Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của chế biến cổ truyền đến thành phần hoá học và tác dụng kháng khuẩn của hoàng cầm radix scutellaria

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.71 KB, 14 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tõ lâu nhân dân ta đã có nhiều kinh nghiệm sử dụng cây cỏ
trong thiên nhiên để phục vụ cuộc sống một cách hữu Ých, đặc
biệt trong việc phòng và chữa bệnh. Ngày nay, để những kinh
nghiệm đó được chứng minh một cách khoa học, việc nghiên
cứu đầy đủ, chi tiết theo những phương pháp khoa học là điều
cần thiết. Theo lý luận của y học cổ truyền, các vị thuốc trước
khi dùng có thể được chế biến bằng nhiều phương pháp khác
nhau.Mỗi phương pháp chế biến đáp ứng một mục đích nhất
định, có thể làm tăng tác dụng chữa bệnh, có khi làm giảm độc
tínhhay thay đổi tính vị quy kinh,tránh mùi vị khó chịu, hoặc có
tác dụng bảo quản vị thuốc.Do đó chế biến thuốc theo y học cổ
truyền là việc làm hết sức quan trọng. Trong khoá luận này, vị
thuốc Hoàng Cầm cũng được tiến hành nghiên cứu nhằm mục
đích đó. Hoàng Cầm là vị thuốc được đông y sử dụng tõ lâu để
chữa bệnh: Sốt cao viêm phổi, viêm phế quản, ho, ngực
tức, buồn nôn, kiết lỵ, tiêu chảy, động thai, chảy máu cam….
Để góp phần chứng minh cho tác dụng chữa bệnh nói trên, đồng
thời góp phần vào việc xây dựng các quy trình chế biến thuốc
cổ truyền của bộ y tế. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề
tài: “ Nghiên cứu ảnh hưởng của chế biến cổ truyền đến thành
phần hoá học và tác dụng kháng khuẩncủa Hoàng Cầm Radix
Scutellaria” với mục tiêu sau: Xác định sù thay đổi về thành
phần hoá học qua việcchế biến theo các phương pháp cổ truyền
khác nhau với các nội dung sau:
-Xác định tính đúng của vị thuốc Hoàng cầm
-Tiến hành chế biến vị thuốc Hoàng Cầm theo mét sè
phương pháp cổ truyền
-Định tính, định lượng Flavonoid của vị thuốc Hoàng cầm
sống và chế
-Nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn của vị thuốc Hoàng Cầm


sống và chế
1

TỔNG QUAN
1.1.Mục đích của chế biến thuốc cổ truyền
Chế biến thuốc cổ truyền là sử dụng các phương pháp tổng hợp để làm biến
đổi trạng thái thuốc từ trạng thái tự nhiên ban đầu thành vị thuốc sử dụng cho việc
phòng và chữa bệnh. Hay nói cách khác chế biến để chuyển vị thuốc từ vị thuốc
sống trở thành thuốc chín. Chế biến để làm cho thuốc có sự biến đổi, thay đổi nhất
định về hình dáng mầu sắc, mùi vị, thành phần hoá học, công năng chủ trị, nhằm
mục đích tăng hiệu lực trị bệnh và tăng độ an toàn của vị thuốc đối với người
dùng[1], [11], [13]
Chế biến thuốc cổ truyền nhằm các mục đích chính sau:
+ Làm sạch vị thuốc
+ Làm thay đổi tính, vị của thuốc từ đó tạo ra tác dụng điều trị mới
+ Giảm độc tính của thuốc, giảm tác dụng không mong muốn
+ ổn định thành phần hoá học, góp phần bảo quản thuốc được tốt
+ Tăng hiệu lực trị bệnh
+ Thay đổi vÒ mặt hoá học của vị thuốc dẫn đến thay đổi tác dụng của vị thuốc
+ Giảm tính bền vững cơ học, tăng khả năng giải phóng dược chất do đó làm tăng
hiệu lực thuốc trực tiếp hay gián tiếp qua các phụ liệu trung gian của nhiệt độ ở các
mức độ khác nhau [1],[2],[3]
1. 2. Các phương pháp chế biến cổ truyền [1],[2],[3],[13]
Trong phần này chỉ giới thiệu mét sè phương pháp chế biến liên quan đến đề
tài
1. 2. 1. Phương pháp hoả chế
Là phương pháp chế biến sử dụng sù tác động của nhiệt độ trực tiếp hay gián
tiếp (qua các phụ liệu trung gian) ở các mức nhiệt độ khác nhau.

