Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với giống địa lan trần mộng xuân(cymbidium lowianum) tại sapa - lào cai_luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.14 MB, 130 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



NGUYỄN HỮU HẠNH






Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với giống địa lan
Trần Mộng Xuân (Cymbidium lowianum) tại Sa Pa- Lào Cai


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP










THÁI NGUYÊN, NĂM 2010


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


NGUYỄN HỮU HẠNH





Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với giống địa lan
Trần Mộng Xuân (Cymbidium lowianum) tại Sa Pa- Lào Cai

CHUYÊN NGÀNH: TRỒNG TRỌT
MÃ SỐ: 60.62.01


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP


Người hướng dẫn khoa học:
TS ĐẶNG QUÝ NHÂN

PGS.TS NGÔ XUÂN BÌNH





THÁI NGUYÊN, NĂM 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là
hoàn toàn trung thực, có thực tiễn; chưa được bảo vệ ở bất kỳ một Hội đồng
khoa học hay học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn đều đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn này đều được chỉ rõ
nguồn gốc.



Tác giả luận văn




Nguyễn Hữu Hạnh











Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

ii
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bản Luận văn, trong quá trình thực tập tôi đã nhận được
sự giúp đỡ tận tình và tạo điều kiện thuận lợi của Khoa Sau đại học, Khoa
Nông học - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy giáo: TS Đặng
Quý Nhân và PGS.TS Ngô Xuân Bình, những người đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và hoàn thành Luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo, các cán bộ
viên chức Khoa Nông học, Khoa Sau đại học - Trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên; Ban Giám đốc và cán bộ, nhân viên phòng Khoa học và Hợp tác
quốc tế Vườn quốc gia Hoàng Liên tỉnh Lào Cai.
Nhân dịp này, tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới những
người thân trong gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên và khích
lệ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành Luận văn.



Thái Nguyên, tháng 9 năm 2010
Tác giả luận văn





Nguyễn Hữu Hạnh




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

iii


Trang
Lời cam đoan
i
Lời cảm ơn
ii
Mục lục
iii
Danh mục các chữ viết tắt
vi
Danh mục bảng
vii
Danh mục hình
ix

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1

1
Tính cấp thiết của đề tài
1
2
Mục đích, yêu cầu của đề tài
4
3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
5
1.1
Đặc điểm hình thái và tiến hoá trong hệ thống phân loại thực
vật của họ Phong lan
5
1.1.1
Vị trí trong hệ thống phân loại (Orchidaceae)
5
1.1.2
Đặc điểm hình thái
6
1.1.3
Đặc điểm sinh học của cây địa lan Trần Mộng Xuân
(Cymbidium lowianum)
11
1.2
Yêu cầu về ngoại cảnh của cây lan
12
1.2.1

Nhu cầu về ánh sáng
12
1.2.2
Nhu cầu về nhiệt độ
15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

iv
1.2.3
Nhu cầu về ẩm độ
16
1.2.4
Nhu cầu về dinh dưỡng
20
1.2.5
Độ thông gió
25
1.3
Tình hình sản xuất hoa Lan trong và ngoài nước
26
1.3.1
Tình hình sản xuất hoa trên thế giới
26
1.3.2
Tình hình sản xuất hoa Lan ở Việt Nam
27
1.3.3
Tình hình sản xuất hoa địa lan ở Sa Pa (Lào Cai)
28
1.4

Các nghiên cứu về nhân giống Địa lan bằng phương pháp in
vitro
29
1.4.1
Cơ sở khoa học của biện pháp nhân giống vô tính bằng
phương pháp in vitro
29
1.4.2
Một số kết quả nghiên cứu ứng dụng về nhân giống in vitro
trên cây hoa lan
30
1.4.3
Quy trình kỹ thuật về nhân giống in vitro
31
1.4.4
Các vấn đề cần quan tâm trong nhân giống in vitro
32
1.4.5
Một số kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Địa lan nhân giống
bằng phương pháp invitro
32

Chƣơng 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
42
2.1
Vật liệu, thời gian và địa điểm nghiên cứu
42
2.2
Nội dung nghiên cứu

42
2.3
Phương pháp nghiên cứu
43

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO
LUẬN
48
3.1
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp bổ sung rễ cây
Dương Xỉ vào giá thể đến sinh trưởng và phát triển cây địa
48
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

v
lan Trần Mộng Xuân
3.2
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chỉ số pH nước tưới đến
sinh trưởng và phát triển của cây hoa địa lan Trần Mộng
Xuân
54
3.3
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm bón phân kali
đến chất lượng hoa của cây địa lan Trần Mộng Xuân
60
3.4
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá
Yogen (loại 30:10:10) đến sinh trưởng và phát triển của cây
địa lan Trần Mộng Xuân
64

3.5
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp phun thuốc
phòng trị sâu bệnh định kỳ đến khả năng chống chịu sâu bệnh
hại của cây địa lan TMX
71

CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
73
4.1
Kết luận
73
4.2
Đề nghị
73

DÂNH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
75

TÀI LIỆU THAM KHẢO
76

PHỤ LỤC
79










Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CT
CTTD
ĐC
KH&CN
KH&HTQT
KHKT
NCKH
in vitro
NN&PTNT
TMX
VQG
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

:
Công thức
Chỉ tiêu theo dõi
Đối chứng
Khoa học và công nghệ
Khoa học và hợp tác quốc tế
Khoa học kỹ thuật
Nghiên cứu khoa học
Nuôi cấy mô tế bào
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Trần Mộng Xuân
Vườn quốc gia












Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

vii

DANH MỤC BẢNG



STT
Tên bảng
Trang
1.1
Nhu cầu ánh sáng của một số nhóm loài lan
13
1.2
Các biện pháp chủ yếu tưới nước cho lan
18
1.3
Công thức pha một số loại dinh dưỡng dùng tưới lan
22
3.1
Ảnh hưởng của giá thể đến tăng trưởng chiều dài lá
48
3.2
Ảnh hưởng của giá thể đến tăng trưởng số mầm/cây
50
3.3
Ảnh hưởng của biện pháp bổ sung rễ cây Dương xỷ vào giá
thể đến sinh trưởng và phát triển cây địa lan TMX
52
3.4
Ảnh hưởng của pH nước tưới đến tăng trưởng chiều dài lá
54
3.5
Ảnh hưởng của pH nước tưới đến tăng trưởng số mầm/cây
56
3.6

Ảnh hưởng của pH nước tưới đến đến sinh trưởng và phát
triển của cây hoa địa lan TMX
58
3.7
Ảnh hưởng của thời điểm bón phân kali đến chiều dài cành
hoa địa lan TMX
61
3.8
Ảnh hưởng của thời điểm bón phân kali đến chất lượng hoa
địa lan TMX
62
3.9
Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá đến chiều dài lá
65
3.10
Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá đến số mầm/cây
67
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

viii
3.11
Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá đến sinh trưởng, phát
triển của cây địa lan TMX
69
3.12
Ảnh hưởng của biện pháp phun thuốc phòng trị sâu bệnh
định kỳ đến khả năng chống chịu sâu bệnh hại của cây địa
lan TMX
71























Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

ix


DANH MỤC HÌNH

STT
Tên bảng

Trang
3.1
Ảnh hưởng của giá thể đến tăng trưởng chiều dài lá
49
3.2
Ảnh hưởng của giá thể đến tăng trưởng số mầm/cây
51
3.3
Ảnh hưởng của biện pháp bổ sung rễ cây Dương Xỉ vào giá
thể đến sinh trưởng và phát triển cây địa lan TMX
53
3.4
Ảnh hưởng của pH nước tưới đến tăng trưởng chiều dài lá
55
3.5
Ảnh hưởng của pH nước tưới đến tăng trưởng số mầm/cây
57
3.6
Ảnh hưởng của pH nước tưới đến đến sinh trưởng và phát
triển cây hoa địa lan TMX
59
3.7
Ảnh hưởng của thời điểm bón phân kali đến chiều dài cành
hoa qua các tháng theo dõi
62
3.8
Ảnh hưởng của thời điểm bón phân kali đến chiều dài cành
hoa địa lan TMX
63
3.9

Ảnh hưởng của thời điểm bón phân kali đến số nụ/cành hoa
địa lan TMX
63
3.10
Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá đến chiều dài lá
66
3.11
Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá đến số mầm/cây
68
3.12
Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá đến sinh trưởng, phát
triển của cây địa lan TMX
70

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

1
PHẦN MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoa lan đang trở thành sản phẩm chiếm ƣu thế trên thị trƣờng, sản xuất
hoa lan ngày càng phát triển bởi giá trị thẩm mỹ và lợi nhuận kinh tế đem lại.
Trong những thập kỷ gần đây, cùng với phƣơng tiện giao thông phát triển
mạnh mẽ, các thành tựu khoa học và sự phát triển về công nghệ sinh học đƣợc
ứng dụng rộng rãi. Do vậy, việc xuất nhập khẩu hoa lan ngày càng tăng với
quy mô rất lớn. Kim ngạch xuất khẩu hoa lan trên thế giới hàng năm đạt 1,8 tỷ
USD. Nhiều nƣớc đã trở thành cƣờng quốc xuất khẩu hoa lan nhƣ: Đài Loan,
Thái Lan Hoa lan đã và đang là nguồn lợi lớn của các nƣớc Đông Nam Á và
thế giới. Năm 2003, Thái Lan là nƣớc đứng đầu thế giới về xuất khẩu hoa lan
và đạt doanh thu 110 triệu USD. Năm 1992, Singapore xuất khẩu hoa lan đạt

hơn 18 triệu USD và hiện đang chiếm 12% thị trƣờng kinh doanh phong lan
thế giới. Hà Lan đã đầu tƣ 20 triệu USD vào Ấn Độ để lắp đặt các thiết bị máy
móc đầu tƣ cho việc sản xuất hoa lan xuất khẩu. Mỗi năm, Ấn Độ sản xuất
đƣợc 10 triệu cây hoa lan. Các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á cũng đang
chạy đua phát triển ngành sản xuất hoa lan. Chính phủ Singapore đặt kế hoạch
vào năm 2010 đạt 100 triệu USD xuất khẩu. Thái Lan xây dựng đầy đủ cơ sở
hạ tầng và mời các nhà sản xuất vào nuôi trồng lan [27].
Việt Nam là một quốc gia có khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa với hệ
thống rừng phong phú kết cấu nhiều tầng tán và nằm trong trung tâm khởi
nguồn của nhiều loài lan quý nên phù hợp nhu cầu sinh thái, phát triển của
nhiều loài lan. Mặc dù nƣớc ta có điều kiện thuận lợi hơn cả Thái Lan với
miền nam khí hậu gió mùa ổn định, nhƣng giá trị xuất khẩu hoa lan của Việt
Nam còn khiêm tốn, trong các năm 1998 đến năm 2003 chỉ đạt khoảng 90.000
- 150.000 USD/năm. Đồng thời, chúng ta còn gặp những khó khăn bởi thiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

