Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

bài thu hoạch tốt nghiệp phòng chống bệnh chân tay miệng ở trẻ em dưới 5 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 34 trang )

BÀI THU HOẠCH TỐT NGHIỆP

Trang 1

MỤC LỤC
1.ĐẶT VẤN ĐỀ : 3
MỤC TIÊU CỦA BÀI THU HOẠCH: 4
2. TỔNG QUAN: 5
2.1Tình hình bệnh tay chân miệng thế giới: 5
2.2 Tình hình bệnh tay chân miệng tại Việt Nam: 6
3.NỘI DUNG 7
3.1 Đại cương: 7
3.1.1 Tác nhân gây bệnh: 7
3.1.2 Hình thái của virus EV 71. 8
3.2Đặc điểm dịch tễ học.(5) 9
3.2.1 Phân bố theo thời gian: 9
3.2.2 Phân bố theo địa dư: 9
3.2.3 Phân bố theo tuổi: 9
3.2.4 Nguồn truyền nhiễm thời kì ủ bệnh thời kỳ lây truyền: 9
3.2.6. Tính cảm nhiễm và miễn dịch: 10
3.3. Gây bệnh ở người 11
3.3.1. Sự lan truyền của virus trong cơ thể 11
3.3.2. Biểu hiện của bệnh 11
3.3.3. Tóm tắt các biểu hiện của bệnh 11
3.4 Chẩn đoán 12
3.4.1 Lâm sàng 12
3.4.2 Các thể lâm sàng 13
3.4.3 Cận lâm sàng 13
3.4.4 Chẩn đoán lâm sàng 14
3.4.5Chẩn đoán xác định 14
3.4.6Chẩn đoán phân biệt 14


3.5 Biến chứng: 15
3.5.1 Các triệu chứng khi có biến chứng: 15
3.5.2 Biến chứng thần kinh 16
3.5.3 Biến chứng tim mạch, hô hấp 16
BÀI THU HOẠCH TỐT NGHIỆP

Trang 2

3.6 Phân độ lâm sàng 17
3.7 Điều trị (6) 18
3.7.1 Nguyên tắc điều trị 18
3.7.2 Phân tuyến điều trị 18
3.7.3 Điều trị tại nhà: 19
3.7.4 Theo dõi các dấu hiệu nặng và đưa trẻ đi bệnh viện kịp thời. (5) 19
3.7.5 Điều trị cụ thể(6) 20
3.8 Dinh dưỡng trong bệnh tay chân miệng (4) 22
3.9 Tiêu chuẩn xuất viện: (5) 23
3.10 Tiên lượng 24
3.11 Phòng bệnh 24
3.11.1 Nguyên tắc phòng bệnh: 24
3.11.2 Đối với nguồn truyền nhiễm: 24
3.11.3Đối với đường truyền nhiễm 25
3.11.4 Đối với khối cảm thụ 28
3.12 Biện pháp xử lý trường hợp bệnh/ổ dịch bệnh tay chân miệng(5) 28
4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 30
5 KẾT LUẬN 31
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

BÀI THU HOẠCH TỐT NGHIỆP


Trang 3


1.ĐẶT VẤN ĐỀ :
Như chúng ta đã biết,trên thế giới hiện nay có rất nhiều dịch bệnh đang xảy ra,
chúng đã và đang đe dọa đến tính mạng con người ngày một nhiều.mà trong khi đó
chúng ta vẫn chưa tìm được phương pháp điều trị và vaccin dự phòng một cách hiệu
quả. Và một trong những dịch bệnh mà tôi muốn nhắc đến đó là bệnh Tay-chân-miệng
ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Trong một vài năm trở lại đây, Châu Á đang phải đối mặt với vấn đề mới nổi
trội là bệnh chân tay miệng như một vấn đề y tế cộng đồng bức xúc của nhiều nước
trong khu vực và trong đó có Việt Nam. Do sự gia tăng của bệnh, số người nhập viện
ngày càng nhiều dẫn đến tình trạng quá tải ở nhiều bệnh viện . Trong khi đó nhận thức
và thực hành các biện pháp phòng chồng chân tay miệng của người dân còn ở mức độ
giới hạn và tập quán ăn uống và sinh hoạt của người dân chưa đảm bảo vệ sinh. Công
tác tuyên truyền chưa thực sự đến được đối tượng đích (là những người chăm sóc trẻ ở
các hộ gia đình có trẻ nhỏ dưới 5 tuổi ).Theo con số khảo sát do thống kê cho thấy gần
40% người dân hiểu sai hoặc không biết về bệnh chân tay miệng, gần 23% người dân
không biết các biện pháp phòng chống bệnh.(1) Chúng ta chỉ mới truyền thông chủ
yếu vào mức độ trầm trọng của dịch bệnh và đưa trẻ đến bệnh viện khám khi có triệu
chứng của bệnh, đã tạo ra tâm lý lo sợ cho người dân , gây quá tải cho bệnh viện tuyến
trên.mà chưa tác động nhiều đến việc thay đổi hành vi kiền thức và thái độ của người
dân để ngăn chặn sự gia tăng nhanh chóng của bệnh. Góp phần đẩy lùi bệnh tật tốt cho
nhân dân một cách tốt hơn.

Bệnh Tay chân miệng hiện đang là vấn đề thời sự “nóng bỏng” vì sự gia tăng
nhanh chóng trong cộng đồng.Tại Việt Nam, bệnh tay chân miệng được ghi nhận từ
năm 2003 với những ca bệnh đầu tiên xuất hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh. Những
năm qua, số người mắc bệnh này tại Việt Nam không ngừng gia tăng, bệnh hiện chưa
có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có văcxin phòng bệnh.khi mắc bệnh nếu không

được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn
đến tử vong làm ảnh hưởng đến cuộc sống và thành gánh nặng cho xã hội.mà những
đối tương dễ mắc bệnh lại là trẻ em những mầm non tương lai của đất nước. Hơn ai hết
các em cần được bảo vệ và sống trong một môi trường khỏe mạnh và trong lành.để các
em có thể phát triển một cách tòan diện nhất.(1)
Nếu trước đây triệu chứng bệnh thường biểu hiện rõ là những mụn nước, bọng
nước ở tay, chân và niêm mạc miệng. Thì nay, nhiều trẻ bị bệnh không bộc lộ rõ ràng,
thậm chí khi xét nghiệm mới phát hiện bị tay chân miệng. Nhiều trường hợp virut đã
tấn công vào não, làm biến chứng các cơ quan tiêu hóa, tim mạch nhưng vẫn không có
biểu hiện đặc trưng của bệnh cho chúng thấy được tầm nguy hiểm của bệnh. Ngoài ra
bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 là những mầm non tương lai của đất nước vì vậy
bệnh tay chân miệng đang là mối quan tâm lớn đối với cộng đồng của chúng ta.
BÀI THU HOẠCH TỐT NGHIỆP