Mục đích : tăng tính Êm, giảm tính hàn của vị thuốc.Hoả chế nghĩa là đưa

thêm phần nhiệt, phần dương vào vị thuốc,làm giảm tính hàn cho vị thuốc đó.
- VÝ dô: Đại hoàng tính hàn, tác dụng nhuận tẩy.Đại hoàng sao cháy có thể gây táo
bón. Khi sao cháy,anthranoid bị thăng hoa nên tác dụng nhuận tẩy bị giảm,nhưng
tanin vẫn tồn tại có thể gây táo bón
- Ví dụ: Bán hạ nam sao ở nhiệt độ 200 thì độ ngứa mất hoàn toàn sau 30 phút[1]
1.2.1.1. Sao
a) Sao trực tiếp (Sao không có phụ liệu):
Là phương pháp sao, lửa được truyền trực tiếp qua dông cụ sao
+ Sao qua (vi sao): Nhiệt độ sao khoảng 50 - 80
o
c, mầu sắc dược liệu thay đổi
không đáng kể so với dược liệu sống, mục đích làm khô thuốc,diệt nấm mốc sâu
mọt,làm cho thuốc trở nên thơm, góp phần ổn định hoạt chất của thuốc [1], [2], [3],
[13]
+ Sao vàng: Nhiệt độ sao khoảng 100 – 140
o
C, mặt ngoài phiến mầu mầu vàng,
bên trong có mầu của phiến sống. Mục đích tăng tác dụng quy tú, tăng mùi thơm
của thuốc [1], [2], [3], [13]
+ Sao vàng xÐm cạnh: nhiệt độ sao khoảng 170 - 200
o
C, bề mặt phiến mầu vàng ,
mép ngoài mầu đen. Mục đích giảm mùi vị khó chịu của thuốc [1], [2], [3], [13]
Ví dụ: Chỉ thực, chỉ xác
+ Sao vàng hạ thổ: Nhiệt độ sao khoảng 100 – 140
o
C, thành phẩm có mầu sắc
giống nh sao vàng. Mục đích điều hoà âm dương, mất đi những mùi vị khó chịu
của thuốc [1], [2], [3], [13]


+ Sao đen ( Sao tồn tính): Nhiệt độ cao khoảng 200 - 220
o
C, mặt ngoài phiến mầu
đen, bên trong có mầu vàng. Mục đích tăng tác dụng chỉ huyết, giảm tính mãnh liệt
của thuốc [1], [2], [3], [13]
+Giảm độc tính, giảm tác dụng phô không mong muốn trong điều trị
+Giảm tính bÒn vững cơ học của vị thuốc, tăng khả năng giải phóng hoạt chất
- Mục đích: Tăng tác dụng kiện tú, bổ khí, tăng tác dụng nhuận bổ, hoà hoãn dược
tính và tạo vị ngọt, mùi thơm cho vị thuốc
1. 4.Ảnh hưởng của nhiệt độ và phụ liệu đến tác dụng sinh học của vị thuốc
Mảnh mô mềm chứa hạt tinh bột, tế bào mô cứng có thành dày, mảnh mạch vạch,
mạch chấm và mạch điểm [4], [6], [21], [22]
- Rễ phơi khô của cây Hoàng cầm ( Radix scutellariae) nhập tõ Trung Quốc,, mua
tại Viện y học cổ truyền Quân đội
-Các mẫu Hoàng cầm:
+ Hoàng cầm phiến(được coi là Hoàng cầm sống)
+ Hoàng cầm sao vàng
Escherichia coli ATCC 25922 (EC)
Proteus mirabilis. BV108 (Pro)
Shigella fnexneri DT112 (Shi)
2. 3. Kết quả thực nghiệm và nhận xét
2.3.1. Nghiên cứu tính đúng của dược liệu Hoàng cầm
- Mô tả đặc điểm dược liệu Hoàng cầm theo D ĐVN III









