Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

sử dụng phương pháp giải các bài tập về phản ứng oxi hóa - khử để rèn luyện kỹ năng giải toán hóa học cho học sinh trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (525.08 KB, 8 trang )

Sử dụng phương pháp giải các bài tập về phản
ứng oxi hóa - khử để rèn luyện kỹ năng giải
toán hóa học cho học sinh trung học phổ thông


Nguyễn Thị Phương Liên


Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Giáo dục học : 60 14 10
Người hướng dẫn : GS.TS. Lâm Ngọc Thiềm
Năm bảo vệ: 2013
115 tr .

Abstract. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quá trình dạy học, phương pháp dạy học, đổi
mới phương pháp dạy học hóa học, bài tập hóa học (BTHH) ở trường phổ thông,
Điều tra và đánh giá thực trạng việc sử dụng BTHH nói chung và bài tập oxi hóa – khử
trong dạy học nói riêng ở THPT. Nghiên cứu kiến thức và bài tập oxi hóa – khử để đề
xuất các phương pháp giải các dạng bài tập oxi hóa – khử ở THPT. Thực nghiệm sư
phạm để đánh giá tính phù hợp, tính khả thi và tính hiệu quả của phương pháp giải bài
tập oxi hóa – khử đã tuyển chọn, xây dựng và các biện pháp đề xuất.
Keywords.Phương pháp dạy học; Phản ứng oxi hóa khử; Kỹ năng giải toán; Hóa học
Content.
1. Lý do chọn đề tài
Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 có nhấn mạnh, phấn đấu đưa giáo
dục nước ta trở thành một nền giáo dục tiên tiến, khoa học, dân tộc, đại chúng, thích
ứng với nền kinh tế thị trường, có khả năng hội nhập quốc tế. Nền giáo dục phải đào
tạo những con người Việt Nam có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, có khả năng thích
ứng, hợp tác và năng lực giải quyết vấn đề. Để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao đó, đòi hỏi chúng ta phải đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục -
đào tạo.


Trong dạy học hóa học, có nhiều biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học, song
sử dụng và hướng dẫn giải bài tập hóa học là phương pháp truyền thống, hữu hiệu
có tác dụng tích cực đến việc giáo dục, rèn luyện và phát huy năng lực nhận thức
cũng như tư duy cho học sinh (HS). Bài tập hóa học (BTHH) vừa là mục đích, vừa là
nội dung lại vừa là phương pháp dạy học (PPDH) có hiệu quả. Bài tập cung cấp cho HS
cả kiến thức, cả con đường dành lấy kiến thức đồng thời nó còn mang lại niềm vui sướng
khi phát hiện, tìm tòi ra cách giải, đáp số.
Trong quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông (THPT), chúng tôi nhận
thấy, hệ thống các bài tập về phản ứng oxi hóa – khử rất phong phú, đa dạng; xuyên
suốt từ lớp 10 cho đến hết lớp 12. Các bài tập oxi hóa - khử không chỉ xuất hiện nhiều
trong các kì thi tốt nghiệp mà còn có nhiều trong các kì thi ĐH - CĐ, thi học sinh giỏi
các cấp.
Để nắm vững kiến thức về phản ứng oxi hóa – khử đòi hỏi rất nhiều thời gian,
trong khi đó, số tiết học trong phân phối chương trình chương “Phản ứng oxi hóa -
khử” lớp 10 trung học phổ thông chỉ vỏn vẹn 7 tiết (chương trình nâng cao), 6 tiết
(chương trình cơ bản). Thực tế, các bài toán oxi hóa – khử rất nhiều, đa dạng, trải dọc
từ lớp 10-12, nhiều bài tập khó liên quan đến kiến thức phần kim loại, phi kim…, nếu
giải theo thứ tự thông thường sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức, dễ nhầm lẫn; trong
khi các bài toán chủ yếu là trắc nghiệm, chỉ cần có phương pháp giải sẽ đơn giản,
nhanh chóng, kết quả chính xác.
Với mong muốn nâng cao chất lượng dạy và học cho học sinh khi giải các bài
tập, đặc biệt là bài tập oxi hóa – khử, qua đó, kích thích năng lực tư duy, khả năng sáng
tạo, lòng say mê ham học hỏi của học sinh khi học tập môn Hóa học, tôi đã lựa chọn
đề tài: “Sử dụng phương pháp giải các bài tập về phản ứng oxi hóa - khử để rèn
luyện kỹ năng giải toán hóa học cho học sinh trung học phổ thông”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đưa ra phương pháp giải các bài tập về phản ứng oxi hóa - khử một cách hệ
thống để giúp giáo viên rèn luyện kỹ năng giải toán hóa học cho HS THPT.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quá trình dạy học, phương pháp dạy học, đổi

