có tác dụng dự phòng ung thư; chúng có cấu trúc đa dạng và xuất hiện
phổ biến trong giới thực vật. Việc phân lập các hợp chất này cho các thử nghiệm
hoạt tính sinh học có thể được thực hiện bằng các phương pháp chiết và sắc ký điều
chế; tuy nhiên phổ rộng độ tan của các hợp chất này cho thấy mỗi qui trình phân lập
nên được giới hạn vào một nhóm hợp chất phenolic. Các sàng lọc sắc ký lớp mỏng
Nguyễn Thị Quỳnh Hoa Luận văn thạc sĩ khoa học



7
sơ bộ đã xác định được nhóm hợp chất phenolic trong các phần chiết từ các loài
cây: Alnus nepalensis D. Don (Betulaceae), Betula alnoides Buch. Ham. ex D. Don
(Betulaceae) và Engelhardtia spicata Lesch. ex. Blume (Juglandaceae). Mục tiêu
nghiên cứu của luận văn này là xây dựng một qui trình chiết các phần chiết giàu các
hợp chất phenolic và phân lập sắc ký các hợp chất phenolic, sau đó cấu trúc chính
xác của các các hợp chất được phân lập sẽ được xác định bằng các phương pháp
phổ hiện đại. Qui trình này đã được áp dụng thành công để phân lập các hợp chất
phenolic thành phần chính từ lá cây Chẹo lá phong (E. spicata Lesch. ex. Blume).


















Nguyễn Thị Quỳnh Hoa Luận văn thạc sĩ khoa học



8
Chương 1
TỔNG QUAN

1.1 Các hợp chất phenolic thực vật
1.1.1 Giới thiệu về các hợp chất phenolic thực vật [6]
Các hợp chất phenolic là các hợp chất có một hoặc nhiều vòng thơm với một hoặc
nhiều nhóm hydroxy. Chúng được phân bố rộng rãi trong giới thực vật và là các sản
phẩm trao đổi chất phong phú của thực vật. Hơn 8.000 cấu trúc phenolic đã được
tìm thấy, từ các phân tử đơn giản như các axit phenolic đến các chất polyme như
tannin.
Các hợp chất phenolic thực vật có tác dụng chống lại bức xạ tia cực
tím hoặc ngăn chặn các tác nhân gây bệnh, ký sinh trùng và động vật ăn thịt, cũng

như làm tăng các màu sắc của thực vật. Chúng có ở khắp các bộ phận của cây và
vì vậy, chúng cũng là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống của con
người.
Các hợp chất phenolic là thành phần phổ biến của thức ăn thực vật (trái cây, rau,
ngũ cốc, ô liu, các loại đậu, sô-cô-la, vv) và đồ uống (trà, cà phê, bia, rượu, vv), và
góp phần tạo nên các đặc tính cảm quan chung của thức ăn thực vật. Ví dụ, các
hợp chất phenolic làm tăng vị đắng, sự se của trái cây và nước trái cây, bởi vì sự
tương tác giữa các hợp chất phenolic, chủ yếu là các procyanidin và glycoprotein
trong nước bọt. Các anthocyanin, một trong sáu phân nhóm của một nhóm
polyphenol thực vật lớn được gọi là các flavonoid, tạo màu da cam, đỏ, xanh
và màu tím của nhiều loại trái cây và rau quả như táo, quả, củ cải và hành tây. Các
hợp chất phenolic được biết đến như là những hợp chất quan trọng nhất ảnh
hưởng đến hương vị và sự khác biệt màu sắc giữa các loại rượu vang trắng, hồng
và đỏ, các hợp chất này phản ứng với oxy và có ảnh hưởng đến việc bảo quản, lên
men và cất giữu rượu vang.
1.1.2 Phân loại các hợp chất phenolic [6, 10]
Nguyễn Thị Quỳnh Hoa Luận văn thạc sĩ khoa học



