Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ THUẬT ĐIỆN TÌM HIỂU CÁC KHẢ NĂNG TIẾT KIỆM ĐIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (667.8 KB, 101 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ








LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


TÌM HIỂU CÁC KHẢ NĂNG
TIẾT KIỆM ĐIỆN












CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: SINH VIÊN THỰC HIỆN:
Đoàn Phú Cường Huỳnh Quốc Duy (MSSV: 1010850)


Lớp Kỹ Thuật Điện - Khoá 27






TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
KHOA CÔNG NGHỆ Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc


NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

1. Cán bộ hướng dẫn: Đoàn Phú Cường
2. Tên đề tài: Tìm hiểu một số khả năng tiết kiệm điện
3. Sinh viên thực hiện: Huỳnh Quốc Duy (1010850)
4. Lớp: Kỹ Thuật Điện K27
5. Nội dung nhận xét
a) Nhận xét về hình thức của LVTN:





b) Nhận xét về nội dung của LVTN:
• Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài:






• Những vấn đề còn hạn chế:





b) Kết luận đề nghị và điểm:






Cần thơ, ngày tháng năm 2005
Giáo viên hướng dẫn



Đoàn Phú Cường



LỜI CẢM ƠN


Hơn 3 tháng miệt mài thực hiện đề tài luận văn đến nay đã cơ bản hoàn
thành, nhân đây em xin chân thành cám ơn đến những cá nhân, tập thể đã giúp em
hoàn chỉnh luận văn này:
٭ Ban giám hiệu Trường Đại Học cần Thơ đã giúp kinh phí để em hoàn

thành luận văn này.
٭ Em xin chân thành cám ơn gia đình và các bạn bè thân thiết đã tạo điều
kiện cũng như động viên em trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.
٭ Em xin chân thành cám ơn tập thể thầy cô trong Bộ Môn Điện - Khoa
Công Nghệ đã tạo điều kiện giúp đỡ cũng như cho em mượn phòng và thiết bị để thí
nghiệm.
٭ Đặc biệt em vô cùng biết ơn thầy Đoàn Phú Cường đã tận tình hướng dẫn
em để luận văn được hoàn thành.




Sinh viện thực hiện:


Huỳnh Quốc Duy
MỤC LỤC
Phiếu đăng ký đề tài tốt nghiệp
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
Nhận xét của giáo viên phản biện
Lời nói đầu
Lời cảm ơn
Chương 1: MỞ ĐẦU
1.1 Giới thiệu chung 1
1.2 Tại sao phải tiết kiệm điện năng 2
1.3 Nội dung chính đề tài luận văn 2
1.4 Thời gian và địa điểm 3
1.5 Phương pháp thực hiện 3
Chương 2: TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG TRONG CHIẾU SÁNG
2.1 Sự quan trọng của chiếu sáng 4

2.2 Vai trò của chiếu sáng trong tiết kiệm năng lượng và yêu cầu giảm thiểu công
suất sử dụng 4
2.3 Các phương pháp tiết kiệm điện năng cho chiếu sáng đem lại hiệu quả kinh tế
cao 5
2.3.1 Thay thế các bóng đèn dây tóc bằng các bóng compact 5
2.3.1.1 Đặc điểm của đèn compact 5
2.3.1.2 Lợi ích kinh tế từ việc sử dụng đèn compact 6
2.3.2 Giảm bóng đèn huỳnh quang (kèm balát) và dán giấy phản quang lên choá đèn
9
2.3.3 Chuyển phụ tải điện từ chế độ “3 giá” sang chế độ “1 giá” 10
2.3.4 Lắp bộ tiết kiệm năng lượng (LSA 2000 LIGHTSAVE) 12
2.3.4.1 Bộ LSA 2000 LightSave 12
2.3.4.2 Lợi ích của việc sử dụng bộ tiết kiệm LSA 2000 LIGHTSAVE 13
2.3.5 Sử dụng balát điện tử để hạn chế khả năng tiêu thụ của các đèn huỳnh quang
14
2.3.5.1 Vấn đề tiết kiệm điện đối với balát điện tử 15
2.3.5.2 Ưu và nhược điểm của balát điện tử 16
2.3.6 Dùng các công tắc đèn tự động và các rờle thời gian 17
2.3.7 Lợi dụng ánh sáng tự nhiên trong chiếu sáng 17
2.3.8 Giáo dục ý thức sử dụng điện tiết kiệm trong chiếu sáng 18
Chương 3: CÁC KHẢ NĂNG TIẾT KIỆM ĐIỆN CHO THIẾT BỊ VĂN
PHÒNG VÀ ĐỒ DÙNG ĐIỆN TRONG SINH HOẠT
3.1 Sử dụng hợp lý đối với các thiết bị văn phòng 19
3.1.1 Khái quát chung về sử dụng các thiết bị văn phòng hiện nay 19
3.1.2 Để sử dụng tốt hơn với một số loại thiết bị văn phòng 19
3.1.2.1 Các máy tính, màn hình và máy in (computer, monitors and printer)
19
3.1.2.2 Các máy photocopy (photocopiers) 20
3.1.2.3 Lợi ích của việc sử dụng các thiết bị văn phòng nhãn “Energy Star”
20

3.2 Sử dụng hợp lý các thiết bị dùng điện trong sinh hoạt 21
3.2.1 Khái quát chung về khả năng tiêu thụ điện của các loại thiết bị 21
3.2.2 Sử dụng hợp lý các thiết bị dùng điện trong sinh hoạt 21
3.2.2.1 Lựa chọn thiết bị tiết kiệm điện 22
3.2.2.2 Lắp đặt thiết bị hợp lý khoa học 22
3.2.2.3 Điều chỉnh thói quen sử dụng đồ điện trong gia đình 22
3.3 Các bạn tham khảo các số liệu sau đây để xem lượng điện năng mình sử dụng
mỗi tháng 25
Chương 4: CÁC KHẢ NĂNG TIẾT KIỆM TRONG VIỆC SỬ DỤNG ĐỘNG
CƠ ĐIỆN
4.1 Thí nghiệm về đặc tính làm việc của động cơ điện 26
4.1.1 Dụng cụ và lắp đặt thiết bị đo 26
4.1.2 Phương pháp thí nghiệm 26
4.1.3 Kết luận 29
4.2 Hiệu suất và các tổn thất trong động cơ điện 29
4.2.1 Hiệu suất 29
4.2.2 Làm thế nào để cải thiện hiệu suất động cơ điện 30
4.3 Sử dụng hợp lý các loại động cơ điện nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao
31
4.3.1 Kích thước động cơ phù hợp với tải tiêu thụ sẽ tiết kiệm được hoá đơn tiền
điện 31
4.3.2 Sử dụng động cơ hiệu quả cao HEMS cùng kích cỡ 34
4.3.2.1 Đặc tính của động cơ hiệu suất cao HEMS 35
4.3.2.2 Đặc tính đặc biệt về công nghệ 35
4.3.2.3 Bài toán về sử dụng động cơ hiệu quả cao HEMS cùng kích cỡ 36
4.3.2.4 Cách tính năng lượng tiết kiệm được khi sử dụng động cơ HEMS.
36
4.3.3 Khả năng tiết kiệm được khi dùng bộ điều khiển tốc độ VSD 38
4.3.3.1 Bộ điều khiển tốc độ động cơ bằng linh kiện điện tử 38
4.3.3.2 Lợi ích của việc sử dụng bộ điều khiển tốc độ động cơ 40