2
tai diễn biến bất thƣờng, nạn khai thác rừng tràn lan, nhiều loài lan quý có
nguy cơ tuyệt chủng, hệ sinh thái rừng và tài nguyên đa dạng sinh học ngày
càng cạn kiệt.
Chính phủ Việt Nam đã đề ra chỉ tiêu xuất khẩu 1 tỷ bông hoa từ năm
2000 đến năm 2010. Theo đó, với vốn đầu tƣ khoảng 5 triệu USD, diện tích
trồng hoa của nƣớc ta sẽ tăng từ 4.000 ha lên đến 9.000 ha, tƣơng đƣơng sản
lƣợng 4,5 tỷ cành. Hoa của Việt Nam hoàn toàn có đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu
và nếu chúng ta có đủ giống tốt và trồng đúng kỹ thuật thì xuất khẩu hoa sẽ
lên tới con số 1 tỷ bông, doanh thu của hoa dự kiến sẽ đạt 60 triệu USD. Bộ
NN&PTNT, Bộ KH&CN đƣợc giao phối hợp thực hiện phát triển các dự án
hoa có chất lƣợng và giá trị cao hơn các giống hoa hiện nay. Theo kế hoạch
này, các vùng trồng hoa tập trung sẽ là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà
Lạt (Lâm Đồng), Sa Pa (Lào Cai),… Hoa hồng sẽ chiếm 30% diện tích đƣợc

trồng, cúc 25%, phong lan sẽ chiếm 10% và còn lại sẽ là các loài hoa khác
[28].
Để có thể đạt chỉ tiêu này vào năm 2010, Việt Nam đã và đang tiến
hành trồng đại trà hoa chất lƣợng cao. Trƣớc đây một cành hoa hồng nhập
ngoại có giá từ 5.000 - 7.000 đồng, trong khi nhân giống trong nƣớc chỉ phải
chi 800 - 1.000 đồng. Dự án "Phát triển giống hoa có chất lƣợng cao" của
Viện Di truyền nông nghiệp - Bộ NN&PTNT đang đƣa các loài hoa đẹp, sạch
và không có mầm bệnh về các vƣờn hoa Việt Nam. Dự án đang đƣợc thử
nghiệm trên 5 loại hoa thế mạnh: Hồng, Cúc, Lan, Lay Ơn, Đồng tiền. Tại
Viện Di truyền nông nghiệp (Từ Liêm - Hà Nội), Trại thực nghiệm Văn Giang
(Hƣng Yên) và tại VQG Hoàng Liên (Sa Pa - Lào Cai) đã và đang tiến hành
nhân giống và sản xuất hoa thƣơng phẩm cây lan Trần Mộng Xuân và một số
giống lan khác bằng phƣơng pháp nuôi cấy mô tế bào.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

3
Tại Việt Nam, khoảng 10 năm trở lại đây khi nền kinh tế phát triển
mạnh mẽ, hoa lan bắt đầu đƣợc nuôi trồng nhiều. Nhiều loài lan mới có đƣợc
màu sắc đẹp, đa dạng đã đƣợc ra đời nhờ công nghệ lai giống, cấy ghép. Khảo
sát từ các khu vực trồng lan, các viện nghiên cứu, các trung tâm thì lan đƣợc
lai tạo đang ngày càng phong phú, đặc biệt là các giống lan Hồ Điệp và Địa
lan Kiếm. Lan Hồ Điệp màu mới có hoa cánh trắng họng tím, cánh tím đậm
họng vàng, cánh vàng nhạt họng hồng, cánh cam họng đỏ, cành trắng họng
cam đang đƣợc sản xuất [22].
Địa lan Kiếm cũng khoe đủ sắc màu mới: hoa màu vàng cam pha xanh
lá cây, hoa màu cam đất, họng đỏ pha vàng, lục pha vàng, hoa có đài hông
bông tím, hoa đài hồng nhạt, cánh hồng đậm. Đặc biệt là giống Địa lan Kiếm
có hƣơng thơm ngát với đài hoa màu nâu, bông hình chuông màu hồng. Theo
một số nhà vƣờn, năm 2004 các giống hoa lan, đặc biệt là Địa lan Kiếm có
hoa màu mới lai tạo, giá cao hơn năm trƣớc 20 - 30%. Dù giá thành có hơi cao

so với các loại hoa khác nhƣng hiện nay đang ngày càng có nhiều ngƣời thích
chơi hoa lan hơn nhờ các đặc tính nổi bật của nó nhƣ đa dạng về màu sắc, mùi
hƣơng quyến rũ, tuy khó trồng nhƣng lại bền và đẹp hơn các loại khác. Đặc
biệt, những chậu lan Trần Mộng Xuân có hình dáng bề thế, lá cong rủ xuống
trông thiết tha yêu kiều cho những bông hoa nở đúng vào dịp Tết nguyên đán
hết sức giá trị, lan Bạch Ngọc mang hoa trắng rất đẹp và thơm, lan Hạc Đính
hoa mầu hồng hay mầu nâu đỏ, lan Chu Đính có màu tím, lan Thanh Trƣờng
có màu xanh, lan Hồng Hoàng điểm hoa màu vàng đã hấp dẫn ngƣời chơi
bởi vẻ đẹp tự nhiên và hƣơng thơm của chúng [16].
Hiện nay, với sự xuất hiện cùng lúc ngày càng nhiều cơ sở ƣơm, ghép
và phục hồi lan đã khiến thị trƣờng lan ngày càng trở nên đa dạng về chủng
loại và hấp dẫn về giá cả. Nếu nhƣ những năm trƣớc lan còn là thú chơi quý
tộc, trƣởng giả vì một giò lan rừng đẹp, giá có thể tới hàng triệu đồng thì nay
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