9
Các hợp chất phenolic có cấu trúc rất đa dạng và có thể được chia thành 10
nhóm chính được đưa ra trong Bảng 1.1.

B¶ng 1.1: Phân loại các hợp chất phenolic thiên nhiên
Số nguyên
tử cacbon
Nhóm
Cấu trúc cơ bản
Nguồn gốc

thực vật
C
6
Phenol đơn giản

Benzoquinon

OH

O O


C
6
-C
1
Axit benzoic
COOH

Cranberry,
ngũ cốc

C
6
-C
2

Acetophenon

Axit phenylaxetic

CH
3
O

COOH

Táo, mơ,
chuối,
súp lơ
C
6
-C
3
Axit cinnamic



Phenylpropen



Coumarin
COOH


CH
2




O O

Cà rốt, cam,
quýt,cà
chua, rau
bina, đào,
ngũ cốc,
lê, cà tím
Cà rốt, cần
tây, cam
chanh, rau
mùi tây






Nguyễn Thị Quỳnh Hoa Luận văn thạc sĩ khoa học



10
Số nguyên
tử Cacbon
Nhóm
Cấu trúc cơ bản
Nguồn gốc
thực vật
C

6
-C
3




C
6
-C
4
Chromon



Naphthoquinon
O
O

O
O





Các loại hạt
C
6
-C

1
-C
6
Xanthon
O
O


Xoài, măng
cụt
C
6
-C
2
-C
6
Stilben




Anthraquinon

O
O


Nho
C
6

-C
3
-C
6

Flavonoid
O

Phân bố
rộng
(C
6
-C
3
)
2




Lignan, Neolignan





Mè, lúa
mạch đen,
lúa mì, lanh




Nguyễn Thị Quỳnh Hoa Luận văn thạc sĩ khoa học



11

Số nguyên
tử Cacbon


Nhóm

Cấu trúc cơ bản

Nguồn gốc
thực vật
(C
6
-C
1
)
n

Tannin thủy phân
Polyme không đồng nhất được
tạo thành từ các axit phenolic
và đường đơn
Lựu, quả

mâm xôi
(C
6
-C
3
)
n

Lignin
Các polime thơm liên kết


Các hợp chất phenolic thực vật bao gồm các stilben, các lignan (Hình 1.1), các
axit phenolic, các flavonoid và các tannin (Hình 1.2).







Hình 1.1: Cấu trúc minh họa của stilben và lignan

Nguyễn Thị Quỳnh Hoa Luận văn thạc sĩ khoa học

7


H×nh 1.2: Cấu trúc minh häa của flavonoid, axit phenolic và tannin
Nguyễn Thị Quỳnh Hoa Luận văn thạc sĩ khoa học


35
Các flavonoid là các polyphenol có nhiều nhất trong thức ăn của chúng ta. Một
cấu trúc flavonoid cơ bản là nhân flavan, chứa 15 nguyên tử cacbon được sắp xếp
theo ba vòng (C6-C3-C6), được kí hiệu là A, B và C. Các flavonoid được chia thành
sáu phân nhóm: flavon, flavonol, flavanol, falavanon, isoflavon và anthocyanin theo
trạng thái oxy hóa của vòng C trung tâm.
Sự thay đổi cấu trúc của chúng trong mỗi nhóm một phần là do mức độ và mô
hình hydroxyl hóa, methoxyl hóa, prenyl hóa, hoặc glycosyl hóa.
Một số chất flavonoid phổ biến nhất bao gồm quercetin, một flavonol có rất nhiều
trong hành tây, bông cải xanh, táo; catechin, một flavonol được tìm thấy trong trà và
một số loại trái cây; naringenin, một flavonol có trong quả bưởi; các cyaniding
glycoside, anthocyanin có nhiều trong các loại trái cây mọng (nho đen, mâm xôi,
blackberry, …) và daidzein, genistein và glycitein, các isoflavon trong đậu tương.
Các axit phenolic có thể được chia thành hai nhóm: nhóm các dẫn xuất của axit
benzoic chẳng hạn như axit gallic và nhóm các dẫn xuất của axit cinnamic như
axit coumaric, axit caffeic và axit ferulic. Axit caffeic là một axit phenolic phổ biến
nhất, chứa trong nhiều loại trái cây và rau quả, thường được este hóa với axit quinic
trong axit chlorogenic, là một hợp chất phenolic chủ yếu trong cà phê. Một axit
phenolic phổ biến khác là axit ferulic, đó là chất có trong ngũ cốc và được este hóa tạo
thành các hemicelluose có trong thành tế bào.
Các tannin là một nhóm lớn các polyphenol trong khẩu phần ăn của chúng ta
và thường được chia thành hai nhóm: nhóm các tannin thủy phân và nhóm các
tannin ngưng tụ. Các tannin thủy phân là các hợp chất có chứa nhân của glucose
hoặc polyol khác, được este hóa với axit galic tạo thành các gallotannin, hoặc với axit
hexahydroxydiphenic tạo thành các gellagitannin. Sự đa dạng trong cấu trúc của các
hợp chất này là do khả năng hình thành các liên kết oxy. Phản ứng oxy hóa giữa các
phân tử tạo thành nhiều hợp chất oligomeric có khối lượng phân tử khoảng 2.000 đến
5.000 dalton. Các tannin ngưng tụ là các oligome hoặc polymer của flavan-3-ol liên kết
Nguyễn Thị Quỳnh Hoa Luận văn thạc sĩ khoa học