4.4 Giảm tổn thất năng lượng đối với hệ thống truyền động bằng cuaro, đai tải và
bánh răng 43
4.4.1 Đối với cuaro, đai tải 43
4.4.2 Đối với xích tải 43
4.4.3 Đối với bánh răng 44
4.5 Bảo quản, bảo dưỡng động cơ điện 44
Chương 5: NÂNG CAO HỆ SỐ CÔNG SUẤT COSφ
5.1 Các định nghĩa về hệ số công suất hay cosφ 48
5.1.1 Hệ số công suất tức thời 48
5.1.2 Hệ số công suất trung bình 49
5.1.3 Hệ số công suất tự nhiên 49
5.2 Các biện pháp nâng cao hệ số công suất cosφ 49
5.2.1 Nâng cao hệ số công suất cosφ tự nhiên 49
5.2.2 Nâng cao hệ số công suất cosφ bằng phương pháp bù 50
5.3 Ý nghĩa của việc nâng cao hệ số công suất cosφ 50
5.3.1 Nâng cao hệ số công suất sẽ làm giảm được tổn thất của MBA 52
5.3.2 Giảm được tổn thất công suất trong mạch do truyền tải 54
5.3.3 Nâng cao hệ số công suất sẽ làm giảm sự sụt áp của lưới điện 55
5.3.4 Việc nâng cao hệ số công suất đã đem lại những ưu điểm về kinh tế và kỹ
thuật như nêu ở trên, đăc biệt là giảm tiền điện 55
Chương 6: TIÊT KIỆM ĐIỆN NĂNG TRONG TRUYỀN TẢI, PHÂN PHỐI
VÀ SỬ DỤNG
6.1 Đối với đường dây truyền tải 57
6.1.1 Những giải pháp chính đẻ nâng cao khả năng tải của mạng điện 57
6.1.2 Vận hành kinh tế hệ thống 60
6.2 Đối với các máy BA ở trạm điện 62
6.2.1 Các tổn thất, việc làm mát và khả năng quá tải của MBA ở trạm điện
62
6.2.2 Làm việc song song của MBA 63
6.2.3 Xác định tổn thất năng lượng điện trong một năm của MBA 64

6.2.4 Khi cosφ giảm, hiệu suất của MBA cũng giảm 65
6.2.5 Vận hành hợp lý số lượng MBA 66
6.3 Đối với phụ tải 70
6.3.1 Đặc điểm phụ tải điện 70
6.3.2 Lợi ích kinh tế từ việc “San Bằng” đồ thị phụ tải 71
6.3.3 Bố trí sản xuất một cách đều đặn, hàng ngày, hàng tuần 73
Chương 7: THỰC HIỆN KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG VỀ ĐIỆN
7.1 Mục tiêu của việc kiểm toán năng lượng 74
7.2 Những bước chủ yếu của kiểm toán năng lượng 74
7.2.1 Thu thập và phân tích dữ liệu 75
7.2.2 Điều tra hiện trường 75
7.2.3 Phân tích chi phí và vận hành 76
7.2.4 Báo cáo trình bày và hoàn chỉnh 76
7.2.5 Trình bày kết quả lên ban lãnh đạo 77
7.2.6 Kế hoạch hành đông rõ ràng 76
7.2.7 Giám sát thực hiện các công việc theo biểu đồ và chứng minh từng bước thực
hiện được với giá trị kinh tế thành đạt cụ thể 77
7.3 Một số kết quả thực tế ban đầu đã thực hiện được từ việc thực hiện kiểm toán
năng lượng điện nhằm tiết kiệm điện năng 77
7.3.1 Công ty giấy Xuân Đức 77
7.3.1.1 Hiệu quả về kinh tế 79
7.3.1.2 Hiệu quả về môi trường 81
7.3.1.3 Hiệu quả về xã hội 82
7.3.2 Công ty việt nam kỹ nghệ súc sản (VISAN) 84
7.3.2.1 Đặc điểm vị trí 84
7.3.2.2 Năng lượng sử dụng trong công ty 84
7.3.2.3 Cơ hội tiết kiệm điện năng 86
7.3.2.4 Bảng tổng hợp các cơ hội tiết kiệm 87
7.3.3 Công ty nhựa Đô Thành 1 87
7.3.3.1 Vị trí và đặc điểm 87

7.3.3.2 Chi phí sản xuất và chi phí năng lượng 89
7.3.3.3 Nhận xét về hệ thống điện 89
7.3.3.4 Quan sát, phân tích, tìm kiếm các cơ hội tiết kiệm năng lượng 90
Chương 8: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
8.1 Kết luận 92
8.2 Kiến nghị 94

Chương 1: Mở đầu


Svth: Huỳnh Quốc Duy


Trang 1

CHƯƠNG 1


MỞ ĐẦU


1.1 Giới thiệu chung:

Trước hết chúng ta cần hiểu một cách thống nhất thế nào là sử dụng năng
lượng một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả mà thường gọi tắt là tiết kiệm năng
lượng, đó là tìm mọi cách nhằm đảm bảo thoả mãn (không phải theo nghĩa cắt
giảm) các nhu cầu năng lượng theo yêu cầu của sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt với
mức tiêu hao năng lượng thấp hơn nhờ áp dụng các biện pháp khai thác, chế biến và
sử dụng năng lượng với hiệu quả cao hơn. Sở dĩ có thể thực hiện được điều mong
muốn trên là nhờ:

+ Hợp lý hoá việc sản xuất và sử dụng điện năng trong toàn quốc, ví dụ: tối
ưu hoá đường cong phụ tải; khuyến nghị các doanh nghiệp và dân chúng có kế
hoạch và thói quen hợp lý trong trong việc sử dụng điện; chỉnh lý lại thời biểu sử
dụng điện trong ngày, trong tháng hoặc theo mùa. Nếu cần, áp dụng những biện
pháp chế tài như giá điện lũy tiến, và ở mức độ tiên tiến hơn là giá điện theo thời
điểm trong ngày (tức biểu giá xanh, vàng, đỏ). Mức độ thứ hai có hiệu quả cao hơn
nhiều nhưng đòi hỏi phải có những thiết bị đo điếm phức tạp.
+ Giảm tổn thất trong quá trình chuyển đổi năng lượng như giảm tổn thất
trong truyền tải và phân phối điện.
+ Giảm tiêu phí năng lượng ngoài mục đích sử dụng như sử dụng đèn, quạt,
điều hoà không khí hoặc chạy máy khi không cần thiết.
+ Giảm tiêu thụ năng lượng nhờ sử dụng thiết bị, công nghệ có hiệu suất sử
dụng năng lượng cao như: loại đèn, động cơ, lò hơi, máy biến áp v.v…có hiệu suất
năng lượng cao.
+ Giảm tiêu thụ năng lượng nhờ hợp lý hoá quá trình sản xuất, do đó năng
cao hiệu quả sử dụng năng lượng

Chương 1: Mở đầu


Svth: Huỳnh Quốc Duy


Trang 2
+ Sử dụng hợp lý công suất của thiết bị đối với phụ tải yêu cầu như không để
máy biến áp hay động cơ điện chạy không tải hay non tải v.v…
Chúng ta đều biết tăng trưởng kinh tế gắn liền với tăng tiêu thụ năng lượng.
Nhu cầu phụ tải tiếp tục tăng trưởng ở mức cao, công suất cực đại của toàn hệ thống
lên đến 7.366 MW (tăng 14,7%); khách hàng trực tiếp mua điện với tổng công ty
lên đến 5.593.130 khách hàng, tăng 20,69% và chiếm 40,34% số hộ đang sử dụng

điện lưới quốc gia. Đặc biệt là phụ tải tiếp tục tăng trưởng đột biến tại nhiều khu
vực, nằm ngoài quy hoạch dẫn đến lưới điện truyền tải và phân phối ở một số khu
vực bị quá tải. Sở dĩ mức tiêu thụ năng lượng tăng nhanh hơn ngoài nguyên nhân
chính là tăng nhu cầu tiêu thụ năng lượng do tăng trưởng kinh tế, còn do quá trình
sử dụng năng lượng không hợp lý và kém hiệu quả, (không quan tâm quản lý sử
dụng năng lượng, công nghệ cũ thiết bị với hiệu suất năng lượng thấp).
Từ đó ta thấy rõ rằng tiết kiệm năng lượng phải được xem là “quốc sách” và
trên thực tế chúng ta phải tìm đủ mọi biện pháp để được phương án tối ưu việc sử
dụng năng lượng ở trong sinh hoạt cũng như trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh
doanh. Điều này không những có ý nghĩa trong chiến lược phát triển đất nước mà
còn có chiến lược trong việc cạnh tranh giảm giá thành sản phẩm …

1.2 Tại sao phải tiết kiệm điện năng:

Tiết kiệm điện là vấn đề thiết thực trong cuộc sống vì tiết kiệm điện hiểu
một cách đơn giản là “tiết kiệm điện là tiết kiệm tiền”. Nhiều người cho rằng, sở
dĩ hiện nay chúng ta hô hào tiết kiệm điện là vì cung không đủ cầu, nhất là trong
giai đoạn vừa qua hồ Hoà Bình thiếu nước nên vấn đề này càng trở nên cấp thiết.
Đây là một quan niệm chưa chính xác. Điện cũng là một thứ hàng hoá, mà đã là
hàng hoá thì sản xuất bao giờ cũng phải đi đôi với tiết kiệm. Ngay cả những nước
công nghiệp phát triển, dù điện năng thừa thãi người ta vẫn chú trọng đến khâu tiết
kiệm điện.


1.3 Nội dung đề tài luận văn:

Những giải pháp tiết kiệm điện đối với
- Chiếu sáng



Chương 1: Mở đầu


Svth: Huỳnh Quốc Duy


Trang 3
- Các thiết bị văn phòng và các thiết bị dùng điện trong sinh hoạt
- Động cơ điện
- Nâng cao hệ số công suất Cosφ
- Truyền tải phân phối và sử dụng
- Quá trình kiểm toán năng lượng về điện


1.4 Thời gian và địa điểm:

- Thời gian: 05/09 đến 10/12/2005
- Địa điểm: Bộ môn điện


1.5 Phương pháp thực hiện:

- Tham khảo tài liệu, các đề tài nghiên cứu khoa học
- Tra cứu internet
- Tóm tắt các tài liệu có liên quan
- Làm một số thí nghiệm kiểm chứng


Chương 2: Tiết kiệm điện năng trong chiếu sáng
Svth: Huỳnh Quốc Duy


Trang
4


CHƯƠNG 2


TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG TRONG CHIẾU SÁNG


2.1 Sự quan trọng của chiếu sáng

Chiếu sáng là một ứng dụng điện năng nhằm mở rộng mọi hoạt động của con
người, ngày và đêm, từ công nghiệp đến các văn phòng, từ vận tải đến cơ sở buôn
bán, từ nông trường đến nhà ở. Với một lượng tiêu thụ năng lượng nhỏ trong toàn
bộ năng lượng sử dụng, nó được sử dụng ở mọi nơi.
Hơn thế nữa, gần 100% của chiếu sáng cần thiết của thế giới đã được đáp
ứng bởi dạng năng lượng duy nhất: đó là điện năng. Cuối cùng, việc sản xuất ra ánh
sáng là một trong những sử dụng hiệu quả thấp nhất của điện: hiệu suất của chiếu
sáng chỉ từ chục phần trăm đối với bóng đèn nung sáng đến 75% đối với nguồn
sáng mới có hiệu suất nhất.


2.2 Vai trò của chiếu sáng trong tiết kiệm năng lượng và yêu cầu giảm thiểu
công suất sử dụng

Trong sự đòi hỏi về điện tăng lên không ngừng trên thế giới hiện nay, thì
chiếu sáng đóng vai trò quan trọng. Phần đòi hỏi quan trọng hiện nay là làm sao để
giảm sự tiêu thụ chiếu sáng do việc cải thiện quản lý và kiểm tra chiếu sáng. Điều

này đã được tiến hành ở nhiều nước, ở nhiều ngành công nghiệp và đặc biệt được
trong 20 năm sau này; do đó việc tiêu thụ năng lượng chiếu sáng đã được giảm
thiểu một cách có ý nghĩa bằng cách bám sát tiêu chuẩn hợp lý và ý thức trong việc
cải thiện chiếu sáng.
Trong khi các nước phát triển đã lưu ý nhiều trong sử dụng có hiệu quả và
giảm đến mức tối đa sự lãng phí trong việc sử dụng năng lượng chiếu sáng của họ,
luôn luôn đề ra các mức thấp của các tiêu chuẩn khuyến cáo được thiết lập bởi các
nước công nghiệp phát triển, tuy nhiên vẫn có một số ít còn có kiến thức cũ lạc hậu