+






STT
Vi khuẩn
kiểm định
Đường kính vòng vô khuẩn ( mm)
Pen Gen HCS HCV HCĐ HCM HCG HCR
1 BC 17. 63 - 14. 97 14. 80 - 14. 13 15. 53 15. 07
2 BS 15. 93 - 14. 63 13. 50 - 13. 63 13. 93 15. 30
3 BP - - 15. 55 15. 17 7. 90 13. 73 14. 60 16. 43
4 SL 22. 47 - 15. 20 15. 43 - 12. 80 15. 20 15. 27
5 sta 16. 75 - 15. 05 13. 16 - 11. 05 14. 75 14. 10
6 EC - 13. 53 - - - - - -
7 Shi - 16. 07 16. 73 16. 30 14. 50 17. 03 17. 30 17. 23
8 pro - 18. 37 15. 50 14. 37 7. 36 12. 23 15. 27 15. 83
9 PSeu - - - - - - - -
10 Sal - 18. 00 - - - - - -
Nhận xét:
Mẫu sống có tác dụng với 7 vi khuẩn thử
Mẫu sao vàng có tác dụng với 7 vi khuẩn thử
Mẫu sao đen có tác dụng với 3 vi khuẩn thử
Mẫu chích mật có tác dụng với 7 vi khuẩn thử



Staphylococcus aureus Sarcina lutea
Hình 10: Vòng vô khuẩn của Pen và các mẫu thử trên vi khuẩn GR(+)

2.4. Bàn luận
- Dược liệu Hoàng cầm
Trên thị trường hiện nay xuất hiện loại Hoàng cầm mới. Rễ dài nhỏ hơn Hoàng cầm
Scutellaria baicalensis, mặt ngoài nhẵn mầu vàng nhạt, không có thớ vặn, chiều dài
15 – 22 cm, đường kính trung bình 0, 5 – 1cm. Thể chất dòn dễ bẻ. Mặt bẻ mầu vàng,
giữa không có lõi mầu nâu.
Qua tài liệu Trung dược chí (TQ) có 4 loài Hoàng cầm. Vậy Hoàng cầm mới này có
khác với Hoàng cầm Scutellariabaicalensis thường dùng trong Y học cổ truyền. (Xem
phụ lục)
- Qua nghiên cứu thành phần hoá học của hai loại Hoàng cầm Scutellaria baicalensis
và Hoàng cầm mới, thấy giống nhau về flavonoid, SKLM vết giống nhau. (Xem phụ
lục)
- Việc chế biến Hoàng cầm
Trong Y học cổ truyền dùng Hoàng cầm chế cho các bệnh khác nhau. Qua việc chế
biến, thành phần flavonoid vẫn tồn tại. Về hàm lượng baicalin trong các sản phẩm chế
đều đạt với tiêu chuẩn của D ĐVN III đề ra > 4%. Do đó cho phép các cơ sở Y học cổ
truyền có thể chế biến Hoàng cầm theo các phương pháp đề ra là vẫn có cơ sở khoa
học

- Hoàng cầm là vị thuốc trong thực tế Y học cổ truyền dùng để trị các bệnh viêm
nhiễm : Viêm phổi, viêm ruột, sốt cao…
Qua tác dụng kháng khuẩn, thấy các loại sản phẩm chế, đều có tác dụng kháng khuẩn
tốt, đặc biệt các vi khuẩn đường ruột, các tụ cầu, trực khuẩn mủ xanh là những vi
khuẩn liên quan đến các bệnh mà Y học cổ truyền thường điều trị.