35
với nhau bằng một liên kết cacbon giữa các flavan. Chúng cũng được coi là các
proanthocyanidin bởi vì chúng bị phân hủy thành các anthocyanidin thông qua phản
ứng oxy hóa, trong điều kiện xúc tác axit, nhiệt độ với các dung dịch rượu. Sự đa
dạng cấu trúc các tannin là một kết quả của sự biến đổi trong mô hình thủy phân, lập
thể tại ba trung tâm lập thể, vị trí và loại liên kết giữa các flavan, cũng như mức
độ và mô hình của sự glycosyl hóa, methoxyl hóa và galloyl hóa.
1.1.3 Hoạt tính sinh học của các hợp chất phenolic
Do sự phân bố rộng rãi, các polyphenol có vai trò đối với sức khỏe của con người
nên chế độ ăn uống dinh dưỡng được chú ý trong những năm gần đây. Các nhà nghiên
cứu và các nhà sản xuất thực phẩm đã tập trung vào các polyphenol có đặc tính chống
oxy hóa mạnh trong chế độ ăn uống, các hiệu ứng đáng tin cậy của chúng trong việc
phòng ngừa những chứng bệnh căng thẳng oxy hóa liên quan.Theo các nghiên cứu
dịch tễ học, hấp thụ các hợp chất phenolic sẽ giảm được nguy cơ mắc các bệnh tim
mạch ngăn ngừa được bệnh ung thư. Hơn nữa các polyphenol còn có các tác dụng sinh
lý học cụ thể trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh [6].
Các catechin được tìm thấy nhiều trong hạt nho, trà, ca cao, có tác dụng chống
oxy hóa và có hiệu quả ngăn ngừa ung thư [30].
Các tannin có nhiều trong rượu vang đỏ, trà và các loại hạt làm phát huy các tác
dụng sinh lý, chúng có thể làm giảm áp lực máu, thúc đẩy đông máu, giảm nồng độ
lipit trong huyết thanh, điều chỉnh sự đáp ứng miễn dịch và ngăn ngừa hoại tử gan [10,
30].
Các isoflavon, genistein và daidzein (được tìm thấy trong đậu nành và có ảnh
hưởng tốt đến xương ở phụ nữ mãn kinh, cùng với một số tác dụng nội tiết tốt [30].
Các procyanidin có nồng độ cao trong rượu vang đỏ, nho và hạt nho, ca cao,
nam việt quất, táo, có tác dụng chống viêm và có ảnh hưởng rất tốt đến hệ thống mạch
máu. Chất này cũng được sử dụng làm chất phụ gia thực phẩm để ngăn chặn quá trình
oxy hóa của các thành phần trong thực phẩm [30].
Nguyễn Thị Quỳnh Hoa Luận văn thạc sĩ khoa học