Chương 2: Tiết kiệm điện năng trong chiếu sáng
Svth: Huỳnh Quốc Duy

Trang
5
và thiếu hiểu biết về yêu cầu, lợi ích của quản lý tốt và tối ưu hoá trong sử dụng hệ
thống chiếu sáng.
Hiệu suất năng lượng của đèn đã được cải tiến nâng cao và giá tiền điện tiêu
tốn hiện của nó đã được giảm, trong khi giá tiền điện đã năng cao. Thêm vào đó, sự
phát triển mới đã làm tăng hiệu suất và tính áp dụng của đèn ống huỳnh quang sử
dụng ballát, thiết bị điều chỉnh độ sáng v.v…


2.3 Các phương pháp tiết kiệm điện năng cho chiếu sáng đem lại hiệu quả kinh
tế cao:

Theo tính toán của Tổng Công Ty Điện Lực Việt Nam, hiện nay cả nước có
khoảng 12,4 triệu hộ sử dụng điện. Nếu mỗi hộ chỉ cần tắt bớt một bóng đèn 40 W
thì cả nước giảm gần 500 MW (bằng công suất phát của 2 tổ máy thuỷ điện Hoà
Bình). Hệ thống đèn, thiết bị trang trí trong nhà và ngoài trời có lượng công suất
tiêu thụ rất lớn. Nếu tất cả mọi nơi giảm sử dụng 50% thiết bị nói trên thì sẽ tiết

kiệm được khoảng 200 MW. Đặc biệt nếu tất cả mọi nơi giảm sử dụng 50% thiết bị
nói trên thì sẽ tiết kiệm được hàng ngàn tỷ chi phí ngân sách đầu tư cho việc bổ
sung nguồn điện, lưới điện.
Nhận thấy lợi ích kinh tế từ việc tiết kiệm điện trong chiếu sáng là rất lớn,
nên EVN và các nhà kỹ thuật đã đưa ra rất nhiều giải pháp nhằm tiết kiệm điện
năng từ chiếu sáng nhưng vẫn đảm bảo đủ yêu cầu về độ rọi (Lux) cho từng khu
vực riêng biệt. Những giải pháp này bước đầu đã được ứng dụng đem lại hiệu quả
kinh tế khả quan và cần được thực hiện một cách rộng rãi.

23.1 Thay thế các bóng đèn dây tóc bằng các bóng compact

2.3.1.1 Đặc điểm của đèn Compact
Thực tế các đèn dây tóc tiêu thụ điện năng cao, có tuổi thọ thấp, toả nhiệt lớn
làm tăng phụ tải nhiệt phải làm lạnh và gây lão hoá các chụp đèn bằng nhựa
…Trong khi các đèn compact được chế tạo với kích thướt nhỏ, gọn, và độ gọi đủ
thay thế cho đèn nung sáng và phù hợp với đuôi gá cố định của đèn nung sáng. Đặc
biệt về tuổi thọ của loại đèn này lớn hơn rất nhiều so với đèn loại nung sáng, tuy
nhiên về giá cả thì đắt hơn nhưng vì tuổi thọ của đèn compact cao và độ sáng vẫn
đảm bảo nên đây là một trong những phương pháp mang lại hiệu quả kinh tế nhất.

Chương 2: Tiết kiệm điện năng trong chiếu sáng
Svth: Huỳnh Quốc Duy

Trang
6
Nhược điểm của đèn compact
- Giá thành tương đối cao
- Tuổi thọ thấp nếu điện áp thấp hoặc không ổn định
- Đóng tắt nhiều lần làm giảm tuổi thọ
2.3.1.2 Lợi ích kinh tế từ việc sử dụng đèn Compact

Qua thử nghiệm cho thấy loại đèn này có thể giúp tiết kiệm được từ 50% -
60% điện năng so với các loại đèn thông thường.
- Tại phòng họp lớn của Viện Năng Lượng Việt Nam, việc thay thế toàn bộ
đèn huỳnh quang T10, cùng với chấn lưu sắt và bóng đèn tròn bằng đèn Compact và
chắn lưu điện tử, đã giúp tiết kiệm được 63% lượng điện tiêu thụ cho phòng họp.
Bên cạnh đó, tổng công suất lắp đặt của các thiết bị chiếu sáng đã giảm từ 3.108 W
xuống còn 1.156 W, độ rọi sáng trung bình tăng tới 43%.
- Cũng như vậy, Tổng Công Ty Điện Lực Việt Nam phối hợp với Hội người
tiêu dùng Hà Nội, thay thế bóng đèn tròn bằng đèn Compact cho 500 hộ gia đình
thuộc hai thôn Yên Kiện và Hội Phụ của huyện Thanh Trì – Hà Nội. Kết quả đã tiết
kiệm được 18.840 kWh điện/năm tại trạm phân phối.
- Công ty TNHH Thanh Kim Liên chuyên sản xuất các sản phẩm may, thêu
xuất khẩu với 400 lao động. Trước đây chỉ sử dụng các loại đèn huỳnh quang 40 W,
phải bù đắp sự thiếu hụt độ sáng bằng cách lắp đèn với mật độ dày đặc, tốn kém rất
nhiều kinh phí chi trả cho chiếu sáng. Hiện nay công ty đã thay thế toàn bộ loại đèn
này bằng đèn huỳnh quang 36 W tráng bột và balát điện tử gồm: chao đèn công
nghiệp, chấn lưu điện tử 3,5 W – cosφ 0,90. Việc thay thế này đã giúp công ty giảm
được 60% lượng điện tiêu thụ cho chiếu sáng, số bóng đèn giảm đi một nữa, độ rọi
trung bình tăng 16%.
- Phương pháp này cũng được thực hiện tại khách sạn MAJECTIS, khi phân
tích chi tiết ta mới nhận thấy tính hiệu quả của giải pháp:
Hiện trạng khách sạn:
Khách sạn đang sử dụng nhiều bóng dây tóc 40 W, 60 W cho mục đích trang
trí. Các bóng này được thắp sáng gần như 24/24 giờ tại sảnh tiếp tân, 14/24 giờ tại
khu mỹ nghệ …

