Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

bí kíp thi toeic

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.52 KB, 26 trang )

Hà_ĐK&TĐH8_K54_HUST
I. [TOEIC]Chiến Lược làm chủ Part1( Pictures)
Số lượng câu hỏi của Part 1 đã giảm từ 20 câu (phiên bản TOEIC cũ) xuống còn 10 câu
(phiên bản New TOEIC). Tuy nhiên, bạn không nên xem nhẹ phần này vì đây là phần dễ
nhất, nên dễ lấy điểm nhất. Ngoài ra, vì đây là phần đầu tiên trong L/C nên nó có ảnh
hưởng tâm lý rất lớn đến các phần sau.
Trong bất cứ 1 kì thi nào cũng gồm 2 phần :
1. HỌC THUẬT : gồm kiến thức tiếng anh của bạn, kiến thức bạn hiểu Format bài thi,
kiến thức của từng phần và từng loại nhỏ trong mỗi phần
2. CHIẾN THUẬT : Gồm các kĩ năng bạn cần phải có và làm theo để bạn đạt hiệu quả
cao nhất có thể: Time management, Tips for high score
* HỌC THUẬT :
Tần suất xuất hiện của từng loại ảnh
Part 1 thường yêu cầu miêu tả con người, sự vật và phong cảnh có trong bức ảnh. Câu hỏi
miêu tả người chiếm khoảng 7/10, 3 câu còn lại yêu cầu miêu tả bối cảnh hoặc sự liên hệ
giữa bối cảnh và con người.
Cấu trúc thường gặp
Vì câu hỏi hình ảnh đơn thuần yêu cầu miêu tả đúng những gì ta thấy trong bức ảnh nên
cấu trúc được dùng tương đối đơn giản. Dưới đây là những cấu trúc thường được dùng
trong phần này.
Tần suất xuất hiện cao nhất: Chủ ngữ + be + V-ing 1 There + be + chủ ngữ +V-ing
Tần suất xuất hiện cao thứ nhì: Chủ ngữ + be + p.p.
Tần suất xuất hiện cao thứ ba: Chủ ngữ + be + cụm giới từ
Tần suất xuất hiện cao thứ tư: There is [are] + chủ ngừ + cụm giới tử
Tần suất xuất hiện cao thứ năm: Chủ ngữ + have been + p:p.
Tần suất xuất hiện cao thứ sáu: Chủ ngữ + be + being + p.p.
Tần suất xuất hiện cao thứ bảy. Chủ ngữ + get/have + con người/ sự vật + p.p.
* Trường hợp “get/have + + p.p.": Đây là cấu trúc chỉ sự "nhờ vả") thường xuất hiện ở
dạng passive.
Ví dụ: get one’ hair cut nghĩa là (đi) cắt tóc, get the car repaired nghĩa là mang xe đi (để
thợ) sửa. Bạn nên lưu ý cấu trúc này từ giờ về sau.


  Đa dạng trong cách diễn đạt
Hà_ĐK&TĐH8_K54_HUST
Bước l: Đặt câu hỏi theo lối phổ biến nhất
• Các câu hỏi đầu trong Part 1 thường nhằm vào phần trọng tâm của bức ảnh.
Bước 2: Đa dạng hóa các cách diễn đạtĐộ khó dần tăng lên. Cũng với một tình huống
hay động tác nhưng người ta sử dụng những cách diễn đạt khó hơn nên độ khó tăng lên.
Ví dụ: The woman is talking on the phone.
> The woman is conducting a phone conversation.
Bước 3: Gia tăng các khái niệm bao quát và nhấn mạnh các chi tiết nhỏ
• Các bạn cần lưu ý là có khi đáp án đúng không phải là câu miêu tả trọng tâm của bức
ảnh.
Ví dụ: Hình ảnh mọi người băng qua đường trên vạch dành cho người qua đường
People me crossing the crosswalk.
> White lines are painted on the road.
Ở đây, câu miêu tả trở nên chi tiết hơn, dùng những từ cụ thể hơn.
Ví dụ: Hình ảnh một người đàn ông đang điều khiển xe nâng (forklift)
He is operating heavy machinery.
Ở đây, câu miêu tả trở nên bao quát hơn (the man > someone).
> Someone is working on a machine.
*CHIẾN THUẬT:
Tại sao lại tập trung vào phát âm?
Part 1 được xem là dễ nhất trong 7 part của bài thi TOEIC.Tuy nhiên,ở NewTOEIC số
lượng câu hỏi giảm xuống còn 10 câu và có thêm nhiều giọng đọc khác ngoài giọng
Mỹ,nên độ khó cũng tăng lên.Thí sinh không quen với giọng Anh nên rèn luyện bằng
cách nghe đi nghe lại những câu hỏi phát âm với giọng này để tránh cảm giác bối rối và
khó hiểu.Bên cạnh đó,bài thi còn có thêm phát âm giọng Úc,Zealand,Canada, nhưng
những phát âm này không khác biệt mấy so với giọng Mỹ đến nỗi thí sinh phải luyện tập
riêng.
Hãy tận dụng 1 phút 35 giây.
Thời gian dành cho phần hướng dẫn dài hơn 20 giây so với TOEIC cũ.Trước khi nghe

câu”now let us begin Part 1 with question number 1″.,hãy đọc câu hỏi và các lựa chọn trả
lời cho sẵn của Part 3 hoặc trả lời câu hỏi cho Part 5 trong khoảng thời gian một phút 30
Hà_ĐK&TĐH8_K54_HUST
giây đó,hãy nhớ rằng người nào ngồi nghe hướng dẫn mà không tận dụng thời gian thì
không thể đạt điểm cao.
Tập trung chú ý ,dù là chi tiết nhỏ nhất.
Bài thi thường đặt ra những câu hỏi về những chi tiết nhỏ nhặt mà bạn ít khi để ý đến
trong bức hình,vì vậy điều quan trọng là bạn phải quan sát bức hình một cách chính xác
đến từng chi tiết.Chẳng hạn ,giữa bức hình có một chiếc thuyền thả neo trong bến cảng,ở
góc trái bức hình có vài ngọn đèn đường,nhưng lựa chọn câu trả lời đúng lại là mô tả
những ngọn đèn đường đó.
Working/walking?/writing? riding?
Ở part 1 thường có những câu hỏi về từ có cách phát âm tương tự nhau hoặc từ đồng âm
khác nghĩa.Những cách diễn đạt ở dạng này là : copy(photocopy)/coffee( cà
phê),duck(con vịt)/ dock(bến tàu),filed(sắp xếp giấy tờ)/piled( được chất thành
đống),setting(bố trí)/sitting ( ngồi),pass( đi ngang)/path( lối mòn)…
Hãy sử dụng phương pháp loại suy.
Nói một cách dễ hiểu,phương pháp loại suy là cách loại trừ câu trả lời sai.Lăng nghe từng
lựa chọn trả lời,nếu cho rằn lựa chọn nào đó hoàn toàn không liên quan thì hay kiên quyết
đặt dấu X và bỏ qua ,lựa chọn nào bạn thấy không chắc chắn đánh dấu O.Điều quang
trọng là nếu bạn cho rằng (A) là lựa chọn đúng ,bạn cũng phải nghe đến (D) và áp dụng
chính xác phương pháp loại suy.
Hà_ĐK&TĐH8_K54_HUST
II. [TOEIC]Chiến Lược làm chủ Part2( Questions and Responses )
* HỌC THUẬT:
Khả năng phản xạ nhanh là rất cần thiết trong part 2
Vì Part 2 chỉ gồm các câu ngắn - hỏi và trả lời - nên nhiều người lầm tưởng rằng đây là
phần dễ nhất. Sự thật không phải như vậy. Phần này khó ở chỗ nó dựa hoàn toàn vào khả
năng nghe hiểu thật sự của chúng ta và hoàn toàn không có các thiết lập ngữ cảnh.
Trong những bài nghe dài hơn, nếu bạn bỏ lỡ một đoạn nào đó thì cũng không quá