Phần 3
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3. 1. Kết luận
Qua nghiên cứu chúng tôi đã thu được mét sè kết quả sau:
*Về dược liệu: Đã mô tả đặc điểm hình thái, đặc điểm
bét loài Hoàng Cầm mà chúng tôi nghiên cứu, thấy rằng nã phù
hợp với các đặc điểm của loài Scutellariabaicalensis ghi trong
DĐVN III và DĐCHND Trung Hoa
*Về chế biến: Đã tiến hành chế biến Hoàng Cầm theo mét
sè phương pháp sao vàng, sao đen, chích rượu, chích gừng,
chích mật, mỗi loại cho hiệu suất chế biến khác nhau
*Về thành phần hoá học:
Hoàng Cầm ở dạng sống và dạng chế đÒu có mặt của
Flavonoid . Thành phần Flavonoid trong các mẫu hầu nh không
thay đổi. Đã tiến hành định lượng hàm lượng baicalin theo
phương pháp của DĐVN III, thấy rằng các mẫu đều đạt tiêu
chuẩn của dượcđiển, hàm lượng baicalin > 4%. Tuy nhiên loại
HCĐ cho hàm lượng thấp nhất 3,14%
*Về tác dụng trong kháng khuẩn:

Hoàng Cầm sống và Hoàng Cầm chế có tác dụng kháng
khuẩn nh nhau, riêng Hoàng Cầm sao cháy có tác dụng kháng
khuẩn giảm.
Kết quả nghiên cứu này đã chứng minh việc chế biến Hoàng
Cầm là một điều cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn cho việc bảo
quản, chiết xuất và điều trị.
Qua các phương pháp chế biến nói trên và qua thử tác dụng sinh
học, định lượng Flavonoid có thể rút ra là đối với Hoàng

Cầm việc sử dụng phương pháp chích gừng, chích rượu, chích
mật là phù hợp nhất và có thể dùng các phương pháp này để xây
dùng tiêu chuẩn cho các quy trình chế biến Hoàng Cầm. Riêng
HCĐ chỉ nên chế biến khi có điều trị các bệnh xuất huyết.
3. 2. Đề xuất
Tõ kết quả nghiên cứu, chúng tôi có mét số đề xuất sau:
Hoàng Cầm là vị thuốc được nhập tõ Trung Quốc và đã được
sử dụng lâu năm trong y học cổ truyền.Song việc nghiên cứu
thành phần hoá học sau chế biến ở Việt Nam chưa được chú ý
nhiều, nên cần đi sâu nghiên cứu về mặt này, để giúp cho việc
tiêu chuẩn hoá các sản phẩm chế của Hoàng cầm được chính
xác hơn.
































PHỤ LỤC

Trên thị trường Việt Nam, trong vài năm gần đây, đã xuất hiện một loại Hoàng
cầm mới cũng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Song về hình dáng, mầu sắc,
kíchthước của rễ có nhiều điểm khác với loài Scutellaria baicalensis.
Xem hình 11, 12


Hình 11: Rễ Hoàng cầm Radix scutellariae Hình12: Rễ Hoàng cầm mua ở P. Lãn Ông
-Về thành phần hoá học :
Tiến hành chiết suất flavonoid theo phương pháp được mô tả ở mục 2.2.3.1, với
các phản ứng ống nghiệm đối với flavonoid như trang 16, đều cho phản
ứngdương tính
SKLM: Hệ dung môi Toluen: Cloroform: aceton=8: 5: 7
Hệ dung môi Toluen: Etylacetat: Acidformic = 5: 6: 1

Sắc ký đồ biểu thị ở các hình 11a, 11b, 12a, 12b




Hệ dung môi Toluen: Cloroform: aceton=8: 5: 7

1 2 1 1 2
Hình 11a Hình 11b
Hệ dung môi Toluen: Etylacetat: acid formic = 5:
6: 1