35
Một stilben, resveratrol là một polyphenol đặc biệt, có tiềm năng chống ung thư
và chống lão hóa [30].
Các quercetin (đại diện chính của lớp flavonol, chứa nhiều trong hành tây, táo,
rượu vang đỏ, bông cải xanh, trà) ức chế chất sinh ung thư và có tác dụng chống oxy
hóa của huyết tương trong cơ thể [30].
1.1.4 Phƣơng pháp chiết và phân lập các hợp chất phenolic
1.1.4.1 Phƣơng pháp chiết
Chiết là một trong những bước quan trọng nhất trong tiền xử lý mẫu nghiên cứu,
là các quy trình được sử dụng nhiều nhất do sự dễ sử dụng, hiệu quả và khả năng áp
dụng rộng [8]. Nói chung, hiệu suất chiết phụ thuộc vào dạng dung môi với các độ
phân cực khác nhau, thời gian chiết và nhiệt độ, tỷ lệ mẫu và dung môi cũng như thành
phần hóa học và các đặc tính vật lý của các mẫu. Độ tan của các phenolic được quyết
định bởi bản chất hóa học của mẫu thực vật, cũng như độ phân cực của các dung môi
được sử dụng. Các nguyên liệu thực vật có thể chứa các hợp chất phenolic từ các hợp
chất đơn giản (ví dụ: các axit phenolic, các anthocyanin) đến các chất được polymer
hóa cao (ví dụ: các tannin ở các lượng khác nhau). Hơn thế nữa các hợp chất phenolic
cũng có thể liên kết với các thành phần thực vật khác như cacbohydrat và các protein.
Do đó phụ thuộc vào hệ dung môi được sử dụng trong khi chiết, một hỗn hợp các hợp
chất phenolic tan trong dung môi sẽ được chiết khỏi nguyên liệu thực vật. Hỗn hợp này
có thể chứa các chất phi phenolic như: đường, các tecpen, các chlorophyll, các axit hữu
cơ và các chất béo [11, 25].
1.1.4.1.1 Chiết bằng dung môi
Các phương pháp chiết các hợp chất phenolic đơn giản (axit benzoic, andehit
bezoic, axit cinnamic và catechin) từ các nguyên liệu rắn chủ yếu được ngâm chiết với
các dung môi hữu cơ. Hiệu suất chiết phụ thuộc vào dạng dung môi với các độ phân
cực khác nhau, thời gian chiết và các đặc trưng vật lý của mẫu chiết. Ánh sáng, không
khí và nhiệt độ là các yếu tố thúc đẩy các phản ứng thoái biến.
Nguyễn Thị Quỳnh Hoa Luận văn thạc sĩ khoa học


35
Các dung môi như: etanol, metanol, propanol, aceton, etyl acetat, và sự kết
hợp của các dung môi này với tỷ lệ khác nhau của nước cũng được sử dụng để chiết
các hợp chất phenolic. Nói chung, chiết dung môi được sử dụng ở độ phòng để tránh sự
thoái biến của các hợp chất phenolic; nhiều nghiên cứu sử dụng nhiệt độ khoảng 20-
40
o
C. Các hợp chất phenolic bị thủy phân ở nhiệt độ 80-95ºC (sự thủy phân axit)
hoặc 45ºC (sự thủy phân bazơ).
Các anthocyanin thường được chiết từ nguyên liệu thực vật với một dung môi
hữu cơ được axit hóa, phổ biến nhất là metanol. Hệ dung môi này phá hủy các màng tế
bào, hòa tan đồng thời cả các anthocyanin và ổn định chúng. Tuy nhiên, axit có thể
đem lại sự thay đổi dạng gốc của các anthocyanin bằng cách phá vỡ các phức của
chúng với các kim loại và các sắc tố [31].
Việc thu hồi các hợp chất phenolic từ nguyên liệu thực vật cũng bị ảnh
hưởng bởi thời gian chiết và nhiệt độ, thể hiện tác dụng của sự hòa tan và sự thoái hóa
chất phân tích do quá trình oxy hóa. Tăng nhiệt độ chiết có thể thúc đẩy quá trình hòa
tan chất phân tích bằng cách tăng cả độ tan và tốc độ truyền khối. Ngoài ra, độ
nhớt và sức căng bề mặt của dung môi được giảm xuống ở nhiệt độ cao hơn, giúp các
dung môi tiếp cận được các mẫu chiết, cải thiện tỷ lệ chiết. Tuy nhiên, các hợp
chất phenolic có thể dễ dàng bị thủy phân và oxy hóa. Thời gian chiết lâu dài và nhiệt
độ cao làm tăng khả năng của quá trình oxy hóa các hợp chất phenolic, giảm
sản lượng phenol trong các chất chiết xuất. Ví dụ, thông thường chiết và cô đặc các
anthocyanin thường được tiến hành ở nhiệt độ 20-50°C, vì nhiệt độ cao hơn 70
o
C đã
chứng minh là gây ra sự thoái biến nhanh các anthocyanin. Vì vậy, các yếu tố này đóng
vai trò quan trọng để lựa chọn phương pháp chiết hiệu quả và duy trì sự ổn định của
các hợp chất phenolic [11].