Trang 4

Bệnh tay chân miệng không chỉ xảy ra với trẻ em từ 5 tuổi trở xuống, cả người
lớn cũng có thể là nạn nhân của bệnh chứng này. Nhưng ở người lớn và trẻ lớn hơn 5
tuổi, biểu hiện của bệnh thường nhẹ hoặc không có triệu chứng rõ ràng để nhận
biết Bệnh thường lây lan qua các môi trường: nhà trẻ, gia đình, tiếp xúc với trẻ bệnh
hay người lớn mắc bệnh mà không biểu hiện triệu chứng rõ ràng và đây chính là nguy
cơ lây nhiễm hàng đầu của bệnh.(3)
Trước tình hình bệnh ngày càng có diễn biến phức tạp và chưa có các biện pháp
phòng chống hiệu quả nên em chọn chủ đề “Phòng chống bệnh tay chân miệng ở trẻ
em dưới 5 tuổi”. Làm bài thu hoạch tốt nghiệp, hi vọng những kiến thức mà em học
hỏi được sẽ góp phần cải thiện được tình hình bệnh tay chân miệng trong nước ta nói
chung và tại địa phương em đang sinh sống nói riêng góp phần tạo môi trường sống
khỏe mạnh hơn cho cộng đồng.

MỤC TIÊU CỦA BÀI THU HOẠCH:


- Nêu được khái quát tình hình bệnh tay chân miệng của trẻ em 5 tuổi ở Việt
Nam và tình hình bệnh tay chân miệng ở một số khu vực có bệnh phổ biến nhất
trên thế giới.
- Nêu được tác nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ em và trình bày được đặc
điểm dịch tể học của bệnh tay chân miệng.
- Trình bày được triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và cách thăm khám đánh
giá tình trạng bệnh tay chân miệng ở trẻ em.
- Trình bày được cách điều trị chỉ định dùng thuốc kháng sinh và các biện pháp
phòng chống và cách xử lý khi có dịch xảy ra.















BÀI THU HOẠCH TỐT NGHIỆP

Trang 5

2. TỔNG QUAN:

2.1Tình hình bệnh tay chân miệng thế giới:
Tổ chức y tế thế giới vừa công bố, dịch bệnh TCM đã có diển biến hết sức phức tạp tại
khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. tại Châu Á có tỉ lệ mắc cao nhất là Nhật Bản,
Singapo, Ma Cao, tiếp đến là Việt nam.
Cũng theo WHO, đến ngày 25/10/2011, bệnh tay chân miệng đang hoạt động ở các
nước vùng Đông Á với những con số sau đây: Trung Hoa đứng hàng đầu với số lượng
bệnh này là 1.217.768 trường hợp, nhưng có khuynh hướng giảm so với năm 2010 với
số trường hợp mắc bệnh lên đến 1.567.254. Đứng hàng thứ hai mắc bệnh tay chân
miệng trong năm 2011 là Nhật Bản với 317.461 trường hợp và có khuynh hướng gia
tăng so với năm 2010 chỉ có 141.660 trường hợp bị mắc bệnh. Đứng hàng thứ ba là
Việt Nam với 76.121 trường hợp mắc bệnh mà không có con số thống kê của năm
2010, dĩ nhiên có khuynh hướng gia tăng mạnh. Thứ tư là Singapore, thứ năm là
Macao, thứ sáu là Hongkong và thứ bảy là Hàn Quốc đều có thống kê của năm
2010.(2)


Chỉ riêng Việt Nam là duy chỉ có thống kê của năm 2011. Qua đó cho thấy bệnh tay
chân miệng có thể xuất nguồn từ Trung Hoa lục địa lan rộng sang các nước. Vấn đề
nữa là, có thể tình hình tay chân miệng ở Việt Nam không được cục vệ sinh phòng
dịch lưu ý sớm, hoặc bệnh chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam năm 2011.(1)
Nhưng có một vấn đề đáng lưu ý là, trong khi ở Nhật Bản thì do dòng Coxsackie gây
ra là chủ yếu thì ở Macao thuộc Trung Hoa và Việt Nam thì con Enterovirus 71 lại
nhiễm và gây bệnh có tỷ lệ cao hơn.(3)






BÀI THU HOẠCH TỐT NGHIỆP


Trang 6

2.2 Tình hình bệnh tay chân miệng tại Việt Nam:
Tại Việt Nam, bệnh tay chân miệng được ghi nhận từ năm 2003 ở thành phố Hồ Chí
Minh. Bệnh tay chân miệng chính thức được đưa vào hệ thống báo cáo thường quy của
Bộ Y tế từ năm 2011. Theo báo cáo của Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, số ca bệnh TCM
ghi nhận ở Việt Nam cũng tăng trong những năm gần đây. Năm 2012 cả nước ghi
nhận 152.287 ca TCM tăng 1,3 lần so với năm 2011 (113.121 ca) và số lượng tăng ở
hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước, mặc dù số tử vong ghi nhận có giảm (45 năm
2012 so với 170 năm 2011). Trong 7 tháng đầu năm 2013, cả nước ghi nhận 46.598 ca
bệnh, 18 trường hợp tử vong tại 63/63 tỉnh thành phố (tỷ lệ chết/mắc: 0,04% ). Số
lượng ca bệnh TCM ghi nhận giảm hơn so với cùng kì năm 2012 (giảm khoảng 40%),
tuy nhiên vẫn ở mức cao so với năm 2011. Dự báo thời gian tới số mắc TCM sẽ có xu
hướng tăng do thời điểm tháng 9, tháng 10 hàng năm thường xuất hiện các đỉnh dịch
trong năm. Trung tâm YTDP các tỉnh thành phố cần tiếp tục tăng cường hoạt động
truyền thông giáo dục sức khỏe, phòng chống dịch bệnh TCM cũng như giám sát phát
hiện sớm ca bệnh, chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực cũng như trang thiết bị, sinh phẩm,
hóa chất phục vụ tốt công tác phòng chống dịch TCM tại địa phương.(1)
Trong số 10 loại bệnh có số người mắc cao nhất năm 2012, bệnh tay chân miệng
chiếm (157.654) đứng thứ hai so với bệnh tiêu chảy (725.810). Đây cũng là bệnh có số
người tử vong đứng thứ ba (45) sau bệnh dại (98) và sốt xuất huyết (80). Tỷ lệ người
mắc bệnh và tử vong cao nhất tập trung ở các tỉnh phía Nam. Năm 2011 và 2012 tỷ lệ
tử vong ở khu vực phía Nam cao gấp hơn hai lần so với mức chung của cả nước(1)
Từ đầu năm 2013 tại 63 tỉnh/thành phố trong cả nước ghi nhận 78.141 trường hợp
mắc tay-chân-miệng chủ yếu là trẻ em từ 3-5 tuổi (giảm 49,1%) và 21 trường hợp tử
vong (giảm 53,3%) so với cùng kỳ năm 2012. Số ca tử vong xuất hiện ở 13 địa
phương: Đồng Tháp (4), Tây Ninh (3), An Giang (2), Bình Phước (2), Bến Tre (2),
Đồng Nai (1), Long An (1), Vũng Tàu (1), Tiền Giang (1), Bạc Liêu (1), Tp.Hồ Chí
Minh (1), Hà Nội (1) và Cần Thơ (1)