nghiêm trọng; ngược lại, trong Part 2, nếu bạn lơ đễnh một chút thì lập tức bạn không trả
lời được câu hỏi. Như vậy, Part 2 không chỉ đòi hỏi khả năng tập trung cao độ mà cũng
đòi hỏi phản xạ nhanh của người nghe.
A - Nắm được loại câu hỏi và vị trí của từ khóa:
Loại câu hỏi là yếu tố then chốt, vì một khi đã biết loại câu hỏi, bạn dễ dàng biết được
loại câu trả lời thích hợp tương ứng. Từ khóa cũng quan trọng vì chính từ khóa giúp bạn
hiểu được ý chính của câu hỏi đó. Trong tập sách này, chúng tôi trình bày rấtrõ các loại
câu hỏi cũng như vị trí của từ khóa; hy vọng phần này sẽ giúp các bạn thạo nhiều.
1) Câu hỏi WH:
What ~ ? / Who ~ ? / When ~ ? / ~ Where ~ ? / Why ~ ? / How ~ ? / Which~
What kind[sort] of ~ ? / what type of ~ ? / What time ~ ?
Why don’t you ~ ?
How much ~ ? / How many ~ ? / How long ~ ? / How often ~ ? / How soon~?
Từ khóa: từ nghi vấn (who, what, why, when, where, how, which) và động từ chính:
Với loại câu hỏi này, câu trả lời không thể là Yes hay No, nên ta có thể loại ngay câu trả
lời có Yes hay No. Tuy nhiên, người ta ngày càng hạn chế câu trả lời có Yes hay No, và
do đó làm cho phần này khó hơn.
Ví dụ:
Q:What department do you work in?
A: I’m in Sales (Department).
Q: Who will pick up Mr. Smith at the airport?
A: I’ll go personally
Q: Where did you put the Corner file?
A: On your desk.
Q: How long does it take for you to get here?
A: It’s about twenty minutes
2) Câu hỏi Yes/No (có các trợ động từ như BE, DO, HAVE)
Từ khóa thứ nhất: động từ chính
Từ khóa thứ hai: cụm trạng từ hoặc danh từ theo sau động từ chính. Trong trường hợp có
một mệnh đề theo sau động từ chính thì từ khóa chính là chủ ngữ và động từ của mệnh đề

Hà_ĐK&TĐH8_K54_HUST
đó.
Câu trả lời có thể là Yes, No, hay Sure, Of course, Tuy nhiên câu trả lời cũng có thể là
những cụm từ rất đa dạng khác.
Ví dụ:
Q: Do you know if the bus station is close by?
A: No. I’m new in town
Q: Can I have my shirts back by this evening?
A: Sure. You can pick up it anytime
Q: Do you wanht to go to the races with me tonight?
A:I’ll let you know after I check my calendar.
3) Những câu hỏi khác
Câu hỏi lựa chọn:
Would you like A or B?/Which do you prefer, A or B?/ Would you rather A or B?
Do(es) chủ ngữ + động từ 1 ~ or động từ 2 ~?
Từ khóa: phần “A or B”
- Phần “A or B” có thể là cụm từ, cũng có thể là mệnh đề. Nếu phần này là cụm từ thì
việc phân biệt rất đơn giản vì mọi thứ rất rõ ràng. Nếu phần này là mệnh đề thì mọi việc
sẽ phức tạp hơn vì ta cần phải xác định từ khóa cho từng mệnh đề đó nữa.
- Trong đa số các trường hợp, câu trả lời không phải là Yes hay No
Ví dụ: Q: Would you rather discuss this before he arrives, or during lunch?
A: Let’s talk about it now.
Q: Does the car need gas or did you already fill it up?
A: No, I filled it yesterday
Q: Yes. That’s it.
Câu hỏi đuôi:
You are ~, aren’t you? / he is ~, isn’t he? ~ / She is~,isn’t she?
You ~,don’t you? / You~, didn’t you? / He ~, doesn’t he? / She ~, doesn’t she?
You’ve +p.p ~, haven’t you?
You can ~,can’t you?/ I can,can’t I?

Từ khóa: động từ
Câu hỏi đuôi thường được dùng để tìm sự đồng thuận của người nghe về một vấn đề nào
đó. Do đó, điều mấu chốt là bạn phải nắm được động từ trong mệnh đề chính và các động
Hà_ĐK&TĐH8_K54_HUST
từ liên quan đến độngt ừ này.
Ví dụ: Q: Ican cash a traveller’s check here, can’t I?
A: Yes. We can cash one for you
Câu hỏi phủ định
Aren’t you ~ ? / Isn’t he ~? / Isn’t she ~ ? / Isn’t there ~ ?
Don’t you ~ ? / Didn’t you ~ ?
Haven’t you ~ ?
Won’t you ~ ?
Do you mind ~ ? /Would you mind ~ ?
Từ khóa: động từ
Cách trả lời câu hỏi phủ định trong tiếng Anh rất khác với caau trả lời phủ định trong
tiếng Việt. Do đó bạn nên chú ý: bạn cứ xem câu hỏi phủ định trong tiếng Anh giống như
câu hỏi khẳng định trong tiếng Anh, nếu đồng ý thì dùng Yes, nếu không thì dùng No.
Chỉ đơn giản như vậy.
Ví dụ: Q: Didn’t Anna quit last month?
A: No, she didn’t. I saw her at her desk this morning
Thường thì các lựa chọn trả lời cho sãn không có cụm từ “she didn’t” như ở ví dụ trên,
mà thường như sau:
A : No. I saw her at her desk this morning
Câu hỏi gián tiếp:
Do you know từ nghi vấn + chủ ngữ + động từ ~ ?
Từ khóa: từ nghi vấn đứng giữa câu, củ ngữ và động từ của mệnh đề theo sau từ nghi vấn
đó
Ví dụ: Q: Do you know when the report is due?
A: No. I don’t know either
4) Câu khẳng định có chức năng hỏi