4
lan trở nên "bình dân" hơn khi chỉ với vài chục ngàn đồng đã có thể mua đƣợc
lan về chơi. Song song với việc đáp ứng nhu cầu trong nƣớc, lan Việt Nam đã
lên đƣờng sang Nhật, Canada, các nƣớc Châu Âu khoe sắc cùng lan Thái Lan
vốn nổi tiếng tại những thị trƣờng này từ nhiều năm trƣớc. Quả thực, chơi hoa
không chỉ còn là cái thú mà nó đã thực sự trở thành một ngành công nghiệp
hái ra tiền cho các nƣớc có tiềm năng [13].
Việt Nam đang tập trung nhiều cho hƣớng đi này; theo tính toán của các
nhà nghiên cứu, các trung tâm, thì khi thực hiện tốt hƣớng đi này Việt Nam có
thể thu đƣợc hàng tỷ đồng/ha. Có một số tỉnh, thành của Việt Nam đã tiến
hành phát triển theo hƣớng này nhƣ: Hà Nội, TP.HCM, Đà Lạt (Lâm Đồng),
Hải Phòng và Sa Pa (Lào Cai) Thu nhập của những ngƣời sản xuất cây
kiểng và hoa lan khá cao, bình quân đạt 600 triệu - 1 tỉ đồng/ha đối với cây
kiểng và khoảng 1 tỉ đồng/ha đối với hoa lan [27].
Địa lan Trần Mộng Xuân (Cymbidium lowianum) trƣớc đây phân bố rất

nhiều ngoài tự nhiên. Với vẻ đẹp đặc biệt của loài có hoa tự dài nhất, hoa to và
bền, màu sắc xanh vàng, cánh môi vàng sẫm, số lƣợng hoa trên chùm có thể lên
tới vài chục hoa, nó đã thực sự thu hút ngƣời tiêu dùng trong và ngoài nƣớc
[10]. Riêng ở Sa Pa (Lào Cai), hiện nay cây lan Trần Mộng Xuân đang đƣợc
trồng với quy mô lớn và đang trở thành cây làm giàu cho nhiều hộ nông dân. 3
năm gần đây, Sa Pa bán ra thị trƣờng khoảng 2.000 chậu địa lan với giá trung
bình mỗi chậu từ 700 - 900 nghìn đồng cho doanh thu khoảng 1,4 – 1,8 tỷ
đồng. Do vậy, địa lan Trần Mộng Xuân đã trở thành đối tƣợng bị khai thác đem
bán với tốc độ rất nhanh và ngày càng hiếm gặp ngoài tự nhiên. Đồng thời, hiện
trong gây trồng lan của ngƣời dân do thiếu nguồn giống sạch bệnh, sử dụng các
biện pháp kỹ thuật và giá thể không phù hợp, nên cây thƣờng hay nhiễm
bệnh, khả năng sinh trƣởng và phát triển còn rất hạn chế; chƣa đáp ứng đƣợc
nhu cầu chơi hoa của ngƣời tiêu dùng. Để phát triển giống lan bản địa có giá trị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

5
kinh tế này tại thị trấn du lịch nghỉ mát nổi tiếng Sa Pa và các vùng lân cận rất
cần phải tiến hành nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc loài
hoa lan này nhằm đáp ứng tiêu dùng và xuất khẩu, đem lại hiệu quả kinh tế cho
ngƣời sản xuất và địa phƣơng.
Từ những yêu cầu thiết thực đó, tôi đề xuất và tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với giống hoa địa lan Trần Mộng
Xuân (Cymbidium lowianum) tại Sa Pa - Lào Cai”.
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật ảnh hƣởng đến sinh trƣởng, phát
triển của cây hoa địa lan Trần Mộng Xuân đƣợc nhân giống bằng phƣơng
pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật. Từ đó đề xuất các biện pháp kỹ thuật phù
hợp giúp các tổ chức, cá nhân hộ gia đình áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản
xuất để nâng cao năng suất, chất lƣợng cây trồng, tăng giá trị và đem lại hiệu

quả kinh tế cao từ cây địa lan.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Nghiên cứu ảnh hƣởng của biện pháp bổ sung giá thể (rễ cây Dƣơng
Xỷ) đến sinh trƣởng và phát triển của cây địa lan Trần Mộng Xuân (TMX)
đƣợc nhân giống bằng phƣơng pháp nuôi cấy mô tế bào (in vitro).
- Nghiên cứu ảnh hƣởng của biện pháp bổ sung dinh dƣỡng đến sinh
trƣởng và phát triển của cây địa lan TMX.
- Nghiên cứu ảnh hƣởng của biện pháp phun thuốc phòng trị sâu bệnh
đến cây địa lan TMX.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Các kết quả nghiên cứu đƣợc áp dụng vào sản xuất và giúp giải quyết
các vấn đề trong nhân giống và chọn tạo giống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

6
- Có ý nghĩa quan trọng trong công tác bảo tồn các nguồn gen thực vật
có giá trị làm cảnh, quý hiếm có phân bố trong khu vực Vƣờn Quốc gia Hoàng
Liên - Vƣờn di sản thiên nhiên ASEAN.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến sinh trƣởng, phát triển
và chất lƣợng hoa địa lan Trần Mộng Xuân có ý nghĩa trong thực tế sản xuất
phát triển nghề nuôi trồng hoa lan thƣơng phẩm ở khu vực huyện Sa Pa tỉnh
Lào Cai.
- Trên cơ sở nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến sinh trƣởng,
phát triển và chất lƣợng hoa sẽ góp phần bổ sung một số biện pháp kỹ thuật
giúp các tổ chức, cá nhân hộ gia đình có điều kiện phát triển mạnh mẽ việc
nuôi trồng, kinh doanh cây hoa địa lan Trần Mộng Xuân.
- Là cơ sở quan trọng trong việc xây dựng quy trình gây trồng và chăm
sóc các giống hoa lan đƣợc nhân giống bằng phƣơng pháp in vitro.














Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

7
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Đặc điểm hình thái và tiến hoá trong hệ thống phân loại thực vật của
họ Phong lan
1.1.1. Vị trí trong hệ thống phân loại (Orchidaceae)
Họ Phong lan (Orchidaceae Juss. 1789) thuộc bộ Phong lan
(Orchidales), trong lớp Một lá mầm (Liliopsida: Monocotyledones) của ngành
thực vật hạt kín (Magusliophyta: Angiospermae). Đây là một họ thực vật có
nhiều đặc điểm hình thái cấu tạo hoa đa dạng và phức tạp. Trong quá trình tiến
hoá, họ Phong lan đều bắt nguồn từ tổ tiên kiểu Hypoxis có 6 mảnh bao hoa
và 6 nhị đực [3], [4], [5], [6]. Tuy nhiên, sự thay đổi về hình dạng cánh hoa và
vừa giảm bớt vừa dính lại của nhị đực với bộ nhuỵ làm cho họ Phong lan
thành 1 họ có lối sinh sản chuyên hoá nhất của thực vật có hoa. Quá trình tiến
hoá này phân chia họ Phong lan thành 5 họ phụ trong đó từ các loài nguyên

thuỷ nhất có 2 - 3 nhị đực rời nhau: Apostasioideae; sau đó là nhóm có 2 nhị:
Cypripedioideae, và các loài chỉ có 1 nhị đực dính với bộ nhuỵ (chiếm 99%
tổng số loài của cả họ): Vanilloideae, Orchidoideae, Epidendroideae, [2],
[7], [8].
Cây lan đƣợc biết đến đầu tiên ở phƣơng Đông, theo Bretchacider thì từ
đời vua Thần Nông (2800) trƣớc công nguyên, lan rừng này đƣợc dùng làm
thuốc chữa bệnh. Sau đó, Robut Bron (1773 – 1858) là ngƣời đầu tiên đã phân
biệt rõ ràng giữa họ lan và các họ khác [8]. Đặt nền tảng hiện đại cho môn học
về lan là Joanlind (1979 – 1985). Năm 1836, ông công bố sắp xếp các tông họ
lan (A tabuler view of the Tribes of orchidalr) tên của họ lan do ông đƣa ra
đƣợc dùng cho đến ngày nay [5], [9].
Cây lan biết đến đầu tiên ở Trung Hoa là kiến lan, đó là Cymbidium
ensifonymum là một loài bán địa lan. Ở châu Âu bắt đầu để ý đến phong lan từ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

8
thế kỷ 18 sau Trung Quốc đến hàng chục thế kỷ và cũng nhờ các thuỷ thủ thời
bấy giờ mà phong lan đã đi khắp các miền của địa cầu, lúc đầu là Vanny sau
đó đến Bạch Cập, Hạc Đính rồi Kiến Lan… lan chính thức gia nhập vào
ngành hoa cây cảnh trên thế giới khoảng 400 năm nay [11].
Ở Việt Nam, có lẽ ngƣời đầu tiên có khảo sát về lan ở Việt Nam là
Gioalas Noureiro – nhà truyền giáo Bồ Đào Nha, ông đã mô tả cây lan ở Việt
Nam lần đầu tiên vào năm 1789 trong cuốn “ Flora cochin chinensis” gọi tên
các cây lan trong cuộc hành trình đến Nam phần Việt Nam là Aerides, Phaius
và Sarcopodium… mà đã đƣợc Ben Tham và Hooker ghi lại trong cuốn
“Genera plante rum” (1862 – 1883), chỉ sau khi ngƣời Pháp đến Việt Nam thì
mới có những công trình nghiên cứu đƣợc công bố đáng kể là F.gagne pain và
A. gui llaumin mô tả 70 chi gồm 101 loài cho cả 3 nƣớc Đông Dƣơng trong bộ
“Thực vật Đông Dƣơng chí” ( Flora Genera Indochine) do H. Leconte chủ
biên xuất bản từ những năm 1932 – 1934 [13], [30].

1.1.2. Đặc điểm hình thái
Họ Phong lan đƣợc biết đến nhƣ là một họ thực vật hạt kín ở vào vị trí
"đỉnh cao của sự tiến hoá" của các cây có hoa. Nó bao gồm 835 chi và 25.000
- 35.000 loài có phân bố ở khắp mọi nơi trên trái đất, song tập trung nhất ở
vùng nhiệt đới nhƣ: châu Mỹ la tinh, Đông Nam Á [9].
Còn ở Việt Nam, số loài hiện đã biết là 897 loài thuộc 152 chi. Chúng
chiếm khoảng 80% số loài ƣớc tính có mặt ở nƣớc ta [7].
Khi nói đến hoa Phong lan ngƣời ta chỉ nghĩ đến vẻ đẹp vƣơng giả của
hoa mà ít nghĩ đến các đặc tính thực vật kỳ diệu về cả lối sống và dinh dƣỡng
của chúng.
Ở họ Phong lan, ngoài các loài mọc ở đất, chúng còn sống đƣợc trong
các hốc, vách đá, sống phụ trên vỏ thân cây gỗ, sống hoại trong mùn (xác thực
vật) hay sống ký sinh trên rễ các cây cỏ trong rừng. Do đa dạng về dạng sống,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