BÀI THU HOẠCH TỐT NGHIỆP

Trang 7

3.NỘI DUNG
3.1 Đại cương:
Bệnh tay chân miệng (viết tắt: TCM; tiếng Anh: Hand - Foot - Mouth Disease -
HFMD) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên, bệnh thường gặp ở trẻ em
(trên 90%). Bệnh có thể bị rải rác hoặc bùng phát thành các vụ dịch lớn vào mùa hè ở
những nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt đau
họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở
lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Hầu hết các ca đều diễn biến nhẹ. Tuy
nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm
như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẩn đến tử vong nên cần được
phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Bệnh lưu hành ở nhiều nước trên thế giới.(4)
Tại nước ta, bệnh tay chân miệng thường mắc quanh năm ở hầu hết các địa phương
trong cả nước, số mắc thương tăng lên từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng
12 trong năm. Tăng nhiều hơn ở các tỉnh phía Nam.

Hình ảnh trẻ bị bệnh tay chân miệng
3.1.1 Tác nhân gây bệnh:
Bệnh tay chân miệng do một nhóm virus thuộc nhóm Enterovirus gâynên. Enterovirus
bao gồm 4 nhóm: poliovirus, Coxsackie A virus (CA), Coxsackie B virus (CB) và
Echovirus. Các serotyp thuộc loài A gồm: EV68, EV71, EV76, EV89, EV90, EV91 và
EV92. Trong khi các serotyp EV khác thì thuộc dưới loài Enterovirus B hoặc C. Týp

EV71 là một trong những tác nhân gây nên bệnh TCM và đôi khi chúng còn có khả
năng gây nên bệnh ở hệ thần kinh trung ương. Khả năng gây bệnh của týp EV71 đã
được minh chứng là lần đầu tiên (1969) phân lập được chúng ở tổ chức thần kinh trung
ương của một số trường hợp tại California (Mỹ).(4)

Loài Coxsackievirus thuộc họ Picornaviridae gồm 29 typ. Chúng khác biệt với
cácEnterovirus khác ở khả năng gây bệnh ở chuột ổ , các enterovirus khác thì hiếm
hoặc không. Chúng chia thành 2 nhóm: nhóm A và nhóm B có khả năng gây bệnh ở
BÀI THU HOẠCH TỐT NGHIỆP

Trang 8

chuột khác nhau. Chúng gây nhiều chứng bệnh khác nhau: Coxsackie A gây viêm
họng, phát ban ngòai da, bệnh tay chân miệng, gây viêm kết mạc chảy máu, viêm
màng não vô khuẩn , Coxsackie B gây viêm cơ tim ở trẻ sơ sinh, viêm đường hô hấp
trên, viêm màng ngoài tim, viêm màng trong tim (4)

3.1.2 Hình thái của virus EV 71.


Một vài hình ảnh về hình thể và cấu trúc của virus enterovirut gây bệnh tay
chân miệng

Cấu trúc hạt virus nhỏ (~ 27 nm), không vỏ bao, đa diện 20 mặt
Capsid bao gồm 60 tiểu đơn vị
Mỗi tiểu đơn vị hình thành từ 4 protein (VP1 đến VP4)
Bộ gen RNA sợi đơn khoảng 7,5 kB đính vào capsid(4)
Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài.
- Virus bị đào thải ra ngoại cảnh từ phân, dịch hắt hơi, sổ mũi, và dịch trong nốt
phỏng.

- Virus bị bất hoạt bởi nhiệt 560C trong vòng 30 phút, tia cực tím, tia gamma.
- Virus chịu được pH với phổ rộng từ 3-9.
BÀI THU HOẠCH TỐT NGHIỆP

Trang 9

- Bị bất hoạt bởi: 2% Sodium hyproclorite (nước Javel), Chlorine tự do. Không hoặc ít
bị bất hoạt bởi các chất hòa tan lipid như: Cồn, Chloroform, Phenol, Ether.
- Ở nhiệt độ lạnh 40C, virus sống được vài ba tuần.(5)

3.2Đặc điểm dịch tễ học.(5)
3.2.1 Phân bố theo thời gian:
Bệnh có quanh năm, tăng mạnh ở 2 đợt: tháng 3 - 5 và tháng 9 - 12.
3.2.2 Phân bố theo địa dư:
- Bệnh tay-chân-miệng xuất hiện khắp nơi trên thế giới. Trong thời gian gần đây, dịch
tay-chân-miệng chủ yếu do Enterovirus 71 gây ra ở các nước Đông Nam Á. Vụ dịch
tại Đài Loan năm 1998 được coi là vụ dịch lớn với hơn 100.000 người mắc, hơn 400
trẻ phải nhập viện với các biến chứng ở hệ thần kinh trung ương, 78 trẻ tử vong.