You + động từ ~?
I wonder if/ từ nghi vấn + chủ ngữ + động từ ~?
Từ khóa: động từ hoặc nghi vấn
Ví dụ: Q: I wonder why Peter parked so far away
A: He said the parking lot was completely filled
B- Cấu tạo của câu trả lời cho sẵn:
Đa số các câu trả lời cho sẵn có thể được phân thành 2 loại chính sau:
1) Trường hợp có cách phát âm dễ nhầm lẫn
Đây là trường hợp hai câu trả lời cho sẵn có những âm dễ nhầm lẫn với nhau hoặc dễ
Hà_ĐK&TĐH8_K54_HUST
nhầm với các âm trong câu hỏi.
Với trường hợp này thì câu trả lời đúng là những lựa chọn còn lại.
2) Trường hợp có cả cách phát âm và ý nghĩa dễ nhầm lẫn
Trường hợp này khó hơn trường hợp trên vì cả phát âm và ý nghĩa đều dễ nhầm lẫn.
Trong trường hợp này, cách diễn đạt trong các lựa chọn có thể rất giống nhau hoặc rất
giống với cách diễn đạt trong câu hỏi
* CHIẾN THUẬT:
Hãy đọc theo part 2: điều này sẽ giúp nâng cao kỹ năng nói của bạn.
Nhiều thí sinh cho rằng thi TOEIC không có lợi gì cho tiếng Anh thực tế; đó là do họ
không học đúng cách.Trên thực tế chỉ cần bạn sử dụng đúng những câu đối thoại ở part
2,bạn sẽ không gặp trở ngại nào đáng kể trong sinh hoạt ở nước ngoài.Để đạt hiệu quả
cao ở part 2,bạn không những phải làm quen câu trả lời và dạng câu hỏi,mà còn đọc theo
để ghi nhớ câu trả lời và câu hỏi đó.Cách học này sẽ giúp bạn đạt điểm cao trong part 2
,đồng thời nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh của bạn.
Cần phải nghe phần đầu câu hỏi.
Đây là chiến lược quan trọng nhất khi trả lời câu hỏi ở Part 2.Đặc biệt ,các câu hỏi có từ
nghi vấn Why ,Where,When. v.v…, nếu bạn bỏ qua phần đầu tiên thì bạn không thể nào
trả lời đúng câu hỏi.Hãy đánh dấu vào lựa chọn câu trả lời đúng trong khoảng 5 giây giữa
các câu hỏi và chuẩn bị sẵn sàng cho câu hỏi tiếp theo
Nếu có câu hỏi có từ nghi vấn (Wh- question),bạn hãy loại bỏ các lựa chọn câu trả lời bắt

đầu bằng Yes/ No.
Câu hỏi với từ nghi vấn không thể trả lời bằng Yes/No.Thông thường có ít nhất một lựa
chọn (A),(B),(C), bắt đầu bằng Yes/ No cho câu hỏi với từ nghi vấn,vì vậy bạn loại bỏ lựa
chọn trả lời này thì tỉ lệ tìm ra được câu trả lời đúng của bạn tăng lên 50%.Hãy nhớ rằng
nghe được từ đầu tiên của câu hỏi là quan trong nhất.
Hà_ĐK&TĐH8_K54_HUST
III. [TOEIC]Chiến Lược làm chủ Part3( Conversations )
HỌC THUẬT :
Cẩn thận với các “bẫy” trong Part 3
Part 3 là phần khó nhất trong phần Nghe Hiểu (L/C) vì Part 3 đòi hỏi thí sinh phảithật sự
nghe tốt. Nếu trong Part 1 và 2 thí sinh phần nào có thể dựa vào các thủ thuậtđể tìm ra
đáp án đúng thì Part 3 hoàn toàn dựa vào nội dung mà thí sinh thật sự hiểuđược từ bài đối
thoại.
Trên thực tế, câu hỏi của Part 3 có rất nhiều "bẫy", nhằm kiểmtra khả năng nghe thật sự
của thí sinh. Các câu trả lời cho sẵn thường có những từ haycụm từ giống như trong bài
nghe, hoặc có những ý tương tự nhưng không hoàn toànchính xác, v.v. Part 3 cũng là
phần có nhiều thay đổi nhất trong phiên bản TOEIC mới. Mỗi bài đối thoại được tăng lên
thành 4 lượt nói (M - W - M - W) và có 3 câu hỏi.
I. Thể loại câu hỏi trong Part 3
Câu hỏi của Part 3 có thể phân biệt ở nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, việc phân biệt
các câu hỏi theo hai hướng sau đây là hợp lí nhất.
1.Phân biệt nội dung - Câu hỏi suy luận (inference): Các cách diễn đạt lại nội dung bằng
cách khác (paraphrasing) được dùng trong đáp án- Câu hỏi nội dung trong bài: Các cách
diễn đạt trong bài nghe được dùng trong đáp án
2. Phân biệt câu hỏi
- Trường hợp chủ ngữ được nói rõ trong câu hỏi
Ví Dụ: What does the man[woman, they] mean?-
Trường hợp chủ ngữ được nói rõ trong câu hỏi nhưng đó là nhân vật thứ ba được đề cập
đến trong bài đối thoại
Ví Dụ: How will Mary go to the airport ?