1.1.4.1.2 Chiết pha rắn (SPE) [11, 26]
Chiết pha rắn (SPE) là một kỹ thuật chuẩn bị mẫu trong phân tích ngày càng hữu
ích. Với SPE, những vấn đề liên quan đến chiết hai pha lỏng (LLE), chẳng hạn như sự
Nguyễn Thị Quỳnh Hoa Luận văn thạc sĩ khoa học

35
phân tách không hoàn toàn, độ thu hồi thấp, sử dụng và loại bỏ lượng lớn, dung môi
hữu cơ đắt tiền có thể tránh được, mặc dù chi phí của các thiết bị cần thiết cho SPE cao
hơn so với LLE. Kỹ thuật này thường được sử dụng nhất để chuẩn bị các mẫu lỏng và
các chất phân tích bay hơi hoặc không bay hơi, nhưng cũng có thể được sử dụng
với chất rắn được chiết trước vào các dung môi. Các kỹ thuật SPE đa dạng với nhiều
loại chất hóa học, các chất hấp phụ, và kích thước, do đó cần thiết để lựa chọn sản
phẩm SPE phù hợp cho mỗi ứng dụng và mẫu chiết. Phân tích SPE đã được thử
nghiệm để xác định các hợp chất phenolic trong nho, rượu vang và các đồ uống.
Trường hợp chiết các hợp chất phenolic từ các mẫu dầu ô-liu cũng đã được nghiên cứu
rộng rãi.
1.1.4.1.3 Chiết chất lỏng siêu tới hạn (SFE) [4, 19, 24]
Thông thường, các hợp chất phenolic được chiết từ các mẫu thực vật bằng
phương pháp SPE kết hợp các kỹ thuật khác, chẳng hạn chiết chất lỏng siêu tới hạn
(SFE). SFE là một kỹ thuật mới cho ưu điểm hơn so với phương pháp truyền thống,
như sử dụng nhiệt độ thấp, giảm tiêu thụ năng lượng và cho chất lượng sản phẩm cao
do không dùng dung môi trong pha hòa tan.Tuy nhiên, kỹ thuật này được áp dụng cho
các hợp chất phân cực thấp hoặc trung bình. SFE thường được mô tả để chiết các
polyphenol, các đặc điểm chính của phương pháp này là cần các tỷ lệ phần trăm
cao của các chất biến cải hữu cơ, điều này có nghĩa rằng quá trình này xảy ra trong các
điều kiện dưới tới hạn.
Cacbon đioxit siêu tới hạn (SC-CO
2
) là dung môi được sử dụng rộng rãi nhất cho
SFE do đặc điểm đặc biệt của nó, như điều kiện tới hạn (31,1ºC và 73,8 MPa) và sẵn

có. Đây là phương pháp không độc hại, không dễ cháy nổ và bền hóa
học. Tuy nhiên, SFE sử dụng CO
2
làm dung môi chiết không được áp dụng cho các
hợp chất phenolic vì CO
2
phân cực thấp hơn so với hầu hết các phenol.
Thông thường, quá trình chiết này có các bước sau: mẫu được nạp lên trên
chất hấp phụ của cột SPE và các cột này được lắp vào các bộ phận chiết SPE/SFE. Các
Nguyễn Thị Quỳnh Hoa Luận văn thạc sĩ khoa học

35
chất lỏng siêu tới hạn được sử dụng, có thể là cacbon dioxit, phải đi qua các cột SPE
được đổ đầy mẫu đã được thủy phân. Do đó, các chất phân tích (các hợp chất phenolic)
bị giữ lại toàn lượng bởi một dung môi bẫy (ví dụ: metanol) ở nhiệt độ phòng thí
nghiệm (các dung môi bẫy được làm lạnh tự nhiên trong suốt quá trình chiết bởi sự
giãn nở CO
2
). Cuối cùng, các dịch chiết được cô quay kiệt, hòa tan trong các pha
động, và được bơm trực tiếp vào hệ thống HPLC/ESI-MS.
1.1.4.1.4 Chiết lỏng dưới áp suất nén (PLE) [15,18]
Chiết lỏng dưới áp suất nén (PLE) sử dụng các dung môi hữu cơ ở các áp
suất cao và nhiệt độ trên điểm sôi bình thường của chúng. Đây là phương pháp hiện đại
mới nhất để phân lập riêng chất phân tích từ các mẫu rắn. Nói chung, với LLE, một
mẫu rắn được nạp vào bộ phận chiết bằng thép không gỉ và được chiết với một dung
môi thích hợp dưới nhiệt độ cao (40-200ºC) và áp lực (5-300 psi) trong một thời gian
ngắn (5-15 phút). Các dịch chiết được gộp vào một bình thu mẫu bằng một loại
khí nén.
Qui trình được mô tả bởi Alonso-Salces và cộng sự, dựa trên sự chiết
polyphenol từ các mẫu táo. PLE đã được chứng minh là một phương pháp chiết hiệu