9
nên họ Phong lan có hình thái cấu tạo hết sức độc đáo. Sơ bộ có thể mô tả các
cơ quan dinh dƣỡng và sinh sản của Phong lan nhƣ sau:
Hệ rễ
Đối với các loài khi sống ở đất, chúng thƣờng có củ nạc to nhỏ không
đều, hoặc rễ chùm xum xuê trên các thân rễ bò dài hay ngắn. Tuy nhiên, nét
độc đáo của họ Phong lan là lối sống phụ (bì sinh) bám, treo lơ lửng trên các
cây thân gỗ khác. Chúng phát triển hệ rễ nạc dài, ngắn mập hay mảnh mai (tuỳ
thuộc vào từng loài) để đƣa cơ thể bò đi xã hay chụm lại thành các bụi dày. Hệ
rễ phát triển nhiều hay ít phụ thuộc vào hình dạng chung của cơ thể. Ở các loài
nhỏ bé, hệ rễ cũng nhỏ, đan thành búi, ngƣợc lại ở các loài phong lan có kích
thƣớc lớn hay trung bình, hệ rễ khí sinh phát triển rất phong phú, mọc rất dài
và mập, khoẻ, vừa giữ cho cơ thể khỏi bị gió làm lung lay, vừa làm cột chống
đỡ cho thân vƣơn cao để làm nhiệm vụ hấp thu dinh dƣỡng, chúng gồm những
lớp tế bào chết chứa đầy không khí, với lớp mô xốp bao bọc để rễ không

những có khả năng hấp thu nƣớc mƣa chảy dọc trên vỏ cây mà còn lấy đƣợc
nƣớc lơ lửng trong không khí.
Nhiều loài có hệ rễ đan, bện chằng chịt, là nơi thu gom mùn từ vỏ cây
gỗ hay cây bụi trong không khí để làm nguồn dự trữ chất dinh dƣỡng cho cây.
Ngƣợc lại có loài mọc bò dài, hệ rễ có khi buông thõng xuống theo các đoạn
thân, cứng hoặc mảnh mai, treo lơ lửng trong không khí kéo dài xuống tận đất.
Ở một số loài có thân, lá kém phát triển, hệ rễ phát triển dày đặc và
kiêm nhiệm luôn cả vai trò quang hợp. Rễ có dạng bẹt, bò rất dài, màu xanh
nhƣ lá. Đặc biệt các loài phong lan sống hoại, sống ký, bộ rễ có hình dạng, cấu
trúc khá độc đáo. Nó có dạng búi nhỏ với những vòi, giác hút ngắn, dày đặc
để lấy đƣợc dinh dƣỡng từ những đám xác thực vật thông qua hoạt động của
nấm. Mặc dù có lối sống hoại, sống ký nhƣng một số loài có thể dài đến vài
chục mét, và có khả năng leo bò rất cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

10
Thân cây
Thân Phong lan biến đổi rất đa dạng. Theo M.E.Pfizer (1882) đã sắp
xếp chúng vào hai nhóm chính: nhóm đơn thân (Monopodial) và nhóm đa thân
(Sympodial) [10].
Nhóm đơn thân gồm các chi: Dáng hƣơng (Aerides), Hồ điệp
(Phalaennopsis), Phƣợng vỹ (Renanthera), Ngọc điểm (Rhynchostylis), Đây
là nhóm gồm những cây chỉ tăng trƣởng theo một chiều dài mãi ra.
Nhóm đa thân: Đây là nhóm gồm những cây tăng trƣởng liên tục và có
những kỳ nghỉ sau những mùa tăng trƣởng nhƣ: chi lan Kiếm (Cymbidium),
chi lan Hoàng thảo (Dendronbium).
Thân ngắn hay kéo dài, đôi khi phân nhánh, mang lá hay không, phụ
thuộc phức tạp vào các lối sống của nhóm cây.
Ở các loài Phong lan sống phụ, thân nhiều loài phình lớn, tạo thành củ
giả. Đó là bộ phận dự trữ nƣớc và chất dinh dƣỡng để nuôi cây trong hoàn

cảnh khô hạn khi sống bám trên cao. Củ giả rất đa dạng, hình cầu hoặc thuôn
dài, xếp sát nhau hay rải rác, đề đặn trên thân rễ, hay hình trụ xếp chồng chất
lên nhauthành một thân giả. Kích thƣớc của củ giả cũng rất biến động, từ dạng
củ rất nhỏ chỉ lớn bằng đầu chiếc kim găm nhƣ Bulbophyllum, đến to bằng
chiếc mũ ngƣời lớn nhƣ Peristeria elata. Đa số củ giả đều có màu xanh bóng,
nên cùng với lá nó cũng làm nhiệm vụ quang hợp [17].