- Tại Việt Nam, bệnh tay-chân-miệng gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương
trong cả nước; tại các tỉnh phía Nam, số mắc tập trung từ tháng 3 đến tháng 5 và từ
tháng 9 đến tháng 12.(5)
3.2.3 Phân bố theo tuổi:
Bệnh có ở trẻ em dưới 10 tuổi, nhiều hơn ở dưới 5 tuổi, tập trung ở dưới 3 tuổi, đỉnh
cao là 1-2 tuổi.
3.2.4 Nguồn truyền nhiễm thời kì ủ bệnh thời kỳ lây truyền:
Nguồn bệnh: là người bệnh, người lành mang virus trong các dịch tiết từ mũi, hầu,
họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt phỏng hoặc phân của bệnh nhân.

Thời gian ủ bệnh: (từ 3 - 7 ngày).
Thời kì lây truyền: Vài ngày trước khi phát bệnh, mạnh nhất trong đầu tuần của bệnh
và có thể kéo dài vài tuần sau đó, thậm chí sau khi bệnh nhân hết triệu chứng. Vi rut có
khả năng đào thải qua phân trong vòng 2 đến 4 tuần, cá biệt có thể tới 12 tuần sau
3.2.5 Đường lây truyền
BÀI THU HOẠCH TỐT NGHIỆP

Trang 10

Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa phân-miệng, thức ăn, nước uống, bàn tay của trẻ,
hoặc của người chăm sóc trẻ, các đồ dùng. Nhưng chủ yếu lây lan qua tiếp xúc trực
tiếp với dịch tiết từ mũi, hầu, họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt phỏng hoặc tiếp xúc
với chất tiết và bài tiết của bệnh nhân trên dụng cụ sinh hoạt, đồ chơi, bàn ghế, nền
nhà. Đặc biệt khi bệnh nhân mắc bệnh đường hô hấp tiếp xúc trực tiếp người – người
qua các dịch tiết đường hô hấp, hạt nước bọt, việc hắt hơi, ho, nói chuyện sẽ tạo điều
kiện cho virus lây lan trực tiếp từ người sang người. Một số yếu tố có thể làm gia tăng
sự lây truyền và bùng phát dịch bao gồm : mật độ dân số cao, sống chật chội; điều kiện
vệ sinh kém; thiếu nhà vệ sinh; thiếu hoặc không có nước sạch phục vụ cho sinh hoạt
ngày.

HÌNH ẢNH TRẺ MÚT TAY, DÙNG CHUNG ĐỒ CHƠI
3.2.6. Tính cảm nhiễm và miễn dịch:
Bệnh TCM có tính cảm thụ cao, mọi người đều có cảm nhiễm với virus gây bệnh tay -
chân - miệng, không phải tất cả mọi người nhiễm virus đều có biểu hiện bệnh mà phần
lớn bệnh ở hình thái thể ẩn, không biểu hiện các triệu chứng, đây là nguồn lây nhiễm
nguy hiểm; bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi có tỷ
lệ mắc cao hơn.
BÀI THU HOẠCH TỐT NGHIỆP

Trang 11



Mọi lứa tuổi có thể bị nhiễm Enterovirus nhưng không phải tất cả đều bị bệnh mà bệnh
chỉ xẩy ra ở những cơ thể không có miễn dịch chống lại Enterovirus. Người ta thống
kê cho thấy rằng trẻ nhũ nhi, trẻ em và ngay cả thiếu niên, người trưởng thành nếu
chưa có miễn dịch đều có thể mắc bệnh TCM.

3.3. Gây bệnh ở người
3.3.1. Sự lan truyền của virus trong cơ thể
Enterovirus xâm nhập vào cơ thể, chúng thường khu trú ở niêm mạc má hoặc ở niêm
mạc ruột vùng hồi tràng. Sau khoảng thời gian 24 giờ, virus sẽ đi đến các hạch bạch
huyết tại chỗ và tăng sinh nơi đây, từ đây chúng xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng
huyết trong một khoảng thời gian ngắn.
Từ nhiễm trùng huyết, virus đến niêm mạc miệng và da giai đoạn này virut được tìm
thấy trong cổ họng và trong phân của bệnh nhân. Thời kỳ ủ bệnh thường kéo dài
khoảng từ 3 – 7 ngày.

3.3.2. Biểu hiện của bệnh
Bệnh tay chân miệng do virut Entero 71 gây ra có những triệu chứng ban đầu như
sốt nhẹ, sưng miệng, nổi bong bóng nước to khoảng đầu đũa, màu xám, đỏ hình bầu
dục ở , lòng bàn tay, lòng bàn chân và thường ấn không đau không ngứa. Như vậy, các
ban và bọng nước chủ yếu xuất hiện ở tay, chân và miệng vì vậy được gọi là bệnh
TCM. Ngoài ra ở một số ít trường hợp có thể xuất hiện ở một số vị trí khác trên cơ thể
như vùng mông, lưng, gối. Các bong bóng xuất hiện trong miệng, khi vỡ ra gây những
vết loét trong miệng. làm cho trẻ đau đớn, khóc nhiều, ăn kém hoặc sợ không dám ăn
cho nên trẻ gầy sút nhanh. Nếu các bọng nước ở tay, chân khi vỡ ra nếu không giữ vệ
sinh sạch sẽ thì rất có thể bị bội nhiễm vi khuẩn gây mưng mủ và làm cho bệnh phức
tạp thêm. Hầu hết các trường hợp bị bệnh TCM sẽ qua khỏi nhưng có một số nếu căn
nguyên gây nên bệnh là EV71 thì sẽ có thể bệnh diễn biến phức tạp hơn nhất là khi
virus gây tổn thương hệ thần kinh trung ương sẽ thể hiện một bệnh viêm màng não

điển hình với biểu hiện là sốt cao, nhức đầu, cứng cổ, buồn nôn, nôn vọt.

3.3.3. Tóm tắt các biểu hiện của bệnh
• Loét miệng: là các bọng nước có đường kính 2-3 mm Thường khó thấy các bóng
nước trên niêm mạc miệng vì nó vở rất nhanh tạo thành những vết loét, trẻ rất đau khi
ăn, tăng tiết nước bọt
• Bọng nước: từ 2-10 mm, màu xám, hình bầu dục.
• Bọng nước vùng mông và gối thường xuất hiện trên nền hồng ban.
• Bọng nước lòng bàn tay và lòng bàn chân có thể lồi lên trên da sờ có cảm giác cộn
hay ẩn dưới da, thường ấn không đau.
BÀI THU HOẠCH TỐT NGHIỆP

Trang 12

• Bệnh có thể biểu hiện không điển hình như: bóng nước rất ít xen kẻ với những hồng
ban, một số trường hợp chỉ biểu hiện hồng ban và không có biểu hiện bóng nước hay
chỉ có biểu hiện loét miệng đơn thuần.
3.4 Chẩn đoán
3.4.1 Lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng:
Giai đoạn ủ bệnh: 3-7 ngày.
Giai đoạn khởi phát: Từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng,
biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.