quả để phân lập các polyphenol và nhiệt độ cao đã được sử dụng để đẩy nhanh quá
trình chiết.
1.1.4.1.5 Chiết bằng vi sóng (MAE) [5, 27]
Công nghệ vi sóng thường được biết đến với việc sử dụng để xử lý nhiệt. Ví dụ,
nó được sử dụng như một quá trình nhiệt cho các sản phẩm trái cây thương phẩm để
đạt được sự khử trùng nhanh và êm dịu của các sản phẩm này. Đồng thời, vi sóng được
sử dụng để xác định độ ổn định của hàm lượng polyphenol sau xử lý. Công nghệ này
cũng được sử dụng để tăng quá trình làm khô trong rượu vang và các mẫu nho tươi, cải
thiện sự tiền xử lý và là qui trình hữu ích để kiểm tra các hợp chất phenolic.
Gần đây, phương pháp chiết bằng vi sóng (MAE), còn được gọi là quá trình vi
sóng hỗ trợ (MAP), đã được áp dụng trong việc phát triển các phương pháp chiết các
Nguyễn Thị Quỳnh Hoa Luận văn thạc sĩ khoa học

35
hợp chất hữu cơ từ đất, trầm tích, hạt giống, và các mẫu thực phẩm. Các nghiên cứu
này cho thấy chiết hiệu quả hơn khi năng lượng lò vi sóng được sử dụng. Nghiên cứu
của Sutivisedsak và cộng sự, đã chứng minh tiện ích của vi sóng trong xác định hàm
lượng phenolic trong tám loại đậu thông thường, sử dụng phương pháp đo màu Folin-
Ciocalteau.
1.1.4.1.6 Chiết siêu âm (UAE) [8, 18, 32]
Bức xạ siêu âm là một trợ giúp mạnh mẽ các bước khác nhau của quá
trình phân tích. Năng lượng này giúp nhiều trong việc xử lí các mẫu rắn vì nó làm dễ
dàng và tăng tốc độ các quá trình chiết các hợp chất hữu cơ và vô cơ, đồng nhất và
nhiều ứng dụng khác. Ví dụ, các hệ thống chiết siêu âm đã được sử dụng rộng rãi để
chiết xuất capsaicinoid trong ớt nóng.
Chiết bằng siêu âm (UAE) được cho là một trong các kỹ thuật chiết đơn giản bởi
vì nó dễ thực hiện bằng các thiết bị thông thường trong phòng thí nghiệm. Trong
phương pháp này, mẫu được nghiền nát trộn với dung môi thích
hợp và được đặt vào bể siêu âm, nơi mà nhiệt độ và thời gian chiết định.
Các ứng dụng của chiết siêu âm (UAE) trong công nghệ chế biến thực phẩm dễ

cho việc chiết các thành phần từ các nguyên liệu thực vật. Hiệu suất cao đạt được
trong các qui trình UAE là quan tâm lớn nhất từ khía cạnh công nghiệp, do công nghệ
UAE chỉ là một bước thêm vào qui trình đã có với sự thay đổi tối thiểu, sử dụng được
chiết nước, giảm lượng dung môi sử dụng và rút ngắn thời gian chiết. Sử dụng siêu âm
cho các nguyên liệu chiết thô đắt tiền là sự thay thế kinh tế các phương pháp chiết
truyền thống, là một yêu cầu phát triển của công nghiệp. Siêu âm có thể tăng cường
quá trình chiết hiện có và cho phép chiết được các polyphenol và carotenoid trong cả
hai hệ thống chiết dịch nước và dung môi. Các thử nghiệm chiết hỗ trợ siêu âm đã
chứng minh là cải tiến được hiệu suất chiết từ 6 đến 35%.
1.1.4.2. Phƣơng pháp phân lập và tinh chế
Nguyễn Thị Quỳnh Hoa Luận văn thạc sĩ khoa học