Chương 2: Tiết kiệm điện năng trong chiếu sáng
Svth: Huỳnh Quốc Duy

Trang

7
Theo số liệu thống kê, khách sạn sử dụng hơn 1000 bóng dây tóc các loại
Biện pháp đề xuất:
Tiến hành thay thế thí điểm một loạt gồm 600 bóng dây tóc (40 W và 60 W)
bằng các bóng Compact (11 W-OSRAM, 7 W, 13 W-SELCO) tại các địa điểm:
Sảnh tiếp tân, khu Cyclocafe, khu Skybar, khu mỹ nghệ, khu Sauna -Thể dục, cầu
thang, hành lang các tầng 1, 2, 3, 4, 5…
Kết quả cho thấy:
- Nhân viên khách sạn và khách không nhận thấy có sự khác biệt về ánh sáng
giữa hiện nay so với trước khi thay bóng, và cũng không thấy ảnh hưởng đến hiệu
suất làm việc của họ.
- Về mặt mỹ quan, theo các cán bộ kỹ thuật, hiện nay các khu vực này có ánh
sáng đẹp hơn so khi dùng bóng dây tóc.
Do đó, dự kiến sắp tới, khách sạn sẽ thay tiếp 400 bóng bằng bóng compact, nhằm
đạt số lượng bóng thay trong đợt 1 là 1000 bóng.
Hiệu quả kinh tế:
• Đối với khách sạn (tính cho quy mô 1000 bóng đã và đang thay)
- Vốn đầu tư: (138 bóng x 180.000 đ/bóng) = 24.840.000 VNĐ
(862 bóng x 75.000 đ/bóng) = 64.650.000 VNĐ
Tổng: 89.490.000 VNĐ
- Tiết kiệm:
* Về điện tiêu thụ của bóng đèn:
+ Mỗi bóng compact – 13 W, tiết kiệm: 47 W (60 W – 13 W)
hoặc: 27 W (40 W – 13 W)
+ Mỗi bóng compact – 11 W, tiết kiệm: 29 W (40 W – 11 W)
+ Mỗi bóng compact – 7 W, tiết kiệm: 33 W (40 W – 7 W)
+ Tổng 1000 bóng, tiết kiệm: 27,097 kW
* Tổng tiết kiệm hàng năm:

Chương 2: Tiết kiệm điện năng trong chiếu sáng

Svth: Huỳnh Quốc Duy

Trang 8
+ Điện năng:166.245 kWh/năm
+ Thành tiền: 207.806.454 VNĐ/năm
(Tính giá điện 1250 đ/kWh)
* Thời gian thu hồi vốn: 5 tháng
* Về mỹ quan:
+ Tăng mỹ quan
+ Tăng tuổi thọ các chụp đèn trang trí
+ Giảm phụ tải nhiệt phải làm lạnh cho các máy lạnh.
• Đối với lưới điện quốc gia:
Giúp giảm 27,1 kW công suất điện cho hệ thống điện quốc gia, đặc biệt trong
giờ cao điểm. Với suất đầu tư là 900 USD/kW để xây dựng nhà máy điện mới, như
vậy ngành điện đã tránh không phải đầu tư: 24.387 USD.
• Đối với môi trường:
Nhà máy điện phát thải ra không khí: 1 kg CO
2
ứng với mỗi kWh điện sản
xuất ra. Do đó, với 166.245 kWh tiết kiệm được khách sạn sẽ giảm giúp 166,25 tấn
CO
2
phát thải hàng năm, góp phần giảm ô nhiễm và bảo vệ môi trường.
Kết luận:
Cơ hội này đạt hiệu quả kinh tế cao: Khách sạn thu hồi vốn trong 5 tháng,
ngành điện tránh không phải đầu tư 24.387 USD, giảm phát thải 166,25 tấn
CO
2
/năm.
Để tham khảo, sau đây là bảng so sánh các loại bóng đèn:


Loại đèn Công suất
(W)
Lumen
(lm)
Tuổi thọ
(giờ)
Gía cả
(VNĐ/bóng)
Dây tóc 40, 60, … 600 – 900 500 – 1.000 3.000
Huỳnh quang 36, 40 2.500 – 3.000 8.000 12.000 – 18.000
Compact 7, 11, 13 … 600 - 900 8.000 – 10.000

45.000 – 65.000


Chương 2: Tiết kiệm điện năng trong chiếu sáng
Svth: Huỳnh Quốc Duy

Trang 9
Như vậy, chúng ta đã thấy, việc sử dụng bóng đèn Compact là một giải pháp
đem lại hiệu quả kinh tế cao, nên nhân rộng ở các đơn vị, doanh nghiệp, cũng như
trong các hộ gia đình, nhất là trong điều kiện thiếu hụt điện năng như hiện nay.

2.3.2 Giảm bóng đèn huỳnh quang (kèm balát) và dán giấy phản quang lên
choá đèn

Giải pháp này nếu thực hiện được sẽ giảm số bóng đèn kèm theo các ballát,
giảm được một lượng điện tiêu thụ bằng việc dán các giấy phản quang lên các choá
đèn nhằm tăng độ rọi của đèn lên. Chi phí để thực hiện giải pháp này không cao

nhưng hiệu quả về kinh tế cũng rất lớn.

Hiện trạng:
Nhà giặt khách sạn MAJESTIC hiện đang sử dụng 17 bóng huỳnh quang:
15 bóng 1,2m – 40 W và 2 bóng 1,2m – 36 W để chiếu sáng.
Qua đo đạc độ rọi (lux) tại 6 vị trí làm việc của nhân viên, 5 trong 6 kết quả cho
thấy vượt quá tiêu chuẩn cho phép, gây lãng phí điện năng.
Biện pháp cải thiện:
Kiến nghị khách sạn giảm bớt 7 trong số 17 bóng huỳnh quang ở những vị trí
khác nhau, cùng với các ballát đi kèm, đồng thời dán giấy phản quang lên choá đèn
nhằm tăng hiệu suất chiếu sáng, đảm bảo độ rọi và giảm tiêu thụ điện.
Vị trí Độ rọi (lux) Tiêu chuẩn
Trước khi cải thiện Sau khi cải thiện
1 320 302


100 – 300 lux
2 371 286
3 440 278
4 480 370
5 460 395
6 160 160

Chương 2: Tiết kiệm điện năng trong chiếu sáng
Svth: Huỳnh Quốc Duy

Trang
10
Mỗi vị trí gồm có 2 bóng huỳnh quang.
Qua đo đạc, mỗi choá đèn sau khi được dán giấy phản quang sẽ giúp tăng độ