Trẻ sốt Trẻ biến ăn
Giai đoạn toàn phát:
Có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh:
- Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi,
lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.



BÀI THU HOẠCH TỐT NGHIỆP

Trang 13

- Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong
thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội
nhiễm.
- Sốt nhẹ.
- Nôn.
- Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng.
- Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5
của bệnh.
Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến
chứng.

Hình ảnh tổn thương ở lưng mông gối
3.4.2 Các thể lâm sàng
- Thể tối cấp: Bệnh diễn tiến rất nhanh có các biến chứng nặng như suy tuần hoàn, suy
hô hấp, hôn mê dẫn đến tử vong trong vòng 24-48 giờ.
- Thể cấp tính với bốn giai đoạn điển hình như trên.
- Thể không điển hình: Dấu hiệu phát ban không rõ ràng hoặc chỉ có loét miệng hoặc
chỉ có triệu chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp mà không phát ban và loét miệng.
3.4.3 Cận lâm sàng
Các xét nghiệm cơ bản
- Công thức máu: Bạch cầu thường trong giới hạn bình thường. Bạch cầu tăng trên
16.000/mm3 thường liên quan đến biến chứng
- Protein C phản ứng (CRP) (nếu có điều kiện) trong giới hạn bình thường (< 10
mg/L).
BÀI THU HOẠCH TỐT NGHIỆP


Trang 14

- Đường huyết, điện giải đồ, X quang phổi đối với các trường hợp có biến chứng từ độ
2b.
Các xét nghiệm theo dõi phát hiện biến chứng
- Khí máu khi có suy hô hấp
- Troponin I, siêu âm tim khi nhịp tim nhanh ≥ 150 lần/phút, nghi ngờ viêm cơ tim
hoặc sốc.
- Dịch não tủy:
+ Chỉ định chọc dò tủy sống khi có biến chứng thần kinh hoặc không loại trừ viêm
màng não mủ.
+ Xét nghiệm protein bình thường hoặc tăng, số lượng tế bào trong giới hạn bình
thường hoặc tăng, có thể là bạch cầu đơn nhân hay bạch cầu đa nhân ưu thế.

Xét nghiệm phát hiện vi rút (nếu có điều kiện) từ độ 2b trở lên hoặc cần chẩn đoán
phân biệt
Lấy bệnh phẩm hầu họng, phỏng nước, trực tràng, dịch não tuỷ để thực hiện xét
nghiệm RT-PCR hoặc phân lập vi rút chẩn đoán xác định nguyên nhân
Chụp cộng hưởng từ não
Chỉ thực hiện khi có điều kiện và khi cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý ngoại
thần kinh.
3.4.4 Chẩn đoán lâm sàng
Dựa vào triệu chứng lâm sàng và dịch tễ học.
- Yếu tố dịch tễ: Căn cứ vào tuổi, mùa, vùng lưu hành bệnh, số trẻ mắc bệnh trong
cùng một thời gian.
- Lâm sàng: Phỏng nước điển hình ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông,
kèm sốt hoặc không.
3.4.5Chẩn đoán xác định
- Xét nghiệm RT-PCR hoặc phân lập có vi rút gây bệnh.

3.4.6Chẩn đoán phân biệt
* Các bệnh có biểu hiện loét miệng:
Viêm loét miệng (áp-tơ) : Vết loét sâu, có dịch tiết, hay tái phát.
* Các bệnh có phát ban da:
BÀI THU HOẠCH TỐT NGHIỆP

Trang 15

- Sốt phát ban : hồng ban xen kẽ ít dạng sẩn, thường có hạch sau tai.
- Dị ứng : hồng ban đa dạng, không có phỏng nước.
- Viêm da mủ: Đỏ, đau, có mủ.
- Thuỷ đậu : Phỏng nước nhiều lứa tuổi, rải rác toàn thân.
- Nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu : mảng xuất huyết hoại tử trung tâm.
- Sốt xuất huyết Dengue : Chấm xuất huyết, bầm máu, xuất huyết niêm mạc.


* Viêm não-màng não
- Viêm màng não do vi khuẩn.
- Viêm não-màng não do vi rút khác.
Nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi.
3.5 Biến chứng:
3.5.1 Các triệu chứng khi có biến chứng:
- Triệu chứng thần kinh: rung giật cơ, bứt rứt, lừ đừ, chới với, yếu chi, co giật, hôn
mê.
- Triệu chứng của đường hô hấp và tim mạch: thường xuất hiện khi bệnh trở nặng:
mạch nhanh, da nổi bông, tay chân lạnh, thở nhanh hơn bình thường, sùi bọt hồng ở
miệng.
- Các xét nghiệm cần làm: chỉ làm các xét nghiệm theo chỉ định của BS: công thức
máu, đường máu, khí máu,
- X-quang phổi…

BÀI THU HOẠCH TỐT NGHIỆP

Trang 16

3.5.2 Biến chứng thần kinh
- Viêm não, viêm thân não, viêm não tủy, viêm màng não.
- Rung giật cơ (myoclonic jerk, giật mình chới với): Từng cơn ngắn 1-2 giây, chủ
yếu ở tay và chân, dễ xuất hiện khi bắt đầu giấc ngủ hay khi cho trẻ nằm ngửa.
- Ngủ gà, bứt rứt, chới với, đi loạng choạng, run chi, mắt nhìn ngược.
- Rung giật nhãn cầu.
- Yếu, liệt chi (liệt mềm cấp).
- Liệt dây thần kinh sọ não.
- Co giật, hôn mê là dấu hiệu nặng, thường đi kèm với suy hô hấp, tuần hoàn.
- Tăng trương lực cơ (biểu hiện duỗi cứng mất não, gồng cứng mất vỏ)


HÌNH ẢNH TRẺ BỊ BẠI NÃO
3.5.3 Biến chứng tim mạch, hô hấp
Viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch.
- Mạch nhanh > 150 lần/phút.
- Thời gian đổ đầy mao mạch chậm trên 2 giây.
- Da nổi vân tím, vã mồ hôi, chi lạnh. Các biểu hiện rối loạn vận mạch có thể chỉ
khu trú ở 1 vùng cơ thể (1 tay, 1 chân, )
- Giai đoạn đầu có huyết áp tăng (HA tâm thu: trẻ dưới 1 tuổi 110 mmHg, trẻ từ
1-2 tuổi ≥ 115 mmHg, trẻ trên 2 tuổi ≥ 120 mmHg), giai đoạn sau mạch, huyết áp
không đo được.
- Khó thở: Thở nhanh, rút lõm ngực, khò khè, thở rít thanh quản, thở nông, thở
bụng, thở không đều.
BÀI THU HOẠCH TỐT NGHIỆP