mới phương pháp dạy học hóa học, bài tập hóa học (BTHH) ở trường phổ thông,
- Điều tra và đánh giá thực trạng việc sử dụng BTHH nói chung và bài tập oxi
hóa – khử trong dạy học nói riêng ở THPT.
- Nghiên cứu kiến thức và bài tập oxi hóa – khử để đề xuất các phương pháp
giải các dạng bài tập oxi hóa – khử ở THPT.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính phù hợp, tính khả thi và tính hiệu quả
của phương pháp giải bài tập oxi hóa – khử đã tuyển chọn, xây dựng và các biện pháp
đề xuất.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
4.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giảng dạy môn Hóa học ở trường trung học phổ thông.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp giải các bài tập oxi hóa - khử ở THPT.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Phản ứng oxi hóa - khử thuộc Hóa học 10 – THPT.
- Địa điểm nghiên cứu tại trường THPT Tiên Lữ - Hưng Yên.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Liệu có thể rèn luyện kỹ năng giải toán hóa học cho HS THPT để nâng cao chất
lượng dạy và học khi sử dụng hệ thống, linh hoạt các phương pháp giải bài tập oxi hóa
- khử hay không?
7. Giả thuyết khoa học
Trong quá trình dạy học, nếu giáo viên đưa ra phương pháp giải bài tập oxi hóa -
khử một cách hệ thống, giúp học sinh rèn luyện được kỹ năng, linh hoạt khi giải bài
tập thì sẽ nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập cho HS THPT.
8. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phối hợp các nhóm phương pháp sau đây:
8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý
luận:

+ Nghiên cứu tổng quan các tài liệu có liên quan đến đề tài: Đổi mới phương pháp

dạy học, bài tập hóa học, phương pháp giải bài tập hóa học
+ Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống
hóa,
8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực
tiễn:

+ Sử dụng các phương pháp điều tra (bằng các phiếu câu hỏi), phỏng vấn, quan
sát, để đánh giá về thực trạng dạy học hóa học ở trường THPT.
+ Sử dụng các phương pháp thực nghiệm sư phạm đánh giá hiệu quả, tính khả thi
của phương pháp giải bài tập oxi hóa - khử và hệ thống bài tập đã đề xuất.
8.3. Các phương pháp xử lí thông tin
+ Xử lí, phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm bằng các phương pháp thống kê
toán học.
9. Những đóng góp của đề tài
+ Về lý luận
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận của việc xây dựng phương pháp giải các bài
tập oxi hóa – khử để rèn luyện kỹ năng giải toán hóa cho HS nhằm nâng cao hiệu quả
dạy học ở trường THPT.
+ Về thực tiễn
- Điều tra đánh giá được thực trạng việc sử dụng phương pháp giải bài tập oxi hóa
– khử để nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT.
- Đề xuất các phương pháp giải bài tập oxi hóa – khử ở THPT giúp giáo viên và
học sinh có thêm tư liệu bổ ích cho việc dạy và học hoá học.
- Giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng nhận dạng và giải các bài toán oxi hóa –
khử và BTHH nói chung, góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường
THPT.
- Đưa ra phương pháp giải các bài tập thực tiễn về phản ứng oxi hóa - khử.
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo luận văn được trình
bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Sử dụng các phương pháp giải bài tập về phản ứng oxi hóa - khử để rèn
luyện kỹ năng giải bài tập hóa học cho học sinh THPT
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Ngọc An (2003), Các bài toán chọn lọc trung học phổ thông - Phản ứng oxi
hóa - khử và sự điện phân, NXB Giáo dục.
2. Ngô Ngọc An (2006), Hóa học nâng cao THPT, ban KHTN lớp 10, NXB Đại học
quốc gia Hà Nội.
3. Ngô Ngọc An, Lê Hoàng Dũng (2011), Rèn luyện kỹ năng giải toán Hóa học 10,
NXB Giáo dục Việt Nam.
4. Vũ Ngọc Ban (2006), Phương pháp chung giải các bài toán hóa học trung học phổ
thông, NXB Giáo Dục.
5. Phạm Đức Bình (2005), Phương pháp giải bài tập Hóa đại cương, NXB Giáo dục.
6. Trịnh Văn Biểu (2005), Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính
tích cực của người học, NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Trịnh Văn Biểu (2003), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Trường ĐHSP TP.
HCM.
8. Bộ GD & ĐT (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Hóa học
lớp 10 - 11 - 12, NXB Giáo Dục Việt Nam.
9. Bộ GD & ĐT, Bộ đề thi tuyển sinh vào Đại học & Cao đẳng từ năm 2001 - 2013.
10. Nguyễn Cương (2008), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông. NXB
Đại học sư phạm Hà Nội.
11. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và đại
học. Nhà xuất bản Đại học Giáo Dục.
12. Vũ Cao Đàm (2001), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Khoa
học và kỹ thuật.
13. Nguyễn Thị Phương Hoa (2010), Tập bài giảng cao học - Lý luận dạy học hiện
đại.
14. Nguyễn Văn Hộ (2002), Lý luận dạy học, NXB Giáo dục.

15. Bùi Ngọc Linh (2009), “Một số dạng toán hóa học vô cơ giải nhanh bằng phương
pháp quy đổi nguyên tử”, Hóa học và ứng dụng, số 3/2009.
16. Phan Trọng Ngọ (2005). Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường.
NXB ĐHSP Hà Nội.
17. Lê Ngọc Sáng (2008), "Các phương pháp cân bằng phản ứng oxi hóa - khử bằng
phương pháp thăng bằng electron và phân tử ion." (Tạp chí hóa học & Ứng dụng số
8(80)/2008)
18. Lê Thị Sửu, Lê Văn Năm (2009), Phương pháp dạy học hóa học, NXB Khoa học
và kỹ thuật Hà Nội.
19. Phạm Hà Thành, Phạm Ngọc Sơn, "Cách tính nhanh khối lượng muối tạo thành
trong phản ứng oxi hóa - khử." (Tạp chí hóa học & Ứng dụng số 3(75)/2008)
20. Nguyễn Trọng Thọ, Ngô Ngọc An (2006), Phản ứng oxi hóa - khử và sự điện
phân, NXB Giáo Dục.
21. Nguyễn Văn Thoại (2005), Tuyển chọn những bài ôn luyện thi vào Đại học, cao
đẳng môn Hóa học, NXB Giáo dục.
22. Cù Thanh Toàn (2010), Giải nhanh 25 đề thi hóa học, NXB ĐHQGHN.
23. Dương Thiệu Tống (2005), Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu GD, NXB Khoa
học xã hội.
24. Lê Xuân Trọng, Từ Ngọc Ánh, Lê Kim Long (2010), Bài tập Hóa học 10, NXB
Giáo Dục.
25. Lê Xuân Trọng, Từ Ngọc Ánh, Lê Mậu Quyền, Phan Quanh Thái (2010), Hóa
học 10, NXB Giáo dục.
26. Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Sửu- Đặng Thị Oanh, Trần Trung Ninh
(2005) Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông(chu kì 2004-
2007), Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.
27. Nguyễn Xuân Trường (2012), Hóa học với thực tiễn đời sống - Bài tập ứng dụng,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Các trang website tham khảo:
28.
29. (Tạp chí dạy và học hóa học)


×