Hình dạng và cách mọc của lá là một trong những tiêu chuẩn giá trị
thƣởng thức của cả cây Phong lan. Từ trƣớc đến nay đƣợc ngƣời chơi rất chú
trọng và thƣờng phân thành 3 loại: lá đứng, lá nửa đứng, lá cong rũ. Hầu hết
các loại địa lan đều có hệ rễ dày đặc và thân rễ mập nên phát triển rất đầy đủ
hệ thống lá. Lá địa lan mềm mại, duyên dáng và hấp dẫn. Lá mọc đơn độc,
hoặc xếp dày đặc ở gốc, hay xếp cách đề đặn trên thân, rễ, củ giả. Hình dáng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

11
lá thay đổi rất nhiều, từ loại lá mọng nƣớc, nạc, dài hình kim, hình trụ với tiết
diện tròn hay có rãnh, đến loại lá hình phiến mỏng, dài màu xanh bóng, đậm
hay nhạt tuỳ theo vị trí, tất cả đều có gốc thuôn dài thành bẹ ôm lấy cây, đôi
khi phần lá dƣới sát gốc thƣờng tiêu giảm đi chỉ còn những bẹ không có phiến
lá hay giảm hẳn thành các vảy. Các loài địa lan có số lá trên nhánh biến động
rất lớn: lá trên nhánh ít phải kể đến Đông lan (2 - 6 lá/nhánh); trong khi đó
Bạc lan (Cerythrostylum) có số lá rất lớn (9,1 lá/ nhánh). Độ dày và độ rộng
của lá cũng rất khác nhau, lá dài phải kể đến Bích ngọc (Cymbidium
dayamum): 100cm; Thanh ngọc (Cymbidiumensifolium) 40- 80 cm… [33].
Về màu sắc, phiến lá thƣờng có màu xanh bóng nhƣ các chi Lan kiếm
(Cymbidium.SW), chi lan Bầu rƣợu (Calanthe R.Br), có loài có màu xanh đậm
nhƣ Hạc Đính vàng (Phaius flavum), có loài lan lại có màu hồng và nổi lên
các đƣờng vẽ trắng theo các gân rất đẹp nhƣ chi lan Gấm
(Goodyera.R.Browm), lan Sứa (Anoectochilus Bl), lan San hô (Luisia

Gaudics).
Hoa
Cấu tạo của hoa lan cực kỳ phong phú và đa dạng. Có thể gặp nhiều loài
mà mỗi mùa chỉ có một đoá hoa nở hoặc có nhiều cụm hoa mà mỗi cụm chỉ
đơm một bông. Tuy nhiên, hấp dẫn hơn cả là các loài đến mùa hoa nẩy ra các
cụm hoa lớn dài cả thƣớc và dày đặc các bông. Mặc dù muôn hình muôn vẻ,
nhƣng nếu quan sát hoa của bất kỳ loài Phong lan nào cũng có một tổ chức
đồng nhất của hoa mẫu 3 là một kiểu hoa đặc trƣng của Lớp Một lá mầm,
nhƣng đã biến đổi rất nhiều để hoa có đối xứng qua một mặt phẳng [7].
Mầm hoa của địa lan đƣợc hình thành từ đốt thứ 3, thứ 4 ở gần đáy của
các củ. Hoa đứng thẳng hay cong thƣờng dài và mang nhiều hoa; còn ở các
loài sông phụ, chồi hoa thƣờng xuất hiện bên dƣới củ giả, trong các nách lá,
tách các bẹ già đâm ra bên ngoài. Thông thƣờng, mỗi củ giả chỉ cho hoa một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

12
lần. Chồi hoa thƣờng xuất hiện đồng thời với chồi thân, nhƣng chồi hoa mập
tròn hơn, còn chồi thân hơi dẹp. Các lá đầu tiên ở chồi thân mọc đâm ra hai
phía hình đuôi cá, còn ở chồi hoa các lá bao hoa luôn ôm chặt quanh phát hoa
[8].
Cuống chung cụm hoa không phân nhánh, dựng đứng hay buông thõng,
chiều dài từ 10cm đến hơn 100cm. Cành hoa có một hoa hay mang từ vài đến
vài chục búp hoa xếp luân phiên nhau theo đƣờng xoắn ốc. Búp hoa khi đã đủ
lớn, cuống bắt đầu dài ra và tách xa khỏi cuống chung. Thí dụ hoa Cymbidium
có 5 cánh gần giống nhau, thực ra chỉ có 2 cánh hoa ở bên trong, còn lại là 3 lá
đài ở bên ngoài, có cấu trúc và màu sắc giống cánh hoa. Cánh hoa thứ 3
chuyên hoá thành cánh môi, màu sắc sặc sỡ hơn xẻ thành 3 thuỳ tạo ra dạng
nửa hình ống. Hai thuỳ bên ôm lấy trụ, thuỳ thứ 3 có dạng bầu hay nhọn tạo
thành hình đáy thuyền, làm chỗ đậu cho côn trùng khi đến đậu hút mật và thụ
phấn cho hoa. Giữa 2 cánh môi có nhiều gờ dọc song song màu sắc tô điểm.

Tận cùng bên trong có họng mang mật và đôi khi có tuyến tiết mồ hôi. Hoa
Cymbidium lƣỡng tính nhị đực và nhuỵ cái cùng gắn chung trên một cột hình
bán trụ hơi cong về phía trƣớc. Nhị ở trên cùng mang 2 khối phấn màu vàng
có gót dính nhƣ keo. Khối phấn đƣợc đậy bởi một nắp dễ mở khi va chạm và
dời ra cột nhị nhuỵ cách với đầu nhuỵ bởi một gờ nổi lên. Với cấu trúc này
trong tự nhiên, hoa Phong lan chỉ thụ phấn đƣợc nhờ côn trùng. Sau khi hoa
thụ phấn, hoa xoay dần về vị trí cũ, bầu noãn phình to lên tạo thành quả [31].
Màu sắc của hoa cũng sặc sỡ, với các màu trang trí khác nhau, để hấp
dẫn côn trùng. Chính vì màu sắc lộng lẫy của Phong lan, mà từ xƣa đến nay,
Phong lan đƣợc xếp vào loại "Vƣơng giả". Ngoài vẻ đẹp kiêu sa, Phong lan ở
Sa Pa còn toả nhiều hƣơng vị hấp dẫn, làm say đắm bao khách hào hoa, thật
xứng đáng với danh hiệu "Thiên hạ đệ nhất hƣơng" [9].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