rọi thêm 10 lux, tức là gia tăng khoảng 3%.
Đầu tư không đang kể, chỉ khoảng 100.000 VNĐ gồm công tháo dỡ.
Lợi ích:
• Đối với khách sạn:
- Giảm tiêu thụ điện: (6 x 52 W) + (1 x 48 W) = 360 W = 0,36 kW
0,36 kW x 6750 giờ/năm = 2365 kWh/năm
- Tăng thoải mái cho nhân viên nhà giặt, không ảnh hưởng đến hiệu suất làm
việc của họ.
- Độ rọi vẫn nằm trong tiêu chuẩn cho phép.
- Giảm chi phí bảo trì và thay bóng.
- Tiết kiệm tiền điện: (2365 x 1250) = 2.956.250 VNĐ/năm
- Thu hồi vốn: 1,6 tuần.
• Đối với lưới điện:
Giúp giảm 0,36 kW công suất trong giờ cao điểm cho lưới điện. Với suất đầu
tư 900 USD/kW,ngành điện sẽ tránh được số vốn đầu tư là 324 USD, và giảm lượng
CO
2
do nhà máy điện thải ra là 2,37 tấn CO
2
/năm.
Kết luận:
Biện pháp này có hiệu quả kinh tế cao, và khách sạn đã thực hiện ngay sau
khi đề xuất.
3.2.3 Chuyển phụ tải điện từ chế độ “3 giá” sang chế độ “1 giá”
Theo Nghị định số 04 – Ban Vật Giá Chính Phủ về giá điện, ra ngày 15/1/99,
có hiệu lực từ ngày 1/1/99.
Với chế độ 3 giá:
Giờ cao điểm (18:00 – 22:00): 1950 VNĐ/kWh
Giờ thấp điểm (22:00 – 4:00): 750 VNĐ/kWh


Chương 2: Tiết kiệm điện năng trong chiếu sáng
Svth: Huỳnh Quốc Duy

Trang 11
Giờ bán cao điểm (4:00 – 18:00): 1250 VNĐ/kWh
Từ đây ta thấy nếu biết cách phân bố công việc một cách hợp lý, nhằm hạn
chế sử dụng các thiết bị điện vào giờ cao điểm, chuyển một số phụ tải sử dụng điện
không quan trọng vào giờ thấp điểm. Tuy mức trên lệch giữa một kWh giữa các giờ
cao điểm, thấp điểm, bán cao điểm là không bao nhiêu nhưng đối với các phụ tải
lớn, thời gian sử dụng lâu thì mức chênh lệch đó là đáng kể góp phần tiết kiệm được
một lượng điện rất lớn và có thế sử dụng khoảng tiết kiệm này nâng cao mức sống
của nhân viên như các dịch vụ và các tiện nghi khác. Đây cũng là một trong những
giải pháp đem lại hiệu quả thiết thực và cũng đã được htực hiện đem lại hiệu quả
khả quan
Hiện trạng:
Hệ thống chiếu sáng toàn bộ tầng trệt của khách sạn MAJESTIC đang sử
dụng nguồn điện với chế độ 3 giá. Phụ tải này cao lên đến 24 kW vào giờ cao điểm
sang (7:00 – 10:00) và 22 kW vào cao điểm tối (18:00 – 22:00)
Biện pháp cải thiện:
Chuyển phụ tải điện này từ chế độ 3 giá sang chế độ 1 giá
Vốn đầu tư không đáng kể chỉ khoảng 100.000 VNĐ bao gồm chi phí dây
cáp và nhân công.
Hiệu quả kinh tế:
• Đối với khách sạn:
- Chênh lệch giá điện: + 700 VNĐ/kWh tiêu thụ giờ cao điểm.
- 500 VNĐ/kWh tiêu thụ giờ thấp điểm
- Sản lượng điện tiêu thụ (trong giờ cao điểm): 28.653 kWh/năm
- Sản lượng điện tiêu thụ (trong giờ thấp điểm): 14 .123 kWh/năm
- Tiết kiệm điện trong năm:
(700 x 28.65 3) – (500 x 14.123) = 12.995.533 VNĐ/năm

• Thu hồi vốn: 3 ngày
Kết luận:

Chương 2: Tiết kiệm điện năng trong chiếu sáng
Svth: Huỳnh Quốc Duy

Trang 12
Cơ hội này giúp khách sạn tiết kiệm chi phí tiền điện nhờ sự chênh lệch giữa
giá điện giờ cao điểm và giờ bình thường.

2.3.4 Lắp bộ tiết kiệm điện năng (LSA2000 LIGHTSAVE)

2.3.4.1 Bộ LSA2000 LightSave:

LSA2000 LightSave là thiết bị tiết kiệm điện năng dùng cho đèn huỳnh
quang, bằng cách giảm điện áp phụ tải chiếu sáng, từ đó giảm được điện năng tiêu
thụ. Qua thử nghiệm, thiết bị này có thể giảm đến 30% chi phí tiền điện, trong khi
chỉ giảm độ sáng đi 15%, mà không làm ảnh hưởng đến tuổi thọ và hiệu suất bóng
đèn, do nó vẫn đảm bảo đủ điện áp cho đèn khi khởi động. Cấu tạo của thiết bị này
rất đơn giản, bao gồm một biến áp và bộ timer, có thể dễ dàng chế tạo ở Việt Nam
với nguyên vật liệu sẵn có và giá thành hạ (Giá mua tại Thái Lan 300 USD).

- Thông số kỹ thuật:
+ Đầu vào: 240 Volt AC 50 Hz
+ Đầu ra: Cấp đủ điện áp trong 5 phút đầu sau khi bật đèn. Sau đó
giảm áp xuống còn 70%, 75%, 80% hoặc 85% (tuỳ chọn)
+ Tải tối đa: 2000 VA
+ Trọng lượng: 5.5 kg
+ Kích thướt: 300 x 114 x 100
+ Lắp đặt: Ngang hoặc dọc

+ Điều khiển tối đa 20 bộ đèn 2 bóng huỳnh quang.






Chương 2: Tiết kiệm điện năng trong chiếu sáng
Svth: Huỳnh Quốc Duy

Trang 13
- Cấu hình:










Hình 2.1 Sơ đồ khối sử dụng bộ LSA2000 LIGHTSAVE

2.3.4.2 Lợi ích của việc sử dụng bộ tiết kiệm LSA2000 LIGHTSAVE

- Hiện trạng:
Nhà giặt khách sạn Majestic sử dụng 17 bóng đèn huỳnh quang: 15 bóng
1,2m – 40 W và 2 bóng 1,2m – 36 W để chiếu sáng.
Qua đo đạc độ rọi (lm) tại 6 vị trí, 5 trong số 6 kết quả cho thấy vượt quá tiêu

chuẩn cho phép, gây lãng phí điện năng.
- Biện pháp cải thiện:
Lắp bộ tiết kiệm điện năng dùng cho đèn huỳnh quang (LSA2000 LightSave
– hang ESC Lighting Conotrols, Thái Lan) nhằm hạ điện áp đèn sau khi khởi động,
giảm độ rọi và giảm tiêu thụ điện năng.
Sau khi lắp đặt độ rọi tại 6 vị trí trên cho thấy: 4 trong 6 kết quả đo được nằm
trong tiêu chuẩn cho phép.
+ Điện áp đèn giảm 15%
+ Công suất tiêu thụ của đèn giảm 14,8%