Ví Dụ: What is the problem?
II. Đặc trưng của Part 3
-Tốc độ nói nhanh dần Độ dài của đoạn đối thoại là 4 lượt nói Có nhiều bẫy nhất trong
4 phần của L/C Ngày càng có nhiều câu hỏi yêu cầu thí sinh phải hiểu mạch diễn đạt và
toàn bộ bàiđối thoại; chỉ hiểu những từ hoặc cụm từ riêng lẻ là không đủ Đáp án sai cũng
có những từ hoặc cụm từ thí sinh đã nghe trong bài đối thoại.
Hệ thống các cách chinh phục nhanh Part 3
Hệ thống 1 Nên đọc câu hỏi trước khi nghe
Hà_ĐK&TĐH8_K54_HUST
-Bạn nên đọc trước câu hỏi và các câu trả lời cho sẵn. Mỗi bài đối thoại có 3 câu hỏi và
mỗi câu hỏi có 4 lựa chọn. Việc đọc trước sẽ giúp bạn định hướng rất tốt khi nghe. Tuy
nhiên, nếu không đủ thời gian để đọc tất cả thì ít nhất bạn nên đọc phần câu hỏi.
-Bạn nên tận dụng thời gian kiểm tra lại Part 2 và thời gian đọc phần hướng dẫn
(directions) để xem 'trước câu hỏi.
-Hai câu hỏi được đọc cách nhau 8 giây. Trong 8 giây này, bạn phải chọn câu trả lời. Nếu
vẫn còn thời gian sau khi đã chọn xong, bạn nên xem trước câu hỏi tiếp theo.
-Thật ra, kỹ năng đọc hiểu cũng rất quan trọng trong Part 3. Nếu bạn đọc và hiểu câu hỏi
nhanh chóng thì bạn sẽ nghe tốt hơn.
-Bạn nên xem xét thật kỹ câu hỏi. Không có phần nào trong câu hỏi là không quan trọng.
-Bạn nên đặc biệt chú ý đến đối tượng được hỏi: là nam hay nữ, là một trong hai người
nói hay là nhân vật thứ ba. Khi chú ý phần này, bạn sẽ nghe có trọng tâm hơn.
Hệ thống 2: Nếu có thể, nên đọc các đáp án cho sẵn trước khi nghe
Bạn nên đọc các đáp án cho sẵn, ưu tiên cho các đáp án dài, nếu cả 4 đáp án đều dài thì
ưu tiên cho các câu (C) và (D) vì xác suất (C) hoặc (D) được chọn làm đáp án đúng cao
hơn (A) và (B).
Hệ thống 3: Nên vừa nghe vừa giải quyết câu hỏi
Khi làm Part 3, bạn nên theo trình tự sau: (1) Đọc trước câu hỏi ◊ (2) Nghe đoạn đối thoại
◊ (3) Đánh đấu chọn câu trả lời đúng nhất vào phiếu bài làm ◊ (4) Đọc trước câu hỏi của
đoạn tiếp theo. Nếu bạn chờ đến khi nghe xong mọi thứ mới chọn câu trả lời thì bạn sẽ
không có thời gian để xem các câu hỏi tiếp theo.

Hệ thống 4: Nắm rõ thứ tự câu hỏi
Các câu hỏi thường được đặt theo thứ tự nội dung của bài đối thoại.Tuy nhiên, cũng có
trường hợp không phải như vậy
Hệ thống 5 : Nghe kỹ phần nội dung sau các từ/cụm từ nối
Phần nội dung trọng tâm thường được đặt làm câu hỏi là phần theo sau những từ hay cụm
từ nối như:but, however, actually, in fact, as a matter of fact, in that case, so, then, well,
v.v.
Hệ thống 6: Không nên mải suy nghĩ về các câu hỏi đã qua Bạn nên bỏ tâm lý mải suy
nghĩ về những câu hỏi mình đã không làm được tốt lắm trong những bài đối thoại đã qua.
Những câu hỏi hiện tại phải được xem là quan trọng nhất bởi vì dù bạn có lo lắng đến
mức nào đi nữa, bạn cũng không thể nghe
* CHIẾN THUẬT:
Bạn phải đọc câu hỏi.
Trước hết bạn nên đọc câu hỏi và lựa chọn trả lời cho sẵn trong khoảng thời gian
Hà_ĐK&TĐH8_K54_HUST
Directions được đọc qua băng ( khoảng 30 giây). Nếu làm như vậy ,bạn mới có thể trả lới
nhanh chóng câu hỏi 41-43 và có đủ thời gian dành cho câu hỏi kế tiếp.Mặc dù thời gian
trống giữa các câu hỏi là 8 giây,nhưng bạn không nên dành hết thời gian đó để trả lời một
câu.Hãy đánh dấu thật nhanh vào phiếu bài làm và dành thời gian đọc câu hỏi kế tiếp.
Dứt khoát bỏ qua nếu không trả lời được.
Vấn đề lớn nhất đối với thí sinh ở trình độ sơ cấp là nếu gặp trở ngại khi trả lời một câu
hỏi nào đó thì họ sẽ bối rối không đọc câu hỏi kế tiếp, mà cứ ” vấn vương” mãi với câu
hỏi chưa trả lời được đến nỗi không tập trung được.Với thí sinh ở trình độ cao hơn,họ có
thể trả lời những câu hỏi họ biết,nhưng nếu không làm được thì họ dứt khoát bỏ qua.Đây
cũng là kỹ năng bạn cần phải luyện tập.
Cần ghi nhớ trình tự sau đây.
1.Đọc trước câu hỏi.
2.Nghe băng.
3.Đánh dấu trực tiếp lên phiếu làm bài.
4.Thời gian trống giữa các câu hỏi là 8 giây,bạn hãy trả lời nhanh câu hỏi rồi dùng

khoảng thời gian còn lại để đọc câu hỏi kế tiếp.
Chúc bạn Ôn luyện hiệu quả và đạt điểm tối đa.
Hà_ĐK&TĐH8_K54_HUST
IV. [TOEIC]Chiến Lược làm chủ Part4( Short Talks )
* HỌC THUẬT:
Nghe tốt là phần quan trọng trong Part 4
Phần nội dung nghe ở Part 4 tương đối khó hơn so với Part 3, nhưng câu hỏi ở Part4
không có nhiều “bẫy” như ở Part 3. Ở Part 4, có nhiều trường hợp bạn chọn đúngđáp án
dù không hiểu được bài nói một cách hoàn toàn. Tuy nhiên, cũng giống như ởPart 3, bạn
cần đọc được câu hỏi và các đáp án cho sẵn để có được trọng tâm khi bắtđầu nghe.1)
Đọc trước câu hỏi và các đáp án cho sẵn 2) Chú ý mối quan hệ giũa câu hỏi và nội dung
bài nói 3) Đáp án đúng thường có từ hoặc cụm từ gần với từ hoặc cụm từ mà bạn nghe
được nhất
I. Các loại câu hỏi thường gặp
1) Hỏi về cái gì?Trong 3 câu hỏi của mỗi bài nói ngắn thì có 1 câu hỏi là về nội dung chính
và2 câu còn lại là về nội dung chi tiết. Để tiết kiệm thời gian đọc câu hỏi và các đáp án
cho sẵn, bạn nên ghi nhớ từng loại câu hỏi thường gặp.
2) Hỏi như thế nào? Câu hỏi có khi về suy luận (inference), có khi tập trung vào tính
chính xáccủa thông tin được đề cập trong bài. Nếu câu hỏi là về suy luận thì những
cáchdiễn đạt khác (paraphrasing) thường được sử dụng; nếu câu hỏi nghiêng về
tínhchính xác của thông tin thì từ hay câu đã được trình bày trong bài nói sẽ được
giữnguyên trong đáp án.
II. Nội dung thường gặp
Có 7 nhóm nội dung thường được dùng trong Part 4, và mỗi nhóm sẽ có những dạng
câu hỏi đặc trưng riêng.
Announcement (hướng dẫn, thông báo)
Advertisement (quảng cám
Report (báo cáo, tường thuật)
Recorded message (tin nhắn ghi âm)
Hà_ĐK&TĐH8_K54_HUST