1 2 1 2
Hình 12a Hình12b

Sắc ký đồ của rễ Hoàng cầm Radix Scutellaria
và rễHoàng cầm mua ở Lãn Ông
Ghi chú:
1- Rễ Hoàng cầm Radix Scutellaria
2- Rễ Hoàng cầm mua ở phố Lãn Ông
3- Hình 11a, 12a hơ hơi amoniac đặc
4- Hình 11b, 12b quan sát ở UV 254nm
Nhận xét: Qua sắc ký đồ lớp mỏng của hai loại Hoàng cầm nói trên thấy rằng loài
Hoàng cầm mới có trên thị trường Việt Nam, đều cho các thành phần hoá
họctương tự với Hoàng cầm Scutellaria baicalensis.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.bộ môn Dược học cổ truyền –Trường Đại học Dược Hà
Nội (2000), Dược học cổ truyền, NXB yhọc
2.bộ môn Dược học cổ truyền - Trường Đại học Dược Hà Nội(2000),kỹ thuật chế
biến và bào chế thuốc cổ truyền, chế bản và in tại trung tâmthông tin –thư viện
ĐHDHN
3.bộ môn Dược học cổ truyền –Trường Đại học Dược Hà Nội (2003),tóm lược về

chế biến và ứng dụng thuốc phiến trung dược, Phạm Xuân Sinh dịch chế bản vàin
tại trung tâm thông tin –thư viện ĐHDHN
4. bộ môn Dược liệu- Trường Đại học Dược Hà Né (1998), Bài giảng Dược
liệu,NXB y học
5.bộ môn dược liệu - Trường Đại học Dược Hà Nội(1998), thực tập dược liệu, chế
bản và in tại trung tâm thông thư viện ĐHDHN
6.bộ y tế (2002),Dược điển Việt Nam III, NXB y học,tr 373 - 374
7.Võ Văn Chi, (1997),từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB y học, tr 560 - 561
8.Nguyễn Văn Đàn,Nguyễn Viết Tựu (1985),phương pháp nghiên cứu hoá học cây
thuốc, NXB y học

9. Phạm Thị Hằng, (2004),Nghiên cứu ảnh hưởng của chế biến cổ truyền đến thành
phần hoá học và tác dụng sinh học của cốt toái bổ, khoá luậntốt nghiệp Dược
sĩ - Trường Đại học Dược Hà Nội
10.Đào Hữu Hồ, (1999),xác suất thống kê, nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội
11.Phạm Hoàng Hé, (1999),cây cỏ Việt Nam,NXB trẻ,tr 872,tập 2
12.Đỗ Tất Lợi, (1999),Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam,NXB Y học,tr 311 -
314
13.Phạm xuân Sinh, (2006),phương pháp chế biến thuốc cổ truyền,NXB Yhọc
14.Trường Đại học Y Hà Nội, (1994),Y học cổ truyền NXB Y học Hà Nội
15.Nguyễn Thị Thu Thuỷ, (2002),Nghiên cứu thành phần hoá học và tác dụng
kháng khuẩn của phương thuốc tam hoàng thang, khoá luận tốt nghiệp Dược sĩ –
Trường Đại học Dược Hà Nội
16.từ điển bách khoa Dược học, (1999), NXB từ điển bách khoa, tr 299 - 300
17.Viện Dược liệu, (2006),phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc từ
thảo dược,NXB khoa học và kỹ thuật
18. Viện y học dân tộc thượng hải, (1990),380 bài thuốc đông y hiệu nghiệm,NXB
Thanh Hoá
19.Nguyễn Thị Hoài, (2007), Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hoá
họcvà mét sè tác dụng hoá học của cây lục thảo hoa thưa,luận án tiến sĩ Dược học

20.Miêu Minh Tam,Lý Chấn Quốc,Thực dụng hiện đại-Kỹ thuật khống chế chất
lượng trung dược.

×