LSA 2000


TẢI CHIẾU SÁNG
(10A HAY 40 bómg
huỳnh quang 36 W)
Nguồn 220 VAC
Công tắc
Tải
vào
Tải
ra
Trung tín
Trung tín


Chương 2: Tiết kiệm điện năng trong chiếu sáng
Svth: Huỳnh Quốc Duy


Trang
14

- Lợi ích:
• Đối với Khách Sạn:
+ Giảm tiêu thụ điện: 80 W hay 526 kWh/năm
+ Tăng thoải mái cho nhân viên nhà giặt.
+ Đầu tư: bộ LSA2000: 4.000.000 VNĐ (500.000 VNĐ, nếu sản xuất tại
Việt Nam cho quy mô 20 bóng huỳnh quang (40W – ballast điện từ))
+ Tiết kiệm: 526 kWh/năm x 1250 đ/kWh = 657.500 VNĐ/năm
+ Thu hồi vốn: 6 năm (9 tháng nếu sản xuất tại việt Nam)
• Đối với lưới điện:
Giúp giảm 0,08 kW công suất trong giờ cao điểm cho lưới điện. Với suất đầu
tư 900 USD/kW, ngành điện sẽ tránh được số vốn đầu tư là 72 USD, và giảm lượng
co
2
do nhà máy điện thải ra là 0,526 tấn co
2
/năm.

2.3.5 Sử dụng balát điện tử để hạn chế khả năng tiêu thụ điện của các đèn
huỳnh quang

Sự phát triển điện tử trong 20 năm gần đây đã đưa đến kết quả là cải thiện và
thay thế rất nhiều các linh kiện điện từ được sử dụng trong trang thiết bị điện, điều
này bao gồm cả đối với balát điện từ. Một loại balát mới, dùng các linh kiện điện tử
để khởi động và điều khiển đèn huỳnh quang đã dần được đưa vào sản xuất và áp
dụng trong 15 năm trở lại đây. Với sự cải tiến không ngừng đã tạo nên độ tin cậy
cao và hạ giá thành, chúng sẽ trở nên balát tiêu chuẩn tốt nhất trong việc sử dụng
phổ biến đèn huỳnh quang.

Vị trí Độ rọi (lux) Tiêu chuẩn
Trước khi cải thiện Sau khi cải thiện
1 320 302


100 – 300 lux
2 371 286
3 440 278
4 480 370
5 460 395
6 160 160

Chương 2: Tiết kiệm điện năng trong chiếu sáng
Svth: Huỳnh Quốc Duy

Trang
15











Hình 2.2 Sơ đồ của baátt điện tử:



Trong đó: 1. Từ đường dây đến
2. Bộ lọc nhiễu điện từ
3. Bộ chỉnh lưu
4. Bộ phận biến đổi dòng điện một chiều thành xoay chiều:
(Bộ nghịch lưu)
5. Bộ biến áp ra và giới hạn dòng
6. Hiệu chỉnh hệ số công suất
7. Đi đến đèn

2.3.5.1 Vấn đề tiết kiệm điện đối với balát điện tử

Balát điện tử có thể cung cấp thêm đến 10% quang thông so với loại đèn
huỳnh quang chuẩn cùng công suất với balát điện từ: cho quang thông ra ở 20 – 50
kHZ là 110% so với tấn số hoạt động 60 HZ của lưới điện vào. Balát mới đã thiết kế
để giữ cho mức chiếu sáng không đổi, do đó tiết kiệm gần 10% công suất tiêu thụ
để chiếu sáng của đèn. Thêm vào đó, do vì bản thân các balát tạo nên từ các linh
kiện ở trạng thái khối rắn nên tiêu thụ một số lượng công suất rất bé. Công suất tiêu
thụ và tiết kiệm yêu cầu phụ thuộc vào loại đèn được dùng và nhà máy sản xuất,
song thông thường tiêu thụ từ 2,5 đến 3,5 W đối với đèn 40 W.
Bảng số liệu sau đay giới thiệu một phép tính đơn giản để so sánh công suất
tiêu thụ đã được tính đối với balát điện từ tiêu chuẩn và balát điện tử (công suất đèn
2.
EMIF
ilter

3.
Rectifler



4. Inverter

5.Output
Transformer &
current
Limiting

6. Power
Factor
Correction

1

7. To


Lamps


Chương 2: Tiết kiệm điện năng trong chiếu sáng
Svth: Huỳnh Quốc Duy

Trang
16
hiện nay được giảm 10% do vì dùng balát điện tử có quang thông cổng ra, ở tần số
cao sẽ cao hơn loại thông thường).

Các thông số Balát điện từ Balát điện tử
- Công suất đèn
- Công suất của đèn hiện tại

- Tiêu thụ công suất của ballast
Công suất tiêu thụ tổng
Tiết kiệm năng lượng, tính %
36,0 W
36,0 W
7,0 W
43,0 W
(43 – 35,9)/43 = 17%
36,0 W
32,4 W
3,5 W
35,9 W

2.3.5.2 Ưu và nhược điểm của balát điện tử như sau:

+ Hoạt động yên tĩnh: Balát điện tử theo đánh giá đạt được 75% yên tĩnh hơn
ballast điện từ. Âm thanh phát ra đều đều liên tục do sự dao động của lá thép mỏng
bị loại trừ.
+ Sự hoạt động của balát điện tử không phát nóng nhiều, hay nói cách khác
là mát hơn. Balát điện tử hoạyt động cao nhất chỉ cho đến một nhiệt độ 30
0
C và so
với balát điện từ thì “mát” hơn, và thấp hơn balát hiệu suất cao trung bình là 12
0
C
và do đó dẫn đến kết quả kéo dài tuổi thọ hơn.
+ Trọng lượng nhẹ hơn: Do vì các linh kiện điện tử nhẹ hơn các lá thép
mỏng và chỉ cần thiết một lớp vỏ bảo vệ bên ngoài nhẹ so với vỏ bảo vệ của ballast
điện từ. Ballast điện tử 2 đèn có trọng lượng thấp hơn ballast điện từ đến khoảng
gần 1 kg.

+ Phạm vi áp dụng rộng rãi hơn: trong khi balát hiệu suất cao được chế tạo
đối với từng loại đèn khác nhau tối ưu hoá sự hoạt động của nó trong mỗi trường
hợp, thì balát mạch tích hợp IC có thể ứng dụng không cần phân biệt, tức là có thể
thay thế cho nhau, đối với các loại đèn khác nhau của hệ thống chiếu sáng khởi
động nhanh.
+ Khả năng kiểm soát và điều khiển độ chiếu sáng
Một số balát mạch tích hợp IC được chế tạo với mạch phụ trợ mà với mạch
phụ đó có thể điều chỉnh bằng tay hay trực tiếp nối đến trang thiết bị kiểm soát để
điều chỉnh độ chiếu sáng.