Flight and Airport Announcement (thông báo ở sân bay 1 trên máy bay)
Broadcast (chương trình phát thanh 1 truyền hình)
Talk (diễn thuyết, tọa đàm)
Hệ thống cách chinh phục nhanh Part 4
Hệ thống 1: Đọc thật nhanh câu hỏi và đáp án cho sẵn
Bạn nên đọc nước câu hỏi và các câu trả lời cho sẵn. Mỗi bài nói có 3 câu hỏi và mỗi câu
hỏi có 4 lựa chọn. Việc đọc trước như thế này sẽ giúp bạn định hướng rất tốt khi nghe.
Tuy nhiên, nếu không đủ thời gian để đọc tất cả thì ít nhất bạn nên đọc phần câu hỏi.
Bạn nên tận dụng thời gian kiểm tra lỗi và thời gian đọc phần hướng dẫn (directions) để
xem trước câu hỏi
Thật ra, kỹ năng đọc hiểu cũng rất quan trọng trong Part 4. Nếu bạn đọc và hiểu câu hỏi
nhanh chóng thì bạn sẽ nghe tốt hơn. Trên thực tế, có nhiều trường hợp thí sinh nghe
rất tốt nhưng do không hiểu đúng câu hỏi nên cũng chọn đáp án sai.
Ví dụ: Who is the speaker addressing?
Câu này hiểu đúng là Người nói đang nói với ai?.
Nếu bạn hiểu câu này là Ai đang nói chuyện thì chắc chắn bạn sẽ chọn đáp án sai.
Hệ thống 2: Tập trung nghe phần có thông tin cần thiết
Thứ tự của câu hỏi không giống với thứ tự của nội dung được nói đến trong bài. Do đó,
khi bắt đầu nghe bạn nên đảo mắt qua các câu hỏi thật nhanh để xem phần đang nghe
tương ứng với câu hỏi nào
Chính những từ ngữ trong câu hỏi là những gợi ý giúp bạn nghe bài nói tốt hơn. Trong
rất nhiều trường hợp, từ, cụm từ và cách diễn đạt trong câu hỏi lại được dùng trong bài
nói. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp người ta dùng từ và cách diễn đạt khác
nhưng có cùng ý nghĩa với những gì được trình bày trong bài nói
Hệ thống 3: Đáp án đúng thường có từ hoặc cụm từ gần với từ hoặc cụm từ bạn nghe
được nhất
Đây chỉ là xu hướng chung trong cách ra câu hỏi của Part 4. Dĩ nhiên, xu hướng này
không đúng trong mọi trường hợp, do đó bạn nên hết sức cẩn thận
Hà_ĐK&TĐH8_K54_HUST
Hệ thống 4: Cách chinh phục từng dạng bài

Nghe kỹ những thông tin đặc biệt như chữ số, thời gian, ngày trong tuần, số tiềm .v:v.
Bạn nên nhớ là những thông tin này có thể được chuyển đổi thành một dạng khác ở đáp
án
Đa số các câu hỏi về nội dung chính đều có một hoặc nhiều từ khóa nằm ở phần đầu của
bài nói
* CHIẾN THUẬT:
Hãy làm bài thi bằng thực lực của bản thân.
Tương tự như các Part khác của phần listenning,ở Part 4 ,nếu không có thực lực,bạn sẽ
không thể đạt được kết quả tốt.Bạn phải biết cách tổng hợp và phát huy năng lực tích
lũy từ Part 1 đến Part 3 vào Part 4 và chỉ có luyện tập chăm chỉ là con đường đúng để
bạn có thể làm phân thi này với hiệu quả cao nhất.
Hầu như không có bẫy.
Khác với Part 3,Part 4 hầu như không có bẫy với thí sinh.Nếu lựa chọn trả lời có từ vựng
hoặc cách diễn đạt tương tự với nội dung của bài nghe thi gần như chắc chắn rằng đó là
lựa chọn trả lời đúng.
Nâng cao kỹ năng bằng cách phim hoặc bản tin.
Đa số câu ở Part 4 đều dài,vì vậy,trong thời gian rảnh bạn nên xem đài CNN hoặc xem
phim Mỹ không có phụ đề để làm quen với câu văn dài nhằm nâng cao khả năng nghe
hiểu của bản thân.
Hà_ĐK&TĐH8_K54_HUST
V. [TOEIC]Chiến Lược làm chủ Part5( Incomplete Sentences )
*HỌC THUẬT:
Section II: Reading
In the Reading test, you will read a variety of texts and answer several different types of
reading comprehension questions. The entire Reading test will last 75 minutes. There
are three parts, and directions are given for each part. You are encouraged to answer as
many questions as possible within the time allowed. You must mark your answers on
the separate answer sheet. Do not write your answers in your test book.
Part 5: Incomplete Sentences
Directions: A word or phrase is missing in each of the following sentences. Four answer

choices are given below each sentence. Select the best answer to complete the
sentence. Then mark the letter (A), (B), (C), or (D) on your answer sheet.
- Trong bài giảng này bạn sẽ học về những kiểu loại phổ biến nhất trong Part 5:
Từ cùng họ (Word families)
Chuyển ngữ (Transition words)
Giới từ (Prepositions)
Liên từ (Conjunctions)
Trạng từ chỉ tần xuất (Adverbs of frequency)
Động từ cầu khiến (Causative verbs)
Câu điều kiện (Conditional sentences)
Thì của động từ (Verb tense)
Hà_ĐK&TĐH8_K54_HUST
Cụm động từ (Two-word verbs)
- Trước khi học những chủ điểm cụ thể, đây là chiến lược chung cho bạn: Cách chuẩn bị
tốt nhất là bạn hãy phân tích những câu sai về ngữ pháp trong những phần ôn tập. Bạn
hãy chú ý kỹ vào những điểm khả nghi có thể gây ra lỗi.
Dưới đây là một vài cái bẫy thường gặp:
Trạng từ được đặt sai vị trí.
SAI: [We walk every day to school.]
ĐÚNG: We walk to school every day.
Dùng sai liên từ
SAI: [He is smart nor handsome.]
ĐÚNG: He is smart and handsome.
Dùng sai giới từ.
SAI: [She lives on Saigon.]
ĐÚNG: She lives in Saigon.
Chuyển ngữ bị dùng sai.
SAI: [He is smart; however, he is handsome.]
ĐÚNG: He is smart; moreover, he is handsome.
Dùng sai thì hoặc dạng của động từ sau một động từ cầu khiến.