35
Các phần chiết thực vật thô thường chứa một lượng lớn các hợp chất cacbohydrat
hoặc nguyên liệu lipoid và hàm lượng của các hợp chất phenolic trong phần chiết thực
vật thô có thể thấp. Để cô đặc và có được phân đoạn giàu polyphenol, qui trình bao
gồm: chiết lần lượt hoặc phân bố hai pha lỏng hoặc chiết pha rắn (SPE) dựa trên độ
phân cực và axit thường được sử dụng. Nói chung, việc loại bỏ nguyên liệu lipoid có
thể đạt được bằng cách rửa phần chiết thô với các dung môi không phân cực như
hexan, diclometan, hoặc cloroform.
Trong quá trình phân lập và tinh chế SPE được sử dụng để loại bỏ các hợp chất
không phenolic như các đường và axit hữu cơ. SPE đang trở thành phổ biến vì là kỹ
thuật nhanh, nhạy và kinh tế và vì các cột và đĩa SPE với các chất hấp phụ khác nhau
có thể được sử dụng. Ngoài ra, kỹ thuật này có thể được tự động hóa. Các cột C18 đã
được sử dụng rộng rãi nhất trong phân tách các hợp chất phenolic. Sau khi các mẫu
dung dịch được đưa qua các cột C18 đã được ổn định trước, các cột được rửa bằng
nước axit để loại bỏ các đường, axit hữu cơ và các thành phần tan trong nước khác.
Các polyphenol sau đó được rửa giải bằng metanol tuyệt đối hoặc dung dịch nước
aceton. Phân tách tiếp các hợp chất phenolic đạt được bằng cách điều chỉnh pH của
mẫu cũng như độ pH và độ phân cực của các hệ dung môi. Ví dụ, Pinelo và cộng sự đã

điều chỉnh độ pH của mẫu rượu vang loại ancol đến pH 7.0 và rửa giải hỗn hợp các axit
phenolic với nước trong phân đoạn đầu [28]. Theo bước này, cột C18 được rửa axit với
dung dịch HCl 0,01M và các phenol không polyme như các catechin, anthocyanin, và
flavonol được rửa giải với etyl acetat. Cuối cùng, một hỗn hợp aceton, nước và metanol
được sử dụng để rửa giải các phenol dạng polyme.
Các chất hấp phụ khác như Amberlite XAD-2, XAD-7, XAD-16, Oasis HLB [16,
20, 34] cũng đã được sử dụng để tinh chế các hợp chất phenolic trong các phần chiết
thô hay của các mẫu rượu vang. Sự so sánh một vài cột SPE bao gồm Amberlite, C8
silica gel, copolyme HLB, PH, ENV và MCX C18 silica gel để phân lập các hợp chất
phenolic trong rượu vang ở nồng độ thấp cho thấy rằng phương pháp SPE với cột HLB
Nguyễn Thị Quỳnh Hoa Luận văn thạc sĩ khoa học

35
có độ nhạy cao hơn, độ thu hồi và khả năng nạp mẫu cao hơn cột C18 và cột HLB có
thể là một sự thay thế tốt cho cột C18 để phân lập các hợp chất phenolic của rượu vang.
Sắc ký cột cũng đã được sử dụng để phân tách các phần chiết phenolic. Mặc
dù phương pháp này thường tốn nhiều công sức và tiêu thụ dung môi nhưng nó tạo
lượng lớn các phân đoạn tiếp theo cho sự phân lập và xác định các chất tinh khiết. Các
chất hấp phụ cột thường sử dụng là RP-C18, Toyopearl, LH-20 và với mức độ ít hơn
nhựa polyamit [29]. Etanol, metanol, aceton và nước là các dung môi rửa giải thường
được sử dụng. Đặc biệt, sự phân lập các proanthocyanidin (tannin ngưng tụ) thường
xuyên được thực hiện bằng cột sắc ký Sephadex LH-20 [3, 12]. Phần chiết thô được
đưa lên và rửa giải bằng metanol hoặc etanol, chất không tannin sau đó rửa giải với
aceton nước hoặc rượu-nước để nhận được các proanthocyanidin. Sử dụng cột sắc ký
LH-20, methanol thường được dùng hơn etanol để rửa giải các chất không tannin. Hệ
dung môi aceton-nước tốt hơn so với hệ dung môi etanol-nước để rửa giải các
procyanidin từ cột, đặc biệt là các procyanidin dạng polyme. Trong một số trường hợp,
hệ thống HPLC điều chế cũng đã được sử dụng để tinh chế mẫu polyphenol [2, 9].
1.1.4.3 Phân tích và xác định cấu trúc
Các polyphenol cho sự hấp thụ ở vùng UV và UV/VIS. Do đó các phương tiện