Chương 2: Tiết kiệm điện năng trong chiếu sáng
Svth: Huỳnh Quốc Duy

Trang
17
Thế nhưng, loại balát điện tử vẫn còn mới mẻ, chưa được sử dụng phổ biến
và nó tương đối đắt tiền hơn so với các loại balát khác, (hiện nay giá trên thị trường
ở TP. Hồ Chí Minh, balát điện từ có chất lượng tương đối khoảng 40 ngàn đồng
trong khi ballast điện từ thông thường 8 – 10 ngàn đồng).
2.3.6 Dùng các công tắc đèn tự động và rờle thời gian
Đối với công tắc đèn tự động được sử dụng kết hợp với các bộ cảm biến
hồng ngoại, tế bào quang điện nhằm tự động bật công ta cứ đèn khi có người và tự
động tắt khi không có người. Riêng đặc biệt đối với hệ thống chiếu sáng đèn đường,
chiếu sáng khu dân cư thường sử dụng các rờle thời gian chỉnh định thời gian phát
sáng của các đèn cũng như thời gian các đèn tắt, giải pháp này tuy chưa được ứng
dụng một cách phổ biến nhưng khả năng tiết kiệm khi thực hiện cũng rất khả quan.
Ngoài ra một giải pháp tiết kiệm điện cách triệt để “có người mới có điện”
được thực hiện dựa trên sự kết hợp giữa thủ công và hiện đại, đó là trường hợp của
khách sạn Kim Liên (Hà Nội), với số tiền điện 350 triệu đồng hàng tháng phải trả
đây là một mức chi trả rất lớn. Nhằm giảm thiểu chi phí điện, Ban Giám Đốc khách

sạn cũng có rất nhiều giải pháp tiết kiệm điện. Một trong những biện pháp đó là sử
dụng các công tắt điện có thẻ từ. Với loại công tắc này, chỉ khi khách lưu trú tại
khách sạn vào phòng và cắm thẻ vào một hộp nhỏ trên tường, trong phòng mới có
điện. Thẻ này được gắn cùmg với chìa khoá phòng và khách phải mang theo khi ra
khỏi phòng. Có nghĩa là chỉ khi khách có trong phòng thì mới có điện.
.2.3.7 Lợi dụng ánh sáng tự nhiện trong chiếu sáng
Chiếu sáng tự nhiên là chiếu sáng lợi dụng thành phần tán xạ của mặt trời để
có ánh sáng. Đó là nguồn sáng vô tận mà không tốn kém, do đó chúng ta phải triệt
để sử dụng nguồn sáng này.
Để lấy sáng được, chúng ta có thể phối hợp cửa thông gió; dùng cửa sổ để
lắp mái che (ô văng), hoặc dùng tôn trong mờ, lấy sáng (khi trần xưởng cao hơn 5
mét); hoặc đối với những nơi lắp điều hoà không khí, ta có thể dùng gạch thuỷ tinh
lấy sáng.
Thiết kế cửa sổ rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng rất lớn đến các điều kiện môi
trường bên trong nhà. Chức năng của cửa sổ là cho ta nhìn được khung cảnh phía
ngoài, đồng thời tiếp nhận được ánh sáng tự nhiên và gió nhẹ từ phía bên ngoài vào.
Kính là vật liệu trong suốt hoàn toàn thích hợp để có thể nhìn ra phía ngoài và tiếp
nhận ánh sáng tự nhiên. Song vì kính cũng là vật liệu trong suốt đối với các tia bức

Chương 2: Tiết kiệm điện năng trong chiếu sáng
Svth: Huỳnh Quốc Duy

Trang 18
xạ sóng ngắn của mặt trời và ngăn cản đối với các tia bức xạ song dài, nó có thể
mang nhiều nhiệt lượng của mặt trời và giữ lại ở trong nhà. Do đó, cửa sổ phải được
thiết kế sao cho loại trừ được nhiệt lượng của mặt trời trong mùa hè và tiếp nhận
được nhiệt lượng vào mùa đông. Những con số được đề nghị đối với chiều cao
ngưỡng cửa sổ ở các toà nhà văn phòng và dân cư là 1,00 ÷ 1,20 m và thường phía
trên nền nhà khoảng 0,9 m. Do đó chiếu sáng tự nhiên nên năng lượng tiêu thụ
trong các văn phòng và toà nhà có thể giảm thiểu ít nhất từ 10 – 15% của năng

lượng tiêu thụ chung.
Từ đó trong thiết kế cũng như trong sử dụng biết lợi dụng ánh sáng tự nhiên
sẽ đem lại lợi ích kinh tế rất cao, vì nếu trong thiết kế biết lợi dụng ánh sáng tự
nhiên sẽ giảm số bóng đèn cho chiếu sáng, giảm chi phí thi công, giảm chi phí tiền
điện nhưng độ rọi cho nhu cầu chiếu sáng vẫn được đảm bảo. Do đó dây là vấn đề
đòi hỏi người kỹ thuật thật sự quan tâm về khả năng lợi dụng ánh sáng tự nhiện cho
chiếu sáng.

2.3.8 Giáo dục ý thức sử dụng điện tiết kiệm trong chiếu sáng

Như chúng ta biết việc sử dụng lãng phí chiếu sáng ở các văn phòng, nhà
máy, xí nghiệp, trường học… việc để ánh sáng không có người, quên tắt đèn khi rời
khỏi nơi làm việc hay sử dụng ánh sáng không cần thiết trong khi có thể sử dụng
ánh sáng tự nhiên.
Ví dụ một nhà máy sản xuất để hàng trăm bóng đèn và các quạt chạy lãng
phí trong giờ nghỉ trưa, thì thử hỏi trong một tháng số tiền mà nhà máy phải trả là
bao nhiêu? Đó là con số rất lớn, trong khi nếu chỉ cần ý thức người sử dụng trước
khi rời khỏi nơi làm việc tắt các đèn và quạt, thao tác rất đơn giản lại đem lại lợi ích
rất thiết thực. Ngoài ra đối với ngành điện cũng làm giảm chi phí phải đầu tư tăng
công suất cho phụ tải dùng điện. Từ đó nếu giải pháp này được thực hiện thì khả
năng tiết kiệm điện năng mà nó đem lại rất cao. Đây là giải pháp đơn giản nhất
nhưng khó thực hiện nhất vì nó thuộc về thói quen của người sử dụng khó có thể
thực hiện ngay được.
Giải pháp: tại các văn phòng, nhà máy, xí nghiệp, trường học,… cần có các
bảng thông báo tắt các thiết bị chiếu sáng khi không có người làm việc, khen
thưởng các tập thể sử dụng tốt tiết kiệm điện.


×