SAI: [He made it to happen.]
ĐÚNG: He made it happen.
Dùng sai thì của động từ trong câu điều kiện không có thật ở hiện tại (câu điều kiện loại
2).
SAI: [If my dog has wings, it flies.]
ĐÚNG: If my dog had wings, it could fly.
Dùng sai thì của động từ.
SAI: [If Lan is not late, we left at 6:00.]
ĐÚNG: If Lan is not late, we will leave at 6:00.
Dùng sai cụm động từ.
SAI: [Turn in the volume, please!]
ĐÚNG: Turn down the volume, please!
Dùng sai dạng của từ.
SAI: [I will accept the invite.]
Hà_ĐK&TĐH8_K54_HUST
ĐÚNG: I will accept the invitation.
a. Từ cùng họ (Word families)
- Từ cùng họ là những từ trông giống nhau nhưng có phần cuối khác nhau.
TỪ GỐC: nation
PHẦN CUỐI: -al -ize -ly -ity
HỌ TỪ: national nationalize nationally nationality
- Những phần cuối này (-al, -ize, -ly, -ity, -ful, -sion, v.v…) biến từ gốc thành danh từ
(noun), hoặc động từ (verb), hoặc tính từ (adjective), hoặc trạng từ (adverb). Ví dụ, từ
care có thể được biến thành một tính từ (cafeful) hoặc một trang từ (carefully).
CHIẾN LƯỢC CHO CÁC KIỂU TỪ CÙNG HỌ
Hãy tự hỏi mình những câu sau:
• Bạn có cần danh từ không? Nếu có, thì phần cuối có làm từ đó thành một danh từ
không?
Phần cuối của danh từ là: -ance, -ancy, -ence, -ation, -dom, -ism, -ment, -ness, -ship, -or,
-er, -ion.

SAI: [I was happy to hear about his achieve.]
ĐÚNG: I was happy to hear about his achievement.
• Bạn có cần tính từ không? Nếu có, thì phần cuối có làm từ đó thành một tính từ
không?
Phần cuối của tính từ là: -able, -ible, -al, -ful, -ish, -ive
SAI: [It is a child idea.]
ĐÚNG: It is a childish idea.
• Bạn có cần trạng từ không? Nếu có, thì phần cuối có làm từ đó thành một trạng từ
không?
Phần cuối của trạng từ là: -ly, -ward, -wise
SAI: [She drives very careful.]
ĐÚNG: She drives very carefully.
• Bạn có cần động từ không? Nếu có, thì phần cuối có làm từ đó thành một động từ
không?
Hà_ĐK&TĐH8_K54_HUST
Phần cuối của động từ là: -en, -ify, -ize
SAI: [The government has been trying to modern the car industry.]
ĐÚNG: The government has been trying to modernize the car industry.
b. Chuyển ngữ (Transition words)
- Chuyển ngữ được dùng để nối hai (hoặc nhiều hơn) mệnh đề hoặc câu độc lập lại với
nhau. Khi nối 2 mệnh đề độc lập với nhau, trước chuyển ngữ người ta thường dùng dấu
chấm phẩy ( . Đối với only và else thì người ta chỉ dùng dấu phẩy (,) trước nó.
Một số chuyển ngữ thường gặp là:
accordingly furthermore nevertheless
besides however for example
consequently moreover meanwhile
then as a result on the whole
hence to this end for this purpose
so therefore in addition
Điều quan trọng là phải chọn chuyển ngữ đúng để không làm sai lệch ý của câu.

CHIẾN LƯỢC CHO CÁC KIỂU TỪ CÙNG HỌ
Hãy tự hỏi mình những câu sau:
• Hai mệnh đề có mối quan hệ nguyên nhân – kết quả không? Nếu có, thì nghĩa của
chuyển ngữ có phù hợp để nối hai mệnh đề lại không? Các chuyển ngữ thể hiện mối
quan hệ nguyên nhân – kết quả là: therefore, thus, so, accordingly, hence và
consequently.
SAI: [She produces the most; nevertheless, she will be promoted.]
ĐÚNG: She produces the most; consequently, she will be promoted.
• Hai mệnh đề có ngụ ý trái ngược nhau không? Nếu có, thì nghĩa của chuyển ngữ có
phù hợp để nối hai mệnh đề lại không? Các chuyển ngữ thể hiện nghĩa đối ngược nhau
là: however và nevertheless.
SAI: [He would have been a good representative in Vietnam; so he does not speak
Vietnamese.]
ĐÚNG: He would have been a good representative in Vietnam; however, he does not
Hà_ĐK&TĐH8_K54_HUST
speak Vietnamese.
• Mệnh đề sau có bổ sung thêm thông tin hoặc ý nghĩa cho mệnh đề trước không? Nếu
có, thì nghĩa của chuyển ngữ có phù hợp để nối hai mệnh đề lại không? Các chuyển ngữ
thể hiện sự bổ sung là: Also, in addition, moreover, và furthermore.
SAI: [There will be a memo on the subject; however, there will be an announcement.]
ĐÚNG: There will be a memo on the subject; in addition, there will be an
announcement.
c. Giới từ (Prepositions)
- Giới từ là những từ ngắn đi trước các cụm từ chỉ thời gian, địa điểm, phương hướng,
nguyên nhân và vị trí.
CHIẾN LƯỢC CHO CÁC KIỂU GIỚI TỪ
Hãy tự hỏi mình những câu sau:
• Bạn có cần nói đến một thời điểm nhất định không? Nếu có, thì bạn thấy có giới từ
at không?
SAI: [The morning shift starts on 9:00.]

ĐÚNG: The morning shift starts at 9:00.
• Bạn có cần nói đến một ngày nhất định không? Nếu có, thì bạn thấy có giới từ on
không?
SAI: [The conference will be held at Friday.]
ĐÚNG: The conference will be held on Friday.
• Bạn có cần nói đến một ngày tháng nhất định không? Nếu có, thì bạn thấy có giới từ
on không?
SAI: [The contract deadline is in February 10.]
ĐÚNG: The contract deadline is on February 10.]
• Bạn có cần nói đến một thành phố nhất định không? Nếu có, thì bạn thấy có giới từ in
không?
SAI: [Our headquarters are at Baltimore.]
ĐÚNG: Our headquarters are at Baltimore.
• Bạn có biết các nghĩa của giới từ đó không? Giới từ đó có logic không?
Hà_ĐK&TĐH8_K54_HUST
SAI: [The letter was written from his secretary.]
ĐÚNG: The letter was written by his secretary.
d. Liên từ (Conjunctions)
- Liên từ là những từ nối kết các mệnh đề, các cụm từ, hoặc các từ với nhau. Có 2 loại
liên từ như được nêu dưới đây.
Liên từ ngang hàng dùng để kết nối 2 từ tương đương. Chúng là: and, or, nor, but.
Liên từ phụ thuộc dùng để kết nối 2 mệnh đề. Chúng là: although, since, because, when,
before, v.v…
CHIẾN LƯỢC CHO CÁC KIỂU LIÊN TỪ
Hãy tự hỏi mình những câu sau:
• Bạn có cần nối 2 danh từ, 2 tính từ, 2 cụm giới từ hay bất cứ các từ nào ngang hàng
không? Nếu có, thì bạn thấy có liên từ nào nối chúng không?
SAI: [The president also his assistant are coming.]
ĐÚNG: The president and his assistant are coming.
• Bạn có thấy cần phải nối 2 câu với nhau không? Nếu có, thì bạn thấy có liên từ ngang