Trang 17

- Phù phổi cấp : Sùi bọt hồng, khó thở, tím tái, phổi nhiều ran ẩm, nội khí quản có
máu hay bọt hồng.
3.6 Phân độ lâm sàng
Độ 1
Chỉ loét miệng và/hoặc tổn thương da.
Độ 2
Độ 2a
Có một trong các dấu hiệu sau:
+ Bệnh sử có giật mình dưới 2 lần/30 phút và không ghi nhận lúc khám
+ Sốt trên 2 ngày, hay sốt trên 390C lúc khám, nôn ói nhiều, lừ đừ, khó ngủ, quấy
khóc vô cớ.
Độ 2b
Có dấu hiệu thuộc nhóm 1 hoặc nhóm 2 :
 Nhóm 1: Có một trong các biểu hiện sau:
- Giật mình ghi nhận lúc khám.
- Bệnh sử có giật mình ≥ 2 lần / 30 phút.
- Bệnh sử có giật mình kèm theo một dấu hiệu sau:
+ Ngủ gà
+ Mạch nhanh > 150 lần /phút (khi trẻ nằm yên, không sốt)
+ Sốt cao ≥ 39oC không đáp ứng với thuốc hạ sốt
 Nhóm 2: Có một trong các biểu hiện sau:
- Thất điều: run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng.
- Rung giật nhãn cầu, lác mắt.
- Yếu chi hoặc liệt chi.
- Liệt thần kinh sọ: nuốt sặc, thay đổi giọng nói…
Độ 3
Có các dấu hiệu sau:
- Mạch nhanh > 170 lần/phút (khi trẻ nằm yên, không sốt).

- Một số trường hợp có thể mạch chậm (dấu hiệu rất nặng).
BÀI THU HOẠCH TỐT NGHIỆP

Trang 18

- Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú.
- HA tăng.
- Thở nhanh, thở bất thường: Cơn ngưng thở, thở bụng, thở nông, rút lõm ngực,
khò khè, thở rít thanh quản.
- Rối loạn tri giác (Glasgow < 10 điểm).
- Tăng trương lực cơ.
Độ 4
có một trong các dấu hiệu sau:
- Sốc.
- Phù phổi cấp.
- Tím tái, SpO2 < 92%.
- Ngưng thở, thở
3.7 Điều trị (6)
3.7.1 Nguyên tắc điều trị
- Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị hỗ trợ (không dùng kháng
sinh khi không có bội nhiễm).
- Theo dõi sát, phát hiện sớm và điều trị biến chứng.
- Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng.
3.7.2 Phân tuyến điều trị
Trạm y tế xã và phòng khám tư nhân: (5)
- khám và điều trị ngoại trú bệnh tay chân miệng độ 1.
- Chuyển tuyến: Đối với bệnh tay chân miệng độ 2a trở lên hoặc độ 1 với trẻ dưới
12 tháng hoặc có bệnh phối hợp kèm theo.
- Điều kiện: Bác sĩ, điều dưỡng đã được tập huấn chẩn đoán, điều trị bệnh tay
chân miệng.

Bệnh viện huyện, bệnh viện tư nhân:
- Khám và điều trị bệnh tay chân miệng độ 1 độ 2a.
- Chuyển tuyến đối với bệnh tay chân miệng độ 2a trở lên hoặc độ 2a có bệnh
phối hợp kèm theo.
- Điều kiện: Bác sĩ, điều dưỡng đã được tập huấn chẩn đoán, điều trị bệnh tay
chân miệng.
BÀI THU HOẠCH TỐT NGHIỆP

Trang 19

Bệnh viện đa khoa, đa khoa khu vực, chuyên khoa nhi tuyến tỉnh
- Khám, điều trị bệnh tay chân miệng tấc cả các độ.

Điều kiện:
- Bác sĩ, điều dưỡng được huấn luyện nâng cao về điều trị và hồi sức bện tay
chân miệng.
- Có đầy đủ trang thiết bị cấp cứu, hồi sức bệnh tay chân miệng.
- Có đơn nguyên điều trị bệnh tay chân miệng.
3.7.3 Điều trị tại nhà:
Chỉ điều trị tại nhà những trẻ bị bệnh tay chân miệng độ I.(4)

- Hạ sốt, giảm đau: dùng paracetamol 10 -15mg/kg cân nặng/ mỗi 4 – 6 giờ, chỉ
sử dụng khi trẻ sốt từ 38oC trở lên.
- Vệ sinh răng miệng bằng cách cho trẻ súc miệng với nước muối pha loãng hằng
ngày và sau mỗi cử ăn, Tránh làm nhiễm trùng các bóng nước, mặc quần áo
mỏng, thay quần áo mỗi khi vã mồ hôi ướt.
- Nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng, cho ăn thức ăn
mềm lỏng,khuyến khích trẻ uống nhiều nước nhất là nước hoa quả.
- Không gây vỡ các bóng nước để tránh nhiễm trùng.
- Sử dụng thêm các vitamin C, vitamin PP, vitamin A và kẽm theo toa bác sĩ để

hỗ trợ cho da, niêm mạc mau lành.
- Dùng kháng sinh theo toa bác sĩ khi có bội nhiễm.
- Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 7 ngày đầu của bệnh.