phổ biến nhất để phát hiện các hợp chất phenolic được ghép nối với sắc ký lỏng (LC)
là các đetectơ UV/VIS, PDA và UV-huỳnh quang. PDA là phương pháp phổ biến nhất
vì nó cho phép quét phổ UV/VIS của tất cả các chất tan đi qua đetectơ, cung cấp thông
tin của các hợp chất trong hỗn hợp phức tạp như các phần chiết thực vật
thô. Các phương pháp khác được sử dụng để phát hiện các hợp chất phenolic bao
gồm: kỹ thuật điện hóa (ECD), điện lượng kế, PDA và phát hiện chuỗi điện tử (EAD)
được kết nối online, kỹ thuật phát hiện phản ứng hóa học, phổ khối lượng (MS) và phổ
cộng hưởng từ hạt nhân (NMR).
Các kỹ thuật điện di bao gồm điện di mao quản (CE), vùng điện di mao quản
(CZE), sắc ký điện động Mixen kết hợp với phổ UV và ít hơn sự nhận
Nguyễn Thị Quỳnh Hoa Luận văn thạc sĩ khoa học

35
dạng EC và MS cũng được sử dụng để phân tích các hợp chất phenolic [14].
Sơ đồ quy trình phân lập và phân tích các hợp chất phenolic từ nguyên liệu thực
vật được trình bày trong Sơ đồ 1.1.

























Nguyễn Thị Quỳnh Hoa Luận văn thạc sĩ khoa học

35


























Sơ đồ 1.1: Quy trình chung phân lập các hợp chất phenolic

Làm khô không khí, làm khô đông lạnh
Xay
Nghiền
Đồng nhất

Xử lý thô
Ngâm chiết
Chiết
MAE
UAE
PFE (PLE/ASE, SWE, SFE)

Chiết
SPE
Sắc ký cột
CCC

Phân lập
Tinh chế
Các thử nghiệm quang phổ kế: FD, F-C, …

GL/LC/điện di với phân tích công cụ
(UV/VIS, FLU, PDA, EAD, điện lượng kế,
ECD, MS, NMR)

Phân tích
Nguyễn Thị Quỳnh Hoa Luận văn thạc sĩ khoa học

35
1.2 Giới thiệu về cây Chẹo lá phong (Engelhardtia spicata Lesh ex. Blume)
1.2.1 Đặc điểm thực vật học [1]
Chẹo lá phong còn có tên là Chẹo bông, tên khoa học là Engelhardtia spicata
Lesch ex. Blume, thuộc họ Hồ đào (Juglandaceae).
Chẹo lá phong là cây gỗ lớn cao 10-20 m; cành non có lông hung. Lá mang 9-17
lá chét dài 11,5-22 cm, rộng 5-6 cm, không cân xứng, mép nguyên, gân phụ 13-15
cặp lồi trên cả hai mặt. Hoa đơn tính cùng gốc; cụm hoa dài 11-15 cm; hoa đực có 6-
13 nhị; hoa cái có 4 lá đài, vòi có 2-4 đầu nhuỵ. Chùm mang quả dài 15-30 cm; quả
bế cao 3mm, dầy lông phún; cánh với 3 thuỳ dài 2,5-4,5 cm.
1.2.2 Nơi sống và thu hái [1]
Chẹo lá phong sống chủ yếu ở phía nam châu Á từ bắc Ấn Độ, đến Inđonexia,
Philipin và Việt Nam. Cây mọc ở rừng thứ sinh và rừng thông ở độ cao 1000-2000 m
khắp nước ta.
1.2.3 Công dụng của cây Chẹo lá phong [1]
Ở nước ta cũng như ở Ấn Độ, người ta dùng vỏ để duốc cá. Ở Ấn Độ, nhựa vỏ
quả cũng được sử dụng trong Y học dân gian.



×