hàng nào kết nối chúng không?
SAI: [I can make the copies too John can collate the pages.]
ĐÚNG: I can make the copies, and John can collate the pages.
• Bạn có thấy cần phải nối một mệnh đề độc lập với một mệnh đề phụ thuộc không?
Nếu có, thì bạn thấy có liên từ phụ thuộc nào kết nối chúng không?
SAI: [But he had a suggestion, he didn’t raise his hand.]
ĐÚNG: Although he had a suggestion, he didn’t raise his hand.
• Bạn có hiểu các nghĩa của các liên từ và của những từ khác trong câu? Câu có nghĩa và
logic không?
SAI: [I know him but his wife.]
ĐÚNG: I know him and his wife.
e. Trạng từ chỉ tần xuất (Adverbs of frequency)
Hà_ĐK&TĐH8_K54_HUST
- Trạng từ chỉ tần xuất có thể được chia thành 2 nhóm: trạng từ chỉ tần xuất rõ ràng
chẳng hạn như every day, annually, twice a week và trạng từ chỉ tần xuất không rõ ràng,
chẳng hạn như always, rarely, never.
CHIẾN LƯỢC CHO CÁC KIỂU TRẠNG TỪ CHỈ TẦN XUẤT
Hãy tự hỏi mình những câu sau:
• Bạn có chắc chắn về vị trí của trạng từ không? Bạn có thấy trạng từ chỉ tần xuất rõ ràng
nào không? Nếu có, thì hãy nhớ rằng trạng từ chỉ tần xuất rõ ràng thường đứng ở đầu
hoặc ở cuối câu.
SAI: [Mr. Long walks every day to work.]
ĐÚNG: Mr. Long walks to work every day.
• Bạn có chắc chắn về vị trí của trạng từ không? Bạn có thấy trạng từ chỉ tần xuất không
rõ ràng nào không? Nếu có, thì có 3 khả năng để nhớ: trạng từ đứng sau động từ to be
(He is always busy.); trạng từ đứng trước tất cả các động từ thường khác (He always
eats lunch.); trạng từ đứng giữa trợ động từ và động từ chính (He has always liked you.).
SAI: [He always is working late.]
ĐÚNG: He is always working late.
• Bạn có hiểu các sắc thái ý nghĩa khác của trạng từ đó không? Bạn có thấy câu đó logic

không?
SAI: [There is yet time before the seminar begins.]
ĐÚNG: There is still time before the seminar begins.
f. Động từ cầu khiến (Causative verbs)
- Khi ai đó làm điều gì cho bạn, bạn dùng động từ cầu khiến để thể hiện điều này. Hãy
nhìn cẩn thận vào dạng của động từ trong mệnh đề theo sau động từ cầu khiến. Một số
động từ cầu khiến là get, make, have, order, want.
CHIẾN LƯỢC CHO CÁC KIỂU ĐỘNG TỪ CẦU KHIẾN
Hãy tự hỏi mình những câu sau:
• Chủ thể của mệnh đề theo sau động từ cầu khiến có thực hiện hành động không? Nếu
có, thì động từ trong mệnh đề đó ở dạng nguyên thể hay ở dạng quá khứ phân từ?
Hà_ĐK&TĐH8_K54_HUST
SAI: [I had my coworker helped me.]
ĐÚNG: I had my coworker help me.
SAI: [I got my coworker help me.]
ĐÚNG: I got my coworker to help me.
SAI: [The supervisor had him stocked shelves all day.]
ĐÚNG: The supervisor had him stocking shelves all day
• Chủ thể của mệnh đề theo sau động từ cầu khiến có tiếp nhận hành động không? Nếu
có, thì động từ trong mệnh đề đó có ở dạng quá khứ phân từ không?
SAI: [Mr. Watson wants the report rewrote soon.]
ĐÚNG: Mr. Watson wants the report rewritten soon.
g. Câu điều kiện (Conditional sentences)
- Có 2 phần cho một câu điều kiện: điều kiện (if) và kết quả. Cũng có 2 loại câu điều kiện:
có thật và không có thật.
ĐIỀU KIỆN CÓ THẬT KẾT QUẢ
If you come before the meeting, we will have time to talk.
ĐIỀU KIỆN KHÔNG CÓ THẬT KẾT QUẢ
If my windows were larger, I would get more light.
CHIẾN LƯỢC CHO CÁC KIỂU CÂU ĐIỀU KIỆN

Hãy tự hỏi mình những câu sau:
• Đấy có phải là điều kiện có thật không? Nếu có, thì động từ trong mệnh đề if ở dạng
hiện tại đơn giản hay dạng hiện tại tiếp diễn? Động từ trong mệnh đề kết quả ở dạng
hiện tại, tương lai, hay dạng cầu khiến?
SAI: [If Gianni will be there, we’ll give him the message.]
ĐÚNG: If Gianni is there, we’ll give him the message.
• Đấy có phải là điều kiện không có thật ở hiện tại, sử dụng động từ to be? Nếu đúng,
thì động từ to be có được sử dụng ở dạng was/were không?
SAI: [If she is the boss, she would hire him.]
ĐÚNG: If she was/were the boss, she would hire him.
Hà_ĐK&TĐH8_K54_HUST
• Đấy có phải là điều kiện không có thật ở thì hiện tại hoặc tương lai không? Nếu đúng,
thì động từ ở mệnh đề điều kiện có ở thể hiện tại giả định không? Động từ ở mệnh đề
kết quả có phải là dạng would/could + động từ nguyên thể không?
SAI: [If humans have two heads, they couldn’t make decisions easily.]
ĐÚNG: If humans had two heads, they couldn’t make decisions easily.
h. Thì của động từ (Verb tense)
- Hãy tìm những từ diễn đạt thời gian trong câu để giúp bạn quyết định thì của động từ.
Ví dụ: every day, last week, tomorrow, v.v…Một đầu mối khác là nhìn vào thì của những
động từ khác trong câu. Nhớ rằng một vài động từ chỉ có thể dùng trong những thì nhất
định.
CHIẾN LƯỢC CHO CÁC KIỂU THÌ CỦA ĐỘNG TỪ
Hãy tự hỏi mình những câu sau:
• Có từ diễn đạt thời gian trong câu không? Nếu có, thì thì của động từ có tương đồng
với thời gian đó không?
SAI: [I work in this department since 1994.]
ĐÚNG: I have worked in this department since 1994
• Câu có hai mệnh đề không (một mệnh đề độc lập và một mệnh đề phụ thuộc)? Nếu
có, thì thì của động từ trong mệnh đề phụ thuộc có đúng không?
SAI: [Ms. Lan tested the copying machine before she buys it.]