13
Metchnikov (1903) đánh giá cao sự thụ phấn của hoa phong lan, coi đây
là mẫu mực kỳ lạ trong sự hài hoà của tự nhiên. Kết quả của sự thăm viếng
các loài côn trùng là mùa sai quả.
Quả
Quả của Phong lan thuộc loại quả nang, nở ra theo 3 - 6 đƣờng nứt dọc,
có dạng từ quả dài (Vanilla) đến dạng hình trụ trứng ngắn phình ở giữa. Khi
chín, hạt thoát ra từ các đƣờng nứt để lại mảnh vỏ còn dính với nhau ở phần
đỉnh và gốc. Ở một số loài quả chín nở theo 1 - 2 khía dọc, thậm chí không nứt
ra mà hạt chỉ ra khỏi vỏ quả khi vỏ này bị mục nát.
Hạt
Hạt Phong lan rất nhiều, kích thƣớc nhỏ li ti, trọng lƣợng rất nhẹ, toàn
bộ hạt trong một quả chỉ khoảng 1/10 - 1/1000mg; trong đó không khí chiếm
76-96% thể tích của quả. Hạt chỉ cấu tạo từ một khối phôi chƣa phân hoá, trên
một mạng lƣới nhỏ xốp chứa đầy không khí. Phải trải qua 2 - 18 tháng, hạt
mới chín. Phần lớn hạt thƣờng chết vì khó gặp nấm cộng sinh cần thiết để nảy

mầm. Do đó, tuy hạt nhiều có thể theo gió bay rất xa, nhƣng tỷ lệ nảy mầm
thành cây rất thấp. Chỉ ở trong những khu rừng già ẩm ƣớt, vùng ôn đới núi
cao nhƣ dãy Hoàng Liên Sơn (Sa Pa - Lào Cai) mới có thể đủ điều kiện để hạt
nảy mầm [10].
1.1.3. Đặc điểm sinh học của cây địa lan Trần Mộng Xuân (Cymbidium
lowianum)
Địa lan Trần Mộng Xuân có tên khoa học Cymbidium lowianum thuộc
họ Phong lan (Orchidaceae). Lan đất, củ giả tròn. Lá hình dải hẹp dài từ 40 –
100 cm, số lá trung bình / nhánh là 5,1. Chùm hoa dài từ 70 – 100 cm, thƣờng
dài hơn lá với 10-15 hoa. Hoa lớn dài 12 cm màu vàng lục cánh môi chia ba
thuỳ màu vàng, đỉnh môi màu đỏ hồng. Hiện tại, đây là một trong ít giống lan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

14
Sa Pa có hoa đẹp nở vào dịp tết, vì vậy có nhu cầu tiêu thụ mạnh và đem lại
giá trị kinh tế cao [10].
Loại địa lan này chỉ đẻ 1 nhánh / năm, đẻ 2 đợt mầm trong năm vào
tháng 3- 4 và tháng 9-10. Những mầm đẻ vào tháng 9-10 thƣờng là mầm sinh
trƣởng phát triển kém, còi cọc, những mầm này khó có khả năng cho hoa. Tốc
độ sinh trƣởng về chiều cao của địa lan chậm, nhanh nhất là tháng thứ 6 mới
đạt chiều cao tối đa.
1.2. Yêu cầu về ngoại cảnh của cây lan
Để sinh trƣởng và phát triển tốt chúng vẫn cần có các yếu tố ngoại cảnh
nhƣ nơi xuất xứ. Muốn nuôi dƣỡng tốt hoa lan trƣớc tiên chúng ta cần tìm hiểu
đặc tính sinh trƣởng của nó qua các yếu tố chủ yếu sau:
1.2.1. Nhu cầu về ánh sáng
Ánh sáng là điều kiện rất cần thiết cho sự sinh trƣởng và phát triển
thông qua quá trình quang hợp và hô hấp. Đây cũng là yếu tố rất quan trọng
cho sự tạo hoa của Lan.
nCO

2
+ n H
2
O
ánh sáng
(CH
2
O)n + nO
2

Chất diệp lục có trong lá, rễ, thân cây lan làm chức năng quang hợp
(CH
2
O)n cùng với nƣớc và muối khoáng do rễ và lá hấp thụ đƣợc tạo ra
các chất hữu cơ cấu tạo nên tất cả các bộ phận của cây lan [21].
Bản chất của hầu hết các loài lan rừng là sống dƣới tán rừng nơi mà khi
có tia nắng chiếu trực tiếp vào liên tục, ngoại trừ một số đặc biệt nhƣ: Lan Sậy
(Arundina graminifolia) sống hoàn toàn không cần che bóng, nhƣng không
phải loài nào cũng cần một độ tàn che nhƣ nhau.
Trong quá trình sinh trƣởng và phát triển của Lan, ánh sáng là nhân tố
rất quan trọng cho quá trình tạo mầm hoa và có thể là nhân tố liên quan gây ra
một số loại bệnh. Cây thiếu ánh sáng thƣờng có sức đề kháng kém nên mắc
một số bệnh nhƣ thán thƣ, thối nõn, Nhƣng nếu cƣờng độ ánh sáng cao quá

×