3.7.4 Theo dõi các dấu hiệu nặng và đưa trẻ đi bệnh viện kịp thời. (5)
Trong trường hợp thấy bệnh nhi xuất hiện một trong những biến chứng nặng sau thì
phụ huynh nên lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ điều trị kịp. Các triệu
chứng đó bao gồm:
- Sốt cao liên tục (trên 39 độ C) và uống thuốc vẫn không hạ.
- Khi ngủ giật mình liên tục, hoảng hốt.
- Chân tay run, quấy khóc li bì, lừ đừ.
- Đi đứng loạng choạng.
- Thở nhanh, khó thở, mệt mỏi.
- Nôn ói nhiều.
- Co giật, yếu tay chân, hôn mê.
Khi có bất cứ triệu chứng nào ở trên, hãy đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được theo
dõi và điều trị. Nếu nhập viện sớm và được điều trị kịp thời thì khả năng khỏi bệnh là
BÀI THU HOẠCH TỐT NGHIỆP

Trang 20

rất cao. Cần lưu ý trong thời gian bé bị bệnh, cha mẹ nên cho con nghỉ học từ một tuần
đến 10 ngày để tránh lây cho trẻ khác. Và ngay cả khi được điều trị khỏi, cả bệnh nhi
và người chăm sóc vẫn phải được cách ly trong khoảng 10 ngày sau đó

Đưa trẻ đi khám bệnh tay chân miệng kịp thời

3.7.5 Điều trị cụ thể(6)
Độ 1
Điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở.

- Dinh dưỡng đầy đủ theo tuổi. Trẻ còn bú cần tiếp tục cho ăn sữa mẹ.
- Hạ sốt khi sốt cao bằng Paracetamol liều 10 mg/kg/lần (uống) mỗi 6 giờ.
- Vệ sinh răng miệng.
- Nghỉ ngơi, tránh kích thích.
- Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 8-10 ngày đầu của bệnh.Trẻ có sốt phải tái khám
mỗi ngày cho đến khi hết sốt ít nhất 48 giờ.
- Cần tái khám ngay khi có dấu hiệu từ độ 2a trở lên như:
+ Sốt cao ≥ 390C.
+ Thở nhanh, khó thở.
+ Giật mình, lừ đừ, run chi, quấy khóc, bứt rứt khó ngủ, nôn nhiều.
+ Đi loạng choạng.
+ Da nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh.
+ Co giật, hôn mê.
Độ 2
Điều trị nội trú tại bệnh viện
Độ 2a
BÀI THU HOẠCH TỐT NGHIỆP

Trang 21

- Điều trị như độ 1. Trường hợp trẻ sốt cao không đáp ứng tốt với paracetamol có
thể phối hợp với ibuprofen 10-15 mg/kg/lần lập lại mỗi 6-8 giờ nếu cần (dùng xen kẽ
với các lần sử dụng paracetamol).
- Thuốc: Phenobarbital 5 - 7 mg/kg/ngày, uống.
- Theo dõi sát để phát hiện dấu hiệu chuyển độ.
Độ 2b
- Nằm đầu cao 30°.
- Thở oxy qua mũi 3-6 lít/phút.
- Hạ sốt tích cực nếu trẻ có sốt.
- Thuốc:

+ Phenobarbital 10 - 20 mg/kg truyền tĩnh mạch. Lặp lại sau 8-12 giờ khi cần.
+ Immunoglobulin:
 Nhóm 2: 1g/kg/ngày truyền tĩnh mạch chậm trong 6-8 giờ. Sau 24 giờ nếu còn dấu
hiệu độ 2b: Dùng liều thứ 2
 Nhóm 1: Không chỉ định Immunoglobulin thường qui. Nếu triệu chứng không
giảm sau 6 giờ điều trị bằng Phenobarbital thì cần chỉ định Immunoglobulin. Sau
24 giờ đánh giá lại để quyết định liều thứ 2 như nhóm 2.
- Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, kiểu thở, tri giác, ran phổi, mạch mỗi 1-
3 giờ trong 6 giờ đầu, sau đó theo chu kỳ 4-5 giờ.
- Đo độ bão hòa oxy SpO2 và theo dõi mạch liên tục (nếu có máy).
Độ 3
Điều trị nội trú tại đơn vị hồi sức tích cực
- Thở oxy qua mũi 3-6 lít/phút. Đặt nội khí quản giúp thở sớm khi thất bại với thở oxy.
, hạn chế dịch (tổng dịch bằng 1/2-3/4 nhu cầu bình thường), thở máy tăng thông khí
giữ PaCO2 từ 25-35 mmHg và duy trì PaO2 từ 90-100 mmHg. - Chống phù não: nằm
đầu cao 30
- Phenobarbital 10 - 20 mg/kg truyền tĩnh mạch. Lặp lại sau 8-12 giờ khi cần.
- Immunoglobulin (Gammaglobulin): 1g/kg/ngày truyền tĩnh mạch chậm trong 6-8
giờ, dùng trong 2 ngày liên tục
- Dobutamin được chỉ định khi suy tim mạch > 170 lần/phút, liều khởi đầu
5µg/kg/phút truyền tĩnh mạch, tăng dần 1-2,5µg/kg/phút mỗi 15 phút cho đến khi có
cải thiện lâm sàng; liều tối đa 20µg/kg/phút.
- Milrinone truyền tĩnh mạch 0,4 µg/kg/phút chỉ dùng khi HA cao, trong 24-72 giờ.
BÀI THU HOẠCH TỐT NGHIỆP

Trang 22

- Điều chỉnh rối loạn nước, điện giải, toan kiềm, điều trị hạ đường huyết.
- Hạ sốt tích cực.
- Điều trị co giật nếu có: Midazolam 0,15 mg/kg/lần hoặc Diazepam 0,2-0,3 mg/kg

truyền tĩnh mạch chậm, lập lại sau 10 phút nếu còn co giật (tối đa 3 lần).
- Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, tri giác, ran phổi, SpO2, mỗi 1- 2 giờ.
Nếu có điều kiện nên theo dõi huyết áp động mạch xâm lấn.
Độ 4
Điều trị nội trú tại các đơn vị hồi sức tích cực
- Đặt Nội khí quản thở máy: Tăng thông khí giữ PaCO2 từ 30-35 mmHg và duy trì
PaO2 từ 90-100 mmHg.
- Chống sốc: Sốc do viêm cơ tim hoặc tổn thương trung tâm vận mạch ở thân não.
+ Nếu không có dấu hiệu lâm sàng của phù phổi hoặc suy tim: Truyền dịch Natri
clorua 0,9% hoặc Ringer lactat: 5 ml/kg/15 phút, điều chỉnh tốc độ theo hướng dẫn
CVP và đáp ứng lâm sàng. Trường hợp không có CVP cần theo dõi sát dấu hiệu quá
tải, phù phổi cấp.
+ Đo và theo dõi áp lực tĩnh mạch trung ương.
+ Dobutamin liều khởi đầu 5µg/kg/phút, tăng dần 2- 3µg/kg/phút mỗi 15 phút cho đến
khi có hiệu quả, liều tối đa 20 µg/kg/phút.
- Phù phổi cấp:
+ Ngừng ngay dịch truyền nếu đang truyền dịch.
+ Dùng Dobutamin liều 5-20 µg/kg/phút.
+ Furosemide 1-2 mg/kg/lần tiêm tĩnh mạch chỉ định khi quá tải dịch.
- Điều chỉnh rối loạn kiềm toan, điện giải, hạ đường huyết và chống phù não:
- Lọc máu liên tục hay ECMO (nếu có điều kiện).
- Immunoglobulin: Chỉ định khi HA trung bình ≥ 50mmHg
- Kháng sinh: Chỉ dùng kháng sinh khi có bội nhiễm hoặc chưa loại trừ các bệnh
nhiễm khuẩn nặng khác
- Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, tri giác, ran phổi, SpO2, nước tiểu mỗi
30 phút trong 6 giờ đầu, sau đó điều chỉnh theo đáp ứng lâm sàng; Áp lực tĩnh mạch
trung tâm mỗi giờ, nếu có điều kiện nên theo dõi huyết áp động mạch xâm lấn.
3.8 Dinh dưỡng trong bệnh tay chân miệng (4)
Trẻ bị bệnh tay chân miệng thường rất biếng ăn, thậm chí có thể bỏ ăn do các vết loét
trong niêm mạc miệng gây đau. Vì vậy, thức ăn cho trẻ cần chọn lựa sao cho mềm,