ĐÚNG: Ms. Lan tested the copying machine before she bought it.
• Động từ đó có được dùng làm một động từ biểu hiện trạng thái không? Nghĩa là, nó có
miêu tả một trạng thái hơn là một hành động không? Nếu có, bạn hãy kiểm tra để chắc
chắn là động từ đó không ở dạng tiếp diễn (-ing). Lưu ý: Seem, know, và những động từ
khác luôn luôn biểu hiện trạng thái. Become, be, và những động từ khác có thể miêu tả
một trạng thái hoặc một hành động.
SAI: [I am understanding what he’s saying.]
ĐÚNG: I understand what he’s saying.
Hà_ĐK&TĐH8_K54_HUST
i. Cụm động từ (Two-word verbs)
- Cụm động từ, chẳng hạn như look at, get by, take in, thông thường là những động từ
được kết hợp với những từ khác, thường là giới từ (at, by, in, from, out, v.v…).
CHIẾN LƯỢC CHO CÁC KIỂU CỤM ĐỘNG TỪ
Hãy tự hỏi mình những câu sau:
Bạn có chắc chắn về nghĩa của chúng? Nếu không thì hãy tra từ điển. Không có quy luật
nào về những cụm động từ để giúp bạn dự đoán nghĩa của chúng.
CHIẾN THUẬT:
Chỉ dành 5 giây cho câu hỏi về vị trí loại từ.
Khi trả lời câu hỏi ở part 5 ,bạn nên đọc các lựa chọn trả lời trước khi dịch nghĩa câu
hỏi.Nếu lựa chọn trả lời ,có hình thái khác của cùng một từ .( Ví dụ A) proposed (B)
propose ( C) proposal ( D) proposing ) thì đây chính là câu hỏi về vị trí loại từ .Với loại
câu hỏi này,bạn không cần phải dịch nghĩa,mà chỉ cần nhớ rằng: sau giới từ là danh
từ,trước danh từ là tính từ ,trước tính từ là trạng từ ,giữa be và p.p ./V-ing là trạng
từ,trước động từ là trạng từ .Những qui tắc này ,giảm thời gian trả lời câu hỏi,tăng thời
gian để làm phần Double Passage ở Part 7.
Từ một câu hỏi có thể suy luận thêm nhiều câu hỏi khác.
Câu hỏi trong bài thi TOEIC thường có cấu trúc ngữ pháp chặt chẽ và có ý nghĩa thực
tế ,súc tích.Để luyện tập bạn nên suy luận thêm các câu hỏi khác nhau từ một câu cho
sẵn.Xem ví dụ dưới đây.
ex 1) The diversity of customer’s tastes has led to a… demand for a number of different

colothing styles.
(A) greater
( B) greatest
(C) greatly
(D) greatness
Ở câu này,chỗ trống đứng trước danh từ chắc chắn là một tính từ để hoàn chỉnh
câu.Trong 4 lựa chọn trả lời ,(A) và (B) đều là tính từ nhưng ( A) là lựa chọn đúng vì đây
là cách dùng so sánh thích hợp với ý nghĩa của toàn bộ câu.Học viên bình thường chỉ có
Hà_ĐK&TĐH8_K54_HUST
thể hiểu được cách chọn câu trả lời như vây,nhưng học viên có kiến thức sâu hơn sẽ tạo
ra ít nhất 3-4 câu hỏi từ câu hỏi này.
ex 2) The …… of customer’s tastes has led to a greater demand for a number of
different colothing styles.
rgin-top: 0px; margin-right: 0px; margin-bottom: 10px; margin-left: 0px; font-size: 12px;
font-family: inherit; vertical-align: baseline; text-align: justify; padding: 0px; border: 0px
initial initial;">
(A) diverse
(B) diversely
(C) diversity
(D) diversed
Ngay sau mạo từ the là chỗ trống ,vì vậy lựa chọn trả lời đúng phải là ( C),danh từ .
ex 3) The diversity of customer’s tastes has led to a greater ……… for a number of
different colothing styles.
(A) technology.
(B) demand.
(C) elevation.
(D) election.
Câu hỏi này yêu câu bạn lựa chọn từ phù hợp về mặt ý nghĩa với toàn bộ câu.Xét về ý
nghĩa ,lựa chọn (B) là lựa chọn phù hợp nhất.
Hà_ĐK&TĐH8_K54_HUST

VI. [TOEIC]Chiến Lược làm chủ Part6, part 7( Reading Parts)
Part 6
Bài đọc ở Part 6 có độ dài tương tự độ dài của bài đọc dạng Single Passage của Part 7 và
có thể lọa đa dạng: thư tín ,memo ,fax ,quảng cáo,hoặc bài báo…Tuy vậy ,bạn cần phải
đọc hết cả bài này không? Theo phân tích của ETS và các bài thi gần đây,bạn có thể trả
lời câu hỏi một cách hiệu quả mà không cần phải đọc hết cả bài.Có những câu hỏi bạn
chỉ cần nắm được nội dung trước và sau chỗ trống là có thể trả lời được.Ngoài ra,các
câu hỏi từ vựng,bạn cũng không cần phải hiểu hết cả bài,mà chỉ cần hiểu đoạn văn
chung quanh chỗ trống là có thể trả lời được.
Chú ý đến câu hỏi từ vựng.
Như bạn có thể thấy trong bảng được đề cập trên đây,ở Part 6 trong bài thi TOEIC cũ
,hầu như không có câu hỏi từ vựng,nhưng trong New TOEIC ,số lượng câu hỏi và từ
vựng đã tăng lên đến 70-80%.Để chuẩn bị tốt cho dạng câu hỏi này,bạn nên đọc
nhiều,ghi nhớ các lựa chọn trả lời và từ vựng thường xuyên xuất hiện nhằm tích lũy cho
bản thân vốn từ vựng để có thể đạt được hiệu quả cao nhất khi gặp dạng câu hỏi này
trong bài thi TOEIC thực tế
Part 7
Không đủ thời gian
Số lượng câu hỏi trong Part 7 của New TOEIC tăng lên 8 câu và số bài đọc cũng tăng
thêm qua dạng doulbe passage.Vì vậy ,cách duy nhất để mở rộng thời gian dành cho
việc đọc hiểu ở phần này là luyện tập trả lời câu hỏi ở Part 5 và Part 6 trong 30 giây.Điều
này có nghĩa,bạn dành 26 phút để giải quyết tổng số 52 câu hỏi của Part5 và Part 6 và
dành 49 phút còn lại cho 48 câu hỏi ở Part 7.
Có thể làm Part 7 trước không?
Ở phần Reading Comprehension,khả năng tập trung của thí sinh thường bị suy giảm rất
nhiều khi đến Part 7.Vào lúc này thí sinh dễ bỏ sót hoặc chọn câu trả lời sai hoặc đôi khi

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×