BÀI THU HOẠCH TỐT NGHIỆP

Trang 23

mịn, mát lạnh nhằm tạo cảm giác dễ chịu khi thức ăn, thức uống đi ngang qua vết loét
tránh các thức ăn nóng, cay, chua, vì dễ gây kích thích, và gây đau nhiều hơn. Như
vậy, những thực phẩm có thể dùng cho trẻ là: bột dinh dưỡng, sữa, sữa chua, phô mai,
bánh Flan, tàu hủ đường…
Nếu trẻ ăn kém, nên cho trẻ ăn nhiều lần hơn lúc bình thường để tránh tình trạng hạ
đường huyết có thể xảy ra. Cần chú ý muỗng (thìa) dùng để đút cho trẻ nên tránh
những loại có cạnh sắc bén, để không đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi làm bé
đau dẫn đến sợ hãi, không ăn. Khi trẻ giảm bệnh (thường là sau 4 – 5 ngày) nên cho bé
ăn trở lại bình thường, không kiêng khem.

Cho trẻ uống nước cam
3.9 Tiêu chuẩn xuất viện: (5)
Người bệnh tay chân miệng có biến chứng nặng (độ 3, 4) được chỉ định xuất viện
không chỉ ổn định về lâm sàng mà còn phải ổn định về các biến chứng và di chứng.
Đối với các trường hợp bệnh tay chân miệng điều trị nội trú khác có thể xuất viện khi
có đủ 4 điều kiện sau:
Một là, không sốt ít nhất 24 giờ liên tục (không sử dụng thuốc hạ sốt)
Hai là, không còn các biểu hiện lâm sàng phân độ nặng từ độ 2a trở lên ít nhất trong 48
giờ.
Ba là, có điều kiện theo dõi tại nhà và tái khám ngay nếu có diễn tiến nặng (nếu chưa
đến ngày thứ 8 của bệnh, tính từ lúc khởi phát).
Bốn là, các di chứng (nếu có) đã ổn định: không cần hỗ trợ hô hấp, ăn được qua đường
miệng.


BÀI THU HOẠCH TỐT NGHIỆP


Trang 24

3.10 Tiên lượng
Bệnh Tay – Chân – Miệng do coxsackievirus A16 thường là một bệnh nhẹ và tự lành
sau 7 đến 10 ngày mà không cần điều trị. Biến chứng thường ít gặp.
Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh nhân có thể biểu hiện viêm màng não virus
(hay viêm màng não vô khuẩn) với các biểu hiện như sốt, nhức đầu, cứng cổ, đau lưng
và cần phải nhập viện.
Bệnh Tay – Chân – Miệng gây nên do enterovirrus 71 cũng có thể gây nên viêm màng
não virus và hiếm hơn là các bệnh trầm trọng như viêm não hay liệt kiểu bại liệt
(poliomyelitis-like paralysis). Viêm não do enterovirus 71 có thể gây tử vong. Trong
các vụ dịch xảy ra ở Malaysia năm 1997 và ở Đài Loan năm 1998 một số trường hợp
viêm não do loại virus này đã tử vong.(4)
3.11 Phòng bệnh
3.11.1 Nguyên tắc phòng bệnh:
- Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu.
- Áp dụng các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa đối với bệnh lây qua đường
tiêu hoá, đặc biệt chú ý tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây.
3.11.2 Đối với nguồn truyền nhiễm:
cá nhân và vệ sinh môi trường
- Xắp xếp các trẻ bệnh tay chân miệng nằm phòng riêng
- Xử lí tốt các dụng cụ dùng lại.
- Cách ly theo nhóm bệnh.

BÀI THU HOẠCH TỐT NGHIỆP

Trang 25



- Nhân viên y tế: Mang khẩu trang, rửa, sát khuẩn tay trước và sau khi chăm sóc trẻ.
- Khử khuẩn bề mặt, giường bệnh, buồng bệnh bằng Cloramin B 2%. Lưu ý khử khuẩn
các ghế ngồi của bệnh nhân và thân nhân tại khu khám bệnh.
- Xử lý chất thải, quần áo, khăn trải giường của bệnh nhân và dụng cụ chăm sóc sử
dụng lại theo quy trình phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Quét nhà, lau nhà hàng ngày bằng các dung dịch sát khuẩn; Dọn dẹp nhà cửa thông
thoáng
- Không đi cầu, đổ phân của trẻ em ra ruộng đồng, ao mương, sông suối. Mỗi nhà nên
có nhà tiêu hợp vệ sinh
- : phải được lau sạch hàng ngày; Riêng ở
Nhà trẻ, mẫu giáo cần vệ sinh và sát khuẩn ít nhất mỗi lần/ ngày bằng dung dịch
Cloramine B.
- Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung
trong 10-14 ngày đầu của bệnh
3.11.3Đối với đường truyền nhiễm
phòng bệnh sau đây:
- Ăn thức ăn chín, uống nước đun sôi để nguội;
- Ăn ngay sau khi nấu xong, che đậy không cho ruồi, gián, chuột chạm vào thức ăn.
- , mỗi em dùng chén, ly, muỗng riêng.


×